Album | Thơ | Tưởng Niệm | Nội cỏ của thiên đường | Passage Eden | Sáng tác | Sách mới xuất bản | Chuyện văn
Dịch thuật | Dịch ngắn | Đọc sách | Độc giả sáng tác | Giới thiệu | Góc Sài gòn | Góc Hà nội | Góc Thảo Trường
 Lý thuyết phê bình | Tác giả Việt | Tác giả ngoại | Tác giả & Tác phẩm | Text  Scan | Tin văn vắn | Thời sự | Thư tín | Phỏng vấn | Phỏng vấn dởm | Phỏng vấn ngắn
Giai thoại | Potin | Linh tinh | Thống kê | Viết ngắn | Tiểu thuyết | Lướt Tin Văn Cũ |  Kỷ niệm | Thời Sự Hình | Gọi Người Đã Chết
  Ghi chú trong ngày | Thơ Mỗi Ngày | Chân Dung | Jennifer Video
Nhật Ký Tin Văn / Viết
Nhật Ký Tin Văn [TV last page]
Album

*

*

Thơ Mỗi Ngày

*

CONON IN EXILE

Author's Note

Conon is an imaginary Greek philosopher who visited me twice in my dreams, and with whom I occasionally identify myself; he is one of my masks,
Melissa is another; I want my total poetic work to add up as a kind of tapestry of people, some real, some imaginary. Conon is real.

I

Three women have slept with my books,
Penelope among admirers of the ballads,
Let down her hair over my exercises
But was hardly aware of me; an author
of tunes which made men like performing dogs;
She did not die but left me for a singer in a wig.

II

Later Ariadne read of The Universe,
Made a journey under the islands from her own
Green home, husband, house with olive trees.
She lay with my words and let me breathe
Upon her face; later fell like a gull from the
Great ledge in Scio. Relations touched her body
Warm and rosy from the oil like a scented loaf,
Not human any more-but not divine as they had hoped.         

III

You who pass the islands will perhaps remember
The lovely Ion, harmless, patient and in love.
Our quarrels disturbed the swallows in the eaves,
The wild bees could not work in the vine;
Shaken and ill, one of true love's experiments,
It was she who lay in the stone bath dry-eyed,
Having the impression that her body had become
A huge tear about to drop from the eye of the world.
We never learned that marriage is a kind of architecture,
The nursery virtues were missing, all of them,
So nobody could tell us why we suffered.

IV

It would be untrue to say that The Art of Marriage
And the others: Of Peace in the Self and Of Love
Brought me no women; I remember bodies, arms, faces,
But I have forgotten their names.

V

Finally I am here. Conon in exile on Andros
Like a spider in a bottle writing the immortal

Of Love and Death, through the bodies of those
Who slept with my words but did not know me.
An old man with a skinful of wine
Living from pillow to poke under a vine.
At night the sea roars under the cliffs.
The past harms no one who lies close to the Gods.
Even in these notes upon myself I see
I have put down women's names like some
Philosophical proposition. At last I understand
They were only forms for my own ideas,
With names and mouths and different voices.
In them I lay with myself, my style of life,
Knowing only coitus with the shadows,
By our blue Aegean which forever
Washes and pardons and brings us home.

1943/1942
 

  *

BITTER LEMONS

In an island of bitter lemons
Where the moon's cool fevers burn
From the dark globes of the fruit,

And the dry grass underfoot
Tortures memory and revises
Habits half a lifetime dead

Better leave the rest unsaid,
Beauty, darkness, vehemence
Let the old sea-nurses keep

Their memorials of sleep
And the Greek sea's curly head
Keep its calms like tears unshed

Keep its calms like tears unshed.

LAWRENCE DURRELL

Note: Cuốn sách & bài thơ trong đó, mua & dịch, những ngày mới tới Xứ Lạnh [đừng hỏi tại sao Durrell, thuổng “xì tai” bạn Cà, đừng hỏi tại sao chân anh run] mới vô nghề bán bảo hiểm nhân thọ, có tí tiền còm, không phải tiền trợ cấp xã hội.
Nhờ 1 năm đi làm, sau đó, khi khám phá bịnh đầy mình, nhà nước Canada bèn cho ăn chế độ bịnh, bảnh hơn trợ cấp xã hội. Thế là bèn bye bye tờ VH/NMG ra ở riêng, làm trang TV, hoành dương Cái Ác Bắc Kít.
Cái bà nhân viên nhà nước còn gật gù, ta biết, mi qua xứ ta không phải để ăn vạ nhà nước ta.
Vào cỡ tuổi của mi, ăn vạ cũng chẳng ai nói gì!
Ui chao lại nhớ cái tay Cà Na Điên già, trưởng phái đoàn Canada, ở Trại Tị Nạn, khi nhận Gấu. Chương trình nhận người tị nạn của Canada có tên là Nhân Lực, Man Power. Nước Canada cần cu li, đếch cần nhà văn. Nhưng nghe mày nói đi tì VC vì viết văn, ta bèn phá thông lệ!
Hà, hà!

Bản dịch bài thơ  trên, nhớ là có mấy câu thần sầu, kiếm không ra, cái gì gì "giữ những giọt lệ đá xanh, trong tim, trong hồn, đếch cho chẩy ra ngoài, cho lũ ngu nhìn thấy".

Chắc là thuổng ý TTT, lệ không rơi ngoài tim mình, lệ là những viên đá xanh, tim rũ rượi…
Bài thơ trên, cũng có trong Collected Poems, mua 20, April 95!
Bi giờ mới đọc được/được đọc!

Coi lại, cuốn Bitter Lemons mua xon.


The Life of Images

BÓC LỘT

Ai đó từng nói: “Dưới chế độ tư bản, người bóc lột người. Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, hoàn toàn ngược lại” (In capitalism, man exploits man. In socialism, it’s exactly the opposite). Cách diễn đạt thật hay. Ở đâu cũng có cảnh người bóc lột người, nhưng ít nhất, dưới chế độ tư bản, sau khi bị bóc lột, mọi người ít nhất cũng còn cái nhà, cái xe và nhất là, tương lai cho con cháu; còn dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, người ta bị mất sạch, không những mất hiện tại mà còn mất cả tương lai lẫn quá khứ.

— with Tuan Nguyen. 

Câu nói trên đây, không biết Thầy Kuốc moi ở đâu ra, nhưng trên Tin Văn có nhắc tới, và là do Koestler kể, ở đoạn mở ra cuốn Hành Động Sáng Tạo.
Theo ông, 1 câu chuyện tiếu lâm và 1 định luật khoa học, cấu trúc, cách vận hành... giống nhau!
Trong giờ học tập, nghe anh Quản Ngố phán, dưới chế độ tư bản, người bóc lột người; chế độ XHCN, ngược hẳn lại, một tên sĩ quan Nguỵ mới đứng lên chọc nhẹ Quản Ngố, ngược lại của “người bóc lột người”, thì cũng vẫn là…  "người bóc lột người"!
Vẫn do Koestler kể, một ông chồng về nhà, thấy ông linh mục đang làm cái việc của ông ta, ở trên giuờng, bèn lầm lũi đi ra bao lơn, nơi con chiên đang tụ tập ở bên dưới, chờ ông cha ban thánh lễ.
Bà vợ hỏi, anh tính làm gì vậy?
-Thì cha giúp anh làm việc của anh, anh giúp cha làm việc của cha!

Một định luật khoa học, ra đời, chẳng khác gì một câu chuyện tiếu lâm. Vật chất và năng lượng, khác hẳn nhau, cho đến khi Einstein, nói, chúng là 1, và ông chứng minh bằng công thức E=mc2. E là năng lượng, m là khối lượng, c là tốc độ ánh sáng. Khi Nobel Toán Mít giải ra cái bổ đề gi gì đó, tờ Time khen, ném 1 cây cầu qua 1 con sông, là cũng ý như thế: có hai mảnh toán học, trước giờ không có tí liên hệ, cho đến khi Nobel Toán tìm ra điểm chung của chúng.
Mỗi lần chúng ta chui vô bồn tắm, là nước rềnh lên, hai hiện tượng vật lý khác biệt, được nối lại, qua luật tỉ trọng, tức nguyên lý Archimedes.
Tương truyền, ông vua thời đó nghi anh thợ làm vàng chôm vàng, khi làm chiếc vương miện, và thay bằng bạc, nhưng không làm sao chứng minh, bèn kêu tới Archimedes.
Ông kiếm ra nó, khi đang tắm, bèn cứ thế chạy ra đường, la lớn Eureka, Eureka! (1)
Archimedes bỏ chiếc vương miện, vào nước, ba lần.
Lần đầu, vương miện bằng vàng.
Lần thứ nhì, bằng bạc.
Lần thứ ba, chiếc vương miện mà anh thợ vàng làm, có chôm vàng, và thay bạc vô.
Ba cái cùng trọng luợng, nhưng mức nước rềnh lên, khác nhau!

Đọc stt của Thầy Kuốc quá tức cười, chắc cũng có tí bạc ở trỏng!


