*
Ghi

Dọn I

II
1 2 3 4 5 6 7
8
















Gấu nhớ là, bà chủ quán cá có lần kể về cái vụ lần đầu vô Nam tìm đọc Bùi Giáng, và được một nhà văn Ngụy khuyên can, chớ chớ, ấy là vì thứ đầu óc ‘duy [thực] vật” như của những nhà văn Miền Bắc, không thể nào đọc nổi Bùi Giáng!

Tuy nhiên, Bùi thi sĩ, ngay cả Miền Nam, nói chung, cũng chưa đọc được nữa là. Gấu này hoảng nhất, là, có nhiều ông, chê thơ Bùi Giáng, dở quá nhiều, hay quá ít!
Trong "Chân Dung và Đối Thoại", Trần Đăng Khoa kể lại lần gặp gỡ nhà thơ Xuân Diệu:
Còn nhớ dạo ông tặng tôi tuyển tập thơ, tôi đọc và quả thật, rất kính phục. Khi gặp ông, tôi thú thực:
- Trong này có mấy bài thơ tứ tuyệt, cháu thuộc từ đời nảo đời nào, thuộc thơ, rồi lại quên mất tác giả, lại tưởng thơ Đường, cứ đinh ninh thơ Đường mới chết chứ!
Xuân Diệu cười, tỏ ra rất tâm đắc (...). Thấy ông vui, tôi lại càng chân thật:
- Cháu rất thích tập thơ này. Nhưng không hiểu sao, vẫn cứ tiêng tiếc. Cháu thấy có nhiều bài dở, chú ạ.
- Ơ, cái cậu này hay chửa? - Xuân Diệu trợn mắt lên - Thế cậu tưởng đây là tuyển thơ à? Còn phải sàng sảy chán. Đời sau người ta sẽ tuyển lại chứ. Còn bây giờ có cái gì, cứ phải quăng ra đã. Nhà đang cháy thì cái thúng, cái mẹt, cái váy đụp gì thì cũng vứt ra, rồi sau sẽ nhặt nhạnh (...). Nhà cậu đang cháy, mà cậu còn ngồi nhặt nhạnh của nả hả?
“Chiến thắng” của Kim Dung ở Việt Nam, theo tôi, không có nghĩa là nhà nước Cộng Sản, và nhất là những nhà văn của họ đã nhận ra giá trị của ông, và nói theo Đỗ Long Vân: nghi vấn này – việc in lại những tác phẩm đã một thời bị coi là đồi trụy, trong đó có chưởng Kim Dung - người đời sau sẽ giải quyết.
Nhưng ít ra, có một nhận xét thật tuyệt vời về chưởng Kim Dung, của một tác giả ở trong nước, qua bài viết của Vương Trí Nhàn. Đó là đạo diễn Nguyễn Đình Nghi, “một nhà hoạt động sân khấu nhưng lại rất mê văn học, và cũng mê chưởng, mới đây kể với tôi rằng ông đã phải suy nghĩ nhiều, khi có lần nghe một người lái xe nhận xét: Đọc chưởng của Kim Dung, thấy cái gì cũng bịa, song cuối cùng lại thực, trong khi xem vở kịch của anh A. đọc truyện của anh B. viết bây giờ, biết thêm nhiều chi tiết thực mà toàn bộ cứ như giả khượt.” (Vương Trí Nhàn: “Ngoài trời lại có trời”, in trong “Kim Dung, tác phẩm và dư luận”, nhà xb Văn Học, Hà Nội).
Một “chân lý văn chương” mà lại do một anh lái xe đưa ra thì thật tuyệt vời!
 Trên tờ Điểm Sách Paris (The Paris Review interviews, Writers at Work, 6th Series), khi được hỏi bắt đầu viết như thế nào, Gabriel Garcia Marquez cho biết, khi học đại học Bogota, những bạn bè mới quen biết ở đây đã giới thiệu ông một số nhà văn đương thời. “Một đêm, một người bạn cho tôi mượn tập truyện ngắn của Franz Kafka. Khi về nơi trọ, tôi mở ra, bắt đầu đọc ‘Hóa Thân’, và dòng đầu tiên gần như đánh văng tôi ra khỏi giường. (The first line almost knocked me off the bed). Tôi  quá đỗi ngạc nhiên. Dòng đầu như sau: ‘Buổi sáng đó, Gregor Samsa thức giấc và thấy mình biến thành một con bọ ở trên giường.’ Khi tôi đọc dòng đó, tôi nói với tôi, mình chưa từng gặp một con người nào được phép viết một điều như vậy. Nếu biết, tôi đã khởi sự viết từ đời nảo đời nào rồi.”
Nhận xét của anh chàng lái xe và của nhà văn Nobel văn chương, theo tôi, có một chút gì “tâm đầu ý hợp”.
Vẫn Gracia Marquez, khi được hỏi, về sự khác biệt giữa văn báo và văn chương (Ông có cho rằng tiểu thuyết có thể làm một số điều mà thể văn báo chí không làm được? Liệu nhà báo và tiểu thuyết gia có những trách nhiệm khác nhau, trong việc làm thăng bằng sự thực giả tưởng?)
