*


Dọn
I
1 2 3 4 5 6 7 8

II

1 2 3 6

















Dọn
Sự kiện, NHT quan tâm đến những đề tài nóng hổi của xã hội, làm Gấu nhớ đến một bài viết trên tờ The New Yorker, và một nhận xét trên net, về chuyện gạ tình lấy điểm, của mấy ông yankee mũi tẹt: họ không kết án ông thầy, mà là cô nữ sinh: Học trò gì mà lại gài độ thầy!

Life Lessons
Những bài học của cuộc sống
How soap operas change the world
Làm thế nào những vở kịch đại chúng thay đổi thế giới
Đây là một chương trình có tầm vóc thế giới, có sự tham gia của rất nhiều cơ quan, tổ chức, nhắm đưa ra một lối thoát, cho những vụ, thí dụ như, gạ tình lấy điểm.
 "A typical soap opera reflects the values of the culture and rarely stops to question them”.
"These are characters who constantly find obstacles to overcome, but they keep on trying," Curiel said.
"You mean like Hamlet?" one of the participants asked.
"Exactamente!"
"You can't just punish, punish, punish the good ones," Curiel said, "or people will feel powerless to change."
Những nguyên lý cấu tạo một soap opera đại khái như trên.

Tôi tin là ông chưa được đọc tập Nhan sắc “thật” (bản gốc xuất bản năm 1969 kia chứ không phải bản vừa được tái bản).
Nguồn
Như vậy DNM đang ồn ào huyên náo chợ văn trong nước, không phải DNM ngày nào.
Vườn Thú Tuổi Thơ
... Cũng lại do thành kiến. Hoặc do kỷ niệm một lần đọc Vũ Hạnh. Một truyện ngắn đăng trên Bách Khoa, kể chuyện một người làm công cho một ông chủ ở thành phố. Nhân dịp nhà nước phát hành giấy bạc mới, người làm công xin phép ông chủ về quê chơi, thăm bà con họ hàng, và xin chủ cho mượn tờ giấy bạc mới đó. Về nhà, ông cho con chơi, như một bức tranh con gà con chó, cho phép con mang khoe với con ông địa chủ kế bên, nhưng không được đổi lấy bất cứ một thứ gì.
Đến đây, chắc độc giả nhận ra ẩn dụ độc địa của câu chuyện: ông địa chủ, do biết giá trị của tờ giấy bạc, xúi con đổi đủ loại đồ chơi cho thằng nhỏ hàng xóm nghèo.
Trở lại thành phố, ông làm công trả lại chủ, kèm theo lời kết luận: giấy bạc mới ra, ở nhà quê chẳng ai biết, cứ tưởng là đồ chơi con nít; ông chủ đất kế nhà tôi cũng lầm.
*
Vũ Hạnh đã từng bị Cảnh Sát VNCH hỏi thăm. Nhưng ngài Thanh Lãng, chủ tịch PEN Việt Nam, phán, không có chứng cớ, phải tha.
Thế là phải tha thực!
Gấu có vài kỷ niệm, cũng thật là thú vị về ông. Đúng khi ông bị bắt, thì sách của ông ra lò. Gấu đang giữ mục Điểm Sách, trên tờ báo của quân đội, tờ Tiền Tuyến. Bèn viết bài. Ông anh, cũng thấy ngại, đề nghị thằng em, hay thôi. Gấu lắc đầu. Ông anh đành gật đầu, thôi, chịu thua cậu phen này!
Cũng cần nói rõ, Gấu viết Tiền Tuyến, với tư cách dân sự, khác mấy ông kia. Ông anh ngại, là ngại cho mấy anh em trong tòa soạn.
Dương Nghiễm Mậu: Thật chững chạc
Trường hợp Dương Nghiễm Mậu, giả sử Mai Thảo không buồn tay, có thể chúng ta vẫn có một Dương Nghiễm Mậu, nhưng thiếu Rượu Chưa Đủ, thì thật là một vô cùng thiếu sót. Bởi vì đây là một truyện ngắn, như một loài chim hiếm quí, khi nó xuất hiện, văn chương sẽ... không còn như trước nữa!
Trong kho chuyện cổ của Trung Hoa, có câu chuyện về một quả chuông, đánh lên không nghe, nhưng lại ngân lên ở một nơi khác. Rượu Chưa Đủ bản thân nó cũng là một tiếng chuông lạ, đến từ một miền đất khác, âm thanh của nó như được nén lại, ra tới nơi quê người, mới thực sự rền rĩ.

