*





Chúng ta thử trò đểu giả; có vài tên thành công
Chúng ta thử thời gian; nó nhạt thếch như nước lã

Adam Zagajewski

“Nàng là một cô gái xinh đẹp. Nhưng xinh đẹp và e lệ thì cũng đến lúc phải đi tiểu…”

Viết, nhơ bẩn đến như thế, mà “cũng được” Sến mê tít, khen nức nở, cái gì gì, “phản lịch sử, phản hư cấu, phản hiện thực và phản tiểu thuyết”… đăng, không chỉ ở blog Sến, mà còn Bi Bì Xèo, rồi Hậu Vệ chưa thấy bộ lạc Cờ Lăng bệ về - cũng 1 thứ Evil Axis - nhưng, quái làm sao, nó làm Gấu – cũng thứ Bắc Kít khốn nạn, hà, hà - nhớ… Bác Hồ, và câu nói đầu tiên của Bác, khi một em xinh đẹp và e thẹn Miền Nam, vượt Trường Sơn dưới mưa bom Mẽo, ra Hà Nội thăm, nè, chắc là mót tiểu lắm phải không, để Bác chỉ chỗ tiểu, nhe!


Czeslaw Milosz, trong 1 bài viết ngắn về Dos, đã đưa ra nhận xét, không phải chỉ sự quan tâm của Dos về 1 nước Nga đã đem đến cho ông sức mạnh, nhưng còn là những sợ hãi của ông về tương lai nước Nga đã bắt ông phải viết để đưa ra 1 lời cảnh báo. [It was not only his concern for Russia that gave him strength, but also his fears about Russia’s future that forced him to write in order to issue a warning]. Nhìn như thế, thì Mít không cần thứ văn chương “Đĩ Thúi”, bởi nó chỉ là 1 thứ ẩn dụ cởi truồng nhắm chửi xéo chế độ - khi nhà văn vô lại không dám trực diện đồi đầu với nó, như 1 Phương Uyên, chẳng hạn.
Cái thứ văn chương ẩn dụ cởi truồng này, vốn được đám nhà văn VC ưa sử dụng, nhằm tránh kiểm duyệt, mà vẫn được coi là “liều mạng”, “cách mạng”, theo Gấu, hết thời rồi. Đây là cái mặt “side-effect”, phản ứng phụ, của một NHT, chuyên sử dụng nhân vật lịch sử để nói chuyện hiện tại. Đám đàn em bắt chước, nhưng thiếu tài, thiếu tâm, vả chăng đều đã từng cúc cung phục vụ chế độ, khi bị đá, bèn "ở về phía nước mắt", cực tởm.  

It is good to be born in a small country where nature is on a human scale, where various languages and religions have coexisted for centuries. I am thinking here of Lithuania, a land of myth and poetry.
Thật lốt lành khi sinh ra tại một xứ nhỏ, nơi thiên nhiên không so le với con người, nơi ngôn ngữ và tôn giáo cùng rong ruổi bên nhau qua nhiều đời. Tôi đang nghĩ về Lithuania, miền đất của huyền thoại và thi ca.
Czeslaw Milosz, Diễn văn Nobel văn chương.

Lần đầu đọc, khúc trên, Gấu bèn nghĩ đến cái xứ Bắc Kít ngày nào của Gấu. Cái miền đất của huyền thoại đó, có thiệt, ở thằng Gấu Bắc Kít nhà quê, mắt lé, lùn, một phần, có sẵn trong máu, một phần, có thể là nhờ đọc những tác phẩm đầu đời, loại Sách Hồng, như “Những chiếc ấm đất”, “Ông Đồ Bể”. Lớn thêm 1 tí, thì là nhờ đọc Nguyễn Tuân, qua “Vang Bóng Một Thời”, hay Nguyễn Công Hoan, qua “Bước Đường Cùng”, thí dụ.
Phải đến mãi sau này, đi hết cuộc chiến, cuộc tình, với Cô Bạn, và với Cô Ba, nhìn lại lũ con tư sinh của một miền đất, trong có Gấu, và đọc câu của Nguyễn Du, “thiện căn ở tại lòng ta”, Gấu bèn đi tìm cái thiện căn, của những đấng “tư sinh”, Bắc Kít di cư, và phát giác, có, nhưng không chỉ có nó, mà còn có Cái Ác Bắc Kít, "rong ruổi bên nhau".
Rõ nhất là ở những đấng “tay phải vẽ hình vuông, tay trái vẽ hình tròn”, như Duyên Anh, thiện căn thì đẻ ra “Con sáo của em tôi”, ác căn Bắc Kít, thì ra ông Thương Sinh cực độc. Rồi ông Lê Tất Điều cũng có “Những Giọt Mực” rong ruổi kế bên ông Kiều Phong chuyên “trừ tà”, giống như nhân vật trong “Cửa Tùng Đôi Cánh Gài”, của Nhất Hạnh. 
Trừ Tà ghê quá, biến thành Tà hồi nào, đếch biết!