Nếu độc giả nào đã từng đọc “Cội Rễ Nhà Trời” (Les Racines du ciel) của nhà văn người Pháp Romain Gary, chắc nhận ra một điều: chuyện phịa. Làm gì có một thằng khùng chui rúc mãi tít nơi rừng sâu nước độc, ở tận trái tim của bóng đen, là xứ Phi Châu, để bảo vệ loài voi, sợ nó bị diệt chủng, là hết cột chống trời, là trời sập! Nhưng càng đọc, càng chỉ thấy “sự thực, và sự thực mà thôi”, bởi vì cái nhân vật chính ở trong đó còn “người hơn tất cả mọi người”, và cuộc chiến đấu tuy bịa đặt, tuy vô vọng đó, bất cứ một con người nào cũng mong được dự phần. Đây cũng là “thiên chức” của nhà văn, nếu anh ta có được một thiên chức, theo Beckett, khi ông định nghĩa, nhà văn là một kẻ bị kết án phải thất bại, “Hãy thua, thua nữa, thua cho bảnh” (Fail, fail again, fail better).
“Sự kiện” Đoàn Dự uống rượu rồi vận Lục Mạch Thần Kiếm cho rượu theo mấy đầu ngón tay chảy ra ngoài thì bố ai mà tin được, nhưng bất cứ một người nữ nào cũng có thể hy sinh cho người tình của mình như A Chu, và hình như đây chính là “thiên chức” của nàng, một khi Thượng Đế đã ban cho nàng một “cơ may” gặp được chàng!
“Cội Rễ Nhà Trời” được coi là cuốn “tiểu thuyết sinh thái” đầu tiên, khi cái từ “sinh thái” chưa được biết tới, khi thảm họa môi sinh còn là chuyện “bịa khướt”. Thú thật, bản thân người viết cũng không làm sao chịu nổi hình thức văn chương có tên là “tiểu thuyết tài liệu” (roman documentaire). Và càng sợ hơn nữa, thứ tiểu thuyết tư tưởng! Còn nhớ có lần được nghe một nhà văn hải ngoại “tâm sự”, cứ mỗi lần ông muốn để cho nhân vật của mình nói lên một tư tưởng gì đó, là thấy như ngường ngượng! Có vẻ như nhân vật tiểu thuyết mũi tẹt không chịu nổi món này!
Mũi tẹt hay không tẹt, thì cũng rứa. Không phải là không có tiểu thuyết tư tưởng, nhưng thứ này hiếm. Đâu có phải ai cũng có thể viết được những tác phẩm như của Musil hoặc Thomas Mann, hay một “Bóng Đêm Giữa Ban Ngày” (Koestler), với những nhân vật từ đời thực bước thẳng sang tiểu thuyết, như những nhận định của G. Steiner: “Nhưng vâng, đó có thể là ý thức hệ. Tôi may được quen Arthur Koestler, biết được cái điều: ai mà chẳng dám đánh đổi tất cả, nếu viết được một tác phẩm như là Bóng Đêm Giữa Ban Ngày: một trong những hành động tối thượng của tư tưởng. Đối với tôi, đây là một trường hợp biên cương [giữa văn học và ý hệ]. Nó sẽ vẫn còn được đọc, không chỉ vì Gletkin và Rubashov là những nhân vật giả tưởng, mà còn vì những tranh luận về chủ nghĩa Stalin, chủ nghĩa Marx, về sự tra tấn, và khủng bố: đâu là bản chất của sự dấn thân tới chết, với ý hệ? Đâu là bản chất của dối trá, nhằm bảo vệ chính nghĩa? Đúng là một cuốn sách giầu có. Koestler đưa vô, khá đủ độ đậm của cuộc sống, khiến nó không nghèo nàn như là một kịch bản về ý hệ.” (Trả lời phỏng vấn của tờ Điểm sách Paris).
Và đây có lẽ cũng là lý do, Kundera coi “1984” của Orwell không phải là tiểu thuyết, mà chỉ là chính trị giả danh văn chương. Ông cho rằng lỗi ở tác giả, đã quá “nghiêm trọng” khi viết văn. Ông khuyên, “đừng nghiêm trọng, cho dù đang viết về những chuyện chết người.”
Nhìn rộng ra một chút nữa, nhà văn, một khi muốn “nhân danh”, (hoặc muốn nhét vào miệng nhân vật mình một tư tưởng nào đó), là hỏng! Hỏng ở đây, một phần nào đó, không mắc mớ gì đến tài năng của người viết, đề tài người đó chọn… mà chính là do người viết đã tự trói, hoặc đã thui chột trí tưởng tượng của mình, rồi mới bắt đầu loay hoay tìm cách viết văn!
Có một câu chuyện ngụ ngôn, về một con hổ muốn biết trí khôn của con người ra sao, đã chịu cho người cày ruộng trói lại, khi nghe người này nói, “trí khôn tao để ở nhà”. Một khi bạn muốn “chụp một cái mũ cho văn chương”, như vậy là đã “cố tình” bỏ quên trí khôn ở nhà! Trong trường hợp đó, tốt nhất là để cho hổ ăn thịt, cả trâu lẫn người!
Tôi sợ rằng, muốn đọc Kim Dung, là phải để trí khôn ở nhà!
Nhà của Gấu, là Miền Bắc ngày nào!
Trang Đỗ Long Vân

