Viết mỗi ngày


Viết mỗi ngày

Bảo Ninh: Gặp lại người Mỹ (ANTG 11-10-17) -  Hình như một phiên bản của bài này là bài đăng trên New York Times: The First Time I Met Americans (NYT 5-9-17) 

Cuộc chiến tranh kết thúc cách nay đã hơn 40 năm, bởi vậy những tấn thảm kịch mà nó gây ra cần phải được quên đi, hoặc không thể quên thì cũng cần tránh đi, như người ta nói "gác lại quá khứ". 

Tôi cũng như mọi người lính còn sống sau chiến tranh luôn tự nhủ và luôn nói với nhau như vậy. Và như tôi thấy thì hầu hết các cựu chiến binh Việt Nam, cả những người nguyên là đồng đội của tôi lẫn những người nguyên là kẻ địch của tôi, theo dần năm tháng, tuổi tác, đã thực sự "gác lại quá khứ". Nhưng, "quên đi" và "gác lại" không có nghĩa là quan niệm khác đi về quá khứ. 

Chẳng hạn như tôi và ông bạn cựu binh Sư đoàn 23, nay là họa sĩ, cũng có những góc nhìn và quan điểm không thể đồng nhất. 

Tuy nhiên, dù không đồng quan điểm về toàn bộ mọi vấn đề nhưng chúng tôi cũng vẫn đồng ý được với nhau rằng: Việc tôi và ông ấy cùng là người Việt Nam, cùng ngôn ngữ, cùng văn hóa, cùng một lứa tuổi trẻ học trò trung học, chỉ khác là người thì được cha mẹ sinh ra ở Sài Gòn, người thì được cha mẹ sinh ra ở Hà Nội, vậy mà đã dữ dội chĩa súng vào nhau, quyết giết nhau. 

"Tôi không bắn anh thì anh bắn tôi", đó là một trong những nỗi bất hạnh sâu sắc và đau đớn nhất mà người Việt đã phải chịu đựng.

Và chính nhờ không bao giờ quên nỗi đau đớn ấy của bản thân mình và đất nước mình trong quá khứ chiến tranh, mà ngày này chúng tôi mới có thể bỏ qua mọi bất đồng trong quan niệm về cuộc chiến đó để sống bên nhau, hòa thuận, bạn hữu với nhau. 

Note: Nhảm.

O, vị bằng hữu của trang Tin Văn, vẫn thường phán, mi lãng mạn quá, cứ chờ mong 1 cú ngoạn mục, từ lũ Bắc Kít, trong có cả mi!

Vấn đề là, chính cái quá khứ khốn nạn, với hai cuộc chiến thần thánh của lũ Vẹm, đẩy xứ Mít vô tình trạng mấp mé bờ địa ngục như bây giờ!
Vậy mà khép lại quá khứ?
Phải có 1 cú ngoạn mục, thí dụ như tên già NN, tay đầy máu Ngụy, cởi trần cởi truồng, bắt chước 1 vị nguyên thủ của nước Pháp, bò ra Mả Ngụy, sám hối, cầu xin Thượng Đế tha thứ, thì may ra mới có tí hy vọng cứu vớt.
Bạn chỉ có thể quên quá khứ, một khi hiện tại cho phép bạn, quên được nó.

Cái gì làm cho hai cuộc chiến thần thánh biến xứ Mít mấp mé bờ địa ngục như hiện nay?

D.M. Thomas, khi viết cuốn tiểu sử của Solz, dựa vô viễn ảnh khủng khiếp, Thượng Đế và Quỉ Sứ đổi chỗ cho nhau.
Một cách nào đó, xứ Mít gặp đúng tình trạng này

D.M. Thomas cho rằng sự chuyển hoá từ Christ qua Demon, [ông viết, Christ và Devil đổi chỗ cho nhau], Kẻ Cứu Rỗi thành Quỉ Sứ, đã xẩy ra vào thời kỳ đầu Cách Mạng Vô Sản ở Nga, và được khắc họa, bằng những tác phẩm văn học, như "Demons" của Pushkin, "Twelve" của Blok (1), và Bài Thơ Không Có Anh Hùng, "Poem Without a Hero", của Akhmatova.
Trong khi tại Việt Nam, vào lúc kết thúc cuộc chiến.
Sau một đêm 30 Tháng Tư, ngủ dậy, thay vì thấy một cái nhà Việt Nam to đẹp hơn, một con người Việt Nam hạnh phúc hơn, thanh thản hơn, thì chỉ có một con bọ.
Nguyễn Huy Thiệp đã nhìn thấy sự chuyển hóa này qua con quỉ chuồng heo [cũng một hình tượng văn học khác, từ Kafka, trong Y Sĩ Đồng Quê], biến thành con bọ phố phường.

Bạn cũng có thể coi 30 Tháng Tư 1975, như 1 ngày....  Giáng Sinh, Chúa trở lại với thế gian, nhưng thay vì dưới hình dạng người, thì là 1 con bọ!

Đây là 1 trong những cách đọc, truyện ngắn Hóa Thân của Kafka, như 1 cas "Chúa Sẩy Thai".

Hoá Thân

Một trong những cách đọc Kafka, là coi ông là một nhà văn tôn giáo. Theo cách đó, Weinberg coi hiện tượng Samsa sáng ngủ dậy thấy biến thành con bọ, là hiện tượng "Chúa Sẩy Thai" (1). Thay vì Chúa Giáng Sinh, Chúa đầu thai làm người để cứu độ nhân loại, thì lại có một... con bọ!
Vào những ngày kỷ niệm 30 năm Lò Cải Tạo, Gấu tui hơi bị liên tưởng tới một giấc mơ khác của nhân loại: Sáng ngủ dậy thấy biến thành một người Việt Nam.
Liệu có thể coi đây là hai giấc mơ, một trước, và một sau, Lò Cải Tạo? Và vẫn chỉ là một? [Như D.M. Thomas, trong cuốn tiểu sử Solzhenitsyn, đã coi Quỉ và Kẻ Cứu Rỗi, chỉ là một? Xin coi Tuổi Bụi ]
Ông Hồ chẳng đã từng mơ tưởng: Thắng trận giặc này, sẽ làm một cái nhà Việt Nam to lớn hơn đàng hoàng hơn.
Rút cục, chỉ có một con bọ "VC Đỏ"! hay "VC Đen", tức Mafia Việt Nam.
Đỏ hay Đen, thì cũng một thứ!

(1) Weinberg khai triển biểu tượng tôn giáo ngầm chứa trong câu chuyện, đã coi  đây là một chuyển hoá tiêu cực, a negative transfiguration, một nghịch đảo hiện tượng Chuá nhập thân làm người phàm, một Khổ nạn Giê-xu sẩy thai [the Passion of an abortive Christ figure]
[Hoá Thân của Kafka, bản tiếng Anh, Bantam Books; phần phụ lục, Explanatory Notes To The Text]. 

Người độc nhất, nhìn ra cuộc chiến Mít, và cắt nghĩa nó, đúng nhất, là Dương Thu Hương, khi, đúng vào ngày 30 Tháng Tư, bà ngộ ra liền sự thực; Đây là mọi rợ thắng văn minh.
Còn lại, những tên như NN, BN... toàn đồ bỏ!
NQT

Bà DTH, lần đầu nhìn thấy tù binh Ngụy, gần như té ngửa, vì trong thâm tâm, Bà cứ nghĩ cả nước Mít đánh thằng Mỹ xâm lược. Cũng thế, là nhạc sĩ Tô Hải. Đẩy lên 1 mức nữa, hay nhìn ngược lại, chưa 1 tên Vẹm nào nhận ra cái phần tội lỗi của nó, trong cuộc chiến Mít: Tên nào cũng có mùi máu, cứt, của cải…  Ngụy, như là phần thưởng của cuộc giết người. 

Đây là ý của Hirsche, thi sĩ Mẽo, tác giả cuốn Làm thế nào đọc 1 bài thơ và tương tư thơ, “How to read a Poem and Fall in Love with Poetry”, trong bài viết "Thơ và Lịch sử: Thơ Ba Lan sau Tận Thế".
Mít chúng ta, khi nhìn lại cuộc chiến, là phải nhìn như thế: Sau Tận Thế.

Làm đếch gì có chuyện quên quá khứ như đấng BN này phán!
Kít!

*

le Carré: Bản tiếng Tây của bản tiếng Anh, trên TV.
Nhà văn quá, dưới mắt điệp viên. Điệp viên quá dưới mắt nhà văn.

The fiction of John le Carré
Giả tưởng của le Carré
Ngày 23 Tháng Giêng, 1963, Kim Philby, gián điệp Anh (cộng tác viên một thời cho Người Kinh Tế) chuồn qua Xô Viết. Chín tháng sau, “Điệp Viên Từ Miền Lạnh" ra lò.
Giả tưởng, tất nhiên, nhưng hình như nó còn thực hơn cả sự thực, phản chiếu một thực tại rộng lớn hơn, cái gọi là Cuộc Chiến Lạnh.
Bảnh hơn nữa, nó xuất  hiện, và sau đó, tiểu thuyết điệp viên thay đổi hẳn, không còn như trước nữa.

Cuốn tiểu thuyết mở ra với cảnh Alec Leamas, điệp viên Anh, phụ trách một đơn vị phản gián ở Bá Linh, chờ 1 đệ tử, biệt kích ném qua Đông Đức, bị cháy, và phải bỏ chạy, qua Trạm kiểm soát Charlie. Ngay từ câu “rất” đầu tiên, là cái viết của Le Carré, như 1 con rắn độc, thò mỏ ra chơi 1 phát. Những xen, cảnh thì được chiếu sáng theo kiểu cà giựt, bằng “flashpoint” [điểm hỏa, tia loé]. Nhân vật thì được phác họa bằng những câu sắc, lẹ. Câu văn ngắn, điểm đúng huyệt. Tình tiết rắc rối, không dễ mò, nhưng không bao giờ lâm vô tình trạng quá tải, với những nhân vật phụ, những cú xoắn thừa thãi, hay khúc ngoặt không cần thiết.
Không giống tiểu thuyết gián điệp “James Bond 007”, thế giới của le Carré gân guốc, chai sạn, và rặt một màu u tối. Leamas tự mình chuốc rượu mình, trong những căn phòng tù mù, bàn ghế không phải không bày mà gần như đếch có. Đờn bà thì câm, nếu không muốn nói là nín khe, trầy trụa, không phải thứ lụa là gấm vóc của Ian Fleming. Xa vời cái thứ hoành tráng, say đắm, những điệp viên của le Carré thì, bằng những từ của Leamas, "tuồng ảo hóa đã bày ra đấy, toàn 1 lũ khùng điên, ba trợn, phản bội, những tên sa đích, ghiền rượu,  những kẻ thắp sáng cuộc đời thối rữa của chúng, bằng cách chơi trò cao bồi vs mọi da đỏ”, “a squalid procession of vain fools, traitors…pansies, sadists and drunkards, people who play cowboys and Indians to brighten their rotten lives”.
Cái sự “trần thùi lụi” này làm cho thế giới của những tên ma quỉ, gián điệp hai mang của le Carré, nếu không “xác thực”, thì “đáng tin”, như chính ông viết, trong lời bạt, 50 năm sau khi nó được xb lần thứ nhất. Cái viết ông mắc nợ rất nhiều từ 1 bậc thầy khác, trong giới viết truyện điệp viên bảnh tỏng, Graham Greene, và tác phẩm thần sầu của ông này, “Brighton Rock”, xb năm 1938. Nhưng cái vẻ gân guốc, chai sạn của “Tên Điệp Viên Từ Miền Lạnh” còn có thể tìm thấy ở trong 1 giả tưởng khác, cũng xuất hiện vào thời kỳ này. Năm năm trước đó, Allan Sillitoe viết về cuộc sống của giai cấp lao động ở Nottingham, trong “Saturday Night, Sunday Morning”, đã làm độc giả phát sốt với những miêu tả những vụ phá thai ở những con phố sau, những chiều tối trải qua trong những quán rượu, bằng tiền trợ cấp thất nghiệp. Vào năm 1956, John Osborne viết “Nhìn lại với Cáu Giận”, “Look Back in Anger”, một vở kịch hiện thực xoay quanh một anh chàng trẻ tuổi cáu giận, bất mãn. Tiểu thuyết của le Carré xoay quanh một chuyện khác, và nó phản chiếu một vết nứt rạn rộng hơn, về thời hậu chiến Anh, và mở ra 1 đường viết khác về cuộc sống ở xứ sở này.
Chẳng bao lâu sau khi cuốn tiểu thuyết xb, le Carré nghỉ chơi với sở ngoại giao và chỉ lo viết. Chừng 20 cuốn tiếp theo, kể cả cuốn mới ra lò, đầu năm nay, 2013, “Một Sự Thực Thanh Nhã.” Tất cả đều có thứ văn phong căng thẳng, và xoáy vào chi tiết. Nhưng “Điệp viên từ Miền Lạnh” kể như bảnh nhất. Gần 30 năm sau khi Bức Tường Bá Linh sụp đổ, cuốn tiểu thuyết của le Carré vẫn làm độc giả nhức nhối với Cuộc Chiến Lạnh, sự bất lực và dối trá của nó. Cuốn tiểu thuyết nhắc nhở chúng ta, 1 giả tưởng, thứ thật bảnh, có thể tra hỏi, về chuyện, nhà nước làm ăn ra làm sao.
Prospero
*
Lần kỷ niệm lần thứ 100, năm sinh của Greene [1904-1991], tác phẩm của ông được xb toàn bộ [chắc thế], mỗi cuốn kèm 1 bài biết thật bảnh.
Coetzee, trong tập tiểu luận của ông, chọn Brighton Rock [Introduction, ấn bản Penguin, New York, 2004] Theo ông, đây là tác phẩm nghiêm trọng đầu tiên của Greene, his first serious novel, theo nghĩa, viết với những ý nghĩ nghiêm trọng.

GG rất mê mấy dòng thơ dưới đây:

Our interest's on the dangerous edge of things.
The honest thief, the tender murderer,
The superstitious atheist.
[Nỗi quan hoài của chúng ta, là vào sát na sợi tóc nguy hiểm, ở mép bờ.
Tên trộm lương thiện, tên sát nhân dịu dàng. kẻ vô thần mê tín].
Robert Browning,
« Bishop Blougram's Apology »
[Lời xin lỗi của Bishop Blougram]

Pamuk, cũng mê, bệ làm đề từ cho cuốn Tuyết (1)

*

Thầy của le Carré, là Greene. Thầy của Greene, là Conrad.
Nếu phải chọn đề từ cho toàn bộ tác phẩm, Greene chọn câu trên, theo Coetzee.

Thế giới của Greene, 'Greeneland', là một miền đất trong đó, những con người bất toàn, imperfect, chia năm xẻ bảy, divided, như bất cứ một vẹn toàn, integrity, trong khi niềm tin bị thử thách ở mức tới hạn, their belief tested to the limit, và Thượng Đế, nếu có, thì đánh bài chuồn, nếu không muốn nói, đi trốn, ở ẩn, hidden.

*

Coetzee, có thể nói, là 1 người dẫn GCC vô văn chương thế giới hiện đại, như là 1 phê bình gia, nhà điểm sách, lương tâm của 1 thời, cùng với những đấng như Steiner. Đọc ông rất thú, vì thể nào bạn cũng kiếm thấy 1 ý, 1 câu thần sầu của ông, chiếu rọi 1 tác giả.

Thí dụ, khi ông viết về Walter Benjamin, và nhìn ra hai tác phẩm khổng lồ về điêu tàn của thế kỷ 20, ngó nhau:

Từ một khoảng cách, tuyệt tác của Benjamin, kỳ cục thay, gợi nhớ một điêu tàn lớn lao khác của văn học thế kỷ 20, "Thi khúc" ("Cantos"), của Pound. Cả hai tác phẩm đều được chiết ra từ những năm tháng đọc sách theo kiểu cú vọ (jackdaw reading). Cả hai đều được dựng nên từ những mẩu đoạn và những trích dẫn, và trung thành với một thẩm mỹ học hiện đại bậc cao, về hình ảnh và dàn dựng. Cả hai đều có tham vọng kinh tế và đều nằm dưới sự chứng giám của những nhà kinh tế (một bên là Marx, và một bên là Gesell và Douglas). Cả hai tác giả đều có đầu tư vào trong những ngành cổ học, và cả hai đều đánh giá quá cao sự thích nghi của chúng đối với thời đại của chính họ. Chẳng người nào biết, khi nào thì dừng. Và cả hai, sau cùng đều tiêu ma vì con quái vật là chủ nghĩa phát xít. Với Benjamin, là một kết cục bi đát. Với Pound, ô nhục.

Ông viết về Paul Celan, mà chẳng tuyệt sao:

Celan là thi sĩ ngọn tháp Âu Châu ở những thập niên giữa thế kỷ 20, người mà, thay vì chuyển hóa thời của mình – ông đếch có hứng đó – thì xử sự như một cây roi điện xả hết luồng điện cực kỳ khủng khiếp chứa chất trong nó, của thời của mình.
Tuyệt!
Celan is the towering European poet of the middle decades of the 20th century, one who, rather than transcending his times – he had no wish to transcend them – acted as a lightning rod for their most terrible discharges.

Đâu có như phê bình gia Mít. Hoặc dởm, hoặc bịp.
Và đều đếch có tí lương tâm: Bỏ nước ra đi, tố cáo VC chán, lại mò về, làm như đếch có chuyện gì xẩy ra!

Nhà văn vào thời này, Tây hay Đông, nếu đúng là thứ thiệt, gắn bó với viết lách, nói chung, đều thật rành cái thế giới của họ, không chỉ như nhà văn, mà còn như là nhà phê bình, điểm sách. Coetzee là 1 trong thứ đó. Trong bài giới thiệu tập tiểu luận thứ nhì của ông Inner Workings, người viết, Dereck Attridge, đã đặt ra câu hỏi, và trả lời, chúng ta cần gì đọc phê bình điểm sách của một tiểu thuyết gia bậc thầy đã đoạt Nobel? Điều gì khiến chúng ta tò mò muốn đọc thứ đó?

Gấu mê đọc tiểu luận của Coetzee. Tiểu thuyết, mua gần như đủ cả, và thường là cả hai, tiếng Anh và tiếng Tẩy, nhưng chỉ đọc "Ô Nhục", tính đọc thêm cuốn, lấy khung cảnh St Petersburg, để vinh danh sư phụ của ông, là Dostoiesky: The Master of St Petersburg.

Tiểu thuyết của Coetzee, sự thực, cũng pha tiểu luận. V/v Văn phong, phải là cái tay trên Intel, khi chỉ ra, tính hà tiện để chảy máu mắt, khi viết của Coetzee.
Nhà văn Mít chưa ai hiểu ra được điều này. Chữ đầy ra đấy, tại sao hà tiện. Họ đâu có biết, viết, thừa 1 chữ, là hỏng 1 chữ đã được viết ra, vì không trân quí nó!

THE SAVAGE THRIFT OF J.M. COETZEE

 Tính tằn tiện dã man của J.M. Coetzee

Ghi chú về 1 giọng văn: Simon Willis khui ra 1 giọng văn gầy còm, không có tí mỡ, và đe dọa.

30.4.2012

by David Remnick

Aleksandr Solzhenitsyn, tiểu thuyết gia chính trị quan trọng nhất của thế kỷ 20, mất ngày 3 Tháng Tám 2008, thọ 89 tuổi.
Vài tuần sau khi chôn ông, nhà nước Nga của Putin làm 1 cú thật đểu cáng, [a sly, even cynical gesture] đổi tên 1 cái phố lớn nhất của VC Nga, ở Moscow, thành tên của Solz. Và còn làm 1 tấm plaque vinh danh những thành tựu văn học của ông, kế ngay bảng tiệm McDomald, trên cùng con phố!

Bà vợ góa của nhà văn, Natalia Solzhenitsyn kiên nhẫn ôm những trớ trêu của lịch sử. Tuần lễ vừa rồi, bà tới Triển Lãm Sách Mẽo, ở trung tâm Javits Center, vì một dự án tưởng niệm quan trọng hơn nhiều: Thành lập một kho dự trữ hồ sơ văn học gồm tất cả những gì, từ tuổi thơ bị đóng đinh thập tự của Solz, tới hàng ngàn trang bản thảo viết tay của ông, trong có bản thảo Quần Đảo Gulag mà bạn bè đã chôn giấu từ 20 năm ở vùng quê Estonia, bên ngoài tầm tay của KGB.

Alexa Ranking, June 4, 2012

Tin Văn: 1,242,390
Gió To: 1,475,097
Da Mùi: 1,874,281

Một mình một ngựa mà trùm thiên hạ, thế mới ghê chứ!
Hà, hà!
Lâu lâu thì cũng phải cho GCC phởn 1 tí chứ!
Cứ.... Lò Thiêu hoài, mệt quá!

TV có nhiều cộng tác viên “thầm lặng”, chứ 1 mình GCC, sức mấy mà bảnh như thế!
Tks all.
NQT

Ở Việt Nam, có một điều rất chi thú vị: tôi nhận ra là tuyệt đại đa số người ta rất hãi, rất dị ứng, rất nổi da gà da vịt trước những gì không hiểu được ngay sau một lần đọc. Mọi thứ phải thật là uốn éo dễ hiểu sáng quắc cơ. Thói này tôi gọi thẳng luôn tên là chứng bạo dâm bệnh lý: một người đọc "trí thức" ở Việt Nam luôn luôn có xu hướng đè bẹp tác giả, muốn đọc ai đó viết hay nhưng phải thấp thấp một tí, ẻo ẻo một tí, để mình được ở hơn, ở trên. Thế cho nên ngày nay chính là mảnh đất màu mỡ cho những người như Lê Hoàng hay Nguyễn Quang Lập :d Cách thức này không giúp gì cho việc tiếp cận, đọc thực sự những người như Coetzee. Hic, giải thích khó nhỉ, các bác cứ thử bỏ khoảng mấy tháng để lần mò theo một cuốn sách nào đó của Benjamin thì có thể lờ mờ hiểu tôi muốn nói gì.
Blog NL

Vẫn chuyện phê bình, điểm sách, do nhà văn, tiểu thuyết gia viết.
Tờ NYRB, nhân kỷ niệm 50 năm, trình ra những bài viết cũ, của những tác giả đã từng cộng tác. Số 10.10.2013, trích đoạn bài của Hilary Mantel, viết về Naipaul, Oct 24, 2002. Tuyệt, nếu vừa đọc vừa nhìn về xứ Mít.
Trích đoạn thôi, đọc, đủ thú rồi. TV sẽ dịch, như 1 cách đọc xứ Mít, nơi Naipaul gọi là, những xã hội được làm có 1 nửa, “half-made societies".

GCC đọc Mantel mới đây thôi, sau khi bà đoạt liền tù tì hai Booker Prize, hai cuốn tiểu thuyết, cùng đề tài, cùng 1 dạng, tiểu thuyết lịch sử.
Đọc bài viết về bà, 1 cách nào đó, là biết khá rành về Naipaul - cái tinh tuý của ông, phải nói như vậy mới đúng: Cuốn Sách của Thế Giới của Naipaul.


HCM by Karnow

KILLING GOLIATH

When General Vo Nguyen Giap assembled his army from North Vietnam's poorest villages, Westerners watched with contempt. But Giap's tactical genius turned the guerrillas into a sharp anti-imperialist weapon. His mastery of jungle tactics and battlefield psychology terrified and eventually defeated the French and Americans. Western scorn was replaced with horror and, as time passed, respect. 

France undervalued ... the power [Ho] wielded. There's no doubt that he aspired ... to become the Gandhi of Indochina. 

JEAN SAINTENY, De Gaulle's special emissary to Vietnam, 1953

*

"Of course, he was a formidable adversary.... By his own admission, by early 1969, I think, he had lost, what, a half million soldiers? He reported this. Now such a disregard for human life may make a formidable adversary, but it does not make a military genius...".

William Childs Westmoreland

Đúng rồi ông ta là 1 địch thủ khủng khiếp... Như chính ông ta thừa nhận, vào đầu năm 1969, ông ta nướng nửa triệu tên VC. Một cái sự coi mạng người rẻ như bèo như thế, có thể làm nên 1 địch thủ khủng khiếp, nhưng đéo phải 1 thiên tài quân sự!

Hà, hà!

The Sinister Spirit sneered: 'It had to be!'
And again the Spirit of Pity whispered, 'Why?'

Trước khi xẩy ra cú tấn công
[Điện Biên Phủ]

5 Tháng Giêng [1954]

Tôi luôn cảm thấy mình có tí ti tội lỗi, khi làm một nhà du lịch dân sự, ở những vùng thần chết ngự trị: nói cho cùng, một cái gã còn được gọi là một người, không nên đi tham quan một thảm họa, ngoại trừ là nhân viên cứu trợ - một con người cảm thấy mình là 1 nhà “thấu thị”, a “voyeur”, trước bạo lực, như tôi cảm thấy, trong một cú tấn công [của VC] ở Phát Diệm, hai năm trước đây. Ở đó, bạo lực đã có mặt rồi: một ngôi chợ cháy, những căn nhà bị tàn phá, con phố dài vắng hoe không người qua lại, hay bén mảng, vì sợ bị bắn xẻ. Nó cũng hiện diện trên con kênh đầy xác người đến nỗi nước không thể chảy được, với một cái thuyền lính nhẩy dù ở mép kênh. Nó cũng tới thăm tận nhà, qua những chuyến hành quân kiểm tra, khi một bà mẹ và đứa con trai còn nhỏ của bà, mất mạng, khi bị kẹt giữa hai luồng đạn đối nghịch,

Họ để lại cơn hốt hoảng nào, cho đám dân làng sống giữa hai lằn đạn như thế?
Tôi đã từng cảm thấy cơn hốt hoảng này, lần bị lọt vào giữa, một bên Việt Minh, và một bên là lực lượng Lê Dương.
Tôi tự bảo mình, tôi thù ghét chiến tranh, tuy nhiên, tôi lại mò tới đây – làm một kẻ 'thấu thị' với những mánh mung của mình .
Graham Greene

Còn 1 hồi nhớ khác nữa mà tôi cảm thấy thật khó mà vờ đi được, là 24 tiếng đồng hồ sặc mùi tận thế là đây, mà tôi trải qua ở Điện Biên Phủ, vào tháng Giêng 1954. Chín năm sau, tôi được tờ Sunday Times đi 1 đường hỏi thăm, và đề nghị viết, về 1 “trận đánh quyết định”, tùy tôi chọn, tôi bèn nghĩ ngay tới DBP.

Mười lăm trận quyết định trên thế giới, là cái tít thật là cổ điển mà Edward Creasy đã ban cho cuốn sách của Sir, vào năm 1851. Nhưng thật đáng ngờ, là trong 15 trận đó, có một, bảnh, “quyết định”, như là “Điên Biên Phủ”, vào năm 1954. 

Điện Biên Phủ không chỉ là hồi chuông báo tử cho quân đội Pháp, mà hơn thế nhiều! Nó đánh dấu chấm hết mọi hy vọng ăn cướp của Tây Phương đối với Đông Phương! Chín năm sau trận đánh, khi tờ Thời Báo Chủ Nhật gợi ý, tôi nghĩ liền đến trận đánh thần sầu này.

Võ tướng quân đọc mà chẳng sướng mê tơi sao? (1)

My Old Saigon

Cao Bồi

The assault began on 13 March 1954, and Dien Bien Phu fell on 7 May, the day before the delegates turned at last from the question of Korea to the question of Indo-China.
But General Giap could not be confident that the politicians of the West, who showed a certain guilt towards the defenders of Dien Bien Phu while they were discussing at such length the problem of Korea, would have continued to talk long enough to give him time to reduce Dien Bien Phu by artillery alone.
So the battle had to be fought with the maximum of human suffering and loss. M. Mendes-France, who had succeeded M; Laniel, needed his excuse for surrendering the north of Vietnam just as General Giap needed his spectacular victory by frontal assault before the forum of the Powers to commit Britain and America to a division of the country.

The Sinister Spirit sneered: 'It had to be!'
And again the Spirit of Pity whispered, 'Why?'

Cuộc tấn công bắt đầu này 13 Tháng Ba 1954, và DBP thất thủ ngày 7 Tháng Năm, trước khi các phái đoàn, sau cùng rời vấn đề Korea qua số phận Đông Dương.
Nhưng Tướng Giáp không thể yên trí, chính trị gia Tây Phương - vốn cảm thấy có tí tội đối với những người chống giữ DBP, khi họ lèm bèm quá lâu về Korea - bi giờ kéo dài cuộc cò cưa, đủ thời giờ cho ông, chỉ dùng pháo, đủ san thành bình địa lòng chảo DBP.
Và thế là trận DBP đi vào cuộc nướng người....  Thủ Tướng Tẩy cần xin lỗi, về cái sự đầu hàng VC Bắc Kít, còn Tướng Giáp, cần chiến thắng huy hoàng, trước khi những thế lực Tây Phương kéo Mẽo và Anh vô bàn hội, để xẻ thịt xứ Mít.

Con ma nham hiểm Bắc Kít, Con Quỉ Chuồng Lợn của Kafka, bèn cười khinh bỉ: Phải thế thôi!
Và Linh Hồn Trắc Ẩn của một miền đất, bèn thì thầm, Tại sao?

Graham Greene: Ways of Escape















No automatic alt text available.
LikeShow more reactions
Comment


Trong Đất Trời Nhau....

Trong đất trời nhau mình vẫn gần.
Mai Thảo

Khu lều bạt Thăng Long, nơi tạm trú sinh viên Hà Nội di cư, nằm ngay trung tâm thành phố trên đất Khám Lớn Sài Gòn cũ, tháo dẹp. Sinh viên chuyển vào Đại Học Xá Minh Mạng, dù công trình xấy cất chưa hoàn tất. Đặc san Lửa Việt của Hội Sinh Viên Đại Học Hà Nội, do anh Trần Thanh Hiệp làm chủ nhiệm, anh Nguyễn Sỹ Tế làm chủ bút, sau số Xuân Chuyển Hướng, cũng ngưng xuất bản.
Bấy giờ là năm 1955. Di cư đã đến hồi vãn cuộc. Hà Nội khuất biệt từ tháng Mười năm trước. Sài Gòn vẫn còn xô bồ những mới mẻ, những hứa hẹn trong con mắt người di cư.
Chúng tôi - các anh Trần Thanh Hiệp, Nguyễn Sỹ Tế, Doãn Quốc Sỹ, và tôi - gặp nhau, cùng làm việc, quen dần nhau qua mấy số Lửa Việt - nơi đã in vở kịch Trắng Chiều của anh Tế viết khi còn ở Hà Nội, các truyện ngắn Chàng Nhạc Sỹ, Gìn Vàng Giữ Ngọc của anh Sỹ và một vài bài thơ của tôi - , đồng ý cần có tờ báo của mình để viết cho sướng tay, để may ra đóng góp được cái gì cho công cuộc chung.
Trong khi chờ anh Hiệp tìm kiếm nguồn tài trợ, chúng tôi nhận hợp tác với nhật báo Hòa Bình của anh Vũ Ngọc Các, làm trang Văn Nghệ hàng tuần cho tờ báo. Tôi được giao phó công việc đầu bếp  lo việc sắp xếp bài vở cho trang báo vì rành thì giờ nhất và được nết chịu khó đọc.
Nhờ trang báo chúng tôi gặp thêm bạn: Giao Thanh và Mai Thảo.

*

Giao Thanh, một nhà giáo bị gọi vào khoá 2 Thủ Đức, chết năm 79 hoặc 80 tại K5, trại Tân Lập, Vĩnh Phú. Những năm còn ở Sài Gòn, Sàigòn, Anh và Chị thỉnh thoảng cùng nhau thả bộ từ nhà ở chung cư Sĩ Quan trên đường Trần Hưng Đạo gần Đồng Khánh sang nhà tôi chơi ở Bà Chiểu; năm 70, khi tôi lên Trường Võ Bị Đà Lạt, chúng tôi gần nhau hơn: anh chỉ ao ước làm sao in được tập truyện viết từ nhiều năm của anh mà không được.
Nhớ một truyện ngắn của anh gửi đến chúng tôi kể về một đôi vợ chồng trẻ di cư ở trên một nhà - thuyền, đêm thao thức, cùng nhau nỉ non tâm sự, cùng mơ ngày có căn nhà trên đất liền cho con cái ở; để tả cảnh sông nước Hậu Giang, anh cho nhân vật ra đứng trên mũi thuyền tiểu tiện xuống sông. Nhớ, sau khi đăng truyện, gặp anh Vũ Khắc Khoan đã bị trách: "mấy cậu avant-gardiste này nhảm quá..."

*

Mai Thảo gửi tới chúng tôi Đêm Giã Từ Hànội.
Tôi nhận được một bao thư dầy cộm, không địa chỉ người gửi, trong đựng xấp bản thảo đánh máy. Bút hiệu Mai Thảo hoàn toàn xa lạ với tôi.
Liếc nhìn dòng chữ đầu tiên của bài gửi, tôi giật mình kinh ngạc:

Phượng nhìn xuống vực thẳm: Hànội ở dưới ấy.

Câu trích đề của truyện đột ngột khác thường. Nó không trích ra từ một tác phẩm khác đã có. Nó như tự trên trời rớt xuống, hay nói như Mai Thảo là câu “bắt được của trời”. Cái chiều sâu của nó làm chóng mặt.
Tưởng nên nhắc nhớ rằng ẩn dụ “vực thẳm”, cứ theo chỗ tôi biết, cho đến lúc bấy giờ chưa thấy được dùng trong văn chương Việt Nam. Phải đợi vài năm sau, khi Phạm Công Thiện xuất hiện với ảnh hưởng của Nietzsche, văn từ “hố thẳm” mới tràn lan và trở thành sáo ngữ.
Đọc hết truyện thì rõ câu trích đề là một câu ở trong truyện. Phượng là tên nhân vật.

*

Đây là một truyện không cốt truyện.
Sự hấp dẫn bắt đọc là ở lời, giọng kể, ở ma lực của tiếng nói bắt lắng nghe – theo bước di chuyển của nhân vật giữa thành phố bỏ ngỏ trong đêm, sự vật ẩn hiện nổi chìm trong giấc kín bưng triền miên của chúng - , ở sự dồn đẩy khôn ngưôi của chữ nghĩa tưởng chừng không sao dứt tạo thành những vận tiết mê mải tới chốn nhòa tắt mọi tiếng.
Gọi Đêm Giã Từ Hànội  là truyện hay tùy bút đều được. Cứ theo ký ức cùng cảm thức của riêng tôi, trong và sau khi đọc, thì đó là một bài thơ. Thơ là thứ tiếng nói tàng ẩn trong quên lãng bất chợt vẳng dội, đòi được nghe lại (nghĩa là đọc lại, lập lại). Người ta nghĩ đến một truyện ngắn, một bài tùy bút, một quyển tiểu thuyết đã đọc, nhưng người ta nhớ đồng thời nghe và gặp lại một câu thơ, một bài thơ.

Đêm Giã Từ Hà Nội là một bài thơ thỉnh thoảng vẫn vẳng dội trong tôi mà tôi không thể nhớ toàn vẹn - tỷ như lúc này đang viết đây tôi không cách nào tìm đọc bài thơ ấy trừ cách tưởng tượng dựa vào ý ức và cảm thức còn sót đọng, trừ câu trích đề.
*

Nhớ trong buổi họp kiểm bài vở trước khi chuyển xuống nhà in, tôi đã không thể ngăn nổi mình yêu cầu các anh Hiệp, Sỹ, Tế nghe tôi đọc Đêm Giã Từ Hànội đăng trọn trong một kỳ báo, không cần lời giới thiệu. Và tôi đọc say sưa, hùng hồn liên hồi. Và các anh chịu khó ngồi nghe trên căn gác lửng tối chật của tòa báo. Anh Tế kết thúc buổi họp nói đùa "Anh làm chúng tôi mất cái thú tự mình khám phá".
Năm di cư thứ hai mươi [1974], khi viết bài Tử Địa, nghĩ đến những đứa con tư sinh của đất Bắc ở cả hai miền lúc ấy, tôi đã mở bài bằng câu trích đề của Anh, tuyên xưng nó là câu văn bất hủ. [Người ta có thể nghĩ tôi quá lời, sử dụng "ngoa ngôn". Nabokov còn "ngoa" hơn nhiều khi ông bảo: "Cả sự nghiệp của triều đại Sa Hoàng Đại Đế sánh không bằng nửa vần thơ của Pushkin."]
Khi từ Phú Thọ ra, ghé lại Hànội chờ tầu về Nam, lúc chiều tối đứng trên ga Hàng Cỏ, trông xuống phố Hàng Lọng, phố Trần Hưng Đạo sâu hoắm bóng đêm rét lạnh của một ngày cuối năm, tôi thầm nhắc thành tiếng bên tai "... Nhìn xuống vực thẳm... dưới ấy..", câu của anh vẳng ngân như là một câu thơ. [Câu văn là một câu gắn liền trong mạch văn, tách ra khỏi mạch không ít thì nhiều cũng bất toàn. Câu thơ tách ra khỏi mạch vẫn tự đầy đủ, tự lập trên cái nền thiếu vắng nó gợi nhắc].
*
Đăng bài Anh, tôi viết lời nhắn mời anh đến chơi tòa soạn. Mai Thảo đến.
Anh đi chiếc xe đạp đầm sơn trắng, đầu còn đội mũ phớt kiểu Hà Thành Công Tử. Yên xe đạp được nâng lên cao hết cỡ vẫn chưa vừa với tầm chân của anh. Chúng tôi rủ nhau ra quán cà phê đầu hẻm gần đấy, ngồi trên ghế thấp trên lề đường Lê Lai trông sang bờ tường rào của nhà ga Sàigòn nói chuyện. Hồi ấy anh mới vào Nam, còn ở chung với gia đình anh Viên trong một căn phố đường Jacques Duclos, thuộc khu Tân Định (đường này song song với đường Trần Quang Khải, trong khoảng từ nhà hát bội đến lối vào Xóm Chùa. Tôi nói bỡn: “Anh ở trúng vào con đường mang tên một tay tổ Cộng Sản Pháp”).
Chuyện giữa hai chúng tôi xoay quanh văn chương, thi ca. Anh đọc và nhớ khá nhiều thơ Việt Nam thời hiện đại kể cả loại thơ ít người đọc như thơ Nguyễn Xuân Xanh trong Xuân Thu Nhã Tập. Anh rất chịu thơ Chế Lan Viên. Nhân đề cập đến thơ ở Hànội rồi Sàigòn lúc ấy, tôi nhắc đến một bài thơ gần đây tình cờ đọc trong một trang Văn Nghệ của một tờ báo mới xuất bản: một bài thơ mới, lạ, chững chạc, dưới ký tên lạ hoắc chưa từng thấy: Nhị; một bài thơ lạnh, tôi rất thích chất lạnh của thơ,và cách biểu hiện cảm thức bằng những hình ảnh dở dang, trở đi trở lại dưới những ánh rọi khác nhau, đồng thời với cái tiết điệu biến hoá được nối kết lại bằng những câu trùng; tôi đọc những câu thích nhất, có hơi thơ gần siêu thực:
Lại thấy con đường như lặng
Những đỉnh cây xanh
Và những ngón tay trên phím dương cầm
Đôi guốc mộc trong căn phòng trừu tượng.

Cúi đầu xuống cúi đầu xuống.

Anh lặng nghe tôi bình phẩm, đọc thơ, rồi nói: Nhị là tôi.
Chúng tôi thân thiết nhau ngay từ buổi gặp gỡ ấy.
*

Cúi Đầu

Cúi đầu xuống cúi đầu xuống
Mà đi vào chiều xanh đỉnh cây
Một đẹp lên khối hai đẹp lên hình
Người cúi đầu đi vào chiều mình
Thảm cỏ non cánh cổng thấp
Lớp đá đường rồi thảm cỏ non
Hướng chiều thăm thẳm phố hoang vu
Người tuổi ấy hát chiều sao ấy
Tiếng hát suối trong hàng mi liễu buồn
Mắt tròn im lặng. 

Tôi chọn tình yêu làm biển trời 

Cúi đầu xuống cúi đầu xuống
Mà thương trở lại nhớ nhung về
Hàng hiên xưa, trang sách mở, cánh tay ngọc
Chiếc dây chuyền và sợi len đỏ
Mái tóc dài của người trong vườn
Cột điện đầu tường lá rụng
Rào rào mái đựng mùa thu
Phố đếm chân đi về mãi mãi
Điếu thuốc lá, chiếc khăn quàng, vành mũ lệch
Đổ xuống bờ vai bóng tối núi rừng
Mưa phùn ngõ nhớ nghiêng lưng
Lối đi là lối dương cầm
Đôi guốc mộc căn phòng trừu tượng 

Tôi chọn tình yêu làm biển trời 

Cúi đầu xuống cúi đầu xuống
Mà dựng tình yêu thành thế giới
Cấy những chùm sao lên nền trời
Hát nghìn năm biển đầy vĩnh viễn
Lại thấy con đường im lặng
Những đỉnh cây xanh
Và những ngón tay trên phím dương cầm
Đôi guốc mộc căn phòng trừu tượng 

Cúi đầu xuống cúi đầu xuống

NHỊ

*

Trong nhiều năm anh viết văn, bằng lòng làm nhà văn, không làm thơ. Trên Sáng Tạo chỉ một lần anh đăng hai bài thơ ngắn – Nghe Đất, Ý Thức – cũng ký tên Nhị. Cả ba bài thơ của thời trẻ này được giữ lại trong tập Ta Thấy Hình Ta Những Miếu Đền gồm những bài thơ anh làm sau ngày anh bắt buộc phải lìa bỏ Sàigòn. Chẳng rõ anh Khánh có tìm thấy những trang thảo để lại trên bàn viết của Anh bài thơ nào sót không? Câu thơ trích làm nhan cho bài viết này lấy từ một bài thơ anh gửi tôi khi tôi còn ở nhà sau chuyến đi Bắc.

Người Việt rồi Sáng Tạo, anh viết truyện ngắn, tùy bút, lý luận… Những bài tùy bút như Phương Sao, Tiếng Còi Trên Sông Hồng đánh dấu một bước mới mẻ của câu văn Việt. Tuy nhiên, đối với tôi, anh lúc nào cũng là một thi sĩ cho dù anh không làm thơ.

Đầu năm 78, ở Lao Kay lần đầu tiên nhận được thơ nhà, biết tin anh đi xa. (Vợ tôi viết: “Bố nuôi của Thái về quê ngoại sống, không ở Sàigòn nữa”) tôi như người chợt tỉnh sau giấc hôn thuỵ. Bài Nhớ Thi  Sĩ viết vào lúc ấy đề tặng một thi sĩ đã mất và gửi Anh, một thi sĩ lưu lạc khi chúng tôi nghĩ chắc không còn ngày gặp lại. Trong những lời thơ vẳng trong tôi bấy giờ có cả lời thơ của anh.

*

Như mọi thi sĩ của một thời điêu đứng, anh chạy trốn thơ cho đến lúc không thể trốn được nữa, bởi anh đã rõ:

Cõi không là thơ, Không còn gì hết là Thơ. Nơi không còn gì nữa hết là Thơ. Một xóa bỏ tận cùng. Từ sự xoá bỏ chính nó. Tôi xoá bỏ xong tôi. Không còn gì nữa hết. Tôi thơ.

 Và như thế…?

Et le poète reconquiert son invisibilité.

Jean Cocteau

Good Night, Sweet Prince!

Hamlet – Shakespeare.

Chúc Người An Giấc, Công Tử của Lòng Ta.

 Thanh Tâm Tuyền

2-98

[Lần đầu đăng trên Tạp Chí Thơ, số Mùa Xuân 1998 ]







Viết mỗi ngày


 *

To compare the Albanian Writers' Union to a whore seems extremely vulgar, like so many overused metaphors, particularly the ones that have become common since the fall of Communism:

So sánh Hội Nhà Văn Albanie với một em bướm xem ra quá tầm phào, giống như những ẩn dụ được xào đi xào lại đến trở thành toang hoác, kể từ khi chủ nghĩa CS sụp đổ...
Đây chắc là tự thuật của đích thân tác giả nhà văn Albanie, Kadaré, người đã từng được một trong những đất nước tư bản mời tham quan, và khi trở về quê hương, bị sếp kêu lên bắt làm tự kiểm, vì chót ghé thăm đám nhà văn lưu vong, đồi truỵ, bỏ chạy quê hương, và trong khi ông ta hết sức phân trần, làm gì có chuyện đó, thì sếp của ông bật cười, làm gì có chuyện đó, đúng như vậy, nhưng chúng nó báo cáo mật với tôi, là anh mò đi thăm khu nhà thổ WJC, ít lắm thì cũng trên một lần!
*
''You know, there are still a lot of people out there throwing sand in the gears, and they never give up," I continued. ''You know what I heard today? Some fool who is setting up a condom factory had the gall to propose the name of our national hero Scanderbeg for the first Albanian-made condom."

She blushed, not knowing where to look.
"I don't understand all this nonsense," she muttered. "How can they profane our national hero? Will they never learn?"
"That's exactly what I said when I heard about it. But he justified the name by saying that a condom had to be strong and resistant, and since there was no better symbol of resistance than Scanderbeg ... "

“Cô có biết không, vẫn có cả lố những đứa không chịu ngưng chống phá cách mạng,” Tôi tiếp tục. “Cô có biết bữa nay tôi nghe nói, có một tên khốn tính thành lập một cơ xưởng đầu tiên chuyên sản xuất áo mưa ở xứ sở CHXHCN của chúng ta? Và nó tính đặt tên áo mưa là gì, cô biết  không?”
Thấy em bướm nhà văn ngớ người, tôi nói luôn:
“Võ tướng quân"!
-Ui chao Ngài là vị anh hùng quốc gia….
-"Nó nói, Ngài chẳng đã từng làm công tác hạn chế sinh đẻ, 'cầm quần chúng em' là gì! Vả chăng, áo mưa cần phải dẻo, dai, và đất nước đâu có biểu tượng nào dẻo dai như Võ tướng quân đâu? Hom hem như Ngài mà còn phải xông trận bô xịt kia kìa!"


https://hoanghannom.com/2016/05/27/why-read-the-classics/

Italo Calvino: Tại sao đọc tác phẩm kinh điển?

Image may contain: outdoor


Image may contain: one or more people, people sitting and text
Hoang Le Van added 3 new photos.

Huyền Chi - Tác Giả Bí Ẩn Của Ca Từ "Thuyền Viễn Xứ"

Tác giả: Phạm Công Luận
12 Tháng Bảy 2017

... See More

Tribute to Phạm Duy

Trong cuốn dvd đúp, Ngày Trở Về, Phạm Duy cho biết, bài Thuyền Viễn Xứ được sáng tác, trong dòng những bài trước đó, của Hoàng Quý, của Đặng Thế Phong... ra đời trước nó 10 năm, tuy nhiên, ông nhấn mạnh, nếu những bài hát kia mang chất Lãng Mạn, biểu hiện một thứ tình cảm cá nhân, thì bài TVX có tính hiện thực, không biểu hiện một cõi tôi cá nhân. Thí dụ như câu:
Sóng Đà giang thuyền qua xứ người.

Theo Gấu, bài Thuyền Viễn Xứ là một bản nhạc không mang tính hiện thực, mà là tính tiên tri. Nó đã được sáng tác ra, cho những người Việt ở hải ngoại, mãi sau này, ngay cả khi PD đã trở về, và họ, không thể trở về, chỉ còn cách hát bản nhạc của ông, cho đỡ nhớ quê hương:

Chiều nay gửi tới quê xưa
Biết là bao thương nhớ cho vừa
Trời cao chìm rơi xuống đời
Biết là bao sầu trên xứ người.
*
Khủng khiếp thật, quyền năng, sức mạnh tiên tri.
Của, chỉ một bản nhạc!

Nói Thuyền Viễn Xứ được sáng tác cho những thính giả mãi sau đó, cho khúc ruột ngàn dặm, thực sự chỉ mới đạt được một nửa lời tiên tri. Nó còn nhắm tới khúc ruột ngàn dặm, ở ngay trong nước, tức những kẻ bị "cái gọi là ẩn dụ lò cải tạo, tinh thần thế giới của Tin Văn" chiếu cố, thôi thì cứ nói đại, cho dù chính tác giả của nó cũng chẳng thể ngờ, vì có khi nào PD đi tù VC đâu, thính giả đích thực của bản nhạc TVX,  là đám tù cải tạo.
Nói, "nó còn nhắm tới", có lẽ không đúng. Tác giả của nó, lại càng không nhắm tới thứ thính giả đó.
Đây là quyền năng huyền bí của âm nhạc, nói theo Steiner, khi ông trích dẫn Lévi-Strauss, sự phát minh ra giai điệu là một "bí mật tối thượng".
 
Gấu, tên tù cải tạo, vào lúc không ngờ nhất cuộc đời của nó, đột nhiên 'quê hương' xuất hiện, không phải như là một 'kinh nghiệm về thời tiết, kinh nghiệm về khổ đau" (1), mà như một món quà tặng thật là tuyệt vời. (1)

Kafka viết, có thứ âm nhạc chỉ để hát ở địa ngục.
Một cách nào đó, với Gấu Cà Chớn, khi nghe TVX, ở trại tù VC, đúng như Kafka phán.


Đầu năm lại chúc bác mạnh khỏe.
Sáng nay đọc blog HH bác giới thiệu. HH là ai vậy – viết nhiều quá sức, giỏi quá.
Đọc cái này vui ghê..

Tức mình muốn chửi thề

Posted on April 19, 2011 by Bà Tám

Tôi thỉnh thoảng gửi bài dịch cho Da Màu. Rất nhiều lần Da Màu nhờ tôi dịch bài  này bài kia, tôi vui lòng nhận lời. Có khi tôi dịch cũng sai vì không hiểu hết, vì láu táu không kỹ, không đọc lại. Da Màu chỉnh sửa, edited, thường thường tôi cũng vui lòng không nói gì. Gần đây tôi được nhờ dịch truyện của Angie Châu. Dịch xong tôi có đưa cho ông bố của cô Angie đọc lại. Ông cũng góp ý sửa chữa tôi làm theo, bản dịch tôi thấy hài lòng. Không dám nói là hay nhưng nếu đã được nhờ dịch nhiều lần thì chắc cũng tạm ổn. Ai mà đi nhờ người dịch mình không vừa ý bao giờ. Lần này tôi được bảo là Da Màu sẽ đăng bản dịch vào tuần thứ Hai tháng 4 sau khi soandso xem lại. Hôm nay đi làm về tôi nhận được e-mail bảo tôi như thế này:

“Chị HH,
Em đã dành rất nhiều thời gian để edit cho hoàn hảo. Mỗi ngày em làm khoảng 1 tiếng suốt hơn hai tuần lễ đó chị. Em gởi chị bản đã edit nhé, chị em mình cùng tham khảo nhé.”

Tham khảo cái con mẹ gì. Nghe mà hết hồn. Làm mình nghĩ dịch gì mà dở đến độ người ta phải hoàn hảo hóa nó đến mức tốn thì giờ đến thế. Nghe giống như bác sĩ giải phẩu thẩm mỹ “nè mụ kia, mụ xấu quá phải sửa cặp mắt, lỗ mũi, bụng mụ mỡ không phải cắt lớp mỡ ấy đi, ngực mụ lép quá phải bơm silicon vào, môi kia phải bơm cho đầy, bàn tay phải bơm cho mất gân, tôi phải mất thì giờ, năm chục ngày trên bàn mổ, và 500 ngàn đô la cho mụ trở nên hoàn hảo trong mắt tôi. Chân mụ ngắn tôi sẽ ghép một khúc xương, đầu mụ méo tôi sẽ niền kim cô cho nó tròn."

Xong rồi chễm chệ ký tên tòa soạn hiệu đính. Chuyện dịch sai sửa cho đúng thì tôi cám ơn, chứ lấy chữ này thay cho chữ kia vì nghĩ là nó hay hơn thì không ổn. Chuyện hay dở là chuyện perception. Cô thấy chữ cô hay nhưng tôi thích chữ tôi dùng. Tôi thích cái khiếm khuyết xấu xí của tôi. Nếu chê tôi xấu thì đừng mời tôi thi hoa hậu. Còn nếu muốn đánh rớt tôi thì cứ đánh rớt. Tôi muốn giữ cái vẻ tự nhiên của tôi. Văn mình vợ người. Mình thấy văn mình hay nhưng người ta không thích thì sao? Nói thật, tôi chưa lần nào đọc những bài thơ hay bản dịch của cô. Cô dựa vào đâu mà nghĩ là bài dịch của cô hay hơn bài dịch của tôi? May mà dịch không ăn tiền. Chảnh gì mà chảnh dữ a. Từ rày tôi sẽ không gửi bài dịch cho Da Màu nữa đâu nhé. Quí vị cứ tha hồ tự biên tự diễn. Hồi đó đến giờ tôi bị một hai lần như thế. Mình cong lưng dịch, thiên hạ sửa rồi tự ý thêm vào nhuận sắc và hiệu đính. Mỗi lần như vậy là tôi phát sùng nhưng nghĩ bụng chuyện chơi mà hơi sức đâu mà giận, nhưng riết rồi cũng phát cáu. Thấy dở thì đừng đăng. Cứ đợi người ta làm cực khổ rồi nhào vô ăn có. Ai cũng biết người đọc sau khi người ta dịch luôn có lợi thế ở chỗ đánh bóng bản dịch. Làm văn chương gì mà cướp sức lao động của người ta trắng trợn thế. Chẳng những ít tốn sức lao động còn được lên giọng là ta đây giỏi hơn. Nói phét thì cũng vừa phải thôi. Tôi dịch trung bình nửa giờ một trang, một đoạn truyện năm sáu trang như thế này tôi chỉ mất hai ba giờ đồng hồ để dịch, thế mà phải sửa đến 14 giờ, bộ vừa đọc vừa đánh vần đấy nhỉ? Tôi đánh vần vẫn còn nhanh hơn thế. Lưu manh!
ĐM!

Xin lỗi độc giả, vì tôi tức quá nên chửi cho hả giận!

Note: Đầu năm chửi thề có khi lại hên đấy!
Forward to HH with best regards from both of us, TV/Reader.   

Cái diễn đàn này, y chang Hậu Vệ, cái tên của nó đã không nên thân, làm sao mà có thứ văn chương không biên giới, đây là thuổng tụi mũi lõ; “phóng viên không biên giới”, OK, văn chương làm sao mà không biên giới? Nội viết bằng chữ Mít là lũ mũi lõ chịu thua rồi!
Rồi Da Màu nữa chứ. Ngay lúc mới xuất hiện là Gấu đã đề nghị coi lại, đếch chịu "hiệu đính", chán thế!
Tếu nhất là có lần có ông ký giả dịch 1 bài Mẽo viết về Bà Aung, “nhà vô địch”, the champion, đến New York gì gì đó, dịch là “nhà dấn thân”...  Gấu ngứa miệng, dịch gì mà ngu thế. Sau, đọc lời tòa soạn, chữ “dấn thân” là của đám ngu chúng tôi, không phải của ông ký giả họ Đinh!
Nghe giải thích mới hỡi ơi, nhà dấn thân đến Mẽo thì có thể dùng cho bất cứ ai, …  Gấu Cà Chớn, thí dụ, cũng nhà...  dấn thân vậy!
Nhân đây xin lỗi ông ký giả họ Đinh.

An Nam có câu làm tà lọt người khôn còn hơn làm thầy lũ ngu, là vậy!
NQT         

Pleiku - Chút Gì Để Nhớ

Đăng ngày: 18:04 21-05-2011

Tôi nhìn thấy Pleiku lần đầu tiên vào một buổi chiều trên đảo Bidong. Tôi ở trong dãy nhà gỗ trải dài trên đồi khu F. Căn nhà đủ để che mưa nhưng không ngăn được gió lùa vì hai mặt trước sau đều chưa lắp gỗ xong. Loại nhà này có chừng ba hay bốn dãy, lâu quá tôi không còn nhớ. Tôi ở dãy cao nhất trên đồi. Đứng trước nhà tôi nhìn thấy rừng cây cao chớn chở bên trái. Ngóng cổ một chút, bên phải, tôi nhìn thấy biển mênh mông. Trước khi thấy biển tôi thấy cái nghĩa địa nhỏ có chừng chục ngôi mộ của người tị nạn. Đứng phía sau nhà, vách gỗ chỉ cao đến bụng, nhìn thấy dãy nhà phía dưới.
Phố núi cao phố núi mù sương. Phố núi cây xanh trời thấp thật buồn. . .  Tiếng nhạc vọng từ dãy nhà bên dưới, có một người đàn bà vừa nhóm bếp vừa nghe nhạc từ máy cassette. Khói củi ướt nhóm trong lò bốc lên màu xám trong buổi chiều đầy hơi nước biển mù mù như sương. Em Pleiku má đỏ môi hồng. Ở đây buổi chiều quanh năm mùa đông. Nên tóc em ướt. Nên mắt em ướt. . . Đó là lần đầu tiên tôi nhìn thấy Pleiku trong bài thơ của Vũ Hữu Định, Phạm Duy phổ nhạc. Thật ra tôi nghe bài hát này đã nhiều lần nhưng không để ý đến Pleiku chỉ để ý đến một mối tình và hai câu thơ còn một chút gì, để nhớ để quên. Đầu óc thơ dại của tôi vào cái tuổi chỉ biết yêu thôi chả hiểu gì nghĩ thầm ông này nói gì kỳ quá, đáng lẽ đi đôi với để nhớ phải là để thương chứ sao lại để quên. Chỉ sau khi lớn lên thêm chút nữa, rời VN tôi mới nghiệm ra, Sài Gòn là nơi tôi có nhiều điều muốn quên. Buổi chiều hôm ấy ở trên đảo Bidong tôi lần đầu hình dung Pleiku, một vùng cao nguyên, núi non, có sương mù, có những cô gái má đỏ môi hồng, tiềng khèn Tây nguyên, đường phố lưa thưa vắng vẻ.
Pulau Bidong, chùm núi mọc giữa biển, có nét của Pleiku trong óc tưởng tượng của tôi. Rừng cây cao với những chiều mù sương. Những buổi chiểu mưa trên biển mây là đà ngay trên ngọn cây, trời như chùng xuống. Chưa lần nào được đến thăm Pleiku nhưng tôi mang hình ảnh Pleiku qua bài thơ Vũ Hữu Định trong lòng từ đó.
Từ San Francisco, tôi đến Mariposa vào một buổi chiều tháng Tám. San Francisco ban ngày chỉ có 68 độ F, trong khi ở Mariposa chỉ cách đấy vài giờ lái xe, buổi trưa lên đến 94 độ F, trời nóng như thiêu. Mariposa là một thị trấn rất nhỏ nằm trên đường CA 140, cách khu rừng Yosemite, địa điểm du lịch nổi tiếng trên thế giới, chừng non 50 kí lô mét. Thị trấn này nhỏ đến độ lái xe với tốc độ bình thường 65 dặm một giờ người ta sẽ chạy qua khỏi Mariposa trong vòng một hai phút, không kịp nhận ra là mình đã chạy lố. Nằm ngay chân rặng Sierra Nevada, Mariposa  là một phố núi tĩnh lặng. Tôi muốn dành trọn ngày cho Yosemite nên nghỉ đêm ở Mariposa sáng sớm hôm sau sẽ lên đường đến Yosemite. Cửa phòng trọ của tôi mở ra một lan can đầy dây leo có tua loắn xoắn. Trước mắt tôi là rặng núi Sierra Nevada với những ngọn thông với tay lên đến trời. Chúng tôi ăn trưa ở tiệm pizza trên đường Bullion, con đường chính của Mariposa. Cô gái phục vụ là một người da trắng. Hơi nóng làm má cô đỏ rực như hai quả táo chín. Cô có vẻ phốp pháp mũm mĩm của cô nàng rót sữa trong bức tranh của họa sĩ Johannes Vermeer.
Mariposa, tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là bướm. Thành phố mang tên Bướm vì ngày xưa, khi người ta bắt đầu đến đây để khai mỏ, theo cơn sốt vàng chinh phục miền Viễn Tây, loại bướm chúa Monarch, ở đầy tràn thung lũng. Hằng năm chúng quay trở về thung lũng như những người lưu vong, luôn quay về (hay tìm cách quay về) nơi chôn nhau cắt rốn. Dùng bản đồ do khách sạn cung cấp tôi đi tham quan thị trấn. Dọc theo CA 140, một bên đường là núi, còn bên kia là thị trấn. Ở cực Nam của thị trấn là nghĩa địa thánh Joseph. Cực Bắc là viện bảo tàng về thợ mỏ và dụng cụ khai thác mỏ vàng và bạc. Vào năm 1849 người ta đổ xô về Mariposa để săn vàng. Di tích còn lại là một số tòa nhà cổ ngày xưa là tòa soạn báo, nhà in, lữ quán, và một vài ngôi nhà thờ rất đẹp. Ở góc đường thứ 5 có một nhà tù bằng đá xây từ năm 1850 vẫn còn được dùng cho đến năm 1963. Gần cuối con đường Bullion là Tòa án của Mariposa.

HH

Bài này, của HH mới thần sầu. GCC khám phá ra nữ “văn sĩ" HH, qua bài này.
Trong bài viết Pleiku là thành phố tưởng tượng, vì đã tới đó bao giờ đâu. Nhưng mấy nơi chốn kia thì có thực, vì đã từng thăm viếng.
Dùng cái thực để dựng lên cái ảo, thế mới tuyệt. 

"Khói củi ướt nhóm trong lò bốc lên màu xám trong buổi chiều đầy hơi nước biển mù mù như sương"
Thực.

Em Pleiku má đỏ môi hồng. Ở đây buổi chiều quanh năm mùa đông. Nên tóc em ướt. Nên mắt em ướt. . . Đó là lần đầu tiên tôi nhìn thấy Pleiku trong bài thơ của Vũ Hữu Định, Phạm Duy phổ nhạc.
Ảo 

Được Ông Gấu khen thì đúng là lên thiên đàng!
HH phán. 

Tks again
Take care
NQT

Một thời để yêu, hát, và chết.

Thư tín:

Chú Trụ,
Re: Mr. Bean.

Mới xem hôm qua. Và chợt nhận ra rằng, khi Mr Bean không cười khá giống chú Trụ (qua hình trên trang nhà). Không chừng, khi chú Trụ cười, lại giống Mr. Bean.

Re: Câu hỏi về bài thơ của thi sĩ Thanh Tâm Tuyền. Vâng, đã đọc. Chuyện văn thơ của các ngài thi sĩ đó có thể nói hoài chẳng dứt nhưng cũng có thể chung qui được một điều: 19 năm văn chương Miền Nam là một điểm son trong văn chương (toàn cõi) Việt Nam thời cận đại mà ảnh hưởng của nó vẫn còn đến ngày nay. Cháu chỉ sống trong thời đó chừng vài ba năm do sinh sau đẻ muộn. Chỉ biết được những dòng thơ lời hát đó qua người nhà và khi đi khỏi Việt Nam (cũng hơn ½ đời người). Nhưng vẫn ấp ủ nó trong lòng như một hoài niệm về thời hoàng kim nào đó. Điều thú vị là sau nầy về Việt Nam gặp những đứa em bà con, những người bạn mới đều sinh sau 75 và đều có chung một hoài niệm đó.

Re: comments về Nguyễn Ngọc Tư và vài bài nhận định khác: Cháu nghĩ chú đem suy nghĩ và hy vọng của chú vào NNT. Theo cháu nhà văn nầy không có nghĩ đến mức đó đâu.
Lan N
*
Phúc đáp:
Cám ơn rất nhiều.
Thư viết đúng giọng Mr. Bean. Tuyệt vời!

6.2.2013
Best Tết to U
Take Care
NQT

Cái cú Gấu được nghe, hai bản nhạc, cùng của PD, ở trại tù Đỗ Hòa, nó cực kỳ thê lương, và sau này, ra được hải ngoại, gặp lại cô bạn, rồi được sống thêm ra, rôi ra bao nhiêu năm trời, rồi làm trang TV ròng rã hơn 20 chục năm, bây giờ nghĩ lại, quả là có Ông Trời thật, và thằng trời già này, quả có gì để ý đến tên Gấu Cà Chớn, hắn hành hạ Gấu khủng khiếp, rồi sau đó, ban cho Gấu đủ thứ, có nhiều thứ Gấu không thể hiểu nổi, thí dụ như đọc được thơ, rồi làm thơ, rồi dịch thơ, quái thật. 


Viết mỗi ngày

Tướng Âm Binh

Note: Cuốn này, theo 1 vị bằng hữu FB cho biết, đã được dịch ra tiếng Việt rồi: Viên tướng của đạo quân đã chết. Tks.

Bìa sau:

VINTAGE CLASSICS
www.vintage-classics.info

'Literary gold dust - haunting, bleakly comedic and ultimately horrific'

The Times

Twenty years after the end of the Second World War, an Italian general is dispatched to Albania to recover his country's dead. Once there he meets a German general on the same sad mission. As they go about their gruesome business, both helped and hindered by the local population, we glimpse the lives of the people whose graves they are under orders to disturb.

'The most innovative of Albanian writers'

New York Review of Books

Trang đầu:

Look, I have brought them back.
The going was rough, and the weather
was on our backs all the way. 

Bản tiếng Anh, dịch từ bản tiếng Tây, bản tiếng Tây, từ nguyên tác tiếng Albania

Như thế, thì cuộc giao lưu hòa giải giữa hai miền đã được nhà văn Kadare "tiên tri" ra rồi:

Một tên Ngụy như Phan Nhật Nam, và 1 tên VC như Bảo Ninh, sau cuộc chiến Mít bèn cùng nhau làm 1 chuyến đi buồn, a sad mission, đi lượm xương người chết.

Trích hai chương ngắn, dịch sau.

Another Chapter without a Number

ONCE UPON A time a general and a priest set off on an adventure together. They were going to collect together all the remains of their soldiers who had been killed in a big war. They walked and walked, they crossed lots of mountains and lots of plains, always hunting for those bones and collecting them up. The country was nasty and rough. But they didn't turn back, they kept on further and further. They collected as many bones as they could and then they came back to count them. But they realized that there were still a lot they hadn't found. So they pulled on their boots and their raincoats and they set off on their search again. They walked and they walked, they crossed a lot more mountains and a lot more plains. They were quite exhausted; they felt they were being crushed into the ground by their task. Neither the wind nor the rain would tell them where to look for the soldiers they were seeking. But they collected as many as they could and came back once again to count them. Many of the ones they had been looking for still hadn't been found. So at the end of their tethers, quite tired out, they set out on another long journey. They walked and they walked, on and on and on. It was winter and it was snowing.
"What about the bear?"
"Then they met a bear ... "
The story the general told himself every evening, and intended
to tell one of his grand-daughters as soon as he got back, invariably ended with the question: "What about the bear?", simply because his grand-daughter always asked that question, sooner or later, when listening to a story.

Chapter without a Number

WHAT ELSE IS there for me to write? What remains but a monotonous chronicle of recurring details. Rain, mud, lists, reports, a variety of figures and calculations, a whole dismal technology of exhumation. And besides, just lately something strange is happening to me. As soon as I see someone - anyone at all - I automatically begin stripping off his hair, then his cheeks, then his eyes, as though they were something unnecessary, something that is merely preventing me from penetrating to his essence; and I envisage his head as nothing but a skull and teeth - the only details that endure. Do you understand? I feel that I have crossed over into a kingdom of bones, of pure calcium.


Image may contain: 1 person, text

kadare

Subtle dissent of a Balkan bard (1): Cuộc đời và tác phẩm của Ismail Kadare.
Robert Elsie, TLS số đề ngày 24 Tháng Sáu, 2005.
(1) Đọc giữa hai dòng chữ: Tính ly khai tinh tế của một nhà thơ vùng Balkan.

Chẳng nghi ngờ chi, Ismail Kadare, người vừa được Intel Man Booker Prize, là một nhân vật sáng tạo và uyên nguyên của giới văn học đương thời Albania. Thêm nữa, ông là nhà văn Albania độc nhất được hưởng [enjoy] tiếng tăm quốc tế ở bên ngoài xứ sở này. Tài năng của ông, qua bốn thập niên chẳng hề mất đi một chút nào sức mạnh của nó, một sức mạnh có tính "đổi mới" [innovative force]. Sự can đảm của ông, dám tấn công vào sự tầm thường, rẻ tiền, tồi tệ của văn học, ở bên trong một chính quyền Cộng Sản, đã đem một luồng gió mới, mát mẻ cho văn hóa Albania bao năm u ám trong vòng trói của sự đồng phục do nhà nước đặt để.
Sinh năm 1936 tại thành phố bảo tàng [museum-city] Gjirokastra, Kadare học Phân khoa Sử  học và Ngữ văn tại Đại học Tirana, và tiếp theo đó, tại Học Viện Gorky về Văn Chương Thế Giới, tại Moscow tới năm 1960, khi liên hệ giữa hai nước Albania và Xô Viết trở nên căng thẳng. Trở về quê hương, ông làm nghề ký giả, trở thành Tổng Biên Tập của một tờ báo định kỳ văn học bằng tiếng Pháp, Văn Học Albania [Les Lettres Albanaises], và còn giữ  một số chức vụ chính trị có tính hình thức [formal political functions], Ba mươi năm tiếp theo, Kadare sống cuộc đời của ông tại Tirana, thường trực dưới con mắt cú vọ của Đảng Cộng Sản và nhà độc tài Enver Hoxha [1908-85]. Ông khởi nghiệp như là một thi sĩ nhưng càng ngày càng thiên về văn xuôi, trong thể loại này, ông trở thành một bậc thầy không chối cãi, và một nhà văn phổ thông nhất trong toàn cõi văn Albania. Những tác phẩm của ông có một tầm ảnh hưởng hết sức lớn lao vào những năm 1970, tới 1980, và với rất nhiều độc giả, ông là tia hy vọng độc nhất ở trong nhà tù ảo não, là Chủ Nghĩa Cộng Sản tại Albania.
Ông được nhà nước ban cho đặc quyền, nhất là khi đã trở thành một khuôn mặt nổi tiếng quốc tế. Thực sự, ông dám đụng vô một số vấn đề, mà nếu không phải là ông, mà là người nào khác, thì bèn đi tù.
Nhưng Kadare biết rất rõ, ba thứ đặc ân đặc quyền như thế, chẳng bền, và chỉ cần một cơn hỉ nộ bất thường của nhà độc tài, là tiêu táng thoòng. Vào cuối tháng Muời 1990, chỉ hai tháng nữa là chế độ độc tài ngủm củ tỏi, Kadare rời Tirana, xin tị nạn chính trị tại Paris, một hành động cho phép ông, lần đầu tiên trong đời, hành sử nghề viết lách của mình, trong hoàn toàn tự do. Những năm sống lưu vong tại Paris khiến ông viết được nhiều, thành công hơn, được công nhận hơn. Sau mười hai năm sống tại  đây, ông trở về lại Tirana.
Mặc dù Kadare vẫn được ngưỡng mộ, như là một thi sĩ tại Albania, danh tiếng quốc tế của ông, là do văn xuôi mà có, đặc biệt là những tiểu thuyết lịch sử. Cuốn nổi cộm đầu tiên của ông, Tướng Âm Binh, nguyên bản tiếng Albania xuất hiện vào năm 1963, bản tiếng Anh, The General of the Dead Army,1971. Nhìn thời gian cuốn sách được xb, tác giả khi đó chỉ mới hai mươi bẩy tuổi, Tướng Âm Binh có thể được coi như là một tác phẩm về tuổi trẻ, tuy nhiên, đây luôn là một trong những cuốn tiểu thuyết gây tác động, effective, nhất, của Kadare. Và được biết đến nhiều nhất.
"Như một con chim kiêu ngạo và cô độc, bạn sẽ bay trên đỉnh những ngọn núi thầm lặng và bi thiết kia, kéo những con người trẻ tuổi đáng thương của chúng ta, ra khỏi chốn bấu víu hiểm nguy, lởm chởm đá nhọn kia." Đó là viễn tượnng của viên tướng Ý, trên đường đi cùng một vị tu sĩ buồn bã, cả hai có nhiệm vụ tới Albania nhặt nhạnh xương cốt của những binh sĩ của ông ta, đã ngã xuống hai mươi năm trước. Ông ta bắt đầu thực hiện những bổn phận, theo một nghĩa rất ư là lớn lao, rất ư là hiển hách, và cho rằng, chỉ những trách nhiệm cao cả như thế đó mới xứng đáng với cương vị một viên tướng. "Trách nhiệm mà ông đang thực hiện, thì có đâu thua gì sự cao cả của những người Hy Lạp, những cư dân thành Troy, sự trang nghiêm của những nghi lễ cúng tế, an táng thời Homer." Vị tướng thấy mình ở trong một xứ sở u ám, mưa liên miên, dân chúng thì u sầu ủ rột, như lúc nào cũng ăn năn, sám hối một điều gì, và trong một không khí như thế, ông ta bắt đầu thực hiện cái trách nhiệm cao cả của mình, là thu gom những tro than, những xương tàn của một đội quân đã nằm xuống trong tan hoang rã rời. Dần dà, và không thể tránh được, ông thấy mình đối đầu với những thực tại điêu đứng của quá khứ, và bị ám ảnh bởi tính phù phiếm, vô vị, chẳng ra cái thống chế gì, chính là nhiệm vụ cao cả của mình. Bao nhiêu dự  tính, bao nhiêu mộng đẹp, cao cả mà ông vẽ ra từ những thuở nào, nay trở thành cơn ác mộng cá nhân, của riêng ông, khi, mớ xương cốt của viên đại tá ghê tởm, Colonel Z, được một bà già điên khùng ném, ngay dưới chân ông.

Cái gạt nước xua đi nỗi nhớ.

Mưa xối xả trên kính trước chiếc xe díp nhà binh được dành riêng cho vị tướng là một ẩn dụ bình dị trong văn Kadare. Vào lúc Tướng Âm Binh được xuất bản, cơn mưa xối xả thường hằng [constant], và nhiều cảnh khác ở trong truyện cứ thế lừng lững đi thẳng vào văn học Albania. Những đám mây bão xám xịt, bùn, và thực tại ủ rột, đơn điệu của một ngày như mọi ngày,chúng đối chọi thật sắc bén với phương đông hồng sáng chói không thể nào khác được, cùng cả trăm ngàn những vinh quang, những chiến thắng của Chủ Nghĩa Hiện Thực Xã Hội. Cũng thế, là viên tướng Ý. Ở đây, chúng ta thấy một thủ thuật đắc ý nhất, của nhà văn, hơn bất cứ thủ thuật nào khác, nhằm đạt được tham vọng, kéo văn học của xứ sở của mình thoát ra khỏi sự dửng dưng, cả về văn phong lẫn đề tài của nó, thoát ra khỏi cái nhìn Albania xa vời và bị ám ảnh bởi quá khứ, dưới mắt ngây thơ và không thể nào hiểu nổi của người ngoại quốc. Ao ước của nhà văn, hay viễn tượng của ông, là làm sao tạo được hình dáng cho một xứ sở Âu Châu, đã trở nên tách biệt hẳn ra khỏi Tây Phương, còn hơn cả Tây Tạng, và còn giúp cho những người dân Albania, chính họ, nhìn rõ mảnh đất quê hương, như là những người khác sẽ nhìn nó như vậy.
Sau lần xuất bản đầu, 1963, và lần sau, có sửa chữa lại, 1967, chính bản dịch tiếng Pháp của tác phẩm, Tướng Âm Binh, Le Genéral de l’armée morte, 1970, đã đạt cơ sở cho sự nổi tiếng quốc tế của Kadare. Bản tiếng Anh, xuất hiện liền sau đó, đã được tái bản ít nhất là sáu lần.
Cái gì đã khiến cho Kadare, sống trong một chế độ Stalin tàn bạo nhất, không thể tưởng tượng được, có đủ can đảm để viết rồi xuất bản một cuốn tiểu thuyết với những nhân vật chính là một viên tướng Phát xít và một tu sĩ người Ý? Bởi vì can đảm là cần thiết, ở đây

[còn tiếp]

Note:
Kadare đã từng đề nghị nhà nước Albania dùng tên Võ Tướng Quân cho 1 thứ áo mưa ở nước ông.
Nhưng Võ Tướng Quân quả thua Tướng Âm Binh, người đã từng, 42 năm sau, khi cuộc chiến Mít chấm dứt, vẫn loay hoay hì hục nhặt nhạnh từng đốt xương của bộ đội Cụ Hồ, "cái gì gì" Xương Trắng Trường Sơn, Đường Đi Không Tới….

Ngô Nhật Đăng TV từng có 1 bài cực "độc về Kadare, về hội nhà thổ và condom
LikeShow more reactions
Reply22 hrs

Bài đó, gốc ở đây

https://www.newyorker.com/magazine/2005/12/26/the-albanian-writers-union-as-mirrored-by-a-woman


Hội Nhà Thổ VC như được nhìn qua gương bởi 1 bướm Hà Lội!
Hà, hà, nhảm quá!

To compare the Albanian Writers’ Union to a whore seems extremely vulgar, like so many overused metaphors, particularly the ones that have become common since the fall of Communism. Yet my plan to put together an accurate history of the Union (or, at least, its history from 1962 to 1967) has always awakened in me the vision of a certain woman named Marguerite. I am unable to dissociate one from the other; they are bound together like a fragrance to an almost forgotten memory.

Marguerite was a prostitute. She lived in a little alley off Dibra Street, more or less opposite the alley at the end of which the Writers’ Union was situated in those years.

So sánh Hội Nhà Thổ VC với 1 bướm Hà Lội có vẻ quá dung tục...
Nhưng chính đại phê bình gia Walter Benjamin cũng nhận ra bướm và nhà văn là "ruột thịt"
* *

Gấu đang sinh hoạt vhnt,
lé, lác xệch, trợn ngược cả mắt lên, vì nền vhnt hải ngoại!

To be a litterateur is to live under the sign of mere intellect, just as prostitution is to live under the sign of mere sex. [W. Benjamin: Schriften II, 179]. Just as a prostitute betrays love, a litterateur betrays the mind.
Hannah Arendt: Tựa, cho cuốn Illuminations của Walter Benjamin.
[Nhà văn sống với chữ, thì cũng giống như bướm sống với cái số ta. Và nếu như thế, bướm phản bội tình yêu, cũng như nhà văn phản bội cái đầu của mình].

http://www.tanvien.net/Souvenir/hnv_vs_hnt.html

*

To compare the Albanian Writers' Union to a whore seems extremely vulgar, like so many overused metaphors, particularly the ones that have become common since the fall of Communism:

So sánh Hội Nhà Văn Albanie với một em bướm xem ra quá tầm phào, giống như những ẩn dụ được xào đi xào lại đến trở thành toang hoác, kể từ khi chủ nghĩa CS sụp đổ...
Đây chắc là tự thuật của đích thân tác giả nhà văn Albanie, Kadaré, người đã từng được một trong những đất nước tư bản mời tham quan, và khi trở về quê hương, bị sếp kêu lên bắt làm tự kiểm, vì chót ghé thăm đám nhà văn lưu vong, đồi truỵ, bỏ chạy quê hương, và trong khi ông ta hết sức phân trần, làm gì có chuyện đó, thì sếp của ông bật cười, làm gì có chuyện đó, đúng như vậy, nhưng chúng nó báo cáo mật với tôi, là anh mò đi thăm khu nhà thổ WJC, ít lắm thì cũng trên một lần!
*
''You know, there are still a lot of people out there throwing sand in the gears, and they never give up," I continued. ''You know what I heard today? Some fool who is setting up a condom factory had the gall to propose the name of our national hero Scanderbeg for the first Albanian-made condom."

She blushed, not knowing where to look.
"I don't understand all this nonsense," she muttered. "How can they profane our national hero? Will they never learn?"
"That's exactly what I said when I heard about it. But he justified the name by saying that a condom had to be strong and resistant, and since there was no better symbol of resistance than Scanderbeg ... "

“Cô có biết không, vẫn có cả lố những đứa không chịu ngưng chống phá cách mạng,” Tôi tiếp tục. “Cô có biết bữa nay tôi nghe nói, có một tên khốn tính thành lập một cơ xưởng đầu tiên chuyên sản xuất áo mưa ở xứ sở CHXHCN của chúng ta? Và nó tính đặt tên áo mưa là gì, cô biết  không?”
Thấy em bướm nhà văn ngớ người, tôi nói luôn:
“Võ tướng quân"!
-Ui chao Ngài là vị anh hùng quốc gia….
-"Nó nói, Ngài chẳng đã từng làm công tác hạn chế sinh đẻ, 'cầm quần chúng em' là gì! Vả chăng, áo mưa cần phải dẻo, dai, và đất nước đâu có biểu tượng nào dẻo dai như Võ tướng quân đâu? Hom hem như Ngài mà còn phải xông trận bô xịt kia kìa!"



VNWar

Image may contain: 1 person, text


Viết mỗi ngày

Fallen Idol:
Thần tượng té nhào

Cái gì làm 1 vị như vị này té nhào?
Trường hợp vị này làm Gấu nhớ tới Xứ Mít, thời kỳ cả thế giới nhìn về nó, mơ màng, đêm ngủ, sáng biến thành Mít.
Bài trên Người Nữu Ước số 2 Tháng 10, 2017, với tít: Nỗi tủi hổ của vị nữ lưu Miến Điện, The Shame of Myanmar's Heroine, tác giả, Hannah Beech, viết về "cái nhìn mắt mù trước thảm họa nhân quyền", Tin Văn sẽ chuyển dịch qua tiếng Mít, theo kiểu ra đòn Kim Dung, Cách Sơn Đả Vẹm.

Image may contain: one or more people


Bùi Ngọc Tấn, thay vì Phan Nhật Nam,
trả lời Nguyễn Hữu Thỉnh

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hải phòng ngày 12-10-2001

Kính gửi Ông Hữu Thỉnh, Tổng thư ký Hội nhà văn Việt nam

Thưa Ông,

 Tôi là Bùi Ngọc Tấn, hội viên Hội Nhà Văn Việt nam viết thư này gửi tới ông bởi có quá nhiều tin đồn thất thiệt xung quanh việc tôi nhận giải thưởng của Hội quan sát nhân quyền (HRW) và chuyến đi Trung quốc vừa qua của tôi

 Người nói tôi đã nhận giải, nhận tiền, người nói tôi đã từ chối giải, người nói tôi đã “ẵm gọn” 50 triệu đồng của thành phố Hải phòng, thậm chí một ông vụ trưởng còn nói tôi đã làm đơn tự nguyện không nhận giải mà xin đi Trung quốc như đòi một sự đền bù, “kỳ này chúng tôi cho đi, tiền tiêu thoải mái.”

 Tôi xin phép được trình bày lại toàn bộ vấn đề để đính chính trước dư luận những sai lệch trên:

 1. Về giải thưởng:

 a. Khoảng tháng 3-2001 tôi có nhận được tin từ nước ngoài báo về tôi được trao giải thưởng văn học Chân Thiện Mỹ cho bộ tiểu thuyết của tôi. Tiền thưởng kèm theo giải là 3000 USD. Tôi đã tìm hiểu về tổ chức đứng ra tặng giải, và khi biết đó là tổ chức Việt nam phục quốc, tôi đã từ chối nhận giải.

 b. Khoảng cuối tháng 4-2001, tôi lại nhận được tin từ nước ngoài báo về: tôi được trao giải nhân quyền Hellman-Hammett của HRW. Sau khi tìm hiểu tổ chức này, tôi đã quyết định nhận giải.

 Trong nửa tháng 7 và đầu tháng 8 200l, các ông Hữu Thỉnh, Tổng Thư ký Hội Nhà văn (HNV), Nguyễn Trí Huân phó Tổng Thư ký HNV, Đỗ Kim Cuông vụ phó vụ Văn nghệ Ban Tư tưởng Văn hoá Trung Ương, Vũ Thiệu Loan, Hồ Anh Tuấn, chủ tịch, phó chủ tịch Hội Văn nghệ Hải phòng, Nguyễn Viết Lãm, nhà thơ đã đến nhà tôi khuyên tôi đừng nhận giải.

 Với tất cả các ông trên tôi đã trả lời như sau: Tôi nhận giải thưởng vì:

 1 Nhân quyển là một vấn đề có mặt ở mọi nơi, mọi quốc gia, mãi mãi song hành cùng với nhân loại. Không một quốc gia nào trên thế giới có thể nói là mình đã giải quyết hoàn hảo vấn đề nhân quyền.

 2~ Đó cũng là mục tiêu mà Đảng, Chính Phủ, Quốc Hội nước ta hết sức quan tâm để thực thi ngày một tốt hơn. Trong các nghị quyết của Đảng, Chính Phủ luôn luôn có vấn đề dân chủ hoá đời sống xã hội, chìa khoá đưa đất nước tiến lên.Tình trạng mất dân chủ hiện nay là rất nghiêm trọng dẫn tới những hậu quả khôn lường, làm suy giảm lòng tin của nhân dăn, cản trở sự phát triển của đất nước.

 3- Giải thưởng là do những Đảng viên Đảng Cộng Sản Mỹ góp tài sản sáng lập.

 4- Tôi được tặng giải là do tập tiểu thuyết Chuyện kể năm 2000 của tôi, trong đó tôi thuật lại trung thực cuộc đời tù tội oan ức của tôi với một thái độ chân thành và xây dựng (tôi đảm bảo với ông rằng, 4 nhân vật: ông Trần, ông Hoàng và vợ chồng người tù không án là thực đến từng chi tiết), một bộ sách được độc giả rất hoan nghênh nhưng lại bị thu hồi tiêu huỷ mà tôi luôn nghĩ đó là việc làm chưa được cân nhắc kỹ. Nếu đó là quyển sách phản động, chắc chắn tôi không nhận giải.

 5- Người ta tặng giải cho tôi không kèm theo bất cứ điều kiện nào.

 6- Tôi đã tuyên bố nhận giải, giờ đây tôi không thể phủ nhận.

 II. Về tiền thưởng kèm theo giải:

 1. Khoảng cuối tháng 6 đầu tháng 7- 2001, tiền thưởng đã hai lần được chuyển từ nước ngoài về tài tài khoản của tôi, nhưng tôi không nhận được. (người ta gọi điện về tôi mới biết) Và họ đã đề nghị gửi ít một theo đường bưu điện nhưng tôi gạt đi vì quá phiền phức hơn nữa cũng rất khó đến tay tôi.

 2- Trong khi gặp tôi, các ông Hữu Thỉnh, Nguyễn Trí Huân, Đỗ Kim Cuông, Vũ Thiệu Loan, Nguyễn Viết Lãm đều khẳng định với tôi rằng tiền thưởng là của CIA. Trước những thông tin từ hai chiều trái ngược nhau, tôi tự thấy cần phải có thời gian xác minh, kết luận, không thể vội vàng hấp lấp.

 Vì những lý do trên, tôi đã điện ra nước ngoài đề nghị tạm hoãn việc chuyển tiền.

 Thưa Ông,

 Đó là tất cả những gì xầy ra xung quanh việc tôi nhận giải thưởng của HRW.

 Cho đến bây giờ tôi vẫn giữ nguyên nhận thức trên. Hơn nữa cho đến nay việc nhận giải của tôi đã được nửa năm, đã là chuyện đã qua, không ai nhắc đến nữa. Việc tôi từ chối nhận giải bây giờ không chỉ làm tổn hại đến danh dự của tôi mà chắc chắn nó còn gây phương hại không nhỏ đến uy tín của Đảng và Nhà Nước. Và đấy mới là điều tôi say nghĩ hơn cả.

 3- Về số tiền 50 triệu của thành phố Hải Phòng:

 Tôi cũng có nghe nói thành phố Hải Phòng quan tâm đến tôi, có thể sẽ giúp đỡ tôi số tiền khoảng 50 triệu đồng. Khi nghe tin này tôi đã phát biểu: "Nếu tôi được phép xin chính quyền làm điều gì đó thì đó không phải là tiền mà là xin chính quyền xét lại vụ án rõ ràng là oan sai của tôi."

 Cho đến nay tôi chưa hề nhận số tiền đó.

 III. Về chuyến đi thăm và làm việc tại Trung quốc tháng 9-2001 vừa qua:

 Trtong công văn Hội Nhà Văn VN gửi Thành Uỷ, Uỷ ban Nhân dân, Hội Văn Nghệ thành phố Hải Phòng (mà tôi có nhận được bản sao lục) đề nghị ra quyết định và làm thủ tục xuất cảnh cho tôi, có đoạn viết: "Việc tác giả Bùi Ngọc Tấn tham gia đoàn nhà văn đi công tác nước ngoài có thể góp phần xua tan dư luận phương Tây vẫn cho rằng: tác giả hiện vẫn bị phân biệt đối xử và bị ngược đãi về chính trị.”

 Rõ ràng tôi đi Trung quốc vì cái chung chứ không phải tôi đòi hỏi một sự đền bù nào đó cho mình. Hẳn ông cũng biết năm 1998, tôi đã không nhận lời mời của một tổ chức nhà văn quốc tế mời tôi sang Châu Âu hoặc Châu Mỹ nghỉ một năm. Tôi luôn nghĩ rằng đối với một nhà văn, điều quan trọng nhất không phải là một chuyến đi ra nước ngoài.

 Trong chuyến đi thăm Trung quốc vừa qua mà ông làm trưởng đoàn, thu hoạch sâu sắc nhất của lôi là về trường hợp ông Trương Hiền Lượng, nhà văn Trung quốc. Ông Trương Hiền Lượng bị tù oan 20 năm. Ông đã được sửa sai. Ông chuyên viết về nhà tù, thuật lại trung thực những gì ông đã trải. Tới nay ông đã viết và in cả chục tập sách. Nước ta đã dịch in 3 tập của ông và sẽ in 9 tập của ông. Ông được coi là một trong những nhà văn hàng đầu của Trung Quốc, “một nhà văn của bốn bức tường, nghia là nhà văn của nhà tù." Sách của ông được nhiều nước phương Tây dịch. Ông chưa bao giờ bị phương tây nêu tên như một tồn tại về nhân quyền.

 Tôi khao khát số phận đó của Trương Hiền Lượng và hy vọng rằng chuyến tôi đi thăm và làm việc tại Trung quốc vừa qua là mở đầu cho một giai đoạn mới của đời tôi.

 Tôi xin gửi kèm theo đây xác nhận của Công an Hải Phòng về việc bắt tôi tù 5 năm để ông thấy rằng tôi hoàn toàn vô tội, và bản sao bức thư tôi đã gửi ông hồi tháng 7 trả lời ông về việc tôi nhận giải thưởng của HRW.

 Trân trọng,

(ký tên)

(Bùi Ngọc Tấn)

 

Nơi gửi:

- Như trên

- Các ông: Nguyễn Trí Huân,

Đỗ Kim Cuông, Vũ Thiệu Loan,

Hồ Anh Tuấn, Nguyễn Viết Lãm

Đình Kính (để biết)

 o0o Note:
Cái thư của Phan Nhật Nam, dở, theo GCC. Đúng như chính anh tự nhận về mình, 1 người lính hơn là 1 nhà văn, và khi là nhà văn, anh ưa đôi co với VC, đúng như "tên số 2" chê anh, trong 1 bài viết, đăng trên Người Vịt, để check sau.
Cái thư của BNT mới có nhiều điều để lèm bèm, theo GCC.  
[Đặt cục gạch]



https://www.voatiengviet.com/a/trinh-xuan-thanh-hoang-xuan-phu-trong-lu/4004097.html

Vả lại nhận [lại] Trịnh Xuân Thanh, phía Đức chỉ vớ được thêm một nhân vật cồng kềnh khó xử.
Bùi Tín, nhận định về vụ TXT

Khi bắt cóc TXT bất cứ 1 tên Vẹm nào thì cũng nghĩ như thế.

 
Các nhà Phê bình văn học danh tiếng như Đặng Tiến, Thụy Khuê, Nguyễn Hưng Quốc, Bùi Vĩnh Phúc…đều đã thử bút với thơ Tô Thùy Yên.  Và, dường như chưa ai trong số họ cho rằng họ đã nói lời sau cùng về ông. Chắc chắn, những nhà phê bình tiếp sau họ, những độc giả của tương lai, sẽ đọc Tô Thùy Yên với một định chuẩn thẩm mỹ mới, bởi vì Thơ Tô Thùy Yên là kho báu của thơ Việt, bởi vì Tô Thùy Yên ” một trong những tiếng thơ lớn, của 20 năm văn chương miền Nam” (Du Tử Lê ). Chính xác hơn, Tô Thùy Yên là nhà thơ lớn của nền thơ Việt Nam hiện đại.

Note: Kh
ông để GCC vào với những đấng kể trên, thực sự, với riêng GCC, là điều rất tế nhị.
Được, được!
[nhại MT]

Và, dường như chưa ai trong số họ cho rằng họ đã nói lời sau cùng về ông.
YN

Câu này, phải tay GCC, viết khác.

Chính xác hơn, Tô Thùy Yên là nhà thơ lớn của nền thơ Việt Nam hiện đại.

Viết như thế, thì ai cũng có thể viết.
Bài viết có những chi tiết quí, hiếm, chưa ai biết về TTY, nhưng như vậy, chưa đủ.
Với TTT, đi tù Vẹm, ông làm lại được thơ, khám phá ra chất “ẩn mật” trong thơ của ông. Với TYT, cái Hoang Vu Lớn của thơ ông, đụng với cái Điêu Tàn Lớn của đất nước, và thơ ông sau khi đi tù về, là nén nhang tưởng niệm, mà thơ Việt đương thời thiếu.

Cái gì gì, “lấy cây nhang thật quí, thắp lên thương tiếc chàng”!

Lẽ tất nhiên, mấy tên như Lang Băm, thì sẽ phán, mi đâu phải phê bình gia, mi đâu có bằng tiến sĩ, hay như Thầy Đạo, mi đâu phải dân khoa bảng.
Nhưng, cái đám khoa bảng Mít, sở dĩ không viết được cái gì cho ra hồn, đúng là do cái bằng của họ.
Học cố để lấy được cái bằng, để được hoãn dịch, hay được đi du học, rớt Tú Tài anh đi trung sĩ, em ở nhà lấy Mỹ nuôi con… Cái hậu quả tức thời, thì quá rõ, nhưng cái hậu quả, ngầm, về lâu về dài, thì mới đáng sợ. Trong bài viết, tưởng niệm Brodsky, (1), Gấu có phán, về những đấng bỏ chạy nhờ chính sách du học của Miền Nam:
Tên nào cũng bị bịnh kín, hay nói 1 cách lịch sự, "chết trong tâm hồn" - chôm của Sartre- đếch làm sao viết lách được cái con khỉ gì nữa.
Ngoài bịnh kín ra, còn điều này:
Không tên nào quên được cours của Thầy. Viết cái chó gì, là đều biến thành 1 bài trả bài!

Mít chưa có phê bình gia.

Viết như thế, là GCC nghĩ đến Thầy của Gấu, là Steiner, khi ông viết về Lukacs: Làm phê bình gia vào thế kỷ 20 thật khó

http://www.tanvien.net/Tap/phe_3.html

GEORG LUKACS AND HIS DEVIL'S PACT

In the twentieth century it is not easy for an honest man to be a literary critic. There are so many more urgent things to be done. Criticism is an adjunct....
.... Lukacs has always held himself responsible to history. This has enabled him to produce a body of critical and philosophic work intensely expressive of the cruel and serious spirit of the age.  Whether or not we share his beliefs, there can be no doubt that he has given to the minor Muse of criticism a notable dignity. His late years of solitude and recurrent danger only emphasize what I observed the outset: in the twentieth century it is not easy for an honest man be a literary critic.
But then, it never was.

G. Steiner: Georg Lukacs và tờ hợp đồng với quỉ của ông

Vào thế kỷ 20 thật khó mà là một phê bình gia.
Và, quả như thế thực!

But then, it never was.

Lấy cây nhang thật quí, thắp lên thương tiếc chàng.
Cả 1 nước Đức, không làm được điều này.
Lũ Mít thì cũng rứa!

(1)

Thứ Sáu, ngày 8 tháng 3 năm 1996, vào lúc 5 giờ chiều, buổi tưởng niệm thi sĩ Joseph Brodsky (tháng Năm 24, 1940 - tháng Giêng 28, 1996), Nobel văn chương 1987, tại nhà thờ St. John the Divine, New York, có lẽ đã đúng như ý nguyện của ông. Thay vì cuộc sống vị kỷ, những người bạn của ông đã nhắc nhở nhau về những chu toàn, the achievements, ngôn ngữ - the language - của người quá cố:

Death will come and will find a body

whose silent peace will reflect death's approach

like any woman's face

[Tĩnh vật, trong Phần Lời, Part of Speech]

 (Chết sẽ tới và sẽ thấy một xác thân

mà sự bình an lặng lẽ sẽ phản chiếu cái chết tới gần

như gương mặt của bất cứ một người đàn bà nào).

 Tuy sống lưu vong gần như suốt đời, ông được coi là nhà thơ vĩ đại của cả nửa thế kỷ, và chỉ cầu mong ông sống thêm 4 năm nữa là "thế kỷ của chúng ta" có được sự tận cùng vẹn toàn. Ông rời Nga-xô đã hai chục năm, cái chết của ông khiến cho căn nhà Nga bây giờ mới thực sự trống rỗng.

 Ông sang Mỹ, nhập tịch Mỹ, yêu nước Mỹ, làm thơ, viết khảo luận bằng tiếng Anh. Nhưng nước Nga là một xứ đáo để (Chắc đáo để cũng chẳng thua gì quê hương của mi...): Anh càng rẫy ra, nó càng bám chặt lấy anh cho tới hơi thở chót.

 -Bao giờ ông về?.

-Có thể, tôi không biết. Có lẽ. Nhưng năm nay thì không. Tôi nên về. Tôi sẽ không về. Đâu có ai cần tôi ở đó.

-Đừng nói bậy, họ sẽ không để ông một mình đâu. Họ sẽ công kênh ông trên đường phố... tới tận Moscow... Tới Petersburg... Ông sẽ cưỡi ngựa trắng, nếu ông muốn.

-Đó là điều khiến tôi không muốn về. Tôi đâu cần ai ở đó.
*

 Theo Tatyana Tolstaya, nhà văn nữ người Nga hiện đang giảng dạy môn văn chương Nga và viết văn, creative writing, tại Skidmore College, thoạt đầu, ông rất muốn về, ít nhất cũng như vậy. Ông đã từng nổi giận về những lời trách cứ. "Họ không cho phép tôi về dự đám tang ông già. Bà già chết không có tôi ở bên. Tôi hỏi xin nhưng họ từ chối". Cho dù vậy, lý do, theo Tolstaya, là ông không thể về. Ông sợ quá khứ, kỷ niệm, hồi nhớ, những ngôi mộ bị đào bới. Sợ sự yếu đuối của ông. Sợ hủy diệt những gì ông đã làm được, với quá khứ của ông, trong thi ca của ông. Ông sợ mất nó như Orpheus đã từng vĩnh viễn mất Eurydice, khi ngoái cổ nhìn lại.

 Mỗi lần từ Nga trở về, hành trang của Tolstaya chật cứng những bản thảo của những thi sĩ, văn sĩ trẻ. "Cũng không nặng gì lắm đâu. Xin trao tận tay thi sĩ. Nói ông ta đọc. Tôi chỉ cần ông ta đọc". Ông đã đọc, đã nhớ và đã nói, thơ của họ tốt... Và ca ngợi điều may mắn. Và những nhà thơ trẻ của chúng ta đã hất hất cái đầu, ra vẻ: "Thực sự, chỉ có hai nhà thơ thứ thiệt tại Nga, Brodsky và chính tôi". Ông tạo nên một cảm tưởng giả, ông là một thứ ‘Bố già văn nghệ’. Nhưng chỉ một số ít ỏi thi sĩ trẻ đã từng nghe ông rên rỉ: Sau cái thứ này, tôi biết anh ta vẫn tiếp tục viết, nhưng làm sao anh ta tiếp tục sống!

Ông không tới với nước Nga, nhưng nước Nga đến với ông. Nhà thơ Nga kỳ cục không muốn bám rễ vào đất Nga.

Kỳ cục thật, bởi vì đã từ lâu, thế hệ lạc loài được Hemingway mô tả trong Mặt Trời Vẫn Mọc, The Sun Also Rises vẫn luôn luôn là một ám ảnh đối với những kẻ bị bứng ra khỏi đất. Nếu không trở nên điên điên, khùng khùng thì cũng bị thương tật, (bất lực như nhân vật chính trong Mặt Trời Vẫn Mọc), bị bệnh kín (La Mort dans l'Âme: Chết trong Tâm hồn), và chỉ là những kẻ thất bại. Đám Cộng sản trong nước chẳng vẫn thường dè bỉu một nền văn chương hải ngoại?

 Nhưng Brodsky là một ngoại lệ. Nước Nga đã đến với ông. Thơ ông được xuất bản, đăng tải trên hầu hết các báo chí tại Nga. Trong một cuộc thăm dò dư luận tại đường phố Moscow: "Ông có mong ước, hy vọng gì liên quan đến cuộc bầu cử?", một người thợ mộc đã trả lời: "Tôi chỉ mong sống một cuộc đời riêng tư. Như Joseph Brodsky".

 -Ai chỉ định anh là thi sĩ?

 Đám Cộng sản Liên-xô đã từng hét vào mặt ông như vậy tại phiên tòa. Họ chẳng thèm để ý đến những tài liệu, giấy tờ chứng minh từng đồng kopech ông có được qua việc sáng tác, dịch thuật thi ca.

-Tôi nghĩ có lẽ ông Trời.

Được thôi. Và tù đầy, lưu vong.

 Neither country nor churchyard will I choose

I'll come to Vasilevsky Island to die

(Xứ sở làm chi, phần mộ làm gì

Ta sẽ tới đảo kia để chết)

 In the dark I won't find your deep blue facade

I'll fall on the asphalt between the crossed lines.

(Trong đêm tối thấy đâu, gương mặt em thăm thẳm xanh, xưa

Ta gục xuống nhựa đường đen, giữa những lằn đan chéo).

Những lằn đan chéo, the crossed lines, hay rõ hơn, bờ ranh Nga Mỹ phân biệt số phận hai mặt của một kẻ ăn đậu ở nhờ.
*

 -Này thi sĩ, nếu ông muốn về không ngựa trắng mà cũng chẳng cần đám đông reo hò, ngưỡng mộ, tại sao ông không về theo kiểu giấu mặt?

-Giấu mặt?

Đột nhiên thi sĩ hết tức giận, và cũng bỏ lối nói chuyện khôi hài. Ông chăm chú nghe.

-Thì cứ dán lên một bộ râu, một hàng ria mép, đại khái như vậy. Cần nhất, đừng nói cho bất cứ một người nào. Và rồi ông sẽ dạo chơi giữa phố, giữa người, thảnh thơi và chẳng ai nhận ra ông. Nếu thích thú, ông có thể gọi điện thoại cho một người bạn từ một trạm công cộng, như thể ông từ Mỹ gọi về. Hoặc gõ cửa nhà bạn: "Tớ đây này, nhớ cậu quá!"

Giấu mặt, tuyệt vời thật!

****

  Joseph Huỳnh Văn là một thi sĩ. Chúng tôi quen nhau những ngày làm Tập san Văn chương. Có Nguyễn Tử Lộc, đã chết vì bệnh tại Sài-gòn ít lâu sau 75. Phạm Hoán, Phạm Kiều Tùng, Nguyễn Đạt, Nguyễn Tường Giang... Huỳnh Văn là Thư ký Tòa soạn. Không có Phạm Kiều Tùng, tập san không có một ấn loát tuyệt hảo. Nguyễn Đông Ngạc khi còn sống vẫn tự hào về cuốn Những Truyện Ngắn Hay Nhất Của Quê Hương Chúng Ta (Hai Mươi Năm Văn Học Miền Nam) do anh xuất bản, Phạm Kiều Tùng, Phạm Hoán lo in ấn, trình bày. Bạn lấy đầu một cây kim chấm một đầu trang. Dấu chấm đó sẽ xuyên suốt mọi đầu trang thường của cuốn sách. Không có Nguyễn Tường Giang thì không đào đâu ra tiền và mối thiện cảm, độc giả, thân hữu quảng cáo dành cho tập san. Những bài khảo luận của Nguyễn Tử Lộc và sở học của anh chiết ra từ những dòng thác ngầm của nhân loại - dòng văn chương Anglo-Saxon - làm ngỡ ngàng đám chúng tôi, những đứa chỉ mê đọc sách Tây, một căn bệnh ấu trĩ nhằm tỏ sự khó chịu vì sự có mặt của những quân nhân Hoa-kỳ tại Miền Nam.

 Huỳnh Văn với lối nói mi mi tau tau là chất keo mà một người Thư ký Tòa soạn cần để kết hợp anh em. Bây giờ nghĩ lại chính thơ anh mới là tinh thần Tập San Văn Chương. Đó là nơi xuất hiện Cầm Dương Xanh , những bài thơ đầu mà có lẽ cũng là cuối của anh. Bởi vì sau đó, anh không đăng thơ nữa, tuy chắc chắn vẫn làm thơ, hoặc tìm thấy thơ trên những vân gỗ, khi anh làm nghề thợ mộc, những ngày sau 75, thay cho nghề bán cháo phổi, những ngày trước đó.

 "Mỗi thời đại, con người tự chọn mình khi đứng trước tha nhân, tình yêu, và cái chết." (Sartre, Situations). Trong thơ Nguyễn Bắc Sơn, tha nhân là những người ở bên kia bờ địa ngục, và chiến tranh chỉ là một cuộc rong chơi. Nguyễn Đức Sơn tìm thấy Cửa Thiền ở một nơi khác, ở Đêm Nguyệt Động chẳng hạn. Thanh Tâm Tuyền muốn trút cơn đau của thơ vào thiên nhiên:

Mùa này gió biển thổi điên lên lục địa...

 Còn Huỳnh Văn, có vẻ như anh chẳng màng chi đến cuộc chiến, hoặc cuộc chiến tránh né anh. Tinh thần mắt bão của thiên nhiên thời tiết, hay tinh thần mắt nghe, l'oeil qui écoute, của Maurice Blanchot?

 Ôi khúc Cầm Dương sầu quí phái

Đàn ai xanh ngát Trời Tây Phương.

