nqt

Nguyễn Quốc Trụ

Sinh 16 tháng Tám, 1937
Kinh Môn, Hải Dương
[Bắc Việt]
Quê Sơn Tây [Bắc Việt]
Vào Nam 1954
Học Nguyễn Trãi [Hà-nội]
Chu Văn An, Văn Khoa
[Sài-gòn]
Trước 1975 công chức
Bưu Điện [Sài-gòn]
Tái định cư năm 1994
Canada


Đã xuất bản
Những ngày ở Sài-gòn
Tập Truyện
[1970, Sài Gòn,
nhà xb Đêm Trắng
 Huỳnh Phan Anh chủ trương]
Lần cuối, Sài-gòn
Thơ, Truyện, Tạp luận
[Văn Mới, Cali. 1998]
Nơi Người Chết Mỉm Cười
Tạp Ghi
[Văn Mới, 1999]
Nơi dòng sông
chảy về phiá Nam

[Sài Gòn Nhỏ, Cali, 2004]
Viết chung
với Thảo Trần
Chân Dung Văn Học
[Văn Mới, 2005]

Trang Tin Văn, front page, khi quá đầy, được chuyển qua Nhật Ký Tin Văn, và chuyển về những bài viết liên quan.
*
Một khi kiếm, không thấy trên Nhật Ký, index:
Kiếm theo trang có đánh số.
Theo bài viết.
Theo từng mục, ở đầu trang Tin Văn.

Email

Nhìn lại những trang
Tin Văn cũ
  5

Bản quyền Tin Văn
*
Tất cả bài vở trên Tin Văn, ngoại trừ những bài có tính giới thiệu, chỉ để sử dụng cho cá nhân [for personal use], xài thoải mái [free]

Liu Xiaobo Elegies
Nobel văn chương 2012

Anh Môn

Kỷ niệm 100 năm sinh của Milosz

IN MEMORIAM W. G. SEBALD
http://tapchivanhoc.org











Happy New Year


SN_GCC_2017

những dẫn nhâp không số

xuân ngấp nghé. tháng 3. toronto “có gì lạ không” ông? tháng 3. tháng của một nhà thơ được sinh ra và mất đi. tháng của một dòng thơ lộng lẫy lên ngôi. viết như chỉ để cho riêng mình nhưng lại cho mọi người. viết cho một người nhưng lại viết cho tất cả. viết như một việc cần thiết cho chính mình nhưng lại đủ cho một thời. viết cái chưa từng được viết. cái viết đó quả là ghê gớm

- vậy hỏi ông làm sao viết như không có gì xảy ra? và nếu viết như vậy thì là viết cái gì?
- hình như khi “thiếu thốn” thì cái viết mới “nở” ra. thế ông tự làm mình “thiếu thốn” bằng cách gì? “phiạ” ra hay “làm” thật?
- khi “ấm” chỗ ngồi thì mới “cầm tay” rồi “biết dịa chỉ” là “đất”. nhưng khi “cúi xuống là” ông. ông nghĩ sao về cách đặt để này?
- cái gì tới rồi sẽ tới. nhưng mơ vẫn cứ mơ. tưởng vẫn cứ tưởng (dầu là tưởng bở). rồi cái ác bắc kít. rồi những bài thơ được chuyển ngữ. rồi những vấn đề được đặt ra. để đó. rồi làm gì với chúng vậy ông?
- viết để phải chịu nhiều gièm pha. chê trách. viết không công mà cũng viết. nay hỏi có phải đó là “viết như không c
ó gì xảy ra”? (và phì cười)  
 

chủ nhật 2-12-17
 
ngọn gió. điên. thổi cuồng. vào
buổi sáng. nghẽn. nắng
tháng hai. trời. sập xệ
cây evergreen. ẻo. lả
những cái. máy cắt cỏ. kín miệng
đưòng. thêm nhiều. ổ gà
những điều. điên khùng. gắn. trên
bảng biểu ngữ. bạc màu
vị hoàng đế. mất đi. vào một. ngày tháng nào. đó
hay mất ngôi. vào một. ngày tháng nào. đó
có khác. biệt
tôi. suy gẫm. theo chiếc lá khô. chạy vòng. quanh
trên đường
tiếng hát khan. từ cái radio. trong xe
lùng bùng. điệu. cổ điển
bàn ghế. già nua. bụi bặm
những tỳ vết. trên thân thể. chúng
kể lại. chuyện gì cho tôi. nghe
ngày chủ nhật. trống toang hoác. thổi
vào những. cơn gió
làm sao. ngồi xuống viết. một lá thư
để gửi về. nhà khi
cái điện thoại. bên cạnh
đứa con gái. chắc mặn mà hơn. xưa
muốn nổi loạn. nhưng. thời gian
chìm xuống. đáy
cô gái. quấn. khăn
quàng cổ. xanh. đi vào nhà. dưỡng lão
gói đồ ăn. to go. trên tay
có tôi. ngồi phiá trong. đó
mà không. phải là. con sói
trong. trang giấy
giả sử. không có. biển
đất liền. đất
giả sử. không. biên giới
thì chì là. một
và. những bức tường. sẽ không. bao giờ
được xây. lên và sụp. xuống
chúng ta. là những chất. thừa thải
trong. một cuộc (làm) tình. của đất trời
đừng. mong đợi. bất cứ. điều gì
bởi tất cả là. quá khứ
tôi. viết bài thơ. vào ngày mai
và mai nữa. sẽ là ngày. lễ tình nhân