Đọc chưởng của Kim Dung, thấy cái gì cũng bịa, song cuối cùng lại thực, trong khi xem vở kịch của anh A. đọc truyện của anh B. viết bây giờ, biết thêm nhiều chi tiết thực mà toàn bộ cứ như giả khượt.” (Vương Trí Nhàn: “Ngoài trời lại có trời”, in trong “Kim Dung, tác phẩm và dư luận”, nhà xb Văn Học, Hà Nội).
Gấu nhớ là một nhà văn mũi lõ, Tây thì phải, cũng phán ý chang: "Tôi là lời dối trá luôn nói ra sự thực". Cuộc chiến đấu vô vọng của nhân vật trong Cội Rễ Nhà Trời, thực như đếm, vậy mà giả khượt: Làm gì có một thằng ngu chui vô rừng, một mình chiến đấu chống chuyện trời sập.
Kim Dung là đỉnh cao của tình vĩ đại, thù tàn khốc, người thật người, và để nói ra được những chân lý như vậy, ông phải bầy đặt ra cả một trời giả tưởng!
Roland Barthes, gọi, những chổi cùn rế rách mà Xuân Diệu nói tới, là những cái đó là ‘vai trò phụ” của văn chương!
*
Roland Barthes nhận xét “văn chương của chúng ta” đã mất khá thời gian mới khám phá ra “vai trò phụ”, của những gì ở bên ngoài con người và ở bên trong một cuốn tiểu thuyết: Phải đợi tới Balzac tiểu thuyết mới không còn chỉ là chuyện giữa người và người, mà cũng còn của đồ dùng, vật liệu. Chúng được gọi ra để chơi vai trò của chúng trong tiểu thuyết. Làm sao Grandet biển lận, theo nghĩa đen của từ này, nếu thiếu những mẩu nến, những miếng đường, cái thập tự bằng vàng?
Cũng thế, vai trò của những triết, thi, họa… ở trong tiểu thuyết của Kim Dung. Thiếu tài hóa trang của A Chu, làm sao thảm kịch Người Đại Ác đạt tới mức bi thương đến như vậy? Cái chết của A Chu, là do nàng tự nguyện, cho nên không thể nói là thảm khốc, nhưng “Tuyệt Bi” bắt đầu, khi A Chu giả dạng một vị sư vào Thiếu Lâm ăn trộm Dịch Cân Kinh… Đây là nghi án thứ nhì, sau nghi án thứ nhất xoay quanh cuốn kinh “ở trong dầu”, tức Cửu Dương chân kinh.
Ôi! Thông minh như Kiều Phong, cẩn trọng như Kiều Phong, tại sao lại không nhận ra những dáng dấp quen thuộc của A Châu, khi hóa trang làm Kẻ Đại Ác?
Hay là tại hận thù làm mờ lý trí? Nhưng nếu không có sự lầm lẫn đánh chết người yêu, làm sao nhận ra, là người yêu vì mình mà chịu chết?
Bi kịch đẻ ra bi kịch: Chứng kiến Kiều Phong đánh chết chị, và những giọt nước mắt đổ xuống hoà với máu, A Tỉ nhận ra người yêu đích thực của mình là Kiều Phong…Tình Yêu ở trong Kim Dung là “đệ nhất cái đẹp”!
Nhân đây, xin giới thiệu bài viết của một nữ độc giả, hay là một hồng nhan tri kỷ của ông:
"Còn mãi Kim Dung.”
Phương Hồng Diễm (Trung Quốc).
“Nào biết đó là nỗi bi ai cho tôi hay nỗi bi ai của cuộc sống đây?”
Khoảng mười năm trước, khi Kim Dung một thân, một kiếm đi khắp Thần Châu, tôi mới 18 tuổi, đang còn đi học.
Các bạn học sinh nam chuyền tay nhau đọc như điên, thành hẳn một phe đối lập với Quỳnh Dao của phe nữ. Chỉ trong một lúc mà thế giới chia hẳn thành hai cực nam, bắc; một bên bóng đao ánh kiếm, một bên người đẹp như tranh.
