*





















 
 




* 

Ảnh: Bùi Chát trong buổi đọc văn tại Literaturwerkstatt, Berlin tháng 11.2010 (Ảnh của Hồ Phạm Huy Đôn)


*

Khi Xứ Mít được Nobel Toán, Gấu đã tưởng tượng ra cái cảnh trên: NBC, đứng giữa Ba Ðình, một tay giơ quả đấm chỉ chỉ về Lăng Bác [cái này thuổng Kỵ Sĩ Ðồng của Pushkin] (1), một tay cầm cái bửu bối Nobel, phán: DM, cái chế độ khốn kiếp này đi chỗ khác chơi!

Hóa ra, cảnh xẩy ra ở Buenos Aires, dưới sự chứng kiến và ban phước lành của Borges.
Và Bùi Chát, chuyên chửi tục, thì lại ăn mặc rất chỉnh tề, và phán rất là thật nhã nhặn, thật lịch sự!

Tuyệt!

TV sẽ, thay vì chúc anh, và nhóm của anh, thì dịch bài viết trên tờ [báo Tây] Books, vinh danh Lưu Hiển Ba, đúng tinh thần Uỷ Ban trao giải xuất bản sách báo cho Bùi Chát.
Như thế chúng ta có thể coi đây là giải Nobel Hòa Bình của Mít.

Ðúng như vậy!
NQT

(1)

Đây là một trong những "quái vật" của Petersburg. Bức tượng kỵ sĩ đồng đứng trên một cái bệ đá nặng trên 15 ngàn tấn, hàng ngàn người đã mất 3 năm di chuyển nó từ một nơi cách xa thành phố 12 dặm. Đám sĩ quan nổi loạn tin tưởng khi bắt buộc nhà vua phải chia sẻ quyền lực, họ có thể làm cho Peter từ bỏ ý định Âu hóa và để ý đến những vấn đề ở trong nước. Biến cố này đã được Puskhin ghi lại trong trường thi Kỵ sĩ Đồng, 1833. Mở đầu là một ngợi ca vì vua và thủ đô của ông, bài thơ đột nhiên chuyển giọng, kể lại thảm kịch của một viên chức nghèo, Yevgeny, đã mất những người thân yêu trong trận lụt 1824. Như phát khùng vì nỗi nhớ thương, anh nắm chặt tay chỉ về phía bức tượng ông vua, người đã xây dựng thành phố trên mặt nước rồi bỏ chạy, bị dượt đuổi bởi chính "thần tượng" là mình! Cuộc dượt đuổi cứ tiếp tục hằng đêm, và tiếng vó ngựa khủng khiếp vang rền khắp những con phố hoang vắng. Khi anh tự hỏi, phải chăng anh đang mơ, giấc mơ kinh hoàng là trận lũ lụt tàn bạo, thi sĩ ngắt lời nhân vật của mình: Phải chăng đời sống chỉ là một giấc mơ rỗng tuếch, một màn kịch tiếu lâm, được trình diễn với phí tổn của trời và đất?

Nơi Người Chết Mỉm Cười


*

Cái tít, dịch ra tiếng Mít:
Bùi Chát và sự hèn nhát của sĩ phu Bắc Hà!
Hà, hà!


LIU XIAOBO ET LA LÂCHETÉ DES ÉLITES CHINOISES

Un recueil d'articles du prix Nobel de la paix permet de découvrir son analyse féroce du contrat social chinois et de l'hédonisme complice de l'intelligentsia.
LE LIVRE: La Philosophie du porc et autres essais, de Liu Xiaobo, traduit par Jean-Philippe Béja, Gallimard, 520 p., à paraître le 24 mars.