Đài Sử
*

The Feminist Mystique
Mar 9, 2016

Thơ: bi ca và trí tuệ

Tập thơ này:


Còn bi ca? Nhà thơ Việt Nam duy nhất viết bi ca là Thanh Tâm Tuyền.

Bài thơ dưới đây, trong tập Mặt trời tìm thấy, là một kiệt tác lớn:



bài bi ca này của Thanh Tâm Tuyền còn đặc biệt ở chỗ: nỗi sầu bi của nó đặt vào tương lai, một hiện tượng rất quái gở....
Quoc Tru Nguyen to Khiem Do

Chúc Mừng SN bạn Khờ. Take Care. NQT

V/v ông anh và vấn nạn, viết hay không viết, viết như chẳng hề có Lò Thiêu, Trại Cải Tạo….
Nhớ, lần nói chuyện điện thoại với ông anh, hỏi, ông cho biết, trời cho có thế, và đó là cách ông trả lời, tại sao ngưng viết.
Tuy nhiên, có vẻ như ông đã tiên đoán được chuyện này, khi viết MCNK, 1 câu chuyện giả tưởng, về 1 anh chàng được Ngụy cho đi du học, vội về để chết, trước khi cuộc chiến kết thúc.
Không hiểu bạn NL, khi coi Liên Đêm là 1 thứ bi khúc “vị lai”, là được gợi hứng từ MCNK?
Cái anh chàng vội về này, để kịp chết, đã có 1 thời, Gấu "nghi" là ông bạn Khờ của GCC. Anh cũng vội về, y chang như thế, mà, không phải như thế, thảm thế, chán thế, thú thế!
Không hiểu làm sao mà TTT có thể tưởng tượng ra 1 tên Ngụy bỏ chạy vội bò về để chết, như thế?

Adam Zagajewski Remembers C.K. Williams

The Threepenny Review Summer 2016
tháng 3. tháng của một nhà thơ được sinh ra và mất đi.