Mười năm trước đây, hầu hết học sinh đều rất nghèo, nhưng đám Kim Dung lại dương dương đắc ý, chỗ nào ống tay áo phất tới là kết giao bạn bè. Do túi rỗng không xu, các bạn trai bèn phân công nhau mua, hẹn ngày chuyền tay nhau đọc. Cứ đến cuối tuần thì trong lớp học hay trên bãi cỏ thế nào cũng có các hiệp sĩ võ lâm họp mặt nhau lại để ấn chứng võ nghệ, vui quên cả mệt mà rèn luyện công lực nội thân. Có điều họ giao lưu võ công không cần dùng đến tay chân mà chỉ dùng mồm: nào Đông Tà, Tây Độc, nào Nam Đế, Bắc Cái, nào Tuyết Sơn Phi Hồ, nào Thần Điêu hiệp lữ… mười tám ban võ nghệ đều khảng khái từ miệng phát ra, thỉnh thoảng lại thêm một số ca từ, thơ phú điểm xuyết giữa chừng để tăng thêm vị bi tráng sâu xa. Tất nhiên cũng có khi động thủ, ấy là lúc đôi bên bất chợt đấu khẩu, đấu đến mức lục tung cả Kim Dung đến cùng cực mà vẫn không phân biệt được sắc thu, cũng là đến lúc cưỡi hổ khó xuống, chỉ còn cách dùng chưởng, đúng như Kim Dung nói, là đã đến lúc tỉ thí nội lực rồi.
Nếu đúng lúc này không may có mấy nàng Quỳnh Dao đứng cạnh, đưa mắt xinh như mộng thẫn thờ xem trận đấu thì sự việc lớn bậc nhất đồn ầm lên trong làng võ lâm ngày hôm sau ắt là tin “một chết một bị thương” giữa hai cao thủ nội lực ngày hôm trước.
Bây giờ nghĩ lại tình hình lúc ấy, bất giác không tránh khỏi mỉm cười, nhưng câu chuyện hồi ấy, nơi kết quả khiến ai nấy đều cảm động. Các bạn nam trong lúc văn tài rờ rỡ, để hết tâm trí vào một kiếm cho xong ân oán, quyết chí giang hồ và những ánh mắt si ngây nhìn theo quả thực ai cũng phải thổn thức.
Trong một buổi hoàng hôn se lạnh, lá vàng lác đác rơi trước gió thu, tôi gặp một bạn nam để mượn Kim Dung; tôi nhớ lúc ấy dường như bên sân bóng, khá lạnh. Trong lúc vui mừng tột độ, bạn nam xúc động đến nỗi hai mắt sáng lên. Ánh mắt ấy, xuyên qua cặp kính dầy cộm phản chiếu lại ráng chiều tĩnh mịch, thật là sảng khoái lâm ly chẳng khác gì đi giữa chốn giang hồ hiểm ác, cuối cùng gặp được tri âm, nhất là tri âm ấy lại là hồng nhan.
Anh bạn trước hết khen Thiên Long Bát Bộ với tôi, đồng thời say sưa đọc thuộc lòng những tiêu đề mỗi hồi trong sách. Giới thiệu nhiệt tình đến thế, tất nhiên tôi không thể không có gì đáp lại, thế là nhận sách xong, tôi mỉm nụ cười rồi mới quay gót bước đi. Anh chàng kinh ngạc lần nữa rồi cất tiếng thở dài xa xa vọng lại: “Mĩ mục miện hề, xảo tiểu thuyến hề!” [Chữ trong sách Luận Ngữ, dẫn lại từ bài Thạc nhân trong Kinh Thi, nghĩa là: Má lúm cười xinh sao, mắt long lanh đẹp sao! Chú thích của nhà xuất bản].
Đọc rồi mới thấm thía với cảm giác “túy lúy biết rượu ngon”, thì ra Kim Dung uyên bác tinh thâm nhường ấy. Đọc vào tình tiết thì không còn làm chủ được mình nữa.  Anh hùng mĩ nữ, chí cương chí nhu, bàn về kiếm ở Hoa Sơn, máu chảy tràn trên sa mạc, dưới bút bậc đại sư, giang hồ tuy gian hiểm ác độc song lại cũng vô hạn phong quang. Đọc đến chương “Hứa hẹn suông chăn bò dê nơi biên tái”, trong đêm mưa gió não nề, trên lầu nơi cầu nhỏ, Kiều Phong vung một chưởng ra, A Châu hồn lìa theo gió. Chưởng đó chẳng những làm vỡ vụn tuyết bay nơi biên ải, làm lỡ lời thề cùng nhau chăn bò dê, mà còn khiến nước mắt tôi bỗng chốc thành trận mưa rào. Lúc ấy trái tim thiếu nữ cho rằng đó chính là tình yêu vĩ đại bậc nhất. Nếu đem so, Quỳnh Dao nào đáng kể gì? Gương chuốc sầu làm bài thơ mới, không bệnh mà rên, có vậy mà thôi, từ ấy bèn giã biệt Quỳnh Dao.