Condamné à onze ans de priison en décembre 2009 pour incitation à la subversion, Liu Xiaobo est sans doute aujourd'hui le plus célèbre dissident chinois. C'est avec l'attribution du prix Nobel de la paix à l'automne dernier que l'Occident a découvert ce militant des droits de l'homme, rédacteur de la Charte 08 qui appelait à réformer et démocratiser le régime de Pékin. Les éditions Gallimard traduisent aujourd'hui pour la première fois une quinzaine d'articles, publiés au fil des ans par Liu Xiaobo dans la presse de Hong Kong et sur Internet.
Dans un texte de 2006, intitulé « La crise de gouvernance provoquée par la réforme », Liu Xiaobo revient notamment sur les événements de la place Tiananmen en juin 1989, auxquels il a participé activement. Pour le dissident, non seulement « la légitimité politique du système communiste chinois a alors été profondément ébranlée », mais « les citoyens ont pris conscience de leurs droits. Or, une fois cette conscience réveillée, la naissance d'un mouvement populaire de défense des droits civils était inévitable ». Il dénonce dans ce même article le comportement de la majorité de l'intelligentsia, qui « s'est vite transformée en apôtre de la position officielle de “priorité à la stabilité" et de "priorité à l'économie" ». Avant de conclure que, en Chine, « l'intérêt a remplacé la loi et la conscience ». Telle est la « philosophie du porc », qui donne son titre à l'ouvrage.
Car Liu Xiaobo décrit d'abord dans ce livre la façon dont « les élites se sont laissé acheter par le régime, y compris certaines figures éminentes qui avaient pourtant eu le courage de s'attaquer au système », expliquent Hannah Beech et Ausstin Ramzy, correspondants de Time Magazine à Pékin. Pour Liu Xiaobo, « l'apparition de l'hédonisme chez les élites chinoises » est avant tout « le résultat de la soumission à la terreur institutionnalisée ».
« Ses articles offrent une analyse extrêmement lucide du nouveau contrat social imaginé par Deng Xiaoping après son voyage du Sud pour relancer le développement économique en 1992, explique pour sa part le sinologue et traducteur français de Liu Xiaobo, Jeanlippe Béja, dans un entretien accordé au blog The China Beat. Face à cette critique sans concesssion des élites, Liu fait l'éloge des simples citoyens. » Pour lui, c'est la pression exercée par la société sur le pouvoir qui oblige les dirigeants à faire évoluer leur idéologie et procéder à des réformes. « Liu a par ailleurs toujours insisté sur le fait que les droits et la liberté de ses compatriotes sont garantis par la Constitution et les lois chinoises, qu'il faut à présent appliquer », notait le militant Xu Youyu en 2010, dans sa « Lettre ouverte au comité Nobel », qui demandait l'attribution du prix à Liu Xiaobo. Cet optimisme et cette foi dans la nature humaine touchent profondément le journaliste américain Scott Simon. Commentant les textes du dissident chinois sur le site d'information de la radio publique américaine NPR, l'éditorialiste affirme que « les mots de Liu » sont ceux d'un « homme sensible, qui aspire comme nous tous "non pas à l'amour universel, mais à être aimé seul", comme l'écrit le poète W.H. Auden ». Pourtant, c'est bien « pour ses mots que Liu est derrière les barreaux », note Jonathan Mirsky dans la New York Review of Books. + 

Bị kết án 11 năm tù Tháng Chạp 2009 vì tội xúi giục lật đổ nhà nước, Lưu Hiển Ba hiện là nhà ly khai nổi tiếng nhất ở TQ. Và nhờ cái vụ trao giải Nobel Hòa Bình vừa rồi,  thiên hạ khám phá ra nhà chiến đấu cho nhân quyền, còn là người soạn thảo Hiến Chương 08, kêu gọi đổi mới, và dân chủ hóa chính quyền Bắc Kinh.
Nhà Gallimard cho xb lần đầu tiên chừng mười lăm bài viết của ông, tuần tự viết theo ngày tháng, trên báo chí Hong Kong, hoặc trên net.
Trong một bài viết năm 2006, nhan đề, “Cuộc khủng hoảng chính quyền do đổi mới gây ra”, Liu nhấn mạnh tới biến cố Thiên An Môn mà ông trực tiếp tham dự một cách tích cực. Với con người ly khai này, qua sự kiện TAM cho thấy, không chỉ “tính hợp pháp của chính quyền bị lung lay trầm trọng”, mà còn là, “những công dân ý thức ra quyền của họ. Và 1 khi ý thức ra được điều này, sự ra đời của một lực lượng dân chúng nhằm bảo vệ quyền công dân, là chuyện không thể tránh được”. Trong cùng bài viết, ông tố cáo thái độ của đa số tầng lớp trí thức, liền lập tức trở thành cái loa rao giảng của nhà nước về “ưu tiên ổn định”, “ưu tiên kinh tế”. Tại TQ, “lợi nhuận thay thế luật pháp và lương tâm”, và đây là “triết lý của con lợn" ông kết luận bài viết, từ đó là cái tít của cuốn sách.
Trong cuốn sách, Liu miêu tả cách thức mà tầng lớp tinh anh để bị mua chuộc bởi chế độ; trong số đó, có cả một vài khuôn mặt nổi tiếng đã từng can đảm lên tiếng chỉ trích nhà nước, Hannah Beech và Austin Ramzy, ký giả của tờ Time Magazine ở Bắc Kinh, giải thích.
Theo Liu, sự xuất hiện của “chủ nghĩa hoan lạc ở đám tinh anh TQ” thì trước hết, là “kết quả của sự hạ mình, thần phục trước sự khủng bố được hiến pháp hóa”.
Những bài viết đưa ra một nghiên cứu sáng suốt cái khế ước xã hội mới, được Đặng Tiểu Bình vẽ ra, sau chuyến đi thực tế về phía Nam, để tái phát động cuộc phát triển kinh tế vào năm 1992. Trong khi chỉ trích hết lời đám tinh thèm hoan lạc, Liu biểu dương những "công dân bình thường". Ông nhấn mạnh sự kiện, quyền công dân và sự do của họ được bảo đảm bởi hiến pháp và luật pháp TQ, và vào lúc này, phải áp dụng. Trong Thư Ngỏ gửi Uỷ ban Nobel đề nghị trao giải cho Liu, Xu Youyu, một nhà ly khai nhắc tới điều này.
Sự lạc quan và niềm tin của Liu làm ký giả Mỹ Scott Simon thực sự xúc động. Trên phương tiện truyền thông là đài phát thanh NPR, ở Mỹ,  ông đưa ra nhận xét, những “từ ngữ của Liu” thì là của một người mẫn cảm, như của tất cả chúng ta, nhưng không phải để cùng hướng về một tình yêu phổ cập, mà là để được yêu thương đơn độc, như nhà thơ W.H. Auden phán.
Tuy nhiên, “chính là do những từ ngữ như vậy, mà ông đi tù”,  theo Jonathan Mirsky, trên tờ NYRB.