Thơ anh là một ngạc nhiên, hồi đó.

Và tôi vẫn còn ngạc nhiên, bây giờ, khi được tin anh mất. (1)

Khi liên tưởng đến câu thơ của một người bạn:

Hồn Đông Phương thất lạc buồn Phương Tây

(thơ TKA)

Tôi không biết có phải Trời Tây Phương của anh lấy từ ý thơ cổ:

Vọng Mỹ Nhân hề, thiên nhất phương

(Có thể mượn ý niệm "con người hoàn toàn" (l'homme total), hay giấc đại mộng của Marx, làm nhịp cầu liên tưởng, để thấy rằng những Mỹ Nhân, Đấng Quân Vương, Thánh Chúa... trong thi ca Đông Phương không hẳn chỉ là những giấc mộng điên cuồng của thi sĩ):

 Vọng Mỹ nhân hề, thiên nhất phương

Vọng Mỹ nhân hề, vị lai

 Đọc trong nước, có vẻ như Thơ đang trên đường đi tìm một Mỹ nhân cho cả ngôn ngữ lẫn cuộc đời.

 Và Buồn Phương Tây, có thể từ ý thơ Quang Dũng:

Mắt em dìu dịu buồn Tây Phương

(Tây Phương trong thơ Quang Dũng là Tây Phương Cực Lạc của một cõi Chùa Thầy, Sơn Tây, và cũng còn là vẻ đẹp của các cô thiếu nữ vùng này).

 Hay Tây Phương là cõi lưu đầy của lũ chúng tôi mà Joseph Huỳnh Văn đã nhìn thấy từ bao năm trước:

 Khuya nức nở những cõi lòng không ngủ

Đợi vì sao dậy sớm tiễn người đi.
*

 -Tau đây này. Nhớ mi quá!

Nguyễn Quốc Trụ

 (1) Joseph Huỳnh Văn Hiến mất ngày 20/2/1995 tại Sài Gòn.


Những gì ồn ào xoay quanh Trịnh Xuân Thanh, và cả con người ông ta chưa bao giờ khiến mình mảy may quan tâm, khi nhìn vào hiện trạng đất nước quả tình còn rất nhiều hơn vấn đề cấp thiết. Xem video, mình thấy cần cải chính hai điều. Thứ nhất, tin tức do cả phóng viên của tờ Thời báo nêu việc Trịnh Xuân Thanh, theo đó trước khi bị bắt sắp được cấp giấy tờ lưu trú của Đức là vớ vẩn, và ngô nghê nữa. Mình cho rằng ông Trịnh Xuân Thanh, kể cả có sự hỗ trợ của Luật sư, có chăng sắp buông bỏ cuộc sống chui lủi để xuất đầu lộ diện đệ đơn xin xét tỵ nạn, cho nên ông ấy chỉ nhận được giấy tạm trú /tạm dung (Aufenthaltsgestattung/Duldung) là cùng. Và đơn tỵ nạn sẽ bị bác bỏ trong thời gian rất ngắn. Vì sao? Bởi vì TXT không có lý do chứng tỏ mình là người bị đe dọa đến tính mạng vì chính trị (bất đồng chính kiến), giới tính (đồng tính luyến ái) hoặc tín ngưỡng (bị đàn áp vì tôn giáo). Ông TXT chưa bao giờ bày tỏ một ý kiến phê phán hay một bất đồng chính kiến, nên nếu ông có định nghiên cứu hay tham gia vào một tổ chức chính trị nào đối lập cũng là sự tột cùng kệch cỡm. Chưa kể ông ta sau cú ngã ngựa luân chuyển về làm Phó bí thư Hậu Giang, chức vụ cuối cùng, đều là thang bậc ông ta sẵn lòng bấu víu để thăng tiến. Cho nên nghi vấn theo đuôi bám vào hệ thống chính trị để trục lợi, đục khoét và tham nhũng, dù chưa qua xét xử kiểu nào chăng nữa, vẫn chưa được gỡ bỏ, vẫn thường trực. Trịnh Xuân Thanh chỉ là con cá nhỏ nơi mắt xích hạng trung của một tầng lớp tham nhũng trong cơ chế độc quyền độc đảng, ở đó không xuất hiện và cấu kết bao che nhau đến thượng tầng mới là lạ.
Người Việt Nam được công nhận tỵ nạn ở Đức sau 1990 có thể đếm trên đầu ngón tay.
Điểm thứ hai nữa, việc bắt cóc người trên đất Đức, nếu đúng xảy ra như vậy là hành vi phạm pháp thô bạo xâm phạm chủ quyền nước Đức. Vì những động cơ chính trị, nhà nước của tổng thống Erdogan đã gửi mật vụ sang bắt bớ, xử lý hoặc thanh toán những nhân vật bất đồng chính kiến tại Đức. Những hành vì này gây ra mối bất đồng nghiêm trọng, khiến Thổ Nhĩ Kỳ bị Liên minh châu Âu hắt hủi, và tạm gạt bỏ nước này khỏi viễn cảnh gia nhập cộng đồng. Với trường hợp Trịnh Xuân Thanh, vì lý do chính trị cũng chẳng hề có nữa, nên việc bắt cóc ông này, trên bình diện quan hệ quốc tế lợi bất cập hại cho nhà nước Việt Nam, vì hành vi đó chỉ được nhìn nhận đơn thuần như động thái phi pháp của côn đồ, và sự thanh toán giữa các băng đảng.

PKĐ

Note: Bài viết này, theo GCC, không nhìn [ra] trường hợp TXT, từ phía Đức. Với lũ mũi lõ, ở đây, là Âu Châu, mạng người rất quan trọng, khác hẳn, lũ mũi tẹt, Á Châu, và có thể từ đó suy ra, Cái Ác Á Châu vô phương cứu chữa.
Hồi Gấu
còn ở trại tị nạn Thái Lan, đám sĩ quan Ngụy rớt thanh lọc, chửi Cao Uỷ khi cho mấy tên Vẹm bỏ chạy đồng bọn đậu thanh lọc, tại sao nó đậu, mà tao không.
Mấy đấng này
rớt, là do, sau khi được Vẹm thả, bèn mở quán cà phê, sống lai rai, sống cũng đường được, còn tên Vẹm kia, ở lại, là bị đồng bọn làm thịt, y chang TXT. 
[Chắc chắn TXT, khi điền đơn xin tị nạn, và được nhậ
n đơn, nghĩa là không bị vứt vô thùng rác, là vì lý do, ở lại xứ Mít là được đồng bọn bỏ vô lò...  của tên bò sát Trọng Lú - tên bò sát, là nick của tờ Người Kinh Tế]

Westmoreland phải cúi đầu bái phục Võ Tướng Quân là cũng lý do đó: Võ phán, đánh trăm năm vẫn đánh, chết trăm triệu, chuyện nhỏ!
Hơn nữa, còn vấn đề Lò Thiêu. Đức làm sao quên được nỗi đau nỗi nhục này cho được!

Vẹm chưa từng tưởng niệm cuộc chiến Mít. Chúng chưa từng “lấy cây nhang thật quí, thắp lên thương tiếc chàng”, đối với "bộ đội, lính Bắc Việt", đó là sự thực.
Ngụy, chúng, cho đến bây giờ vẫn còn đau vì người thân chết mất xác trong tù, ngoài biển cả, chưa
kể chết trận, chết Mậu Thân… Đó cũng là sự thực.
Tên già NN phán, Việt Nam cần nhìn lại cuộc chiến, VN, với hắn, là lũ Vẹm. Hắn cởi mặt nạ để nhìn 1 tên cựu binh Mỹ.
Tên già này, tay đầy máu Ngụy, nhưng với hắn, Ngụy đâu có...  hiện hữu?
Lạ, là lũ Mít lưu vong, tên nào tên đó, được tên già đăng bài trên Văn Vịt, là sướng như điên, bửn thế! NQT

Đâu phải chỉ có tay TNS Mẽo nói về tài nướng quân của Giáp, mà tướng Mẽo, Westmoreland cũng cúi chào địch thủ:

"Of course, he was a formidable adversary.... By his own admission, by early 1969, I think, he had lost, what, a half million soldiers? He reported this. Now such a disregard for human life may make a formidable adversary, but it does not make a military genius..."

William Childs Westmoreland

Đúng rồi ông ta là 1 địch thủ khủng khiếp... Như chính ông ta thừa nhận, vào đầu năm 1969, ông ta nướng nửa triệu tên VC. Một cái sự coi mạng người rẻ như bèo như thế, có thể làm nên 1 địch thủ khủng khiếp, nhưng đéo phải 1 thiên tài quân sự!

Hà, hà!

Trong “Về những nhà thơ và những người khác”, “On poets and Others”, Paz dành hai bài, một cho Solz, và một cho Gulag. Bài “Gulag”, viết thêm, bổ túc cái nhìn trước. Trong bài này, Paz nhắc tới Việt Nam, và chê cái nhìn của Solz về VN, bị hạn chế, [theo Paz, Solz phán, cuộc chiến Đông Dương là mâu thuẫn quyền lợi giữa đám đế quốc, the war in Indochina was an imperial conflict, và như thế, Solz không nhìn ra, đây là cuộc chiến giành độc lập của 1 quốc gia]. Nhưng ông bào chữa giùm cho Solz, quan điểm của ông [dù hạn chế. NQT] không làm giảm giá trị của tác phẩm, [Gulag. NQT], như là 1 chứng liệu.

Note: Không hiểu, giả như Paz, nếu còn sống, đọc lại những dòng trên, có còn chê Solz?

GCC sợ rằng, Solz phán quá đúng. Chỉ là tranh chấp qưyền lợi giữa, không chỉ thực dân cũ [Tẩy], và mới [Mẽo], mà còn có anh Tẫu nữa.

Làm đếch gì cái cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, mà chỉ có cú…  ăn cướp? Toàn đoạn văn Paz lèm bèm về cuộc chiến Mít, đọc thú lắm. TV sẽ post liền tù tì, và bàn tiếp, hà, hà!

Cũng chính Solzhenitsyn, ngày từ những ngày 1975, khi Miền Nam còn “thoi thóp”, ông đã tiên đoán, Miền Bắc sẽ thôn tính nó, và coi nó như là chiến lợi phẩm, theo nghĩa, tao là ông chủ, mày là nô lệ. Trên TV có post đoạn đó, khi ông lên TV Tẩy, phán, ta sẽ về nước, khi nhà nước Liên Xô sụp đổ, đếch phải chết nơi xứ người!

HCM by Karnow

* *
*


Ông đã gả cô dâu là chủ nghĩa quốc gia cho chú rể chủ nghĩa cộng sản và hoàn thiện tới mức tối hảo nghệ thuật giết người, là chiến tranh du kích.

Thời Báo, Time, số đặc biệt Những nhà lãnh đạo & Những nhà cách mạng, Tháng Tư1998

Vào năm 1946, ông Hồ cảnh cáo người Pháp, khi ló mòi cuộc chiến: "Các ông có thể giết 10 người của tôi, so với 1 người của các ông. Nhưng chênh lệch như thế, chúng tôi vẫn thắng".

Người Mẽo có vẻ như tin rằng, khí giới ghê gớm của họ sẽ bẻ gẫy ý chí của kẻ thù. 

Nhưng, như Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã từng nói với tôi [Karnow], vào năm 1990 tại Hà Nội, điều quan tâm chính của ông ta, là chiến thắng. Khi tôi hỏi, bao lâu, "Hai chục năm, có thể 100 năm - lâu cỡ nào cũng được, chết bao nhiêu cũng được", ["Twenty years, maybe 100 years - as long as it took to win - regardless of cost"].

Con số người chết thật là khủng khiếp. Chừng ba triệu người hai miền, cả binh sĩ và thường dân.

Thời gian ở Paris, ông Hồ làm nghề thợ rửa hình [photo retoucher]. Tuy khách sạn sang trọng quá sức ông, nhưng ông vẫn tự ban cho mình một thói quen trưởng giả, là những bao thuốc lá Mẽo, Camel hay Lucky Strikes. Lâu lâu, có dịp là ông chui vô một thính phòng, nghe Maurice Chevalier, một ca sĩ Tây mà ông chẳng bao giờ quên những bài hát đáng yêu của ông ta. (a)

http://www.tanvien.net/tribute/30.4.09_3.html

Nhân nói về độ lùi cần thiết để có cái nhìn toàn diện về một cuộc chiến, tôi lại nhớ tới câu chuyện nhà văn Bùi Bình Thi kể trên báo Văn nghệ: Lần ấy, Tổng Bí thư Lê Duẩn ghé thăm các nhà văn ở một trại sáng tác. Khi Tổng Bí thư hỏi một nhà văn quân đội đang viết gì, nhà văn quân đội trả lời rằng ông đang viết về Huế những ngày máu lửa Xuân Mậu Thân 1968. Trong câu chuyện, ông không quên buông câu cảm thán, đại ý, năm đó ta tổn thất nặng quá. Nghe nhà văn nói tới đó, Tổng Bí thư Lê Duẩn đã hết sức ngạc nhiên. Tổng Bí thư nói: “Mỹ nó mạnh thế, nếu ta không chịu tổn thất làm sao đánh thắng được”.
Có thể nói, đây là một quan điểm rất biện chứng, đáng để các nhà văn trăn trở với đề tài này phải suy ngẫm.
Nguồn
Note: TBT Lê Duẩn máu chẳng thua gì Võ tướng quân!

[General Vo Nguyen Giap, told me in Hanoi in 1990, his principal concern had been victory. When I asked him how long he would have resisted the U.S. onslaught, he thundered, "Twenty years, maybe 100 years-as long as it took to win, regardless of cost." The human toll was horrendous. An estimated 3 million North and South Vietnamese soldiers and civilians died.]
Cuối thế kỷ, tờ Time ra số đặc biệt về những nhà lãnh đạo, cách mạng. Chọn người viết về những nhân vật như vậy, chắc cũng nhức đầu. Lênin 'về tay' David Remnick, ký giả Mỹ, tác giả Ngôi Mộ Lênin, (Pulitzer 1994). Remnick cho thấy, quan niệm về một Lênin-ông thiện, và Stalin-ông ác đã trở thành chuyện tiếu lâm: Gần như mọi chính sách của Stalin đều bắt rễ từ chủ nghĩa Lênin. Những trại tù đầu tiên, nguỵ tạo nạn đói, và dùng nó như là một vũ khí chính trị; phát động cuộc chiến chống lại tầng lớp trí thức, những tín đồ tôn giáo... là của ông. Trên tất cả, là sự độc ác, như trong một lá thư gửi cho lãnh đạo địa phương: Các đồng chí!  Phải treo cổ (không được để hụt một thằng nào, để cho tất cả mọi người thấy, run sợ), ít nhất là vài trăm mạng... Bertrand Russell, trong lần đầu gặp gỡ Lênin, May 19, 1920, đã ghi lại cảm tưởng: ông ta hay cười... nụ cười có vẻ thân thiện & vui nhộn, nhưng dần dần người ta nhận ra nét nghiêm khắc, vẻ tàn nhẫn.

Quả là Bắc Kít chưa từng khóc, chỉ 1 tên bộ đội Cụ Hồ của nó.
Văn thơ của Vẹm đếch có tiếng khóc!
Khủng khiếp thật!
Tại làm sao lại có sự quái đản như thế
Theo GCC, đó là do đồng bằng Sông Hồng, nhỏ bằng 1 xẻo đất xéo - An Nam nhất thốn thổ - mà người cày thì nhiều quá, đất cằn cỗi mãi đi. Con đê Sông Hồng chống lũ, thế là chống luôn sự mầu mỡ của 1 miền đất.... Chính vì thế mà có 1 nhà văn Miền Bắc nhận ra, cái chất Mít thứ thiệt thật “nhân hậu và cảm động”, thì lại chỉ có ở những kẻ dám bỏ xứ Bắc Kít mà đi.
Làng xóm Bắc Kít, sở dĩ có, là để chống Tẫu, sau thành nhà tù của đám dân đen, đọc Quê Người của Tô Hoài thì biết.
Sở dĩ PXA bán xứ Nam Kỳ cho Bắc Kít, là vì trong ông không còn 1 tí Bắc Kít, nhưng ông vẫn nhớ nó, như 1 thiên đường đã mất, tếu thế!

PXA vs Graham Greene

PXA gia nhập CS, như 1 anh Mít ái quốc, với giấc mộng đuổi Pháp ra khỏi xứ Mít, giản dị chỉ có vậy. Làm sao thành nhân vật tiểu thuyết bảnh cho được.

Cú ngửa tay xin tiền bạn cũ của PXA phải nói là cú tối tối độc, bởi vì, với cái tội để mất Miền Nam, rồi để mất cả nước, rồi đẩy cả nước xuống biển, rồi đẩy cả nước vô cơn băng hoại không làm sao ra thoát [Gấu tin là vô phương!], biến cả thế giới thành bãi đánh hàng nữa chứ!, tất tất tật đổ vào đầu PXA, khi ông đánh bức điện mở cửa Sài Gòn: Yankee mũi lõ chạy có cờ rồi, chúng không có lý do nào để trở lại nữa, Yankee mũi tẹt vô mau lên!
Không có bức điện của PXA, có thể tình hình khác đi.
Hơn ai hết, là một tổ sư cớm nằm vùng, như con cú từ trên cao nhìn xuống, ông quá rành điều này, như Ngọa Long ngày nào nằm khểnh trong lều tranh, mà biết thiên hạ sẽ phân ba.
PXA biết, nhưng không biết, cái không thể nào biết: Ông xa Đất Bắc lâu quá, đã mấy đời rồi, ăn cơm Miền Nam, ị ra cứt Miền Nam cũng đã mấy đời rồi, trong cứt không còn một tí Bắc Kít nào hết, nhưng trái tim ông hoàn toàn là Bắt Kít, một thứ Bắc Kít tuyệt vời, từ đó, là cái chân lý tuyệt vời, thống nhất đất nước, biến cả nước thành một Miền Nam tuyệt vời.
Trong ông Cái Ác Bắc Kít kể như không còn [kh
ông có, đúng hơn].
Vào những giờ phút cuối cùng, ông đi không được, là vì những chuyện đó, chắc chắn như vậy. (a)


https://www.voatiengviet.com/a/trinh-xuan-thanh-hoang-xuan-phu-trong-lu/4004097.html
Vả lại nhận [lại] Trịnh Xuân Thanh, phía Đức chỉ vớ được thêm một nhân vật cồng kềnh khó xử.
Bùi Tín, nhận định về vụ TXT

Khi bắt cóc TXT bất cứ 1 tên Vẹm nào thì cũng nghĩ như thế.


Germany and Europe
The indispensable European
http://www.economist.com/news/leaders/21677643-angela-merkel-faces-her-most-serious-political-challenge-yet-europe-needs-her-more?spc=scode&spv=xm&ah=9d7f7ab945510a56fa6d37c30b6f1709
Angela Merkel faces her most serious political challenge yet. But Europe needs her more than ever

*

Do you really think that hundreds of thousands leave their home and embark on this difficult journey only because of a selfie with the chancellor?" she asked Anne Will, a television talk-show host, on October 7th. Since then, however, Mrs Merkel has turned defiant and bold, as though inspired by a clear moral purpose.
Không lẽ hàng trăm ngàn người bỏ nhà bỏ cửa lao vào cuộc hành trình đầy gian nan, để chơi 1 cú "xeo phi" với... tui?

Note: Nhân Bà VC Đông Đức tái đắc cử Trùm nước Đức, và nhân đọc Sến đi 1 đường hoài cảm về Bà. GCC nhớ, có đọc 1 bài về Bà, trên tờ NY, thật là thú vị, để coi lại.

https://www.newyorker.com/magazine/2014/12/01/quiet-german

Cứ 7 người Đức thì có 1 người nhớ Bức Màn Sắt, và thèm cuộc sống tươi đẹp ngày nào.
Làm sao so với Mít miệt vườn được. Trừ mấy anh VC nằm vùng ra, ai cũng thèm quê hương khi chưa lớn nổi thành người!

Nói rõ hơn, quê hương khi chưa có bài Quê Hương của nhà thơ DTQ!

http://www.tanvien.net/Al_1/Berlin_Wall.html

*

Publié le 19 septembre 2009 à 10h41 |
Mis à jour à 10h48

Merkel fait des confessions sur son passé en RDA

Vingt ans après la chute du Mur de Berlin, la chancelière allemande Angela Merkel évoque pour la première fois son passé en RDA lors de sa campagne pour un second mandat, dans un pays où le fossé Ouest/Est reste tangible.

La RDA était certes un Etat «bâti sur le non-droit et l'absence de liberté», a souligné la dirigeante conservatrice dans le quotidien Bild jeudi. «Mais il est faux de dire que toute la vie était mauvaise en RDA (...) Nous avions nos familles, nous nous sommes amusés avec nos amis».
Elle qui protégeait à l'extrême sa vie privée n'hésite plus à livrer des anecdotes sur son quotidien pendant 35 ans sous la dictature communiste.
«Devant les magasins, je guettais pour savoir ce que les gens avaient dans leur panier et pouvoir éventuellement acheter la même chose», a-t-elle par exemple raconté.
«Dans les restaurants, nous tapions souvent sur la lampe au-dessus de la table en disant, au cas où un micro y serait caché: +allez-y, écoutez maintenant!+».
Durant la campagne électorale de 2005, cette fille de pasteur née à Hambourg (nord) en 1954 mais qui est arrivée bébé en RDA refusait de mettre en avant ses origines pour s'attirer les sympathies de l'électorat réputé volatile de l'Est.
Elle n'a jamais non plus cherché à se présenter comme une opposante au régime et reconnaît avoir été inscrite dans les Jeunesses communistes (FDJ), comme l'écrasante majorité des adolescents est-allemands.
«Avant qu'elle ne devienne chancelière, elle était considérée par les Allemands de l'Ouest comme une Allemande de l'Est. Mais pour les Allemands de l'Est, elle était celle qui s'était muée en une Allemande de l'Ouest» en entamant sa carrière politique aux côtés de l'ancien chancelier Helmut Kohl, explique à l'AFP son biographe, Gerd Langguth.
«Aujourd'hui la question Est/Ouest ne joue plus de rôle décisif dans son cas et elle peut donc se permettre de convoquer son passé sur la place publique», selon le politologue.
Les thèmes de la RDA et du Mur n'ont jamais été aussi présents dans le débat que ces derniers mois, alors que l'Allemagne réunifiée s'apprête à célébrer les 20 ans de l'ouverture du Mur le 9 novembre.
Près de la moitié des Allemands de l'Est se disent déçus par la Réunification et se sentent encore des citoyens de «seconde zone». A l'Ouest perdurent de solides préjugés sur les Allemands de l'Est, victimes du chômage et considérés parfois comme des «assistés».
Déjà durant la campagne pour les Européennes de juin, la chancelière, physicienne de formation, avait révélé avoir étudié les sciences car au moins là, «deux fois deux faisaient toujours quatre».
En mai, Angela Merkel fut la première chef de gouvernement allemand à visiter l'ancienne prison de la Stasi, la police secrète, l'un des symboles les plus manifestes de la dictature.
Elle avait alors raconté pour la première fois comment la Stasi avait tenté de la recruter alors qu'elle venait de passer un entretien d'embauche.
«J'ai répondu comme nous l'avions convenu dans ma famille que je ne savais pas tenir ma langue», a-t-elle expliqué.
La chancelière, qui malgré une indéniable popularité demeure mystérieuse pour beaucoup d'Allemands, cherche également à «se donner une image plus humaine» par ce biais, estime Gerd Langguth.
«C'est un être très fermé qui a appris sous le régime de RDA à ne jamais exprimer ce qu'elle pense», souligne-t-il. «C'est un sphinx et elle aimerait maintenant apparaître plus humaine».
*

Nữ thủ tướng Đức ‘thú tội trước bàn thờ’ về quá khứ của bà tại Đông Đức ngày nào.
Hai mươi năm sau khi Bức Tường Bá Linh sụp đổ, lần đầu tiên bà Merkel hé lộ quá khứ Đông Đức của bà, trong chiến dịch tái tranh cử tại một xứ sở mà cái hố Đông/Tây vẫn chưa làm sao lấp cho đầy.
“Đông Đức quả là một nhà nước vô luật, vắng tự do….”, người lãnh đạo bảo thủ phán, trên tờ Bild hôm thứ năm. “Nhưng thật sai lầm khi nói tất cả cuộc sống ở đó thì xấu xa… chúng tôi có gia đình của chúng tôi, chúng tôi vui với bạn bè của chúng tôi.”
Bà, người bảo vệ tối đa cuộc sống riêng tư của mình, đã không ngần ngại xì ra vài giai thoại, về cuộc sống thường nhật trong 35 năm sống dưới chế độ độc tài CS.
Đứng trước cửa hàng, tôi dòm chừng giỏ xách của người đi mua hàng xem họ mua gì để có thể mua theo.
Trong tiệm ăn, chúng tôi thường hay đập vào cái đèn treo trên bàn và nói, trong trường hợp có máy vi âm gắn ở đó : Nghe đi, bây giờ nghe được rồi đó!
Người Tây Đức thì cho bà là người Đông Đức; người Đông Đức thì cho bà là người Tây Đức.
1/2 người Đông Đức thất vọng vì Thống Nhất, họ cảm thấy mình là « công dân hạng hai ». Người Tây Đức thì có thành kiến với người Đông Đức, nạn nhân của thất nghiệp và đôi khi xem họ như những người được lãnh trợ cấp xã hội.
Ba chọn ngành khoa học vì ít nhất trong lãnh vực này, 2 cộng 2 luôn luôn là 4.
Nguồn
Cái vụ gõ gõ cái đèn treo trên bàn của bà thủ tướng Đức làm Gấu nhớ tới anh hề Bobe Hope, lần đi trình diễn tại Moscow, cũng gõ gõ mấy bức tường khách sạn, “một, hai, ba, thử máy, tôi nói đồng bào nghe rõ không?”!
Đểu thật! Chôm ngay câu của Bác Hồ!

Bà chọn ngành khoa học... , một luật sư ở trong nước cũng viết xêm xêm:
"Thú thật, lâu nay tôi gần như không đọc báo giấy, chỉ yêu thích mỗi tờ Bóng Đá. Sở dĩ như vậy là vì tôi thích môn bóng đá và biết chắc rằng họ đưa tin chính xác và đúng sự thật. Ví dụ như nếu Braxin thắng Achentina 3-1 thì họ không thể đưa tin ngược lại là Achentina thắng 3-1 được.
*
Bà thủ tướng, mặc dù nổi tiếng là một người được dân chúng mến mộ, nhưng luôn luôn bí hiểm, đối với đa số người dân Đức, đang "cố gắng tự trình bầy mình ra, dưới một hình ảnh rất ư là con người", qua những giai thoại mà bà vừa mới hé lộ ra về mình.
"Đây là một con người rất khép kín, vì đã được dậy dỗ, khi còn Đông Đức, là đừng bao giờ nói ra điều mà mình đang nghĩ"... "Đây là một con nhân sư và nó đang thích xuất hiện dưới cái vẻ người của nó."


Sến viết về Merkel.

https://kimdunghn.wordpress.com/2017/09/28/noi-kho-xa-xi-cua-nguoi-duc/

Khi tôi trở lại châu Âu đầu những năm 90, giới trí thức cánh tả phương Tây đã bỏ xa thời vàng son sau lưng. Đọc lại những lời ông trùm cánh tả Jean-Paul Sartre viết về tiểu thuyết Tuyệt vọng của Nabokov, có cảm giác như tuyên giáo Hà Nội đã được một đại trí thức Pháp có tầm ảnh hưởng toàn thế giới hướng dẫn từ nửa thế kỷ trước về cách phê phán các nhà văn Việt Nam lưu vong mất gốc. Song lần đầu tiên đi bỏ phiếu mười hai năm trước, 2005, như theo một quán tính được mệnh danh bay bướm là “trái tim luôn đập ở bên trái”, tất nhiên tôi đã bầu cho Đảng Dân chủ Xã hội, phe tả. Kết quả là liên minh phe hữu CDU/CSU năm ấy thắng cử, tuy chỉ hơn vỏn vẹn 4 ghế Quốc hội trong một cuộc đua sát nút. Tôi đã không thể tin nổi là người phụ nữ của phe bảo thủ ấy sắp lãnh đạo nước Đức, với hai khóe miệng trễ xuống tận Nam cực, mái tóc không biết nên dính vào đâu cho đỡ mỏng, thân hình thô kệch trong những bộ quần áo chán ngắt, gương mặt không nói lên điều gì hết và diễn thuyết nhạt thếch bằng giọng hụt lưỡi. Tôi đã tự nhủ, tinh hoa chính trị mà thế thì nước Đức mạt vận.

Gấu thực sự chưa từng đọc Sartre viết về Nabokov, bèn tò mò đọc thử.

La Méprise không phải là Tuyệt vọng, mà là Sự Khinh Bỉ. (1) Bài viết, trích từ Nhận Định, Situations I. essais critiques, Gallimard, 1947.
GCC có cuốn này, nhưng không đọc bài này, và, đọc loáng thoáng, thì không thấy Sartre dậy dỗ lũ Mít, mà so sánh Nabokov với Dos... Gấu cứ nghĩ 1 người như Sến mà viết về Merkel, thì phải là về tại sao 1 con mụ Đông Đức lại được lòng Tây Đức. Ít nhất phải như thế. Tờ Người Kinh Tế viết bảnh hơn nhiều, thì lẽ tất nhiên:
https://www.economist.com/news/leaders/21729743-dynamic-emmanuel-macron-and-diminished-angela-merkel-point-new-order-europe

A dynamic Emmanuel Macron and a diminished Angela Merkel point to a new order in Europe

(1) Méprise, tiếng Tây, tiếng Anh dịch là Despair, quả có nghĩa tuyệt vọng!
Gốc tiếng Nga, Отчаяние, https://fr.wikipedia.org/wiki/La_M%C3%A9prise_(roman)
Nabokov viết bằng tiếng Nga, tự mình dịch qua tiếng Anh.

Bài điểm sách của Sartre chẳng mắc mớ gì tới lũ Mít cả. Lưu vong mất gốc, không, Vẹm, cũng không! Ông chê Nabokov, nhà văn gối đầu giường của Sến, quá nặng, khi so sánh với Dos.
Chẳng thua gì Sến phán về Merkel, nhưng về tài năng, không phải về nhan sắc!
"Hai khoé miệng trễ xuống tận Nam Cực"!
Viết như thế thì rõ ra là đố kỵ, vì Sến cũng từ 1 xứ CS qua!

Đàn bà Bắc cực kỳ tế nhị, Trung, cực kỳ cao sang, Nam cực kỳ xuề xòa.
Đọc thơ văn của họ, là biết.
Ví dầu tình bậu muốn thôi… thì cho thiếp gọi đò ngang thiếp dzề.
Khi về tay nhỏ che trời rét, nghe giá băng mòn hết tuổi thơ. 
Tại làm sao mà Bắc Kít sau này, lại biến thái đến như là 1 trường hợp Sến, hỏi cũng là trả lời vậy!

Thua xa cái em mắng Gấu, mi là thằng Nam Kít, bày đặt học tiếng Bắc, hay ho gì cái thứ tiếng nói đó?
Hay BHD, khi nghe em nói, mi đi chỗ khác chơi, ta bây giờ hết lãng mạn rồi, Gấu phát điên lên, tính bợp cho em vài phát, phải đến khi em đi xa thật xa, Gấu mới đọc ra thông điệp, ông ta sinh ra ta, 1 mình ta gọi ông ta là bố, là đủ rồi, ta không muốn mi chịu cái nhục đó…
Ôi choa, còn nhiều cas nữa, sao lại có cas Sến?

Thà mất lòng anh, đặng bụng chồng, [Tôn Phu Nhân quy Thục].
Đâu có thứ con dâu mắng mẹ chồng xơi xơi như...  Sến?

Cả hai đều là thượng khách, vậy mà 1 tên giở thói bất lương, đang đêm mò dậy, bắt cóc tên kia, lén lút đưa về Xứ Mít, hê lên, nó đầu thú, vậy mà cả 1 xứ Mít vẫn lấy làm hãnh diện, đúng là phi ní lô đia, hết nước nói, “fini l’eau dire”!
 

Waiting for an Echo:
On Reading Richard Outram 


Writing a book of poetry is like dropping a rose petal down the Grand Canyon and waiting for an echo.
DON MARQUIS 

Tôi cứ tưởng tượng ra một người đàn bà, sau khi làm hết bổn phận với chồng với con, với cuộc đời nặng nề này, trong đêm khuya, đợi cho người thân yên giấc, lặng lẽ thả từng cánh hoa xuống lòng giếng sâu là hồn mình, rồi hồi hộp, âu lo, đợi chờ tiếng vọng của một thời nào đã xưa, đã cũ…(1)

Câu văn, mãi sau này, Gấu tìm ra nguồn của nó, là của một nhà văn nước ngoài, nói về chuyện in thơ ở Mẽo, cứ như thả một cánh hoa xuống Grand Canyon, rồi đợi tiếng vọng của nó, đại khái như vậy.
Thú thực, không hiểu, Gấu viết câu của Gấu, rồi mới đọc câu của người, hay ngược lại.

Tuy nhiên, đọc kỹ, thấy mùi vị hiện sinh, Camus, trong Người đàn bà ngoại tình. Truyện ngắn này, hay đúng hơn, toàn cõi văn của Camus là đều chỉ để nói về Lưu đầy và Quê nhà: Quê nhà là cõi đã mất kia.
Coetzee đọc The Pickkup của Gordimer, coi như được mặc khải từ Người đàn bà ngoại tình của Camus: Câu chuyện một người đàn bà Algeria gốc Pháp, steals away from her husband in the night in order to expose herself to the desert and experience the mystical ecstasy, physical as much as spiritual, that it induces. [Coetzee: Nadine Gordimer]
NQT

Trong "Into the Lo
oking-Glass Wood", Manguel đi hẳn 1 bài về cú hồi hộp âu lo, chờ đợi của cô bạn ngày nào của vợ chồng GCC.
C
ô phù dâu, mà do mắt lé, Gấu nhìn thành Gấu Cái.

Manguel c
ó vẻ cũng rất mê Bruno Schulz. Ông đi 1 đường về S, khi đọc Cynthia Ozick, tuyệt lắm. Từ từ tính.





Viết mỗi ngày

Thơ Tô Thùy Yên: Chênh vênh siêu hình/hiện thực

http://vanviet.info/nghien-cuu-phe-binh/tho-t-thy-yn-chnh-vnh-siu-hnhhien-thuc/

Đọc, cái tít, thì Gấu bèn nhớ tới Borges.

http://www.tanvien.net/Notes_New/Ehics_Culture.html

FERRARI. Now, in the month of your 85th year ...
BORGES. Don't remind me of such sad things. I have let myself live- I am idle and a daydreamer and 85 years have passed. When I was young I thought about suicide, but not now-it's too late. At any moment ... history will decide it.

Và nhớ cú vuốt râu hùm Trùm Cớm Văn Học Hải Ngoại

On Poetry
GCC vs HN

Anh Trụ còn nhắc chuyện xưa rồi làm chi rứa ? Quên bớt đi cho đời vui .
Sorry đã chọn bài “Nói chuyện thơ” để đề tài cũ có dịp chổi lên lại . Lần sau K sẽ cẩn thận hơn .
K

Không phải vậy. Bài “Nói Chuyện Thơ” cần phải dịch lại, GCC coi lại rồi. Có thể đó mới là nguyên nhân sâu xa, thần bí mà chỉ Borges mới giải ra được!
Vả chăng, O. bạn của K cứ cằn nhằn hoài, TV sao ưa chửi lộn như thế.
Nói 1 lần cho rõ ra rồi thôi. Dịch thơ thú hơn nhiều, dù đôi khi THNM!
Take care both of U

NQT

Trở lại với bài viết của Thầy Thục.

Ý của Gấu, nhân đọc Borges, mà có, là, cái gọi là “chênh vênh siêu hình/hiện thực”, chỉ là “đời kép” của bất cứ một nhà văn nhà thơ, 1 tên mơ ngày, không riêng gì TTY.
Trong MCNK, bà vợ Kiệt, khi khám phá ra sự thực, nó sống với mình, mà lúc nào cũng ở trong "cõi riêng", bèn quá đau lòng, là vậy, và đây là nỗi đau của bất cứ 1 bà nào lấy phải 1 thằng chồng nhà văn nhà thơ.
Người phán đúng nhất về TTY, theo GCC, là phu nhân của ông, Thụy Vũ, khi trả lời báo chí, lấy 1 ông chồng như thế là biết hết cả 1 cõi đàn ông/nhà văn/nhà thơ, nhớ đại khái.
Theo GCC viết về nhà văn nhà thơ Ngụy, cỡ Đồng Nai Tam Kiệt - TTY, TTT, Bùi Giáng - là phải nhớ tới câu của Adorno, tức là phải làm sao tìm ra sự khác biệt của thơ văn của họ, trước và sau trại tù, và phải lọc ra được 1, hoặc quá nữa, 2 ẩn dụ [chỉ cần vậy, như Borges phán, không nhiều] chẳng cần đến cả 1 cõi siêu hình làm khỉ gì.

Với TTY, cơn mơ ngày, thực tại khác, là Hoang Vu Lớn. Nó đi theo ông suốt cả 1 cõi thơ của ông, và sau trại tù, hiển hiện lồng lộng trong Ta Về, Bóng Ma Hờn Tủi, trong Ải Tây...

*
*

Tô Thùy Yên tên thật là Đinh Thành Tiên sinh năm 1938 tại Gò Vấp, Gia Định,  học qua Petrus Ký và Đại Học Văn Khoa Sài Gòn, cấp bậc Thiếu Tá trong quân đội Miền Nam trước 1975. Sau 1975 ông đã bị giam giữ cải tạo hơn mười năm. Hiện ông sống tại Houston (Mỹ).
Tô Thùy Yên, Mai Thảo, Thanh Tâm Tuyền, cùng với các họa sĩ Duy Thanh, Ngọc Dũng, là những người nòng cốt của nhóm Sáng Tạo. Một nhóm sáng tác đã từng được biết đến với phong trào khai sinh  "Thơ Tự Do" trên văn đàn Miền Nam vào thập niên 1960. Cả hai tập thơ Tuyển Tập Thơ Thùy Yên (1995) và Thắp Tạ (2004) đều được xuất bản ở Mỹ sau khi ông đến định cư ở quốc gia này vào năm 1993.
Bài thơ Trường Sa hành Tô Thùy Yên viết tháng 3/1974, chắc là sau một chuyến hành quân công vụ của ông ra vùng đảo này. Xin nhớ là, hai tháng trước thời điểm bài thơ ra đời, Trung Quốc đã cho quân đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa (19/1/1974). Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa khi đó đã điều quân đội ra đánh trả. Máu binh lính Việt Nam đã đổ xuống trên vùng biển vùng đảo của tổ quốc để quyết giữ trọn vẹn giang sơn bờ cõi Việt Nam.

Trường Sa hành

Toujours il y eut cette clameur
toujours il y eut cette fureur... (1)
                                      Saint-John Perse: Exil

 Trường Sa! Trường Sa! Đảo chếnh choáng!
Thăm thẳm sầu vây trắng bốn bề.
Lính thú mươi người lạ sóng nước,
Đêm nằm còn tưởng đảo trôi đi.

Mùa đông bắc, gió miên man thổi
Khiến cả lòng ta cũng rách tưa
Ta hỏi han, hề, Hiu Quạnh Lớn
Mà Hiu Quạnh Lớn vẫn làm ngơ.

Đảo hoang, vắng cả hồn ma quỷ,
Thảo mộc thời nguyên thủy lạ tên
Mỗi ngày mỗi đắp xanh rờn lạnh
Lên xác thân người mãi đứng yên.

Bốn trăm hải lý nhớ không tới
Ta khóc cười như tự bạo hành
Dập giận, vác khòm lưng nhẫn nhục,
Đường thân thế lỡ, cố đi nhanh.

Sóng thiên cổ khóc, biển tang chế.
Hữu hạn nào không tủi nhỏ nhoi?
Tiếc ta chẳng được bao nhiêu lệ
Nên tưởng trùng dương khóc trắng trời.

Mùa gió xoay chiều, gió khốc liệt,
Bãi Đông lở mất, bãi Tây bồi.
Đám cây bật gốc chờ tan xác
Có hối ra đời chẳng chọn nơi?

Trong làn nước vịnh xanh lơ mộng
Những cụm rong óng ả bập bềnh
Như những tầng buồn lay động mãi
Dưới hồn ta tịch mịch long lanh.

Mặt trời chiều rã rưng rưng biển
Vầng khói chim đen thảng thốt quần,
Kinh động đất trời như cháy đảo...
Ta nghe chừng phỏng khắp châu thân.

Ta ngồi bên đống lửa man rợ,
Hong tóc râu, chờ chín miếng mồi,
Nghe cây dừa ngất gió trùng điệp
Suốt kiếp đau dài nỗi tả tơi.

Chú em hãy hát, hát thật lớn
Những điệu vui, bất kể điệu nào
Cho ấm bữa cơm chiều viễn xứ
Cho mái đầu ta chớ cúi sâu.

Ai hét trong lòng ta mỗi lúc
Như người bị bức tử canh khuya
Xé toang từng mảng đời tê điếng
Mà gửi cùng mây, đỏ thảm thê.

Ta nói với từng tinh tú một
Hằng đêm tất cả chuyện trong lòng
Bãi lân tinh thức, âm u sáng
Ta thấy đầu ta cũng sáng trưng.

Đất liền, ta gọi, nghe ta không?
Đập hoảng Vô Biên, tín hiệu trùng.
Mở, mở giùm ta khoảng cách đặc.
Con chim động giấc gào cô đơn.

Ngày. Ngày trắng chói chang như giũa.
Ánh sáng vang lừng điệu múa điên.
Mái tóc sầu nung từng sợi đỏ
Kêu giòn như tiếng nứt hoa niên.

Ôi! Lũ cây gầy ven bãi sụp,
Rễ bung còn gượng cuộc tồn sinh,
Gắng tươi cho đến ngày trôi ngã
Hay đến ngày bờ tái tạo xanh.

San hô mọc tủa thêm cành nhánh
Những nỗi niềm kia cũng mãn khai
Thời gian kết đá mốc u tịch
Ta lấy làm bia tưởng niệm Người.
3. 1974
(Tạp chí Văn, Sài Gòn)
[Blog Phạm Xuân Nguyên]

(1)
 Luôn luôn tiếng la ó đó
Luôn luôn, cơn giận dữ đó

Saint-John Perse: Lưu Vong

When Saint-John Perse named one of his poems Exile, Blanchot says, "he named the poetic condition as well... The poem is exile and the poet who belongs to it belongs to the dissatisfaction of exile. He is always lost to himself, [hors de lui-même], outside, far from home [hors de son lieu natal]; he belongs to the foreign, the outside which knows no intimacy or limit, and to the separation which Holderlin names when in his madness he sees rythm's infinite space.
Khi Saint-John Perse đặt tên một trong những bài thơ của ông, là Lưu Vong, Blanchot giải thích, đó là ông còn đặt tên cho số phận thơ… Thơ là lưu vong và thi sĩ thuộc về sự bất bình lưu vong. Anh ta luôn luôn ở ngoài anh ta, ở ngoài nơi sinh, thuộc cõi lạ, cõi ngoài, một cõi không thân quen hay giới hạn, thuộc về sự chia lìa, phân ly, Hiu Quạnh Lớn như là Holderlin gọi, khi, trong cơn điên, nhà thơ nhìn thấy cõi vô cùng của nhịp điệu.
[Cái note này, thấy trong hồ sơ cũ, chỉ có vậy… Gõ Google, ra trang này]

Có vẻ như những dòng trên, viết về Thơ Ở Cõi Ngoài, Xứ Xở Của Kẻ Lang Thang Thi Sĩ, Đêm Khác, Other Night, là, để 'giải thích' bài thơ của TTY?

Nhưng, liệu ông có tiên tri ra được nỗi tù đầy, và lưu vong sau đó, khi đứng trước cơn la hét, giận dữ của biển, và chắc hẳn, còn là của ông?


*

Kẻ mơ mộng tỉnh thức: Từ này, nguyên của Borges. 

Trong "Chuyện Nghề" (The Writer's Apprenticeship), Borges viết:

Nghề văn, nghề thơ, là một nghề kỳ cục. Chesterton có nói: "Chỉ có một điều cần - tất cả mọi điều." Với một nhà văn, tất cả mọi điều là một từ không chỉ có nghĩa "bao gồm"; phải hiểu theo nghĩa đen của nó. Thí dụ, một nhà văn cần sự cô đơn, và anh ta được chia phần, của nỗi cô đơn. Anh ta cần tình yêu, anh ta được chia, tình yêu, và luôn cả, tình yêu không được chia.
Theo một nghĩa nào đó, nhà văn là một kẻ mơ-ngày, a day-dreamer, một kẻ sống cuộc đời kép. Anh ta bắt đầu viết, bằng cách bắt chước những nhà văn mà anh ta thích. Đó là cách nhà văn trở thành chính mình, bằng cách làm mất bản thân - cung cách kỳ cục của một cuộc sống kép, sống hết mình trong thực tại này, cùng lúc, trong thực tại khác - thực tại mà anh ta sáng tạo ra, thực tại "của những giấc mơ".
Một cuộc sống kép, sống hết mình trong thực tại này, và cùng lúc, trong một thực tại khác... Một kẻ mơ ngày.... Murakami có lẽ cũng nghĩ như vậy, khi ông cho rằng, viết, là một cách mơ mộng, nhưng mà trong tình trạng tỉnh thức, “écrire, c’est comme rêver éveillé” (1)

“The Writer's Apprenticeship"

by Jorge Luis Borges

The poet's trade, the writer's trade, is a strange one. Chesterton said: "Only one thing is needful-everything." To a writer this everything is more than an encompassing word; it is literal. It stands for the chief, for the essential, human experiences. For example, a writer needs loneliness, and he gets his share of it. He needs love, and he gets shared and also unshared love. He needs friendship. In fact, he needs the universe. To be a writer is, in a sense, to be a day-dreamer-to be living a kind of double life.
    I published my first book, Fervor de Buenos Aires, way back in 1923. This book was not in praise of Buenos Aires; rather, I tried to express the way I felt about my city. I know that I then stood in need of many things, for though at home I literary atmosphere-my father was a man of letter was not enough. I needed something more, which I found in friendships and in literary conversation.
    What a great university should give a young writer is precisely that: conversation, discussion, the art of agreeing, and, is perhaps most important, the art of disagreeing. Out of all this, the moment may come when the young writer feels he can make his emotions into poetry. He should begin, of course, by imitating the writers he likes. This is the way the writer becomes him through losing himself-that strange way of double living, of living in reality as much as one can and at the same time of living in that other reality, the one he has to create, the reality of his dreams.
    This is the essential aim of the writing program at Columbia University's School of the Arts. I am speaking in behalf of the many young men and women at Columbia who are striving to be writers, who have not yet discovered the sound of their own voices. I have recently spent two weeks here, lecturing before eager student writers. I can see what these workshops mean to them; I call see how important they are for the advancement of literature. In my own land, no such opportunities are given young people.
    Let us think of the still nameless poets, still nameless writers, who should be brought together and kept together. I am sure it is our duty to help these future benefactors to attain that final discovery of themselves which makes for great literature. Literature is not a mere juggling of words; what matters is what is left unsaid, or what may be read between the lines. Were it not for this deep inner feeling, literature would be no more than a game, and we all know that it can be much more than that.
    We all have the pleasures of the reader, but the writer has also the pleasure and the task of writing. This is not only a strange but a rewarding experience. We owe all young writers the opportunity of getting together, of agreeing or disagreeing, and finally of achieving the craft of writing.

Nhân nhắc tới thế "chênh vênh siêu hình/hiện thực"

http://www.tanvien.net/TG_TP/Pessoa.html

*

“Cuốn sách của sự đếch làm sao mà trầm lắng được”: Nỗi buồn siêu hình

Đời thực, Pessoa biểu chúng ta, không phải cuộc đời mỗi đứa còng lưng ra mà cõng, nhưng mà là cuộc đời mỗi “Anh Cu Gấu” phịa ra, nhờ tưởng tượng!

Virginia Woolf et le métier d'écrire: V.W. và nghề viết

Cuốn sách vịn chân nó để đứng

LES LIVRES TIENNENT TOUT SEULS SUR LEURS PIEDS,
Virginia Woolf, traduit de l'anglais par Micha Venaille, éd. Les Belles Lettres, 220 p., 15 E.



Note: Đây là cái truyện ngắn đầu tiên của Borges, mà Gấu được đọc, khi ra được hải ngoại, và khi đầu quân cho tờ Văn Học, làm tên viết mướn – nên nhớ trong số những người cộng tác cho tờ báo, Gấu là 1 người được trả tiền, những người khác, sợ không được trả tiền mà còn phải đóng tiền để nuôi tờ báo - Gấu bèn dịch liền tù tì, và còn đi 1 đường vinh danh ông anh nhà thơ của mình:

Vào một buổi sáng tháng Tư, có một người, khi nhìn những đoàn quân tiến vào thành phố, đã vui mừng thốt lên, như vậy là ta sẽ chẳng bao giờ phải viết nữa. Trước đó có một người, thay vì đếm những giờ phút cuối cùng của đời mình, mơ Đức Phật trở lại với thế gian này.
Đọc Borges, tôi bỗng nhớ đến họ. Và xin tặng bản chuyển ngữ cho những ai đã từng được Thượng Đế ban cho một phép lạ bí ẩn, như nhân vật trong truyện...
NQT

Nền văn học hải ngoại, của lũ Ngụy, chẳng đã thoát thai từ cái khoảnh khắc tên trưởng toán hành quyết VC ra lệnh bắn, và 1 năm qua đi, giữa cánh tay giơ lên và tên nhà văn Ngụy té xuống, trong Phép Lạ Bí Ần, của Borges, và không chỉ 1 năm qua đi mà "hoài hoài còn hoài", khi VC, Cái Ác Bắc Kít vẫn hoành hành ở nơi xứ Mít.

Trong Phỏng vấn chót, The Last Interview, khi được hỏi về truyện ngắn Phép Lạ Bí Ẩn, Borges cho biết, ông viết thời gian Đệ Nhị Thế Chiến, và [khi viết nó] ông quan tâm chủ yếu là tới hai điều. Thứ nhất, thứ phép lạ “dưng không”, [tạm dịch từ “unassuming”, trong câu của Borges, “First, in an unassuming miracle”, và trong ý của TTT, khi ông viết, “dưng không trồi lên sự thực. Và điều thứ nhì, là 1 ý tưởng về tôn giáo - về 1 con người tự xác minh mình với Thượng Đế, về 1 điều gì chỉ Thượng Đế biết. Thượng Đế cho anh ta cái cơ hội đó.

BORGES: Yes; I think I wrote that during the Second World War. What chiefly interested me-or rather, I was interested in two things. First, in an unassuming miracle, no? For the miracle is wrought for one man only. And then in the idea- this is, I suppose, a religious idea-of a man justifying himself to God by something known only to God, no? God giving him his chance.
BURGIN: A very personal pact between the two.
BORGES: Yes. A personal pact between God and the man, And also, of course, the idea of, well, this is a common idea among the mystics, the idea of something lasting a very short while on earth and a long time in heaven, or in a man's mind, no? I suppose those ideas were behind the tale. Now maybe there are others. And then, as I had also thought out the idea of drama in two acts, and in the first act you would have something very noble and rather pompous, and then in the second act you would find that the real thing was rather tawdry, I thought, "Well, I'll never write that play, but I'll work that idea of the play into a tale of mine." Of course, I couldn't say that Hladik had thought out a drama or a work of art' and say nothing whatever about it. Because then, of course, that would fall flat, I had to make it convincing. So, I wove. I interwove those two ideas ... Now that story has been one of my lucky ones. I'm not especially fond of it, but many people are. And it has even been published in popular magazines in Buenos Aires.
BURGIN: Maybe they think of it as a more optimistic story of yours, in a way ... It ties in with your ideas on time, your "New Refutation of Time."
BORGES: Yes, yes, and the idea of different times, no? Of different time schemes. Psychological time.

Và điều thứ nhì, là 1 ý tưởng về tôn giáo - về 1 con người tự xác minh mình với Thượng Đế, về 1 điều gì chỉ Thượng Đế biết. Thượng Đế cho hắn ta cơ hội đó.

Đúng như thế. Thượng Đế, sau khi thử thách GCC bằng đủ thứ địa ngục, và, khi GCC đã qua được cái Test của Kafka, “anh Trời già” bèn cho Gấu cái cơ hội làm trang Tin Văn!

Chúc vui, khỏe, và thanh thản trong mùa lễ cuối năm . (1)
Và gởi bài thơ cho GNV :

Đọc giữa hai hàng chữ

Hình như lúc em được tượng hình
Thượng Đế đang ngồi nhìn mông mênh
Lỡ tay đánh vỡ đôi mắt ngọc
Đành nhặt sương đôi hạt rơi quanh

Mắt em từ đó chẳng bao giờ
Nhìn cho thật rõ với người ta
Trần gian bỗng trở thành thi vị
Những hình, những bóng nhẹ nhàng qua

Thuở bé mẹ dắt tay cổ tích
Trong vườn đâu thấy những gai đâm
Đâu thấy sâu nằm trong tơ kén
Chỉ thấy hoa và bướm bâng khuâng

Anh cứ viết mực màu đen mướt
Chữ kẽm gai trên giấy đỏ tươi
Cứ việc nhắc những ngày lạnh buốt
Qua mắt em chỉ thấy mặt trời.

K

Tks. NQT

(1)

Note: Giáng Sinh 2011

Bác «lãng mạn» quá, cứ mong chờ có một cú ngoạn mục của các nhân tài.

O.

Cú ngoạn mục đó, a very personal pact between the two, chính là cái cơ may của con người, để tự xác minh, chính nó, vói Thượng Đế, về 1 điều, chỉ nó và Thượng Đế biết.


Nhân vụ Đức đuổi thêm 1 tên Vẹm về xứ Mít.
Lời cảm tạ khi được vô Hàn Lâm Viện Đức
 W.G. Sebald [1944-2001]

Tôi ra đời vào năm 1944, tại Allgau, thành thử có lúc tôi đã không cảm nhận, hoặc hiểu được thế nào là huỷ diệt, vào lúc bắt đầu cuộc đời của mình. Lúc này, lúc nọ, khi còn là một đứa trẻ, tôi nghe người lớn nói tới một cú, a coup, tôi chẳng có bất cứ một ý nghĩ, cú là cái gì. Lần đầu tiên, như ánh lửa ma trơi, cái quá khứ của chúng tôi đó bất chợt tóm lấy tôi, theo tôi nghĩ, đó là vào một đêm, vào cuối thập niên 1960, khi nhà máy cưa ở Platt cháy rụi, mọi người ở ven thành phố đều túa ra khỏi nhà để nhìn bó lửa cuồn cuộn tuá lên nền trời đêm. Sau đó, khi đi học, phần lớn huỷ diệt mà chúng tôi được biết, là từ những cuộc viễn chinh của Alexander Đại Đế và Nã Phá Luân, chứ chẳng phải từ, vỏn vẹn chỉ, muời lăm năm quá khứ của chúng tôi đó. Ngay cả ở đại học, tôi hầu như chẳng học được gì, về lịch sử vừa mới qua của Đức. Những nghiên cứu Đức vào những năm đó, là một ngành học - mù lòa như dã được dự tính, chỉ đạo từ trước, và, như Hebel sẽ nói - cưỡi một con ngựa nhợt nhạt (1). Trọn một khoá học mùa đông, chúng tôi trải qua bằng cách mân mê Cái Bô Vàng [The Golden Pot] (1), mà chẳng hề một lần băn khoăn, về sự liên hệ ở trong đó, rằng, tại làm sao mà một câu chuyện lạ thường như vậy lại có thể được viết ra, với tất cả những cấu trúc dàn dựng của nó như thế, liền ngay sau một thời kỳ mà xác chết còn ngập những cánh đồng bên ngoài Dresden, và trong thành phố ở bên con sông Elbe đó thì đang xẩy ra nạn đói, và bệnh dịch. Chỉ tới khi tới Thụy Sĩ, vào năm 1965, và một năm sau, tới Anh, những ý nghĩa của tôi về quê nhà mới bắt đầu được nhen nhúm, từ một khoảng cách xa, ở trong đầu của tôi, và những ý nghĩ này, trong vòng 30 năm hơn, ngày một lớn rộng, nẩy nở mãi ra. Với tôi trọn một thể chế Cộng Hoà có một điều không thực, kỳ cục chi chi về nó, như thể một cái gì biết rồi chẳng hề chấm dứt, a never-ending déjà vu. Chỉ là một người khách ở đất nước Anh Cát Lợi, và ở đó thì cũng vậy, tôi như luôn luôn cảm thấy mình lơ lửng, giữa những ý nghĩ, những tình cảm của sự quen thuộc và của dời đổi, bật rễ, không bám trụ được vào đâu. Một lần tôi nằm mơ, và cũng như Hebel, tôi có giấc mơ của mình ở trong thành phố Paris, ở đó, tôi bị lột mặt nạ, và trơ ra, là một tên phản bội quê nhà, và một tên lừa đảo. Đặc biệt là, chính vì những nghi hoặc như thế đó, mà việc nhận tôi vô Hàn Lâm Viện thật rất là đáng mừng, nó có vẻ như một nghi thức sửa sai, phục hồi mà tôi chưa từng hy vọng.
W.G. Sebald

Nguyễn Quốc Trụ dịch [từ bản tiếng Anh, của Anthea Bell, trong Campo Santo, do Sven Meyer biên tập, nhà xb Hamish Hamilton, Penguin Books, 2005]

(1) Pale Rider: Kỵ sĩ Nhợt Nhạt, Ám chỉ Thần Chết
(2) Tác phẩm của E.T.A Hoffmann (1814)

Vụ TXT làm nhớ tới Sebald.

Ông chửi nước Đức của ông, vờ cái vụ máy bay Đồng Minh tàn phá những thành phố Đức, và tự hỏi tại sao, và bèn tự trả lời, người Đức coi đây là nỗi nhục nhã trong gia đình, đừng mang ra khoe với thiên hạ, y chang cái vụ Bắc Kít mời Tẫu vô giường, nhường vợ cho chúng, đổi lấy súng đạn làm thịt thằng em Nam Bộ!
Làm sao Đức bỏ qua cho Vẹm cho được!
Sở dĩ không có 1 tên Bắc Kít nào dám nhỏ 1 giọt nưóc mắt cá sấu cho lũ Ngụy, có thể là do chúng vẫn còn đau cái nỗi đau nhường giường cho Tẫu, trong khi xẻ dọc Trường Sơn!

But barbarism doesn't care if we are cultivated or not.
Lũ Vẹm đếch "care", chúng ta có học hay không có học.

Quả thế. Cho đến thời điểm này, chúng vẫn không làm sao hiểu được, tại làm sao mà Đức lại quá quan tâm đến 1 tên mafia đỏ, bị đồng bọn hăm he làm thịt, bỏ chạy
Nhưng, nhìn 1 cách nào đó, trường hợp TXT là cơ may độc nhất, có thể nói như vậy, cho tới nay, để cho người Đức, thắp lên nén hương tưởng niệm nạn nhân Lò Thiêu.
Sebald chẳng đã từng than, "không làm sao tưởng niệm, nỗi nhục trong gia đình…. "...
Đọc bài của Sến, trên net, viết về cas TXT, thì thấy rõ, cái đọc, cái độc, cái ác của Bắc Kít.
Chúng chỉ có thể sản xuất ra 1 thứ văn chương làm nhục thêm cho Mít.
Cái nén hương mà Đức thắp lên cho Lò Thiêu, lũ Ngụy cũng được ngửi ké, theo cái kiểu suy nghĩ của Sến, ngửi khói bếp hàng xóm cũng đủ no.
Cũng trên tờ báo Trẻ [hải ngoại, đọc trên net] có bài của Sến, còn có bài, Đức đâu cần TXT.
Cần quá chứ làm sao nói không cần?
Chính lũ Vẹm cho Đức cơ hội để nhìn lại vụ Lò Thiêu, và quá đó, lũ Ngụy, nhìn lại Trại Tù Cải Tạo.
Nghe có vẻ lớn lối nhưng quả đúng như thế, nếu đọc Sebald viết về 1 nước Đức thời hậu chiến, cái thành quả kinh tế hậu chiến, vẫn có mùi tủi nhục, từ Lò Thiêu.

Chúng chỉ có thể sản xuất ra 1 thứ văn chương làm nhục thêm cho Mít.

Về vụ TXT, có mấy chi tiết cực kỳ lý thú: Đức đã từng vờ, cho “VC Đông Đức” qua “Ngụy Tây Đức”, bắt cóc người!
Thú vị hơn nữa, là Ông Hoàng, giám đốc sở tình báo Ngụy, sếp của Z28, bèn chôm liền, và phái điệp viên số 1 của Ngụy ra Hà Nội, để kíu 1 tên “Người của chúng ta ở Bắc Bộ Phủ”.

Không phải tự nhiên mà cái tay ngoại giao Đức nhắc tới chiến tranh lạnh, trong vụ Vẹm bắt cóc TXT:
Đằng sau vụ TXT là tội ác Lò Thiêu!

Cái vụ Tây Đức vờ cho Đông Đức bắt công dân của nó, cực kỳ thê thảm, cho dù chỉ xẩy ra ở trong giả tưởng, ở trong cuốn Gián Điệp Về Từ Vùng Đất Lạnh, và có thể đây cũng là 1 trong những lý do khiến cuốn sách cực kỳ ăn khách, đưa le Carré lên đài danh vọng: Mật vụ Đức biết hết, từ khởi thuỷ của câu chuyện, kể cả cuối câu chuyện, khi họ gật đầu cho lính gác Bức Tường phiá Đông Đức bắn chết cô gái, và anh điệp viên Tây Đức, quá tởm đất nước của mình, bèn đếch thèm trở về, đến bên xác cô gái, cùng chết.
Đoạn này cực kỳ bi hùng tráng, đúng y chang 1 thứ bi hùng kịch Hy Lạp loại tổ bố!


*

John le Carré là bút hiệu của David Cornwell, người Anh, sinh năm 1931, làm Bộ Ngoại giao (công tác gián điệp), do vậy, không được dùng tên thực. Cuốn The Spy Who Came in From The Cold là cuốn đưa ông lên đài danh vọng. Đã được quay thành phim, với tài tử Richard Burton. Đã được dịch ra tiếng Việt, nhưng thú vị nhất, đã được nhà văn chuyên viết truyện trinh thám nổi tiếng, Người Thứ Tám, phóng tác, với nhân vật "thần sầu quỉ khốc" Tống Văn Bình, bí số Z.28. Nội ngoại công thâm hậu; võ Hồng Mao, Thiếu Lâm vào hàng thượng thừa, Văn Bình được Ông Hoàng, thủ lãnh điệp viên Miền Nam phái ra Bắc (Hà Nội), để cứu một điệp viên Miền Nam nằm vùng, một cán bộ cao cấp CS. Anh được cung cấp đầy đủ tài liệu: nào là sổ băng của tên "ngụy đội lốt cách mạng" ở một ngân hàng Thụy Sĩ; ngày giờ, địa điểm những lần nhận tiền…

 Trong nguyên tác của Le Carré, câu chuyện xẩy ra tại nước Đức, bên này và bên kia Bức Tường (Bá Linh). Muốn cho chắc ăn, ông đã để cho nhân vật chính của mình bị cơ quan phản gián cho về vườn, sau khi thất bại trong một điệp vụ, thân tàn ma dại, đói, bịnh, rồi được một cô gái thương tình cưu mang, săn sóc cho hết bịnh, và sau đó được móc nối với "cách mạng" (Đông Đức).

 Mọi việc diễn tiến êm ru bà rù. Muốn chắc ăn, Phản Gián Anh vờ đi, cho gián điệp Đông Đức bắt cóc cô gái, người yêu của anh chàng điệp viên bị thất sủng quay đầu về với cách mạng.

 Bí mật bật mí: tất cả những tài liệu tố cáo đều là dởm. Người mà anh điệp viên tin là phe ta, lại là kẻ địch. Và kẻ địch này là một tay Cộng Sản thứ thiệt, theo nghĩa, rất tin tưởng chủ nghĩa Cộng Sản sẽ đưa thiên hạ tới "thái bường"! Còn cái người mà anh điệp viên "tởm" nhất, và tin rằng là kẻ địch, lại chính là phe ta!

 

1
Checkpoint  

The American handed Leamas another cup of coffee and said, "Why don't you go back and sleep? We can ring you if he shows up."
Leamas said nothing, just stared through the window of the checkpoint, along the empty street.
"You can't wait forever, sir. Maybe he'll come some other time. We can have the Polizei contact the Agency: you can be back here in twenty minutes."
"No," said Leamas, "it's nearly dark now."
"But you can't wait forever; he's nine hours over schedule. "
"If you want to go, go. You've been very good," Leamas added. "I'll tell Kramer you've been damn good."          
"But how long will you wait?"
"Until he comes." Leamas walked to the observation window and stood between the two motionless policemen. Their binoculars were trained on the Eastern checkpoint.
"He's waiting for the dark," Leamas muttered, "I know he is."
"This morning you said he'd come across with the workmen."
Leamas turned on him.
"Agents aren't airplanes. They don't have schedules. He's blown, he's on the run, he's frightened. Mundt's....

[Trang đầu cuốn The Spy]

Giới tuyến

Anh chàng người Mỹ đưa cho Leamas một tách cà phê và nói:
- Sao ông không về ngủ đi? Chúng tôi có thể điện thoại cho ông biết nếu thấy hắn xuất hiện.
Leamas không nói gì cả, chỉ nhìn chăm chăm qua khung cửa sổ của trạm gác, dọc theo con đường vắng tanh.
- Ông không thể đợi mãi. Có thể hắn sẽ tới vào một lúc khác. Chúng tôi có thể cho Poliezei liên lạc với cơ quan và ông có thể trở lại đây trong vòng hai mươi phút.
Leamas trả lời
- Không, gần tối rồi
- Nhưng ông không thể đợi mãi, hắn đã trễ hẹn chín tiếng đồng hồ rồi.
- Nếu anh muố đi, thì cứ đi. Anh đã làm việc chu tất.
Leamas nói thêm :
- Tôi sẽ cho Kramer biết là anh đã tỏ ra rất giỏi
- Nhưng ông sẽ đợi bao lâu?
- Đến khi hắn tới.
Leamas bước đến cửa sổ và đứng giữa hai viên cảnh sát bất động. Ống nhòm của họ đang hướng về phía nút chặn phía Đông
Leamas khẽ bảo :
- Anh ta đang đợi trời tối. Tôi biết thế.
- Sáng nay ông nói với anh ta sẽ tới với bọn thợ.
Leamas quay lại:
- Điệp viên không phải là máy bay. Họ không có thời biểu. Anh ta bị lộ, đang chạy trốn, đang sợ hãi. Mundt đang bám theo anh ta, ngay lúc này. Anh ta chỉ có một cơ hội. Hãy để anh ta chọn lựa giờ giấc.
(a)


Đoạn trên Bồ Giang dịch, post trên VN thư quán. “Checkpoint” ở đây là “Charlie Checkpoint”, giữa Đông Bá Linh và Tây Bá Linh, nổi tiếng 1 thời. NQT

*

Cám ơn ông Quoc Tru Nguyen, đọc ông để phải tìm đọc lại "Điệp viên về từ vùng đất lạnh”, và trên Tin Văn thấy được câu phán của ông về vụ Trịnh Xuân Thanh :

“Chính lũ Vẹm cho Đức cơ hội để nhìn lại vụ Lò Thiêu, và qua đó, lũ Ngụy, nhìn lại Trại Tù Cải Tạo”.

Thật là thần sầu. Không, phải gọi là thiên tài.

...Continue Reading

Note: Tks

Đúng, không phải tự nhiên mà một viên chức ngoại giao Đức nhắc đến “Chiến tranh Lạnh” khi nói về vụ TXT. Thật ra, nếu dũng cảm thêm chút nữa ông phải nhắc đến Lò Thiêu (Auschwitz).

NND

Vị này không thể nhắc tới Lò Thiêu, cũng như Bắc Kít không thể nhắc tới Trại Tù Cải Tạo.
Nhưng nhắc tới Chiến Tranh Lạnh, là nhắc tới Lò Thiêu.
Bởi là vì Chiến Tranh Lạnh bắt đầu, khi Lò Thiêu chấm dứt.
Đây là noblesse/faiblesse oblige, như Tẩy nói.

Đồng Viết Phượng Xin lỗi bác Đăng Nhật Ngô tý! Em từ trước tới nay luôn hóng chuyện bác với sự ngưỡng mộ sâu sắc. Nhưng riêng hôm nay em không đồng ý với bác ở cái điểm là bác hơi đề cao vụ txt liên quan đến những cái lý luận này nọ từ Carls Max đến neo fascism! VN chẳng là cái quái gì với châu âu nói chung và nước Đức nói riêng. Vài lời tâm sự cùng bác!
Manage
Ngô Nhật Đăng Đúng vậy VN chả là cái quái gì, vụ TXT cứ làm như ghê lắm, nên mình nói rõ : "Suy cho cùng, nếu không có TXT, thì lịch sử sẽ đẻ ra một gã A,B,C nào đó ở một quốc gia X,Y,Z nào đó. Người Đức không thể bỏ qua “món quà” này. Họ làm vì nước Đức, vì dân tộc Đức".
Manage
Ngô Nhật Đăng Nếu bạn theo dõi dư luận xã hội Đức vừa qua về đảng cực hữu thắng thế lớn ở Đức, bạn sẽ hiểu vì sao vụ TXT lại bùng lên đến mức như thế. Hoàn toàn không phải vì hắn là người VN. Nhưng cộng đồng Việt ở Đức sẽ phải nhìn nhận lại mình vì TXT là người Việt.
Đồng Viết Phượng Vâng,e đồng ý với bác! Vụ txt chỉ là một giọt nước trong cái ly. Nhưng vi góc độ nhìn nhận của người vn, e cũng có thể hiểu được ý bác! After all,thank bác!

Quoc Tru Nguyen

Không phải như vậy. Người Đức rất coi trọng TXT. Cơ may đầu tiên để họ nhìn lại tội lỗi của họ. Cô gái trong The Spy, mật vụ Đức biết trước là Đông Đức sẽ bắt, họ không những vờ mà còn thí luôn, để cứu mạng tên điệp viên của họ.
Nhưng đó là chiến tranh lạnh.
L
à Lò Thiêu.
Bây giờ là lúc sửa lỗi.
Bùi Tín, trong 1 bài viết trên VOA, cũng nghĩ TXT là cái gánh nặng cho Đức.
Tây Phưong khác Đông Phương, l
à vậy.


But barbarism doesn't care if we are cultivated or not.
Lũ Vẹm đếch "care", chúng ta có học hay không có học.

Lũ Vẹm cũng nghĩ như thế, nên mới bắt cóc TXT!

http://www.tanvien.net/Tap/ba_thang_lang_nhang.html

Trên Tin Văn đã từng báo cáo, lần kỷ niệm 50 năm Lò Thiêu, trong số những nạn nhân trở lại nơi này, có người đưa ra nhận xét, nước vẫn xám 1 màu tro từ khói Lò Thiêu. Thiên nhiên mà còn chưa quên, con người làm sao quên, và 1 trong những vị này cầu xin thượng để đầy nhân từ và tha thứ, xin Người đừng tha thứ cho những kẻ gây ra tội ác ở đây.

Shoah, chuyện lời, une histoire orale, của Lò Thiêu, là cuốn phim mãnh liệt nhất, mà tôi [Oz] đã từng coi. Đây đúng là một sáng tạo chuyển hóa [transformer] khán giả. Một khi coi nó, là bạn, khác đi.
Sau khi té xỉu ở vị trí nhân chứng trong vụ án Eichmann, tác giả Ka-Tzenik nói, Auschwitz là một "hành tinh tro" ["une planète de cendres"].
[Vào dịp tưởng niệm 50 năm Lò Thiêu, những người tới đây nhận xét, nước hồ ao quanh Lò Thiêu vẫn còn mầu xám, do tro người đổ xuống, thiên nhiên, sau 50 năm, vẫn chưa thể nào quên, huống chi con người].
Theo ông, sự huỷ diệt dân Do Thái đã xẩy ra tại một hành tinh khác, "hành tinh tro", vì thế, những người không hiện diện, không chứng kiến, muôn đời, đời đời, không thể nào hiểu được.
Cũng vẫn theo nghĩa đó, những nhà giáo sư, những nhân vật quan trọng trong công chúng cố nhét vào đầu chúng ta ý tưởng, rằng, một biến cố phi nhân, ma quỉ, siêu hình, đã xẩy ra, "không thể nói được", "không thể hiểu được".
Cứ như thể Lịch sử bỗng gẫy ra làm đôi, và được đem trồng lại, transplanter, tại một thế giới khác.
Chỉ nội cái từ Lò Thiêu không thôi, là đã nói lên cái tính "bên ngoài-con người", extra-humaine, của sự hủy diệt. Lò Thiêu là một vụ nổ bùng, explosion, của những sức mạnh thiên nhiên, vượt ra ngoài trách nhiệm của con người, một thiên tai như động đất, lũ lụt.
Phim của Lamzmann khởi đi từ một quan điểm hoàn toàn ngược hẳn. Mặc dù sự lựa chọn từ hebreu, Shoah, ông đề nghị, có thể hiểu được sự huỷ diệt có tên là Lò Thiêu, ở bên trong lòng của lịch sử.
Chính là nhờ những người như Levi, Améry... mà Âu Châu có được vắc xin ngừa Cái Ác Nazi.

Cái Ác Bắc Kít, vô phương!
NQT

Và Đức, nếu như thế, sẽ không thể tha thứ cho Vẹm được!

Trong Chết như là Cách Sống, Death as a Way of Life, ông phán: “Tôi không thuộc về số người coi Lò Thiêu là một sự kiện đặc thù Do Thái”.

Grossman: Tôi không nghĩ, người ta có thể tách "tính Do Thái", the Jewishness, ra khỏi Lò Thiêu, the Shoah, nhưng đây là một sự kiện mắc mớ đến toàn nhân loại. Mọi người, bất cứ một người, ai cũng nên đặt ra cho chính mình, một vài câu hỏi liên quan tới Lò Thiêu.

Trường hợp Israel vs Palestine có gì tương tự Ngụy [Miền Nam] vs Vẹm [Bắc Kít], tếu thế!

Mọi người, bất cứ một người, ai cũng nên đặt ra cho chính mình, một vài câu hỏi liên quan tới Lò Thiêu.
Câu này, nhà văn Mít phải thuộc nằm lòng, và Lò Thiêu đối với chúng, là Trại Cải Tạo.
Chưa từng có đến 1 tên, đau cái đau, làm thịt cả 1 miền đất ruột thịt, và sau đó, như cục ung thư, làm thịt cả nước.


V/v talawas, bauxite tái xuất giang hồ

Tin Văn rất mừng.
Tuy nhiên, có mấy hạt sạn, ở trong giầy, đi cứ thấy thốn thốn:
1. Tại sao khi talawas bị tin tặc đánh sập, PTH lại biết, khi trả lời BBC [?], đây là cú dẹp loạn, trước khi xử Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung?
2. Tại sao khi xong vụ xử, cả hai lại cùng tái xuất một lượt? Chỉ là tình cờ? (1)
NQT
(1)
Steiner đã đưa ra câu trả lời, khi nạn nhân Lò Thiêu cằn nhằn với Thượng Đế, tại làm sao mà Người để xẩy ra Vụ Án:
-Lúc đó Ta [lawas] vắng mặt!
Còn Thanh Tâm Tuyền, trong Bếp Lửa, trả lời, lúc đó Thượng Đế hạ san, nhập xác phàm, cùng chịu nỗi khổ đau Lò Thiêu với nhân loại!

Bạn thích câu nào?
NQT
*
Chẳng lẽ “phản biện” về mọi vấn đề  kinh tế, xã hội v.v… để thúc đẩy đất nước đi lên, cứ phải luẩn quẩn kiểu ông Ninh, ông Nang, mèo khen mèo dài đuôi, con hát mẹ khen, nhất nhất tung hô vạn tuế, vạn vạn tuế?
talawas

Ít ra cũng phải có một tay như thế này!
Nhưng phản biện chẳng đi tới đâu.
Chỉ cần có “một tay” dám nói, đúng, chúng tôi là một lũ ăn cướp, và chính vì cái dã tâm đó, mà khiến cho cuộc chiến đẹp như thế, đỉnh cao như thế, biến thành tội Đại Ác.
Đây là điều Gấu ngu này lèm bèm rất nhiều lần rồi. Một khi không dám nhìn vô sự thực thì vẫn chỉ là mẹ hát con khen hay mà thôi.
NQT

Chính cái sự ăn cướp Miền Nam đã gây nên tai họa khủng khiếp, và đẩy đất nước chìm đắm vào cơn băng hoại, không biết đến bao giờ mới thoát ra được.
Có vẻ như sự kiện chúng chẳng thể nói được điều này, còn là do mặc cảm dốt nát. Cả một diễn đàn như thế, trong mấy năm trời như thế, đâu có để lại một cái gì cho ra hồn, ngoài mớ văn học Miền Nam được họ sưu tầm?
Cả một đám làm cho Bi Bi Xèo như thế, mà dịch “Bán Đảo” Ngục Tù? Khi có người chỉ cho thấy sự dốt nát, thì cũng không biết lên tiếng cám ơn? Chúng 'vô học' đến mức như thế thì làm sao khá cho được?
Cái sự băng hoại đạo đức, ở đám chóp bu như đám này, mới đáng sợ, và vô phương cứu chữa.

Lịch sử Việt Nam có một nếp gấp, ngay khi Đàng Trong xuất hiện. Có Đàng Trong một cái là có giấc mơ đổi đời, giấc mơ thoát ra ngoài luỹ tre làng, thoát ra khỏi một miền đất chẳng còn mầu mỡ gì nữa trừ Cái Độc, Cái Bất Nhân, Cái Ác. Thành thử, chúng ta phải coi chủ nghĩa CS, với những giấc mơ tuyệt vời, không tưởng của nó, là giấc mơ giải thoát khỏi cái ác muôn đời của một miền đất, chứ không phải là để đắm chìm mãi vào. Đám Yankee mũi tẹt, qua đám tinh anh của nó, gục ngã trước Cái Ác muôn đời, khi hạ nhục Miền Nam, biến nó thành mảnh đất chiến thắng thay vì mảnh đất giải phóng. Nên nhớ, câu nói của Bùi Tín, một phần, là từ đáy lòng của ông bộc phát ra, chứ không hoàn toàn là chủ trương của Đảng. Sau này, đám VC cố sửa nó, bằng những câu nói khác, thí dụ của Lê Duẩn, Gấu nhớ đại khái, bây giờ là lúc xây dựng cái nhà Mít, thay vì xúm nhau ăn cướp hôi của, qua các chính sách đánh tư sản mại bản, tống đi Kinh Tế Mới, đi tù cải tạo Siberia Mít, nơi Cổng Trời....  hay của Sáu Dân, một triệu người vui, thì có một triệu người buồn....
Không phải tự nhiên mà mấy đấng Cu Sài nhỏ máu ngón tay viết đơn xin vô Nam chiến đấu. Trong hành động đó, có giấc mơ đổi đời, lột xác của người dân quê, đời đời kiếp kiếp, khốn khổ khốn nạn, của cánh đồng xơ xác, của con sông Hồng, trong số đó, có cả anh Chí Phèo, và hậu duệ của anh ta, những đứa con của lò gạch ngày nào.
Thành thử không thể đổ hết tội ác lên chủ nghĩa CS được.

Sao ghet talawas


IN MEMORIAM W. G. SEBALD

Will Self’s Sebald Lecture

January 28, 2010

As several readers of Vertigo have mentioned, an “edited” version of Will Self’s January 11, 2010 lecture on W.G. Sebald has been published in the Times Online.  Self touches on several of Sebald’s books and a cast of characters that includes Woody Allen, Albert Speer, Alexander Kluge,Bernhard Schlink, Hannah Arendt, and many others.  It’s a complex, dense, thoughtful, broad ranging and controversial speech that is definitely worth reading.  Here are a few quotes:

Sebald is rightly seen as the non-Jewish German writer who through his works did most to mourn the murder of the Jews.

To read Sebald is to be confronted with European history not as an ideologically determined diachronic phenomenon – as proposed by Hegelians and Spenglerians alike – nor as a synchronic one to be subjected to Baudrillard’s postmodern analysis. Rather, for Sebald, history is a palimpsest, the meaning of which can only be divined by rubbing away a little bit here, adding on some over there, and then – most importantly – stepping back to allow for a synoptic view that remains inherently suspect.

In England, Sebald’s one-time presence among us – even if we would never be so crass as to think this, let alone articulate it – is registered as further confirmation that we won, and won because of our righteousness, our liberality, our inclusiveness and our tolerance. Where else could the Good German have sprouted so readily?


Trường hợp Mối Chúa.
Cái nick của Tạ Duy Anh, cho cuốn này, là "Đãng Khấu".
GCC tự hỏi, hay là, Đảng Khấu? Tiếng Mít ở trong nước bây giờ lạ lắm.

Đảng Khấu thì còn có nghĩa. Và còn mắc mớ tới Thuỷ Hử.

Đọc ba cái lăng nhăng trên net, về nó, thì bỗng dưng GCC liên tưởng tới "Ngôi Mộ Boris" của Kis.

Danilo Kis

* *

Introduction

At first glance A Tomb for Boris Davidovich may indeed seem like a spin-off from The First Circle, The Gulag Archipelago (as yet unpublished in Yugoslavia), Nadezhda Mandelstarn's Hope against Hope, and the Medvedev brothers' various writings. The point is that the bulk of the novel has to do with the fate of several people who perished during the Great Terror of the late 1930s. For an account of that the sources are unfortunately mostly Russian. With sixty million dead in the civil war, collectivization, the Great Terror, and things in between, Russia in this century has produced enough history to keep the literati all over the world busy for several generations. The aforesaid authors already belong to the second generation. The first was Arthur Koestler's, and several chapters of the Kis book bear a general resemblance to Darkness at Noon, although surpassing it in both horrifying detail and narrative skill.

Thoáng nhìn, Ngôi Mộ có vẻ như 1 thứ phó sản phẩm, từ những tác phẩm như Tầng Đầu Địa Ngục, Quần Đảo Gulag [chưa được xb ở Nam Tư], “Hy vọng chống lại Hy vọng”, của Nadezhda Mandelstarn và những cái viết của anh em nhà Medvedev.
Vấn đề là, cuốn tiểu thuyết xoáy vào số phận một vài người bị tiêu trầm trong cú Đại Khủng Bố xẩy ra vào cuối thập niên 1930. Và hầu hết, đều là số phận Nga. Với 60 triệu con người chết, trong cuộc nội chiến, tập thể hóa, Đại Khủng Bố, Nga xô, trong thế kỷ này, đã sản xuất đủ lịch sử để làm cho văn chương toàn thế giới bận rộn trong vài thế hệ.
Những tác giả được nói tới ở trên thuộc thế hệ thứ nhì.
Thứ nhất, là Koestler.
Vài chương của Ngôi Mộ có cái giông giống Đêm Giữa Ban Ngày, nhưng bảnh hơn nhiều, nếu nói về ghê rợn về chi tiết, và về kỹ năng tự sự.

Ui chao Joseph Brodsky, như thế, là đã tiên tri ra được "Đêm Giữa Ban Ngày" của nhà văn người tù lương tâm Mít, VTH!
Cùng 1 dòng!
Cùng 1 cái tít!
Thần sầu!

Perhaps the only service a real tragedy renders in leaving its survivors as speechless as its victims is that of furthering its commentators' language. The least that can be said about A Tomb for Boris Davidovich is that it achieves aesthetic comprehension where ethics fail. Of course, the mastery of language can hardly pass for a safeguard in our enterprising century; but at least it creates a possibility of response, without which people are bound to remain slaves of their experience. By having written this book, Danilo Kis simply suggests that literature is the only available tool for the cognition of phenomena whose size otherwise numbs your senses and eludes human grasp.

Có lẽ cú phục vụ độc nhất mà 1 bi kịch thực, đem tới, khi để cho kẻ sống sót cũng câm bặt như những nạn nhân, là, cái trò lèm bèm về ngôn ngữ của nó, sau đó. Nếu như thế, thì ít nhất, chúng ta có thể phán về “ Ngôi mộ”, nó hoàn tất cảm thông mỹ học, một khi/ở nơi mà đạo hạnh thất bại.
Lẽ dĩ nhiên, khó mà coi đây là cái phao cứu nạn, trong thế kỷ “enterprising” của chúng ta, nhưng ít nhất, nó tạo 1 khả thể đáp ứng, không có nó, con người bị buộc là nô lệ của kinh nghiệm của nó.
Viết “Ngôi mộ”, Kis giản dị đề xuất rằng, văn chương là dụng cụ khả hữu độc nhất, nhìn nhận hiện tượng, một khi tầm vóc của nó làm tê liệt cảm quan của bạn, và tuột ra khỏi cái nắm, víu của nhân loại

A Tomb for Boris Dauidooicb is a very dark book, and its only happy end is that it was published and now so splendidly translated into English by Duska Mikic-Mitchell.
It is surely a strange realm for an English reader to enter, but so it was for the millions and millions who found themselves inside it. Unlike them, an English reader can leave it whenever he likes by closing this book, finished or unfinished. Only the names here are fictitious. The story, unfortunately, is absolutely true; one would wish it were the other way around.

“Ngôi mộ” là 1 cuốn sách quá u tối, và cái hy vọng độc nhất của nó, được xb, và bây giờ, được dịch thật là tuyệt vời qua tiếng Anh. Chắc chắn cái cõi này thì thật là lạ lẫm đối với độc giả người Anh, khi bước vô, nhưng có hàng triệu triệu con người cảm thấy họ ở trong đó. Không như họ, một độc giả tiếng Anh có thể ngưng đọc ở bất cứ khúc nào, bất cứ khi nào, anh ta muốn, bằng cách đóng nó lại.
Chỉ có những cái tên là dởm. Câu chuyện, than ôi, bất hạnh thay, thực.

Tuyệt đối thực

Nếu như thế, thì mục đích của Mối Chúa, là được in ra, để được thu hồi, liền sau đó?

ĐÌNH CHỈ, THU HỒI SÁCH ĐÃ XUẤT BẢN: NGHỊCH LÝ HAY "TIẾN THOÁI LƯỠNG NAN" CỦA CỤC XUẤT BẢN

Nhân vụ Cục XB lệnh "đình chỉ" tiểu thuyết "Mối chúa" của Đãng Khấu (tức Tạ Duy Anh), nhớ lại 2 việc:

1. Năm 2007, khi Cục XB ra lệnh cho NXB Hội Nhà văn "tự thu hồi" tiểu thuyết "Cọng rêu dưới đáy ao" của Võ Văn Trực, tôi đã viết trên talawas về nghịch lý hay thế "tiến thoái lường nan" này:
"Có điều, tôi thực sự không hiểu chiêu thức trên có lợi gì cho “định hướng xã hội chủ nghĩa” một khi lệnh thu hồi chẳng bao giờ khả thi mà chỉ giúp cho các cuốn sách bị thu hồi được săn tìm và một số người in sách lậu vớ bở, còn nhà nước tiếp tục mang tiếng là hẹp hòi, thiếu dân chủ trong lĩnh vực văn hoá? Nó có gì khá giống cái dòng… (toà báo tự ý đục bỏ) nhan nhản trong báo chí chế độ Sài Gòn một thời tồn tại Nha Kiểm duyệt.

Còm:

Đấng này, rành Ngụy hơn cả Gấu Cà Chớn!

Lũ Ngụy, chúng ngu lắm. Nhớ, báo chí hồi đó, đen ngòm những hố đen, đúng như đấng này phán.
Để giải thích chuyện này, đành phải lôi "người Đức tốt", Sebald ra.

Nguyễn Quốc Trụ

Thư góp ý cùng độc giả Nguyễn Việt Kiều (talawas)

Cái mánh loại trừ là bản năng tự vệ của mọi chuyên viên
The trick of elimination is every expert’s defensive reflex.
(Stanislaw Lem: Imaginary Magnitude)

Vụ da cam đang nóng, nóng dây chuyền tới những vụ khác, như thảm sát Mậu Thân, mà những tài liệu từ một diễn đàn trên lưới cho thấy, không phải VC mà là CH [Cộng Hoà] gây nên. Rồi ngày nào, là vụ pháo kích vô một trường học ở Cai Lậy, cũng pháo CH, không phải hoả tiễn VC.
Nếu có chăng, là độc nhất một tấm hình, chụp một ông xã trưởng bị VC chặt đầu, rồi dùng chính cái sọ dừa, dằn bản án lên bụng tử thi, trên bìa tờ Time của Mẽo ngày nào, mà độc nhất Gấu tui còn nhớ.
Ngoài ra là… chấm hết!

Cả cuộc chiến, VC không gây một tội ác nào khác. Nếu có, là phải đợi tới sau 1975.
Chúng ta tự hỏi, liệu sau này, lịch sử sẽ phải giải thích như thế nào, về trường hợp quái dị trên đây?

Cả một dân tộc chạy ra biển cả để trốn VC, mà VC thì tốt như thế, không hề gây ra tới… “hai” tội ác.
Để giải thích trường hợp quái dị trên đây, Gấu tui đành mượn một câu, nhà văn Đức Sebald trích dẫn, trong cuốn Về lịch sử tự nhiên của huỷ diệt (On The Natural History Of Destruction) của ông:

Cái mánh loại trừ là bản năng tự vệ của mọi chuyên viên
The trick of elimination is every expert’s defensive reflex.
(Stanislaw Lem: Imaginary Magnitude)

Nói rõ hơn, mấy ông VC rất rành về chuyện chùi mép - nghĩa là loại trừ mọi rủi ro, bị phanh phui, bị bật mí - này.

Chỉ tội ông tướng Loan, nghe nói, đã từng mời báo chí Mẽo tới chứng kiến ông xử một anh VC ngay tại trận tiền, những ngày Mậu Thân.
Độc giả Tin Văn [tanvien.net] đã biết về Sebald, qua bài tưởng niệm ông, khi ông qua đời sau một vụ đụng xe. Cuốn Lịch sử tự nhiên về huỷ diệt, cũng là do một sự ngạc nhiên quái dị liên quan tới Đồng Minh uýnh nhau với Nazi: Trong thời Đệ Nhị Chiến, 131 thành phố và đô thị là mục tiêu ăn bom của Đồng Minh, nhiều nơi biến thành bình địa. Sáu trăm ngàn thường dân bị chết, gấp đôi con số thương vong của Mẽo. Bẩy triệu rưởi thường dân Đức không còn nhà ở. Sebald ngạc nhiên tự hỏi, tại làm sao mà lịch sử lại vờ đi một sự kiện như thế, nhất là ở nơi ký ức văn hoá của chính nước Đức?
Trong những lời ca ngợi cuốn sách lạ kỳ của ông, có:
Hầu hết mấy ông nhà văn, ngay cả thứ ngon cơm, viết cái điều có thể viết... Thứ quá sá ngon cơm, nghĩa là thứ đại hảo hạng, viết cái không thể viết... Tôi nghĩ đến nữ thi sĩ Nga, Akhmatova, và nhà văn Ý gốc Do Thái, Primo Lévi. Nay có thêm W.G. Sebald.
(Nữu Ước Thời Báo)
Bí mật của nỗi ngạc nhiên đến phải cầm viết viết, và lên tiếng, của Sebald, là, ông tự thấy mình cổ lỗ sĩ, khi chọn cho mình thứ tiếng nói của lương tâm mà hầu như chẳng còn ai nhớ. Đó là thứ lương tâm của một người nào đó, và người này nhớ đến sự bất công, và nói thay cho những người không còn có thể nói được.
(Điểm Sách Nữu Ước)
Trong bài viết Không chiến và văn chương (Air War and Literature) ông có giải thích về cái sự im hơi bặt tiếng, của hồi ức văn hoá Đức: Họ coi đây là một điều cấm kỵ, một vết thương, vết nhục ở trong gia đình, [a kind of taboo like a shameful family secret].
Người Việt thường tự hào về một Điện Biên Phủ trên không. Chưa thấy ai nói tới cái tủi nhục như là niềm bí ẩn trong gia đình, về con số thương vong, thí dụ như trong những ngày Mậu Thân, chỉ ở Sài Gòn không thôi, bởi những trái hoả tiễn của VC?

Đọc, loáng thoáng, mấy bài viết của mấy tên Vẹm, về cuộc chiến Mít, nhân cái phim VNWar mới ra lò, hay về vụ Phan Nhật Nam dậy dỗ tên Trùm Hội Nhà Thổ mới hỡi ơi.
Não của lũ này quả mất 1 mẩu!
Thua xa bà Dương Thư Hương: Vào ngày 30 Tháng Tư, Bà đã nhận ra Mọi Rợ thắng Văn Minh.
Đã là mọi rợ, thì làm sao mà hòa giải, hòa hợp, nhìn lại….. ?
Cả hai cuộc chiến, đều là tự diệt, huỷ diệt cái giống dân, cái xứ sở gọi là xứ Mít.
Bởi thế Gấu mới biểu tên già tay đầy máu Ngụy NN, hãy cởi trần cởi truồng bò ra Mả Ngụy sám hối, bởi vì phải có 1 tên làm được 1 việc như như thế, như là bước đầu tiên, để mà tạ tội với những người đã chết, thì may ra Thượng Đế mới mở lòng, nhìn lại cho cái giống Mít.
Thượng Đế mở lòng nhìn lại, chứ không phải loài người!
Cả 1 cái lịch sử của Vẹm, từ khi chúng khởi nghiệp, 1945, là chỉ giết, và giết.
Chúng chưa từng làm 1 hành động nhân đức, nhân bản, nhân văn...  cái con mẹ gì hết.
Làm sao hoà giải?


Viết mỗi ngày

Hehe, lại tự PR gây sức ép với người ở cùng, hy vọng về nhởn được với mùa thu Hà Nội.

Trả lời trong cuộc phỏng vấn do nhà thơ Thế Dũng thực hiện cho một chương trình phát thanh tiếng Việt ở Berlin, nhà văn Y Ban từng nhận xét đại ý rằng Lê Minh Hà viết chỉ như các em học sinh đang tập viết tác phẩm tuổi xanh. Nhà văn Nguyễn Văn Thọ còn cho một nhận xét thảm hại nữa: Lê Minh Hà chưa biết viết. Căn cứ để nhận xét là truyện này đây: TIẾNG TRĂNG, hay còn gọi là TRƯƠNG CHI.

Vậy mà...

Continue Reading

Note: Theo GCC, hai nhận xét của Y Ban và Nguyễn Văn Thọ, đều đúng, và rất dễ nhận ra, khi đọc họ. Cả hai quen viết thứ chuyện có chuyện, đầy những sự kiện.
Truyện ngắn của LMH không phải thứ đó.
Có 1 câu của mũi lõ, rất đúng, nếu áp dụng vào truyện của LMH: Chi tiết là Thượng Đế ở trong văn chương.
Còn với Nguyễn Huy Thiệp, thì lại khác nữa, đưa vào bài viết, không đúng, và còn làm hiểu sai cả bài viết, luôn cả cõi văn của LMH. Nguyễn Huy Thiệp tạo ra những nhân vật để trở thành truyền thuyết, như 1 tướng về hưu, thí dụ.
Đúng ra, đừng nhắc tới cả ba.
NQT

Vẫn theo GCC, cõi văn của LMH, đúng ra, còn có thể hay hơn nhiều, nhưng sau này khựng lại, do sao, thì chắc cũng dễ hiểu. Không gia nhập vào được dòng chính của đương đại, quay về với dĩ vãng của 1 miền đất... Viết như thế, thì có thể viết mãi, nhưng khó mà gây sức ép lên độc giả.
Phải nhập cuộc, bắt buộc phải như vậy, với bất cứ 1 nhà văn, nam hay nữ.

1942: Auschwitz

BLIND FIERCE ACHE OF LIFE

A great city opened out before the travelers. Its western outskirts were lost in the mist. The dark smoke from the distant factory chimneys blended with the damp to form a low haze over the checkered pattern of the barrack huts; there was something surprising in the contrast between the mist and the angular geometry of the streets of barracks.
To the northeast there was a dark red glow in the sky; it was as though the damp autumn sky had somehow become red-hot. Sometimes a slow, creeping flame escaped from this damp glow.

Songs have immunity from death.
-Ovid, c. 10BC

The travelers emerged into a spacious square. In the middle of this square were several dozen people on a wooden bandstand like in a public park. They were the members of a band, each of them as different from one another as their instruments. Some of them looked around at the approaching column. Then a gray-haired man in a colorful cloak called out, and they reached for their instruments. There was a burst of something like cheeky, timid birdsong and the air-air that had been torn apart by the barbed wire and the howl of sirens, that stank of oily fumes and garbage-was filled with music. It was like a warm summer cloudburst ignited by the sun, flashing as it crashed down to earth.
People in camps, people in prisons, people who have escaped from prison, people going to their death, know the extraordinary power of music. No one else can experience music in quite the same way.
What music resurrects in the soul of a man about to die is neither hope nor thought but simply the blind, heartbreaking miracle of life itself. A sob passed down the column. Everything seemed transformed, everything together; everything scattered and fragmented-home, peace, the journey, the rumble of wheels, thirst, terror, the city rising out of the mist, the wan red dawn-fused together, not into a memory or a picture but into the blind, fierce ache of life itself. Here, in the glow of the gas ovens, people knew that life was more than happiness-it was also grief. And freedom was both painful and difficult; it was life itself. Music had the power to express the last turmoil of a soul in whose blind depths every experience, every moment of joy and grief, had fused with this misty morning, this glow hanging over their heads. Or perhaps it wasn't like that at all. Perhaps music was just the key to a man's feelings, not what filled him at this terrible moment, but the key that unlocked his innermost core.
In the same way, a child's song can appear to make an old man cry. But it isn't the song itself he cries over; the song is simply a key to something in his soul.
As the column slowly formed into a half circle around the square, a cream-colored car drove through the camp gates. An SS officer in spectacles and a fur-collared greatcoat got out
and made an impatient gesture; the conductor, who had been watching him, let his hands fall with what seemed like a gesture of despair, and the music broke off. A number of voices shouted, "Halt." The officer walked down the ranks; sometimes he pointed at people, and the guard called them out. He looked them over casually while the guard asked in a quiet voice-so as not to disturb his thoughts: "Age? Occupation?"
Thirty people altogether were picked out.
Then there was another command: "Doctors, surgeons!"
No one responded.
"Doctors, surgeons, come forward!"
Again-silence.
The officer walked back to his car. He had lost interest in the thousands of people in the square.
The chosen were formed up into ranks of five and wheeled around toward the banner on the camp gates: ARBEIT MACHT FREI. A child in the main column screamed, then some women; their cries were wild and shrill. The chosen stood there in silence, hanging their heads.
How can one convey the feelings of a man pressing his wife's hand for the last time? How can one describe that last quick look at a beloved face? Yes, and how can a man live with the merciless memory of how, during the silence of parting, he blinked for a moment to hide the crude joy he felt at having managed to save his life? How can he ever bury the memory of his wife handing him a packet containing her wedding ring, a rusk, and some sugar lumps? How can he continue to exist, seeing the glow in the sky flaring up with renewed strength? Now the hands he had kissed must be burning, now the eyes that had admired him, now the hair whose smell he could recognize in the darkness, now his children, his wife, his mother. How can he ask for a place in the barracks nearer the stove? How can he hold out his bowl for a liter of gray swill? How can he repair the torn sole of his boot? How can he wield a crowbar? How can he drink? How can he breathe? With the screams of his mother and children in his ears?
Those who were to remain alive were taken toward the camp gates. They could hear the other people shouting and they were shouting themselves, tearing at the shirts on their breasts as they walked toward their new life: electric fences, reinforced concrete towers with machine guns, barrack huts, pale-faced women and girls looking at them from behind the wire, columns of people marching to work with scraps of red, yellow, and blue sewn to their chests.
Once again the orchestra struck up. The people chosen to work entered the town built on the marshes.
Dark water forced its way sullenly and mutely between heavy blocks of stone and slabs of concrete. It was a rusty black and it smelled of decay; it was covered in green chemical foam, filthy shreds of rag, bloodstained clothes discarded by the camp operating theaters. It disappeared underground, came back to the surface, disappeared once more. Nevertheless, it forced its way through-the waves of the sea and the morning dew were still present, still alive in the dark water of the camp.
Meanwhile, the condemned went to their death.

Vastly Grossman, from Life and Fate.

A Red Army correspondent during World War II, Grossman was present for the Soviet march westward after the Battle of Stalingrad and saw several Nazi concentration camps firsthand; in 1944 his article "The Hell of Treblinka" became one of the first published about a camp.
The manuscript for Life and Fate was confiscated by the KGB in 1961, three years before Grossman's death, but a microfilm copy was smuggled out of the Soviet Union and a Russian-language edition was published in Switzerland in 1980.

Note: Kinh nghiệm nghe nhạc ở Lò Thiêu này, GCC đã từng trải qua, khi nghe nhạc sến ở Trại Tù Đỗ Hoà, Nhà Bè. 

Tất nhiên, có khác, nhưng chúng cùng nói lên, điều mà Milosz đã từng nói, khi viết về Brodsky, và nhân đó, nhắc tới Osip Mandelstam.
Khi nhà thơ Nga, đói quá, lục bới đống rác, thì đó là những giây phút tố cáo cái ác, cái phi nhân, nhưng khi ông đọc thơ cho bạn tù nghe, thì đó những giây phút thăng hoa của "cái gọi là" giống người. 

NQT

Notes About Brodsky

Trong một tiểu luận, Brodsky gọi Mandelstam là một thi sĩ của văn hóa. Brodsky chính ông, cũng là 1 thi sĩ của văn hóa, và hẳn là vì lý do này, ông tạo sự hài hòa với dòng sâu thẳm của thế kỷ, trong đó con người, bị đe dọa mất mẹ cái giống người, khám phá ra quá khứ như là một mê cung chẳng hề có tận cùng. Lặn sâu vô mê cung, chúng ta khám phá ra cái gì sống sót quá khứ là kết quả của nguyên lý phân biệt dựa trên đẳng cấp. Mandelstam, ở trong Gulag, điên khùng bới đống rác tìm đồ ăn, [ui chao lại nhớ Giàng Búi], là thực tại về độc tài bạo chúa và sự băng hoại thoái hoá bị kết án phải tuyệt diệt. Mandelstam đọc thơ cho vài bạn tù là khoảnh khoắc thần tiên còn hoài hoài.

Note: GCC đã từng chứng kiến cảnh Bùi Giáng lục lọi đống rác trên đường phố Sài Gòn.

No automatic alt text available.




https://www.economist.com/news/books-and-arts/21728879-ken-burns-and-lynne-novick-unearth-painful-memories-just-american-politics-have-become

Digging up the past
A powerful new documentary series on the Vietnam war
Ken Burns and Lynne Novick unearth painful memories just as American politics have become explosive again

Note: GCC tính giới thiệu bài dưới đây, nhưng bài trên The Economist đọc thú hơn.

Đọc mấy anh VC nằm vùng, hay đám viết lách nhảm nhí viết về lòng hận thù Nam Bắc, thời gian còn chiến tranh, hay Mỹ Ngụy dày xéo Miền Nam, lính Ngụy cực kỳ độc ác… bây giờ, sau 40 năm Bắc Kít cai trị, chúng còn độc ác cỡ nào, với chính dân của chúng?
Điều này, tay viết bài trên Người Kinh Tế, cũng nhận ra, thú thế!
Do hết credit đọc free, Tin Văn sẽ scan bản tiếng Anh 1 phát, rồi dịch tiếng Mít sau.

Nhiều người thận trọng nhìn lại suốt hơn 30 năm, giật mình với cảm giác bên được giải phóng hóa ra lại là miền Bắc...” - Huy Đức (Osin) (1)
Cái từ "thận trọng", khó hiểu quá.

NQT

Cái ý của Osin, "... bên được giải phóng hóa ra lại là miền Bắc", chôm của… Gấu và của bạn Gấu, là Thảo Trường.
Chứng cớ:

Khi còn ở Trại Cấm, nhân có một cán bộ Cộng Sản thất sủng, bị anh em đồng chí tính cho đi mò tôm, nên đành phải vượt biển, và được đậu thanh lọc, rồi sau đó xẩy ra một cuộc tranh luận gay gắt giữa một số người. Người cán bộ đã nói thẳng ra một điều: tại sao các anh không giải phóng chúng tôi, tại sao các anh tạo ra tình cảnh cả nước phải đi ăn mày tình thương của toàn thể nhân loại... Khi lấy được Miền Nam, có thể giấc mơ muôn đời của Miền Bắc đã được thực hiện: Giải phóng cho chính mình, rồi sau đó, cho cả nước. Đối với lịch sử, Miền Nam chỉ có công: Thất trận. (3)

Cho đến năm 1975, tội lớn nhất của cộng sản là đã thắng trận, và, chiến công lớn nhất của cộng hòa là thua trận

 (4)

Sự thực, nguồn của cái ý tưởng “thận trọng” này, là từ Borges:

Trong 1 bài viết, TV sẽ post bản tiếng Anh, sau, Borges kể là ngày 14 June 1940, một tay nói tiếng Đức mà tên của người này, ông không muốn nói ra, tới nhà ông. Đứng tại cửa, anh ta báo tin động trời: Quân đội Nazi đã chiếm đóng Paris.
Tôi [Borges] thấy trong tôi lẫn lộn một mớ cảm xúc, buồn, chán, bịnh.
Thế rồi Borges bỗng để ý tới 1 điều thật lạ, là, trong cái giọng bề ngoài tỏ ra vui mừng khi báo tin [30 Tháng Tư, nói tiếng Bắc Kít, mà không mừng sao, khi Nazi/VC chiếm đóng Paris/Sài Gòn!], sao nghe ra, lại có vẻ như rất ư là khiếp sợ, hoảng hốt?

Hà, hà!

Thế rồi anh ta phán tiếp, Nazi/VC sẽ không tha London. Và không có gì ngăn cản bước chân của Kẻ Thù Nào Cũng Đánh Thắng!

