nqt

Nguyễn Quốc Trụ

Sinh 16 tháng Tám, 1937
Kinh Môn, Hải Dương
[Bắc Việt]
Quê Sơn Tây [Bắc Việt]
Vào Nam 1954
Học Nguyễn Trãi [Hà-nội]
Chu Văn An, Văn Khoa
[Sài-gòn]
Trước 1975 công chức
Bưu Điện [Sài-gòn]
Tái định cư năm 1994
Canada


Đã xuất bản
Những ngày ở Sài-gòn
Tập Truyện
[1970, Sài Gòn,
nhà xb Đêm Trắng
 Huỳnh Phan Anh chủ trương]
Lần cuối, Sài-gòn
Thơ, Truyện, Tạp luận
[Văn Mới, Cali. 1998]
Nơi Người Chết Mỉm Cười
Tạp Ghi
[Văn Mới, 1999]
Nơi dòng sông
chảy về phiá Nam

[Sài Gòn Nhỏ, Cali, 2004]
Viết chung
với Thảo Trần
Chân Dung Văn Học
[Văn Mới, 2005]

Trang Tin Văn, front page, khi quá đầy, được chuyển qua Nhật Ký Tin Văn, và chuyển về những bài viết liên quan.
*
Một khi kiếm, không thấy trên Nhật Ký, index:
Kiếm theo trang có đánh số.
Theo bài viết.
Theo từng mục, ở đầu trang Tin Văn.

Email

Nhìn lại những trang
Tin Văn cũ
  5

Bản quyền Tin Văn
*
Tất cả bài vở trên Tin Văn, ngoại trừ những bài có tính giới thiệu, chỉ để sử dụng cho cá nhân [for personal use], xài thoải mái [free]

Liu Xiaobo Elegies
Nobel văn chương 2012

Anh Môn

Kỷ niệm 100 năm sinh của Milosz

IN MEMORIAM W. G. SEBALD
http://tapchivanhoc.org











Happy New Year

&

Richie @ school with friends

&

 Thơ Mỗi Ngày

One Art

The art of losing isn't hard to master;
so many things seem filled with the intent
to be lost that their loss is no disaster.

Lose something every day. Accept the fluster
Of lost door keys, the hour badly spent.
The art of losing isn't hard to master.

Then practice losing farther, losing faster:
places, and names, and where it was you meant
to travel. None of these will bring disaster.

I lost my mother's watch. And look! my last, or
next-to-last, of three loved houses went.
The art of losing isn't hard to master.

I lost two cities, lovely ones. And, vaster,
some realms I owned, two rivers, a continent.
I miss them, but it wasn't a disaster.

-Even losing you (the joking voice, a gesture
I love) I shan't have lied. It's evident
the art of losing's not too hard to master
though it may look like (Write it!) like disaster.

-Elizabeth Bishop, The Complete Poems, 1927-1979,
Farrar, Straus & Giroux
[Robert Hass: Now & Then] 

Một Nghệ Thuật

Nghệ thuật mất thì không khó để trở thành một “sư”;
Rất nhiều thứ, có mặt trên cõi đời này, là để mất đi, 1 cách hăm hở,
Ra ý, ta có ra khỏi đời mi, thì đâu có phải là 1 thảm họa,
Vả chăng, mi cũng đâu có thương yêu gì ta, hử, GCC?

Mất 1 cái gì đó, mỗi ngày, mọi ngày.
Chấp nhận vô thường, mất nhộn nhịp
Nào chùm chìa khóa,
Nào những giờ phút qua đi một cách đếch ra cái chó gì!
Nghệ thuật mất đâu có khó để mà làm 1 bậc đại sư phụ.

Rồi thực tập nó, làm sao mất mau lẹ hơn, xa mãi hơn: nơi chốn, tên tuổi,
những thánh địa mà bạn hằng mong thăm viếng [căn nhà ở đường PDP ư?]
Chẳng có cái chi trong ba thứ làm xàm đó sẽ mang đến thảm họa

Tớ mất cái đồng hồ của mẹ tớ.
Mà nhìn kìa, căn nhà sau cùng, kế cái sau cùng, của ba căn nhà thân thương, thì đều đi đong!
Nghệ thuật mất, dễ ợt, không học cũng thành bậc sư

Gấu mất một thành phố, rồi hai thành phố, toàn những thành phố cực thân thương.
Rồi rộng rãi hơn, thoáng hơn, Gấu mất mẹ một đất nước.
Vài cõi Gấu sở hữu, hai con sông, một đại lục
Gấu nhớ quá, làm sao không, nhưng đếch phải 1 thảm họa

Ngay cả mất Em (một giọng nói tếu tếu, một cử chỉ mà Gấu cực mê),
Gấu không nói dối. Thì hiển nhiên rồi, nghệ thuật mất thì không khó làm chủ
Tuy rằng, nó cẩm như (Này, viết ra liền nhe!), một thảm họa.

Whoever wishes to remember must trust to oblivion, to the risk entailed in forgetting absolutely, and to this wonderful accident that memory then becomes.

-Maurice Blanchot

Người nào mong mỏi hoài nhớ chắc hẳn đã tin rằng có lãng quên, tin rằng có sự rủi ro tiếp đó là sẽ quên tuốt tuột, và chính từ sự ngẫu nhiên tuyệt vời này mà kỷ niệm được hình thành.

Người ta biết rằng sẽ quên, không chừng quên tuốt, nên biến những gì đáng nhớ thành ký ức, để sau này khỏi quên đó mà .

K

I seek the crucial region of the soul where absolute Evil and fraternity clash.
-Andre Malraux

Tôi tìm vùng chủ yếu của linh hồn, nơi Cái Ác tuyệt đối và tình anh em đụng độ (1)

http://www.tanvien.net/new_daily_poetry/11.html

Elizabeth Bishop’s Art of Losing

By

She was vigilant about giving nothing away in her poetry, but a new biography examines her harrowing personal life.



Keep This to Yourself

There are country roads now that are empty.
They'll hold on to the light of the day
A bit longer, mindful some boy
May be heading home after a game.

Whoever he is, he'll have to hurry.
This lovely moment won't last long.
The road before him lies white
Here and there under the dark trees,

As if some mad girl in the neighborhood
Had emptied her linen closet
And had been spreading her things
Over the soft late summer dust.

Nhím cho riêng mi


Có những con đường nhà quê bi giờ trống trơn
Chúng sẽ níu kéo ánh sáng của ngày
Lâu hơn một tị, chắc là có tí quan hoài tới 1 đứa bé nào đó
Có thể trên đường về nhà, sau một trò chơi

Đứa nào thì đứa nào, thằng bé phải vội vã
Chút khoảnh khắc rất đỗi đáng yêu này chẳng thể kéo dài
Con đường trải dài trước thằng bé một màu trắng
Đây, đó, dưới những cái cây sẫm đen

Như thể một cô gái lối xóm
Soạn cái tủ đựng quần áo của cô
Và bèn trải ra những cái xú chiêng, những cái xịp
Trên lớp bụi mờ của một mùa hè, nhẹ, muộn.
Charles Simic

Thơ Simic, thoạt đầu, Gấu không dám đọc, vì sợ. Nhất là cái lần đọc bài "Đọc Lịch Sử" của ông, THNM, nhớ đến cái chết của ông cụ của Gấu, bị chúng làm thịt hồi đầu “Kách Mệnh”, thuổng cách viết của Trùm Vẹm. Sau quá mê.
Bài trên, mà không mê sao?

Charles Simic    

SHELLEY

for M. Follain

Poet of the dead leaves driven like ghosts.
Driven like pestilence-stricken multitudes.
I read you first
One rainy evening in New York City.

In my atrocious Slavic accent.
Saying the mellifluous verses
From a battered. much-stained volume
I had bought earlier that day
In a secondhand bookstore on Fourth Avenue
Run by an initiate of the occult masters.

The little money I had being almost spent.
I walked the streets. my nose in the book.
I sat in a dingy coffee shop
With last summer's dead flies on the table.
The owner was an ex-sailor
Who had grown a huge hump on his back
While watching the rain. the empty street.
He was glad to have me sit and read.

He'd refill my cup with a liquid dark as river Styx.
Shelley spoke of a mad. blind. dying king;
Of rulers who neither see. nor feel. nor know;
Of graves from which a glorious Phantom may
Burst to illumine our tempestuous day.

I too felt like a glorious phantom
Going to have my dinner
In a Chinese restaurant I knew so well.
It had a three-fingered waiter
Who'd bring my soup and rice each night
Without ever saying a word. 

I never saw anyone else there.
The kitchen was separated by a curtain
Of glass beads which clicked faintly
Whenever the front door opened.
The front door opened that evening
To admit a pale little girl with glasses. 

The poet spoke of the everlasting universe
Of things.... of gleams of a remoter world
Which visit the soul in sleep....
Of a desert peopled by storms alone .... 

The streets were strewn with broken umbrellas
Which looked like funereal kites
This little Chinese girl might have made.
The bars on MacDougal Street were emptying.
There had been a fistfight.
A man leaned against a lamppost, arms extended as if aucified.
The rain washing the blood off his face.

In a dimly lit side street,
Where the sidewalk shone like a ballroom mirror
At closing time-
A well-dressed man without any shoes
Asked me for money.
His eyes shone, he looked triumphant
Like a fencing master
Who had just struck a mortal blow.

How strange it all was.... The world's raffle
That dark October night....
The yellowed volume of poetry
With its Splendors and Glooms
Which I studied by the light of storefronts:
Drugstores and barbershops,
Afraid of my small windowless room
Cold as a tomb of an infant emperor.

