Lý thuyết phê bình | Tác giả Việt | Tác giả ngoại | Tác giả & Tác phẩm | Tạp ghi | Text  Scan | Tin văn vắn | Thời sự văn học |
Thư tín | Phỏng vấn | Phỏng vấn dởm | Phỏng vấn ngắn
Giai thoại | Potin | Linh tinh | Thống kê | Viết ngắn | Tiểu thuyết | Lướt Tin Văn Cũ |  Kỷ niệm | Thời Sự Hình | Gọi Người Đã Chết
  Ghi chú trong ngày | Thơ Mỗi Ngày | Nhật Ký | Chân Dung | Jennifer Video 

*

Cali, No-2012
Bobin
Ghiền
TTT in Ký Ức Sơ Sài
Rain
Paris Review 60 năm
Sổ Đọc
Thảm họa dịch
Nostalgie de la boue
Ám ảnh phố phường
Câu hỏi hắc búa
Viết lại Truyện Kiều
Thơ vô ngôn
Hope in thin shell
Nhìn lại TLVD
Mit Crisis
Borges by Greene
NQT @ talawas
Tiểu thuyết là gì?
1968-Khe Sanh
Sarajevo Siege 1992
Paris tắm
Mit Critic
Ghiền
Cô Gái Chơi Cờ
Pamuk:
Cơn giận dữ của những kẻ bị trầm luân
Viết nhỏ by PTH
Anh Môn by The Economist
Cavafy by Vargas Llosa
Opium-Marx
20 năm VH Miền Nam
Granta Sex
The Good vs The Chtistian
Iceberg
Gatsby
Simic: What if
PCT triết gia
Season Elegy
Truyện ngắn bất khả
NHT by Nhật Tuấn
Steps
Lost_Intel
Chia tay
Youth
Fleeing by Cao Hành Kiện
Loneliness by CHK
To Young Poets by AZ
NHQ và HTXHCN
Bolano: Trong Ngoặc
Borges's Còm
Hà Nội Gió
Tạp Chí ST by CTC
Graham Greene Dangerous Edge
Đọc lại Agatha Christie
Message to 21th Century
Memory Trap
How to write a sentence
Bùi Ngọc Tuấn
Ôi chao giọng Huế
Lapham Kẻ Lạ
Inner Worlds
LMH case
Bịp
Lolita loathsome brillance
Kafka Poet
Once upon a sea
Images Life by Simic
Borges by Cioran
Centaur Question by P_Levi
Ars Erotica

















 


*

Nguyen Trong Khoi: Trông anh vẫn còn rất tốt. Thăm anh. [FB]
12.10.2013

Tks. NQT
Note: Hình SN năm ngoái, 2012.

*

Với Nguyễn Quốc Trụ - Café Hương Xưa 1972. NTK website
Vẫn còn tốt?
Tốt hơn nhiều, so với 1972!

Thơ Mỗi Ngày

Radmila Lazic [1949-


RADMILA LAZIC
[1949-]

Radmila Lazic is one of the best living Serbian poets. She is the author of six collections of poetry, for which she has received several literary prizes. She has published numerous essays on literature and is the editor of an anthology of women's poetry and another of anti-war letters, and the founder and editor of the journal Profemina. A Wake for the Living was published by Graywolf Press in 2003.


Sorry, My Lord

I'm penniless, my Lord.
Empty heart, empty pussy.
The pockets of my soul are turned inside out.
In my head something tinkles
As in a Red Cross box.
Slip something in my wallet, Lord.

I'm empty and broke.
My heart whistles like a teakettle.
Elsewhere, landscapes burst with beauty.
Here darkness presses on the eyelids.

I squandered everything, blew it away
As if there was no tomorrow.
Now it's Your turn to give me something.
Feed me, heal me
Before You write it down in Your book.
Give me a butt, a lousy nickel.
Give this sinner a cock.

Give me this day.

I neither sow nor reap,
Nor do I weave.
I obeyed Thee, Lord,
Now You take care of me.
I laze in bed past noon,
Loaf around all day with nothing to do.
Nights I spend in bars or over my manuscripts,
Keep vigil, bleed.
In the morning I step on the cold floor of my heart.
Your son, Your darling,
I sniff between his legs
The way a bitch sniffs her litter.
You said: Do unto others
As you would have done unto you.

But that man gave me a kick,
Shook me like sand out of a sandal.
I suspect other heels dance now
On his heart's stage
While mine lies hollow like a gutter
Beaten by lethal drops of rain.

Nothing comes easy to me anymore-
Narrow gate, narrow path.
Stop staring at me, Lord.
Gravity won't hold me up.
I 'm tipsy, I've lost my footing.
The street grows even more crooked.
My house is even more distant.
Give me Your hand, extend Your finger
Like a torch, not a whip.
Life wails like a mouth organ.
I've thoroughly lost my way.
I can't tell from the birds,
Plants, trees, cardinal points,
Sweetwater fish from the deep-sea kind,
The source from the mouth of a river,
The dreams over which I wade
From the street where I swing my hips.

Many times I fell in love forever.
My heart was a hot stove.
Now the jug is broken.
Let there be sex unstained by love
Is my slogan now.

Every other desire I shook off
Like raindrops from a coat.
Have mercy, Lord.
I sing of a drowned soul
Which I can't drag to the shore.
My hands hang like wild game.
Help me! Rescue me!
Give me-mouth-to-mouth!

I love strong drink, violent men,
And other such foolish things.
I confess to You, Lord,
Not a Single sin eluded me.
Like Your own body
My heart is a pincushion.

Sorry, Lord.
I'm neither Martha nor Magdalena.
I'm what You spat out, Your discharge.
Now weigh it all on Your scales.
Don't tip them, don't cheat on me.
Go and weigh them.
Blind my heart, take away my sight
To suffer and pay.
Lord, have mercy on me.



