*





Note:
Trang Tin Văn sẽ cập nhật như thường lệ, sau những ngày bị troubles
NQT

kính chào tái ngộ

Today, [Monday Mar 2] at 8:57 AM

Mừng gặp lại nhà văn.

Thấy trang nhà Tin Văn cập nhật, sung sướng được thấy chờ đợi được đền bù.
Vội gửi mấy lời chúc tết muộn: sức khoẻ, bình an, mọi sự như ý.
Kính,

Độc giả TV

Đa tạ,

NQT


Anh Gau sao ma phai chong gay rua? Hinh moi hay cu ? Chuc mau lanh de con ra pho mua sach. O. khoe khong ? K

Bác bị gì vậy mà tay trái coi bộ cũng rung rinh vậy, nhưng về lại Canada là yên tâm rồi.
Dạo này chẳng đọc báo gì nhiều, cái đầu nó bão hòa rồi nhưng đọc trang của bác thì khi nào cũng có chuyện mới để học!
O. cũng vậy vậy thôi K, năm nay Montréal lạnh nhiều nên oải lắm.
Mong mọi người khỏe luôn nghe. 

O

Re: Cái tay
Không sao hết. Cái chân thì chưa biết sao. Tính đi gặp bác sĩ nhưng sợ tuyết quá. Nằm nhà vài ngày coi sao.
Tks
NQT


/TG_TP/witness_shoah.html

Một bài Top Ten, đầu tháng

WATCHING SHOAH IN A
HOTEL ROOM IN AMERICA

 There are nights as soft as fur on a foal
but we prefer chess or card playing. Here,
some hotel guests sing "Happy Birthday"
as the one-eyed TV nonchalantly shuffles its images.
The trees of my childhood have crossed an ocean
to greet me coolly from the screen.
Polish peasants engage with a Jesuitical zest
in theological disputes: only the Jews are silent,
exhausted by their long dying.
The rivers of the voyages of my youth flow
cautiously over the distant, unfamiliar continent.
Hay wagons haul not hay, but hair,
their axles squeaking under the feathery weight.
We are innocent, the pines claim.
The SS officers are haggard and old,
doctors struggle to save them their hearts, lives, consciences.
It's late, the insinuations of drowsiness have me.
I'd sleep but my neighbors
choir "Happy Birthday" still louder:
louder than the dying Jews.
Huge trucks transport stars from the firmament,
gloomy trains go by in the rain.
I am innocent, Mozart repents;
only the aspen, as usual, trembles,
prepared to confess all its crimes.
The Czech Jews sing the national anthem: "Where is my home ... "
There is no home, houses burn, the cold gas whistles within.
I grow more and more innocent, sleepy.
The TV reassures me: both of us
are beyond suspicion.
The birthday is noisier.
The shoes of Auschwitz, in pyramids
high as the sky, groan faintly:
Alas, we outlived mankind, now
let us sleep, sleep:
we have nowhere to go.
 

Coi phim Shoah
tại một phòng khách sạn ở Mẽo

 
Ðêm mượt như lông ngựa non
Nhưng chúng ta thích chơi cờ, chơi bài. Ở đây,
một vài vị khách hát “Chúc Mừng Sinh Nhật”
trong khi chiếc TV một mắt chán chường xào đi xào lại mớ hình ảnh của nó.
Những cây cối từ thuở còn con nít của tôi vượt qua một đại dương để chào đón tôi từ màn hình.
Mấy người nhà quê Ba Lan hăm hở bàn về
có Ông Giời hay không có Ông Giời,
trong khi đám Do Thái thì lại câm lặng, mệt nhoài, hết hơi, do cái chết dài của họ.
Những con sông của những chuyến du ngoạn của thời trẻ của tôi chảy
một cách thận trọng qua đại lục xa vời, không thân quen.
Những toa tầu chở cỏ khô, không, không phải cỏ khô mà là tóc,
Những cái trục của nó thì kêu ken két do chở nặng quá.
Chúng tôi thì vô tội, những cây thông kèo nài.
Những tên SS thì hốc hác, và già,
Những vị y sĩ chiến đấu cố cứu tim, gan, và luơng tâm cho họ.
Khuya rồi, cơn buồn ngủ thấm vào tôi
Tôi tính chơi một giấc nhưng mấy ông hàng xóm
vẫn ong ỏng, “Chúc Mừng Sinh Nhật”:
Họ la lớn còn hơn cả mấy người Do Thái đang chết.
Những xe tải thật bự chuyên chở những ngôi sao, từ bầu trời
Những chuyến xe lửa ảm đạm đi trong mưa
Tôi thì vô tội, Mozart ăn năn;
Chỉ cây dương, như thường lệ, run rẩy,
sửa soạn thú mọi tội lỗi của nó.
Ðám Do Thái Czech hát quốc ca: “Nhà tôi đâu…”
Làm gì có nhà; nhà cháy rồi, quyện trong lửa có tiếng huýt của hơi ga lạnh
Tôi mỗi lúc một thêm vô tội, và buồn ngủ.
Cái TV trấn an tôi: Ta và mi thì đều quá cả sự nghi ngờ.
Sinh nhật ồn, ồn quá.
Những chiếc giầy của Lò Thiêu, chất thành kim tự tháp, cao như bầu trời, rên rỉ nhè nhẹ:
Than ôi, chúng ta thì sống dai hơn cả nhân loại, bây giờ, hãy để cho chúng ta ngủ, ngủ;
Chúng ta chẳng có nơi nào để mà đi 

