*
Ghi

Dọn I

II
1 2 3 4 5 6 7
8















Trên tờ TLS số 2 Tháng Giêng 2009, có bài Địa lý về sự mất mát, Geogaphies of loss, viết về những tiểu thuyết mới ra lò của Đức, chúng đều nhắm vào sự hoài nhớ, và tội lỗi, [Recent German novels deal with nostalgia and guilt].
Chúng ta thì đều quá rành về một Miền Nam Mỹ Ngụy, nhưng còn Miền Bắc?
Tiểu thuyết gia Đức Uwe Tellkamp, trong Cái Tháp, DER TURM, được giải thưởng 2008 German Book Prize, đưa ra câu hỏi, Đông Đức là cái quái gì? (1), khi viết về một dúm gia đình trí thức trưởng giả, đúng ra không thể có, tại đây.
Mít chúng ta đã biết về những anh nông dân Bắc Kít, như Cu Sài của Lê Lựu, nhỏ máu ngón tay viết đơn tình nguyện vô Nam chiến đấu, nhưng chưa hề biết về một Miền Bắc, khác?
Liệu có một Miền Bắc, khác?
(1) Hà Nội là cái quái gì? TTT
Der Turm còn một cái tiểu tít là: Chuyện về một xứ sở đã mất, Tale from a lost country. Chúng ta, Mít, hình như cũng có một câu chuyện về một xứ sở đã mất, và chắc chắn, không phải là Miền Nam !
*
“Nhận định này không đồng nghĩa với việc chia sẻ hay ủng hộ các nỗ lực phục hồi Việt Nam Cộng Hoà như thường thấy ở không ít cộng đồng người Việt tị nạn."
PTH
Gấu này, tuy không tham gia, nhưng cũng theo dõi, và chưa hề thấy một cộng đồng hải ngoại nào "nỗ lực phục hồi VNCH". Vậy mà bà chủ quán cá dám phán ẩu 'thường thấy ở không ít...".
Cũng có những chính phủ ma, quân đội dởm, chiến khu lèo... nhưng chưa hề có tay nào, đoàn thể nào, cộng đồng nào - ngay của lực luợng chiến khán chán quá -  tuyên bố, họ nỗ lực phục hồi VNCH, cho dù về thực chất, chế độ này hơn gấp bội chế độ CS.
Đây là trò khốn nạn, xập xí xập ngầu, muốn biến ước vọng, về một nền dân chủ sẽ thay thế chế độ toàn trị tại Việt Nam, thành chuyện dựng dậy thây ma VNCH.
Cũng một giọng như vậy, mấy ông bà nhà văn VC than thở, mình muốn đám hải ngoại về đây cùng hội ngộ, "bao nhiêu năm mới có ngày này" nhưng tụi nó cứ lắc đầu hoài, chúng còn "máu" lắm!
Một khi còn nâng bi quá khứ chống Mỹ cứu nước, vờ hẳn hiện trạng đất nước hiện nay, thì khó có thể nói bất cứ chuyện gì, nói chi chuyện giao lưu hòa giải. Những người đã chết, ngay cả, và nhất là, đám liệt sĩ VC, không chịu nổi chuyện đó, nói chi Ngụy: Làm sao giải thích cho những liệt sĩ VC, những Đặng Thùy Trâm, Nguyễn Văn Trỗi…  về một "cõi thiên thai" LKP, thí dụ?
Bởi vậy, Gấu rất tởm đám Yankee hải ngoại, nhất là những cây viết trong số họ. Giả như có thêm tiếng nói của bọn khốn kiếp này, thì tiếng nói dân chủ sẽ mạnh thêm rất nhiều. Gấu đã từng hớn hở vì sự có mặt của những nhà văn ra đi từ Miền Bắc, tạo nên “khởi đầu đầu tiên” cho dòng văn học hải ngoại.
Bao nhiêu hy vọng, rồi hoàn toàn thất vọng!
*
Quả là có một mảng lịch sử rất ư là cận đại mà đám nhà văn Yankee mũi tẹt không dám đụng vô, không hẳn vì nhà nước VC cấm đoán, mà chính họ, thí dụ như bà chủ sạp cá, không dám đụng tới, mà nếu có đụng tới, thì bèn dạng háng, làm sao với được cả hai bên, cứ xem cái câu bà phán (1), là đủ hiểu. Một khi không dám đụng vô, là còn khốn khổ khốn nạn với nó.