Xin lỗi, Chúa

Con chẳng có một xu, Chúa ơi
Tim rỗng tuếch
Bướm rỗng tuếch
Những túi linh hồn con, bên trong lộn ra, thành bên ngoài.
Trong đầu con có cái gì leng keng, leng keng
Như trong cái hộp Hồng Thập Tự
Xin Chúa tuồn một cái gì vào cái bóp của con

Con thì rỗng, và nói như tụi Mẽo, broke.
Tim con réo như cái bình nấu nước sôi pha trà Tầu
Đâu đâu, nơi nơi thì phong cảnh cũng nở tung ra bằng cái đẹp
Chỉ ở đây u ám đè lên mi con

Con phung phá đời con như cái em gì ở trong Lỗi Buồn Chiến Tranh
Như thể - mà như thể khỉ gì nữa - chẳng có ngày mai
Bây giờ tới phiên Chúa, Bụt, Phật cái con khỉ gì cũng được
Hãy ban cho con một điều gì đó
Hãy nuôi con, hãy làm lành con
Trước khi Người viết cái chó gì xuống Kinh Thánh, Kinh Phật của Người
Hãy cho con, 1 con chuột nhũi, 1 đồng xu teng
Hãy cho đứa con gái, người đàn bà tội lỗi này, một khẩu súng bự tổ trảng!


Đính chính:

Hai bài thơ, đăng trên art2all, dưới đây, bài Án Tử, "Death sentences", của Radmila Lazic, không phải của Ivan V. Lalic.
K. sửa giùm. Tks. NQT


http://www.art2all.net/tho/tho_nqt/thomoingay_lazic_deathsentences.html

Án Tử

Ta sinh ra quá trễ, và ta lại quá già
Ðể làm nàng Ophelia đầy mụn trứng cá của mi,
Tên hoàng tử thân thương Hamlet của ta ơi!

Ðể tóc ta như lúa mì
Trải dài trên mặt nước tối
Và làm bực mình những bông hoa kèn
Với cặp mắt trôi lềnh bềnh của ta

Ðể lướt như cá giữa đám cá
Chìm xuống đáy biển như cái vỏ
Của một con sò chết
Lặn lội trong cát kế bên những mảnh vỡ của chiếc thuyền tình
Ta, chiếc bình hai quai, bị quấn quýt giữa mớ rong biển

Ta thà để cho mi lột quần áo của ta ra
Và chúng rớt xuống chân ta như những chiếc lá dương
Và gió, vô lễ, chẳng thèm xin phép ta
Nghịch ngợm với chúng
Như thể chẳng có chi là quan trọng

Ta thà có bản án tử, này:
Thiên thu, vĩnh viễn
Vòng tay của mi vòng quanh cổ ta.


Love in July ( Ivan V. Lalíc)

Yêu trong Tháng Bẩy


Mở buổi chiều nay như lá thư
Chữ viết tay dính máu chim
Bị xâu xé bởi dung nham sáng ngời của buổi xế trưa

Mở buổi chiều nay như bông hồng
Bụi này, đồng này, và mồ hôi này trên da anh
Chòm sao này, thở

Mở chiều nay như tờ thư
Tôi giấu mình trong những hàng chữ viết tay của nó
Như cái bóng của những chiếc lá cây yên lặng trầm tư của một cây anh đào
Hay như buổi trưa trong máu của chúng ta.

Đêm tới, lớn dần lên cùng với mưa và anh đào
Và những viên kim cương chập chờn của cái mát lạnh bất thần
Mở chiều nay như lá thư

Ngày mấy, đọc không ra, thời gian không bắt đầu
Nhưng chữ ký thì thật rõ:
Tôi yêu

 


II

Mùi vị của trận bão ở trong cái cuống của bông hồng vô hình
Em loay hoay, xoay xoay, một cách lơ đãng, trong những ngón tay của em
Mùa hạ, vàng, và tối.

Nhưng không có gió, và mưa lấp lánh
Trên những từ của em, như lân tinh
Trên những vệt nước
Hạ, vàng, và tối.

Ánh sáng, đi lang thang, với tốc độ chậm hơn hồi nhớ
Sẽ chẳng để cho chúng ta tí nào, ở nơi chốn này

Ánh sáng đó, vẫn bị lấp vùi trong tuyết và hoa
Trong chuyến lữ của nó trong năm
Vị mưa trên môi em
Hạ vàng và tối



Sử gia lớn nhất (không được biết đến/không được thừa nhận) của Việt Nam (VHNA 13-7-15) -- Kim Định?!

http://www.vanhoanghean.com.vn/van-hoa-va-doi-song27/cuoc-song-quanh-ta46/su-gia-lon-nhat-khong-duoc-biet-den-khong-duoc-thua-nhan-cua-viet-nam

Kim Định là Thầy dậy Gấu, năm học chứng chỉ Dự Bị Triết, Đại Học Văn Khoa. Lấy xong cái chứng chỉ này, Gấu ghi tên học chứng chỉ Triết Tây, vẫn theo kiểu hàm thụ, vì lúc này đã cày hai job, một, chuyên viên Bưu Điện, một, UPI Radiophoto operator. Do không học cours của Thầy Nguyễn Văn Trung, nhưng bày đặt học cours Sorbonne, có bán tại Lê Phan, Thầy bèn đánh rớt, thế là bye bye Văn Khoa.


Triết gia Kim Định từ trần


Năm 1958, khi học Đệ Nhất, ban B [Toán] tại trường Chu Văn An, tôi được học với thầy Vũ Khắc Khoan, môn Sử. Một tuần một giờ. Cả thầy lẫn trò đều biết, sử là môn phụ, chỉ thoáng qua ở kỳ vấn đáp. Thầy họa hoằn ghé lớp. Và bởi vì lớp B8 của chúng tôi ở ngay cổng trường, có khi thầy chỉ đảo một vòng chiếc solex qua cửa lớp, nói vội một câu, hôm nay nghỉ, rồi tà tà theo cây vợt cầm sẵn trên tay. Những giờ học thật họa hoằn thì cũng không phải để học, để bàn, về sử, mà về kịch, hoặc về một câu mà thầy đang tâm đắc, thí dụ “Chúng ta đã xuống thuyền” [Pascal, hình như vậy].