Cái vụ hâm nóng món ăn ướp lạnh này, phải chăng cũng chỉ là lập lại một nghi lễ?

Dân làng sau đó, tới nơi chuông ngân, làm lễ thỉnh tiếng chuông trở về, từ đó, nó bình thường như mọi quả chuông khác.
*
My Love is as a fever, longing still

For that which longer nurseth the disease.
SHAKESPEARE
No one touched Greene as deeply as Catherine Walston, even at  a religious level. Although Greene became a convert to win Vivien, he felt a truer Catholic with Catherine...
Loving Catherine was a sin, and yet he felt keenly alive because of it. He took T.S. Eliot's phrase to heart: 'Most people are only a very alive when they are so awakened that they are capable of real God, but that at the same time they become capable of Evil.' Like Kurtz in Heart of Darkness, Greene took risks with his immortal soul. It was in his nature to go beyond permitted limits: he wanted to know, to experience, but most of all he wanted a great love. Both he and Catherine were religious and genuine Catholics, and yet they succumbed to sexual temptation. In later life, Greene scotched the notion of sexual sin altogether: “I find the idea [of mortal sin] difficult to accept because it must by definition be committed in defiance of God. I doubt whether a man making love to a woman ever does so with the intention of defying God.
Norman Sherry: Cuộc đời Graham Greene.
Nhiều người sống khật khà khật khừ, và chỉ tỉnh như sáo khi cảm thấy mình nhận ra Chúa, nhưng cùng lúc họ cảm thấy, Cái Đại Ác. Như Kurtz trong Trái Tim của Bóng Đen, Greene chấp nhận đem linh hồn bất tử của con người ra để vượt quá giới hạn... Liệu chăng, khi người đàn ông làm tình với một người đàn bà, ấy là vì muốn thách thức Thượng Đế: Chúa đã biết tay tui chưa?
*
DNM quen gia đình BHĐ, bạn của ông anh lớn, không phải ông anh nhỏ. Biết rất rõ có mấy thằng cha Gấu, và nó có mấy cuộc tình bi thương.
Khi Gấu lấy vợ, anh nhắn qua NTV [không phải Tiến Văn], nếu nó không viết, là tao viết!
Anh hăm he đưa cuộc đời, cuộc tình của Gấu vô tiểu thuyết!
Ngay Gấu Cái cũng còn bị cám dỗ bởi danh vọng, anh mà viết về cuộc đời của anh là dư sức đoạt Nobel!
Nhưng khi Gấu hỏi lại, không lẽ Nobel đáng cái giá đó, bả lắc đầu:
Không đáng! Không đáng!
"If I had to choose between a relative and a good story, I would take the story," she says of the outrage that The House of the Spirits provoked among her relatives in Chile.

Nếu phải chọn, giữa một người bà con và một cuốn tiểu thuyết bảnh, tôi chọn cái sau.
The undefeated
Gấu thua bà này.
Cuộc đời của riêng Gấu, là của riêng Gấu,'nhân loại' chẳng cần biết tới, và Gấu cũng chẳng hề có ý định trao đổi nó, với bất cứ một cái gì khác, dù bảnh tới cỡ nào!
Theo nghĩa đó, Faulkner chỉ muốn làm một kẻ bị gạch tên ra khỏi Cõi Đoạn Trường, được lịch sử ném vô thùng rác

