*

ĐÊM MƠ TRÊN SÔNG VÀM CỎ

Mái tóc dài thôi em cứ buông
May ngăn được cơn sầu vũ trụ
Tôi sẽ thắp thơ tôi ngàn ánh lửa
Đêm yên bình nghe sóng vỗ ru em
Cao Thoại Châu

Nỗi buồn Istanbul

Coi chừng điều kỳ diệu:
Những câu chuyện nguy hiểm của.... Việt Nam!
*
TLS, 4 Tháng Tư 2008, đọc truyện mới ra lò của Salman Rushdie.
*
Change and Decay: Đổi thay và Lão hóa!
Trong số này, còn một bài về Ông Thánh Của Lò Thiêu, như Kertesz gọi Jean Améry, tác giả của cuốn At the Mind' s Limits [Ở những giới hạn của cái đầu]. Tin Văn sẽ [chắc chắn] chuyển ngữ bài viết, thêm vào những gì đã giới thiệu về ông người Áo gốc Do Thái này.
*
Bản dịch tiếng Pháp, tác phẩm của Jean Améry:
Quá tội ác và hình phạt: Luận về vượt qua cái không thể vượt qua
[Bản này, của độc giả Tin Văn tặng Gấu. Tks. NQT]
*
Vị Thánh của Lò Thiêu
Tôi đã nói nhiều lần là  Jean Améry – với quyển Vượt Quá Tội Ác Và Hình Phạt - Khảo luận để vượt lên cái không thể vượt được - Par-delà le crime et le châtiment. Essai pour surmonter l'insurmontable, Actes Sud, 1995 - là “vị thánh của Holocauste”. Đó là một nhân vật tột cùng. Ông đi đến cái tột cùng, không tự che đậy, biết rằng tất cả những điều này sẽ phải trả giá bằng cuộc tự sát.

Tin Văn sẽ chuyển ngữ bài viết của Sebald về Ông Thánh Lò Thiêu, Jean Améry, trong Về Lịch Sử Tự Nhiên Của Hủy Diệt, On The Natural History Of Destruction.
Chống Bất Phản Hồi, Against the Irreversible:
On Jean Amery, Về Jean Améry

Với Améry, thế giới Chủ Nghĩa Phát Xít Đức trù tính thực hiện là thế giới của tra tấn, trong đó, con người hiện hữu, chỉ để làm thịt, kẻ đứng kế nó.
Tra tấn có một tính chất không thể nào tẩy xoá đi được: Kẻ nào bị tra tấn, là suốt đời bị tra tấn. Whoever was tortured, stays tortured.
Nhật Ký
*
Jean Améry
From Wikipedia, the free encyclopedia.

Jean Améry (October 21, 1912 - October 17, 1978) was an Austrian of Jewish descent. He was born in Vienna, Austria as Hans Maier. He lived in Hohenems, a small resort city in the state of Vorarlberg.
He later moved to Belgium to escape the Nazis. When they invaded that country, he became active in the resistance. He was captured and imprisoned, first in Auschwitz, Buchenwald and then to Bergen-Belsen before being liberated by the advancing Red Army in 1945.
After the war, he changed his name to Jean Améry (a French anagram of his given name) and refused to write in German for many years.Published Works
At the Mind's Limits: Contemplations by a Survivor On Auschwitz and Its Realities, Indiana University Press.
[Người Áo, gốc Do Thái, sinh ra với tên Hans Maier, sau đổi qua tiếng Tây, là Jean Améry. Từ chối viết bằng tiếng Đức trong nhiều năm. Đã từng chiến đấu trong Kháng chiến Pháp, bị bắt, trải qua ba trại tù của Đức, được Hồng Quân giải thoát năm 1945]


Vũ Thư Hiên vs Koestler

Cái tít "VTH vs Koestler" này, chỉ liên can đến cái vụ ông Yankee mũi tẹt VTH cầm nhầm cái tít cuốn sách của Koestler.
Có thể ông không thực tình có cái ý đó. Nhưng khi viết xong cuốn của ông, thì chợt bật ra (1) cái tít và cùng với nó, những ngày đầu vô Nam săn lùng chiến lợi phẩm, nhanh tay lẹ chân tóm được cuốn Đêm giữa ban ngày, nội dung cuốn sách sao giống trường hợp của ta thế. Cũng một đời cung cúc, tận tụy, hy sinh cho Đảng, mà cuối cùng lại đi tù vì tội chống Đảng!
Quái một cái, là không lẽ một dịch giả như Phạm Minh Ngọc không lẽ không biết đến vụ việc này, mà lại "vừa đánh trống vừa ăn cướp", khi phán:
Người dịch cho rằng sẽ rất hợp lý nếu chuyển ngữ tên tác phẩm này thành Đêm giữa ban ngày nếu như trước đó chưa có một tác phẩm đã rất nổi tiếng cùng tên của nhà văn Vũ Thư Hiên.
Đấy là ông viết. Còn trong bụng, ông nghĩ: Tay mũi lõ này ăn cắp cái tít của "bạn ta", là VTH!