Ông Số 2 thì “Thơ Trong Tiếng Mít”, kế bên những bài viết của Đạo Cấy.
Cấy gì?
Cái Độc, Cái Ác Chống Cộng Điên Cuồng, nhưng đằng sau thì chứa Cộng trong nhà, trong tòa soạn NV.
Bạn đọc bài viết kể chuyến anh y tá dạo công du, mà chẳng thấy thổi VC còn bảnh hơn nhiều, so với trong nước ư? (1)
Với tên nhà văn vô lại, NV, đếch còn tí thiện căn nào cả!
Không chỉ với ông ta mà với toàn bộ đám VC nhà văn Bắc Kít.
Dòng văn chương “thiện căn” Bắc Kít chấm dứt với NHT.
Cực độc đấy, nhưng vẫn còn mầm thiện!
Bởi vậy mà khi Sến cô nương đăng "Đĩ Thúi", bèn phán, có ta ở trong đó!

Nói toàn bộ nhà văn VC Bắc Kít, hẳn là nhiều người bực mình. Nhưng đúng như thế đấy.
Đám Bắc Kít bây giờ viết văn là để tự cứu họ, chưa xong, làm sao nghĩ đến cái ác, cái thiện?
Trong cuộc tử đấu tay đôi giữa nhà văn và thế giới, hãy cứu mình trước đã!
Nói rõ hơn, họ không bị mắc míu với câu hỏi thiện ác, có thể nói như vậy.
Có vẻ như họ đếch đau khổ một chút nào khi viết, nói như Milosz, khi viết về Akhmatova.
Chỉ thấy sướng điên lên, vì sáng tạo, có thể!

Có thể, cái cuộc xung đột thiện ác của 1 miền đất, chấm dứt với ngày 30 Tháng Tư 1975?
Gấu có ý nghĩ đó, khi vừa chơi xong bài thơ ngắn của Milosz, sau đây:

Quà tặng

Một ngày thật hạnh phúc
Sương tan sớm, tôi làm vườn
Chim đậu trên cành
Đếch có cái gì trên mặt đất mà tôi muốn sở hữu
Đếch biết 1 ai xứng đáng cho tôi thèm
Cái Ác, bất cứ gì gì, mà tôi đã từng đau khổ, tôi quên mẹ mất rồi.
Nghĩ, có thời, tôi cùng là 1 người, cũng chẳng làm phiền tôi.
Trong thân thể tôi, tôi không cảm thấy đau
Khi ngẩng đầu lên, đứng thẳng dậy, tôi nhìn thấy biển xanh và những cánh buồm.

Berkeley, 1971.

Milosz là 1 nhà thơ mà cái phần cực độc, cực ác, không thua bất cứ ai, có thể nói như vậy. Suốt đời, ông thèm được như Brodsky, sống 1 cuộc đời gần như sống 1 phép lạ. Nhưng sau ông nhận ra, chính cái phần nhơ bẩn ác độc, với ông, cần hơn nhiều, so với “thiện căn”.

Sự tương phản giữa thiện và ác, của miền đất Bắc Kít, rõ nhất, là qua Tô Hoài của “Dế Mèn”, và của “Ba Người Khác”. Với Tô Hoài, không có sự cứu rỗi, và có vẻ ông cũng chẳng hề bận tâm, về 1 "evil" mà ông đã từng đau khổ, và quên mẹ mất rồi. Nhưng với Milosz, nếu có cứu chuộc, là nhờ đọc Simone Weil, và cái gốc Ky Tô của ông, theo Gấu. Bữa nào rảnh, TV sẽ đi 1 đường chuyển ngữ, bài của Milosz, “Sự quan trọng của Simone Weil”, hầu độc giả thân mến TV!

Hà, hà!