Việc Khruschev cho phép xb Một ngày chỉ là một thủ đoạn chính trị. Ông biết, có thể lợi dụng nó, trong kế hoạch nhằm thâu tóm quyền lực, nhờ nó, trút tội ác của quá khứ lên đầu những kẻ thù của ông.
Liệu, việc cho DNM xuất hiện trở lại, một thủ đoạn chính trị của một phe nhóm nào đó?
Và, liệu DNM có độc giả, mới?
Và DNM, khi cho phép những đứa con của ông, ngày nào nguyên vẹn, nay què cụt, tái sinh, ông nghĩ gì? Một việc phải làm?
        *
Gấu @ Đỉnh Cồn
Thời gian viết
Những Ngày Ở Sài Gòn
Gấu, những ngày Mậu Thân, trên Đỉnh Cồn,
Đài Liên Lạc VTĐ thoại quốc tế, số 5 Phan Đình Phùng Sài Gòn.
Ôi chao, bất giác lại nhớ Madame Nga, phu nhân bạn C.
Lần tới thăm gia đình, trong chuyến đi San Jose, khi nghe tin ông anh mất, chị hỏi:
Sao anh lựa toàn những bức hình Gấu đẹp trai đưa lên Tin Văn?
Tính đánh lừa nữ độc giả?
[Câu sau của Gấu]

Bài viết này, [Khải Huyền Dối Trá], theo tôi, cũng là một thí dụ, về ‘bad style’.
Do mặc cảm tự ti, lại ôm tham vọng lớn, phạng một tay làm phim nổi tiếng như Coppola, thành thử mỗi câu viết là một lần lên gân.
Trong khi đây là một vấn đề cần hết sức điềm tĩnh.
Chúng ta tự hỏi, tại sao Coppola lại đặt tên cho cuốn phim của ông là Tận thế là đây? Phim của ông, như nội dung cho thấy, là một chuyển thể Trái tim của Bóng đen của Conrad, nhưng khi được hỏi, ông lại trả lời, đây là Việt Nam.
Như thế, liệu có thể suy ra, cuộc chiến VN, là, tận thế là đây?
Đó đúng là hàm ý của câu trả lời của Coppola, theo tôi.
"Ðây là một cuốn phim mà Coppola tuyên bố một cách ngạo nghễ “không phải là về Việt Nam — nó là Việt Nam.”
*
Phim này, như vậy, thực ra là về một bầy những tên da trắng, kể cả Coppola, lội sâu vào quả tim đen tối của chính bọn họ. Chắc chắn nó không phải là về Việt Nam. Tôi cũng không dám chắc nó là một phim chiến tranh Việt Nam.
"Trước hết, chiến tranh Việt Nam chủ yếu là một cuộc nội chiến. Hai phe chính lâm chiến là Bắc Việt và Nam Việt, như những con số tử vong sau đây cho biết: 1.1 triệu cho Miền Bắc, 223,746 cho Miền Nam, và 58,200 cho người Mỹ. Trong ba trận tấn công lớn của cuộc chiến — Tết (1968), Lễ Phục Sinh (1972), và Mùa Xuân (1975) — lục quân Mỹ chỉ dự một. Thế nhưng bạn không bao giờ biết được điều đó, nếu chỉ nhờ xem bất kỳ cuốn phim chiến tranh Việt Nam nào do người Mỹ làm, dù là Người Săn Nai (The Deer Hunter), Trung Ðội (Platoon), Những Chàng Trai Trong Ðại Ðội C (The Boys in Company C) hay Khải Huyền Ðến Rồi (Apocalypse Now).
Ðối với nhiều người Mỹ, chiến tranh Việt Nam là một màn trình diễn của người Mỹ, dàn dựng ở Việt Nam. Thừa nhận nó là một cuộc nội chiến tức là hạ nước Mỹ xuống vai phụ trong một bi kịch của kẻ khác. Nhưng đó mới đúng là sự thật: một bi kịch của kẻ khác. Dù cho nước Mỹ tiêu tốn bạc tỉ, chiến tranh Việt Nam vẫn chủ yếu là chuyện của dân Việt Nam. Ðơn giản là vì họ chịu nhiều thiệt hại hơn nhiều.

Đinh Linh: Khải Huyền Dối Trá [những đoạn nhấn mạnh, là do Tin Văn]
*
Cái vụ đem chuông đi đánh xứ người, là phải rất ư là cẩn trọng.
Không ai cấm chúng ta, lên tiếng tố cáo, đây là một phim [Tận thế là đây] bôi nhọ người Việt, bôi nhọ cuộc chiến thần thánh chống Mỹ cứu nước. Nhưng nói, viết làm sao cho hợp lý, cứ gân cổ lên mãi thì… chán lắm!
Ông cụ bà cụ chúng ta chẳng nói, đồ dơ thì đem phơi ở phía sau nhà?
Dịch toàn đồ dơ, thì đúng là mang ra đằng trước nhà để khoe… của!