(1) Chuyện đã từng xẩy ra với Faulkner. Ông viết xong cuốn Âm thanh và Cuồng nộ, nhưng không làm sao kiếm được một cái tít cho nó, thế rồi, một ngày bất thần, từ trong tiềm thức, cái tít bật ra, và cùng với nó, là nội dung cuốn sách:
Đây là một câu chuyện được kể bởi một tên khùng, đầy âm thanh và cuồng nộ, và chẳng có nghĩa gì cả.
Shakespeare.
Ông Yankee mũi lõ thì đi một đường ghi chú. Ông Yankee mũi tẹt, vờ luôn, khiến ông bạn của ông, là dịch giả PMN, mắc lỡm!
*
Đã từng xẩy ra một vụ việc, một ông Mít chôm tên tác phẩm của một người khác, khi đem cuốn sách tặng một anh bạn thân hồi còn nghèo khổ sau 1975, cùng nhau đi bán sách cũ, thâu gom đồng nát... Anh này nói, cái tít này của người đó, người đó.
Anh kia bèn buồn rầu than:
Vậy mà tao tưởng không còn ai nhớ chuyện xưa tích cũ đó chứ!
Theo cái đà suy nghĩ như vậy, Gấu này sợ rằng, tất cả tác phẩm của Miền Nam ngày nào, đều sẽ tái sinh, và đều được cắt nghĩa, như là PMN cắt nghĩa: Tao tưởng mọi người đều quên, ngày nào có một Miền Nam khác hẳn Miền Bắc chứ!
Đây là điều thực sự xẩy ra, ở những thế hệ Miền Nam sinh sau 1975, chẳng biết gì về một Miền Nam trước 1975, vậy mà cũng cứ mơ mơ hồ hồ, về một thiên đàng đã mất.

Re: Câu hỏi về bài thơ của thi sĩ Thanh Tâm Tuyền. Vâng, đã đọc. Chuyện văn thơ của các ngài thi sĩ đó có thể nói hoài chẳng dứt nhưng cũng có thể chung qui được một điều: 19 năm văn chương Miền Nam là một điểm son trong văn chương (toàn cõi) Việt Nam thời cận đại mà ảnh hưởng của nó vẫn còn đến ngày nay. Cháu chỉ sống trong thời đó chừng vài ba năm do sinh sau đẻ muộn. Chỉ biết được những dòng thơ lời hát đó qua người nhà và khi đi khỏi Việt Nam (cũng hơn ½ đời người). Nhưng vẫn ấp ủ nó trong lòng như một hoài niệm về thời hoàng kim nào đó. Điều thú vị là sau nầy về Việt Nam gặp những đứa em bà con, những người bạn mới đều sinh sau 75 và đều có chung một hoài niệm đó.
Re: comments về Nguyễn Ngọc Tư và vài bài nhận định khác: Cháu nghĩ chú đem suy nghĩ và hy vọng của chú vào NNT. Theo cháu nhà văn nầy không có nghĩ đến mức đó đâu.
Lan N
Blog Tin Văn
*
Nhân nói chuyện chôm chĩa, Gấu cũng đã từng lâm trường hợp y chang VTH: Chôm mà không biết mình chôm!
Đó là câu "Thắng trận nhục nhã lắm". Gấu cứ nghĩ, mình là tác giả của câu phán oanh liệt như vậy. Chỉ mãi đến khi, một tờ báo Tây ra số đặc biệt, về Malaparte, Gấu mới ngớ ra, là mình chôm, trong khi dịch ông này!

Có hai cuốn khác của Koestler cũng được dịch là Nội chiến bi thảm và Tội không thành, Thượng đế đã chết trong thành phố, Nguyễn Quốc Trụ dịch. Đây là những tác giả bị người Cộng Sản xếp vào loại sách phản động chống Cộng. 