LIVES

C. K. Williams (1936-2015)

Adam Zagajewski

ON SEPTEMBER 20th, 2015, in Hopewell, New Jersey, the distinguished poet C. K. Williams died after a long illness. He was born in 1936. Polish readers know him from the translations of Maja Wodecka: the Polish press as brought out Czuwanie (The Vigil), and Zeszyty Literackie (Literary Notebooks) published his poems on numerous occasions. No doubt some of Krakow's inhabitants also remember him-a tall man who read his own poems consummately, with the greatest energy, with complete conviction-from his author's evenings in this city, which occurred mainly in the context of the seminar "Americans in Krakow." He really was very American; although his grandmother, Mrs. Grabowiecka, was born in Lviv (she told her grandson that she came to the States from Austria!). Her overlong surname was changed, as was the case for thousands of other immigrants, on Ellis Island.
    He was American, Jewish-American (his poetic debut bore the title A Day for Anne Frank), but also European. There are, in the United States, poets who consciously restrict themselves to "Americanness"; Europe intimidates them, cultural pluralism disturbs them, foreign languages seem to them like implements of torture. Charlie was different. He lived for a long time in Paris, considered that city his home, spoke French-translated Francis Ponge- and in the afternoon he liked to drop in to a pastry shop to ask for "un financier, s'il vous plait" (a "financier" being not a banker, but an almond-flavored cake). He was not interested in France alone; he followed the poetry of many languages and countries. I know that he belonged to the group of poets who were greatly impressed by the anthology of Polish poetry edited in 1965 by Czeslaw Milosz (Postwar Polish Poetry). From that moment, Polish poetry belonged to his literary canon, and Milosz took up one of the main places in his personal pantheon.
    He was not a lyrical poet (although he wrote beautiful poems for his wife Catherine, who was the great love of his life). He was fascinated by the disorder of the human world, the chaos of America; his poems tried to introduce a certain harmony into this element. He was a moralist, but an experiential, an empirical, and not an armchair moralist. In no way did he resemble those who only condemn, without abandoning the library or dirtying their hands. He spent his childhood in Newark, New Jersey. He knew the suburbs, small towns, parks, and car parks; he knew New York and Philadelphia, Paris and Boston; he taught in Fairfax, Virginia, at George Mason University, and then for many years at Princeton. Usually, he divided his time between Princeton and France.
    He also knew the great museums, was a connoisseur of art, loved music. If this category were not so imprecise, so overused, I would say that he was a truly modern poet. His hero was Walt Whitman, about whom we know that he liked to wander for hours around Manhattan, observing and recording what he saw. Charlie also wandered through our world (more than once we strolled together through the streets of Paris), striving to uncover the magical, impossible formula which would allow one to capture both the canvases of Rembrandt and the seedy alleys of New York where dealers search for clients, both Parisian concert halls and the twenty-four-hour petrol stations where, at night, the cashiers barricade themselves in cramped offices. It was as if he wanted to annul the academic and not particularly wise division between high and low. He was passionate about Greek tragedy, but also about the slang of young Americans who attempted by means of hip-hop to express their rebellion.
    He taught classes in creative writing, and was a conscientious and attentive teacher. I have met many young poets who remembered very fondly the workshops that he ran.
    He was famous for his poetics, for his long lines. His strength was neither in metaphor nor in simile, but rather in the massiveness and consistency of his poems. These poems are as if forged from iron; there is in them nothing ephemeral or fleeting; the adjectives and nouns march like Roman legions. Someone averse to him might remark: here everything is said, there are no empty spaces, no surprises-which is true; Williams spoke, as it were, "too much," repeated epithets, multiplied synonyms, could not bear understatement; but, surprisingly, these hyperboles produced a wonderful new quality. This was his secret, the alchemical secret of a rhetoric that transmuted itself into poetry.
    He was a realist in search of justice. "rendering justice to the visible universe," but also to the invisible- because he saw so many riddles, came upon so many mysteries, that he could not restrict himself to tangible things. His breakthrough book was the collection Tar (1983); this was the first appearance of his mature poetic style, of a voice that was then perfected over the next few decades. The young Williams was a poet of rage (he once wrote a poem with the refrain "It stinks, it stinks, it stinks"), of a rage that harmonized with the mood of the Sixties, with the campaign against the Vietnam War. Later, however, the poet's voice underwent an evolution. He was still critical, but his rage transformed itself into a great curiosity about the world, into an empathy towards his neighbors, into a poetry of attentive observation and compassion.
    In the title poem of his book Singing, Williams-the same poet who emerged from a generation that condemned America's sins, chief among these being racism-did not transform into a racist, God forbid, but rather, in a poignant way and not without sorrow, noted the impossibility of his reaching an understanding with a young black artist. The place of rage was taken by a bitter wisdom.
    He was named among the greatest contemporary American poets and received the most important American prizes. He was especially pleased to receive the Pulitzer Prize in 2000.
    How did we meet? Once, in January 1986, in New York (a few months after the appearance of my first book in America), Charlie walked up to me, introduced himself, and said: "We are going to be friends." And so we were, friends until the end. +

(Translated from the Polish by Jakob Ziguras)


******

- viết để phải chịu nhiều gièm pha. chê trách. viết không công mà cũng viết. nay hỏi có phải đó là “viết như không có gì xảy ra”? (và phì cười)  

Note: Tr
ên 1 số báo ML cũ, có 1 bài viết của Simon Leys về vụ này. Tuyệt cú mèo.
Bèn post ở đây, để phúc đáp hai vị bằng hữu K/O, và nhà thơ DS

*

Le Magazine Littéraire Mars 2005
 

 Góc Hà nội

Nh
ật Ký @ Panat Nikhom, Thailand:

Dec 13 93. The Knight was dying inside his armor (comparing with VC). J. le Carré
Anh Bộ Đội Cụ Hồ chết trong chiếc áo giáp bách chiến bách thắng.

*

Nhật ký những ngày ở trại tị nạn Panat Nikhom Thái Lan.
Có vẻ như Gấu Nhà Văn hồi đó giỏi tiếng Anh, tiếng U hơn bi giờ!


Những dòng đầu là về BHD và ông Bố của em:

Chính là do sự độc ác (?), mà ông bố Bắc Kít muốn con học bác sĩ. Ông muốn cô con gái trở thành cái máy làm ra tiền.
Trong số những cô gái mà Gấu quen, TL [nhân vật chính trong Bụi]  là hạnh phúc nhất, có một tuổi thơ được gia đình chiều chuộng, nhưng căn bịnh đã vượt lên tất cả.

Người ta nói, thành phố, một khi bị lột truồng mọi ảo tưởng, mất đi một cái gì thánh thiện, và xì ra một cái mùi gì đó. Nó trở thành bà già, không còn là thành phố.

13 Tháng 12, 1993. Anh bộ đội Cụ Hồ chết trong chiếc áo giáp bách chiến bách thắng.
Dec 13 93. The Knight was dying inside his armor (comparing with VC). J. le Carr
é


Hà Nội Của Gấu

Gấu, Bắc Kỳ 54. Rời Hà Nội khi vừa mới biết yêu cái cột đèn, cái ngã tư, tiếng còi mười giờ chạy trên thành phố... Vào Nam, Gấu nhớ tiếng còi, nhớ cái tháp rùa đến ngơ ngẩn mụ cả người, bèn tự nhủ thầm, phải kiếm cho được một cô bé Hà Nội...
Cô là em của một người bạn học. Ông anh vợ hụt học dưới Gấu một lớp. Quen qua một người bạn, tên Uyển, hồi ở hẻm Đội Có, Phú Nhuận.