30.4.2015

Vietnam
Lost generations

The Communist Party back-pedals on pension reform


Lê Công Định

Yesterday at 4:26pm ·

Một bài nên đọc nhân sự kiện gần đây của các nhà ... văng.

Câu tiếng Mít, trên, không chuẩn.
Đúng ra phải viết, thí dụ, nhân sự kiện gần đây liên quan tới giới nhà văn.
Từ "gần đây" cũng không được!
Phải viết, nhân sự kiện đang hot trong giới "văn nô", hay, trong "Hội Nhà Thổ", vẫn thí dụ!

Vì thấy được LCD khen, GCC thử tìm đọc. Dởm!

Một câu văn viết vội trên FB, thì cũng OK thôi. Tuy nhiên, liệu nó ảnh hưởng tới 1 cách đọc vội, như khi đọc bài viết “hay”, của Việt Hoàng, mà GCC post lại ở đây, và đi 1 đường bình loạn sau.

Đã đến lúc trí thức Việt Nam cần lựa chọn dứt khoát! (Việt Hoàng)

Một sự kiện vừa xảy ra tại Việt Nam, tuy không ầm ĩ nhưng đã đánh dấu một cột mốc rất quan trọng trong việc thay đổi tư duy của một tầng lớp vốn được xem là trí thức nhất Việt Nam, đó là việc Hội Nhà văn Việt Nam quyết định gạch tên những nhà văn đã tham gia vào ban vận động thành lập Văn Đoàn Độc Lập Việt Nam cách đây một năm.
Tin cho biết là đã có hai mươi (20) nhà văn quyết định rút khỏi Hội nhà văn Việt Nam. Số người rời bỏ hội có thể sẽ tiếp tục gia tăng. Chúng ta thấy gì qua sự kiện này? Về phía Hội Nhà văn Việt Nam và ông Hữu Thỉnh thì đây là một hành động tất yếu và cần thiết vì rằng một người không thể ngồi một lúc hai ghế, một cầu thủ không thể tham gia cùng lúc hai đội bóng. Nhất là khi hai tổ chức là Hội nhà văn Việt Nam và Hội Văn đoàn Độc lập không cùng một chính kiến và cũng không cùng một mục đích. Hội nhà văn Việt Nam là một tổ chức ngoại vi, là cánh tay nối dài của đảng cộng sản Việt Nam (ĐCSVN). Hội ăn lương của ĐCSVN và vì vậy hội là công cụ của ĐCSVN. Mọi hoạt động của hội đều do đảng chỉ đạo và mục đích tối thượng của hội là giữ vững sự ổn định của đảng. Chuyện tự do sáng tác hay “khai dân trí” chỉ là chuyện thứ yếu. Trong khi đó Hội Văn đoàn Độc lập, nếu được khai sinh thì mục đích của hội sẽ là tự do sáng tác và mục đích chính là phục vụ người dân Việt Nam thông qua các tác phẩm mang hơi thở của cuộc sống. Nếu Hội Văn Đoàn Độc Lập không “độc lập” với chính quyền thì chúng tôi cũng đồng ý với nhà văn Phạm Thị Hoài rằng Văn đoàn Độc lập sẽ là một hội …thừa.

Cái sự kiện đang coi là “hot”, nếu có, thì không phải "gạch tên", mà là, "rút tên" khỏi Hội Nhà Thổ, mới đúng.

Gạch tên là chuyện thường ngày ở huyện VC.

Trước, là thịt liền, như vu là Việt Gian, thời còn là Việt Minh, làm thịt sạch những nhà trí thức khác không phải cùng băng đảng, và để làm điều này, chúng bèn phát động toàn quốc kháng chiến chống Tẩy, trong khi Tẩy năn nỉ xứ Mít vô Liên Hiệp Pháp. Tẩy đề nghị cho xứ Mít hưởng chế độ libre, tự do, trong khi VC đòi "độc nập", indépendant, y chang văn đoàn "độc nập" bây giờ.
Hoặc vu cho tội chống Đảng, như đám Nhân Văn bị, hồi 1954.

Quyết định gạch tên những nhà văn tham gia Văn đoàn Độc lập của Hội nhà văn Việt Nam là một cơ hội tuyệt vời cho những nhà văn chân chính, những người từ lâu đã muốn rời bỏ cái hội “hữu danh vô thực” để trở về với nhân dân, về với không gian bao la và tự do. Chúng ta dễ dàng nhận thấy sự vui mừng, sung sướng đến vô hạn của những nhà văn, nhà thơ vừa bị khai trừ đó trên FB của họ. Họ đã chờ đợi quá lâu và thời gian đã làm xong phần việc của mình. Một cuộc chia tay và đoạn tuyệt cần thiết đã đến. Đã đến lúc “ngô ra ngô, khoai ra khoai”. Không thể vàng thau lẫn lộn mãi được.

Một chuyện thường ngày ở huyện VC như thế, mà tại làm sao phải đợi gạch tên mới mừng phát điên lên được?
Đợi quá lâu nữa chứ!

Mà ra khỏi Hội Nhà Thổ, vô hội Độc Nập thì có gì ghê gớm?
Nhà văn thì phải viết, mà viết thì phải một mình, cần đéo gì Hội?
Tao là nhà văn, và cái job của tao là cô đơn. I am a writer, it's my job to be alone, như 1 em Ái nhĩ lan, Anne Enright, phán. (1)

Vô Hội, cũng được đi, nhưng phải có tác phẩm.
Nhìn đám Văn Vịt coi, có tên nào viết ra hồn đâu!
Tởm nhất câu "trở về với nhân dân"! NQT

Sứ mệnh lớn nhất và cao cả nhất của người trí thức là “hướng dẫn và lãnh đạo quần chúng” chứ không phải chạy theo quần chúng, và nhất là chạy theo một thể chế chính trị đã lỗi thời và mục ruỗng như ĐCSVN.

Bài viết của tay này, chắc là đệ tử của NGK, nên mục đích của nó, là cũng tính "hướng dẫn và lãnh đạo quần chúng", thay VC!
Không hiểu làm sao mà Lê Công Định khen, hay?
Cái khốn nạn nhất của chính trị xứ Mít, theo Gấu, là cái trò "hướng dẫn lãnh đạo" quần chúng. Trò bửn này nên chấm dứt.
Không phải bây giờ, mà từ khi còn Miền Nam, Gấu đã nhìn ra điều này, và đề nghị, thay vì hướng dẫn lãnh đạo quần chúng, thì làm ngược lại, trao cho quần chúng tri thức, sự hiểu biết, thông tin, sự kiện… và để cho quần chúng tự quyết định phần số của họ.
Đó là mục đích của tờ Tập San Văn Chương, qua lời Phi Lộ của nó, với định nghĩa, nhà văn là kẻ "được thông tri đường được", mieux informer, chứ đéo phải là kẻ "hướng dẫn lãnh đạo" quần chúng!

*

Bởi vì Tập san Văn chương quả có những nét riêng: nó cách mạng, lật đổ theo tinh thần bất bạo động, hoặc theo hiểu hiền lành của nhà văn Nga, Chekhov. Bây giờ, sau hơn ba mươi năm, trong số ít ỏi những thực sự quan tâm và gắn bó với một nền văn chương Miền Nam trước 75, có người đã nhận ra, bên cạnh cuộc cách mạng lớn, do Sáng Tạo hô hào, có một cách mạng nhỏ, thầm lặng của Tập san Văn chương. Ngay trong lời phi lộ số ra mắt, khi định nghĩa nhà văn, một người được thông tri đầy đủ (những dữ kiện của thời đại anh ta đang sống), chúng tôi đã hoài vọng một điều: hãy đưa ra thật nhiều thông tin, hãy giới thiệu những dòng tư tưởng đang ảnh hưởng đến toàn thể nhân loại, rồi để cho người đọc tự do chọn lựa, theo khẩu vị của họ. Cho phép tôi dùng chữ khẩu vị, theo nghĩa của Roland Barthes: Chữ viết ở khắp nơi, khi mà những từ có mùi, có vị (tri thức, savoir, và mùi vị, saveur, trong tiếng La-tinh là cùng một nguồn).


Nguyễn Trường Trung Huy

Yesterday at 3:54am · Edited ·

...10 năm ngày mất của nhạc sĩ TRẦN THIỆN THANH/ ca sĩ NHẬT TRƯỜNG, 2 bài yêu thích nhất của mình: TUYẾT TRẮNG & BIỂN MẶN. Trong số mới nhất này có 1 trong 2 bài đó, đã bất hủ với tiếng ca SĨ PHÚ.
PHẠM THẾ MỸ - mình thích nhất bài NẮNG LỤA VÀNG/ ÁO LỤA VÀNG , trong nước , ca sĩ ÁNH TUYẾT từng ra 1 CD hát nhạc PTM - có 1 số bài lạ & hay!

Note: Trần Thiện Thanh, thì phải là Rừng Lá Thấp, chứ Biển Mặn & Tuyết Trắng thì có gì là ghê gớm. Lời nhạc của RLT, có những câu quá khủng, phải nói như vậy.
Nó, với 1 vài bài nữa, theo GCC, suốt quãng đời tù đầy trong những trại tù VC.
Gấu đã đi 1 một đường về nó, nhưng chắc là còn phải đi thêm vài đường, nhiều đường, về cái gọi là “hồn” của văn chương Miền Nam, trước 1975: Nhạc sến.