(1) Kết cục của chiến tranh Việt Nam không phải là sự sụp đổ của Hợp chúng quốc Hoa Kì, mà là sự tiêu vong của Việt Nam Cộng Hoà, quốc gia từng hiện diện trên một nửa lãnh thổ Việt Nam không kém hợp pháp hơn người anh em của nó ở phiá Bắc, và - bất chấp tất cả sự thối nát của những nội các cụ thể, sự bất lực của các nhân vật lãnh đạo cụ thể - là nhà nước đầu tiên trong lịch sử Việt Nam thiết lập trên những nguyên tắc căn bản của nền dân chủ hiện đại. Nhận định này không đồng nghĩa với việc chia sẻ hay ủng hộ các nỗ lực phục hồi Việt Nam Cộng Hoà như thường thấy ở không ít cộng đồng người Việt tị nạn. Lịch sử không thể làm lại, mặc dù có thể viết lại. PTH
*
Cuốn tiểu thuyết Bud’te Kak Deti [Trở thành như trẻ thơ, Become like children] của nhà văn Nga Vladimir Sharov, hai lần vô danh sách chót, finalist, của hai giải thưởng lớn năm 2008, và được chọn là cuốn tiểu thuyết hay nhất trong năm, Book of the Year 2008, của Hội Chợ Sách quốc tế, ở Moscow, cũng như những cuốn khác của ông, là những suy tưởng về lịch sử Nga, nhập nhằng giữa cái đã xẩy ra với cái nên xẩy ra, và với cái chẳng hề xẩy ra. [TLS 2.1.2009].
Văn học Mít, theo Gấu, cũng có một sự nhập nhằng - tránh né, đúng hơn - khi phải đối diện với lịch sử hiện đại của nó.

Trong "Trở thành như con nít", tác giả tưởng tượng Lênin cạo đầu đi tu, the religious conversion of Lenin. Đám phê bình gia Nga rất nể tiểu thuyết của Sharov. Một tiếp cận lịch sử, như trên diễn tả, cũng chằng có gì là mới mẻ, [nếu cái mũi của Cléopatre, nếu Quang Trung ra Bắc nhét kít, nếu Nguyễn Huệ cũng thường thường bậc trung như NMG...], tuy nhiên cách viết theo kiểu hậu hiện đại, của Sharov, thì khó có ai bắt chước được, và dòng văn xuôi của ông, prose, được cảm nhận rộng rãi trong toàn nước Nga. Tiểu thuyết của ông gần như không có đối thoại., theo bài điểm sách, Như con ong thụ phấn, Like a pollinating bee, của Oliver Ready trên TLS, khi đọc một số tiểu thuyết Nga mới ra lò. Nguời điểm sách nhận xét, nuớc Nga của Sharov bị mắc bẫy ở trong tư duy nhị phân. Nhắm sự giản dị hài hoà, nhưng chỉ có được sự rắc rối, da dạng, chia rẽ, phân biệt. [Liệu đó cũng là số phận văn học Mít?]. Trong "Lazarus sống lại", 2003, Charov đề xuất ý tưởng, vai trò mà Thượng Đế ban cho con người là của một nhà phiên dịch đếch làm sao tin vào ngôn ngữ của chính người đó: Cũng lại một đề xuất thật tuyệt vời cho văn học Mít!
*
30 tháng Tư 2002, nhìn lại văn học hải ngoại
1. Lời Ước
Nhìn lại thế kỷ, tuần báo Văn Học Nghệ Thuật trên lưới (internet), do Phạm Chi Lan chủ trương, có làm một cuộc phỏng vấn bỏ túi (mini). Trong số những câu hỏi có một: Anh/Chị coi Y2K là một ý niệm hay một sự kiện?
Văn học hải ngoại hình như mang cả hai yếu tố - như một ý niệm, khi vẫn luôn luôn phải nhìn lại chính nó, tự hỏi về chính nó, liệu có một dòng văn học hải ngoại, sau cuộc tháo chạy tán loạn, mất quê hương, chọn biển cả thay vì đất liền, để dựng nước mới.... - hay như một sự kiện quan trọng: cùng nhân loại chấm dứt thế kỷ hung bạo, với những biểu tượng của nó là Hitler và Lò Thiêu, Stalin và trại cải tại, Pol Pot và cánh đồng giết người...