Nguyễn Văn Lục, trong đoạn trích trên, từ bài viết của ông trên Hợp Lưu, về văn dịch trước 1975 tại miền nam, đã lầm cuốn tôi dịch, Thượng Đế Đã Chết Trong Thành Phố, là của Koestler.

Nội Chiến Bi Thảm, chắc là cuốn Di Chúc Tây Ban Nha. Tội Công Thành [công, như trong công và tội], chắc là một bản dịch khác của Bóng Đêm Giữa Ban Ngày. Cả hai đều của Koestler. Nhưng Thượng Đế Đã Ngỏm Củ Tỉ, tôi dịch cuốn La Peau, [Làn Da], bản dịch tiếng Pháp, của một tác giả Ý, Curzio Malaparte [1898-1957]. Ông còn là tác giả Kỹ Thuật Đảo Chánh, hình như Bửu Ý cũng đã dịch ra tiếng Việt, lẽ dĩ nhiên, trước 1975.
Thượng Đế Đã Ngỏm Củ Tỉ, mới đây thôi [1998] lại được mấy ông Tây tái bản, và hít hà, nhân kỷ niệm lần thứ 100 năm sinh của Malaparte.
Viết về thời kỳ 1943-1945, khi Mẽo giải phóng Ý. Câu chót của cuốn sách, bây giờ đọc lại, trên tờ Lire, Đọc, số Tháng Mười 1998, Gấu tôi mới biết là mình thuổng của ông: “Thắng trận nhục lắm”. [C’est une honte de gagner une guerre].

Nạn nhân đầu tiên sau 1975 của VC
*
Cái cuốn La Peau này, nói chuyện lính Mẽo giải phóng Ý, miêu tả những chuyện giống y chang những ngày Mẽo vô Miền Nam trước 1975. Cảnh Mẽo mua hàng PX phục vụ cả một đại gia đình bên vợ. Cảnh, xe Mẽo chở hàng container, phom phom chạy trên đường Hai Bà Trưng, có xe MP dẫn đường, trong khi phía sau xe, Mít đã  mở container, cứ thế thẩy hàng xuống cho đồng bọn.

*
Mấy anh lái sách mang ra hải ngoại, nhờ vậy mà còn
*
Nhân nói chuyện GI mua hàng Hợp Tác xã Mẽo phục vụ gia đình em Ca Ve, Xờ Nách Ba, Gấu có một kỷ niệm thật là tuyệt vời, liên quan tới em Mai [Mai, Mai, để anh kể cho em nghe về một thành phố mà anh vừa mê tít thò lò thì đã phải bỏ chạy...]
*

Mai, Mai, để anh kể cho em nghe về một thành phố mà anh vừa biết yêu nó thì phải rời bỏ, một quãng đời của anh, bây giờ nhớ lại thấy đâu đó trong quá khứ những trái sấu vàng vương vãi, tiếng lá vàng xào xạc, tiếng còi mười giờ chạy dọc theo con phố Tràng Tiền. Mùa Thu, màu thu Hà Nội, những lá cây vàng úa, hàng cây hai bên đường hình như cao thêm, thành phố trang nghiêm và buồn rầu như đang trầm ngâm suy nghĩ, buổi sáng trong suốt không vẩn một hạt bụi, tiết trời lành lạnh người ta quên đi, rồi đột nhiên nhớ lại, và chút giá lạnh đã len vào tâm hồn; buổi chiều sẽ bất chợt trở về, những con đường sẽ im lìm và trầm lặng hơn như giấu giếm một tiếng thở dài; chúng như bị bỏ quên, trừ một hai cặp tình nhân đi lại, hoặc một hai đứa nhỏ tha thẩn… Để anh kể cho em nghe về một thành phố mùa thu có những hạt mưa nhỏ như những hạt bụi bay trong gió, mùa hè vàng nắng đã qua đi từ lâu cùng những buổi tắm sông, nằm trên cát nóng bỏng, nhìn thẳng vào mặt trời.