*

Như lính giữa rừng

Journeys, like artists, are born and not made.
(L. Durrell. Chanh Chát, Bitter Lemon)
(Lãng Du, như nghệ sĩ, có ở trong máu, chứ không làm ra được).

Tôi vẫn thường nghĩ, đi chỉ là để mở ra cõi trong riêng tư, khi đứng trước một cõi ngoài đổi khác. Thú vị hơn, nếu bạn đồng hành là một cố nhân tha phương hạnh ngộ.

Tôi và N. ngồi giữa vườn cây trong lúc hai bà len lỏi giữa lối đi thời gian dẫn về một làng da đỏ tại vùng Bắc Mỹ 500 năm trước đây với tất cả nền văn minh, lối sống của họ, nay được thu nhỏ lại để trình bày cho du khách. N. trước năm 75 là một giáo sư trung học, ngoài ra còn viết văn, làm xuất bản. Thời gian tụi này ở trại cấm Thái Lan, anh thường gửi tiền, và cùng một vài người bạn can thiệp, vận động mong cho tụi này qua được thanh lọc. Tuyển tập truyện ngắn do anh xuất bản năm 1974, trong có bài, hình ảnh cùng vài dòng tiểu sử tụi này tình cờ gặp được trong đám người chung số phận, không ngờ thật hữu ích khi thanh lọc. Tấm hình Cao Lĩnh chụp vào một buổi chiều tại Sở Thú Sài-gòn là tấm hình độc nhất đánh dấu những ngày cá nhân tôi mê mải với những chữ.

N vẫn còn phong độ, nghĩa là vẫn đẹp trai, vẫn còn những nét lỉnh kỉnh như cái ống vố, cách bập bập thuốc, như để giữ ấm hơi đời, ở cõi người lạnh giá này. Và anh vẫn còn đam mê làm nhà xuất bản, vẫn muốn có dịp qui tụ một số cây viết, trong một cuốn sách có những dòng chữ đẹp như những bức hình của Cao Lĩnh ngày nào. Tôi nói với anh, có những cuốn sách tạo nghiệp. Cuốn trước, trong lời tựa, anh coi đây là vốn liếng một đời cho quê hương, cho bạn bè. Chưa đầy một năm, Cộng Sản thôn tính Miền Nam.
Bây giờ anh lại lăm le làm xuất bản, biết đâu cái nghiệp lần này khá hơn, tụi mình lại có dịp ngồi lai rai ở Quán Cái Chùa, tại Sài-gòn.

Tôi vẫn còn nhớ cái nhìn của anh sinh viên Luật, người Thái Lan, được Bộ Nội Vụ và Cao Uỷ Tỵ Nạn mướn làm thẩm tra viên trong buổi thanh lọc. Cái nhìn dừng lại rất lâu trên khuôn mặt tiều tuỵ ở ngoài đời so với trong hình. Có vẻ anh tin. Có vẻ anh thông cảm. Có vẻ anh sợ hãi, không ngờ sự khủng khiếp của một chế độ so với sức chịu đựng của con người.

Trong tuyển tập có một truyện ngắn đã theo tôi từ ngày học trung học. "Con thằn lằn chọn nghiệp", của Hồ Hữu Tường. Thời gian đó, tôi đã phải vô Thư viện Quốc gia ở đường Gia Long, để nắn nót chép từng chữ truyện ngắn trên, bên cạnh những dòng chữ Tây, chép từ cuốn "Biện chứng pháp" của Trần Đức Thảo. Đám chúng tôi vẫn thường tâm sự, hạnh phúc nhất, mà cũng bất hạnh nhất của những người 20 tuổi vào những năm 60, đó là chúng tôi có quá nhiều ông thầy, quá nhiều triết thuyết, chủ nghĩa, nào hư vô, hiện sinh, hiện tượng luận, cơ cấu luận... Những đàn anh chúng tôi, dù sao cũng chỉ chịu khổ với một chủ nghĩa Cộng Sản.

Như nhiều người đã biết, Hồ Hữu Tường lúc đầu theo Trotsky, dính vô vụ Bình Xuyên và bị ông Diệm kết án tử hình, sau nhờ sự can thiệp của một số nhà văn, trí thức tên tuổi trên thế giới, án tử hình đổi thành khổ sai chung thân, tại Côn Đảo. Trong lúc đối diện với cái chết, ông viết "Trầm tư của một người bị tội tử hình", và mơ tưởng Đức Phật lại trở lại với thế gian này. Hồi còn mồ ma tờ Nghệ Thuật, Thanh Tâm Tuyền có viết một loạt bài về cuốn Trầm Tư, qua đó ông cho rằng giấc mơ về sự nhập thế của Đức Phật cũng nát tan như mảnh đồng bằng chằng chịt những bờ của Miền Bắc. Thanh Nam, lúc đó là Tổng Thư Ký tòa soạn, nói đùa, bộ anh tính đụng vô vị thần linh Miền Nam hay sao. Ít người biết chuyện, chính Hồ Hữu Tường đã quyết định con đường cầm bút của ký giả Ba Tê (bút hiệu của Thanh Tâm Tuyền khi viết trên mục Tạp Ghi của nhật báo Tiền Tuyến tại Sài-gòn). Khi Hồ Hữu Tường làm tờ Phương Đông [hay Đông Phương?] tại Sài-gòn, Thanh Tâm Tuyền lúc đó còn là sinh viên ở Hà-nội, có gửi bài tham dự cuộc thi truyện ngắn. Truyện được giải nhì, không được đăng, vì không thể đăng được. Người viết được nghe bà cụ của thi sĩ kể lại, những ngày còn đi học, đám chúng tôi, những bạn bè của người em thi sĩ, vẫn lấy nhà bà cụ làm nơi tụ họp.

Trong Bếp Lửa, Thanh Tâm Tuyền đã để cho một nhân vật nói lên nhận định về tôn giáo: một khi nhập thế trong xác phàm, thần thánh cũng phải chịu đựng, như bất cứ một con người nào, mọi thảm kịch của nhân gian, triết hiện sinh gọi là những hoàn cảnh hữu hạn, và chỉ thoát ra bằng sự thất bại. Tư tưởng này có thể coi như chung cho các đa số các nhà văn hiện sinh tuy cách phát biểu mỗi người một khác. Sartre: Con người bị kết án phải tự do. Camus: Phải tưởng tượng Sisyphe hạnh phúc. (Sisyphe là nhân vật trong thần thoại Hy Lạp, bị tội vần đá lên núi. Gần tới đỉnh núi, hòn đá lăn xuống, và Sisyphe lại vần đá tiếp.)

Tôi cũng nghe nói. chị NG. phu nhân anh N. là một ca sĩ. Lần trước tụi này lên Montreal, thời gian quá ít ỏi nên không được hân hạnh nghe tiếng hát của chị. Tôi nói với N., cũng vẫn một giọng đùa đùa, chỉ mong chị đừng có tiếng hát của cô Tơ trong Chùa Đàn.

"Nguyệt giãi tàn nhang...ư... Con sông hồ nước biếc... Bá Nhỡ ngồi trước mặt kia, sinh mệnh chỉ còn dính vào cuộc đời bằng một vài khổ đàn nữa thôi. Tắt bản đàn là đời người đang cúi xuống cái gẩy bằng sừng bò tót kia cũng hết luôn".

Cũng lại một cuốn sách tạo nghiệp, Chùa Đàn. Đọc lại tôi thấy tiếc hùi hụi, phải chi Nguyễn Tuân đừng thêm vô Mưỡu Cuối. Cũng vẫn chuyện Ngày Mai ăn bánh khỏi trả tiền, trong một Thị Trấn Ngày Mai, của một Ngày Mai Ca Hát. Ngày Mai to lớn hơn, huy hoàng hơn...

Vâng, cũng những bài xưa cũ đó, buổi tối tại một nhà hàng, đám chúng tôi ngồi nghe chị NG hát.
Cô Tơ đã chết rồi, những bài hát không làm sống lại quá khứ nhưng rửa sạch quá khứ, đem lại công bình cho những người đã chết.

"Như lính giữa rừng yêu lá thấp mà thôi...".

Nguyễn Quốc Trụ

Rừng Lá Thấp, nếu mê nó, thì cũng nên biết, nó được sáng tác trong thời điểm nào. Trong dĩa nhạc ASIA về TTT, MC Việt Dzũng cho biết, được sáng tác trong dịp Mậu Thân, như lời ai điếu gửi cho 1 chiến hữu của TTT, 1 vị đại uý, GCC không nhớ tên, sĩ quan VNCH, ngã xuống tại khu vực Hàng Xanh, trong vụ Mậu Thân.
Thành ra câu “lá rừng che kín đường về phồn hoa”, đúng là nén hương của TTT tiễn bạn mình.

Và của GCC.


*

Nhưng, nếu không vì dung nhan tàn tạ, chắc gì Thầy nhận ra em?