SHELLEY

Thi sĩ của người chết rời bỏ, bị xua đuổi như những con ma
Như đám người bị dịch bịnh
Tôi đọc bà lần đầu
Một buổi chiều mưa ở New York City.

Trong giọng Slavic tàn khốc
Tôi đọc những câu thơ ngọt ngào
Trong cuốn thơ tả tơi, nhem nhuốc
Tôi mua vào lúc đầu ngày
Tại một tiệm bán sách cũ ở Đại Lộ Thứ Tư
Chủ tiệm là 1 tay mới được kết nạp để trở thành một
trong những sư phụ của 1 thứ tôn giáo thần bí

Tí tiền còm mà tôi có, kể như xong
Tôi bước trên phố, dí mũi vô cuốn thơ.
Tôi ngồi trong 1 tiệm cà phê dơ dáy
Với những con ruồi chết
của mùa hè sau cùng, trên mặt bàn.
Người chủ tiệm là 1 tay cựu thủy thủ
Lưng ông ta có 1 cái bướu tổ chảng
Lớn dần theo những giờ ngắm mưa,
ngắm con phố trống rỗng.
Ông ta mừng ơi là mừng khi thấy tôi ngồi, và đọc thơ
Và châm thêm ly cà phê với thứ nước
đen như nước kênh cầu Thị Nghè!

Shelley nói về 1 vì vua khùng, mù, hấp hối;
Những tên cai trị hết còn nhìn, cảm, biết;
Những ngôi mồ, từ đó, một Bóng Ma có thể
Đột ngột xuất hiện để chiếu sáng cái ngày dông bão của chúng ta

Tôi cũng cảm thấy mình như 1 bóng ma huy hoàng
Đi dự bữa ăn tối của mình
Tại một nhà hàng Tẫu mà tôi quá rành.
Ở đó có một người bồi chỉ ba ngón tay
Mang món xúp cho tôi mỗi đêm
Đếch bao giờ mở miệng lèm bèm dù chỉ 1 lời 

Tôi đếch thấy ai nữa ở đó
Nhà bếp thì chia cách bởi một bức rèm
Làm bằng những chuỗi hạt thuỷ tinh
Chúng leng keng nhè nhẹ khi cửa trước mở
Bữa tối hôm đó, cửa trước mở
Cho vô một cô gái nhỏ xanh xao với những cái ly.

Nhà thơ nói về một vũ trụ hằng hằng
Về những sự vật… về những tia sáng yếu ớt đến từ một thế giới xa hơn
Viếng thăm linh hồn khi ngủ…
Về một sa mạc cư dân là bão tố không thôi…

Những con phố lốm đốm những cái ô, dù bể, gãy, thủng, rách…
Trông chẳng khác gì những cánh diều đám ma
Có thể cô bé con người Tầu làm
Những quầy rượu ở con phố MacDougal vắng hoe.
Có 1 trận đấm đá, so găng.
Một người đàn ông tựa người vô cái trụ đèn, tay duỗi dài ra, như bị đóng đinh trên cây thập tự
Nước mưa rửa sạch máu trên mặt anh ta.

Trong một con phố nhỏ, ánh đèn lù tù mù
Hè đường sáng lên như tấm gương ở phòng khiêu vũ
Vào lúc đóng cửa –
Một người đàn ông, ăn mặc thật là bảnh, đếch mang giày
Hỏi xin tiền tôi
Mắt anh ta sáng rực lên, vẻ chiến thắng
Như một tổ sư kiếm,
Vừa trúng 1 đòn chí tử.

Kỳ lạ làm sao tất cả… cặn bã của thế giới
Đêm tháng Muời u tối…
Cuốn thơ màu vàng
Với những Huy hoàng và Âm u của nó
Tôi đọc dưới anh đèn đằng trước cửa tiệm: Tiệm thuốc, tiệm cắt tóc
Sợ căn phòng nhỏ, đếch cửa sổ của tôi
Lạnh như nấm mồ của một ông vua con nít.

Cặn bã, dơ dáy, cuốn thơ màu vàng...  Gấu bỗng nhớ tới nhóm Mở Miệng và đòn VC đang đánh tới tấp lên con “dê tế thần" là em NT kiều diễm [?]
Hà, hà!
"Dê tế thần", theo nghĩa của Kafka. Không phải cú NVGP, quy hồi vĩnh cửu, theo GCC.
NVGP dính tới chính trị. Cú này, cú CVD trước đó, văn chương.
Nhà văn là 1 thứ dê tế thần. Nhờ họ mà VC an tâm gây tội chẳng cần hối lỗi! 

Helen Vendler, chuyên gia về thơ, nổi tiếng, trong bài Totemic Sifting, điểm mấy cuốn của Simic [Cuốn sách của Thần và của Quỉ, The Book of Gods and Devils, Khách sạn Mất ngủ, Hotel Insomnia, và Dime-Store Alchemy], lôi bài thơ Shelley ra lèm bèm về hai chi tiết thật quái, là "cặn bã thế giới", và cái "mồ của tên hoàng đế trẻ con", GCC post ở đây:

The two books of poems under scrutiny here, while preserving Simic's coercive style, vary in content. The Book of Gods and Devils is often autobiographical, sometimes covertly (as is Simic's wont) but at other times overtly so. There is, for example, a touching glimpse of Simic's first reading of Shelley in a "dingy coffee shop" in New York: The poem alternates between urban wreckage- drunks, the homeless, broken umbrellas-and the visionary reaches of Shelley's social prophecies:

How strange it all was…. The world's raffle
That dark October night…..
The yellowed volume of poetry
With its Splendors and Glooms
Which I studied by the light of storefronts:
Drugstores and barbershops,
Afraid of my small windowless room
Cold as a tomb of an infant emperor.
("Shelley")

What distinguishes this excerpt, and makes it something more than a reminiscence of adolescent idealization juxtaposed with urban banality, is the presence of two startling phrases- "the world's raffle," and the "tomb of an infant emperor." Neither of these is at all expectable, and one halts in coming to them as before a surrealist effect. Neither is strictly speaking surreal; both can be pressed into sense. But the essential lawless nature of Simic's imagination, darting against his coercive structures, is continually escaping the very prisons he has himself built.

Hồi nhỏ, biết bố mất tích, và nghe kể, bố bị dìm sống, dưới sông, Gấu, mỗi lần tắm sông, tắm ao, là bèn lặn sâu, cố nhịn thở, để như cùng chịu cái chết vì nghẹt thở như bố.
Simic cũng có kinh nghiệm về 1 ông bố bị Gestapo bắt [được thả sau đó], nhưng cái cảm tưởng của ông, khi còn là con nít, cũng chẳng khác gì của Gấu. Ông có 1 bài thơ tả cảnh cả gia đình đợi suốt đêm coi bố có được trở về hay không.

Như hầu hết các bài thơ của Adam Zagajewski, có lẽ bác dịch thơ của nhà thơ này là tới nhất (mặc dù tôi  không đủ năng lực tiếng Anh để kiểm chứng), khác với thơ dịch Simic, khó nuốt, (xin lỗi bác, đây chỉ là cảm nhận riêng mà thôi).
Ðộc giả TV

Thơ Simic trầm trọng hơn so với Zagajewki. Trong thơ Simic có cái quá khứ Mít. Có thể vì thế mà chúng ta thích đọc thơ Zagajewski hơn chăng?

Bài dưới đây mà chẳng trầm trọng sao?

Gấu cứ nghĩ đến 1 anh cu Gấu, của một thời vị lai, đang đọc sử Mít, và chứng kiến cái cảnh ông cụ của Gấu bị lịch sử cho đi mò tôm!


READING HISTORY

for Hans Magnus

At times, reading here
In the library,
I'm given a glimpse
Of those condemned to death
Centuries ago,
And of their executioners.
I see each pale face before me
The way a judge
Pronouncing a sentence would,
Marveling at the thought
That I do not exist yet. 

With eyes closed I can hear
The evening birds.
Soon they will be quiet
And the final night on earth
Will commence
In the fullness of its sorrow.

How vast, dark, and impenetrable
Are the early-morning skies
Of those led to their death
In a world from which I'm entirely absent,
Where I can still watch
Someone's slumped back,

Someone who is walking away from me
With his hands tied,
His graying head still on his shoulders,

Someone who
In what little remains of his life
Knows in some vague way about me,
And thinks of me as God,
As Devil.

Đọc Sử Ký

Gửi Hans Magnus

Đôi khi đọc ở đây
Tại thư viện
Tôi được đưa mắt nhìn
Những người bị kết án tử hình
Những thế kỷ đã qua
Và những đao phủ của họ
Tôi nhìn mỗi khuôn mặt nhợt nhạt
Cách ông tòa tuyên án
Lạ làm sao, là, tôi thấy mừng
Khi nghĩ rằng,
May quá, khi đó mình chưa ra đời! 