Kỷ niệm lần đầu tới nhà cô bé, nghĩ lại thấy thật buồn cười.

Ông anh cô khi đó đang học Đệ Tam, ban toán, và ông đã ra câu đố: muốn gặp em tao thì phải giải cho được bài toán hình học này. Chẳng hiểu ông thực tình bí, hay là muốn thử tài, theo kiểu: mày có đủ sức chinh phục con em tao hay không? Hồi đi học, Gấu vốn nổi tiếng là một cây toán. Cô em cũng dân toán, sau học y khoa.
Lên đại học, ghi danh chứng chỉ Toán Đại Cương; tới kỳ thi, không hiểu bài toán muốn gì, Gấu nộp giấy trắng ra về!
Nhà nghèo, Gấu chỉ đủ tiền mua cours của giáo sư Monavon, mà không hề làm một bài tập nào.
Ôi, giấc mộng đã tan mà sao ảo tưởng vẫn còn!

Khi Gấu quen, cô bé mới mười một tuổi, chưa có núm cau. Chưa có gì, chỉ có một nỗi buồn Hà Nội, ở trong đôi mắt thăm thẳm.
Như lạnh lùng tra hỏi: anh yêu tôi hay là anh yêu Hà Nội?
Vừa ra ý ỡm ờ: anh yêu tôi, vì tôi độc?
Và đẹp?

Nhà cô bé giầu, Gấu sững sờ tự hỏi, tại sao lại có nỗi buồn như thế ở trong cô bé mới mười một tuổi?
Sau này thân rồi, cô tâm sự: đi học, H. chỉ có mỗi một cái áo dài trắng độc nhất. Có lần, H. nghe mấy con bạn nói đằng sau lưng: con nhỏ này nó làm bộ nghèo...
Lần cuối cùng gặp cô bé, khi mối tình đã tan vỡ. Cô lúc này coi Gấu như một người thân, nói: H. mới đi chợ cho mẹ, lỡ tiêu quá một chút, anh đưa H. để bù vô. H. rất ghét phải giải thích...
Em gái của cô, mỗi lần thấy bố vô phòng, là bỏ ra ngoài.
Lần cuối cùng hẹn gặp trước khi Gấu lấy vợ: cô đang học y khoa, ở tít mãi trong Chợ Lớn. Chỗ gặp mặt là một quán Tầu ngay Chợ Đũi. Gấu vẫn thường ngồi đó, chờ cô bé đưa em đi học tại một trường kế bên, rồi ghé. Cô em gái có lần thấy, đang bữa ăn chiều như nhớ ra, kêu "chị, chị ra đây em nói cái này hay lắm: buổi sáng em thấy chị đi với anh Gấu."
Bạn bè, cô, và cô em gái vẫn gọi anh bằng cái tên đó. "Có thể bữa nào giận H. nó sẽ nói cho cả nhà nghe, nhưng cũng chẳng sao..."; Gấu ngồi chờ, cố nhớ lại những kỷ niệm cũ. Khi quá giờ hẹn 5 phút, anh bỏ đi.
Sau này, anh nghe cô kể lại: Bữa đó, trời mưa lớn, H. đội mưa chạy xe từ Đại học Y khoa, suốt quãng đường Chợ Lớn - Sài Gòn. Cũng biết là vô ích, vô phương. Lũ bạn nói, con này điên rồi. Tới nơi, đã trễ hẹn. Thường, em vẫn trễ hẹn, anh vẫn chờ (có lần anh nói anh có cả một đời để chờ...), nhưng lần đó, em hiểu.
Bữa đó, mưa lớn thật. Gấu đội mưa đi ra khỏi quán. Đi khơi khơi, không chủ đích, mơ hồ hy vọng những đợt mưa xối xả trên thành phố Sài Gòn xóa sạch giùm tất cả những kỷ niệm về một cô gái
Hà Nội,
độc,

đẹp...
Độc, là chuyện sau này, do Gấu tưởng tượng ra, khi đi tìm một cái tên, cho một cuộc chiến.
Sự thực, những kỷ niệm về một miền đất, về một thành phố, và về cô bé, chúng thật đẹp.

