*






Người nhìn ra trước mọi người về thiên tài Beckett, là Suzanne, bà vợ của ông. Khi nghe tin chồng được Nobel, bà than, thật là 1 thảm họa!
Bà biết quá rõ, văn chương của chồng, không phải để gặt hái vinh quang!
Khi bà mất, ông chồng viết về vợ:

I owe everything to Suzanne. She hawked everything around trying to get someone to take all three books at the same time. That was a very pretentious thing for an unknown to want! She was the one who went to see the publishers while I used to sit in a cafe "twiddling my fingers" or whatever it is one twiddles. Sometimes she only got as far as leaving the manuscripts with the concierge; she didn't see the publishers. It was the same with Roger Blin. She was the one who saw Blin and got him interested in Godot and Eleutheria. I keep out of the way. 

[Tôi mà không gặp ông này, là thành gái già, bà vợ của bạn Bạn nói về chồng!]

Niềm tin của riêng bà vợ, Suzanne’s own faith, về giá trị của tác phẩm của Beckett được củng cố thêm lên, từ một số khuôn mặt nổi tiếng. Tristan Tzara là người đọc Molloy, và mê quá là mê…. Nhưng tin tưởng, cổ võ, thổi… là 1 chuyện, làm sao cho có người bỏ tiền in, lại là 1 chuyện khác. Bản thảo bị hết nhà xb này cho tới nhà xb bản khác từ chối, cho đến khi bà vợ quyết định - điều mà ông chồng gọi là “last ditch effort” [cố gắng chót, hơi thở chót trước khi ngỏm] - đưa cho Jérôme Lindon, nhà xb Nửa Đêm. 

Why did Beckett accept the Nobel Prize at all? Certainly not for the money, since he gave the sum of 375,000 kronor (worth at the time £30,000, or about $45,000) away very quickly. He arranged, for instance, for various payments to be made even before the money was transferred to France. One of the chief beneficiaries was the library of Trinity College, Dublin; this gift was a riposte, surely, to those who accused him of insulting his native country. Many individual writers, directors, and painters also benefited financially from the prize, the money arriving anonymously, although recipients could not fail to be aware of the source. One very real reason for Beckett accepting the Nobel Prize was that he did not wish to be publicly discourteous (Sartre had earlier caused something of a public scandal by turning it clown). Another was that he wanted the publishers who had shown faith in his work, especially in the early days, to be rewarded with an increase in the sale of his books. To turn the prize down would also have seemed unfair, and again, discourteous, to those who, since Maurice Nadeau and others had put his name forward twelve years before and regularly proposed him for the prize. But there had always been an unusual mixture of perfectly genuine humility and concealed pride in Beckett. He after all, invested almost everything in his work, knew what it had cost terms of effort and sacrifice, and could not lightly reject an his achievement at such a high level.

Nói cho cùng, tại sao Beckett nhận Nobel văn chương, một khi vợ thì than, thảm họa, còn ông chồng, mệt quá, distressed. Chắc chắn đếch phải vì tiền, bởi là vì chưa nhận tiền thì ông đã xài hết số tiền đó, thật là mau lẹ, bằng cách kín đáo chuyển tới cho 1 số cơ quan, đoàn thể, hoặc cá nhân. Thư viện trường cũ là chính, để cảm ơn, tất nhiên, và cũng để trả lời những kẻ chửi ông phản bội Đất Mẹ [bỏ qua Tây, viết văn bằng tiếng Tẩy, thí dụ]. Một trong những lý do chính khiến ông đành nhận Nobel, là không muốn trở thành 1 xì căng đan giống như trường hợp của Sartre. Ngoài ra, cũng là 1 cách cám ơn những người đã tin tưởng ở nơi ông, những ngày đầu, dám bỏ tiền ra in sách của ông, nhờ giải Nobel sẽ bán thêm được sách, rồi những người năm nào cũng nhắc tới ông với Uỷ ban Nobel.
Nhưng luôn có 1 sự trộn lẫn không giống ai, ở trong cái sự gật đầu, cũng đành đó, 1 sự trộn lẫn của 1 tâm hồn hết sức khiêm nhường, và 1 sự kiêu ngạo ngầm ở nơi ông. Beckett chứ đâu phải 1 tên cà chớn nào khác, đúng không, hà, hà!
Beckett, kẻ đầu tư hầu như tất cả vào tác phẩm, đã chịu bao nhiêu đau thương, cay đắng…  làm sao có thể vứt bỏ 1 sự thừa nhận, ở một đỉnh cao chói lọi như là giải Nobel văn chương!