Rồi thi đậu, ghi danh học Đại Học Khoa Học. Đói, bỏ ngang, thi vô trường Quốc Gia Bưu Điện vừa mới được thành lập. Ra trường. Làm công chức Bưu Điện. “Đành” ghi danh học Văn Khoa, theo kiểu hàm thụ, chứng chỉ Dự Bị Triết, với những ông thầy như Kim Định, Lê Tôn Nghiêm… Nhờ bạn bè lấy bài học [cours] giùm. Chẳng bao giờ tới lớp. Cho đến bây giờ tôi không hề biết mặt thầy Kim Định. Và như thế, sẽ chẳng bao giờ biết mặt thầy, có chăng chỉ là tình cờ, trên mặt sách báo. Những môn đệ như tôi, chắc là cũng nhiều. Cũng nhiều, là những độc giả của ông. Đủ mọi tầng lớp, tuổi tác. Còn cả, những hội đoàn chính trị nữa, coi Việt học như là một vũ khí văn hóa chống chủ nghĩa Cộng Sản.

Riêng với lớp học trò như chúng tôi, Thầy đúng là ý thức đạo đức của một thời,  “thời của chúng tôi”, những đứa trẻ hai mươi tuổi vào những năm 1960, 1970.
*
Claude-Lévi Strauss phân chia lịch sử ra những thời kỳ nóng, thời kỳ lạnh. Vào những thời kỳ lạnh, có khi kéo dài nhiều thế kỷ, nó chẳng đẻ ra được một ý thức, một tư tưởng, một ý thức hệ, một triết lý lớn lao nào.


“Thời của chúng tôi” nóng. Nóng lắm. Bên trời Tây, đó là lúc cơ cấu luận đang ở đỉnh cao, với rất nhiều triết gia, nhiều tác phẩm: Viết của Lacan, Chữ và Vật, của Michel Foucault, Phê Bình và Chân Lý của Roland Barthes, Lý thuyết Văn chương, của Todorov… cùng xuất hiện vào năm 1966. Năm sau 1967, là những cuốn tiếp theo của bộ Huyền Thoại Học của Claude-Lévi Strauss: Từ mật ong tới tàn thuốc, Nguồn gốc của những trò lẩm cẩm muỗng nĩa, dao kéo.. ở  bàn ăn [L’origine des manières de table],1968, Con người trần trụi, L’Homme nu, 1971.
Nhưng Ấu châu có ở trong đó ? Chính họ tự hỏi. Và tuổi trẻ của Tây trả lời, bằng biến cố Tháng Năm 1968: Hãy mạnh dạn đòi hỏi những điều không thể được, không thể đòi hỏi. Càng làm tình bao nhiêu, càng cách mạng bấy nhiêu.
Octavio Paz, Nobel văn chương, có lần đưa ra một nhận xét thật độc đáo, về biến cố Tháng Năm 1968: Văn minh Tây Phương độc đáo ở chỗ, đã biến dục tình thành một vũ khí chính trị.
Nhưng 1968 cũng là năm pháo đài bay B.52 vào trận tại cuộc chiến Việt Nam. Cùng với 276 ngàn binh sĩ Hoa Kỳ.
1965: Cuộc Đổ Bộ Normandie Á Châu, tại bãi biển Đà Nẵng.
1968: Cú Mậu Thân. Mồ Chôn Tập Thể Huế.

Cần phải xác định thời của chúng tôi, Chữ Thời, bằng những sự kiện như thế, mới nhận ra vóc dáng khổng lồ của những bậc thầy tư tưởng Đông Phương như Kim Định, khi họ cố tìm cho ra một giải pháp, và cùng với nó, một thực hành, thí dụ như Cú Tháng Năm 1968, như của nước Pháp, cho một “thời khốn khổ của chúng tôi”.

Và nếu đúng như Claude –Lévi Strauss khẳng định, tất cả văn hóa đều có thể coi như là một bộ của những hệ thống biểu tượng, thầy Lê Tôn Nghiêm, thầy Kim Định, cho thấy, chúng ta cũng có riêng những bộ hệ thống biểu tượng. Thầy Lê Tôn Nghiêm đã tìm thấy một “logos của phương Đông” trong khi đào bới những di chỉ của Khổng giáo. Thầy Kim Định, trong Việt Lý Tố Nguyên, Triết Lý Cái Đình.

Tất cả những ông thầy tư tưởng, Đông hay Tây, đều tìm một thứ đức hạnh mới. Với Lacan, là một “đức hạnh của ước muốn” [éthique du désir], với Foucault: “đức hạnh của sự giải phóng”, với Kinh Định, đó là một đạo hạnh trong sự cố gắng tìm kiếm và bảo tồn những di chỉ của một nền văn minh Việt Nam, mà những đệ tử của ông coi đây là h
àng rào cuối cùng chống lại chủ nghĩa cộng sản.
Thầy Kim Định, chúng con xin vĩnh biệt Thầy.

NQT


'Đừng đẩy nhà văn sang phía đối lập'
Blogger Phạm Viết Đào Gửi cho BBC từ Hà Nội.
http://www.bbc.com/vietnamese/forum/2015/07/150711_phamvietdao_hoinhavan

Đọc bài này, Gấu thấy buồn kười quá! Bởi là vì nhà văn, tự nó, phải chọn thế đối lập với nhà nước rồi. Solzhenitsyn chẳng đã phán, nhà văn là “nhà nước của nhà nước”, là thế. Ngay cả ở 1 nước dân chủ, nhà văn cũng không bao giờ của nhà nước được.
Đừng đẩy nhà văn vào thế đối lập, tếu thật!
Nhưng thôi, đám này quen viết dưới ánh sáng của Đảng rồi, kệ cha tụi nó!