Đọc hết cả bộ truyện xong tỉnh giấc, thấy thế giới vẫn y nguyên, cái gì đẹp vẫn đẹp, cái gì xấu vẫn xấu, tự mình không thể trừ lũ bạo ngược, cũng không thể yên dân lương thiện. Đêm dài dằng dặc, nào đâu cao thủ thiếu niên tự trời xuống bảo vệ quanh mình? Tuyết bay tơi tả, nào đâu hiệp sĩ áo trắng bầu bạn cùng ta nơi góc biển chân mây? Thôi cho rồi, không xem cũng vậy.
Nhưng không bao lâu sau, chẳng cưỡng nổi sức lôi cuốn của rất nhiều chàng kính cận lêu đêu như sào trong giới võ lâm, cuối cùng một lần nữa tôi lại tìm đến người bạn trai hồi nào.
Với thần sắc như dự liệu, chàng thở dài một hơi bảo tôi:
-Người chốn giang hồ, thân không làm chủ mà! Bộ Tiếu Ngạo Giang Hồ này tôi mới mua xong, bạn xem trước vậy!
Vẻ mặt anh chàng như cứu người khỏi nước sôi lửa bỏng, tôi nhìn thấy mà thương!
Bây giờ tốt nghiệp rời trường đã mươí năm, tôi không còn đọc tiểu thuyết võ hiệp nữa, chỉ nghe loáng thoáng trong giới võ lâm đã có thêm Cổ Long, Ôn Thụy An cùng nhiều danh gia khác, song tôi đã là vợ, là mẹ, dù ở chỗ sâu kín nhất trong lòng, vẫn thủy chung dành một phần hướng về cảnh tượng giang hồ vô cùng đẹp thú, thì, theo tầm vóc con trai [của tôi] ngày một cao, phần hứng thú đó cũng ngày một giảm cho tới lúc hóa thành số không.
Cuộc sống cứ thế trôi qua từng ngày, tẻ nhạt và mệt mỏi, cảnh tượng xiêu lòng xa trông giang hồ giữa lúc chiều tà nhuộm máu, trăng sáng gió thu, đăm đăm nhìn thế giới, đã như ở một nơi nào xa lắc, còn bầu bạn bên tôi chỉ có đứa con trai chưa hiểu biết gì về thế giới này mà lại muốn nhảy ra thử sức, không hề biết sợ là gì. Mặc dù cháu còn quá nhỏ, quá nhỏ nhưng đôi mắt trong xanh của cháu ít nhiều cũng khiến tôi nhớ lại khoảng trời sáng sủa, thuần nhất, chân chất ngày nào.
Trong những đêm ẩm ướt và quạnh quẽ, tôi cũng có đọc sách. Nào “Dương Xuân bạch tuyết”, nào “Hạ Lí ba nhân” [“Dương Xuân bạch tuyết” là một khúc hát cao nhã của nước Sở thời Chiến quốc, đối lập với “Hạ lí ba nhân”, tên một khúc hát dân gian. Sau này dùng để chỉ tác phẩm cao nhã và tác phẩm đại chúng. CTNXB], song thực lòng mà nói, đọc thì có đọc đấy nhưng không sao cảm động nổi. Sách vừa rời tay, ngày hôm sau đã không còn mảy may vương lại.
Một hôm tôi về nhà mẹ, ngẫu nhiên bắt gặp hai tập “Ỷ Thiên đồ long kí” dầy cộm trên đầu giường em trai, hai chữ “Kim Dung” đập ngay vào mắt. Sau một thoáng ngẩn người, tôi đưa tay cầm lên. Cái văn quen thuộc của đại sư phả vào mặt mũi khiến người đọc cảm động mãi không thôi. Cầm lòng không đậu, khoé mắt tôi dường như cũng hơi ươn ướt.
Mười năm nay, chưa từng có cuốn tiểu thuyết nào khiến lòng tôi thổn thức nhường ấy. Nào biết đó là nỗi bi ai cho tôi hay nỗi bi ai của cuộc sống đây?
Phạm Tú Châu dịch (Theo báo Tân Hoa Văn, số 7 năm 1995).