***** 

"Suốt khoảng phố gần trường toàn nhà một tầng cửa gỗ lùa, lọt vào một nhà cửa sổ chấn song sắt luôn mở rộng. Có một lồng chim ngày nào đi học tôi cũng thấy treo phía ngoài. Chim gì chẳng đẹp. Trông như mớ cỏ rối. Nhưng tiếng hót thì trong veo. Trong. Và phấp phỏng như nắng thu đang do dự rây qua ngàn vạn lá xuống phố. Nhà ấy không bán hàng. Có những đứa trẻ ăn mặc đẹp hơn tôi, chân đi dép nhựa ra vào. Chúng đến đó học đàn. Chúng làm tôi tủi thân nhiều hơn là thẹn. Có một lần tôi bị tụt quai dép cao su và tôi chẳng còn cách nào hơn là lếch thếch xách cả dép lẫn cặp nhón nhén đi bộ trên hè phố trước mặt chúng nó.
Từ ngôi nhà chúng ra vào bay ra những hợp âm thô kệch, lập cập. Thua tiếng hót của con chim giống như nùi cỏ rối (....) Nhưng không hiểu sao tôi cứ buồn buồn khi nghe tiếng dương cầm vang lên lập cà lập cập dưới ngón tay bọn trẻ con không quen biết..."
"Có lần tôi nhìn thấy cô chơi đàn. Tôi không biết đó là bản gì. Nhưng tiếng pi-a-nô buổi tối thành phố lên đèn ấy tôi nhớ lập tức. Tiếng đàn mới cao sang làm sao. Trong vắt. Róc rách. Dường như những thân sao đen cao vút đang từ từ vướn lên, vòm lá mở ra để lộ một bầu trời đen thẫm, mịn màng như một đĩa thạch và chi chít sao."
"Chiến tranh đánh phá lần thứ hai. Có vẻ ác liệt hơn lần trước. Cũng có thể là vì tôi lớn hơn và biết sợ nhiều hơn trước. Chúng tôi lại đi sơ tán. Để lại Hà Nội những hầm công cộng dài rộng mênh mông, những hố tăng xê ngập nước ngày mưa. Để lại tiếng loa truyền thanh và tiếng còi báo động nghe hết hồn hết vía rú lên từ phía Nhà Hát Lớn..."
".... Hồi ức chiến tranh thường chỉ quẫy cựa khi đi qua Phố Huế. Một đứa lớp tôi chết ở đó. Vệt bom liếm hết nhà nó thì dừng và hôm đó là hôm nó về lấy gạo nuôi em."    

(Những giọt trầm, truyện ngắn Lê Minh Hà)

Gấu được đi học Hà Nội, là nhờ bà cô lấy chồng Pháp. Một kỹ sư Sở Hỏa Xa Đông Dương. Bà cô đẹp, cao, sang, không một chút liên can tới cái làng nghèo đói ven đê sông Hồng. Người ở đó không muốn bà về. Chỉ cần tháng tháng gửi tiền. Vì cũng là một người cùng làng, thằng cháu bị vạ lây, thời gian đầu sống với bà cô.
Có thể, lúc đầu bà cô chỉ nghĩ tới Gấu, do tội nghiệp. Chẳng bao giờ bà hỏi han. Gấu cũng chẳng dám đòi hỏi gì, ngoài hai bữa cơm, rồi lo đi học. Bà cho Gấu ở riêng một căn phòng kế bên nhà bếp. Không được bén mảng lên nhà trên.
Gấu chỉ có một bộ quần áo đi học. Mỗi lần giặt, ủi liền, cho kịp giờ đi học. Có những lần quá ướt, bàn ủi không kịp nóng. Cho tới một bữa, Gấu ỷ y, chạy ra ngoài, khi ngửi mùi khét thì đã xong một bên ống quần.
Đó là một villa trông ra hồ Halais. Nhà của hai ông Tây, đều kỹ sư Sở Hỏa Xa Đông Dương. Ông Tây già, là chồng bà cô. Chức vụ chắc thua ông Tây trẻ, vì ông này có tới hai người hầu: một người bếp, một người bồi. Ông Tây già ăn uống đều do bà vợ. Ông bếp già, vào những ngày cuối tuần, chủ đi chơi, thường dắt gái về nằm trong bóng tối hành lang phía trước. Mỗi lần như vậy, Gấu lén lên nhà trên, bò tới sát, chỉ cách bức tường, cánh cửa, rồi hồi hộp lắng nghe. Một lần cô gái làng chơi biết, nói: có người ở bên trong nhà. Ông bếp hừ, hai thằng bé, trời tối mịt, chúng nó chẳng thấy gì đâu.
Mỵ là tên anh bồi. Gấu không nhớ tên ông bếp già. Ông rất thù ghét Tây, tuy làm bồi bếp. Gấu biết từng chi tiết chiến thắng Điện Biên Phủ, là do ông kể. Chắc cũng chỉ từ trí tưởng tượng của ông. Hiệp định Genève chia đôi đất nước, ông về làng, chắc chắn là khổ sở với quá khứ Việt gian. Gấu gặp cả hai vợ chồng anh Mỵ, và đứa con gái duy nhất mới sinh được vài tháng, ở Hải Phòng, những ngày chờ đợi tầu. Thằng em đã về quê, ở với bà vợ lớn.
Lần đó, anh Mỵ nói với bà cô. Bữa hôm sau, bà dẫn Gấu đi mua mấy bộ quần áo. Bà mắng: tại sao không nói. Thấy thằng cháu im thin thít, bà như hiểu ra, giải thích: Tao chỉ ghét mẹ mày. Cả làng cả họ cứ xúm vào gấu váy con mụ me Tây này.
 Không những mắng, mà còn tát cho Gấu vài cái.
Đó là lần bà bắt gặp hai đứa, Gấu, thằng Hìu, em anh Mỵ, trời tối thui mà cũng cố căng mắt nhìn ra phía ngoài...
 