****

CỰU TÙ B14 NGUYỄN VIỆT CHIẾN

Hoá ra nhà thơ Việt Chiến Nguyễn (Nguyễn Việt Chiến, cựu phóng viên báo Thanh Niên) vụ PMU 18 cũng ở trại B14. Lại đúng phòng B12. Phòng B12 là nơi giam tôi những tháng cuối ở B14, trước khi dẫn giải vào trại Hoà Sơn, Đà Nẵng. Trên hai vách tường phòng này tôi đã đục khắc hai câu “Chỉ có thể cưỡng bức được hành vi, chứ không cưỡng bức nổi tư tưởng” và “Có loại tù làm người ta nhục nhã, nhưng có loại tù chỉ khiến họ vinh quang”.

THĂM LẠI B14
Nguyen...

See More
— with Việt Chiến Nguyễn.

Note: Sao không đục khắc vào... trái tim, hay, “cây gậy làm mưa”, thí dụ?
Cái trò hề đi đến đâu đục đục khắc khắc này, sao giống trò cào l…  ăn vạ quá. (1)


Simic đã từng viết về nó, khi phải nhìn lại quê hương của ông, là xứ Serbia.

NQT


(1)
Watching Yugoslavia dismember itself, for instance, is like watching a man mutilate himself in public. He has already managed to make himself legless, armless, and blind, and now in his frenzy he's struggling to tear his heart out with his teeth. Between bites he shouts to us that he is a martyr for a holy cause, but we know that he is mad, that he is monstrously stupid.


Nhìn xứ Mít đục đục khắc chính nó, tự huỷ hoại chính nó, thí dụ, thì giống như nhìn một thằng đàn ông, như tay Vẹt Chén này, tự thiến hắn ta trước công chúng, bàn dân thiên hạ. Hắn đã chặt thiến chân, tay, chọc mù mắt, bây giờ hắn đang cố móc trái tim của hắn ra bằng răng của hắn. Trong khi cắn cắn, đục đục, khắc khắc như thế, hắn la lớn tao đang làm 1 tên tử đạo vì xứ Mít VC của tao. Đây là nghĩa lớn, nghĩa thánh của dân tộc tao, nhưng chúng ta biết rõ, thằng khốn này khùng, và ngu suẩn, cực kỳ ngu suẩn.

ELEGY IN A SPIDER'S WEB

In a letter to Hannah Arendt, Karl Jaspers describes how the philosopher Spinoza used to amuse himself by placing flies in a spider's web, then adding two spiders so he could watch them fight over the flies. "Very strange and difficult to interpret," concludes Jasper. As it turns out, this was the only time the otherwise somber philosopher was known to laugh.

A friend from Yugoslavia called me about a year ago and said, "Charlie, why don't you come home and hate with your own people?"
    I knew he was pulling my leg, but I was shocked nevertheless. I told him that I was never very good at hating, that I've managed to loathe a few individuals here and there, but had never managed to progress to hating whole peoples.
    "In that case," he replied, "you're missing out on the greatest happiness one can have in life."

I’m surprised that there is no History of Stupidity. I envision a work of many volumes, encyclopedic, cumulative, with an index listing millions of names. I only have to think about history for a moment or two before I realize the absolute necessity of such a book. I do not underestimate the influence of religion, nationalism, economics, personal ambition, and even chance on events, but the historian who does not admit that men are also fools has not really understood his subject.

    Watching Yugoslavia dismember itself, for instance, is like watching a man mutilate himself in public. He has already managed to make himself legless, armless, and blind, and now in his frenzy he's struggling to tear his heart out with his teeth. Between bites he shouts to us that he is a martyr for a holy cause, but we know that he is mad, that he is monstrously stupid.

Bi khúc trong mạng nhện

Trong 1 lá thư viết cho Hannah Arendt, Karl Jaspers kể, về triết gia Spinoza, giải khuây bằng cách bắt mấy con ruồi bỏ vô một cái mạng nhện, và sau đó, bỏ thêm vô hai con nhện, và theo dõi hai đấng nhện quần thảo lẫn nhau, tranh giành mồi.
“Thật khó giải thích, diễn nghĩa”, to interpret, Jaspers kết luận.
Hoá ra là, đó là những khoảnh khắc độc nhất, mà người đời được biết, triết gia nổi tiếng là u sầu này, bật cười.

Một tên bạn của tôi, từ Yugoslavia [Nam Tư ngày nào], một năm trước đây, gọi điện cho tôi, và nói, “Charlie, tại sao mi không về nhà, mà thù hận với đồng bào của chính mi?
Hắn chọc quê tôi. Tuy biết, nhưng tôi vẫn quê. Tôi bèn trả lời, cái chuyện thù hận, thù ghét, tớ không quen, rằng, lâu lâu ghét thằng này, ưa thằng kia, giữa lũ lưu vong hải ngoại, OK, nhưng làm sao mà thù hận trọn dân tộc của tớ cho được.

"Vậy là mi đánh mất cái hạnh phúc lớn lao nhất mà 1 con người có được ở trên cõi đời này rồi!”

Tôi ngạc nhiên, tại sao không có Lịch Sử của sự Ngu Đần, và bèn mơ tưởng một tác phẩm, rất nhiều tập, một bách khoa toàn thư, tích luỹ, thu thập…  với 1 index gồm rất nhiều tên. Cứ mỗi lần nghĩ đến lịch sử, chừng một, hai phút là tôi thèm viết nó, và bèn nhận ra cái sự cần thiết của cuốn sách như thế. Tôi không coi thường, đánh giá thấp, ảnh hưởng của tôn giáo, chủ nghĩa quốc gia, kinh tế học, tham vọng cá nhân, và ngay cả cái gọi là cơ may trong những sự kiện, nhưng một sử gia mà không thừa nhận rằng, con người là lũ khùng, thì người đó chưa thấu đáo về cái đề tài của mình. 