Và tới lúc đó, thì Borges hiểu, chính anh ta cũng quá khiếp sợ!
Cũng tới lúc đó, Borges hiểu ra "chân lý": Hitler muốn thua trận: Hitler wants to be defeated.

Đọc tới đó, thì Gấu nhớ ra cái bà già nhà quê Bắc Kít đã từng lén VC cho bạn của Gấu, sĩ quan cải tạo 13 niên, tí ti đồ ăn, trong 1 lần chuyển trại tù. Bà lầm bầm, khi nhìn bạn của Gấu nuốt vội tí cơm, các cháu đánh đấm ra làm sao mà để thua giặc dữ.
Già này ngày đêm cầu khẩn các cháu ra giải phóng Đất Bắc Kít! (5)

Note: Nhân đọc trên net, FB, thấy tên tà lọt này khoe Bên Thắng Nhục của hắn. Cuốn này, và cuốn Bóng Đen Giữa Ban Ngày, đều được tác giả của chúng coi là hồi ký, tức không-giả tưởng, đều có mùi ăn cắp, trên Tin Văn đã từng nêu ra. Nhưng đó là chuyện nhỏ. Cả hai thiếu, cái phần giả tưởng rất cần của cõi văn Mít. Chỉ nhờ giả tưởng, thứ ròng, Mít mới tới được sự thực của cuộc chiến, theo GCC. Chứng cớ: Trong những tác phẩm sau đây, thí dụ, mỗi cuốn có tí sự thực, thứ tinh ròng, về xứ Mít hiện đại: Bếp Lửa, Nỗi Buồn Chiến Tranh, Ba Người Khác, MCNK, Đi Tìm Cái Tôi, Thời Gian Của Người…. Trong bài Intro cho cuốn Ngôi Mộ, Brodsky cũng tin như vậy, khi đọc Kis.
Sở dĩ đa số nhà văn Mít không đạt tới thứ giả tưởng thật bảnh, là do đạo hạnh của chúng quá tệ, theo GCC. Đây cũng là ý của Brodsky, Mỹ là Mẹ của Đạo Hạnh

http://tanvien.net/tg/tg11_beplua.html

Bếp Lửa Trong Văn Chương


V/v Tận thế là đây:

Sartre (Situations, I) nhắc tới "ý hướng tính", coi đây là tư tưởng cơ bản của hiện tượng luận: "Husserl đã tái tạo dựng (réinstaller) sự ghê rợn và sự quyến rũ vào trong những sự vật. Ông tái tạo thế giới của những nghệ sĩ và của những nhà tiên tri: Ghê sợ, thù nghịch, nguy hiểm trùng trùng, với những bến cảng, nơi trú ẩn của ân sủng và tình yêu."
Tôi đã lầm, khi nghĩ, chẳng bao giờ người ta lại được đọc những trang sách tuyệt vời, về Hà-nội.
Có thể là do một câu thơ và viễn ảnh khủng khiếp nó gây ra ở nơi tôi.
"Chỉ thấy mưa sa trên mầu cờ đỏ" (Trần Dần), câu thơ như một "Apocalypse Now" (Tận Thế Là Đây), không phải chỉ riêng cho Hà-nội. Làm sao mà thi sĩ lại nhìn thấy suốt cuộc chiến sau đó, không phải chiến thắng, mà huỷ diệt, một thành phố, rồi cùng với nó, là biểu tượng của cả một dân tộc ?

Liệu Mít thoát “Tận Thế Là Đây”?

Một câu hỏi như thế, vô nghĩa, mà phải đặt ngược lại:

Chỉ Tận Thế mới cứu nổi Mít!

Đây là 1 essay trên báo Harperr's, số mới nhất, Sept 2016.
Đọc cái tít 1 phát, là quơ liền tờ báo, ơ rơ ka, kiếm thấy nó rồi!

Essay

49-53 PDF

Only an Apocalypse Can Save Us Now

On the politics of nostalgia

Image may contain: one or more people, people sitting and outdoor
America and Vietnam
Buried ordnance
A new series digs up the Vietnam War just as American politics have again become explosive


Aung San Suu Kyi, the Ignoble Laureate
By Gavin Jacobson
September 15, 2017

Aung San Suu Kyi doesn't deserve her Nobel
George Monblot

Silent on the plight of the Rohingya in Myanmar, the democracy campaigner whose resilience inspired us all is now complicit in crimes against humanity.

...Continue Reading
No automatic alt text available.

Không âm nhạc, đời là 1 lầm lẫn
Without music, life would be a mistake.
F. Nietzsche, 1889.
Bài của Steiner, trong số này, là bài Tin Văn đã giới thiệu, trích từ cuốn Errata, 1997.

George Steiner, from Errata: An Examined Life.

Born in Paris in 1929, Steiner moved to the United States with his family in 1940. In 1974 he became a professor of literature at the University of Geneva and taught there for twenty years. "Music seems to me, more than literature, the great force, the hope of
a transcendent possibility, " he said in a 2016 lecture.
"Nothing frightens me more than the withdrawal of serious music from the lives of millions of young children, the replacement of many forms of music by the barbarism of organized noise."

Không gì đáng sợ hơn là cái sự lấy đi thứ âm nhạc nghiêm trọng ra khỏi cuộc sống của hàng triệu trẻ em, và sự thay thế nhiều hình thức âm nhạc bằng cái man rợ của tiếng ồn được tổ chức

To die for others is difficult enough.
To live for others is even harder.

G. Steiner: Errata

http://www.tanvien.net/tap_ghi_5/xac_chong.html

Giữa “Đường ra trận mùa này đẹp lắm” và “Ngày mai đi nhận xác chồng” là chân lý: Chết vì người đã khó, sống vì người còn khó hơn?
*
Tiếng hò khoan của Trương Chi chỉ chịu tan ra, khi giọt nước mắt Mị Nương nhỏ xuống.
Tiếng hát Orphée ru ngủ được cả ác thú trấn cửa địa ngục.
Nhưng liệu huyền thoại Trương Chi tiên đoán sự trở về của anh chàng thuyền chài, trong lớp áo bộ đội, và câu hát của anh không còn mê hoặc một người đẹp, nhưng mà là biết bao thế hệ: Đường ra trận mùa này đẹp lắm?
Huyền thoại Orphée còn mù mờ hơn nhiều: những “liệu, liệu...” xem ra chừng vô tận, theo George Steiner: Cuộc đối đầu giữa ấm và lạnh, giữa dâm thần (eros) và thần chết, cuộc lữ đi xuống tận cùng của bóng đen, rồi lại trở lại với ánh sáng....
Liệu Orphée đã phổ thơ vào nhạc; nói rõ hơn, liệu ác thú bị mê hoặc vì câu thơ, hay là tiếng đàn? Câu thơ nào? Nhạc nào? Liệu Eurydice, người yêu của chàng nhạc sĩ, mong muốn trở lại dương thế, liệu nàng tìm thấy sự ấm cúng, sự tiếp đón ân cần, ở nơi địa ngục?
*
Và Kafka trả lời: âm nhạc tới nhất, bài hát đã nhất, là thứ âm nhạc, bài ca của những kẻ trầm luân, hát ở đáy địa ngục.

Note: Bài tuyệt nhất, là về âm nhạc ở Lò Thiêu. Tin Văn sẽ post liền, bản tiếng Anh.

1942: Auschwitz
Vasily Grossman [from Life and Fate

Tay này Tin Văn đã từng giới thiệu. Ký giả Hồng Quân. 

https://www.theguardian.com/commentisfree/2014/aug/26/a-book-that-changed-me-linda-grant-vasily-grossman

http://tanvien.net/Al/Female_US_Writers_Interl_Great_Works.html

*

No automatic alt text available.





https://www.economist.com/news/books-and-arts/21728879-ken-burns-and-lynne-novick-unearth-painful-memories-just-american-politics-have-become

Digging up the past
A powerful new documentary series on the Vietnam war
Ken Burns and Lynne Novick unearth painful memories just as American politics have become explosive again

Note: GCC tính giới thiệu bài dưới đây, nhưng bài trên The Economist đọc thú hơn.

Đọc mấy anh VC nằm vùng, hay đám viết lách nhảm nhí viết về lòng hận thù Nam Bắc, thời gian còn chiến tranh, hay Mỹ Ngụy dày xéo Miền Nam, lính Ngụy cực kỳ độc ác… bây giờ, sau 40 năm Bắc Kít cai trị, chúng còn độc ác cỡ nào, với chính dân của chúng?
Điều này, tay viết bài trên Người Kinh Tế, cũng nhận ra, thú thế!
Do hết credit đọc free, Tin Văn sẽ scan bản tiếng Anh 1 phát, rồi dịch tiếng Mít sau.


Eighteen Hours in Vietnam

 

David Thomson

 

Once, every American knew the outline and the stock images of this chronicle. Because of largely unhindered television news coverage and the cameras that soldiers carried with them, this was the most visible war ever fought. Never again would the government allow reporters to go wherever daring took them.


 

Read more

 
Người nhìn thấu cuộc chiến Mít, và quá nó nữa, là Graham Greene, trên Tin Văn đã lèm bèm quá nhiều về điều này rồi. Đối lại với cái lý tưởng khai hóa, cái chân lý nước Mít là 1, đem văn minh đồng bằng sông Hồng tới cho đám mọi rợ Miền Nam hửi, là, cái thiện ý của Mẽo, và để thực hiện, thì đẻ ra Lực Lượng Thứ Ba, mà người đại diện, là Trình Minh Thế. Graham Greene, trên chiến thuyền của Le Roy, trên đường từ Miền Tây về Sài Gòn, nghe được 1 anh chí nguyện quân, trong Peace Corps của Mẽo, do say rượu, phọt ra, bèn tóm ngay lấy, và đẻ ra Người Mỹ Trầm Lặng. Cái bóng của nó, phủ lên hết mọi cuộc chiến có Mẽo dính vô. Khủng khiếp đến như thế!
Trong “Đọc GG ở thế ký 21”, Tin Văn đã “khiêm tốn” viết về nó rồi, hà, hà!
TTT ông anh của Gấu, bằng lòng nhân hậu, và cái nhìn bao dung của ông, phịa ra 1 cái kết thúc tuyệt vời của cuộc chiến Mít.
GG, bằng cái nhìn của 1 tiểu thuyết gia bậc thầy, đệ tử của Conrad, qua cuốn Điệp Viên, đẻ ra Người Mỹ Trầm Lặng, đem cái độc, cái ác của Mẽo, qua Thiện Ý của chúng, trải lên mọi cuộc chiến có Mỹ dính vô.
Trên tất cả, thì là Kafka, với viên y sĩ đồng quê, nghe lầm báo động hoảng mà đẻ ra cái xứ Mít mấp mé bờ địa ngục như hiện nay…

AFTERWORD
Reading Graham Greene in the Twenty-First Century
Đọc GG ở thế kỷ 21
Monica Ali

Một tên Yankee mũi lõ tới một nơi ở hải ngoại, đầu đầy ắp những ý tưởng về dân chủ và như thế nào, anh ta sẽ dậy một nền văn hóa cũ kỹ, cổ xưa, hết thời rồi một cách bảnh hơn - thì cứ nói huỵch toẹt ra ở đây, đường lối, cách hành xử, lối sống Mẽo. Một tên Hồng Mao đợi anh ta ở đó, bảo vệ chính anh ta, trước cái ý nghĩ khùng điên ba trợn như thế, bằng cách khuyên anh ta đừng để ý đến cái gì hết.
Và giữa họ là 1 em Mít thơm như Mít, sẵn sàng nghe hai anh mũi lõ khuyên bảo, và hưởng lợi được, từ cả hai 
Người Mẽo trầm lặng của GG, được viết năm 1955, và đặt để ở Việt Nam, lúc đó là nơi đang xẩy ra cuộc nổi dậy của lực lượng bản xứ, chống lại chế độ thực dân thuộc địa của Pháp. Lồng vào, hoặc phủ lên, tam giác tình, là 1 tam giác, với ba đỉnh Mỹ, Âu và Á, với những nhân vật, như là những biểu tượng, những con người bình thường bị lôi cuốn vào đó với những đau thương, nhức nhối của họ. Lạ, là tính tiên tri của cuốn tiểu thuyết….
But that's not why I keep reading and rereading The Quiet American, like many of Greene's books, and have it always with me in my carry-on, a private bible. Certainly it's true that if you walk through modern Saigon, as I have done, you can see Greene's romantic triangle playing out in every other hotel. And if you think about Iraq, Afghanistan, elsewhere, you see the outline of the same story.
Nhưng đó không phải là lý do tôi đọc đi đọc lại “Người Mỹ Trầm Lặng”, như nhiều cuốn khác của GG, và luôn có nó cùng với tôi, như 1 cuốn thánh kinh cá nhân. Rõ rang là, nếu bạn lang thang trong 1 thành phố Saigon hiện đại, như tôi đã làm, bạn có thể thấy cái tam giác tình của GG diễn ra ở mọi khách sạn khác.
Và nếu bạn nghĩ đến Iraq, Afghanistan, và đâu đó, elsewhere, bạn thấy đường ven của cùng 1 câu chuyện.

Trường hợp Người Mỹ Trầm Lặng, bầu khí mang chất đạo hạnh trong đó được xây dựng từ từng mỗi viên gạch của nó, như Zadie Smith đã nói tới, về một hệ thống đạo đức được so đo đong đếm đến từng chi tiết. Nó làm Zadie Smith nhớ tới Henry James trong tác phẩm Những Người Âu Châu, nhưng có khác, với Greene, câu chuyện không xẩy ra ở trong một căn phòng, mà là ở trận địa. Có gì là chắc chắn khi lọt vào một trận địa. Độc giả, như Greene, bị đẩy vào trong những cuộc tranh chấp dơ dáy, bẩn thỉu, tởm lợm nhất của thế kỷ, thí dụ như cuộc chiến Việt Nam, và rất nhiều cuộc chiến khác, một khi con người vẫn cứ lăn xả vào nhau, chém giết nhau, cho dù những “nghĩa cả” đã trở nên tối mò mò, chẳng ai còn tin tưởng vào chúng nữa. Những nhân vật của Greene làm bật ra sự bất toàn, tính không thể nào xác định được, của cái gọi là đạo đức, đạo hạnh, sự lẫn lộn, chẳng biết đàng nào mà lần, một khi con người sống ở trong một cuộc chiến không [làm sao] chấm dứt. Nhưng, cho dù vậy, tại Việt Nam, trong Người Mỹ Trầm Lặng, Phượng và tay phóng viên Fowler đã tìm được nhau, đúng là một sự chúc phúc, quá mức mong đợi ít ra là đối với Fowler. Đây đúng là một sự cứu nguy vào phút chót, sắp sửa chìm lỉm thì vớ được sợi thừng cứu mạng!

“Tôi là một kẻ có niềm tin lớn lao vào Lò Luyện Ngục”, Greene đã từng trả lời như vậy, trong một cuộc phỏng vấn. “Lò Luyện Ngục, với tôi, là có ý nghĩa…. một khi bị ném vào đó, con người có ấn tượng về sự du di, chuyển động. Tôi không thể nào tin vào Thiên Đàng. Mọi người cứ ỳ ra, ở đó. Đâu còn có điều gì để mà làm nữa!”

Ở Lò Luyện Ngục đó - ở cuộc chiến Việt Nam đó – Fowler vô trước, sau tới anh chàng thiện nguyện, cố vấn Mẽo, đẹp trai, trẻ măng. Anh này tin vào Thiên Đàng. Anh ta tới, được trang bị bằng cả một tự sự lớn [a great narrative], về Việt Nam. Anh ta sẽ bắt ép Việt Nam phải “thích hợp” với nó – Tiền Đồn Chống Cộng cho cả một trái đất sẽ không còn Cộng Sản nữa, thí dụ vậy. Anh ta có một câu chuyện của anh ta về Fowler, và ngược lại, Fowler cũng có một câu chuyện riêng của mình, về tên thực dân mới ngu si đần độn, cứ tưởng mình sẽ đem tự do dân chủ theo kiểu Mẽo đến cho thuộc địa cũ của Tây, và đây là giọng kể chính của cuốn tiểu thuyết. Cả hai tay này lại có những câu chuyện của riêng của họ về Phượng. Chẳng có một câu chuyện nào tin được. Chúng đều được dựng lên, theo yêu cầu của từng cá nhân, cho hợp với vai trò của mình. Greene hiểu rất rõ, những toan tính vị kỷ, nằm nơi đáy sâu con người, sẽ đẩy con người đi tới đâu. Ở trong Người Mỹ Trầm Lặng, những toan tính cá nhân này được hiện rõ ra, trên cái nền chính trị, và cùng với nó, là một xứ sở. Qua Phượng, người đọc cảm thấy, đây là một người đàn bà thực, đang hít thở không khí, không phải là một ý tưởng về một người đàn bà mà Pyle đang chôm từ Fowler.

Gừng càng già càng cay, càng ngày, tính ngây thơ ngốc ngếch, mù tịt về thế giới của anh chàng cố vấn Mẽo Pyle càng nổi lên cùng với cuốn truyện, kể từ khi được xuất bản, đúng như Fowler cảnh cáo anh ta:

“Tôi cầu mong Chúa làm cho anh hiểu được những gì anh đang làm ở đây. Ôi, tôi hiểu rất rõ, những nguyên nhân, những mục đích, những ý hướng tốt đẹp của anh.  Chúng luôn luôn tốt… Tôi chỉ mong, đôi khi anh có được một vài ý hướng xấu, có lẽ anh sẽ hiểu thêm được một tí, về thế thái nhân tình, về con người. Điều này áp dụng luôn cho cả cái xứ Mẽo của anh đấy, Pyle ạ.”

Nhưng theo Zadie Smith [Guardian], Pyle không chịu học. Sau cùng, anh ta cho rằng, niềm tin quan trọng hơn hoà bình, tư tưởng sống động hơn con người. Sự ngây thơ của anh ta, trên bình diện thế giới, chẳng khác gì một thứ chính thống giáo [fundamentalism]. Đọc lại cuốn truyện càng củng cố thêm lên nỗi sợ của  Zadie Simith, về tất cả những me-xừ Pyle trên toàn thế giới. Họ đâu có muốn làm cho chúng ta bị thương tổn. Chúng tôi tới với bạn là do thiện ý, do niềm tin, cơ mà? Nhưng chính những me-xừ Pyle này làm chúng ta đau khổ, làm thương tổn chúng ta. Thành quả lớn lao của Greene ở trong Người Mỹ Trầm Lặng, là cho tên già đểu giả, Fowler, nhân danh “nghĩa cả”, khi chỉ vào đống xác người mà Pyle coi, đó chỉ là biểu tượng. Fowler, và những người như anh ta, đều lý tưởng quá đủ, để mà chứng minh rằng, trên trái đất này, chẳng có một lý tưởng nào xứng đáng để mà lăn xả vào nhau, chém giết lẫn nhau, vì nó. Khi Pyle hỏi Fowler, như vậy, anh tin vào điều chi, “Tôi tin, tin chứ. Tôi tin, mình đang tựa lưng vô tường, và có một họng súng ở đằng kia kìa”. Pyle lắc đầu: “Tôi đâu tính hỏi bạn như vậy”.

Nhưng tác phẩm của Greene là đúng như vậy đó. Ông mang tới cho người đọc, một hy vọng, thứ hy vọng mà một người quan sát viên dán mắt vào sự kiện đem lại cho chúng ta. Theo nghĩa đó, Greene là tay ký giả bậc thầy. Ông dâng hiến cho chúng ta những chi tiết, và những chi tiết chính chúng, sẽ chiến đấu, trong một cuộc chiến đấu nhằm chống lại những thùng rỗng kêu to, nói rõ hơn, những ý nghĩ, tư tuởng lớn lao, nhưng vô ngã, vô vị, vô hình, vô ảnh, như của Pyle.

Ruth Franklin trên tờ Người Nữu Ước, tìm ra, Thượng Đế là ở trong những chi tiết, ngược hẳn với Zadie Smith, trên tờ Guardian, bà thấy Ma Quỉ ở trong những chi tiết, khi đọc Greene. Nhưng bà thêm vô, cứu chuộc cũng là từ đó.
Và có thể, đó cũng là của Greene, như ông từng có lần cầu nguyện, “Một vài người trong chúng ta có thiên hướng tin yêu Chúa. Một vài người khác, có thiên hướng tin yêu con người. Cầu xin làm sao thiên hướng của tôi đừng bị phí phạm”.
Cầu sao được vậy.
Nó quả đã không bị phí phạm.

NQT



Cuộc chiến Mít, với những tội ác của nó, con số người chết, 1 đất nước ngày càng tàn tạ, mất mẹ lương tâm đạo đức, mất tất cả "cái gọi là Mít", là do VC phịa ra, rồi biến nó thành hiện thực, khởi từ "ý hướng tốt" của anh Mẽo trầm lặng, cố tìm 1 lực lượng thứ ba, không theo Tẩy, Tẫu, Mút Ku.... 1 tên Mít đúng là Mít, cho xứ Mít!
Những tài liệu, văn kiện, sự kiện liên quan tới cuộc chiến giữa anh Tẩy và Việt Minh, mới nhất, từ phía Tẩy đưa ra, mà Gấu đọc, thời gian sau này, cho thấy, cuộc chiến đó có thể tránh được, ít ra là về phía Tẩy, nhưng Vẹm, không chỉ cố tình và còn mong mỏi, làm đủ mọi cách cho nó xẩy ra, để làm cỏ sạch những đảng phái khác, mà chúng gán cho tội Việt Gian, bán nước, chưa kể những nhà ái quốc như Phạm Quỳnh, thí dụ. Bởi vì chỉ có cách đó, mới thu gom mọi quyền lực vào tay chúng.
Cũng thế là cuộc chiến thứ nhì, với Mẽo, chỉ có cách đó, mới biến cả 1 miền đất thành thù nghịch.

Cuốn Người Mỹ Trầm Lặng là 1 bằng chứng chết người, của những thiện ý, của Mỹ, khi họ nhẩy vô Miền Nam
Bắc Kít bắt đúng gân Mẽo, khi thành lập MTGP: Chỉ có cách phịa ra cuộc chiến Mít thì mới thắng nó!
Nên nhớ, lịch sử Mít đã từng xẩy ra Trịnh Nguyễn phân tranh, giữa Đàng Ngoài và Đàng Trong.
Bắc Kít thua, không làm sao lấy được Miền Nam.
Nhờ nhử Mẽo vô mà thắng!


Một tuyên ngôn mỹ học.
An Aesthetic Manifesto

G. Steiner

Trong Ngôn ngữ và Câm Lặng, Steiner "đi" ba bài về Lukacs.

Bài Văn chương và hậu lịch sử, 1965, đề tặng Lukacs, In Honor of Georg Lukacs, hình như Tin Văn có dịch?
Bài Lukacs ký hợp đồng với Quỉ, Georg Kukacs and His Devil's Pact, 1960, về già, nhìn lại, THNM, Gấu cứ nghĩ dến cái hợp đồng của Bắc Kít với con quỉ ở nơi chuồng lợn, tức Anh Tẫu, mà Oz nhìn ra, khi đọc Y Sĩ Đồng Quê của Kafka.
Bữa nay, bèn giới thiệu bài viết Tuyên Ngôn Mỹ Học.

Trong số những trí thức Tẩy mê Mác Xít, còn 1 tay cũng rất khủng, là Lucien Goldmann. GCC đã dựa vào tay này, khi điểm cuốn Bếp Lửa của TTT, 1972.
Lucien Goldmann là tác giả cuốn sách cực kỳ bảnh, là Dieu Caché, 1955. Trong bài viết Chủ Nghĩa Mác và phê bình văn học, Steiner viết:

Around the hard core of French Stalinism, a harsh and disciplined cadre oddly untouched by the "thaw" of 1953-54, there has always flourished a large and animated world of intellectual Marxism. Its leading figures, such as Merleau-Ponty and Sartre, have often inclined toward the vortex of total adherence. But they draw back in the final moment, seeking to establish an ideological position which will be outside the Party-but not hostile to it. From both the dialectical and the practical point of view, such an attempt is doomed to ambivalence and failure. But the making of it charges French intellectual life with rare intensity and gives to abstract argument the strong pertinence of conflict. In France, even old men are angry.
Tiếp đó, Steiner viết về Dieu Caché, Thượng Đế Ần Khuất, của Goldmann.
Có thời, khi còn trẻ, Gấu quá mê Mác Xít, thứ chủ nghĩa không tưởng cực kỳ bảnh tỏng, như Steiner phán về nó...

Chung quanh con bài ách, tạm dịch từ "hard core" của chủ nghĩa Xì Tẩy, là cả 1 bộ sậu, lạ làm sao, không dính trấu cú Băng Tan, 1953-54, và thế giới trí thức Mác Xít của Tẩy vẫn xum xuê hoa trái. Hai tay dẫn đầu là Merleau-Ponty và Sartre vẫn hung hăng con bọ xít, nhưng có tí lùi lại, vào lúc chót, cố tìm 1 vị thế ý thức hệ ở ngoài Đảng, nhưng không thù nghịch Đảng....

Là thường, là cái chuyện Gấu ưa tậu/đọc những tác phẩm quá sức của Gấu.
Nhớ, lần qua Cali lần đầu, là bài dịch Tuyệt Bi của Steiner, trình ông chủ. Ông lắc đầu, cao quá, với độc giả Văn Học. Thế là bèn có ý bye bye tờ Văn Học, ra riêng, mày không đăng thì tao tự đăng, tự sướng.
Trang Tin Văn ra đời từ ý nghĩ đó.
Cũng thế, cái thời mới lớn, đọc Lukacs. Nhớ, lần gặp Trần Phong Giao với cuốn Lịch Sử và Ý Thức Giai Cấp, nhà xb Nửa Đêm, với những cuốn sách chẳng ai dám đọc. Người, mặt khinh khỉnh, hất hàm, cậu mua cuốn này để nhát ma ư?
Người phán, đúng như thế. Nhớ hoài. Khi mua, là Gấu đã biết quá sức của mình, cả về vốn liếng ăn đong tiếng Tẩy, lẫn tư tưởng Mác Xít. Đại sư phụ, đại tổ sư Mác Xít. Đâu phải thứ thường.
Mua, chờ khi có đủ nội lực, là bèn lôi ra tụng!

Ôi chao, đâu chỉ Trần Phong Giao. Steiner phán về nó, mà chẳng ghê sao:
III

But in practice, what are Lukacs' major achievements as a critic and historian of ideas?
    Ironically, one of his most influential works dates from a period in which his Communism was tainted with heresy. History and Class Consciousness (1923) is a rather legendary affair. It is a "livre maudit," a burnt book, of which relatively few copies have survived. * We find in it a fundamental analysis of the ''reification'' of man (Verdinglichung), the degradation of the human person to a statistical object through industrial and political processes. The work was condemned by the Party and withdrawn by the author. But it has led a tenacious underground life and certain writers, such as Sartre and Thomas Mann, have always regarded it as Lukacs' masterplece.

 [* History and Class Consciousness is now available in French. It is also being republished in the West German edition of Lukacs' collected writings, together with other early works. These are among his finest philosophic achievements and show him to be the true predecessor to Walter Benjamin. The cultural authorities in the East allow such Western publication of heretical but prestigious Marxist books; a characteristic touch of "Byzantine" policy.]

Như vậy là Gấu có cuốn sách đúng thời gian nó được nhà Minuit xb ở Tẩy.
Tuyệt thật!

Nhưng trong thực hành, tác phẩm bảnh nhất của Lukacs, như là nhà phê bình, và nhà sử học của những tư tưởng, là cuốn nào?
Trớ trêu thay, tác phẩm có tầm ảnh hưởng nhất của ông, xuất hiện đúng lúc tư tưởng Mác Xít dính trấu, và bị coi là dị giáo! Một tác phẩm “trời đánh”, 1 tác phẩm đáng “bị đốt bỏ”.
Lukacs được coi như là sư phụ của Walter Benjamin.
Theo GCC, Steiner cũng là 1 thứ đệ tử của Lukacs. Ông có kể lần ông gặp Lukacs, khi ông bị đệ tử giam tại gia, chờ đem đi làm thịt, và cậu thanh niên Steiner khóc nức nở. Thầy phán, mi làm sao hiểu nổi...  Cái Ác Mác Xít, trò làm thịt thầy là chuyện thường ngày ở huyện!


Sách & Báo Mới

Trò chuyện với Kafka

Conversations about his books were always very brief.

'I have been reading The Verdict.'
'Did you like it?'
'Like it? The book is horrifying!'
'You are perfectly right.'
'I should like to know how you came to write it. The dedication, For F., is certainly not merely formal. Surely you wanted the book to say something to someone. I should like to know the context.'
Kafka smiled, embarrassed.
'I am being impertinent. Forgive me.'
'You mustn't apologize. One reads in order to ask questions.
The Verdict is the spectre of a night.'
'What do you mean?'
'It is a spectre: he repeated, with a hard look into the distance.
'And yet you wrote it.'
'That is merely the verification, and so the complete exorcism, of the spectre.'
*
My friend Alfred Kampf from Altsattel near Falkenau, whose acquaintance I had made in lbogen, admired Kafka's story The Metamorphosis. He described the author as 'a new, more profound and therefore more significant Edgar Allan Poe'.
During a walk with Franz Kafka on the Altstadter Ring I told him about this new admirer of his, but aroused neither interest nor understanding. On the contrary, Kafka's expression showed that any discussion of his book was distasteful to him.
I, however, was filled with a zeal for discoveries, and so I was tactless.
'The hero of the story is called Samsa,' I said. 'It sounds like a cryptogram for Kafka. Five letters in each word. The S in the word Samsa has the same position as the K in the word Kafka. The A...'
Kafka interrupted me.
'It is not a cryptogram. Samsa is not merely Kafka, and nothing else. The Metamorphosis is not a confession, although it is - in a certain sense - an indiscretion.'
'I know nothing about that.'
'Is it perhaps delicate and discreet to talk about the bugs in one's own family?'
'It isn't usual in good society.'
'You see what bad manners I have.'
Kafka smiled. He wished to dismiss the subject. But I did not wish to.
'It seems to me that the distinction between good and bad manners hardly applies here,' I said. 'The Metamorphosis is a terrible dream, a terrible conception.'
Kafka stood still.
'The dream reveals the reality, which conception lags behind.
That is the horror of life - the terror of art. But now I must go home.'
He took a curt farewell.
Had I driven him away?
I felt ashamed.
*
We did not see each other for a fortnight. I told him about the books which in the meanwhile I had 'devoured'. Kafka smiled. 'From life one can extract comparatively so many books, but from books so little, so very little, life.'
'So literature is a bad preservative?'

He laughed and nodded.
I Franz Kafka and I often laughed long and loud together, that is to say, if one could ever describe Franz Kafka's laughter as loud. For me at least what has remained in my memory is not the sound of his laughter but the physical gestures by which he expressed his amusement. Depending on how much he was amused, he threw his head back quickly or slowly, opened his mouth a little and closed his eyes into narrow slits, as if his face were turned up to the sun. Or he laid his hand on the desk, raised his shoulders, drew in his bottom lip and shut his eyes as if someone were going to shower him with water.
In this kind of mood I once told him a little Chinese story I had read a short time before - I can't remember where.
'The heart is a house with two bedrooms. In one lives Suffering and in the other Joy. One mustn't laugh too loud, or one will wake the sorrow in the next-door room.'
'And Joy? Isn't she woken by the noise of sorrow?'
'No. Joy is hard of hearing. So she never hears the suffering in the next room.'
Kafka nodded. 'That's right. That's why one often only pretends to be enjoying oneself. One stuffs one's ears up with the wax of pleasure. For instance, me. I simulate gaiety, in order to vanish behind it. My laughter is a concrete wall.'
'Against whom?'
'Naturally, against myself.'
'But a wall is turned against the outer world,' I said. 'It's a defence against what comes from outside.' But Kafka instantly and decisively repudiated such a view.
'Is it, indeed? Every defence is a retreat, a withdrawal. A blow at the world is always a blow at oneself. For that reason, every concrete wall is only an illusion, which sooner or later crumbles away. For Inner and Outer belong to each other.
Divided, they become two bewildering aspects of a mystery which we endure but can never solve.'

GUSTAV JANOUCH: CONVERSATIONS WITH KAFKA

Note: Mua xôn, ngay những ngày đầu tới Xứ Lạnh, August 7, 94.
Max Brod phán, tớ đọc và sững sờ vì sự giầu sang của tài liệu mới mẻ.
Còn Scholem, "a work of highly dubious authenticity that nevertheless was swallowed uncritically by a hungry world", rất đáng ngờ vì tính trung thực, nhưng sẽ được ngấu nghiến bởi những kẻ không rành về phê bình.


Tôi đã đọc Vụ Án
Được không?
Được cái con khỉ. Khủng khiếp, ghê rợn, OK.
Cậu nói đúng.
Vụ Án là bóng ma trong đêm
Ông nói sao?
Nó là bóng ma. K trả lời, mắt nhìn sâu vào quãng xa
Vậy sao ông viết?
Nó là 1 kiểm chứng, một cú trục ma, trục quỉ

Bạn của tôi thích Hoá Thân. Hắn mô tả tác giả, một tân Poe, sâu xa hơn, và như vậy, có ý nghĩa hơn.
K có vẻ không thích lèm bèm về tác phẩm của mình, nhưng tôi thì cố tình, và thiếu tế nhị... S trong Samsa, giống K trong Kafka, có vẻ như 1 cryptogram [một thứ mật mã],
Nhảm. Hóa Thân không phải là 1 lời thú tội, tuy nhiên, đúng là 1 sự vô ý, cẩu thả, indiscretion.
Tôi chẳng biết 1 tí gì về chuyện này.
Nói về những con rận ở trong chăn, chìa cái lưng ra cho người lạ coi vết sẹo... là chuyện thiếu tế nhị...

Ôi chao, đúng là chuyện của nước Đức, và cùng với nó, vụ Lò Thiêu.
Với K, là sự thù ghét giữa hai cha con, và nếu bị THNM như GCC, thì đây là lòng thù hận của 1 tên Bắc Kít, với cái xứ sở mà nó từ đó sinh ra....

Note: Gustav Janouch là 1 cậu học sinh. Bạn có thể coi đây như là cuộc trò chuyện giữa GCC với ông anh của nó...


Ngô Nhật Đăng Lâu mới thấy lại, đúng là thơ Mít thiếu tiếng khóc

Foreword

Tadeusz Rozewicz is a poet of dark refusals, hard negations. He is a naked or impure poet ("I crystallize impure poetry," he writes), an antipoet relentlessly, even ruthlessly determined to tell the truth, however painful it may be. He scorns the idea of the poet as prophet and speaks from the margins-a stubborn outsider. "A poet is one who believes / and one who cannot," he declares. He dwells in uncertainties and doubts, in the insecure, gray areas of life-skeptic...

Note: Tay thi sĩ này, khủng lắm. Tin Văn sẽ đi bài Forewod, và luôn bản tiếng Mít.... Mua lâu rồi, nay mới có dịp giới thiệu.


Image may contain: 1 person, text






Độc và Đẹp

*
 
 
Nhớ, lần gửi cái truyện ngắn đầu tay “Những ngày ở Sài Gòn” cho ông anh, ông bèn cho đăng liền trên tờ Nghệ Thuật, và bèn sửa liền,1 câu tiếng Tây, từ Faulkner, thằng em dịch sai, liên quan tới thời tiết
... khi đọc Faulkner, tôi đã lầm lẫn hai từ "climatique" (khí hậu) và "climatérique" (khổ đau). Con người là tổng số những kinh nghiệm về thời tiết, con ngưòi tổng số những kinh nghiệm về khổ đau. [Cả hai câu đều của Faulkner]
Bèn, đi 1 đường về thời tiết, nhân đọc cuộc trò chuyện giữa hai nhà thơ Charles Simic & Tomas Salamun, trong Bomb




Một tuyên ngôn mỹ học.
An Aesthetic Manifesto

G. Steiner

Trong Ngôn ngữ và Câm Lặng, Steiner "đi" ba bài về Lukacs.

Bài Văn chương và hậu lịch sử, 1965, đề tặng Lukacs, In Honor of Georg Lukacs, hình như Tin Văn có dịch?
Bài Lukacs ký hợp đồng với Quỉ, Georg Kukacs and His Devil's Pact, 1960, về già, nhìn lại, THNM, Gấu cứ nghĩ dến cái hợp đồng của Bắc Kít với con quỉ ở nơi chuồng lợn, tức Anh Tẫu, mà Oz nhìn ra, khi đọc Y Sĩ Đồng Quê của Kafka.
Bữa nay, bèn giới thiệu bài viết Tuyên Ngôn Mỹ Học.

Trong số những trí thức Tẩy mê Mác Xít, còn 1 tay cũng rất khủng, là Lucien Goldmann. GCC đã dựa vào tay này, khi điểm cuốn Bếp Lửa của TTT, 1972.
Lucien Goldmann là tác giả cuốn sách cực kỳ bảnh, là Dieu Caché, 1955. Trong bài viết Chủ Nghĩa Mác và phê bình văn học, Steiner viết:

Around the hard core of French Stalinism, a harsh and disciplined cadre oddly untouched by the "thaw" of 1953-54, there has always flourished a large and animated world of intellectual Marxism. Its leading figures, such as Merleau-Ponty and Sartre, have often inclined toward the vortex of total adherence. But they draw back in the final moment, seeking to establish an ideological position which will be outside the Party-but not hostile to it. From both the dialectical and the practical point of view, such an attempt is doomed to ambivalence and failure. But the making of it charges French intellectual life with rare intensity and gives to abstract argument the strong pertinence of conflict. In France, even old men are angry.
Tiếp đó, Steiner viết về Dieu Caché, Thượng Đế Ần Khuất, của Goldmann.
Có thời, khi còn trẻ, Gấu quá mê Mác Xít, thứ chủ nghĩa không tưởng cực kỳ bảnh tỏng, như Steiner phán về nó...

Chung quanh con bài ách, tạm dịch từ "hard core" của chủ nghĩa Xì Tẩy, là cả 1 bộ sậu, lạ làm sao, không dính trấu cú Băng Tan, 1953-54, và thế giới trí thức Mác Xít của Tẩy vẫn xum xuê hoa trái. Hai tay dẫn đầu là Merleau-Ponty và Sartre vẫn hung hăng con bọ xít, nhưng có tí lùi lại, vào lúc chót, cố tìm 1 vị thế ý thức hệ ở ngoài Đảng, nhưng không thù nghịch Đảng....

Là thường, là cái chuyện Gấu ưa tậu/đọc những tác phẩm quá sức của Gấu.
Nhớ, lần qua Cali lần đầu, là bài dịch Tuyệt Bi của Steiner, trình ông chủ. Ông lắc đầu, cao quá, với độc giả Văn Học. Thế là bèn có ý bye bye tờ Văn Học, ra riêng, mày không đăng thì tao tự đăng, tự sướng.
Trang Tin Văn ra đời từ ý nghĩ đó.
Cũng thế, cái thời mới lớn, đọc Lukacs. Nhớ, lần gặp Trần Phong Giao với cuốn Lịch Sử và Ý Thức Giai Cấp, nhà xb Nửa Đêm, với những cuốn sách chẳng ai dám đọc. Người, mặt khinh khỉnh, hất hàm, cậu mua cuốn này để nhát ma ư?
Người phán, đúng như thế. Nhớ hoài. Khi mua, là Gấu đã biết quá sức của mình, cả về vốn liếng ăn đong tiếng Tẩy, lẫn tư tưởng Mác Xít. Đại sư phụ, đại tổ sư Mác Xít. Đâu phải thứ thường.
Mua, chờ khi có đủ nội lực, là bèn lôi ra tụng!

Ôi chao, đâu chỉ Trần Phong Giao. Steiner phán về nó, mà chẳng ghê sao:
III

But in practice, what are Lukacs' major achievements as a critic and historian of ideas?
    Ironically, one of his most influential works dates from a period in which his Communism was tainted with heresy. History and Class Consciousness (1923) is a rather legendary affair. It is a "livre maudit," a burnt book, of which relatively few copies have survived. * We find in it a fundamental analysis of the ''reification'' of man (Verdinglichung), the degradation of the human person to a statistical object through industrial and political processes. The work was condemned by the Party and withdrawn by the author. But it has led a tenacious underground life and certain writers, such as Sartre and Thomas Mann, have always regarded it as Lukacs' masterplece.

 [* History and Class Consciousness is now available in French. It is also being republished in the West German edition of Lukacs' collected writings, together with other early works. These are among his finest philosophic achievements and show him to be the true predecessor to Walter Benjamin. The cultural authorities in the East allow such Western publication of heretical but prestigious Marxist books; a characteristic touch of "Byzantine" policy.]

Như vậy là Gấu có cuốn sách đúng thời gian nó được nhà Minuit xb ở Tẩy.
Tuyệt thật!

Nhưng trong thực hành, tác phẩm bảnh nhất của Lukacs, như là nhà phê bình, và nhà sử học của những tư tưởng, là cuốn nào?
Trớ trêu thay, tác phẩm có tầm ảnh hưởng nhất của ông, xuất hiện đúng lúc tư tưởng Mác Xít dính trấu, và bị coi là dị giáo! Một tác phẩm “trời đánh”, 1 tác phẩm đáng “bị đốt bỏ”.
Lukacs được coi như là sư phụ của Walter Benjamin.
Theo GCC, Steiner cũng là 1 thứ đệ tử của Lukacs. Ông có kể lần ông gặp Lukacs, khi ông bị đệ tử giam tại gia, chờ đem đi làm thịt, và cậu thanh niên Steiner khóc nức nở. Thầy phán, mi làm sao hiểu nổi...  Cái Ác Mác Xít, trò làm thịt thầy là chuyện thường ngày ở huyện!


To understand Britain, read its spy novels

To understand Britain, read its spy novels
Để hiểu lũ Hồng Mao, hãy đọc tiểu thuyết điệp viên của chúng.

The nature of the establishment, the agonies of decline, the complicated tug of patriotism: spy novels explore what makes Britain British.
Bản chất của định chế, những cơn hấp hối khi suy tàn, lòng ái quốc đa đoan rắc rối của nó: tiểu thuyết điệp viên triển khai cái làm nên Anh quốc.

FEW countries have dominated any industry as Britain has dominated the industry of producing fictional spies. Britain invented the spy novel with Rudyard Kipling’s dissection of the Great Game in “Kim” and John Buchan’s adventure stories. It consolidated its lead with Somerset Maugham’s Ashenden stories and Graham Greene’s invention of “Greeneland”. It then produced the world’s two most famous spooks: James Bond, the dashing womaniser, and George Smiley, the cerebral cuckold, who reappears this week in a new book (see page 75).

What accounts for this success? One reason is the revolving door between the secret establishment and the literary establishment. Some of the lions of British literature worked as spies. Maugham was sent to Switzerland to spy for Britain under cover of pursuing his career as a writer. Greene worked for the intelligence services. Both Ian Fleming, the creator of Bond, and John le Carré, the creator of Smiley, earned their living as spies. Dame Stella Rimington, head of MI5 in 1992-96, has taken to writing spy novels in retirement. It is as if the secret services are not so much arms of the state as creative-writing schools.
Another reason is that British reality has often been stranger than fiction. The story of the “Cambridge spies”—Kim Philby, Anthony Blunt, Guy Burgess and the rest—is as far-fetched as it gets. One Soviet mole at the top of MI6 (Philby, who also worked for The Economist in Beirut); another even looking after the queen’s pictures (Blunt); a cover-up; a dash to the safety of the Soviet Union; larger-than-life characters such as the compulsively promiscuous and permanently sozzled Burgess.
There is also a more profound reason for Britain’s success. The spy novel is the quintessential British fictional form in the same way that the Western is quintessentially American. Britain’s best spy novelists are so good precisely because they use the genre to explore what it is that makes Britain British: the obsession with secrecy, the nature of the establishment, the agonies of imperial decline and the complicated tug of patriotism.

Note: Bài này thú vị thật. Tin Văn sẽ lai rai ba sợi về nó, và cùng lúc, lèm bèm về cái thú đọc truyện trinh thám, gián điệp...

* *

JOHN LE CARRÉ

GỌI NGƯỜI ĐÃ CHẾT

 CALL FOR THE DEAD

"Điện thoại của người đã chết", với Gấu, là cuốn bảnh nhất, của le Carré, dù ông nổi tiếng với “Trở về từ vùng lạnh”. GCC đọc "Call for the Dead" trước, bản tiếng Tẩy, nhưng lại bỏ qua, và cuốn sau, mua ở Xuân Thu, cũng bản tiếng Tây, collection nrf, bìa trắng, chẳng cần minh họa, vừa cầm lên 1 phát là ra quầy trả tiền:
Cái tít khủng quá, The Spy Who Came In From The Cold.
Lạnh, 1 phát, là run như con thằn lằn đứt đuôi rồi.

Trong Call, có cảnh tuyển điệp viên của Mật Vụ Anh.

Hắn không được giới thiệu với Ủy ban, nhưng đã biết phân nửa những thành viên. Có Fielding, chuyên về thời trung cổ ở Pháp thuộc Đại học Cambridge, Sparke, Trường Ngôn ngữ Dông phương, và Steed-Asprey, đã có mặt tại bàn danh dự bữa dạ tiệc của Jebedee mà Smiley là khách được mời. Hắn phải thú nhận là mình xúc động, Để Fielding phải chịu rời những căn phòng của ông ta, khoan nói tới Cambridge, riêng việc đó đã là một phép lạ. Sau này, Smiley vẫn nghĩ cuộc phỏng vấn giống như một điệu múa quạt, từng cá nhân bộc lộ những phần khác nhau của một toàn thể bí mật. Sau cùng Steed-Asprey, hình như vị Chủ tịch, vén màn cuối, và sự thực sừng sững trước Smiley với tất cả sự trần trụi chói lòa của nó. Hắn được đề nghị một chức việc trong cái mà, vì Steed-Asprey không chọn được một cái tên tốt đẹp hơn, đã đỏ mặt diễn tả, là Cơ quan mật vụ.

Steiner cũng có tả cái cảnh Mẽo nhận ông, y chang mật vụ Anh, khi trả lời tờ The Paris Review.

https://www.economist.com/news/books-and-arts/21728611-old-masters-john-and-george-puzzle-their-watchers-legacy-spies-john-le-carr-s

George Smiley is back. Really?


https://www.economist.com/news/books-and-arts/21727880-peasant-boy-turned-communist-party-boss-who-liberated-his-people-70-years-lies

The story of a good man
How Mikhail Gorbachev ended the cold war
The peasant boy turned Communist Party boss who liberated his people from 70 years of lies and buried the Soviet Union

Như thế nào, một tên nhà quê Bắc Kít, biến thành Trùm Bắc Bộ Phủ,
và giải phóng xứ Bắc Kít của 4 ngàn năm dối trá, và chôn vùi Cái Ác Bắc Kít
[dịch hoảng]

Câu chuyện 1 tên Xô Viết tốt: Đời và thời của Gorbachev.
Bài này tuyệt quá. Gấu phải mua tờ báo, vì hết credit đọc free.

Nhớ, có lần đọc trong nước, trên lưới, tất nhiên, có 1 tay VC than Gorbachev bị Tây Phương đánh lừa, nếu không, Liên Xô vưỡn còn.

Trong cuốn tiểu sử Gorbachev, vấn đề này, cũng được đặt ra, nhưng có tí khác.

Bài viết trên Người Kinh Tế mở ra bằng cái cảnh, hai đấng Gorbachev và Yelsin gặp nhau, vào ngày 23 Tháng Chạp, để bàn chuyện chuyển giao quyền lực.
Sau vài ly vodka, “Góc” cảm thấy không được khoẻ bèn bỏ vô văn phòng ở phía sau, còn Yeltin lừng lững dảo bước, “như đang diễn hành”, như vị bạn thân của Góc nhớ lại.
Vị này vô văn phòng và thấy bạn quí nằm dài trên sô pha, nước mắt ròng ròng: Bạn thấy tình hình như thế đấy.
Chàng vừa mất job, là vị tổng thống Liên Xô, và xứ sở của chàng, cùng với nó.
Vị này cố an ủi Góc, nhưng chính ông cũng thấy sốc. Một người vừa làm thay đổi hẳn diện mạo thế giới… vậy mà bây giờ là nạn nhân vô phương cứu chữa của sự độc ác, và tính đồng bóng của lịch sử.
Và cái lịch sử đó, tếu thay, do chính ông ta làm cho nó vận hành.

Kể từ khi Liên Xô xụm bà chè, cho tới giờ, câu hỏi “Tại sao” làm phiền thiên hạ, ở Tây phương, ở Nga xô, ở TQ. Tại làm sao 1 con người quyền lực trùm thiên hạ như thế, lại “coi thường” quyền lực của riêng mình?
Liệu ông giản dị đã thất bại không hiểu được hậu quả của những hành động của mình, hay là, ông hành động như thế, là do can đảm, do tầm nhìn tiên tri?
Như thế nào, 1 anh cu Tý nhà quê Nga xô trở thành ông trùm ĐCS, và bèn giải phóng nhân dân của ông ta ra khỏi 70 năm sống trong dối trá, và sợ hãi, chấm dứt cuộc chiến lạnh và đào mồ chôn đế quốc đỏ Liên Xô. Ông ta là sản phẩm của hệ thống Liên Xô, như chính ông ta phán, hay là cái lầm lẫn có tính di truyền, its genetic error, của nó?
Cái gì làm nên Góc?

 
VHNT Số 555 February 14, 2003

 Tin Văn

 1. Mỗi trường hợp mỗi khác.

Thus it is enough for the poet to be the bad conscience of his age.
Saint-John Perse. Diễn văn Nobel (1960).
(Là ý thức tự phán của thời mình, vậy là quá đủ cho nhà thơ).



* *

*

Đọc mấy đấng “lề trái” ở trong nước, như tên vô lại NV, thấy cực tởm, so với đám lề phải, ấy là vì chúng nghĩ chúng chọn “phiá của nước mắt”, như ông Dương Tường phán, thành ra tên nào tên đó chửi nhà nước dữ lắm, và giọng văn rất càn dỡ, đểu giả, tinh ròng độc Bắc Kít, ấy là vì chúng nghĩ, lương tâm chúng trong sạch.

Ở bên dưới những câu văn độc địa của NHT, ở những tác phẩm đầu, tinh ý thì lại nhận ra tấm lòng nhân hậu của ông, nhận ra cái ý của Kafka, trong cuộc đấu sinh tử tay đôi, duel, giữa nhà văn và thế giới, nhà văn chọn thế giới.
Làm sao mà có chúng ta ở trong thứ văn chương nhơ bẩn của NV được.

Trong bài viết “Con người, con vật chính trị, L’homme, une bête politique”, trong số Văn Học Pháp, Le Magazine Littéraire, 7&8 2007, đặc biệt về cái ngu đần, một phát kiến hiện đại (la bêtise, une invention moderne), tác giả Perrine Simon-Nahum phán, một xã hội dân chủ vận hành tốt đòi hỏi công dân của nó một sự phán đoán sáng sủa, rõ ràng (un jugement éclairé). Nhất là khi mà những đấng trí thức, tầng lớp tinh anh, chính chúng, lại là bằng cớ của sự phạm tội mù quáng (Surtout quand les “intellectuels” font eux-mêmes preuve d’un coupable aveuglement). Trong phần “Sự đồi bại trí thức” (“Perversions intellectuelles”), tác giả bài viết viện dẫn Raymond Aron: Tiếp theo những nghiên cứu của Élie Halévy về bản chất của những chủ nghĩa toàn trị và sự yếu hèn của những chế độ dân chủ, R. Aron bèn tóm lấy đề tài này, ngay từ năm 1937, trong 1 bài viết trên “Tập san siêu hình và đạo đức” (Revue de métaphysique et de morale) nhắm vào chính trị kinh tế của “Front populaire” (Mặt Trận Bình Dân?).

Áp dụng vào tầng lớp trí thức, trong 1 bài viết vào năm 1948, trên tờ Le Figaro, Aron đề ra trước tiên, những “nghịch lý của chủ nghĩa CS”: "Được coi thuộc giai đoạn giải phóng con người, một chế độ thành lập những trại tập trung, những hộ chiếu đi lại trong nước, les passeports intérieurs, cảnh sát chính trị, une police politique, siêu việt hơn thứ của những sa hoàng, như vậy là vượt quá giới hạn của sự ngu đần, cà chớn, đồi bại mà ngay cả 1 tên trí thức sau cùng cũng chấp nhận”.
Điều Aron kết án thì không nhắm vào chuyện, tôi chọn lề phải hay lề trái (nguyên văn, sự tham dự ý thức vào một ý thức hệ), mà là sự đồi bại trí thức. 

Chúng ta gặp đúng trường hợp những những đấng tinh anh Bắc Kít ở đây, những đấng như Nobel Toán, Diễn đàn Bô xịt, hay tên vô lại NV.  
V
à bây giờ, thơ Mít lưu vong cái con mẹ gì đó! 

Cũng 1 thứ đồi bại trí thức!

Nhớ, trong bài tưởng niệm TTT, Phan Lạc Phúc nhắc tới Aron, và coi ông là tác giả ảnh hưởng lên TTT. GCC đọc Aron, sau này, khi ra hải ngoại, trên tờ ML, nhớ đại khái. Thời mới lớn, Gấu đọc Mác Xít qua những tay đại tổ sư, những nhà Mác học, là, Lukacs, Henri Lefebvre, Nguyễn Đình Thi, Trần Văn Toàn, thí dụ. Aron là nhà trí thức CS, không phải 1 tay Mác học, theo GCC.
Henri Lefebvre nhìn ra ý tưởng praxis-theory, là nền của chủ nghĩa Mác. Với NDT là ý niệm tĩnh-động. Trong bài viết tưởng niệm ông, Gấu đã nhắc tới điều này. Merleau-Ponty thì lại đặt nặng vấn đề bạo động trong chủ nghĩa Mác, qua những cuốn "Những cuộc phiêu lưu của biện chứng pháp", hay Nhân Văn và Bạo Động, Humanisme et Terreur…
Gấu có cái cực may, là vừa lớn 1 phát, là bèn cày hai job, là bèn có tiền, mua sách, đọc sách như điên, trong lúc chờ chết.
Ông anh TTT lâu lâu còn phải bảo thằng em, mày đưa tao cuốn đó, đọc thử coi…


Acceptance Speech

Diễn Văn Nobel


Members of the Swedish Academy, Your Majesties, ladies and gentlemen, I was born and grew up on the other shore of the Baltic, practically on its opposite gray, rustling page. Sometimes on clear days, especially in autumn, standing on a beach somewhere in Kellomaki, a friend would point his finger northwest across the sheet of water and say: See that blue strip of land? It's Sweden.
    He would be joking, of course: because the angle was wrong, because according to the law of optics, a human eye can travel only for something like twenty miles in open space.
The space, however, wasn't open.
    Nonetheless, it pleases me to think, ladies and gentlemen, that we used to inhale the same air, eat the same fish, get soaked by the same-at times-radioactive rain, swim in the same sea, get bored by the same kind of conifers. Depending on the wind, the clouds I saw in my window were already seen by you, or vice versa. It pleases me to think that we have had something in common before we ended up in this room.
    And as far as this room is concerned, I think it was empty just a couple of hours ago, and it will be empty again a couple of hours hence. Our presence in it, mine especially, is quite incidental from its walls' point of view. On the whole, from space's point of view, anyone's presence is incidental in it, unless one possesses a permanent-and usually inan- imate-characteristic oflandscape: a moraine, say, a hilltop, a river bend. And it is the appearance of something or some- body unpredictable within a space well used to its contents that creates the sense of occasion.

So being grateful to you for your decision to award me the Nobel Prize for literature, I am essentially grateful for your imparting to my work an aspect of permanence, like that of a glacier's debris, let's say, in the vast landscape of literature.
    I am fully aware of the danger hidden in this simile: of coldness, uselessness, eventual or fast erosion. Yet if that debris contains a single vein of animated ore-as I, in my vanity, believe it does-then this simile is perhaps prudent.
    And as long as I am on the subject of prudence, I should like to add that through recorded history the audience for poetry seldom amounted to more than 1 percent of the entire population. That's why poets of antiquity or of the Renaissance gravitated to courts, the seats of power; that's why nowadays they flock to universities, the seats of knowledge. Your academy seems to be a cross between the two; and if in the future-in that time free of ourselves-that 1 percent ratio is sustained, it will be, not to a small degree, due to your efforts. In case this strikes you as a dim vision of the future, I hope that the thought of the population explosion may lift your spirits somewhat. Even a quarter of that 1 percent would make a lot of readers, even today.
    So my gratitude to you, ladies and gentlemen, is not entirely egotistical. I am grateful to you for those whom your decisions make and will make read poetry, today and to- morrow. I am not so sure that man will prevail, as the great man and my fellow American once said, standing, I believe, in this very room; but I am quite positive that a man who reads poetry is harder to prevail upon than one who doesn't.
    Of course, it's one hell of a way to get from St. Petersburg to Stockholm; but then, for a man of my occupation, the notion of a straight line being the shortest distance between two points lost its attraction a long time ago. So it pleases me to find out that geography in its own turn is also capable of poetic justice.

Thank you.


Marriage       
 
    ________________________________________   
   
Two of them there beside the river, as if
The river were the conversation between them.

It was as if the vocables of the river
Could beautifully articulate some meaning

That the river knew about. They knew so little
About what it was that the river knew about,

The meaning they had each of them always wanted
To impart to the other with the authority

Of knowing who it was each of them was.
The river went on saying what it was saying.

—David Ferry

https://www.threepennyreview.com/samples/simic_f16.html

Seeing Things
       
    I came here in my youth,
    A wind toy on a string.
    Saw a street in hell and one in paradise.
    Saw a room with a light in it so ailing
    It could’ve been leaning on a cane.
    Saw an old man in a tailor shop
    Kneel before a bride with pins between his lips.
    Saw the President swear on the Bible
    while snow fell around him.
    Saw a pair of lovers kiss in an empty church
    And a naked man run out of a building
    waving a gun and sobbing.
    Saw kids wearing Halloween masks
    Jump from one roof to another at sunset.
    Saw a van full of stray dogs look back at me.
    Saw a homeless woman berating God
    And a blind man with a guitar singing:
    “Oh Lord remember me,
    When these chains are broken set my body free.”

    —Charles Simic

Note: Bài này, có trong The Best American Poetry, 2017.
Tin Văn đã giới thiệu & dịch, chưa kiếm ra bản tiếng Mít.


Nhìn sự vật
Tớ tới đây hồi trẻ
Cái chong chóng trên sợi dây
[Cái diều trên sợi dây]
Nhìn con phố, địa ngục
Nhìn con khác, thiên đàng
Nhìn căn phòng với 1 tia sáng ở trong đó, èo uột làm sao
Nó có thể tựa lên 1 cái gậy
Nhìn ông già trong tiệm may
Khoá môi bằng đinh ghim
Quì trước cô dâu
Nhìn Tông Tông thề bồi với cuốn
Kinh Thánh
Trong khi tuyết rơi quanh Xừ Luỷ
Nhìn cặp tình nhân hôn nhau trong ngôi nhà thờ rỗng
Và 1 người đàn ông trần truồng chạy ra khỏi 1 toà biu đing
Tay cầm súng vẩy vẩy, miệng sụt sùi khóc
Nhìn con nít đeo mặt nạ
Halloween
Nhảy từ mái nhà này qua mái nhà khác vào lúc hoàng hôn
Nhìn 1 chiếc xe van đầy chó hoang ngoái nhìn lại tớ
Nhìn 1 bà không nhà riếc móc Chú
a
Và 1 anh mù với chiếc đàn ghi ta, và hát:
"Ôi Chúa, hãy nhớ tới con
Khi những chiếc ghế này gãy, giải thoát thân thể con"
[Khi những sợi xiềng này gãy, giải thoát thân thể con]

Erratas: wind toy, ở đây, là con diều, đi với cái tít là seeing things.
Câu chót, chains, những sợi sên, xiềng, không phải những chiếc ghế.
Tks K. NQT

Viết mỗi ngày

To understand Britain, read its spy novels

To understand Britain, read its spy novels
Để hiểu lũ Hồng Mao, hãy đọc tiểu thuyết điệp viên của chúng.

The nature of the establishment, the agonies of decline, the complicated tug of patriotism: spy novels explore what makes Britain British.
Bản chất của định chế, những cơn hấp hối khi suy tàn, lòng ái quốc đa đoan rắc rối của nó: tiểu thuyết điệp viên triển khai cái làm nên Anh quốc.

FEW countries have dominated any industry as Britain has dominated the industry of producing fictional spies. Britain invented the spy novel with Rudyard Kipling’s dissection of the Great Game in “Kim” and John Buchan’s adventure stories. It consolidated its lead with Somerset Maugham’s Ashenden stories and Graham Greene’s invention of “Greeneland”. It then produced the world’s two most famous spooks: James Bond, the dashing womaniser, and George Smiley, the cerebral cuckold, who reappears this week in a new book (see page 75).

What accounts for this success? One reason is the revolving door between the secret establishment and the literary establishment. Some of the lions of British literature worked as spies. Maugham was sent to Switzerland to spy for Britain under cover of pursuing his career as a writer. Greene worked for the intelligence services. Both Ian Fleming, the creator of Bond, and John le Carré, the creator of Smiley, earned their living as spies. Dame Stella Rimington, head of MI5 in 1992-96, has taken to writing spy novels in retirement. It is as if the secret services are not so much arms of the state as creative-writing schools.
Another reason is that British reality has often been stranger than fiction. The story of the “Cambridge spies”—Kim Philby, Anthony Blunt, Guy Burgess and the rest—is as far-fetched as it gets. One Soviet mole at the top of MI6 (Philby, who also worked for The Economist in Beirut); another even looking after the queen’s pictures (Blunt); a cover-up; a dash to the safety of the Soviet Union; larger-than-life characters such as the compulsively promiscuous and permanently sozzled Burgess.
There is also a more profound reason for Britain’s success. The spy novel is the quintessential British fictional form in the same way that the Western is quintessentially American. Britain’s best spy novelists are so good precisely because they use the genre to explore what it is that makes Britain British: the obsession with secrecy, the nature of the establishment, the agonies of imperial decline and the complicated tug of patriotism.

Note: Bài này thú vị thật. Tin Văn sẽ lai rai ba sợi về nó, và cùng lúc, lèm bèm về cái thú đọc truyện trinh thám, gián điệp...

* *

JOHN LE CARRÉ

GỌI NGƯỜI ĐÃ CHẾT

 CALL FOR THE DEAD

"Điện thoại của người đã chết", với Gấu, là cuốn bảnh nhất, của le Carré, dù ông nổi tiếng với “Trở về từ vùng lạnh”. GCC đọc "Call for the Dead" trước, bản tiếng Tẩy, nhưng lại bỏ qua, và cuốn sau, mua ở Xuân Thu, cũng bản tiếng Tây, collection nrf, bìa trắng, chẳng cần minh họa, vừa cầm lên 1 phát là ra quầy trả tiền:
Cái tít khủng quá, The Spy Who Came In From The Cold.
Lạnh, 1 phát, là run như con thằn lằn đứt đuôi rồi.

Trong Call, có cảnh tuyển điệp viên của Mật Vụ Anh.

Hắn không được giới thiệu với Ủy ban, nhưng đã biết phân nửa những thành viên. Có Fielding, chuyên về thời trung cổ ở Pháp thuộc Đại học Cambridge, Sparke, Trường Ngôn ngữ Dông phương, và Steed-Asprey, đã có mặt tại bàn danh dự bữa dạ tiệc của Jebedee mà Smiley là khách được mời. Hắn phải thú nhận là mình xúc động, Để Fielding phải chịu rời những căn phòng của ông ta, khoan nói tới Cambridge, riêng việc đó đã là một phép lạ. Sau này, Smiley vẫn nghĩ cuộc phỏng vấn giống như một điệu múa quạt, từng cá nhân bộc lộ những phần khác nhau của một toàn thể bí mật. Sau cùng Steed-Asprey, hình như vị Chủ tịch, vén màn cuối, và sự thực sừng sững trước Smiley với tất cả sự trần trụi chói lòa của nó. Hắn được đề nghị một chức việc trong cái mà, vì Steed-Asprey không chọn được một cái tên tốt đẹp hơn, đã đỏ mặt diễn tả, là Cơ quan mật vụ.

Steiner cũng có tả cái cảnh Mẽo nhận ông, y chang mật vụ Anh, khi trả lời tờ The Paris Review.



https://www.economist.com/news/books-and-arts/21727880-peasant-boy-turned-communist-party-boss-who-liberated-his-people-70-years-lies

The story of a good man
How Mikhail Gorbachev ended the cold war
The peasant boy turned Communist Party boss who liberated his people from 70 years of lies and buried the Soviet Union

Như thế nào, một tên nhà quê Bắc Kít, biến thành Trùm Bắc Bộ Phủ,
và giải phóng xứ Bắc Kít của 4 ngàn năm dối trá, và chôn vùi Cái Ác Bắc Kít
[dịch hoảng]

Câu chuyện 1 tên Xô Viết tốt: Đời và thời của Gorbachev.
Bài này tuyệt quá. Gấu phải mua tờ báo, vì hết credit đọc free.

Nhớ, có lần đọc trong nước, trên lưới, tất nhiên, có 1 tay VC than Gorbachev bị Tây Phương đánh lừa, nếu không, Liên Xô vưỡn còn.

Trong cuốn tiểu sử Gorbachev, vấn đề này, cũng được đặt ra, nhưng có tí khác.

Bài viết trên Người Kinh Tế mở ra bằng cái cảnh, hai đấng Gorbachev và Yelsin gặp nhau, vào ngày 23 Tháng Chạp, để bàn chuyện chuyển giao quyền lực.
Sau vài ly vodka, “Góc” cảm thấy không được khoẻ bèn bỏ vô văn phòng ở phía sau, còn Yeltin lừng lững dảo bước, “như đang diễn hành”, như vị bạn thân của Góc nhớ lại.
Vị này vô văn phòng và thấy bạn quí nằm dài trên sô pha, nước mắt ròng ròng: Bạn thấy tình hình như thế đấy.
Chàng vừa mất job, là vị tổng thống Liên Xô, và xứ sở của chàng, cùng với nó.
Vị này cố an ủi Góc, nhưng chính ông cũng thấy sốc. Một người vừa làm thay đổi hẳn diện mạo thế giới… vậy mà bây giờ là nạn nhân vô phương cứu chữa của sự độc ác, và tính đồng bóng của lịch sử.
Và cái lịch sử đó, tếu thay, do chính ông ta làm cho nó vận hành.

Kể từ khi Liên Xô xụm bà chè, cho tới giờ, câu hỏi “Tại sao” làm phiền thiên hạ, ở Tây phương, ở Nga xô, ở TQ. Tại làm sao 1 con người quyền lực trùm thiên hạ như thế, lại “coi thường” quyền lực của riêng mình?
Liệu ông giản dị đã thất bại không hiểu được hậu quả của những hành động của mình, hay là, ông hành động như thế, là do can đảm, do tầm nhìn tiên tri?
Như thế nào, 1 anh cu Tý nhà quê Nga xô trở thành ông trùm ĐCS, và bèn giải phóng nhân dân của ông ta ra khỏi 70 năm sống trong dối trá, và sợ hãi, chấm dứt cuộc chiến lạnh và đào mồ chôn đế quốc đỏ Liên Xô. Ông ta là sản phẩm của hệ thống Liên Xô, như chính ông ta phán, hay là cái lầm lẫn có tính di truyền, its genetic error, của nó?
Cái gì làm nên Góc?

Sách & Báo Mới

Bản dịch tiếng Anh mới nhất

IN FRONT OF THE LAW

IN FRONT OF the Law stands a doorman. A man from the country comes to this doorman and asks to be admitted to the Law, but the doorman says that he can't allow him to enter. The man reflects on this and then asks if he can assume that he'll be allowed to enter later. "It's possible," says the doorman, "but not now." Since the gate to the Law remains open and the doorman steps to the side, the man bends down to look through the gate into the interior. When the doorman notices this, he laughs and says, "If it tempts you so much, try to get in despite my warning. But know this: I'm powerful, and I'm only the lowliest doorman. In every chamber stands another doorman, each more powerful than the one before. Though powerful myself, the very gaze of the third is more than I can endure." The man from the country hadn't anticipated such difficulties; the Law is supposedly accessible to anyone at any time, he thinks, but now, as he looks at the doorman in his fur coat more carefully, at his large, pointed nose, the long, thick, black Cossack beard, he decides to continue waiting until he receives permission to enter. The doorman gives him a stool and lets him sit down to the side of the door. There he sits for days and years. He makes many attempts to be admitted and wears out the doorman with his pleas. The doorman often subjects him to a series of questions, asks him about his home and many other things, but they're questions posed in a detached way, the sort that great lords pose, and in the end he always repeats that he still can't grant him entry. The man, who had fully equipped himself for his journey, uses everything he has, no matter how valuable, to bribe the doorman. The latter accepts everything but says at the same time: "I'm only accepting this so that you won't think that you've overlooked something." Over the many years the man watches the doorman almost constantly. He forgets about the other doormen, and this first one seems to him to be the only obstacle between him and access to the Law. He curses his bad luck, in the first years recklessly and loudly; later, as he grows old, he continues only to grumble to himself quietly. He becomes like a child, and since in his perennial observations of the doorman he has come to know even the fleas in the collar of his fur coat, he even asks the fleas to help him change the doorman's mind. Finally, his vision becomes weak, and he doesn't know whether it's getting darker around him or his eyes are only deceiving him. But now he recognizes in the darkness a brilliance which radiates inextinguishably from the door of the Law. He doesn't have much longer to live now. As he's near the end, all of his experiences of the entire time culminate in a question that he hasn't yet asked the doorman. Since he can no longer raise his stiffening body, he motions to him. The doorman must bend very low for him since their difference in height has changed much to the latter's disadvantage. "What do you want to know now?" asks the doorman. "You're insatiable." "Everyone strives for the Law," says the man. "How is it that in these many years no one except me has asked to be admitted?" The doorman realizes that the man is already near the end, and to reach his failing ears he roars at him: "No one else could be admitted here because this entrance was for you alone. I'll now go and close it."

Trước Pháp Luật

Trước Pháp Luật có tên gác cửa. Một người nhà quê tới và xin phép vô, nhưng tên gác nói, ta không thể cho phép mi vô. Người nhà quê suy nghĩ, rồi hỏi, liệu lát nữa, có được không. Tên gác nói, “có thể”, nhưng “lúc này thì chưa”. Bởi là vì cửa mở, và tên gác thì đứng né qua 1 bên, cho nên người nhà quê bèn cúi xuống dòm vô bên trong. Tên gác bèn cười và nói, "Nếu mi thèm như thế, thì cần gì ta, cứ vô đại đi. Nhưng hãy nhớ điều này, ta có quyền, và ta chỉ là tên gác cửa thấp nhất. Ở mỗi phòng thì có 1 tên gác cửa, mỗi tên như thế có quyền hơn tên trước. Có quyền như ta đây, vậy mà cái nhìn của tên thứ ba, ta không làm sao chịu nổi.”  Người đàn ông nhà quê chưa từng đụng những khó khăn như thế; Pháp Luật thì ai cũng có thể tới được, vào bất cứ lúc nào, anh ta nghĩ, nhưng bây giờ, nhìn tên gác cửa trong cái áo khoác bằng lông thú một cách kỹ luỡng, cái mũi to, nhọn, bộ râu Cossack đen, dài, dầy, anh bèn quyết định tiếp tục đợi tới khi được phép. Người gác cửa cho anh ta một cái ghế đẩu, và anh ngồi xuống kế bên cửa. Anh ta ngồi như thế, những ngày, rồi những năm. Anh ta bày điều này, kế nọ để mong được cho phép, và làm tên gác mệt nhoài với những lời khẩn cầu của mình. Tên gác thì lại trút lên anh ta hàng lố câu hỏi, nhà cửa, gia đình ra làm sao, và nhiều điều khác nữa, nhưng theo kiểu, hỏi cho có, như mấy ông lớn thường làm, và sau cùng, luôn lập lại, anh ta không thể cho phép. Người nhà quê, do đã trang bị thật tới chỉ, cho chuyến đi, bèn sử dụng tất cả những gì mà anh ta có, dù quí giá tới mức nào, để hối lộ tên gác. Tên này nhận hết mọi thứ, nhưng vẫn nói, lần nào cũng vậy: "Ta nhận như thế này là để cho mi đừng nghĩ, mi bỏ sót một điều gì.” Nhiều năm qua đi, người nhà quê hầu như lúc nào cũng quan sát tên gác cửa. Anh ta quên những tên gác cửa khác, và tên này có vẻ là trở ngại độc nhất, giữa anh, và cái sự tới với Pháp Luật. Anh ta trù ẻo vận rủi của mình, những năm đầu thật táo bạo, thật to tiếng; sau đó, trở nên già, anh chỉ lặng lẽ tiếp tục gầm gừ với chính mình. Anh trở thành, như 1 đứa con nít, và kể từ khi kiên trì săm soi, theo dõi người gác cửa, anh ta cặn kẽ quen thuộc đến, ngay cả mấy con rận ở cổ chiếc áo choàng lông thú của người gác cửa, và anh ta bèn năn nỉ chúng, hãy giúp ta thay đổi ý nghĩ của ông chủ của tụi mi. Sau cùng, cái nhìn của anh ta yếu dần, và anh ta không hiểu, trời trở nên tối dần chung quanh anh ta, hay là, chỉ là do hai con mắt của anh, đánh lừa anh. Nhưng bây giờ anh nhận ra trong bóng tối 1 tia sáng sáng ngời không thể nào tắt lịm, chiếu ra từ cái cửa Pháp Luật. Anh ta chẳng còn bao nhiều thì giờ để sống nữa. Và khi anh tới tận cùng của đời mình như thế, tất cả những kinh nghiệm của cả đời của mình tụ thành 1 câu hỏi anh chưa hề đặt ra với người gác cửa. Và do anh ta không làm sao cựa quậy, người gác cửa bèn ghé lại gần anh. Anh ta phải cúi xuống thật thấp, do chiều cao của mình quả là 1 thất thế đối anh nhà quê. “Bây giờ anh muốn biết cái gì nào,” anh ta nói. “Làm sao mà trong bao nhiêu năm ròng rã như thế, không ai, ngoại trừ tôi xin được vô?” Người gác của nhận ra thằng nhà quê sắp đi đời rồi, và bèn ghé vào tai anh ta la to: “Chẳng có ai có thể được phép vô, vì cửa này dành chỉ cho anh. Ta bây giờ bỏ đi, và đóng nó lại.”



Một vị bằng hữu FB phán, mi bị ám ảnh bởi MCNK.
Quả có thế.

Làm thế nào là TTT phịa ra được một nhân vật như Kiệt, đã bỏ chạy thoát cuộc chiến lại bò về, để chết, không phải chết vì VC, mà vì bị lầm là VC, bởi 1 tên sĩ quan Nguỵ.
Borges phán, tớ không viết giả tuởng mà phịa ra sự kiện. I don’t write fiction. I invent fact. Liệu Mít chúng ta có thể áp dụng ý này, cho MCNK?
GCC nghĩ, được!
Borges, chọn truyện ngắn Intruder, là hay nhất của ông, và quái đản làm sao, truyện ngắn này, có gì thật giống MCNK - như là 1 đề nghị kết thúc cuộc chiến. (1)

(1)

Trong bài viết về Borges, Hổ trong gương, “Tigers in the mirror”, trên The New Yorker, sau in trong “Steiner at The New Yorker”, Steiner có nhắc tới 1 truyện ngắn của Borges, mới được dịch qua tiếng Anh, The Intruder. Truyện này hoành dương, illustrate, tư tưởng hiện tại của Borges.

“The Intruder”, câu chuyện hai anh em chia nhau, một phụ nữ trẻ. Một trong họ, giết cô gái để cho tình anh em lại được trọn vẹn. Vì chỉ có cách đó mà hai em mới cùng san sẻ một cam kết mới: “bổn phận quên nàng”.

Borges coi nó như là 1 vi-nhét - bức họa nhỏ, dùng để trang trí - cho những những câu chuyện đầu tay của Kipling. “Kẻ lén vô nhà, The Intruder”, quả là 1 chuyện nhỏ, nhẹ, nhưng không 1 tì vết và cảm động một cách lạ thường. Lần đầu đọc, trên net, Gấu mơ hồ nghĩ đến BHD, tượng trưng cho thứ văn học của Gấu, hay rộng ra, của cả Miền Nam đúng hơn, được cả hai thằng, anh Bắc Kít và em Nam Kít, cùng mê, và 1 thằng đã "làm thịt em" để cả hai cùng có bổn phận, quên nàng:

Như thể, sau khi Gấu lang thang xứ người, lưu vong nơi Xứ Lạnh, một bữa trở về Xề Gòn, và thấy Những Ngày Ở Sài Gòn, nằm trên bàn!

"The Intruder," a very short story recently translated into English, illustrates Borges's present ideal. Two brothers share a young woman. One of them kills her so that their fraternity may again be whole. They now share a new bond: "the obligation to forget her."

Borges himself compares this vignette to Kipling's first tales. "The Intruder" is a slight thing, but flawless and strangely moving. It is as if Borges, after his rare voyage through languages, cultures, mythologies, had come home and found the Aleph in the next patio.

Steiner cho rằng cái sự nổi tiếng của Borges làm khổ dúm độc giả ít ỏi, như là 1 sự mất mát riêng tư.
Và theo ông, nó bắt đầu, cùng với sự kiện, cả hai đấng rất ư được người đời ít biết đến, và đọc được họ, là Beckett và Borges, khi hai đấng này chia nhau giải thưởng Formentor Prize, vào năm 1961.
Năm sau, cuốn Mê Cung và Giả Tưởng của Borges có bản tiếng Anh.
Vinh danh  rớt xuống, như mưa: Honors rained.
Vào cái tuổi già chín rục, Borges tếu táo, tôi bắt đầu nghi, rằng thì là bi giờ cả thế giới biết tới mình!
Quả là 1 ngạc nhiên, bởi là vì vào năm 1932, cỡ đó, tôi có cho xb 1 cuốn  sách, và cuối năm, tôi khám phá ra, chỉ bán được có 37 cuốn!
Beckett thì cũng rứa! Gấu nhớ là 1 tay xb từ chối ông, sau quá ân hận.

TTT cũng thế.
May sau đó, nhờ Nguyễn Đình Vượng, đổ mớ sách ra hè đường Xề Gòn, nhờ thế cuốn sách tái sinh, từ tro than, từ bụi đường!
Khủng nhất, là, ông già NDV như tiên đoán ra được số phận của cả 1 nền văn chương của cả 1 Miền Nam, sau đó, sau 1975!

Gấu là thằng may nhất, nếu không có cú bán xon của NDT, Gấu không làm sao được đọc Bếp Lửa!

The Intruder

Note: GCC kiếm thấy The Intruder, trong cuốn Borges A Reader, mua xôn, từ đời nào. Bèn post ở đây, và sẽ dịch sau.

Borges coi nó như là 1 vi-nhét - bức họa nhỏ, dùng để trang trí - cho những những câu chuyện đầu tay của Kipling. “Kẻ lén vô nhà, The Intruder”, quả là 1 chuyện nhỏ, nhẹ, nhưng không 1 tì vết và cảm động một cách lạ thường.

Lần đầu đọc, trên net, Gấu mơ hồ nghĩ đến BHD, tượng trưng cho thứ văn học của Gấu, hay rộng ra, của cả Miền Nam đúng hơn, được cả hai thằng, anh Bắc Kít và em Nam Kít, cùng mê, và 1 thằng đã "làm thịt em" để cả hai cùng có bổn phận, quên nàng:

Như thể, sau khi Gấu lang thang xứ người, lưu vong nơi Xứ Lạnh, một bữa trở về Xề Gòn, và thấy "Những Ngày Ở Sài Gòn", nằm trên bàn!

Nếu có về lại Xề Gòn, thì phải như thế, chứ làm sao có đường về "gian nan"?
Về để ăn kít VC, hử, hử?
*

THE INTRUDER

2 Samuel 1:26

[JLB 98]

They claim (improbably) that the story was told by Eduardo, the younger of the Nilsen brothers, at the wake for Cristian, the elder, who died of natural causes at some point in the 1890s, in the district of Moron. Someone must certainly have heard it from someone else, in the course of that long, idle night, between servings of mate, and passed it on to Santiago Dabove, from whom I learned it. Years later, they told it to me again in Turdera, where it had all happened. The second version, considerably more detailed, substantiated Santiago's, with the usual small variations and departures. I write it down now because, if I am not wrong, it reflects briefly and tragically the whole temper of life in those days along the banks of the River Plate. I shall put it down scrupulously; but already I see myself yielding to the writer's temptation to heighten or amplify some detail or other.

In Turdera, they were referred to as the Nilsens. The parish priest told me that his predecessor remembered with some astonishment seeing in that house a worn Bible, bound in black, with Gothic characters; in the end pages, he glimpsed handwritten names and dates. It was the only book in the house. The recorded misfortunes of the Nilsens, lost as all will be lost. The old house, now no longer in existence, was built of unstuccoed brick; beyond the hallway, one could make out a patio of colored tile, and another with an earth floor. In any case, very few ever went there; the Nilsens were jealous of their privacy. In the dilapidated rooms, they slept on camp beds; their indulgences were horses, riding gear, short-bladed daggers, a substantial fling on Saturdays, and belligerent drinking. I know that they were tall, with red hair which they wore long. Denmark, Ireland, places they would never hear tell of, stirred in the blood of those two criollos. The neighborhood feared them, as they did all red-haired people; nor is it impossible that they might have been responsible for someone's death. Once, shoulder to shoulder, they tangled with the police. The younger one was said to have had an altercation with Juan Iberra in which he did not come off worst; which, according to what we hear, is indeed something. They were cowboys, team drivers, rustlers, and, at times, cheats. They had a reputation for meanness, except when drinking and gambling made them expansive. Of their ancestry or where they came from, nothing was known. They owned a wagon and a yoke of oxen.

Physically, they were quite distinct from the roughneck crowd of settlers who lent the Costa Brava their own bad name. This, and other things we do not know, helps to explain how close they were; to cross one of them meant having two enemies.

The Nilsens were roisterers, but their amorous escapades had until then been confined to hallways and houses of ill fame. Hence, there was no lack of local comment when Cristian brought Juliana Burgos to live with him. True enough, in that way he got himself a servant; but it is also true that he showered her with gaudy trinkets, and showed her off at fiestas-the poor tenement fiestas, where the more intimate figures of the tango were forbidden and where the dancers still kept a respectable space between them. Juliana was dark-complexioned, with  large wide eyes; one had only to look at her to make her smile. In a poor neighborhood, where work and neglect wear out the women, she was not at all bad looking.

At first, Eduardo went about with them. Later, he took a journey to Arrecifes on some business or other; he brought back home with him a girl he had picked up along the way. After a few days, he threw her out. He grew more sullen; he would get drunk alone at the local bar, and would have nothing to do with anyone. He was in love with Cristian's woman. The neighborhood, aware of it possibly before he was, looked forward with malicious glee to then subterranean rivalry between the brothers. One night, when he came back late from the bar at the corner, Eduardo saw Cristian's black horse tethered to the fence. In the patio, the elder brother was waiting for him, all dressed up. The woman came and went, carrying mate. Cristian said to Eduardo:

"I'm off to a brawl at the Farias'. There's Juliana for you. If you want her, make use of her."

His tone was half-commanding, half-cordial. Eduardo kept still, gazing at him; he did not know what to do. Cristian rose, said goodbye to Eduardo but not to Juliana, who was an object to him, mounted, and trotted off, casually.

From that night on, they shared her. No one knew the details of that sordid conjunction, which outraged the proprieties of the poor locality. The arrangement worked well for some weeks, but it could not last. Between them, the brothers never uttered the name of Juliana, not even to summon her, but they sought out and found reasons for disagreeing. They argued over the sale of some skins, but they were really arguing about something else. Cristian would habitually raise his voice, while Eduardo kept quiet. Without realizing it, they were growing jealous. In that rough settlement, no man ever let on to others, or to himself, that a woman would matter, except as something desired or possessed, but the two of them were in love. For them, that in its way was a humiliation.

One afternoon, in the Plaza de Lomos, Eduardo ran into Juan Iberra, who congratulated him on the beautiful "dish" he had fixed up for himself. It was then, I think, that Eduardo roughed him up. No one, in his presence, was going to make fun of Cristiano

The woman waited on the two of them with animal submissiveness; but she could not conceal her preference, unquestionably for the younger one, who, although he had not rejected the arrangement, had not sought it out.

One day, they told Juliana to get two chairs from the first patio, and to keep out of the way, for they had to talk. Expecting a long discussion, she lay down for her siesta, but soon they summoned her. They had her pack a bag with all she possessed, not forgetting the glass rosary and the little crucifix her mother had left her. Without any explanation, they put her on the wagon, and set out on a wordless and wearisome journey. It had rained; the roads were heavy going and it was eleven in the evening when they arrived at Moron. There they passed her over to the patrona of the house of prostitution. The deal had already been made; Cristian picked up the money, and later on he divided it with Eduardo.

In Turdera, the Nilsens, floundering in the meshes of that outrageous love (which was also something of a routine), sought to recover their old ways, of men among men. They went back to their poker games, to fighting, to occasional binges. At times, perhaps, they felt themselves liberated, but one or other of them would quite often be away, perhaps genuinely, perhaps not. A little before the end of the year, the younger one announced that he had business in Buenos Aires. Cristian went to Moron; in the yard of the house we already know, he recognized Eduardo's piebald. He entered; the other was inside, waiting his turn. It seems that Cristian said to him, "If we go on like this, we'll wear out the horses. It's better that we do something about her."

He spoke with the patrona, took some coins from his money belt, and they went off with her. Juliana went with Cristian; Eduardo spurred his horse so as not to see them. They returned to what has already been told. The cruel solution had failed; both had given in to the temptation to dissimulate. Cain's mark was there, but the bond between the Nilsens was strong-who knows what trials and dangers they had shared-and they preferred to vent their furies on others. On a stranger, on the dogs, on Juliana, who had brought discord into their lives.

March was almost over and the heat did not break. One Sunday (on Sundays it is the custom to retire early), Eduardo, coming back from the corner bar, saw Cristian yoking up the oxen. Cristian said to him, "Come on. We have to leave some hides off at the Pardos'. I've already loaded them. Let us take advantage of the cool."

The Pardo place lay, I think, to the south of them; they took the Camino de las Tropas, and then a detour. The landscape was spreading out slowly under the night. They skirted a clump of dry reeds. Cristian threw away the cigarette he had lit and said casually, "Now, brother, to work. Later on, the buzzards will give us a hand. Today I killed her. Let her stay here with all her finery, and not do us any more harm."

They embraced, almost in tears. Now they shared an extra bond; the woman sorrowfully sacrificed and the obligation to forget her.






https://www.economist.com/news/books-and-arts/21727880-peasant-boy-turned-communist-party-boss-who-liberated-his-people-70-years-lies

The story of a good man
How Mikhail Gorbachev ended the cold war
The peasant boy turned Communist Party boss who liberated his people from 70 years of lies and buried the Soviet Union

Như thế nào, một tên nhà quê Bắc Kít, biến thành Trùm Bắc Bộ Phủ,
và giải phóng xứ Bắc Kít của 4 ngàn năm dối trá, và chôn vùi Cái Ác Bắc Kít
[dịch hoảng]

Câu chuyện 1 tên Xô Viết tốt: Đời và thời của Gorbachev.
Bài này tuyệt quá. Gấu phải mua tờ báo, vì hết credit đọc free.

Tờ NY cũng có 1 bài rất thú, về Pessoa. Cũng đành phải mua tờ báo!

http://www.newyorker.com/magazine/2017/09/04/fernando-pessoas-disappearing-act



Cái vụ Trịnh Vĩnh Bình, như được ông trình bày, qua VOA, và cùng với nó, vụ TXT, làm nhen nhóm giấc mộng Solz, ở nơi GCC: Chỉ 1 mình ta làm sụp đổ cả 1 đế quốc ma quỉ!

https://beta.theglobeandmail.com/arts/books-and-media/salman-rushdie-on-donald-trump-and-his-urgent-new-novel-the-golden-house/article36143175/?ref=http://www.theglobeandmail.com&cmpid=rss1&click=dlvr.it

Books
Salman Rushdie on his urgent new novel, The Golden House, and Donald Trump
Rushdie và cuốn tiểu thuyết khẩn cấp của ông, và Tông Tông [Khùng] của Mẽo.

Thực sự, cuốn tiểu thuyết mới của tôi là về con người, ở cái thời điên khùng bịnh hoạn. R. phán.
"Really," Rushdie said, "the novel is about human beings in a time of insanity."


Như lính giữa rừng

Vâng, cũng những bài xưa cũ đó, buổi tối tại một nhà hàng, đám chúng tôi ngồi nghe chị NG. Cô Tơ đã chết rồi, bây giờ những bài hát không làm sống lại quá khứ nhưng rửa sạch quá khứ, đem lại công bình cho những người đã chết.
"Như lính giữa rừng yêu lá thấp mà thôi...".


KT, như GCC được biết, 1 anh binh nhì, không biết có thuộc thành phần trốn lính bị bắt, hay không, nhưng chắc chắn, do bằng cấp chẳng có gì, ở 1 nấc thang chót như thế trong quân đội, bị đám sĩ quan, hạ sĩ quan đì tới chỉ, là cái chắc. Ra hải ngoại vẫn còn bị đì, bởi lũ Chống Cộng Điên Cuồng. Anh làm tờ HL hẳn là trong tâm trạng đó, thay vì 1 lý tưởng cái con mẹ gì. Nhưng lũ Vẹm ở trong nước, và đám hải ngoại Miền Nam trốn lính ngày nào, tức đám du học nhờ bằng cấp, mừng quá, “thằng ngu, thằng khờ có ích”, đúng như Xì gọi, bèn sướng điên lên, ca ngợi rối rít.
Tầm nhìn quá hạn hẹp, tình trạng nước Mít thê thảm như hiện nay, có công lao của những người như KT. Đó là sự thực.

Thê thảm nhất, với những người như KT, là họ không có cái tình yêu sâu thẳm, và cùng với nó, là lòng biết ơn, của 1 tên Bắc Kít, đối với miền đất giơ tay rộng mở, chào đón họ. Những tên như tên Cớm VC nằm vùng ở Paris - nhờ chính sách du học của Ngụy - khi xuống tầu Yankee mũi lõ, là đã rắp tâm bán đứng miền đất này, cho Bắc Kít.
Chúng chưa từng nói ra 1 lời về cái miền đất cưu mang chúng. Thù Ngụy, mê VC, mê Miền Bắc, làm chúng trở thành những tên vô ơn!
NQT

NTV mastermind của tờ Trăm Con, cũng chẳng khác. Đã từng bị mật vụ Diệm tẩn, vì không đứng dậy chào cờ, trong 1 lần đi coi ciné,
Đệ tử Ông Đạo Dừa do trốn lính. Bị bắt, bị đúng em trai TTT, là bạn C của GCC, tống đi lao công chiến trường, khi anh làm ở Nha Quân Pháp. Một đấng như thế nhìn về xứ Bắc Kít, như là Đất Hứa, là đúng rồi, đâu có khác gì 1 ông Chánh Tổng An Nam, hay Người Của Chúng Ta, ở Paris!

Trong khi TTT, thí dụ, ngay từ ngày đầu cuộc chiến, từ những ngày 1954, qua cuốn Bếp Lửa, hay qua Tôi không còn cô độc, đã nhìn ra chân tướng Vẹm. Khi Đại, anh sinh viên trốn lính mơ lên rừng theo VC, suốt ngày ôm cuốn Tội Ác và Hình Phạt của Dos, phán, chúng [chủ nghĩa CS] cho đến giờ này vẫn còn đúng, Tâm bèn xửng cồ vặc lại, ra ngoài đó, tức lên rừng phò VC, thì cũng là 1 thứ đánh đĩ!
Hay, “Chúng nó làm CS, chúng ta làm tù nhân” [Tôi không còn cô độc]
Ông nhìn ra rất rõ số phận của lũ Ngụy, khác hẳn những KT, NTV.

Nói 1 cách rõ ràng hơn, ngay từ 1954, khi xuống tầu há mồm vô Nam, TTT đã nhìn ra số phần của mình, là 1 tên tù VC, trong Trại Cải Tạo!

GCC chẳng hề thích VC, và cũng sợ chết như bất cứ 1 tên nào khác, nhưng chấp nhận số phận 1 cá nhân, đi lính, ừ, thì đi lính, như bất cứ 1 cá nhân bình thường chọn cái chế độ mà mình theo nó, ngay từ lúc xuống tầu há mồm.
Đọc Marx, để cố hiểu ra ý nghĩa của cuộc chiến, nhưng đếch mê, có thể nói như vậy.
Sự chọn lựa của GCC có phần nào giống Grass, khi ông chọn làm 1 tên vần đá lên núi của Camus, thay vì Sartre.
Cuốn Bếp Lửa, mà Tin Văn post, là bản copy, từ cuốn Bếp Lửa của KT, lần qua Cali, lần đầu, 1998, ghé nhà anh. Anh mua sẵn 1 cái nệm, dành cho vợ chồng GCC, nhưng Khế Iêm, Trùm tờ Thơ, giáo chủ Tân Hình Thức, đã tìm được chỗ ở cho tụi này, là nhà mobile home, của Lê Giang Trần. Qua đêm đầu ở đó, hôm sau, NMG đón về nhà anh. Nhờ vậy quen băng Văn Học, với những đấng thật thân tình như Trúc Chi, Tạ Chí Đại Trường.
Thú nhất, là quen Vũ Huy Quang, cũng trong lần "một chuyến đi" này.
Anh rất sợ Gấu lân la với đám Chống Cộng, điên cuồng hay không điên cuồng!

Khi nhìn ra, ngay từ những ngày 1954, số phần của mình, và đồng đội,  sẽ là Trại Tù VC, và khi viết MCNK, với 1 hình ảnh đẹp tuyệt vời kết thúc cuộc chiến, liệu TTT tiên đoán, như cuốn Bếp Lửa của ông - con phượng hoàng tái sinh lớp bụi đường hè phố Sài Gòn- cũng thế, một Miền Nam sẽ tái sinh, từ Trại Tù VC?
Gấu tin là ông nhìn ra hình ảnh này, khi viết MCNK.


Người con chí hiếu  ( Đặng Lệ Khánh / Anita Desai)

Note: Vu Lan năm nay, art2all post truyện này, và, theo GCC, khó đọc. Post kèm thêm 1 bài viết, lấy trên net, để cho thấy, không chỉ GCC thấy khó đọc.
Bà cụ Gấu bị cao áp. [Bịnh này di truyền, Gấu cũng bị cao áp]. Bác sĩ cấm dùng đồ mặn. Những ngày sau cùng, bà cụ quá thèm nước mắm, và, câu chuyện cũng tương tự thằng con trai chí hiếu ở trong truyện.

http://incien.blogspot.ca/2015/01/summary-of-anita-desais-devoted-son.html



Acceptance Speech to the Collegium of the German Academy


Born as I was in the Allgau in 1944, I did not for some time perceive or understand any of the destruction that was present at the beginning of my life. Now and then, as a child, I heard adults speak of a coup, but I had no idea what a coup was. The first glimmerings of our terrible past came to me, I believe, one night at the end of the 1940s when the sawmill in the Platt burned down, and everyone ran out of the houses on the edge of town to stare at the sheaf of flames flaring high into the black night. Later, at school, more was made of the campaigns of Alexander the Great and Napoleon than of what then lay only fifteen years in the past. Even at university I learned almost nothing of recent German history. German studies in those years were a branch of scholarship stricken with almost premeditated blindness, and as Hebel would have said, rode a pale horse. For a whole winter semester we spent a pro seminar stirring The Golden Pot, * without once discussing the relation in which that strange story stands to the time immediately preceding its composition, to the fields of corpses outside Dresden and the hunger and epidemic disease in the city on the Elbe at that period. Only when I went to Switzerland in 1965, and a year later to England, did ideas of my native country begin to form from a distance in my head, and these ideas, in the thirty years and more that I have now lived abroad, have grown and multiplied.
To me, the whole Republic has something curiously unreal about it, rather like a never-ending déjà-vu. Only a guest in England, I still hover between feelings of familiarity and dislocation there too. Once I dreamed, and like Hebel I had my dream in Paris, that I was unmasked as a traitor to my country and a fraud. Not least because of such misgivings, my admission to the Academy is very welcome, and an unhoped-for form of justification.

* This speech was delivered by W. G. Sebald on the occasion of his being made a member of the German Academy.
* E. T. A. Hoffmann's Der Goldne Topf (1814).


 Lời cảm tạ khi được vô Hàn Lâm Viện Đức
 W.G. Sebald [1944-2001]

Tôi ra đời vào năm 1944, tại Allgau, thành thử có lúc tôi đã không cảm nhận, hoặc hiểu được thế nào là huỷ diệt, vào lúc bắt đầu cuộc đời của mình. Lúc này, lúc nọ, khi còn là một đứa trẻ, tôi nghe người lớn nói tới một cú, a coup, tôi chẳng có bất cứ một ý nghĩ, cú là cái gì. Lần đầu tiên, như ánh lửa ma trơi, cái quá khứ của chúng tôi đó bất chợt tóm lấy tôi, theo tôi nghĩ, đó là vào một đêm, vào cuối thập niên 1960, khi nhà máy cưa ở Platt cháy rụi, mọi người ở ven thành phố đều túa ra khỏi nhà để nhìn những ngọn lửa sáng rực trên nền trời đêm. Sau đó, khi đi học, phần lớn huỷ diệt mà chúng tôi được biết, là từ những cuộc viễn chinh của Alexander Đại Đế và Nã Phá Luân, chứ chẳng phải từ, vỏn vẹn chỉ, muời lăm năm quá khứ của chúng tôi đó. Ngay cả ở đại học, tôi hầu như chẳng học được gì, về lịch sử vừa mới qua của Đức. Những nghiên cứu Đức vào những năm đó, là một ngành học - mù lòa như dã được dự tính, chỉ đạo từ trước, và, như Hebel sẽ nói - cưỡi một con ngựa nhợt nhạt. Trọn một khoá học mùa đông, chúng tôi trải qua bằng cách mân mê Cái Bô Vàng [The Golden Pot] (1), mà chẳng hề một lần băn khoăn, về sự liên hệ ở trong đó, rằng, tại làm sao mà một câu chuyện lạ thường như vậy lại có thể được viết ra, với tất cả những cấu trúc dàn dựng của nó như thế, liền ngay sau một thời kỳ mà xác chết còn ngập những cánh đồng bên ngoài Dresden, và trong tnành phố ở bên con sông Elbe đó thì đang xẩy ra nạn đói, và bệnh dịch. Chỉ tới khi tới Thụy Sĩ, vào năm 1965, và một năm sau, tới Anh, những ý nghĩa của tôi về quê nhà mới bắt đầu được nhen nhúm, từ một khoảng cách xa, ở trong đầu của tôi, và những ý nghĩ này, trong vòng 30 năm hơn, ngày một lớn rộng, nẩy nở mãi ra. Với tôi trọn một thể chế Cộng Hoà có một điều không thực kỳ cục chi chi về nó, như thể một cái gì biết rồi chẳng hề chấm dứt, a never-ending déjà vu. Chỉ là một người khách ở đất nước Anh Cát Lợi, và ở đó thì cũng vậy, tôi như luôn luôn cảm thấy mình lơ lửng, giữa những ý nghĩ, những tình cảm của sự quen thuộc và dời đổi, bật rễ, không bám trụ được vào đâu. Một lần tôi nằm mơ, và cũng như Hebel, tôi có giấc mơ của mình ở trong thành phố Paris, ở đó, tôi bị lột mặt nạ, và trơ ra, là một tên phản bội quê nhà, và một thứ đồ dởm. Lẽ dĩ nhiên, đối đế mà nói, ba cái thứ lẩm cẩm như thế đó chẳng hề làm phiền tôi, về cái hân hạnh mà tôi đang được hưởng, là được chấp nhận là một thành viên của Hàn Lâm Viện. Đúng là một niềm vui, và còn là một hình thức xác nhận, mà tôi chưa từng dám mong mỏi, hay hy vọng.
W.G. Sebald

Nguyễn Quốc Trụ dịch

[Từ bản tiếng Anh, của Anthea Bell, trong Campo Santo, do Sven Meyer biên tập, nhà xb Hamish Hamilton, Penguin Books, 2005]
(1) Tác phẩm của E.T.A Hoffmann (1814)

Sebald, một người Đức tốt, như ông thường được gọi, chẳng hề dính dáng đến tội ác Lò Thiêu, nhưng đâu thoát được cái mặc cảm “là 1 tên Đức, chẳng dễ chịu 1 tí nào hết” .
Sống ở Anh, viết văn bằng tiếng Đức, nhưng 1 thứ tiếng Đức đã bị lệch pha so với dòng chính.

Và cái giấc mơ của ông, đúng là cái giấc mơ của GCC, khi đi giữa thành phố Toronto, và bị lột mặt nạ, trơ ra là 1 tên Bắc Kít, 1 tên phản bội, và thảm hơn nữa, 1 tên bịp bợm.
Bạn đọc Tin Văn chắc có người bật cười, thay vì thương hại, nhưng đúng là như thế.
O, vị bằng hữu trang TV, chẳng đã có lần than thở, mi là 1 thằng Bắc Kỳ, mà sao mi chửi Bắc Kỳ dữ đến như thế, tàn độc đến như thế, chồng ta là Bắc Kỳ, mà ta đọc "cũng" thấy đau!

Gấu thực sự không biết, lũ Đức, như hiện giờ, có tên nào nhìn ra mắc mớ giữa 1 tên mafia Đỏ, bị đồng bọn Vẹm hăm làm thịt, phải chạy trốn qua Đức, và cầu mong họ cho 1 nơi chốn nương/dung thân.
Nhưng 1 cách nào đó, đây là cơ hội của Đức, cho chính Đức.

Thê lương lắm, không đơn giản đâu.
Chỉ 1 mình Gấu ôm nặng gánh nặng Cái Ác Bắc Kít. (1)
Cũng thế, là những Sebald, Améry...

https://www.voatiengviet.com/a/trinh-xuan-thanh-hoang-xuan-phu-trong-lu/4004097.html

Vả lại nhận [lại] Trịnh Xuân Thanh, phía Đức chỉ vớ được thêm một nhân vật cồng kềnh khó xử.

Bùi Tín, nhận định về vụ TXT

(1)

Buzzati and Kafka (3): Drogo hears the news that a battalion of Tartars may at last be approaching the Fort. Feeling too weak to fight, he tells himself that the news will prove mistaken. "He hoped that he might not see anything at all, that the road would be deserted, that there would be no sign of life. That was what Drogo hoped for after wasting his entire life waiting for the enemy."

Drogo nghe tin mấy chục binh đoàn Rợ Tác Ta ở ngay bên ngoài thành Xề Gòn. Sẽ có Biển Máu!
Nhưng chàng quá già, [tay thì bị gẫy vì mìn VC], thành ra bèn hi vọng, tin dởm. Làm đếch gì có chuyện đó!
Đó là điều Drogo hi vọng, sau khi mất tiêu cả cuộc đời, chờ đợi một kẻ thù đếch có!

I [Manguel] loved someone who died. The last time I was with him, death made him look as if he had woken up in the past, magically young, as he had once been when he was without experience of the world, and happy because he knew that everything was still possible.

Tớ yêu một kẻ đang chết. Lần chót tớ ở bên, cái chết làm cho kẻ đó như sống lại từ quá khứ, trẻ thơ một cách thật diệu kỳ, như chưa từng có một tí kinh nghiệm gì từ thế giới, và hạnh phúc, vì hắn ta biết, mọi chuyện thì vẫn có thể.

Bientôt, je serai tout le monde. Je serai mort. Borges.
Chẳng bao lâu đâu, ta sẽ là cả thế giới. Ta sẽ ngỏm.

The Palestinian poet Mahmoud Darwish: "I am myself alone an entire generation."
Ta, chỉ mình ta, là trọn cả một thế hệ.


Torture, writes Améry, has "an indelible character". Whoever was tortured, stays tortured.
Sebald: Chống Lại Sự Không Thể Đảo Ngược: Về Jean Améry, trong Lịch sử tự nhiên về huỷ diệt
[Against the Irreversible. On Jean Améry. On the natural history of destruction, nhà xb Vintage Canada].
Améry viết, tra tấn có cái tính quái dị, không thể tẩy xoá đi được, là: Ai đã từng bị tra tấn, là suốt đời bị tra tấn.

Câu này, theo Gấu tôi, đọc [đảo] ngược lại, vẫn có nghĩa.
Rằng, kẻ tra tấn, là cứ thèm tra tấn suốt đời!

Jean Améry viết về Sầu Xa Xứ:

Cái sầu xa xứ thứ thiệt, le vrai mal du pays, le Hauptwehe, “nỗi nhức nhối số 1", “la douleur capitale”, nếu tôi được phép mượn từ của Thomas Mann, thì khác, cực khác về bản chất, so với những gì tôi viết ở trên, và nó chỉ ngưng, khi bạn chỉ còn bạn với bạn. Vào lúc đó, đếch có hát hỏng Thuyền Viễn Xứ cái con mẹ gì nữa, cũng chẳng có gợi nhớ những đồng ruộng Mít đã mất, và bạn cũng không vãi ra những giọt nước mắt đồng lõa. Sầu Xa Xứ thứ thiệt không phải là tự an ủi, mà là tự huỷ.
Le vrai mal du pays ce n’était pas l’autocompassion, mais l’autodestruction.

"Perhaps", writes Nietzsche in the Genealogie der Moral, "there is nothing more terrible and mysterious in the whole prehistory of mankind than our mnemonic technique. We burn something into the mind so that it will remain in the memory; only what still hurts will be retained".
Trong trọn thời kỳ tiền sử, có lẽ không có chi khủng khiếp và bí ẩn hơn, so với kỹ thuật tạo dấu ấn của con người, Nietzsche viết trong Genealogie der Moral:  Chúng ta đánh dấu trái tim của chúng ta bằng lửa, sao cho, chỉ cái đau được giữ lại, [cái sướng bỏ đi].