Lếch thếch xách dép, một kỷ niệm như vậy dù sao cũng dễ thương hơn nhiều, so với của Gấu, những ngày đầu học Nguyễn Trãi, với cái quần độc nhất, với đôi guốc lạch cạch nện trên đường phố, trong sân trường. Nhưng dù dép, dù guốc, cũng không bằng chân trần, lúc tan học, nhìn lũ bạn đứng từ ngoài liệng cả dép lẫn cặp vào tới tận gậm giường bên trong nhà, rồi theo nhau chạy ra bãi cát dưới chân cầu sông Hồng, hoặc lang thang bên dưới vòm trời thành phố. Và tiếng còi dễ thương đuổi theo Gấu suốt đời chưa biến thành ghê rợn, nhưng tiếng kèn đồng thê thảm từ một vũ trường gần bờ Hồ theo Gấu mãi, cùng với hình ảnh cô gái bán rau muống bị Tây hiếp đứng co ro cố túm chiếc quần còn rỉ dòng nước nhờn, khi nhìn thấy thằng nhỏ đi học đang bước tới, ngay gần nhà ở ngoại ô Bạch Mai, kế bên đường rầy xe điện.

"Vậy mà không hiểu sao đôi khi tôi cứ nghẹn ngào, không làm sao dứt đứt ra khỏi lòng dạ những xôn xao của cái thời ngốc".
(Lê Minh Hà, Những giọt trầm)

Ngay khi từ biệt, Gấu đã biết, sẽ có ngày cô bé  (Hà-nội?) trở lại, qua một hình bóng khác. Khó mà dứt đứt ra khỏi lòng dạ, một thành phố, một đoạn đời.

 Sự thực, khi gặp ông anh vợ hụt lần đầu, Gấu không hề biết, ông có một người em gái, tên là "cô bé". Nhưng chuyện ông đưa ra bài toán đố là có thiệt. Về già nghĩ lại, bao chuyện may rủi trên đời, đều là do chuyện mê toán của Gấu, kể từ khi còn ở Hà Nội. Người đầu tiên khám phá ra tài làm toán của Gấu là Ông Tây, chồng bà cô.
 Bà cô Gấu, tuy bề ngoài lạnh lùng, nhưng lúc nào cũng để ý đến Gấu, qua... Ông Tây. Một lần bà nói, “Ông Tây bảo, mày còn ngu hơn thằng Hìu, em anh Mỹ”.
 Đó là một buổi chiều, Ông Tây đi làm về. Có bà cô ngồi trên xe. Khi xe làm hiệu rẽ vào cổng, thằng cháu nhanh nhẩu tập làm bồi, mở vội hai cánh cổng bằng sắt. Thằng Hìu đứng bên, dơ tay chặn lại. Không hiểu làm sao nó biết, hai người chỉ đậu xe, về nhà thay đồ, và còn đi shopping.
 Lần thứ nhì đụng độ Ông Tây, là bữa Gấu mê mải làm toán, ngay hành lang trước villa. Dùng phấn trắng vẽ ngay trên mặt gạch. Gấu không nghe thấy tiếng xe, tiếng mở cổng, ngay cả khi Ông Tây tới sát bên Gấu… chỉ tới khi ông hừ một tiếng rất ư là hài lòng, và sau đó bỏ vào trong nhà. Chắc ông đã mê mải theo dõi, và hồi hộp, không hiểu thằng bé nhà quê này có chứng minh nổi bài toán hình học hay không. Ông là kỹ sư, và hình ảnh thằng nhỏ đang say sưa với bài toán đến nỗi quên phận sự làm bồi, không mở cổng cho ông, có thể làm ông nhớ lại thằng nhỏ-là ông ngày nào.
Bữa sau, bà cô mặt mày tươi tỉnh cải chính câu nói bữa trước, “Không, Ông Tây nói, mày thông minh hơn thằng Hìu.”

 Chính Ông Tây mới là người quyết định tương lai của Gấu. Bởi vì bà cô, kể từ đó, đã có ý định cố lo cho thằng cháu ăn học.
Trong quyết định bỏ vào Nam của Gấu, có giấc mơ học giỏi tiếng Pháp, để viết một bức thư cám ơn một ông tây thuộc địa.