Với cặp mắt nhắm tít, tôi có thể nghe
Những con chim chiều tối
Chẳng mấy chốc, chúng sẽ mần thinh
Và đêm sau cùng trên trái đất
Sẽ bắt đầu
Trong trọn nỗi thống khổ của nó

Bao la, tối, không cách nào xuyên thủng,
Là những bầu trời sáng sớm
Của những con người bị dẫn tới cái chết của họ
Trong một thế giới mà tôi thì hoàn toàn vắng mặt
Từ cái chỗ của tôi, tôi vẫn có thể ngắm
Cái lưng lảo đảo,
Của một người nào đó,
Một người nào đó đang bước xa ra khỏi tôi
Với hai tay bị trói
Cái đầu xám của người đó thì vẫn còn trên hai vai 

Một người nào đó
Trong tí xíu thời gian còn lại của cuộc đời của mình
Biết, một cách mơ hồ về tôi
Và nghĩ về tôi, như là Thượng Đế
Như là Quỉ



SN_GCC_2017

*

*

http://www.tanvien.net/new_daily_poetry/29.html

Bài thơ sau đây, tưởng niệm tháng ba - giỗ lần thứ 11 ông anh nhà thơ - tháng tư (giỗ giỗ giỗ 30 tháng tư) - quá đau, quá đã!
Ông anh của GCC cũng là 1 cao thủ cờ tướng.

RICARDO REIS
I've heard that once, during I don't know
What war of Persia,
When invaders rampaged through the City
And the women screamed,
Two chess players kept on playing
Their endless game.

In the shade of a leafy tree they stared
At the old chessboard,
And next to each player was a mug of wine,
Solemnly ready
To quench his thirst in the moments when,
Having made his move,
He could sit back and relax, waiting
On his opponent.

Houses were burning, walls were torn down
And coffers plundered;
Women were raped and propped against
The crumbling walls;
Children, pierced by spears, were so much
Blood in the streets ...

But the two chess players stayed where they were,
Close to the city

And far from its clamor, and kept on playing
Their game of chess
Even if, in the bleak wind's messages,
They heard the screams
And, upon reflection, knew in their hearts
That surely their women
And their tender daughters were being raped
In the nearby distance,
Even if, in the moment they thought this,
A fleeting shadow
Passed over their hazy, oblivious brows,
Soon their calm eyes
Returned with confident attention
To the old chessboard.

When the ivory king's in danger, who cares
About the flesh and blood
Of sisters and mothers and little children?
When the rook can't cover
The retreat of the white queen, what
Does pillaging matter?
And when with sure hand the opponent's king
Is placed in check,
It hardly concerns one's soul that children
Are dying in the distance.

Even if the infuriated face
Of an invading warrior
Should suddenly peer over the wall and cause
The solemn chess player
To fall right there in a bloody heap,
The moment before that
Was still devoted to the favorite game
Of the supremely indifferent.

Let cities fall and people suffer,
Let life and freedom
Perish, let secure, ancestral properties
Be burned and uprooted,
But when war interrupts the game, make sure
The king's not in check
And the most advanced of the ivory pawns
Is ready to redeem the rook.

My brothers in loving Epicurus
And in understanding him
More in accord with our view than with his,
Let's learn from the story
Of the impassive chess players how
To spend our lives.

Let serious things scarcely matter to us
And grave things weigh little,
And let the natural drive of instincts yield
To the futile pleasure
(In the peaceful shade of the trees)
Of playing a good game.

Whatever we take from this useless life,
Be it glory or fame,
Love, science, or life itself,
It's worth no more
Than the memory of a well-played game
And a match won
Against a better player.

Glory weighs like an overlarge burden
And fame like a fever,
Love wearies, for it ardently searches,
Science never finds,
And life grieves, for it knows it is passing ...
The game of chess
Completely absorbs one's heart but weighs little
When lost, for it's nothing.

Ah, in the shade that unconsciously loves us
And with a mug of wine
At our side, intent only on the useless
Effort of the chess game,
Even if the game is only a dream
And we have no partner,
Let's do as the Persians of this story:
Wherever out there,
Near or faraway, war and our country
And life are calling us,
Let them call in vain, while we dream
In the friendly shade
Of our partners, and the chess game dreams
Of its indifference.

1 JUNE 1916

FERNANDO PESSOA:  A LITTLE LARGER THAN THE ENTIRE UNIVERSE


Cao Thủ Cờ Tướng
Tôi nghe nói, trong 1 cuộc chiến ở Persia,
cuộc chiến nào tôi không rõ,
khi những kẻ xâm lăng tàn phá Thành Phố,
đàn bà la thét,
hai cao thủ cờ tướng,
tiếp tục cuộc cờ không chấm dứt của họ,
ở dưới bóng cây, họ cắm mắt cắm mũi vào một cái bàn cờ cũ,
và bên cạnh là một vại cuốc lủi,
thật trịnh trọng, và luôn luôn sẵn sàng
làm dịu cơn khát của hai cao thủ, sau một nước cờ,
bèn ngửa người ra phía sau, tu một đường, chờ đối thủ đi nước cờ của anh ta.

Nhà cháy, tường đổ, của cải bị ăn cướp
Đàn bà bị hiếp, bị trấn vô tường, để tiếp tục hiếp,
trẻ con bị đâm, chém, đường phố đầy máu…
Nhưng hai cao thủ vẫn bình chân như vại, ngay dưới chân thành phố,
tiếp tục chơi cờ, trong tiếng la hét từ phiá xa vọng tới.
Ngay cả khi, trong tiếng gió thoảng, có tiếng la thét, và họ,
trong thâm tâm, thoáng có nghĩ tới, những người đàn bà của họ,
 những đứa con gái ngoan ngoãn của họ, đang bị hiếp,
chắc cũng không quá xa nơi họ đang chơi cờ,
và lông mày, lông mi của họ có thoáng âm u,
tâm tư của họ có nhầu nát, tí ti, thoáng 1 tí,
và họ lại chú mục vào cuộc chơi không chấm dứt,
 trở về một cách thật là vững tâm với cái bàn cờ cũ của họ.

Khi ông vua bằng ngà trên bàn cờ cũ bị nguy hiểm, thì ai để ý làm gì tới
thịt rơi, máu đổ, ở trên đường phố,
biển máu biển miếc, bà mẹ, người vợ, đứa chị, con em
bị, hay được… giải phóng ?
Giải phóng hay ăn cướp thì có ăn thua gì tới
một đường thối của Bạch Hoàng Hậu?
Và một khi đi được một nước vừa ý, đặt ông vua vào đúng vị trí,
thì những đứa trẻ đang chết ở xa xa kia, là cái chó gì mà phải quan tâm?

****

Borges made a profound impression on Spanish literary prose, as before him Ruben Dado had on poetry. The difference between them is that Dado imported and introduced from France a number of mannerisms and themes that he adapted to his own world and to his own idiosyncratic style. In some way all this expressed the feelings, and at times the snobbery, of a whole period and a certain social milieu. Which is why his devices could be used by so many without his followers losing their individual voices. The Borges revolution was personal. It represented him alone, and only in a vague, roundabout way was it connected with the setting in which he was formed and which in turn he helped crucially to form - that of the magazine Sur. Which is why in anyone else's hands Borges' style comes across as a caricature.

Vargas Llosa: The Fictions of Borges

Trong 1 bài viết về Borges, trong cuốn tưởng niệm ông, của một số tác giả, Vargas Llosa cho rằng, Borges tạo một ấn tượng sâu đậm vào văn xuôi Tây Ban Nha, như là trước đó, Rubén Darío, vào thơ.
Cũng vẫn ông, cuộc cách mạng của Borges là cá nhân. Nó đại diện mình ông ta, và chỉ là một ngọn sóng…. bởi thế, văn phong của Borges đụng bất cứ 1  tên TBN, là để lại 1 vết sẹo!

Tuyệt!

TTT, sở dĩ đếch có truyền nhân, là cũng xêm xêm. Ngoài lý do, thơ của TTT, 1 thứ thơ trí tuệ không 1 tên Mít nào có được, còn có cái lý do Vargas Llosa vừa nói tới.
Cái thứ thơ ngồi bên ly cà phê, nhớ bạn, thì cần chó gì đến trí tuệ.
Chẳng tên nào muốn làm thơ mà lại dính vết sẹo ở trong lòng bàn tay.
Cần chó gì sư phụ.
Không có sư phụ, thì đếch có vết sẹo!

Cả 1 cõi thơ TTT, có thể nói, đầy ắp Hà Nội, nhất là trong Tôi không còn cô độc, Liên Đêm…

Con đường tình tự Ga Hàng Cỏ
Nụ hôn đầu ôm mái tóc lang thang
Đâu phải mưa ô buy vào thành phố
Nửa đêm Hà Nội
Anh sợ cái cột đèn đổ xuống....

Toàn những hình ảnh của Hà Nội

Chỉ đến khi đi tù - trở lại cố quận – thì người đàn bà Nam Kít, xuất hiện, như hình ảnh của một quê hương mới, chốn trở về sau khổ lụy.
Giả như tụi Tẫu không phát động cuộc chiến biên giới, thì cuộc hội ngộ sẽ xẩy ra ở trong tù, ở Cổng Trời, thí dụ.
Cái tên thi sĩ dởm NDT mới nhảm làm sao. Hắn đếch đọc được thơ TTT, bèn lên giọng dè bỉu. Một thái độ như thế mà sao không tởm cho được.
Cái lũ làm thơ bên ly cà phê hẳn cũng bực Gấu lắm.

Nhưng, kệ cha chúng.

Vargas Llosa, trong bài viết trích dẫn, cho biết, đám Tây Bán Nhà cũng rất ư là nực Borges, ở những dòng thơ đếch có tí mùi thịt chó, rau muống!

Một vị, ra đi từ miền Bắc , khi đọc bài thơ viết về Budapest,  cái gì gì, hãy cho anh khóc bằng....  'bướm' em, GCC đưa lên mục Tạp Ghi trên tờ Văn Học, phán, cứ tưởng của 1 ông mũi lõ nào!
Borges cũng bị những đồng hương của ông chê, mất chất… Mít!