.. Weiss learned in exile to understand the fate he escaped...... so vital to him, of whether he himself was on the side of the creditors or the debtors. He finds the answer to the question in the course of his own study, as it becomes increasingly clear to him that rulers and ruled, exploiters and exploited, are in fact the same species, so that he, the potential victim, must also range himself with the perpetrators of the crime or at least theirs accomplices
Chỉ tới khi lưu vong thì Weiss mới hiểu ra phần số của mình, ở về phía kẻ ăn cướp hay bị ăn cướp. Ông tìm thấy câu hỏi cho câu trả lời theo dòng nghiên cứu của chính ông, và mọi chuyện càng ngày càng trở nên rõ ràng, đối với ông, là, cai trị hay bị trị, bóc lộc hay bị bóc lột, thì cũng rứa, và, bởi vì ông ta sinh ra là có tướng bị ăn đòn rồi, thành thử bắt buộc phải tự xếp hàng cùng với những kẻ tạo ác, hay chí ít, cũng đồng phạm.

Sebald
 

… Weiss to attend the Auschwitz trial in Frankfurt. He may also have been motivated before the event by the hope, never quite extinguished, "that every injury has its equivalent somewhere and can be truly compensated for, even if it be through the pain of whoever inflicted the injury." This idea, which Nietzsche thought was the basis of our sense of justice and which, he said, "rests on a contractual relationship between creditor and debtor as old as the concept of law itself”…
W.G. Sebald: The Remorse of the Heart.
On Memory and Cruelty in the Work of Peter Weiss

Weiss tham dự tòa án xử vụ Lò Thiêu ở Frankfurt. Có thể là do ông vẫn còn hy vọng, một niềm hy vọng chẳng hề tàn lụi, rằng, “mọi tổn thương thì có cái phần tương đương của nó, ở đâu đó, và có thể thực sự được đền bù, bù trừ, bồi hoàn, ngay cả, sự bồi hoàn này thông qua nỗi đau của bất cứ kẻ nào gây ra sự tổn thương”. Tư tưởng này Nietzsche nghĩ, nó là cơ sở của cảm quan của chúng ta về công lý, và nó, như ông nói, “nằm trong liên hệ có tính khế ước, giữa chủ nợ và con nợ, và nó cũng cổ xưa, lâu đời như là quan niệm về luật pháp, chính nó”

W.G. Sebald:  Sự hối hận của con tim. 

  even if it be through the pain of whoever inflicted the injury.

Moi, je traine le fardeau de la faute collective, dis-je, pas eux.
Jean Améry viết, trong Vượt quá tội ác và hình phạt, Par-delà le crime et le châtiment.

Gấu cũng có thể nói như thế:
Ta mang cái gánh nặng của Cái Ác Bắc Kít, đâu phải lũ Bắc Kít?

Mi sinh ra là đã có cái tướng bị ăn đòn rồi!


Sách & Báo Mới




* *

Origin: Fyodor Dostoyevsky's 1866 novel, Crime and Punishment

From Dante's Inferno, where hell seems a good deal more interesting than heaven, to Milton's Paradise Lost, where Satan gets all the best lines, to Shakespeare's Othello, where Iago's intrigues are more compelling than Othello's virtues, writers have learned fiction's dark secret: the allure of evil trumps the banality of good. Yet in Fyodor Dostoyevsky's Crime and Punishment, the author passes rapidly over his main character's evil deeds-the pointless murders of an innocent old woman and her half-sister-to explore their psychological consequences.
    Dostoyevsky understood punishment not as a concept but as bitterly lived experience. A parlor radical in his youth, he was arrested, along with dozens of utopian associates who questioned the regime of Czar Nicholas I, and put through a mind-bending form of psychological torture: he was convicted of treason, sentenced to death, blindfolded and put in front of a firing squad-only to be given a reprieve at the last moment and sentenced to four years of exile in a Siberian prison camp.
    The author's years in chains deepened and darkened his view of the human condition and inspired his creation of Raskolnikov, the impoverished former student whose love of idealistic concepts outpaces his love for the messy realities of human life and leads him to justify his murders as an expression of his self-declared superiority over the common man. In Raskolnikov, Dostoyevsky traced the chilling trajectory of the sort of evil that begins with grandiose visions of the superhuman, only to end in the death camps of Hitler's Germany, the gulag of Stalin's Russia and the horrors of the Great Cultural Revolution of Mao's China. The guilty young man is the dark prophet of the 20th century's false gods.

Time: The 100 most influential people who never lived, 100 người ảnh hưởng nhất chưa hề sống.

Note: Bài điểm thần sầu. Mít mũi tẹt khó mà viết nổi những bài như vầy, lý do là, viết như kít, cả 1 đám băng đảng xúm lại hít hà rùi!

Hà, hà!

GCC đọc Tội Ác đúng thời mới lớn, quen BHD, khi chờ Em, trong 1 quán cà phê túi của Sài Gòn, cùng những tác giả của thời mới lớn như Sartre, với Buồn Nôn, Camus với Kẻ Xa Lạ, Faulkner, và những tác giả Mác xít như Henri Lefebvre, Lukacs..

Cùng với những cuộc phiêu lưu của những tác phẩm lớn ở trong tôi, Sài-gòn trở thành một sân khấu cho tôi đóng vai những nhân vật-nhà văn. Thành phố thân yêu, một buổi sáng đẹp trời bỗng nhường cho một St. Petersbourg thời Dostoievsky với những cầu thang âm u, và cậu sinh viên, trong một góc bàn tại một tiệm cà phê Tầu nơi Ngã Sáu, một mình đi lại trong giấc mơ vĩ đại, biến đổi thế giới, làm lại loài người.
*

Từ Inferno, Hỏa Ngục, của Dante, nơi địa ngục xem ra thú vị hơn nhiều, một cái “deal” - tạm dịch từ này, theo 1 nghĩa tiếng Tây, dễ hiểu hơn so với tiếng Anh, một “áp phe” tốt, so với thiên đàng, tới Thiên Đàng Đã Mất của Milton, nơi quỉ Satan có được những dòng tuyệt cú mèo, tới Othello của Shakespeare, nơi những mưu đồ của Iago xem ra bảnh [compelling: ép buộc] hơn so với đạo hạnh của Othello, những nhà văn đã học được cái bí mật đen thui của giả tưởng: Cái Ác mới là bố chó xồm, chứ không phải Cái Tốt! [Cái dáng vẻ của cái ác, đẹp hơn nhiều, so với bộ dạng tầm phào, nhà quê, cù lần của….  GCC, ấy chết xin lỗi, của cái tốt của con người]. Tuy nhiên, trong Tội Ác và Hình Phạt, của Dos, tác giả nháng 1 phát, qua hai cú giết người, mụ già cầm đồ và cô em/chị, của nhân vật chính, và dành thì giờ triển khai những hậu quả tâm lý của chúng.
Dos hiểu hình phạt, không như 1 quan niệm, mà là kinh nghiệm sống chát chúa. Vừa chập choạng vào đời, mê tư tưởng cấp tiến, bèn bị mã tà, lính kín, của nhà nước tóm, cùng với chừng một tá bạn bè cũng không tưởng như anh ta, khi cả đám dám tra vấn, hỏi tội chế độ Nga Hoàng Ni Cô La Đệ Nhất, và trải qua 1 cuộc tra tấn tâm lý: anh bị kết tội phản bội, bị án tử, bị buộc vô 1 cái cột, mắt bị bịt kín, chờ 1 viên đạn kết thúc đời mình từ đội hành quyết, nơi pháp trường, chỉ tới phút chót thì mới biết, án chết được đổi thành án lưu đày bốn năm nơi trại tù Siberia.
Những năm trong xiềng càng làm sâu tối thêm cái nhìn của tác giả về phận người, và tạo hứng cho ông đẻ ra nhân vật Raskolnikov, anh chàng cựu sinh viên nghèo mà tình yêu những quan điểm lý tưởng vượt lên khỏi cõi đời thực làm xàm, bát nháo, dẫn anh ta tới chuyện biện minh cho hai cú làm thịt người, như là để trình diễn tính ưu việt của 1 thứ cá nhân con người như anh ta, so với hạ cấp đồng loại là toàn thể nhân loại còn lại kia. Qua nhân vật Raskolnikov, Dostoyevsky vẽ ra quỹ đạo ớn lạnh của 1 thứ ác, bắt đầu bằng những viễn ảnh hoành tráng về siêu nhân, than ôi, sau cùng bèn chấm dứt bằng những trại tử thần của 1 nước Đức của Hitler, bằng Gulag của một nước Nga của Xì Ta Lỉn, bằng những ghê rợn của cuộc Đại Cách Mạng Văn Hóa của một nước Tẫu của Mao Xếnh Xáng, bằng Lò Cải Tạo của 1 Bắc Kít của Bác Hát. Anh chàng trẻ tuổi tội lỗi này đúng là 1 nhà tiên tri u ám của những vị thần dởm của thế kỷ 20.

Sài Gòn Ngày Nào Của Gấu

Lần Gấu “sống sót” hai trái mìn VC (hai, chứ không phải một), một đồng nghiệp làm Bưu Điện [Mười Mưu], biểu Gấu, anh như vậy là khó chết lắm!

Primo Levi, cũng “bị” 1 ông bạn gật gù, ông phải “thế nào”, thì mới sống sót Lò Thiêu. Cáu quá, Primo Levi bèn tự làm thịt cái mạng mình, hà hà!

Sống sót hai trái mìn VC ở nhà hàng nổi Mỹ Cảnh, ở bờ sông Xề Gòn, chưa ghê bằng sống sót Cô Ba. Gấu Cái mà còn phải ngạc nhiên, mi bảnh thật, làm thất vọng đám bạn quí của mi, ta thú quá!

Lần về lại Xề Gòn, Gấu có ghé thăm Mười Mưu, nhà ở chung cư Bưu Điện, đường Đinh Tiên Hoàng, Đa Kao, anh mừng quá, và xin lỗi, về cái lần gặp Gấu ngồi viết mướn ở Bưu Điện, đúng lúc đói cơm đen, ngáp lên ngáp xuống, nước mắt, nước mũi chảy ròng ròng, “lần đó, thú thực muốn giúi vô tay anh tí tiền đi làm 1 mũi, nhưng gửi cái điện xin tiền người bà con ở nước ngoài xong, chẳng còn đồng nào!”

Sài Gòn Ngày Nào Của Gấu

Những con phố sau của Hà Nội

Nhà trại thui thủi, chẳng cần Gấu
Và con chó già của Gấu thì lùi lũi chuồn ra khỏi cửa
Chúa biểu Gấu, thôi, hãy về chết ở trong những con phố sau.
Và Gấu tôi không có thể về nhà được nữa.

Gấu thì yêu đến khốn khổ khốn nạn cái thành phố quá cà chớn này.
Nó thì mới dơ dáy, bệ rạc làm sao.
Và làm Gấu nhớ đến những câu chuyện cổ tích ru giấc ngủ ngày nào
Và những âm thanh của con phố làm tim Gấu đau nhói.

Quá nửa đêm, Gấu đi ra ngoài kiếm một cái gì đó cho đỡ khổ
Và cái mà Gấu kiếm đó, là danh vọng.
Thế là Gấu đi đến một quán rượu ở những con phố sau.
Nơi ai cũng biết tên Gấu.

Ồn, dơ, say, và, xỉn.
Nhưng chẳng ai độc ẩm ở đó.
Ở những con phố sau của Hà Nội.
Mấy tay bồi riệu mua cuốc lủi cho Gấu,
Mấy chị em ta khóc ròng khi nghe đọc thơ của Gấu

Tim Gấu đập, mỗi lúc một nhanh thêm
Và Gấu nói với tên say gần bên cửa –
“Ta thì cũng như mi thôi, đời ta là một thảm họa
Và ta không thể trở về nhà được nữa.”

Nhà trại thui thủi, chẳng cần Gấu, cũng thui thủi
Và con chó già của Gấu thì lùi lũi chuồn ra khỏi cửa
Chúa biểu Gấu, thôi, hãy về chết ở trong những con phố sau.
Và Gấu không có thể về nhà được nữa.

THE BACK STREETS OF MOSCOW

Buzzati and Kafka (3): Drogo hears the news that a battalion of Tartars may at last be approaching the Fort. Feeling too weak to fight, he tells himself that the news will prove mistaken. "He hoped that he might not see anything at all, that the road would be deserted, that there would be no sign of life. That was what Drogo hoped for after wasting his entire life waiting for the enemy."


Drogo nghe tin mấy chục binh đoàn Rợ Tác Ta ở ngay bên ngoài thành Xề Gòn. Sẽ có Biển Máu!
Nhưng chàng quá già, [tay thì bị gẫy vì mìn VC], thành ra bèn hi vọng, tin dởm. Làm đếch gì có chuyện đó!
Đó là điều Drogo hi vọng, sau khi mất tiêu cả cuộc đời, chờ đợi một kẻ thù đếch có!

I [Manguel] loved someone who died. The last time I was with him, death made him look as if he had woken up in the past, magically young, as he had once been when he was without experience of the world, and happy because he knew that everything was still possible.

Tớ yêu một kẻ đang chết. Lần chót tớ ở bên, cái chết làm cho kẻ đó như sống lại từ quá khứ, trẻ thơ một cách thật diệu kỳ, như chưa từng có một tí kinh nghiệm gì từ thế giới, và hạnh phúc, vì hắn ta biết, mọi chuyện thì vẫn có thể.

Bientôt, je serai tout le monde. Je serai mort. Borges.
Chẳng bao lâu đâu, ta sẽ là cả thế giới. Ta sẽ ngỏm.

The Palestinian poet Mahmoud Darwish: "I am myself alone an entire generation."
Ta, chỉ mình ta, là trọn cả một thế hệ.













FB cả tuần này không vô được. Đành post hình cũ. Tờ Playboy số mới, có mấy cái hình tuyệt lắm.
Tiệm báo Tẩy đóng cửa, no more Magazine Littéraire. Số chót, số mùa hè, số đặc biệt, giới thiệu 30 nhà văn cổ điển “để suy tư thế giới”, pour penser le monde. Có Borges, và câu tiên tri khủng khiếp, l’oracle du big data: Tin Văn – le web, tất nhiên -  sẽ là La Babel của Borges.
Ui chao, 20 năm trước đây, Gấu đã ngửi ra điều này. Vậy mà có lũ viết như kít, cứ đổ tội cho net làm chết văn chương.
Theo GCC, với net, ý nghĩa của từ “lưu vong” phải đặt lại. Cũng là điều Gấu nhận ra, khi đề nghị Thảo Trường đưa hết tác phẩm của anh lên Tin Văn, thay vì tìm cách xb ở trong nước.
Một khi bạn tìm cách lạy lục Vẹm in sách, là bạn làm nhục bao nhiêu con người đã chết. (1)
Bài về Levi-Strauss cũng quá tuyệt. Tin Văn sẽ đi bài này: Lévi-Strauss nhìn thấy trong hồi giáo, islam, một mâu thuẫn trước lịch sử, ý chí, ao ước tạo dựng một truyền thống, khi dựa vào sự huỷ diệt của những gì có trước nó.
Bài của Pierre Assouline. Tay này, nhớ NL có thời mê lắm!

Vô phương vô FB, cả ở PC lẫn Ipad, Ipod.
Thèm khoe hàng Playboy quá, hà, hà!

Bữa trước còn đọc được, ở Ipad, thấy có bài của KT, viết về truyện ngắn Dọc Đường, của TTT, và Người cho biết, có thời mê quá, và nó làm Người nhớ tới Trong Khi Chờ Godot của Beckett.
Theo GCC, DĐ là truyện Làng Kế Bên của Kafka, được viết cho...  Xứ Mít.
Đây là truyện ngắn được chính TTT chọn, như yêu cầu của nhà xb Sóng của Nguyễn Đông Ngạc, khi làm cuốn Những Truyện Ngắn Hay Nhất Của Quê Hương Chúng Ta, tức quê hương Ngụy, mà Vẹm chiếm mất, thay bằng Thiên Đường Xạo Hết Chỗ Nói.

Cuối Đường

ttt

Thanh Tâm Tuyền, qua Choé

Tiếp tục chủ đề Năm Mươi Năm Di Cư, Lưu Vong [1954-2004], bắt đầu từ số trước, số này Khởi Hành cho đăng một trong những truyện ngắn tiêu biểu của giai đoạn trên.
Cuối Đường, truyện ngắn Thanh Tâm Tuyền, đăng lần đầu trên Sáng Tạo số 25, đặc biệt về Hà Nội, phát hành tại Sài Gòn, Tháng Mười, 1958, cũng là số đặc biệt kỷ niệm đệ nhị chu niên của ST.
[Trích Lời Tòa Soạn, báo Khởi Hành do Viên Linh chủ trương].
Trên Tin Văn, sẽ tiếp tục giới thiệu, một trong những truyện ngắn tiêu biểu của Thanh Tâm Tuyền, do chính tác giả tuyển chọn để đăng trong Những Truyện Ngắn Hay Nhất Của Quê Hương Chúng Ta [Nhà xb Sóng, Sài Gòn, do Nguyễn Đông Ngạc chủ trương,1973] (1): Dọc Đường.
(1) Nhan đề thực sự của cuốn sách, khiêm tốn hơn nhiều: Hai mươi năm văn học miền nam 1954-1973.
Thanh Tâm Tuyền

Tên thật Dzư Văn Tâm, sinh ngày 13.3. 1936 tại Vinh [Ông quê Hà Đông. Vinh là nơi ông cụ thân sinh của ông làm việc. NQT]. Bắt đầu dậy học tại trường Minh Tân, Hà Đông [1952], và đăng những truyện ngắn đầu tay trên tuần báo Thanh Niên [Hà Nội]. 1954, hoạt động trong Tổng Hội Sinh Viên Hà Nội, cùng Trần Thanh Hiệp, Nguyễn Sỹ Tế, Doãn Quốc Sỹ chủ trương nguyệt san Lửa Việt. 1965, cùng các bạn làm tuần báo Dân Chủ, tuần báo Người Việt. 1956-1960, cùng một số bạn thực hiện nguyệt san Sáng Tạo. Nhập ngũ năm 1962, giải ngũ năm 1966, tái ngũ năm 1968.
Các tác phẩm chính:
Thơ: Tôi không còn cô độc - Liên Đêm Mặt Trời Tìm Thấy.
Kịch: Ba Chị Em.
Truyện ngắn: Khuôn Mặt - Dọc Đường.
Truyện dài: Bếp Lửa - Cát Lầy - Mù Khơi - Tiếng Động
[Nhà xb Sóng]
Quan niệm về truyện ngắn [Trả lời nhà xb Sóng]: Truyện ngắn là truyện không thể nào viết dài.

Dọc Đường

ttt


Bạn có thể coi Dọc Đường là truyện kế tiếp Trước Pháp Luật, cũng được.
Anh nhà quê tới trước Pháp Luật, xin vô coi chơi, anh lính gác phán, lát nữa, tí nữa, và lát nữa, tí nữa, là cả cuộc đời, và trước khi chết, bèn thều thào, sao chỉ có mình tao muốn vô coi chơi, và anh lính gác bèn trả lời, cửa này, mở cho ngươi, ta đứng đây, cũng chỉ vì người, bi giờ mi sắp chết rồi, ta bèn đóng cửa lại, nhiệm vụ của ta xong rồi…
Cả 1 dòng văn học hiện sinh, có thể nói như thế, mở ra bằng Trước Pháp Luật, bằng “hoàn cảnh giới hạn”, sinh lão bịnh tử, và chết vẫn chưa vô được nước Chúa, và bằng vấn nạn “lưu đày và quê nhà”, qua “người đàn bà ngoại tình", sống kiếp này, mơ mòng kiếp khác, cái gì gì, đêm đêm, khi thằng chồng, đám con cái đã ngon giấc, thì bèn thả những cánh hoa xuống lòng giếng sâu là hồn mình, và bèn hồi hộp chờ tiếng vọng của 1 thời đã xưa, đã cũ, từ cái ngăn kéo đã tưởng đã đóng lại vĩnh viễn, của 1 thời còn con gái, ‘chú viết như vậy không được kín đáo’, mi viết như thế là không được, mi viết như thế làm chồng ta nghỉ chơi với ta!
Hà, hà!
Nhưng hình ảnh anh chàng nhà quê tới lầm thiên đường, "không phải chỗ này, chú ơi", bị tất cả mọi người, không nơi nào dám chứa, thì đúng là của 1 anh Mít, vượt biển, tìm cái sống trong cái chết, không nước nào dám chứa!
GCC đã từng viết về nó, và vinh danh nó, bằng câu của Walter Benjamin, lịch sử rã ra bằng hình ảnh, không phải bằng tự sự. Những hình ảnh, như anh chàng nhà quê khư khư với cái bọc quần áo, in lên nền trời mỗi lần hoả châu rực sáng, hay mấy nấm mồ nơi trại tị nạn, trấn ngự cả 1 cõi biển đằng sau nó, là lịch sử xứ Mít, sau cơn mất nước về tay Vẹm.

Trước khi thấy biển tôi thấy cái nghĩa địa nhỏ có chừng chục ngôi mộ của người tị nạn. Đứng phía sau nhà, vách gỗ chỉ cao đến bụng, nhìn thấy dãy nhà phía dưới.

May 21, 2011 by Ai Trần       

Pleiku – Chút Gì Để Nhớ

T
ập truyện Dọc Đường, nếu Gấu nhớ không lầm, được giải Nobel văn học của ông Diệm?
Khi chọn nó, cho cuốn sách của NDN, Những Truyện Ngắn Hay Nhất...  không hiểu ông có "mơ hồ mường tượng", hình ảnh anh nhà quê sau này, là hình ảnh 1 tên Mít vượt biển, bị thế giới từ chối?
Cũng thế, là hình ảnh anh chàng Kiệt, trong MCNK, bỏ chạy thoát cuộc chiến, chỉ để bò về, chỉ để kịp chết, vì nó?
Rồi cái đứa con nít, Bắc Kít, sống ở Sài Gòn, về lại Hà Nội, trong Cuối Đường, chỉ để kịp sống, có mặt, trong cuộc "đi hay ở đều là những chọn lựa nguy hiểm, là chia lìa, là cái chết", của biến cố 1954? (1)

(1)

http://www.tanvien.net/Tuong_niem/lhk_ttt.html

Kinh nghiệm văn chương của ông trong thời kỳ chiến tranh từ 1954 tới 1975? 

Ngoài thơ ra, tôi trải qua hai giai đoạn đánh dấu bằng hai tác phẩm văn xuôi. Cuốn đầu, Bếp Lửa, 1954, miêu tả không khí Hà-nội trước 1954; đi và ở đều là những chọn lựa miễn cưỡng, chia lìa hoặc cái chết. Lập tức có phản ứng của những nhà văn cách mạng. Trong một bài điểm sách trên Văn Nghệ, một nhà phê bình hỏi tôi: "Trong khi nhân dân miền Bắc đất nước ra công xây dựng xã hội chủ nghĩa, nhân vật trong Bếp Lửa đi đâu?". Tôi trả lời: "Anh ta đi đến sự huỷ diệt của lịch sử," mỗi nhà văn là một kẻ sống sót.

Tác phẩm thứ nhì của tôi, Ung Thư (1970) có thể coi như tiếp nối Bếp Lửa. Ung Thư là chấp nhận giữa vô thường và chút hơi ấm của nỗi chết  Cuốn sách chẳng bao giờ được in ra.

Vào năm 1974 một người bạn ở hải ngoại hỏi tôi: "Tại sao xuống núi ?" (nghĩa là tại sao phơi đời mình ra giữa những biến động? ), tôi đã trả lời:

... Tôi nhớ là chẳng nhớ gì
như cây kia trút lá mùa già
như khúc củi nặng nề trôi theo giòng nước xuống tới đồng bằng

Khi KT làm tờ Hợp Lưu, là đúng ý Vẹm. Chúng cần 1 tờ báo như thế. Cũng như tờ Trăm Con. Nghe nói, Vẹm có góp vốn cho HL, qua danh sách mua dài hạn, là những tên ngày nào phản chiến.
Theo GCC, có lẽ KT, còn sống, nên nói rõ ra, về vụ này. Chết rồi, chẳng ai rõ thực hư.
Hồi làm công, là tên viết mướn cho Văn Học, Gấu nghe qua ông chủ, có vụ này.
Vẫn theo NMG, không chỉ Vẹm góp vốn, mà còn có cả Xịa nữa!
Lần qua Cali, gặp Lê Bi, có cả Hoàng Khởi Phong, cùng ngồi ăn phở, Gấu có hỏi về vụ này, Lê Bi cho biết, làm gì có!

Làm sao TTT lại tiên tri ra được 1 anh chàng nhà quê, với bọc quần áo, đứng thu lu bên cái lu nước, như là anh Mít vượt biển sau này?
Còn anh chàng Kiệt, được Ngụy cho đi du học, bò về để chết, do ăn đạn của 1 tên sĩ quan Ngụy đồng đội, vì tưởng lầm là VC, thì "làm gì có", nhưng dùng 1 hình ảnh như thế, để kết thúc cuộc chiến chó đẻ, thì quá tuyệt vời, sau những Đêm Giữa Ban Ngày, Bên Thắng Nhục…

Cũng thế, là nhạc sến, trở thành 1 sự trả thù ngọt ngào của một miền đất, như cái chết của Kiệt.
Cái sự chê bai nhạc sến như đang xẩy ra, là do nhiều lý do, và 1 trong đó, là thứ nhạc sến như hiện nay, được Vẹm cho hát, nhưng thiến bỏ những bản nhạc thần sầu nhất của nó, trong đó cưu mang giấc mộng thanh bình của Miền Nam, rồi. Thứ đang được hát, là để dành cho thứ ca sĩ đực không ra đực, cái chẳng ra cái.
Khác xa thứ nhạc sến mà lũ Ngụy mang theo, để hát trong nhà tù VC.

Gấu đã có lần lèm bèm về mấy câu trong bài Rừng Lá Thấp, của Trần Thiện Thanh.

Trong khói súng xây thành.
Mắt quầng thâm mất ngủ.
Sao không hát cho những bà mẹ già từng đêm nhớ con xa
Sao không hát cho những người vừa nằm xuống chiều qua.

Chẳng thua gì Kinh Cầu của Akhmatova:

Không phải tôi cầu nguyện chỉ cho tôi,
Nhưng còn cho những người đứng trước và sau tôi
Vào một ngày đông giá băng
hay một ngày nóng tháng Bẩy
Trước bức tường Hoả Lò chói chang làm mù mắt
Not only for myself do I pray,
But for those who stood in front and behind me,
In the bitter cold, on a hot July day
Under the red wall that stared blindly

Kinh Cầu: Lời Cuối

Đâu chỉ Rừng Lá Thấp?  Trong bất cứ 1 bản nhạc sến nào mà không bàng bạc, hoặc bộc lộ, cái niềm ao ước “rồi mai dứt chiến tranh, gió dâng khúc nhạc thanh bình”?
Lũ Vẹm làm thịt sạch, chỉ cho hát thứ nhạc sến nhơ bẩn, mà ngay cả trước 1975, gọi là nhạc máy nước!

[Ngay cả tên ca sĩ lại cái Mr. Đàm mà còn nhận ra, thứ nhạc Bolero, thứ thiệt, tôi và Lệ Quyên không hát được, nhớ đại khái!]

Nhưng bạn phải đi tù VC, thì mới hiểu nhạc sến, đúng cái thứ mà chỉ có nó để mang theo cùng với mình, như Brodsky viết về thơ của Akhmatova, và nó đúng là cái hồn của Miền Nam như GCC đã từng vinh danh (1)

(1)

http://www.tanvien.net/Blog_Tin_Van/10.html

Cháu đọc entry của bác từ lúc nó chưa đổi tên cơ, khi còn là "SG mùa này thì cứ triền miên buổi chiều và rả rích đêm khuya" ấy. Nhưng mà quả thực là không biết nói gì thêm, hihi :D.
Hôm nào cháu viết tặng bác 1 entry nhé, vì cháu rất thích cái nhận xét của bác "cái hồn của văn chương Miền Nam, là ở trong nhạc vàng, nhạc sến".
CM, Yahoo Blog

Nhà thơ Joseph Brodsky đã viết về Kinh Cầu: "Ở vào một vài giai đoạn của lịch sử, chỉ có thơ mới có thể chơi ngang ngửa với thực tại, bằng cách nhét chặt nó vào một cái gì mà nhân loại có thể nâng niu, hoặc giấu diếm, ở trong lòng bàn tay, một khi cái đầu chịu thua không thể nắm bắt được. Theo nghĩa đó, cả thế giới nâng niu bút hiệu Anna Akhmatova."

Lũ Ngụy, đi tù VC, hành lý mang theo, chỉ có nhạc sến, là vậy: Chỉ có nó, để chơi ngang ngửa với thực tại!
Bạn phải sống ở Trại Tù VC, thì mới hiểu được cái sự "để chơi ngang ngửa với" thực tại - Cái Ác VC, Cái Ác Bắc Kít - của 1 buổi chơi nhạc vàng.
Gấu đã từng viết tí tí, theo kiểu nhỏ giọt về nó, thí dụ như lần được nghe Ngày Mai Đi Nhận Xác Chồng, hay Thuyền Viễn Xứ ở Trại Tù Đỗ Hòa....

http://www.tanvien.net/Ghi/nhac_pd_tu_vc.html

Nhạc PD, Tù VC

Kỷ niệm những lần nghe nhạc PD ở nông trường cải tạo Đỗ Hoà của Gấu thật tuyệt vời, và sau này, mỗi lần nhớ lại, là Gấu lại càng hiểu ra câu thơ của Lý Thương Ẩn, nói về cái duyên hạnh ngộ ở trên đời, và đem áp dụng vào mấy trường hợp trên mới thật là tuyệt cú mèo:
Gặp nhau đã khó, xa nhau lại càng khó.
Trước hết, hãy nói về cái chuyện gặp nhau đã khó. Ứng dụng vô trường hợp của Gấu: Không dễ gì mà được nghe nhạc Phạm Duy ở trong tù.

Cái sự sửa soạn để được nghe, là có "ý trời" ở trong đó!
Lần nghe bản Thuyền Viễn Xứ, do một tay trại viên độc tấu Tây Ban Cầm, nó nhiêu khê lắm. Không có ông Trời sắp xếp là trớt qướt!
Lúc đó là thời gian Gấu đã mua được cái chức Y Tế Đội, không còn ăn ngủ tại lán trại viên, mà là được đưa lên… Đội. Chỉ ở trên Bộ Chỉ Huy của Đội, thì mới có cây Tây Ban Cầm dành cho những buổi sinh hoạt Đội. Gấu tuy không biết đàn TBC, nhưng có thể sử dụng nó như là một cây măng đô lin, bấm nốt tỉ tì ti, thì dư sức.
Thế là, buổi tối hôm đó, khi đi từng lán ghi tên trại viên khai bịnh, ngày mai cho nghỉ lao động đưa qua bệnh xá, xin vài viên Xuyên Tâm Liên, bèn xách cây đàn đi theo. Tới một lán, gặp tiệc trà, dựng cây đàn kế bên, nhập cuộc. Trong đám ngồi dự tiệc trà, có một tay, trong lúc hứng quá, bèn cầm cây đàn lên.
*
Nói Thuyền Viễn Xứ được sáng tác cho những thính giả mãi sau đó, cho khúc ruột ngàn dặm, thực sự chỉ mới đạt được một nửa lời tiên tri. Nó còn nhắm tới khúc ruột ngàn dặm, ở ngay trong nước, tức những kẻ bị "cái gọi là ẩn dụ lò cải tạo, tinh thần thế giới của Tin Văn" chiếu cố, thôi thì cứ nói đại, cho dù chính tác giả của nó cũng chẳng thể ngờ, vì có khi nào PD đi tù VC đâu, thính giả đích thực của bản nhạc Thuyền Viễn Xứ,  là đám tù cải tạo.
Nói, "nó còn nhắm tới", có lẽ không đúng. Tác giả của nó, lại càng không nhắm tới thứ thính giả đó.
Đây là quyền năng huyền bí của âm nhạc, nói theo Steiner, khi ông trích dẫn Lévi-Strauss, sự phát minh ra giai điệu là một "bí mật tối thượng".
Gấu, tên tù cải tạo, vào lúc không ngờ nhất cuộc đời của nó, đột nhiên 'quê hương' xuất hiện, không phải như là một 'kinh nghiệm về thời tiết, kinh nghiệm về khổ đau" (1), mà như một món quà tặng thật là tuyệt vời.

"Ở nơi đó, cũng vậy, giữa những ống khói, trong những quãng ngừng của khổ đau, có một cái gì giống như là hạnh phúc.... Vâng, đúng là nó đấy, hạnh phúc ở trại tập trung, điều mà tôi sẽ nói tới sau này, khi có người hỏi. Thì cứ giả dụ như sẽ có người hỏi. Thì cứ giả dụ như chẳng bao giờ tôi quên nổi, hạnh phúc."
Kertesz
(1) Con người là tổng số những kinh nghiệm về thời tiết.
Con người là tổng số những kinh nghiệm về khổ đau. W. Faulkner
*
Buổi tối, lần Gấu nghe tay bạn tù cải tạo chơi ghi ta bản Thuyền Viễn Xứ, và miệng lẩm bẩm hát theo, thật là tuyệt vời.
Tuyệt vời và Ngỡ ngàng.
Thứ nhất, Gấu không hề nghĩ rằng, tay này biết chơi nhạc, không hề nghĩ rằng, lần đầu tiên cầm vô cái đàn ghi ta của cấm đó, anh chàng lại chơi đúng cái bản nhạc mà Gấu để mãi tận đáy lòng mình, tưởng đã quên nó rồi, lôi ra và tấu nó lên, ở giữa khoảng trời đất mênh mông là trại cải tạo thuộc đặc khu Rừng Sát ngày nào, ngoài kia là trùng trùng lớp lớp rừng tràm rừng đước, là trùng trùng lớp lớp mồ hôi, sức tù đổ xuống, và trên trời kia, là trăng sáng đang đổ xuống....
Đúng ra phải nói, anh ta moi bản nhạc từ đáy sông Đà, con sông khốn kiếp ám ảnh hoài thằng Gấu xứ Đoài mây trắng lắm, bỏ chạy nó, và bị nó hành, mỗi khi trái nắng trở trời, mỗi khi đời sống sang mùa, hệ thống tự bảo vệ của cơ thể oải theo, thế là con 'vai rớt' Bắc Kỳ làm ngụy!
Sư phụ Faulkner chẳng đã từng phán: Con người là tổng số những kinh nghiệm về thời tiết.


Như lính giữa rừng

Vâng, cũng những bài xưa cũ đó, buổi tối tại một nhà hàng, đám chúng tôi ngồi nghe chị NG. Cô Tơ đã chết rồi, bây giờ những bài hát không làm sống lại quá khứ nhưng rửa sạch quá khứ, đem lại công bình cho những người đã chết.
"Như lính giữa rừng yêu lá thấp mà thôi...".


KT, như GCC được biết, 1 anh binh nhì, không biết có thuộc thành phần trốn lính bị bắt, hay không, nhưng chắc chắn, do bằng cấp chẳng có gì, ở 1 nấc thang chót như thế trong quân đội, bị đám sĩ quan, hạ sĩ quan đì tới chỉ, là cái chắc. Ra hải ngoại vẫn còn bị đì, bởi lũ Chống Cộng Điên Cuồng. Anh làm tờ HL hẳn là trong tâm trạng đó, thay vì 1 lý tưởng cái con mẹ gì. Nhưng lũ Vẹm ở trong nước, và đám hải ngoại Miền Nam trốn lính ngày nào, tức đám du học nhờ bằng cấp, mừng quá, “thằng ngu, thằng khờ có ích”, đúng như Xì gọi, bèn sướng điên lên, ca ngợi rối rít.
Tầm nhìn quá hạn hẹp, tình trạng nước Mít thê thảm như hiện nay, có công lao của những người như KT. Đó là sự thực.
Thê thảm nhất, với những người như KT, là họ không có cái tình yêu sâu thẳm, và cùng với nó, là lòng biết ơn, của 1 tên Bắc Kít, được Miền Nam giơ tay rộng mở, chào đón họ. Chúng chưa từng nói ra 1 lời về cái miền đất cưu mang chúng. Thù Ngụy, mê VC, mê Miền Bắc, làm chúng trở thành những tên vô cảm, vô ơn!
NTV mastermind của tờ Trăm Con, cũng chẳng khác. Đã từng bị mật vụ Diệm tẩn, vì không đứng dậy chào cờ, trong 1 lần đi coi ciné,
Đệ tử Ông Đạo Dừa do trốn lính. Bị bắt, bị đúng em trai TTT, là bạn C của GCC, tống đi lao công chiến trường, khi anh làm ở Nha Quân Pháp. Một đấng như thế nhìn về xứ Bắc Kít, như là Đất Hứa, là đúng rồi, đâu có khác gì 1 ông Chánh Tổng An Nam, hay Người Của Chúng Ta, ở Paris!
Trong khi TTT, thí dụ, ngay từ ngày đầu cuộc chiến, từ những ngày 1954, qua cuốn Bếp Lửa, hay qua Tôi không còn cô độc, đã nhìn ra chân tướng Vẹm. Khi Đại, anh sinh viên trốn lính mơ lên rừng theo VC, suốt ngày ôm cuốn Tội Ác và Hình Phạt của Dos, phán, chúng [chủ nghĩa CS] cho đến giờ này vẫn còn đúng, Tâm bèn xửng cồ vặc lại,  ra ngoài đó, tức lên rừng phò VC, thì cũng là 1 thứ đánh đĩ!
Hay, “Chúng nó làm CS, chúng ta làm tù nhân” [Tôi không còn cô độc].
Ông nhìn ra rất rõ số phận của lũ Ngụy, khác hẳn những KT, NTV.
GCC chẳng hề thích VC, và cũng sợ chết như bất cứ 1 tên nào khác, nhưng chấp nhận số phận 1 cá nhân, đi lính, ừ, thì đi lính, như bất cứ 1 cá nhân bình thường chọn cái chế độ mà mình theo nó, ngay từ lúc xuống tầu há mồm.
Đọc Marx, để cố hiểu ra ý nghĩa của cuộc chiến, nhưng đếch mê, có thể nói như vậy.
Sự chọn lựa của GCC có phần nào giống Grass, khi ông chọn làm 1 tên vần đá lên núi của Camus, thay vì Sartre.
Cuốn Bếp Lửa, mà Tin Văn post, là bản copy, từ cuốn Bếp Lửa của KT, lần qua Cali, lần đầu, 1998, ghé nhà anh. Anh mua sẵn 1 cái nệm, dành cho vợ chồng GCC, nhưng Khế Iêm, Trùm tờ Thơ, giáo chủ Tân Hình Thức, đã tìm được chỗ ở cho tụi này, là nhà mobile home, của Lê Giang Trần. Qua đêm đầu ở đó, hôm sau, NMG đón về nhà anh. Nhờ vậy quen băng Văn Học, với những đấng thật thân tình như Trúc Chi, Tạ Chí Đại Trường.
Thú nhất, là quen Vũ Huy Quang, cũng trong lần "một chuyến đi" này.
Anh rất sợ Gấu lân la với đám Chống Cộng, điên cuồng hay không điên cuồng!


Un triste tropisme pour Lévi-Strauss

Dans Tristes Tropiques, l'ethnologue formulait sans fard son « antipathie » à l’égard de la confession musulmane, selon lui fondamentalement repliée sur elle-même.
Ce passage provocateur mêle observations inattendues et mauvaise foi.
Par Pierre Assouline

Des textes classiques pour éclairer notre lecture actuelle de l'islam, il n'en manque pas. Privilegier le grand livre de Claude Lévi-Strauss pour en isoler quelques pages, ce n'est pas seulement surprenant car inattendu : c'est aussi passer pour provocateur, surtout un demi-siècle après sa publication, à une époque rongée par le principe de précaution, la bien-pensance et le politiquement correct. Ces fameux passages ne sont pas inconnus, mais méconnus. Régulièrement évoqués, rarement commentés. On sent comme une gêne chez ses admirateurs. Bien qu'il fut totem, il n'est pas devenu tabou. L'intellectuel à maintes fois été dénoncé pour son antihumanisme alors qu'il voulait fonder les droits de l'homme en ne privilégiant pas l’espèce humaine par rapport aux autres espèces vivantes, animales, végétales, Le débat dure encore. Mais ses vues sur l'islam, non, franchement, passons ... Lisons plutôt (Voir l’extrait pages suivantes.)
    Directeur d'études à l'École pratique des hautes éutdes à la V(e) section dite des sciences religieuses, il avait passé quelques mois en 1950 à voyager en Inde du Nord puis à enquêter au Pakistan pour une mission de l'Unesco sur l’état des sciences sociales dans le pays. Il écrivit Tristes Tropiques en 1954 et 1955 à l'invitation de Jean Malaurie, qui lance alors chez PIon une collection appelée à devenir fameuse, « Terre humaine ». Un récit rédigé sans precaution par sauts et gambades, recomposant son experience avec le recul des ans, mais sans réprimer ses impulsions. Il est le vrai
Levi-Strauss voit dans l'islam une contradiction face à l'histoire, la volonté de fonder une tradition en s'appuyant sur la destruction de ce celle qui l'ont précedée. 
qu'il venait d'essuyer deux fois de suite un cuisant échec à l’élection au College de France après avoir été invité à se presenter à la chaire de sociologie comparée.
Le succès fut immense. Tristes Tropiques est à ce jour le plus célébre et le plus traduit de ses livres - et son incipit assuré de demeurer longtemps dans l'anthologie des meilleures attaques : « Je hais les voyages et les explorateurs.» À l'origine, l'ethnologue avait pensé cet ensemble de reflexions retour du terrain moins comme un texte scientifique que comme une sorte de roman; l'Academie Goncourt ne s'y était pas trompee, qui publia un communiqué exprimant le grand enthousiasme de son jury, notamment Pierre Mac Orlan, qui s'y retrouva (et pour cause: ses propres livres avaient passionné le jeune Levi-Strauss), et regrettant de ne pouvoir couronner un texte qui ne fut pas vraiment une oeuvre de fiction. Inevitablement, le compliment avait un revers: des portes se fermerent dans la sphère savante, des maitres et des collègues lui tournerent le dos.

Impressionné par la ferveur de la prière

Indifférent au sentiment religieux, à cette inquiétude-là et à tout rapport avec un Dieu personnel, Lévi-Strauss n'en a pas moins etudié et enseigné l'histoire des religions; toute son oeuvre en temoigne tant elle est traversée par la notion de religieux, notamment, il est vrai, chez les peuples sans écriture. Son approche du fait religieux est anthropologique et structurale au sein d'un système de communication entre groupes et individus. Ce qui le tourmente et le déconcerte dans l'islam, ce sont ses contradictions face à l'histoire : sa volonté de fonder une tradition qui s'appuie sur la destruction de celles qui l'ont précédée. Au chapitre XV, il se dit impressionné par la manière dont les musulmans se font leur place dans le cosmos, comment ils s'inscrivent dans l'espace : un minuscule tapis de priere leur suffit à s'isoler de la rumeur du monde, à s'en abstraire pour rejoindre ce qui est plus grand qu'eux, « Pour pouvoir résister, il faut un lien très fort, très personnel avec le sumaturel, et c'est là que réside peut-être un des secrets de l'islam et des autres cultes de cette région du monde, que chacun se sente constamment en présence de son Dieu. » Et le voyageur de rapporter son émotion en observant un vieillard prier seul sur une plage de l'ocean Indien au coucher du soleil après s'être fabriqué son univers avec deux chaises de guingois. Pourtant, vers la fin du livre, dans le fameux chapitre XXXIX qui fait tant problème, il voit l'islam comme une religion si naturellement collective et communautaire qu'elle éprouvera toujours des difficultés à penser la solitude.

Pas le moindre regret

Quand il y reviendra plus tard dans une lettre à Raymond Aron, il reconnaitra : « Les brefs contacts que j' ai eus avec le monde arabe m'ont inspire une indéracinable antipathie. » Dans ses dernières années, au cours d'un long entretien avec Didier Eribon (1988), il dira n'avoir pas « accroché » au cours de ses quelques mois passés dans les pays musulmans, faisant observer qu'il s'était « confessé » à ce sujet dans Tristes Tropiques mais n'exprimant pas le moindre regret. Y revenant avec le même interlocuteur en 2002, il enfonca le clou: « J'ai dit dans Tristes Tropiques ce que je pensais de l'islam. Bien que dans une langue plus chatiée, ce n'était pas tellement eloigné de ce pour quoi on fait aujourd'hui un procès à Houellebecq. Un tel procès aurait était inconcevable il y a un demi-siède: ca ne serait venu à l'esprit de personne. » Et lorsque Didier Eribon se demande et lui demande ce qui a bien pu changer, il répond sans hésiter : « Nous sommes contaminés par l'intolerance islamique. Il en va de même avec l'idée actuelle qu'il faudrait introduire l'enseignement de l'histoire des religions à l'école. J'ai lu que l'on avait chargé Regis Debray d'une mission sur cette question. Là encore, cela me semble être une concession faite à l'islam : à l'idée que la religion doit pénétrer en dehors de son domaine. Il me semble au contraire que la laicité pure et dure avait très bien marché jusqu'ici. » Depuis, lorsque la question revient, il est toujours des voix pour s'étonner que, tout Levi-Strauss qu'il fut, nul n'ose le taxer d'islamophobie. Et qu'importe si l'on sait bien que l'ethnologue s'interessait moins aux hommes qu' aux croyances, coutumes, institutions, structures.
    Abdelwahab Meddeb, qui avait consacré une longue analyse à ces pages de Tristes Tropiques sous le titre « Divagations et lucidite » dans la revue Esprit en aout-septembre 2011, les jugeait sévères: à ses yeux, le grand ethnologue y faisait preuve d'autant de méconnaissance que d'aveuglement; néanmoins, l’écrivain tunisien reconnaissait que l'analyse du blocage de l'islam et de l'inertie historique qui s'ensuivait, pour être sans concessions, n'en était pas moins pertinente. De quoi suffire à la rendre actuelle avec ses attendus, dussent-ils déranger bien des consciences.+

N° 581-582/Juillet-aout 2017. Le Magazine littéraire - 109


Triết gia Kim Định từ trần


Năm 1958, khi học Đệ Nhất, ban B [Toán] tại trường Chu Văn An, tôi được học với thầy Vũ Khắc Khoan, môn Sử. Một tuần một giờ. Cả thầy lẫn trò đều biết, sử là môn phụ, chỉ thoáng qua ở kỳ vấn đáp. Thầy họa hoằn ghé lớp. Và bởi vì lớp B8 của chúng tôi ở ngay cổng trường, có khi thầy chỉ đảo một vòng chiếc solex qua cửa lớp, nói vội một câu, hôm nay nghỉ, rồi tà tà theo cây vợt cầm sẵn trên tay. Những giờ học thật họa hoằn thì cũng không phải để học, để bàn, về sử, mà về kịch, hoặc về một câu mà thầy đang tâm đắc, thí dụ “Chúng ta đã xuống thuyền” [Pascal, hình như vậy].

Rồi thi đậu, ghi danh học Đại Học Khoa Học. Đói, bỏ ngang, thi vô trường Quốc Gia Bưu Điện vừa mới được thành lập. Ra trường. Làm công chức Bưu Điện. “Đành” ghi danh học Văn Khoa, theo kiểu hàm thụ, chứng chỉ Dự Bị Triết, với những ông thầy như Kim Định, Lê Tôn Nghiêm… Nhờ bạn bè lấy bài học [cours] giùm. Chẳng bao giờ tới lớp. Cho đến bây giờ tôi không hề biết mặt thầy Kim Định. Và như thế, sẽ chẳng bao giờ biết mặt thầy, có chăng chỉ là tình cờ, trên mặt sách báo. Những môn đệ như tôi, chắc là cũng nhiều. Cũng nhiều, là những độc giả của ông. Đủ mọi tầng lớp, tuổi tác. Còn cả, những hội đoàn chính trị nữa, coi Việt học như là một vũ khí văn hóa chống chủ nghĩa Cộng Sản.

Riêng với lớp học trò như chúng tôi, Thầy đúng là ý thức đạo đức của một thời,  “thời của chúng tôi”, những đứa trẻ hai mươi tuổi vào những năm 1960, 1970.
*
Claude-Lévi Strauss phân chia lịch sử ra những thời kỳ nóng, thời kỳ lạnh. Vào những thời kỳ lạnh, có khi kéo dài nhiều thế kỷ, nó chẳng đẻ ra được một ý thức, một tư tưởng, một ý thức hệ, một triết lý lớn lao nào.


“Thời của chúng tôi” nóng. Nóng lắm. Bên trời Tây, đó là lúc cơ cấu luận đang ở đỉnh cao, với rất nhiều triết gia, nhiều tác phẩm: Viết của Lacan, Chữ và Vật, của Michel Foucault, Phê Bình và Chân Lý của Roland Barthes, Lý thuyết Văn chương, của Todorov… cùng xuất hiện vào năm 1966. Năm sau 1967, là những cuốn tiếp theo của bộ Huyền Thoại Học của Claude-Lévi Strauss: Từ mật ong tới tàn thuốc, Nguồn gốc của những trò lẩm cẩm muỗng nĩa, dao kéo.. ở  bàn ăn [L’origine des manières de table],1968, Con người trần trụi, L’Homme nu, 1971.
Nhưng Ấu châu có ở trong đó ? Chính họ tự hỏi. Và tuổi trẻ của Tây trả lời, bằng biến cố Tháng Năm 1968: Hãy mạnh dạn đòi hỏi những điều không thể được, không thể đòi hỏi. Càng làm tình bao nhiêu, càng cách mạng bấy nhiêu.
Octavio Paz, Nobel văn chương, có lần đưa ra một nhận xét thật độc đáo, về biến cố Tháng Năm 1968: Văn minh Tây Phương độc đáo ở chỗ, đã biến dục tình thành một vũ khí chính trị.
Nhưng 1968 cũng là năm pháo đài bay B.52 vào trận tại cuộc chiến Việt Nam. Cùng với 276 ngàn binh sĩ Hoa Kỳ.
1965: Cuộc Đổ Bộ Normandie Á Châu, tại bãi biển Đà Nẵng.
1968: Cú Mậu Thân. Mồ Chôn Tập Thể Huế.

Cần phải xác định thời của chúng tôi, Chữ Thời, bằng những sự kiện như thế, mới nhận ra vóc dáng khổng lồ của những bậc thầy tư tưởng Đông Phương như Kim Định, khi họ cố tìm cho ra một giải pháp, và cùng với nó, một thực hành, thí dụ như Cú Tháng Năm 1968, như của nước Pháp, cho một “thời khốn khổ của chúng tôi”.

Và nếu đúng như Claude –Lévi Strauss khẳng định, tất cả văn hóa đều có thể coi như là một bộ của những hệ thống biểu tượng, thầy Lê Tôn Nghiêm, thầy Kim Định, cho thấy, chúng ta cũng có riêng những bộ hệ thống biểu tượng. Thầy Lê Tôn Nghiêm đã tìm thấy một “logos của phương Đông” trong khi đào bới những di chỉ của Khổng giáo. Thầy Kim Định, trong Việt Lý Tố Nguyên, Triết Lý Cái Đình.

Tất cả những ông thầy tư tưởng, Đông hay Tây, đều tìm một thứ đức hạnh mới. Với Lacan, là một “đức hạnh của ước muốn” [éthique du désir], với Foucault: “đức hạnh của sự giải phóng”, với Kinh Định, đó là một đạo hạnh trong sự cố gắng tìm kiếm và bảo tồn những di chỉ của một nền văn minh Việt Nam, mà những đệ tử của ông coi đây là h
àng rào cuối cùng chống lại chủ nghĩa cộng sản.
Thầy Kim Định, chúng con xin vĩnh biệt Thầy.

                        NQT

*

Ghi chú của người dịch.
Kể từ khi cuốn sách được xb vào năm 1955, nó trở thành nổi tiếng trên thế giới dưới cái tít Tây, thành thử - và cũng theo lời yêu cầu của M. Lévi-Strauss – chúng tôi giữ nguyên tên của nó. Những “Sad Tropics”, “The Sadness of the Tropics”, “Tragic Tropics”… đều không chuyển được ý nghĩa, và hàm ngụ của “Nhiệt đới buồn thỉu buồn thiu”: “Tristes Tropiques”, vừa đọc lên là đã thấy tếu tếu và thơ thơ, ironical and poetic, bởi sự lập đi lập lại của âm đầu, bởi nhịp điệu căng thẳng (- U U – U), bởi  giả dụ về một “Hỡi ơi, Nhiệt đới buồn”, “Alas for the Tropiques”.

Cuốn này đã được dịch ra tiếng Việt, “Nhiệt đới buồn”.

Đúng ra, nên dịch là Nhiệt đới buồn thiu, (1) hay buồn hiu, thì vẫn giữ được tính tếu tếu, lẫn chất thi ca, nhưng, có thể vì đã có cụm từ nổi tiếng của PTH, rồi, cho nên đành bỏ chữ "thiu" đi chăng?
Xin giới thiệu, để tham khảo, bài viết của DMT:

Dương vật buồn thiu

Claude Lévi-Strauss, anthropologist, born 28 November 1908; died 30 October 2009

Tristes Tropiques by Claude Lévi-Strauss – melancholy anthropology

The Guardian đọc Nhiệt Đới Buồn Hiu
http://www.theguardian.com/books/booksblog/2015/aug/17/tristes-tropiques-by-claude-levi-strauss-melancholy-anthropology

Theo Guardian, dịch Unhappy Tropiques, OK


(1)

Cái chuyện THNM của Gấu, khi đọc Borges, ra Kafka, có lẽ 1 phần là do cái tật bẩm sinh, mắt lé (lác, như Bắc Kít gọi).
Câu đầu tiên mà bà chị ruột của Gấu nói, khi gặp lại đứa em trai, bây giờ không thấy nó lác nhiều như hồi còn bé.
Lé, Gấu nhìn Gấu Cái ra cô phù dâu, thế là khổ cả đời.
Nhưng, đọc Kafka, 1 độc giả Mít, 1 tên Bắc Kít, lùn, lé, suốt cả 1 thời thơ ấu khốn khổ khốn nạn, vì mồ côi, vì đói, vì rét, vì ghẻ lạnh, không làm sao mà không THNM, vì Cái Ác Bắc Kít.
Cái đoạn cuối Y sĩ đồng quê, chẳng đúng là tình trạng 1 tên Bắc Kít, lầm tiếng kêu kíu của 1 con bịnh Miền Nam, bèn xẻ dọc Trường Sơn, và bèn nhờ con quỉ nơi chuồng heo lo giùm cho cô người làm, và chuyện giường chiếu trong gia đình ư:
   
Never shall I reach home at this rate; my flourishing practice is done for; my successor is robbing me, but in vain, for he cannot take my place; in my house the disgusting groom is raging; Rose is his victim; I do not want to think about it any more. Naked, exposed to the frost of this most unhappy of ages, with an earthly vehicle, unearthly horses, old man that I am, I wander astray: My fur coat is hanging from the back of the gig, but I cannot reach it, and none of my limber pack of patients lifts a finger. Betrayed! Betrayed! A false alarm on the night bell once answered-it cannot be made good, not ever.

Amoz Oz đọc Y Sĩ Đồng Quê của Kafka

Bạn đọc Y Sĩ Đồng Quê, và tưởng tượng ra rằng thì là, đây chính là linh hồn của một miền đất, nghe tiếng cầu cứu của một con bệnh trầm trọng ở mãi tận miền nam, và, tìm đủ mọi cách để đến bên giường người bệnh, do không có ngựa, nên phải mượn đôi ngựa của con quỉ ở nơi chuồng lợn, và vì thế mà phải hy sinh cô hầu gái, cuối cùng nhận ra, chỉ là báo động hoảng, và ngửa mặt lên trời la lớn: "Ta bị lừa, bị lừa, bị lừa!"
Và đây là hình ảnh của viên y sĩ sau khi bị lừa:

"Trần trụi, phơi người ra trong giá lạnh vào cái thời bất hạnh nhất, với cỗ xe trần thế, với cặp ngựa ngược đời, già như tôi, tôi bơ vơ lạc lõng" ("Naked, exposed to the frost of this most unhappy of ages, with an earthly vehicle, unearthly horses, old man that I am, I wander astray."

Một cách nào đó, viên y sĩ của Kafka còn xuất hiện dưới cái mặt nạ của một vua Lear, của một ông tướng về hưu.
Thê thảm nhất, là, sau khi đã xây dựng xong địa ngục, với sự đóng góp của mình ở trỏng, viên tướng già về hưu, và phải sống nhờ vào cái chuồng lợn của cô con dâu, được vỗ béo bằng những thai nhi !

Betrayed! Betrayed! A false alarm on the night bell once answered-it cannot be made good, not ever.
Phản bội! Phản bội! Một báo động hoảng trong đêm, 1 khi trả lời, là ôi thôi xứ Mít!

Cái truyện ngắn, Làng Kế Bên, chẳng đúng là 1 cảnh báo: Kế bên đấy, nhưng cả đời của mi, cũng không đủ, để mà tới được!

Làng kế bên.

Nội tôi thường nói: "Đời vắn chi đâu. Như nội đây, nhìn lại nó, thấy đời như co rút lại, thành thử nội không hiểu nổi, thí dụ như chuyện này: bỏ qua chuyện tai nạn, làm sao một người trẻ tuổi có thể quyết tâm rong ruổi sang làng kế bên, mà không e ngại, một đời thọ như thế, hạnh phúc như thế, cũng không đủ thời gian cần thiết cho một chuyến đi như vậy."

[My grandfather used to say: "Life is astoundingly short. To me, looking back over it, life seems so fore-shorthened that I scarcely understand, for instance, how a young man can decide to ride over to the next village without being afraid that – not to mention accidents – even the span of a normal happy life may fall far short of time needed for such a journey".]

Thê lương nhất, là ngụ ngôn Tháp Babel!
Đỉnh cao thời đại của Mít, chiến thắng 30 Tháng Tư, 1975: Tháp Babel.
Nhưng xây xong rồi, chớ có trèo lên nhé!
Trèo lên là bỏ mẹ!
Cái Ác Bắc Kít xúi chúng trèo. Nhà Ngụy chúng cướp, Ngụy, tống vô Trại Cải Tạo...

Vẩn chỉ là chuyện THNM, chuyện hiểu lầm, chuyện báo động hoảng, nhưng vậy là đủ điêu tàn xứ Mít!

This is a misunderstanding of some kind; but it will be the ruin of us (1)
Kafka: An Old Manuscript

Note: Bản thảo Cũ, nhìn 1 cách nào đó, cũng là chuyện 30 Tháng Tư 1975. Post sau đây, và dịch dọt sau:
       
An Old Manuscript

IT LOOKS as if much had been neglected in our country's system of defense. We have not concerned ourselves with it until now and have gone about our daily work; but things that have been happening recently begin to trouble us.
    I have a cobbler's workshop in the square that lies before the Emperor's palace. Scarcely have I taken my shutters down, at the first glimmer of dawn, when I see armed soldiers already posted in the mouth of every street opening on the square. But these soldiers are not ours, they are obviously nomads from the North. In some way that is incomprehensible to me they have pushed right into the capital, although it is a long way from the frontier. At any rate, here they are; it seems that every morning there are more of them.
    As is their nature, they camp under the open sky, for they abominate dwelling houses. They busy themselves sharpening swords, whittling arrows and practicing horsemanship. This peaceful square, which was always kept so scrupulously clean, they have made literally into a stable. We do try every now and then to run out of our shops and clear away at least the worst of the filth, but this happens less and less often, for the labor is in vain and brings us besides into danger of falling under the hoofs of the wild horses or of being crippled with lashes from the whips.
    Speech with the nomads is impossible. They do not know our language; indeed they hardly have a language of their own. They communicate with each other much as jackdaws do. A screeching as of jackdaws is always in our ears. Our way of living and our institutions they neither understand nor care to understand. And so they are unwilling to make sense even out of our sign language. You can gesture at them till you dislocate your jaws and your wrists and still they will not have understood you and will never understand. They often make grimaces; then the whites of their eyes turn up and foam gathers on their lips, but they do not mean  anything by that, not even a threat; they do it because it is their nature to do it. Whatever they need, they take. You cannot call it taking by force. They grab at something and you simply stand aside and leave them to it.
    From my stock, too, they have taken many good articles. But I cannot complain when I see how the butcher, for instance, suffers across the street. As soon as he brings in any meat the nomads snatch it all from him and gobble it up. Even their horses devour flesh; often enough a horseman and his horse are lying side by side, both of them gnawing at the same joint, one at either end. The butcher is nervous and does not dare to stop his deliveries of meat. We understand that however, and subscribe money to keep him going. 'If the nomads got no meat, who knows what they might think of doing; who knows anyhow what they may think of, even though they get meat every day.
    Not long ago the butcher thought he might at least spare himself the trouble of slaughtering, and so one morning he brought along a live ox. But he will never dare to do that-again. I lay for a whole hour flat on the floor at the back of my workshop with my head muffled in all the clothes and rugs and pillows I had, simply to keep from hearing the bellowing of that ox, which the nomads were leaping on from all sides, tearing morsels out of its living flesh with their teeth. It had been quiet for a long time before I risked coming out; they were lying overcome round the remains of the carcass like drunkards round a wine cask.
    This was the occasion when I fancied I actually saw the Emperor himself at a window of the palace; usually he never enters these outer rooms but spends all his time in the innermost garden; yet on this occasion he was standing, or so at least it seemed to me, at one of the windows, watching with bent head the on goings before his residence.
    "What is going to happen?" we all ask ourselves. "How long can we endure this burden and torment? The, Emperor's palace has drawn the nomads here but does not know how to drive them away again. The gate stays shut; the guards,' who used to be always marching out and in with ceremony, keep close behind barred windows. It is left to us artisans and tradesmen to save our country; but we are not equal to such a task; nor have we ever claimed to be capable of it. This is a misunderstanding of some kind; and it will be the ruin of us."


*

Lopez Lecube: Borges, ông tưởng tượng ông ngỏm ra làm sao?
[How do you imagine your death]?
Borges: Ah, tôi cực kỳ nóng nẩy đợi nó. Tôi được thông báo, nó sẽ tới, nhưng tôi cảm thấy nó đếch chịu tới, but I feel as though it won’t, rằng tôi đếch chết, that I’m not going to die.
Spinoza phán, tất cả chúng ta cảm thấy chúng ta bất tử, nhưng không phải như là những cá nhân, nhưng theo kiểu phiếm thần, in a pantheist way, theo kiểu thiên thần, in a divine way.
Khi tôi sợ hãi, khi sự tình không thuận lợi, tôi bảo mình, I think to myself, Tại sao mà mình phải lo lắng, care, cho một nhà văn Nam Mỹ, từ 1 xứ sở đã mất như Cộng Hòa Á Căn Đình ở vào cuối thế kỷ 20? …

Thì cũng như khởi sự 1 chuyến phiêu lưu

Borges: Nó có thể như thế, nhưng tôi nghĩ, không. Tôi nghĩ, I hope, nó là tận cùng. Tôi nghĩ đến 1 câu chuyện về 1 người trải qua trọn đời mình, đợi chờ 1 cách may mắn, mình chết, và, anh ta cứ tiếp tục sống, và anh ta cực kỳ thất vọng… Sau cùng, anh ta trở nên quen với cái đời “di cảo” của mình, đúng như là anh ta trở nên quen với kiếp trước của mình, tếu thế!

[Eventually, however, he gets accustomed to his posthumous life, just as he got used to the previous one, which is invariably hard]

http://www.newyorker.com/magazine/2017/08/28/donald-trumps-true-allegiances
David Remnick

Donald Trump’s True Allegiances
Who could have predicted the President’s latest outrage? Barack Obama and anyone, really.

Early last November, just before Election Day, Barack Obama was driven through the crisp late-night gloom of the outskirts of Charlotte, as he barnstormed North Carolina on behalf of Hillary Clinton. He was in no measure serene or confident. The polls, the “analytics,” remained in Clinton’s favor, yet Obama, with the unique vantage point of being the first African-American President, had watched as, night after night, immense crowds cheered and hooted for a demagogue who had launched a business career with blacks-need-not-apply housing developments in Queens and a political career with a racist conspiracy theory known as birtherism. During his speech in Charlotte that night, Obama warned that no one really changes in the Presidency; rather, the office “magnifies” who you already are. So if you “accept the support of Klan sympathizers before you’re President, or you’re kind of slow in disowning it, saying, ‘Well, I don’t know,’ then that’s how you’ll be as President.”
Donald Trump’s ascent was hardly the first sign that Americans had not uniformly regarded Obama’s election as an inspiring chapter in the country’s fitful progress toward equality. Newt Gingrich, the former Speaker of the House, had branded him the “food-stamp President.” In the right-wing and white-nationalist media, Obama was, variously, a socialist, a Muslim, the Antichrist, a “liberal fascist,” who was assembling his own Hitler Youth. A high-speed train from Las Vegas to Anaheim that was part of the economic-stimulus package was a secret effort to connect the brothels of Nevada to the innocents at Disneyland. He was, by nature, suspect. “You just look at the body language, and there’s something going on,” Trump said, last summer. In the meantime, beginning on the day of Obama’s first inaugural, the Secret Service fielded an unprecedented number of threats against the President’s person.
And so, speeding toward yet another airport last November, Obama seemed like a weary man who harbored a burning seed of apprehension. “We’ve seen this coming,” he said. “Donald Trump is not an outlier; he is a culmination, a logical conclusion of the rhetoric and tactics of the Republican Party for the past ten, fifteen, twenty years. What surprised me was the degree to which those tactics and rhetoric completely jumped the rails.”
For half a century, in fact, the leaders of the G.O.P. have fanned the lingering embers of racial resentment in the United States. Through shrewd political calculation and rhetoric, from Richard Nixon’s “Southern strategy” to the latest charges of voter fraud in majority-African-American districts, doing so has paid off at the ballot box. “There were no governing principles,” Obama said. “There was no one to say, ‘No, this is going too far, this isn’t what we stand for.’ ”
Last week, the world witnessed Obama’s successor in the White House, unbound and unhinged, acting more or less as Obama had predicted. In 2015, a week after Trump had declared his candidacy, he spoke in favor of removing the Confederate flag from South Carolina’s capitol: “Put it in the museum and let it go.” But, last week, abandoning the customary dog whistle of previous Republican culture warriors, President Trump made plain his indulgent sympathy for neo-Nazis, Klan members, and unaffiliated white supremacists, who marched with torches, assault rifles, clubs, and racist and anti-Semitic slogans through the streets of Charlottesville, Virginia. One participant even adopted an isis terror tactic, driving straight into a crowd of people peaceably demonstrating against the racists. Trump had declared an “America First” culture war in his Inaugural Address, and now—as his poll numbers dropped, as he lost again and again in the courts and in Congress, as the Mueller investigation delved into his miserable business history, as more and more aides leaked their dismay—he had cast his lot with the basest of his base. There were some “very fine people” among the white nationalists, he said, and their “culture” should not be threatened.
Who could have predicted it? Anyone, really. Two years ago, the Daily Stormer, the foremost neo-Nazi news site in the country, called on white men to “vote for the first time in our lives for the one man who actually represents our interests.” Trump never spurned this current of his support. He invited it, exploited it. With Stephen Bannon, white nationalism won prime real estate in the West Wing. Bannon wrote much of the inaugural speech, and was branded “The Great Manipulator” in a Time cover story that bruised the Presidential ego. But Bannon has been marginalized for months. Last Friday, in the wake of Charlottesville, Trump finally pushed him out. He is headed back to Breitbart News. But he was staff; his departure is hardly decisive. The culture of this White House was, and remains, Trump’s.
When Trump was elected, there were those who considered his history and insisted that this was a kind of national emergency, and that to normalize this Presidency was a dangerous illusion. At the same time, there were those who, in the spirit of patience and national comity, held that Trump was “our President,” and that “he must be given a chance.” Has he had enough of a chance yet? After his press conference in the lobby of Trump Tower last Tuesday, when he ignored the scripted attempts to regulate his impulses and revealed his true allegiances, there can be no doubt about who he is. This is the inescapable fact: on November 9th, the United States elected a dishonest, inept, unbalanced, and immoral human being as its President and Commander-in-Chief. Trump has daily proven unyielding to appeals of decency, unity, moderation, or fact. He is willing to imperil the civil peace and the social fabric of his country simply to satisfy his narcissism and to excite the worst inclinations of his core followers.
This latest outrage has disheartened Trump’s circle somewhat; business executives, generals and security officials, advisers, and even family members have semaphored their private despair. One of the more lasting images from Trump’s squalid appearance on Tuesday was that of his chief of staff, John Kelly, who stood listening to him with a hangdog look of shame. But Trump still retains the support of roughly a third of the country, and of the majority of the Republican electorate. The political figure Obama saw as a “logical conclusion of the rhetoric and tactics of the Republican Party” has not yet come unmoored from the Party’s base.
The most important resistance to Trump has to come from civil society, from institutions, and from individuals who, despite their differences, believe in constitutional norms and have a fundamental respect for the values of honesty, equality, and justice. The imperative is to find ways to counteract and diminish his malignant influence not only in the overtly political realm but also in the social and cultural one. To fail in that would allow the death rattle of an old racist order to take hold as a deafening revival. ♦



David Remnick

Donald Trump’s True Allegiances
Who could have predicted the President’s latest outrage? Barack Obama and anyone, really.

Early last November, just before Election Day, Barack Obama was driven through the crisp late-night gloom of the outskirts of Charlotte, as he barnstormed North Carolina on behalf of Hillary Clinton. He was in no measure serene or confident. The polls, the “analytics,” remained in Clinton’s favor, yet Obama, with the unique vantage point of being the first African-American President, had watched as, night after night, immense crowds cheered and hooted for a demagogue who had launched a business career with blacks-need-not-apply housing developments in Queens and a political career with a racist conspiracy theory known as birtherism. During his speech in Charlotte that night, Obama warned that no one really changes in the Presidency; rather, the office “magnifies” who you already are. So if you “accept the support of Klan sympathizers before you’re President, or you’re kind of slow in disowning it, saying, ‘Well, I don’t know,’ then that’s how you’ll be as President.”
Donald Trump’s ascent was hardly the first sign that Americans had not uniformly regarded Obama’s election as an inspiring chapter in the country’s fitful progress toward equality. Newt Gingrich, the former Speaker of the House, had branded him the “food-stamp President.” In the right-wing and white-nationalist media, Obama was, variously, a socialist, a Muslim, the Antichrist, a “liberal fascist,” who was assembling his own Hitler Youth. A high-speed train from Las Vegas to Anaheim that was part of the economic-stimulus package was a secret effort to connect the brothels of Nevada to the innocents at Disneyland. He was, by nature, suspect. “You just look at the body language, and there’s something going on,” Trump said, last summer. In the meantime, beginning on the day of Obama’s first inaugural, the Secret Service fielded an unprecedented number of threats against the President’s person.
And so, speeding toward yet another airport last November, Obama seemed like a weary man who harbored a burning seed of apprehension. “We’ve seen this coming,” he said. “Donald Trump is not an outlier; he is a culmination, a logical conclusion of the rhetoric and tactics of the Republican Party for the past ten, fifteen, twenty years. What surprised me was the degree to which those tactics and rhetoric completely jumped the rails.”
For half a century, in fact, the leaders of the G.O.P. have fanned the lingering embers of racial resentment in the United States. Through shrewd political calculation and rhetoric, from Richard Nixon’s “Southern strategy” to the latest charges of voter fraud in majority-African-American districts, doing so has paid off at the ballot box. “There were no governing principles,” Obama said. “There was no one to say, ‘No, this is going too far, this isn’t what we stand for.’ ”
Last week, the world witnessed Obama’s successor in the White House, unbound and unhinged, acting more or less as Obama had predicted. In 2015, a week after Trump had declared his candidacy, he spoke in favor of removing the Confederate flag from South Carolina’s capitol: “Put it in the museum and let it go.” But, last week, abandoning the customary dog whistle of previous Republican culture warriors, President Trump made plain his indulgent sympathy for neo-Nazis, Klan members, and unaffiliated white supremacists, who marched with torches, assault rifles, clubs, and racist and anti-Semitic slogans through the streets of Charlottesville, Virginia. One participant even adopted an isis terror tactic, driving straight into a crowd of people peaceably demonstrating against the racists. Trump had declared an “America First” culture war in his Inaugural Address, and now—as his poll numbers dropped, as he lost again and again in the courts and in Congress, as the Mueller investigation delved into his miserable business history, as more and more aides leaked their dismay—he had cast his lot with the basest of his base. There were some “very fine people” among the white nationalists, he said, and their “culture” should not be threatened.
Who could have predicted it? Anyone, really. Two years ago, the Daily Stormer, the foremost neo-Nazi news site in the country, called on white men to “vote for the first time in our lives for the one man who actually represents our interests.” Trump never spurned this current of his support. He invited it, exploited it. With Stephen Bannon, white nationalism won prime real estate in the West Wing. Bannon wrote much of the inaugural speech, and was branded “The Great Manipulator” in a Time cover story that bruised the Presidential ego. But Bannon has been marginalized for months. Last Friday, in the wake of Charlottesville, Trump finally pushed him out. He is headed back to Breitbart News. But he was staff; his departure is hardly decisive. The culture of this White House was, and remains, Trump’s.
When Trump was elected, there were those who considered his history and insisted that this was a kind of national emergency, and that to normalize this Presidency was a dangerous illusion. At the same time, there were those who, in the spirit of patience and national comity, held that Trump was “our President,” and that “he must be given a chance.” Has he had enough of a chance yet? After his press conference in the lobby of Trump Tower last Tuesday, when he ignored the scripted attempts to regulate his impulses and revealed his true allegiances, there can be no doubt about who he is. This is the inescapable fact: on November 9th, the United States elected a dishonest, inept, unbalanced, and immoral human being as its President and Commander-in-Chief. Trump has daily proven unyielding to appeals of decency, unity, moderation, or fact. He is willing to imperil the civil peace and the social fabric of his country simply to satisfy his narcissism and to excite the worst inclinations of his core followers.
This latest outrage has disheartened Trump’s circle somewhat; business executives, generals and security officials, advisers, and even family members have semaphored their private despair. One of the more lasting images from Trump’s squalid appearance on Tuesday was that of his chief of staff, John Kelly, who stood listening to him with a hangdog look of shame. But Trump still retains the support of roughly a third of the country, and of the majority of the Republican electorate. The political figure Obama saw as a “logical conclusion of the rhetoric and tactics of the Republican Party” has not yet come unmoored from the Party’s base.
The most important resistance to Trump has to come from civil society, from institutions, and from individuals who, despite their differences, believe in constitutional norms and have a fundamental respect for the values of honesty, equality, and justice. The imperative is to find ways to counteract and diminish his malignant influence not only in the overtly political realm but also in the social and cultural one. To fail in that would allow the death rattle of an old racist order to take hold as a deafening revival. ♦

Tưởng niệm Susan Sontag

Joan Acocella

Lời Bạt

Susan Sontag viết cho báo này [Người Nữu Ước], tuy không liên tục, nhưng ròng rã trên ba chục năm. Bà mất bữa Thứ Ba vừa rồi, trước sự ngạc nhiên của tất cả mọi người, mặc dù, ai cũng biết bà bị ung thư, và thuốc thang chữa trị từ hồi thập niên 1970, nhưng chẳng bao giờ bà để tâm đến chuyện này, cũng như không để cho ai để tâm đến nó, rằng, bịnh này có thể giết bà. Một ý nghĩ như thế đó, là một vi phạm, violation, đối với sự cần thiết sâu xa nhất của bà, the deepest need, the need to live, cần sống và có được kinh nghiệm mà thế giới đem tới cho bà.

Một lần, viết về tuổi thơ, và những bữa ăn thịt nướng trong gia đình, bà cho biết, "Tôi ăn, ăn, và ăn... Tôi luôn luôn đói."

Luôn luôn đói, bà giữ cho mình suốt đời là như vậy đó. Bà đọc mọi thứ, và viết đủ thứ: tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch, tiểu luận văn học, phim ảnh, chính trị. Bà làm phim. Bà đọc diễn văn. Bà đi Bắc Việt, Cuba, và Bosnia, và từ đó, gửi về những bài tường thuật. Gần như chẳng có điều gì bà nghĩ, bà không thể làm được, và chẳng có điều gì bà không tính làm, và làm thật lẹ, liền tức thì.

Khi tôi bắt đầu phỏng vấn bà, vào năm 1999, cho một bài báo thuộc loại chân dung nhìn nghiêng [profile] của báo này [The New Yorker], bà vừa trải qua một chuỗi những chữa chạy mới, rất, rất ư hung bạo [agressive], căn bịnh ung thư, và chúng gây tổn thương về thần kinh ở nơi bà. Bà phải sử dụng thuốc giảm đau, đúng ra, tôi muốn nói, lúc đó bà sống bằng những thuốc giảm đau, the painkillers; bà phải nhìn xuống chân, mỗi khi bước. Nhưng, nhằm nhò gì ba thứ lẻ tẻ đó, bà cười, khi tiếp tôi. Bà dang rộng hai tay, ôm lấy trọn một cuộc đời mới của bà. Trước đó, bà là một nhà viết tiểu luận. Bây giờ, bà là một tiểu thuyết gia. Thực ra, bà đã từng viết tiểu thuyết, hai cuốn, ngay lúc khởi nghiệp, vào thập niên 1960. Bà không thích chúng lắm, vì vậy mà bà trở thành một nhà phê bình, đúng ra phải nói, nhà phê bình nổi tiếng nhất, và nhà phê bình trẻ có ảnh hưởng nhất, của thập niên 60 và 70, khuôn mặt trung tâm nổi cộm của một đảo nghịch mỹ học, "the aesthetic bouleversement", của thời kỳ đó: sự hấp thụ, absorption, văn hóa đại chúng vào văn hóa cao, huỷ bỏ thể loại cổ điển, để đổi lấy sự đứt đoạn, nét gẫy, vết rạn hiện đại, làm lễ tấn phong cho ý thức tan hoang, rã rời, đêm tóc rối, thay cho chủ nghĩa hiện thực, những nền tảng đạo đức, những lớp lang mở đầu, thân bài, và kết luận. Nhưng vào năm 1999, tất cả mọi chuyện đó chấm hết, nếu kể như chúng đã là những quan tâm của bà trước đó. Bà đã cho xuất bản một cuốn sách như thế vào năm 1992, "Người Tình Hoả Diệm Sơn", "The Volcano Lover", viết về cuộc tình đã trở thành truyền thuyết giữa Lord Byron với người đàn bà có chồng, là Emma Hamliton. Cuốn sách là một best-seller. Bây giờ, bà vừa mới kết thúc một tác phẩm mang nhiều tham vọng hơn, so với cuốn trước, một cuốn tiểu thuyết lịch sử, "Ở Mỹ", "In America", và bà đang khởi sự một cuốn tiểu thuyết khác, về nước Nhật hiện đại.

Thật không rõ, trong tương lai, chuyện gì sẽ xẩy ra, đối với một Susan Sontag với một nghiệp viết nhiều mặt như thế. Có thể việc viết tiểu thuyết sẽ chỉ được coi là thứ yếu. "Người Tình Hoả Diệm Sơn" là một đỉnh cao của chủ nghĩa hiện thực hiện đại mang tính tâm lý, nhưng rõ ràng là, so với những tiểu thuyết khác của bà, nó tách biệt hẳn ra, theo nghĩa, không mặn mà, xứng hợp với những cuốn còn lại. Nếu có một cái gì khác, ngoài cuốn tiểu thuyết đó ra, ở trong những thành tựu đỉnh cao của bà, như người ta thật dễ dàng nhận ra, và sẽ nhớ mãi, thì đó là những tiểu luận mang tính phê bình, hầu hết viết về những nhà văn, những nhà làm phim, mà bà thu gom và cho in trong "Chống Dẫn Giải", "Against Interpretation" (1966), cuốn  sách đã làm bà nổi tiếng; "Những Phong Cách Về Ý Chí Cấp Tiến", "Styles of Radical Will" (1969), "Sinh dưới một vì sao xấu xố", "Under the Sign of Saturne" (1980). Cuốn sách sẽ còn sống dai khác nữa, là "Về Phim Ảnh", "On Photography" (1977). Cuốn này, như "Người Tình Hoả Diệm Sơn", là một best-seller, nhưng, đây là một chuyên khảo về quyền lực xa [the distancing power] của hình ảnh, nó thực sự không trông mong có được một thứ vinh quang mang tính bình dân, hay đại chúng. Trong những bài viết ở trong đó, Susan Sontag kết hợp một đam mê cho nhiều cách mới mẻ trong cái nhìn (Godard, Artaud, "ngẫu hứng", "happenings") với sự trung thành với những giá trị mang tính cổ điển (chân lý, cái đẹp, sự thanh lịch), và từ đó, xây dựng một cây cầu cho chúng ta, chỉ cho chúng ta bằng cách nào, làm sao xâm nhập được Cái Hiện Đại, The Modern.

Sau đó, khi mà hiện đại sau cùng đã hất cẳng [supplanted] cổ điển, bà đổ dồn đóng góp của mình cho sự phát triển này. Cũng như thế, là với những phát triển mang tính chính trị. Vốn là một người tả phái dấn thân, bà đã từng ca ngợi những chế độ ở Cuba, ở Bắc Việt Nam, vào thập niên 1960, và đã diễn tả "giống trắng", "the white race", như là "ung thư của lịch sử nhân loại". Điều này làm bà bị mất cảm tình rất nhiều, từ hữu phái. Rồi thì, vào năm 1982, bà công khai tuyên bố "Chủ nghĩa Cộng sản là chủ nghĩa Phát xít", ngược hẳn những gì bà ca ngợi và tin tưởng trước đó, điều này càng làm cho phái hữu có lý do để mất cảm tình thêm với bà (Thế đấy, bây giờ  đã mở mắt ra chưa!), trong khi cùng lúc, làm tả phái nghỉ chơi, bỏ chạy bà!

Nhưng, như cách bà nhìn, bà được sinh ra, là để nói ra những quan điểm mạnh bạo như thế đó. Và để thay đổi chúng, như là thế giới thay đổi. Bà trải qua những năm đầu đời ở Paris, thành thử ở trong bà có điều chi gần gụi với Pháp hơn so với Hoa Kỳ: một trí thức của đám đông, một con người với quyền của người đó, có thể nói, với bổn phận của người đó, là đưa ra, trình tới cho bàn dân thiên hạ, những tư tưởng, những ý nghĩ, như là sự đóng góp của mình cho công cuộc bàn luận của xã hội, về cuộc sống của nó. Bà thì cũng thật là hăm hở, thật là tình cảm, dễ xúc động. Mắt bà đẫm lệ, khi nói về những chuyện như là chính quyền Miến Điện, hay Hilton Kramer, hay "Anh em nhà Karamazov", (tác phẩm của Dostoevsky). Với bà, đọc và kinh nghiệm không chỉ là những sự kiện mang tính tâm thần, tâm linh; bà đón nhận chúng như là đón nhận những ngọn phi tiêu lửa. Không có bà, thành phố Nữu Ước như trở nên lạnh lẽo hơn.

 Joan Acocella.

[Người Nữu Ước, số đề ngày 10 Tháng Giêng, 2005)

Bữa trước, 1 vị bằng hữu FB phán, Susan Sontag là tác giả giấc mơ sáng ngủ dậy thấy biến thành Mít, thứ cực Mít, là Bắc Kít!
Susan Sontag làm sao có được giấc mơ thần kỳ này. Bà tới Hà Nội hai lần, và rất rành xứ Bắc Kít, và có đưa ra 1 nhận xét, nhớ đại khái, cách đọc sử viết sử của Mít, khác của Tây Phương, cái gì gì đẳng thời, vô thời, anachronic, chronologic, trên Tin Văn đã từng viết về vụ này, kiếm mãi không thấy, nhưng đây cũng là nhận xét của Tolstaya, Á Châu sống bằng lịch sử - anachronism - Âu Châu, văn minh.
Chính vì sống bằng lịch sử, nên Bác Hồ lâu lâu vỗ vai…Vua Hùng, toa có công dự
ng nước, moa giữ nước!


Sách & Báo Mới

(Trịnh Công Sơn, Ðinh Cường phác họa ngày 1 tháng 4, 2001)

VHNT, số đặc biệt tưởng niệm TCS, khi ông vừa mất, 7 April, 2001

In Memory of a Troubadour

http://www.tanvien.net/tribute/PCL.html

V Ă N H Ọ C N G H Ệ T H U Ậ T
P.O. Box 452512
Garland, Texas
75045-2512 USA

PHỤ TRƯƠNG VHNT ÐẶC BIỆT - April 7, 2001


Những ngày Trịnh Công Sơn

Tôi biết Trịnh Công Sơn khi anh chưa nổi tiếng, và qua Nguyễn Ðình Toàn, tại một bàn cà phê ở quán Cái Chùa, đường Tự Do, Sài Gòn. Nói chưa nổi tiếng, là đối với đa số công chúng thưởng ngoạn. Cùng với đà cuộc chiến leo thang, người dân miền nam ngày càng thấm nhạc của anh.
Anh ngồi chung bàn với Toàn và tôi, nhưng cứ chốc chốc lại có một anh bạn trẻ nào đó, từ một bàn nào đó, tạt qua bàn, chỉ để nói chuyện hoặc hỏi thăm anh, và thường là về Huế, và cứ mỗi lần như vậy, anh đổi giọng nói. Khi nói với hai đứa chúng tôi, anh dùng giọng bắc.
Toàn lúc đó phụ trách chương trình nhạc chủ đề trên đài phát thanh Sài Gòn, và hai người hình như có hẹn gặp nhau tại quán, ấy là tôi suy đoán ra như vậy. Thời gian này, tôi chưa để ý đến nhạc TCS. Nói rõ hơn, nó chưa thấm vào tôi.
Phải tới khi đứa em trai mất, tới lượt tôi vào Trung Tâm Ba Quang Trung, trong những đêm cận Tết, nằm trên chiếc giường sắt lạnh lẽo, một anh chàng nào đó, chắc là quá nhớ bồ, cứ thế huýt sáo bài Tình Nhớ gần như suốt đêm, thế là tiếng nhạc bám riết lấy tôi, rứt không ra. Lúc này, tiếng nhạc của anh, đối với riêng tôi, qua lần gặp gỡ trên, như trút hết những âm tiết địa phương, và trở thành tiếng nói chung của cả miền nam, tức là của cả thế giới, vào thời điểm đó, khi cùng nói: hãy yêu nhau thay vì giết nhau. Bởi vì chưa bao giờ, và chẳng bao giờ miền nam chấp nhận cuộc chiến đó. Chính vì vậy, họ lãnh đạm với chính quyền, ưu ái với miền bắc, vì họ đều tin một điều, miền bắc sẽ kết thúc cuộc chiến, và người Mỹ sẽ ra đi. Như cả nhân loại tiến bộ, họ chỉ có thể tiên đoán đến đó. Nhạc Trịnh Công Sơn nói lên tiếng nói đó. Tính phản chiến của nhạc của anh, chính là tính phản chiến của cả một miền đất.
Và cũng như cả nhân loại tiến bộ, chỉ tới sau vòng tay lớn rã ra, Trịnh Công Sơn mới hiểu. Một bạn văn của người viết, còn ở lại Sài Gòn, nhân lần gặp gỡ tại xứ người, đã kể chuyện, sau "giải phóng", có thời gian TCS bị CS địa phương làm khó dễ, anh phải vô Sài Gòn, và có than thở với anh bạn văn kể trên. Anh nói, thì cứ dzô đây, gì thì gì, chắc cũng dễ thở hơn.
Sài Gòn cưu mang TCS không phải chỉ lần đó. Theo như tôi được biết, những ngày cuộc chiến dữ dội, trong khi chúng tôi cứ thế theo nhau lên Trung Tâm Ba, TCS may mắn đã được tướng Lưu Kim Cương che chở. Trong số những quân cảnh tại thành phố, có người chỉ mong cơ hội "chộp" được TCS! Tướng Lưu Kim Cương tử trận trong biến cố Mậu Thân, khi bảo vệ vòng đai phi trường Tân Sơn Nhất.

Riêng tôi, tôi mong được như anh: được chết tại Sài Gòn.
Xin vĩnh biệt.

Nguyễn Quốc Trụ

-by ianbui
"Living this life
Requires but the heart.
You know for what, my love?
For the wind -- to sweep it away..."
- Trinh Cong Son (1939-2001)

The year was 1974. The war was intensifying even though, or perhaps because, US troops had all but withdrawn completely from Vietnam. It was a turbulent time, a crazy time. An increasing number of refugees had steadily been streaming South from Central Vietnam where the fighting had escalated in preparation for the final Big Push. Conflicting news, depressing news was everywhere. Everyone was tense.
I was a student at the Hong-Bang Academy in Saigon. Prepubescent, preoccupied with more than just schoolwork and friends, and not so naive anymore after the deaths of my uncle and a cousin (who was barely seventeen when he marched off to die.) Nevertheless, I was a normal kid -- a happy kid, all things considered.
One day our school organized a field trip to one of the refugee camps that had been hastily set up outside Saigon. The weeks prior we had collected several truckloads of food and supply for the refugees -- everything from rice and instant noodle to sleeping mats and mosquito nets. For a young boy who rarely got a chance to get away from the safety of the capitol, it was an exciting event.
We'd made hospital trips to visit wounded soldiers before, but seeing civilian sufferings face-to-face made the war seem even closer and ever more real. For the first time in my life I saw a tent city, with thousands of people crammed into it. (Little did I know then that only a few months later I would be living in one myself!) I remember the haggard look on the faces of the women, the wild staring eyes of the children, the skinny old men, the bare feet, the mud, the smell, the dust, the flies...
My classmates and I were considered "kids" and thus were not given a lot of responsibilities. My job was to pass out drinks to the 11th and 12th graders who ran the operation, and to keep the water coolers always filled. But I watched the elder students go about their work -- organizing, worrying, laughing, sweating... -- with total awe and respect. But the most poignant and memorable moment came during lunch break, and it came quite unexpectedly.
Sitting atop one of the camions, our student council president, a senior, took out a guitar and began to sing. We all stopped what we were doing and started to gather around his truck to listen.
His voice was sweet but full of pain, his playing clear and warm. Soon the music began to drift above the tent tops like a floating lullaby.
"A tear for a child aslumber in peace
A tear for a stream that nurtures her weeds
A tear for an earth so barren and scarred
A tear for a race so displaced and scared..."
It was a song by Trinh Cong Son, one that I had heard on the radio before but didn't pay much attention to. "A Tear For My Homeland" [*] was its name. And for a small while everything seemed to come to a standstill; even the dust settled and the flies stopped buzzing.
I still can see the image in my mind as though it was only yesterday: An eighteen-year old, in his white-and-blue school uniform, strumming and singing what was at the time considered "anti-war" music. But no one protested. No one moved.
"A tear for a cloud asleep on the hill
A tear for a tree that silently fell
A tear for a man whose coarse blood's run dry
The tears of our land are coursing inside..."
"Oh, the tears of my heart
They're tearing apart the time of our lives
Oh, the tears in my soul
They beckon me on and on through the night..."
The sun beat down on our humble convoy. The heat rose up to meet the still, blue sky. The song, cool as a blade, slowly knifed its way into one's subconscious and then left it quietly bleeding at the end.
"A tear for the birds who forests have fled
A tear for the night all covered with death
A tear for you, love, your pain to relieve
A tear without name -- this homeland I give."
It was one of Son's many war-time ballads that had made him both a well-loved public icon and a loathed enemy of the Saigon regime during those dark and fateful years. No matter. His songs always spoke directly to the commoners -- and never with even a trace of pretension. They sometimes were bitter, yes, but always filled with human compassion, even in the face of utter hopelessness and despair. Those qualities have, perhaps more subliminally than real, had some influence on my own artistic and musical style years later -- one never knows for sure. But probably the greatest debt I owe to this lonely poet/songwriter is not something of the aesthetic realm, but rather an unconditional love for humanity and a sense of humility and grace. And for that I feel thankful.
Farewell then, my friend, though we never have met; I hope there is peace wherever you are. And to him that day on top of the camion with a guitar (and whose name I didn't even know to forget) I dedicate this requiem for the finest troubadour Vietnam has ever had.
April 09, 2001
Ephemeral
- Phôi Pha, tưởng niệm TCS
Run away, away to the past -- and from your fears.
In a way, the love that you cast away was
The last defense for your tears
You're away, a song for a while -- farewell, sing I.
In a way, the love that you hide away deep inside
Will conquer the years.
The curse that you wear,
The curtain you tear,
The cross that you bear!
No one dares to answer your prayers
(When no one believes, no one cares)
Come away, my love, come away and face your fears.
In a way, your battle is past --
I'll comfort and cast away all your tears.
4'2001
ianbui







Bài thơ này của Borges, tôi dịch đầu năm 2011 từ tiếng Anh. Khi ấy tôi vẫn còn chưa học tiếng Tây Ban Nha, và vẫn chưa bị "đóng đinh" quá nhiều để cần phải "biện chính cho những gì làm tôi thương tổn". Nhân ngày sinh của Borges (24/08/1899), xin post lại bài thơ, mà những câu trong đó thường xuyên trở về với tôi, nhất là mỗi khi bị ném đá (hoặc bị ném... giày).
---

KẺ TÒNG PHẠM - Jorge Luis Borges

... See More

JORGE LUIS BORGES (1899-1986)   Kẻ tòng phạm Người ta đóng đinh tôi. Tôi phải là đinh, là thập tự giá. Người ta đưa tôi một cái chén. Tôi phải là thuốc độc. Người ta lừa tôi. Tôi phải là lời n…
phanquynhtram.com

Note: Chắc là nhắc tới GCC, vì đã có lần dám sửa thơ dịch của vị này, đúng bài thơ trên.
Nhưng quả là dịch dở thật, do dùng chữ bừa bãi, dư thừa, và do không rành tiếng Việt.
Đây là nhược điểm của hầu hết những người viết trẻ ở hải ngoại. Tiếng Anh thì cũng chỉ đủ để sử dụng ngôn ngữ giao tiếp thường ngày, Tiếng Việt thì quá tệ. Vị này đã từng dịch từ adultery, ngoại tình, là tà dâm – cái gì gì, làm thơ là tà dâm trong 1 thoáng, khi dịch 1 bài viết của 1 tác giả nước ngoài, và, nhầm, chỉ 1 từ như vậy, làm hư hết 1 bài viết, nguyên tác, và còn hiểu sai cả 1 dòng văn học hiện sinh, với chủ đề “lưu đày vs quê nhà”, qua truyện ngắn "Người đàn bà ngoại tình" của Camus.
Gấu đọc vị này từ lâu rồi, khi lướt net, nhưng chẳng để ý, vì cùng băng Gấu đã có thời gian cộng tác.
Nhưng lạ, là, trong số những người khen vị này, dịch hay quá, có mấy vị Gấu quen, thế là đành mất chút thì giờ, để đọc, để đưa ra những nhận xét đúng mức, về thơ dịch không của chỉ vị này, mà của rất nhiều vị khác.
Có hai vấn đề, trong dịch thuật, và quá nữa, trong việc viết bằng tiếng nước ngoài.
Bạn phải thật giỏi tiếng Việt, hoặc thật giỏi tiếng nước người, hơn cả đám mũi lõ.
Đây là ý của Rushdie, khi ông ta cho rằng, chỉ có cách, viết văn bằng tiếng nước người thì mới hết vong thân, nhớ đại khái. (1)
Lạ, là fan của vị này đông lắm!
Chẳng ai dám chê cả, cũng càng lạ!
NQT

Sở dĩ những nhà văn di dân được giải này giải nọ, là vì họ viết, hoặc 1 thứ tiếng Anh khác thứ tiếng Anh trước đó, trước thời kỳ có cú bùng nổ di dân, hoặc đem đến cho tiếng Anh, 1 cái gì đó, trước đó không có, hoặc có, nhưng lũ mũi lõ, hoặc không để ý tới, hoặc không nhận ra, hoặc hoặc....
Mít chưa có tên nào viết nổi thứ tiếng Anh đó hết.

Tiếng Tẩy thì có Linda Lê. Bảnh hơn cả Tẩy chính gốc!

Cái gì làm Mít tệ như thế?
Có thể là do đạo hạnh, theo nghĩa của Brodsky, khi ông coi mỹ là mẹ của đạo hạnh.
Trường hợp rõ nhất, là của Sebald. Ông viết 1 thứ tiếng Đức lệch ra khỏi dòng văn học viết bằng tiếng Đức, dòng chính, như thường gọi.

Có thể là do đạo hạnh: Viết, dịch dở như hạch mà mong được đóng đinh như Chúa!
NQT

(1)

Salman Rushdie, một trong những đứa con của giờ Tý thì cho rằng, muốn giải phóng ra khỏi giấc mơ (muội) vong thân trong ngôn ngữ là phải viết văn bằng tiếng Anh. Trong bài viết "Quê hương tưởng tượng", ông viết: Chinh phục tiếng Anh có lẽ là hoàn tất tiến trình giải phóng của chúng ta.
Vả chăng, vẫn theo ông, những nhà văn Anh gốc Ấn khó mà từ bỏ tiếng Anh. Con cái của họ lại càng khó hơn nữa, vì đây là ngôn ngữ thứ nhất của chúng. Phải chấp nhận, đối với tất cả và chống với tất cả. Theo từ nguyên học, "dịch", traduire, là từ tiếng La tinh "traducere", "mener au de-là", dẫn (đi) đằng đó. Bị đá văng ra khỏi nơi chôn rau cắt rốn, chúng ta đều là những con người "bị dịch" (nous sommes des hommes "traduits"). Cho dù ‘dịch là chết ở trong hồn một tí’, ông vẫn khăng khăng với ý nghĩ, rằng có một chút chiến lợi phẩm, mỗi khi đi ăn hàng! 

Mấy cái lỗi về dịch thuật, nếu gặp 1 người khác, họ sẽ nhận ra, và cám ơn.
Như vị chủ nhân trang Da Màu, thí dụ.

Thu Cam On
Thuy Dinh
To
quocoai_sontay@yahoo.com
Today at 1:05 PM

Kính chào nhà văn Nguyễn Quốc Trụ,

Chân thành cám ơn ông đã đề nghị sửa tựa bản dịch "Viết lịch sử nhỏ về một không tưởng lớn" bằng cách bỏ mạo từ xác định "la" cho câu văn dịch sang tiếng Việt được mạnh hơn. Ông chỉ rất đúng.
Cũng cám ơn ông đã góp ý trên Tin Văn cho bản dịch Lưu Hiểu Ba cách đây bốn năm. Tôi có nhớ mình đã sửa lại một vài chỗ vì cách dịch của ông đã làm câu văn gọn, và mạnh hơn.
Mong ông nhận lời cám ơn (có thể bị ông coi là hơi trễ). Là một người viết tị nạn - chứ không phải là một sinh viên du học trước 1975 - tôi hoàn toàn không có sự lựa chọn về nơi mà tôi đã lớn lên và hấp thụ một sinh ngữ, văn hoá khác. Tôi chỉ là một nữ sinh 13 tuổi khi Saigon mất. Học hỏi, duy trì tiếng Việt và văn chương Việt ở một xứ sở hoàn toàn xa lạ, như ông biết, là một đam mê vô vị lợi. Có lẽ sự đam mê này cũng xuất phát từ tâm trạng bất an ("không chính thức", illegitimate) của một người bị giằng co giữa hai, hay nhiều ảnh hưởng văn hóa. Dù sao thì cũng rất mong có được sự ủng hộ và khuyến khích từ những người đi trước, như ông. 
Tôi rất thích đọc những tài liệu của báo Văn, và những bài phê bình đăng trước 75 của ông, như bài viết về Nguyễn Xuân Hoàng và Thanh Tâm Tuyền. Những tài liệu đặc sắc này đã giúp tôi kiếm đọc lại những tác phẩm của các nhà văn này. (Hiện tôi đang đọc Bếp Lửa của Thanh Tâm Tuyền và hy vọng sẽ có dịp chia sẻ với ông ở vị trí một người đọc tác phẩm khoảng 60 năm sau lần xuất bản đầu tiên).
Một lần nữa, cám ơn ông. Kính chúc ông mạnh khoẻ.
Trân trọng,

Đinh Từ Bích Thuý

Quoc Tru Nguyen published a note.
2 hrs
Kẻ mạo tiếng
The Voice Imitator
See More

Hai đấng thị trưởng Pisa và Venice, đồng ý chơi cú xì căng đan thật bảnh, trong 1 đêm, bí mật chuyển tháp Pisa tới Venice, và Tháp Chuông Venice tới Pisa.
Hỡi ơi, họ không kín miệng, thể là cả hai được chuyển vô nhà thương điên, ông ở Pisa thì vô nhà thương điên ở Venice, và ông kia, ngược lại.
Đọc 1 phát, là bèn tưởng tượng ra, 1 buổi sáng đẹp trời dân Xề Gòn thức dậy, thay vì thấy Sở Thú, thì là Lăng Bác Hồ!
Khủng thực!



Note: Đây là cái truyện ngắn đầu tiên của Borges, mà Gấu được đọc, khi ra được hải ngoại, và khi đầu quân cho tờ Văn Học, làm tên viết mướn – nên nhớ trong số những người cộng tác cho tờ báo, Gấu là 1 người được trả tiền, những người khác, sợ không được trả tiền mà còn phải đóng tiền để nuôi tờ báo - Gấu bèn dịch liền tù tì, và còn đi 1 đường vinh danh ông anh nhà thơ của mình:

Vào một buổi sáng tháng Tư, có một người, khi nhìn những đoàn quân tiến vào thành phố, đã vui mừng thốt lên, như vậy là ta sẽ chẳng bao giờ phải viết nữa. Trước đó có một người, thay vì đếm những giờ phút cuối cùng của đời mình, mơ Đức Phật trở lại với thế gian này.
Đọc Borges, tôi bỗng nhớ đến họ. Và xin tặng bản chuyển ngữ cho những ai đã từng được Thượng Đế ban cho một phép lạ bí ẩn, như nhân vật trong truyện...
NQT

Nền văn học hải ngoại, của lũ Ngụy, chẳng đã thoát thai từ cái khoảnh khắc tên trưởng toán hành quyết VC ra lệnh bắn, và 1 năm qua đi, giữa cánh tay giơ lên và tên nhà văn Ngụy té xuống, trong Phép Lạ Bí Ần, của Borges, và không chỉ 1 năm qua đi mà "hoài hoài còn hoài", khi VC, Cái Ác Bắc Kít vẫn hoành hành ở nơi xứ Mít.

Trong Phỏng vấn chót, The Last Interview, khi được hỏi về truyện ngắn Phép Lạ Bí Ẩn, Borges cho biết, ông viết thời gian Đệ Nhị Thế Chiến, và [khi viết nó] ông quan tâm chủ yếu là tới hai điều. Thứ nhất, thứ phép lạ “dưng không”, [tạm dịch từ “unassuming”, trong câu của Borges, “First, in an unassuming miracle”, và trong ý của TTT, khi ông viết, “dưng không trồi lên sự thực. Và điều thứ nhì, là 1 ý tưởng về tôn giáo - về 1 con người tự xác minh mình với Thượng Đế, về 1 điều gì chỉ Thượng Đế biết. Thượng Đế cho anh ta cái cơ hội đó.

BORGES: Yes; I think I wrote that during the Second World War. What chiefly interested me-or rather, I was interested in two things. First, in an unassuming miracle, no? For the miracle is wrought for one man only. And then in the idea- this is, I suppose, a religious idea-of a man justifying himself to God by something known only to God, no? God giving him his chance.
BURGIN: A very personal pact between the two.
BORGES: Yes. A personal pact between God and the man, And also, of course, the idea of, well, this is a common idea among the mystics, the idea of something lasting a very short while on earth and a long time in heaven, or in a man's mind, no? I suppose those ideas were behind the tale. Now maybe there are others. And then, as I had also thought out the idea of drama in two acts, and in the first act you would have something very noble and rather pompous, and then in the second act you would find that the real thing was rather tawdry, I thought, "Well, I'll never write that play, but I'll work that idea of the play into a tale of mine." Of course, I couldn't say that Hladik had thought out a drama or a work of art' and say nothing whatever about it. Because then, of course, that would fall flat, I had to make it convincing. So, I wove. I interwove those two ideas ... Now that story has been one of my lucky ones. I'm not especially fond of it, but many people are. And it has even been published in popular magazines in Buenos Aires.
BURGIN: Maybe they think of it as a more optimistic story of yours, in a way ... It ties in with your ideas on time, your "New Refutation of Time."
BORGES: Yes, yes, and the idea of different times, no? Of different time schemes. Psychological time.

Và điều thứ nhì, là 1 ý tưởng về tôn giáo - về 1 con người tự xác minh mình với Thượng Đế, về 1 điều gì chỉ Thượng Đế biết. Thượng Đế cho hắn ta cơ hội đó.

Đúng như thế. Thượng Đế, sau khi thử thách GCC bằng đủ thứ địa ngục, và, khi GCC đã qua được cái Test của Kafka, “anh Trời già” bèn cho Gấu cái cơ hội làm trang Tin Văn!

Chúc vui, khỏe, và thanh thản trong mùa lễ cuối năm . (1)
Và gởi bài thơ cho GNV :

Đọc giữa hai hàng chữ

Hình như lúc em được tượng hình
Thượng Đế đang ngồi nhìn mông mênh
Lỡ tay đánh vỡ đôi mắt ngọc
Đành nhặt sương đôi hạt rơi quanh

Mắt em từ đó chẳng bao giờ
Nhìn cho thật rõ với người ta
Trần gian bỗng trở thành thi vị
Những hình, những bóng nhẹ nhàng qua

Thuở bé mẹ dắt tay cổ tích
Trong vườn đâu thấy những gai đâm
Đâu thấy sâu nằm trong tơ kén
Chỉ thấy hoa và bướm bâng khuâng

Anh cứ viết mực màu đen mướt
Chữ kẽm gai trên giấy đỏ tươi
Cứ việc nhắc những ngày lạnh buốt
Qua mắt em chỉ thấy mặt trời.

K

Tks. NQT

(1)

Note: Giáng Sinh 2011

Bác «lãng mạn» quá, cứ mong chờ có một cú ngoạn mục của các nhân tài.