Cửa sổ nhà mình nhìn thẳng qua đê - phố Trần Khát Chân.
Xưa sáu tuổi đi sơ tán về buổi chiều vẫn cùng lũ trẻ con mua rau ngay ngõ cuối phố thông lên đê, nơi có mấy bậc gạch kể trong bài.
Nhìn sang đê, biết có những cảnh đời y như của Nguyễn Đình Lạp. Rồi thôi.
Không biết có Đào Nguyễn ở đó.
Hai năm trước về, Nguyễn Xuân Khánh với Dương Tường có mặt ở chỗ mình kí sách. Sao lại có người hiền đến thế, lặng lẽ đến thế, đến mức thành ra những vang vọng của đời.

V/v Ông Tây.

Gấu có hai kỷ niệm thực là tuyệt vời về Ông Tây, chồng bà cô, Cô Dung Me Tây của Gấu.
Kỷ niệm về Toán, kể rồi. 

Kỷ niệm sau đây, sau này, như được lập lại ở 1 số vị bằng hữu, và luôn ở cả ông anh của GCC.
Số là vào Mùa Thu, hay Mùa Đông, ở Hà Nội, ở kế ngay bên hồ Halais, Gấu có thói quen, vào buổi chiều, mò ra cái cổng sắt, và cứ thế tì vào những song sắt, ngắm sương mù mỗi lúc 1 thêm dày đặc trên mặt hồ.
Cứ đứng hàng giờ đồng hồ như thế. Đâu có nghĩ là có ai thèm để ý, vậy mà có lần vô tình ngó lại, nhìn lên, và thấy Ông Tây đứng nhìn thằng bé nhà quê Bắc Kít từ hổi nào hồi nào!
Ui chao, mỗi lần Gấu viết, mà có tí mùi cải lương, là y như rằng, Gấu lại nhìn thấy cặp mắt của Ông Tây, qua mấy vị bằng hữu, và ông anh nhà thơ, nhìn Gấu, ra cái vẻ an ủi, thông cảm, nè đừng có nhè đấy nhé, anh cu Gấu!
Hà, hà!




Viết mỗi ngày

http://www.economist.com/news/books-and-arts/21717357-extraordinary-story-book-changed-world-how-victor-hugo-came-write-les

How Victor Hugo came to write “Les Misérables”, his magnum opus
The extraordinary story of a book that changed the world (1)

http://www.economist.com/news/books-and-arts/21717355-richard-holmes-describes-biography-handshake-across-time-expert-biographer-looks
Illuminating the past
An expert biographer looks back at his craft
Richard Holmes describes biography as a “handshake across time”

Note: Mấy bài này, đều thật OK. Tờ báo không cho GCC đọc free, nên đành mua báo giấy, và sẽ lai lai ba sợi sau. Độc giả TV đọc bản tiếng Anh cho đỡ ghiền. Cuốn Những Kẻ Khốn Cùng được tờ NKT [The Economist] coi là cuốn sách của thế kỷ. GCC đọc cuốn này, bản tiếng Tây, ở nhà sách Lê Phan, từ sáng cho tới tối luôn, bị 1 cô nhân viên mời ra ngoài.

(1)

http://www.tanvien.net/D_1/10.html

Fire outside

TLS 2.1.2009 đọc Hòn đá kiên nhẫn: Văn phong là từ kịch.
Trên tờ Văn học Pháp, Le Magazine Littéraire số tháng Chạp, dưới đây, có bài viết của Atiq Rahimi vinh danh Majrouh, "bởi vì ông ta, bởi vì tôi" [parce que c'est lui, parce que c'est moi], (1) nhà thơ, triết gia Afgan, bị ám sát cách đây 20 năm khi lưu vong, tại Pakistan.

(1) Câu này của Montaigne, để nói về tình bạn.
O.

Tks

Đúng là già rồi, mắt mờ, chữ tác đánh chữ tộ!