Trong một truyện cực ngắn, Lời Ước, Walter Benjamin kể chuyện, sau một bữa lễ sabbath, mấy người Do Thái, từ xóm đông xóm đoài kéo nhau tới một cái quán tồi tàn nhất trong làng. Chuyện bá láp một hồi, một ông đưa ra ý kiến, từng người sẽ nói lên một lời ước của mình. Thôi thì đủ thứ ước ao: thêm căn nhà, thêm tí nhau, thêm tí thu nhập, thêm chiếc xế... Khi đã chán chê, họ mới chú ý tới một "kẻ lạ" ngồi thu lu ở một góc. Chẳng ai biết anh ta. Trông cách ăn mặc, rõ ra một nhân vật cái bang. Anh ta cũng không tỏ vẻ hăm hở nói lên lời ước của mình:
-Tôi ao uớc được làm một vị hoàng đế rất hùng mạnh, trị vì một vương quốc thẳng cánh cò bay; một đêm đang ngủ trong tòa lâu đài của tôi, quân thù thình lình vượt biên giới và trước khi ánh dương đầu tiên xuất hiện, đám giặc đã vào tới bên trong lâu đài... Tôi chẳng còn đủ thì giờ vớ đủ bộ quần áo, cứ thế chạy trối chết, ngày này qua ngày nọ, đêm này qua đêm khác, cuối cùng tìm được một chỗ trú ẩn, là góc quán này. Đó là lời ước của tôi.
Cả bọn, người nọ ngó người kia, chưng hửng
-Thế anh có thêm được một món đồ nào không?
-Có, một chiếc áo thun!
Liệu chúng ta có thể nhìn lại văn học hải ngoại, bắt đầu bằng lời ước của nhân vật cái bang kể trên?
Thật khó mà quên được lời ước, với bất cứ một người Việt nào đã từng kinh nghiệm cuộc bỏ chạy tán loạn. Nhưng với thời gian, nó biến đổi, hoặc bị những lời ước khác, tức thời hơn, khẩn cấp hơn, làm quên lãng.
Những tác phẩm văn học hải ngoại những năm gần đây cho thấy, hai mặt của cùng một lời ước đó. Có những cuốn sách mà "người ta" cho rằng, đã hội nhập, không còn hoang tưởng, hết còn ở trong ghetto. Ở đây, cần phải nói rõ một điều, người ta đã lầm lẫn, hoặc đã cố ý đồng hoá, một tác phẩm văn học với một hiện tượng xã hội. Và cái ghetto mà người ta ngụ ý một số nhà văn hải ngoại đã vượt ra ngoài được chính là cái ghetto VNCH. Nhưng cho tới nay, chẳng hề có một tác phẩm văn học nào hoang tưởng đến độ, muốn dấy lên một cuộc chiến, để tái lập một chế độ. Và cũng chưa có tác phẩm nào cho thấy, con người Việt Nam đã hội nhập thực sự ở quê hương mới. Tôi thật sự không tin, những tác giả của những cuộc tình chốc lát ở nơi đất người, trong lúc kiếm sống, lại tự hào mình đã hội nhập! Họ thực ra là đã từ bỏ đề tài những năm ngay sau 1975, mà chủ yếu là tố cáo cái ác của chủ nghĩa cộng sản, và hậu quả của nó, những thảm họa khi vượt biển tìm tự do. Bây giờ, hoặc là đề tài này không còn ăn khách, hoặc là chính tác giả của chúng cũng chán, hoặc nội lực không đủ để đương đầu với nó, bèn quay ra kể chuyện cuộc sống thường nhật của người Việt, đã có một công ăn việc làm ổn định, đã có va chạm chút xíu với người bản xứ. Va chạm chút xíu, nhưng không phải là xung đột, bởi vì ở đâu có hội nhập, ở đó có xung đột; theo nghĩa, anh mới tới muốn nơi đây thoải mái như là nhà của mình, còn chủ nhà thì muốn chui vào tận trong ngõ ngách tâm hồn người khách, để coi nó có gì khác ta.
Nhà văn, nhìn một cách nào đó, là kẻ đến sau biến động. Nếu những năm sau 1975, đề tài trại cải tạo, vượt biển có lượng nhưng thiếu phẩm, trong những năm gần đây, đề tài này trở lại, trầm hơn, nặng hơn, và dĩ nhiên chất lượng hơn. Ở những tác phẩm trước đó, tác giả thi nhau tố cáo cái độc, cái ác, và những đau khổ mà bản thân hay gia đình, và đất nước đã phải chịu đựng. Vô tình, chỉ có tính chính trị, thời cuộc. Kundera đã chỉ đích danh tác phẩm được coi là khuôn mẫu của văn chương chống cộng, cuốn 1984 của Orwell: đây chỉ là chính trị giả danh văn chương. Tác phẩm 1984 giản lược chế độ cộng sản vào danh sách những tội ác của nó, và như thế, vô hình trung, cũng rơi vào thế giới xám xịt của những trại tù! Rồi ông chứng minh, ngay cả trong thế giới mê cung là Vụ Án, hay Lâu Đài, nhân vật của Kafka cứ hở được chút nào là loay hoay kiếm một cái cửa sổ, để thở! Và ông nhặt ra được không biết bao nhiêu là chi tiết thơ, trong một thế giới không thơ, tức thế giới toàn trị.