Sách Báo

*

The forty-five typewritten pages of Franz Kafka's "Letter to his Father" are, as Carolin Duttlinger says, "the closest we have to Kafka's memoirs". Now, with the publication of Kafka: Die friihen Jahre (The early years), Reiner Stach's three-volume, 2,000- page work on the not quite forty-one years of Kafka's life is complete. "Counteracting perceptions of Kafka as somewhat removed from the major events of his time", Stach shows "how Kafka's life story is closely entwined with ... the fabric of modernity"; the trilogy is "a true landmark of biographical scholarship".

*

Tờ Guardian có bài, triết gia Tẩy, đâu hết rồi, thật là tuyệt. Bèn đi liền.
Tờ TLS thì có bài Young Kafka, Carolin Duttlinger đọc bộ sách khổng lồ, tiểu sử Kafka của Reiner Stach, gồm ba cuốn, 2 ngàn trang, mà Tin Văn đang lèm bèm về nó. Bạn nào mê Kafka bắt buộc phải có!

Đọc bài trên tờ Guardian, rồi đọc bài tưởng niệm Thầy Kim Định, mới cảm khái làm sao: Thời của Gấu Cà Chớn nóng thật.

* *

*

Intel Life

&
Chìa khoá vàng: Chỉ ra luận lý, trong khùng điên, ba trợn, và ngược lại


LANDSCAPES OF THE MIND

Robert Macfarlane on Nabokov’s “Lolita”

LOLITA'S LOATHSOME BRILLIANCE



Note: Bài viết thần sầu trên, trên tờ Intel, về Lo, Gấu chôm về Tin Văn, tính dịch hầu quí độc giả. Thú vị hơn nữa, trên số báo Intel, số mới nhất, có 1 độc giả, gửi thư cho toàn soạn, v/v bài viết, và về điều mà vì độc giả gọi là “Over-exposure”: Như bác sĩ, cớm, hầu hết những tên chủ khách sạn, học rất nhanh, những hình thái của cái ác của con người. Gấu post cái thư sau đây, rồi lèm bèm tiếp.

Overexposure
Re: A loathsome brilliance (Landscapes of the Mind, March/April)

Of the real nature of the relationship between Lolita and Humbert, Robert Macfarlane ponders, "Why do the motel owners not see what is going on'?" But no doubt they do. It is a product of exposure. Like doctors and police officers, most motel owners, I suspect, do learn - and learn fast - the forms of human evil. This is a fact clearly not known to Humbert, who arrogantly prides himself on his canniness. Yet Nabokov must have known it. Having fled Berlin in 1937 and Paris in 1940, he was no doubt well aware of the frequency with which good persons choose to look the other way, and of the black consequences of doing so. It is something that, since late October of last year, we have been thinking a good deal of here in Toronto, given the scandal of Jian Ghomeshi.

BOYD HOLMES, TORONTO

Landscapes of the Mind: Nabokov’s “Lolita” unfolds in motel America. Robert Macfarlane travels along the road to despair

Phong cảnh của tâm hồn: “Lolita” trải lòng ra, qua những phòng ngủ ở thiên đàng

Humbert Humbert, nhân vật nổi tiếng số 1 sờ soạng con nít của văn chương, coi đó là “joy-ride”, cuộc đi chơi của niềm vui. Ròng rã 1 năm trời, thằng chả chạy xe trên những những con lộ hẻo lánh, hạng nhì ở miền quê nước Mẽo, với Lolita, lúc đó 12, như là một bạn đường bị ép buộc, và cũng là nạn nhân thường lệ của hắn. Cả hai trải qua, phủ lên, choàng lên…  [“cover”, từ này, tưởng dễ mà thật khó dịch!] hàng ngàn dặm đường trong chiếc sedan, lượn lờ trên những con đường nhựa hào “nhoáng”, từ New England tới Rockies, qua những cánh đồng bắp Midwestern. Cả hai trở thành những chuyên viên bậc thầy,  connoisseurs, về…  nếm ngửi, thở hít, ăn ngủ sờ soạng, của “motel”, phòng ngủ bên đường, của Mẽo – luôn luôn ghi vô sổ đăng ký khách sạn như là bố và con gái, và không bao giờ ở quá lâu, chỉ vài đêm, phán chục phát, cỡ đó, là tếch.

Đây có lẽ là 1 bài viết lạ thường nhất về cuốn tiểu thuyết, viết về 1 anh già mê 1 đứa con nít: Cái sáng ngời ghê tởm. A loathsome brilliance. Cuốn tiểu thuyết mở ra cánh cửa địa ngục, là cánh cửa 1 căn phòng ngủ của 1 nhà ngủ bên lộ, a motel: “Lolita” unfolds in motel America.
Hay, như chính Nabokov gọi, một căn phòng ngủ trọ như thế đó, 1 "phòng giam của thiên đàng", a "prison cell of paradise".