O.

Cú ngoạn mục đó, a very personal pact between the two, chính là cái cơ may của con người, để tự xác minh, chính nó, vói Thượng Đế, về 1 điều, chỉ nó và Thượng Đế biết.


Sách & Báo Mới
Thiếu Khanh

Hoàng Hạc Lâu – Lầu Hoàng Hạc

Trong các bài thơ về Lầu Hoàng Hạc được truyền tụng từ xưa, có lẽ bài Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu được ngưỡng mộ hơn cả. Nhiều thi sĩ Việt Nam cũng đã dịch bài này ra thơ Việt. Có người cho biết, đã có hơn bốn trăm bản dịch tiếng Việt từ bài thơ Hoàng Hạc Lâu này. Trong số đó có bản dịch của nhiều thi sĩ nổi tiếng, từ Tản Ðà, Trần Trọng Kim, Ngô Tất Tố đến Trần Trọng San, Vũ Hoàng Chương vân vân. Riêng bản dịch của nhà thơ họ Vũ được những người biết đến đánh giá rất cao nhưng có lẽ do thời thế (được nhà thơ dịch sau năm 1975) mà ít người được thưởng thức bản dịch này. Ở đây người viết xin giới thiệu bản dịch tài hoa này của thi sĩ Vũ Hoàng Chương cùng với một số bài dịch sang các ngôn ngữ Anh, Pháp, Đức của các nhà Trung Hoa học Tây Phương nổi tiếng, và một bài dịch tiếng Anh của người viết.
TK

Theo Gấu, bản dịch Hoàng Hạc Lâu của Vũ Hoàng Chương, quá hay, nhưng không theo kiểu nhận định về "hay dở" thông thường, hay khi phải so với những bản dịch khác!

Nói rõ hơn, vấn đề ở đây, là bản dịch của VHC khác hẳn các bản dịch khác.
Gấu đã lèm bèm về bài thơ này một đôi lần.

Nguyên tác sử dụng vần trắc, thành ra những bản dịch, trong số đó, hay nhất, là của Tản Ðà với riêng Gấu, thì đều sử dụng vần bằng, thành ra mất hẳn cái “air” trượng phu, viril, của bài thơ, theo kiểu “ba năm mẹ già cũng đừng trông”, của Thâm Tâm, hay kiểu Brodsky, "Doomed Never to Return Home": kẻ bị kết án đi một lèo, không quay lại…

Ðó là cái ý hoành tráng của câu thơ đầy sảng khoái:

Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản.

Dịch nhảm kiểu Gấu:
Một lần Gấu đi là đếch có về nữa!

Chính vì thế mà VHC, khi dịch, đã sử dụng vần trắc.
Bài thơ, và tác giả của nó, từ ngàn xưa mà đã nhìn ra thân phận lưu vong của Gấu, hàng ngàn năm sau.
Thế mới khủng!

Có thể vì vậy, mà người đời cứ dịch đi dịch lại hoài, nó.
Bởi vì mỗi thời, con người lại cần 1 bản dịch của Hoàng Hạc Lâu.
Bài Biển của Gấu, theo nghĩa đó, cũng là 1 bản dịch của Hoàng Hạc Lâu!

Hà, hà!

Biển

Buổi chiều đứng trên bãi Wasaga
Nhìn hồ Georgian
Cứ nghĩ thềm bên kia là quê nhà. 

Sóng đẩy biển lên cao, khi xuống kéo theo mặt trời
Không gian bỗng đỏ rực rồi đêm tối trùm lên tất cả 

Cát ở đây được con người chở từ đâu tới
Còn ta bị quê hương ruồng bỏ nên phải đứng ở chốn này 

Số phận còn thua hạt cát. 

Hàng cây trong công viên bên đường nhớ rừng,
Cùng thi nhau vươn cao như muốn trút hết nỗi buồn lên trời

Chỉ còn ta cô đơn lẫn vào đêm
Như con hải âu già
Giấu chút tình sầu
Vào lời thì thầm của biển...

Bài thơ của VHC, dịch HHL, không phải được dịch sau 1975.

Gấu đã từng nghe nó, khi học Ðệ Tam, [Ðệ Nhị, Gấu học nhảy, bỏ Ðệ Tam, lên Ðệ Nhị, cuối năm thi Tú Tài 1, đậu, vô Chu Văn An, học Ðệ Nhất, quen Bạn C, ông em nhà thơ...], trường Hồng Lạc, ở đường Sương Nguyệt Anh, Sài Gòn, kế ngay bên vườn Bờ Rô, khi là học trò của nhà thơ. Như thế, phải khoảng năm 1956 -7, bởi vì Gấu đậu Tú Tài 2 năm 1958.

Ông dậy Việt Văn, và có lần khen 1 bài luận của Gấu, nhưng cảnh cáo, bài luận làm đúng thể thức 1 bài luận, đừng có nghĩ là nó hay, mà vênh mặt lên!

Ngay lần đó, ông đã cho biết, lý do ông dịch HHL, sử dụng vần trắc, như trên.

Bài Biển này, từ khi ra đời, là đã gặp nhiều hạnh ngộ, và gây cho tác giả của nó, hạnh phúc, có, và bất hạnh, càng có, và càng khổ.
Ðã từng được diễn đàn Gió-O đọc, trong mục đọc thơ. Một vị, bạn tù của Gấu, quen ở nhà tù quốc tế Bangkok, và sau đó, định cư tại Úc, viết thư khen nức nở, hào khí ngất trời. Một vị, cũng Bắc Kít, quen ở hải ngoại, trong 1 lần nhậu xỉn, phán, chỉ cần bài thơ này, là đủ rồi, khỏi cần làm thơ nữa. Vụ này đã kể trong bài viết
Dạ Vũ Ký Bắc

Một trong những vị độc giả đầu tiên, là cô bạn. Bài thơ này được làm ra, là vì cô bạn, lần cả hai gia đình đi thăm Wasaga.

Gấu mất 1 vị độc giả quá thân, là vì bài thơ này.

Ðúng ra, là vì Gấu không giữ đúng điều kiện: ta cấm mi không được post mail của ta.

Sorry, please take care. NQT


* *

Tưởng Niệm Vũ Hoàng Chương

* *

Người xưa thường nói, nếu vẽ rồng chớ có "điểm nhãn". Vẽ mắt rồng, bữa nào hứng lên, rồng vàng, hạc vàng... bay mất, để trơ lại một thành Thăng Long mất cả Gươm Thiêng lẫn Rùa Thần, một Hoàng Hạc Lâu biến thành tiệm chả cá Lã Vọng...

Hình Bóng Cũ

Theo thi sĩ, và cũng còn là ông thầy Việt văn của người viết - năm học Đệ Nhị, trường Hồng Lạc, của thầy Đoàn Viết Lưu, khi còn là một căn hộ, ở đường Sương Nguyệt Anh, Sài-gòn - bản dịch của Tản Đà dùng vần bằng, thể thơ lục bát, cho nên không diễn đạt hết ý nghĩa "bất phục phản" - toàn "vần trắc" - trong nguyên bản. Bất phục phản! Nhân một cơn say, ông nổi hứng, dịch một lần nữa, tạo thế chân vạc cho bài thơ.

Họ Vũ vốn là dân toán, ông vẫn bị ám ảnh bởi những hệ thống trục tọa độ, khi làm thơ. Nhưng cái tam giác của ông, vô tình làm tôi nhớ tới tam giác bếp núc của C. Lévi-Strauss.

Văn minh nhân loại, theo C. Lévi-Strauss, chỉ luẩn quẩn quanh xó bếp. Trước tiên là sống. Cái thuở loài người ăn uống như thú vật. Rồi chín, khi Prométhée ăn cắp giùm lửa. Chín là trạng thái trừ khử nước, trong sống. Cộng thêm nước, thành rữa, thúi. Đó là ba đỉnh cái kiềng ba chân của C. Lévi- Strauss. Phiền một nỗi, trong khi nướng, thui... con người bỗng mê "khói", bởi vậy văn minh nhân loại cũng chỉ là một đường thẳng, đi từ mật ong, tới tàn thuốc. Thoạt kỳ thuỷ, ăn mật ong, "hỗn như gấu", tới khi hít khói thuốc, là tàn một chu kỳ văn minh. 

Bắt chước Vũ Hoàng Chương, C. Lévi-Strauss, tôi cũng tưởng tượng ra một thế chân vạc của Hà-nội. Ở đây, không có nguyên bản, cứ coi như vậy. Chỉ có dịch bản. Một Hà-nội, của những người di cư, 1954. Một, của những người ra đi từ miền Bắc. Và một của những người tù cải tạo, chưa bao giờ biết tới Hà-nội, như của Nguyễn Chí Kham, trong lần ghé ngang, trên chuyến tầu trở về với gia đình.

Bếp Lửa trong văn chương

CAMEO APPEARANCE

I had a small, nonspeaking part
In a bloody epic. I was one of the
Bombed and fleeing humanity.
In the distance our great leader
Crowed like a rooster from a balcony,
Or was it a great actor
Impersonating our great leader?

That's me there, I said to the kiddies.
I'm squeezed between the man
With two bandaged hands raised
And the old woman with her mouth open
As if she were showing us a tooth

That hurts badly. The hundred times
I rewound the tape, not once
Could they catch sight of me
In that huge gray crowd,
That was like any other gray crowd.

Trot off to bed, I said finally.
I know I was there. One take
Is all they had time for.

We ran, and the planes grazed our hair,
And then they were no more
As we stood dazed in the burning city.
But, of course, they didn't film that.

Charles Simic

Cameo Apperance: Sự xuất hiện của 1 nhân vật nổi tiếng, trong 1 phim….

CAMEO APPEARANCE

Tớ có cái phần nhỏ mọn, không nói
Trong cuốn sử thi đầy máu của dân tộc tớ.
Tớ là một trong cái nhân loại
Bị bom, oanh tạc, pháo kích, và bỏ chạy té đái!
Từ xa, vị lãnh đạo của chúng tớ lúc đó, hình như là Sáu Dân thì phải
Gáy như 1 con gà trống, từ ban công dinh Độc Lập
Hay là thằng khốn nào đóng vai Sáu Dân vĩ đại?

“Tớ đó”, tớ nói với lũ con nít
Tớ bẹp dí, giữa một người đàn ông
Hai tay băng bó, cùng giơ lên
[Sao giống TCS quá, khi chào mừng Sáu Dân,
sau khi ca Nối Vòng Tay Lớn?]
Và một bà già miệng há hốc
Như thể bà muốn chỉ cho coi một cái răng của bả.

Đau thật. Nhức nhối thật.
Hàng trăm lần, tớ coi đi coi lại You tube,
Không chỉ 1 lần
Liệu họ nhận ra tớ không nhỉ,
Trong cái đám đông ở Dinh Độc Lập bữa đó?
Thì cũng như mọi đám đông xám xịt,
Bè lũ Cách Mạng 30 Tháng Tư,
Đứa nào cũng có 1 cái băng đỏ ở cánh tay!

Thôi đi ngủ, tớ sau cùng phán
Tớ biết, có tớ ở đó.
Một cú [cameo appearance]
Họ đâu có thì giờ, 1 cú là đủ rồi.
Chúng tớ chạy, và những chiếc trực thăng thổi tóc chúng tớ,
Như muốn giật chúng ra khỏi đầu.
Và rồi chẳng còn gì hết
Chẳng còn máy bay trực thăng
Khi chúng tớ đứng bàng hoàng trong Sài Gòn bốc cháy.
Nhưng, tất nhiên, lũ khốn VC có bao giờ cho nhân loại coi cảnh này!
Hà, hà! 

Note: Một vị bằng hữu FB xoa đầu GCC, cách Gấu dịch cũng khác người ta.
Lạ, là bài thơ trên, và cách dịch, “quái” như trên, lại đúng y chang tâm trạng, và hoàn cảnh của Simic, khi ông làm bài thơ. Như ông cho biết, bài thơ dựa vào 1 số hình ảnh Belgarde ăn bom, 1941, nhưng bữa đó, ông về nhà muộn, và TV đang chiếu cảnh xứ Mít thời kỳ bom đạn


The beauties of Nature, the mysteries of the Supreme Being, and the torments of love are still with us, but a shadow lies over them. "God is afraid of man ... man is a monster, and history has proved it," says Cioran. Some of us are who we are because of that kind of thinking. For example, I remember a night during the Vietnam War. I had returned home late after a swell evening on the town and happened to turn on a TV channel where they were presenting a summary of that day's action on the battlefield. I was already undressed and sipping a beer when they showed a helicopter strafing some small running figures who were supposedly Vietcong and were more likely just poor peasants caught in the cross fire. I could see the bodies twitch and jump as they were hit by a swarm of bullets. It occurred to me that this had been filmed only hours ago and here I was in my bedroom, tired but no longer sleepy, feeling the monstrosity of watching someone's horror from the comfort of my bedroom as if it were a spectator sport.
    Can one be indifferent to the fate of the blameless and go about as if it doesn't matter? Yes, there have been more than a few fine poets in the history of poetry who had no ethical feelings or interest in other people's sufferings. There is always religion available, of course, or some theory of realpolitik to explain away the awful reality and ease one's conscience. What if one doesn't buy any of these theories-as I do not? Well, then one just writes poems as someone who sees and feels deeply, but who even after a lifetime does not understand the world.

Charles Simic: Poetry and History (in “The Life of Images”)

V/v Vietnam War: Trên trang Vịt Xì Tốp Đi Thôi, của giáo sư kinh tế Trần Hữu Dũng:

  • Hai cuốn sách hay nhất về Việt Nam? Reading Vietnam (NYT 22-8-17) -- Theo Clay Risen thì đó là cuốn "Dispatches" của Michael Herr và cuốn "A Rumor of War" của Philip Caputo.

Trên Tin Văn, đã giới thiệu "Dispatches" của Michael Herr, từ hồi Diễm Xưa:

http://tanvien.net/Day_Notes/khe_sanh.html

1968: Khe Sanh

MICHAEL HERR IN A BLOODSWARM

I looked and there was a pale green horse! Its rider's name was Death, and Hades followed with him.   
 
-Book of Revelations, c. 90

Tôi nhìn và thấy 1 con ngựa xanh nhợt nhạt! Tên kỵ sĩ là Thần Chết, và Diêm Vương, đằng sau anh ta.

Khe Sanh 1968, Sarajevo 1992, Cõi Khác 1969... là cùng dạng “memoir”, kể cả "Nỗi Buồn Chiến Tranh" của Bảo Ninh. Chúng có chung cái air "độc thoại". Đoạn mở ra Sarajevo, đọc 1 phát là nhập vô liền:

There was spring rain and pale fog in Sarajevo as my plane approached the city last April, veering over the green foothills of Mount Igman.

Có mưa Xuân và sương mù lợt tạt ở Sarajevo, Tháng Tư vừa rồi, khi chiếc phi cơ của tôi loay hoay chọn hướng đáp xuống thành phố, bên trên những ngọn đồi thấp, màu xanh, của núi Mount Igman.

Câu văn còn làm nhớ câu thơ phổ nhạc của Phạm Duy, “Ngày mai đi nhận xác chồng”, cái gì gì, “phi cơ đáp xuống một chiều...” (1)
Thê lương thật. Sống thêm vài kiếp nữa, chắc vẫn chưa quên nổi cuộc chiến.
Mà quên làm khỉ gì không biết!

(1)

Tưởng như còn người yêu

Ngày mai đi nhận xác chồng
Say đi để thấy mình không là mình
Ngày mai đi nhận xác anh
Cuồng si thuở ấy, hiển linh bây giờ
Cao nguyên hoang lạnh ơ hờ
Như môi góa phụ nhạt mờ vết son
Tình ta không thể vuông tròn
Say đi mà tưởng như còn người yêu

Phi cơ đáp xuống một chiều
Khung mây bàng bạc mang nhiều xót xa
Dài hơi hát khúc thương ca
Thân côi khép kín trong tà áo đen
Chao ôi ! Thèm nụ hôn quen
Chong đèn, hẹn sẽ đêm đêm đợi chờ

Bây giờ anh phủ mầu cờ
Bây giờ anh phủ mầu cờ 

Em không nhìn được xác chàng
Anh lên lon giữa hai hàng nến trong
Mùi hương cứ tưởng hơi chàng
Ôm mồ cứ tưởng ôm vòng người yêu !

Lê Thị Ý
[net]

Lần đầu tiên Gấu nghe, 1 buổi sáng Chủ Nhật không phải đi lao động, tại nông trường cải tạo Đỗ Hòa, Nhà Bè, đặc khu Rừng Sát cũ. Nghe 1 phát là rùng hết cả mình, nhớ lần đi lấy xác đứa em trai tử trận tại Sóc Trăng.
Đó cũng là lần đầu Gấu biết được mùi thịt chuột, và nó ngon đến cỡ nào, và phải cơ may [“máy trời” xoay chuyển] như thế nào mới được thưởng thức!


*

1968: Khe Sanh
MICHAEL HERR IN A BLOODSWARM

I looked and there was a pale green horse! Its rider's name was Death, and Hades followed with him.     
 
-Book of Revelations, c. 90

Sometimes you'd step from the bunker, all sense of time passing having left you, and find it dark out. The far side of the hills around the bowl of the base was glimmering, but you could never see the source of the light, and it had the look of a city at night approached from a great distance. Flares were dropping everywhere around the fringes of the perimeter, laying a dead white light on the high ground rising from the piedmont. There would be dozens of them at once sometimes, trailing an intense smoke, dropping white-hot sparks, and it seemed as though anything caught in their range would be made still, like figures in a game of living statues. There would be the muted rush of illumination rounds, fired from sixty-millimeter mortars inside the wire, dropping magnesium-brilliant above the North Vietnamese Army's trenches for a few seconds, outlining the gaunt, flat spread of the mahogany trees, giving the landscape a ghastly clarity and dying out. You could watch mortar bursts, orange-and-gray smoking, over the tops of trees three and four kilometers away, and the heavier shelling from support bases farther east along the DMZ, from Camp Carrol and the Rockpile, directed against suspected troop movements or NVA rocket and mortar positions. Once in a while-I guess I saw it happen three or four times in all-there would be; secondary explosion, a direct hit on a supply of NVA ammunition. And at night it was beautiful. Even the incoming was beautiful at night, beautiful and deeply dreadful.
    I remembered the way an F-4 Phantom II pilot had talked about how beautiful the surface to-air missiles looked as they drifted up toward his plane to kill him, and remembered myself how lovely .50-caliber tracers could be, coming at you as you flew at night in a helicopter, he slow and graceful, arching up easily, a dream, so remote from anything that could harm you. It could make you feel a total serenity, an elevation that put you above death but that never lasted very long. One hit anywhere in the chopper would bring you back, bitten lips, white knuckles and all, and then you knew where you were. It was different with the incoming at Khe Sanh. You didn't get to watch the shells very often. You knew if you heard one, the first one, that you were safe, or at least saved. If you were still standing up and looking after that, you deserved anything that happened to you.
    Nights were when the air and artillery strikes were heaviest, because that was when we knew that the NVA was above ground and moving. At night you could lie out on some sandbags and watch the C-47's mounted with Vulcans doing their work. The C-47 was a standard prop flare ship, but many of them carried 20- and 762-millimeter guns on their doors, Mike-Mikes that could fire out three hundred rounds per second, Gatling style, “a round in every square inch of a football field in less than a minute," as the handouts said. They used to call it Puff the Magic Dragon, but the Marines knew better: they named it Spooky. Every fifth round fired was a tracer, and when Spooky was working, everything stopped while that solid stream of violent red poured down out of the black sky. If you watched from a great distance, the stream would seem to dry up between bursts, vanishing slowly from air to ground like a comet tail, the sound of the guns disappearing too, a few seconds later. If you watched at a close range, you couldn't believe that anyone would have the courage to deal with that night after night, week after week, and you cultivated a respect for the Vietcong and NVA who had crouched under it every night now for months. It was awesome, worse than anything the Lord had ever put down on Egypt, and at night, you'd hear the Marines talking, watching it, yelling, "Get some!" until they grew quiet and someone would say, "Spooky understands." The nights were very beautiful. Night was when you really had the least to fear and feared the most. You could go through some very bad numbers at night.
    Because, really, what a choice there was; what a prodigy of things to be afraid of! The moment that you understood this, really understood it, you lost your anxiety instantly. Anxiety was a luxury, a joke you had no room for once you knew the variety of deaths and mutilations the war offered. Some feared head wounds, some dreaded chest wounds or stomach wounds, everyone feared the wound of wounds, the Wound. Guys would pray and pray-Just you and me, God. Right?-offer anything, if only they could be spared that: take my legs, take my hands, take my eyes, take my fucking life, You Bastard, but please, please, please, don't take those. Whenever a shell landed in a group, everyone forgot about the next rounds and skipped back to rip their pants away, to check, laughing hysterically with relief even though their legs might be shattered, their kneecaps torn away, kept upright by their relief and shock, gratitude and adrenaline.
    There were choices everywhere, but they were never choices that you could hope to make. There was even some small chance for personal style in your recognition of the one thing you feared more than any other. You could die in a bloodburning crunch as your chopper hit the ground like dead weight, you could fly apart so that your pieces would never be gathered, you could take one neat round in the lung and go out hearing only the bubble of the last few breaths, you could die in the last stage of malaria with that faint tapping in your ears, and could happen to you after months of fire-fights and rockets and machine guns. Enough, too many, were saved for that, and you always hoped that no irony would attend your passing. You could end in a pit somewhere with a spike through you, everything stopped forever except for the one or two motions, purely involuntary, as though you could kick it all away and come back. You could fall down dead so that the medics would have to spend half an hour looking for the hole that killed you, getting more and more spooked as the search went on. You could be shot, mined, grenaded, rocketed, mortared, sniped at, blown up and away so that your leavings had to be dropped into a sagging poncho and carried to Graves Registration, that's all she wrote. It was almost marvelous.
    And at night, all of it seemed more possible. At night in Khe Sanh, waiting there, thinking about all of them (forty thousand, some said), thinking that they might really try it, could keep you up. If they did, when they did, it might not matter that you were in the best bunker in the DMZ, wouldn't matter that you were young and had plans, that you were loved, that you were a noncombatant, an observer. Because if it came, it would be in a bloodswarm of killing, and credentials would not be examined. (The only Vietnamese many of us knew was the words "Bao Chi! Bao Chi!" - Journalist! Journalist!- or even "Bao Chi Fap!"- French journalist!- which was the same as crying, Don't shoot! Don't shoot!) You came to love your life, to love and respect the mere fact of it, but often you became heedless of it in the way that somnambulists are heedless. Being "good" meant staying alive, and sometimes that was only a matter of caring enough at any given moment. No wonder everyone became a luck freak, no wonder you could wake at four in the morning some mornings and know that tomorrow it would finally happen, you could stop worrying about it now and just lie there, sweating in the dampest chill you ever felt.
    But once it was actually going on, things were different. You were just like everyone else, you could no more blink than spit. It came back the same way every time, dreaded and welcome, balls and bowels turning over together, your senses working like strobes, free-falling all the way down to the essences and then flying out again in a rush to focus, like the first strong twinge of tripping after an infusion of psilocybin, reaching in at the point of calm and springing all the joy and all the dread ever known, ever known by everyone who ever lived, unutterable in its speeding brilliance, touching all the edges and then passing, as though it had all been controlled from outside, by a god or by the moon. And every time, you were so weary afterward, so empty of everything but being alive that you couldn't recall any of it, except to know that it was like something else you had felt once before. It remained obscure for a long time, but after enough times the memory took shape and substance and finally revealed itself one afternoon during the breaking off of a firefight. It was the feeling you'd had when you were much, much younger and undressing a girl for the first time.

From Dispatches. The conflict in Vietnam between the communist North and anticommunist South began after the North defeated the French colonial administration in 1954. By 1965 President Johnson had committed over 180,000 US. troops to the country. Herr served six months of active duty in the Army Reserve in 1963 and 1964 and was in Vietnam in the late 1960s as a correspondent for Esquire. In 1977 he published his memoir, Dispatches, which John le Carré called ''the best book I have ever read on men and war in our time. "

 






Viết mỗi ngày

Note: Đây là cái truyện ngắn đầu tiên của Borges, mà Gấu được đọc, khi ra được hải ngoại, và khi đầu quân cho tờ Văn Học, làm tên viết mướn – nên nhớ trong số những người cộng tác cho tờ báo, Gấu là 1 người được trả tiền, những người khác, sợ không được trả tiền mà còn phải đóng tiền để nuôi tờ báo - Gấu bèn dịch liền tù tì, và còn đi 1 đường vinh danh ông anh nhà thơ của mình:

Vào một buổi sáng tháng Tư, có một người, khi nhìn những đoàn quân tiến vào thành phố, đã vui mừng thốt lên, như vậy là ta sẽ chẳng bao giờ phải viết nữa. Trước đó có một người, thay vì đếm những giờ phút cuối cùng của đời mình, mơ Đức Phật trở lại với thế gian này.
Đọc Borges, tôi bỗng nhớ đến họ. Và xin tặng bản chuyển ngữ cho những ai đã từng được Thượng Đế ban cho một phép lạ bí ẩn, như nhân vật trong truyện...
NQT

Nền văn học hải ngoại, của lũ Ngụy, chẳng đã thoát thai từ cái khoảnh khắc tên trưởng toán hành quyết VC ra lệnh bắn, và 1 năm qua đi, giữa cánh tay giơ lên và tên nhà văn Ngụy té xuống, trong Phép Lạ Bí Ần, của Borges, và không chỉ 1 năm qua đi mà "hoài hoài còn hoài", khi VC, Cái Ác Bắc Kít vẫn hoành hành ở nơi xứ Mít.

Trong Phỏng vấn chót, The Last Interview, khi được hỏi về truyện ngắn Phép Lạ Bí Ẩn, Borges cho biết, ông viết thời gian Đệ Nhị Thế Chiến, và [khi viết nó] ông quan tâm chủ yếu là tới hai điều. Thứ nhất, thứ phép lạ “dưng không”, [tạm dịch từ “unassuming”, trong câu của Borges, “First, in an unassuming miracle”, và trong ý của TTT, khi ông viết, “dưng không trồi lên sự thực. Và điều thứ nhì, là 1 ý tưởng về tôn giáo - về 1 con người tự xác minh mình với Thượng Đế, về 1 điều gì chỉ Thượng Đế biết. Thượng Đế cho anh ta cái cơ hội đó.

BORGES: Yes; I think I wrote that during the Second World War. What chiefly interested me-or rather, I was interested in two things. First, in an unassuming miracle, no? For the miracle is wrought for one man only. And then in the idea- this is, I suppose, a religious idea-of a man justifying himself to God by something known only to God, no? God giving him his chance.
BURGIN: A very personal pact between the two.
BORGES: Yes. A personal pact between God and the man, And also, of course, the idea of, well, this is a common idea among the mystics, the idea of something lasting a very short while on earth and a long time in heaven, or in a man's mind, no? I suppose those ideas were behind the tale. Now maybe there are others. And then, as I had also thought out the idea of drama in two acts, and in the first act you would have something very noble and rather pompous, and then in the second act you would find that the real thing was rather tawdry, I thought, "Well, I'll never write that play, but I'll work that idea of the play into a tale of mine." Of course, I couldn't say that Hladik had thought out a drama or a work of art' and say nothing whatever about it. Because then, of course, that would fall flat, I had to make it convincing. So, I wove. I interwove those two ideas ... Now that story has been one of my lucky ones. I'm not especially fond of it, but many people are. And it has even been published in popular magazines in Buenos Aires.
BURGIN: Maybe they think of it as a more optimistic story of yours, in a way ... It ties in with your ideas on time, your "New Refutation of Time."
BORGES: Yes, yes, and the idea of different times, no? Of different time schemes. Psychological time.

Và điều thứ nhì, là 1 ý tưởng về tôn giáo - về 1 con người tự xác minh mình với Thượng Đế, về 1 điều gì chỉ Thượng Đế biết. Thượng Đế cho hắn ta cơ hội đó.

Đúng như thế. Thượng Đế, sau khi thử thách GCC bằng đủ thứ địa ngục, và, khi GCC đã qua được cái Test của Kafka, “anh Trời già” bèn cho Gấu cái cơ hội làm trang Tin Văn!

Chúc vui, khỏe, và thanh thản trong mùa lễ cuối năm . (1)
Và gởi bài thơ cho GNV :

Đọc giữa hai hàng chữ

Hình như lúc em được tượng hình
Thượng Đế đang ngồi nhìn mông mênh
Lỡ tay đánh vỡ đôi mắt ngọc
Đành nhặt sương đôi hạt rơi quanh

Mắt em từ đó chẳng bao giờ
Nhìn cho thật rõ với người ta
Trần gian bỗng trở thành thi vị
Những hình, những bóng nhẹ nhàng qua

Thuở bé mẹ dắt tay cổ tích
Trong vườn đâu thấy những gai đâm
Đâu thấy sâu nằm trong tơ kén
Chỉ thấy hoa và bướm bâng khuâng

Anh cứ viết mực màu đen mướt
Chữ kẽm gai trên giấy đỏ tươi
Cứ việc nhắc những ngày lạnh buốt
Qua mắt em chỉ thấy mặt trời.

K

Tks. NQT

(1)

Note: Giáng Sinh 2011

Bác «lãng mạn» quá, cứ mong chờ có một cú ngoạn mục của các nhân tài.

O.

Cú ngoạn mục đó, a very personal pact between the two., chính là cái cơ may của con người, để tự xác minh, chính nó, vói Thượng Đế, về 1 điều, chỉ nó và Thượng Đết biết.



Lời cảm tạ khi được vô Hàn Lâm Viện Đức
 W.G. Sebald [1944-2001]

Tôi ra đời vào năm 1944, tại Allgau, thành thử có lúc tôi đã không cảm nhận, hoặc hiểu được thế nào là huỷ diệt, vào lúc bắt đầu cuộc đời của mình. Lúc này, lúc nọ, khi còn là một đứa trẻ, tôi nghe người lớn nói tới một cú, a coup, tôi chẳng có bất cứ một ý nghĩ, cú là cái gì. Lần đầu tiên, như ánh lửa ma trơi, cái quá khứ của chúng tôi đó bất chợt tóm lấy tôi, theo tôi nghĩ, đó là vào một đêm, vào cuối thập niên 1960, khi nhà máy cưa ở Platt cháy rụi, mọi người ở ven thành phố đều túa ra khỏi nhà để nhìn bó lửa cuồn cuộn tuá lên nền trời đêm. Sau đó, khi đi học, phần lớn huỷ diệt mà chúng tôi được biết, là từ những cuộc viễn chinh của Alexander Đại Đế và Nã Phá Luân, chứ chẳng phải từ, vỏn vẹn chỉ, muời lăm năm quá khứ của chúng tôi đó. Ngay cả ở đại học, tôi hầu như chẳng học được gì, về lịch sử vừa mới qua của Đức. Những nghiên cứu Đức vào những năm đó, là một ngành học - mù lòa như dã được dự tính, chỉ đạo từ trước, và, như Hebel sẽ nói - cưỡi một con ngựa nhợt nhạt (1). Trọn một khoá học mùa đông, chúng tôi trải qua bằng cách mân mê Cái Bô Vàng [The Golden Pot] (1), mà chẳng hề một lần băn khoăn, về sự liên hệ ở trong đó, rằng, tại làm sao mà một câu chuyện lạ thường như vậy lại có thể được viết ra, với tất cả những cấu trúc dàn dựng của nó như thế, liền ngay sau một thời kỳ mà xác chết còn ngập những cánh đồng bên ngoài Dresden, và trong thành phố ở bên con sông Elbe đó thì đang xẩy ra nạn đói, và bệnh dịch. Chỉ tới khi tới Thụy Sĩ, vào năm 1965, và một năm sau, tới Anh, những ý nghĩa của tôi về quê nhà mới bắt đầu được nhen nhúm, từ một khoảng cách xa, ở trong đầu của tôi, và những ý nghĩ này, trong vòng 30 năm hơn, ngày một lớn rộng, nẩy nở mãi ra. Với tôi trọn một thể chế Cộng Hoà có một điều không thực, kỳ cục chi chi về nó, như thể một cái gì biết rồi chẳng hề chấm dứt, a never-ending déjà vu. Chỉ là một người khách ở đất nước Anh Cát Lợi, và ở đó thì cũng vậy, tôi như luôn luôn cảm thấy mình lơ lửng, giữa những ý nghĩ, những tình cảm của sự quen thuộc và của dời đổi, bật rễ, không bám trụ được vào đâu. Một lần tôi nằm mơ, và cũng như Hebel, tôi có giấc mơ của mình ở trong thành phố Paris, ở đó, tôi bị lột mặt nạ, và trơ ra, là một tên phản bội quê nhà, và một tên lừa đảo. Đặc biệt là, chính vì những nghi hoặc như thế đó, mà việc nhận tôi vô Hàn Lâm Viện thật rất là đáng mừng, nó có vẻ như một nghi thức sửa sai, phục hồi mà tôi chưa từng hy vọng.
W.G. Sebald

Nguyễn Quốc Trụ dịch [từ bản tiếng Anh, của Anthea Bell, trong Campo Santo, do Sven Meyer biên tập, nhà xb Hamish Hamilton, Penguin Books, 2005]

(1) Pale Rider: Kỵ sĩ Nhợt Nhạt, Ám chỉ Thần Chết
(2) Tác phẩm của E.T.A Hoffmann (1814)

Vụ TXT làm nhớ tới Sebald.

Ông chửi nước Đức của ông, vờ cái vụ máy bay Đồng Minh tàn phá những thành phố Đức, và tự hỏi tại sao, và bèn tự trả lời, người Đức coi đây là nỗi nhục nhã trong gia đình, đừng mang ra khoe với thiên hạ, y chang cái vụ Bắc Kít mời Tẫu vô giường, nhường vợ cho chúng, đổi lấy súng đạn làm thịt thằng em Nam Bộ!
Làm sao Đức bỏ qua cho Vẹm cho được!
Sở dĩ không có 1 tên Bắc Kít nào dám nhỏ 1 giọt nưóc mắt cá sấu cho lũ Ngụy, có thể là do chúng vẫn còn đau cái nỗi đau nhường giường cho Tẫu, trong khi xẻ dọc Trường Sơn!

But barbarism doesn't care if we are cultivated or not.
Lũ Vẹm đếch "care", chúng ta có học hay không có học.

Quả thế. Cho đến thời điểm này, chúng vẫn không làm sao hiểu được, tại làm sao mà Đức lại quá quan tâm đến 1 tên mafia đỏ, bị đồng bọn hăm he làm thịt, bỏ chạy
Nhưng, nhìn 1 cách nào đó, trường hợp TXT là cơ may độc nhất, có thể nói như vậy, cho tới nay, để cho người Đức, thắp lên nén hương tưởng niệm nạn nhân Lò Thiêu.
Sebald chẳng đã từng than, "không làm sao tưởng niệm, nỗi nhục trong gia đình…. "...
Đọc bài của Sến, trên net, viết về cas TXT, thì thấy rõ, cái đọc, cái độc, cái ác của Bắc Kít.
Chúng chỉ có thể sản xuất ra 1 thứ văn chương làm nhục thêm cho Mít.
Cái nén hương mà Đức thắp lên cho Lò Thiêu, lũ Ngụy cũng được ngửi ké, theo cái kiểu suy nghĩ của Sến, ngửi khói bếp hàng xóm cũng đủ no.
Cũng trên tờ báo Trẻ [hải ngoại, đọc trên net] có bài của Sến, còn có bài, Đức đâu cần TXT.
Cần quá chứ làm sao nói không cần?
Chính lũ Vẹm cho Đức cơ hội để nhìn lại vụ Lò Thiêu, và quá đó, lũ Ngụy, nhìn lại Trại Tù Cải Tạo.
Nghe có vẻ lớn lối nhưng quả đúng như thế, nếu đọc Sebald viết về 1 nước Đức thời hậu chiến, cái thành quả kinh tế hậu chiến, vẫn có mùi tủi nhục, từ Lò Thiêu.

Chúng chỉ có thể sản xuất ra 1 thứ văn chương làm nhục thêm cho Mít.

http://tanvien.net/TG_TP/Jean_Amery.html

Torture, writes Améry, has "an indelible character". Whoever was tortured, stays tortured.
Sebald: Chống Lại Sự Không Thể Đảo Ngược: Về Jean Améry, trong Lịch sử tự nhiên về huỷ diệt
[Against the Irreversible. On Jean Améry. On the natural history of destruction, nhà xb Vintage Canada].
Améry viết, tra tấn có cái tính quái dị, không thể tẩy xoá đi được, là: Ai đã từng bị tra tấn, là suốt đời bị tra tấn.

Câu này, theo Gấu tôi, đọc [đảo] ngược lại, vẫn có nghĩa.
Rằng, kẻ tra tấn, là cứ thèm tra tấn suốt đời!

Jean Améry viết về Sầu Xa Xứ:

Cái sầu xa xứ thứ thiệt, le vrai mal du pays, le Hauptwehe, “nỗi nhức nhối số 1", “la douleur capitale”, nếu tôi được phép mượn từ của Thomas Mann, thì khác, cực khác về bản chất, so với những gì tôi viết ở trên, và nó chỉ ngưng, khi bạn chỉ còn bạn với bạn. Vào lúc đó, đếch có hát hỏng Thuyền Viễn Xứ cái con mẹ gì nữa, cũng chẳng có gợi nhớ những đồng ruộng Mít đã mất, và bạn cũng không vãi ra những giọt nước mắt đồng lõa. Sầu Xa Xứ thứ thiệt không phải là tự an ủi, mà là tự huỷ.
Le vrai mal du pays ce n’était pas l’autocompassion, mais l’autodestruction.

"Perhaps", writes Nietzsche in the Genealogie der Moral, "there is nothing more terrible and mysterious in the whole prehistory of mankind than our mnemonic technique. We burn something into the mind so that it will remain in the memory; only what still hurts will be retained".
Trong trọn thời kỳ tiền sử, có lẽ không có chi khủng khiếp và bí ẩn hơn, so với kỹ thuật tạo dấu ấn của con người, Nietzsche viết trong Genealogie der Moral:  Chúng ta đánh dấu trái tim của chúng ta bằng lửa, sao cho, chỉ cái đau được giữ lại, [cái sướng bỏ đi].

.. Weiss learned in exile to understand the fate he escaped...... so vital to him, of whether he himself was on the side of the creditors or the debtors. He finds the answer to the question in the course of his own study, as it becomes increasingly clear to him that rulers and ruled, exploiters and exploited, are in fact the same species, so that he, the potential victim, must also range himself with the perpetrators of the crime or at least theirs accomplices
Chỉ tới khi lưu vong thì Weiss mới hiểu ra phần số của mình, ở về phía kẻ ăn cướp hay bị ăn cướp. Ông tìm thấy câu hỏi cho câu trả lời theo dòng nghiên cứu của chính ông, và mọi chuyện càng ngày càng trở nên rõ ràng, đối với ông, là, cai trị hay bị trị, bóc lộc hay bị bóc lột, thì cũng rứa, và, bởi vì ông ta sinh ra là có tướng bị ăn đòn rồi, thành thử bắt buộc phải tự xếp hàng cùng với những kẻ tạo ác, hay chí ít, cũng đồng phạm.

Sebald
 

… Weiss to attend the Auschwitz trial in Frankfurt. He may also have been motivated before the event by the hope, never quite extinguished, "that every injury has its equivalent somewhere and can be truly compensated for, even if it be through the pain of whoever inflicted the injury." This idea, which Nietzsche thought was the basis of our sense of justice and which, he said, "rests on a contractual relationship between creditor and debtor as old as the concept of law itself”…
W.G. Sebald: The Remorse of the Heart.
On Memory and Cruelty in the Work of Peter Weiss

Weiss tham dự tòa án xử vụ Lò Thiêu ở Frankfurt. Có thể là do ông vẫn còn hy vọng, một niềm hy vọng chẳng hề tàn lụi, rằng, “mọi tổn thương thì có cái phần tương đương của nó, ở đâu đó, và có thể thực sự được đền bù, bù trừ, bồi hoàn, ngay cả, sự bồi hoàn này thông qua nỗi đau của bất cứ kẻ nào gây ra sự tổn thương”. Tư tưởng này Nietzsche nghĩ, nó là cơ sở của cảm quan của chúng ta về công lý, và nó, như ông nói, “nằm trong liên hệ có tính khế ước, giữa chủ nợ và con nợ, và nó cũng cổ xưa, lâu đời như là quan niệm về luật pháp, chính nó”

W.G. Sebald:  Sự hối hận của con tim. 

  even if it be through the pain of whoever inflicted the injury.

Moi, je traine le fardeau de la faute collective, dis-je, pas eux.
Jean Améry viết, trong Vượt quá tội ác và hình phạt, Par-delà le crime et le châtiment.

Gấu cũng có thể nói như thế:
Ta mang cái gánh nặng của Cái Ác Bắc Kít, đâu phải lũ Bắc Kít?

Con chim ousen [chim két] hót ở trong rừng Cilgwri.
Hót hoài hót hoài như một dòng suối dội lên những hòn đá rêu xanh
Nhưng cũng chưa xa xưa bằng con nhái Cors Fochno
Cảm thấy làn da lạnh chũng vào tới tận xương tận tuỷ.

Rushdie viết, rất ít nhà thơ kết hôn sâu xa đằm thắm với đất mẹ như nhà thơ R.S. Thomas, một nhà thơ dân tộc Welsh [a Welsh nationalist], những vần thơ của ông tìm kiếm, bằng cách nhận ra, để ý [noticing], khẳng định [arguing], làm thành vần điệu, huyền hoặc hóa, biến đất nước thành một sinh vật rất ư là nồng nàn, rất ư là trữ tình.

Tuy nhiên, cũng chính ông này, cũng viết:

Sự hận thù mất nhiều thời gian
Để mà đâm chồi nẩy lộc, và lòng hận thù của tôi
Kể từ khi sinh ra, cứ thế mà tăng trưởng..

Không phải tôi thù cái mảnh đất tàn nhẫn thô bạo dã man mà tôi ra đời...
Tôi nhận ra một điều:
Cái lòng hận thù đó, là thù cái làn da khốn kiếp của tôi,
Cái thứ khốn kiếp, là chính tôi!

Hate takes a long time
To grow in, and mine
Has increased from birth;
Not for the brute earth...
I find
This hate's for my own kind.
*

Thảo nào, thằng cha Gấu thù chính nó, thù cái chất Yankee mũi tẹt của chính nó! (1)

http://www.tanvien.net/Souvenir/19.html

Primo Levi trả lời tờ Partisan Review, 1987

Không biết đám quản giáo VC, khi cần chùi tay, có chùi vô áo tên sĩ quan tù VNCH không, nhỉ?
*
Partisan Review:
Tôi bị chấn động bởi những lá thư mà những độc giả Đức gửi cho ông, sau khi cuốn Đây có phải 1 người, bản tiếng Đức được xb. Đa số nhắc tới giai đoạn xẩy ra sự kiện 1 người lính Đức đã chùi tay của anh ta lên chiếc áo sơ mi của ông. Tại sao, theo ông, sự kiện trên lại khiến cho họ để ý tới?

Primo Levi:
Cử chỉ đó mang tính biểu tượng đặc thù, và vì lý do đó, nó làm nhiều người chấn động, tôi là người đầu tiên. Không phải là 1 cú thượng cẳng chân hạ cẳng tay: đấm vô mặt làm tôi đau hơn. Sự kiện là, anh lính Đức coi tôi như là một cái khăn để chùi tay. Những ngày tiếp theo sau, và ngay cả đến tận bây giờ, tôi vẫn tôi cảm thấy, đây là cú sỉ nhục nặng nề nhất mà tôi đã từng bị.

Những cú sỉ nhục như thế đè nặng lên nhân phẩm của ông tới cỡ nào?

Lúc thoạt đầu, quả là đau, nhưng điều tệ hại là những gì xẩy ra sau đó, nó là cú mở đầu. Chúng tôi trở nên quen. Thì cũng 1 thứ chuyện thường ngày ở huyện.

"Quen", là thế nào, về mặt đạo hạnh, về mặt tinh thần?

Thì nói mẹ ra như thế này: nó làm mất cái gọi là tính người ở nơi bạn. Cách độc nhất để sống sót, là làm quen với cuộc sống trong trại tù, và làm quen như thế, là một phần con người ở nơi bạn mất đi. Điều này xẩy ra cho cả quản giáo và tù nhân. Chẳng có nhóm nào người hơn nhóm nào.Trừ 1 số ngoại lệ, cái gọi là vô nhân tính làm nhiễm độc luôn cả tù nhân, làm sao không!

Khi Gunter Grass mất, Tin Văn có đi 1 đường tưởng niệm, và cám ơn, vì ông đã từng lên tiếng cho 1 gia đình Mít thuộc giới viết lách, xin tị nạn tại Đức.
Và có nhắc tới bài viết của Rusdhie, link sau đây; trong bài viết, Rushdie kể là trong 1 lần tới Đức, ông tính đi thăm Grass và đám phóng viên "lề chính" bèn xì 1 phát, thằng cha đó, mà có ra cái đếch gì mà thăm mới hỏi!
Nhìn theo cách đó, thì Sebald cũng thuộc loại Đức đếch chịu được, và chính ông, cũng đếch chịu được nước Đức của ông. Cái giấc mơ thấy mình đang rong chơi 1 phát ở Paris, mà bị chặn hỏi, mi có phải là 1 tên Bắc Kít khốn kiếp, GCC cũng đã từng bị, nhiều lần. Sến chẳng đã từng mắng yêu, sao mi cứ cay đắng mãi như thế!

http://www.newyorker.com/books/page-turner/the-greatness-of-gunter-grass

Page-Turner
The Greatness of Günter Grass

By Salman Rushdie

April 13, 2015
Photograph by Rene Burri / Magnum

In 1982, when I was in Hamburg for the publication of the German translation of “Midnight’s Children,” I was asked by my publishers if I would like to meet Günter Grass. Well, obviously I wanted to, and so I was driven out to the village of Wewelsfleth, outside Hamburg, where Grass then lived. He had two houses in the village; he wrote and lived in one and used the other as an art studio. After a certain amount of early fencing—I was expected, as the younger writer, to make my genuflections, which, as it happened, I was happy to perform—he decided, all of a sudden, that I was acceptable, led me to a cabinet in which he stored his collection of antique glasses, and asked me to choose one. Then he got out a bottle of schnapps, and by the bottom of the bottle we were friends. At some later point, we lurched over to the art studio, and I was enchanted by the objects I saw there, all of which I recognized from the novels: bronze eels, terracotta flounders, dry-point etchings of a boy beating a tin drum. I envied him his artistic gift almost more than I admired him for his literary genius. How wonderful, at the end of a day’s writing, to walk down the street and become a different sort of artist! He designed his own book covers, too: dogs, rats, toads moved from his pen onto his dust jackets.

After that meeting, every German journalist I met wanted to ask me what I thought of him, and when I said that I believed him to be one of the two or three greatest living writers in the world some of these journalists looked disappointed, and said, “Well, ‘The Tin Drum,’ yes, but wasn’t that a long time ago?” To which I tried to reply that if Grass had never written that novel, his other books were enough to earn him the accolades I was giving him, and the fact that he had written “The Tin Drum” as well placed him among the immortals. The skeptical journalists looked disappointed. They would have preferred something cattier, but I had nothing catty to say.

I loved him for his writing, of course—for his love of the Grimm tales, which he remade in modern dress, for the black comedy he brought to the examination of history, for the playfulness of his seriousness, for the unforgettable courage with which he looked the great evil of his time in the face and rendered the unspeakable into great art. (Later, when people threw slurs at him—Nazi, anti-Semite—I thought: let the books speak for him, the greatest anti-Nazi masterpieces ever written, containing passages about Germans’ chosen blindness toward the Holocaust that no anti-Semite could ever write.)

On his seventieth birthday, many writers—Nadine Gordimer, John Irving, and the whole of German literature—assembled to sing his praises at the Thalia Theatre in Hamburg, but what I remember best is that when the praise songs were done music began to play, the theatre’s stage became a dance floor, and Grass was revealed as a master of what I call joined-up dancing. He could waltz, polka, foxtrot, tango, and gavotte, and it seemed that all the most beautiful girls in Germany were lining up to dance with him. As he delightedly swung and twirled and dipped, I understood that this was who he was: the great dancer of German literature, dancing across history’s horrors toward literature’s beauty, surviving evil because of his personal grace, and his comedian’s sense of the ridiculous as well.

To those journalists who wanted me to diss him in 1982, I said, “Maybe he has to die before you understand what a great man you have lost.” That time has now arrived. I hope they do.


Trở lại chuyện TXT. Lũ Vẹm quả đúng là chui ra từ hang Pác Bó, vô học, và cực kỳ man rợ, khi sử sự như 1 tên trộm cướp, bắt cóc người, ngay tại cái nơi là người đó được coi là khách, bị chúng săn/xua đuổi, phải chạy tới đó, xin dung thân.
Một cách nào đó, thì lũ Vẹm ở Đức, thì cũng là khách của Đức, như TXT.
Chủ nhà cho hai thằng khách, trú ở trong nhà mình, 1 thằng, lừa đêm tối, bắt cóc thằng kia, làm sao chủ nhà chịu nổi!

Thành thử, chẳng cần Lò Thiêu, chẳng cần "không thể tưởng niệm, chẳng cần nỗi nhục trong gia đình", Đức không thể nào bỏ qua cho Vẹm được.


My Old Saigon

https://www.facebook.com/notes/quoc-tru-nguyen/t%C6%B0%E1%BB%9Fng-nh%E1%BB%9B-nguy%E1%BB%85n-t%C3%B4n-nhan/10203841959205861/

Tưởng nhớ Nguyễn Tôn Nhan


Remove
Thuan Nguyen Hinh O. Tru voi ai vay? dau phai NTNhan?
Remove
Nguyễn Trọng Khôi Quán Hương Xưa 1972. Sau khi nhậu ở Nhà Bè về.
Remove
Quoc Tru Nguyen Tks. Nhớ ra rồi. Bữa đó trình din ông Trùm, chủ nhà sách Sống Mới, ông Nhàn, chủ nhà sách Vàng Son là 1 đàn em của SM. Thảo nào thắt cà vạt.
Manage







NÓI RA Ý TƯỞNG NÀY TÔI BIẾT SẼ CÓ NHIỀU NGƯỜI PHẢN ĐỐI:"NƯỚC NHẬT SỞ DĨ ĐƯỢC NHƯ NGÀY NAY LÀ "NHỜ" HAI TRÁI BOM NGUYÊN TỬ CỦA MỸ. VẬY SAO KHÔNG LÀM DIỀU ĐÓ VỚI TRIỀU TIÊN???"

LikeShow more reactions
Comment
Comments
Dung Nham DIỆT NHẤT MIÊU CỨU VẠN THỬ! (GIẾT MỘT CON MÈO CỨU VẠN CON CHUỘT)
LikeShow more reactions
Reply34 mins
Remove
Quoc Tru Nguyen Ông viết cực nhảm.
LikeShow more reactions
Reply9 mins

Note: Ông này, Kinh Dương Vương, Rừng, bây giờ là Dung Nham, sợ cái đầu bị hư rồi. GCC nhớ là, đọc đâu đó, cái tay phi công ném trái bom Baby, Cục Cưng , sau phát khùng. Và bèn nhớ thêm, 1 ông bạn mũi lõ của ông KDV, thì cũng nhà văn như nhau, và giai thoại sau đây:

http://www.tanvien.net/Dayly_Poems/6_poems_simic.html

Note: Số báo này còn 1 bài phỏng vấn Ray Bradbury, tay chuyên viết viễn tưởng thần sầu, tác giả Fahrenheit 451.
Báo này đã từng phỏng vấn ông, vào cuối thập niên 1970, nhưng bỏ dở, không biết tại sao, với cả hai bên. Bài phỏng vấn mới hoàn tất [thay thế] bài cũ, mà bản thảo còn nằm trong 1 trong những ngăn kéo của tác giả.
Chúng ta chưa từng đọc 1 bài phỏng vấn nào của 1 tác giả viễn tưởng, và có lẽ nên đi 1 bài, bởi là vì câu trả lời sau đây của tác giả:

Một trong những truyện phổ thông nhất của ông trong cuốn Ký sự Martian [The Martian Chronicles], là “Rồi cơn mưa nhẹ tới”, viết về 1 căn nhà cơ khí hoá [a mechanized house], vẫn tiếp tục hoạt động sau khi ăn bom nguyên tử. Không có người ở trong đó. Ông lấy đâu ra ý tưởng này?

Sau khi Hiroshima ăn bom, tôi nhìn thấy 1 tấm hình 1 căn nhà, với bóng của những người đã từng sống trong đó in lên tường, do sức nóng, và sức đẩy của trái bom. Người thì đi rồi nhưng bóng còn ở lại. Tôi khủng quá, và viết truyện này.

Ui chao đúng là THNM! Bởi vì, bỗng dưng Gấu lại nhớ đến xứ Mít!

Có 1 "ẩn dụ" nào đó, liên quan đến 1 trái bom gì gì đó, và căn nhà Mít đầy người, nhưng "có thể", bóng của họ thì không còn, hiểu theo một nghĩa biểu tượng nào đó, thí dụ, cái bóng đó tượng trưng cái phần tốt đẹp của Mít chăng?

Phạm Cao Củng, ông vua viết truyện trinh thám Mít, Gấu hồi nhỏ mê ông như điên, có 1 truyện tương tự ẩn dụ trên, nhưng may mắn làm sao, ngược lại. Nhân vật trong truyện là 1 sát thủ giống y chang sát thủ KGB trong From Russia With Love, Từ Nga về với tình yêu, mỗi lần làm thịt ai, là chỉ bắn 1 phát, ngay tim. Nhân vật của PCC cũng vậy, và lần đó, anh ta được thuê làm thịt 1 đại gia Ðỏ cực độc, chắc chắn gốc Bắc Kít. Khi tay này vừa ló ra, là anh chơi một phát, đúng tim, nhưng đạn lép!
Và viên đạn lép đã giết sạch cái ác ở trong người tên VC cực ác này!

Sau hai người thành bạn!

Ui chao Gấu cứ tưởng tượng mình đúng là đại sát thủ kể trên!
Tưởng tượng không thôi mà đã sướng mê tơi rồi!

Phạm Cao Củng có rất nhiều truyện trinh thám thần sầu, Kho vàng Ba Bể, Vết Tay Trên Trần…, thí dụ, với nhân vật thám tử Kỳ Phát, cực kỳ thông minh, cực kỳ mê gái, cực kỳ nhân hậu, cực kỳ... Gấu!

Kho Vàng Ba Bể kể câu chuyện hai chị em gái, cùng mê Kỳ Phát, có dòng suối Kim Tuyền, cứ mỗi năm tới mùa lũ, vào những ngày “đó đó”, là trong nước có vàng vụn như cát, Kỳ Phát tìm ra nguồn của nó, là kho vàng nhà họ Mạc…

Hồi xẩy ra Điện Biên Phủ, mấy tên tướng Mẽo đề nghị Tông Tông của chúng là Eisenhower, hay là chơi 1 trái Baby mini, ông nạt, tụi mi có điên không?

Sợ rằng lũ Mít bây giờ, trong có đấng bạn quí của GCC, vẫn còn tiếc hùi hụi!

Nhân tiện, tặng bạn ta bài thơ sau đây, cũng nói chuyện tận thế, cùng trang TinVăn có cái vụ "tụi mi có điên không"?

Charles Simic

Nineteen Thirty-Eight

That was the year the Nazis marched into Vienna,
Superman made his debut in Action Comics,
Stalin was killing off his fellow revolutionaries,
The first Dairy Queen opened in Kankakee, Ill
.
As I lay in my crib peeing in my diapers.

“You must have been a beautiful baby,” Bing Crosby sang.
A pilot the newspapers called Wrong Way Corrigan
Took off from New York heading for California
And landed instead in Ireland, as I watched my mother
Take a breast out of her blue robe and come closer.

There was a hurricane that September causing a movie theater
At Westhampton Beach to be lifted out to sea.
People worried the world was about to end.
A fish believed to have been extinct for seventy million years
Came up in a fishing net off the coast of South Africa.

I lay in my crib as the days got shorter and colder,
And the first heavy snow fell in the night.
Making everything very quiet in my room.
I believe I heard myself cry for a long, long time.

Một Chín Ba Tám

Đó là năm binh đoàn Nazi tiến vào Vienna,
Siêu nhân lần đầu xuất hiện trên báo hình Action Comics,
Stalin làm thịt cựu chiến hữu,
Tiệm Dairy Queen khai trương tại Kankakee, I
ll.
Còn tớ thì nằm trong máng cỏ, tè ướt đẫm tã.

“Mi hẳn sẽ là 1 đứa bé cực đẹp”, ca sĩ Bing Crosby thổi tớ.
Một viên phi công mấy tờ báo gọi là “Corrigan Lầm Đường”
cất cánh tại New York, nhắm California
nhưng lại hạ cánh tại Ireland,
trong lúc tớ ngắm nghía bà mẹ của tớ lấy cái vú đầy ứ sữa ra khỏi áo
và đưa nó xuống gần miệng tớ.

Có một trận bão khủng vào Tháng Chín,
nhấc lên cả 1 rạp hát ở Westhampton Beach và thẩy xuống biển.
Dân chúng lo lắng sắp tận thế.
Một chú cá tuyệt chủng từ 70 triệu năm về trước,
bèn xuất hiện, và lọt lưới 1 anh thuyền chài ở phía bên ngoài bờ biển Nam Phi.

Tớ nằm trong máng cỏ trong khi ngày tháng cứ thế kéo dài lê thê,
Ngày một ngắn hơn, và lạnh hơn.
Và một trận tuyết nặng nề đầu tiên sẽ rơi xuống đêm nay.
Làm mọi thứ trong căn phòng của tớ càng thêm im ắng.
Và tớ nhớ là, tớ đã khóc, đã khóc, một thời gian thật lâu.



Vụ TXT: Chim báo bão Vẹm ngỏm?
Dám lắm.
DTH gọi cuộc thua trận của VNCH là văn minh thua bạo tàn, man rợ.
Nếu như thế, thì đây là lần đụng độ thứ nhì của “văn minh vs man rợ.”
Và lần này, Vẹm ngỏm chắc chắn như vậy.
Lần này, Vẹm không còn đánh lừa được bất cứ 1 ai nữa. Làm gì có ai mơ ngủ dậy biến thành Vẹm nữa!

*

"No one else could gain access here because this entrance was reserved just for you. I am going now to close it."
This finale corresponds to that of A Country Doctor. "Cheated! Cheated! Once you have followed the false alarm of the night-bell, there is no returning.” Everyone has a door to the law, to existence "dans le vrai”;  if he neglects or gambles his entrance away, no recovery is even possible.
Johannes Urzidil

Không ai có thể qua cửa này, vì nó dành riêng cho mi. Tao đứng ở đây, là vì mi, chờ mi… Bây giờ mi ngỏm thì ta đóng cửa lại và…  chuồn.

Câu cuối của Trước Pháp Luật, ứng hợp với câu than của Dương Thu Hương, trong Y Sĩ Đồng Quê:
"Cheated! Cheated! Once you have followed the false alarm of the night-bell, there is no returning.”

Đù Má Lũ Vẹm chúng lừa Bà!

Ôi chao, thê thảm quá cho số phận lũ Bắc Kít. Một khi chúng lầm tiếng cầu kíu của con bệnh Miền Nam, thì đéo có đường về nữa!

40 năm qua đi, chúng vẫn tự hào về chiến thắng Miền Nam. Một khi chúng làm thịt Nguỵ, là chúng làm thịt chính chúng, chúng đâu có thể hiểu ra được 1 sự thực hiển nhiên như thế?

Tao đứng gác ở đây, là để chờ mi, một khi mi dùng ngụy kế, là thua: Mọi người đều có cửa vô pháp luật, vô cõi thật, to existence "dans le vrai", một khi bạn lơ đãng, cẩu thả, hay vờ, hay nghe theo tiếng loa ở đầu ngõ, hay bịp, như Vẹm bịp, để có đường vô, thì không có sự “recovery”: Đừng bao giờ mong sẽ có 1 nước Mít, 1 Miền Nam, như xưa, một khi Bắc Kít ký hợp đồng với con Quỉ ở trong chuồng lợn, là tên Tẫu.
Everyone has a door to the law, to existence "dans le vrai”;  if he neglects or gambles his entrance away, no recovery is even possible.

Cách đọc Borges của tụi mũi lõ trên toàn thế giới, không giống cách đọc Borges, của, chỉ 1 tên da vàng mũi tẹt Bắc Kít, là GCC. Thế giới của Borges, chính là thế giới của Kafka, như Gấu đã từng chứng minh. Ác mộng ở Borges biến thành sự thực thế kỷ 20, ở Kafka. K phán, mi THNM rồi, nhìn đâu cũng thấy VC, là do GCC đọc Borges, mà ra Kafka!
Viên y sĩ trong Y Sĩ Đồng Quê, của Kafka, chẳng đúng là Dương Thu Hương ư, cả hai đều than, chúng ta đã bị lừa.
Nền văn học hải ngoại, của lũ Ngụy, chẳng đã thoát thai từ cái khoảnh khắc tên trưởng toán hành quyết VC ra lệnh bắn, và 1 năm qua đi, giữa cánh tay giơ lên và tên nhà văn Ngụy té xuống, trong Phép Lạ Bí Ần, của Borges, và không chỉ 1 năm qua đi mà "hoài hoài còn hoài", khi VC, Cái Ác Bắc Kít vẫn hoành hành ở nơi xứ Mít.

Quan điểm của Borges, về Nazi, và Hitler, mới thực sự quái dị, và áp dụng vô xứ Mít mới thần sầu làm sao: Borges thực sự tin rằng, Hitler "thực sự" muốn thất trận!
Bạn đọc Tin Văn hẳn còn nhớ anh bạn học thời trung học Ngô Khánh Lãng của GCC. Anh là sĩ quan thám báo, đi tù VC 13 năm, thua Thảo Trường 4 năm. Anh kể là, 1 lần tù Ngụy đi qua 1 làng Bắc Kít, và anh được 1 bà già thương tình lén quản giáo cho 1 tô cơm. Nhìn anh ăn thê lương quá, do đói quá, bà nói, tụi mi đánh đấm làm sao để thua giặc dữ. Bà già này ngày đêm cầu khẩn cho tụi mi ra giải phóng Miền Bắc.
Solzhenitsyn Mít, nhà thơ Nguyễn Chí Thiện chẳng thế ư. Đi tù VC, nghe tin Miền Nam thất trận, anh đi 1 đường nhạc sến, “thôi rồi còn chi đâu em ơi”!


Hitler wants to be defeated. Hitler is collaborating blindly with the inevitable armies that will annihilate him, as the metal vultures and the dragon (which must not have been unaware that they were monsters) collaborated, mysteriously, with Hercules.

Search

I returned to the town where
I was a child
and a teenager and an old man of thirty.
The town greeted me indifferently
but the streets' loudspeakers whispered:
don't you see the fire is still burning, don't you hear the flame's roar?
Get out.
Find another place.
Search for it.
Search for your true homeland.

Adam Zagajewski”: Mysticism for Beginners

Tìm

Gấu trở về Hà Lội
Nơi Gấu còn là 1 chú nhóc tì
Và một thằng bé mới lớn, và một anh già 30 tuổi.
Thành phố đón Gấu lạnh nhạt
Nhưng mấy cái loa ở đầu đường thì thầm:
Mi không thấy lửa vưỡn còn cháy,
Mi không thấy ngọn lửa còn reo?
Đi chỗ khác chơi, thằng vừa lùn, vừa lé, và ngu!
Tìm một chỗ khác
Tìm một quê khác Gấu ơi là Gấu!

Image may contain: one or more people, eyeglasses and text

Khi mua cuốn Latest Readings, của Clive James, Gấu nghĩ, để làm mồi, viết 1 cuốn “latest” nào đó, đang ngần ngừ ở trong đầu của Gấu, như ngày còn trẻ, mỗi lần hứng viết hăm he đòi đẻ, thì bèn lôi cuốn “Absalom, Absalom!” của Faulkner ra đọc.
Nhưng khi đọc, thì đúng là cơ hội nhìn lại Conrad, và cùng với nó là cú TXT, và nó đúng là chim báo bão, báo hiệu Vẹm ngỏm!

Bất giác lại nhớ đến ông anh , lần Gấu "bẽn lẽn, thỏ thẻ", để em viết về thơ TTT, một buổi sáng ở Quán Chùa, khi ông có ý đưa bài viết về cuốn Bếp Lửa trên tờ Tập San Văn Chương cho số Văn đặc biệt về ông.
Ông nhìn thằng em, quá sức ngạc nhiên, thực sự là thế. Và rồi ông bật cười, “Ừ, viết đi !”
Ông thực sự không tin Gấu đọc thơ, và còn hăm he viết về thơ!
Thành ra, cái sự đọc của Gấu, 1 cách nào đó, về già nhìn lại, đều nẩy ra từ 1 cái mầm được gieo từ ngày nào, ngày nào.
Bài viết ngắn của Clive James, về Conrad, là để đóng lại 1 chuỗi dài, những tác phẩm liên quan tới Conrad, mà Gấu đọc, bắt đầu với cuốn Trái Tim Của Bóng Đen, mà, khi đọc 1 phát, là Gấu bèn nhận ra 1 tên Bắc Kít vượt Trường Sơn mang văn hóa sông Hồng vô khai hóa xứ Mọi Nam Kỳ.
Cái mầm đọc thơ, như thế, là nét mặt cực kỳ ngạc nhiên của ông anh bữa đó!

Nhưng, có ông trời ở trong đó, thật, như Borges nhận xét, khi ông được trao cho cả 1 kho sách của thế gian, và cùng lúc, sự mù loà!

Trong cuốn Latest Readings, còn bài “Thăm lại, Revisiting Conrad”, tác giả kể lần tới nhà thương kiểm tra bịnh của ông, và lần đó, nhiệt độ cơ thể cao quá, không thể trở về nhà, và bèn lôi cuốn Lord Jim, trên chiếc xe đẩy, 1 thứ thư viện lưu động, của nhà thương, ra đọc, và kỷ niệm ùa về, ông nhớ lại đọc nó từ hồi học lớp 1, cách đó nửa thế kỷ…
Cách đọc Conrad của ông, và của Gấu, tuy có tí chút khác nhau, khác hẳn của Borges, theo GCC, tuyệt nhất.

Khi nhớ quê hương, kẻ thì "thương nhớ đồng quê", người nhớ Sài Gòn, còn tôi, tôi nhớ biển...

Seagull

Lèm bèm về biển là phải lôi hai ông này ra. Ông thứ nhất là..
Borges: Joseph Conrad?

Và ông thứ nhì là tác giả Cá Voi Trắng.

Borges: Đúng như thế. Nhưng hai ông này chẳng có gì giống nhau. Conrad trau giồi thứ văn nói. Lẽ tất nhiên chúng là những câu chuyện của vì phong nhã Marlow, người kể của hầu hết những câu chuyện. Về ông kia, thì là Herman Melville, trong Cá Voi Trắng… một cuốn sách gốc, tuy nhiên nó có hai nguồn, Shakespeare và Thomas Carlyle. 
Trong Cá Voi Trắng, đề tài của nó: cái trắng khủng, the dread of the whiteness. Thoạt đầu ông ta có thể nghĩ là, con cá voi trắng, con vật đã xẻ thịt vì thuyền trưởng, được lọc riêng ra, từ những con cá voi. Rồi ông ta phải nghĩ là, tốt nhất nên làm khác đi, bằng cách làm cho nó thành trắng, tức cái tư tưởng, trắng là một màu cực khủng. Thường thì chúng ra gán cho màu đen, với sự ghê rợn. Đen, rồi đỏ, như máu, thí dụ. Nhưng Mleville bèn phán, trắng mới khủng, mà khủng thực. Có lẽ ông ngửi ra điều này, từ 1 cuốn sách ông đang đọc.
Tôi nghi, ông ta kiếm ra điều này, là do đọc Poe, cuốn "Chuyện Kể của Arthur Gordon Pym". Bởi là vì đề tài của những trang chót, bắt đầu bằng nước ở những hòn đảo, thứ nước thần kỳ, sau cùng bật ra cái trắng khủng. Điều này còn giải thích Miền Bắc Cực đã từng bị xâm lăng bởi những con vật khổng lồ màu trắng. Pym phán, bất cứ cái gì trắng gây khiếp sợ. Và Meilville bèn chôm liền. Thú vị là, có 1 chương mang tên “Cái Trắng Của Cá Voi”, trong đó, ông lèm bèm về trắng thì rất ư là khủng khiếp.

FERRARI. Borges, I see that the sea, through Conrad and Melville, is very close to you, that you often bear it in mind.
BORGES. Yes, always. It's so lively and mysterious-the theme of Moby-Dick's first chapter, the theme of the sea as something alarming, something alarming in a terrible as well as in a beautiful way ...
FERRARI. Beauty creates this sense of danger.
BORGES. Yes, danger is created by beauty and beauty is, in any case, one of the forms of danger and anxiety.
FERRARI. Especially if we recall Plato's phrase from The Symposium:
'Facing the immense sea of beauty'.
BORGES. Ah, what a lovely phrase. Yes, important words.
FERRARI. The sea.
BORGES. The sea, yes, that's so present in Portuguese literature and so absent in Spanish literature. For example, Quixote ...
FERRARI. Set on a tableland.
BORGES. The Portuguese, on the other hand, the Scandinavians and-yes-the French since Hugo, feel the sea. Baudelaire felt it; Rimbaud in his 'Le Bateau ivre' felt a sea that he had never seen.
Coleridge wrote 'The Rime of the Ancient Mariner' without having seen the sea; when he did see it, he felt betrayed. And Rafael Cansinos Assens wrote an admirable poem about the sea. I congratulated him and he answered, 'I hope one day to see it.' That is, the sea in Assens' imagination and the sea in Coleridge's imagination were superior to the mere sea of geography (laughs).
FERRARI. As everyone's noticed, for once we have strayed from the plains.
BORGES. That's true. 

JORGE LUIS BORGES • OSVALDO FERRARI


'Facing the immense sea of beauty': Như thế ông quả mê biển, như Seagull của...  ông Gấu?

Borges: Quả thế. Biển, thật đáng yêu, thật bí ẩn - chương đầu Cá Voi Trắng, biển như 1 cái gì đáng sợ, như vẻ đẹp của 1 bướm Playboy, thì cứ phán đại như vậy. Coleridge viết 'The Rime of the Ancient Mariner' khi chưa từng nhìn thấy biển, và khi nhìn thấy 1 phát - ở PLT - thế là ông ta bèn tính tự làm thịt mình!

Khủng khiếp thật, đúng như Borges phán, "danger is created by beauty and beauty is, in any case, one of the forms of danger and anxiety."
Hà, hà!
Italo Calvino, trong "Tại sao đọc cổ điển", có 1 bài dành cho Conrad, thật tuyệt. Post sau đây. Ông nhìn quá "cái gọi là chính trị, màu da cái con mẹ gì đó", và coi, đọc Conrad, là tìm về nguồn gốc của loài người....

[Note: Mấy cái viết về Conrad, ở đây, là để làm PR cho cuốn Giữa Lòng Tăm Tối ở trong nước, viết chùa]

Conrad's Captains 

Joseph Conrad died thirty years ago, on 3 August 1924, in his country house at Bishopsbourne near Canterbury. He was sixty-six and had spent twenty years as a seaman and thirty years writing. He was already a success in his own lifetime, but his real tune in terms of European criticism began only after his death. In December 1924 a whole issue of La Nouvelle Revue Francaise was devoted to him, with articles by Gide and Valery: the remains of the old captain, a veteran of long sea voyages, were lowered into the sea with a guard of honour comprising France's most sophisticated and intellectual literati. By contrast, in Italy, the first translations were only available in the red canvas bindings of Sonzogno's Adventure Library, though Emilio Cecchi had already singled him out to readers of more refined tastes.
    Those few, bare facts are sufficient to indicate the different kinds of appeal that the figure of Conrad has inspired. He had lived a life of practical experience, travel and action, and he possessed the prolific creativity of the popular novelist, but also the fastidious attention to style of the disciple of Flaubert, as well as having links with the chief exponents of international Decadentism. Now that his critical fortune has been established in Italy, at least judging by the number of translations available (Bompiani is publishing the collected works, both Einaudi and Mondadori are bringing out translations of individual books, either in hardback or in paperback, while Feltrinelli's Universale Economica has recently published two of his works), we are in a position to define what this writer has meant and still means for us.
    I believe there were many of us who turned to Conrad driven by a recidivist taste for adventure-stories - but not just for adventure stories, also for those authors for whom adventures are only a pretext for saying something original about man, while the exotic events and countries serve to underline more clearly man's relationship with the world. On one bookshelf of my ideal library Conrad's place is next to the aery Stevenson, who is nevertheless almost his opposite in terms of his life and his literary style. And yet on more than one occasion I have been tempted to move him onto another shelf, one less accessible for me, the one containing analytical, psychological novelists; the Jameses and Prousts, those who tirelessly recover every crumb of sensation we have experienced. Or maybe even alongside those who are more or less aesthetes maudits, like Poe, full of displaced passions; always presuming that Conrad's dark anxieties about an absurd universe do not consign him to the shelf (not yet properly ordered or finally selected) containing the 'writers of the crisis of modernism'.
    Instead I have always kept him close to hand, alongside Stendhal, who is so unlike him, and Nievo, who has nothing in common with him at all. For the fact is that though I never believed in a lot of what he wrote, I have always believed that he was a good captain, and that he brought into his stories that element which is so difficult to write about: the sense of integration with the world that comes from a practical existence, the sense of how man fulfils himself in the things he does, in the moral implicit in his work, that ideal of always being able to cope, whether on the deck of a sailing ship or on the page of a book.
    This is the moral substance of Conrad's fiction. And I am happy to discover that it is also there, in its pure form, in a work of non-fiction, The Mirror of the Sea, a collection of pieces on maritime topics: the techniques of mooring and setting sail, anchors, sails, cargo weights and so on. (The Mirror of the Sea has been translated into Italian - for the first time, I believe, and in beautiful Italian prose - by Piero Jahier, who must have had enormous fun, as well as agonising difficulty, translating all those nautical terms: it appears in volumes 10 -11 of the complete works being published by Bompiani, which also contains the magnificent tales of Twixt Land and Sea, which has already appeared in the same translation in Einaudi's Universale series.)
    Who else but Conrad in these pieces has ever been able to write about the tools of his trade with such technical precision, such passionate enthusiasm, and in such an unrhetorical, unpretentious way? Rhetoric only comes out at the end with his exaltation of British naval supremacy, and his reevocation of Nelson and Trafalgar, but this also highlights a practical and polemical basis to these essays, which is always present when Conrad discusses the sea and ships, just when one thinks he is absorbed in contemplation of metaphysical profundities: he constantly stressed his regret for the passing of the ethos of the age of sailing ships, always rehearsed the myth of the British Navy whose age was now on the wane.
    This was a typically English polemic, because Conrad was English, chose to be English and succeeded: if he is not situated in an English social context, if one considers him merely an 'illustrious visitor' in that literature, as Virginia Woolf defined him, one cannot give an exact historical definition of the man. That he was born in Poland, called Teodor Konrad Nalecz Korzieniowski, and possessed a 'Slav soul' and a complex about abandoning his native land, and resembled Dostoevsky despite hating him for nationalistic reasons, are facts on which much has been written but which are not really of much interest to us. Conrad decided to enter the British Merchant Marine at the age of twenty, and English literature at the age of twenty-seven. He did not assimilate the family traditions of English society, nor its culture or religion (he was always averse to the latter); but he integrated with English society through the Merchant Navy, and made it his own past, the place where he felt mentally at home, and had nothing  but contempt for whatever seemed to him contrary to that ethos. It was that quintessentially English personage, the gentleman captain, that he wanted to represent in his own life and in his creative works, though in widely differing incarnations, ranging from the heroic, romantic, quixotic and exaggerated to the over-ambitious, flawed and tragic. From MacWhirr, the impassive captain in Typhoon, to the protagonist of Lord Jim who tries to escape being obsessed by a single act of cowardice.
    Lord Jim goes from being a captain to being a merchant: and here we find an even wider range of Europeans trafficking in the Tropics and ending up as outcasts there. These too were types Conrad had known during his naval experience in the Malaysian archipelago. The aristocratic etiquette of the maritime officer and the degradation of the failed adventurers are the two poles between which his human sympathies oscillate.
    This fascination for pariahs, vagabonds and madmen is also evident in a writer far removed from Conrad, but more or less a contemporary, Maksim Gorki. [Chắc là Maxim Gorki. NQT]. And it is curious to note that an interest in this kind of humanity, so steeped in irrational, decadent complacency (an interest that was shared by a whole epoch of world literature, down to Knut Hamsun and Sherwood Anderson) was the terrain in which the British conservative as much as the revolutionary Russian found the roots of their robust and rigorous conception of man.
    This has brought us round to the question of Conrad's political ideas, of his fiercely reactionary spirit. Of course at the root of such an exaggerated, obsessive horror for revolution and revolutionaries (which led him to write whole novels against anarchists, without ever having known one, not even by sight) lay his upbringing as an aristocratic, land-owning Pole, and the milieu in which he lived as a young man in Marseilles, amidst Spanish monarchist exiles and American ex-slavers, shipping contraband arms for Don Carlos. But it is' only by situating him in the English context that we can recognize in his stance a key historical configuration similar to Marx's Balzac and Lenin's Tolstoy.
    Conrad lived through a period of transition for British capitalism and colonialism: the transition from sail ~team. His world of heroes was based on the culture of the small ship-owners' sailing ships, a world of rational clarity, of discipline at work, of courage and duty as opposed to the sordid spirit of profit. The new fleet of steamships owned by huge companies seemed to him squalid and worthless, like the captain and the officers of the 'Patna' who push Lord Jim into betraying himself. So, whoever still dreams of the old virtues either becomes a kind of Don Quixote, or surrenders, dragged down to the other pole of humanity in Conrad: the human relics, the unscrupulous commercial agents, the bureaucratic, colonial outcasts, all of Europe's human dregs which were starting to fester in the colonies, and whom Conrad contrasts with the old romantic merchant-adventurers like his own Tom Lingard.
    In the novel Victory, which takes place on a desert island, there is a fierce game of chase, which involves the unarmed, Quixote character Heyst, the squalid desperadoes, and the battling woman Lena, who accepts the struggle against evil, is eventually killed, but achieves a moral triumph over the chaos of the world.
    For the fact is that in the midst of that aura of dissolution which often hovers over Conrad's pages, his faith in man's strengths never falters. Though far removed from any philosophical rigor, Conrad sensed that crucial moment in bourgeois thought when optimistic rationalism shed its final illusions and a welter of irrationalism and mysticism was unleashed on the world. Conrad saw the universe as something dark and hostile, but against it he marshalled the forces of man, his moral order, his courage.
    Faced with a black, chaotic avalanche raining down on him, and a conception of the world which was laden with mystery and despair, Conrad's atheistic humanism holds the line and digs in, like MacWhirr in the middle of the typhoon. He was an incorrigible reactionary, but today his lesson can only be fully understood by those who have faith in the forces of man, and faith in those men who recognize their own nobility in the work they do, and who know that that 'principle of fidelity' which he held dear cannot be applied solely to the past. 

[1954]

Italo Calvino: Why read the classics?

Note: GCC mê Conrad, còn là do ông là sư phụ của Graham Greene. Đề tài này cũng thú lắm, vì nó mắc mớ tới PXA, tới Người Mỹ Trầm Lặng... (1)

Calvino viết về cuốn Victory, mà Clive James coi là chiến thắng vĩ đại nhất của Conrad:

In the novel Victory, which takes place on a desert island, there is a fierce game of chase, which involves the unarmed, Quixote character Heyst, the squalid desperadoes, and the battling woman Lena, who accepts the struggle against evil, is eventually killed, but achieves a moral triumph over the chaos of the world.

Trong “Chiến Thắng”, xẩy ra tại 1 hòn đảo, là trò chơi săn đuổi dữ dằn, với hai nhân vật, 1 giống như Đồng Qui Xốt, không súng, và 1 nữ nhân Lena, chấp nhận chống lại quỉ, cuối cùng bị giết chết, nhưng hoàn tất cuộc chiến thắng đạo đức chống hỗn mang của thế giới.


Chiến thắng vĩ đại nhất của Conrad.

Về nhà từ nhà thương, loanh quanh nơi xó bếp, Gấu bèn lôi cuốn Victory của Conrad ra đọc, và phát giác ra 1 điều là, cái đọc của Gấu vào lúc tám bó, đã đạt tới đỉnh rồi!
Được xb lần đầu tiên năm 1915, cuốn tiểu thuyết hoàn tất cái mác “Gấu Nhà Văn”, 1 cách giản dị nhất, qua cái chữ ký của chàng. Nhân vật chính, Heyst, là hình tượng Lord Jim, trừ đi tội lỗi. Heyst hì hục, loay hoay vượt quá mốc văn minh, và, bảnh hơn nữa, vượt quá cả cái mốc tư bản chủ nghĩa: Cái công ty chàng giúp xây dựng, thành lập, tại những hòn đảo, trở thành tan hoang, điêu tàn, nhưng chàng, chính chàng thì lại sống sót, qua được cơn mê đó - từ này thuổng nhạc sến –
Ở hành lang khiêu vũ nơi khách sạn Schomber tồi tàn, ti tiện, H gặp cô gái lý tưởng, Alma, tù nhân vô vọng của tên Zangiacomo Orchestra. Anh bệ nàng đi cùng với anh tới Samburan, vương quốc thần kỳ giống như Patusan và Sulaco. Ở đó, họ có vẻ như làm chủ được sự kiện, chàng gọi nàng là James Lena, công chúa của Samburan. Họ giống như Adam và Eve, chỉ cần nhau, đếch cần ai khác. Nhưng hóa ra không hẳn như vậy, họ cũng còn cần 1 hiểu biết về cái ác, bởi vì nó đang nhắm họ, dưới vóc dáng ớn lạnh của “Me-xừ Jones giản dị”, một trong những nghiên cứu sâu thẳm nhất của Conrad về khủng bố.
Trong khi cú va chạm giữa hạnh phúc và huỷ diệt mỗi lúc một thêm xán vào nhau, độc giả cuốn sách, trải qua ít lắm là 1 trăm trang, khẩn cầu, Heyst có 1 khẩu súng giấu ở đâu đó. Những trận đánh đẫm máu lớn lao đầu tiên của Cuộc Chiến Lớn đã xẩy ra trong khi Conrad cho xb cuốn tiểu thuyết, nhưng chẳng có tí ti dấu báo, rằng hòa bường sẽ ló dạng. Conrad hiểu rất rõ, 1 thứ lòng tốt, hay thiện ý “cái con mẹ gì đó”, mà không có tí võ khí lận lưng thì rất ư là vô dụng trước cái ác ma mãnh được võ trang đến tận răng!
Đây cũng là bài học thế kỷ sắp tới, đang tới, nên dạy đi dạy lại, và cứ thế cứ thế, cho đến những ngày này của chúng ta - tội nghiệp lũ Ngụy, không hề được học bài học này, lúc nào cũng đinh ninh, thằng anh Yankee mũi tẹt, giọt máu Mít xẻ làm đôi, phải hơn thằng Yankee mũi lõ, hà, hà!
Bài học, hòa bường không phải là 1 nguyên tắc, hay nguyên lý, mà chỉ là một tình trạng, hay tình hình, hay thái độ, đáng thèm, của những áp phe. Và nó không thể nào đạt/đoạt được nếu không có 1 khả năng về bạo động, ít nhất thì cũng bằng bằng, xêm xêm với… Cái Ác Bắc Kít!
Conrad chẳng hề muốn tới được kết luận như vậy, chẳng khác gì chúng ta, nhưng linh tính nghệ sĩ của ông là bằng chứng chống lại dáng vẻ nhẹ nhàng nhất của một sự khuây khỏa tinh thần thần bí, và chúng ta cũng cầu được như thế. Thời đại của những vụ tàn sát của chúng ta, là thời đại của sự bịp bợm trí thức, một khi mà con người nghĩ rằng mình cắt nghĩa những sự kiện chỉ có thể dựa vào đó để đưa ra một bảng kết toán thẳng thừng, về những gì thực sự xẩy ra. Conrad là nhà văn tới được sự trưởng thành chính trị, trước bất cứ một nhà văn nào khác của thời của ông, và khi họ làm được điều này, thì cũng chỉ tới đầu gối của ông.
Nói thì nói thế, tuy nhiên phải thừa nhận là, sự ngu ngốc thẳng đứng của Heyst trở thành chán ngắt ở những xen sau cùng. Conrad đúng ra phải để cho những nhân vật của ông thông minh như ông, như vậy tốt hơn, trong cái việc minh hoạ sự quan tâm có tính đề tài của ông, về, bằng cách nào, những sức mạnh lịch sử nghiền nát đám người ngây ngô sẽ cũng nghiền nát đám người khôn ngoan, nếu chúng không sửa soạn để chống trả. Sau cùng ông tính tăng cường cái ý nghĩ thèm muốn của chúng ta, rằng, học vấn – gặt hái được từ cái đọc Conrad – có thể đủ, để ngăn ngừa man rợ.
Nhưng man rợ đếch thèm “care”, chúng ta có học vấn hay là không!   

Nhưng Vẹm đếch thèm care...
Quả thế thực, qua vụ TXT

(1)

http://www.tanvien.net/new_daily_poetry/TTT_9.html


A Burnt-out Case

Ầm ầm sóng vỗ chung quanh ghế ngồi

Câu thơ trên, của Nguyễn Du, trong truyện Kiều, tả cảnh Kiều ở trung tâm một trận bão, lụt, làm Gấu nhớ tới cái truyện ngắn chỉ có được mỗi cái tên truyện của Gấu: Mắt Bão.
Nhớ, cả cái bữa ngồi Quán Chùa, khoe cái tít với ông anh, ông biểu, còn nhiều từ như thế lắm, ở trong môn học địa lý.

Nhưng, "ầm ầm sóng vỗ chung quanh ghế ngồi", còn là cái dáng ngồi như ông Bụt của Marlow, khi anh kể lại câu chuyện của Kurtz, trong Trái Tim Của Bóng Đen.
Và đúng là cái tâm trạng của NHT, kẻ "chẳng bao giờ đi xa và cứ ở mãi đây", ở cái xứ Bắc Kít. Ở trung tâm của Bóng Đen.

Ở Mắt Bão.

*

Bien qu'il n'ait jamais disparu, le courant brun qui coulait rapidement du cœur des ténèbres vers la mer en nous emportant sur le fleuve Congo est de retour. Et avec lui revient le personnage de Kurtz qui, lui non plus, n'a jamais disparu, ou s'il l'a fait, il était « parti très loin, comme dirait Kafka, pour rester ici ».

Thì, tất nhiên, nó chẳng bao giờ biến mất, cái dòng nước đục ngầu, đỏ như máu, của sông Hồng, chảy từ trái tim của bóng đen, là thành phố Hà Nội, ra biển, đưa chúng ta dạt dào lưu vong, sau khi thoát hải tặc Thái lan, mãi tít tới miệt Công Gô, và, ăn Tết Công Gô xong, lại trở về.
Và cùng về với nó, là nhân vật Kurtz; anh này, tất nhiên, cũng chẳng hề biến mất, hay là, nếu anh ta làm như thế, “anh ta đi rất xa, nói như Kafka, để ở lại đây”.

Kurtz, như thế, họ hàng với Colonel Sutpen, trong Absalom, Absalom!
Cũng dòng Yankee mũi tẹt, gốc gác Hải Dương [cùng quê PXA], hay Sơn Tây [cùng quê Tướng Râu Kẽm]?
Gấu bảnh hơn cả PXA & Râu Kẽm: Sinh Hải Dương, nhưng gốc dân Sơn Tây!
Gấu về Bắc lần đầu, năm 2000, là để tìm hỏi coi ông bố mình mất ngày nào, và đến chỗ ông mất, trên, ngày xưa chỉ là một bãi sông, thắp nén hương cho bố, rồi đi.
Mấy ông bạn văn VC nói, đi làm cái quái gì nữa, anh mua cái nhà, khu Thanh Xuân chẳng hạn, vừa gần Tướng Về Hưu vừa gần tụi này!
Đi rất xa, chỉ để ở lại đây!
Tôi nhớ xứ Đoài mây trắng lắm!
*
NHT cũng một thứ Kurtz, nhưng chẳng bao giờ rời xứ Bắc Kít!
Bảnh nhất trong những Trái Tim của Bóng Đen!
Ông Trùm.
Chẳng cần đi rất xa, và cứ ở mãi đây!

Giles Foden, đọc và giới thiệu A Burnt-out Case của Greene, cũng nhận ra, Trái Tim Của Bóng Đen của Conrad phủ lên nó.
"Burnt-out", cháy mất tiêu, cháy đến tàn lụi, ở đây, là để chỉ tình trạng bệnh cùi ăn chân tay của người bệnh, biến chúng thành một thứ bóng ma, có đó, nhưng không có đó.

Note: Bài viết của Vila Matas, theo GCC, là số 1 trong tất cả những bài viết về Conrad, đúng hơn, về Trái Tim Của Bóng Đen


On the Meadow

With the wind gusting so wildly,
So unpredictably,
I'm willing to bet one or two ants
May have tumbled on their backs
As we sit here on the porch.

Their feet are pedaling
Imaginary bicycles.
It's a battle of wits against
Various physical laws,
Plus Fate, plus-
So- what -else- is-new?

Wondering if anyone's coming to their aid
Bringing cake crumbs,
Miniature editions of the Bible,
A lost thread or two
Cleverly tied end to end.
Đồng cỏ

Với gió dữ như thế
Lại đếch thèm cảnh báo
Gấu đoan chắc
Ít lắm là phải có một,
Hoặc hai con kiến
Té bổ chửng
Chân chổng lên trời
Khi chúng tớ ngồi ở đây, dưới vòm cổng

Cẳng chúng đạp, như đạp xế đạp
Những chiếc xế tưởng tượng
Đó là 1 trận chiến của những mưu mẹo,
Chống lại luật vật lý, lúc thế này, lúc thế khác
Cộng Số Phần, cộng –
Tính thêm cái gì mơi mới, đường được, so what?

Lẩn thẩn lầu bầu, cầu có ai mò tới kíu chúng
Nhớ đem theo mấy mẩu bánh vụn
Ẩn bản mini Thánh Kinh
Một sợi chỉ đã mất, hay hai sợi
Hai đầu thắt thật gọn.

Empty Rocking Chair

Talking to yourself on the front porch
As the night blew in
Cold and starless.

Everybody's in harm's way,
I heard you say,
While a caterpillar squirmed
And oozed a pool of black liquid
At your feet.

You turned that notion
Over and over
Until your false teeth
Clamped shut.
Ghế Xích Đu Trống Trơn


Lầu bầu với đầu gối
Hay cái đầu,
Hay chính Gấu,
Ở nơi vòm cổng trước
Khi đêm ào tới
Lạnh, và trên trời không 1 vì sao

Sông có khúc, người có lúc
Gấu nghe Gấu Cái phán
Trong lúc một con sâu bướm bò ngoằn ngoèo
Và ị ra cả 1 bãi nước đen ngòm
Dưới chân GC

GC lầu bầu, lầu bầu hoài, "chân lý" trên
Tới một lúc
Hàm răng giả
Bực quá
Bèn khớp cứng lại!

Ambiguity's Wedding
for E. D.
Bride of Awe, all that's left for us
Are vestiges of a feast table,
Levitating champagne glasses
In the hands of the erased millions.

Mr. So-and-So, the bridegroom
Of absent looks, lost looks,
The pale reporter from the awful doors
Before our identity was leased.

At night's delicious close,
A few avatars of mystery still about,
The spider at his trade,

The print of his vermilion foot on my hand.
A faded woman in sallow dress
Gravely smudged, her shadow on the wall
Becoming visible, a wintry shadow
Quieter than sleep.

Soul, take thy risk.
There where your words and thoughts
Come to a stop,
Encipher me thus, in marriage.

Charles Simic


My Old Saigon







Thôi rồi Nghẹo ơi, bảo sao mày im thế.


Đức nói, Vẹm bội tín, là vậy.

Vả chăng, Đức vô phương bỏ qua vụ TXT, vì, có thể nói, nếu bỏ qua, là vờ luôn hồi ức về Lò Thiêu, như Sebald phán [Trong bài viết Không chiến và văn chương (Air War and Literature) ông có giải thích về cái sự im hơi bặt tiếng, của hồi ức văn hoá Đức: Họ coi đây là một điều cấm kỵ, một vết thương, vết nhục ở trong gia đình, [a kind of taboo like a shameful family secret].
Những gì gì, "không thể tưởng niệm, nỗi nhục trong gia đình", TXT có thể nói, là nén hương đầu tiên Đức đốt lên, để tưởng niệm nạn nhân Lò Thiêu, làm sao họ bỏ qua cho được?
Đừng có nghĩ là Gấu cường điệu, vì sự thể nó đúng như thế. Chẳng cần hồi ức Lò Thiêu, thì Đức cũng không thể bỏ qua.
Được coi là thượng khách, theo đúng luật của con người cũng như luật bang giao quốc tế, vậy mà lén lút bắt cóc người, đem nhốt tại tòa đại sứ Vẹm, trong khi chờ đưa về xứ Mít, làm sao Đức chịu nổi?
TXT, cũng là thượng khách của Đức, như bất cứ 1 người nào khác, ngoài ra, còn là kẻ không còn nơi nương tựa, trú ẩn, cầu cứu tới nước Đức, người Đức, làm sao họ thản nhiên, bỏ qua?

http://web.archive.org/web/20070620141237/http://tanvien.net/

Không thể nào tưởng niệm, The Inability to Mourn, đó mới chính là tình trạng đau thương của người Việt, y chang nước Đức sau Lò Thiêu.

Người đẻ ra lý thuyết Không thể nào tưởng niệm, là Alexander and Margarete Mitscherlich, vào năm 1967. Kể từ đó, nó được chứng nghiệm, proved, mặc dù, thật khó mà kiểm chứng, verified, như là một trong những lời giải thích sáng sủa nhất, rõ ràng nhất cho cái chứng bệnh tâm thần của xã hội Đức hậu chiến, theo W. G. Sebald, trong bài viết Contructs of Mourning, được in trong Campo Santo [nhà xb Hamish Hamilton, Penguin Books, bản dịch tiếng Anh, 2005].
Người Việt trong, ngoài nước, thù VC vì đã tước đoạt của họ giấc mơ tuyệt vời nhất - sau giấc mơ chấm dứt chiến tranh, thống nhất đất nước - cứ thế mà cùng nhau bước vào thiên niên kỷ, không một chút hận thù, không một chút phân biệt, kẻ thắng, người thua.

*

Câu của Sunday Times, thổi Sebald, đúng chỉ 1 nửa. Sebald vs Borges, OK, nếu chỉ nói về mặt văn chương. Nhưng thời của Sebald là của Lò Thiêu. Borges, vô thời.

Publisher's Note

Campo Santo brings together pieces written over a period of some twenty years touching, in typical Sebaldian fashion, on a variety of subjects. None has been previously published in book form, but the ideas expressed in 'Between History and Natural History' will be familiar to some readers - the essay is the predecessor of the Zurich lectures which later became the backbone of On the Natural History of Destruction.

Sân Trường Cũ

Notes from a time traveller

Ghi chú từ một nhà du lịch thời gian.


WG Sebald's last book, Campo Santo, offers further proof of his rare gift for tackling Germany's pain, says Jason Cowley

Sunday February 27, 2005
The Observer

Sampo Santo, cuốn sách sau chót của Sebald, đưa ra thêm chứng liệu cho thấy tài năng quí hiếm của ông, trong cái việc sờ vô nỗi đau của Ðức.

Bài điểm này trên tờ Observer, tuyệt quá.
TV tính dịch, đăng bài giới thiệu cuốn trên, của Sven Meyer, nhưng thôi, "tùy tiện" mình chơi bài này trước.
Trong những kỳ tới GCC sẽ giới thiệu mấy bài viết trong Về lịch sử tự nhiên của huỷ diệt.
Ðể đáp lại thịnh tình của vị độc giả hâm mộ Sebald!  

“And so they are ever returning to us, the dead.”

NOTES ON A VOICE: W.G. SEBALD

Sent East

James Wood writes about W.G. Sebald's 'Austerlitz'

The destruction of someone's native land is as one with that person's destruction. Séparation becomes déchirure [a rendingl, and there can be no new homeland. "Home is the land of one's childhood and youth. Whoever has lost it remains lost himself, even if he has learned not to stumble about in the foreign country as if he were drunk." The ‘mal du pays’ to which Améry confesses, although he wants no more to do with that particular pays—in this connection he quotes a dialect maxim, "In a Wirthaus, aus dem ma aussigschmissn worn is, geht ma nimmer eini" ("When you've been thrown out of an inn you never go back")—is, as Cioran commented, one of the most persistent symptoms of our yearning for security. "Toute nostalgie," he writes, "est un dépassement du présent. Même sous la forme du regret, elle prend un caractère dynamique: on veut forcer le passé, agir rétroactivement, protester contre l'irréversible." To that extent, Améry's homesickness was of course in line with a wish to revise history.

Sebald viết về Jean Améry: Chống Bất Phản Hồi: Against The Irreversible. 

[Sự huỷ diệt quê nhà của ai đó thì là một với sự huỷ diệt chính ai đó. Chia lìa là tan hoang, là rách nát, và chẳng thể nào có quê mới, nhà mới. 'Nhà là mảnh đất thời thơ ấu và trai trẻ của một con người. Bất cứ ai mất nó, là tiêu táng thòng, là ô hô ai tai, chính bất cứ ai đó.... ' Cái gọi là 'sầu nhớ xứ', Améry thú nhận, ông chẳng muốn sầu với cái xứ sở đặc biệt này - ông dùng một phương ngữ nói giùm: 'Khi bạn bị người ta đá đít ra khỏi quán, thì đừng có bao giờ vác cái mặt mo trở lại' - thì, như Cioran phán, là một trong những triệu chứng dai dẳng nhất của chúng ta, chỉ để mong có được sự yên tâm, không còn sợ nửa đêm có thằng cha công an gõ cửa lôi đi biệt tích. 'Tất cả mọi hoài nhớ', ông viết, 'là một sự vượt thoát cái hiện tại. Ngay cả dưới hình dạng của sự luyến tiếc, nó vẫn có cái gì hung hăng ở trong đó: người ta muốn thọi thật mạnh quá khứ, muốn hành động theo kiểu phản hồi, muốn chống cự lại sự bất phản hồi'. Tới mức độ đó, tâm trạng nhớ nhà của Améry, hiển nhiên, cùng một dòng với ước muốn xem xét lại lịch sử]. 

L'homme a des endroits de son pauvre coeur qui n'existent pas encore et où la douleur entre afin qu'ils soient.
Trái tim đáng thương của con người có những vùng chưa hề có, cho đến khi đau thương tiến vào. Và tạo ra chúng. Léon Bloy.

W.G. Sebald trích dẫn, làm đề từ cho bài viết "Sự Hối Hận Của Con Tim: Về Hồi Ức và Sự Độc Ác trong Tác Phẩm của Peter Weiss", The Remorse of the Heart: On Memory and Cruelty in the Works of Peter Weis, trong "Lịch sử tự nhiên về huỷ diệt, On the natural history of destruction", nhà xb Vintage Canada, Anthea Bell dịch, từ tiếng Đức.

My Old Saigon

Ngô Nhật Đăng commented on this.
Follow

TÔI CHƯA CƯỚI VỢ MÀ!
Anh chàng Martinez mới gặp linh mục Đặng Hữu Nam, ngạc nhiên nói: "Oh You look so young, I thought.." (ôi trông cha còn trẻ quá, thế mà tôi cứ tưởng...).
Cha Đặng Hữu Nam tỉnh bơ nói: "of course, I'm not getting married" (dĩ nhiên rồi, tôi chưa cưới vợ mà" ��
Tôi và Martinez cười sảng khoái vì câu đáp độc đáo của ngài.

Tính hóm hỉnh hài hước của cha Nam đã khiến không khí cuộc nói chuyện với chàng phóng viên ngoại quốc về chủ đề Formosa trở nên nhẹ nhàng hơn nó vốn có. Chính sự hài hước tự nhiên trong những câu chuyện khô khan đã làm nhiều người bất ngờ đến thú vị. Trong công việc thì nguyên tắc nhưng tương quan nhân vị thì lại tình cảm và những câu chuyện tiếu lâm luôn làm cho các vị khách cười nghiêng ngả. Thật ra đâu phải chỉ khách mới cười, anh em chúng tôi ở với cha suốt cả năm trời mà khi nào cha kể chuyện cũng cười không kịp nhặt răng.

Anh chàng Martinez trước khi về nước đã nhắn tôi: cám ơn cha và anh rất nhiều. Đây là lần đầu tiên đi làm phóng sự mà được cảm thấy như ở nhà mình.

Tôi rất vui vì nghe được tâm tình đó từ Martinez nhưng vui hơn vì học được điều đó từ cha: đón tiếp tất cả mọi người với sự nồng nhiệt và nụ cười của mình.

Mời đọc bài viết chi tiết trên tờ The Guardian về cuộc chiến của chúng tôi đòi công lý cho nạn nhân Formosa.
https://www.theguardian.com/…/vietnamese-fishermen-jobless-…


Sách & Báo Mới

Of course, Kafka is not the first writer, nor will he be the last, to figure himself as a martyr to his art—think of Flaubert, think of Joyce—but he is remarkable for the single-mindedness with which he conceived of his role. Who else could have invented the torture machine at the center of his frightful story “In the Penal Colony,” which executes miscreants by graving their sentence—le mot juste!—with a metal stylus into their very flesh?

Lẽ dĩ nhiên, Kafka đâu phải nhà văn đầu tiên, càng không phải nhà văn cuối cùng, nhìn ra mình, lọc mình ra, như là 1 kẻ tuẫn nạn, vì cái thứ nghệ thuật mà mình chọn lựa cho mình: “dziếc dzăng”!
Hãy nghĩ tới Flaubert, hãy nghĩ tới Joyce [Xém 1 tí là thêm tên GCC vô!]. Nhưng ông bảnh nhất, khác hẳn mấy tay kia, là, loay hoay hì hục, chỉ chúi vô có mỗi cú đó, với “cái mình, cái đầu, cái tim của mình” [the single-minded] chỉ xoáy vô có mỗi chỗ “ấy ấy”, và từ đó, tìm ra, nhận ra vai trò của mình, "nhà dzăng".
Làm sao có thằng cha nào, ngoài Kafka ra, phịa ra được cái máy tra tấn người ở trung tâm câu chuyện đáng sợ “Ở thuộc địa trừng giới" [xém thêm cái tên của nó, là Xứ Mít bi giờ!], nó hành quyết những tên “ly khai, dám chống lại Đảng VC”, bằng cách dùng cây kim châm khắc mẹ bản án [le mot just], vô da vô thịt họ.

Ending at the Begining
Ch
ấm Dứt ở Bắt Đầu

John Banville đọc Kafka, những năm đầu đời

GCC biết đến Banville, lần ông đọc Nhà Hội của Amis, trên tờ NYRB. Tay này cũng cực lạ. Viết tiểu thuyết, điểm sách, và có vẻ như rất mê đám thiên văn học.

Note: Bài viết trên, GCC mua tờ báo, tính giới thiệu & dịch, may sao thấy trên net, qua địa chỉ của 1 vị bằng hữu. Tks. NQT
Quoc Tru Nguyen shared a link — with Trieu Duong and 2 others.
12 hrs
For a person as sensitive as Kafka was, or at least as he presented himself as being—it is entirely possible to view his life in a light other than the one he himself shone upon it—inner escape was the only available strategy. “If we are to believe his own personal mythology,” biographer Reiner Stac...
nybooks.com

Cuốn thứ ba, Những Năm Đầu Đời, lại xb sau hai cuốn trước, và đây là do vấn đề pháp lý liên quan tới thư khố Kafka.
Gấu mua hai cuốn trước, chưa có tiền mua cuốn mới ra lò, và, ngại đọc quá.
Đọc bài điểm của Banville, vớ được 1 câu thần sầu, post liền sau đây.

Stach tells us that Kafka "grouped his first literary endeavors under a surprising watchword: coldness," and lamented: "What a chill pursued me for days on end from what I had written!" It is not clear why the biographer considers this surprising; the first and hardest lesson an artist must learn is to curb the excesses of youthful ardor. A mark of Kafka's greatness was the distance from himself that he achieved in his writings from the outset. The remarkable story "The Judgment," composed in a single sitting one night in 1912, which he considered his first fully achieved work, is written at "degree zero," to use Roland Barthes's formulation, and maintains a dreamlike steadiness and purity of tone, despite its strongly autobiographical theme-the son humiliated and overborne by the father-and the fact that it was done, the author himself wrote, by way of "a complete opening of body and soul." Kafka always wrote out of himself, and of himself, without ever imagining
that thereby he was directly expressing himself. The artist, he once remarked, is the one who has nothing to say. "He would always speak only of the act of writing as the truly precious element," Stach observes, "but not of the resulting works, which always conveyed no more than a hazy image of the flash of creation."
    In his diary in 1920 he wrote of a moment when he had a clear glimpse of what would be for him the true creative flame. He was sitting one day, "many years ago,… on the slope of the Laurenziberg," the hill in the center of Prague that figures in "Description of a Struggle," brooding on "the wishes I had for my life":

The most important or the most appealing wish was to attain a view of life (and-this was inescapably bound up with it-to convince others of it in writing) in which life retained its natural full complement of rising and falling, but at the same time would be recognized no less clearly as a nothing, as a dream, as a hovering.

This artistic epiphany-remarkably reminiscent of that interrupted moment in Beckett's Krapp's Last Tape when Krapp recognizes that his aim must be to allow into his work the darkness he had always struggled to keep out-is summed up beautifully by Stach when he writes: "The presence of being and nothingness in one and the same moment, in the same object or the same sentence, struck Kafka as a sign of perfection that made life worth living." And art worth making

Sự hiện diện của hữu thể và hư vô, trong một và cùng khoảnh khắc, trong cùng 1 sự vật, hay cùng 1 câu câu văn, thọi Kafka, như là 1 ký hiệu của sự hoàn hảo, nó làm cho cuộc đời đáng sống, và nghệ thuật đáng làm ra.