Bụi

II

Chiều ngu ngơ phố thị

Gửi T.L

Ngày ủ dột
Buồn dậy muộn
Câu thơ trong giấc ngủ bỏ quên
Nhớ em thảm thiết. 

Trong câu thơ chắc có chút hạnh phúc
Cho nên tình yêu là vất vả đi tìm
Tìm em như thể tìm chim
Chim bay biển Bắc anh tìm biển Đông. 

Chiều ngu ngơ phố thị
Mơ gặp em giữa đám người xa lạ
Với nụ cười thật ngày xưa
Khi em từ giã. 

Kiếp trước tôi có nợ nần chi ông đâu
Mà sao kiếp này ông đòi kiếp khác?
Tôi đã nói ông đừng gặp tôi nhiều
Khi tôi đi rồi
Ông sẽ khổ
Nhưng thôi ông hãy quên tôi đi
Quên đi, quên đi.... 

Em ở đâu, ở đâu
Thèm một chút mồ hôi trên ngấn cổ
Em ở đâu, ở đâu
Thèm nụ hôn sầu
Lời biếng nói
Đôi tay mềm
mại
mãi
trong tôi.







*

Hôm nay ông thầy trưởng môn Literary London gửi mail báo cho tôi biết bài viết năm ngoái của tôi đã được chọn vào hợp tuyển Literary London anthology 2015. Ha, cái này gọi là có linh cảm đi, mới mấy hôm trước tự dưng tôi nhớ đến môn đó. Năm ngoái, một truyện ngắn của tôi cũng được chọn cho Creative Writing anthology 2014. Như mọi khi, tôi được yêu cầu cung cấp vài dòng vắn tắt về tác giả. Tôi nhớ khi nào gặp yêu cầu tương tự, tôi đều gửi đi một câu đơn giản và cực kỳ vắn tắt ...

Continue Reading

Chúc Mừng CM

TIN VAN & NQT

Thơ Mỗi Ngày

http://huyvespa.blogspot.com/2015/05/tho-tren-ky-hai-muoi-1960-saigon.html

*

Note: Câu thơ thứ nhì làm nhớ thơ của Cô Bạn của GCC.
Chỉ 1 câu, đủ là thi sĩ, đúng ý của Borges:

Hồn Đông Phương thất lạc, buồn Tây Phương

Quách Thoại có mấy câu, GCC đọc từ hồi còn trẻ, nhớ hoài, và hình như, với GCC, ông như thế, đủ là 1 thi sĩ:

Thơ tình đem đọc lại
Ôi ngày xưa ngày xưa
Phút ban đầu cuồng dại
Đâu biết gì gió mưa



The Lunatic

SOME LATE-SUMMER EVENINC

When the wind off the lake
Stirs the trees' memories
And their dark leaves swell
Against the fading daylight
With an outpouring of tenderness-
Or could it be anguish?
Making us all fall silent
Around the picnic table,
Unsure now whether to linger
Over our drinks or head home.

Một Buổi Chiều Cuối Hè

Khi gió hồ
Thổi hồi ức của cây
Và những cái lá âm u của chúng
Bay phấp phới,
Căng phồng lên
Như muốn chống lại
Ánh sáng ban ngày nhạt nhòa dần
Bằng một nỗi dịu dàng tràn trề -
Hay, đau nhức khắc khoải?
Bọn mình bèn trở nên câm nín
Chung quanh bàn dã ngoại
Không làm sao quyết định
Chơi thêm vài lon bia
Hay chuồn về nhà?


     Map

Sách Báo Mới, Cũ

*

Số dzách. Phải order. Sách mới về: Nhà văn Ba Lan lầu bầu về chuyện dziết dzăng. Nhân tiện cầm luôn Người Nữu Ước, số 11.5.2015, trong có bài
Trận đánh bảo vệ Cột Chống Trời,
The Battle to save Africa's Elephants
Elephant Watch
As poachers grow bolder, Andrea Turkalo records the behavior of a vanishing species.
By Peter Canby


*

Note: Số báo này, mua ở Paris, lần đi Tây, đúng lúc Grass đợp Nobel. Nhờ đọc nó, biết được 1 số sự kiện, đưa vô cái thư ngỏ gửi xừ luỷ.
Nếu không, chưa chắc có cái thư ngỏ. (1)
Đọc lại, đọc cái bài inédit của Grass, thì lại ngộ ra 1 điều, có thể Sến hiểu sai, hoặc không tới, Thầy của Sến.

(1)

Cái thư ngỏ gửi Grass, khởi từ những dòng sau đây, trong bài trả lời phỏng vấn của tờ Văn Học Tẩy:

Và khi (phải) nghĩ về giải Nobel, tôi đặt cho tôi câu hỏi này: tại sao những người ở Stockholm không có ý nghĩ trao giải năm nay cho hai tác giả ngôn ngữ Đức, cho Christa Wolf (1), và cho tôi - vào thời kỳ đó, nước Đức còn chia cắt thành hai. Người ta đã thành công, tiếp theo sau chiến tranh và Chiến Tranh Lạnh, chia cắt Âu Châu, và cùng với nó, nước Đức. Cái nước Đức đó đã tuyệt đối bị chia cắt, về phương diện ý thức hệ, kinh tế, quân sự (Liên Minh Đại Tây Dương, OTAN, ở Tây Phương), tất cả là chia cách. Nhưng văn chương, không. Hai nền văn chương vẫn có giao tiếp với nhau, mặc dù nếu xung đột. Và cuộc thoại đó chẳng bao giờ bị đứt quãng, mặc dù người ta vẫn cố gắng, hoặc là ngăn cản du lịch, về phía Cộng Hòa Dân Chủ Đức, hoặc cấm trình diễn những vở kịch của Brecht, tại Cộng Hòa Liên Bang Đức. Một điều tốt, vào thời kỳ đó, như tôi nghĩ, đó là khuyến khích cái ý chí đề kháng của văn chương yếu, bằng cách cho cả hai, Christa Wolf và chính tôi, giải thưởng. Chuyện đã không xẩy ra. Nhưng bà và tôi, cả hai đã sống sót.

&

*



30.4.2015

Nhân nhắc tới bài viết “Ôi cuộc chiến đáng yêu làm sao!” [chắc là thuổng cái tít của VC], của Simic, GCC bèn nhớ ra là Camus, trong “Camus ở báo Combat” cũng có cả 1 loạt bài, khi cuộc chiến 1945 chấm dứt, báo động lương tâm thế giới, về cách đối xử giữa…  Vẹm và Ngụy. “Đéo có nạn nhân & Đao phủ thủ”, “Neither Victims, nor Executioners”, bài đầu, Nov 19-30. 1946.
Loạt bài này đòi hỏi bản quyền, copyrighted, trong tất cả những bài viết của Camus, trên báo này.

White House calls Seymour Hersh story about Osama bin Laden raid ‘baseless’

Nhà Trắng phán, nhảm!

GCC cũng nghi, thế. Đọc cái cú "điều cha" Mỹ Lai, là cũng đã thấy nhảm rồi. Thí dụ, đoạn phỏng vấn đấng nhà văn Mít NQD, bố mẹ Ngụy, đưa qua Mẽo, liền sau 30 Tháng Tư, có đủ hết, chỉ còn thiếu cái ngu của VC, thế là bò về!
Nói rõ hơn, cái unfinished, phải kiếm ở Mẽo, ở bất cứ đâu, chứ không phải ở xứ Mít.
Về kiếm cái nhà ngồi lên đầu xứ Mít, dân Mít, thế là đủ rồi!

Khiem Do

20 hrs · Edited ·

Cái chết của Osama bin Laden, theo Sy Hersh, tóm tắt:

Từ 2006, Bin và gia đình là con tin-tù binh của ISI (tình báo Pakistan) tại Abotabbad, giam kín tại căn nhà đó, có BS ở nhà gần cạnh điều trị, tổn phí do Saudi đài thọ
1 viên chức ISI báo cho CIA để lấy thưởng 25 triệu. Mỹ áp lực với P, và P đồng ý dàn dựng cho Mỹ giết, kịch bản đầu là " bắn hạ tại bên kia biên giới Afhganistan (ngoài lãnh thổ của P)
Trực thăng Mỹ tai nạn rơi ngay trong sân, khiến KB hỏng, Tòa Nhà trắng...

See More

Note:

cũng là tác giả bài viết "Mỹ Lai nhìn lại"

The Killing of Osama bin Laden

Seymour M. Hersh

Pham Thanh Cong, the director of the My Lai Museum, was eleven at the time of the massacre. His mother and four siblings died. “We forgive, but we do not forget,” he said.
PTC, giám đốc Viện Bảo Tàng Mỹ Lai, 11 tuổi lúc xẩy ra vụ tàn sát. Mẹ và bốn anh chị em chết. Chúng tôi tha thứ, nhung chúng tôi không quên
Kẹt, là ông này không biết cái vụ VC dựng lên cú đầu độc tù Phú Lợi.

Giả như biết, ông có tha thứ cho... VC không?
Trong khi ông bố của 1 nhân vật của Nam Lê, sống sót cú Mỹ Lai, nhưng sau đó, theo...  Ngụy.
Ông bố giải thích cho ông con nghe lý do:
Tao có đủ hận thù cho tất cả lũ Mít!