The Voronezh Notebooks survived by a miracle, or rather through the extraordinary determination of Nadezhda Mandelstam. In exile and poverty, under persecution and in isolation, his manuscripts hidden in teapots, shared out with friends, nightly renewed in the fragile casket of her human, fallible recall, she made it her life's work to preserve her husband's poetry.

Intro

76

A living being is incomparable; don't compare.
With a sort of tender fear
I embraced the plain's monotony,
The circle of the sky my enemy.
I appealed to my servant, the air,
Waited for its favors, fresh rumors,
Gathered for a journey, floated in an arc
Of journeys that refused to start ...
I'm ready to wander where my sky is greater,
But a limpid sadness will not let me leave
The still raw hills of Vor6nezh
For the clearing, all-human hills of Tuscany.

March 16, 1937

77

Rome

Where the frogs of the fountains croaked
And splashed, they sleep no more.
Once wakened, overcome with weeping,
With all the power of their throats and shells
They water the city, toady to
The mighty, with amphibious tears-

Summery, cheeky, a light antiquity,
With fallen arches and a glance of avidity,
Like the untouched bridge of Sant' Angelo
Flatfoot over the yellow flow-

Light blue, unformed, ashen,
In a tumor of houses like a drum,
The city's a swallow, made into a dome,
A cupola of paths and drafts-
You've turned it into a murder-nursery,
You-you brown-blood mercenaries-
Italian Blackshirts-
Vicious whelps of departed Caesars ...

They're all your orphans, Michelangelo,
Shrouded in marble and shame:
The night soaked in tears and the
Fleet young David, faultless,
And the bed on which Moses
Lies like a cataract, without motion-
Freedom of power and a lion's portion
Fall silent in slavery and sleep.

Yieldings of the furrowed stairs,
Of flights of rivers flowing to the square:
Let those steps ring out like deeds,
Let the somnolent citizens of Rome arise,
But not for crippled joys like these,
Like idle sponges of the sea.

The pits of the Forum are dug up anew,
And Herod's Gate opened at last-
And over Rome hangs the heavy jaw
Of the dictator-outcast.

March 16, 1937

Osip Mandelstam
Russian

1891-1938

LENINGRAD
 

I've come back to my city. These are my own old tears,
my own little veins, the swollen glands of my childhood.

So you're back. Open wide. Swallow
the fish oil from the river lamps of Leningrad.

Open your eyes. Do you know this December day,
the egg yolk with the deadly tar beaten into it?

Petersburg! I don't want to die yet!
You know my telephone numbers.

Petersburg! I've still got the addresses:
I can look up dead voices.

I live on back stairs, and the bell,
torn-out nerves and all, jangles in my temples.

And I wait till morning for guests that I love,
and rattle the door in its chains.

Leningrad. December 1930

1972, translated with Clarence Brown
W.S. Merwin
 

I returned to my city, familiar to tears,
to my childhood's tonsils and
varicose veins.

You have returned here-then swallow
the Leningrad street-lamps' cod-liver oil.

Recognize now the day of December fog
when ominous street-tar is mixed with the yolk of egg.

Petersburg, I do not want to die yet
I have your telephone numbers in my head.

Petersburg, I still have addresses at which
I will find the voice of the dead.

I live on a black stair, and into my temple
strikes the doorbell, torn out with flesh.

And all night long I await the dear guests,
and I jangle my fetters, the chains on the door.

[Osip Mandelstam, Selected Poems, translated by David McDuff. Cambridge: River Press, 1973, p.111] (1)

LENINGRAD

Tôi trở lại thành phố của tôi, thân quen với những dòng lệ,
với cơn đau thịt thừa trong cổ họng thuở ấu thơ,
và chứng chướng tĩnh mạch

Bạn đã trở về đây - vậy thì hãy nuốt
dầu đèn phố Leningrad

Hãy nhận ra bây giờ ngày tháng Chạp mù sương...

Petersburg, tôi chưa muốn chết
Tôi có số điện thoại của bạn ở trong đầu Petersburg,
tôi vẫn có những địa chỉ, tại đó, tôi sẽ tìm ra tiếng nói của những người đã chết...

*


Viết mỗi ngày

Đọc TTT, Gấu đụng mấy thai đố.

Tại làm sao, khi đọc Trầm Tư của Hồ Hữu Tường, khi HHT mơ Phật trở lại thế gian, TTT lại nghĩ đến cánh đồng Bắc Kít chằng chịt, bờ nhiều hơn ruộng?
Và, khi cánh đồng Bắc Kít liền thành 1 dải, nhờ chính sách lao động tập thể của Vẹm, thay vì Phật, Quỉ Đỏ xuất hiện.

Liệu đây là 1 ác mộng của TTT, như những ác mộng của Kafka, tiên đoán thế giới toàn trị?

Cái sự không làm sao đọc được 1 nhà thơ Nga, như Osip, của những nhà thơ như Hass, hay Auden, là do họ không làm sao cảm nhận ra được cái sự khủng khiếp của Cái Ác Á Châu, đến mức nào. ]
Xì đâu có phịa ra được 1 tội ác nào mới mẻ: chúng có sẵn trong lịch sử Nga.

Với xứ Bắc Kít, chẳng khác. Đám hậu duệ Vẹm ở trong nước thi nhau đổ tội cho Đảng, về những tội ác giáng xuống đầu dân Mít, nhưng Đảng đâu có cấm chúng nhỏ…  1 giọt nước mắt cho Trại Tù VC dành cho Ngụy?
Một khi lấy được Miền Nam 1 phát là Cái Ác Bắc Kít, lưu cữu 4 ngàn năm trong những ao tù đóng váng, lập tức, như xổ chuồng, bèn nở rộ.
Phan Khôi chẳng đã nhắc tới Cỏ Cụ Hồ, tức Bông Cứt Lợn, xuất hiện ở mảnh đất Điện Biên, cùng lúc với Vẹm ư?

http://www.tanvien.net/tg/tg_mim_cuoi.html

Tatyana Tolstaya, trong một bài người viết tình cờ đọc đã lâu, khi còn ở Trại Cấm, và chỉ được đọc qua bản dịch, Những Thời Ăn Thịt Người (đăng trên tờ Thế Kỷ 21), cho rằng, chủ nghĩa Cộng-sản không phải từ trên trời rớt xuống, cái tư duy chuyên chế không phải do Xô-viết bịa đặt ra, mà đã nhô lên từ những tầng sâu hoang vắng của lịch sử Nga. Người dân Nga, dưới thời Ivan Bạo Chúa, đã từng bảo nhau, người Nga không ăn, mà ăn thịt lẫn nhau. Chính cái phần Á-châu man rợ đó đã được đưa lên làm giai cấp nồng cốt xây dựng xã hội chủ nghĩa. Bà khẳng định, nếu không có sự yểm trợ của nhân dân Nga, chế độ Stalin không thể sống dai như thế. Puskhin đã từng van vái: Lạy Trời đừng bao giờ phải chứng kiến một cuộc cách mạng Nga!

Bây giờ đọc lại Phan Khôi, liệu chúng ta có thể hiểu ông nhiều hơn, khi không giản lược câu chuyện ông kể, về Cỏ Cụ Hồ, chỉ là một cách xả xú báp của một vị thâm nho, trước chế độ độc tài, theo suy nghĩ châm biếm, hài hước là khí giới của kẻ yếu thế. Trong Nhân Văn Giai Phẩm, ông kể chuyện Điện Biên, và sự xuất hiện một thứ cỏ tại vùng này. Cỏ nở hoa, "không thể ngửi được". Người Miền Bắc gọi là hoa cứt lợn (heo). Nhưng người dân Điện Biên vì thấy cỏ xuất hiện cùng lúc với quân đội Cộng Sản, nên gọi là Cỏ Cụ Hồ.

Tuy nhiên, giấc mơ Phật trở lại xứ Mít của HHT, được Steiner cùng cảm nhận và chia sẻ, và cái nhìn của ông, còn giải thích cái sự không làm sao đọc thơ Osip của Hass.