Meike Fries – Kẻ thù của nhà nước

Tháng 6 1, 2012

Phạm Thị Hoài dịch

Ảnh: Hồ Phạm Huy Đôn

Họ ngồi lặng lẽ trong một quán cà phê giữa Sài Gòn ồn ào. Họ chờ tin về một người bạn, Bùi Chát. Anh lại vừa bị bắt. Đại sứ quán Thụy Điển đã mời anh ra Hà Nội dự một buổi lễ. Đó chỉ là một chuyến bay nội địa, nhưng Bùi Chát không đến được Hà Nội. Công an bắt anh ngay tại sân bay TP Hồ Chí Minh[i]. Anh bị giữ từ lúc đó. Đây là lần thứ hai anh bị bắt, trong vòng vài tháng[ii].

“Bây giờ là tròn 24 tiếng Bùi Chát bị giữ”, Lý Đợi nói vào không gian im lìm. Ngoài họ không có khách nào trong quán. Nhạc không mở. Với hàng ria mép và áo thể thao tân cổ, Lý Đợi, 33 tuổi, bạn chí cốt của Bùi Chát, 32 tuổi, trông không khác những thanh niên ở Berlin-Mitte[iii]. Hai người sống chung nhà tại TP Hồ Chí Minh, thành phố lớn nhất và là trung tâm kinh tế Việt Nam. Họ viết thơ về tình yêu, tình bạn và về tự do, ước mơ của họ. Những bài thơ khi tục, khi thô, khi đau đớn và buồn da diết. Ở Việt Nam, họ thuộc giới tiên phong của một thế hệ trẻ không muốn dính dáng gì đến nền văn học cộng sản với những phấn khởi chào mừng vô tận.

Tôi trò chuyện với những người cộng sản

Những người anh em

Những người muốn chăn dắt chúng tôi

Luôn biến chúng tôi thành đồ hộp

Hy vọng chúng tôi đời đời biết ơn[iv]

Chế độ cộng sản thống trị tại Việt Nam kiểm soát chặt chẽ mọi phương tiện truyền thông. Các mạng xã hội như Facebook và Twitter đều bị chặn. Chỉ Trung Quốc mới vượt qua Việt Nam trong kỉ lục tống blogger vào tù mà không cần một phiên tòa tử tế. Không hiếm khi họ bị giam giữ nhiều năm ròng, tuyệt đối không được liên lạc với thế giới bên ngoài. Thậm chí ở nơi công cộng, tụ tập từ bốn người trở lên mà không xin phép cũng bị cấm. Trong con mắt của chính quyền, hai chàng trai làm thơ này là một cái gì nguy hiểm cho trật tự chính trị. Nhà nước theo dõi và đe dọa họ, các tác phẩm của Lý Đợi và Bùi Chát không được bày trong các cửa hàng sách. Đối với Bùi Chát, tên thật là Bùi Quang Viễn, chính quyền tỏ ra đặc biệt lưu ý. Mười năm trước, anh sáng lập nhóm Mở Miệng và Nhà Xuất bản Giấy Vụn. Cho đến nay, NXB Giấy Vụn đã phát hành khoảng 40 đầu sách, trong đó có những tác phẩm như Trại  súc vật của George Orwell mà ở Việt Nam bị cấm và 5 tác phẩm của Bùi Chát. Sách được làm từ những bản photocopy thông thường và sau đó phân phát tại những buổi đọc văn tự phát, thông tin qua tờ rơi hay tin nhắn bằng điện thoại di động.