Anh cũng nhớ ông bố đã từng quất cho anh hai chục lần rồi xát dầu cù là con hổ lên vết thương. Và anh biết được một điều là bố anh đã từng chứng kiến vụ tàn sát Mỹ Lai, khi ông mới 14 tuổi, và may mắn sống sót, nhờ nằm bên dưới một cái hố, trên là những xác dân làng, trong có mẹ ruột của ông, tức bà nội của anh, trên một chục mạng bị lính Mỹ xả súng máy, sát hại.
Sau vụ Mỹ Lai, cha của nhân vật kể chuyện đã gia nhập quân đội VNCH và chiến đấu bên cạnh quân đội Mỹ; khi được hỏi tại sao ông có thể chiến đấu cùng với họ sau khi chứng kiến vụ tàn sát đó, ông trả lời: “Ta chẳng còn gì ngoài hận thù. Nhưng ta có đủ hận thù cho tất cả mọi người.” Sau khi Sài Gòn thất thủ, ông bị đầy đi trại cải tạo, bị tra tấn, và bị bỏ đói. Vào năm 1979, ông tổ chức cuộc vượt trốn của gia đình, qua Úc.

*

Chuyến đi Mỹ Lai của 1 phóng viên và những bí mật của quá khứ
Seymour M. Hersh

Nguyen Qui Duc, a fifty-seven-year-old writer and journalist who runs a popular bar and restaurant in Hanoi, fled to America in 1975 when he was seventeen. Thirty-one years later, he returned. In San Francisco, he was a prize-winning journalist and documentary filmmaker, but, as he told me, ''I'd always wanted to come back and live in Vietnam. I felt unfinished leaving home at seventeen and living as someone else in the United States. I was grateful for the opportunities in America, but I needed a sense of community. I came to Hanoi for the first time as a reporter for National Public Radio, and fell in love with it."

The New Yorker, My Lai Revisited, Mar 30 2015
*
Nam Le online

Stories to Explore Someone Else’s Skin

Bản tiếng Pháp trên Books, dịch từ bản tiếng Anh, trên The New York Times

A World of Stories From a Son of Vietnam

Nam Le, bestseller

Hiện tượng bestseller ở trong nước, với Nguyễn Ngọc Tư, và ở ngoài nước, trên thế giới, đúng hơn, của Nam Le, theo Gấu, có thể là hồi chuông báo tử của nền văn học Bắc Kít, [lập lại, văn học Bắc Kít, không phải văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa], mà đỉnh cao của nó là chiến thắng Miền Nam, hiểu theo cả hai nghĩa, đỉnh cao và vực thẳm.
Dùng một hình ảnh minh họa: nếu Lò Thiêu là đỉnh cao của thời kỳ Ánh Sáng của Âu Châu, thì Lò Cải Tạo chính là đỉnh cao của văn học Bắc Kít!


"I had nothing but hate in me, but I had enough for everyone.”
[As this story unfolds] it becomes a meditation not just on fathers and sons, but also on the burdens of history and the sense of guilt and responsibility that survivors often bequeath to their children.

Đám Bắc Kít không thể viết nổi những câu văn tưởng như đơn giản như trên.
Giản dị là do chúng không hề có những cảm nghĩ như vậy.
Mặc cảm thắng trận, mặc cảm ‘chết trong tâm hồn', đi đâu cũng vác theo mùi chiến lợi phẩm, thí dụ, một ‘air’ nhạc TCS ‘ăn theo’, “Tôi có người yêu chết trận Pleime” làm đắng ngắt “Đường ra trận mùa này đẹp lắm”…
Đấy là chưa kể những chiến lợi phẩm cụ thể!
*
Một khi đám Yankee mũi tẹt, khoan nói ở trong nước, nói được một lời ân hận về cái chuyện ăn cướp Miền Nam, thì may ra mới có sự thay đổi.
Chính cái sự ăn cướp Miền Nam đã gây nên tai họa khủng khiếp, và đẩy đất nước chìm đắm vào cơn băng hoại, không biết đến bao giờ mới thoát ra được.

Note: Ba trò hề, hai mươi tên ra khỏi “Hội Nhà Thổ” rồi, chỉ làm thúi thêm!

Charles Simic, trong bài viết "Ôi cuộc chiến mới đáng yêu làm sao", “Oh, What a lovely war!”, điểm cuốn “Năm Số Không: 1945, Year Zéro: A History of 1945”, của Ian Buruma, trích 1 câu của Mary McCarthy làm tiêu đề, Theo 1 nghĩa nào đó, những ý nghĩ, tư tưởng là những tên khốn kiếp và dân chúng là những nạn nhân rủi ro của chúng [In a certain sense, the ideas are villains and the people their hapless victims].
Câu này theo GCC bảnh hơn của nhà thơ VC Nguyễn Duy nhiều. [Câu của ND, đại khái, tên khốn nào thắng, Ngụy hay VC thì dân Mít đều bại]
Bài này, GCC đọc khi đăng ở trên tờ NYRB, Oct, 10, 2013, nay đưa vô sách.
Điều đầu tiên, Ian Buruma viết, khi du khách thăm viếng Âu Châu, những tháng, liền sau khi chiến tranh châm dứr, là 1 sự im lặng ghê rợn, kỳ quái.
Edmond Wilson tả lần viếng thăm Anh quốc vào năm 1945.

OH, WHAT A LOVELY WAR!

In a certain sense, the ideas are villains and the people their hapless victims.

-MARY McCARTHY

"How empty, how sickish, how senseless everything suddenly seems the moment the war is over!" Edmund Wilson-who had opposed us involvement in World War II-said after a visit to England in 1945. If London looked grim, the appearance of Berlin, Cologne, Warsaw, Stalingrad, Tokyo, Hiroshima, and hundreds of other places, both in Europe and Asia, defied description. Just in Germany, where British planes attacked by night and American planes by day, the Allies dropped nearly two million tons of bombs, leaving cities and towns reduced to smoldering ruins reeking of death. There were 31.1 cubic meters of rubble for every person in Cologne and 42.8 cubic meters for every inhabitant of Dresden. "The first thing," Ian Buruma writes in Year Zero: A History of 1945, "that struck many visitors in the early months after the war was the eerie silence." The buildings that remained standing often had some of their floors caved in and their windows blown out from the explosions. There were no more sidewalks, since piles of debris lay where houses

[Review of Year Zero: A History of 1945, by Ian Buruma. From the New York Review of Books, October 10, 2013]

Bài của Simic, khi đọc trên báo, là GCC đã có ý giới thiệu với quý độc giả TV rồi, để trình ra, cái thái độ của kẻ thắng, đối với người bại, của thế giới, so với xứ Mít, mà, vào những ngày 30 Tháng Tư năm nay, lũ thắng trận càng bộc lộ thêm ra, những điều ghê rợn.
Thí dụ, ông con của Lê Duẩn thổi ông bố, chính bố tôi đã nghĩ ra trò cải tạo cho lũ Ngụy, thay vì biển máu, vì nó “nhân văn” hơn nhiều.
Hay ông sử gia Hà Lội, làm gì có đối xử phân biệt với lũ Ngụy sau 30 Tháng Tư, chúng đi tù như đi chơi, đi du lịch vậy mà.
Lạ nhất, là chưa thằng nào phun ra cái quả lừa 10 ngày phù du, tên nào thần sầu nghĩ ra!


Note: Đọc bài viết của Sến về Hội Nhà Thổ Mít VC, và sau đó, đọc bài viết của 1 tên ở trong nước, phản biện Sến, GCC nhớ ra trường hợp Kadaré, như là 1 phản ứng tức khắc. Nhưng đến hôm nay, bình tĩnh lại, thì GCC lại nhớ thêm ra bài của Pamuk, GCC đọc lâu rồi, trên NYRB, nhưng sau được in lại trong Hãy Đốt Cuốn Sách Này.
Pamuk vốn rất chán chính trị, chỉ mê viết tiểu thuyết đẹp, như chính ông thú nhận, nhưng chính ông là người khui ra vụ nhà nước thân yêu Thổ [Bắc Kít] của ông, làm cỏ dân Armenians [Ngụy], và bị chúng hăm he làm thịt!

Bài của Pamuk, cũng ngắn thôi, đã post bản tiếng Anh trên TV. Nhân dịp này, Gấu bèn dịch ra tiếng Việt, để cho thấy thái độ của ông, so với của Sến.
Hoàn cảnh có vẻ khác, nhưng thật ra cũng như nhau.

Tự Do Viết

Hãy đốt cuốn sách này

*

A writer's life and work are not a gift to mankind; they are its necessity.

Toni Morrison

Cuộc đời và tác phẩm của một nhà văn đếch phải là một món quà cho nhân loại. Chúng là sự cần thiết của nó.

Tuyệt cú mèo!



Nhưng mặt khác, Hội Nhà văn không phải không hấp dẫn, có khi còn đặc biệt gợi cảm nữa. Chẳng phải những tên tuổi lớn nhất của nền văn học Việt Nam đương đại vẫn đang góp mặt ở trong đó, kể cả tác giả của Tướng về hưu lẫn Nỗi buồn chiến tranh, hay sao? Phải giải thích sức gợi cảm này như thế nào?