http://www.tanvien.net/Notes_2/under_eastern_eyes.html

Dưới con mắt Đông phương

Có một nghịch lý về thiên tài văn chương Nga. Từ Pushkin đến Pasternak, những sư phụ của thơ ca và giả tưởng Nga thuộc về thế giới, trọn một gói. Ngay cả ở trong những bản dịch què quặt của những vần thơ trữ tình, những cuốn tiểu thuyết và những truyện ngắn, chúng vẫn cho thấy một điều, không có chúng là không xong. Chúng ta không thể sẵn sàng bầy ra cái bảng mục lục những cảm nghĩ của chúng ta và của nhân loại nói chung, nếu không có chúng ở trong đó. Ngắn gọn, khiên cưỡng, theo dòng lịch sử, chỉ có văn học cổ Hy Lạp là có thể so đo kèn cựa được với văn học Nga, nếu nói về tính phổ quát. Tuy nhiên, với một độc giả không phải là người Nga, khi đọc Pushkin, Gogol, Dostoevsky, Mandelstam, họ vẫn luôn luôn là một kẻ đứng bên lề, một tên ngoại đạo. Họ có cảm giác mình đang nghe trộm, đọc lén một bản văn, một cuộc nói chuyện nội tại, rõ ràng thật dễ hiểu, sức truyền đạt cao, sự thích hợp phổ thông, vậy mà giới học giả, phê bình Tây phương, cho dù ở những tay sắc sảo nhất, vẫn không tin rằng họ hiểu đúng vấn đề. Có một cái gì đó mang tính quốc hồn quốc tuý, đặc Nga ở trong đó, và nhất quyết không chịu bỏ nước ra đi. Tất nhiên, đây là một vấn đề liên quan tới ngôn ngữ, hay chính xác hơn, đến những gam, những mảng quai quái, hoang dại của ngôn ngữ, từ tiếng địa phương, của giới quê mùa, cho tới thứ tiếng nói của giới văn học cao và Âu Châu hóa được những nhà văn Nga thi thố. Những trở ngại mà một Pushkin, một Gogol, một Anna Akhmatova bầy ra, nhằm ngăn chặn một bản dịch tròn trịa, giống như một con nhím xù lông ra khi bị đe dọa. Nhưng điều này có thể xẩy ra đối với những tác phẩm cổ điển của rất nhiều ngôn ngữ, và, nói cho cùng, có một mức độ, tới đó, những bản văn lớn lao viết bằng tiếng Nga vượt qua (Hãy tưởng tượng "quang cảnh quê ta" sẽ ra sao nếu thiếu Cha và Con, hay Chiến tranh và Hòa bình, hay Anh em nhà Karamazov, hay Ba chị em). Và nếu có người vẫn nghĩ rằng, không đúng như vậy, rằng Tây phương, khi quá chú tâm vào một bản văn thì đã làm méo mó, sai lạc điều mà một nhà văn Nga tính nói, thì không thể chỉ là do khoảng cách về ngôn ngữ.
Văn học Nga được viết dưới con mắt cú vọ của kiểm duyệt. Người Nga cũng là giống dân đầu tiên đưa ra nhận xét có tính “chuyện thường ngày ở huyện” này. Lấy đơn vị là một năm, thì, chỉ chừng một năm thôi [“là phai rồi thương nhớ”], mọi thứ “sĩ” của Nga, thi sĩ, tiểu thuyết gia, kịch tác gia, người nào người nấy, viết, với con mắt dòm chừng của nhân dân, thay vì với tự do suy tư. Một tuyệt tác của Nga hiện hữu “mặc dù” chế độ. Nói rõ hơn, dưới chế độ độc tài kiểm duyệt, nhìn chỗ nào cũng thấy có cặp mắt của…cớm, vậy mà Nga vưỡn có tuyệt phẩm!
Một tuyệt phẩm như thế, nó chửi bố chế độ, nó mời gọi lật đổ, nó thách đố, hoặc trực tiếp, hoặc với một sự mặc cả hàm hồ nào đó, với chính quyền, hoặc Chuyên Chính Nhà Thờ, hoặc Mác Xít Lê Nin Nít, Xì Ta Lít.
Bởi vậy mà Nga có 1 thật câu thật hách [thật oách, cho đúng tiếng Bắc Kít], nhà văn nhớn là một “nhà nước thay đổi, xen kẽ, đổi chiều”, “the alternative state”. Những cuốn sách của người đó, là một hành động chủ yếu - ở nhiều điểm, độc nhất - của sự chống đối chính trị.
Trong trò chơi mèo chuột khó hiểu như thế đó, và nó gần như không thay đổi, kể từ thế kỷ 18, Viện Cẩm Linh cho phép sáng tạo, và có khi còn cho phát hành, quảng bá những tác phẩm nghệ thuật hiển nhiên mang tính nổi loạn, phản động.
Với dòng đời trôi qua, thế hệ này tiếp nối thế hệ khác, những tác phẩm như thế đó - của Pushkin, Turgenev, Chekhov - trở thành cổ điển, chúng là những cái van an toàn chuyển vào miền tưởng tượng một số những đòi hỏi thay đổi, đổi mới chính trị, mà thực tại không cho phép. Cuộc truy lùng, săn đuổi những nhà văn-từng người, tống vào tù, cấm đoán sách của họ, là 1 phần của sự mà cả giữa đôi bên.
Một kẻ ở bên ngoài, không phải Nga, chỉ có thể biết đến cỡ đó. Anh ta nhìn vào nỗi đau khổ của Pushkin, sự chán chường của Gogol, hạn tù của Dostoevsky ở Siberia, cuộc chiến đấu thống khổ chống lại kiểm duyệt của Tolstoi, hay nhìn vào bảng mục lục dài những kẻ bị sát hại, mất tích, nó là cái biên nhận về sự thành tựu văn học Nga thế kỷ 20, và anh ta sẽ nắm bắt được “cơ chế”: Nhà văn Nga xục xạo, dính líu vào đủ thứ chuyện. Chỗ nào nhân dân Nga cần, là có nhà văn Nga. Anh ta dí mũi vào đủ thứ, khác hẳn thái độ buồn chán, và dễ dãi của đồng nghiệp Tây phương. Thường xuyên, trọn ý thức Nga được truyền vào ngòi viết của anh ta. Và để đổi lại, là mạng sống của anh ta, nói cách khác, anh ta trải đời mình, len lỏi đời mình, suốt địa ngục. Nhưng cái biện chứng tàn nhẫn này thực sự cũng không nói trọn sự thực, nó vẫn giấu đi ở trong chính nó, một sự thực khác, mà bằng trực giác, nó thì thật là hiển nhiên giữa những đấng nghệ sĩ Nga, nhưng kẻ bên ngoài đừng hòng nắm bắt được.

Lịch sử Nga là một lịch sử của đau khổ và nhục nhã gần như không làm sao hiểu được, hay, chấp nhận được. Nhưng cả hai - quằn quại vì đau khổ, và ô nhục vì hèn hạ - nuôi dưỡng những cội rễ một viễn ảnh thiên sứ, một cảm quan về một cái gì độc nhất vô nhị, hay là sự phán quyết sáng ngời. Cảm quan này có thể chuyển dịch vào một thành ngữ “the Orthodox Slavophile”, với niềm tin của nó, là, Nga là một xứ sở thiêng liêng theo một nghĩa thật là cụ thể, chỉ có nó, không thể có 1 xứ nào khác, sẽ nhận được những bước chân đầu tiên của Chúa Ky Tô, khi Người trở lại với trần gian. Hay, nó cũng có thể được hoá thân vào trong chủ nghĩa thế tục thiên sứ [chúng ông đều là Phù Ðổng Thiên Vương cả đấy nhé, như anh VC Trần Bạch Ðằng đã từng thổi mấy đấng Bộ Ðội Cụ Hồ], với niềm tin, đòi hỏi sắt đá của CS về một xã hội tuyệt hảo, về một rạng đông thiên niên kỷ của một công lý tuyệt đối cho con người, và tất nhiên, tất cả đều bình đẳng, hết còn giai cấp. Một cảm quan chọn lựa thông qua khổ đau, vì khổ đau, là nét chung của cảm tính Nga, với thiên hình vạn trạng dạng thức của nó. Và điều đó còn có nghĩa, có một liên hệ tam giác giữa nhà văn Nga, độc giả của người đó, và sự hiện diện đâu đâu cũng có của nhà nước, cả ba quyện vào nhau, trong một sự đồng lõa quyết định. Lần đầu tiên tôi mơ hồ nhận ra mùi đồng lõa bộ ba này, lần viếng thăm Liên Xô, đâu đó sau khi Stalin chết. Những người mà tôi, hay một ai đó gặp, nói về cái sự sống sót của họ, với một sự ngỡ ngàng chết lặng, không một khách tham quan nào thực sự có thể chia sẻ, nhưng cũng cùng lúc đó, cùng trong giọng ngỡ ngàng câm nín đó, lại ló ra một hoài niệm, tiếc nuối rất ư là kỳ quái, rất ư là tế vi. Dùng cái từ “hoài niệm” này thì quả là quá lầm lẫn! Nhưng quả là như thế, tếu thế! Họ không quên những điều ghê rợn mà họ đã từng trải qua, nhưng họ lại xuýt xoa, ui chao, may quá, những điều ghê rợn đó, chúng tôi được Ðại Ác Nhân ban cho, được một Hùm Xám thứ thiệt ban cho, chứ không phải đồ gà chết! Và họ gợi ý rằng, chỉ cái sự kiện sống sót tại Nga dưới thời Xì Ta Lin, hay dưới thời Ivan Bạo Chúa là một bằng chứng hiển nhiên về nguy nga tận thế hay về lạ kỳ sáng tạo của số mệnh, Cuộc bàn luận giữa chính họ với sự ghê rợn thì mang tính nội tại, riêng tư, cá nhân. Người ngoài, nghe lén được thì chỉ biểu lộ sự rẻ rúng, hay đáp ứng bằng 1 thái độ sẵn sàng, dễ dãi.