Chúng ta có mặt nơi đây không phải để khóc

Không phải để cân nhắc

Im lặng

Rồi quay đầu

Trong ánh sáng đục ở quán cà phê, bạn bè Bùi Chát kể cho tôi nghe về cuộc sống của họ, các văn nghệ sĩ, tại một đất nước không có tự do tư tưởng. Người trẻ nhất mới ngoài hai mươi, sinh viên báo chí; người nhiều tuổi nhất đã trên bảy mươi, là một tác giả từng sống nhiều năm tại Canada. Họ đều ủng hộ nhóm Mở Miệng. Họ bảo, tất cả đều vô ích: học báo chí cũng vô ích, viết thơ cũng vô ích, dịch sách cấm cũng vô ích. Nhưng biết đâu. Biết đâu một ngày nào đó chế độ này tận số, như ở nhiều nước khác.

Ở nước ngoài, hoạt động của Bùi Chát cũng đã có tiếng vang. Vì sự can đảm đương đầu với chính sách kiểm duyệt của nhà nước, Trung tâm Văn bút Thụy Điển đã chọn anh làm thành viên danh dự. Năm ngoái, anh được Hiệp hội Xuất bản Quốc tế IPA trao Giải thưởng Tự do Xuất bản. Lễ trao giải diễn ra tại Hội chợ sách Buenos Aires. IPA đã giữ kín thông tin này, trước khi anh rời khỏi Việt Nam. Nhưng khi về nước, anh bị công an bắt và tạm giam 48 tiếng đồng hồ. Các tập thơ anh mang theo, giải thưởng và bằng chứng nhận đều bị tịch thu. Như thể bằng cách đó thì coi như xóa được sự vinh danh ấy.

Lý Đợi bật dậy khi điện thoại di động của anh reo và cầm máy chạy ra ngoài. Ngay sau đó anh quay vào, như trút được gánh nặng: “Bùi Chát được thả rồi!”

Hôm sau, Bùi Chát đợi tôi trong căn phòng khuất ở một quán cà phê nhỏ ở khu phố Tây ba lô Phạm Ngũ Lão, từ ngoài nhìn vào không thấy. Quần bò, áo phông, trông anh cũng như mọi người ở khu Phạm Ngũ Lão này. Anh chỉ nói được một chút tiếng Anh, nên có hai người bạn đến phiên dịch giúp. Tuy còn mệt vì vụ bắt giữ hôm qua, Bùi Chát rất nhã nhặn, gần như rụt rè. Anh cân nhắc trước khi nói, và rất lựa lời.

“Họ nhắc đi nhắc lại các biên bản từ những cuộc thẩm vấn trước đây và lặp lại toàn các câu hỏi giống nhau”, Bùi Chát kể. “Ai đứng đằng sau các anh, ai tài trợ? Mở Miệng có quan hệ với những nước nào? Có liên lạc với những văn nghệ sĩ, trí thức, luật sư nào?” Rồi họ cho anh xem những văn bản luật pháp và bảo rằng in sách không có giấy phép của nhà nước là bị nghiêm cấm. Bùi Chát cho biết, anh đã quen với những vụ “làm việc” như vậy với công an ở TP Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, nỗi sợ vẫn thường xuyên rình rập.

Cách đó không lâu, anh về thăm gia đình, cách Sài Gòn 40 cây số. Hai giờ đêm, cha mẹ gọi anh dậy, thì thào: Có mấy người sục vào nhà. Bùi Chát lẻn cửa sau qua nhà hàng xóm, trốn ở đó đến sáng hôm sau. Cha mẹ anh bị thẩm vấn suốt đêm. Hai ông bà chối là con trai không về thăm nhà. “Cả nhà rất sợ. Công an ở địa phương ác lắm”, Bùi Chát kể.