Adam Zagajewski: Without End


Viết


&

&


ON THE TERRACE

The lonely breakfast table starts the day,
an adjustment is made to understand
why the other chair is empty. The morning
beautiful and still to be, should woo me. Yet
the appetite is not shared, lost somewhere in memory.
How lucky the horizon is blue and needs
no handwriting on its emptiness. I am
written on thoroughly, a lost novel
found again. I remember the predictable plot too late,
realize the silly, sad urgency of moss.

-Landis Everson

Trên sân thượng

“Cớ sao tôi xanh, tôi sầu và tôi đen thế này?”.

TTT (1)

Bữa ăn sáng mình ên bắt đầu, ngày
Một cú điều chỉnh được thực hiện để giải thích
Tại làm sao lại có cái ghế đếch có ai thèm ngồi, kia, hà, hà!
Buổi sáng mới đẹp làm sao, biết đâu, nhờ em vắng mặt, đó?
Thì nó vưỡn đẹp như thế mà,
Và có vẻ như nó đang thèm tán tỉnh anh, thay vì em!
Tuy nhiên, mất mẹ cái khẩu vị, đâu đó, trong hồi nhớ
Cái khẩu vị thì làm sao mà chia sẻ?
Em thì thèm mì quảng, thí dụ, còn anh, một tô bún ốc, vưỡn thí dụ
May mắn làm sao, trời thì xanh, và đếch cần chữ viết tay của em trên cái trống rỗng của nó
Cuộc đời GCC được viết trọn ra, một cuốn tiểu thuyết đã mất đi nay tìm lại được
GCC nhớ ra cái tình huống/tình tiết/cốt truyện của nó, quá muộn
Và nhận ra sự khẩn thiết dại khờ, ngớ ngẩn, buồn ơi là buồn của
Rêu xanh
Phủ trọn lên cuộc tình ngắn ngủi của đôi ta

[Bài thơ này dịch nhảm, trong lúc nhớ em của GCC]

Số báo này, chắc là mang từ Canada về, trong 1 chuyến trước, khi chưa mê thơ. Đã từng giới thiệu bài viết về Fallaci trên TV. Lần này, chở củi về rừng, hay đúng hơn, chỉ vì bài thơ, và cái truyện ngắn Tình Cho Thuê, Love For Rent, hay đúng hơn, một chuyện riêng, tức 1 thứ tự truyện, personal history, a love story.

Đọc loáng thoáng, vớ được 1 câu thần sầu. Nó giải thích cú mặc khải của GCC khi lần đầu gặp BHD, như ghi lại trong Chuyện Của Gấu, hay đúng hơn, nó giải thích “thánh ngôn” của em, khi bye bye Gấu, mi đâu có thương ta, mi thương 1 đứa con nít…. GCC post lại cả 1 mẩu trong có câu thần sầu, yêu là nhớ nhà: 


Many years ago, when I was in analysis, my therapist used to say, "Love is homesickness:" What she meant was that you tend to fall in love with someone who reminds you of one of your parents. This, of course, is one of those things that analysts always say, even though it isn't really true. Just about anyone on the planet is capable of reminding you of something about one of your parents, even if it's only a dimple. But I don't mean to digress. The point I want to make is that love mayor may not be homesickness, but homesickness is definitely love.
 