Hơn nữa, khi hăm hở tố cáo, chính nạn nhân không biết, không còn có thì giờ nhận ra, cái phần tha hóa ở nơi họ: bất cứ một con người nào, ở trong thế giới đó, cũng bị tổn thương. Nói như Todorov, chủ nghĩa cộng sản là thử nghiệm tối hậu về đạo đức của con người. Nhân vật chính, viên sĩ quan trong Đá Mục của Thảo Trường, có vẻ như thấy hết, hiểu hết, và tỏ ra có một thái độ vượt lên khỏi những đau thương, giận dữ; nhưng được như vậy, là nhờ đệ tử, một anh lính truyền tin. Anh này làm độc giả nhớ tới nhân vật chính trong Một ngày trong đời Ivan Denisovich, của Solzhenitsyn (độc giả Đá Mục chắc khó quên "xen" đệ tử kiếm việc làm nhàn rỗi cho sư phụ, và sư phụ lầm lẫn trứng gà bồi dưỡng; đúng ra là của con heo đực).
Thảo Trường đi tù tất cả 17 năm. Qua đây, ông đã cho xuất bản liền mấy cuốn, riêng trong năm qua là Đá Mục và Tầm Xa Cũ, Bắn Hiệu Quả . Trong một phỏng vấn trên đài Kicon, mạng Internet, ông cho biết, trong tù ông cứ thế nghiền ngẫm, và đã "bỏ túi" năm bẩy cuốn sách, qua đây tuần tự xuất bản. Ông sống lại một lần nữa thời gian dài 17 năm. Nhưng nếu chúng ta theo sát những bài viết của ông, sẽ nhận ra, đã có dấu vết thay đổi, giữa những truyện ngắn đầu, và mới đây. Tác giả tuy bỏ túi vài tác phẩm thực, nhưng khi viết ra, nó không giống như là lúc ông còn ở trong trại tù, đã tưởng tượng mặt mũi của chúng. Ông ngày trầm hơn, văn ngày thấm hơn, vượt lên nỗi cay đắng còn đè nặng hồi ức những ngày tù.
Ở Lâm Chương cũng vậy. Khi trả lời phỏng vấn, hình như ông cho biết, chỉ vào nhà tù, ông mới biết căm thù nghĩa là gì. Nhưng càng viết, ông càng bớt căm thù. Bởi vì, hận thù, với một nhà văn, là thất bại của trí tưởng tượng. Trong truyện của ông, người đọc nhận ra những cay đắng, nhưng còn nhận ra, vết thương đang lành. Trong một bài tổng quan, thật khó mà đưa ra chi tiết chứng minh, hy vọng sẽ có dịp được viết rõ hơn về từng tác giả. Vả chăng, khi người ta "trung thành" với một điều gì, cùng lúc người ta "phản bội" một điều khác: chống Cộng, ở một số nhà văn Miền Nam mang tính công dân (thù nhà, nợ nước?), hơn là mang chất văn chương.
Chính chúng ta, độc giả, khi phải nhìn lại (đọc lại) một số tác phẩm văn học, cũng thấy mình đã đổi khác. Tác phẩm có thể vẫn vậy, nhưng con người đổi khác. Trước đây, những độc giả Miền Nam thật khó mà chấp nhận một tác phẩm của một người ra đi từ Miền Bắc, lại có thời rất thân cận với cung đình Bắc Bộ Phủ, như Vũ Thư Hiên. Và người ta nhận ra một điều, ngay cả những lúc phải "ăn nằm" với chế độ toàn trị, tiếng nói của một miền đất vẫn giữ riêng cho nó một khoảng cách. ["Đi tù với một bông hồng", là tên một bài viết của Đỗ Quang Nghĩa, trên báo Diễn Đàn, về tác phẩm "Đêm Giữa Ban Ngày" của Vũ Thư Hiên.] Rõ rệt nhất là ở Lê Minh Hà, với hai tác phẩm xuất bản liền trong hai năm vừa qua, Trăng Góa, và Gió Biếc.
Có người cho rằng ở Lê Minh Hà, truyện không ra truyện, tủn mủn, manh mún. Với Gió Biếc (1999), có người chỉ thấy những cảnh đời nhếch nhác của một số người Việt, phải bỏ nước ra đi, rồi cố tìm cách để khỏi phải trở về. Nhưng vẫn như trong trường hợp Kundera nói về sự khác biệt giữa Orwell và Kafka: Bạn phải kiếm cửa sổ để mà thở, thay vì cố chứng minh, đây là những nhà tù!