Một Kafka Khác

Such anecdotes pierce the austere image left by Kafka’s work. Mr Stach also effectively undermines conventional views of Kafka as a prophet of the atrocities to come (his three sisters died in Nazi concentration camps, as did two of his mistresses). A frequent target of anti-Semitic remarks, Kafka depicted the world as he saw it, full of lonely and persecuted individuals, but not one without hope.

Franz Kafka: Nervous brilliance
A definitive biography of a rare writer

Tờ Người Kinh Tế đọc "Những năm đốn ngộ", [Kafka: The Years of Insight. By Reiner Stach], coi đây là tiểu s chung quyết của Kafka, và qua tác giả cuốn sách, Kafka không đến nỗi thê luơng như hậu thế thường nghĩ/đọc ông.
Thế giới cũng không đến nỗi vô hy vọng, dù chỉ một, not one without hope. (1)

(1)

Benjamin nhớ lại một cuộc trò chuyện giữa Max Brod và Kafka. "Tôi nhớ lại", Brod viết, "một lần trò chuyện với Kafka, bắt đầu bằng Âu-châu ngày-này và sự suy tàn của nhân loại. 'Chúng ta là những tư tưởng hư vô, những tư tưởng tự sát vốn đến từ cái đầu của Thượng Đế', Kafka nói. Điều này thoạt đầu làm tôi (Brod) nhớ tới ý niệm Gnostic, về cuộc đời: Thượng Đế chỉ là một ác thần. Thế giới: Sự Sa Ngã của Người.
'Ô, không phải đâu,' Kafka nói, 'thế giới chúng ta chỉ là một cơn xấu tính, bad mood, của Thượng Đế, một ngày xấu của người.'
'Vậy thì có hy vọng ở bên ngoài cái thế giới mà chúng ta biết'.
Ông mỉm cười. 'Ôi, nhiều hy vọng, hằng hà sa số hy vọng - nhưng không cho chúng ta, dù chỉ một'.


A Different Kafka
by John Banville 

Of course, Kafka is not the first writer, nor will he be the last, to figure himself as a martyr to his art—think of Flaubert, think of Joyce—but he is remarkable for the single-mindedness with which he conceived of his role. Who else could have invented the torture machine at the center of his frightful story “In the Penal Colony,” which executes miscreants by graving their sentence—le mot juste!—with a metal stylus into their very flesh?

Lẽ dĩ nhiên, Kafka đâu phải nhà văn đầu tiên, càng không phải nhà văn cuối cùng, nhìn ra mình, lọc mình ra, như là 1 kẻ tuẫn nạn, vì cái thứ nghệ thuật mà mình chọn lựa cho mình: “dziếc dzăng”!
Hãy nghĩ tới Flaubert, hãy nghĩ tới Joyce [Xém 1 tí là thêm tên GCC vô!]. Nhưng ông bảnh nhất, khác hẳn mấy tay kia, là, loay hoay hì hục, chỉ chúi vô có mỗi cú đó, với “cái mình, cái đầu, cái tim của mình” [the single-minded] chỉ xoáy vô có mỗi chỗ “ấy ấy”, và từ đó, tìm ra, nhận ra vai trò của mình, "nhà dzăng".
Làm sao có thằng cha nào, ngoài Kafka ra, phịa ra được cái máy tra tấn người ở trung tâm câu chuyện đáng sợ “Ở thuộc địa trừng giới" [xém thêm cái tên của nó, là Xứ Mít bi giờ!], nó hành quyết những tên “ly khai, dám chống lại Đảng VC”, bằng cách dùng cây kim châm khắc mẹ bản án [le mot just], vô da vô thịt họ.

“Kim chích vô thịt thì đau” là theo nghĩa này đấy!

Kafka, “the poet of his own disorder”

*

* *

John Banville

Note: Trong bài viết, khi điểm mấy cuốn mới ra lò về Kafka - Một Kafka Khác - Banville đánh giá cao cuốn của Pietro Citati.
GCC khi mua, đọc cái bìa sau là đã thú rồi!
Cũng trong bài điểm, Banville xoa đầu bạn quí của Kafka, là Brod, người mà Kundera coi như đếch hiểu 1 tí gì về Kafka!
Banville phán, mặc dù mắc nhiều lỗi, nhưng cũng được lắm. Khi biết bạn mình bị bịnh lao, Brod an ủi: “Bạn sung sướng trong cái không sung sướng”.

Tuyệt!

Tính gửi tặng bạn quí “NDTM” nhưng lại ngại!

Hà, hà!

Brod, though mistaken in some things—his representation of Kafka as a religious writer, for instance—was ever commonsensical. He largely had the measure of his friend, and even after Kafka had been diagnosed with tuberculosis did not hesitate to write to him with a flat rebuke: “You are happy in your unhappiness.”

In the matter of originality of approach one should mention Pietro Citati’s Kafka (English translation 1990) and Robert Calasso’s K. (English translation 2005). These are not biographies but deeply perceptive and poetic meditations on the unique phenomenon that Kafka represented.



 
My Old Saigon

Người ta thấy “chàng” ngồi Quán Chùa - ấy chết xin lỗi – quán “Les Deux Magots”, hoặc Givral - ấy chết xin lỗi – quán Lipp, tại đường Tự Do, Sài Gòn - ấy chết xin lỗi - tại Paris; lơ đãng nhìn buổi sáng bắt đầu, tự hỏi không biết bữa nay cô bạn có giờ học ở Văn Khoa hay không, thỉnh thoảng loáy hoáy ghi sổ tay, tự nhủ thầm, mình mới ba mươi tuổi, còn “xoan” chán!

Ui chao, bữa nay "chàng" ăn mừng Tám Bó!
Cảm khái chi đâu!

Image may contain: text
LikeShow more reactions
Comment
Comments
Trieu Duong Vào Le Panthéon cảm kích nước Pháp rất chí tình. Mặt tường chính cung của điện này dành cho Antoine de Saint Exupéry.(Commemorated with an inscription in November 1967, as his body was never found.)








[việc Steiner thiếu vắng trong sự dịch thuật ở Việt Nam càng cho thấy thêm trí thức Việt Nam không đủ sức bao quát các giá trị của tư tưởng thế giới - bởi vì, một phần lớn, họ chỉ chăm chăm thể hiện mình rất giỏi, mình công chính, đồng thời chăm chăm nói xấu người khác, và trong tập đoàn ấy có vô số giáo sư]

Blog NL

Theo GCC, không hẳn như thế.

Steiner, ít được cả thế giới quan tâm, không chỉ riêng với Việt Nam, sở dĩ như thế, là do ông ta quá quan tâm tới, chỉ 1 vấn đề, Lò Thiêu, và chính vì quan tâm đến Lò Thiêu, cho nên, quan tâm độc nhất của ông ta, là về Thượng Đế, như chính ông ta thú nhận, khi trả lời tờ The Paris Review:

http://www.tanvien.net/pv/pv06_george_steiner.html

Những người buộc tội tôi "tản mạn" (scattering), là họ phỉnh nịnh tôi đấy. Thị kiến của riêng tôi, hầu như chỉ xoáy về một điểm. Khi còn là một gã quá trẻ, tôi cho xuất bản cuốn Tolstoy hay là Dostoevsky, trong đó, tôi nhắc đi nhắc lại mãi, rằng điều phân biệt hai nhà văn này với một Flaubert hay một Balzac, đó cũng là điều làm họ giống Melville, và đó là chiều thần học (theological dimension), tức là câu hỏi về sự hiện hữu của Thượng Đế. Cuốn sách nói về điều mà Những Hiện Diện Thực mở rộng ba mươi lăm năm sau đó. Tôi tin tưởng rằng có một số chiều nào đó, trong văn chương, nghệ thuật, âm nhạc, và cả trong triết học: chúng sẽ không thể nắm bắt được, nếu câu hỏi, có hay không một đấng Thượng Đế, bị coi là vô nghĩa.

Steiner là Thầy của GCC, có thể nói như thế. Kỷ niệm gặp Thầy của GCC, y chang lần gặp TTT, khi được bạn Chất, đưa đến nhà bạn, và thấy TTT ngồi ở cái bàn ở góc nhà, hai chân cho cả lên ghế, theo cái kiểu ngồi chổm hỗm, viết, chẳng để ý gì đến gì khác. Với TTT, Gấu ngộ ra cuộc đời của Gấu, sau đó, cái hình ảnh của ông đó, sẽ là của Gấu sau này.
Với Steiner, có thể nói, ông trao cho Gấu gánh nặng Lò Thiêu, và, 1 phần nào đó, Gấu đã giải ra được, cũng, “một phần nào” đó.

Sở dĩ những nhà thơ Mẽo, như Robert Hass, hay như Auden, Anh, không đọc được những nhà thơ như Osip Mandelstam, là do họ không làm sao chọc thủng được Cái Độc, Cái Ác Á Châu.
Đây là cái ý mà Gấu ngộ ra, khi đọc Tolstaya, như đã từng lèm bèm nhiều lần. 

*

Trong bài Tựa cho cuốn thơ của Osip Mandelstam, mà GCC mới bê về, dịch giả phán, y chang:
Sở dĩ thơ Osip Mandelstam không đọc được, vì nó quá phi nhân, quá lạnh lùng, theo cái nghĩa, thánh nhân bất nhân, coi thiên hạ như… kít (sô cẩu):

https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=1467671643474397&id=1444490525792509

Thiên địa bất nhân, dĩ vạn vật vi sô cẩu ﹔thánh nhân bất nhân, dĩ bách tính vi sô cẩu. Thiên địa chi gian, kì do thác thược hồ ? Hư nhi bất khuất, động nhi dũ xuất. Đa ngôn sác (sổ) cùng, bất như thủ trung.

DỊCH NGHĨA

Trời đất bất nhân, coi vạn vật như chó rơm; thánh nhân bất nhân, coi trăm họ như chó rơm.
Khoảng giữa trời đất như ống bễ, hư không mà không kiệt, càng chuyển động, hơi lại càng ra. Càng nói nhiều lại càng khốn cùng, không bằng giữ sự hư tĩnh.

*

Tại sao Âu Châu lại có thể là lò cừ văn hóa và một sàn diễn của cái man rợ tồi tệ đến như thế?
Tại làm sao lại có 1 giống dân ưu việt đến như thế. Hitler đã từng phán, Do Thái phịa ra ý thức, lương tâm (1)
(1)

Exemple : « Ce qui me fascine, c'est le mystère de l'excellence intellectuelle juive. II ne faut pas être hypocrite: en sciences, le pourcentage de Nobel est écrasant. II y a des domaines dans lesquels il y a presque un monopole juif. Prenez la création du roman américain moderne par Roth, par Bellow, par Heller et tant d'autres. Les sciences, les mathématiques, les médias aussi. .. Est-ce qu'il y a le fruit de la pression terrible du danger? Est-ce que le danger est le père de l'invention et de la création? J'ose le croire. Le judaisme est la seule religion qui ait une prière spéciale pour les families dont les enfants sont des savants. Cela me remplit d'une joie et d'un orgueil fou. [ ... ] Non vraiment, quand Hitler déclare "Ie Juif a inventé la conscience", il a parfaitement raison. [ ... ] Le mystère de ce qui attise la haine chez le non-Juif, c'est je crois que le Juif a signé un pacte avec la vie. II semble y avoir une négociation millenaire entre le Juif et la vie elle-même, le rnystère de la vitalité humaine. "

Thầy của Gấu phán về Do Thái của Thầy mới bảnh làm sao. Trò cũng có những ý nghĩ tương tự về gốc Bắc Kít của nó, nhưng cái kết luận của Thầy và của Trò ngược hẳn nhau:
Những tên Bắc Kít cực kỳ thông minh, là thể nào não của chúng cũng bị thiến mất 1 mẩu, đúng mẩu có lương tri của con người.
Thầy, Do Thái đã ký 1 hòa ước với đời sống, và chính vì thế mà dân Do Thái bị thù ghét! 


Aleph

Cách đọc Borges của tụi mũi lõ trên toàn thế giới, không giống cách đọc Borges, của, chỉ 1 tên da vàng mũi tẹt Bắc Kít, là GCC. Thế giới của Borges, chính là thế giới của Kafka, như Gấu đã từng chứng minh. Ác mộng ở Borges biến thành sự thực thế kỷ 20, ở Kafka. K phán, mi THNM rồi, nhìn đâu cũng thấy VC, là do GCC đọc Borges, mà ra Kafka!
Viên y sĩ trong Y Sĩ Đồng Quê, của Kafka, chẳng đúng là Dương Thu Hương ư, cả hai đều than, chúng ta đã bị lừa.
Nền văn học hải ngoại, của lũ Ngụy, chẳng đã thoát thai từ cái khoảnh khắc tên trưởng toán hành quyết VC ra lệnh bắn, và 1 năm qua đi, giữa cánh tay giơ lên và tên nhà văn Ngụy té xuống, trong Phép Lạ Bí Ần, của Borges, và không chỉ 1 năm qua đi mà "hoài hoài còn hoài", khi VC, Cái Ác Bắc Kít vẫn hoành hành ở nơi xứ Mít.

Quan điểm của Borges, về Nazi, và Hitler, mới thực sự quái dị, và áp dụng vô xứ Mít mới thần sầu làm sao: Borges thực sự tin rằng, Hitler "thực sự" muốn thất trận!
Bạn đọc Tin Văn hẳn còn nhớ anh bạn học thời trung học Ngô Khánh Lãng của GCC. Anh là sĩ quan thám báo, đi tù VC 13 năm, thua Thảo Trường 4 năm. Anh kể là, 1 lần tù Ngụy đi qua 1 làng Bắc Kít, và anh được 1 bà già thương tình lén quản giáo cho 1 tô cơm. Nhìn anh ăn thê lương quá, do đói quá, bà nói, tụi mi đánh đấm làm sao để thua giặc dữ. Bà già này ngày đêm cầu khẩn cho tụi mi ra giải phóng Miền Bắc.
Solzhenitsyn Mít, nhà thơ Nguyễn Chí Thiện chẳng thế ư. Đi tù VC, nghe tin Miền Nam thất trận, anh đi 1 đường nhạc sến, “thôi rồi còn chi đâu em ơi”!


Hitler wants to be defeated. Hitler is collaborating blindly with the inevitable armies that will annihilate him, as the metal vultures and the dragon (which must not have been unaware that they were monsters) collaborated, mysteriously, with Hercules.


*

Lạ, hiếm, phong trần, tã: Vớ được tại tiệm sách cũ.
 
FOREWORD

First and foremost, I think of myself as a reader, then as a poet, then as a prose writer. The initial part of this statement calls for no explanation; the other two should be qualified. They do not mean- they emphatically do not mean-that I am fonder of my verse than of my prose, or that I judge it as technically better, For all I know, the opposite may be true. I suspect that poetry differs from prose not, as many have claimed, through their dissimilar word patterns, but by the fact that each is read in a different way. A passage read as though addressed to the reason is prose; read as though addressed to the imagination, it might be poetry. I cannot say whether my work is poetry or not; I can only say that my appeal is to the imagination. I am not a thinker. I am merely a man who has tried to explore the literary possibilities of metaphysics and of religion.
    My stories are, in a sense, outside of me. I dream them, shape them, and set them down; after that, once sent out into the world, they belong to others. All that is personal to me, all that my friends good-naturedly tolerate in me-my likes and dislikes, my hobbies, my habits-are to be found in my verse. In the long run, perhaps, I shall stand or fall by my poems.
    Goethe, who is not one of my heroes, thought that all poetry is occasional poetry (Gelegenheitsdichtung). I have forgotten the context, but I suppose his statement is open to at least two interpretations: he may have been apologizing for the all-too-plentiful verses he contributed to albums, or he may have implied that true poetry springs from what a particular man feels at a particular time. In my case, I can fairly claim that every piece in this book had its origin in a particular mood, in a necessity of its own, and was not meant to illustrate a theory or to fill out a volume. I have never thought of my poems, in fact, in terms of publication.
    When this book was begun, some three years ago in Cambridge, it was the first time I had ever taken a direct hand in the translation 'of any of my own work. Di Giovanni and I have gone very thoroughly over each piece, each line, and each word; the fact that I am not only a collaborator but also the writer has given us greater freedom, since we are less tied to verbal precision than to inner meanings and intentions. I should like to thank the outstanding British and American poets who, by their skill and generosity, have made English poems of my Spanish originals and so given them this new life.

JORGE LUIS BORGES
Salt Lake City, March 31, 1971

Trước hết và trên hết, tôi nghĩ về tôi như là 1 độc giả, rồi như một thi sĩ, và rồi thì là, một nhà văn xuôi.
Phần đầu của câu phán, tớ là độc giả, thì đếch cần giải thích [trừ đám Mít triết, chúng chỉ thích làm phê bình gia, khi chửi Gấu, mi đâu phải phê bình gia, vì mi đâu có bằng cử nhân triết của Thầy Nguyễn Văn Trung ban cho mi, hà, hà!]. Hai phần sau, có lẽ nên định giá. Chúng không có nghĩa, tôi khoái thơ vần hơn thơ xuôi. Ngược lại, có lẽ thú hơn, xuôi hơn vần.
Tôi ngờ rằng, mỗi cách có cách đọc riêng của nó. Môt đoạn, đọc, mà nghĩ, nó viện tới lý lẽ, thì là văn xuôi, cái viện tới trí tưởng tượng, thì là thơ. Tôi cũng khó nói về cái viết của tôi, thì thơ, hay đếch thơ. Tôi chỉ có thể nói, tôi cố với/vời tới trí tưởng tượng, khi viết chúng.
Tôi không phải là 1 suy nghĩ gia. Tôi, giản dị mà nói, là 1 người cố phát triển, khai phá, những khả hữu văn chương của siêu hình học và của tôn giáo.

Cách đọc Borges của GCC, như "tự sướng" ở trên, chưa từng có tên mũi lõ nào, đọc!
Cũng thế, là giải thích cách trao Nobel những năm gần đây: Cho, chỉ 1 tác phẩm, chẳng cần toàn bộ văn nghiệp, cho thứ viết từ “anus mundi”, từ đáy, thay vì từ đỉnh, gợi hứng từ Walter Benjamin.

Những câu chuyện của tôi, theo 1 nghĩa, thì ở ngoài tôi. Tôi mơ chúng, tạo vóc dáng cho chúng, và cho chúng ra đời; sau đó, một khi ra đời, vào đời, chúng thuộc về những ngưòi khác. Tất cả thì đều có tính cá nhân đối với tôi, tất cả thì đều được bạn bè của tôi, do rộng luợng chịu đựng tôi, nên chịu đựng chúng, có thể nói như thế: họ chịu đựng cái tôi thích, cái tôi không thích - già rồi hiền đi để mà chết, họ khuyên tôi như thế - những "hobbies” của tôi, tám bó rồi mà vẫn ham hố những kiều nữ Playboy thí dụ - những thói quen của tôi… , tất cả đều có trong thơ của tôi.
Trên đường dài, chúng đứng thế chỗ của tôi, hoặc té, ngã, thế cho tôi!

(1)

Cuốn sách “Thương Xá”, cho dù chúng ta đánh giá nó như thế nào – điêu tàn, thất bại, một dự án bất khả, impossible project – đề nghị một đường lối mới, để viết về một nền văn minh: sử dụng những rác rưởi làm chất liệu, thay vì những nghệ phẩm của cái nền văn minh đó; lịch sử từ đáy thay vì lịch sử từ đỉnh. Và lời kêu gọi của Benjamin (trong “Những luận đề” - “Theses”), cho một lịch sử xoáy vào đau khổ của những người thua, thay vì thành tựu của những kẻ thắng: lời kêu gọi này mang đầy tính tiên tri, về cung cách mà việc viết sử bắt đầu nghĩ về chính nó, trong quãng đời [còn lại ngắn ngủi của chúng] ta.

J. M. Coetzee: The Marvels of Walter Benjamin [Những kỳ tích về Walter Benjamin]

Ending at the Begining
John Banville đọc Kafka, những năm đầu đời
http://www.nybooks.com/articles/2017/08/17/reiner-stach-kafka-ending-at-the-beginning/

GCC biết đến Banville, lần ông đọc Nhà Hội của Amis, trên tờ NYRB. Tay này cũng cực lạ. Viết tiểu thuyết, điểm sách, và có vẻ như rất mê đám thiên văn học.


DOCTOR COPERNICUS

John Banville was born in Wexford, Ireland, in 1945. His first book, “Long Lankin”, was published in 1970. His other books are “Nightspawn”; “Birchwood”; “Kepler” which was awarded the Guardian Fiction Prize in 1981; “The Newton Letter”, which was filmed for Channel 4; “Mefisto”; and “The Book of Evidence”, which was shortlisted for the 1989 Booker Prize and won the 1989 GPA Book Award. “Doctor Copernicus” won the James Tait Black Memorial Prize in 1976. John Banville is the literary editor of the “Irish Times” and lives in Dublin with his wife and two sons.

Note: GCC biết đến tay này, khi đọc ông viết về Nhà Hội của Amis, trên tờ NYRB

http://www.tanvien.net/T_G/nha_hoi.html

House of Meetings: Nhà Hội. Nơi gặp gỡ, và, nếu là bà xã đi thăm, thì trại viên sẽ được qua đêm tại đó.

Tay giữ mục điểm sách của tờ Người Kinh Tế này, phải là bậc thầy! Đọc nhiều, viết ngắn, gọn, đúng thứ nhà nghề, mở ra thường bằng một trích dẫn, y chang cái vòng hoa đầu tiên mà "Quỹ Nobel" choàng lên vị tân Nobel, tức cái thông báo dành cho báo chí.

Câu mở của bài trên chẳng hách xì xằng sao?

Phê bình gia thứ thiệt, Nabokov có lần đưa ra nhận xét, là người đọc, không phải với cái đầu, mà bằng xương sống lưng của anh ta.

Hắn ta, giống như Gấu, đọc, đến giây phút diệu kỳ, giọt lệ trời biến thành giọt lệ người, bỗng thấy một làn hơi hạnh phúc từ huyệt bách hội ở trên đỉnh đầu, theo xương sống lưng chạy xuống, rồi tỏa ra khắp cơ thể, tới từng lỗ chân lông, và cứ thế tê lịm người đi, và thế là biết liền tù tì, đây là thơ thần.
*
-Phách lối vừa vừa thôi, cha nội. Bộ mi nghĩ, mi là phê bình gia thứ thiệt?
-Phê bình gia thứ thiệt hay không, chưa cần biết. Nhưng giây phút tê lịm người thì có thiệt.

Date: Sun, 23 Jan 2005 11:41:44 -0800 (PST)
From:
Subject:   hey
To:
Hey ong Gau, ong la cai gi tren doi nay ma viet van phach loi , hay tu kiem diem lai xem minh co xung dang khong?
Mot doc gia

Ngô Nhật Đăng Đúng là đọc bằng cột xương sống. Thanks anh, từ ngày đọc Tin Văn ngộ ra nhiều
Reply16 minsEdited
Manage

Quoc Tru Nguyen Tks

Fear

1979: Kabul

MASK OF FEAR 

"You should beware of two things about a woman: her hair and her tears." 

        God knows why my grandfather told my father that. 
        He muttered prayers to himself as he fingered three of his worry beads, then continued, "Her hair will chain you and her tears will drown you!"

        Another three beads, another three prayers, and then: "That's why it's imperative they cover up their hair and their faces!"
        He said this on the day my father decided to take a second wife. My mother wept-and then her face once again assumed its mask of fear.
My grandmother used to say that my mother was born with a terrified face, and it was the face I was used to. Whenever someone met her for the first time, they'd assume she was scared of them.
I couldn't understand what it was exactly that made her appear so frightened. Was it because her face looked so drawn and thin? Or because of the dark circles under her eyes? Or because her mouth turned down at the corners? If my mother ever smiled, she would smile between the two deep lines cut into her face like the brackets around a sentence; if she ever cried, she would cry between brackets. In fact, she lived her whole life between brackets ...
        But one day the brackets vanished. The terrified mask dropped from her face. And then a few months later, my father took a second wife. No one asked why, because even if some one had dared to ask, my father would never have answered.
        My father had no interest whatsoever why my mother always looked so frightened. He couldn't have, otherwise how could he have lived alongside a woman who always looked terrified? Truth is, my father never loved my mother at all, he just fucked her. He'd get on top of her in the dark, close his eyes ... and get on with it.
        But what happened the day the fear vanished from my mother's face to make my father think about taking another wife? Probably my father needed a woman to be scared of him in order to get turned on. And the day my mother stopped being terrified of having sex, my father’s desire vanished. So he had to get himself another wife. A younger wife who'd still scared of sex.
And maybe the day my mother lost her fear having sex was the first time she ever enjoy it. The first and last time.

But it wasn't long before she put her frightened mask back on. This time not because she was scared of having sex, but because she was terrified he'd leave her.

Tonight, lonelier than ever, my brave mother has placed her frightened face behind the street door while she waits for me to come home.
Her worn-out hands, free at night to be raised to beg God's mercy, recite the prayer for safe return.

Atiq Rahimi, from A Thousand Rooms of Dream and Fear. In 2013 the Afghan-born writer an filmmaker - who in 1984 fled to France to escape the Soviet coup in his home country - gave an address in Edinburgh about whether literature should be political. ''I remember that when Soviets were in Afghanistan, a brilliant saying from Poland was used by intellectuals, " said Rahimi. ''It went: 'If you want to survive, don't think. If you think, don't talk. If you talk, don't write. If you write, don't sign it. If you sign it don't be surprised!"

Nếu mi muốn sống sót, đừng nghĩ; nếu nghĩ đừng nói; nếu nói, đừng viết; nếu viết, đừng ký tên; nếu ký tên, đừng tỏ ra ngạc nhiên.
Đây là luật của Hội Nhà Thổ Bắc Kít.
Trước 1975.
Sau 1975, Vẹm áp dụng cho cả nước Mít.
Và cả nước Mít bây giờ, sống thời xài rồi, tức cái thời trước 1975, ở xứ Bắc Kít!


FROM A CONVERSATION WITH THE CENSOR

-This is a lie! This is slander against our soldiers, who liberated half of Europe. Against our partisans. Against our heroic people. We don't need your little history, we need the big history. The history of the Victory. You don't love our heroes! You don't love our great ideas. The ideas of Marx and Lenin.
-True, I don't love great ideas. I love the little human being ...

Note: Mới tinh. Sẽ đi vài đường về cuốn này

Lèm bèm với Kiểm Duyệt Vẹm
Mi nói láo. Mi nhục mạ Bộ Đội Cụ Hồ. Chúng ông đánh thắng hai tên thực dân đầu sỏ cũ và mới. Chúng ông giải phóng, thống nhất đất nước. Chúng ông không cần thứ lịch sử nhỏ của mi. Chúng ông cần thứ lịch sử lớn...



Memory as a weapon

Remembering the Great Patriotic War was a political act
Svetlana Alexievich’s “The Unwomanly Face of War” was part of a peculiarly Soviet debate about the past

https://www.economist.com/news/books-and-arts/21725273-svetlana-alexievichs-unwomanly-face-war-was-part-peculiarly-soviet-debate

AZ, trong Slight Exaggeration, trích Malraux, 1 câu thần sầu - theo nghĩa, nếu áp dụng vào thực tế cuộc chiến Mít. Một cách nào đó, những tên Bắc Kít, khi xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước, chúng đều “mơ thành người Liên Xô”, mơ biến thành 1 tên Hồng Quân chống Nazi trong cuộc chiến vĩ đại của Liên Xô - thì cũng vệ quốc, một bên là Nazi, một bên là tên đầu sỏ thực dân mới, một Miền Nam bị nô lệ ngoại bang:

Malraux says people die only for something that doesn't exist
Người ta chết chỉ vì một điều gì đếch hiện hữu.

Cái gì đếch hiện hữu, với Mít, chính là cái lý tưởng nước Việt Nam là một, có thể nói như vậy.
Đây chính là giấc mơ không tưởng của giống nòi Mít, mà cả lịch sử của nó, là làm cỏ sạch mọi giống dân trên đường chạy thằng Tẫu, mở đường dựng nước về phiá Nam.

Nói như Malraux, OK, nhưng nói như...  GCC, trên, cũng OK:

Cái giả bảnh hơn cái thực. Bạn có thể nói như thế, cũng được.
Nhìn xuyên suốt lịch sử Mít, thì nó đúng là như thế. Bao nhiêu cái đẹp, cái lý tưởng, cái giấc mộng tuyệt vời của cái giống Mít, được Vẹm dùng làm mồi nhử cả lũ Mít, đưa đến 1 đất nước như hiện nay.
Trên Tin Văn, Gấu đã nhiều lần lèm bèm, với cuộc chiến Mít, chỉ có giả tưởng mới mang ý nghĩa thực sự đến cho nó. Chứng cớ: Nỗi Buồn Chiến Tranh, của Bảo Ninh, và Một Chủ Nhật Khác của TTT.


Tay này, 1 phê bình gia, thi sĩ Úc, vào năm 2010, được chẩn đoán là bị leukemina giai đoạn chót. Bèn truớc tác cuốn này, "Những cú đọc chót của tôi.".
Bài viết, lạ làm sao, câu chót, là nói về vụ TXT đang nóng hổi, và tiên tri đúng y chang, cách xử sự của Vẹm:

But barbarism doesn't care if we are cultivated or not.
Lũ Vẹm đếch ke, chúng ta có học, hay không có học!

Một nước Đức, còn khốn khổ với cái quá khứ Nazi của nó, một khi, qua vị bộ trưởng ngoại giao của nó, phán, lũ khốn kiếp này bắt cóc người, thì sự tình nó phải đúng như thế, làm sao khác được?

Mấy tên Vẹm ở Tòa Đại Sứ Vẹm, đều được Đức coi là thượng khách, Tòa Đại Sứ của chúng, thì là nước Mít, vậy mà nhục nhã bắt cóc người, ngay trong nước Đức.
Đúng là 1 lũ man rợ, chui ra từ hang Pác Bó, không có 1 chút học vấn, văn hóa.
Chúng làm nhục tất cả những tên Mít, từ thuở có giống Mít!

Conrad's Greatest Victory

STARTING IN THE infusion suite at the hospital, and continuing as I Ambulate up and down my kitchen, I have been reading Conrad's Victory; and I feel that my recent years of reading have come to a kind of culmination. First published in 1915, the novel perfects Conrad's signature themes. The hero, Heyst, is a Lord Jim figure without the guilt. Heyst has managed to get beyond the bounds of civilization, and even of capitalism: the coal company that he helped to found in the islands has fallen into ruins, but he himself has survived. In the dance hall of the despicable hotelier Schomberg, Heyst encounters the ideal girl, Alma, who is the helpless prisoner of the tatty Zangiacomo Orchestra and has nowhere to turn as Schomberg odiously threatens her with his attentions. Heyst bears her away to Samburan, a magic kingdom like Patusan and Sulaco. There, seemingly in control of events, he calls her James Lena, princess of Samburan. They are like Adam and Eve, needing only each other. Or so it seems: but it soon emerges that they need a knowledge of evil, too, because it is heading toward them in the chilling form of "plain Mr. Jones," one of Conrad's most profound studies in terror. As the collision between bliss and destruction gets closer, the reader will spend at least a hundred pages praying that Heyst has a gun hidden away somewhere. The first big slaughterhouse battles of the Great War had already been fought while Conrad was publishing the novel, but there is not a hint of pacifism. Conrad knew that unarmed goodwill is useless against armed malice. It was to be a lesson that the coming century would teach over and over, and so on into the present century: peace is not a principle, it is only a desirable state of affairs, and can't be obtained without a capacity for violence at least equal to the violence of the threat. Conrad didn't want to reach this conclusion any more than we do, but his artistic instincts were proof against the slightest tinge of mystical spiritual solace, and so should ours be. Our age of massacres has also been an age of the intellectual charlatan, when people claiming to interpret events can barely be relied upon to give a straightforward account of what actually happened. Conrad was the writer who reached political adulthood before any of the other writers of his time, and when they did, they reached only to his knee.
    That being said, however, it must be admitted that Heyst's upright stupidity grows tedious in the final scenes. Conrad should have made his heroes as intelligent as himself, the better to illustrate his thematic concern with how the historic forces that crush the naive will do the same to the wise, if they do not prepare to fight back. Finally, he tends to reinforce our wishful thought that cultivation gained, for example, from reading the novels of Joseph Conrad-might be enough to ward off barbarism. But barbarism doesn't care if we are cultivated or not.

Chiến thắng vĩ đại nhất của Conrad.

Về nhà từ nhà thương, loanh quanh nơi xó bếp, Gấu bèn lôi cuốn Victory của Conrad ra đọc, và phát giác ra 1 điều là, cái đọc của Gấu vào lúc tám bó, đã đạt tới đỉnh rồi!
Được xb lần đầu tiên năm 1915, cuốn tiểu thuyết hoàn tất cái mác “Gấu Nhà Văn”, 1 cách giản dị nhất, qua cái chữ ký của chàng. Nhân vật chính, Heyst, là hình tượng Lord Jim, trừ đi tội lỗi. Heyst hì hục, loay hoay vượt quá mốc văn minh, và, bảnh hơn nữa, vượt quá cả cái mốc tư bản chủ nghĩa: Cái công ty chàng giúp xây dựng, thành lập, tại những hòn đảo, trở thành tan hoang, điêu tàn, nhưng chàng, chính chàng thì lại sống sót, qua được cơn mê đó - từ này thuổng nhạc sến –
Ở hành lang khiêu vũ nơi khách sạn Schomber tồi tàn, ti tiện, H gặp cô gái lý tưởng, Alma, tù nhân vô vọng của tên Zangiacomo Orchestra. Anh bệ nàng đi cùng với anh tới Samburan, vương quốc thần kỳ giống như Patusan và Sulaco. Ở đó, họ có vẻ như làm chủ được sự kiện, chàng gọi nàng là James Lena, công chúa của Samburan. Họ giống như Adam và Eve, chỉ cần nhau, đếch cần ai khác. Nhưng hóa ra không hẳn như vậy, họ cũng còn cần 1 hiểu biết về cái ác, bởi vì nó đang nhắm họ, dưới vóc dáng ớn lạnh của “Me-xừ Jones giản dị”, một trong những nghiên cứu sâu thẳm nhất của Conrad về khủng bố.
Trong khi cú va chạm giữa hạnh phúc và huỷ diệt mỗi lúc một thêm xán vào nhau, độc giả cuốn sách, trải qua ít lắm là 1 trăm trang, khẩn cầu, Heyst có 1 khẩu súng giấu ở đâu đó. Những trận đánh đẫm máu lớn lao đầu tiên của Cuộc Chiến Lớn đã xẩy ra trong khi Conrad cho xb cuốn tiểu thuyết, nhưng chẳng có tí ti dấu báo, rằng hòa bường sẽ ló dạng. Conrad hiểu rất rõ, 1 thứ lòng tốt, hay thiện ý “cái con mẹ gì đó”, mà không có tí võ khí lận lưng thì rất ư là vô dụng trước cái ác ma mãnh được võ trang đến tận răng!
Đây cũng là bài học thế kỷ sắp tới, đang tới, nên dạy đi dạy lại, và cứ thế cứ thế, cho đến những ngày này của chúng ta - tội nghiệp lũ Ngụy, không hề được học bài học này, lúc nào cũng đinh ninh, thằng anh Yankee mũi tẹt, giọt máu Mít xẻ làm đôi, phải hơn thằng Yankee mũi lõ, hà, hà!
Bài học, hòa bường không phải là 1 nguyên tắc, hay nguyên lý, mà chỉ là một tình trạng, hay tình hình, hay thái độ, đáng thèm, của những áp phe. Và nó không thể nào đạt/đoạt được nếu không có 1 khả năng về bạo động, ít nhất thì cũng bằng bằng, xêm xêm với… Cái Ác Bắc Kít!
Conrad chẳng hề muốn tới được kết luận như vậy, chẳng khác gì chúng ta, nhưng linh tính nghệ sĩ của ông là bằng chứng chống lại dáng vẻ nhẹ nhàng nhất của một sự khuây khỏa tinh thần thần bí, và chúng ta cũng cầu được như thế. Thời đại của những vụ tàn sát của chúng ta, là thời đại của sự bịp bợm trí thức, một khi mà con người nghĩ rằng mình cắt nghĩa những sự kiện chỉ có thể dựa vào đó để đưa ra một bảng kết toán thẳng thừng, về những gì thực sự xẩy ra. Conrad là nhà văn tới được sự trưởng thành chính trị, trước bất cứ một nhà văn nào khác của thời của ông, và khi họ làm được điều này, thì cũng chỉ tới đầu gối của ông.
Nói thì nói thế, tuy nhiên phải thừa nhận là, sự ngu ngốc thẳng đứng của Heyst trở thành chán ngắt ở những xen sau cùng. Conrad đúng ra phải để cho những nhân vật của ông thông minh như ông, như vậy tốt hơn, trong cái việc minh hoạ sự quan tâm có tính đề tài của ông, về, bằng cách nào, những sức mạnh lịch sử nghiền nát đám người ngây ngô sẽ cũng nghiền nát đám người khôn ngoan, nếu chúng không sửa soạn để chống trả. Sau cùng ông tính tăng cường cái ý nghĩ thèm muốn của chúng ta, rằng, học vấn – gặt hái được từ cái đọc Conrad – có thể đủ, để ngăn ngừa man rợ.
Nhưng man rợ đếch thèm “care”, chúng ta có học vấn hay là không!   

Image may contain: one or more people, eyeglasses and text


David Grossman : Nghệ thuật giả tưởng

Mọi người, bất cứ một người, ai cũng nên đặt ra cho chính mình, một vài câu hỏi liên quan tới Lò Thiêu.
David Grossman

Câu này, nhà văn Mít phải thuộc nằm lòng, và Lò Thiêu đối với chúng, là Trại Cải Tạo.
Chưa từng có đến 1 tên, đau cái đau, làm thịt cả 1 miền đất ruột thịt, và sau đó, như cục ung thư, làm thịt cả nước.

Không phải "vô tư" mà vị bộ trưởng ngoại giao Đức nhắc tới chiến tranh lạnh, trong vụ Vẹm bắt cóc TXT.
Chiến Tranh Lạnh bắt đầu khi chế độ Nazi chấm dứt.
Đằng sau vụ TXT, là bóng ma Lò Thiêu, và quá nữa, bóng ma Lò Cải Tạo, có thể nói như thế.

Cái vụ TXT này, còn làm nhớ tới Sebald.
Ông chửi nước Đức của ông, vờ cái vụ máy bay Đồng Minh tàn phá những thành phố Đức, và tự hỏi tại sao, và bèn tự trả lời, người Đức coi đây là nỗi nhục nhã trong gia đình, đừng mang ra khoe với thiên hạ, y chang cái vụ Bắc Kít mời Tẫu vô giường, nhường vợ cho chúng, đổi lấy súng đạn làm thịt thằng em Nam Bộ!
Làm sao Đức bỏ qua cho Vẹm cho được!
Sở dĩ không có 1 tên Bắc Kít nào dám nhỏ 1 giọt nưóc mắt cá sấu cho lũ Ngụy, có thể là do chúng vẫn còn đau cái nỗi đau nhường giường cho Tẫu, trong khi xẻ dọc Trường Sơn!

*

Hình manhhai, net
Giáp & Cố vấn Tẫu DBP: Đâu phải đợi đến hội nghị Thành Đô, đến Nguyễn Văn Linh mới nô lệ Tẫu.

Cú đụng độ giữa Vẹm và Đức, qua vụ TXT, là, giữa cổ điển và man rợ, và như thế, nó vang vọng lên câu phán của Dương Thư Hương, văn minh thua bạo tàn, khi bà phải nhìn lại cuộc chiến Mít.

http://www.tanvien.net/Review/Taisao_Codien.html

Coetzee mở ra cuốn Những bến bờ lạ lẫm hơn, Stranger Shores, bằng bài viết Cái Gì Là Cổ Điển ? thật tuyệt. Bài này Mít chắc thú hơn bài của Calvino, vì ông chú trọng tới cái thời của riêng chúng ta, khi đọc một cổ điển.
Theo cái kiểu, sống sót Lò Cải Tạo, một buổi chiều nơi xứ Mẽo, nhớ Sài Gòn, bèn lôi Nguyễn Du ra đọc!
Coetzee dẫn lời nhà thơ cổ điển vĩ đại nhất của thời của riêng chúng ta, nhà thơ Ba Lan Zbigniew Herbert.
Ông này phán: đối nghịch của cổ điển thì không phải là hiện đại, mà là man rợ.
Cú đụng độ “cổ điển vs man rợ” không hẳn một đối nghịch, mà là một đối đầu [not so much an opposition as a confrontation].
Từ đó suy ra, những “Thơ ở đâu xa”, "Th
ơ giữa chiến tranh và trại Tù", "Ta Về"… đều là… cổ điển: Chúng dám đối đầu với man rợ.
*
Câu trả lời của Coetzee, cho câu hỏi, “Cổ điển là cái gì?”: Cổ điển là cái sống sót, … that the classic is what survives…. the classic defines itself by surviving… what survives the worst of barbarism, surviving because generations of people cannot afford to let go of it and therefore hold on to it at all costs – that is the classic.
Cái sống sót những gì tệ hại nhất của man rợ, sống sót theo cái nghĩa, hết thế hệ này qua thế hệ khác, con người không thể chịu nổi chuyện buông xuôi, cố ôm lấy nó, không thể cho man rợ thắng thế, cái đó gọi là cổ điển.
Gấu này tin rằng, cái gọi là cổ điển của Mít, chính là văn chương Miền Nam trước 1975. Chỉ có nó sống sót trong trận chiến "cổ điển vs man rợ"!
 


Note: Thân hữu & độc giả gửi, phán, đăng liền!

OK.
Tks
Take Care
NQT

Thứ Năm,
27-7-2017 8:26 PM

 Nên đọc ngay!

Lá thơ của Trịnh-Xuân-Thanh đã được người bạn dịch ra Anh-Ngữ!!!
* Đọc, để biết THAM-NHŨNG của các CHÓP BU VẸM ăn bẩn như thế nào? Chỉ
tội-nghiệp cho DÂN-TỘC và ĐẤT NƯỚC VN chúng ta!!!
(Nhân việc Đinh-La-Thăng bị đề nghị KỶ-LUẬT!)
Kính gửi bà con Cộng đồng mạng.
  Tôi tên là Trịnh-Xuân-Thanh.
    - Tổng giám đốc kiêm Chủ tịch hội đồng quản trị Tổng công ty xây
lắp Dầu Khí.
    - Phó chủ tịch UBND tỉnh hậu Giang.
    - Đại biểu quốc hội khoá 2016-2021..
  Trong suốt thời gian làm việc tại tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt-Nam, tôi đã phát hiện ra nhiều hành vi ăn cắp bán dầu thô trên biển! Nhưng vì tất cả các hành vi đó đều được sự bao che của thủ tướng các đời từ Võ-Văn-Kiệt, Phan-Văn-Khải, Nguyễn-Tấn-Dũng… Nên tôi sợ không dám tố cáo, vì tôi biết rằng nếu mình tố cáo thì chắc chắn sẽ bị thủ tiêu!!!
  Nay tôi đã định cư tại Châu-Âu với lệnh truy nã của CAVN về tội làm thất thoát tài sản 3.200 tỷ của nhà nước! Vấn đề này, tôi đã nói nhiều trên trang Facebook của "Người Buôn Gió"! Nên tôi không nói ra ở đây nữa!!!
  Tôi viết đơn tố cáo này không hy vọng được giảm nhẹ tội, mà tôi chỉ muốn nói ra để bà con ta hiểu rằng sống trong chế độ này thì sẽ “Không ai cho ta làm người lương-thiện“! Vì tất cả lãnh đạo đều là tham nhũng trá hình!!! Chỉ có điều khi phe cánh đấu đá nhau, tranh ăn nhau thì ai bị lộ ai không bị lộ mà thôi!!!
Tôi tin rằng với những hành vi ăn cắp này, thì tất cả các uỷ viên Trung-ương đảng, Bộ chính-trị đều biết, nhưng không hiểu do ăn chia thế nào; mà không ai dám nói ra sự thật? Để 1 lượng lớn tiền bán dầu thô cứ chảy vào túi các quan chức từ Bộ chính-tri,̣ cho đến các lãnh-đạo trong tập đoàn Dầu khí Việt-Nam???
  Tôi cũng mong các bạn trên Facebook! Nếu đọc được những dòng chữ này thì xin hãy chia sẻ cho nhiều người cùng đọc, để cho nhân dân biết được tình trạng tham nhũng, ăn cắp của đảng csVN nó nguy hại đến đất
nước như thế nào???
  Trước hết, nói về quy trình bán dầu thô ngoài biển Vũng-Tàu như sau cho bà con biết:
  Dầu thô từ các giàn khoan được bơm về các tàu chứa dầu “Chí-Linh", ”Chi-Lăng“, “Ba-Vì“, “Vietsopetro 01“…  Rồi sau đó được xuất bán cho các tàu chở dầu của nước ngoài vào mua dầu.
Đoàn cán bộ bán dầu gồm Công-an, Hải-Quan, Dầu-khí, Đại-lý tàu biển…Sẽ đi từ trong bờ ra.
Vào những ngày biển êm, thì đoàn này đi ra bằng máy bay trực thăng, đáp xuống các tàu chứa dầu, rồi sau đó chuyển qua tàu mua dầu bằng tàu dịch vụ!!!
  Tàu mua dầu được Hoa tiêu dẫn đường sẽ buộc vào sau đuôi tàu chứa dầu, rồi nối ống vào và dầu thô được bơm từ tàu chứa qua!!!
 Khoảng 1, 2 ngày sau khi bơm hàng xong, thì tàu mua dầu tách ra và các cán bộ của VN lại được tàu dịch vụ đón chở về tàu chứa dầu và từ đó lên máy bay trực thăng về bờ!!!
  Vào mùa biển động, sóng to gió lớn, thì không thể chuyển người trên biển được! Nên tàu mua dầu phải chạy vào Vũng-Tàu rồi đoàn cán bộ VN sẽ được tàu dịch vụ chở ra leo lên tàu mua dầu và đi ra giàn khoan…
Từ những ngày bán lô dầu thô đầu tiên đến nay, đã gần 30 năm và có hàng trăm triệu tấn dầu thô được bán ngoài biển như thế!
  Tuy nhiên, có 1 thông báo miệng từ thời Võ-Văn-Kiệt là tất cả các vụ tham nhũng trong ngành Dầu khí thì công an, báo chí… Đều không được phép điều tra, và những nghi vấn về ăn cắp dầu ngoài biển đều không ai được nói đến!!!
  Với khách hàng mua dầu là Nhật hay Châu-Âu, thì có lẽ chuyện mua bán là sòng phẳng, có hoá đơn chứng từ rõ ràng, theo giá dầu thế giới và tiền bán dầu có lẽ được chuyển vào nhà nước công khai minh bạch, có đóng thuế… Và cũng không thể gian lận được!
  Nhưng với khách hàng Tàu-Quốc, thì hoàn toàn khác! Ví dụ xuất bán 100.000 tấn dầu, thì họ chỉ trả 70.000 tấn qua ngân hàng có hoá đơn, còn 30.000 tấn thì họ trả bằng tiền mặt ngay trên tàu với giá chỉ bằng 50% giá thị trường, và khoản tiền này không được đưa vào sổ sách (dầu
thô giá 100 đô/thùng thì họ trả bằng tiền mặt chỉ 50/đô/thùng và hai bên cùng có lợi) !!!
  Tôi đã chứng kiến từng đoàn cán bộ VN với ba-lô căng phồng tiền đô, vừa lên bờ là có công an và người của Hà-Nội đón và đưa đi đâu không rõ… Nhưng chắc chắn là tiền mặt mà Tàu-Quốc trả trên tàu sẽ vào túi của các quan chức từ Trung-ương đến các lãnh đạo của tập đoàn Dầu
khí!!!
  Đặc biệt từ ngày ông Nguyễn-Tấn-Dũng và Đinh-La-Thăng lên, thì giá dầu thô tăng vọt! Nên số tiền thu được do bán lậu dầu này cũng tang lên rất nhiều!!!
  Từ đó, đời sống của lãnh đạo tập đoàn dầu khí vô cùng xa hoa, lãng phí! Chỉ cần 1 cán bộ cấp trưởng phòng, hay giàn trưởng… Cũng có thể có hàng chục triệu đô, và chuyện mua nhà bên Mỹ hay châu Âu đối với họ là chuyện “Cái móng tay“!!!
  Từ ngày ông Nguyễn-Tấn-Dũng lên làm thủ tướng và ông Đinh-La-Thăng lên làm chủ tịch tập đoàn Dầu khí thì khách hàng mua dầu khoảng 70% là Tầu Cộng! Trong thời gian này giá dầu thô cũng leo lên rất cao, có lúc hơn 120 đô/thùng tức là khoảng 850 đô/tấn!!!
  Chỉ tính trong 10 năm ông Nguyễn-Tấn-Dũng làm thủ tướng, mỗi năm Việt-Nam xuất bán 20 triệu tấn dầu thô! Với lượng dầu thô ăn cắp khoảng 30% tức là khoảng 6 triệu tấn/năm! Mỗi tấn tính rẻ 600 đô, như vậy là băng đảng ông Nguyễn-Tấn-Dũng và Đinh-La-Thăng đã ăn gọn là 10
x 6 x 600 = 36 tỷ đô-la!!!
  Đó là chưa kể đến hàng trăm khoản tham nhũng khác, từ ngành Dầu khí như mua sắm thiết bị, vật tư, chi phí khai thác, mua sắm tàu bè!!!
  Tất cả những cái này, tôi sẽ lần lượt nêu ra trong các lá đơn sau.
 Tôi mong bà con share rộng rã̉i lá đơn này, ai giỏi thì có thể dịch ra tiếng Anh, và phổ biến trên mạng cho toàn thế giới biết THAM-NHŨNG ở VN là trầm trọng như thế nào???
  Xin chân thành cảm ơn đồng bào!

© Trịnh-Xuân-Thanh (FB Hiếu-Bùi)

Note: Vụ TXT xẩy ra, và diễn biến sau đó, đúng như Clive James phán, “But barbarism doesn't care if we are cultivated or not”: Lũ Vẹm đếch ke, chúng ta có học, hay không có học.
Một khi Đức phán, bắt cóc, là họ phải chắc chắn, bắt cóc. Vậy mà Vẹm vẫn chơi cái đòn xưa rồi Diễm ơi, đưa TXT lên TV, tôi tự thú, không phải bị bắt cóc!
Chúng làm như thế, chẳng khác gì nói, Đức nói dối?
Vụ này, cho thấy cái nhơ bẩn của Bắc Kít. Đúng như thế. Tên bò sát - từ của Người Kinh Tế - chỉ Trọng Lú, kỳ Đại Hội Đảng - chỉ vì thù những kẻ dám chống lại hắn, mà gây họa lớn, làm nhục cả 1 xứ sở, đất nước, xứ Mít ngày nào chưa có Vẹm - cái gì gì 4 ngàn năm văn hiến. Làm gì có chính sách đả hổ diệt ruồi ở đây, như 1 đấng nào trên net viết. Chứng cớ, tên Đinh La Thăng, cũng chống hắn, nhưng sau lạy hắn, hắn bèn tha, không giết. Phi độc bất trượng phu, như Bắc Kít phán.

Hình như Rilke, một nhà thơ người Tiệp, từng nói lời cực đoan: “Tôi van bạn chớ làm thơ, ngoại trừ trường hợp thiếu nó, bạn sẽ chết”. Cũng chính ông người “lạc hậu” kia viết ra câu: “Ở đâu có nguy hiểm, ở đó có cứu rỗi”.
HDN

http://www.phamcaohoang.com/

Note: Người lạc hậu, phán, "Ở đâu...," là Holderlin, không phải Rilke.
Rilke, là nhà thơ Đức, nhưng không ưa Đức, có thể nói như thế. Ông thích không nhà, không quê hương hơn.

* *

Kiếm ra cuốn cũ, có cái hình là bức tượng của Rodin.
Có cả hai thì cũng tuyệt quá, vì cái phần hồ sơ, dossier, râu ria, khác hẳn nhau, bổ túc nhau.
Hà, hà!

TTT viết nhiều văn xuôi, nhưng "cốt" của ông là thi sĩ. Những người đọc văn ông, mà mê, thì là do chất hung bạo, thời cuộc của nó, và dù sao, thì cũng dễ đọc, so với thơ, nhất là thứ thơ bị coi là hũ nút.
Võ Phiến, qua lời kể của Kiệt Tấn, phán, TTT là nhà văn chứ không phải là nhà thơ.
TTT, qua Ninh Hạ kể, thời gian ở tù VC chung, cho biết, ông thích làm thơ hơn viết văn.
Và nếu TTT viết văn, thì cũng là 1 cách làm thơ! Khi đọc Bếp Lửa, lần tái bản 1972 (?), Gấu đã nhận ra, và vạch ra điều này, trong bài viết “Bếp Lửa trong văn chương”.
Hai cuốn tuyệt nhất của ông là Bếp Lửa, và Một Chủ Nhật Khác, và, tuyệt nhất ở trong đó, là những câu thơ, theo Gấu. Bởi vì là những câu thơ, cho nên chúng "loạng quạng" so với dòng kể, và đây là 1 điều mà, một trong những độc giả của ông, còn là nhà văn, cũng quen thân với Gấu, cũng đi tù chung với ông, và cũng rất mê TTT, nhận ra:
Văn của TTT không thoáng, không tự nhiên so với văn của GCC!
Hà, hà!

Khi cố gò “văn” thành “thơ” thì mạch văn sẽ bị hỏng cẳng.
Trường hợp TTT làm Gấu nhớ tới Rilke.

Sau đây, sẽ viết về Rilke, đúng hơn, sẽ giới thiệu bài viết về Rilke của Coetzee, và nhân đó, chúng ta so sánh hai nhà thơ, qua cái gọi là “đứa con tư sinh” của 1 miền đất [TTT viết về chính ông], và “thi sĩ đếch có nhà” [Rilke].

Rilke by Banville

Note: Bài này thật tuyệt, trên NYRB, cho đọc free. Banville, tiểu thuyết gia, viết phê bình cũng cực thần sầu.

Thư gửi một nhà thơ trẻ

Phạm Thị Hoài dịch

Số phận bản văn

Khi xb tác phẩm của Rilke, Oeuvres, nhà xb Seuil, cũng như trong tủ sách Pléiade, Thư gửi thi sĩ trẻ được để vô thơ xuôi, hoặc tiểu luận, chứ không phải Trao đổi, Correspondance. Như thể thư [Lettres] xoáy vào nghệ thuật thơ [un concentré d’art poétique], bỏ qua thời điểm xuất hiện của chúng (1903-1908).
Số phận của tuyển tập thư [lettre] cũng đặc biệt: nó được biết đến nhiều ở Pháp. Đám chuyên gia, phê bình gia thường lèm bèm về “góc độ thơ” hơi bị nhảm của nó [Pourtant de nombreux spécialistes ont crié à l’escroquerie littéraire]: chiều hướng thơ [le dimesion poétique] của tiểu luận, hơi bị yếu, và chẳng có gì hỗ trợ cho tiếng nói cà chớn của 1 nhà thơ nhóc tì, (Rilke), anh ta 27 tuổi, khi viết lá thư đầu, so với đại thi sĩ, [thì cũng vẫn là] Rilke, tác giả của 1 tác phẩm, sau đó xuất hiện, và được coi là độc nhất vô nhị trong thế giới thi ca: Élégies de Duino.
Tuy nhiên, qua những lá thư, thì người ta lại nhìn ra 1 giai đoạn chuyển tiếp của Rilke, một sự hoá thân đau thương và chậm chạp, từ 1 nhà văn hơi mùi mẫn, và hiếm quí, un peu sentimental et précieux, thành 1 giọng thơ cất lên tột bực, trong những âm điệu tiên tri và gần như thần bí, une voix poétique s’élèvera souveraine en accents prophétiques et presque mystiques.


http://tanvien.net/scan/tacpham_dautay.html

 Thơ Mỗi Ngày

https://harpers.org/archive/2017/08/

   
GCC mua số báo này, tháng 8/2017 vì thấy có tên Roth &Modiano.

Về, đọc được, thì lại là hai bài thơ. Post dưới đây.
Cái intro, cũng thú:
Thường, thì tác phẩm nhớn của 1 tác giả, được ị ra, khi ông ta hay chị ả đang làm 1 việc khác, không mắc mớ gì đến tứ khoái - ở đây là ị!

Và quả thế thực, như với Faulkner, ông viết tác phẩm lớn của mình, khi là thằng thợ máy bưu điện!
Xin lỗi, đệ tử của ổng, đúng hơn!
Sư phụ, còn tệ hơn, thay vì sửa máy móc VTD thì liếm tem, và liếm dở quá, bị đuổi việc (1)

Với Faulkner, khủng khiếp, là, cuốn Giáo Đường, được viết vào cũng thời gian này, và ông trở nên nổi tiếng, và tai tiếng với nó.
Ông viết cuốn sách vì cần tiền, và dù nó nổi tiếng, ông vẫn ruồng rẫy nó!
(1)
http://www.tanvien.net/tgtp_02/thoi_1.html

Trong vài năm chàng làm nghề bán tem [postmaster] tại một bưu điện nhỏ cho tới khi, do trình diễn tệ quá, trong việc bán tem, chàng bị cho nghỉ việc [until he was dismissed for poor performance]. Chàng trải qua hàng giờ trong quầy bán tem như thế đó, để đọc và viết.

TWO POEMS
By Anthony Amsterdam
Introduction by James Marcus


Many poets have done their best work while holding down a job-and yet it is often impossible to deduce the connection, if any, between the two. Who would have thought that Wallace Stevens's metaphysical pirouettes were the product of a man who spent his days behind a desk at the Hartford Accident and Indemnity Company? Or that T. S. Eliot, while composing his elegiac and explosive Waste Land, was laboring on behalf of Lloyds Bank? There is a similar disconnect when we read the work of Anthony Amsterdam. "I have been a criminal defense lawyer specializing in death penalty cases for more than fifty-five years now," he notes. The poems he has written along the way are, he says, "very, very lightless." Yet Amsterdam brings both deftness and delicacy to the traditional forms he embraces. The resulting verse is not morbid but quietly musical, with, as he writes in one poem, "ripe vowels" draped like "translucent grapes / between the dark dowels/ of their branching consonants."

CAMPFIRE
A pine knot cracks and scatters
        cannonades of embers
flaring through the grate. Black wind, black waves,
and violet backwash mutter
        through the ash-banked chambers
underneath the bed log, and the battered
        kettle raves-

an ancient tower sacked. Drinking coffee from a
        tin tureen,
we watch the fire kill things, things too small to
        matter.
Now a field moth, now a tiny flying flit, all
        emerald-green,
smacks on the grate and sticks, and flicks its wings,
        and spatters.

So, when all the shrunken earth beneath it lies
        opaque,
the Southern Cross rides up the clear Canberra
        skies,
magnificently uninquiring. Damp the fire. Make
it dark if you would see more distant fires rise
beyond these stars. They blaze in
        unfamiliar flame,
consume an unknown timber in a
        woods without a name,
astonish alien minds with unimaginable
        anguishings
and captivate, caparison, and gutter
all-too-human wings.

THE WATER TREES

Put pain in a plum tree,
plums in a bone tree;
Lord, launch love from a rusting
        gantry
out, far, far beyond reentry.

Lord, thy nuns wear nets.
Thy nuns wear sea-blanched nets.
They hang them shining on the water
        trees,
and in the land
men's hearts that see are hungry. +     
 
Cuốn Giáo Đường, bị tác giả của nó chê, nhưng Vargas Llosa rất mê, như bài viết, link sau đây.
Nhưng Borges, phải là Borges mới dành những lời ưu ái nhất, cho nó:

William Faulkner: The Sanctuary of Evil
Mario Vargas Llosa

Faulkner suốt đời giữ cái nhìn tiêu cực của ông, với Sanctuary, câu chuyện một cô gái bị một tên liệt dương phá huỷ trinh tiết bằng một cái bắp ngô, bởi vì, cả nửa thế kỷ, sau những dòng tự kiểm hồi sách mới ra lò, trong lần nói chuyện tại Đại học Virginia, [Vintage Books, New York, 1965], ông vẫn còn chê đứa con hư hỏng của mình, coi đây là một câu chuyện "yếu" và được viết bởi những tà ý [base intentions].
Nhưng đây là một đại tác phẩm của ông. Hai Lúa cứ liên tưởng tới Giáo Đuờng Của Cái Ác, ở một xứ sở khác, ở đó, có những tên già, liệt dương hay không liệt dương, lôi con nít vào khách sạn hãm hiếp, xong xuôi, đuổi ra, quẳng cho cô bé hình như là một trăm đô thì phải, thí dụ như một tay LQD nào đó.
Bởi vì, chỉ có thiên tài mới có thể kể một câu chuyện như thế, với những sự kiện như thế, với những nhân vật như thế, bằng một cách kể mà người đọc, không chỉ chấp nhận, gật gù, kể được, được đấy, mà còn như bị quỉ sứ hớp hồn!
Như chính Faulkner đã từng kể, ông viết Giáo Đường, bản viết đầu, trong ba tuần lễ, năm 1929, liền sau Âm thanh và Cuồng nộ. Ý tưởng về cuốn sách, như ông giải thích, trong lần in thứ nhì [1932], thứ tiểu thuyết ba xu, và ông viết, chỉ vì một mục đích duy nhất, là tiền, [trước nó, thì chỉ vì vui, for "pleasure"]. Phương pháp của ông, là, "bịa ra một câu chuyện ghê rợn nhất mà tôi có thể tưởng tượng ra được", một điều gì một con người miệt vườn, vùng Mississipi, có thể coi như là một chủ đề. Quá sốc, khi đọc, tay biên tập bảo ông, hắn sẽ chẳng bao giờ xuất bản một cuốn sách như thế, bởi vì, nếu xb, là cả hai thằng đều đi tù.
Bản viết thứ nhì cũng chẳng kém phần ghê rợn...
Được coi như, hiện đại hóa bi kịch Hy Lạp, viết lại tiểu thuyết gothic, ám dụ thánh kinh, ẩn dụ chống lại công cuộc hiện đại hoá mang tính kỹ nghệ nền văn hóa Miền Nam nước Mẽo vân vân và vân vân. Khi Faulkner mang đứa con hư của mình trình làng văn Tây, André Malraux phán, đây đúng là, "đưa tiểu thuyết trinh thám vô trong bi kịch Hy Lạp", và khi Borges nói dỡn chơi, rằng những tiểu thuyết gia Bắc Mỹ đã biến "sự tàn bạo thành đức hạnh", chắc chắn, ông ta có trong đầu lúc đó, cuốn Giáo Đường của Faulkner.

Trong Giáo Đường, em nhí bị thằng chả bất lực phá trinh bằng cái bắp ngô - the barbarous deflowering of Temple. Vargas Llosa - GCC nhớ, hình như đọc 1 tay phê bình, đọc cuốn sách, hít hà, trang nào cũng dậy lên mùi ngô bắp!
Sợ, không chỉ mùi ngô bắp!
Cái xen Đỗ Hải Yến, vào vai em nhí, trong Cánh Đồng Bất Tận, mà chẳng bước ra từ Giáo Đường sao?

*

Giáo Đường làm Faulkner nổi tiếng, và, tai tiếng, như Đại Sư Phụ của "sự thờ cúng cái độc ác, tàn bạo". Ra lò năm 1931, Giáo Đường, khỏi bàn cãi, là 1 trong những tác phẩm quan trọng nhất của ông.
Và cũng là tác phẩm viết đi viết lại nhiều lần. Chắc là Người cũng ớn, như ghi chú nxb cho th
ấy:

EDITORS' NOTE

This volume reproduces the text of Sanctuary that has been established by Noel Polk. It is based on Faulkner's own typescripts-both the original carbon typescript that was completed in May 1929 and the revisions that he typed and affixed to his galley proofs in the summer of 193o--which have been emended to account for his revisions in proof, his indisputable typing errors, and certain other mistakes and inconsistencies that clearly demand correction. All of Faulkner's novels bear alterations of varying degrees of seriousness by his editors, but Sanctuary is without question the work that has been most heavily revised by the author himself.

Jean Baptiste Baronian, tác giả bài viết về Faulkner, trong số báo đã dẫn, đặt câu hỏi, liệu có nên xếp những tác phẩm của Faulkner vào “tiểu thuyết đen” không, bắt đầu bằng Giáo Đường?


Aleph



Viết mỗi ngày
Phan Quỳnh Trâm

NHỮNG GÌ LÀ THƠ - John Ashbery

Thị trấn thời Trung cổ, với chiếc khăn quàng
Của những hướng đạo sinh từ Nagoya? Tuyết


John Ashbery, sinh năm 1927, được đông đảo các nhà phê bình đánh giá là một trong những nhà thơ xuất sắc nhất của Mỹ trong nửa sau thế kỷ 20. Ông đã xuất bản hơn 20 tập thơ và đoạt hầu hết các giải…
phanquynhtram.com
Note:
What is Poetry, tiếng Mít dịch là, Cái là thơ, vậy thôi, vì câu tiếng Anh dùng ở số ít, không thể chuyển qua tiếng Mít, thành số nhiều được.
Tiếng Mít rất khó, không dễ.
Tính bỏ qua nhưng sợ hư mẹ tiếng Mít!
NQT
Cả 1 băng Hậu Vệ, theo GCC, không rành tiếng Mít.
Một trong những ông Trùm của nó, Trùm Cớm, đã từng dịch "fail", là vấp ngã, lần Vẹm bắt Lê Công Định: chúng ta ca ngợi sự vấp ngã của ông! (2)
(2)
http://www.tanvien.net/Notes_2/don_3.html

V/v TXT

Vụ này, do Vẹm, chúng từ hang Pác Bó chui ra nên tưởng thế giới cũng từ cái hang nào đó chui ra như chúng.
GCC đọc trên net, có tên phán, thì Do Thái cũng vẫn làm trò này. Chúng đâu có biết Do Thái bắt ác nhân, còn TXT có làm điều gì ác. Cùng lắm thì 1 tên ăn bẩn, bị đồng bọn hăm làm thịt phải bỏ chạy!
Thái độ của Đức, thật rõ ràng, minh bạch, và rất đúng tinh thần ngoại giao. Đọc bài bên Washington Post, (tin hãng AP), thì biết, vì GCC không biết tiếng Đức:

“There is no longer any serious doubt about the participation of the Vietnamese intelligence services and the embassy ... in the kidnapping of a Vietnamese citizen in Berlin,” German Foreign Ministry spokesman Martin Schaefer told reporters.
Không nghi ngờ chi, có sự tham gia của lũ Cớm Vẹm ở Toà Đại Sứ của chúng trong vụ bắt cóc công dân Mít ở Bá Linh.

The kidnapping, he added, “is an unprecedented and flagrant violation of German and international law” and “has the potential to negatively influence relations in a massive way.”
Vụ bắt cóc là 1 vi phạm, tiền lệ chưa từng có, trắng trợn, luật pháp Đức và quốc tế, và có tiềm lực gây họa lớn tới những giao thiệp.

Germany is declaring the intelligence attache at Vietnam’s embassy persona non grata and demanding that he leave within 48 hours, Schaefer said.

“We reserve the right to draw further consequences if necessary at a political, economic and development policy level,” he added.

Chúng ông - chữ của Vẹm nhe -giành quyền kể ra những hậu quả tới, nếu cần thiết...

https://www.washingtonpost.com/world/asia_pacific/germany-blasts-vietnam-over-kidnap-of-former-oil-executive/2017/08/02/dc92f368-7779-11e7-8c17-533c52b2f014_story.html?utm_term=.3e01c61cb2f7

Còm của độc giả tờ Washington Post:

Sao lũ Vẹm ngu thế?
What a stupid government of the people of Việt Nam! Why ?

V/v John Ashbery
Đấng này được chín bó. Tờ Guardian có bài chúc mừng, khi lọc ra 1 bài thơ của ổng

https://www.theguardian.com/books/booksblog/2017/jul/31/poem-of-the-week-life-is-a-dream-by-john-ashbery
Poem of the week: Life is a Dream by John Ashbery
To celebrate the 90th birthday of this majestic writer, a poem whose casual telling of what might be a coming-of-age story reveals some fascinating ambiguities


Image may contain: 1 person


Note: Cuốn này, mua cũng cả tuần rồi, nhưng không làm sao post lên Tin Văn, do FB error. Bữa nay, may quá OK.
Thời xài rồi: Xứ Mít VC hiện nay, đang sống cái thời xài rồi, tức cái thời trước 1975, ở xứ Bắc Kít.

*

Nobel laureate Svetlana Alexievich at the Swedish Academy in Stockholm. Photograph: Fredrik Sandberg/TT Photography/EPA

The Belarusian journalist said in her Nobel lecture that former Soviet countries were ‘again living in an era of power’, and recounted her time reporting the Chernobyl disaster from the radiation zone.
The 2015 Nobel literature laureate Svetlana Alexievich has said that Russia “missed the chance” it had in the 1990s to become a country “where people can live decently”, choosing instead to become “a strong country”.
During her Nobel lecture on Monday, the Belarusian journalist said “a time full of hope has been replaced by a time of fear”. Alexievich, whose oral histories tell the stories of thousands of individuals from the Soviet Union, said that “the era has turned around and headed back in time. The time we live in is secondhand.”

Thời mà chúng ta đang sống là thứ thời xài rồi, khi mà thay vì tràn trề hy vọng, thì là tràn trề sợ hãi.

Từ cũ, có nghĩa là xài rồi, cũ người mới ta, nhưng secondhand, ở đây, với bà Nobel, mạnh hơn nhiều, thời qua tay một thời, y chang thòi kỳ văn học hiện nay ở trong nước.
Thê thảm thực.
Vậy mà có thứ văn học "siêu văn học" được ư?
Metalitterature?
Viết ra 1 phát, là phải trình Đảng, phải qua kiểm duyệt, làm sao là thứ tiếng nói cho những người không có tiếng nói?

May mà có Ngụy: Sở dĩ Vương Đại Gia tức nhà phê bình nhớn xứ Bắc Kít Vương Trí Nhàn, phán như thế, là vì văn chương Ngụy chưa từng bị lũ Ngụy quản lý, như sau 1975, được Bắc Kít quản lý!
Vậy mà lũ Mít lưu vong mang tác phẩm về trong nước in, rồi khoe loạn cả lên, được Vẹm chiếu cố!
Chúng không biết nhục là gì hết.

GCC thực sự không tin, văn học Mít lại có được 1 thời hiển hách như thời có GCC, tức, cái gì gì, Hai Mươi Năm Văn Học Miền Nam!
Đừng có nghĩ là GCC tự sướng, như 1 tên Lang Băm khốn nạn nghĩ.

Note: Có vẻ như bài thơ "Gate" của AZ, trên, viết về thời kỳ đó, nếu cái liên tưởng của bạn, mách bảo bạn:

What courage to catch sight of us again?
Mi có dám lại nắm bắt mi?

We lived only once.
Chúng ta sống, chỉ 1 lần


*

Note: Tay này, vua viết trinh thám, biết mình sắp đi, ung thư phổi, bèn viết cuốn này. Gấu mua, làm mồi, viết cuốn của Gấu!
Chắc là sẽ viết về những ngày ở nông trường cải tạo Đỗ Hòa, nơi Gấu tính chọn, để chết, đếch thèm trở về Đời!
Nơi chốn hạnh phúc, là nơi chốn để chết!

Khi ông anh của Gấu viết MCNK, ông biết, mình là con voi già, trở về cái nghĩa địa voi, tức là Đà Lạt của ông, để chết.
Nơi chốn hạnh phúc nhất?

Thì đọc thư viết cho đảo xa thì biết.
Hay đọc mấy bài thơ của ông gửi cho đảo xa.

Ngôi nhà đỏ, trăng hồng

TTT @ Phan Nguyên Blog


Những đứa trẻ của Dickens

17.2.1973

Em và anh thuộc loại máu lạnh ở xứ nóng không hợp thật. Mấy ngày em ở Sài Gòn, tuy nói với em là vẫn làm việc nhưng anh chẳng làm gì cả. Làm mấy bài thơ thì có. Lúc nào anh cũng ngóng, biết em không đến, nhất là hai bữa cuối trước ngày em đi. Em đi lần này không có anh đưa. Giả thử anh có đưa chỉ làm em nặng thêm, máy bay nặng thêm. Bữa ấy - chắc là có cô H.A đưa ra đến Phạm Ngũ Lão - có thấy nhẹ không?

Ngồi trước mặt em, anh thật chẳng hiểu mình ra sao, mình muốn gì. Bởi anh toàn nói bậy không. Lúc nào anh cũng cứ nghĩ chẳng nên làm em buồn, hãy cùng vui lúc bấy giờ. Nhưng cái vui anh gây ra cũng tệ. Anh tự hỏi : tại sao đối với em, anh không làm như với những người khác, hay bình thường là hai kẻ yêu nhau, như mọi người. Bữa em hỏi anh có sợ em không, bây giờ anh thấy có lẽ anh sợ em. "Sợ" như cái mặc cảm anh biết bắt rễ tự nơi anh ngày nhỏ:  không bao giờ anh có được cái mà tất cả mọi người đều có. Đứa trẻ bất hạnh mồ côi ra đời quá sớm mà. Nó chỉ nhìn đồ chơi bày trong tủ kính, nhìn đồ chơi những đứa khác chơi, nó chẳng có, chẳng ai nghĩ đến cho nó. Em có biết anh đọc Le Petit Chose năm nào không? Năm học lớp ba và từ xửa xưa đó anh đã thấy nhân vật đó là anh rồi. Những đứa trẻ của Dickens đều vậy, lớn lên khá hơn nhưng rốt cuộc vẫn khốn đốn vì yêu người.


Tin Văn giới thiệu 1 bài thần sầu trong cuốn trên, để tặng mấy ông bạn họa sĩ, Nguyễn Đình Thuần, Kinh Dương Vương, Nguyễn Trọng Khôi, Phan Tấn Hải, Khánh Trường, tên không theo thứ tự.
Và tự hỏi, không biết mấy đấng bạn hoạ sĩ của GCC, đã từng vẽ, 1 bức tranh, như trong bài viết?
Trong bức tranh được nhắc tới ở đây, khi vẽ, người họa sĩ không chỉ vẽ những còn đang sống, mà luôn cả những người đã chết rồi.
Như thể cuộc viếng thăm "cuộc đời, cõi đời, cõi sống....  ", của họ - những người đã chết- chưa chấm dứt!
  
People reluctantly on their way into the shadows
Những người ngần ngại trên con đường của họ đi vô bóng râm


Two DAYS AFTER THE CAR CRASH I PAID A VISIT TO SLAP CHURCH, which is close to where I live on the coast, just north of Kungsbacka. I suddenly felt an urge to see a painting I had observed and admired many times. A painting like no other.
    It is a family portrait. Years before photography was invented, people with sufficient means used to commission oil paintings. This picture depicts the vicar Gustaf Fredrik Hjortberg and his wife Anna Helena and their children - all fifteen of them. The picture was painted at the beginning of the 1770s when Gustaf Hjortberg was in his fifties. He died a few years later, in 1776.
    It is possible that he was the person who introduced potatoes into Sweden on a serious scale.
    What is striking and remarkable about the picture, and perhaps also frightening, is that it doesn't only depict the individuals who were alive when the artist Jonas Durchs started work on the project: he also painted the children who were already dead. Their brief visit to this earth was over, but it was felt they should be in the family portrait even so.
    The picture is constructed in a way that was normal at the time: the boys - both the living and the dead - are gathered around their father on the left of the picture, while the girls are standing around their mother on the right.
    Those who are alive are looking at the observer - there are quite a lot of modest, perhaps shy smiles. But the dead children's faces are half averted from the observer, or partly hidden behind the backs of the living. All that is visible of one of the dead boys is his forehead and one eye. He gives the impression of trying desperately to make his presence felt.
    In a cradle beside the mother is a small child, half hidden. Girls are hovering vaguely in the background. There seem to be six dead children in all.
    It is as if time has stood still in the painting. Just as is the case in a photograph.
    Gustaf Hjortberg was one of Linnaeus's disciples, although he was never outstanding in any way. He made at least three voyages with the East India Company to China as the ship's chaplain. Also depicted in the painting is a globe of the world, and a lemur. Hjortberg is holding a sheet of paper in his hand, covered in writing. We are in the presence of an educated and sophisticated family. Gustaf Hjortberg lived and died in accordance with the ideals of the Age of Enlightenment. He also had a reputation of being well versed in medicine - people went on pilgrimages to Slap in order to receive advice and be healed.
    It is about 250 years since these people lived and died. Eight or nine generations, no more. In many ways they are our contemporaries. And above all, they belong to the same civilisation as those of us who contemplate the painting.
    Everybody in the picture is smiling. Some a little stiffly, others introspectively, a few are quite uninhibited and close to me as I scrutinise the picture.
    But needless to say, what one remembers about the painting is the children who are half hidden or looking away. The dead. It is as jf they are in motion, moving away from the observer and into the world of shadows.
    What is so touching is the reluctance of the dead children to disappear.
    I know of no other picture that depicts so vividly the stubborn determination of life to continue.
    I hope this painting will survive into the future - a future so far distant that I am incapable of imagining it - as a greeting from our civilisation. It combines a belief in reason with the tragic conditions that are inherent in human life. Everything is there.

Simic: Scribbled in the Dark
 
    Note: Hai bài thơ sau đây, trong Master of Disguises, nhớ là dịch rồi, nhưng kiếm hoài không thấy.
    Bèn dịch lại:
        God never made a day as beautiful as today,
        Chúa chưa từng tạo ra 1 ngày đẹp đến như thế này: Bữa nay!

Đúng là điều Gấu đã từng khám phá ra!

Cái gì gì:
Tại sao trời mưa?

Tuổi Thiên tài

Gấu có tới ba cái truyện ngắn đầu tay. Tếu thế. Mỗi truyện là một thời kỳ, thời đại, theo kiểu của Picasso, thời xanh, thời hồng, thời lập thể… Thế mới ghê!
Truyện ngắn thực sự đầu tay, tính theo dòng thời gian, Gấu bây giờ cũng chẳng thể nhớ tên, đăng trên tuần báo Mã Thượng, của tay Trịnh Vân Thanh, trang VHNT do Huỳnh Phan Anh đứng đầu tầu, khoảng 1961. HPA khoái truyện này lắm. Đúng giọng tiểu thuyết mới, đúng giọng Tel Quel, theo nghĩa, chẳng có cái chó gì hết ở trong đó.

Quả thế thật. Đây là câu chuyện mà Gấu còn nhớ đại khái, một bữa chủ nhật, Gấu mò đến nhà em chơi, em mời ngồi bàn, ở hành lang căn nhà, một tòa biệt thự nơi đường Trần Quang Khải. Thế rồi em ngồi cũng gần đó, nhặt rau, Gấu ngồi nhìn em nhặt rau mà cứ nghĩ mình là những cọng rau. Rồi ngồi lâu quá, em cũng nhặt rau xong, thế là về. Bữa đó trời mưa. Ra đường, đứng ngay cổng nhà, nhìn mưa, nhìn phố xá, nhìn người qua lại, Gấu lẩn thẩn tự hỏi:
Tại sao trời mưa?
The Toad

It'll be a while before my friends
See me in the city,
A while before we roam the streets
Late at night
Shouting each other's names
To point out some sight too wonderful
Or too terrifying
To give it a name in a hurry.

I'm staying put in the country,
Rising early,
Listening to the birds
Greet the light,
And when they fall quiet,

To the wind in the leaves
Which are as numerous here
As the crowds in your city.

God never made a day as beautiful as today,
A neighbor was saying.

I sat in the shade after she left
Mulling that one over,

When a toad hopped out of the grass
And, finding me harmless,
Hopped over my foot on his way to the pond.

Con Cóc
[là cậu Ông Giời]

Nó sẽ là 1 lúc, trước khi bạn quí của Gấu
Nhìn thấy Gấu trong thành phố
Một lúc, trước khi chúng tớ lang thang phố phá
Khuya đêm
Ơi ới gọi tên nhau [cho đỡ nhớ!]
Chỉ cho nhau thấy một cảnh tượng thần sầu
Hay, thật đáng sợ
Để ban cho nó 1 cái tên, trong vội vã

Gấu lúc này đang ở bên ngoài thành phố
Dậy sớm
Nghe chim
Chào mừng ánh sáng
Và khi chúng im lặng
Bèn quay qua gió
Ở trong đám lá
Chúng mới nhiều làm sao
Như đám đông ở trong thành phố của bạn

Ôi, Chúa ơi!
Người chưa từng tạo ra một ngày đẹp như là ngày hôm nay
Một người hàng xóm nói
Gấu ngồi trong cái bóng sau khi bà ta bỏ đi
Lầu bầu lầu bầu
Khi một con cóc lóc lóc nhảy ra khỏi đám cỏ
Và, thấy Gấu vô hại
Bèn nhảy lên chân Gấu
Trên đường ra cái ao gần đó!


Summer Light

It likes empty churches
At the blue hour of dawn.

The shadows parting
Like curtains in a sideshow,

The eyes of the crucified
Staring down from the cross

As if seeing his bloody feet
For the very first time.
Ánh Sáng Mùa Hạ
Nó thít nhà thờ vắng hoe
Vào cái giờ xanh của rạng đông

Những cái bóng bèn lên đường
Như những bức màn trong 1 "sideshow"

Mắt của người bị đóng đinh thập tự
Nhìn dọc xuống cây thánh giá

Như thể nhìn thấy máu của mình ở dưới chân
Lần đầu,
Rất lần đầu
 
Charles Simic


  


Malraux says people die only for something that doesn't exist
Người ta chết chỉ vì một điều gì đếch hiện hữu.

Cái gì đếch hiện hữu, với Mít, chính là cái lý tưởng nước Việt Nam là một, có thể nói như vậy.
Đây chính là giấc mơ không tưởng của giống nòi Mít, mà cả lịch sử của nó, là làm cỏ sạch mọi giống dân trên đường chạy thằng Tẫu, mở đường dựng nước về phiá Nam.

Nói như Malraux, OK, nhưng nói như...  GCC, trên, cũng OK:

Cái giả bảnh hơn cái thực. Bạn có thể nói như thế, cũng được.
Nhìn xuyên suốt lịch sử Mít, thì nó đúng là như thế. Bao nhiêu cái đẹp, cái lý tưởng, cái giấc mộng tuyệt vời của cái giống Mít, được Vẹm dùng làm mồi nhử cả lũ Mít, đưa đến 1 đất nước như hiện nay.
Trên Tin Văn, Gấu đã nhiều lần lèm bèm, với cuộc chiến Mít, chỉ có giả tưởng mới mang ý nghĩa thực sự đến cho nó. Chứng cớ: Nỗi Buồn Chiến Tranh, của Bảo Ninh, và Một Chủ Nhật Khác của TTT.

http://www.nguoi-viet.com/tin-chinh/nha-tho-nguyen-duy-chuyen-vo-thi-sau-toan-bia-dat/

Người ta chết chỉ vì một điều gì đếch hiện hữu:
Cả hai cuộc chiến Mít đều do Vẹm phịa ra, rồi biến nó thành hiện thực.
Nhằm nhò gì ba chuyện lẻ tẻ Võ Thị Sáu, Lê Văn Tám!

In the late summer of that year we lived in a house in a village that looked across the river and the plain to the mountains. In the bed of the river there were pebbles and boulders, dry and white in the sun, and the water was clear and swiftly moving and blue in the channels. Troops went by the house and down the road and the dust they raised powdered the leaves of the trees. The trunks of the trees too were dusty and the leaves fell early that year and we saw the troops marching along the road and the dust rising and leaves, stirred by the breeze, falling and the soldiers marching and afterward the road bare and white except for the leaves.

So goes the famous first paragraph of Ernest Hemingway's ''A Farewell to Arms," which I was moved to reread by the recent announcement that what was said to be Hemingway's last novel would be published posthumously next year. That paragraph, which was published in 1929, bears examination: four deceptively simple sentences, one hundred and twenty-six words, the arrangement of which remains as mysterious and thrilling to me now as it did when I first read them, at twelve or thirteen, and imagined that if I studied them closely enough and practiced hard enough I might one day arrange one hundred and twenty-six such words myself.

Joan Didion

Vào cuối mùa hè năm đó, chúng tôi sống trong một căn nhà trong một cái làng nhìn ra sông ra đồng tới tận vùng núi. Ở lòng con sông là đá cuội và đá mòn, khô và trắng trong ánh nắng, và nước sông, trong và chảy nhẹ nhàng, xanh ở trong những dòng rẽ. Những toán quân đi kế bên nhà xuống con lộ và bụi dấy lên phủ lên lá. Thân cây cũng bụi bặm, lá rụng sớm năm đó và chúng tôi nhìn thấy những toán quân đi bộ dọc theo con lộ, bụi dấy lên, và những lá cây, theo làn gió thổi rớt xuống, và những người lính đi bộ, và sau đó con lộ trần trụi, vắng hoe, và trắng toát, ngoại trừ những chiếc lá cây.

Đó là đọan văn trứ danh, hách xì xằng mở ra Giã từ vũ khí, mà tôi, thật xúc động, khi đọc lại, nhân có tin cuốn tiểu thuyết chót của Hemingway sẽ được xb, sau khi ông mất, vào năm tới.
Đoạn văn trên, ấn bản 1929, nếu nhìn thật gần, thì nó như thế này: bốn câu đơn, 126 từ, sự sắp xếp thì là một niềm bí ẩn mà ngay cả bây giờ, đọc lại tôi vẫn cảm thấy như lần đầu đọc nó, vào lúc 12, 13 tuổi, và tưởng tượng, nếu nhìn thật gần, gẩn nữa, gần nữa, thì tôi có thể, nếu trần lực ra mà đánh vật với chúng, thì có một ngày, tôi sẽ sắp xếp được những từ đó, chính tôi!


Note: Kinh nghiệm đọc & viết của vị này, y chang GCC, hồi mới tập tành viết, với Faulkner.
Và đây là lời khuyên - an order - của GCC:
Viết văn là phải có Thầy, và phải học thầy, từng chữ, từng dấu phảy!

*

A brief survey of the short story: Italo Calvino

"My author is Kafka", Calvino once told an interviewer when asked about his influences, and his presence is discernible throughout Calvino's work, from The Argentine Ant to the 1984 story Implosion. Here Calvino links two of literature's most introspective characters, the doomed prince Hamlet (the story begins: "To explode or to implode – said Qfwfq – that is the question") and the mole-like creature from Kafka's death-haunted story The Burrow, in a beautiful but deeply melancholic rumination on black holes and the death of the universe, and an apprehension that obliteration lies at the heart of each individual consciousness:

    "Don't distract yourselves fantasizing over the reckless behaviour of hypothetical quasi-stellar objects at the uncertain boundaries of the universe: it is here that you must turn your attention, to the centre of our galaxy, where all our calculations and instruments indicate the presence of a body of enormous mass that nevertheless remains invisible. Webs of radiation and gas, caught there perhaps since the time of the last implosions, show that there in the middle lies one of these so-called holes, spent as an old volcano. All that surrounds it, the wheel of planetary systems and constellations and the branches of the Milky Way, everything in our galaxy rests on the hub of this implosion sunk away into itself."

Thầy của tôi là Kafka.
Không 1 tên Mít nào viết nổi 1 câu thật là bình thường như vậy.
Bài viết này, nằm trong loạt bài nghiên cứu về truyện ngắn của tờ Guardian. Bài này cũng thật là tuyệt




các bạn hỏi mình về hưu sao ko ở cali hay paris?

mình sống giỏi là 20 năm nữa nhé, ko muốn mất 2 năm để lái xe ở cali hay 10 tháng của cuộc đời còn lại ở paris tìm
chỗ đỗ!

LikeShow more reactions
Comment
Comments
Tien Dang Sống, là mất thì giờ, Khiem Do
LikeShow more reactions
Reply
1 hr
Manage
Quynh Vu Ngoc Paris, bạn ơi.
LikeShow more reactions
Reply
1 hr



Note: Ng
ựa Hồ hí Gió Bắc, Hà Nội là tốt nhất!
Đừng nghĩ là Gấu chọc quê.
Me-xừ TYT đã từng phán như thế.

Tôi đứng nhìn sững hai vết hõm sâu hoắm lở lói trên mặt cổng thành. Cổng Bắc thành Hà Nội. Hai vết hõm như vết thương con thú bị đâm rồi kẻ đâm cứ thế chọc ngoáy cho đến khi con thú gầm thét rũ ra chết thảm. Con thú đây là thành Hà Nội và hai vết thương là vết đạn đại bác quân Pháp bắn vào trong lần chiếm thành lần thứ hai năm 1882. Quân Pháp, với chừng hai trăm lính thuỷ và vài trăm lính bộ, dưới quyền chỉ huy của Trung tá hạm trưởng Henri Rivière, chiếm thành sau gần ba giờ đồng hồ nã súng. Đọc sử, tôi biết như thế và đấy là trang sử bi thảm, đau buồn của dân tộc, bắt đầu cho nhiều trang sử đau buồn khác tiếp theo sau…. 

Với Hà Nội, tôi là kẻ lạ. Tôi sinh ra ở đấy nhưng tôi chẳng biết gì về nó. Chưa kịp có chút ý thức nào thì tôi đã bị bứng gốc ném giạt về những miền đất xa lạ. Kẻ lạ cũng là kẻ bạc tình. Kẻ bạc tình vồn vã khi đến nhưng lạnh lùng lúc ra đi. Tôi chẳng bao giờ khóc vì nhớ thương Hà Nội như Vũ Bằng, nhưng một hôm có người bạn hỏi đùa, “Nếu có ngày về lại Việt Nam sinh sống thì cậu sẽ chọn ở nơi đâu.” Không kịp suy nghĩ, bất giác tôi buột miệng trả lời anh, “Hà Nội chứ còn đâu nữa.”
GCC c
ũng đã từng được BVVC "bạn văn VC đề nghị", chọn quách 1 cái nhà gần nhà Nguyễn Huy Thiệp,  mà dưỡng già!

Vả chăng "tìm chỗ đỗ", Nam Chi... chọn Hà Nội là đúng quá rồi!

Bất giác lại nhớ 1 em bướm Bắc Kít, lần đầu về Hà Nội, mắng Gấu, mi là thằng Nam Kít bày đặt nói giọng Bắc, cực tởm!

Lần đó, đúng là đi thăm Thánh Địa, vì bà cô của Gấu, người nuôi Gấu ăn học, ở Hà Nội, là 1 Me Tây!
NQT

Gấu có nhớ nhà không?
Gấu có nhớ xứ Đoài không?
Thư tín,

Đừng lèm bèm chuyện về Hà Nội không còn nhà.

Tôi đâu có nhớ Hà Nội, mà Sài Gòn.
Tôi thì Sài Gòn không, mà Huế cũng không.

Không hiểu sao chẳng thấy nhớ gì về Việt Nam hết.

Brodsky cũng nói thế:
Cám ơn Trời cho tôi sống không quê nhà.
Thank God I was left on this earth without a homeland.

Trieu Duong 2 poems as things shift from black-and-white to red-vs-grim-black
LikeShow more reactions
Reply
2 hrs
Manage
Quoc Tru Nguyen Tks All. Dịch thần sầu. Bảnh hơn nguyên tác, theo Borges. Mô phỏng Tổ quốc ơi ăn khoai mì chán quá vs Tổ quốc ơi ta yêu người mãi mãi!
LikeShow more reactions
Reply22 mins

Cái giả bảnh hơn cái thực. Bạn có thể nói như thế, cũng được.
Nhìn xuyên suốt lịch sử Mít, thì nó đúng là như thế. Bao nhiêu cái đẹp, cái lý tưởng, cái giấc mộng tuyệt vời của cái giống Mít, được Vẹm dùng làm mồi nhử cả lũ Mít, đưa đến 1 đất nước như hiện nay.

Mới bệ tờ Người Kinh Tế, số mới nhất, điểm cuốn The Unwomanly Face of War, của nhà văn Nobel Svetlana Alexievich, thần sầu, và đụng đúng tim đen của lũ Vẹm.
Chúng cố tình vờ vĩnh, cố tình lầm, cái giả với cái thực.
Ngay tên già NN, khoe dịch cuốn đó, đọc cuốn đó từ hồi nảo hồi nào, thì cũng khốn nạn y chang.
Tên này khoe cởi mặt nạ nhìn tên cựu binh Mẽo, nhưng chưa hề dám cởi mặt nạ nhìn 1 tên Ngụy.
Chưa hề có 1 tên VC nào dám thú nhận, chúng lầm cả.

Tin Văn sẽ có bản tiếng Việt liền tù tì.
Memory as a weapon

Remembering the Great Patriotic War was a political act
Svetlana Alexievich’s “The Unwomanly Face of War” was part of a peculiarly Soviet debate about the past

https://www.economist.com/news/books-and-arts/21725273-svetlana-alexievichs-unwomanly-face-war-was-part-peculiarly-soviet-debate


Tác giả cuốn sách, tức bà Nobel, chửi thẳng tên già NN, khi tên này vinh danh Uỷ Ban Nobel, cho 1 tác giả phi hư cấu. Bà viết, ta đếch cần 1 sự sắp loại, gọi tên: Her work has been called journalism, or history, but it defies easy classification.
Tài năng lớn alo nhất của bà có thể không phải là viết, nhưng mà là lắng nghe và cho người chứng nói. Cuốn sách có hơn 200 giọng. Tuy nhiên nó được lọc bằng cái tai người, yet, filtered by the human ear.
Câu viết này chửi bố lũ Vẹm: The fight for memory began as soon as the war stopped.
Cuộc chiến Mít chấm dứt hơn 40 năm rồi, cuộc chiến, the fight, hồi ức, chưa hề có!
Vẫn 1 thứ nhơ bửn vinh danh ca ngợi.
Quá lắm thì cởi mặt nạ nhìn kẻ thù cũ, Yankee mũi tẹt NN cởi mặt nạ nhìn 1 tên Yankee mũi lõ, cựu thù.
Đâu có dám nhìn 1 tên Ngụy!

Trieu Duong: 2 poems as things shift from black-and-white to red-vs-grim-black

AZ, trong Slight Exaggeration, trích Malraux, 1 câu thần sầu - theo nghĩa, nếu áp dụng vào thực tế cuộc chiến Mít. Một cách nào đó, những tên Bắc Kít, khi xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước, chúng đều “mơ thành người Liên Xô”, mơ biến thành 1 tên Hồng Quân chống Nazi trong cuộc chiến vĩ đại của Liên Xô - thì cũng vệ quốc, một bên là Nazi, một bên là tên đầu sỏ thực dân mới, một Miền Nam bị nô lệ ngoại bang:

Malraux says people die only for something that doesn't exist
Người ta chết chỉ vì một điều gì đếch hiện hữu.

Cái gì đếch hiện hữu, với Mít, chính là cái lý tưởng nước Việt Nam là một, có thể nói như vậy.
Đây chính là giấc mơ không tưởng của giống nòi Mít, mà cả lịch sử của nó, là làm cỏ sạch mọi giống dân trên đường chạy thằng Tẫu, mở đường dựng nước về phiá Nam.

Nói như Malraux, OK, nhưng nói như...  GCC, trên, cũng OK:

Cái giả bảnh hơn cái thực. Bạn có thể nói như thế, cũng được.
Nhìn xuyên suốt lịch sử Mít, thì nó đúng là như thế. Bao nhiêu cái đẹp, cái lý tưởng, cái giấc mộng tuyệt vời của cái giống Mít, được Vẹm dùng làm mồi nhử cả lũ Mít, đưa đến 1 đất nước như hiện nay.
Trên Tin Văn, Gấu đã nhiều lần lèm bèm, với cuộc chiến Mít, chỉ có giả tưởng mới mang ý nghĩa thực sự đến cho nó. Chứng cớ: Nỗi Buồn Chiến Tranh, của Bảo Ninh, và Một Chủ Nhật Khác của TTT.

Soviet history
The war for memory

After the Great Patriotic War came the struggle to reckon with-and manipulate-the stories

"I AM writing a book about war," Svetlana Alexievich noted in her diary in 1978. Russian does not have definite and indefinite articles, but Ms Alexievich, at the time a 30-year-old Soviet author, born to a Belarusian father and a Ukrainian mother, did not need one. There was only one war, defining the country at the cost of 20m lives: the Great Patriotic War of 1941-45.
    There had been many accounts, but Ms Alexievich's "The Unwomanly Face of War", published in 1985 and released this week in its first post-Soviet English edition, was unusual: an oral history told by women who enlisted in the army straight after school, learning to kill and die before they learned to live or give life. Some tales were blood-curdling-like that of a 16-year-old nurse who bit off the smashed arm of a wounded soldier to save his life, and days later volunteered to execute those who had fled the field. Other stories were heart-breaking, like that of a girl who first kissed her beloved man only when he was about to be buried.
    The book was followed by other oral histories of people caught in calamities: the Soviet invasion of Afghanistan, the Chernobyl disaster, the collapse of the Soviet empire. In 2015 she won the Nobel Prize in literature "for her polyphonic writings". For her, the nightmares of the 20th century made fiction impossible. "Nothing may be invented ... The witnesses must speak," she said in her acceptance speech. Her work has been called journalism or history, but it defies easy classification.
    Ms Alexievich's greatest talent may be not writing, but listening and getting witnesses to talk. The book is filled with more than 200 voices. Yet, filtered by "the human ear", as she calls herself, they vary little in tone or rhetoric. Her book reflects an uneasy relationship between memory, which often involves mythologizing, and history as a multitude of dimensions. A memoir is not a reconstruction of the past, but a record of the time when the memoir is produced and of the mental state of the person remembering. As such, Ms Alexievich's book is a testimony to the late 1970s and early 1980s and the war for memory which she took part in.
    The fight for memory began as soon as the war stopped. Stalin feared the feelings the war awoke in his people. ("The only time we were free was during the war. At the front," Ms Alexievich was told.) Reminders of suffering were cleared off the streets. Crippled veterans who pushed themselves on self-made wheeled platforms with hands-if they had any-were rounded up and sent to a camp on the island of Valaam. Russian prisoners-of-war were sent to the gulag as potential traitors. "Liberation" brought not freedom, but a new wave of repression and anti-Semitic campaigns. "After the Victory everybody became silent. Silent and afraid, as before the war," one man told Ms Alexievich.
    Victory day-the only unifying and truly national Soviet holiday-became part of the official calendar and mass culture only in 1965. Leonid Brezhnev, the Soviet leader from 1964 to 1982, saw the war as the main source of legitimacy for a stagnating system, and covered himself in military medals: Hero of the Soviet Union, Order of Victory. Liberals and the Soviet apparatchiks fought over its memory, and Ms Alexievich was on the front lines. The bleeding memories of her witnesses clashed with the gloss and bombast of the official rhetoric. Her book was published when Mikhail Gorbachev came to power, hoping to put a human face on socialism.
    Even so, the censor demanded cuts, such as the story of a young partisan woman who drowned her crying baby to avoid alerting German soldiers. Those cuts are restored in the new edition-as are her conversations with the censor, who was particularly scandalized by the description of menstruation on the battle front. "Who will go to fight after such books?" the censor demanded "You humiliate women with a primitive naturalism .. .You make them into ordinary women, females."
    More important, the battle for memory unfolded in the minds of storytellers themselves. A woman who joined a tank brigade at 16 tells Ms Alexievich "how it was", only to follow her story a few weeks later with a letter that included an edit of the transcript of their interview-with every human detail crossed out. The suppression of the human and the humane in people was crucial to surviving Soviet life.
    Having defeated fascism in Germany, the Soviet Union imported some of its ideas and practices, which bore fruits decades later. Waving the banners of the second world war and holding the photographs of those who perished in it defeating fascism, today's Kremlin has restored Soviet symbols, declared the supremacy of the state over the individual and annexed Crimea. Unleashing a war against Ukraine, Kremlin propaganda described Ukrainians who demanded dignity as "fascists" and Russian soldiers as "anti-fascist liberators". The exploitation of the memory of the war has been the central element of modern Russian ideology. It is what makes Ms Alexievich's work so relevant today. _

Số báo này còn bài ai điếu vị nữ Nobel Toán, người Iran, cũng cực tuyệt.

Bèn đi luôn.
Adding up
Maryam Mirzakhani, the world's leading female mathematician, died on July t4th, aged 40

IMAGINE a frictionless ball rolling around a billiard table. Next, work out, on variously shaped tables, which set of ricochets would merely repeat a pattern, and which would eventually cover the whole surface. Full answers are still elusive, but it is the sort of mathematical puzzle that outsiders can at least imagine.
    By Maryam Mirzakhani's standards, such problems were mundane. In her world, the billiard tables were abstract geometric objects which stretched and warped. The problems involved not just one table but a "moduli space", of all possible such surfaces. Fans called her work on these mind-spinning abstractions the "theorem of the decade".
    Until the joy of maths claimed her, she wanted to be a novelist. Books cost next to nothing in the Iran of her childhood, and her earliest ambition was to read everything. Later, her maths had a literary tinge. She thrilled to the unfolding plot lines in the problems she studied-though unlike in literature, she said, they evolved like live characters. "Just as you start getting to know them, you look back and realize your first impression is mistaken."
    By her own account she was a "slow" mathematician, both in the time it took her to get started (her first teacher in Tehran thought she lacked aptitude) and in the way she approached problems: teasing out solutions by doodling for hours on vast sheets of paper. These would swathe the floor of their home, to the delight of her toddler, and to the amused bewilderment of her tidy-minded Czech husband. The point, she said, was not to write down all the details, but to stay connected with the problem. She also likened mathematical inquiry to being lost in a forest, gathering knowledge to come up with some new tricks, until you suddenly reach a hilltop and "see everything clearly".
    But she was quick on other fronts. Encouraged by her teachers and older brother, she soared through the Iranian education system. She was the first girl to represent the country in the mathematical Olympiad, winning gold medals in two successive years. Her beloved abstract surfaces can be described geometrically, with angles, lengths and areas, or algebraically, with equations. She was fluent in both: a mathematical polyglot. She found it "refreshing" to cross what she dismissed as the "imaginary" boundaries between different branches of the subject.
    After Harvard and a stint at Princeton, she ended up at Stanford, winning the Fields medal-broadly the maths equivalent of a Nobel prize-in 2014, the first woman to do so since its inception in 1936.
Her doctoral thesis alone was an academic earthquake, leading to papers published in the three most-admired mathematical journals. Of her great breakthroughs, perhaps the most easily explained involves hyperbolic surfaces: roughly, doughnuts with two or more holes, but where each point on the surface curves upwards, like a saddle. These exist, in theory, in infinite varieties. A big puzzle involves "geodesic" lines: the shortest distances between two surface points. Some may be infinitely long; others are "closed", forming loop with no endpoints. A fascinating and tiny handful, known as "simple", never cross themselves. Her thesis revealed a formula for how the number of simple closed geodesics of a given length rose as that length increased. Such work might seem abstruse to outsiders, but uses abound, from cosmology to cryptography.
    She belied stereotypes. To Americans, she had to explain that in her native Iran (unlike Saudi Arabia) women's education and careers were not just tolerated but encouraged: her girls' high school was run by a national organization responsible for hothousing young talent. She was not only the first woman to win the Fields medal, but the first Iranian, making her a celebrity there. Some media flinched piously from portraying her without a headscarf, a taboo which frayed after her death. Her marriage to a non-Muslim was not recognized, hampering family visits. Many also bemoaned her emigration, part of a debilitating brain drain. She moved to America for postgraduate study in 1999, a time when today's anti-Muslim immigration policies were unimaginable.

Drawing a line

She quailed only before the limelight. She ignored a friend's e-mail telling her of the Fields award, assuming it was a practical joke. In remission from the cancer that would eventually kill her, she worried that chemotherapy had left her too weak to attend the awards ceremony.
    Men have roughly five in every six maths-heavy academic jobs in America, part of a wider puzzle that neither nature nor nurture fully explains. One reason may be that maths talent and female fertility flower in the same crucial years. She acknowledged the problem of discouragement, but resisted pressure to be a role model; other women were doing great things too, and anyway research mattered more. At conferences, female colleagues, working in pairs, helped her dodge media inquiries. While one distracted the journalist, the other let her ricochet to a more familiar plane of being. _

Sao người ta, cái ông Havel ấy, lại có thể nói hay thế?

Image may contain: 1 person, text and closeup

Note: Havel n
ói, không hẳn như thế:

http://tanvien.net/tg/tg20_ke_ban_xoi.html

Theo Vaclav Havel, đây là chủ nghĩa tự động-toàn trị (auto-totalitarisme) của xã hội. Vẫn theo ông, chế độ toàn trị đặc biệt ở chỗ: khác hẳn những chế độ bạo chúa truyền thống, ở đây không có thiểu số áp bức đa số, mà là, mỗi cá nhân đều bị cuốn hút vào guồng máy: họ vừa là đao phủ, vừa là nạn nhân, tuỳ theo mức độ nào đó. Mỗi cá nhân là một bộ "nạn nhân-đao phủ", "tù nhân-cai ngục". Mấy ông Trung Ương Đảng cũng không thoát khỏi "qui luật" này: Một phần thân thể, tôi chịu đựng hệ thống; phần kia, tôi điều khiển nó, làm cho nó hoạt động. Đây chính là phần số bi thảm mà chế độ toàn trị đã áp dụng lên mỗi cá chân.

Vĩnh Biệt Chính Trường
Vaclav Havel
Lời giới thiệu:

Vaclav Havel sinh ngày 5 tháng Mưòi 1936, tại Prague, Tiệp Khắc. Cha của ông là một thương gia giầu có. Khi cuộc đảo chánh do những phần tử được Moscow hỗ trợ nắm quyền Czechoslovakia vào năm 1948, gia đình ông bị liệt vào danh sách "kẻ thù của giai cấp", và bị tịch thu tài sản. Bản thân ông, bị cấm không được học quá chương trình tiểu học. Ông học xong trung học một cách lén lút, vào ban đêm, trong khi ban ngày làm chuyên viên phòng thí nghiệm. Bị bác đơn xin học ngành nghệ thuật, ông học kinh tế tại Đại học Kỹ thuật Czech. Sau khi tốt nghiệp vào năm 1957, phục vụ quân đội trong hai năm.