Gấu nhớ là, bà chủ quán cá có lần kể về cái vụ lần đầu vô Nam tìm đọc Bùi Giáng, và được một nhà văn Ngụy khuyên can, chớ chớ, thứ đầu óc ‘duy [thực] vật' như của những nhà văn Miền Bắc, không thể nào đọc nổi Bùi Giáng!
Cũng vậy, là, chưởng!
*

Cả một nước Việt Nam coi chúng tôi như không có mặt trên đời.

LTH

Vào năm 1981, Bai Hua, một nhà văn quân đội của TQ, bị đả kích nặng nề vì đã để cho một nhân vật của ông, [trong phim Tình Yêu Không Được Đền Đáp, Unrequited Love], một cô gái nói với ông bố sắp chết: “ Bố yêu xứ sở của bố, nhưng xứ sở của bố có yêu bố đâu”. Giai thoại kể là, Đặng Tiểu Bình có coi phim, chiếu riêng cho ông, và ông bực quá, sủa, đếch được, “this won’t do”.

Thành thử, câu của bà Huệ, nên để cho những nhà văn trong nước nói ra, thì bảnh hơn. Mấy ông nhà văn, nhà báo trong nước đi biểu tình chống cắt đất, cắt biển dâng Tầu, nghe con cái của họ chửi, "bố yêu nước Mít, nhưng nước Mít đếch có yêu bố, đếch coi bố có mặt ở trên đời", thì mới hợp tình hợp cảnh hơn là đám bỏ chạy!
Và đám bỏ chạy, hình như chúng nó chỉ mê có một nửa đất nước đếch còn nữa mà thui!
*
Giai thoại trên, về Deng, Gấu đọc, trong bài viết của Jonathan Mirsky, Những nhà văn trong một trận gió lạnh [Writers in a Cold Wind, nhái tít của Le Carré, The Spy Who Came In From The Cold], điểm cuốn Những sử dụng, the uses, của văn chương: Cuộc sống ở trong hệ thống văn học xã hội chủ nghĩa TQ, của Perry Link [NYRB, 8 March, 2001]. Mirsky kể là, vào đầu năm 1979, nhà nước TQ bãi bỏ rào cản 19 tác phẩm cổ điển, và 16 tác phẩm ngoại quốc, trong có cuốn Anna Karenina, và vào cái ngày đầu tiệm sách Bắc Kinh bầy bán chúng, thiên hạ rồng rắn nối đuôi nhau chờ mua, và đã xẩy ra đánh lộn, và trong một tuần, tám trăm ngàn cuốn truyện về nàng Kha Lệ Ninh đã được bán ra!
Gấu bất giác lại nhớ những ngày 1954, khi mấy anh VC về tiếp quản thủ đô, và lần, mấy rạp ciné cho chiếu lại một hai phim Tây phương cũ rich, bị kẹt: Cả Hà Nội xếp hàng đi coi! Gấu cũng xếp hàng, tất nhiên. Vừa xem xong một cái là chạy vội kiếm đường chuồn!
*