Quái làm sao, bài viết làm Gấu nhớ thời gian làm 1 tên chuyên viên kỹ thuật, và những chuyến đi về 1 thành phố địa phương, để sửa máy, và phải ngủ khách sạn.
Nhớ nhất, là lần về Long Xuyên, như…  Humbert Humbert, được thưởng thức mùi vị của một cô Miên lai, da ngăm đen. Cô này, thực sự không làm nghề này, cô làm nghề giữ con nít cho 1 gia đình cũng ở gần khách sạn.
Gấu mê cô quá, hồi đó chưa lấy vợ, cứ lần lữa kéo dài chuyến đi tới cả tháng, sau này viết l
ại, trong

Ba Xuyên, lần viếng thăm hồi bắt đầu đi làm, những năm tập sự của cuộc đời gã chuyên viên kỹ thuật, ngày hai buổi, tại Ty Trung Ương, Cơ Xuởng Vô Tuyến Điện, số 11 đường Phan Đình Phùng, Sài Gòn; chuyên lo việc sửa chữa, tu bổ máy móc, đồ dùng kỹ thuật từ các nơi gửi về; lâu lâu, do nhu cầu công vụ, được biệt phái tới những đài địa phương, để giúp đỡ người trưởng đài, thường chỉ là những hiệu thính viên, biết sử dụng máy móc, nhưng không biết, và cũng không có phận sự sửa chữa khi trục trặc, cần làm gấp tại chỗ, đại loại như máy nhận bỗng yếu, rè, nhiều tạp âm, khi nghe được, khi không; máy phát đột nhiên ngưng, không chịu phát tín hiệu, không biết vì lý do gì, hoặc bị cháy, nổ, cần gấp một máy khác thay thế cùng chuyên viên lắp đặt... Tất cả những công việc như thế thường chỉ mất một hai ngày làm, do đó thời gian trù tính cho mỗi chuyến đi thường trên dưới mười ngày, nhiều lắm nửa tháng. Trừ những ngày mới tới, bắt tay ngay vô việc, cặm cụi lo tìm kiếm, sửa chữa, những ngày còn lại, là để viếng thăm, làm quen thành phố.

Một thành phố không có gì đáng nhớ (khi cố gắng muốn nhớ lại), có một người trưởng đài người loắt choắt nhưng tính tình thật niềm nở, đã lập gia đình, sau bữa ăn, hoặc khi rảnh rỗi, người chồng (người trưởng đài) ưa kể cho khách nghe, về quãng đời đã qua của mình (thời còn trẻ, những năm tháng giang hồ, những năm phục vụ trong quân đội Pháp, lý do giải ngũ, trường hợp lập gia đình...), hỏi khách tốt nghiệp đã lâu chưa, hồi còn ở Bắc quê vùng nào, khi đã tới giờ ngồi vào bàn làm việc, thường là với đài chính (Sài Gòn), hoặc khi đã hết câu chuyện để kể, hay để nói, như sực nhớ tới hiện tại, ông khuyên khách đừng đi quá xa vượt phạm vi châu thành, cười cười, khi người vợ ít nói cùng mấy đứa nhỏ đã lui vào nhà trong, nói, ở đây chỉ có những cô Mai Liên, khách phải nghĩ một hồi lâu mới hiểu chủ nhà định nói tới những cô gái nước da ngăm đen ở vùng này

Hết hai năm tập sự, đổi qua làm việc tại một đài chuyên duy trì những đường dây liên lạc quốc tế, về viễn ký, viễn ảnh, điện thoại đường dài [điện thoại viễn liên], giữa Sài Gòn và một số thủ đô trên thế giới, không còn dịp ra khỏi thành phố, quên dần những chuyến đi, những cuộc phiêu lưu vặt, lâu lâu mơ hồ nhơ nhớ về một thành phố một hai lần ghé qua, một vài ngày ở lại, những chi tiết vụn vặt không liên quan, không ăn nhập vào đâu cả, nhưng không thể rũ bỏ, (hình như) kiến trúc phảng phất nhau, khu trung tâm gồm Toà Hành Chánh, một chợ nhỏ vây quanh bởi một vài khách sạn chệt, một vài quán nước, tiệm cà phê, hủ tíu, quán bi da, banh bàn; những sáng thứ hai toàn thành phố phải đứng nghiêm chào cờ theo lệnh một chiếc loa công cộng [thời còn ông Diệm], (thành phố lúc đó có một bộ mặt trang nghiêm thật tức cười, những thực khách đang dùng điểm tâm vội vã đứng dậy, miệng còn mẩu bánh chưa kịp nuốt, dáng lúng túng của mấy bà già nghễnh ngãng chưa kịp hiểu chuyện gì đang xẩy ra), tiếng hát vọng cổ khoảng chập tối, hay trong khi chập chờn ngủ, được chiếc tây ban cầm họa theo, từ đám thanh niên tụ tập trong quán cà phê phía trước khách sạn, theo gió lọt vào căn phòng, nghe như tiếng thở than, hoặc tình tự, của linh hồn tỉnh nhỏ, thay cho lời từ biệt chẳng hề nói của cô gái lúc nãy, vội vàng rời căn phòng, chân đi đất không gây một tiếng động, như khi lén lút tới, phả hơi nóng thành phố vào tận sâu trong cơ thể người khách lạ còn trẻ tuổi, rồi sau đó lén lút rời căn phòng, thay vào đó, là một con mèo đen, không biết tới nằm trên thành cửa sổ từ lúc nào, mắt xanh biếc trong bóng tối, tiếng nước nhỏ giọt từ buồng tắm phòng kế bên, một người khách lơ đễnh không vặn chặt vòi nước, tiếng còi những chiếc xe hàng đánh thức giấc ngủ khoảng ban mai, đánh thức luôn mùi ẩm mốc hình như toát ra từ những bức tường loang lổ, từ chiếc nệm giường mục nát, vẻ tiều tụy của căn phòng thường làm dậy một nỗi trắc ẩn vô duyên cớ, một cảm giác bực bội, buồn bã không đâu...

Trở lại Ba Xuyên khi được tin đứa em trai chết.
Tử trận.

*

THE BIG QUESTION
http://moreintelligentlife.com/content/ideas/whats-best-sense

[Không làm sao làm link được! Hình trên net. Hình báo giấy, dưới đây, tuyệt hơn nhiều]

What’s the best sense? Stephen Schiff says it is touch, Julian Barnes a sense of self, Julie Myerson a sense of colour, Adam Foulds hearing, Richard Eyre common sense, Ann Wroe the sixth sense and Andrew Solomon a sense of humour

Intel, số mới, câu hỏi lớn, cảm quan, mùi gì, bảnh nhất, what’s the best sense? Tin Văn sẽ giới thiệu, bài của Julian Barnes: Mùi của [“của” nhe!]… mình, a sense of self.