Những đại văn hào Nga là như thế đó. Sự kêu gào tự do của họ, sự rất ư bực mình của họ trước cái lương tâm ù lì của Tây Phương, thì rất ư là rền rĩ và rất ư là chân thực. Nhưng họ không chờ đợi được lắng nghe hay được đáp ứng bằng một thái độ thẳng thừng, ngay bong. Những giải pháp thì chỉ có thể có được, từ phía bên trong, theo kiểu nội ứng với những chiều hướng thuần sắc tộc và tiên tri. Nhà thơ Nga sẽ thù ghét tên kiểm duyệt, khinh miệt lũ chó săn, đám côn đồ cảnh sát truy nã anh ta. Nhưng anh ta sẽ chọn thế đứng với chúng, trong 1 liên hệ có tính cần thiết nhức nhối, cho dù đó là do giận dữ, hay là do thông cảm. Cái sự kiêu ngạo nguy hiểm, rằng có một mối giao hảo theo kiểu nam châm hút lẫn nhau giữa kẻ tra tấn và nạn nhân, một quan niệm như thế thì quá tổng quát, để mà xác định tính chất của bàu khí linh văn Nga. Nhưng nó gần gụi hơn, so với sự ngây thơ tự do. Và nó giúp chúng ta giải thích, tại sao cái số mệnh tệ hại nhất giáng xuống đầu một nhà văn Nga, thì không phải là cầm tù, hay, ngay cả cái chết, nhưng mà là lưu vong qua Tây Phương, một chốn u u minh minh rất dễ tiêu trầm, may lắm thì mới có được sự sống sót.

http://www.tanvien.net/Tribute_1/TTT_10_Yeras_Memoriam.html

Killing Time
Thời Giết Người

http://www.tanvien.net/Presentation/Killing_Time.html

"Seldom can a year have been blackened before its time as effectively as George Orwell did to 1984."
Họa hoằn lắm mới có 1 năm, bị bôi đen ngòm, trước thời gian của nó, hiệu quả, như Orwell làm, với cái năm 1984.

Ui chao, Steiner đếch biết, TTT cũng đã làm y chang, với Bếp Lửa 1954!

Le premier, Bêp lua (Foyer du feu, 1954) décrit l'ambiance de Hanoi avant 1954, où ceux qui partent comme ceux qui restent sont contraints à des choix forcés, la séparation ou la mort. La réaction de la critique des écrivains révolutionnaires fut immédiate. Dans un compte rendu de Van Nghê (Littérature et Art), un critique m'a demandé : « Pendant que le peuple du nord du pays est en train de livrer toutes ses forces pour construire le socialisme, où va le personnage du Foyer de feu ? » J'ai répondu : « II va vers la destruction de l'histoire », chaque écrivain est un survivant.
Le Huu Khoa dịch sang tiếng Tây, trong Mảng Lưu Vong

Cuốn đầu, Bếp Lửa, 1954, miêu tả không khí Hà-nội trước 1954; đi và ở đều là những chọn lựa miễn cưỡng, chia lìa hoặc cái chết. Lập tức có phản ứng của những nhà văn cách mạng. Trong một bài điểm sách trên Văn Nghệ, một nhà phê bình hỏi tôi: "Trong khi nhân dân miền Bắc đất nước ra công xây dựng xã hội chủ nghĩa, nhân vật trong Bếp Lửa đi đâu?". Tôi trả lời: "Anh ta đi đến sự huỷ diệt của lịch sử," mỗi nhà văn là một kẻ sống sót.

La poésie entre la guerre et le camp
Thơ giữa Chiến Tranh và Trại Tù (1)

Lần Sến cô nương lôi bài viết ‘sao dám ghét ta la bà’ về Chợ Cá, và ‘bạn hàng’ chê ỏng chê eo, Gấu bèn đi một đường ‘tự sướng’:

Phải đọc Tin Văn trong tinh thần chờ đợi, tự mình khám phá ra, một định luật văn học, định luật này chẳng thua gì định luật “vạn vật hấp dẫn” ở trong vật lý học, của Newton!
Ấy là Gấu mô phỏng Koestler, khi ông coi Newton như là một ông nhạc trưởng của một dàn nhạc đại hoà tấu. Theo nghĩa:
Những hiện tượng vật lý, thí dụ như thuỷ triều, làm sao anh qua nổi con trăng này?, trái sầu riêng rớt trúng đầu… chúng có vẻ như chẳng ăn nhập gì với nhau, cho đến khi Newton xuất hiện, và giơ cao cây đũa thần, thế là mọi thứ y khuôn một phép, ai vào vị trí đó, cùng tấu bản đại hoà tấu “vạn vật hấp dẫn”!

Những trang Tin Văn tản mạn, không đầu không đuôi, làm xàm, bá láp…  cũng đang chờ một độc giả xuất hiện, và giơ cao cây đũa thần, và thế là bản “Diệt Cái Ác Bắc Kít” được tấu lên!
*
Ui chao, vừa vừa thôi cha nội!
Sắp chết - chết đến đít rồi, sắp gì nữa - hiền đi là vừa rồi!
*
Nếu vậy, thì lấy câu dưới đây, làm "blast" cho Tin Văn:
"These fragments I have shored against my ruins”
[Những mảnh miểng này, tôi vun vén nhằm chống lại nỗi điêu tàn của tôi:
Ôi, ôm Em trong tay mà đã nhớ Em những ngày sắp tới].

Đây là câu thơ – These fragments…  - kết thúc Hoang Địa, The Waste Land, của Eliot.

Câu thơ đưa chúng ta trở về với Xuân Sách, khi ông hỏi Chế Lan Viên:

Điêu Tàn ư,
Đâu chỉ có Điêu Tàn? (1)

Nhân nhắc tới Xuân Sách. Theo GCC, sở dĩ những bức chân dung nhà văn của XS, “cực” ăn khách, đến nỗi có những vị thèm được ông chiếu cố, để mắt tới, là do tính “tiên tri” của chúng.
Thí dụ như “điêu tàn ư, đâu chỉ  điêu tàn”, tiên tri ở chỗ, “đâu chỉ điêu tàn?”.
XS nhìn quá chân dung, tới cái bóng của chúng, và trong đó, có, của chế độ, được phóng chiếu lớn ra, rõ ra.

Sự kiện, NL chê đám trong nước không biết gì đến Steiner, theo GCC, đáng chê trách hơn nhiều, ở cái khiá cạnh này: S. là chuyên gia về văn học Nga. Lũ phê bình gia ở trong nước như Vương Đại Gia, tự hào, chúng rành văn học Nga. Chúng chẳng biết gì về văn học Nga, như những Steiner, hay Remnick, hay Wilson... Trong cuốn “Steiner ở tờ the New Yorker, S. at the New Yorker” có hai bài về Liên Xô, đúng hơn, về Solz, quá tuyệt. Do Cô Út làm từ thiện, Gấu đành phải order, mua lần thứ nhì, và sẽ giới thiệu mấy bài viết mà GCC quá mê, ở trong đó, thí dụ, bài tưởng niệm Koestler, bài viết về BB [Bertold Brecht]….

Steiner có hai bài viết trên tờ The New Yorker, [sau in lại trong Steiner @ The New Yorker] về văn học Nga, thật tuyệt. Một, “De Profundis”, về Gulag, và một về Solz và những nhà văn Nga khác: Dưới cái nhìn Ðông phương, Under Eastern Eyes.

Steiner viết, những đòi hỏi của Solz, ở những người Nga đọc lén lút ông [bao nhiêu độc giả?], và khối độc giả bao la ở Tây Phương, thì thật là dữ dằn, nghiệt ngã. Ông biết, và coi khinh sự đáp ứng dễ dãi của người đọc Tây Phương, và cái khiếu thưởng ngoạn về sự khổ đau ở xa, distant suffering, của họ. Ông rành chúng ta, hơn là chúng ta rành ông. Và như thế, ông là một tác giả hướng ngoại, a searcher-out, một thứ chó săn ăn tìm sự yếu ớt về thể xác của con người. Và, vẫn như thế, ông là 1 tác giả gây bực.

Every time a human being is flogged, starved, deprived of self-respect, a specific black hole opens in the fabric of life. It is an additional obscenity to depersonalize inhumanness, to blanket the irreparable fact of individual agony with anonymous categories of statistical analysis, historical theory, or sociological model-building. Consciously or not, anyone who offers a diagnostic explanation, however pious, or even condemnatory, erodes, smoothes toward oblivion, the irremediable concreteness of the death by torture of this man or that woman, of the death by hunger of this child. Solzhenitsyn is obsessed by the holiness of the minute particular. As happens with Dante and Tolstoy, proper names cascade from his pen. He knows that if we are to pray for the tortured dead, we must commit to memory and utter their names, by the million, in an incessant requiem of nomination.

Mỗi một sự sỉ nhục, mỗi một sự tra tấn giáng lên một con người là một trường hợp riêng lẻ không thể giản đơn và không thể đền bù được . Mỗi khi con người bị đánh đập, bị bỏ đói, bị tước đoạt nhân phẩm thì một lỗ hổng đen ngòm lại mở toạc ra trên tấm dệt đời. Đây là một sự bẩn thỉu bồi thêm, làm cho sự phi nhân không còn có tính cá biệt, và phủ lên sự vô phương sửa chữa, về cơn hấp hối của từng cá nhân, bằng đủ thứ phạm trù vô danh về nghiên cứu thống kê, về lý thuyết lịch sử, hay xây dựng mẫu mã xã hội. Cố ý hay không, bất cứ người nào tìm cách đưa ra một lời giải thích chẩn đoán, dù có đầy thiện ý cách nào, hoặc ngay cả chỉ trích đi nữa, cũng làm tiêu hao, bào nhẵn đến gần như quên béng đi tính cách cụ thể không thay đổi được về cái chết do sự tra tấn của ông này, bà kia, hoặc cái chết vì đói khát của em bé nọ. Solz. bị ám ảnh bởi sự linh thiêng của khoảnh khắc đặc biệt, dị thường. Như đã từng xẩy ra với Dante, và Tolstoy, tên riêng của con người trào ra như thác dưới ngòi viết của ông. Ông biết, nếu chúng ta cầu nguyện cho những người chết vì tra tấn, chúng ta phải nhập tâm và thốt lên tên của họ, trong dòng kinh cầu hồn không ngừng, từng tên một, hàng triệu tên.