Chiến tranh ngay vào lúc kết thúc, thì làm sao lại đưa đến chuyện ‘nhanh chóng’ giảm thiểu… ? Lò Thiêu, kết thúc từ nửa thế kỷ, mà đâu có nhanh chóng giảm thiểu cái mầu xám của tro người đâu? Chất độc mầu da cam đến nay vẫn còn gây họa và làm đau đớn cả nhân loại, "nhanh chóng giảm thiểu", là thế nào?
Có thể, máu lập tức, “nhanh chóng” ngưng đổ, biển máu 'nhanh chóng' không xẩy ra, nhưng nỗi buồn chiến tranh thì lại càng dài mãi ra. Và nó là của bao nhiêu con người làm sao lại không… chia sẻ được?
Viết như ‘sấm’, [chữ của PTH] thì bố ai hiểu nổi?
*
Ý nghĩa của phim hoàn toàn nằm trong tên của phim. Đây là một cuộc nội chiến được đẩy vào trong nội dung thế giới, ở phần hậu bán thế kỷ 20.
Bảo là nội chiến, như Đinh Linh  nhận định, đúng, nhưng không hoàn toàn như vậy. Trịnh Nguyễn phân tranh được ‘remake', làm lại, lập lại, với hàng rào điện tử McNamara thay cho Lũy Thầy, súng AK của Tiệp Khắc, M.16 của Mẽo, thay cho cung tên.
Súng ống ngoại như thế, không giản dị là nội chiến được.

Đây là một ‘phim trong phim’. Phần nổi của nó, là ‘remake’Trái tim của Bóng đen, với những Kurtz, Marlow và cùng với nó, là chủ nghĩa soi sáng, khai hóa của nửa phần đầu thế kỷ 20. Phần chìm của nó, cũng vẫnTrái tim của bóng đen, nhưng cùng với nó, là lý tưởng Cộng Sản lồng trong giấc mơ thống nhất.
Bảo rằng một cuộc nội chiến với sự xúi giục của ngoại bang, là sai, chính vì thế, Coppola chỉ sử dụng xúi giục, tham dự như mặt nổi của phim, ra ý: Trái tim của bóng đen là của chúng mày, không liên can gì tới chúng tao, tức Mẽo trong có Coppola, Đồng Minh, những người anh em XHCN Trung Quốc, Liên Xô.
Bảo rằng, đây là một cuộc chiến ngu xuẩn, như DTH, thì sai.
Nhục nhã, có lẽ đúng hơn!
Dọn 2
Coppola
Apocalypse Now
Tận thế là đây

Bất giác Gấu nhớ một câu chuyện trong Liêu Trai, về một ông hổ, một bữa buồn quá, hóa thành một anh học trò, và gặp một danh sĩ. Ông hổ này được nghe những lời vàng ngọc, mê quá, cứ lẽo đẽo theo hầu, cho tới một bữa, danh sĩ gặp bạn.
Thế là một bàn tiệc được bầy ra, thi nhau mà nhả ngọc phun châu, ông hổ nghe một hai câu, còn cố chịu được, nhưng nghe mãi hết chịu nổi, bèn năn nỉ, thôi, thôi, đủ rồi. Mấy thằng khùng kia, nhất định không chịu thôi viết, thôi dịch, thôi diệt. Ông hổ phát điên lên, thế là bèn rùng mình một cái, biến lại thành hổ, làm sạch đám khùng, rồi cúi lạy danh sĩ nhảy vọt vô rừng.
Ôi chao, giá mà thời này, cũng có một ông hổ như vậy!
*
Cứ tội ác gì cũng đổ cho Mẽo hết, đến một lúc nào đó Coppola, chẳng may vớ được cục tiếng Anh, bèn, như Hitler, vặc lại, nếu không có Lò Thiêu làm sao có nước Israel, nếu chúng tao không nhảy vô Miền Nam, làm sao chúng mày có lý do để mà đánh cho Mỹ cút Ngụy nhào, giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước, qui về một mối, cùng nhìn về…  Trái tim Hà Nội?