*

&

Chess

"When a chess player looks at the board," Arthur Koestler wrote while covering the world-championship match between Fischer and Boris Spassky in I972, "he does not see a static mosaic, a 'still-life', but a magnetic field of forces, charged with energy."



Ngô Khánh Lãng & Vũ Bạch Tuyến & Nguyễn Hải Hà
Ba ông bạn học thân thật thân, của GCC. Tuyến. tay đứng giữa, quen, khi học trường Thành Công, ở Hòa Hưng, thời gian ở Chợ Vườn Chuối, những ngày mới vô Nam. Anh có cái xe đạp, ngày nào cũng tới chở Gấu đi học, suốt cả niên học. Trước đó, Gấu học trường Văn Hoá, của Thầy Nguyễn Khắc Kham, một căn hộ, trong 1 con hẻm ở Ngã Sáu, Sài Gòn. Bà chị họ, chị Giậu, vợ ông Nguyễn Hoạt, tức Hiếu Chân, có cái sạp bún chả ở Chợ Vườn Chuối. Sáng sáng, Gấu xách một thùng nước ra chợ, cho chị Hoạt rửa chén, rồi băng qua mấy con hẻm, trong có con hẻm nhà Huỳnh Phan Anh, nhưng khi đó chưa quen, tới trường.
Khi Chu Tử mở trường Thành Công, ông anh bèn đi 1 cái thư, làm ơn cho thằng em họ học, đừng lấy học phí nhé!
Thế là Gấu bèn từ biệt đám Ngô Khánh Lãng.
Cuối năm thi Trung Học, tất cả đậu, trừ Gấu. Phải đến kỳ thi thứ hai [sau ba tháng hè], thì Gấu mới đậu, và nghe lời NKL, bỏ Đệ Tam lên Đệ Nhị, học trường Hồng Lạc, của Thầy Đoàn Viết Lưu, ở đường Sương Nguyệt Ánh [Anh mới đúng], ở kế bên vườn Bờ Rô. Thời gian này, vẫn ở cùng ông anh bà chị. Ông HC kiếm cho thằng em, chân bồi bàn ở tiệm chả cá Thăng Long. Thế là vừa làm bồi bàn, buổi tối, vừa đi học.
Một bữa gặp Thầy dẫn vợ đi ăn chả cá. Thầy trò gặp nhau, ông Thầy bèn không lấy học phí nữa, cho học free!
Chỉ đến khi đậu cái bằng Tú Tài I, bà cô, Cô Hoàn, bèn viết thư cho bà chị của cô, tức Cô Dung, me Tây, người nuôi Gấu ở Hà Nội, khi đó ở bên Tây, báo tin; bà mừng quá, viết thư về, ra lệnh, học tiếp, tao lo hết!
Hà, hà!





Năm đó học Đệ Nhị. Chung với Nguyễn Hải Hà, Ngô Khánh Lãng... Cùng một đám vừa thi đậu Trung Học Đệ Nhất Cấp, học ba tháng hè chương trình lớp Đệ Tam, rồi vào niên học nhẩy lên Đệ Nhất với thầy Đoàn Viết Lưu, khi thầy vừa mở trường Hồng Lạc ở đường Sương Nguyệt Anh. Việt văn, thầy Vũ Hoàng Chương. Pháp văn, thầy Roch Cường, và cuốn đắc ý nhất của thầy, Le Petit Chose, của A. Daudet. Hà và tôi cùng có chung đam mê Toán. Có điều tôi không biết là bạn mình còn mê văn chương, và sau này khi đi cải tạo về, chỉ còn một đam mê, vẫn từ thuở còn đi học, nghe đâu, nhờ nó mà anh vượt qua được những ngày tháng khó khăn sau đó: sưu tập tem.
Một bữa anh đưa tôi tờ báo Sáng Tạo, hình như bộ cũ, lâu quá tôi không còn nhớ rõ. Và đột nhiên tờ báo làm sống lại nỗi đam mê thầm kín từ ngày còn nhỏ, bấy lâu bị nỗi đam mê Toán nhận chìm.
Trong đám bạn học chung, có lẽ tôi là đứa cực nhất. Ngày đi học, tối làm bồi bàn tại tiệm chả cá Thăng Long, chỗ quen biết, "gởi gấm" của ông anh, Nguyễn Hoạt.
"Chả là" ông anh quen, và còn là "đồng chí" của Như Phong. Tiệm chả cá Thăng Long lại là chỗ bà con của "Cô Thần" (bút hiệu của Như Phong khi viết mục Tin Miền Bắc, trên nhật báo Tự Do, những ngày đầu di cư), tức gia đình Thạch Lam.
Một lần, tôi đang lúi húi đổ xoong mỡ sôi lên dĩa chả cá, đang "say mê" nghe tiếng mỡ reo "xèo xèo", bỗng ông khách vỗ vai tôi, nói: "Hừ...". Hoảng quá, tôi ngẩng lên nhìn, thì ra là thầy Đoàn Viết Lưu, cùng đi với bà xã. Từ đó, thầy không lấy học phí của tôi nữa. Đó là kỷ niệm êm đềm nhất mà tôi còn giữ được, của một thuở bồi bàn.
Rồi thi đậu Tú Tài phần một. Khi đó trường tư chưa có Đệ Nhất. Tôi được vào Chu Văn An, hiệu trưởng là thầy Trần Văn Việt, khi nhà trường còn nằm nhờ phía sau trường Pétrus Ký. Học chung với đám dân trường tư, trong có Chất, em anh T. Qua Chất, tôi có thêm một số bạn, Cẩn, Quốc, Sủng, Luận, Tín. Đúng 7 đứa. Nhà bà cụ Chất là nơi chúng tôi thường tụ họp. Ngay từ những ngày đầu tới chơi, thấy anh T. ngồi co cả hai chân lên ghế, trước một cái bàn nhỏ ở góc nhà, tôi đã tưởng tượng, phải nói là đã mơ ước, tương lai của mình sau này rồi sẽ y hệt như vậy.