Vẫn có những tác giả đã không thể quên ước mơ thoạt đầu, ngày xưa. Họ không nói tới, nhưng chúng ta cảm thấy, qua cách viết, qua hành động của nhân vật. Trong truyện ngắn Biển (của Miêng) là chia sẻ tấm áo thun, ở đây là những giọt lệ nhỏ xuống cho một kẻ điên khùng, không còn nhận ra chính mình, nhưng lại nhận ra người vợ, và qua đó, những đứa con đã chết trên biển cả. Hay như Kẻ Lạ (của Hồ Như), khi trở về, và nghe quê hương xì xào: Kìa ai như Cô Thắm... Hay như nhân vật trong truyện Trở Về (tạp chí Hợp Lưu) của Phạm Hải Anh, về để thấy rằng, quê hương không từ chối anh. Hay như nhân vật Nữ Độc Thủ của Linda Lê la lên: Ông ta chết rồi, hãy để cho ông ta yên thân!
Theo tôi, văn chương Việt hải ngoại trong năm 1999 là một năm được mùa. Mùa gặt mới, trong đó có cả lúa chín muộn: sự góp mặt của một tác giả như Trần Thị NGH. Đây là một tác giả trước 1975 tại Miền Nam, vừa xuất hiện đã gây chấn động giới viết lách ở Sài Gòn, với truyện ngắn Nhà Có Cửa Khoá Trái. Nếu trí nhớ không phản bội tôi, hình như truyện đầu tay của bà là về một người đàn ông có vợ, đến gặp một người đàn bà không chồng, nhưng có con; thằng nhỏ bữa đó bị đau, anh chàng đi mua thuốc cho đứa nhỏ. Chuyện chỉ có vậy, nhưng tôi vẫn còn nhớ cái cảnh cô đơn của người đàn ông gầy còm ốm yếu, ngơ ngơ ngác ngác trước tiệm thuốc tây, trước cuộc chiến, và trước cuộc tình vụng trộm. Ở những truyện viết sau này (trong tập truyện ngắn do nhà Văn Nghệ xuất bản, 1999), nhân vật của bà vui hơn, tuy vẫn chưa quên được những người tình cũ, cuộc đời con gái, cũ.
Nếu phải chọn một tác phẩm, tôi chọn tập truyện ngắn của Miêng. Do cái phần tâm linh của nó, hơn là do cách dựng truyện, cách dựng nhân vật. Với Lê Minh Hà, tôi chọn ngôn ngữ, hơn là truyện ngắn. Có một cái gì đó, làm tôi phải tự hỏi: làm sao cái mầm sống của chữ nghĩa, của một miền đất, sau bao nhiêu đọa đầy, nhưng vẫn không chịu bị bẻ gẫy, ở đôi chỗ, vẫn tươi mát đến như vậy?
Walter Benjamin, trong một truyện cực ngắn khác, Chữ Ký, kể câu chuyện xẩy ra tại cung đình nữ hoàng Catherine, ở Nga. Vị cận thần của bà, Potemkine, đang trong cơn sa sút tinh thần trầm trọng, kéo dài ngày này qua ngày khác. Không ai được tới gần căn phòng của ông. Không ai dám xì xào về căn bệnh của vị cận thần sủng ái. Khổ một nỗi, bao nhiêu giấy tờ đệ trình nữ hoàng, là phải có chữ ký của Potemkine. Đám quan chức hàng đầu trong triều không biết phải giải quyết ra sao.
Bữa đó, may quá, một viên chức thuộc loại vô danh tiểu tốt, tên là Chouvalkine, không hiểu vì lý do nào, lại có mặt tại căn phòng bầu dục. Thấy mấy sếp mặt mày nhăn như bị, anh ta mới rụt rè vấn an, và khi biết được sự tình, bèn xung phong: để em xông vô phòng, với mớ giấy tờ cần chữ ký của Ngài Bí Thư. Mọi người thấy, đâu có mất gì, bèn gật đầu.
Chouvalkine ôm mớ giấy tờ, mở cửa phòng, thấy Ngài Potemkine đang ngồi mơ màng trên chiếc ghế bành. Anh tới gần, Ngài cũng chẳng biết. Thế là anh cầm cây viết, chấm mực, dí vào tay Ngài; và Ngài cứ thế ký lia lịa, hết tờ này tới tờ khác. Xong, anh trở ra. Mọi người vồ lấy mớ giấy đã được thị thực. Mở ra, tất cả các chữ ký, từ chính tay Potemkine, nhưng đều biến thành... Chouvalkine!
Với câu chuyện cực ngắn Chữ Ký, chúng ta nhìn về trong nước. Cái me-xừ Potemkine, phải chăng là chủ nghĩa hiện thực xã hội (thứ thiệt?), mà những anh chàng Chouvalkine vẫn hy vọng viết dưới ánh sáng của nó?

*

Lâu nay đa số chúng ta cứ nghĩ thưởng thức văn chương tùy thuộc gu, mĩ cảm riêng mỗi người, nên việc chọn và đánh giá tác phẩm không tránh khỏi chủ quan.