Bởi vì, không có người Mẽo can thiệp vô Việt Nam, không có cách chi kết thúc cuộc Trịnh Nguyễn phân tranh, với phần thắng nghiêng về Đàng Ngoài.
Có lần Gấu phán 'ẩu' là, Miền Bắc phải tìm đủ mọi cách cho anh Yankee mũi lõ nhẩy vô Việt Nam, thì mới có lý do phát động, activate, chân lý nước Việt Nam là một, và từ đó mấy anh Yankee mũi tẹt con cháu họ Trịnh ngày nào mới có cơ hội làm thịt Miền Nam.
Đây là thảm kịch Việt Nam, thảm kịch nồi da xáo thịt. Bởi vậy Coppola mới ngạo nghễ tuyên bố, như ĐL trích dẫn, “không phải là về Việt Nam — nó là Việt Nam.”
Ý nghĩa "nó là Việt Nam", là như trên.

Không phải tự nhiên nhiều người, coi đây là đỉnh cao sự nghiệp Coppola:
To many, Apocalypse Now represents Coppola's highpoint, a feat he has been unable to equal or exceed ever since.
Nhưng cái giá phải trả, cũng khá đắt, như ông nói, sau khi quay phim xong: ".... từng chút, từng chút, chúng tôi biến thành khùng". ["We were in the jungle, there were too many of us, we had access to too much money, too much equipment, and little by little, we went insane." ]
Như Littell, tác giả Les Bienveillantes, khi muốn nhập thân vào Cái Ác:
Nhập vai thì cũng dễ, ra mới khó! (1)
(1) Gấu Cái cảnh cáo: Mi cứ viết hoài như thế này, thì mi cũng khùng thôi.
Một độc giả gửi sách tặng, 'ra lệnh', đọc 'cái này' (2) đi, tẩu hoả nhập ma đến nơi rồi!
(2) Cám ơn, sẽ đọc. NQT
*
Ông là Đồ Phổ Nghĩa, tôi đoán thế
Tới Phi châu, mục đích chính là để tìm kiếm một thế giới xa lạ (exotic), của những giấc mơ ấu thời; ông trở về với một giấc mơ mới: viết Giữa Lòng Đen, Heart of Darkness, điều được ông mô tả: cuộc tranh giành của cải xấu xa, ghê tởm nhất, làm méo xệch lịch sử lương tâm nhân loại (that ever disfigured the history of human conscience).
*
Trường phái văn chương “da mầu”, có vẻ như gồm đa số là những người rành tiếng Anh, [tiếng Anh, không phải văn Anh], chắc đều tốt nghiệp từ những trung học, đại học hải ngoại.
Có thể vì thế, họ rất dở tiếng Việt.
Thí dụ, một ông trong ban biên tập khen bản dịch của một thành viên, hay người góp bài, là... uyên bác!
Một bản dịch uyên bác! Quái đản như thế đấy.
Dịch cần trung thực, hoặc, vượt lên trung thực, để sáng tạo, một lần nữa, nguyên tác.
Làm sao lại có bản dịch uyên bác được?
Uyên bác, theo nghĩa, phịa thêm ra, hoặc, cung cấp cho bản dịch những tri thức, những sự kiện...  không hề có trong nguyên tác?
Bất giác, Gấu nhớ, khi mới ra ngoài này, tình cờ nghe một cô xướng ngôn viên đọc tin về một cuộc hội họp: có sự tham dự của đa số những nhân vật ‘tai tiếng’ của cộng đồng!
Cô lầm ‘tăm tiếng’ với ‘tai tiếng’.
Gấu sợ mấy ông da mầu cũng lầm ‘uyên bác’ với một từ nào đó.
"Nhiều rác" chăng?
*
Tiếng Việt thì như vậy, còn tiếng Anh?
Không dám ý kiến.
Tuy nhiên, có vẻ như những sáng tác bằng tiếng Anh, của thế hệ thứ hai, thứ ba… của người Việt hải ngoại, chưa có gì ghê gớm, và chính họ, chắc cũng cảm thấy như vậy.
Họ chưa làm được điều, ‘làm giầu’ tiếng Anh, bằng những vốn liếng từ những nền văn hóa khác, và, trong khi làm như vậy, họ còn làm bật ra, một bản sắc riêng của từng cá nhân.
Ngắn gọn, chúng ta chưa có một Kazuo Ishiguro, thí dụ vậy.
Allan Massie viết về ông:
[If Wilson and Swift may be considered quintessentially English], then Kazuo Ishiguro [and Timothy Mo] offer evidence of how the English-language novel is now enriched from a diversity of cultures. The former is of Japanese extraction, the latter of Chinese, though both were educated in England. Ishiguro's three novels - A Pale View of Hills (1982), An Artist of the Floating World (1986) and The Remains of the Day (1989) - have all been distinguished by an exquisite precision; he is a writer who works scrupulously within self-imposed limits, achieving his effects by understatement and the adroit deployment of his material. Each of his novels has an unmistakable identity; yet he displays his virtuosity in his use of a different narrative voice in each. The Remains of the Day, for instance, is narrated by an elderly English butler. In his portrayal of this character, so different from himself, Ishiguro shows himself a pure novelist. The central question which occupies Mr Stevens, the narrator, is `what makes a great butler?'. This may seem an extraordinary question for a young novelist to pose at the end of the twentieth century; yet Ishiguro uses it in order to be able to ask the far more important question of how a man's life is justified.
Graceful, humorous, subtle and enquiring, Ishiguro is a writer who impresses by his willingness to submerge his own personality and by his fidelity to his material. Each of his novels is thoroughly and perfectly composed; the proportions are always seemly. They acquire a strength and authority from Ishiguro's acceptance of physical realities and from the exactness of his perceptions.
*
`What makes a great butler?: "Cái gì làm ra một ông quản gialớn"? Từ một bận tâm như vậy, mà đưa đến, làm thế nào chứng nghiệm đời người, thì quả là khác thường, extraordinary, thật.
Một anh Mít viết văn bằng tiếng Anh, được làm ra, như thế nào, bằng cái gì?
The central question which occupies Mr Stevens, the narrator, is `what makes a great butler?'. This may seem an extraordinary question for a young novelist to pose at the end of the twentieth century; yet Ishiguro uses it in order to be able to ask the far more important question of how a man's life is justified
Một anh Mít viết văn bằng tiếng Anh, được làm ra, như thế nào, bằng cái gì?
Đây cũng là một câu hỏi trung tâm, sau những Milosz, Kundera....
Chúng ta tự hỏi, tại làm sao không thể có được một tay như thế, ở cả hai phía, của cùng một địa ngục?
*
Thề phanh thây uống máu quân thù.
Nếu hậu thế hiểu ra rằng, trận đói của Lenin, như tên gọi của nó, không phải thiên tai, mà do ông trùm đỏ cố tình tạo ra, để thúc đẩy bánh xe tiến hoá lịch sử, Cách Mạng Mùa Thu, thành công, một phần là do trận đói năm Ất Dậu.
Theo kể lại, như một giai thoại thê luơng, Văn Cao bật ra nỗi căm giận của mình, khi đứng nhìn những chiếc xe chở xác người lũ lượt chẩy hội phía dưới đường, nơi phường Dạ Lạc [?].
Và, như thế, Cách Mạng Việt Nam, sở dĩ thành công, một phần là do sự tiếp tay của anh lùn xứ mặt trời, trước đó, và sự tham dự của Mẽo vào Việt Nam, sau này.
*
Ăn quả trả vàng, cùng Yankee với nhau, tao gây ra họa da cam, thì tao đã đền cho ‘chúng mày’ cả một Miền Nam, không vừa túi tham sao?