Truyện Kiều là 1 áng văn chứa đựng 1 ý hướng đạo đức, người con gái bán mình chuộc cha, trải qua kiếp đoạn trường, thanh lâu thanh y mấy đận, đến khi gieo mình xuống sông, là hết cái kiếp nhục đó, qua 1 kiếp khác.
 
Người dân Mít coi đây là "Thánh Kinh", bởi thế mới có cái vụ bói Kiều, trước khi quyết định 1 việc làm gì mà họ nghĩ ảnh hưởng đến may rủi, sinh tử, thiện ác... 

Khi nhà văn vô lại – vô lại thực, như Gấu đã chứng minh (1) - cho đăng tuyện "Đĩ Thúi" của ông, trên blog của Sến, là Gấu đã đi 1 đường cảnh báo rồi, và mượn câu của Kafka, để cho rõ cái nghĩa của cái thiên chức của nhà văn:
Trong cuộc đấu sinh tử giữa nhà văn và thế giới, nhà văn phải hỗ trợ thế giới.
Câu của Kafka 1 cách nào đó, tương tự với câu của Nguyễn Du, chữ tâm bằng ba chữ tài.
Cái thứ ẩn dụ cởi truồng, mượn văn chương để chửi xéo cuộc đời, với những nhân vật vô đạo đức, nhơ bẩn, như trong “Đĩ Thúi”, mà gọi đó là" viết lại Truyện Kiều" ư?
NQT

(1)

Đĩ thúi

Cái tít không thôi, là đã thúi rồi.
Bắc Kít không ra Bắc Kít, Nam Kít thì tất nhiên không.
Đúng ra phải viết Điếm Thúi.
Từ này dữ dằn lắm với dân Nam, vì nó ít được dùng để chỉ bướm, mà để chỉ những đấng, thí dụ như tác giả NV!
Hoặc Đĩ thối
Tay Nguyễn Vịt này, thú thực Gấu không ngửi được.
Lại thêm Sến nữa, "tất cả chúng ta dường như đều có mặt".
Đếch có Gấu. 

Văn tay này thô tục, trâng tráo, nham nhở, bựa...
Có đủ hết cái xấu của văn Bắc Kít.
Thiếu cái tốt của nó. Cứ đọc song song với, thí dụ NHT, là nhận ra.
Cái thiếu nhất: Thiếu sự trung hậu.

Một vị độc giả hỏi, có biết Nguyễn Vịt không mà sao chửi dữ thế. Gấu không quen biết NV. Lần đầu đọc, khi ông viết, đăng trên BBC hay đâu đó, về vụ dân lục tỉnh kéo về Sài Gòn biểu tình đòi đất, và lũ VC để mặc họ chết đói, rét, lạnh dưới mưa. Mấy gánh hàng rong cũng không dám bén mảng, vì sợ Cớm VC bắt. Giọng văn hết sức khốn nạn, trâng tráo, đểu cáng, chọc quê bao nhiêu con người, và, chưa hết, tiện dịp, còn quảng cáo sách sắp xb của anh ta, và đề nghị xếp hàng mua!
Gấu cố kiếm trên TV, để nói có sách mách có chứng, nhưng chịu. Sorry.

Còn cái kiểu ẩn dụ cởi truồng của anh ta, với những nhân vật lịch sử hay văn học, là trò đám nhà văn VC thường làm, 1 cách tránh né kiểm duyệt, nhưng nó cũng đã trở thành 1 thứ “đĩ tinh ròng” (chữ của NV) rồi.

Đọc, chỉ lộ ra tâm địa khốn nạn của người viết.

Kafka có 1 câu, phải nói là hết sức khủng khiếp, Barthes mê quá, bệ ngay về, đặt ngay lên đầu bài viết của ông.

Khi ông bệ về như thế, hẳn là ông nghĩ tới những tên viết vô lại như tên Nguyễn Vịt, với thứ văn chương được Sến choàng cho những vòng hoa “phản hiện thực, phản tiểu thuyết… chúng ta hình như đều có ở trong đó"....

Đọc mấy đấng “lề trái” ở trong nước, như tên vô lại NV, thấy cực tởm, so với đám lề phải, ấy là vì chúng nghĩ chúng chọn “phiá của nước mắt”, như ông Dương Tường phán, thành ra tên nào tên đó chửi nhà nước dữ lắm, và giọng văn rất càn dỡ, đểu giả, tinh ròng độc Bắc Kít, ấy là vì chúng nghĩ, lương tâm chúng trong sạch.