Điều đó đúng, nhưng chưa rốt ráo. Nếu đặt tác phẩm văn chương trong tiến trình phát triển của một nền văn học, vấn đề sẽ rất khác. Bởi, nếu sáng tác thơ văn cứ mãi ở lại với hệ mĩ học cũ, lối viết cũ, thì văn học sẽ đi đến đâu? Giậm chân tại chỗ là cái chắc.
Văn học như là tiến trình - ít ra là với văn chương tiếng Việt trong thời đại toàn cầu hóa. Câu hỏi đặt ra là: tác phẩm đó góp gì vào khai vỡ hiện thực cuộc sống hay bề tối lịch sử xã hội không? Có khai phá lối nghĩ hay thủ pháp mới lạ nào không?
Inrasara [BBC]
Tôi sợ có sự hiểu lầm trong tư duy ở đây.
Cái chuyện thưởng thức một tác phẩm văn học, là thuộc phần người đọc. Và người đọc nào cũng có gu riêng của người đó, và bắt buộc phải - chứ không phải ‘không tránh khỏi’ - chủ quan.
Cái chuyện đặt văn chương trong tiến trình gì gì đó, thì lại thuộc giới đọc sách, phê bình sách. Một người phê bình, đọc một cuốn sách, khác hẳn một độc giả bình thường, cũng đọc cuốn đó.
Bây giờ nói đến chuyện nhìn tác phẩm từ phía tác giả.
Nhà văn, khi viết, chỉ có mỗi một trách nhiệm, là với ngôn ngữ của người đó, theo Cao Hành Kiện, qua bài viết Tin Văn đang giới thiệu dưới đây.
Giả như nhà văn nhà thơ Việt Nam chu toàn được những đòi hỏi mà Inrasara nêu ra, “tác phẩm đó góp gì vào khai vỡ hiện thực cuộc sống hay bề tối lịch sử xã hội không? Có khai phá lối nghĩ hay thủ pháp mới lạ nào không?”, chắc chắn tác phẩm của người đó bị cấm, tác giả có khi vô tù, theo như CHK nhận định, về nhà văn TQ:
TQ là một nhóm ngôn ngữ rộng lớn trên thế giới hiện nay nếu tính đến con số những người nói thứ ngôn ngữ này, nhưng với một người sử dụng nó, người đó có được bao lăm tự do. Trước hết, đây là một vấn đề chính trị, rồi tới những sức ép xã hội, chúng gây tự chế ở nơi nhà văn, và sau hết, đây là một vấn đề tự thân của chính ngôn ngữ. Nhà văn đối đầu chỉ với ngôn ngữ, trong những gì ông viết ra, nhưng trước tiên người đó phải đụng [deal] tới không biết bao nhiêu là sức ép và tìm kiếm cách để vượt qua [transcend] chúng. Nhà văn viết bằng tiếng TQ thường xuyên chiến đấu một cách vô vọng với những gánh nặng cực kỳ nặng này, bởi vậy, tới khi ông phải đương đầu với nghệ thuật ngôn ngữ, thì đã mệt nhoài, hết hơi. Người ta có thể nói nhà văn TQ quả là có quá nhiều điều để mà vật lộn với chúng.
Nhà văn TQ có quá nhiều điều để vật lộn, nhà văn Mít, đàn em, cũng không thua đâu!

Tố Hữu, năm 1954 chưa hề bước chân tới Điện Biên, vẫn viết nên tráng ca "Hoan hô chiến sĩ Điện Biên" chẳng có chi tiết nào sai thực tế. Nhiều khi trực giác đã giúp các nhà thơ hoàn thành nhiệm vụ một cách xuất sắc. Nhưng thôi, ở đây tôi chỉ muốn nói đến một số chi tiết "chưa chuẩn" trong một số tác phẩm nghệ thuật tương đối tiêu biểu, để thấy sự nhầm lẫn có thể xảy đến với bất cứ ai, kể cả trường hợp đó là những văn nghệ sĩ lớn.
Nguồn

Chính me-xừ Tồ Hữu thú nhận, phịa như thật (1), vậy mà dám xưng xưng ra rằng, trực giác giúp hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc!
Đúng là VẸM!
Đúng là quê hương tưởng tượng!
(1)
Trần Đăng Khoa hỏi, về xuất xứ bài Hoan hô Chiến sĩ Điện Biên, Tố Hữu cho biết:
"Chịu không thể nhớ được (...) Hồi đó, mình là trưởng ban tuyên truyền. Suốt ngày chỉ hong hóng chờ tin tức từ chỗ anh Trường Chinh, hoặc chạy qua bên Bộ Tổng, Quân Uỷ Trung Ương, chỗ anh Văn (Võ Nguyên Giáp) hỏi xem có đánh nhau ở đâu để viết bài tuyên truyền (...)
