*



MURAKAMI - DỊCH LÀ BẤT KHẢ?

Lost in Translation?

“lost in translation” là “mất mát khi dịch”. Nó còn câu nữa, mới đủ bộ, là “found in translation”, “kiếm thấy trong dịch thuật”.
Murakami cũng không có chủ  truơng “bất khả dịch”, qua bài viết được dịch.
Bất khả dịch? Có, nhiều lắm, chính vì thế mà mới ra cụm từ "mất mát khi dịch", để chỉ cái phần không thể dịch, ở nguyên tác, và bù lại, mới có cái gọi là “kiếm thấy trong dịch thuật”, thường dùng khi giới thiệu một dịch phẩm từ 1 thứ tiếng ít thông dụng, thí dụ, hoặc không thuộc dòng tiếng Anh.
Tờ Intel có hẳn 1 mục này.
Võ Phiến chủ trương thơ bất khả dịch, thơ dịch chỉ còn bộ xương, da thịt mất hết. Và quả thế thật, nhưng vẫn phải dịch, và vẫn phải dịch thơ. Sở dĩ thơ Mít ngày càng lụn bại, vì khư khư ôm câu thơ bất khả dịch, cuối cùng đếch có thơ Mít!

Trong bai viết về ẩn dụ, metaphor, trong cuốn “Nghề Thơ cũng lắm công phu”, Borges trích dẫn thơ Manrique:

Nuestras vidas son los ríos
que van a dar en la mar
qu’es el morir.

Và bản tiếng Anh:

Our lives are the rivers
that flow into that sea
which is death

Và ông phán:

 Lẽ tất nhiên, đằng sau ẩn dụ, the stock metaphor, còn âm nhạc nặng nề, the grave music, không làm sao dịch được:

Nuestras vidas son los díos
que van a dar en la mar
qu’es el morir
allí van los senoríos
derechos a se acabar
e consumir



Thảm họa dịch

*

Cái này thì đúng là thảm họa thực. Bạn đọc TV gửi, hình chụp tại phi trường Tân Sơn Nhất

Lạ, là rất nhiều người Việt đã từng ra vô phi trường mũi lõ, sao không thấy sai?
Lên Máy Bay, Boarding Gate. Đổi tiền, Currency Exchange. Excess Counter, thua!


Thảm họa dịch

Vấn nạn dịch

Tiếp theo phê bình, dịch thuật hiện đang là đề tài "hot" ở trong nước. Nào là dịch dở, dịch sai, dịch xô bồ, "đạo dịch", "thảm họa dịch"

Tất cả những khuyết điểm đó, theo tôi, chưa đáng sợ, so với thứ này: Những tác phẩm "nhạy cảm", của những nhà văn "nhạy cảm", đều bị thiến, hoặc được chích thuốc miễn nhiễm, được khử trùng... trở thành "bất lực" "vô hại", trước khi đến tay độc giả Việt Nam.

Nhưng đâu phải chỉ ở trong nước.

Tạp chí Hợp Lưu, ở Cali, số mới nhất, Gấu tui đọc trên lưới, có một bài viết về nhà thơ Nga Anna Akhmatova, [ĐÀO TUẤN ẢNH: Một thế kỷ thơ Anna Akhmatova, Hợp Lưu số tháng 6 & 7, 2004]. Người giới thiệu - xin lỗi nếu Gấu tui bói nhầm, là một người ở trong nước - nhấn mạnh đến khiá cạnh tình yêu trong thơ Anna Akhmatova, theo cái kiểu nhà thơ Bùi Chí Vinh đã từng định nghĩa:

"Cái gì không địch không ta/ Xét ra thì nó chính là tình yêu".

Nghĩa là "thiến" [đàn bà mà cũng bị thiến] gần như toàn bộ thi ca của bà.

Hai ông chồng của bà đều bị nhà nước làm thịt, thằng con trai độc nhất bị nhà nước cho đi cải tạo mút mùa lệ thu

V/v Thảm họa dịch thuật.

Thảm họa “NN” sao bằng thảm họa Garnett?

Bà này dịch tới đâu, là quăng ra sàn nhà đến đó, đến ngập luôn bà!

Và Gấu có cảm tưởng, xứ Mít của chúng ta đang rất cần những thảm họa dịch thuật!