**

Hình như có lần Fitz than với Hemingway [trong Paris là 1 ngày hội?], anh nổi tiếng vì thành công, còn tôi, thất bại.
Nếu đúng thế, thì đây là 1 tự hào.
Hemingway không thể viết được Tender.
Khi cố viết, bèn tự đòm mình 1 phát!

Vừa xem lại "The Road Home" của Trương Nghệ Mưu , vẫn thấy đây là phim Tầu hay nhất, dù không vĩ đại . Chỉ có tình là vĩ đại thôi.
K

Tay Beigbeder đọc Anh Môn, của Alain-Fournier, cuốn đứng hàng thứ 9 trong Bảng Phong Thần Cuối Cùng, đã nhắc tới Gatsby của Fitz, và tự hỏi, liệu Fitz đã từng đọc Le Grand Meaulnes (1913) trước khi viết Gatsby, bởi sự giống nhau của hai tác phẩm: đều là hai người kể chuyện, ở bên ngoài, kể về một mối tình bất khả của một kẻ thứ ba, và hơn thế nữa, xuyên qua những bữa tiệc đốt đuốc chơi đêm, những hội hè đình đám của thế giới ‘đại gia’.
Đọc Một Chủ Nhật Khác của TTT thì Gấu lại nhớ tới Dịu Dàng Như Đêm, tức Cuộc Tình Bỏ Đi, Tender Is The Night của Fitz. Kết cục của Một Chủ Nhật Khác thê lương hơn nhiều, và cái danh hiệu đỉnh cao chói lọi mà nhân loại ban cho Fitz, một Orpheus hiện đại, “a modern Orpheus” đúng ra là phải thuộc về Trung Uý Kiệt của Quân Lực VNCH, bởi vì Kiệt đã từng xuống địa ngục, [hay thiên đường] khi đưa Hiền tới đó.

Lục Mạch Thần Kiếm, Kiều Phong loạn đả quần hùng tại Tụ Hiền Trang, chỉ vì muốn cứu nàng hầu của Mộ Dung Công Tử, là A Châu, trúng đòn Thiếu Lâm khi vô chùa chôm Dịch Cân Kinh, sói cô đơn Khiết Đan bị đàn chó Trung Nguyên xúm lại làm thịt, may được vị đại hán mặc áo đen cứu thoát. Trước khi bỏ đi, vị đại hán bợp cho Kiều Phong một cái, mắng, tại sao chỉ vì một đứa con gái bá vơ mà liều cái mạng quí báu của mình?
Một độc giả mắt xanh của Kim Dung nhìn ra liền tù tì: tất cả là chỉ để sửa soạn cho cái cú sét đánh ở ngoài quan ải, khi Kiều Phong ôm một nửa linh hồn của mình tung lên trời, chờ rớt xuống ôm chặt vào tim vào lòng, giữa gió tuyết Nhạn Môn Quan, và biểu rằng, hai ta ra bên ngoài quan ngoại sống cuộc đời chăn dê chăn cừu, từ bỏ chốn giang hồ gió tanh mưa máu...
Độc giả Một Chủ Nhật Khác sẽ tự hỏi, cớ làm sao, trong lần gặp cuối cùng, trước khi đường Thầy, Thầy đi, đường Oanh, Oanh đi, khi Oanh nói với ông  thầy Kiệt, Thầy coi thường Em quá, ông thầy điên lên, vặc lại:
-Nên để cho người ta coi thường mình. Mình là cái quái gì?
[Thai đố này, xin để hậu hồi phân giải]
*