Chuyện Của Gấu. 

Gấu, Bắc Kỳ 54. Rời Hà Nội khi vừa mới biết yêu cái cột đèn, cái ngã tư, tiếng còi mười giờ chạy trên thành phố... Vào Nam, Gấu nhớ tiếng còi, nhớ cái tháp rùa đến ngơ ngẩn mụ cả người, bèn tự nhủ thầm, phải kiếm cho được một cô bé Hà Nội...
Cô là em của một người bạn học. Ông anh vợ hụt học dưới Gấu một lớp. Quen qua một người bạn, tên Uyển, hồi ở hẻm Đội Có, Phú Nhuận.

Kỷ niệm lần đầu tới nhà cô bé, nghĩ lại thấy thật buồn cười.
Ông anh cô khi đó đang học Đệ Tam, ban toán, và ông đã ra câu đố: muốn gặp em tao thì phải giải cho được bài toán hình học này. Chẳng hiểu ông thực tình bí, hay là muốn thử tài, theo kiểu: mày có đủ sức chinh phục con em tao hay không? Hồi đi học, Gấu vốn nổi tiếng là một cây toán. Cô em cũng dân toán, sau học y khoa. 

Lên đại học, ghi danh chứng chỉ Toán Đại Cương; tới kỳ thi, không hiểu bài toán muốn gì, Gấu nộp giấy trắng ra về!
Nhà nghèo, Gấu chỉ đủ tiền mua cours của giáo sư Monavon, mà không hề làm một bài tập nào. 

Ôi, giấc mộng đã tan mà sao ảo tưởng vẫn còn! 

Khi Gấu quen, cô bé mới mười một tuổi, chưa có núm cau. Chưa có gì, chỉ có một nỗi buồn Hà Nội, ở trong đôi mắt thăm thẳm.
Như lạnh lùng tra hỏi: anh yêu tôi hay là anh yêu Hà Nội?
Vừa ra ý ỡm ờ: anh yêu tôi, vì tôi độc?
Và đẹp? 

Nhà cô bé giầu, Gấu sững sờ tự hỏi, tại sao lại có nỗi buồn như thế ở trong cô bé mới mười một tuổi?
Sau này thân rồi, cô tâm sự: đi học, H. chỉ có mỗi một cái áo dài trắng độc nhất. Có lần, H. nghe mấy con bạn nói đằng sau lưng: con nhỏ này nó làm bộ nghèo...
Lần cuối cùng gặp cô bé, khi mối tình đã tan vỡ. Cô lúc này coi Gấu như một người thân, nói: H. mới đi chợ cho mẹ, lỡ tiêu quá một chút, anh đưa H. để bù vô. H. rất ghét phải giải thích...

Em gái của cô, mỗi lần thấy bố vô phòng, là bỏ ra ngoài. 

Lần cuối cùng hẹn gặp trước khi Gấu lấy vợ: cô đang học y khoa, ở tít mãi trong Chợ Lớn. Chỗ gặp mặt là một quán Tầu ngay Chợ Đũi. Gấu vẫn thường ngồi đó, chờ cô bé đưa em đi học tại một trường kế bên, rồi ghé. Cô em gái có lần thấy, đang bữa ăn chiều như nhớ ra, kêu "chị, chị ra đây em nói cái này hay lắm: buổi sáng em thấy chị đi với anh Gấu." 

Bạn bè, cô, và cô em gái vẫn gọi anh bằng cái tên đó. "Có thể bữa nào giận H. nó sẽ nói cho cả nhà nghe, nhưng cũng chẳng sao..."; Gấu ngồi chờ, cố nhớ lại những kỷ niệm cũ. Khi quá giờ hẹn 5 phút, anh bỏ đi. 

Sau này, anh nghe cô kể lại: Bữa đó, trời mưa lớn, H. đội mưa chạy xe từ Đại học Y khoa, suốt quãng đường Chợ Lớn - Sài Gòn. Cũng biết là vô ích, vô phương. Lũ bạn nói, con này điên rồi. Tới nơi, đã trễ hẹn. Thường, em vẫn trễ hẹn, anh vẫn chờ (có lần anh nói anh có cả một đời để chờ...), nhưng lần đó, em hiểu. 