Những dịch giả như TTCD, CVD…  theo Gấu, đích thực là những dịch giả. Họ mê văn chương, mê đọc, mê dịch, mê giới thiệu văn học thế giới tới với độc giả Việt. Những người chỉ trích họ, theo Gấu, không phải dân pro, và có vẻ như muốn đập bể nồi cơm của họ thì đúng hơn!

Ngay ông bạn cũ ngày nào của GCC, NTS, thực sự cũng không phải dân trong nghề. Ông chê người ta, chứ chưa chắc đã dịch hơn người ta.

Hemingway khi lang thang ở xứ Tẩy, nhập vào "thế hệ bỏ đi", nhờ đọc văn chương Nga, qua những thảm họa dịch thuật của bà Garnett, mà ngộ ra cả 1 cõi văn Tây Vực!

“The translation wars”, tên bài viết của David Remnick trên tờ Người Nữu Ước, số đề ngày 7 Tháng Một, 2005, về vấn đề dịch văn chương Nga, đặc biệt là hai ông Tolstoy và Dostoevsky.

Do đọc bài của một tác giả trên talawas, phạng dịch giả CVD, Hai Lúa bỗng nhớ đến bài viết của Remnick kể trên.

Chuyện dịch sai, và được chỉ cho biết những sai sót, theo tôi, là đại vạn hạnh cho người dịch. Nhưng cái đại vạn hạnh này, chỉ là đại vạn hạnh, một khi người chỉ ra sai sót kia thực tình muốn cho bản dịch trở nên hoàn hảo hơn, chứ không phải nhân dịp, mượn cớ sửa sai, để phạng tới tấp dịch giả.
Bài viết của Remnick nhằm vinh danh một chuyên gia dịch Nga văn sang tiếng Anh. Bà này dịch nhanh, dịch khoẻ, dịch nhiều. Nhưng than ôi, bà dịch sai khủng khiếp, và bị hai ông nhà văn, nhà thơ nổi tiếng số một thế giới, là Nabokov và Brodsky phạng tơi bời.
Nhất là Nabokov!
Nếu không có Garnett, những nhà văn Nga [những "Rooshians", như Ezra Pound đã từng gọi] của thế kỷ thứ 19 chẳng thể nào có một ảnh hưởng nhanh chóng đến chóng mặt tới văn chương Mỹ đầu thế kỷ 20.
Trong "A Moveable Feast" Hemingway đã chẳng mừng đến phát điên lên, khi khám phá ra kho tàng văn học Nga, trên những giá sách của Sylvia Beach.
Trước đó, ông nghe người ta truyền tụng, Katherine Mansfield là đệ nhất văn sĩ chuyên viết truyện ngắn, nhưng sau khi đọc Chekhov, ông thấy bà này cũng... "xoàng"!
Bà Garnett dịch dở đến nỗi, như Remnick cho biết, trở thành nhân vật chính trong một tác phẩm châm biếm,"Anh em nhà Karamavov Ngu Dốt", "The Idiots Karamazov"!

Remnick viết, "Tội nghiệp bà Garnett!. Những dịch giả sau khi chết đi, vẫn còn khổ sở cay đắng vì sự vô ơn của người đời. Nhưng có khi chưa đến kiếp sau, mà kiếp này đã gặp họa: Trước khi Vua James can thiệp, những nhà dịch thuật Anh, chuyên dịch Kinh Thánh, đôi khi còn bị tín đồ đóng cọc thiêu chết, hay bị thắt cổ cho chết, hay như trong trường hợp William York Tyndale, được hưởng cả hai!"

Nhân chuyến này, GCC bèn lôi bài của Remnick ra dịch, tặng BVVC vậy!

Nói chuyện dịch, ở trong nước.

Tiếp theo phê bình, dịch thuật hiện đang là đề tài "hot" ở trong nước. Nào là dịch dở, dịch sai, dịch xô bồ, "đạo dịch", thảm họa dịch

Tất cả những khuyết điểm đó, theo tôi, chưa đáng sợ, so với thứ này: Những tác phẩm "nhạy cảm", của những nhà văn "nhạy cảm", đều bị thiến, hoặc được chích thuốc miễn nhiễm, được khử trùng... trở thành "bất lực" "vô hại", trước khi đến tay độc giả Việt Nam.

Nhưng đâu phải chỉ ở trong nước.