[Có một tí khôi hài đen ở đây, theo kiểu, người Đức cám ơn người Do Thái, vì vụ Lò Thiêu: Nhân dân Việt Nam phải cám ơn Nhật, và Huê Kỳ, vì vụ VC]
*
Trận đói của Lenin, 1933: The Terror-Famine, cướp đi, theo Amis [trích dẫn Grossman], chừng 5 triệu người ở Ukraine, 2 triệu ở Kuban, Don, Volga, và Kazakhstan, và đây có lẽ là mùa gặt được mùa nhất tại Liên Xô.
Con số người chết do trận đói năm Ất Dậu, do Nhật gây nên, và do nhử Mẽo vô Việt Nam, cũng đâu có nhằm nhò gì, theo cái kiểu tính toán của Stalin:
Cái chết của một người thì bi thương, cái chết của một triệu người chỉ là thống kê.
[The death of one person is tragic, the death of a million is a mere 'statistic']
*
Sở dĩ hai ông bạn vàng Edmund Wilson và Nabokov cắt bào đoạn nghĩa, là do Lenin gây nên. Để đáp lễ Wilson phạng mình, Nabokov đã lịch sự nghĩ rằng, bạn hiền của ta, do không hiểu thực tại Bolshevik, nên cũng không thể nào hiểu được lời sỉ nhục.
[Nabokov is bearing in mind that Wilson, not understanding the Bolshevik reality, does not understand the insult].
Thật đúng là hòn đất ném đi, cục vàng ném lại!
[Gấu nhớ nằm lòng câu trên, mỗi khi mài dao kéo, sửa soạn đưa lên bàn mổ, những bạn hiền văn chương của mình!]
*
Thê thảm nhất, là, cuộc chiến Việt Nam không thể nào tránh được. Như Cách Mạng Nga, cũng không thể nào tránh được!
Pushkin chẳng đã từng van vái, Lạy Trời đừng bao giờ bắt con phải chứng kiến một cuộc cách mạng Nga!
*
Grossman, nhà văn, ký giả chiến trường của tờ Ngôi Sao Đỏ.
Le Devoir de l'écrivain
« le devoir de l'écrivain est de rapporter l'horrible vérité, le devoir civique du lecteur est d'en prendre connaissance »
"Bổn phận nhà văn là trình ra sự thực ghê rợn, bổn phận công dân của độc giả, là biết đến sự thực này"
*
My First Passeport
What does it mean to belong to a country?
Tờ thông hành đầu tiên của tôi
Nghĩa là gì, cái chuyện thuộc về một xứ sở?
Orphan Pamuk
Chúng ta phải chấp nhận sự kiện, là, những đồ vật mà chúng ta đang dùng, đếch thuộc về chúng ta, và xứ này, đất khác này, cũng đếch thuộc về chúng ta.
Ôi chao, giá mà đám khùng kia hiểu được nỗi đắng cay Thổ [tả] này!
*
Có nhiều người nói rằng đặt cái tên Da màu nghe có vẻ tự ti. Thật sự mình và các bạn nghĩ rằng màu da không có gì đáng để tự ti, tự tôn, hổ thẹn hay kiêu hãnh. Cái điều Da màu muốn gợi ý, khai phá là tạo chỗ đứng cho văn chương của những người viết da màu, cần để cạnh và song song với văn chương da trắng, ngang hàng với nhau.
Trích RFA
Cái sự ‘cần để cạnh và ngang hàng với nhau’, tự nó đã nói lên mặc cảm tự ti rồi. Cái việc, cứ ị ra được cục nào dịch vội qua tiếng Anh, là cũng đã nói lên mặc cảm tự ti, của tiếng Việt, so với tiếng Anh rồi.
Điều đám khùng này đang làm, thế giới cũng làm, nhưng khác hẳn: họ coi đây, là văn chương so sánh, với sự tham dự, 'để cạnh nhau', của tất cả các dòng văn chương.
Hơn nữa, cái thứ tiếng Việt viết không nên thân, được dịch bằng cái thứ tiếng Anh thông dụng, làm sao trở thành văn chương?
*
Thứ tiếng Anh thông thường.
Thí dụ, câu 'hạt bụi nào hoá kiếp thân tôi', rất dễ hiểu, nhưng chứa hai từ, rất nặng ký, là kiếp, và thân.