Vì quyền lợi (việc làm ở các cơ quan thuộc Hội, báo Văn nghệ, nhà xuất bản, tài trợ sáng tác, trại viết văn, công du nước ngoài, đi thực tế, những chương trình dịch hoặc quảng bá sách…), hay vì tránh cô đơn và tìm cảm hứng (những rạo rực hội hè, lửa trại, bia rượu, váy áo …)? Tóm lại là tiện, như lời nhà văn Phạm Thị Hoài nói năm 1990 khi bà muốn gia nhập Hội nhưng bị bác đơn? Có thể. Có thể đúng là tiện thật. Bởi nếu không phải là hội viên Hội Nhà văn thì những quyền lợi đó hoặc là nằm xa tầm tay, hoặc rất khó với, đặc biệt nếu ta nhớ về cái thời trước 1990, khi mà tấm thẻ hội viên không những đi kèm quyền lợi vật chất, mà còn có ý nghĩa như một chứng chỉ xác nhận nghề nghiệp và địa vị xã hội. Không có thẻ, không an tâm được. Vả lại, vào Hội thì có mất gì đâu? Vẫn sáng tác, vẫn in sách (nếu qua được kiểm duyệt), vẫn xuất bản ở nước ngoài (nếu muốn), vẫn phê phán Đảng và chế độ (trong khuôn khổ), nhưng lại được thêm bảo kê, dễ hơn, tiện hơn.

Source

Đúng là cháy nhà ra mặt chuột. Ở Miền Nam, làm đéo gì có 1 thứ Hội Nhà Thổ nào như thế. Có PEN, là của cả thế giới, mà VNCH là 1 thành viên.
GCC cả đời, đéo vô 1 cái hội nào cả. Đến khi qua được Trại Tị Nạn, ông Trưởng PEN Mít hải ngoại, phải phịa ra 1 tờ giấy giới thiệu.
Vậy mà cũng được việc. GCC có kể đâu đó, và cũng cám ơn rồi.
May là gặp 1 ông mới viết sau 1975 ở hải ngoại, Giả sử gặp 1 bạn quí là Chủ Tịt, thì chỉ có ô hô ai tai!

Note: V/v “tiện”.

Nhà thơ Brodsky giải thích “tiện” là, “tán tỉnh thảm họa”:

Một khi bạn bắt đầu biên tập đạo hạnh, đạo đức của bạn, cái này nên, cái này không nên, bạn đang tán tỉnh thảm họa.
When you start editing your ethics, your morality –according to what is or isn't allowed today - then you're already courting disaster.
Trò chuyện với Joseph Brodsky
. Solomon Volkov.

Nhưng mặt khác, Hội Nhà văn không phải không hấp dẫn, có khi còn đặc biệt gợi cảm nữa.

Cái bài viết của 1 tên nhà văn VC ở trong nước, cũng 1 tên Bắc Kít cực độc. Và chắc là 1 hội viên của Hội Nhà Thổ. Đụng tới Hội như đụng tới hắn.

GCC ở trong chốn giang hồ quá lâu, thành ra thành tinh từ hồi nảo hồi nào rồi. [Bạn hẳn là phải đọc truyện Cửa Tùng Đôi Cánh Gài của Nhất Hạnh, đại khái, chàng dũng sĩ, thì cũng 1 thứ alter ego của Nhất Hạnh - rời chùa, rời Thầy, với cây gươm, cái kính chiếu yêu, hạ sơn, “vì đời mà đi”, ấy chết xin lỗi, lầm với nhạc sến Trúc Phương, “vì đời trừ bạo”, đâu có hiểu được, mình biến thành quỉ từ hồi nào!
Gấu thì cũng thế, con ruồi bay qua, là biết, đực hay cái: Những cái từ “hấp dẫn”, “gợi cảm” đúng là cực độc, cực đểu cáng, đúng bản chất Bắc Kít.
Nhất là lại áp dụng vào Sến, một nhà văn nữ!

Chỉ cần vài dòng, là tên này đã gói gọn, cả 1 lũ Bắc Kít, vào trong cái kính chiếu yêu của Brodsky:
Lũ mi đang tán tỉnh thảm họa!

Biến thành quỉ hồi nào không hay. Sở dĩ Milosz cực quí Brodsky, một phần là vì thèm được như Brodsky, như chính ông viết ra.
Milosz, cũng1 thứ cực độc, vậy mà không thành quỉ.
Đọc cái này đi, coi chừng THNM, một vị thân hữu gửi sách, với lời dặn dò.
Tại sao Milosz không thành quỉ?

GCC tự hỏi, và ngộ ra sau đó, ấy là vì nhờ Thầy.
Thầy của Milosz là Simone Weil. GCC, một cách nào đó, cũng đã được chích ngừa trùng độc, qua những vị Thầy của GCC, trong có cả Weil!

Rồi quà Thượng Đế trao cho, thưởng công làm trang Tin Văn: Đọc được thơ, làm được tí thơ [cái này nhờ gặp lại cô bạn nơi xứ người], và dịch thơ.
Đành phải cám ơn Ông Giời 1 phát!

Note: Nhắc tới Milosz. là vì đang đọc cuốn mới mua, “Những nhà văn Ba Lan viết về viết”, do Adam Zagajewski biên tập, trong có Milosz, và 1 bài viết ngắn, với 1 câu của Weil ở đầu bài viết:

THE SAND IN THE HOURGLASS

1974

The contemplation of time is the key to human life. It is a mystery that cannot be reduced to anything, and to which no science has access. Humility is inescapable when we know that we are not certain how we shall behave in the future. We achieve stability only by disowning our I, which is subject to time and changes. Two things cannot be reduced to any rationalizing: time and beauty. One must begin from them.
- SIMONE WElL, SELECTED WRITINGS

Hai điều không thể nào giản lược về bất cứ duy lý hóa: Thời gian và cái đẹp. Bạn phải bắt đầu bằng chúng

Làm nhớ tới:

Bao thơ tôi, ít nhiều chi, là về cùng một điều - về Thời Gian. Về thời gian làm gì con người.
"All my poems are more or less about the same thing – about Time. About what time does to Man."
Joseph Brodsky.

The Nobel Prize in Literature 1980 was awarded to Czeslaw Milosz "who with uncompromising clear-sightedness voices man's exposed condition in a world of severe conflicts".
Giải Nobel văn chương 1980 được trao cho Czeslaw Milosz “người mà, bằng cái nhìn rạch ròi, cương quyết, không khoan nhượng, gióng lên phận người bày ra đấy, trong một thế giới với những mâu thuẫn gay go, khốc liệt”.

Diễn văn Nobel 

Một trong những người được Noebel mà tôi đọc khi còn là 1 đứa con nít đã ảnh hưởng đậm lên tôi, tới cả những quan niệm về thơ ca. Ðó là Selma Lagerlöf. Cuốn sách thần kỳ của bà, Cuộc phiêu lưu trên lưng ngỗng mà tôi thật mê, đã đặt anh cu Nils vào một vai kép. Anh cu Nils bay trên lưng ngỗng nhìn Trái Ðất như từ bên trên, và cùng lúc, trong mọi chi tiết. Cái nhìn kép này có thể là 1 ẩn dụ về thiên hướng của nhà thơ. Tôi tìm thấy 1 ẩn dụ tương tự ở trong một ode La Tinh, của nhà thơ thế kỷ 17, Maciej Sarbiewski, người được cả Âu Châu biết dưới bút hiệu Casimire. Ông dạy thơ ở đại học của tôi. Trong 1 bài ode, ông miêu tả cuộc du lịch của mình - ở trên lưng Pegasus, từ Vilno tới Antwerp, thăm bạn thơ của ông. Như Nils Holgersson, ông ôm bên dưới ông, sông, hồ, rừng, nghĩa là 1 cái bản đồ, vừa xa nhưng lại vừa cụ thể.

Như thế, thì đây là hai bí kíp của nhà thơ: đói nhìn và đói, ham muốn miêu tả cái nhìn thấy.

Simone Weil mà tôi mang nợ rất nhiều những bài viết của bà, nói: “Khoảng cách là linh hồn của cái đẹp”. Tuy nhiên, đôi khi giữ được khoảng cách là 1 điều bất khả. Tôi là Ðứa bé của Âu châu, như cái tít của 1 trong những bài thơ của tôi thừa nhận, nhưng đó là 1 thừa nhận cay đắng, mỉa mai. Tôi còn là tác giả của một cuốn sách tự thuật mà bản dịch tiếng Tây có cái tít Một Âu châu khác. Không nghi ngờ chi, có tới hai Âu châu, và chuyện xẩy ra là, chúng tôi, cư dân của một Âu châu thứ nhì, bị số phận ra lệnh, phải lặn xuống “trái tim của bóng đen của Thế Kỷ 20”. Tôi sẽ chẳng biết nói thế nào về thơ ca, tổng quát. Tôi phải nói về thơ ca và cuộc đụng độ, hội ngộ, đối đầu, gặp gỡ… của nó, với một số hoàn cảnh kỳ cục, quái dị, về thời gian và nơi chốn…

Czeslaw Milosz 

Chính là nhờ đọc đoạn trên đây, mà Gấu “ngộ” ra thời gian đi tù VC của Gấu là quãng đời đẹp nhất, và “khoảng cách là linh hồn của cái đẹp”, cái đẹp ở đây là của những bản nhạc sến mà Gấu chỉ còn có nó để mang theo vô tù.
Cái câu phán hãnh diện của Gấu, linh hồn văn chương Miền Nam trước 1975 ở trong những bản nhạc sến, nhờ đọc đoạn trên mà có được!
Trại Tù VC: Hoàn cảnh kỳ cục, quái dị về thời gian và nơi chốn, ở nơi đó, nhạc sến được cất lên:
sao không hát cho những người vừa nằm xuống chiều qua?
và, đâu cần một dạng hoàn hảo nào cho thơ.