Nhà soạn kịch, chính trị gia, nhà đối kháng, ly khai và tranh đấu cho nhân quyền. Bị bắt 4 lần, trải gần 5 năm trong tù, 1977-89. Được dân bầu làm tổng thống Tiệp (Czechoslovakia), 1989; và bầu làm tổng thống Cộng Hoà Czech Republic (1992).

Thập niên 1960, ông sáng tác những bi hài kịch theo kiểu Kafka, nhằm chỉ trích sự phi lý của chế độ thư lại cộng sản. Trong vở kịch dài "The Garden Party" (1963), những nhân viên nhà nước cộng sản đã không làm sao phá huỷ được chế độ thư lại, chỉ vì không làm sao giải được ngôn ngữ mật mã mà nó sử dụng. Thời kỳ đen tối ngay sau khi xe tăng Liên Xô giập nát "Mùa Xuân Prague 1968", lợi dụng chút tự do ngắn ngủi, ông viết hai vở kịch mang tính hiện sinh, "The Conspirators" và "The Mountain Hotel".

Thời gian dài sau đó, tiếp theo sau cuộc xâm lăng của Liên Xô, ông quay qua viết chui, với những tác phẩm như Phỏng Vấn, "Interview" (1975), Một Cái Nhìn Riêng Tư, "A Private View" (1975), và Phản Đối, "Protest" (1978). Nhân vật là chính ông, có cái tên là Vanek ở trong những vở kịch kể trên, một nhà ly khai, và nhà văn, bị nhà nước bách hại. Những vở kịch trên đều được trình diễn trong bí mật.

Bà vợ của ông mất vì ung thư, tháng Giêng 1966. Bản thân ông cũng đã trải qua những cuộc điều trị ung thư phổi.

Sau đây là bài diễn văn của Tổng Thống Havel, tại Nữu Ước, vào ngày 19 tháng Chín, 2002, tại Graduate Center of the City University, nhân chuyến công du nước Mỹ sau cùng của ông, với cương vị Tổng thống xứ Cộng Hòa Czech Republic.

Trong những số tới Jennifer tôi sẽ giới thiệu thêm về những tác phẩm của Havel.

Vẫn còn ngời ngời trong tôi, là kỷ niệm chuyến đi mười ba năm trước đây, vào tháng Hai 1990, thành phố Nữu Ước chào mừng tôi, như là vị tổng thống mới tinh của xứ Czechoslovakia. Lẽ dĩ nhiên, đây không phải vinh danh cá nhân tôi, mà là một cách vinh danh tất cả những đồng bào của tôi, mà, bằng một hành động không bạo động, đã có thể lật đổ một chính quyền quỉ ma từng ngự trị trên xứ xở này. Và cũng vinh danh tất cả những người, trước tôi, hay cùng với tôi, đã chống cự, cưỡng lại chế độ đó, một lần nữa ở đây, bằng những phương tiện không bạo động. Rất nhiều người yêu tự do trên toàn thế giới, đã nhìn chiến thắng của cuộc Cách Mạng Nhung Czechoslovak Velvet Revolution tại Tiệp khắc như là một loài chim đem tin mừng, về một thế giới nhân bản hơn đang cận kề, một thế giới mà trong đó, tiếng nói của thi sĩ thì cũng đầy quyền uy, chẳng thua gì của ông chủ ngân hàng.

Hôm nay chúng ta vui vầy ở đây, ấm áp, ngời ngời, đầy ấn tượng, chẳng kém chi lần trước, và một không khí như vầy tự nhiên khiến tôi băn khoăn về một điều, rằng, thời gian mười ba năm trôi qua, tôi có gì thay đổi, và khoảng đời làm tổng thống, chắc là chẳng thoải mái, khó mà cảm thông, ảnh hưởng gì tới tôi, và những kinh nghiệm không thể nào đếm được, qua bằng ấy năm tháng chẳng thể nào êm đềm, đã thay đổi con người tôi, bằng những cách như thế nào.

Và tôi khám phá ra một điều phải nói là kỳ quái. Bởi vì ai mà chẳng cho rằng, giầu kinh nghiệm như vậy sẽ làm cho tôi tự hào hơn, tự tin hơn, sáng sủa hẳn ra, nhưng ngược hẳn vậy. Tôi trở nên bớt tự tin, và càng khiêm tốn hơn. Các bạn có thể không tin, nhưng mỗi ngày tôi một thêm khớp vì phải lên sân khấu; ngày nào tôi cũng sợ, rằng mình không đóng tới nơi tới chốn vai của mình, và như thế, tôi sẽ làm tệ, làm hỏng công việc đó. Càng ngày càng trở nên khó khăn hơn, cái việc viết diễn văn, và càng sợ hơn, khi ngồi viết: cứ như là rắn cắn phải lưỡi, nghĩa là bổn cũ soạn lại, hàng nhiều lần. Cứ thế, tôi sợ rằng tôi sa sút một cách thê thảm đối với hoài vọng, và tới một ngày nào đó, mình lộ chân tướng: chỉ là một gã bất tài, một tên thất bại, và cho dù đầy thiện ý, tôi sẽ tạo những lỗi lầm ngày càng lớn, cho tới một ngày, tôi không còn được tin cậy, chẳng có chút đáng giá, nghĩa là vô dụng, và do đó mất quyền làm những gì tôi làm.

Và trong khi những vị tổng thống khác, trẻ hơn tôi vào lúc tại chức, tỏ ra rất hân hoan mỗi lần có cơ hội gặp gỡ, giữa họ với nhau, hoặc với những người quan trọng khác, xuất hiện trên truyền hình, hay ban diễn từ, đọc diễn văn, bấy thứ đó chỉ làm tôi thêm sợ. Đòi phen, lẽ ra tôi phải hân hoan đón chào một cơ hội tốt, thì tôi lại cố tình tránh né do nỗi sợ phi lý, là tôi sẽ làm hỏng thời cơ kia bằng cách này cách khác, và còn có thể tổn hại đến chính nghĩa. Nói tóm tắt là, tôi ngày càng thêm ngần ngại, nghi ngờ, ngay cả với chính mình. Và tôi càng có thêm kẻ thù bao nhiêu, tôi càng cùng phe với họ bấy nhiêu, ở trong cái đầu của mình, và như thế, tôi trở thành kẻ thù khốn kiếp nhất, tệ hại nhất của chính tôi.

Làm sao giải thích nỗi đoạn trường, cuộc truân chuyên, là cái nhân cách của tôi, ở đây?

Có lẽ, một khi không còn làm tổng thống nữa, tôi sẽ đào sâu thêm về vấn đề này, nghĩa là kể từ tháng Hai sắp tới, tôi sẽ có thì giờ, và có một quãng cách với chính trường, và, lại có tư cách của một con người hoàn toàn tự do, tôi sẽ khởi sự viết một cái gì đó khác với những bài diễn văn chính trị.

Tuy nhiên, vào lúc này, hãy cho tôi thử đưa ra một trong rất nhiều lời giải thích, về những nguồn cơn cơ sự kể trên. Như bạn biết đấy, càng về già, càng trở nên chín chắn, về kinh nghiệm cũng như là về tâm trí, tôi dần dần nhận ra một cách đầy đủ tầm mức trách nhiệm của mình, và về những đòi hỏi rất đỗi thay đổi, đa dạng, đẻ ra từ cái công việc mà tôi chấp nhận. Hơn thế nữa, thời gian cứ thế tiến gần, trong khi những người chung quanh tôi, thế giới, và - điều tệ nhất – lương tâm của riêng tôi, chẳng còn hỏi tôi những điều đại loại như thế này: đâu là những lý tưởng, mục tiêu của tôi, tôi đã mong hoàn thành những gì, thay đổi thế giới ư, làm sao thay đổi... nhưng thay vì như thế, bây giờ là những câu hỏi như thế này: cuối cùng tôi đã làm được chút nào không, những ý hướng nào đã được đề ra, và hậu quả thế nào, di sản để lại, và cái kiểu thế giới nào, tôi muốn để lại sau lưng mình. Và bất thình lình, tôi cảm thấy nỗi nhức nhối, khó chịu, vừa mang tính tâm linh, vừa mang tính trí thức: vẫn là nỗi nhức nhối, đã có lần tôi cảm thấy, khi đứng lên, chống lại chính quyền toàn trị, và đi vào tù vì dám làm như thế. Chính nỗi nhức nhối này làm cho tôi đắm chìm vào những nghi ngờ, về giá trị việc làm của riêng tôi, về những việc làm của những người mà tôi hỗ trợ, và về ảnh hưởng của những người có được vì tôi.

Trong quá khứ, mỗi lần được trao những bằng cấp danh dự, nghe những bài diễn văn ngợi ca, tôi thường cười với chính tôi, rằng, làm sao mà trong rất nhiều dịp như thế này, tôi lại nhớ tới một chú bé, trong câu chuyện cổ tích, nhân danh cái tốt, đập đầu vào bức tường tòa lâu đài của những ông vua độc ác, ma quỉ, cho tới khi bức tường đổ xuống, chú bé trở thành vì vua, và trị vì vương quốc trong nhiều năm, bằng sự khôn ngoan và tài đức của mình. Đừng trách tôi coi nhẹ những dịp lễ lạc như trên, tôi trân trọng, đánh giá cao những bằng cấp tiến sĩ danh dự mà tôi đã được trao tặng, và tôi luôn luôn cảm động, khi nhận chúng.

Tuy nhiên, như trong câu chuyện thần tiên trên chứng tỏ, tôi chỉ muốn đưa ra một mặt khác - hơi có tính hài hước - của vấn đề. Bởi vì, tôi bắt đầu hiểu ra, tại làm sao, duyên cớ nào, tất cả giống như một cái bẫy quái quỉ mà số mệnh đã bầy đặt cho tôi. Bởi vì, như một viên đạn sỏi ở trong một cái ná của một đứa trẻ, chỉ trong một đêm, tôi thấy mình ở trong một thế giới của những câu chuyện thần tiên, và rồi, trong những năm tiếp theo, phải trở về trái đất, và nhận ra, những câu chuyện thần tiên chỉ là phóng chiếu những mẫu người (human archetypes), và thế giới chẳng hề được cấu trúc như một câu chuyện thần tiên. Và, chẳng bao giờ cố gắng làm một ông vua như trong chuyện thần tiên kể trên, mặc dù "bị" số mệnh đẩy vào một sự biến của lịch sử, thì cứ nói như vậy, nhưng tôi lại không có được sự miễn nhiễm ngoại giao, khi té cái bịch xuống trái đất, từ thế giới hào hứng cách mạng vào thế giới thư lại tẻ nhạt thường ngày.

Làm ơn hiểu dùm, tôi không hề muốn nói rằng tôi đã bỏ cuộc, đầu hàng, hay là mọi chuyện đều vô ích. Ngược lại, thế giới, nhân loại, và nền văn minh của chúng ta, tất cả thấy mình ở ngã tư, ngã năm, có lẽ quan trọng nhất, trong lịch sử của chúng, vào lúc này. Chưa từng có một cơ may nào lớn lao như vậy, trong những thời kỳ mới đây thôi, để hiểu tình thế, hoàn cảnh của chúng ta, và hai ngả đường mà chúng ta phải chọn lựa: gật đầu chấp nhận con đường của lẽ phải (reason), hòa bình, và công lý, thay vì con đường dẫn đến sự hủy diệt chính chúng ta.

Tôi nhấn mạnh, chỉ điều này: gay go lắm, chông gai lắm, là con đường của lẽ phải, hòa bình và công lý. Chấp nhận gian khổ, phải tự xóa mình, phải kiên nhẫn, phải chịu học – phải có tri thức – phải có một cái nhìn khái quát, điềm đạm, và phải dám chịu rủi ro, do hiểu lầm, hiểu sai. Cùng lúc đó, chấp nhận con đường của lẽ phải, hòa bình và công lý còn có nghĩa: mọi người nên tự phán đoán về chính mình, rằng tài cán ấy, sức lực này, có thể làm nên cơm cháo gì, và hành động tùy theo "nội lực" của mình, đừng để xẩy ra tình trạng tẩu hỏa nhập ma, hại không chỉ riêng mình mà còn gây họa cho người khác; chỉ như vậy thì cái nội lực của mỗi con người mới không bị cạn láng; mà ngày một tăng thêm, nhịp nhàng với những nhiệm vụ, mục tiêu mới mà tự mình đề ra cho mình. Nói một cách khác, sẽ chẳng có chuyện dựa vào bí kíp, kỳ thư, hoặc thần dược, hay linh chi ngàn năm; nghĩa là đừng dựa vào những câu chuyện thần tiên và những người anh hùng ở trong đó. Cũng chẳng còn có chuyện dựa vào những sự biến của lịch sử, nhờ đó, những nhà thơ ngồi chễm chệ vào những chiếc ngai của những ông vua bà chúa, những ông tướng, ông tá vừa bị lật nhào. Những tiếng nói cảnh giác của những nhà thơ cần phải được lắng nghe hết sức cẩn trọng, và càng được cẩn trọng nếu đem ra áp dụng, có lẽ còn cẩn trọng hơn cả của những tiếng nói của mấy ông chủ nhà băng hay mấy ông giao dịch chứng khoán. Nhưng cùng lúc đó, chúng ta đừng hoài vọng, rằng thế giới – ở trong tay những thi sĩ – bất thình lình biến thành một bài thơ.

Có lẽ phải như thế thôi. Có một điều tôi biết thật rõ, là, cho dù tôi đã đóng vai trò của mình như thế nào, cho dù tôi rất muốn, hoặc xứng đáng được trao cho, cho dù tôi, nhiều hoặc ít, hài lòng với những cố gắng của mình, tôi hiểu ra rằng, cái việc làm tổng thống đó đúng là một món quà tặng tuyệt vời mà số mệnh đã ưu ái trao cho tôi. Tôi đã có cơ hội, có cái phần của mình, ở trong những biến động lịch sử, chúng thực sự đã thay đổi bộ mặt của thế giới. Và còn điều này nữa, như là một kinh nghiệm của cuộc đời, và một cơ hội có tính sáng tạo, nó thật đáng, với tất cả những cạm bẫy ẩn giấu ở trong nó.

Và bây giờ, nếu các bạn cho phép, sau chót, tôi cố gắng tạo một khoảng cách với chính mình, và thử đưa ra ba, trong số những "đoan chắc", đúng ra là những nhận xét (observations) ngày nào của tôi, mà cái quãng đời làm tổng thống ở trong giới chính trị cao cấp, đã chứng nghiệm:

(1). Nếu nhân loại sống còn, và tránh được những thảm họa mới, thì, cái trật tự chính trị toàn cầu phải được đi kèm bởi một sự kính trọng lẫn nhau một cách thành thực, giữa những lục địa, quốc gia, văn hóa, văn minh trên những vùng địa cầu khác nhau; và bởi những cố gắng thực thà, lương thiện của mỗi thành phần như thế đó, trong việc tìm kiếm những giá trị hay là những thế giá đạo đức cơ bản mà họ cảm thấy có thể là của chung, và coi chúng là những viên gạch xây dựng những nền tảng của cuộc sống chung của họ, ở trong một thế giới được nối kết vào với nhau, trên mặt toàn cầu.

(2). Cái độc, cái ác phải được đối mặt, và hủy diệt ngay từ khi còn trong trứng nước; và nếu không có cách chi để mà diệt cái ác ngay từ mầm mống của nó, thì đành phải sử dụng tới vũ lực. Nếu cái kho tàng vũ khí hiện đại, tinh vi hữu hiệu là như thế, tốn tiền tốn bạc là như thế, phải được lôi ra sử dụng, thì hãy sử dụng nó cách nào mà không làm khổ, làm hại tới dân lành. Nếu không thể được như vậy, nghĩa là người dân lành cứ thế mà chết theo, thì cái kho võ khí khốn kiếp kia là một sỉ nhục cho toàn nhân loại, và bao nhiêu thời giờ, bạc tỉ, sức lực, trí tuệ đổ vào đó, thật đáng gọi là một sự tốn hao vô ích.

(3). Nếu chúng ta xem xét những vấn đề mà thế giới hiện nay đang phải đối đầu, nào là kinh tế, xã hội, sinh thái hay là những vấn đề mang tính tổng quát về văn minh, cho dù muốn hoặc không, chúng ta đều đụng với câu hỏi: tiến trình hành động như thế đó, có thích đáng hay là không, và theo một cái nhìn dài hạn, mang tính toàn cầu, trách nhiệm của nó ra sao. Trật tự đạo đức và những nguồn gốc của nó; nhân quyền và những nguồn gốc về quyền của dân chúng, từ đó chúng ta có được những điều được gọi là nhân quyền như hiện nay; trách nhiệm làm người và những nguồn gốc của nó; lương tâm con người và một cái nhìn thấu đáo, mà qua đó, không có gì có thể che giấu, bằng bức màn tre hay màn sắt, hay bất cứ thứ màn gì, của sự dối trá, hay của những lời nói cao thượng, phong nhã, quân tử: Trong niềm xác tín sâu xa nhất của tôi, và trong kinh nghiệm của tôi, đó là những chủ đề chính trị quan trọng nhất của thời đại chúng ta.

Các bạn thân mến, khi nhìn quanh tôi, và thấy rất nhiều người nổi tiếng có vẻ như từ trên trời sa xuống trái đất, tôi không thể không có cảm giác, rằng, sau cùng, sau cú té dài từ thiên thai xuống trái đất cứng rắn này, bất thình lình tôi lại thấy mình, một lần nữa, ở trong một câu chuyện thần tiên. Có lẽ chỉ có chút khác biệt: bây giờ, tôi có thể thưởng thức cảm giác này, nhiều hơn là lần cách đây mười ba năm.

Jennifer Tran chuyển ngữ

(từ bản tiếng Anh của Paul Wilson, dịch từ nguyên bản tiếng Czech, đăng trên tờ Điểm Báo Nữu Ước, NYRB, số đề ngày 24 tháng Mười, 2002).

*

Trong túi luôn thủ sẵn cái bàn chải đánh răng. Cớm VC Tchèque tới lúc nào là đi lúc đó.

Quái làm sao, GCC lại nhớ đến tay soạn nhạc người Nga, Shostakovich, thời gian thất sủng, không dám ngủ ở trong nhà, mà ở hành lang, chờ KGB tới bắt, để vợ con khỏi phải nhìn thấy cảnh tượng này. Trên TLS số mới có 1 bài hay lắm về ông, đúng hơn, về cái thế đi hai hàng của ông. Để thủng thẳng TV giới thiệu độc giả, coi có giống đám sĩ phu Bắc Hà không. 

GCC coi lại, trên tờ Điểm Sách London, số 1, Dec 2011, không phải TLS.
Số này còn 1 bài Tim Parks điểm Beckett’s Letters, cũng được lắm.

Malaparte

My Old Saigon











Viết mỗi ngày

Chuyện Tình

Chỉ có truyện tình là vĩ đại thôi. K phán.

Image may contain: text



Gấu mua cuốn Into The Looking-Glass Wood của Alberto Manguel cũng lâu rồi, có đọc lai rai, vì là 1 tác giả Gấu mê, ngay từ lúc vừa ra hải ngoại, qua sự giới thiệu của Nguyễn Tiến Văn, với cuốn A History of Reading của ông. Bữa nay lôi ra đọc, vớ đúng 1 bài thật là thần sầu “Borges in Love”.
Manguel đã từng hân hạnh là người đọc truyện cho Borges, khi ông bị mù. Bài viết kể về cuộc tình của Borges với Estela Canto, và Borges viết truyện The Aleph, là để tặng vị này.
Sau đây là link bản tiếng Anh, và bản tiếng Việt (Da Màu).
Tiép đó, Gấu bèn lai rai về truyện ngắn The Aleph.

http://damau.org/archives/43270

http://www.phinnweb.org/links/literature/borges/aleph.html

In a 1970 commentary on the story, Borges explained, "What eternity is to time, the Aleph is to space." As the narrator of the story discovers, however, trying to describe such an idea in conventional terms can prove a daunting—even impossible—task.

Trong 1 lần còm, Borges giải thích, "cái" là "vĩnh cửu" với thời gian, thì với The Aleph, "nó" là "không gian".
Món quà của Borges tặng em, đúng là như thế, cái "nơi chốn của tất cả nơi chốn"

Bạn đọc Tin Văn hẳn cũng đã đọc MCNK của TTT, trên Tin Văn, và chắc hẳn cũng khổ tâm như Duy, 1 nhân vật ở trong truyện. Duy băn khoăn, thế rồi Hiền đi đâu. Kiệt thì giải thích với vợ là, anh đưa Hiền tới đó, rồi lại về với em.
Chỗ đó là chỗ nào?

Có lần Gấu gọi nơi chốn đó, là Lost Domain, muợn từ Anh Môn. Nhưng Manguel cho biết, đó là Ithaca: The place that is all places, tức là The Aleph.
Borges cho biết, ông cảm thấy định mệnh của ông, là, đếch được hạnh phúc, that it was not his destiny to be happy. Quái làm sao, Gấu cũng đã từng bị phán như thế, qua ông bạn chưa từng được gặp là nhà văn Doãn Dân, sĩ quan VNCH, đã tử trận. Nhớ là, Nguyễn Tân Văn, bạn thời còn đi học của Gấu, có lần đưa cho anh đọc cuốn “Những ngày ở Sài Gòn”, đọc xong, anh phán, thằng cha này quá sợ hạnh phúc! (1)

(1) Doãn Dân: Tên Trần Doãn Dân, sinh năm 1938 tại Nam Định. Sĩ quan. Tử trận tại Quảng Trị ngày 29.4.1972
VHTQ V
õ Phiến

   Viết mỗi ngày

Borges in Love

A young woman in the audience:
"Mr. Borges, have you ever been in love?"
Borges (unhesitatingly): "Yes."
Yale University, March 1971

*


LCPEZ LECUBE: You said once that you have always been in love with a woman.
BORGES: Yes, but the women have changed over time.
LCPEZ LECUBE: Have you had so many loves?
BORGES: I asked my sister about her first love and she said to me, "I don't remember much from my life but I know that I've been in love since I was four years old," and as far as I remember I have always been in love, but the people change. The love is always the same, and the person is always unique, even if she is different.
LCPEZ LECUBE: Who is that unique person?
BORGES: There have been so many that I've lost track.
LOPEZ LECUBE: Have you been in love with many women?
BORGES: It would be very strange if I hadn't.
LOPEZ LECUBE: Because I would say that actually one has very few great loves.
BORGES: All love is great, love doesn't come in different sizes, whenever one is in love, they’re in love with a unique person. Maybe every person is unique, maybe when one is in love they see a person as they really are, or how God sees them. If not, why fall in love with them? Maybe every person is unique, I could go further: maybe every ant is unique, if not why are there so many of them? Why else would God like ants so much? There are millions of ants and each one is undoubtedly as individual as, well, as Shakespeare or Walt Whitman. Every ant is undoubtedly unique. And every person is unique.
LOPEZ LECUBE: Like women ... ? The species known as woman?
BORGES: I think that they're more sensible than men, I have no doubt that if women governed countries, there would be no wars, men are irrational, they've evolved that way, women too.
LOPEZ LECUBE: So why aren't women allowed to govern countries?
BORGES: Well, they probably have somewhere ... I was talking to Alicia Moreau de Justo who seems a miraculous person to me; she's about to turn a hundred and she speaks so fluently. She can put together long, complex phrases and each phrase has a certain elegance. I was genuinely amazed for the first time in my life, really, a few months ago at her house, which is in Cinco Esquinas. The tenement where Leónidas Barletta was born used to stand where her house is now, in Juncal and Libertad, and Barletta used to say to me ''I'm a compadrito from Cinco Esquinas." In the end he came into town. He liked to play the guitar and knew how to improvise, he was very good. Once he dedicated a song to Mastronardi that lasted maybe a quarter of an hour, all improvised, the whole thing, it came to him very easily.

Có lần ông phán, ông luôn yêu 1 người đàn bà
Yes. Nhưng đàn bà thay đổi theo thời gian
Ông có nhiều tình yêu?
Tôi hỏi bà chị của tôi, về tình yêu đầu tiên của bà, bà nói, “Ta không nhớ nhưng ta nhớ là ta yêu lần đầu khi ta bốn tuổi”, và như tôi nhớ, tôi luôn yêu, nhưng con người thay đổi. Tình thì luôn luôn là thế đó, và người, thì độc nhất, ngay cả nếu nàng khác đi.

http://nhilinhblog.blogspot.ca/2017/07/linda-le-nam-nay-2017.html

Cuốn tiểu thuyết mới của Linda Lê:

Nhân nói chuyện, chỉ những kẻ mê viết...
GCC có lần thú thực, không đọc được Linda Lê, văn, nhưng rất mê Linda Lê, tiểu luận.
Đây là vấn đề tạng văn, tạng người. Có thể nói, Gấu chỉ đọc được có 1 Faulkner, và với Faulkner, cũng chỉ có 1 cuốn “Absalom, Absalom!”
Vẫn, có thể nói, giả như không đọc “Absalom, Absalom!”, là không có GCC!

Cái đoạn văn mở ra cõi văn của GCC, post sau đây, đúng là cái đoạn văn mà hồi mới viết, Gấu cứ phải lôi ra tụng, lấy hứng, và chôm, 1 câu, hay 1 ý nào đó, rồi từ đó, phóng ra, phóng tới

No automatic alt text available.







1

From a little after two o’clock until almost sundown of the long still hot weary dead September afternoon they sat in what Miss Cold field still called the office because her father had called it that-a dim hot airless room with the blinds all closed and fastened for forty-three summers because when she was a girl someone had believed that light and moving air carried heat and that dark was always cooler, and which (as the sun shone fuller and fuller on that side of the house) became latticed with yellow slashes full of dust motes which Quentin thought of as being flecks of the dead old dried paint itself blown inward from the scaling blinds as wind might have blown them. There was a wisteria vine blooming for the second time that summer on a wooden trellis before one window, into which sparrows came now and then in random gusts, making a dry vivid dusty sound before going away: and opposite Quentin, Miss Cold field in the eternal black which she had worn for forty three years now, whether for sister, father, or nothusband none knew, sitting so bolt upright in the straight hard chair that was so tall for her that her legs hung straight and rigid as if she had iron shinbones and ankles, clear of the floor with that air of impotent and static rage like children's feet, and talking in that grim haggard amazed voice until at last listening would renege and hearing-sense self-confound and the long-dead object of her impotent yet indomitable frustration would appear, as though by outraged (recapitulation) evoked, quiet inatten....

Bạn so sánh đoạn trên, với khúc sau đây, trong Tứ Tấu Khúc:

Mùa Hè Miền Nam

Căn nhà gỗ, vách ván, nền tráng xi măng, mái thấp, đứng ở ngoài hiên, hơi kiễng chân có thể lùa tay dọc theo con máng, lùa mớ lá khô, rồi sau đó, lấy rẻ ướt vét sạch lớp bụi cát do những chuyến xe đò chạy trên đường lộ lùa tới, lưu cữu dưới lòng máng sâu, mùi xăng nhớt lẫn trong luồng hơi nóng bị vách ván cùng những cánh cửa sổ đóng kín, ngăn chặn, quanh quẩn trong hiên, đánh thức những giấc ngủ trưa chập chờn, bài hoải trên chiếc ghế bố ở cuối hiên, đánh thức luôn những xúc động nhỏ nhặt, những ước muốn mơ hồ, không rõ rệt... Một lần giở một khúc máng gỉ nát tính sửa chữa, tình cờ tìm lại được cả một tập thư tình viết cho L.H. Những bức thư tình viết đầu tiên trong đời, trong đêm khuya, dưới ánh đèn lén lút chiếu sáng vừa đủ trang giấy, lo sợ, không phải ánh sáng đèn, nhưng mà là những xúc động rồn rập (nhiều lúc làm nghẹt thở), làm mọi người thức giấc; càng về khuya, chữ càng thêm năng nề, nhưng vẫn không thể nói hết, thỉnh thoảng viết được một vài điều thật cảm động, (những kể lể sướt mướt, những lời nói họa hoằn của nàng vẫn còn đọng lại, tiếng cười, cử chỉ của nàng khi vẫy tay từ giã, hẹn kỳ hè tới sẽ gặp lại...), vội vã tắt đèn, ngồi yên lặng trong bóng tối, sợ hãi chính nỗi xúc động của mình, chúng có thể gây nên những tiếng động lịch kịch như tiếng bàn ghế di chuyển, làm ngọn đèn cháy sáng trở lại, nỗi xúc động giống như nỗi cô đợn nhiều khi đột nhiên thái quá, làm ngây ngất, khó chịu. Những bức thư viết nhưng không bao giờ gửi, không phải sự sợ hãi, không phải quá rụt rè khi gặp nàng, nhưng mỗi lần tính đưa, thì một cử chỉ vô tình của nàng làm khựng lại, ngay chính người đưa thư cũng nhận ra sự vô ích, thừa thãi, nhưng tại sao vẫn.... Tưởng tượng nếu nàng đọc những bức thư đó, có cảm giác chết cứng vì tủi hổ, nỗi cô đơn đột nhiên bị tước đoạt, cảm giác trần truồng trước mặt nàng, trước người khác... Những bức thư được giấu kỹ trong đống sách vở, ở dưới đệm giường, ở dưới lòng máng, chỗ an toàn nhất không sợ chị Thu lục lọi ngăn kéo hộc bàn tìm mẩu viết chì, thỏi gôm, lật những cuốn tập, vô tình thấy, tò mò đọc, chắc chắn sẽ cười cợt, chế giễu, nhưng có thể sẽ thương hại; xấp giấy được giấu kỹ như những món quà, bánh được ba má chia đều cho hai chị em, thường để dành, tìm chỗ cất giấu, nhiều khi mải chơi, quên luôn, khi nhớ tìm lại, kiến bu quanh, hoặc chuột đã tha đi đâu mất tích, xấp giấy nay cũng bị gián nhấp tả tơi, chữ thiếu hụt, chỗ còn mất, nước mưa làm nhiều chỗ trở nên trắng bệch, mất cả buổi sáng tìm cách vá víu, chắp nối, nhưng không thể, quá khứ... 

Mái lợp ngói nâu, vẻ cũ kỹ, mốc thếch, vườn cây vây quanh nhà, con kinh đào dẫn nước luân lưu khắp vườn, sau cùng đổ những trái dừa, trái cam hư thối ra nhánh sông sau nhà, một chiếc xuồng lập úp, vùi giữa đống lá dưới bóng một thân cây lớn, chủ nhật hay ngày lễ, nhất là vào dịp nghỉ hè, L. H. từ Sài Gòn lên vườn thăm chị Thu, sẽ đưa nàng đi chơi xuồng, cả hai len lỏi giữa những vùng trời nước im lặng, tiếng mái chèo đập nước làm át tiếng tim đập mạnh, giả đò thở hổn hển vì mệt chứ không phải vì quá xúc động... hoặc đậu xuồng dưới đám lá cây dầy đặc che hết ánh nắng (nàng bỏ kính che mắt, trong bóng mát, ánh mắt chợt long lanh, có thể nàng biết... tinh nghịch nhúng tay xuống nước, bóng nàng vỡ ra từng mảnh, chụm dần lại... biết tôi đang đăm đăm, ngơ ngẩn nhìn....), hoặc chìm mất giữa đám sậy nhỏ, những lần đi quá xa, tiếng chị Thu từ trên bờ gọi trở về dùng cơm vọng nước tới làm tắt ngấm những lời dự định nói, cuối cùng vẫn chỉ là những lời vu vơ, những hỏi han về việc học, về thành phố Sài Gòn đã lâu chưa có dịp xuống chơi, về một vài dự tính trong tương lai (nàng nói, sẽ học y khoa, chữa bệnh cho mọi người nhưng không cho riêng ai, tâm sự của mỗi người cũng chỉ là một chứng bệnh, rồi sẽ qua đi, chẳng cần chữa trị...), tất cả những gì còn lại được giấu kín như những bức thư chẳng bao giờ gửi, như những lần tự nhủ, trước khi nhập ngũ, sẽ gặp nàng một lần, và sau đó sẽ bỏ đi, sẽ mất tích trong cuộc chiến, hoặc cũng chẳng cần cuộc chiến, sẽ cố gắng quên hết, cố gắng làm lại từ đầu, giả sử như chưa từng gặp nàng, như những lần lang thang nơi khu phố nàng ở, (gần một ngã sáu, khu trung tâm thành phố, sinh hoạt đông đảo, một cửa tiệm bán sách vở, dụng cụ văn phòng, nàng thường ngồi sau một chiếc bàn lớn ở gần phía bên ngoài, gần cửa ra vào, phóng xe qua thật nhanh, hơi nhìn ngang, có thể thoáng thấy nàng ngồi chăm chú, viết, hoặc lơ đãng nhìn ra bên ngoài, làm sao nàng có thể nhận ra...), hoặc ghé xe bên lề đường, mua tờ báo, bao thuốc, hoặc ngồi uống cà phê ở quán Tầu phía bên kia đường, ngó những đứa trẻ đánh giầy chia nhau tiền bạc, giành giật khách, hay mẩu thuốc, khi ra về thường quá khuya, vòng xe qua con đường phía sau nhà nàng, ngó nhìn lên, có thể bóng dáng nàng sẽ hiện ra nơi khung cửa sổ trên lầu cao, che bớt ánh đèn lạnh toát, thỉnh thoảng bị mưa, ướt sũng, run lập cập, cần nhất là không bao giờ kể lể than khóc với nàng về ba chuyện đó, và nàng cũng chẳng bao giờ biết, hoặc hiểu được, nàng đến từ phía bắc, từ một thành phố có mưa phùn, có gió bấc, có rét mướt, băng giá, và nàng mang theo cùng với nàng chút giá băng, lạnh lùng, một chút tẻ nhạt, nàng đứng ở bên ngoài đời sống cô đơn, rực lửa, quạnh hiu của tôi, ở ngoài những nao nức, những băn khoăn, những mơ mộng của cả một thời niên thiếu, ở ngoài sự kiêu ngạo muốn đạp đổ tất cả, muốn xua đẩy nỗi giá băng, lòng lo lắng sợ sệt, muốn được nàng an ủi, vỗ về, nàng đứng ở đâu đó ở bên ngoài cuộc đời của tôi, như một người đứng ở chỗ sáng ngó vào chỗ tối, nàng không thể thấy, không thể biết, nhưng thôi, thôi, Ngọc, Ngọc, cố gắng quên đi, cố gắng đừng thủ dâm nữa, đừng nói gì cả....

 Sơ Dạ Hương.

Văn Linda Lê, hay cái đẹp, theo Bà, là phải dữ dằn, quằn quại, trật trìa, loạng quạng...  hình như bà, hay giới phê bình, hay dùng những chữ này.
Không có Gấu ở trong đó!


Malaparte



Mấy nước phát xít đã đen thui, mấy cục đen sì văn chương của mấy nước ấy thì còn đen đến mức nào nữa: một người Ý, Malaparte và một người Áo, Thomas Bernhard.

Trong ảnh trên đây, bên trái là quyển tiểu sử đầy đủ nhất cho tới nay về Malaparte tức Curzio Suckert; tác giả Maurizio Serra ngay từ đầu đã cho biết: “Người ta có thể tìm ra rất nhiều lý do, mà lý do nào cũng tuyệt hảo, để không yêu quý ông”. Bởi tài năng của Malaparte đi kèm với những khiếm khuyết, thậm chí là những xấu xa của con người: mythomane (có thể hiểu đại ý là nói dối bệnh lý), exhibitionniste (thích tự trưng bày), ham muốn tiền bạc và khoái lạc, một “tắc kè hoa” trong nhiều thứ. Từ “tắc kè hoa” ngay lập tức gợi ta nhớ đến Romain Gary-Émile Ajar; quyển tiểu sử lớn nhất về Gary mang nhan đề “tắc kè hoa”, và Romain Gary cũng mythomane, cũng thích điệu đà, gái gú như điên, một thời sống với “femme fatale” Jean Seberg, một trong những phụ nữ đẹp nhất của thời ấy.

Malaparte là một phát hiện trở lại của châu Âu như một nhà văn đặc biệt quan trọng về Thế chiến thứ hai, từ góc nhìn rất đặc biệt: đặc phái viên báo chí chiến trường của Ý, có mặt ở những bữa tiệc xa hoa nhất giữa cảnh đổ nát và chết chóc của châu Âu, ngồi cùng bàn ăn với Toàn quyền Ba Lan Frank, ông vua Đức của Ba Lan, chơi Chopin tuyệt hảo và thực tâm ước nguyện khai hóa cho dân Ba Lan, là bạn thân của các hoàng thân Thụy Điển rồi một loạt nhân vật tối cao của châu lục hồi ấy.

Những chuyện này được Malaparte thuật lại trong Kaputt (quyển bên phải trong ảnh), tác phẩm lớn nhất của Malaparte và cũng thuộc hàng tác phẩm lớn nhất về Thế chiến thứ hai, trong đó Malaparte, mặc dù miêu tả châu Âu từ các bữa tiệc linh đình đúng theo kiểu truyền thống La Mã của Satyricon, lại dùng những ẩn dụ “thấp” nhất, các ẩn dụ thú vật: các chương tên là “Ngựa”, “Chuột”, “Chó”… “Malaparte” nghĩa là ngược lại với (Napoléon) Bonaparte, là “la part du mal” (phần của cái ác), vì chủ đề chính của văn chương Malaparte là cái ác, cái ác độc địa nhất của con người văn minh nhất.

Ở Việt Nam hiện nay đã có ba tác phẩm của Malaparte (chắc chỉ có vậy): Kỹ thuật đảo chánh dường như do Thế Uyên dịch, Thượng đế đã chết trong thành phố tức La Penne tức La Peau (Da) do Nguyễn Quốc Trụ dịch và Mặt trời mù do Bửu Ý dịch.

Blog NL

*

Cuốn này, nếu không có ngày 30 Tháng Tư, là đã có bản tiếng Việt của NQT.
*

*

Cuốn Thượng Đế Đã Chết Khủng Khiếp Thật.

Nó nói về Mẽo giải phóng Ý, và nó tiên tri ra hai cuộc giải phóng khác, tại Việt Nam. Gấu lập lại, hai cuộc giải phóng.

1. Quân đội Mẽo tới Miền Nam, nhằm giải phóng miền đất này, thoát cuộc xâm lăng của VC Miền Bắc.
2. VC Miền Bắc giải phóng Miền Nam. Và xoá sổ nó.

Trong cuốn sách mới ra lò, Une rencontre, Kundera vinh danh, và trả nợ, những nhà văn đã từng ảnh hưởng lên ông. Trong có Malaparte và cuốn La Peau mà Gấu đã từng dịch, bản tiếng Việt có tên là Thượng Đế đã chết trong thành phố, và cái tít này, tiếu lâm vô cùng, như tiên tri ra được cái gọi là sự băng hoại về đạo đức nơi xứ Mít của chúng ta. (1)

Thượng Đế Đã Ngỏm chắc là ăn khách quá, ông Nhàn ra lệnh Gấu dịch tiếp cuốn Kaputt (1944).
Gấu nhớ, trong có câu chuyện tiếu lâm thú vô cùng, và, quái, nó cũng tiên tri cú băng hoại hiện thời ở xứ Mít.
Một anh Cớm VC bắt 1 em, chắc hậu duệ lũ Ngụy, mấy chục năm sau Phỏng Giái, vưỡn còn đi treo cờ “ba que sỏ lá”.
Thấy còn con nít quá, và, lại xinh quá, anh ta bèn giở trò, và chỉ mắt của anh ta:
Trong hai con mắt này, một thật, một giả. Mi nói đúng con nào giả, ta tha không bắt đi tù.

Em phán, dễ ợt, và chỉ đúng con mắt giả, với cục thuỷ tinh.
Anh Cớm VC ngạc nhiên quá đỗi, hỏi, làm sao mà mi biết?
Dễ ợt! Con mắt đó người hơn so với con mắt thật của mi!

Yankee mũi lõ hăm đẩy Yankee mũi tẹt về thời kỳ đồ đá.
Chúng quả đã làm được điều này.

My Old Saigon


    


Như Chiếc Rìu Đập Vỡ Mặt Băng ( Tựa cho tuyển tập Bốn Mươi Năm Thơ Việt Hải Ngoại )
Bùi Vĩnh Phúc

Để mượn một ẩn dụ bạo liệt hơn của Franz Kafka về văn học nói chung, thơ là ‘chiếc rìu đập vỡ cái đại dương đóng băng bên trong chúng ta.’
(To borrow Franz Kafka’s more violent metaphor about literature in general, poetry is ‘the axe to break the frozen sea within us.’ – Dana Gioia, trong tiểu luận “Poetry as Enchantment”)

Note: Câu của Kafka, phải trích đủ nội dung của nó, thì mới hiểu được, tại sao ông lại nói như thế, và nếu đúng như thế, thì không thể áp dụng cho cuốn thơ của NDT được.

"I think we ought to read only books that bite and sting us. If the book we reading doesn't shake us awake like a blow on the skull, why bother reading it in the first place? So that it can make us happy, as you put it? Good God, we'd be just as happy if we had no books at all; books that make us happy we could, in a pinch, also write ourselves. What we need are books that hit us like a most painful misfortune, like the death of someone we loved more than we love ourselves, that make us feel as thought we had been banished to the woods, far from any human presence, like a suicide. A book must be the axe for the frozen sea within us. That is what I believe."

"Tôi nghĩ chúng ta chỉ nên đọc những cuốn sách ngoạm, hoặc đâm chúng ta. Nếu cuốn sách mà chúng ta đọc không lay động chúng ta tỉnh hẳn người, giống như bị ai đó giáng một cú vào sọ, thì ích chi đâu mà đọc nó? Sách làm cho chúng ta hạnh phúc? Cám ơn Trời, chúng ta hạnh phúc biết bao nếu chẳng sách gì hết. Những cuốn sách làm chúng ta hạnh phúc, chúng ta có thể tự viết lấy. Sách mà chúng ta cần, chúng đập chúng ta giống như gặp một chuyện bất hạnh đau đớn nhất, như cái chết của một người thật thân thiết mà chúng ta yêu hơn cả yêu chúng ta, nó làm chúng ta cảm thấy như bị tống xuất tới một nơi rừng rậm, hẻo lánh, xa hẳn con người, giống như tự tử. Cuốn sách phải giống như cái rìu phá cái biển đóng băng ở bên trong chúng ta. Tôi tin như vậy."

(Alberto Manguel trích dẫn, trong cuốn A History of Reading, nhà xb Alfred A. Knopf Canada, 1996)

Bạn thử đọc bài viết của Thầy Phúc, rồi đọc ba bài thơ nhảm nhí được thi sĩ NDT vinh danh, của lũ Mít hải ngoại, coi có làm được cái việc, làm 1 cái rìu phá băng, đập bể cái biển băng "cái con mẹ gì đó" không?

Câu nói của Kafka, không liên quan tới "văn học nói chung", chẳng mắc mớ gì đến "mặt băng", mà chỉ về "đọc sách gì".
Chỉ có vậy.

Bài viết được dùng làm bài giới thiệu cuốn sách của NDT, về 40 năm thơ lưu vong của Mít hải ngoại. Chôm ý của nhà văn nhà tù lương tâm Vũ Thư Hiên, “có cái gọi là văn học Mít hải ngoại ư?”, Gấu cũng hỏi, liệu có thơ Mít lưu vong?

Làm đếch gì có. Tên nào tên đó bò về bợ đít VC, xin chúng kiểm duyệt sách báo. Tên NDT này, thì còn về châm đóm cho nhà thơ lớn Hoàng Cầm hút thuốc lào, nâng bi nhà thơ Vẹm hạng bét Thanh Thảo, lưu vong gì thứ đó.
Thầy Phúc sợ cũng không thua.

Cái đọc của Thầy cực nhảm. Khi quá 70, Gấu có tí thì giờ, bèn đọc tập phê bình của Thầy, mới hỡi ơi, Thầy ra hải ngoại, cố học trường của lũ mũi lõ để có cái bằng để có cơ hội kiếm sống, cho khỏi chết đói nơi xứ người, như mọi tên Mít bị mất quê hương, nhưng có cái bằng đâu có thành phê bình gia? Thầy, như GCC đã từng chỉ ra, mỗi lần viết về 1 nhà văn nhà thơ Mít, là bắt 1 tên mũi lõ đứng kế. Vũ Khắc Khoan ư, có ngay Beckett, dù hai ông này chẳng mắc mớ, lẹo tẹo gì với nhau, 1 ông thì khệnh khạng đóng vai làm cách mạng, từ tầng lớp tiểu tư sản, để đối lại với vô sản Vẹm, còn 1 ông thì “thua, thua nữa, thua cho bảnh”, vinh danh “cái anh hùng của cái hư vô”.

Cũng thế, ở đây, Kafka thì mắc mớ gì đến Mít lưu vong?

Ngay cả Stefan Zweig, lưu vong - như BVP trích dẫn [Chỉ có sự bất hạnh của lưu vong mới có thể cung cấp một sự hiểu biết cặn kẽ và một cái nhìn tổng quát vào những thực tại của thế giới.” - với ông này, là bất khả, là vì ông ta nghĩ, ông ta là nhà văn Âu Châu cuối cùng, sống sót Nazi. Ông ta tự tử là vì thế.

 http://www.tanvien.net/Viet/Mit_phe_1.html

*

Viết lý luận & phê bình đối với Thầy Phúc, là 1 cách viết văn, làm thơ, và, thơ văn, đối với Thầy, là thứ cải lương, vọng cổ, mùi, thật mùi, ướt, thật ướt.
Bạn thử đọc, chỉ những cái tít là…  ướt liền:

Tro, lửa và nỗi hoài nhớ trong tùy bút NXH
NBT: cỏ bồng và trái tim lưu vong
BBH: một mình trong nỗi nhớ
Người nữ và trái tim Đông Phương trong thế giới TMT
TTT, người thi sĩ ấy.
....

[chữ “ấy” này, Thầy rất ưa sử dụng, trong những trang sách ấy, trong trái tim lưu vong ấy….]

Cũng được thôi. Cũng là 1 cách viết phê bình!

Bất giác GCC nhớ tới Hemingway.
Đúng hơn, nhớ đến 1 xen trong "Mặt Trời Vẫn Mọc". Ở ngay phần đầu mở ra cuốn truyện, tả anh chàng võ sĩ gốc Do Thái, quyết tâm bỏ vợ, đi "thực tế" Phi Châu, để viết văn.
Có vợ, ở 1 nơi, không đi, là không viết văn được.
Anh chàng mất chim bèn lắc đầu, mi đi đâu, với cái đầu như thế, thì cũng chẳng làm sao viết được. Và nhân đó, kể cái xen hai vợ chồng bỏ nhau của ông bạn quí của mình. Bà vợ, trước khi bỏ đi, khuyên anh chồng… cũ: Em chỉ dặn anh điều này, nếu muốn viết văn thì đừng khóc, nhất là lúc làm tình. Mỗi lần "ấy", là anh khóc, như 1 đứa con nít, thì làm sao “miêu tả”?
Đoạn văn viết, rất ư là độc địa. Y văn của Sến.
Đến nỗi đám phê bình, gán cho "Papa", bài-Do Thái!

*

Đoạn văn mở ra "TTT, người thi sĩ ấy" của BVP. Cả 1 cuốn sách "lý luận phê bình", gần 1 ngàn trang, toàn một giọng cải lương, "sến hơn cả sến", như trên.  
Khủng khiếp thật.


*

Mình phải cầm đóm lấy mới ngon. Để người châm hộ không ngon.

Tên thi sĩ hải ngoại bợ đít VC này, đã từng kể lại cái kỷ niệm, lần hắn ngồi với ông già, nghe Tông Tông Thiệu đọc diễn văn trên TV Ngụy, vừa đọc vừa khóc ròng, khi sắp mất Miền Nam, vậy mà hắn lọc ra được mấy lỗi văn phạm. Hắn nói với ông bố, và ông bố phán, 1 đất nước sắp tiêu vong thường có những thảm họa như thế, GCC nhớ đại khái, trên TV có viết về cú này! (1)

Tên này cũng đã từng về lại Đất Bắc để xin được yết kiến thi sĩ lớn Hoàng Cầm, để xin được châm đóm, cho tên sĩ này hút thuốc lào, và HC biểu, hút thuốc lào, là tự mình châm đóm, chứ không thể nhờ người khác, theo cái kiểu lịch sự, thay vì nói thẳng, xê ra, đi chỗ khác chơi, cho tao hút thuốc lào!
Đúng là cả 1 lũ nhơ bẩn!
NQT

Nghe Tông Tông Thiệu đọc ai điếu Ngụy, mà lọc ra được mấy lỗi văn phạm, quái đản thật!
Thì GCC đã phán rồi, lũ VC nằm vùng, lũ tinh anh Miền Nam bỏ chạy cuộc chiến bợ đít VC... không tên nào viết lách cho ra hồn, là thế.
Bảnh nhất trong đám là ông Chánh Tổng An Nam ở Paris nhưng vị này, là nhờ vốn trời cho.


http://vanviet.info/nghien-cuu-phe-binh/doc-tho-7-thanh-thao-ti-cho-dat-nuoc-ti/

Thú thực GCC đọc những bài viết như bài này, thấy cực tởm
Tôi chào đất nước tôi.
Đất nước tôi, như bây giờ, bị lũ Vẹm làm cho nát bấy. Chúng muốn bắt ai là chúng bắt, chúng cho côn đồ ngang nhiên vô nhà đánh đập dã man một người phụ nữ, và còn ngang nhiên đưa lên You Tube. Cả hai tên nâng bi lẫn được nâng bi không thấy nhục ư?
Một người đàn bà hai con, chỉ ôn hoà phản đối nhà nước, chúng bắt vô tù, cố tình không cho thân nhân thăm nuôi, không cho xài băng vệ sinh, rồi giáng cho án tù 10 năm đến nỗi cả thế giới phẫn nộ, hai tên khốn nạn có biết những chuyện đó không? Tôi chào đất nước tôi là chào những chuyện như thế?
Tên già NN, tay đầy máu Ngụy, đã từng cởi mặt nạ ra để nhận mặt 1 tên cựu thù, là cựu binh Mỹ, có dám cởi mặt nạ nhìn 1 nhà văn Ngụy, như Thảo Trường chẳng hạn, bị lũ Vẹm bắt đi tù 13 năm?
Vả chăng, những nhận xét, chỉ về thơ, của tên thi sĩ Vẹm này, theo GCC đều tào lao.
Cũng trò áo thụng vái nhau.
Thú thực, Gấu chưa đọc được, chỉ 1 câu thơ thôi, của tên thi sĩ NDT, và cũng thế, của tên thi sĩ Vẹm TT.

Cái sự nhơ bẩn khiến người đọc tởm lợm, ở những tên nhà văn nhà thơ này, Lưu Hiểu Ba cũng đã nhắc tới, và luôn cả, “trách nhiệm” của chúng, vào 1 thời điểm đặc biệt như lúc này, ở 1 xứ Mít, sau hai cuộc chiến do lũ Vẹm cố tình gây ra, khi lợi dụng niềm tin của dân Mít, về 1 "chính nghĩa" độc lập thống nhất, giải phóng dân tộc ra khỏi nô lệ ngoại bang.
Ông viết, phải thay đổi chế độ bằng cách thay đổi xã hội, nhưng ông cũng cảnh cáo cái sự vô liêm sỉ ở những tên như lũ này.

Cả hai cuộc chiến đều do dã tâm của Bắc Kít, tức lũ Vẹm, tức Cái Ác Bắc Kít gây ra, để thủ lợi. Suốt từ khi khởi nghiệp, là chúng chỉ có giết và giết. Giết hết kẻ thù, bây giờ giết dân. Bất cứ 1 người dân, dù phản đối 1 cách ôn hòa, chúng đều giết, bắt bỏ tù, vu cho đủ thứ tội. Một người đàn bà, hai con, chỉ nói không với 1 cơ sở ngoại bang như Formosa mà bị chúng bỏ tù, không cho sử dụng băng vệ sinh, còn giáng cho cái án 10 năm, thử hỏi còn gì hy vọng cho cái xứ Mít nữa, nếu lũ Vẹm không bị huỷ diệt?
Muốn huỷ diệt chúng, là phải tố cáo hai cuộc chiến vừa qua, là hai tội ác. Đại Ác.
1945, chúng giết sạch tầng lớp tinh anh của xứ Bắc.
1975, chúng giết sạch cả 1 Miền Nam.
Còn tin rằng, đó là thần thánh, là giải phóng dân tộc, là cái mả mẹ gì đó, là còn chết!
NQT
Phải có 1 sự tỉnh thức triệt để mới mong có được cứu rỗi.

http://www.newyorker.com/news/daily-comment/liu-xiaobo-chinas-prescient-dissident

Even a diagnosis of late-stage liver cancer has not liberated Liu Xiaobo, China’s lone Nobel Peace Prize laureate.

In an essay titled “Changing the Regime by Changing Society”—which during his trial was cited as evidence of his counter-revolutionary ideals—Liu expressed hope that the Chinese people would awaken to their situation and that their new awareness would forge a sense of solidarity against the state. But he also warned of a growing moral vacuum in the nation. He wrote:

China has entered an Age of Cynicism in which people no longer believe in anything. . . . Even high officials and other Communist Party members no longer believe Party verbiage. Fidelity to cherished beliefs has been replaced by loyalty to anything that brings material benefit. Unrelenting inculcation of Chinese Communist Party ideology has . . . produced generations of people whose memories are blank.

Một đấng Trùm Hội Nhà Thổ Hà Nội, như Nguyên Đầu Bạc, mà cũng từ chứcTrùm, vì "tự trọng", vậy mà mấy tên này không biết nhục, vẫn tôi chào đất nước tôi!

V/v Thay đổi Xã hội thay vì thay đổi chế độ:

Viết bên lề "Bên Thắng Nhục"

Gulag của Solz, cơ bản khác hẳn những cuốn trước - những hồi ức cá nhân, trong có những phát hiện có tính xã hội - không chỉ vì trong đó là hàng hàng chứng tích, từ những hàng hàng lớp lang con người, với những cuộc sống khác nhau, từ đó phản chiếu cả một xã hội, cả một dân tộc; ấn tưọng hơn nữa, là, Solz đặt để tác phẩm, với kinh nghiệm của bao nhiêu con người trong có của riêng ông, vào trong nội dung của lịch sử dân tộc, tôn giáo, ý hệ của nó, từ đó, làm bật ra cả một hệ thống kìm kẹp từ đỉnh đến đáy, sự đồng lõa của toàn thể dân chúng, của toàn thể một dân tộc, cùng tham dự vào tội ác, với tất cả những chiều hướng ngang dọc, cao thấp mà chỉ chế độ Nazi mới tương xứng với nó.

Sự đồng lõa của toàn thể dân chúng, chỉ có Nazi mới tương xứng....: Có Thái Dúi, tà lọt Osin... trong số ‘dân chúng’đó không? Chắc là còn bé quá, khi Bắc Kít ăn cướp Miền Nam, nên đếch có tội?

*

Foreword to the Abridgment

If it were possible for any nation to fathom another people's bitter experience through a book, how much easier its future fate would become and how many calamities and mistakes it could avoid. But it is very difficult. There always is this fallacious belief: "It would not be the same here; here such things are impossible."
Alas, all the evil of the twentieth century is possible everywhere on earth.
Yet I have not given up all hope that human beings and nations may be able, in spite of all, to learn from the experience of other people without having to live through it personally. Therefore, I gratefully accepted Professor Ericson's suggestion to create a one-volume abridgment of my three-volume work, The Gulag Archipelago, in order to facilitate its reading for those who do not have much time in this hectic century of ours. I thank Professor Ericson for his generous initiative as well as for the tactfulness, the literary taste, and the understanding of Western readers which he displayed during the work on the abridgment.

ALEKSANDR I. SOLZHENITSYN
Cavendish, Vermont December, 1983

Lời nói đầu cho bản Bản Rút Gọn

Nếu khả hữu cái chuyện, bất cứ một dân tộc nào cũng có thể cưu mang kinh nghiệm bi thương cay đắng của 1 dân tộc khác, tương lai của nó mới dễ dàng làm sao, và chỉ còn có cái may mắn, mọi khuyết điểm lầm lẫn chẳng hề xẩy ra.
Những đúng là chuyện cực nhảm, khó bằng trời. Luôn luôn có niềm tin cà chớn: “Ở xứ Mít, thí dụ, làm sao có chuyện đó xẩy ra. Nước Việt Nam là một, vậy mà tụi Mỹ, Ngụy dám nói xưng xưng là Bắc Kít là đồ ăn cướp, đồ xâm lăng!”
Than ôi, Con Quỉ Gulag của thế kỷ thứ 20, chỗ nào mà chẳng có.
“Oan ức” gì cái chuyện được đi tù Cải Tạo?
Tuy nhiên, tôi không hề buông xuôi mọi hy vọng rằng con người và những quốc gia có thể, mặc dù mọi chuyện, học được kinh nghiệm của dân tộc khác mà, 1 cách cá nhân, không phải sống nó.
Vì thế, tôi cám ơn giáo sư và chấp nhận đề nghị tạo bản rút gọn bộ sách gồm ba cuốn của tôi, Quần Đảo Gulag, để tạo sự dễ dàng khi đọc nó, đối với những độc giả không có nhiều thời giờ dành cho cái thế kỷ sôi nổi, [đầy máu và nước mắt] của chúng ta…. 

Tên thi sĩ hải ngoại bợ đít VC này, đã từng kể lại cái kỷ niệm, lần hắn ngồi với ông già, nghe Tông Tông Thiệu đọc diễn văn trên TV Ngụy, vừa đọc vừa khóc ròng, khi sắp mất Miền Nam, vậy mà hắn lọc ra được mấy lỗi văn phạm. Hắn nói với ông bố, và ông bố phán, 1 đất nước sắp tiêu vong thường có những thảm họa như thế, GCC nhớ đại khái, trên TV có viết về cú này! (1)

Tên này cũng đã từng về lại Đất Bắc để xin được yết kiến thi sĩ lớn Hoàng Cầm, để xin được châm đóm, cho tên sĩ này hút thuốc lào, và HC biểu, hút thuốc lào, là tự mình châm đóm, chứ không thể nhờ người khác, theo cái kiểu lịch sự, thay vì nói thẳng, xê ra, đi chỗ khác chơi, cho tao hút thuốc lào!
Đúng là cả 1 lũ nhơ bẩn!
NQT

(1)
http://www.tanvien.net/Notes_2/don_2.html

11.8.2007
Nguyễn Đức Tùng
1. Bài của Likhachev, “Phẩm tính trí thức”, là bài rất có ích cho các nhà văn. Tôi đặc biệt chú ý đến đoạn nói về cách sống và phong độ của giới trí thức Nga, cũng như đoạn về nhà văn Solzhenitsyn. Không trách gì nhiều nhà văn nước ta (chứ không phải là nhà văn “ở ta”) trước đây mê văn học Nga đến thế. Mà mê là đúng, vì họ lớn quá. Sang trọng. Tôi thiết nghĩ các nhà văn gốc miền Nam và ở hải ngoại nên tìm đọc thêm về văn học và lý luận văn học Nga. Biết bao nhiêu điều để học, sao cứ đọc hoài Frost với lại Faulkner? Tuy nhiên theo thiển nghĩ của tôi, sự phân chia hướng Âu hay Á-Âu thật ra không quan trọng lắm.
2. Nhận xét của nhà văn Nguyên Ngọc về tuyên bố của Bộ trưởng Thông tin-Truyền thông rất chính xác, thẳng thắn, mà vẫn có ý vị văn chương. Tôi rất thích đoạn ông bắt bẻ về vụ mười chữ và năm từ. Thật ra từ vẫn gọi là chữ được, vì từ hay chữ chỉ là qui ước của các nhà ngữ pháp sau này thôi, chứ lúc tôi còn đi học không có sự phân biệt đó. Vấn đề chính là, đúng như Nguyên Ngọc nói, nói năm từ hay chữ (đôi) thì đúng hơn là nói mười chữ. Mười chữ đơn lẻ không có nghĩa gì cả. Tôi nhớ trước ngày 30 tháng 4 năm 75, ngồi bên radio nghe Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đọc diễn văn, tôi đánh bạo nói với cha tôi rằng (thì là) theo nhận xét của một học sinh như tôi thì diễn văn của tổng thống có vẻ không đúng với văn phạm tiếng Việt mà tôi được học chút nào. Cha tôi nhìn tôi im lặng một lát rồi buồn rầu bảo, đại ý, các chính thể đến giờ phút lụi tàn bao giờ cũng có những biểu hiện như thế.
3. Nhờ cái link của talawas mà tôi cũng đọc được bài “ Hồ Anh Thái có sợ giải thiêng?” trên VietNamNet nói về tác phẩm Đức Phật, nàng Savitri và tôi. Cuốn này có trích đăng trên talawas chủ nhật, tôi chưa kịp đọc, nhưng Hồ Anh Thái thì tôi có đọc qua một hai cuốn khác vì bạn bè khuyên. Tôi cũng chưa đọc Phạm Xuân Thạch bao giờ, không biết ông có ký tên nào khác không, hay chỉ vì tôi ít đọc các nhà văn trong nước. Bài của ông làm tôi ngạc nhiên quá: tôi lấy làm mừng cho nền phê bình văn học Việt Nam. Ít ra cũng phải có những bài review mạnh mẽ, thuyết phục, khen chê rõ ràng như vậy. Thường thì các nhà phê bình Việt Nam chỉ khen các nhà văn nhà thơ chứ không chỉ ra được cho họ các khuyết điểm nghệ thuật cần tránh.
Xin cám ơn La Thành, Nguyên Ngọc, Phạm Xuân Thạch, và Ban biên tập talawas.

Nghe Tông Tông Thiệu đọc ai điếu Ngụy, mà lọc ra được mấy lỗi văn phạm, quái đản thật!



http://www.nybooks.com/articles/2017/07/13/les-miserables-something-grander-than-novel/

Bài này tuyệt lắm.

Bạn đọc Tin Văn chắc còn nhớ, GCC đã từng nhặt ra 1 chi tiết thần sầu về đám Trùm VC, như Víp Ka Ka, thí dụ, cứ có ai hỏi chúng, lý do làm Cách Mạng, là chúng bèn dõng dạc phán, tôi làm Cách Mạng vì đọc Victor Hugo!
Trên Tin Văn cũng đã từng kể kỷ niệm, lần Gấu đứng đọc Những Kẻ Khốn Cùng, bản tiếng Tây, ở tiệm Lê Phan, Sài Gòn, từ sáng đến chiều, sau cùng bị 1 cô nhân viên tống ra khỏi tiệm.
Cuốn này, đã từng được Hồ Biểu Chánh phóng tác thành Ngọn Cỏ Gió Đùa. Gấu đọc nó, trước khi đọc Victor Hugo, và khi đọc Victor Hugo, Gấu lại nghĩ ông Tây thuổng ông Ta!

Bài dưới đây cũng liên quan tới Nazi, đọc được lắm. Cho đọc free!
http://www.newyorker.com/magazine/2017/07/10/the-third-reichs-good-cop
  
http://www.tanvien.net/Day_TV/21.html

 Nobel Văn Chương 2016


Bob Dylan: The Music Travels, the Poetry Stays Home
Tim Parks   

Âm nhạc du lịch. OK.
Th
ơ? Ở nhà!

http://www.nybooks.com/daily/2016/10/16/bob-dylan-nobel-poetry-that-stays-home/

Nobel văn chương quả đúng là 1 tai nạn lịch sử. Và nó liên quan tới Lò Thiêu, tức tới tai nạn lịch sử xẩy ra cho dân tộc Do Thái. Và cũng phải đợi, cho tới khi Walter Benjamin xuất hiện, người ta mới nhận ra điều này.
Trước đó, giải thưởng chỉ là 1 nghi lễ thời thượng.
Bởi thế GCC mới phán, những giải thưởng Nobel văn chương mấy năm gần đây, mới có giá trị, khi Viện Hàn Lâm Thụy Điển ngộ ra được câu phán của Walter Benjamin: Mọi tài liệu về văn minh là 1 tài liệu về dã man, và, ở dưới đáy của 1 tác phẩm văn học là cả 1 đống man rợ.
Bà Huệ Gió O cho rằng mafia Do Thái thao túng giải này.
Ba triệu người Do Thái chết ở Lò Thiêu thao túng giải này, đúng hơn.
Bởi thế mà anh Mẽo phát điên lên, vì không có tên nào xứng đáng được Nobel.

Đây là giải thưởng dành cho…  nỗi nhục của nhân loại, vì đã để xẩy ra Lò Thiêu!
Hà, hà, đúng quá!
Đành phải tự sướng đúng như tên Lang Băm chửi vậy!

J. M. Coetzee
The Marvels of Walter Benjamin
Những kỳ tích về Walter Benjamin.

...

See More

Walter Bejamin là ai? Một triết gia? Một nhà phê bình? Một sử gia? Hay "chỉ là" một nhà văn?

Câu trả lời hay nhất có lẽ là của Hannah Arendt: ông ta là một "trong số những người không thể xếp loại… là những người có tác phẩm không hợp với trật tự đang có, mà cũng chẳng đưa ra một thể loại mới nào."

Cách tiếp cận độc đáo của ông – tới với một đề tài không theo lối thẳng băng, mà đi xiên từ một góc độ, bước từng bậc, từ một tổng kết qui mô đã hoàn hảo, tới bậc kế tiếp – khiến người ta nhận ra ngay, vì chẳng ai bắt chước nổi, với trí tuệ sắc bén, với kiến thức nhẹ mang, và với một văn phong chính xác và súc tích tuyệt vời, đã có lần ông đành không dám nghĩ về mình, là giáo sư tiến sĩ. Làm sao tới được sự thực về thời đại của chúng ta, đó là cốt lõi dự án của ông, và nó được nhấn mạnh bởi một tư tưởng, mà Bejamin nhận thấy, đã được diễn tả bởi Goethe: làm bật ra những sự kiện, theo kiểu này: những sự kiện sẽ là lý thuyết của chính chúng.

Cuốn sách "Thương Xá", cho dù chúng ta đánh giá nó như thế nào – điêu tàn, thất bại, một dự án bất khả, impossible project – đề nghị một đường lối mới, để viết về một nền văn minh: sử dụng những rác rưởi làm chất liệu, thay vì những nghệ phẩm của cái nền văn minh đó; lịch sử từ đáy thay vì lịch sử từ đỉnh. Và lời kêu gọi của Benjamin (trong "Những luận đề" - "Theses"), cho một lịch sử xoáy vào đau khổ của những người thua, thay vì thành tựu của những kẻ thắng: lời kêu gọi này mang đầy tính tiên tri, về cung cách mà việc viết sử bắt đầu nghĩ về chính nó, trong quãng đời [còn lại ngắn ngủi của chúng] ta.

Note: Có thể nói, Nobel văn học bắt đầu xứng đáng, khi Uỷ Ban Nobel, hay đúng hơn, Viện Hàn Lâm Thụy Điển, ngộ ra được câu phán của Walter Benjamin

Tình cờ vớ được bài viết về trường hợp Lưu Hiểu Ba. Bị ung thư đến sắp ngỏm, mà Tẫu Đỏ cũng không tha. Ông cũng kêu gọi sự tỉnh thức, như GCC phán, đối với xứ Tẫu của ông.

http://www.newyorker.com/news/daily-comment/liu-xiaobo-chinas-prescient-dissident

Even a diagnosis of late-stage liver cancer has not liberated Liu Xiaobo, China’s lone Nobel Peace Prize laureate.

In an essay titled “Changing the Regime by Changing Society”—which during his trial was cited as evidence of his counter-revolutionary ideals—Liu expressed hope that the Chinese people would awaken to their situation and that their new awareness would forge a sense of solidarity against the state. But he also warned of a growing moral vacuum in the nation. He wrote:

China has entered an Age of Cynicism in which people no longer believe in anything. . . . Even high officials and other Communist Party members no longer believe Party verbiage. Fidelity to cherished beliefs has been replaced by loyalty to anything that brings material benefit. Unrelenting inculcation of Chinese Communist Party ideology has . . . produced generations of people whose memories are blank.


My Old Saigon

  
Viện Hàn lâm Thụy Điển thì đã làm gì? Từ khi sang thiên niên kỷ mới họ không còn trao Nobel văn học cho những nhà văn xịn và những tác phẩm văn học hư cấu đỉnh cao (theo tiêu chí của giới văn chương “thượng thặng”). Đã lâu, văn giới khắp nơi thường chờ họ liếc mắt tới những là Philip Roth, Haruki Murakami, Milan Kundera, Thomas Pynchon, Ko Un, Javier Marías, Umberto Eco (vừa chết), Don DeLillo… Nhưng không, họ chả hạp với tâm tính Bắc Âu. Không phải là ý chính bài này, nhưng trong những chủ nhân Nobel vừa mới được trao ít năm ngay trong thế kỷ này thôi thì không biết bạn có còn nhớ tên họ hay cuốn sách nào của họ, như là Elfriede Jalinek, Harold Pinter, Jean-Marie Gustave Le Clézio, Herta Müller… chứ chưa thèm nói đến thế kỷ trước (Có điều nghe chừng khốn nạn, ấy là trường hợp khi trao Nobel 2014 cho Patrick Modiano, Thư ký Thường trực Viện Hàn lâm Thụy Điển lúc đó là Peter Englund nhận định: “Patrick Modiano có thể được coi là Marcel Proust của thời đại chúng ta.” Chà, Marcel Proust chính là “kẻ kinh tởm” mà Thụy Điển trước đây cương quyết không trao Nobel!!) Và gần đây, bằng việc trao giải cho một nhà báo (Svetlana Alexandrovna Alexievich) vào năm 2015, và một ca-nhạc sỹ (Bob Dylan) vào năm 2016, ý đồ khai tử văn học của họ dường như đã trở nên lộ liễu. Có người đùa rằng, đó là những giải Nobel “vắn học”. Rất có thể, sắp tới “giải Nobel văn học” sẽ được trao cho bất cứ tác giả nào sản sinh ra những gì có “tính thơ”: nhà thiết kế thời trang, nghệ sỹ thị giác, nhà hoạt động môi trường… Phải chăng, văn học đã từ “kinh điển”  chuyển sang “kinh hãi”?
ĐT

Khi Kertesz được Nobel, đến ngay người dịch ông qua tiếng Anh cũng sững sờ.
Khi Cao Hành Kiện được, bị thiên hạ tố cáo, Nobel cho gà nhà, vì ông được 1 vị trong Uỷ Ban Nobel dịch qua tiếng mũi lõ, và Uỷ Ban Nobel bèn ra thông báo, chúng tôi phải cám ơn ông ta, nếu không, đã bỏ qua Cao Hành Kiện!

The Belarusian journalist said in her Nobel lecture that former Soviet countries were ‘again living in an era of power’, and recounted her time reporting the Chernobyl disaster from the radiation zone.
The 2015 Nobel literature laureate Svetlana Alexievich has said that Russia “missed the chance” it had in the 1990s to become a country “where people can live decently”, choosing instead to become “a strong country”.
During her Nobel lecture on Monday, the Belarusian journalist said “a time full of hope has been replaced by a time of fear”. Alexievich, whose oral histories tell the stories of thousands of individuals from the Soviet Union, said that “the era has turned around and headed back in time. The time we live in is secondhand.”

Thời mà chúng ta đang sống là thứ thời xài rồi, khi mà thay vì tràn trề hy vọng, thì là tràn trề sợ hãi.

Cái sự kiện tố cáo, sống lại thời của nó, 1 lần thứ nhì, cái thời nhục nhã tem phiếu, tin tức thế giới thì chỉ nghe qua cái loa ở đầu ngõ, của xứ Bắc Kít, và sau 1975, của toàn nước Mít bị Vẹm đô hộ, chẳng xứng đáng được Nobel ư?

*


"La catastrophe nazie est désormais la référence absolue et radicale de toute existence juive."
Tai ương Nazi từ nay là điểm qui chiếu tuyệt đối, triệt để, tất cả hiện hữu Do Thái.
Tai ương 30 Tháng Tư 1975, và cùng với nó, Lò Cải Tạo...  từ nay là điểm qui chiếu, tuyệt đối, triệt để, mọi hiện hữu Mít.

Il n'est pas bon de ne pas avoir de patrie


Thư tín, 

Đừng lèm bèm chuyện về Hà Nội không còn nhà.
Tôi đâu có nhớ Hà Nội, mà Sài Gòn.

Tôi thì Sài Gòn không, mà Huế cũng không.
Không hiểu sao chẳng thấy nhớ gì về Việt Nam hết.

Brodsky cũng nói thế:
Cám ơn Trời cho tôi sống không quê nhà.
Thank God I was left on this earth without a homeland.

Note:

Cu
ốn này, cũng 1 cuốn gối đầu của Gấu, được vị bằng hữu O gửi cho. May sao còn, không bị vụ phần thư vừa rồi!
Mỗi lần đọc, là mỗi lần nhớ đến kinh nghiệm của Tam Ích. Ông phán, đại ý, tuổi trẻ của tôi thật là tuyệt vời nếu không vô tình biết đến Lò Thiêu. Biết 1 phát, thế là xong không chỉ tuổi trẻ, mà luôn cả cuộc đời.
Có thể vì lý do như thế mà Ông Giời phải để cho Gấu, về già, mới cho đọc 1 số tác giả, như Jean Améry!
Hay có được những vì bằng hữu như hai vị O & K!

Đọc Améry, cực kỳ thê lương.
Không tốt gì đâu, cái chuyện không đọc Jean Améry!
[Thuổng văn của ông, Il n'est pas bon...].
Trong số những người sống sót Lò Thiêu, khủng nhất là Améry, đúng như Kertesz gọi ông, Ông Thánh Lò Thiêu:

http://www.tanvien.net/dich/kertesz_lire.html

Ông thấy ông đứng ở đâu so với các chuyện do Elie Wiesel hay Primo Levi kể?

I.K. Chỉ vừa mới gần đây tôi mới được đọc Đêm Đen - La Nuit, của Elie Wiesel, bởi vì vào năm 1960, quyển sách này không có ở Hung. Tôi choáng váng khi đọc: tôi khám phá hóa ra lúc đó chúng tôi cùng ở Buchenwald. Wiesel để lại trong lòng tôi rất nhiều ấn tượng. Còn Primo Levi thì khác. Ông ta chưa tận căn cho đủ. Tôi muốn nói ông không bao giờ rời tầm nhìn nhân văn của sự việc mà đối với tôi điều này thật hoàn toàn xa lạ. Với tôi, kiệt nhân của trại tập trung là văn sĩ người Pháp: Jean Améry.
Ông ta mới là người đi rất xa, nhất là trong quyển Vượt quá tội ác và hình phạt - Par-delà le crime et le châtiment. Tuyệt đối phải đọc các bài trao đổi giữa ông và Primo Levi: Améry nói đến cái thiết yếu. Chưa ai đi xa hơn ông trong cách suy nghĩ về chế độ tập trung chủ nghĩa.

Cả hai cuộc chiến đều do dã tâm của Bắc Kít, tức lũ Vẹm, tức Cái Ác Bắc Kít gây ra, để thủ lợi. Suốt từ khi khởi nghiệp, là chúng chỉ có giết và giết. Giết hết kẻ thù, bây giờ giết dân. Bất cứ 1 người dân, dù phản đối 1 cách ôn hòa, chúng đều giết, bắt bỏ tù, vu cho đủ thứ tội. Một người đàn bà, hai con, chỉ nói không với 1 cơ sở ngoại bang như Formosa mà bị chúng bỏ tù, không cho sử dụng băng vệ sinh, còn giáng cho cái án 10 năm, thử hỏi còn gì hy vọng cho cái xứ Mít nữa, nếu lũ Vẹm không bị huỷ diệt?
Muốn huỷ diệt chúng, là phải tố cáo hai cuộc chiến vừa qua, là hai tội ác. Đại Ác.
1945, chúng giết sạch tầng lớp tinh anh của xứ Bắc.
1975, chúng giết sạch cả 1 Miền Nam.
Còn tin rằng, đó là thần thánh, là giải phóng dân tộc, là cái mả mẹ gì đó, là còn chết!
NQT
Phải có 1 sự tỉnh thức triệt để mới mong có được cứu rỗi.

Tình cờ vớ được bài viết về trường hợp Lưu Hiểu Ba. Bị ung thư đến sắp ngỏm, mà Tẫu Đỏ cũng không tha. Ông cũng kêu gọi sự tỉnh thức, như GCC phán, đối với xứ Tẫu của ông.

http://www.newyorker.com/news/daily-comment/liu-xiaobo-chinas-prescient-dissident

Even a diagnosis of late-stage liver cancer has not liberated Liu Xiaobo, China’s lone Nobel Peace Prize laureate.

In an essay titled “Changing the Regime by Changing Society”—which during his trial was cited as evidence of his counter-revolutionary ideals—Liu expressed hope that the Chinese people would awaken to their situation and that their new awareness would forge a sense of solidarity against the state. But he also warned of a growing moral vacuum in the nation. He wrote:

China has entered an Age of Cynicism in which people no longer believe in anything. . . . Even high officials and other Communist Party members no longer believe Party verbiage. Fidelity to cherished beliefs has been replaced by loyalty to anything that brings material benefit. Unrelenting inculcation of Chinese Communist Party ideology has . . . produced generations of people whose memories are blank.


  
Tuổi thiên đường

Trong bài Tuổi Thiên Đường, anh có nhắc về Schulz, và có dịch một đoạn nhỏ của bài Age of Genius . K xin tách bài này làm hai : Tuổi Thiên Đường và Tuổi Thiên Tài . Tuổi thiên đường chỉ nói về NQT thôi, và Tuổi Thiên Tài sẽ nói về Schulz . Bài trong NY hay quá, K sẽ gắng dành chút thì giờ ra dịch hết ( 22 trang!) để bổ túc cho bài Age of Genius anh dịch dở dang .

Nhân nói về bài của Grossman, cái giai thoại về cái chết của Schulz rất thê lương, không phải vì một trong hai tên sĩ quan xua tay bảo chuyện lẻ tẻ, để tao kiếm thằng khác thay thế , mà nó trả lời : Mày giết một thằng Do Thái của tao thì tao sẽ giết một thằng Do Thái của mày! Câu nói này liên quan tới chuyện kể về sau của những nhân chứng về cái chết của ông trong thời kỳ dân Do Thái bị giết, bất kỳ ở đâu chứ không còn bị tập trung (Aktion) như trước . Schulz bị bắn, chẳng vì lý do gì, chỉ tại đi ngang qua nơi có tụi lính Đức đang có súng, vậy thôi . Và thê lương hơn nữa là chính học trò của ông đã nhận ra xác ông khi cúi xuống, tính lượm cái gì trông giống như mẩu bánh mì rơi ra từ cái túi áo khoác của ông . Họ đói khủng khiếp . (1)
K

(1)
[From where Fleischer stood during the shooting he likely wouldn’t have seen exactly what was happening, and he himself says that he was not paying special attention at the moment of the killing. There is no reason to doubt his word about what he went through when he found himself crouching over the dead body of his teacher.
Fleischer’s testimony provides us with the story of one more human contact with Bruno Schulz, after his death and before his body was buried. Contact that for a moment redeemed him from the anonymity of the murder, and also from that vile “statistic,” and gave him back his name, his face, and his uniqueness. This brief contact echoed everything that had been good and nourishing and generous in him toward his young student. This contact “allowed” Bruno Schulz to perform one more act of grace, even after his death]

Độc giả Tin Văn & art2all chờ đọc bài trên NY về Schulz.
GCC đọc bài đó, mê quá, tính dịch, rồi quên luôn.

David Grossman : Nghệ thuật giả tưởng

Mọi người, bất cứ một người, ai cũng nên đặt ra cho chính mình, một vài câu hỏi liên quan tới Lò Thiêu.
DG

Câu này, nhà văn Mít phải thuộc nằm lòng, và Lò Thiêu đối với chúng, là Trại Cải Tạo.
Chưa từng có đến 1 tên, đau cái đau, làm thịt cả 1 miền đất ruột thịt, và sau đó, như cục ung thư, làm thịt cả nước.

Tranh Schulz

Painting Under Coercion - The New York Times > Arts > Slide Show > Slide 1 of 10

An exhibition, in Jerusalem, of works by Bruno Schulz includes wall paintings he created under Nazi duress short...


Note: GCC biết tới Bruno Schulz, qua J.M. Coetzee. Sau đọc David Grossman, gặp lại ông. Bài của Coetzee về Schulz sau được in trong Inner Workings, Essays 2000-2005. Schulz từng dịch Kafka.
Tin Văn post bài của Coetzee, và dịch lai rai [bài cũng dài], trong khi chờ đọc Grossman viết về Schulz.

Trên net có 1 trang dành riêng cho Schulz
http://brunoschulz.eu/en/

Franz Kafka and Bruno Schulz: cockroaches and crocodiles
Ewa Kuryluk

http://brunoschulz.eu/en/archiwa/1218#more-1218

An American friend recently asked me a seemingly impossible question: „What would you recommend to a lover of modern literature if you had to name just one book of Polish fiction?” The Street of Crocodiles by Bruno Schulz, I replied, the collected stories by a prose writer equal to Kafka.... Kafka?”

My friend mumbled in disbelief. „Aren’t you exaggerating?” Not a bit. Franz Kafka and Bruno Schulz are two outstanding citizens of „The Republic of Dreams”, to use Schulz’s beautiful metaphor, capable of transmuting acute observation into prophecy by circumscribing reveries and nightmares as precisely as if they were facts of life. Illuminators of human nature and visionaries of history, they complement each other in interesting and significant ways.

Franz Kafka (1883-1924) and Bruno Schulz (1892-1942) were born into assimilated Jewish families of the multicultural and multilinguistic Austrian-Hungarian Empire. Kafka was from a well-to-do German-speaking family of Prague, Schulz from a modest Polish-speaking family of Drohobych. Kafka’s German, admired for its cool rigor, is indebted to Pragerdeutsch, the exquisite postclassical German spoken in Prague by the educated Jewish elite. It was a perfect medium for what Kafka had in mind. Employed by an international insurance company, he watched bureaucracy driven by capitalist efficiency operating in a moral vacuum and imagined how easily it could be turned into a totalitarian death machine. Bruno Schulz was as keenly aware of Europe becoming corrupt and criminal, but he had a different point of observation. A gifted painter and draftsman, he made his living as a secondary-school crafts teacher; after teaching, he illustrated his stories and drew self-portraits and portraits of friends. He worked in a rare technique known as cliche verre, printing from treated glass plates, and excelled in the grotesque and erotic in black and white. A follower of Goya, Aubrey Beardsley and other European fin-de-siecle artists, Schulz was fascinated by the human beast and inspired by Leopold von Sacher-Masoch, an Austrian from Lemberg (in Polish Lwów), and his famous novel Venus in Fur (1870), the bible of masochism.

Unlike Kafka, a cosmopolite traveler, Schulz was firmly based in Drohobych, a medium-sized town with ties to international business, situated in the industrial oil district of Galicia, the eastern provinces of Austria-Hungary, which after World War I became part of Poland. Schulz’s poetic prose has its roots in Galician Polish, a language traced by the official Imperial Austrian German, fond of convoluted sentences and archaic-sounding Latinisms, yet rich and polyphonic, spiced with Yiddish wit, laced with Hasidic fantasy and echoing the musicality of Ukrainian, spoken in the countryside around Drohobych. Fluent in German, Schulz was equally familiar with the Polish modernists of Warsaw,Cracow and Lwow and the German-writing avant-garde of Vienna,Berlin and Prague, including Kafka, whose Trial he translated into Polish.

A father-son duo, symbolic of old and new power and evocative of the writers’ respective relationships with their own fathers, stands at the center of Kafka’s and Schulz’s writing. Kafka’s robust and successful father was a family tyrant who disapproved of culture and all things spiritual, including Judaism and his son’s literature. Jacob Schulz, on the other hand, was a lovable eccentric with bad health, bad luck and a passionate interest in animals. This passion was shared by his son and by Kafka, who wrote about an ape wiser than a human, and Josephine, the singer heroine mouse of his last story, which inspired Mauss. Both writers identified with the underdog and delighted in that innocent „crumb of life,” as Schulz calls the puppy Nimrod, named ironically after the Old Testament warrior and hunter.

Jacob Schulz, given to daydreaming more than to commerce or exercise of paternal authority, failed in business and as head of household. His textile store onMarket Square, located in his family house and registered under the name of his wife Henrietta, burned soon after the outbreak of World War I in 1914. Confined to bed and taken care of by Henrietta and his youngest son Bruno, Jacob survived the fire by only a few months. We find the writer’s father in many stories and most significantly in Birds, a counterpart to Kafka’s Metamorphosis.

Nhân đọc cái tít, cockroaches and crocodiles, gián và cá sấu, bèn mò ra bức hình sau đây, cũng liên quan tới Kafka

*

Không biết cái tít “Sát thủ đầu mưng mủ” ở đâu mà ra, liên quan tới cái chi, riêng GCC thì lại nghĩ đến những lần bị nổ ống khói, hay, đầu súng bị... mưng mủ!
Cái tít của 1 entry của Blog NL, “Cười như đười ươi xóc lọ”, nghĩ đến những lần...  tự sướng!

“Chán như con gián”, tưởng tượng ra “con gián”, con bọ, của Kafka.

Trên tờ TLS số Oct 7, 2011, có bài viết về cô em gái út mà Kafka thương nhất, Ottla, và thư từ của ông anh viết cho cô em gái, may sao còn, được trưng bày ở Bodleian Library. Lần trưng bày trước, Thư viết cho Milena, một tư nhân mua trọn, và giấu biệt, chẳng còn ai được nhìn thấy nữa. 

[Ui chao, đọc THNM, và bèn nhớ đến những bức thư của TTT gửi cho đảo xa. Chán thế!]

Cô út này, đúng ra không bị đưa đi Lò Thiêu, vì có chồng là 1 “Aryan” [Ðức thuần chủng] nhưng, vào ngày 5 Tháng 10, 1943, tình nguyện đi theo 1 chuyến xe lửa chở trẻ em Do Thái tới Auschwitz, và chết chung với chúng.

*


Bài viết này, về Schulz, cũng quá tuyệt.
Tác giả coi mấy bài viết của những đại gia như Roth, Updike, Coetzee, do không biết tiếng....  Mít, nên đếch đọc được... GCC!

Tuyệt!

Thì như K phán, GCC có Tuổi Thiên Đường, đâu thua gì Tuổi Thiên Tài, của Schulz!

The Republic of Dreams
Michał Paweł Markowski


Schulz says clearly: the unreal is whatever people cannot share with one another. Whatever falls out of that sharing falls beyond the circle of human affairs, beyond the boundaries of the human theater, beyond literature.1/
The trouble with Bruno Schulz is the following: everybody knows he’s a genius, everybody talks about his tremendous influence, but when push comes to shove it’s all restricted to banalities, as if the measure of a writer’s greatness were to be this community of popular judgments. On the other hand, this comes as no surprise.
Schulz assaults the reader from the very first page and never allows him to rest, never allows him to gather his thoughts. His perfidy lies in the fact that he resists all translation, but encourages us to imitate, to paraphrase and to counterfeit. It’s easier to speak in Schulz’s language than to speak about Schulz. After reading a single paragraph we know at once that it’s Schulz, though we don’t at once know what to say about the paragraph.
The greatness of Schulz is the greatness of his resistance to appropriation, while the result of this resistance is the very small number of memorable books written about him. Certainly, there are a great many discussions, monographs, presentations, dictionaries and exegeses, but few books which would discard the academic paraphernalia and show in black and white that to read Schulz is to wrestle with an angel who means to wrench out your hip.

2/

But then how should we read Schulz? Should we catalogue motifs and themes? This is important, but superficial. Should we illuminate metaphors and track turns of phrase? This reeks of the laboratory from a mile off. Should we compare? But how to compare the incomparable? Even worse, Schulz cannot be utilized for anything: he can’t be hailed as a patron of the left or right and nobody will write a politically engaged essay about him.
Schulz is clearly useless: he refuses to serve any cause, he refuses to rouse and uplift, and even his essays about Józef Piłsudski are a disappointment to old legionnaires. Neither does Schulz have – as would befit a genius of the nation – a decent biography. Ultimately Jerzy Ficowski didn’t write one, preferring to ferret about in the The Vicinity of ’Cinnamon Shops’, rather than to take a look inside them. This is in fact a broader tendency. Indeed, the proliferation of books in the Schulzean bibliography with titles dominated by various margins, postscripts and footnotes clearly demonstrates that the criticism has been overcome by a reverent fear of confrontation. This ferreting about in the margins is by no means a purely native affliction.
The recent excitement in the West over the figure of Bruno Schulz has been largely connected not with his works but with the scandal which erupted after the theft of his frescos from Drohobycz and their removal to Israel. Although new translations into foreign languages are appearing, there is still no faithful translation into the most important language, that is, into English. The existing translation, made years ago by Celina Wieniewska, reads with a difficulty exacerbated by the fact that whenever the translator can’t cope with the linguistic thicket of Schulz’s language (usually by pruning away with the translator’s secateurs), she blithely omits the troublesome sentences, thus entirely erasing the writer’s signature. Schulz in English reads smoothly and fluently, whereas Schulz is not in the least bit smooth and fluent, and thus I understand the surprise of English-language readers, who can’t understand how they’re supposed to be dealing with a linguistic genius when the sentences they have in front of them sound so ordinary.
Even such virtuosi as Roth, Updike or Coetzee, unfamiliar as they are with the Polish language, cannot know who Bruno Schulz really is, but can only guess. Of course, this is no small thing: better to guess with Coetzee than to know with Professor Pimko.

  


Cuốn "Một con gió bụi", một cách nào đó, là bản cáo trạng Vẹm, ngay từ những ngày đầu tiên chúng có mặt ở trên cõi đời này, cái gì gì một mùa thu năm qua cách mạng tiến ra.
Cái chuyện cấm nó, thì là tất nhiên rồi, nhưng cái chuyện cho in nó, mới thật là quái dị.
Thầy Kuốc đã từng phán, cả nước VC mù chữ, có thể đúng như thế.
GCC nhớ là, đọc lần đầu, khi còn học trung học, nhớ đại khái, TTK tả cái cảnh đến gặp lũ nhóc Vẹm, tên nào tên đó bặm chợn, chỉ có biết mỗi 1 chuyện giết người, và khi ra về, ông than, lũ này sẽ đánh thắng thằng Tẩy, công lớn, nhưng tội cũng lớn.
Câu than của ông, chỉ đúng có 1 nửa.
Nửa cái bánh mì!

Cuộc chiến chống Pháp, là cơ hội cho Vẹm giết sạch các đảng phái Cách Mạng. TTK không nhìn ra cái dã tâm của Vẹm. Thê thảm hơn nữa, do đánh Tẩy mà rước hoạ Tầu Phù vô giường!
Thay đế quốc Tẩy bằng thằng Tẫu Đỏ, hiện tình xứ Mít như hiện nay, theo GCC, vô phương cứu chữa.
Phải có 1 tên, phải 1 tên Bắc Kít, dám kết án cả hai cuộc chiến, chỉ là "Tội và Tội", thì mới có cơ may sám hối.
Sám hối đã, rồi tính tiếp.

GCC có đọc 1 vài tài liệu của Tẩy, thời kỳ 1945. Chúng gọi là hoà bình bỏ lỡ. Nên nhớ thằng Tẩy có lại được xứ Đông Dương, là nhờ Đồng Minh. Chúng cũng bị Nazi đô hộ vậy. Cái nhục đó, đến bây giờ, chưa xong với nó, chứng cớ là Nobel cho anh Tẩy, vì viết về những ngày đen tối của nước Pháp khi bị Nazi đô hộ. Chúng thực tình muốn hoà, không hề muốn đánh. Nhưng Vẹm, không thể không đánh. Chỉ có mỗi 1 đường đánh Tây, thì mới nhân đó làm cỏ sạch các đảng phái khác. Phạm Quỳnh chẳng đã than, không có thằng Tây, là thằng Mít chết. Ông hiểu rõ cái độc cái ác của Mít, của Á Châu, và cái gọi là văn minh Tây Phương, mà ông là 1 đứa học trò của nó, như nhiều người khác. GCC không tin, ông nhận ra cái bóng kẻ thù ngồi đằng sau vua, như trong truyện My Châu, Trọng Thủy. Nhưng Solzhenitsyn thì lại nhìn ra, bảnh thế.
Cuộc chiến chống Mỹ cũng do Bắc Kít tìm đủ mọi cách cho nó xẩy ra.
Cả hai cuộc chiến đều có thể tránh được hết. Nhưng làm sao tránh, Vẹm cố tình làm cho chúng phải xẩy ra.


On Foldenyi

Alberto Manguel
[Table Talk, from The Threepenny Review]

I owe the discovery of Laszlo Foldenyi to Cees Nooteboom, who, in one of his epistolary assaults, insisted that I should read him and sent me a Spanish translation of one of his essays, Dostoyevsky reads Hegel in Siberia and bursts into tears. Among the many paths that lead us to read a book (all of which have something mysterious about them) is that of the title. We may not be immediately attracted to a book called The Divine Comedy or Les contemplations, but only a soul of stone can resist Dostoyevsky reads Hegel in Siberia and bursts into tears. I read it immediately in one sitting, and then again, and then once again, for luck. The contents amply justified the magnificent title. My ignorance of Hungarian is word-perfect: my reading was therefore limited to only a few of Foldenyi's works in Spanish and German, and yet it was enough to judge him, in my view, a brilliant, original, clear-cut thinker whose illuminations I gladly followed through philosophical, historical, and aesthetic considerations. His books on melancholia, art, and criticism are masterworks.
    Long ago, Copernicus's discoveries shifted the self-centered vision of our world to a corner that has since constantly shifted further and further towards the margins of the universe. The realization that we human beings are aleatory, minimal, a casual convenience for self-reproducing molecules is not conducive to high hopes or great ambitions. And yet, what Nicola Chiaromonte called "the worm of consciousness" is also part of our being, so that, however ephemeral and distant, we, these particles of stardust, are also a mirror in which all things, ourselves included, are reflected. This modest glory should suffice us. Our passing (and, on a tiny scale, the passing of the universe with us) is ours to record: a patient and bootless effort begun when we first started to read the world. What we call history is that ongoing story which we pretend to decipher as we make it up. This Dostoyevsky fully understood when he said that, if our belief in immortality were destroyed, "everything would be permissible." Like history, immortality need not be true for us to believe in it.
    From the beginning, history is the story told by its witness, true or false. In the Book VIII of the Odyssey, Odysseus praises the bard who sings the misfortunes of the Greek" as if he had been there or heard it from the lips of another." The "as if" is of the essence. History then is the story of what we say has happened, even though the justifications we give for our testimony cannot, however hard we try, be justified. Centuries later, in a dusty German classroom, Hegel would divide this "invention of what took place" into three categories: first, history written by its assumed direct witnesses (ursprungliche Geschichte); second, history as a meditation upon itself (reflektierende Geschichte); third, history as philosophy (philosophische Geschichte), which eventually results in what we agree to call world history (Welt-Geschichte), the never-ending story that includes itself in the telling. Immanuel Kant had earlier imagined two different concepts of our collective evolution: Historie to define the mere recounting of facts and Geschichte, a reasoning of those facts- even a priori Geschichte, the chronicle of an announced course of events to come. For Hegel, what mattered was the understanding (or the illusion of understanding) of the entire flow of events as a whole, including the river bed and it coastal observers, and in order to better concentrate on the main, from this torrent he excluded the margins, the lateral pools and the estuaries.
    Foldenyi imaginatively suggests that this is the horror Dostoyevsky discovers: that history, whose victim he knows he is, ignores his existence, that his suffering goes on unnoticed or, worse, serves no purpose in the general flow of humankind. What Hegel proposes, in Dostoyevsky's eyes (and in Foldenyi's ), is what Kafka would later say to Max Brod: "There is hope, but not for us." Hegel's caveat is even more terrible than the illusion existence proposed by the idealists: we are perceived but we are not seen.
    Such an assumption is, for Foldenyi (as it must have seemed to Dostoyevsky), inadmissible. It's not just that history cannot dismiss anyone from its course; the reverse is also true- the acknowledgement of everyone is necessary for history to be. My existence, any man's existence, is contingent on your being, on any other man's being, and both of us must exist for Hegel, Dostoyevsky, Foldenyi to exist, since we (the anonymous others) are their proof and their ballast, bringing them to life in our reading. This is what is meant by the ancient intuition that we are all part of an ineffable whole in which every singular death and every particular suffering affects the entire human collective, a whole that is not limited by each material self. The worm of consciousness mines but also proves our existence; it is no use denying it, even as an act of faith. "The myth that denies itself" says Foldenyi wisely, "the faith that pretends to know: this is the grey hell, this is the universal schizophrenia with which Dostoyevsky stumbled on his way."
    Our imagination allows us always one hope more, beyond the one shattered or fulfilled, one as yet seemingly unattainable frontier that we'll eventually reach only to propose another lying further away. To forget this limitlessness (as Hegel tried to do by trimming down his notion of what counts as history) may grant us the pretty illusion that what takes place in the world and in our life is fully understandable. But this reduces the questioning of the universe to catechism and that of our existence to dogma. As Foldenyi argues, what we want is not the consolation of that which seems reasonable and probable, but the unexplored Siberian regions of the impossible.

-ALBERTO MANGUEL SPRING 2012

What we call history is that ongoing story which we pretend to decipher as we make it up. This Dostoyevsky fully understood when he said that, if our belief in immortality were destroyed, "everything would be permissible." Like history, immortality need not be true for us to believe in it.
Câu phán của Dos, còn được dịch là, "Nếu Thượng Đế đếch có, thì mọi chuyện đều được phép".
Sartre mở ra cuốn sách mỏng dính của ông, thế nào là chủ nghĩa hiện sinh, bằng câu này, theo ý, chủ nghĩa hiện sinh bắt đầu với Dos.
Bài viết ngắn của Manguel, đặt ngược lại vấn đề, khởi từ cái sự kiện, Foldenyi không chấp nhận ý của Dos: Such an assumption is, for Foldenyi (as it must have seemed to Dostoyevsky), inadmissible. It's not just that history cannot dismiss anyone from its course; the reverse is also true- the acknowledgement of everyone is necessary for history to be. Lịch sử không thể dimiss bất cứ 1 ai, trong chúng ta, và ý nghĩa cuộc đời, từ đó xuất hiện.
Cái chuyện lịch sử viết từ đáy, là cũng từ đó mà ra.

Gấu biết đến Kafka, là nhờ đọc Manguel. Cũng qua ông, Gấu biết Borges, và cả hai, đến cuối đời, sắp đi xa, Gấu ngộ ra, là 1, theo nghĩa, họ là thầy trò.
Cái gọi là “nightmare” ở Borges, tức là ở trong cõi mộng – cõi bất tử, như Naipaul đọc Borges – thì ở trong cõi thực, ở Kafka.
Đây là thai đố khủng khiếp nhất, và nó liên quan, mắc mớ tới câu phán khủng khiếp nhất, của Kafka, mà ngay cả Adam Zagajewski cũng không đọc ra, theo GCC, khi coi đây là trò masochism ở Kafka.
Bạn có thể đi hết cuộc chiến Mít, trong cái nhìn tiểu vi, micro, về cõi người, qua câu phán của Kafka:
Trong cuộc duel, giữa mi và cuộc đời, hãy ở về phía cuộc đời.

In the duel between you and the world, back the world.
Kafka 

Cái sự tương tự giữa Kafka, và Borges, với GCC, 1 kẻ bị THNM vì cuộc chiến Mít, là còn ở chỗ này: Tất cả những tác phẩm lớn của cả hai, đều là những ẩn dụ về cuộc chiến Mít. Phép Lạ Bí Ẩn, và quãng thời gian - khoảnh khắc - từ lúc tên trưởng toán hành quyết VC giơ tay ra lệnh, bắn, và tên Ngụy nhà văn ngã xuống, 1 năm trôi qua, là cả 1 nền văn học hải ngoại của chúng, dài dài, còn hoài.... ư?
Ẩn dụ Tháp Babel của Kafka, chẳng là nói về hãy đâm vào lưng mi, thay vì vào cuộc đời, khi lũ VC xây xong tháp Babel, tức là vào 30 Tháng Tư 1975 ư?
Làng Kế Bên, giá đừng bao giờ đến, cũng là 1 ẩn dụ về cuộc chiến Mít, hà, hà!

"In the duel with the world you should always take the world's part." At first I resisted this aphorism. Yet another case of Kafka's masochism, I thought. More precisely, I mocked, yes, I see now how you turn against yourself. It's easier to write it than to do it. Later I understood, though, that Kafka's idea could be interpreted in various ways. For example, "take the world's part" could mean that we shouldn't be governed by our impulses, whims, which are-may be-blind, arbitrary, short-lived, childish, frivolous. The task is rather to understand what the world is, how it's structured, what it expects of us, what it might offer.
Only then, when we've learned to recognize, however imperfectly, the world's nature-it is blind and deaf, mindless and cruel, or rather it can be cruel, of course, but it also emits a splendid spark from time to time-can we begin to act, new initiates into the world's secrets. Only then do we start imperceptibly to take our own part. We may also come to understand that there is in fact no conflict between world and us, we're made of the same substance, the same cosmic dust.
Moments of joy; but also the danger produced by a false poem, by what the English language calls cant ("insincere and sanctimonious speech, chiefly moral, religious or political in nature," the dictionary informs us), that is, duplicitous rhetoric, a kind of propaganda. Cant may turn up in poetry, and Polish priests rely on it all too frequently in their preaching.

ADAM ZAGAJEWSKI: SLIGHT EXAGGERATION

Roland Barthes là 1 trong những người thấu ngộ Kafka, qua câu phán khủng khiếp, trên, và ông bệ về ngay nhà của ông, dán lên tường bàn viết của ông, trong bài viết cực ngắn, nhưng cực thần sầu, Câu Trả Lời Của Kafka, Kafka’s Answer, khi ông đọc Marthe Robert, có nên đốt mẹ Kafka chăng, faut-il bruler Kafka?
Câu phán của Kafka, theo GCC, xẩy ra vào lúc sinh tử nhất của 1 kiếp người, và là cái lúc Thiện Ác đối đầu, và bạn đành phải hy sinh chính bạn, để vượt cuộc xét nghiệm, The Test.
Todorov thì coi đây là lúc tín hữu Ky Tô viện tới Chúa, và cầu Chuá hãy khu trục con quỉ ở nơi họ.
Lũ Bắc Kít không làm sao thấu ngộ được, 1 tác giả như Kafka, và chỉ 1 câu của ông, câu trên, là do chúng không hề có 1 niềm tin tôn giáo.
Ha Jin, khi viết cuốn Nhà Văn Kẻ Di Dân, là cũng đồng ý với cái chuyện, bạn muốn viết văn ư, thì hãy ôm lấy Lò Thiêu! (1)

(1)

David Grossman : Nghệ thuật giả tưởng

Mọi người, bất cứ một người, ai cũng nên đặt ra cho chính mình, một vài câu hỏi liên quan tới Lò Thiêu.
Câu này, nhà văn Mít phải thuộc nằm lòng, và Lò Thiêu đối với chúng, là Trại Cải Tạo.

Chưa từng có đến 1 tên, đau cái đau, làm thịt cả 1 miền đất ruột thịt, và sau đó, như cục ung thư, làm thịt cả nước.

Note: Trên FB, vị bằng hữu Ngô Nhật Đăng, ông con trai lớn của Xuân Sách, có đưa ra đề xuất, chỉ xứ Đàng Trong, may ra mới có thể kíu xứ Mít khỏi họa Tẫu Đỏ.
Nhớ đại khái, không làm sao post lại được trên Tin Văn.

Nhưng quái làm sao, Borges đã từng đề nghị 1 giải pháp cho cuộc chiến Mít, qua 1 truyện ngắn mà ông, chính ông, coi là số 1 của mình, và GCC đã từng chôm, The Intruder.
Câu chuyện hai thằng anh và em cùng yêu 1 cô gái, và 1 trong hai thằng giết cô, để cả hai có bổn phận nhớ cô hoài hoài. [Với GCC]

Trong bài viết về Borges, Hổ trong gương, “Tigers in the mirror”, trên The New Yorker, sau in trong “Steiner at The New Yorker”, Steiner có nhắc tới 1 truyện ngắn của Borges, mới được dịch qua tiếng Anh, The Intruder. Truyện này hoành dương, illustrate, tư tưởng hiện tại của Borges.

Tò mò, Gấu kiếm trong “thư khố” của Gấu, về ông, không có. Lên net, có, nhưng chỉ cho đọc, không làm sao chôm: “The Intruder”, câu chuyện hai anh em chia nhau, một phụ nữ trẻ. Một trong họ, giết cô gái để cho tình anh em lại được trọn vẹn. Vì chỉ có cách đó mà hai em mới cùng san sẻ một cam kết mới: “bổn phận quên nàng”.

[Tin Văn đã kiếm thấy cái truyện ngắn này, và đã post trên Tin Văn, thong thả sẽ dịch hầu quí độc giả]

Borges coi nó như là 1 vi-nhét - bức họa nhỏ, dùng để trang trí - cho những những câu chuyện đầu tay của Kipling. “Kẻ lén vô nhà, The Intruder”, quả là 1 chuyện nhỏ, nhẹ, nhưng không 1 tì vết và cảm động một cách lạ thường. Lần đầu đọc, trên net, Gấu mơ hồ nghĩ đến BHD, tượng trưng cho thứ văn học của Gấu, hay rộng ra, của cả Miền Nam đúng hơn, được cả hai thằng, anh Bắc Kít và em Nam Kít, cùng mê, và 1 thằng đã "làm thịt em" để cả hai cùng có bổn phận, quên nàng:

Như thể, sau khi Gấu lang thang xứ người, lưu vong nơi Xứ Lạnh, một bữa trở về Xề Gòn, và thấy Những Ngày Ở Sài Gòn, nằm trên bàn!

"The Intruder," a very short story recently translated into English, illustrates Borges's present ideal. Two brothers share a young woman. One of them kills her so that their fraternity may again be whole. They now share a new bond: "the obligation to forget her."