Những người anh em

Vẫn lừa lọc chúng tôi

Vẫn tước đoạt ánh sáng, giọng nói của chúng tôi

Vẫn dọa dẫm chúng tôi

Bằng súng và thực phẩm

Ở Việt Nam, kẻ thù của nhà nước là các nhà văn nhà thơ trẻ tuổi viết thật tư tưởng của mình. Việc có những tác giả vượt qua hàng rào kiểm duyệt của nhà nước bằng cách tự in sách khiến chính quyền lo ngại. “Họ cũng không muốn tôi được thế giới biết đến nhiều hơn”, Bùi Chát nói, “vì họ sợ những người Việt Nam khác sẽ làm theo tôi và phát biểu thật quan điểm của mình. Chế độ sợ một phong trào.”

Bùi Chát đang học luật, anh hi vọng kiến thức luật pháp có thể sẽ giúp anh tự vệ trước các cơ quan quyền lực. Anh hi vọng Việt Nam sẽ thay đổi, ý thức về pháp luật và công bằng xã hội sẽ hình thành. Hiện giờ thì điều đó còn rất mỏng manh. “Tôi muốn những người cầm quyền hành xử hợp pháp và tôn trọng luật pháp. Họ không được quyền tùy tiện làm theo ý họ. Nhưng muốn được như thế thì người dân phải biết rõ quyền của mình.”

Nhưng học luật để làm gì, khi nhà nước kiểm soát tất cả? “Ở đây cũng vẫn có tự do”, Bùi Chát nói, “vấn đề chỉ là phải biết giành lấy nó. Phải đi tìm những nguồn độc lập. Internet là một phương tiện đặc biệt quan trọng.” Vì chính quyền không cho họ một lựa chọn nào khác. “Ngay ở trường đại học cũng vậy, cả ngày sinh viên bị nhồi nhét toàn thông tin sai sự thật và lừa mị. Chẳng qua chỉ để duy trì chế độ.”

Có lẽ Bùi Chát sẽ chẳng bao giờ được làm nghề luật sư, vì sinh viên đã tốt nghiệp khoa luật còn phải qua một khóa đào tạo của Bộ Tư pháp mới được cấp chứng chỉ hành nghề. Bùi Chát quen một số luật gia không hề được cấp chứng chỉ, dù đã tốt nghiệp xuất sắc và qua khóa đào tạo đó. Một số người trong đó thậm chí đang ngồi tù không án. Tuy nhiên, Bùi Chát vẫn hi vọng được hành nghề luật sư sau khi tốt nghiệp. Anh muốn lấy đó làm nghề nuôi hoạt động văn chương và xuất bản độc lập của mình. “Không phản kháng thì chẳng bao giờ có tự do”, anh nói và rời khỏi quán cà phê. Ra đường, đội mũ bảo hiểm, và lên xe phóng đi. Có thể chiếc mũ bảo hiểm ấy sẽ cứu mạng anh đêm nay.

Anh đến ăn mừng với bạn bè vì anh vừa được thả. Trên đường về nhà, có bốn người đàn ông đi xe máy bám theo anh. Anh dừng xe, hỏi vì sao. Không một lời đáp, họ đánh anh vào ngực, vào lưng và rất nhiều lần vào đầu. Vài ngày sau, Bùi Chát gửi email cho tôi, thông báo. Một trong số những người đó bảo: “Mày còn thò mặt đến con hẻm này thì chúng tao giết.”

Bùi Chát sống ở chính con hẻm đó.

Nguồn: Meike Fries: “Der Staatsfeind”, tạp chí Zeit Campus số 2 (tháng 3&4 2012) của tuần báo Zeit, trang 70-73

Bản tiếng Việt © 2012 pro&contra

Ảnh: Bùi Chát trong buổi đọc văn tại Literaturwerkstatt, Berlin tháng 11.2010 (Ảnh của Hồ Phạm Huy Đôn)

[i] Bùi Chát bị bắt giữ tối ngày 05.6.2011 tại sân bay Tân Sơn Nhất, khi anh chuẩn bị lên máy bay ra Hà Nội dự lễ kỉ niệm Quốc khánh Thụy Điển ngày 06.6.2011 theo lời mời của Tòa Đại sứ Thụy Điển tại Hà Nội. (Các chú thích trong bài đều của người dịch.)

[ii] Bùi Chát bị bắt giữ lần thứ nhất ngày 30.4.2011 tại sân bay Tân Sơn Nhất, khi anh vừa nhận Giải thưởng Tự do Xuất bản của Hiệp hội Xuất bản Quốc tế IPA ở Buenos Aires trở về.

[iii] Berlin Mitte: Quận ở trung tâm phía Đông Berlin, với nhiều văn nghệ sĩ, người nước ngoài, khách du lịch.

[iv] Các đoạn thơ dẫn trong bài đều trích từ tập Bài thơ một vần của Bùi Chát, NXB Giấy Vụn, 2009