Bữa đó, mưa lớn thật. Gấu đội mưa đi ra khỏi quán. Đi khơi khơi, không chủ đích, mơ hồ hy vọng những đợt mưa xối xả trên thành phố Sài Gòn xóa sạch giùm tất cả những kỷ niệm về một cô gái

Hà Nội,
độc,

đẹp...

Độc, là chuyện sau này, do Gấu tưởng tượng ra, khi đi tìm một cái tên, cho một cuộc chiến. 

Sự thực, những kỷ niệm về một miền đất, về một thành phố, và về cô bé, chúng thật đẹp.

*******

Nhiều năm trước đây, khi tôi đang điều trị 1 cas bịnh, cái em chữa trị cho tôi thường lèm bèm, “Yêu tức là nhớ nhà”.

Ý em muốn nói, mỗi khi bạn tính yêu ai đó, ấy là vì, ai đó đó làm bạn nhớ ông via, hay bà via của bạn. 

Ui chao, chuyện nọ xọ chuyện kia, GCC bèn nhớ đến Nguyễn Mai, 1 đấng văn sĩ Xề Gòn ngày nào. Anh có cái tật, mỗi lần yêu em nào tới chỉ, là khóc như cha chết, và thay vì “em iêu ừ em iêu”, thì bèn cứ “mẹ ơi, mẹ ơi”!

****** 

Lèm bèm về biển là phải lôi hai ông này ra. Ông thứ nhất là..
Borges: Joseph Conrad?

Và ông thứ nhì là tác giả Cá Voi Trắng. 

Borges: Đúng như thế. Nhưng hai ông này chẳng có gì giống nhau. Conrad trau giồi thứ văn nói. Lẽ tất nhiên chúng là những câu chuyện của vì phong nhã Marlow, người kể của hầu hết những câu chuyện. Về ông kia, thì là Herman Melville, trong Cá Voi Trắng… một cuốn sách gốc, tuy nhiên nó có hai nguồn, Shakespeare và Thomas Carlyle.

Trong Cá Voi Trắng, đề tài của nó: cái trắng khủng, the dread of the whiteness. Thoạt đầu ông ta có thể nghĩ là, con cá voi trắng, con vật đã xẻ thịt vì thuyền trưởng, được lọc riêng ra, từ những con cá voi. Rồi ông ta phải nghĩ là, tốt nhất nên làm khác đi, bằng cách làm cho nó thành trắng, tức cái tư tưởng, trắng là một màu cực khủng. Thường thì chúng ra gán cho màu đen, với sự ghê rợn. Đen, rồi đỏ, như máu, thí dụ. Nhưng Mleville bèn phán, trắng mới khủng, mà khủng thực. Có lẽ ông ngửi ra điều này, từ 1 cuốn sách ông đang đọc. 

Tôi nghi, ông ta kiếm ra điều này, là do đọc Poe, cuốn Chuyện Kể của Arthur Gordon Pym. Bởi là vì đề tài của những trang chót, bắt đầu bằng nước ở những hòn đảo, thứ nước thần kỳ, sau cùng bật ra cái trắng khủng. Điều này còn giải thích Miền Bắc Cực đã từng bị xâm lăng bởi những con vật khổng lồ màu trắng. Pym phán, bất cứ cái gì trắng gây khiếp sợ. Và Meilville bèn chôm liền. Thú vị là, có 1 chương mang tên “Cái Trắng Của Cá Voi”, trong đó, ông lèm bèm về trắng thì rất ư là khủng khiếp.

********

Trong “Trong ngoặc”, gồm những bài tạp ghi ngăn ngắn của ông, trong Kẻ dẫn đường tới hố thẳm, Our Guide to the Abyss, Bolano coi Melville và Twain là hai ông vua Hùng dựng nước, của nước văn chương Mẽo

OUR GUIDE TO THE ABYSS 

All American novelists, including those who write in Spanish, at some point get a glimpse of two books looming on the horizon. These books represent two paths, two structures, and above all two plots. Even sometimes: two fates. One is Moby-Dick and the other is the Adventures of Huckleberry Finn.
The first is the key to those realms that by convention or for the sake of convenience we call the realms of evil, those places where man struggles with himself and with the un-known and is generally defeated in the end; the second is the key to adventure and happiness, a lesser-known land, modest and unassuming, in which the character or characters set the character in motion, start it rolling, and the results are unpredictable and at the same time recognizable and close at hand.