DE PROFUNDIS

 THE EXACTIONS ALEXANDER Solzhenitsyn makes of his clandestine readers in the Soviet Union (how many are there?) and of his vast Western public have a shrewd ferocity. He knows and despises the readiness of sympathetic response in his Western audience, the vaguely prurient appetite for distant suffering. It is not so much we who read Solzhenitsyn as it is he who reads us. As Tolstoy was during his later years, so Solzhenitsyn is a searcher-out, a harrier of men's debilities, and an embarrassment to the world.

Solzhenitsyn, a theocratic anarchist, has little esteem for reason, particularly when it stems from the "intellectual," from the man who makes his more or less mundane living by dispassion. In the presence of the inhuman, reason is often a small-indeed, a laughable-agent. It can also be subtly self-flattering, and Solzhenitsyn plays harshly on the facile "objectivity" of those who would argue with him, who would try to be "reasonable" without having been exposed to even a millimeter of the archipelago of pain. What has historical analysis to say in the presence of Solzhenitsyn's own sufferings and the cry he has sent through modern history? Each indignity visited upon a human being, each torture, is irreducibly singular and inexpiable. Every time a human being is flogged, starved, deprived of self-respect, a specific black hole opens in the fabric of life. It is an additional obscenity to depersonalize inhumanness, to blanket the irreparable fact of individual agony with anonymous categories of statistical analysis, historical theory, or sociological model-building. Consciously or not, anyone who offers a diagnostic explanation, however pious, or even condemnatory, erodes, smoothes toward oblivion, the irremediable concreteness of the death by torture of this man or that woman, of the death by hunger of this child. Solzhenitsyn is obsessed by the holiness of the minute particular. As happens with Dante and Tolstoy, proper names cascade from his pen. He knows that if we are to pray for the tortured dead, we must commit to memory and utter their names, by the million, in an incessant requiem of nomination.

But the mortal mind is so constructed that it cannot contain, in genuine individuation, more than a thimbleful of known presences. At least twenty million men, women, and children were done to death in the Stalinist purges. If we possess a vivid inward perception, we can visualize, we can number, and, in some measure, we can identify with fifty persons, perhaps a hundred. Beyond that stretches the comfortable limbo of abstraction. So if we are to understand at all we must try to analyze, to classify, to put forward those reveries of reason which are called theories.

It is a platitude older than Thucydides that in the exercise of political power the human species can and will turn to bestiality. Massacres have punctuated the millennia with strident monotony. The routine treatment of slaves, of familial dependents, of the crippled or the crazed in epochs and societies we now look back to as of eminent artistic, intellectual, or civic splendor is such as to numb the imagination. Oases of compassion were few and far between. (Hence the Christian promise of a compensating Heaven.) No one really knows whether or not grass did grow again where Genghis Khan had passed; there was no one left to look. Throughout large stretches of Central Europe during the Thirty Years War, there were only wolves left to devour the wind.

But there was an Indian summer, a relative armistice with history, in the luckier parts of Western Europe and the United States during much of the eighteenth century, and again between the close of the Napoleonic wars and 1914. The constant of savagery lay in the hands of specialized professional armies and had been exported to the frontier or the colonies. Voltaire was not a naive Utopian when he foresaw the disappearance of torture and mass reprisal from political life. The signs were positive. General Sherman's Hunnish tactics looked like an isolated, embarrassing atavism.

It is the Armenian massacres of 1915-16 that are at once pivotal and problematic. Were they, as some have argued, a nightmarish epilogue to a long history of "barbarian" invasion and ravage, a throwback to the world of Attila? Or were they, as others contend, the opening of the age of holocaust and genocide? And what, if any, are the psychological and technical links between the deliberate murder of one million Armenians by the Turks and the exactly contemporary hecatombs on the Western front? Whatever the diagnosis, the overwhelming fact was that political, nationalist man, equipped with unprecedented weapons, had remembered or rediscovered the logic of annihilation.

It is according to this logic that we have conducted our affairs since. The logic has entailed the insanity of mass homicide from 1914 to 1918 (almost three-quarters of a million at Verdun alone), the eradication of civilian sites and peoples, the planned poisoning of the natural environment, the wanton killing of animal species, and the Nazi murder of Jews and Gypsies. Today, this same logic entails the cold-blooded eradication of native tribes throughout Amazonia, the ubiquity in Uruguay and Argentina of a degree of torture and terror which matches anything known of Stalin's thugs and the Gestapo. Today, at this minute, it is a logic that underwrites the suicidal bloodletting in Cambodia. The Gulag has no real borders.

This is not to diminish by one jot the specificity of Solzhenitsyn’s reports from Hell. But it is to ask in what ways the Soviet edifice of servitude and degradation is or is not a segment of a more general catastrophe. Solzhenitsyn himself is not clear on this issue. The first two volumes of the Gulag chronicle contained crassly peremptory asides on the distinctions to be drawn between Nazi and Stalinist practices. Solzhenitsyn made much of the (undoubted) truth that Stalin had slaughtered many millions more than had Hitler. (At full tide, as Robert Conquest has shown in his classic studies, the Soviet camps comprised some eight million inmates.) Solzhenitsyn even advanced the supposition that the Gestapo tortured to elicit the "facts," whereas the Russian secret police tortured to produce false witness. No such vulgarities mar this third volume, The Gulag Archipelago Three (Harper & Row), but Solzhenitsyn remains undecided as to where and how the Gulag fits into the texture of Russian history and of the Russian temper. At some points, he voices the belief that oppression from above and obeisance to brute authority by the great mass of the population characterize the Russian spirit. But at other points he hammers at the specifically Bolshevik nature of the regime of terror, a regime initiated by Lenin, brought to lunatic efficacy by Stalin, and continuing in madness today on a less apocalyptic scale. Solzhenitsyn frequently and sarcastically contrasts the relatively benign deviltries of the czarist punitive apparatus (as reported by Chekhov or Dostoevsky) with the consuming bestiality of the Soviet solution.

If Solzhenitsyn were to be asked whether the reversion of modern political man to mass torture, incarceration, and murder represents some general phenomenon, or whether each instance is an appalling singularity, he would, I imagine, say something like this: When mankind rejected the true meaning and urgency of Christ's example, when it turned to secular ideals and material hopes, it severed its history and political institutions from compassion, from the imperative of grace. A politics or a social bureaucracy divorced from theological sanction has within it, ineluctably, the mechanics of nihilism, of self-destructive wantonness. The Gulag-planet, the ubiquity of torture and homicide in our public existence, is only the most dramatic, the most shameless manifestation of a pervasive inhumanity.

It is this theological-penitential reading of man's condition which underwrites the most eccentric but also the most deeply felt of Solzhenitsyn's dogmas: his detestation of secular liberalism as it flows from the French Revolution; his distaste for the Jews, in whom he sees not merely the initial refuses of Christ but the radical libertarians whose restlessness culminates in Marxism and utopian socialism; his contempt for the "degenerate hedonism" and conspicuous consumption in Western societies; his undisguised nostalgia for the theocratic aura of Orthodox-almost of Byzantine- Russia.

This is an isolating, often maddening set of theses. It has against it an alliance, at once ludicrous and, to Solzhenitsyn, entirely natural, of the K.G.B., Mrs. Jimmy Carter (vide her attempt to rebut Solzhenitsyn's tirade at the Harvard commencement), and the Swiss tax authorities seeking to take their tithe of the royalties of their recent guest. Conjoined, these beliefs of Solzhenitsyn make for a "mystical" explanation of modern barbarism. It is an explanation that is, by its very nature, impossible to prove or to deny. But is there a better one?

Many have tried to find one. The late Hannah Arendt strove to locate the roots of modern totalitarianism in certain definite aspects of the evolution of the encompassing nation-state, and of the quality of economic and psychological collectivism after the Enlightenment. Others have seen in the concentration and death camps a final enactment, at once logical and parodist, of the industrial processes of assembly lines and standardization. I have put forward the "working metaphor" whereby the erosion of God's presentences from daily life and from the legitimacy of political power generated the need to institute a surrogate damnation on earth (a Hell above ground), this surrogate being the Nazi, the Soviet, the Chilean, and the Cambodian Gulags. But none of these hypotheses are really explanatory. What we are left with is the central fact: In a way and on a scale inconceivable to educated Western man from, say, Erasmus to Woodrow Wilson, we have reverted to or contrived a politics of torment and massacre. From this fact cries out the only question that matters: Can the infernal cycle be stopped?

Solzhenitsyn, who has survived not only the Gulag but the cancer ward, is animated by a raging will. More, perhaps, than anyone since Nietzsche and Tolstoy, he is mesmerized by and master of the boundless resilience of the human spirit. His answer would be: Yes, it is possible to stop the juggernaut; it is possible to repudiate the banality of evil and to say no to those who would reduce one to a worker in the slaughterhouse. He would say-or should do so in the blaze of his own vision-that the United States could halt the genocide in Amazonia, the sadistic circus in Argentina, the degradations in Chile by withdrawing from these grotesque regimes the investments, the corporate interests, on whose largesse they operate. Solzhenitsyn can and must proclaim that the automatism of oppression can be arrested, because he has seen it arrested or, at least, ground to temporary impotence in the pits of Hell itself.