Bèn, tự thưởng Gấu, một bài thơ.

NEW HAIRCUT

In a head this old and thick there are all sorts of ideas,
Some of them cockeyed, of course.
They saw wood four to a bed under a rope
Tied into a noose dangling from the ceiling.

In a head this old there is a woman undressing,
A radio singing softly to itself,
A small dog running in circles.
There's a house detective making his rounds,
Wearing a funny hat as if it were New Year's Eve.

O mysteries! Nina Delgado, the greatest of all,
Whose name I saw spray-painted on a factory wall,
And who like a leaf that has fallen far from a tree
Is now floating serenely out to sea, or back to me.

To have so many screws loose in one's head-
Is that what God and the Devil wrought?
In a head this old, there's also someone
who every now and then peeks into a mirror
And shudders because there's no one there.

Charles Simic: The Lunatic

 Đầu mới cắt tóc

Trong cái đầu già và nặng này có đủ thứ ý nghĩ quái quỉ
Một số lảo đảo như 1 tên say rượu, lẽ tất nhiên
Chúng nhìn thấy 1 khúc gỗ lắc lư vô giường
Buộc vô thòng lọng, treo lủng lẳng trên trần nhà

Trong cái đầu của tên Gấu già có 1 em đang cởi đồ
Cái đài thì đang thủ thỉ hát cho nó nghe
Một con chó nhỏ quay mòng mòng
Có 1 tên thám tử tại gia làm những tua kiểm tra
Đội một cái nón tiếu lâm như trong ngày Tết

Ôi những bí ẩn! Nina Delgado, vĩ đại nhất trong tất cả
Tên của anh tớ thấy sơn trên tường một xưởng thợ, hay nhà máy
Và, như 1 cái lá rời xa cây
Lúc này lềnh bềnh trôi một cách rất ư là bình thản ra biển
Hay trở lại với Gấu

Có rất nhiều cây vít lỏng ở trong đầu của Gấu–
Là do Chúa hay Quỉ?
Trong đầu tên Gấu già này, còn có một ai đó
Một kẻ mà lúc này, hay lúc nọ, bèn nhìn vô cái gương
Và nhún vai 1 phát, vì làm gì có ai ở trong đó!

Note: Simic mà cũng biết tới lá, lá đa,
Đang bình thản trôi ra biển cả
Hay trở lại với Gấu Cà Chớn!

Brodsky và Milosz, cùng sống trong thế giới CS, cùng được Nobel, không bị ảnh hưởng bởi Cái Ác, là còn nhờ cả hai đều là dân Ky Tô. Hồi còn đi học, Gầu rất mê TTT, và cực mê cái đoạn nhân vật tên là Tâm, trong Bếp Lửa, thuyết giảng về Chúa, về Phật, về Thượng Đế (1). Chỉ mãi đến khi về già, đọc Weil, Gấu mới tiếc, phải chi mà biết đến Ky Tô giáo, có thể GCC còn thâu hoạch được nhiều hơn nhiều, khi đọc Weil.

(1)

Trong Bếp Lửa, Thanh Tâm Tuyền đã để cho một nhân vật nói lên nhận định về tôn giáo: một khi nhập thế trong xác phàm, thần thánh cũng phải chịu đựng, như bất cứ một con người nào, mọi thảm kịch của nhân gian, triết hiện sinh gọi là những hoàn cảnh hữu hạn, và chỉ thoát ra bằng sự thất bại. Tư tưởng này có thể coi như chung cho các đa số các nhà văn hiện sinh tuy cách phát biểu mỗi người một khác. Sartre: Con người bị kết án phải tự do. Camus: Phải tưởng tượng Sisyphe hạnh phúc. (Sisyphe là nhân vật trong thần thoại Hy Lạp, bị tội vần đá lên núi. Gần tới đỉnh núi, hòn đá lăn xuống, và Sisyphe lại vần đá tiếp.)

Nhắc đến hiện sinh, bèn nhớ ra, trong bài chưa từng in ấn, inédit, Văn Chương và Huyền Thoại, Gunter Grass viết:

Và cuối Đệ Nhị Chiến, khi tôi, còn trẻ măng, như tất cả thế hệ chúng tôi, vô tri, tò mò vô cùng tò mò, do thách đố hơn là do thèm tri thức, bèn mò vô hiện sinh và những cái trò thời thượng của nó [Ui chao, sao giống GCC thế, cầm 1 cuốn de poche, chìa cái trang bìa La Nausée ra cho mọi người qua đường nhìn thấy, ghé 1 quán cà phê lề đường Lê Lợi, ngồi rửa mắt nhiều hơn là đọc, mà, tiếng Tây ăn đong, đọc gì nổi], tôi đọc lần đầu tiên Huyền Thoại Sisyphe, và chẳng hiểu cái chó gì cả… Bây giờ Camus sao quá gần gụi với tôi. Ông ta làm tôi vãi linh hồn [Il me touche], với giai thoại viên đá, đếch chịu nằm yên một chỗ, hết lên núi lại xuống núi: Thế là hình ảnh phi lý hùng dũng, anh hùng [đếch phải anh hùng Núp nhe!] của Sisyphe, chọc quê mọi vị thần [se moque des dieux], chỉ gật đầu hài lòng viên đá [et approuve la pierre] ăn vào đầu tôi….

Gunter Grass: "Tôi tìm điều không tưởng"
“Je cherche une utopie”

-Ông đã ở Pháp thời gian 1955-1956. Ông cũng nói tới Camus...

-Camus, vào thời kỳ trước đó, đầu những năm 50, khi tôi là sinh viên mỹ nghệ ở Dusseldorf. Những buổi bàn luận buổi đêm của chúng tôi thường là về ông, về cuộc đụng độ giữa Camus và Sartre. Trong những buổi trò chuyện như vậy đã đưa đến việc chọn bên. Với tôi, việc chọn lựa Camus, bên cạnh rất nhiều ảnh hưởng khác nữa, đã là một quyết định rất quan trọng.

-Tôi tin rằng ông luôn luôn có những khó khăn với Sartre.

-Ông ta quá mang tính ý thức hệ, quá đề thuyết đối với tôi. Ông ta quá chăm chú tới mục tiêu của ông, tới cái xã hội xã hội chủ nghĩa hay một cái khác. Điều mà tôi quan tâm, đó là hòn đá không bất động ở trên đỉnh núi. Điều Camus đòi hỏi: khi người ta không ngừng vần hòn đá lên cao (điều mà chính tôi làm), phải coi mình là một người hạnh phúc!

In the Light of Friendship
Trong ánh sáng tình bạn

Simone Weil, Czeslaw Milosz, and Albert Camus

\*

….  in Stockholm, on the occasion of the Nobel Prize, he gave the most vibrant public confirmation of her influence. During the press conference before the ceremony, when he was asked which living writers mattered to him most, he named various Algerian and French friends, and add: “And Simone Weil - for there are dead people who are closer to us than many of the living.”

Vào dịp lãnh Nobel, ở Stockholm, ông công khai bày tỏ trước công chúng ảnh hưởng của Simone Weil ở nơi ông:
“Và Simone Weil - bởi là vì có những người chết cận kề với chúng ta hơn so với nhiều kẻ đang sống”.

Trong bài diễn văn nhận giải, ông cũng không quên nhắc tới Simone Weil:

Simone Weil, to whose writings I am profoundly indebted, says: "Distance is the soul of beauty."

MILOSZ DEFINED HIMSELF as an "ecstatic pessimist;' and perhaps it is in this that he is closest to Simone Weil. In the face of the mystery of evil, there is little room in their faith for Providence (which would alleviate suffering) or for the communion of saints (which would give it meaning). Is a consoling religion a baser form of religion? "Love is not consolation, it is light" - this phrase of Simone Weil's is admirable; but why would light not bring some consolation? In any case, that is what simple souls naturally perceive when they piously go to light a votive candle before an image of the Virgin or some saint.