Bản thân chữ bụi, cũng nặng lắm, kiếp bụi, tu bụi, cát bụi mệt mỏi, quá khứ tiếng Anh của nó cũng chẳng thua, ['Hãy nhớ tôi, hạt bụi thầm thì', “Remember me, whispers the dust”. Peter Huchel, Brodsky trích dẫn, trong Ca Ngợi Buồn Phiền, In Praise of Boredom].
Dịch qua tiếng Anh, thành ‘Which grain of dust became my flesh’, thì thường quá, mất hết quá khứ văn hóa Việt, của những từ như kiếp, thân, bụi.
Thành thực mà nói, Gấu không biết dịch thế nào, nhưng giá như làm bật ra được cái ý 'kiếp bụi nào hoá thành thằng cha họ Trịnh này', chắc là 'bảnh' hơn chăng? (1)
(1)... Ung Thư - Nhưng hãy chấp nhận kiếp bụi vô thường, như cục ung thư, sống với nỗi chết âm ấm ở trong lòng bàn tay (Mais accepter vivant la vanité de son existence, comme un cancer, vivre avec cette tièdeur de mort dans la main. Malraux)
Thơ giữa chiến tranh và trại tù
Trong khi đó, những câu văn hề tuồng, như, “Chiến tranh, ngay cả ở hồi kết cuộc, vẫn không nhanh chóng giảm thiểu những tác hại của nó. Trong và sau chiến tranh là lưu đày. Gốc rễ bị bật tung, thân bị cắt ngang, đốn gục. Cái mang theo là những manh mún của một điều đã hoặc đang chết.”, dịch sang tiếng Anh để nhát ma Anh à?
*
Gấu này đã có lần trình ra là, văn chương mạng hải ngoại rất quan trọng, một khi trong nước vẫn còn kiểm duyệt. Viết, đối với chúng ta, không phải là được để cạnh, để ngang hàng với da trắng, mà là để cho trong nước đọc, cái phần mà nhà nước không cho đọc, chỉ về văn chương thôi, của người Việt, và nhất là, của thế giới, khoan nói đến chuyện chính trị.
*
Me xừ PN, Gấu đã từng gặp, ngoài đời thì cũng được, nhưng trong văn chương, theo Gấu, chưa có gì. Có thời gian, tay này lo phần net cho tờ VH, hình như vậy, và khi Gấu gửi bài viết Nước Cờ của Hư Trúc cho VH, tay này bèn gửi cho VHNT đăng, chẳng thèm hỏi ý kiến của Gấu. Thời kỳ đó, Gấu chưa biết net là gì.
Chỉ đến khi viết cho VHNT, tình cờ coi phần 'archives', Gấu mới biết, và bên cạnh bài viết, là cả một bàn tròn văn học, của một số thành viên trong ban biên tập.
Thú vị thật.
*
Đồ dùng, ngôn ngữ, xứ sở đều là của người, đếch phải của mình, Orphan Pamuk nhớ lại kinh nghiệm thất bại của chuyến đi đầu tiên ra ngoài Istanbul.
Với những nhà văn như tác giả Tàn Ngày, Kazuo Ishiguro, họ đem đến cho ngôn ngữ của người, cái mà nó chưa có, hoặc có mà chính nó cũng chẳng hề biết, chính vì thế mà giới phê bình coi ông này Ăng lê hơn cả Ăng lê, và bộ môn tiểu thuyết viết bằng tiếng Anh đã giầu có thêm lên rất nhiều, nhờ di dân như họ.
Cái thứ tiếng Anh chỉ để sử dụng trong quan hệ hàng ngày không thể nào trở thành văn học được. Cái phần gốc, tiếng Việt, đã lem nhem, cái phần ngọn, tiếng Anh, như thế, người sử dụng lại chưa làm sao thổi vô trong đó cái gọi là căn cước Mít, [Gấu nhớ đến câu Allan Massie khen Ishiguro: Each of  his novel has an unmistakle identity: Mỗi một cuốn tiểu thuyết của ông là một căn cước không thể nào lầm với ai đưọc], cái việc làm của nhóm da mầu không khùng điên, thì cũng cố đấm ăn xôi.
Gấu này chẳng hề có một chút tư thù, đố kỵ, hay gì gì với nhóm này, nhưng thành thực khuyên đa số trong nhóm: hãy viết cho thật hay, hãy có tác phẩm, rồi đặt chúng song song, bên cạnh, ngang hàng với da nào cũng được!
Giả như viết bằng tiếng Việt, thì cũng có người dịch nó sang tiếng nước người, đừng lo, đừng nôn nóng!