Tks again. NQT
*

Lâu lắm rồi, khi quê hương tôi chưa bị gót giầy Liên Xô chà đạp, chúng tôi còn có thể mơ mộng tương lai, hy vọng có ngày sống những giấc mộng, những ảo tưởng của mình. Khi đó, tôi còn trẻ. Những giấc mơ của tôi, tôi kiếm thấy chúng ở trong trái tim của những cuốn sách, ở trong mầu trắng giữa những chữ. Luôn luôn, sau giờ học, tôi chui vô thư viện ở Kaboul. Hay lang thang tại khu có những tiệm sách ở trong thành phố, hay tại những tay chuyên môn buôn bán sách cũ nơi bờ sông tìm những cuốn tiểu thuyết trinh thám hay khoa học giả tưởng. Lúc này lúc nọ, những cuốn sách cổ điển của văn chương viết bằng tiếng persane, hay những dịch phẩm từ những tác giả nước ngoài soi sáng tâm trí tôi. Chính là vào một thời điểm như vậy mà tôi khám phá ra cuốn tiểu thuyết đầu tiên của mình: Những người khốn khổ của Victor Hugo. Mỗi trang là một mặc khải đối với tôi, về một thế giới khác, một khả hữu khác để sống Lịch Sử.
Một bữa tôi rớt vô một cuốn sách lạ, nhà xb quốc gia Á Phú Hãn, Afghan. Bìa cũng lạ, trên cái nền mầu hồng nhạt là hình vẽ một con rồng cuộn tròn. Và trong vòng tròn đó là cái tít, Ajdahai khodi [dịch nghĩa đen: một con rồng tự thân, un dragon de soi], của một tay nào đó tên là Sayd Bahodine Majrouh. Đúng là một cái tít bí hiểm. Một thứ chuyện cổ tích kỳ quái chăng? Tôi mở ra và đọc trang đầu. Ở đâu ra bản văn này, một lối viết vừa cổ điển vừa hiện đại, không thể nào nhập vô và cũng không làm sao hiểu nổi, với một đứa trẻ 15 tuổi là tôi hồi đó. Tuy nhiên, những chữ ở trong đó như có nam châm, một khi nó lọt vào đầu bạn, là vô phương lấy ra.
Xốn xang, tôi gập cuốn sách lại, và để nó vô chỗ cũ.
Mãi sau đó, dưới thời Liên xô xâm lăng, tôi khám phá ra nhà thơ Liban, Khalil Gibran qua cuốn Nhà Tiên Tri của ông, và chính cuốn này khiến tôi tìm lại cuốn của Majrouh. Tôi đi tìm, vô phương. Chẳng thể nào thấy nó trong những thư viện, nhà sách, tiệm sách cũ. Thư viện quốc gia Kaboul cũng không. Cuốn sách bị cấm, tác giả bỏ chạy lưu vong qua Pakistan.
Nhưng một bữa, tình cờ tôi vớ được nó, ngay tại nhà tôi, trong một cái hộp carton, giữa những cuốn sách của cha tôi. Tôi lại mở nó ra. Tôi đọc vài trang. Vẫn như nam châm, hút chặt lấy bạn, vẫn vô phương xâm nhập, không làm sao hiểu nổi. Tôi lại để vô chỗ cũ.
Một thời gian sau đó, một nhà sách đưa cho tôi một cuốn sách dịch, một tuyển tập của nhiều người viết, tên là Con người và những biểu tượng của nó, người chủ biên là một tay nào đó tên là C.G. Jung. “Đó có lẽ là chìa khóa mở ra tác phẩm của Majrouh.” Đúng như vậy, sau khi đọc cuốn đó, những từ, những chữ, những bài thơ của Majrouh trở nên sáng ngời đối với tôi.
Atiq Rahimi: Majrouth, voie magnétique.
*
Thật kỳ cục, thú vị, tuổi mới lớn của Gấu, tại Sài Gòn, y chang như tay này, ở Kaboul! Gấu cũng khám phá ra Những người khốn khổ tại nhà sách Lê Phan, bản tiếng Tây, đứng đọc cọp từ sáng đến tối, và bị một nữ nhân viên của tiệm đuổi ra ngoài!

*

Nếu mỗi anh Âu Châu ra trận, Đệ Nhất Thế Chiến, trong ba lô có cuốn "Mặt Trận Miền Tây vẫn yên tĩnh", nếu mỗi anh Yankee mũi lõ tới xứ Nam Kít có cuốn "Người Mỹ Trầm Lặng", thì mỗi anh lính Ngụy, có cuốn Les Miserables, mà chúng đọc là Lee’s Miserables, Lee là tên viên tướng Ngụy, của cuộc nội chiến Huê Kỳ!

Khi mà còn ngu dốt và nghèo đói ở trên trái đất, như Victor Hugo viết trong lời tựa, thì cuốn sách như cuốn này vẫn chưa vô dụng.

Trên 155 năm kể từ khi được xb lần đầu tại Pháp, và đâu đó, trên thế giới sau đó, cuốn sách không hề mất sự xác đáng và phổ thông của nó. Cái đám học lớp 1, chăn trâu, hễ có ai hỏi, tại làm sao theo Cách Mạng, là trích dẫn Victor Hugo.
Được chuyển thể thành hình ảnh, 65 phim, nhưng ngay cả những khán giả mê phim này, thì cũng hiểu ra sự thực cay đắng, đây là 1 lục địa đã mất. Trên Tin Văn có lần viết về anh tù khổ sai gánh cả gánh nặng lương tâm nhân loại lên vai mình, theo 1 bài viết trên 1 tờ điểm sách của 1 tạp chí Mẽo, là theo ý này: Mơ giấc mơ, Dream the Dream.
Hồ Tôn Hiến, tức Víp Va Ka, có câu nói để đời, cứ nhìn vầng trán thông minh của các Cháu Ngoan Bác Hồ, là thấy tương lai của xứ Mít. Câu này, theo GCC, là từ Victor Hugo mà ra!


My Old Saigon















Trang NQT

art2all.net


  &

Lô cốt trên đê làng
Thanh Trì, Sơn Tây