*

Camus, Albert

Tôi theo dõi chuyện xẩy ra cho ông ở Paris, sau khi ông cho xb cuốn Con Người Nổi Loạn [L’homme Révolté] hay Kẻ Nổi Loạn [The Rebel]. Ông viết như một con người tự do, nhưng sự thực hóa ra là, đếch được phép, bởi vì vào lúc đó con người tự do là con người chống Mẽo, phò Xô Viết,  nói theo kiểu nhà nước ta, yêu nước là yêu xã hội chủ nghĩa, thì cũng rứa.
Cái chiến dịch xấu xa, bỉ ổi nhắm vào ông, do Sartre chủ xướng trên tờ Thời Mới, cùng với sự tiếp tay của Francis Jeanson, và sau đó, có thêm Simone de Beauvoir, xẩy ra đúng vào lúc tôi đoạn tình với Warsaw vào năm 1951. Đó là khi Sartre dậy dỗ Camus: “Nếu bạn không thích cả hai món, cộng sản lẫn tư bản, thì chỉ còn có một chỗ cho bạn an trí, đó là quần đảo Galapagos Islands”.
Camus ban cho tôi món quà hậu hĩ, là tình bạn của ông, và thật là quan trọng, khi có một đồng minh như thế trong nhà xb Gallimard, nơi ông làm việc. Ông khoái bản tiếng Tây, do Jeanne Hersch dịch, tác phẩm Thung Lũng Issa của tôi. Cuốn tiểu thuyết của tôi làm cho ông nhớ tới những gì Tolstoi viết, về thời thơ ấu của ông ta, ông nói với tôi như vậy.
Liên hệ giữa tôi và nhà xb Gallimard không khá. Như là một hậu quả của Giải thưởng Văn học Âu châu, họ in Cướp Chính Quyền [The Seizure of Power], và liền theo đó, Cái Đầu Bị Cùm, hay Cầm Tưởng, The Captive Mind, nhưng cuốn sau, đố bạn thấy nó được bầy ở tiệm sách, và chẳng có lý do gì để mà nghi ngờ mấy ông chủ tiệm tẩy chay, vì những lý do chính trị. Họ in cuốn Thung Lũng Issa là do Camus yêu cầu, nhưng theo như ban hạch toán của nhà xb này, cuốn sách đã chẳng được đem ra khỏi kho  - cùng lúc đó, có người đem cho tôi, bản in lần thứ tư, của nó, tại Phi Châu.
Sau khi Camus mất, tôi chẳng còn ai nói giùm mình một tiếng ở đó nữa, và do tờ hợp đồng vẫn còn giá trị, tôi đề nghị cuốn Cõi Quê [Native Realm], qua bản dịch của Sédir, nhưng vào lúc đó, Dinoys Mascolo, một tay Cộng Sản phụ trách ban ngoại văn [foreign division] đã thỉnh ý kiến của Jerzy Liowski [đảng viên Đảng Cộng Sản Ba Lan, lúc đó ở Paris] về giá trị cuốn sách, với chủ ý làm thịt nó, y hệt như thế kỷ 19 toà đại sứ của Nga Hoàng được hỏi ý kiến về thái độ chính trị của những di dân Nga. Tay này viết một bài điểm, khen ngợi cuốn sách. Họ bèn in. Nhưng sau đó, là rã đám.
Tôi nhớ một lần trò chuyện với Camus. Ông hỏi, theo quan niệm của bạn, một tên vô thần như tớ [Camus] có nên cho con đi làm lễ thông công. Cuộc trò chuyện xẩy ra, chỉ ít lâu sau khi tôi ghé thăm Karl Jasper [một triết gia], ở Basel, và tôi hỏi ông, về chuyện [một thằng cựu CS như tôi - Hai Luá thêm vô], có nên dậy dỗ con cái như những tín đồ Ca Tô. Jasper trả lời, là một người theo Protestant, ông ta không khoái lắm cái đạo Ca Tô, nhưng trẻ con, theo ông, là phải được dậy dỗ theo đúng như niềm tin của chính chúng nó, và nếu như vậy, cứ để chúng tiếp cận truyền thống thánh kinh, và sau đó, chúng sẽ tự chọn cho chúng một tín ngưỡng.
Thế là tôi bèn trả lời Camus, đại khái như trên.

Milosz's ABC's

Simone Weil

Cách đây vài năm, tôi trải qua rất nhiều buổi chiều tại căn phòng của gia đình bà, nhìn ra những khu vườn Luxembourg Gardens, tại cái bàn đầy vết mực từ cây viết của bà, nói chuyện với bà mẹ, một người đàn bà tuyệt vời, ở vào tuổi tám mươi.
Albert Camus, ngày được Nobel văn chương, đã trốn đám phóng viên, bằng cách trú ẩn trong căn phòng này.

Milosz: Sự quan trọng của Simone Weil (1)

(1): Note: TV sẽ đi bài này.

Friday, November 20, 2009

Czeslaw Milosz on Simone Weil and Albert Camus

Czeslaw Milosz, "The Importance of Simone Weil" in Emperor of the Earth: Modes of Eccentric Vision (University of California Press, 1977), p. 91:

Violent in her judgments and uncompromising, Simone Weil was, at least by temperament, an Albigensian, a Cathar; this is the key to her thought. She drew extreme conclusions from the Platonic current in Christianity. Here we touch upon hidden ties between her and Albert Camus. The first work by Camus was his university dissertation on St. Augustine. Camus, in my opinion, was also a Cathar, a pure one, ['Cathar' from Gr. katharos, pure] and if he rejected God it was out of love for God because he was not able to justify Him. The last novel written by Camus, The Fall, is nothing else but a treatise on Grace — absent grace — though it is also a satire: the talkative hero, Jean-Baptiste Clamence, who reverses the words of Jesus and instead of "Judge not and ye shall not be judged: gives the advice "Judge, and ye shall not be judged," could be, I have reason to suspect, Jean-Paul Sartre.



TTT 2006-2015

Carol: the women behind Patricia Highsmith's lesbian novel

Todd Haynes’s film of Highsmith’s only openly lesbian novel, Carol, is about to premiere in Cannes, starring Cate Blanchett, who has herself revealed her past relationships with women. Novelist Jill Dawson writes about the women behind the book
Patricia Highsmith was in love many times and with many women – “more times than rats have orgasms”, to use one of her own more disquieting similes.



Personal History March 31, 2014 Issue
My Friend, Stalin’s Daughter

*

La petite-fille de Staline est une femme libre
Cô cháu của ông Trùm Đỏ là 1 người đàn bà tự do

Cháu ngoại của Staline

Cháu ngoại của Staline, Chrese Evans, người Mỹ, có dáng dấp rock’n’roll, bà sống trong một khu vực khiêm tốn ở Portland, Oregon, quản lý một tiệm bán đồ cổ.
Mẹ cô sống một cuộc đời ẩn dật, bà sống ở đâu những năm cuối đời?
Ba năm cuối, bà sống trong một phòng nhỏ ở trung tâm y tế Richland Center dành cho người nghèo, các nông dân bị phá sản ở bang Wisconsin. Bà may vá rất nhiều, may cho những người cũng ở nhà già như bà. Bà bằng lòng ở đó, cuối cùng thì bà cũng được nghỉ ngơi. Mẹ tôi thay đổi địa chỉ cả đời.
Bà có chết bình an không?
Cuối tháng chín, bác sĩ chẩn đoán mẹ tôi bị ung thư ruột già. Bệnh phát rất nhanh, nhưng cám ơn Chúa, bà ra đi bình an. Giống như cuối cùng bà đã thắng được một cuộc chiến đấu mà bà mang tận trong sâu thẳm con người mình, cuộc chiến chối bỏ con quỷ Staline mà con quỷ này lại là cha mình.
Bà có khơi ra để nói về tuổi thơ ấu, về tuổi thanh xuân của bà?
Mẹ tôi có một trí nhớ phi thường, bà nhớ rất nhiều chi tiết, từ mùi thuốc lá đến bộ râu chích chích của ông ngoại.. Bà ngoại của tôi, Nadejda Allilouea, tên ở nhà là Nadia, để lại một dấu ấn rất sâu trong lòng mẹ tôi. Bà ngoại tôi rất bứt rứt và là một người cực kỳ vị kỷ. Thân sinh bà ngoại tôi cũng chấp nhận bà bị xáo trộn tâm thần. Chẳng hạn, bà ngoại tôi không bao giờ ôm mẹ tôi, bởi vì bà nghĩ những người bôn sê vích chỉ có một gia đình là: đảng. Bà  thuộc giới thượng lưu, khi nào cũng nói mình không được để lộ tình cảm. Bà ngoại vẽ một khuôn trên quả tim con gái, để cho con thấy mình phải chôn các bí mật vào đây. Khi mẹ tôi lên sáu, thì bà ngoại tôi chết, người ta loan tin chính thức chết vì đau ruột dư. Khi tang lễ, Staline khóc như đứa con nít, biết chắc chắn đây là một bội phản riêng tư. Chỉ đến khi 20 tuổi, nhờ một tờ báo Anh, mẹ tôi mới biết thật ra bà ngoại Nadia dùng súng tự tử. Bà cố tôi xác nhận thông tin của tạp chí này, từ đó cuộc sống của mẹ tôi tan vỡ.









Trang NQT

art2all.net


&

Lô cốt trên đê làng
Thanh Trì, Sơn Tây