Hoàng Xuân Trường, trong bài viết trên Thế Kỷ 21, số tháng Tám, 1997, kể về một trong những lý do vượt biên của ông. Có cả ngàn lý do, nhưng thiếu kiếm hiệp cũng là một. Ông cho rằng, xã hội cộng sản cấm kiếm hiệp chẳng phải vì nó viễn mơ, không có tính đảng, tính giai cấp, tính hiện thực xã hội chủ nghĩa, mà vì những nhân vật của Kim Dung như Hồng Giáo Chủ, Tinh Tú Lão Quái, Đông Phương Bất Bại... đã gợi đến những lãnh tụ muôn vàn kính yêu của họ.
Kinh nghiệm vượt biên của ông làm tôi nhớ đến của tôi, khi rời bỏ Hà-nội. Năm 1954, dân Hà-nội chỉ đâu một hai tuần là quá ớn phim ảnh xã hội chủ nghĩa. Trong tình trạng còn xập xí xập ngầu đó, cũng có thể do chủ trương của nhà nước, (thời gian 300 ngày tự do của Hải-phòng), một ông chủ rạp đã cho chiếu lại một phim cũ, thuộc loại vô thưởng vô phạt. Tôi còn nhớ, đó là một phim của Ý, về một vị nữ y tá, hình như còn là nữ tu, muốn rời bỏ tu viện, và bệnh viện, để đi theo bồ. Đúng lúc bà rời bỏ, thì những đoàn xe đưa binh sĩ bị thương tới bệnh viện. Và bà đã quyết định ở lại. Bữa đó, cả Hà-nội sắp hàng vô coi phim! Còn thằng bé thì sau đó, tìm đủ mọi cách xuống Hải-phòng, trước còn xem phim, rồi về, sau đi luôn!
Tây phương vẫy gọi
*
Nhân chuyện thơ Bùi Giáng, chưởng KD mấy anh mấy chị Bắc Kít không làm sao đọc được, và, suy tư trăn trở hoài về vấn nạn này, Gấu ngộ ra chân lý. Đối với họ, văn chương là một chuyện nghiêm trọng, không phải chuyện đùa. Trong khi một trong những bí quyết viết văn, là, “tôi là kẻ nói dối luôn nói ra sự thực”.
Hay, như John Fowles, một tiểu thuyết gia Hồng Mao, phán:

Nếu bạn muốn thực với cuộc đời, khởi sự nói dối về thực tại cuộc đời.

If you want to be true to life, start lying about the reality of it.

Hay, vẫn ông này, bạn không thể miêu tả thực tại; chỉ đưa ra những ẩn dụ, metaphors, và chúng chỉ ra, indicate, thực tại. Tất cả những kiểu cọ miêu tả (hình ảnh, toán học, và cái còn lại, cũng như là văn chương) đều có tính ẩn dụ. Ngay cả một miêu tả chi li nhất, xác thực nhất, có tính khoa học nhất, một sự vật, hay một khoảnh khắc, thì cũng là một mớ ẩn dụ.

Fowles, một cách nào đó, là đệ tử của Alain-Fournier, tác giả Le Grand Maulnes. Anh Môn Vĩ Đại, "Đại Gia" Môn!

[Note: Do quá mê sư phụ, Fowles bị bạn bè chọc quê, biến Le Grand Maulnes thành 'The Great Moan': Tiếng Rên Rỉ Lớn!]
Chính là vì đám Bắc Kít quá nghiêm trọng với văn chương, cho nên nó đã bị cả hai bên, nhà văn, nhà nước lợi dụng, và lạm dụng. Một ‘đặc sản Nam Bộ’ khó mà ngửi được câu thơ “Đường ra trận mùa này đẹp lắm”. Có thể, họ nghĩ, phải đánh cho Mỹ cút Ngụy nhào, nhưng vừa thôi cha nội, đừng xúi con nít ăn cứt gà!. Bắc Kít, không chỉ ăn cứt gà, mà còn nhỏ máu tay viết đơn xin được ăn cứt gà! Cái sự nghiêm trọng thái quá với văn chuơng nó gây họa khủng khiếp là như vậy đấy!
Trong tập tiểu luận và những bài viết tình cờ, Lỗ Giun, Wormholes, Fowles dành một bài thật trang trọng về Miền Đã Mất của sư phụ Alain-Fournier: The Lost Domain of Alain-Fournier (1986). Đọc bài viết Gấu ngộ ra, Fowles, Alain-Fournier, Bùi Giáng, và Gấu, mỗi người đều có một ‘lost domain’, và với Gấu, đó là BHD, và qua BHD, Hà Nội của tuổi thơ của Gấu. Bài viết thật tuyệt, Gấu cứ tính dịch ra hầu độc giả, nhưng do quá nghiêm trọng với cái gọi là Cái Ác Bắc Kít, giờ này, chán quá rồi, bèn loay hoay tìm cách trở lại miền đã mất của Gấu, trong khi chờ đợi BHD ới một tiếng, là đi!
*
Khủng khiếp nhất, là khi hết còn tin vào cái gọi là "Đường ra trận mùa này đẹp lắm"! Bởi vậy cứ mỗi lần nghe mấy anh VC huyênh hoang là mỗi lần Gấu nhột. Cái thê thảm, băng hoại, xuống hố bây giờ là do cái lẫm liệt ngày nào mà ra. Càng ca bao nhiêu càng nhục bấy nhiêu. Sự thực rõ ràng như ban ngày, mà hễ nói tới là đổ tội cho bọn Chống Cộng Điên Cuồng. Quái thật. Bọn Chống Cộng Điên Cuồng chỉ Chống Cộng Điên Cuồng từ 30 Tháng Tư, 1975. Chúng chống, đâu cho một Miền Nam đã mất, mà cho cả một nước Việt Nam sẽ hồi sinh. Bởi vậy, khi nghe bà chủ sạp cá phán trong Còn Lại Gì:
“Nhận định này không đồng nghĩa với việc chia sẻ hay ủng hộ các nỗ lực phục hồi Việt Nam Cộng Hoà như thường thấy ở không ít cộng đồng người Việt tị nạn. Lịch sử không thể làm lại, mặc dù có thể viết lại.”, Gấu cứ cười khùng khục. Đâu phải ngu,  mà tâm địa khốn nạn, mới phán như vậy.
Mới đây, Gấu đọc mấy anh VC ca ngợi Võ tướng quân, về cái chuyện không "khứng" chiến thuật biển người của Tầu Phù, vì ông rất thương bộ đội Cụ Hồ, nên đã "cho pháo vô, lại kéo pháo ra", trong chiến dịch Điện Biên, hay sau này, chống lại chiến thuật nướng anh em VC miệt vườn Miền Nam của Lê Duẩn, nên mới thất sủng. Tuy nhiên, Võ ông đã từng trả lời phóng viên Mẽo, "Twenty years, maybe 100 years-as long as it took to win, regardless of cost.": Hai chục năm, 100 năm có thể, đánh đến thắng thì thôi, bất kể tổn thất. Nhân loại, thế giới sợ tướng Võ là ở cái sự vô cảm, hết "nhạy cảm" đó, chứ đâu phải ở tài cầm quân? Gấu này lại nhớ đến câu trứ danh của Xì Ta Lin: Cái chết của một người, thì là một tai ương, thảm họa. Của triệu người, chỉ là thống kê.
Giáp đâu có thua Xì?