This is the testimony of the final volume of the trilogy, with its enthralling record of camp uprisings, of escapes, of defiance by individuals and groups of victims. Solzhenitsyn records the forty magnificent days and nights of the revolt of May and June, 1954, in the Kengir camp. He tells the tale-it is a classic narrative-of Georgi P. Tenno, virtuoso escaper. In poignant closing chapters, he recalls his own resurrection from the house of the dead, his own reentry, at once agonizing and joyous, into the habitual daylight of more or less normal, licensed existence.

Yet this colossus of a man, so markedly a stranger to common humanity, does not end his epic in consolation. After nine years of clandestine writing, Solzhenitsyn closes his trilogy on the grim notice that a century has passed since the invention of barbed wire. And he, who has seen, lived, recounted the utmost of resistance, of hope against Hell, implies that it is this invention that will continue to determine the history of modern man. There is in the blackness of this great fresco no touch more desperate.

Steiner: September 4, 1978

[G. Steiner @ The New Yorker]

Phải là 1 tên Nam Kít, như HTT, thì mới có được giấc mơ Phật trở lại xứ Mít, và phải 1 nước Nga với 1 niềm tin tôn giáo của họ, mới có 1 giấc mơ Chúa sẽ trở lại thế gian này: Hope again Hell.

Bắc Kít quá khốn nạn: Chúng không có niềm tin tôn giáo. Đây cũng là điều Ha Jin chửi xứ Tẫu của ông, khi viết về Solz (1)

(1)

http://www.tanvien.net/Souvenir/day_notes_5.html

Cioran cũng tin rằng, chính cái sự huỷ diệt Ông Trời của CS là nguồn cơn của...vô cảm.

Một khi thần thánh hóa Lịch Sử, bất tín nhiệm Thượng Đế, chủ nghĩa Marx chỉ thành công, là làm cho Thượng Đế trở nên xa lạ, và trở thành một ám ảnh khôn nguôi.

En divinisant l'Histoire pour discréditer Dieu, le marxisme n'a réussi qu'à rendre Dieu plus étrange et obsédant.
Cioran: Nga xô và con vi-rút tự do, La Russie et le virus de la liberté, trong Lịch sử và Không tưởng, Histoire et Utopie

Người dân Miền Bắc ngày xưa tin vào Trời Phật. Họ tin có đời sau, tin làm điều lành thì có lợi cho đời sau, cho con cái, "đời cha ăn mặn đời con khát nước", thí dụ. Khi CS thắng thế, họ làm thịt Trời Phật, thay thế vào đó, là Ðảng. Một khi Ðảng làm bậy, thì hết thuốc chữa.

Tôi [Ha Jin] luôn bị xúc động bởi sự can đảm của Solz, và sự chấp nhận đơn độc như là điều kiện làm việc của ông. “Cả đời tôi chỉ xoáy vào 1 chuyện – làm việc”, ông có lần nói. Cái làng Cavendish vào lúc đó không có bác sĩ, theo người viết tiểu sử của ông, D. M. Thomas, và do đau thần kinh tọa, nhà văn Solz có tuổi phải đứng ở 1 cái bục để viết. Ðiều làm ông kiên trì đến như thế thì không chỉ là do ông dâng hiến mình vào việc viết, nhưng mà còn là do niềm tin Ky Tô giáo của ông, chính niềm tin này tạo ở nơi ông một sự kế tục quá khỏi cuộc đời này
Niềm tin vào đời sau có thể khiến cho 1 con người sống cuộc đời này không sợ hãi. Trong một cuộc phỏng vấn trước khi rời Nga, được hỏi, có sợ chết, Solz trả lời với nụ cười trên mặt: "Tuyệt nhiên không! Chỉ là 1 sự chuyển đổi nhẹ nhàng, bình an. Như 1 tín hữu Ky Tô, tôi tin rằng có cuộc đời sau cái chết, và vì thế tôi không tin chết là chấm dứt cuộc đời. Linh hồn có 1 sự tiếp tục, vẫn sống tiếp. Chết chỉ là 1 giai đoạn, có người còn nói, một giải thoát. Trong bất cứ trường hợp, tôi đếch sợ chết.” Trong 1 đoạn khác, ông nói, “Mục đích của Con Người không phải là hạnh phúc mà là sự tăng trưởng, nẩy nở tinh thần”. Ðiều này cho thấy sức mạnh tinh thần mà với nó, ông hoàn tất tác phẩm của ông khi lưu vong.
Lời nói của ông làm tôi nhớ đến 1 cuộc gặp gỡ của tôi với một nhóm nhà thơ Tầu ở River Falls, Wisconsin, vào mùa hạ, 2001. Một trong số họ là 1 bạn học cũ của tôi. Anh rất thích thành phố nhỏ Midwestern, vì khí hậu và cảnh sắc của nó làm anh nhớ tới vùng Ðông Bắc Tầu, nơi cả hai chúng tôi đều từ đó tới.  Tôi hỏi anh ta: "Nếu có thể, ông có tính ở lại thành phố đó một mình để chú tâm vào việc làm thơ?” Anh trả lời: “Tôi cần ít nhất 1 người bạn”.
Ðúng là 1 câu trả lời rất Tầu. Ðúng kiểu Tầu. Tâm hồn người Tầu không trông mong vào một quyền lực vượt quá con người, như là 1 nguồn nuôi dưỡng tinh thần. Ðiều này giải thích tại sao rất ít người Trung Hoa lưu vong ở Bắc Mỹ sống tách biệt, riêng lẻ, và tại sao hầu hết họ cư ngụ tại những thành phố. Tính bầy đàn chỉ là mặt nổi của vấn đề, ở dưới sâu là sự thiếu vắng một niềm tin tôn giáo, chính nó tạo ra 1 cái nhìn khác biệt về cuộc đời.

*

Nóng hổi, 2009: Steiner ở Người Nữu Ước

CONTENTS 

Introduction by Robert Boyers 

I. HISTORY & POLITICS
"The Cleric of Treason" (on Anthony Blunt)
"Wien, Wien, Nur du Allein" (on Webern & Vienna)
"De Profundis" (on Solzhenitsyn's Gulag)
"God's Spies" (on Graham Greene)
"From The House of the Dead" (on Albert Speer)
"De Mortuis" (on Aries & New French History)
II. WRITERS AND WRITING
"One Thousand Years of Solitude" (on Salvatore Satta)
"Killing Time" (on George Orwell's 1984)
"Black Danube" (on Karl Kraus & Thomas Bernhard)
"B. B." (on Bertolt Brecht)
"Uneasy Rider" (on Robert M. Pirsig)
"Rare Bird" (on Guy Davenport)
"Dead letters" (on John Barth)
"Tigers in the Mirror" (on Jorge Luis Borges)
"Of Nuance and Scruple" (on Samuel Beckett)
"Under Eastern Eyes" (on Alexander Solzhenitsyn &
Other Russians)
"Cat Man" (on Louis-Ferdinand Celine)
III. THINKERS
"The Friend of a Friend" (on Walter Benjamin &
Gershom Scholem)
"Bad Friday" (on Simone Weil)
"The lost Garden" (on Claude Levi-Strauss)
"Short Shrift" (on E.M. Cioran)
"Ancient Glittering Eyes" (on Bertrand Russell)
"A Tale of Three Cities" (on Elias Canetti)
"La Morte D'Arthur" (on Arthur Koestler)
"The Tongues of Man" (on Noam Chomsky)
IV. LIFE STUDIES
"A Death of Kings" (on Chess)
"Give The Word" (on James Murray & The OED)
"An Examined life" (on Robert Hutchins & The University
of Chicago)
Appendix: All Steiner's Essays in The New Yorker

Re: Steiner vs Mít

Độc giả Mít đầu tiên, có lẽ là Nguyễn Tiến Văn. Anh đọc Ngôn Ngữ và Câm Lặng từ khi còn Sai Gòn của lũ Ngụy, 1960s. Anh cũng là người giúp GCC trong cái vụ dịch Steiner, và khi thấy GCC "mặc khải", đây là Thầy của mình, anh nhận xét, tôi đọc ông ta và không “chấn động” gì hết, như vậy ông phải có 1 cái gì đó, của Steiner, ở trong ông....
Về già, Gấu ngộ ra,  cái mà Gấu có, mà nhờ đọc Steiner, nhận ra, là Cái Ác Bắc Kít, đúng hơn, nỗi đau Lò Thiêu, Lò Cải Tạo.
Sư phụ Steiner, ở đây, là 1 vì thầy thuốc, trong khi ông nhún nhường coi ông chỉ là 1 tên phu trạm, facteur, hoặc, chỉ là bọ chét, trong bộ lông sư tử.
Trong cuốn trên, còn 1 bài viết cũng thật tuyệt, về Elias Canetti, nhà văn Đức, Nobel văn chương.
Bài về Weil, 1 vị bằng hữu dịch giùm TV

http://www.tanvien.net/Dich_1/bad_friday.html

*

Alain, sư phụ Weil

Simone de Beauvoir, Mémoires d’une fille rangée, 1958. S. de Beauvoir nhớ đã từng nhìn thấy Weil, "Bà khiến tôi tò mò, do lời đồn, cực kỳ thông minh, và ăn mặc không giống ai; bà tản bộ trong sân trường Sorbonne, đằng sau là một đám học trò cũ của Alain, túi áo thủ một số Libres Propos, túi kia, một số báo CS. Một trận đói lớn xẩy ra ở TQ, và người ta kể cho tôi nghe, là nghe tin, bà khóc ròng. Những giọt nước mắt của bà khiến tôi kính trọng, hơn, so với tài triết của bà."














Trang NQT

art2all.net


  &

Lô cốt trên đê làng
Thanh Trì, Sơn Tây