Anh còn nhớ có lần em nhờ anh mua giùm một đôi guốc. Mua được rồi, anh nhét kỹ trong người, đi qua trạm gác phân chia hai khu vực.
Bây giờ ở đây, khi gió, tuyết, và nỗi cô đơn lạnh cứng người, anh vẫn cảm thấy chút ấm áp của đôi guốc ngày nào. Và anh thèm sống lại cảm giác hoang mang, lo sợ khi đi ngang trạm gác.
Bụi
*

Không quay lại, chàng trông thấy toàn thể quang cảnh doanh trại sau lưng, lặng lẽ và thê lương. Một bóng người đứng thật xa, nhỏ xíu trong tầm mắt Nghiêm - bấy giờ chàng nhìn thấy lại - đứng giữa con đường hoang vắng, bên những toà nhà như lún thấp dần theo độ dốc, cất tiếng kêu:
-Nghiêm… Nghiêm… Happy Birthday!
Giờ Nghiêm mới thực sự nghe tiếng gọi của Kiệt, chỉ còn là tiếng vang dội sau bao giờ khắc qua trong tưởng tượng và tiếng vang ấy hiển lộng, rền rĩ, quái gở khiến chàng rùng mình. Chàng cũng thấy lại cảnh tượng trong gian phòng khách ở nhà với những khúc nhạc baroque, niềm vui sướng bất chợt thái quá đến muốn ứa lệ, buổi tối đã qua. Lúc này Nghiêm ngó thấy Duy đầy mầu mè, khôi hài. Còn Kiệt cuống rối, kỳ dị, Nghiêm không ưa. 

Đọc đoạn trên, Hai Lúa bỗng dưng nhớ tới một truyện ngắn của Khái Hưng, Bóng Người Trong Sương Mù [?], câu chuyện một anh chàng lái xe lửa, thoát chết nhờ một con bướm - mà ông tin rằng linh hồn người vợ đang đau nặng nằm nhà và đã mất, rồi nhập vào - vỗ đôi cánh ra hiệu cho đoàn tầu dừng lại, vì phía trước có nguy hiểm.

Truyện này Khái Hưng "thuổng" của tay nhà văn kinh dị nổi tiếng Georges Langelan. Ông này còn truyện ngắn Con Ruồi, được coi là một trong những truyện kinh dị nhất thế kỷ, đã được quay thành phim, tờ Bách Khoa trước đây có đăng bản dịch tiếng Việt.

Cảnh trên đây, là lập lại một cảnh trước đó. Cụm từ "bấy giờ chàng nhìn thấy lại" thực sự là để đánh lừa người đọc.
Lần thứ nhất, Nghiêm không hề nghe thấy tiếng của Kiệt.
Tương tự đoạn, Duy nằm chết vì say rượu, nghe tiếng gió hú trên từng ngọn đồi Đà Lạt.
Đây là đòn "phục bút" mà Thánh Thán đã từng nói tới. (1) 

Mỗi lần Gấu nhớ đến Một chủ nhật khác, là cùng lúc, nhớ đến Dịu dàng như đêm, Tender is the Night, của Fitzgerald. 

Quả có một liên hệ tình cảm giữa hai cuốn, thật.
Đoạn sau đây, mà chẳng đúng là câu thơ ‘Ôm em trong tay mà đã nhớ em những ngày sắp tới’ ư?

Chàng nhớ bữa đó cỏ thì ướt. Nàng chạy tới chàng, và đôi dép của nàng ướt đẫm sương. Nàng ôm lấy chàng, tựa trên đôi giầy của chàng, và khuôn mặt nàng mở ra như một trang sách.
"Hãy nghĩ anh yêu em đến là chừng nào. Em không đòi hỏi anh lúc nào cũng yêu em nhiều như lúc này, nhưng em xin anh một điều, hãy nhớ đến em. Cho dù mai sau có như thế nào, thì em vẫn đinh ninh một điều, em có ở trong em, điều em có chiều hôm nay."
F.S. Fitzgerald: La Fêlure [Vết nứt. Nguyên tác tiếng Anh: The Crack-up]

Nhưng, Fitz không mê gái bằng Gấu:
“Anh không sợ chúng mình không thương nhau, mà chỉ sợ chúng mình thương nhau nhiều quá”
Tứ Tấu Khúc