*
But, as Ho's brilliant commander, General Vo Nguyen Giap, told me in Hanoi in 1990, his principal concern had been victory. When I asked him how long he would have resisted the U.S. onslaught, he thundered, "Twenty years, maybe 100 years-as long as it took to win, regardless of cost." The human toll was horrendous. An estimated 3 million North and South Vietnamese soldiers and civilians died.
STANLEY KARNOW
Cái gì làm cho Miền Bắc tin như bắp vào chân lý, giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước, xây dựng cái nhà to tổ bố? Ngu si thất học, hay quá thông minh, ưu việt? Nhân vật nữ trong The Reader của Bernhard Schlink, do mù chữ, không đọc được báo, nên hụt một việc làm tại nhà máy, và được đi làm quản giáo, và dâng hiến đời mình cho việc làm thịt Do Thái. Đa số Nazi đều là thành phần có học. Và với The Reader, đây là một “tai nạn” của lịch sử tội ác Nazi. Chúng ta tự hỏi, liệu, cái sự ngu si thất học là nguyên nhân thắng trận? Những thành phần ưu việt đã xúi đám ngu si dốt nát lao vào chiến trường Miền Nam? Liệu có người nào làm một cuộc điều tra về chuyện này, như Mẽo đã từng làm, và cho thấy, đa số Mẽo tham chiến tại Việt Nam là da đen?
Trên tờ TLS số 2 Tháng Giêng 2009, có bài,  Địa lý về sự mất mát, Geogaphies of loss, viết về những tiểu thuyết mới ra lò của Đức, chúng đều nhắm vào sự hoài nhớ, và tội lỗi, [Recent German novels deal with nostalgia and guilt]. Chúng ta thì đều quá rành về một Miền Nam Mỹ Ngụy, nhưng còn Miền Bắc?
Tiểu thuyết gia Đức Uwe Tellkamp, trong Cái Tháp, DER TURM, được giải thưởng 2008 German Book Prize, đã đưa ra câu hỏi, Đông Đức là cái quái gì? (1), khi viết về một dúm gia đình trí thức trưởng giả, đúng ra không thể có, tại đây.
Mít chúng ta đã biết về những anh nông dân Bắc Kít, như Cu Sài của Lê Lựu, nhỏ máu ngón tay viết đơn tình nguyện vô Nam chiến đấu, nhưng chưa hề biết về một Miền Bắc, khác?
Liệu có một Miền Bắc, khác?
(1) Hà Nội là cái quái gì? TTT
Der Turm còn một cái tiểu tít là: Chuyện về một xứ sở đã mất, Tale from a lost country. Chúng ta, Mít, hình như cũng có một câu chuyện về một xứ sở đã mất, và chắc chắn, không phải là Miền Nam !