Borges himself compares this vignette to Kipling's first tales. "The Intruder" is a slight thing, but flawless and strangely moving. It is as if Borges, after his rare voyage through languages, cultures, mythologies, had come home and found the Aleph in the next patio.

Trong The Last Interview, Borges xeo phi Borges, qua truy
ện ngắn thần sầu kể trên, và Gấu nghĩ, chưa từng có ai, kể cả GCC, vinh danh BHD, và Tứ Tấu Khúc của thằng khốn đó, đến mức tuyệt hảo như thế!

BORGES: But I think I've written a better story called "La intrusa" ("The Intruder") and you'll find that story in the last edition of El Aleph or of A Personal Anthology. I think that's better than the other. I think that's the best story I ever wrote. There's nothing personal about it; it's the story of two hoodlums. The intruder is the woman who comes into the lives of two brothers who are hoodlums. It isn't a trick story. Because if you read it as a trick story, then, of course, you'll find that you know what's going to happen at the end of the page or so, but it isn't meant to be a trick story. On the contrary. What I was trying to do was to tell an inevitable story so that the end shouldn't come as a surprise.
BURGIN: That's sort of like "The South," though. The sense of inevitability in the story.
BORGES: Yes, yes. But, I think that ‘La intrusa' is better, because it's simpler.
BURGIN: When did you write it?
BORGES: I wrote it about a year or so ago, and I dedicated it to my mother. She thought that the story was a very unpleasant one. She thought it awful. But when it came to the end there was a moment when one of the characters had to say something, then my mother found the words. And if you read the story, there's a fact I would like you to notice. There are three characters and there is only one character who speaks. The others, well, the others say things and we're told about them. But only one of the characters speaks directly, and he's the one who's the leader of the story. I mean, he's behind all the facts of the story. He makes the final decision, he works out the whole thing, and in order to make that plainer, he's the only character whose voice we hear, throughout the story.
BURGIN: Is it a very short story?
BORGES: Yes, five pages. I think it's the best thing I've done.

Bà mẹ của Borges, mới là người kiếm ra câu văn tuyệt hảo kết thúc câu chuyện.

Borges coi đây là tuyện ngắn tuyệt hảo của ông, bởi vì, nó không có tính "trick story", mà là 1 truyện ngắn không thể tránh được, "inevitable story", và với thứ thần sầu này, cái kết thúc của nó, không đến với bạn, như là 1 ngạc nhiên.

Bạn thử kiếm ra 1 thứ truyện ngắn như thế, để kết thúc cuộc chiến Mít?

BURGIN: What about "Death and the Compass"? Do you like the way you treat the local colour in that story?
BORGES: Yes, but in "Death and the Compass," the story is a kind of nightmare, no? It's not a real story. While in "La intrusa" things are awful, but I think that they are somehow real and very sad also.

Borges, khi phải so sánh BHD - La intrusa - với Thần Chết và Cái La Bàn, 1 truyện ngắn thần sầu của ông, đã coi Death giống như 1 cơn ác mộng, không phải truyện thực, trong khi BHD thì, 1 cách nào đó, somehow, thực, và rất ư là buồn!

Tks you, Mr. Borges!
.... somehow real and very sad also.
Mi không biết vác gạo đến nhà bố ta, những ngày Sàigòn rục rịch, nghe đồn... có đảo chánh, làm sao ta lấy mi?

My Old Saigon
http://www.tanvien.net/Viet/8.html

The Intruder

Note: GCC kiếm thấy The Intruder, trong cuốn Borges A Reader, mua xôn, từ đời nào. Bèn post ở đây, và sẽ dịch sau.

Borges coi nó như là 1 vi-nhét - bức họa nhỏ, dùng để trang trí - cho những những câu chuyện đầu tay của Kipling. “Kẻ lén vô nhà, The Intruder”, quả là 1 chuyện nhỏ, nhẹ, nhưng không 1 tì vết và cảm động một cách lạ thường.

Lần đầu đọc, trên net, Gấu mơ hồ nghĩ đến BHD, tượng trưng cho thứ văn học của Gấu, hay rộng ra, của cả Miền Nam đúng hơn, được cả hai thằng, anh Bắc Kít và em Nam Kít, cùng mê, và 1 thằng đã "làm thịt em" để cả hai cùng có bổn phận, quên nàng:

Như thể, sau khi Gấu lang thang xứ người, lưu vong nơi Xứ Lạnh, một bữa trở về Xề Gòn, và thấy "Những Ngày Ở Sài Gòn", nằm trên bàn! (1)

*

THE INTRUDER

2 Samuel 1:26

[JLB 98]

They claim (improbably) that the story was told by Eduardo, the younger of the Nilsen brothers, at the wake for Cristian, the elder, who died of natural causes at some point in the 1890s, in the district of Moron. Someone must certainly have heard it from someone else, in the course of that long, idle night, between servings of mate, and passed it on to Santiago Dabove, from whom I learned it. Years later, they told it to me again in Turdera, where it had all happened. The second version, considerably more detailed, substantiated Santiago's, with the usual small variations and departures. I write it down now because, if I am not wrong, it reflects briefly and tragically the whole temper of life in those days along the banks of the River Plate. I shall put it down scrupulously; but already I see myself yielding to the writer's temptation to heighten or amplify some detail or other.

In Turdera, they were referred to as the Nilsens. The parish priest told me that his predecessor remembered with some astonishment seeing in that house a worn Bible, bound in black, with Gothic characters; in the end pages, he glimpsed handwritten names and dates. It was the only book in the house. The recorded misfortunes of the Nilsens, lost as all will be lost. The old house, now no longer in existence, was built of unstuccoed brick; beyond the hallway, one could make out a patio of colored tile, and another with an earth floor. In any case, very few ever went there; the Nilsens were jealous of their privacy. In the dilapidated rooms, they slept on camp beds; their indulgences were horses, riding gear, short-bladed daggers, a substantial fling on Saturdays, and belligerent drinking. I know that they were tall, with red hair which they wore long. Denmark, Ireland, places they would never hear tell of, stirred in the blood of those two criollos. The neighborhood feared them, as they did all red-haired people; nor is it impossible that they might have been responsible for someone's death. Once, shoulder to shoulder, they tangled with the police. The younger one was said to have had an altercation with Juan Iberra in which he did not come off worst; which, according to what we hear, is indeed something. They were cowboys, team drivers, rustlers, and, at times, cheats. They had a reputation for meanness, except when drinking and gambling made them expansive. Of their ancestry or where they came from, nothing was known. They owned a wagon and a yoke of oxen.

Physically, they were quite distinct from the roughneck crowd of settlers who lent the Costa Brava their own bad name. This, and other things we do not know, helps to explain how close they were; to cross one of them meant having two enemies.

The Nilsens were roisterers, but their amorous escapades had until then been confined to hallways and houses of ill fame. Hence, there was no lack of local comment when Cristian brought Juliana Burgos to live with him. True enough, in that way he got himself a servant; but it is also true that he showered her with gaudy trinkets, and showed her off at fiestas-the poor tenement fiestas, where the more intimate figures of the tango were forbidden and where the dancers still kept a respectable space between them. Juliana was dark-complexioned, with  large wide eyes; one had only to look at her to make her smile. In a poor neighborhood, where work and neglect wear out the women, she was not at all bad looking.

At first, Eduardo went about with them. Later, he took a journey to Arrecifes on some business or other; he brought back home with him a girl he had picked up along the way. After a few days, he threw her out. He grew more sullen; he would get drunk alone at the local bar, and would have nothing to do with anyone. He was in love with Cristian's woman. The neighborhood, aware of it possibly before he was, looked forward with malicious glee to then subterranean rivalry between the brothers. One night, when he came back late from the bar at the corner, Eduardo saw Cristian's black horse tethered to the fence. In the patio, the elder brother was waiting for him, all dressed up. The woman came and went, carrying mate. Cristian said to Eduardo:

"I'm off to a brawl at the Farias'. There's Juliana for you. If you want her, make use of her."

His tone was half-commanding, half-cordial. Eduardo kept still, gazing at him; he did not know what to do. Cristian rose, said goodbye to Eduardo but not to Juliana, who was an object to him, mounted, and trotted off, casually.

From that night on, they shared her. No one knew the details of that sordid conjunction, which outraged the proprieties of the poor locality. The arrangement worked well for some weeks, but it could not last. Between them, the brothers never uttered the name of Juliana, not even to summon her, but they sought out and found reasons for disagreeing. They argued over the sale of some skins, but they were really arguing about something else. Cristian would habitually raise his voice, while Eduardo kept quiet. Without realizing it, they were growing jealous. In that rough settlement, no man ever let on to others, or to himself, that a woman would matter, except as something desired or possessed, but the two of them were in love. For them, that in its way was a humiliation.

One afternoon, in the Plaza de Lomos, Eduardo ran into Juan Iberra, who congratulated him on the beautiful "dish" he had fixed up for himself. It was then, I think, that Eduardo roughed him up. No one, in his presence, was going to make fun of Cristiano

The woman waited on the two of them with animal submissiveness; but she could not conceal her preference, unquestionably for the younger one, who, although he had not rejected the arrangement, had not sought it out.

One day, they told Juliana to get two chairs from the first patio, and to keep out of the way, for they had to talk. Expecting a long discussion, she lay down for her siesta, but soon they summoned her. They had her pack a bag with all she possessed, not forgetting the glass rosary and the little crucifix her mother had left her. Without any explanation, they put her on the wagon, and set out on a wordless and wearisome journey. It had rained; the roads were heavy going and it was eleven in the evening when they arrived at Moron. There they passed her over to the patrona of the house of prostitution. The deal had already been made; Cristian picked up the money, and later on he divided it with Eduardo.

In Turdera, the Nilsens, floundering in the meshes of that outrageous love (which was also something of a routine), sought to recover their old ways, of men among men. They went back to their poker games, to fighting, to occasional binges. At times, perhaps, they felt themselves liberated, but one or other of them would quite often be away, perhaps genuinely, perhaps not. A little before the end of the year, the younger one announced that he had business in Buenos Aires. Cristian went to Moron; in the yard of the house we already know, he recognized Eduardo's piebald. He entered; the other was inside, waiting his turn. It seems that Cristian said to him, "If we go on like this, we'll wear out the horses. It's better that we do something about her."

He spoke with the patrona, took some coins from his money belt, and they went off with her. Juliana went with Cristian; Eduardo spurred his horse so as not to see them. They returned to what has already been told. The cruel solution had failed; both had given in to the temptation to dissimulate. Cain's mark was there, but the bond between the Nilsens was strong-who knows what trials and dangers they had shared-and they preferred to vent their furies on others. On a stranger, on the dogs, on Juliana, who had brought discord into their lives.

March was almost over and the heat did not break. One Sunday (on Sundays it is the custom to retire early), Eduardo, coming back from the corner bar, saw Cristian yoking up the oxen. Cristian said to him, "Come on. We have to leave some hides off at the Pardos'. I've already loaded them. Let us take advantage of the cool."

The Pardo place lay, I think, to the south of them; they took the Camino de las Tropas, and then a detour. The landscape was spreading out slowly under the night. They skirted a clump of dry reeds. Cristian threw away the cigarette he had lit and said casually, "Now, brother, to work. Later on, the buzzards will give us a hand. Today I killed her. Let her stay here with all her finery, and not do us any more harm."

They embraced, almost in tears. Now they shared an extra bond; the woman sorrowfully sacrificed and the obligation to forget her.

Note: Đọc lại, thì lại nhớ đến em Phương, trong Nỗi Buồn Chiến Tranh: Mi ngu quá, còn đêm nào như đêm nay.
“Chẳng còn đêm nào như đêm nay đâu. Anh muốn hiến đời anh cho một sự nghiệp gì đó, còn em quyết định sẽ phung phí đời mình, sẽ huỷ diệt nó trong cuộc chiến này".
http://www.tanvien.net/ds/noi_buon_war.html






I owe the discovery of Laszlo Foldenyi to Cees Nooteboom, who, in one of his epistolary assaults, insisted that I should read him and sent me a Spanish translation of one of his essays, Dostoyevsky reads Hegel in Siberia and bursts into tears. Among the many paths that lead us to read a book (all of which have something mysterious about them) is that of the title. We may not be immediately attracted to a book called The Divine Comedy or Les contemplations, but only a soul of stone can resist Dostoyevsky reads Hegel in Siberia and bursts into tears. I read it immediately in one sitting, and then again, and then once again, for luck. The contents amply justified the magnificent title. My ignorance of Hungarian is word-perfect: my reading was therefore limited to only a few of Foldenyi's works in Spanish and German, and yet it was enough to judge him, in my view, a brilliant, original, clear-cut thinker whose illuminations I gladly followed through philosophical, historical, and aesthetic considerations. His books on melancholia, art, and criticism are masterworks.
Long ago, Copernicus's discoveries shifted the self-centered vision of our world to a corner that has since constantly shifted further…
[suite]
Alberto Manguel: On Foldenyi
[In Table Talk, The Threepenny Review]
Kkhiêu vũ trong bóng tối

*

Tại sao Âu Châu lại có thể là lò cừ văn hóa và một sàn diễn của cái man rợ tồi tệ đến như thế?
Tại làm sao lại có 1 giống dân ưu việt đến như thế. Hitler đã từng phán, Do Thái phịa ra ý thức, lương tâm (1)
(1)

Exemple : « Ce qui me fascine, c'est le mystère de l'excellence intellectuelle juive. II ne faut pas être hypocrite: en sciences, le pourcentage de Nobel est écrasant. II y a des domaines dans lesquels il y a presque un monopole juif. Prenez la création du roman américain moderne par Roth, par Bellow, par Heller et tant d'autres. Les sciences, les mathématiques, les médias aussi. .. Est-ce qu'il y a le fruit de la pression terrible du danger? Est-ce que le danger est le père de l'invention et de la création? J'ose le croire. Le judaisme est la seule religion qui ait une prière spéciale pour les families dont les enfants sont des savants. Cela me remplit d'une joie et d'un orgueil fou. [ ... ] Non vraiment, quand Hitler déclare "le Juif a inventé la conscience", il a parfaitement raison. [ ... ] Le mystère de ce qui attise la haine chez le non-Juif, c'est je crois que le Juif a signé un pacte avec la vie. II semble y avoir une négociation millenaire entre le Juif et la vie elle-même, le rnystère de la vitalité humaine. "

Thầy của Gấu phán về Do Thái của Thầy mới bảnh làm sao. Trò cũng có những ý nghĩ tương tự về gốc Bắc Kít của nó, nhưng cái kết luận của Thầy và của Trò ngược hẳn nhau: 

Những tên Bắc Kít cực kỳ thông minh, là thể nào não của chúng cũng bị thiến mất 1 mẩu, đúng mẩu có lương tri của con người.
Thầy, Do Thái đã ký 1 hòa ước với đời sống, và chính vì thế mà dân Do Thái bị thù ghét! 




*

Cái từ “Hội Nhà Thổ”, 1 vị độc giả trên Blog NL, trách GCC, là miệt thị HNV/VC, gốc của nó, là từ Walter Benjamin:

Sách và Bướm - thứ nào có đàn ông của thứ đó, những kẻ sống trên lưng họ - tính viết, "sống trên trôn họ", nhưng đểu cáng quá - và hành hạ họ.
Les livres et les putains - ils ont chacun leur genre d'homme, qui vivent sur leur dos, et les maltraitaient
Walter Benjamin, Sens unique

Walter Benjamin: A Tribute

Hai tác phẩm sử thi của thế kỷ 20 là hai tác phẩm lớn lao về điêu tàn.
Thi khúc [Cantos ] của Pound, và Thương Xá, [The Arcades Project], của Benjamin.

Từ một khoảng cách, tuyệt tác của Benjamin, kỳ cục thay, gợi nhớ một điêu tàn lớn lao khác của văn học thế kỷ 20, "Thi khúc" ("Cantos"), của Pound. Cả hai tác phẩm đều được chiết ra từ những năm tháng đọc sách theo kiểu cú vọ (jackdaw reading). Cả hai đều được dựng nên từ những mẩu đoạn và những trích dẫn, và trung thành với một thẩm mỹ học hiện đại bậc cao, về hình ảnh và dàn dựng. Cả hai đều có tham vọng kinh tế và đều nằm dưới sự chứng giám của những nhà kinh tế (một bên là Marx, và một bên là Gesell và Douglas). Cả hai tác giả đều có đầu tư vào trong những ngành cổ học, và cả hai đều đánh giá quá cao sự thích nghi của chúng đối với thời đại của chính họ. Chẳng người nào biết, khi nào thì dừng. Và cả hai, sau cùng đều tiêu ma vì con quái vật là chủ nghĩa phát xít. Với Benjamin, là một kết cục bi đát. Với Pound, ô nhục.

Coetzee: Những Kỳ Tích Về Benjamin

Nói gần nói xa, chẳng qua nói thẳng:
Mít chúng ta cần 1 tác phẩm, về “Điêu Tàn ư, đâu chỉ điêu tàn”.
Hay 1 thứ, cẩm như “Ô Nhục” của Coetzee!

* *

I owe the discovery of Laszlo Foldenyi to Cees Nooteboom, who, in one of his epistolary assaults, insisted that I should read him and sent me a Spanish translation of one of his essays, Dostoyevsky reads Hegel in Siberia and bursts into tears. Among the many paths that lead us to read a book (all of which have something mysterious about them) is that of the title. We may not be immediately attracted to a book called The Divine Comedy or Les contemplations, but only a soul of stone can resist Dostoyevsky reads Hegel in Siberia and bursts into tears. I read it immediately in one sitting, and then again, and then once again, for luck. The contents amply justified the magnificent title. My ignorance of Hungarian is word-perfect: my reading was therefore limited to only a few of Foldenyi's works in Spanish and German, and yet it was enough to judge him, in my view, a brilliant, original, clear-cut thinker whose illuminations I gladly followed through philosophical, historical, and aesthetic considerations. His books on melancholia, art, and criticism are masterworks.
Long ago, Copernicus's discoveries shifted the self-centered vision of our world to a corner that has since constantly shifted further…

[suite]
Alberto Manguel: On Foldenyi

[In Table Talk, The Threepenny Review]

Note: Bài viết này, về Foldenyi nhưng thực sự là về Dos.

Alberto Manguel, dân Canada, là tác giả đầu tiên GCC biết tới, khi ra được hải ngoại, qua sự giới thiệu của Nguyễn Tiến Văn.
Qua Manguel, Gấu biết tới Kafka, Borges...
Những tác giả Đông Âu, như Milosz, Manea, là qua tờ Partisan Review... 



http://www.bbc.com/vietnamese/media-40423475

Tuy nhiên, việc cuốn Hồi ký 'Một cơn gió bụi' với cách thức in lại như vừa qua ở Việt Nam có thể sẽ gây 'mất uy tín' cho chính học giả này, theo ông.

Mất uy tín, là sao?

Trần Trọng Kim trong thư gửi Hoàng Xuân Hãn, nhận xét, công Vẹm đầu, mà tội cũng đầu, đúng, chỉ có 1 nửa, là vì ông chết sớm, khác GCC, do sống sau ông, nên giải ra được 1 nửa còn lại.
Giá đừng đánh Tây, thì xứ Mít
thoát mọi tai ương.

Phạm Quỳnh, trước khi bị Vẹ
m dùng đá đập chết, để tiết kiệm 1 viên đạn, đã nói ra điều này. Không có thằng Tây, là thằng Mít chết [vì thằng Tầu, GCC thêm vô]
Nhưng người phán bảnh nhất, là Hannah Arendt. Không có lũ tư bản, chủ nghĩ
a thực dân, là không thể nào hiểu nổi bộ mặt thế giới bây giờ ra sao.

Thư gửi HXH trên Tin Văn có post, nhưng không biết nằm ở đâu. Có post ở trên FB nữa

http://www.tanvien.net/tap_ghi_7/sinh_nhat_bac.html

By Jason Beerman
Wed., Dec. 26, 2012

Think of literature written in or translated into English about Vietnam and a handful of writers come to mind: Marguerite Duras, Graham Greene, and Tim O’Brien. Giller Prize-winning author Vincent Lam also based his recently published first novel, The Headmaster’s Wager, in Vietnam, from where his Chinese parents emigrated.
While these authors each evoke a Vietnam of their choosing — a Vietnam steeped in war, a Vietnam seen through the lens of colonialism or the eyes of American soldiers — none can claim the unique perspective of Duong Thu Huong, a former Vietnamese Communist cadre who was kicked out of the Party and jailed in 1991 after writing two novels — both bestsellers in Vietnam — that depicted the Vietnamese government as corrupt and abusive. Since then, her work has been banned in Vietnam, but has appeared in translation in several languages abroad, likely making her the most widely read Vietnamese novelist in the world.
Huong currently lives in exile in Paris, where she wrote The Zenith, her sixth novel to be translated into English. Like her previous work, this is an overtly political novel — it traces, through several tangentially related narrative threads, Ho Chi Minh’s final days spent in an isolated mountaintop temple, where he languishes under the watchful gaze of a coterie of guards, cooks and a doctor.
To this day, the Vietnamese government cultivates a carefully constructed image of “Uncle Ho” as a celibate saint-like figure who is a revolutionary father to all of Vietnam. Writing about him in a way that does not conform to Party mythology is not permitted, which makes Huong’s version of Ho inherently blasphemous.
When the book begins, it is 1969, and Ho lives an imprisoned and monastic life timed to the temple bells, the chanting of Buddhist prayers and the whims of his guards. He ponders the past in a series of conversations with himself, moments of reflection, and hallucinations, one of which includes a cameo by Chairman Mao, who tells him, “Power cannot be harmonized with ordinary feelings of conscience.”
This idea of power clashing with conscience forms the core of the novel. Surprisingly, it is Huong’s fictionalized Ho Chi Minh for whom conscience overrides the desire for power, to the point where he is powerless to do anything while his erstwhile comrades plunder.
In the novel, Ho is haunted by memories of a love affair he had in the 1950s with a woman forty years younger. The relationship, which resulted in a son and a daughter, was kept out of sight, and when Ho wanted to make it public, the Politburo voted against it and eventually set into motion the woman’s brutal torture, rape and murder.

Ho is tormented by his inaction, but realizes that he is fated to become “a hand-carved wooden puppet to these murderers.” Indeed, he had already ceded power long before. His conscience — his idealism rooted in socialist doctrine — gave rise to a liberated Vietnam, but in the subsequent grab for power, he is turned into a figurehead, “his authority no more than the fleeting enchantment thrown by an opera-house lantern.” As a result, those who are really in power remain huddled in the shadows, pulling tautly on the marionette strings.

The Zenith, lyrically translated by husband-wife translators Stephen B. Young and Hoa Pham Young, is part modern Vietnamese fable, part tragedy. Huong, who says she spent 15 years researching the novel, has written what amounts to a eulogy for Uncle Ho. Amidst the simmering anger directed toward “the state machine,” there is a modicum of sympathy for Ho, who dances under strings manipulated by men without conscience.
Jason Beerman lives and writes in Hong Kong.

“The politics of a country can only be an extension of its idea about human relationships”
Naipaul. Pankaj Mishra trích dẫn trong The Writer and the World. Introduction.
Nền chính trị của một xứ sở chỉ có thể là sự mở rộng ra, ý nghĩ của xứ sở đó, về những liên hệ, giao tiếp giữa con người với con người.
Muốn hay không, thì Hồ Chí Minh cũng là người lãnh đạo thành công Cách mạng Tháng 8 và đã xoá bỏ chuỗi ngày dài nô lệ.
Còn những người bảo vệ Hồ Chí Minh thì cũng không phải vì Hồ Chí Minh mà vì họ bảo vệ quyền lợi của họ. Bởi vì dù sao ông Hồ trong lịch sử vẫn còn để lại một hình ảnh tốt đẹp trong dân chúng.
Dương Thu Hương BBC
*
“The politics of a country can only be an extension of its idea about human relationships”.
Câu này, của Naipaul, thật tuyệt, và sử dụng nó, vào xứ Mít, thì lại càng tuyệt.
Xứ Mít - ở vào cái thời chỉ có giống dân Yankee mũi tẹt – cái gọi là chính trị của nó, chỉ là cách đối xử, ý nghĩ của nó, đối với cõi bên ngoài luỹ tre làng, tức cõi mà Tô Hoài gọi là Quê Người.
Gần gụi nhất, là Làng Kế Bên, và xa hơn, Nam Kỳ, tức Đàng Trong, về phía Nam, và Trung Quốc, ở phía Bắc.
Đối xử với làng kế bên thì sao? Thì đánh cho nó bỏ mẹ, nếu chàng màng đến gái làng ta.
Đàng Trong? Phải cướp cho bằng được.
Trung Quốc ? Xứ này đúng là cái họa muôn đời của Yankee mũi tẹt. Chính vì đánh không được nó, nên phải lấn về phía Nam.
Cái politics của xứ Mít thật rõ như ban ngày, ngay cả cái vụ đánh Tây, thì cũng phải được nhìn qua tổng thể trên.

Thành thử khó mà nói như DTH nói được: Muốn hay không, thì Hồ Chí Minh cũng là người lãnh đạo thành công Cách mạng Tháng 8 và đã xoá bỏ chuỗi ngày dài nô lệ.

Bởi vì bạn không thể nào tách nó ra khỏi tổng thể được. Cuộc đánh Tây, phải được nhìn như là một “tổng diễn tập” cho cuộc đánh Mỹ cướp Miền Nam sau này. Cuộc đánh Tây xẩy ra, khi ông Hồ đã được Đảng Mác Xít Liên Xô rửa tội, bởi thế mà khi điệp viên OSS nhẩy dù xuống Miền Bắc gặp ông Hồ, nhìn rõ "chân lý" [chữ của DTH] về Người, đã rút dù bỏ chạy. Điều này được kể ra trong Tạp Chí CS của Đảng, như là một bằng chứng cho thấy, VC không hề muốn theo Liên Xô, mà thực tâm muốn theo Mẽo, nhằm xóa tội gây cuộc chiến lần thứ nhì, và nhằm xoa dịu Mẽo, mời Mẽo trở lại VN.
Có lần Gấu phán ẩu, nếu không có thằng Tây, thì Đàng Trong bị Đàng Ngoài nuốt chửng từ lâu rồi, là cũng theo "tầm nhìn" này. Thằng Tây, không phải tự nhiên mà cho Nam Kỳ tự trị. Không phải đây là chính sách chia để trị của tụi Tây mũi lõ. Thằng Tây cố bảo vệ Miền Nam, đối với Miền Bắc, bởi vì theo thằng Tây, cái gọi là liên hệ người với người của miền đất này, dù sao cũng gần gụi với của Tây mũi lõ hơn, hẳn thế?
Nhìn theo "tổng thể" như thế, thì còn giải thích được cái gọi là politics của VC trong vụ Bô Xịt [Bullshit] hiện đang xẩy ra tại Tây Nguyên.

Nhưng khi Tô Hoài sử dụng cái tít Quê Người, viết về một cái làng quê Bắc Kít, làng Nghĩa Đô, trong thâm tâm ông, là để chỉ điều Conrad gọi là Trái Tim Của Bóng Đen, tức chính cái xứ Đàng Ngoài khốn nạn.
Chính Làng Ta là Quê Người!
Thảm thế!

Note: Qu
ê Người!
Thần sầu!
Đúng là số 1 trong cõi Bắc Kít!

NQT

Cái công ơn đánh Tây, xóa nô lệ của ông Hồ và Vẹm, như bà DTH phán, theo GCC, sai.
Tất cả tội ác của Vẹm
, tức VC, là do đánh Tây mà ra.
Vẹm mượn cớ đánh Tây, nhân đó làm thịt sạch những người không theo Vẹm.
Trần Trọn
g Kim trong thư gửi Hoàng Xuân Hãn, nhận xét, công đầu, mà tội cũng đầu, đúng, chỉ có 1 nửa, là vì ông chết sớm, khác GCC, do sống sau ông, nên giải ra được 1 nửa còn lại.
Giá đừng đánh Tây, thì xứ Mít
thoát mọi tai ương.
Phạm Quỳnh, trước khi bị Vẹ
m dùng đá đập chết, để tiết kiệm 1 viên đạn, đã nói ra điều này. Không có thằng Tây, là thằng Mít chết [vì thằng Tầu, GCC thêm vô]
Nhưng người phán bảnh nhất, là Hannah Arendt. Không có lũ tư bản, chủ nghĩ
a thực dân, là không thể nào hiểu nổi bộ mặt thế giới bây giờ ra sao.

Cái gì làm cho Cựu Lục Địa không bị nhuộm đỏ?
Bà Applebaum cho rằng, nhờ
, chỉ, hai cuốn Bóng Đen Giữa Ban Ngày, của Koestler, và Trại Loài Vật & 1984 của Orwell.
Không hẳn như thế, theo GCC.
Nhờ vắc xin Lò Thiêu.
Chính tội ác Lò Thiêu làm Âu Châu thoát nhuộm đỏ.
Bởi vậy thằng Tây vẫn tự hào, gốc CS của xứ Mít, là từ Tẩy, không phải từ Moscow.
Chỉ 1 khi ông Hồ thoát Paris, qua Moscow, là xứ Mít... chết!

https://boxitvn.blogspot.ca/2013/09/thu-but-cua-tran-trong-kim-thu-gui.html

http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=2404&rb=08


Viết mỗi ngày


Cái văn học của lũ mũi lõ, theo GCC, khác hẳn văn học của lũ Á Châu mũi tẹt, và nếu như thế, cái chuyện sống chết của chúng cũng khác nhau.
Steiner tin rằng văn học Âu Châu có mùi thần học, khác hẳn Á Châu.
Đúng như thế. 

Kitô giáo và chủ nghĩa Mác-xít: Đó là hai chuyện lạc đạo lớn nhất của Do thái giáo, nói theo Freud, đó là con quay lại giết cha. Chủ nghĩa Mác-xít gần như biến mất, tôi nói “gần như” vì chúng ta sẽ có thể ngạc nhiên với nó trong tương lai. Còn về Kitô giáo, đạo này đang qua một cơn khủng hoảng ở Âu châu. Riêng ở nước Anh, sẽ có cả ngàn nhà thờ được dùng vào việc khác vì không còn tín hữu và ơn gọi. Không phải là tôi không biết thế nào là trại tập trung Goulag nhưng tôi ngửi không nổi những người bây giờ từ chối cái quá khứ đi theo Stalin của họ, hồi đó Cộng sản là niềm hy vọng vô biên. Trong chủ thuyết Mác-xít có tầm đánh giá con người rất cao, rất ngông mà đó cũng là một tính chất rất Do thái. Nó làm cho chúng ta tin chúng ta là những con người có khả năng đem đến công bằng cho xã hội. Một sai lầm khủng khiếp đã giết hại mười mấy triệu người, nhưng đó là một tư tưởng rất quảng đại và một lời khen ngợi rất lớn cho con người. Kitô giáo thì bị lấm vết nhơ hận thù do thái quá sớm, huyền nhiệm của Kitô giáo quá thô sơ nhưng nền nghệ thuật phương Tây của chúng ta không thể có được mà không có Kitô giáo.

Những gì mà Steiner viết, về Do Thái, có thể áp dụng cho xứ Bắc Kít, nơi khởi thuỷ của giống Mít. Chúng được Thượng Đế cho ra đời, là để hoàn thành giấc mơ hoành tráng, ngông cuồng, là thực hiện cuộc chiến vừa qua, biến mảnh đất hình chữ S thành liền 1 dải. Có điều, chúng không nghĩ đến Cái Ác Bắc Kít sẽ huỷ hoại tất cả.
Vẫn áp dụng câu phán của Steiner vào giống Mít, cái gì có thể chống lại được Cái Ác Bắc Kít: một niềm tin tôn giáo, theo GCC. Ky Tô giáo đã cứu Âu Châu ra khỏi thảm họa Đỏ. Cái chết của Bắc Kít, là chúng không có một niềm tin tôn giáo. Bốn ngàn năm văn hiến của xứ Mít dậy chúng, đời cha ăn mặn, đời con khát nước. Đến thời Cái Ác Bắc Kít lên ngôi, với chiến thắng 30 Tháng Tư, biến thành: Hi sinh đời bố củng cố đời con!
Đời con của chúng, là 1 tương lai ở nước ngoài, ở hải ngoại.

Trên tờ NYRB số mới nhất, có bài viết của Charles Simic, điểm mấy cuốn thơ của 1 nhà thơ mới mất. Bài này cho đọc free. Post ở đây.

Tiếng nói cho người không có tiếng nói. Cái thứ văn chương được Nobel những năm gần đây, đúng là thứ này.
Văn học Mít đã chết, đúng là như vậy.

Viện Hàn lâm Thụy Điển thì đã làm gì? Từ khi sang thiên niên kỷ mới họ không còn trao Nobel văn học cho những nhà văn xịn và những tác phẩm văn học hư cấu đỉnh cao (theo tiêu chí của giới văn chương “thượng thặng”). Đã lâu, văn giới khắp nơi thường chờ họ liếc mắt tới những là Philip Roth, Haruki Murakami, Milan Kundera, Thomas Pynchon, Ko Un, Javier Marías, Umberto Eco (vừa chết), Don DeLillo… Nhưng không, họ chả hạp với tâm tính Bắc Âu. Không phải là ý chính bài này, nhưng trong những chủ nhân Nobel vừa mới được trao ít năm ngay trong thế kỷ này thôi thì không biết bạn có còn nhớ tên họ hay cuốn sách nào của họ, như là Elfriede Jalinek, Harold Pinter, Jean-Marie Gustave Le Clézio, Herta Müller… chứ chưa thèm nói đến thế kỷ trước (Có điều nghe chừng khốn nạn, ấy là trường hợp khi trao Nobel 2014 cho Patrick Modiano, Thư ký Thường trực Viện Hàn lâm Thụy Điển lúc đó là Peter Englund nhận định: “Patrick Modiano có thể được coi là Marcel Proust của thời đại chúng ta.” Chà, Marcel Proust chính là “kẻ kinh tởm” mà Thụy Điển trước đây cương quyết không trao Nobel!!) Và gần đây, bằng việc trao giải cho một nhà báo (Svetlana Alexandrovna Alexievich) vào năm 2015, và một ca-nhạc sỹ (Bob Dylan) vào năm 2016, ý đồ khai tử văn học của họ dường như đã trở nên lộ liễu. Có người đùa rằng, đó là những giải Nobel “vắn học”. Rất có thể, sắp tới “giải Nobel văn học” sẽ được trao cho bất cứ tác giả nào sản sinh ra những gì có “tính thơ”: nhà thiết kế thời trang, nghệ sỹ thị giác, nhà hoạt động môi trường… Phải chăng, văn học đã từ “kinh điển”  chuyển sang “kinh hãi”?
ĐT

Cái gì làm cho đấng này dõng dạc phán, về thế giá xứng đáng Nobel, của những Philip Roth, Haruki Murakami, Milan Kundera... ?
Theo GCC, họ là những tác giả ăn khách, nhất là ở xứ Mít.
Cái gì làm cho họ ăn khách ở xứ Mít?
Tất cả đều "thờ ơ, vô cảm" trước cái tình hình chính trị, “nhạy cảm cái con mẹ gì đó" của xứ Mít.
Có thể, tất nhiên, dúng hơn, họ không hề thờ ơ vô cảm với thời của họ, nhưng những tác phẩm mà được xứ Mít của Vẹm chọn dịch không có cái khúc xương khó gậm này. Chúng đều vô hại, đối với Vẹm.
Họ không chỉ ăn khách ở trong nước, mà còn trên thế giới, thí dụ [nhất là] Murakami, trong khi những tác giả được Nobel đều rất ít độc giả. Ngay chính họ, cũng ngỡ ngàng, khi biết tin được Nobel.
Đây cũng là 1 sắc thái đặc biệt của Nobel những năm gần đây.

V/v thờ ơ, vô cảm. Trường hợp tuyệt tác của Paul Valéry, "La Jeune Parque".

Paul Valery spent the First World War chiefly in Paris, although he occasionally left for the provinces with his employer at the time, the wealthy Monsieur Lebey; Valery served as a kind of secretary with ill-defined duties (he mainly spent his time preparing something along the lines of refined press briefings for his employer). And he wrote and published his poem "La jeune Parque," which was well received by the critics so well that his position as a writer changed completely from one day to the next: he suddenly became a well-known poet. It never occurred to him that the sufferings of war might form the subject of his work. The thought never crossed his mind. It can't even be said that he rejected it; it simply didn't "register," it was completely foreign. The very act of writing "La jeune Parque" constituted a kind of challenge to the drama of war, but only by contrast, through the creation of pure, crystalline beauty, the work of a free intellect. I suspect he would have been shocked to find that later poetry might approximate historical reflection, that the pain of history could saturate a line of verse, that a certain dry theoretician would openly question the status and sense of poetry after Auschwitz. He would have been even more startled to learn that the nature of Rilke's poetry could be questioned: How might his poems have look ed if he'd actually reckoned with the horrors of trench warfare? The two great poets seemingly viewed the World War simply as the next act in an age-old drama, the eternal clash of battle, which might spare a generation or two, but inevitably returned in full force; it was not a new, slow-acting, and deadly poison injected into European civilization. Paris was bombarded, the boundary between military action on the front and the civilian population grew ever slimmer, but for all that, the scholar's or poet's tranquil study remained worlds apart from the trenches’ muck. But Valery did in fact write a piece called “Une conquête méthodique," which dealt precisely with a new element in history-the widespread militarization of German life. And of course just after the war, he published an even better-known essay, "La crise de l'esprit," which contained the famous phrase "Nous autres, civilisations, nous savons maintenant que nous sommes mortelles."
    In other essays he traced the impact of modernity on the human mind. One splendid sentence reads, "Adieu, travaux infiniment lents," "Farewell, infinitely slow works, cathedrals, whose endlessly slow growth lent itself astonishingly well to whatever changes and variations might occur-and which they them-selves seemed to create on high." In such essays, Valery proved to be a remarkably astute critic of the changes that had scarred the face of European civilization, as he thought. But poetry was another matter: here he sought to prove that time could have no impact on a poem's lines, imagery, and subject.

ADAM ZAGAJEWSKI: SLIGHT EXAGGERATION

http://damau.org/archives/46728

V/v "Secondhand time". Từ này có thể gọi là từ chìa khoá của Nobel 2015.

Không thể dịch là thời đại cũ, mà là, thời xài rồi, thời qua tay 1 thời khác. Cái xứ Mít đang bị Bắc Kít đô hộ, với người dân Bắc Kít, là thời xài rồi, như nước Nga dưới thời Putin.
Trong diễn từ Nobel bà giải thích rất rõ cái từ này. Cái thứ văn học của xứ Mít bây giờ là lập lại thời Bắc Kít trước 1975, kể từ 1954, khi lũ Vẹm ra khỏi hang Pác Bó, và sau đó về Hà Nội, làm chủ 1 nửa đất nước, áp dụng thứ văn học này, như GCC đã từng giải thích trong bài viết về Võ Phiến, nhà văn Bình Định.
Khi cướp được cả đất nước, chúng bèn lập lại cái thời văn học chỉ có 1 cửa tử, viết dưới ánh sáng của Đảng, viết & dịch & đọc thứ văn chương vô hại, cấm đụng vô những vấn đề nóng bỏng của đất nước...

*

Nobel laureate Svetlana Alexievich at the Swedish Academy in Stockholm. Photograph: Fredrik Sandberg/TT Photography/EPA

The Belarusian journalist said in her Nobel lecture that former Soviet countries were ‘again living in an era of power’, and recounted her time reporting the Chernobyl disaster from the radiation zone.
The 2015 Nobel literature laureate Svetlana Alexievich has said that Russia “missed the chance” it had in the 1990s to become a country “where people can live decently”, choosing instead to become “a strong country”.
During her Nobel lecture on Monday, the Belarusian journalist said “a time full of hope has been replaced by a time of fear”. Alexievich, whose oral histories tell the stories of thousands of individuals from the Soviet Union, said that “the era has turned around and headed back in time. The time we live in is secondhand.”

Thời mà chúng ta đang sống là thứ thời xài rồi, khi mà thay vì tràn trề hy vọng, thì là tràn trề sợ hãi.

Từ cũ, có nghĩa là xài rồi, cũ người mới ta, nhưng secondhand, ở đây, với bà Nobel, mạnh hơn nhiều, thời qua tay một thời, y chang thòi kỳ văn học hiện nay ở trong nước.
Thê thảm thực.
Vậy mà có thứ văn học "siêu văn học" được ư?
Metalitterature?
Viết ra 1 phát, là phải trình Đảng, phải qua kiểm duyệt, làm sao là thứ tiếng nói cho những người không có tiếng nói?

May mà có Ngụy: Sở dĩ Vương Đại Gia tức nhà phê bình nhớn xứ Bắc Kít Vương Trí Nhàn, phán như thế, là vì văn chương Ngụy chưa từng bị lũ Ngụy quản lý, như sau 1975, được Bắc Kít quản lý!
Vậy mà lũ Mít lưu vong mang tác phẩm về trong nước in, rồi khoe loạn cả lên, được Vẹm chiếu cố!
Chúng không biết nhục là gì hết.

GCC thực sự không tin, văn học Mít lại có được 1 thời hiển hách như thời có GCC, tức, cái gì gì, Hai Mươi Năm Văn Học Miền Nam!
Đừng có nghĩ là GCC tự sướng, như 1 tên Lang Băm khốn nạn nghĩ.

Note: Có vẻ như bài thơ "Gate" của AZ, trên, viết về thời kỳ đó, nếu cái liên tưởng của bạn, mách bảo bạn:

What courage to catch sight of us again?
Mi có dám lại nắm bắt mi?

We lived only once.
Chúng ta sống, chỉ 1 lần

My Old Saigon




Note: Bài “tóm tắt”, bài viết của Người Kinh Tế, trên BBC, đọc cũng tạm được, nhưng do không rành mấy thuật ngữ giang hồ, như no man's land, vùng đất không người, hay, câu kết, như 1 lời chúc dữ, "ôi, ôm em trong tay mà đã nhớ em, expect more battles to come, hy vọng có nhiều ĐT những ngày sắp tới", nên làm mất cái tính nghẹt thở Hít Cốc của nó.

Bài viết của Người Kinh Tế còn nhắc tới cú cải cách ruộng đất ngay sau khi Vẹm ra khỏi hang Pác Bó, và như thế, nhắc lại, giấc mơ của Hồ Hữu Tường, Đức Phật sẽ trở lại xứ Mít, và vưỡn như thế, nhắc lại lời tiên tri của TTT, Miền Bắc sẽ bị chấn thương nặng nề vì chiến thắng này!
Khủng khiếp thay, chỉ 1 bài viết có tính thời sự!

Cái tít bài viết của GCC, là cũng tính coi bài viết của Người Kinh Tế như 1 bi khúc tưởng niệm ông anh nhà thơ TTT, khi nhắc tới Ung Thư, cuốn tiểu thuyết đã hoàn tất, tiếp theo Bếp Lửa, nhưng không cho xb.
"Nỗi chết không rời" của cả xứ Mít!

Comme un cancer,
Vivre avec cette tièdeur de mort dans la main
Malraux

Như cục ung thư,
Sống với cái ấm áp của nỗi chết ở trong lòng bàn tay!

Viết mỗi ngày

Cái văn học của lũ mũi lõ, theo GCC, khác hẳn văn học của lũ Á Châu mũi tẹt, và nếu như thế, cái chuyện sống chết của chúng cũng khác nhau.
Steiner tin rằng văn học Âu Châu có mùi thần học, khác hẳn Á Châu.
Đúng như thế. 

Kitô giáo và chủ nghĩa Mác-xít: Đó là hai chuyện lạc đạo lớn nhất của Do thái giáo, nói theo Freud, đó là con quay lại giết cha. Chủ nghĩa Mác-xít gần như biến mất, tôi nói “gần như” vì chúng ta sẽ có thể ngạc nhiên với nó trong tương lai. Còn về Kitô giáo, đạo này đang qua một cơn khủng hoảng ở Âu châu. Riêng ở nước Anh, sẽ có cả ngàn nhà thờ được dùng vào việc khác vì không còn tín hữu và ơn gọi. Không phải là tôi không biết thế nào là trại tập trung Goulag nhưng tôi ngửi không nổi những người bây giờ từ chối cái quá khứ đi theo Stalin của họ, hồi đó Cộng sản là niềm hy vọng vô biên. Trong chủ thuyết Mác-xít có tầm đánh giá con người rất cao, rất ngông mà đó cũng là một tính chất rất Do thái. Nó làm cho chúng ta tin chúng ta là những con người có khả năng đem đến công bằng cho xã hội. Một sai lầm khủng khiếp đã giết hại mười mấy triệu người, nhưng đó là một tư tưởng rất quảng đại và một lời khen ngợi rất lớn cho con người. Kitô giáo thì bị lấm vết nhơ hận thù do thái quá sớm, huyền nhiệm của Kitô giáo quá thô sơ nhưng nền nghệ thuật phương Tây của chúng ta không thể có được mà không có Kitô giáo.

Những gì mà Steiner viết, về Do Thái, có thể áp dụng cho xứ Bắc Kít, nơi khởi thuỷ của giống Mít. Chúng được Thượng Đế cho ra đời, là để hoàn thành giấc mơ hoành tráng, ngông cuồng, là thực hiện cuộc chiến vừa qua, biến mảnh đất hình chữ S thành liền 1 dải. Có điều, chúng không nghĩ đến Cái Ác Bắc Kít sẽ huỷ hoại tất cả.
Vẫn áp dụng câu phán của Steiner vào giống Mít, cái gì có thể chống lại được Cái Ác Bắc Kít: một niềm tin tôn giáo, theo GCC. Ky Tô giáo đã cứu Âu Châu ra khỏi thảm họa Đỏ. Cái chết của Bắc Kít, là chúng không có một niềm tin tôn giáo. Bốn ngàn năm văn hiến của xứ Mít dậy chúng, đời cha ăn mặn, đời con khát nước. Đến thời Cái Ác Bắc Kít lên ngôi, với chiến thắng 30 Tháng Tư, biến thành: Hi sinh đời bố củng cố đời con!
Đời con của chúng, là 1 tương lai ở nước ngoài, ở hải ngoại.

Trên tờ NYRB số mới nhất, có bài viết của Charles Simic, điểm mấy cuốn thơ của 1 nhà thơ mới mất. Bài này cho đọc free. Post ở đây.

Tiếng nói cho người không có tiếng nói. Cái thứ văn chương được Nobel những năm gần đây, đúng là thứ này.
Văn học Mít đã chết, đúng là như vậy.

Viện Hàn lâm Thụy Điển thì đã làm gì? Từ khi sang thiên niên kỷ mới họ không còn trao Nobel văn học cho những nhà văn xịn và những tác phẩm văn học hư cấu đỉnh cao (theo tiêu chí của giới văn chương “thượng thặng”). Đã lâu, văn giới khắp nơi thường chờ họ liếc mắt tới những là Philip Roth, Haruki Murakami, Milan Kundera, Thomas Pynchon, Ko Un, Javier Marías, Umberto Eco (vừa chết), Don DeLillo… Nhưng không, họ chả hạp với tâm tính Bắc Âu. Không phải là ý chính bài này, nhưng trong những chủ nhân Nobel vừa mới được trao ít năm ngay trong thế kỷ này thôi thì không biết bạn có còn nhớ tên họ hay cuốn sách nào của họ, như là Elfriede Jalinek, Harold Pinter, Jean-Marie Gustave Le Clézio, Herta Müller… chứ chưa thèm nói đến thế kỷ trước (Có điều nghe chừng khốn nạn, ấy là trường hợp khi trao Nobel 2014 cho Patrick Modiano, Thư ký Thường trực Viện Hàn lâm Thụy Điển lúc đó là Peter Englund nhận định: “Patrick Modiano có thể được coi là Marcel Proust của thời đại chúng ta.” Chà, Marcel Proust chính là “kẻ kinh tởm” mà Thụy Điển trước đây cương quyết không trao Nobel!!) Và gần đây, bằng việc trao giải cho một nhà báo (Svetlana Alexandrovna Alexievich) vào năm 2015, và một ca-nhạc sỹ (Bob Dylan) vào năm 2016, ý đồ khai tử văn học của họ dường như đã trở nên lộ liễu. Có người đùa rằng, đó là những giải Nobel “vắn học”. Rất có thể, sắp tới “giải Nobel văn học” sẽ được trao cho bất cứ tác giả nào sản sinh ra những gì có “tính thơ”: nhà thiết kế thời trang, nghệ sỹ thị giác, nhà hoạt động môi trường… Phải chăng, văn học đã từ “kinh điển”  chuyển sang “kinh hãi”?
ĐT

Cái gì làm cho đấng này dõng dạc phán, về thế giá xứng đáng Nobel, của những Philip Roth, Haruki Murakami, Milan Kundera... ?
Theo GCC, họ là những tác giả ăn khách, nhất là ở xứ Mít.
Cái gì làm cho họ ăn khách ở xứ Mít?
Tất cả đều "thờ ơ, vô cảm" trước cái tình hình chính trị, “nhạy cảm cái con mẹ gì đó" của xứ Mít.
Có thể, tất nhiên, dúng hơn, họ không hề thờ ơ vô cảm với thời của họ, nhưng những tác phẩm mà được xứ Mít của Vẹm chọn dịch không có cái khúc xương khó gậm này. Chúng đều vô hại, đối với Vẹm.
Họ không chỉ ăn khách ở trong nước, mà còn trên thế giới, thí dụ [nhất là] Murakami, trong khi những tác giả được Nobel đều rất ít độc giả. Ngay chính họ, cũng ngỡ ngàng, khi biết tin được Nobel.
Đây cũng là 1 sắc thái đặc biệt của Nobel những năm gần đây.

V/v thờ ơ, vô cảm. Trường hợp tuyệt tác của Paul Valéry, "La Jeune Parque".

Paul Valery spent the First World War chiefly in Paris, although he occasionally left for the provinces with his employer at the time, the wealthy Monsieur Lebey; Valery served as a kind of secretary with ill-defined duties (he mainly spent his time preparing something along the lines of refined press briefings for his employer). And he wrote and published his poem "La jeune Parque," which was well received by the critics so well that his position as a writer changed completely from one day to the next: he suddenly became a well-known poet. It never occurred to him that the sufferings of war might form the subject of his work. The thought never crossed his mind. It can't even be said that he rejected it; it simply didn't "register," it was completely foreign. The very act of writing "La jeune Parque" constituted a kind of challenge to the drama of war, but only by contrast, through the creation of pure, crystalline beauty, the work of a free intellect. I suspect he would have been shocked to find that later poetry might approximate historical reflection, that the pain of history could saturate a line of verse, that a certain dry theoretician would openly question the status and sense of poetry after Auschwitz. He would have been even more startled to learn that the nature of Rilke's poetry could be questioned: How might his poems have looked if he'd actually reckoned with the horrors of trench warfare? The two great poets seemingly viewed the World War simply as the next act in an age-old drama, the eternal clash of battle, which might spare a generation or two, but inevitably returned in full force; it was not a new, slow-acting, and deadly poison injected into European civilization. Paris was bombarded, the boundary between military action on the front and the civilian population grew ever slimmer, but for all that, the scholar's or poet's tranquil study remained worlds apart from the trenches’ muck. But Valery did in fact write a piece called “Une conquête méthodique," which dealt precisely with a new element in history-the widespread militarization of German life. And of course just after the war, he published an even better-known essay, "La crise de l'esprit," which contained the famous phrase "Nous autres, civilisations, nous savons maintenant que nous sommes mortelles."
    In other essays he traced the impact of modernity on the human mind. One splendid sentence reads, "Adieu, travaux infiniment lents," "Farewell, infinitely slow works, cathedrals, whose endlessly slow growth lent itself astonishingly well to whatever changes and variations might occur-and which they them-selves seemed to create on high." In such essays, Valery proved to be a remarkably astute critic of the changes that had scarred the face of European civilization, as he thought. But poetry was another matter: here he sought to prove that time could have no impact on a poem's lines, imagery, and subject.

ADAM ZAGAJEWSKI: SLIGHT EXAGGERATION

http://damau.org/archives/46728

V/v Secondhand Time. Từ này có thể gọi là từ chìa khoá của Nobel 2015.
Không thể dịch là thời đại cũ, mà là, thời xài rồi, thời qua tay 1 thời khác. Cái xứ Mít đang bị Bắc Kít đô hộ, với người dân Bắc Kít, là thời xài rồi, như nước Nga dưới thời Putin.
Trong diễn từ Nobel bà giải thích rất rõ cái từ này. Cái thứ văn học của xứ Mít bây giờ là lập lại thời Bắc Kít trước 1975, kể từ 1954, khi lũ Vẹm ra khỏi hang Pác Bó, và sau đó về Hà Nội, làm chủ 1 nửa đất nước, áp dụng thứ văn học này, như GCC đã từng giải thích trong bài viết về Võ Phiến, nhà văn Bình Định.
Khi cướp được cả đất nước, chúng bèn lập lại cái thời văn học chỉ có 1 cửa tử, viết dưới ánh sáng của Đảng, viết & dịch & đọc thứ văn chương vô hại, cấm đụng vô những vấn đề nóng bỏng của đất nước...

*

Nobel laureate Svetlana Alexievich at the Swedish Academy in Stockholm. Photograph: Fredrik Sandberg/TT Photography/EPA

The Belarusian journalist said in her Nobel lecture that former Soviet countries were ‘again living in an era of power’, and recounted her time reporting the Chernobyl disaster from the radiation zone.
The 2015 Nobel literature laureate Svetlana Alexievich has said that Russia “missed the chance” it had in the 1990s to become a country “where people can live decently”, choosing instead to become “a strong country”.
During her Nobel lecture on Monday, the Belarusian journalist said “a time full of hope has been replaced by a time of fear”. Alexievich, whose oral histories tell the stories of thousands of individuals from the Soviet Union, said that “the era has turned around and headed back in time. The time we live in is secondhand.”

Thời mà chúng ta đang sống là thứ thời xài rồi, khi mà thay vì tràn trề hy vọng, thì là tràn trề sợ hãi.

Từ cũ, có nghĩa là xài rồi, cũ người mới ta, nhưng secondhand, ở đây, với bà Nobel, mạnh hơn nhiều, thời qua tay một thời, y chang thòi kỳ văn học hiện nay ở trong nước.
Thê thảm thực.
Vậy mà có thứ văn học "siêu văn học" được ư?
Metalitterature?
Viết ra 1 phát, là phải trình Đảng, phải qua kiểm duyệt, làm sao là thứ tiếng nói cho những người không có tiếng nói?

http://tanvien.net/Ky/Cali_13.html

*

Tôi và N. ngồi giữa vườn cây trong lúc hai bà len lỏi giữa lối đi thời gian dẫn về một làng da đỏ tại vùng Bắc Mỹ 500 năm trước đây với tất cả nền văn minh, lối sống của họ, nay được thu nhỏ lại để trình bày cho du khách. (1)


Cái văn học của lũ mũi lõ, theo GCC, khác hẳn văn học của lũ Á Châu mũi tẹt, và nếu như thế, cái chuyện sống chết của chúng cũng khác nhau.
Steiner tin rằng văn học Âu Châu có mùi thần học, khác hẳn Á Châu.
Đúng như thế. 

Kitô giáo và chủ nghĩa Mác-xít: Đó là hai chuyện lạc đạo lớn nhất của Do thái giáo, nói theo Freud, đó là con quay lại giết cha. Chủ nghĩa Mác-xít gần như biến mất, tôi nói “gần như” vì chúng ta sẽ có thể ngạc nhiên với nó trong tương lai. Còn về Kitô giáo, đạo này đang qua một cơn khủng hoảng ở Âu châu. Riêng ở nước Anh, sẽ có cả ngàn nhà thờ được dùng vào việc khác vì không còn tín hữu và ơn gọi. Không phải là tôi không biết thế nào là trại tập trung Goulag nhưng tôi ngửi không nổi những người bây giờ từ chối cái quá khứ đi theo Stalin của họ, hồi đó Cộng sản là niềm hy vọng vô biên. Trong chủ thuyết Mác-xít có tầm đánh giá con người rất cao, rất ngông mà đó cũng là một tính chất rất Do thái. Nó làm cho chúng ta tin chúng ta là những con người có khả năng đem đến công bằng cho xã hội. Một sai lầm khủng khiếp đã giết hại mười mấy triệu người, nhưng đó là một tư tưởng rất quảng đại và một lời khen ngợi rất lớn cho con người. Kitô giáo thì bị lấm vết nhơ hận thù do thái quá sớm, huyền nhiệm của Kitô giáo quá thô sơ nhưng nền nghệ thuật phương Tây của chúng ta không thể có được mà không có Kitô giáo.

Thuật ngữ "siêu ngôn ngữ", như GCC được biết, là từ Roland Barthes, khi ông coi phê bình là 1 thứ siêu ngôn ngữ, hay ngôn ngữ bậc nhì, hay ngôn ngữ của ngôn ngữ. Trên Tin Văn có giới thiệu.
Nghe nói, vị ĐT này, viết thứ văn chương siêu văn chương, siêu giả tưởng.
Không biết ông sử dụng thứ ngôn ngữ gì, khi viết?

Phê Bình Là Gì?

Phê bình là bài viết/nói về một bài viết/nói; nó là một ngôn ngữ bậc hai, hay, một siêu ngôn ngữ (như những nhà lý luận gọi). Cái ngôn ngữ bậc hai này thao tác (operate) trên ngôn ngữ bậc nhất (hay, ngôn ngữ sự vật, language object).

“Language object” không thể dịch là “ngôn ngữ đối tượng” được, mà phải dịch là "ngôn ngữ sự vật". Người nào dịch không nắm được tinh thần & nội dung bài viết của Barthes.

Ông phân biệt hai ngôn ngữ.
Một, của văn chương, đối tượng của nó là đời sống, sự vật, object. Bởi vậy Gấu mới đề nghị dịch là ngôn ngữ bậc 1.
Một, của phê bình, đối tượng của nó không phải là đời sống, sự vật, mà là ngôn ngữ. Nó là "ngôn ngữ của ngôn ngữ", thành ra mới có cụm từ "diễn ngôn về diễn ngôn", nghe lôi thôi quá, thành ra lòi ra từ "siêu ngôn ngữ".
Và Gấu mới phịa ra từ “ngôn ngữ bậc hai”.

Bậc 1, bậc 2, thú thực là chôm từ toán học, phương trình bậc 1, phương trình bậc 2.

Theo GCC, ở 1 đất nước như Xứ Mít của VC, như hiện nay, nhà văn chỉ 1 thứ ngôn ngữ để viết, là sự can đảm.
Tình trạng này, trước 1975, chỉ xẩy ra ở xứ Bắc Kít. Bây giờ, ở cả nước. 

Nói văn học đã chết, thì phải chỉ rõ ra, 1 cách cụ thể. Nó chết, OK, nhưng "nó" ở đây, là văn học xứ Mít.
Văn học Bắc Kít chết, sau khi tầng lớp tinh anh của nó gục ngã trước 1 anh thi sĩ nhà quê Tố Hữu. Bạn thử chỉ cho Gấu 1 tác phẩm văn học của Bắc Kít sau cú Nhân Văn Giai Phẩm?

Ngay sau khi ra được hải ngoại, thời gian viết cho tờ Văn Học của Nguyễn Mộng Giác, Gấu đã chỉ ra điều này, khi viết về Võ Phiến, nhà văn Bình Định, và nhân đó phân biệt sự khác biệt giữa văn học Bắc Kít và văn học Ngụy. Một nhà văn ra đi từ Miền Bắc nhận xét: 

Chú chỉ ra tính chất văn chương miền Nam và miền Bắc hay quá.

Bởi vì Võ Phiến đã từ chối con đường của những bậc thầy của ông, như Chế Lan Viên, hay Đào Duy Anh: chấp nhận văn hóa Pháp, như một tiền đề, một "cái cớ" để đi làm cách mạng. (Cách Mạng Nga chẳng đã một thời chỉ mong được như Cách Mạng Pháp, chỉ thiếu cái máy chém!) Võ Phiến nhận ra bóng ma ám ảnh, của "cái mã tấu" ở phía sau những người Cộng Sản cuồng tín, như trong phần tiểu sử đã dẫn, "sau Cách Mạng Tháng Tám, ở Huế, Võ Phiến gia nhập bộ đội một thời gian ngắn, rồi vào đội Tuyên Truyền Xung Phong, hoạt động khắp các tỉnh miền Trung. Giữa 1946, từ Bình Định ông ra Hà-nội học trường trung học Văn Lang. Tháng Chạp, 1946, cuộc kháng chiến chống Pháp bùng nổ, Võ Phiến về lại Bình Định, tham gia sinh hoạt văn hóa kháng chiến... dạy học... sinh hoạt chung với lớp cán bộ cuồng tín ấy, càng ngày ông càng chán ngán, cuối cùng thành ‘phản động’ hẳn...".Chi tiết về phản động hẳn, Võ Phiến chưa từng viết lại, theo như tôi biết, nhưng tác phẩm ông viết trong thời gian này không dính tới "khí hậu chung của thời cuộc".
Vả chăng, nấp sau chiêu bài kháng chiến chống Pháp, trong không khí bừng bừng của cả nước thời kỳ 1945, ít người nhận ra con quỉ hận thù, nhưng những tác phẩm "không dính đến khí hậu chung của thời cuộc" cho thấy một điều: bằng trực giác của một nhà văn, Võ Phiến đã nhận ra, nơi bạo lực tổn thương con người, cũng tổn thương ngôn ngữ [where violence is inflicted on man it is also inflicted on language. Cynthia Ozick: Mẩu giấy tuyệt mệnh của Primo Levi (3)] Những lời dối trá, và sự độc ác không thể gói trọn cuộc đời. "Một điều gì đó sẽ xẩy ra cho những con chữ" (Something will happen to the words), Steiner cảnh cáo, trong bài viết Phép Lạ Hổng, The Hollow Miracle, về thời kỳ hậu-Lò Thiêu tại Đức.
Bất cứ một người Việt nào cũng hiểu "nói như Vẹm" nghĩa là gì; Võ Phiến là một trong những người đầu tiên đau nỗi đau này. Có thể ông đã toan tính vượt qua nó, như trong tiểu sử cho thấy, khi ông dính líu đến một tổ chức chống Cộng. Và khi từ bỏ những người Cộng Sản, Võ Phiến tìm một thứ tự do thoát khỏi sợ hãi (freedom from fear), không chỉ cho bản thân, mà còn cho ngôn ngữ. Ông tin rằng con đường văn chương, là "tối ưu" và có thể, độc nhất, đối với ông, trong cuộc chiến Quốc-Cộng.


Võ Phiến rời Việt Nam ngay 1975, ông không có "cơ hội" ở lại chịu chung với cả miền Nam những cay đắng khổ nhục sau đó. Ở lại là chết, nhưng do bỏ đi "sớm", ông không cảm nhận được nỗi vinh quang và nhục nhằn của kẻ ở lại: một cách nào đó, ông không cảm nhận sự thực, về "thất bại trong chiến thắng", đối với những người Cộng Sản, và do đó ông không "trực giác" cơ hội thống nhất đất nước, không phải theo kiểu chiếm đoạt Miền Nam: chỉ ở trong nhục nhã cay đắng của Miền Nam thất trận, chúng ta mới có thể hiểu những năm tháng ghê rợn cả một miền đất sống dưới tai trời ách nước là chủ nghĩa Cộng Sản; và ôm lấy những đồng bào ruột thịt Miền Bắc (6).

Đây là một tất yếu lịch sử. Những chuyện Bắc Tiến, giải phóng Miền Bắc, những ngày 1954 chỉ để nói cho vui, để lên tinh thần... tại sao vậy? Bởi vì nếu coi ngôn ngữ mới là căn phần của con người, văn chương Miền Nam không hề mang chất đế quốc, không hề nhắm tới quyền lực. Từ một văn chương như thế làm sao có thể đi xâm chiếm Miền Bắc, cho dù là để giải phóng?

Văn Học Tổng Quan của Võ Phiến, đoạn nói về nhà văn Miền Bắc thoắt chốc vào Nam ra Bắc, dưới những bút hiệu khác nhau, rồi giả dụ Miền Nam cũng làm như vậy, là quá tếu và không hiểu cả hai miền, còn hạ giá (hay quá đề cao?)nhà văn Miền Nam. Bởi vì, văn chương Miền Nam, bản chất của nó, không mắc mớ gì đến tinh thần chiếm đoạt, tranh ăn thua, còn Miền Bắc, vẫn nằm trong dạng khai hoá, vẫn tự coi như là quyền năng chính thống, theo kiểu, cần dậy cho mày một bài học, và phải trả bằng xương máu, bằng đất đai: Đấy là ý nghĩa của nhiệm vụ khai hoá! Một cách nào đó, nếu chúng ta nhìn ra tương quan dây mơ dễ má, giữa Cách Mạng Pháp, và chủ nghĩa Cộng Sản, cùng lúc chúng ta nhận ra tính thực dân của văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa: đây vẫn là một thứ văn chương quyền lực. Nhìn theo cách thế đó, chúng ta còn nhận ra tính giai đoạn của dòng văn chương phản kháng ở trong nước. Nó phải qua đi, để lộ ra con người với ngôn ngữ, những lời nói lành lặn của nó...

Cái tự do mà nhà văn xứ Mít cần, đúng là thứ "freedom from fear", như GCC phán, từ những ngày mới ra được hải ngoại!

Những nhà văn được Nobel gần đây, người nào người nấy, đều can đảm cùng mình. Họ viết văn trong tư thế đó. Và họ đụng với vấn đề đó: Viết từ đáy, từ đống bùn, từ sự man rợ của giống người.
Cao Hành Kiện, một mình ta chống lại cả 1 chế độ, cả 1 thứ lịch sử nhân danh đám đông, để hủy diệt con người.
Jelinek, cũng không thua, một mình chống lại cả 1 đất nước Áo đã từng đầu hàng chế độ Nazi.
Không vị nào mà không viết văn với sự can đảm, với sự tự do của ngòi bút cả.
Ngay cả Pamuk, chuyên viết thứ văn chương, thứ thiệt, không mắc mớ gì tới chính trị, vậy mà khi cần là ông bèn tố cáo trước nhân loại tội ác Mậu Thân Thổ của đất nước của ông

Vậy mà đấng ĐT này chê, không đáng xách dép cho những Murakami, Philip Roth…

*****

Cái chuyện mấy đấng trên không được Nobel, thì rõ như ban ngày, nếu chúng ta đọc ra câu phán của David Grossman, người mới được Man Booker:

Ai, ngoài Schulz ra, ảnh hưởng tới ông?

Kafka, tuy nhiên, thật khó mà kiếm thấy một nhà văn không bị ảnh hưởng bởi Kafka, ngay cả khi người này không viết cùng một cái văn phong như của Kafka. Kafka là một giai đoạn văn học mà bạn bắt buộc phải vuợt qua [Kafka is a literary stage you have to go through]. Tôi luôn luôn tưởng tượng ra cái xen, Kafka đứng, hai tay trên bờ cửa sổ, nhìn bên trong vào cuộc đời [looking inside into life]. Như thể ông nhìn ra phía bên ngoài từ cái chết, ngay cả khi ông đang còn sống. Tôi chưa tìm ra điều này, ở bất cứ nhà văn nào khác.

Trong Chết như là Cách Sống, Death as a Way of Life, ông phán: “Tôi không thuộc về số người coi Lò Thiêu là một sự kiện đặc thù Do Thái”.

Grossman: Tôi không nghĩ, người ta có thể tách "tính Do Thái", the Jewishness, ra khỏi Lò Thiêu, the Shoah, nhưng đây là một sự kiện mắc mớ đến toàn nhân loại. Mọi người, bất cứ một người, ai cũng nên đặt ra cho chính mình, một vài câu hỏi liên quan tới Lò Thiêu.

Trường hợp Israel vs Palestine có gì tương tự Ngụy [Miền Nam] vs Vẹm [Bắc Kít], tếu thế!

Mọi người, bất cứ một người, ai cũng nên đặt ra cho chính mình, một vài câu hỏi liên quan tới Lò Thiêu.
Câu này, nhà văn Mít phải thuộc nằm lòng, và Lò Thiêu đối với chúng, là Trại Cải Tạo.
Chưa từng có đến 1 tên, đau cái đau, làm thịt cả 1 miền đất ruột thịt, và sau đó, như cục ung thư, làm thịt cả nước.

*****

"Tại sao ta không thể yêu, những gì chúng yêu, nếu chúng chiếm được cuộc đời, ta đành chọn hư vô", mê cung dành cho nhân vật trong Cát Lầy của Thanh Tâm Tuyền là vậy. Đừng nhìn thơ tự do, dòng văn chương Sáng Tạo, Văn Chương Kinh Nghiệm Hư Vô (Huỳnh Phan Anh), như là một "cái đuôi" của dòng văn chương hiện sinh Pháp. Chúng là những con chim báo bão, cho một hư vô huỷ diệt, của những trại tù sắp tới... Khi bị những nhà phê bình Miền Bắc "tra hỏi" (Trong khi họ xây dựng miền bắc xã hội chủ nghĩa, những nhân vật tôi mọi nô lệ này đi đâu?) tác giả Bếp Lửa đã "nhẹ nhàng" yêu cầu, hãy đặt những câu hỏi đó ra cho chính các ông. Nên nhớ, những nhà văn Miền Nam, những tác phẩm "chống Cộng" của họ chỉ có, khi "bị đòn": Giải khăn sô cho Huế, Địa Ngục Có Thực, Mùa Hè Đỏ Lửa, Vòng Đai Xanh... Ngay cả Võ Phiến cũng vậy; sợ Cộng Sản, sợ mất Miền Nam quá ông mới la làng, còn nhẩn nha được là ông lại nghiên cứu chiều sâu con người, dò tìm cội rễ của một bài chòi!

Chúng ta đã lầm một cách thê thảm, Mac Namara nói vậy, không đúng mà cũng không sai: người lính Việt Nam Cộng Hòa không thua trên chiến trường, mà thua vì tính người: họ chưa bao giờ coi người lính Miền Bắc là kẻ thù tuyệt đối.Họ không hề được trang bị bằng một thứ văn chương quyền lực.

Nhìn theo cách đó, chúng ta mới thấm được những dòng thơ "thiền", giọng điệu cảm khái, tráng sĩ "biên đình" của những Nguyễn Bắc Sơn, Tô Thùy Yên... hay những lời ca "đồn anh đóng bên rừng mai, nếu mai nở làm sao biết mùa xuân đã về". Đánh giặc, súng nổ ầm ầm, thần chết hỏi thăm từng giây, từng phút, bất cứ lúc nào, nhưng cứ hở ra được một chút là lại "thiền"! Vinh danh người lính Việt Nam Cộng Hòa là đúng, chẳng có gì chuế cả, nhưng cố vực họ dậy, giữa vòng dây oan nghiệt của lịch sử là bi thảm hoá một huyền thoại, là tự hài lòng với nỗi bi thảm: nạn nhân của phi nhân. Thua trận, nhục nhã thật, nhưng thà rằng thua, mà vẫn giữ được "con người"! Làm người lính thiền, chắc chắn là hơn làm đao phủ thiền! Thi sĩ không bao giờ là nạn nhân (J. Brodsky). Mỗi người lính, như Nguyễn Bắc Sơn, Tô Thùy Yên, Khoa Hữu, Cao Thoại Châu, Luân Hoán... là một nhà thơ, người lính bảo vệ ngôn ngữ, và trong khi bảo vệ ngôn ngữ, chống lại những điều dối trá, phi nhân, họ bảo vệ con người. Nhà văn một kẻ sống sót, là vậy.

Note: Bao nhiêu nước chảy qua cầu, 20 năm sau, đọc lại, Gấu bèn ngộ ra, đây là bản manifest, tuyên ngôn, của trang Tin Văn!


http://tanvien.net/Ky/Cali_13.html

*

Tôi và N. ngồi giữa vườn cây trong lúc hai bà len lỏi giữa lối đi thời gian dẫn về một làng da đỏ tại vùng Bắc Mỹ 500 năm trước đây với tất cả nền văn minh, lối sống của họ, nay được thu nhỏ lại để trình bày cho du khách. (1)

*

Quà tặng của Ngạc trước khi té xuống, trong khi chờ tô phở, một buổi sáng, tại bếp nhà của chàng.

Nhờ quà tặng trước khi đi xa của bạn ta mà độc giả TV được đọc free, tác phẩm, đúng 1 cuốn tiểu thuyết, và có lẽ, độc nhất, của TTT.
Bếp Lửa
hỏng, chính tác giả cũng nhận ra, và cứ loay hoay hì hục viết lại nó. Nhưng, 1 cách nào đó, cái hỏng của Bếp Lửa lại làm cho nó trở nên 1 thứ tiên tri, về sự sa đọa của VC Bắc Kít: Bạn có nhớ cái xen, ông bạn quí của Tâm, trước khi lên rừng theo Cụ Hồ, bèn làm thịt cô con gái riêng của ông Chính. Nó chẳng tiên đoán những HPNT, đám VC nằm vùng ở Miền Nam sau đó?
Bạn có thể bật cười, và chửi Gấu, mi lấy “kết quả” làm “giả thiết”, thì làm sao mà không đúng!
Hà, hà!
Nhưng, thú thực Gấu chưa gặp được 1 tên VC nằm vùng nào ra hồn!
Đám bợ đít VC nằm vùng, trơ trẽn mở miệng: Ngày trước chúng tôi khâm phục các anh, bây giờ chúng tôi thông cảm!

Kít!

Có thể, anh tính đem cho Gấu, nhưng chưa kịp thì đã té xuống. Bởi vì bà xã nói, anh Ngạc dặn đưa cuốn này cho anh.
Nguyên mẫu ngoài đời của ông già của Trung Uý Kiệt, trong truyện, là ông già của BHD.
Bắc Kít. Khôn tổ cha.

Kiệt sống ở ngoại quốc trên mười năm. Mười tám tuổi đỗ tú tài, ông bố vận động cho đi du học. Bố Kiệt, một người thức thời, hồi cư về đến Hà Nội đã bán hết cơ nghiệp mấy đời tạo lập ở Hải Dương, đưa gia đình vào Sàigòn kinh doanh trước năm 54. Kiệt thật tâm không thích đi xa, mẹ chàng cũng không muốn rời đứa con độc nhất của bà. Nhưng cả hai không thể cưỡng ý ông bố. Ông không muốn con trai ông đi lính. Ngày Kiệt đi, hai mẹ con cùng khóc sụt sùi. Là con một nên từ bé đến năm mười tám tuổi (bình yên ở nhà quê đã có thể lấy vợ đẻ con rồi) Kiệt chỉ sống quẩn bên gấu quần mẹ.
Kiệt học cơ khí ở Đức, học Quản Trị ở Mỹ. Việc học hành của chàng tuân theo sự chỉ dẫn của ông bố. Chàng không hề bầy tỏ ý kiến riêng. Kiệt là đứa con chí hiếu. Nếu được tự lựa chọn, chắc Kiệt học Canh Nông và Âm Nhạc. Trong những năm tản cư chạy loạn, chàng thích đời sống rẫy bái. Còn Âm Nhạc là mối đam mê suốt thời thơ ấu mà chàng phải giấu ông bố. Chỉ mẹ biết mà thôi. Nhưng người đàn bà ấy, bình lặng đơn sơ như chiếc bóng bên con, không hiểu gì về những cõi xa xôi ngoài thực tế. Yêu con nhưng sợ chồng, bà không dám chia sẻ mối đam mê của Kiệt. Ngày nhỏ, Kiệt chỉ hát khi nhà vắng bố. Kiệt có một cây kèn harmonica, thường thổi cho mẹ nghe những buổi chiều tối hiu quạnh thui thủi hai mẹ con với nhau.
Ngày Kiệt đang ở Đức, mẹ chàng mất. Chàng chỉ được bố báo tin sau khi chôn cất bà xong xuôi. Ông không muốn chỉ vì những lễ nghi hình thức bắt Kiệt về chịu tang, và dù về cũng chẳng kịp - bà chết vì bệnh cảm mạo mau lẹ, bất ngờ. Kiệt thương mẹ, lòng cảm thấy bất nhẫn, nhưng chàng chẳng có lý lẽ nào để chê trách bố. Ông cũng đau khổ chứ?
Ngày ấy, nơi xứ người, lần đầu trong đời, Kiệt một mình dến quán rượu uống say bí tỉ, khóc mẹ. Cũng lần đầu, trong cơn say, Kiệt thù hận những lo lắng, tính toán quá sáng suốt lạnh lùng của ông bố. Mẹ chàng đã đau khổ những năm chàng ở xa, đau khổ hơn nữa, lúc nhắm mắt lìa đời cũng không được nhìn mặt chàng. Nếu như Kiệt nhất định không chịu rời mẹ, chàng không đi học nước ngoài? (1)

Nhờ “đảo xa”, chúng ta được biết, tên cái ông có cái nhà cho Kiệt ở, là Kiệt.
Trước, tưởng, từ Kiệt Tấn!
Có thể, từ cả hai.

Ông già của BHD còn xuất hiện trong 1 truyện ngắn của TTT. Cái này thì chỉ Gấu biết, bởi vì có lần ông già BHD kể, gặp TTT, say mèm ở ngoài bến tầu Sài Gòn. Thế rồi, Gấu đọc 1 truyện ngắn của TTT, có tả 1 cảnh tương tự

Một lần, 1 buổi tối, ở nhà bạn C, có Gấu, bạn C, và bà cụ; cả ba buồn quá, quay qua đánh “cạc tê”, hình như vậy. Thế rồi ông già BHD tới, có công chuyện gì đó, hai gia đình quen nhau từ Hà Nội. Ông cụ ngạc nhiên hết sức, hỏi đi hỏi lại hoài, tối nào cũng vậy hả?

Bà cụ C không ưa gia đình BHD. Sau này, Gấu nghe nói, có họ hàng gì đó, nhưng chẳng bao giờ Cụ nói. Cụ rất bực, và nói thẳng, gia đình đó không chịu nổi mi đâu.
Ông anh bèn phán, nó lấy con H chứ đâu lấy gia đình con H.
Gia đình BHD thì tính nhắm Gấu cho cô cháu, tên Vy, phải gọi BHD là chị, ở Đà Lạt, lâu lâu về Sài Gòn. Khi Gấu đậu vô Bưu Điện, ông bà bàn với bà cụ C. Cụ buột miệng:
Thằng đó nó muốn làm con rể ông bà, chứ không phải làm cháu!

Cả hai chết sững. Ngay bữa đó, Gấu tới, bị cấm cửa. Lủi thủi ra về.
Phải vài năm sau đó, khi Gấu đã đi làm Bưu Điện, một buổi sáng, lạnh, dậy sớm, bất thình lình nhớ BHD đến điên lên được. Thế là lấy xe chạy ra đầu vườn Tao Đàn, chờ em đi học. Gặp, em tự nhiên ngồi lên sau xe, như vẫn ngồi, từ hôm qua, từ mỗi ngày!


Đặng Thân: "Văn học" đã chết (viet-studies 18-6-17) -- Nhiều người sẽ cho rằng tác giả hơi "nặng lời", nhưng theo tôi thì còn khá nhẹ!◄◄◄

Đấng kỹ sư này, biết gì về văn học, chuyên "link", những bài vết trên mạng, cộng thêm còm, thường là thật nhảm, theo GCC.

Viện Hàn lâm Thụy Điển thì đã làm gì? Từ khi sang thiên niên kỷ mới họ không còn trao Nobel văn học cho những nhà văn xịn và những tác phẩm văn học hư cấu đỉnh cao (theo tiêu chí của giới văn chương “thượng thặng”). Đã lâu, văn giới khắp nơi thường chờ họ liếc mắt tới những là Philip Roth, Haruki Murakami, Milan Kundera, Thomas Pynchon, Ko Un, Javier Marías, Umberto Eco (vừa chết), Don DeLillo… Nhưng không, họ chả hạp với tâm tính Bắc Âu. Không phải là ý chính bài này, nhưng trong những chủ nhân Nobel vừa mới được trao ít năm ngay trong thế kỷ này thôi thì không biết bạn có còn nhớ tên họ hay cuốn sách nào của họ, như là Elfriede Jalinek, Harold Pinter, Jean-Marie Gustave Le Clézio, Herta Müller… chứ chưa thèm nói đến thế kỷ trước (Có điều nghe chừng khốn nạn, ấy là trường hợp khi trao Nobel 2014 cho Patrick Modiano, Thư ký Thường trực Viện Hàn lâm Thụy Điển lúc đó là Peter Englund nhận định: “Patrick Modiano có thể được coi là Marcel Proust của thời đại chúng ta.” Chà, Marcel Proust chính là “kẻ kinh tởm” mà Thụy Điển trước đây cương quyết không trao Nobel!!) Và gần đây, bằng việc trao giải cho một nhà báo (Svetlana Alexandrovna Alexievich) vào năm 2015, và một ca-nhạc sỹ (Bob Dylan) vào năm 2016, ý đồ khai tử văn học của họ dường như đã trở nên lộ liễu. Có người đùa rằng, đó là những giải Nobel “vắn học”. Rất có thể, sắp tới “giải Nobel văn học” sẽ được trao cho bất cứ tác giả nào sản sinh ra những gì có “tính thơ”: nhà thiết kế thời trang, nghệ sỹ thị giác, nhà hoạt động môi trường… Phải chăng, văn học đã từ “kinh điển”  chuyển sang “kinh hãi”?

ĐT

Vị này than, thời của internet, vì nó mà văn học chết. Nhưng, nếu thế, thì ông nên cho biết, vị thư ký Nobel phán, nguyên văn ra sao, và trong trường hợp nào. Cả cái chuyện "kinh tởm" nữa.
Phán khơi khơi như vậy, thật khó mà căn cứ vô đó, để mà lèm bèm tiếp.
Đã xẩy trường hợp 1 ông thi sĩ Mít, nhà thơ Võ Chân Cửu, nhét vào miệng ông thư ký này một câu mà ông ta chưa từng nói!
V/v Jalinek. Tên của bà này, viết trật. Cũng chuyện thưòng xẩy ra, nhưng điều này có thể cho thấy, vị này có thể chưa từng đọc Jelinek.
Còn Modianio, tại sao ông được Nobel, theo GCC, là cũng từ cái chuyện “viết lịch sử từ đáy, thay vì từ đỉnh”.
Đáy, với ông này, là thời kỳ đen tối của Paris khi bị Nazi đô hộ.
Với bà ký giả gốc Nga, thì là thảm họa Chernobyl mà Nga xô cố tình bưng bít.
Cả hai đều được Nobel văn chương, tất nhiên, nhưng thứ văn chương của họ, được viết về 1 thứ lịch sử được viết từ đáy.

Có 1 thứ văn học đã chết, và độc giả Mít rất mừng, và đó là thứ văn học của Bắc Kít, dòng dã suốt 1 thời họ, Vẹm, chiếm được 1 nửa xứ Mít.
Bây giờ, cũng thứ văn học đó,1 cách nào đó.
Và nếu như thế, thì thời của nó, cũng là "secondhand"
[Alexievich, whose oral histories tell the stories of thousands of individuals from the Soviet Union, said that “the era has turned around and headed back in time. The time we live in is secondhand.”]

http://giaitri.vnexpress.net/tin-tuc/sach/lang-van/patrick-modiano-doat-giai-nobel-van-hoc-2014-3091281.html

Note: Câu phán của viên cựu thư ký Nobel, GCC tò mò gõ Gúc, là từ 1 bài viết trên báo Mít.
Tra tiếp, thấy trên tờ Guardian
Vị này nối kết Proust với Modiano, vì là cùng 1 thứ "nghệ thuật của hồi ức".

https://www.theguardian.com/books/2014/oct/09/nobel-prize-literature-winer-patrick-modiano-hailed-modern-marcel-proust

Nobel prize winner Patrick Modiano hailed as modern Marcel Proust

Swedish Academy praises ‘art of memory’ in French novelist known for short works marked by sophisticated simplicity.
Như thế, không có sự kinh tởm ở đây.

*

Nobel laureate Svetlana Alexievich at the Swedish Academy in Stockholm. Photograph: Fredrik Sandberg/TT Photography/EPA

The Belarusian journalist said in her Nobel lecture that former Soviet countries were ‘again living in an era of power’, and recounted her time reporting the Chernobyl disaster from the radiation zone
The 2015 Nobel literature laureate Svetlana Alexievich has said that Russia “missed the chance” it had in the 1990s to become a country “where people can live decently”, choosing instead to become “a strong country”.
During her Nobel lecture on Monday, the Belarusian journalist said “a time full of hope has been replaced by a time of fear”. Alexievich, whose oral histories tell the stories of thousands of individuals from the Soviet Union, said that “the era has turned around and headed back in time. The time we live in is secondhand.”

Thời mà chúng ta đang sống là thứ thời xài rồi, khi mà thay vì tràn trề hy vọng, thì là tràn trề sợ hãi!

http://www.tanvien.net/thoi_su/2014_Nobel.html

*

Did Patrick Modiano Deserve It?

Liệu Modiano xứng đáng đợp Nobel?

Anka Muhlstein
December 18, 2014 Issue

This fog that envelops people and places explains a lack of depth and individuality in Modiano’s characters. The author, and therefore the reader, are left on the outside, giving rise to the feeling that one is always rereading the same book. This is doubtless the reason why Modiano, in spite of his remarkable talent, and a success that has never flagged in the past forty years, has not acquired the indisputable stature of very great novelists.

Suốt đời cày chỉ một rãnh cày, vậy mà được Nobel ư?

Có một "thềm sương mù" - thuổng TTT - bao phủ người và vật, khung cảnh và nơi chốn... Nó giải thích cái sự thiếu chiều sâu và tính khí cá nhân của những nhân vật của Modiano. Tác giả, và sau tới người đọc bị gạt ra bên ngoài, làm tăng lên cái cảm nghĩ, cái tên đó - tác giả & độc giả - đọc đi đọc hoài, chỉ 1 cuốn sách.
Điều này giải thích Modiano mặc dù tài năng có thừa, vậy mà chưa có được cái thế giá của 1 tiểu thuyết gia nhớn.

Ui chao, bèn nhớ ngay ra...  Gấu Cà Chớn, cũng bị chúng chửi hoài, có thằng em tử trận, có một BHD, thế là ca cẩm hoài!

Note: Bài này không cho đọc free, nguyên tác tiếng Tẩy, ra ý, tụi Tẩy chửi mi nhe, không phải Mẽo!

*

Khi Gấu Cà Chớn phán ẩu, chính nhạc sến mới là nơi cất giữ linh hồn Miền Nam trước khi bị Bắc Kít chiếm đóng, đô hộ, được CM gật gù khen, đã thú, nhưng chính Modiano cũng phán như thế, về tác phẩm của mình, và về thời kỳ Tẩy bị Nazi đô hộ: Những dấu vết để lại một thứ nhạc sến. Cái đó mới cần tìm, thay vì một mô tả.

(1)

Cháu đọc entry của bác từ lúc nó chưa đổi tên cơ, khi còn là "SG mùa này thì cứ triền miên buổi chiều và rả rích đêm khuya" ấy. Nhưng mà quả thực là không biết nói gì thêm, hihi :D.
Hôm nào cháu viết tặng bác 1 entry nhé, vì cháu rất thích cái nhận xét của bác "cái hồn của văn chương Miền Nam, là ở trong nhạc vàng, nhạc sến".

CM

Mấy ông Hàn Lâm phán, cho mi Nobel là vì cái "nghệ thuật hồi tưởng mà với nó mi vén cái màn che phủ cái thế giới thời Đô Hộ". Tóm tắt như thế, liệu có bảnh không, về tác phẩm của mi?

Thì cũng được thôi. Nhưng cái quên lãng khủng hơn nhiều, và đó mới là đề tài của tôi.
Đô Hộ với tôi, là Tội Tổ Tông, là Đêm Uyên Nguyên, la nuit originelle.

Les jurés du Nobel ont précisé qu'ils vous récompensaient pour "l'art de la mémoire avec lequel vous avez devoilé le monde de l'Occupetion». Est-ce un bon résumé de votre oeuvre ?

Modiano:

C'est un peu elliptique ... Mais oui ... En un sens ... De toute facon, les lecteurs savent mieux que moi ce que j'ai écrit. La mémoire, oui, mais il faudrait insister sur le fait qu'il s'agit, au fond, de la mémoire sur fond d'oubli. La toile de fond de tous mes romans, c'est l'oubli. Les nappes d'oubli. La mémoire parvient à les percer, ces nappes, par petites trouées, bien sur, Mais mon véritable sujet, c'est l'oubli plus que la mémoire. L'oubli est cette couche qui recouvre tout ce qu'on a vécu. La mémoire est ce qui tente de percer cette couche. Mais la couche est toujours là. Quant à l'Occupation, c'est différent. Je suis né en 1945. Tous ceux qui sont nés à cette date, après le chaos de la guerre, en sont le produit. Même s'ils ne l'ont pas vécue. Donc je ne me distingue pas tellement de la plupart des gens de ma génération: beaucoup ont exprimé le malaise qui consiste à être le fruit de cette époque. Si ce n'avait pas été moi qui avais exprimé cela par des romans, d'autres l'auraient fait, je pense. L'Occupation est pour moi la nuit originelle.

Thì cũng hơi e-líp, nhưng quả là thế, theo 1 nghĩa nào đó. Nhưng nói cho cùng, độc giả rành hơn tôi, về cái gì mà tôi viết ra. Hồi ức, OK, nhưng đúng ra là, hồi ức trên cái nền quên lãng. Cái nền của tiểu thuyết của tôi là quên lãng. Những cái thảm quên lãng. Hồi ức bèn chọc thủng chúng. Đề tài chính của tôi đúng là quên lãng, tức, quá cả hồi ức... Còn về Đô Hộ, có khác. Tất cả lũ chúng tôi là sản phẩm của nó.

LIRE NOVEMBRE 2014

Câu này thật tuyệt, và cho thấy, cái chất Simenon, ở tiểu thuyết của Modiano: Trở về quá khứ, thì cũng cẩm như trở về những nơi chốn của 1 tội ác. "Revenir sur le passé, c'est toujours un peu comme retourner sur les lieux d'un crime."

Cái tên kỹ sư, cũng 1 thứ VC nằm vùng, đi du học nhờ Ngụy, bố là bác sĩ riêng của ông Hồ, mù tịt về văn học, không nói, nhưng vị ĐT, nghe nói, 1 nhà văn sừng sỏ ở trong nước, rất rành sinh ngữ, vậy mà phán rất ư là nhảm nhí về văn học, cái đó khó hiểu.

GCC, vào những ngày liền mới đây, do không vô được Tin Văn, chính cái trang viết của mình, đành viết trên FB, và kết bạn với rất nhiều bằng hữu, tự ý, không cần yêu cầu, theo cái kiểu mặt dày, như hồi mới ra hải ngoại, là nghĩ, mình, ngày 1 ngày 2, ngỏm, thử làm 1 Zarathustra xuống núi Tản Viên 1 lần chót, tuyên bố, Thượng Đế [Văn Học] chưa chết!

Cái văn học của lũ mũi lõ, theo GCC, khác hẳn văn học của lũ Á Châu mũi tẹt, và nếu như thế, cái chuyện sống chết của chúng cũng khác nhau.
Steiner tin rằng văn học Âu Châu có mùi thần học, khác hẳn Á Châu.
Đúng như thế. 

Kitô giáo và chủ nghĩa Mác-xít: Đó là hai chuyện lạc đạo lớn nhất của Do thái giáo, nói theo Freud, đó là con quay lại giết cha. Chủ nghĩa Mác-xít gần như biến mất, tôi nói “gần như” vì chúng ta sẽ có thể ngạc nhiên với nó trong tương lai. Còn về Kitô giáo, đạo này đang qua một cơn khủng hoảng ở Âu châu. Riêng ở nước Anh, sẽ có cả ngàn nhà thờ được dùng vào việc khác vì không còn tín hữu và ơn gọi. Không phải là tôi không biết thế nào là trại tập trung Goulag nhưng tôi ngửi không nổi những người bây giờ từ chối cái quá khứ đi theo Stalin của họ, hồi đó Cộng sản là niềm hy vọng vô biên. Trong chủ thuyết Mác-xít có tầm đánh giá con người rất cao, rất ngông mà đó cũng là một tính chất rất Do thái. Nó làm cho chúng ta tin chúng ta là những con người có khả năng đem đến công bằng cho xã hội. Một sai lầm khủng khiếp đã giết hại mười mấy triệu người, nhưng đó là một tư tưởng rất quảng đại và một lời khen ngợi rất lớn cho con người. Kitô giáo thì bị lấm vết nhơ hận thù do thái quá sớm, huyền nhiệm của Kitô giáo quá thô sơ nhưng nền nghệ thuật phương Tây của chúng ta không thể có được mà không có Kitô giáo.

Trưòng hợp mới nhất, cho Bob Dylan, trên Tin Văn cũng có bài viết, của Prospero, giải thích tại sao ông xứng đáng.

Bob Dylan wins a Nobel Prize

http://khoia0.com/PDF-Files/Chan_zung_100_nha_van_Xuan_Sach.pdf

Chân dung nhà văn by Xuân Sách
Trước khi khăn gói quả mướp, với 10 ngày lương thực lận lưng, cho cuộc cải tạo kéo dài chỉ có 10 ngày phù du, ông anh nhà thơ phán, thay cho lời từ biệt thằng em GCC, Miền Bắc sẽ bị chấn thương nặng nề vì chiến thắng này.
GCC không tin, ông “tiên tri đến mức tối hậu”, của câu phán, của chính ông, bởi là vì, không phải chỉ Miền Bắc, mà cả xứ Mít bị chấn thương nặng nề, và mấp mé bờ huỷ diệt, bởi chiến thắng của Bắc Kít.
Xuân Sách, khi xem tướng tầng lớp tinh anh Bắc Kít, bằng 1 cách nào đó, “cùng lúc”, ông tiên tri ra được số phận xứ Mít, như bây giờ.
Chứng cớ: ông hỏi Chế Lan Viên, điêu tàn ư?
Và ông hỏi thêm:
Đâu chỉ điêu tàn?
Đâu phải vô tư mà 1 vài đấng thuộc loại cực kỳ tinh anh của xứ Bắc Kít, như Đặng Thai Mai tỏ ra rất ư bực mình, khi không được XS xem tướng.
Cái gì làm họ bực mình?
Theo GCC, họ muốn hậu thế sẽ xét xử họ, như thế nào, qua XS.

GCC đã từng đề nghị, phải đọc XS, qua tinh thần của Beckett:
"One of the [Calvary] thieves was saved. It's a reasonable percentage".
"Một trong những tên trộm được cứu vớt. Vậy là được rồi."
Trong khi chờ Godot

Hay của Kertesz, khi viết:
"Si l’Holocauste a créé une culture – ce qui est incontestablement le cas –, le but de celle-ci peut être seulement que la réalité irréparable enfante spirituellement la réparation, c’est-à-dire la catharsis. Ce désir a inspiré tout ce que j’ai jamais réalisé".
"Nếu Lò Thiêu đẻ ra văn hóa, làm sao không?, thì mục đích của nó là, chỉ cái thực tại vô phương sửa chữa đó mới đẻ ra được sự cứu rỗi, và đây là tinh thần thanh tẩy, mà tất cả những cái gì tôi viết ra đều được gợi hứng từ đó."

Lạ, là Kafka, qua một số “truyện ngắn”, ngụ ngôn, ẩn dụ của ông, đã cảnh cáo Bắc Kít, về cái chuyện làm thịt Đàng Trong.

Trong ngụ ngôn "Tháp Babel", ông phán, xây được, nhưng chớ có trèo lên!
Hay trong Làng Kế Bên, tức Đàng Trong, dù nó "kế bên", nhưng chớ có làm thịt nó! (1)
Hà, hà!

(1)

Chưa có tên nào, bị Tên Khùng Già, là Lão Tặc Thiên, bắt phải trải qua những khổ nạn, khổ kiếp thê lương, như Gấu [trong những khổ nạn, có cái chuyện cho mi hưởng trái cấm nè, thích không?], nhưng, 1 khi, đã qua được rồi, Tên Khốn mới "care" GCC một cách chu đáo như thế nào, nhất là cái lần thưởng thức đại tiệc thịt chuột, cùng lúc cho nghe bản Ngày Mai Đi Nhận Xác Chồng.

Về già, nhớ lại, Gấu mơ hồ hiểu ra, ý nghĩa cái truyện ngắn “K”, của Buzzati, mi hãy sống đời của mi cho thật đàng hoàng, thì thể nào cũng có ngày mi gặp con K, và tới lúc đó, mi chẳng cần đến nó nữa!
Ngụ ngôn về tháp Babel của Kafka, cũng hàm ý này. Xây tháp Babel ư, OK, nhưng chớ có trèo lên nhe.

Lũ Bắc Kít tìm đủ mọi cách ăn cướp Miền Nam, và trong những cách đó, là nhử Mẽo vô, rồi vận động cả nước chống Mẽo kíu nước, với giấc mơ thống nhất, Nam Bắc 1 nhà, Xuân này xum họp Xuân nào vui hơn cái con mẹ gì đó; Kafka phán, OK, nhưng chớ có trèo lên.
Nhưng làm sao không trèo?
Cái Ác Bắc Kít xúi chúng trèo, nhà Ngụy chúng cướp, Ngụy, chúng tống đi cải tạo mút mùa lệ thuỷ, vợ Ngụy, chúng hiếp, con Ngụy, cấm đi học, nếu có học, cấm vô Đại Học.
Đã cảnh cáo rồi, đừng có trèo mà cứ trèo, thế là ô hô ai tai cả nước Mít!

Thằng Tẫu, kẻ thù muôn đời của Mít, lũ Bắc Kít thèm Miền Nam quá, thế là mời Tẫu vô... giường, nhường cả vợ con cho chúng, cốt sao lấy được Miền Nam, thoát Trung cái con khỉ Tầu!

Đau thương nhất, là người dân Miền Bắc bây giờ chịu đúng cái nhục của Miền Nam. Lũ Bắc Bộ Phủ, những Trọng Lú, tân thủ tướng Bắc Kít, Fuck Fuck gì đó, chúng đâu có tha đám Bắc Kít nghèo khổ. Chúng cũng ăn cướp, bóc lột họ, y chang đã từng với Miền Nam.
GCC tự hỏi, những tên Bắc Kít cực kỳ thông minh, não bị thiến một mẩu, chúng đâu hết rồi?
Bỏ chạy hết ra nước ngoài rồi.
Hay thế!
Sến, ở Đức, Nobel Toán, Mẽo, “Hồng Béo” gì đó, Mẽo…

Làng kế bên.
Nội tôi thường nói: "Đời vắn chi đâu. Như nội đây, nhìn lại nó, thấy đời như co rút lại, thành thử nội không hiểu nổi, thí dụ như chuyện này: bỏ qua chuyện tai nạn, làm sao một người trẻ tuổi có thể quyết tâm rong ruổi sang làng kế bên, mà không e ngại, một đời thọ như thế, hạnh phúc như thế, cũng không đủ thời gian cần thiết cho một chuyến đi như vậy."

Bản tiếng Anh: The next village.
My grandfather used to say: "Life is astoundingly short. To me, looking back over it, life seems so foreshorthened that I scarcely understand, for instance, how a young man can decide to ride over to the next village without being afraid that – not to mention accidents – even the span of a normal happy life may fall far short of time needed for such a journey".

V/v Vưỡn chuyện Cái Ác Bắc Kít:

*  *

Marlene Dietrich by David Levine

GABRIELE ANNAN

Girl From Berlin

Originally published February 14,1985, as a review of Marlene Dietrich's ABC, Ungar Marlene D. by Marlene Dietrich. Grasset (Paris) Sublime Marlene by Thierry de Navacelle. St. Martin's

Marlene Dietrich: Portraits 1926-1960, introduction by Klaus-Jurgen Sembach, and epilogue by losefvon Sternberg. Schirmer/Mosel; Grove Marlene a film directed by Maximilian Schell, produced by Karel Dirka. Dietrich by Alexander Walker. Harper and Row

Among the rarities Schell has to show is a scene from Orson Welles's Touch of Evil (1958), in which Dietrich was only a guest star. She plays the madame of a Texas brothel, Welles a corrupt, alcoholic police chief on the skids. He comes into the brothel and finds her alone at a table in the hall. 
"You've been reading the cards, haven't you?" [he says].
"I've been doing the accounts."
"Come on, read the future for me."
"You haven't got any."
"Hm ... what do you mean?"
"Your future's all used up. Why don't you go home?"
Dietrich's voice is deadpan, but it breaks your heart all right with a Baudelairean sense of the pathos of human depravity, degradation, and doom.

“Cô gái từ Berlin” là 1 bài viết về nữ tài tử điện ảnh người Đức, Marlene Dietrich. 

Trong phim “Cánh Đồng Bất Tận", em đóng vai 1 bướm Xề Gòn, buồn buồn ngồi bói Kiều. Một tên cớm Bắc Kít bước vô, ra lệnh:
-Coi cho ta 1 quẻ về tương lai.
Ngài đâu còn?
-Mi nói sao?
Tương lai của Ngài xài hết rồi, sao Ngài không về lại xứ Bắc Kít của Ngài đi?
Giọng em bướm trong Cánh Đồng Bất Tận mới dửng dưng, bất cần đời làm sao, nh
ưng bất cứ 1 tên Mít nào nghe thì cũng đau thốn dế, khi nghĩ đến 1 xứ Mít tàn tạ sau khi Bắc Kít chiếm trọn cả nước.

Đúng là THNM!
Cục Ung Thư Đồng Tâm

No man’s land
Property disputes are Vietnam’s biggest political problem
The Communist party does not know how to handle them

Miền đất không người
[Thuật ngữ này, cũng cực đểu, với tờ báo cực đểu - dưới con mắt của Vẹm, tờ báo đã từng ví đại hội Đảng như là của 1 loài bò sát, nhớ đại khái (1) –  và thường dùng trong văn học, để chỉ một miền đất còn trinh nguyên, chờ con người khai phá]
Những cuộc tranh luận về tài sản là vấn đề chính trị lớn lao nhất của Việt Nam
Đảng CS không biết làm sao “xử lý” chúng.

Trong nhiều năm những cư dân Đồng Tâm, một làng ở bìa của thủ đô Việt Nam, đã chiến đấu cho cái quyền được tiếp tục chăm nom những mảnh vườn, thửa đất của họ, trên 1 vùng đất được khoanh vùng là thuộc quyền sở hữu của quân đội, cho mục đích phát triển của họ. Sự nhẫn nại của họ “bốc hơi” vào Tháng Tư khi nhà cầm quyền bắt giữ một nhóm người già cả mà được dân làng tin cậy, và chọn họ là những người đại diện cho họ để “thúc đẩy, nài ép” trường hợp của họ với nhà cầm quyền. Dân làng bèn áp đảo chừng trên chục cớm VC được phái tới để bảo đảm công cuộc định cư, và giam giữ họ ở nhà hội của làng (như trong hình). Những người ủng hộ dựng chướng ngại vận, ngăn chặn mọi con đường tới nhà hội, và đe doạ sẽ nổi lửa, thiêu sống Cớm VC!
Hà, hà!

(1)
http://www.tanvien.net/thoi_su/Trong_Lu_by_Nguoi_Kinh_Te.html



Carry on, Nguyen Phu Trong
C
ứ thế tiếp tục, Trọng Lú!
A colourful prime minister goes, as the grey men stay
Chính trị xứ Mít VC
Politics in Vietnam
Reptilian manoeuvres
Trò ma nớp của loài bò sát
A colourful prime minister goes, as the grey men stay
Một tên thủ tướng màu mè ra đi, một lũ muối tiêu ở lại

Cuộc vây hãm kéo dài cả tuần lễ tiếp theo, đánh dấu cú leo thang mới, trong những trận đánh vô phương kết thúc - endless battles - ở Việt Nam, về đất đai - duyên do đầu tiên của những khiếu nại- dùng danh từ lịch sự thì là "nguyện vọng" của nhân dân - ở xứ Mít, và là 1 trong những cơn nhức đầu to đầu nhất, của Đảng CS. Người dân Mít theo dõi "bi kịch của chúng ta", trên từng cây số trên mạng xã hội, và sau cùng thì mới ghé mắt nhòm báo chí nhà nước.
Bi kịch vươn tới bưóc ngoặt sững sờ nhất, với màn ông Trùm Thủ Đô, để giải thoát con tin, đã hứa lèo, sẽ không truy cứu hình sự dân làng, và sẽ tái cứu xét nguyện vọng của họ.

Note: BBC đi bài này, ở đây:

http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-40285093

Bài thơ sau đây, đã đăng trên Tin Văn, có trong số báo Sợ 

http://www.tanvien.net/new_daily_poetry/24.html

Fear

Fear passes from man to man
Unknowing,
As one leaf passes its shudder
To another.

All at once the whole tree is trembling,
And there is no sign of the wind.

Sợ

Sợ chuyền từ người này qua người khác
Không biết
Như chiếc lá chuy
n cú rùng mình của nó qua chiếc lá khác

Tất cả, liền lập tức, cùng một lúc, trọn cái cây run rẩy
Đếch thấy 1 tí gió

Và sau đây là nhưng dòng về ông, của số báo.

Charles Simic, from Dismantling the Silence. 

Born in Belgrade in 1938, Simic moved to Chicago in 1954 and began publishing poetry in English five years later. In 2007 he was appointed US poet laureate. "The world seems to be divided today between those horrified to see history repeat itself and those who eagerly await its horrors," Simic wrote in November 2016.  “I bet the fortune-tellers in their storefronts are all depressed, since their prospective clients already know what the future holds."

Sinh tại Belgrade năm 1938 [thua GCC 1 tuổi], Simic tới Chicago năm 1954 [GCC vô Saigon]và bắt đầu cho in thơ bằng tiếng Anh, năm năm sau đó. Năm 2007 ông được phong Thi sĩ Nhà nước Mẽo.
Thế giới như được chia thành hai phe, ngày này; một, là những kẻ khiếp sợ vì cái chuyện lịch sử cứ tự nó lập lại chính nó, và một, hăm hở chờ sự ghê rợn của lịch sử. Simic viết, tháng 11, 2016
"Tôi nghi rằng những mụ bói toán hết đưòng làm ăn, vì khách hàng của họ rành hơn họ, về cái chuyện sờ mu rùa!"



 













Trang NQT

art2all.net


&

Lô cốt trên đê làng
Thanh Trì, Sơn Tây