-Vậy tin toàn thắng đến với anh vào lúc nào?
-Lúc ấy khoảng 5 rưỡi hay 6 giờ chiều ngày 7-5. Rừng nhá nhem tối mới có điện từ anh Trường Chinh xuống. Mình mừng quá. Cái chuyện 'Hỏa tốc, hỏa tốc - Ngựa bay lên dốc' ấy là có thật (...) chứ làm gì có 'Đuốc chạy sáng rừng', với 'Làng bản đỏ đèn đỏ lửa' (...) Thực tế lúc ấy, nhìn ra xung quanh, rừng tối mù mù (...) Vậy thì loa với ai, thế mà vẫn loa kêu từng cửa (...) Làng bản đỏ đèn đỏ lửa (...). Này xem ra không thể tin cánh văn nghệ được đâu hỉ. Phịa, toàn chuyện phịa. Chỉ có điều mình phịa như thật, nên người ta tha cho.
Nguồn

Trên Tin Văn, cũng nhiều lần Gấu lèm bèm, về cái chuyện, nhờ net, chúng ta viết, là để cho độc giả ở trong nước, chứ không phải để… phiếm cái chơi, đọc cái chơi. Báo chí hải ngoại khi nhắc tới những nỗi cơ cực ở trong nước, thì cũng đừng làm cho độc giả cảm thấy cơ cực thêm, chúng mượn cái đau của mình để chửi nhà nước, chứ đâu có san sẻ nỗi đau cùng với mình. Một diễn đàn hải ngoại, một khi than thở, cả nước đếch đọc chúng tôi, dẹp đi là vừa!
Tuy nhiên, có một tụi vờ “chúng tôi”, thì phải chửi: Đó là cái đám Yankee mũi tẹt hải ngoại. Chúng tìm đủ mọi cách để nâng bi đám chúng. Nhất hải ngoại, là Sến Cô Nương, là talawas, thí dụ. Khốn nạn thế đấy. Ngay cả khi viết về những người ly khai chạy ra ngoài này, thí dụ BT, chúng cũng dùng những lời rất ư là khốn nạn, nào là phản quốc, nào là đầu hàng VNCH.
Thử tưởng tượng, có ngày, chúng phỏng vấn... bà Huệ, hay đưa Gấu vô... Wikipedia?
Đừng nghĩ là Gấu này ghen tức! Hay thèm thuồng được đám khốn kiếp này phỏng vấn, hay viết về, hay làm entry!
*

Tục ngữ Việt Nam có câu "Lưỡi không xương nhiều đường lắt léo". Hóa ra sự tha hóa tiếng nói ở ta đã bắt đầu từ lâu lắm. Điều cần nói thêm là đến nay trong xã hội hiện đại, khuynh hướng này ngày càng phổ biến.
Vương Trì Nhàn
Nhà viên ngoại họ Vương, dựa vào câu “Lưỡi không xương…”, mà đưa ra phán quyết về sự tha hóa của ngôn ngữ, là một sự lầm lẫn lớn, theo Gấu.
Cái sự tha hoá của ngôn ngữ chẳng liên quan mắc mớ gì đến cái lưỡi không xương, và Gấu còn sợ rằng, họ Vương lầm lẫn cái đẹp, sự đa dạng của ngôn ngữ, thành cái xấu, là sự băng hoại của nó. Giả như, thay vì cái lưỡi không xương, mà là cái lưỡi gỗ, thì sự tình còn khốn nạn tới cỡ nào!
Để chỉ trích một con người nói xuôi cũng được, nói ngược cũng được, người Việt mình mượn ngay cái lưỡi làm hình ảnh minh họa, và lấy ngay cái đẹp của ngôn ngữ, mà vận cái xấu của con người sử dụng nó. Nói rõ hơn, câu châm ngôn không nói về sự tha hóa của ngôn ngữ, mà tâm địa khốn nạn của người dùng. Vương viên ngoại lầm quá lầm rồi!
*
Sự tha hóa khủng khiếp nhất của ngôn từ, nếu hiểu theo Vương viên ngoại, chính là, bụng thì bụng ăn cướp, mà miệng lưỡi thì thốt ra lời giải phóng, bắt Nguỵ đi tù lao động khổ sai, thì nói đi học tập cải tạo. Ba cái tha hóa ngôn ngữ tầm phào, lẻ tẻ, như Vương viên ngoại chỉ ra trong bài viết, chỉ là hậu quả tất yếu, hỗ tương, dây chuyền…  của lời nói dối vĩ đại, hào nhoáng, thắng xong trận giặc này, ta sẽ xây cái nhà Mít [cái nhà ở đây, xin hiểu theo nghĩa của Heidegger, tiếng Mít] đàng hoàng hơn!