Ở bên dưới những câu văn độc địa của NHT, ở những tác phẩm đầu, tinh ý thì lại nhận ra tấm lòng nhân hậu của ông, nhận ra cái ý của Kafka, trong cuộc đấu sinh tử tay đôi, duel, giữa nhà văn và thế giới, nhà văn chọn thế giới.
Làm sao mà có chúng ta ở trong thứ văn chương nhơ bẩn của NV được.

Trong bài viết “Con người, con vật chính trị, L’homme, une bête politique”, trong số Văn Học Pháp, Le Magazine Littéraire, 7&8 2007, đặc biệt về cái ngu đần, một phát kiến hiện đại (la bêtise, une invention moderne), tác giả Perrine Simon-Nahum phán, một xã hội dân chủ vận hành tốt đòi hỏi công dân của nó một sự phán đoán sáng sủa, rõ ràng (un jugement éclairé). Nhất là khi mà những đấng trí thức, tầng lớp tinh anh, chính chúng, lại là bằng cớ của sự phạm tội mù quáng (Surtout quand les “intellectuels” font eux-mêmes preuve d’un coupable aveuglement). Trong phần “Sự đồi bại trí thức” (“Perversions intellectuelles”), tác giả bài viết viện dẫn Raymond Aron: Tiếp theo những nghiên cứu của Élie Halévy về bản chất của những chủ nghĩa toàn trị và sự yếu hèn của những chế độ dân chủ, R. Aron bèn tóm lấy đề tài này, ngay từ năm 1937, trong 1 bài viết trên “Tập san siêu hình và đạo đức” (Revue de métaphysique et de morale) nhắm vào chính trị kinh tế của “Front populaire” (Mặt Trận Bình Dân?). Áp dụng vào tầng lớp trí thức, trong 1 bài viết vào năm 1948, trên tờ Le Figaro, Aron đề ra trước tiên, những “nghịch lý của chủ nghĩa CS”: "Được coi thuộc giai đoạn giải phóng con người, một chế độ thành lập những trại tập trung, những hộ chiếu đi lại trong nước, les passeports intérieurs, cảnh sát chính trị, une police politique, siêu việt hơn thứ của những sa hoàng, như vậy là vượt quá giới hạn của sự ngu đần, cà chớn, đồi bại mà ngay cả 1 tên trí thức sau cùng cũng chấp nhận”.

Điều Aron kết án thì không nhắm vào chuyện, tôi chọn lề phải hay lề trái (nguyên văn, sự tham dự ý thức vào một ý thức hệ), mà là sự đồi bại trí thức.

Chúng ta gặp đúng trường hợp những những đấng tinh anh Bắc Kít ở đây, những đấng như Nobel Toán, Diễn đàn Bô xịt, hay tên vô lại NV.
*

For good and evil were too deeply entangled: The creation of works of art is marked by an astonishing duality: on the one hand it is a completely disinterested activity, even altruistic, consisting of detaching oneself from oneself; on the other hand it consists in feeding one's egoistic ambition. Whenever creative work enters personal life and makes its demand there, honest self-examination is very difficult. An oeuvre does not exonerate. And yet it is not quite "egoistic," though it introduces into a life many complications.
Milosz

Bởi là vì cái thiện và cái ác đóng rễ cực sâu thẳm: Sự sáng tạo những tác phẩm nghệ thuật mang dấu nhị nguyên đến kinh ngạc: một mặt nó là 1 hành động hoàn toàn thờ ơ, có thể nói, "vị tha", thoát ra ngoài “chính mình từ chính mình”;  một mặt, trong nó là tham vọng ích kỷ. Bất cứ khi nào tác phẩm nghệ thuật, khi đi vô cuộc đời cá nhân, đòi cái này cái nọ, thì cái sự "xem xét cái ngã", "đánh giá cái tâm", rất ư là căng.
Một tác phẩm đếch làm chuyện giải tội, xoá tội.
Tuy nhiên, nó cũng không hoàn toàn “vị kỷ”, tuy nó đem vô đời bạn rất ư là những rắc rối đoạn trường.

Thiếu cái tâm, là không thể nào có tác phẩm văn học được. Tên VC/NV này không làm sao không hiểu được điều này. Hắn cứ nghĩ, chửi nhà nước VC hắn đã từng cúc cung phục vụ, thật hăng, thật "liều mạng", là trở thành Nguyễn Du, là tâm hồn thanh tẩy, là được cứu chuộc!

Kít!