Tạp chí Hợp Lưu, ở Cali, số mới nhất, Gấu tui đọc trên lưới, có một bài viết về nhà thơ Nga Anna Akhmatova, [ĐÀO TUẤN ẢNH: Một thế kỷ thơ Anna Akhmatova, Hợp Lưu số tháng 6 & 7, 2004. Người giới thiệu - xin lỗi nếu Gấu tui bói nhầm, là một người ở trong nước - nhấn mạnh đến khiá cạnh tình yêu trong thơ Anna Akhmatova, theo cái kiểu nhà thơ Bùi Chí Vinh đã từng định nghĩa:

"Cái gì không địch không ta/ Xét ra thì nó chính là tình yêu". (1). 

Nghĩa là "thiến" [đàn bà mà cũng bị thiến] gần như toàn bộ thi ca của bà.

Hai ông chồng của bà đều bị nhà nước làm thịt, thằng con trai độc nhất bị nhà nước cho đi cải tạo mút mùa lệ thuỷ, vậy mà bà chỉ làm thơ ca ngợi tình yêu, "Thơ tình yêu là một bộ phận 'máu thịt' trong toàn bộ sáng tác của Akhmatova."
Thơ Akhmatovam, quả là có nói về tình yêu, nhưng tình yêu ở đây, là kinh cầu, là hồi ức, theo nghĩa Brodsky sử dụng, trong bài Ai Điếu Nadezhda Mandelstam: If there is any substitute for love, it's memory. Nếu có gì thay thế được tình yêu, thì đó là hồi ức.

Là Kinh Cầu, cho những người thân yêu đã bị nhà nước sát hại.

Người giới thiệu, tuy cũng nói nói sơ sơ tới phần "nhạy cảm" trên, nhưng nói theo kiểu đó, thà thiến luôn đi cho rồi.

Tôi nghĩ, những người làm công việc giới thiệu, dịch thuật như thế, là tự sỉ nhục họ, là đã tự thiến chính họ, để trở thành hoạn quan, đúng như Steiner phán:

Khi ngoái lại, nhà phê bình [nhà dịch thuật, nhà giới thiệu] thấy cái bóng của ông quan hoạn, ở ngay sau lưng! 

(1) Trích bài phỏng vấn BCV trên talawas.Bùi Chí Vinh: Tôi sẽ không ngừng thí nghiệm mình cho đến khi chết. Lê Hồng Lâm thực hiện.
 

Trong bài viết "Hãy Bước Qua Lằn Ranh Này", Rushdie trích "Ghi chú về dịch thuật" của Nabokov, qua đó, nhà văn Nga này cho rằng, có "ba bậc quỉ ma" [three grades of evil], trong thế giới lạ kỳ dịch thuật.

Bậc thứ nhất, không đến nỗi tà ma cho lắm, là do thiếu hiểu biết, hiểu sai. Cái này tha thứ được. Vì làm người có nghĩa là phải có lỗi lầm.

Bậc thứ nhì dẫn tới Địa Ngục, "The next step to Hell", là thiến vô tư, thoải mái những chữ, những đoạn, mà dịch giả không hiểu nghĩa , hay cảm thấy, chúng  có vẻ mù mờ, tối tăm, hay thô bỉ, dơ dáy, tục tĩu đối với những độc giả mà người dịch mường tượng ra ở trong đầu.

Bậc thứ ba, tội ác tệ hại nhất trong dịch thuật, là dịch giả muốn "làm tốt", sửa đổi, improve, nguyên tác, "đánh bóng, minh họa" nó, sao cho tác phẩm đi đúng luồng, phục vụ yêu cầu của nhân dân [to conform to the notions and prejudices of a given public: phù hợp với quan niệm và định kiến của một tầng lớp công chúng nhất định].
 

Mới đây, qua một nhà văn nữ nổi tiếng, từ hải ngoại về thăm quê hương, cho biết, bà được mấy em sinh viên thỏ thẻ tâm sự, sao đọc truyện dịch thấy thua truyện Việt Nam, thua cả truyện của tụi em! 

Đi tìm một câu trả lời cho "thai đố văn học" trên, có thể viện ra những lý do sau đây. 

Về phía dịch.

-Dịch quá dở.
-Dịch sai. Hiểu sai.
-Thiến quá nhiều.
 

Về phía độc giả.

-Trình độ đọc quá thấp, vớ phải cuốn quá cao.
-Cách đọc không hợp với cuốn sách được dịch.
-Chỉ đọc được những cuốn mà mình thích đọc. Gặp cuốn lạ, là chê....
-Chỉ đọc được những cuốn nặng về nội dung, tải nhiều vấn đề...
-Quá quen với món ăn trong luồng, gặp thứ lạ chịu không nổi...