Tuy nhiên, quả có một sự tha hóa trong tiếng Mít, tương tự như trong tiếng Đức, như Steiner chỉ ra, nhưng vấn đề này vượt ngoài không chỉ ‘tâm và tầm’ của họ Vương, mà còn tất cả giới nhà văn, trí thức Bắc Kít, theo tôi, cả ở trong lẫn ngoài nước, vẫn theo tôi.
Chỉ một khi họ dám nhìn thẳng vào "tội ác", thì mới có cơ may cứu rỗi, người Mít, tiếng Mít:
For let us keep one fact clearly in mind: the German language was not innocent of the horrors of Nazism.
(Hãy minh bạch một điều: ngôn ngữ Đức không thơ ngây vô tội trước những điều ghê gớm, tởm lợm của chủ nghĩa Nazi.)
George Steiner, Phép Lạ Hổng
Cái sự tha hóa của ngôn ngữ tiếng Việt, còn là ở cái sự bắt ngôn ngữ phục vụ những mục đích chính trị, chỉ có tính nhất thời, giai đoạn. Đây là điều Kundera chỉ ra, và Gấu áp dụng nó, khi đọc Chuyển Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tuấn.
*
Đây là một tác phẩm văn chương trác tuyệt, như nhận xét của một tác giả. Lạ nhất, khó hiểu nhất, chính là từ "trác tuyệt". Với Đêm Giữa Ban Ngày, người đọc hải ngoại tá hoả vì những phát giác ghê tởm, về một ông Hồ và bà vợ của ông, về một Trần Quốc Hoàn… nên quên đi vẻ đẹp của một bông hồng khư khư cầm trong tay… Người đọc khóc cho những thân phận tù đầy, ra khỏi tù chỉ mong được trở lại, nên quên đi những dòng thơ cách mạng trác tuyệt ở trong CKN 2000. Nghịch lý là ở chỗ đó: đâu là cái đẹp, đâu là con vật? Người đọc có thể chịu đựng được những chi tiết độc, ác, những sự kiện tàn nhẫn trong văn Nguyễn Huy Thiệp; người đọc có thể thông cảm với giọng đanh đá, thái độ "dù có rũ bụi tôi cũng không dám làm quen", và khẳng định, "thế hệ tôi quả không uống giọt sữa nào, bút không chấm giọt mực nào của tiền chiến" của Phạm Thị Hoài. Người đọc trân trọng một giọng nói tuy mệt mỏi nhưng không chịu bị bẻ gẫy của một vầng trăng goá, như trong một truyện ngắn của Lê Minh Hà; nhưng giọng văn đầy ắp yêu thương, quá khỏe mạnh, đầy niềm tin vào con người, ở CKN 2000, làm người đọc khựng lại: liệu vẫn có thơ, sau (trại tù) Tân Trào? Liệu vẫn có thơ sau những vần thơ, mà "cũng như hắn, Phương thích mấy câu thơ của Maia:
Tôi sẽ giơ cao tờ chứng minh thư Đảng
Là toàn tập thơ bônsêvích tôi làm"?
(CKN 2000, trang 106)
Mayakovsky , nhà thơ, nhà tiên phong, người cổ võ lớn lao nhất cho chế độ mới tại Nga, đã tự sát bằng súng vào năm 1930. Lẽ dĩ nhiên, những ông thần Đỏ đã làm ông thất vọng, nhưng "có thể", ông nhận ra, cái phần trách nhiệm của ông, từ những vần thơ "hắn và Phương thích" ở trên. Như Kundera chỉ ra, cách mạng Nga cần cả hai: nhà thơ Maia và trùm mật vụ Dzherzhinsky (xin xem bài "Mùa Thu, những di dân", đã đăng trên VHNT). Theo ông, đây là thời đại mà nhà thơ ngự trị cùng với đao phủ. Kundera nhớ lại những năm tháng sống dưới ánh sáng cách mạng tại xứ sở quê hương (Tiệp khắc, 1948), ông đã nhận ra sự mù lòa trữ tình và vai trò cao cả của nó (the eminent role played by lyrical blindness). Những "giơ cao thẻ Đảng-bài thơ," "mặt trời chân lý chiếu qua tim"… là không thể thiếu trong thế giới toàn trị. "Tự thân, thế giới đó không là ngục tù, gulag. Nó là nhà tù khi trên tường nhà giam dán đầy thơ, và mọi người nhẩy múa trước những bài thơ đó" (Kundera, Những Di Chúc Bị Phản Bội). Cây đa Tân Trào (biểu tượng cách mạng Mùa Thu) biến thành trại tù là vậy.