Đám NKL, do đậu khóa đầu, học Đệ Tam trong ba tháng hè, vào niên học nhảy lên Đệ Nhị. Gấu cũng theo luôn, bèn tự học Đệ Tam. Thời gian học Đệ Nhất, bà cô không còn gửi tiền nữa, nhưng lại được Bà Trẻ kêu về nuôi ăn học. Lúc này ở hẻm Đội Có, Phú Nhuận. Quen bạn Uyển, ở trong xóm. Hình như là qua Uyển, quen ông anh BHD. Ông này, nghe tiếng Gấu giỏi toán, bèn đưa 1 bài toán hắc búa, chương trình Đệ Tam, nhờ giải giùm. Gấu cởi trần đánh vật với bài toán, giải ra được, đem đến nhà, không gặp ông anh, mà gặp cô em.
Ui chao, giả như không giỏi Toán, làm sao gặp được BHD?


Gấu, Bắc Kỳ 54. Rời Hà Nội khi vừa mới biết yêu cái cột đèn, cái ngã tư, tiếng còi mười giờ chạy trên thành phố... Vào Nam, Gấu nhớ tiếng còi, nhớ cái tháp rùa đến ngơ ngẩn mụ cả người, bèn tự nhủ thầm, phải kiếm cho được một cô bé Hà Nội...
Cô là em của một người bạn học. Ông anh vợ hụt học dưới Gấu một lớp. Quen qua một người bạn, tên Uyển, hồi ở hẻm Đội Có, Phú Nhuận.

Kỷ niệm lần đầu tới nhà cô bé, nghĩ lại thấy thật buồn cười.

Ông anh cô khi đó đang học Đệ Tam, ban toán, và ông đã ra câu đố: muốn gặp em tao thì phải giải cho được bài toán hình học này. Chẳng hiểu ông thực tình bí, hay là muốn thử tài, theo kiểu: mày có đủ sức chinh phục con em tao hay không? Hồi đi học, Gấu vốn nổi tiếng là một cây toán. Cô em cũng dân toán, sau học y khoa.
Lên đại học, ghi danh chứng chỉ Toán Đại Cương; tới kỳ thi, không hiểu bài toán muốn gì, Gấu nộp giấy trắng ra về!

Nhà nghèo, Gấu chỉ đủ tiền mua cours của giáo sư Monavon, mà không hề làm một bài tập nào.

Ôi, giấc mộng đã tan mà sao ảo tưởng vẫn còn!

Khi Gấu quen, cô bé mới mười một tuổi, chưa có núm cau. Chưa có gì, chỉ có một nỗi buồn Hà Nội, ở trong đôi mắt thăm thẳm.
Như lạnh lùng tra hỏi: anh yêu tôi hay là anh yêu Hà Nội?
Vừa ra ý ỡm ờ: anh yêu tôi, vì tôi độc?
Và đẹp?
Nhà cô bé giầu, Gấu sững sờ tự hỏi, tại sao lại có nỗi buồn như thế ở trong cô bé mới mười một tuổi?
Sau này thân rồi, cô tâm sự: đi học, H. chỉ có mỗi một cái áo dài trắng độc nhất. Có lần, H. nghe mấy con bạn nói đằng sau lưng: con nhỏ này nó làm bộ nghèo...
Lần cuối cùng gặp cô bé, khi mối tình đã tan vỡ. Cô lúc này coi Gấu như một người thân, nói: H. mới đi chợ cho mẹ, lỡ tiêu quá một chút, anh đưa H. để bù vô. H. rất ghét phải giải thích...
Em gái của cô, mỗi lần thấy bố vô phòng, là bỏ ra ngoài.
Lần cuối cùng hẹn gặp trước khi Gấu lấy vợ: cô đang học y khoa, ở tít mãi trong Chợ Lớn. Chỗ gặp mặt là một quán Tầu ngay Chợ Đũi. Gấu vẫn thường ngồi đó, chờ cô bé đưa em đi học tại một trường kế bên, rồi ghé. Cô em gái có lần thấy, đang bữa ăn chiều như nhớ ra, kêu "chị, chị ra đây em nói cái này hay lắm: buổi sáng em thấy chị đi với anh Gấu."
Bạn bè, cô, và cô em gái vẫn gọi anh bằng cái tên đó. "Có thể bữa nào giận H. nó sẽ nói cho cả nhà nghe, nhưng cũng chẳng sao..."; Gấu ngồi chờ, cố nhớ lại những kỷ niệm cũ. Khi quá giờ hẹn 5 phút, anh bỏ đi.
Sau này, anh nghe cô kể lại: Bữa đó, trời mưa lớn, H. đội mưa chạy xe từ Đại học Y khoa, suốt quãng đường Chợ Lớn - Sài Gòn. Cũng biết là vô ích, vô phương. Lũ bạn nói, con này điên rồi. Tới nơi, đã trễ hẹn. Thường, em vẫn trễ hẹn, anh vẫn chờ (có lần anh nói anh có cả một đời để chờ...), nhưng lần đó, em hiểu.
Bữa đó, mưa lớn thật. Gấu đội mưa đi ra khỏi quán. Đi khơi khơi, không chủ đích, mơ hồ hy vọng những đợt mưa xối xả trên thành phố Sài Gòn xóa sạch giùm tất cả những kỷ niệm về một cô gái
Hà Nội,
độc,

đẹp...


Độc, là chuyện sau này, do Gấu tưởng tượng ra, khi đi tìm một cái tên, cho một cuộc chiến.

Sự thực, những kỷ niệm về một miền đất, về một thành phố, và về cô bé, chúng thật đẹp.