*
Hết tuyết rồi!

Poland's Anne Frank

Ai điếu
Hugo Claus

Trong Inner Workings, tập tiểu luận, trong Hugo Claus, poet, Coetzee viết:
Trong một trong những bài thơ sau này của Hugo Claus, một nhà thơ nổi tiếng bằng lòng cho một nhà thơ trẻ phỏng vấn [Gấu bỗng nhớ đến Hoàng Cầm và cú cho phép một nhà thơ trẻ lặn lội từ hải ngoại về châm đóm cho ông hút thuốc lào, quái quỉ thế!]. Sau vài điếu thuốc lào [vài ly, nguyên văn], mượn hơi thuốc lào [hơi men], nhà thơ trẻ bèn ra đòn:
Lúc này chỉ có hai ta, tớ hỏi thiệt anh già, cớ sao cứ ruỗi ra với đám trẻ, với thế giới hiện đại? Tại sao quá để ý đến đến những đại sư phụ đã ngỏm củ tỏi? Tại sao qua bị ám ảnh bởi kỹ thuật? Đừng nóng giận, cảm thấy bị xúc phạm nếu tớ nói ra sự thực này: Ông có vẻ quá hũ nút [hermetique]? Lại còn nhịp thơ của ông, sao nó hiển nhiên quá, trẻ con quá? Đâu là triết lý của ông, đâu là tư tưởng cơ bản của ông, ở trong cõi khùng đó?
*
Nhà thơ già bèn đưa cái đầu trở về với thời trẻ thơ, về những ông thầy đã chết của mình, Byron, Erza Pound, Stevie Smith. "Lối đi đá tảng" [Stepping Stones], ông nói.
Ông nói sao? Nhà thơ trẻ bối rối, không hiểu.
Những hòn đá làm thành những bước đi, để cho bài thơ cứ thế mà bước tới.
Anh già đẩy anh trẻ ra cửa, vừa đẩy vừa khoác lên vai nhà thơ trẻ cái áo choàng. Từ thềm bên ngoài, ông chỉ  mặt trăng. Vẫn không làm sao hiểu ra ý của nhà thơ già, nhà thơ trẻ cứ ngó mãi ngón tay trỏ.
*
Ngón tay chỉ mặt trăng.
*
Cũng ý đó, Borges kể câu chuyện "Bông Hồng của Paracelsus":

"Tôi không quan tâm đến vàng. Những đồng tiền này chỉ để nói lên lòng mong ước của tôi được theo chân Thầy. Tôi muốn Thầy dậy tôi Nghệ Thuật. Tôi muốn bước kế bên Thầy, trên con đường đi tới Cục Đá."
"Con đường 'là' Cục Đá... Mỗi bước đi của bạn, là mục tiêu mà bạn tìm kiếm."
Người đàn ông nhìn vị đại sư, giọng anh thay đổi:
"Nhưng, như vậy là không có mục tiêu?" Nguồn
Nhật ký

**
*
Trăm năm trong một cuốn

The Truth About Putin and Medvedev

[Sự thực về Putin và Gà của Người]


**

Cali_08

30.4.2008: Người xa vắng biết đâu nấm nhà buồn?
Anh phải biết vì sao “hai thằng” đánh nhau? Bảo Ninh nhìn thấy “thằng” nào cũng chết và chẳng thằng nào được cái quái gì? Cũng như lính Ngụy thấy quần áo lót của phụ nữ cũng bỏ đi xem, cái đó rất thật. Nhưng anh phải nhìn thấy khi anh ngồi trong nhà anh, có “thằng” vào giết vợ anh, giết con anh, đốt con anh thì phải đánh lại chứ? Bảo Ninh chỉ nhìn lúc đang đánh nhau, chứ không nhìn ra nguyên nhân đánh nhau. Đã là “trọng tài bóng chuyền” thì phải công bằng.
Nói thật, mình rất quý Bảo Ninh nhưng mình khác Bảo Ninh ở chỗ này, mình rõ ràng và khoa học hơn. Có thể do mình ở lính lâu quá.
*
Cho đến bây giờ ông nhà văn này vẫn một Ngụy, hai Ngụy, không chỉ riêng ông này, mà rất nhiều ông khác cũng vậy. Bạn cứ đọc mấy ông đang khoe công trạng nhân ngày 30 Tháng Tư là biết. Như vậy mà cứ hô hào giao lưu hòa giải, 'hội nhập' thì cũng quái.
Mấy anh bỏ chạy thì dễ rồi, nhưng, Gấu thử tưởng tượng một ông Đại Uý nhà văn chuyên môn bắt lính đào ngũ, thanh niên trốn quân dịch, khi gặp ông nhà văn Nê Nựu này, hai ông sẽ xưng hô ra sao?
Tuy nhiên, Gấu rất phục ông Lê Lựu. Ngụy là Ngụy, VC là VC.
Phải "chính danh" như vậy, rồi mới nói chuyện được.
Riêng về cái khoản ông Lê Lựu khoe ông rõ ràng và khoa học hơn so với ông BảoNinh, rồi lại khoe thêm thành tích giết người nhiều hơn [ở lính lâu quá], rồi từ đó, chê tài văn của ông Bảo Ninh, mới càng quái!


*
Tờ Lire đọc Nhà Hội, của Martin Amis, bản tiếng Tây:
Những nụ hôn bồng bồng từ Liên Xô: Cái tít này, là từ Ian Fleming. Thành thử thật khó dịch từ "Bon", vì nó còn liên quan đến James Bond.
Tên tôi là Bond. James Bond.
Tên tôi là Gấu. Gấu nhà văn.

Bốn bài thơ mới
Cao Thoại Châu
Vũ Thư Hiên vs Koestler
Nhân đọc bài Nhân Cách

 Đậu bằng qua giá vũ như ti
Notes on Writing and the Nation

A  DECLARATION OF INDEPENDENCE
TCS vs LS