*


*

Trở về Canada lần này, GCC có cái hân hạnh ngồi xe lăn, ở phi trường Seoul và Toronto rồi!

*

Tuyệt tác thế giới

Bolano viết, trong cả triệu thằng chưa chắc đã có thằng cụt cẳng như Captain Ahab, trong khi bất cứ ai cũng có thể là Huck.

Quả thế thật!
Coi hình thì biết!

Hà, hà!

Trước khi về Lào ăn Tết Mít với lũ nhỏ, GCC đọc vội tờ NYRB, bài tưởng niệm nhà thơ Mẽo mới mất. Và có đi vài hàng về bài này.
Về lại Canada, nhân cái chân trái đang làm eo, bèn nằm 1 chỗ, và lôi tờ báo ra đọc tiếp, thì phát giác ra 1 bài thần sầu:

How Envy of Jews Lay Behind It

 “Why the Germans? Why the Jews? Envy, Race Hatred, and the Prehistory of the Holocaust” 

The historian George Mosse liked to tell a hypothetical story: if someone had predicted in 1900 that within fifty years the Jews of Europe would be murdered, one possible response would have been: “Well, I suppose that is possible. Those French or Russians are capable of anything.”

*****

Anh Gau sao ma phai chong gay rua? Hinh moi hay cu ? Chuc mau lanh de con ra pho mua sach. O. khoe khong ? K

Hỏi thăm, chúc mau lành, nhưng vội hỏi O có khoẻ không, là còn có ý lo cho O. nữa đấy, hà, hà!

Để còn ra phố mua sách. Quả có ý đó. Thèm đọc 1 tờ báo Tẩy quá, mà không dám đi liều. Chờ 1 hai ngày coi sao, nếu không hết, thì phải đi gặp bác sĩ gia đình…

Tks all

NQT

V/v Cái chân trái đang làm eo.

Năm ngoái, GCC cũng về Lào ăn Tết Mít với lũ nhỏ. Lần đó, GCC than với ông bạn cờ hàng xóm, và cũng còn là 1 tay thổ công của Vạn Tượng, không biết khẩu súng của tui có còn sử dụng được hay là hư mẹ mất rồi, ông nói, làm sao có chuyện hư được, và kể về ông cụ của ông, 95 tuổi, với đám con 21 đứa, bỏ mất đâu 1 hai đứa, còn lại chừng 19, 20, đứa nào cũng có cuộc đời của đứa đó, và ông cụ, lâu lâu vẫn còn nhờ ông con kiếm cho 1 em để nhờ lau chùi súng!

Quả là quá bảnh!

Lần này, ông về Việt Nam, vì có cô em bị ung thư gì đó, phải mãi đến những ngày cận Tết mới về lại Lào.

Và, không phải cái chân thứ ba không sử dụng được, mà là cái chân trái, của cái Cầu Ba Cẳng của Gấu!

 

Bèn “Tạ Lỗi Cái Chưn” - chân thứ ba, không phải thứ hai - thay vì “Tạ Lỗi Trường Sơn”, như 1 anh nhà thơ Mít gốc Đại Hàn, gốc TNXP, bằng bài thơ dưới đây, của nhà thơ Mẽo mới mất

Courtship

There is a girl you like so you tell her
your penis is big, but that you cannot get yourself
to use it. Its demands are ridiculous, you say,
even self-defeating, but to be honored somehow,
briefly, inconspicuously in the dark.

When she closes her eyes in horror,
you take it all back. You tell her you're almost
a girl yourself and can understand why she is shocked.
When she is about to walk away, you tell her
you have no penis, that you don't

know what got into you. You get on your knees.
She suddenly bends down to kiss your shoulder and you know
you're on the right track. You tell her you want
to bear children and that is why you seem confused.
You wrinkle your brow and curse the day you were born.

She tries to calm you, but you lose control.
You reach for her panties and beg forgiveness as you do.
She squirms and you howl like a wolf. Your craving
seems monumental. You know you will have her.
Taken by storm, she is the girl you will marry.

Mark Strand: Selected Poems