Notes on Writing and the Nation
Salman Rushdie
Ghi chú về Viết và Nước
*
A  DECLARATION OF INDEPENDENCE

Tuyên ngôn Độc lập

Writers are citizens of many countries: the finite and frontiered country of observable reality and everyday life, the boundless kingdom of the imagination, the half-lost land of memory, the federations of the heart which are both hot and cold, the united states of the mind (calm and turbulent, broad and narrow, ordered and deranged), the celestial and infernal nations of desire, and-perhaps the most important of all our habitations-the unfettered republic of the tongue. These are the countries that our Parliament of Writers can claim, truthfully and with both humility and pride, to represent. Together they comprise a greater territory than that governed by any worldly power; yet their defenses against that power can seem very weak.
Salman Rushdie
Nhà văn là công dân của nhiều xứ sở: xứ sở hữu hạn, có biên giới, của thực tại quan sát được và đời sống thường nhật, vương quốc không bến bờ của tưởng tượng, miền đất mất một nửa của hồi ức, những liên bang của trái tim, nóng và lạnh, những hiệp chúng quốc của cái đầu (êm ả hoặc giông bão, rộng rãi hoặc chật hẹp, ngăn nắp hoặc hoặc xô bồ), những thiên đàng hoặc địa ngục của đam mê, thèm muốn, và có lẽ, xứ sở quan trọng nhất của tất cả những cư ngụ – xứ cộng hoà không thể nào bị kìm kẹp của tiếng nói.
Đó là những xứ sở mà Nghị viện của những nhà văn có thể tuyên bố, một cách chân thực, và với cả hai, sự tủi nhục và lòng tự hào: Chúng tôi đại diện cho chúng. Cộng tất cả những xứ sở đó lại, chúng lớn lao hơn bất cứ một lãnh thổ nào được cai trị bởi bất cứ một quyền lực nào ở trên trái đất này, tuy nhiên, sự chống đỡ, bảo vệ của Nghị Viện Nhà Văn, chống lại quyền lực trần gian kia, xem ra hơi rất bị yếu.


 TCS vs LS
Blessed is he who visited this world
In its fatal moments
Akhmatova: Third Elegy [1945]
Hạt bụi nào hoá kiếp thân tôi,
Vào đúng lúc thê thảm như thế này.


Lèm bèm về dòng văn học "Lạc Đường"

Era of the Witness: Thời của chứng nhân

Era of the Witness là thuật ngữ của nữ sử gia người Pháp. Annette Wieviork, để chỉ thời đại của chúng ta, chỉ trông mong vào lời chứng của chứng nhân để chuyên chở sự thực lịch sử, ... witness testimony is believed to be the way to convey historical truth.
Có vẻ như những tác phẩm gần đây của chúng ta, là cũng nằm trong "era of the witness": Đêm giữa ban ngày, Chuyện kể năm 2000, Ba người khác, Lạc Đường....

Đặt cái tít cho bài điểm cuốn Những Kẻ nói thầm, là Witness Protection [Bảo vệ người chứng], Lewis Siegebaulm, trên tờ Điểm Sách London, ngày 10 Tháng Tư,  2008, chắc là muốn nhắc tới những phim mafia. Đây là những tài liệu sống, hiếm, quí, còn sót lại của những Lò Thiêu, Lò Cải Tạo.
Tất cả, do ăn bậy, "gen" bị đột biến, biến thành ruồi, còn độc me-xừ Đào Hiếu, sao không quí, hiếm?
*
Mật vụ Liên Xô NKVD đến bắt cha của Angelina và Nelly Bushueva vào năm 1937, khi đó cô chị ba tuổi, cô em một tuổi. Hai chị em bị đưa đi trại mồ côi khác nhau, còn bà mẹ, Zinaida, bị đưa đi lao động cải tạo tại trại dành riêng cho Vợ của những tên phản quốc [the Akmolinsk Labour Camp for Wives of Traitors to the Motherland], cùng với người anh của hai chị em, Slava. Bà mẹ ruột của mẹ hai cô bé tìm được Nelly vài tuần lễ sau, còn Angelina tới 1940 mới tìm lại được. Mấy cô bé được đoàn tụ với mẹ và anh, tại trại lao động, ở đó, chúng cũng được đi học. Sau khi bà mẹ được thả, mấy mẹ con dời tới một vùng ngoại vi Perm sinh sống, vì bà mẹ không được quyền ở trong thành phố. Bà làm việc trong một văn phòng bảo hiểm của nhà nước, còn cô Nelly, khi đó 12, chạy giấy tờ. Vào năm 1951, Angelina vô học viện sư phạm ở Perm, và trở thành bí thư chi đoàn, sau lấy một ông sĩ quan CS làm việc tại cơ xưởng mà cô làm việc từ 1962 tới khi về hưu vào năm 1991. Cùng năm này, hai chị em được biết, bố,  năm 1937, đang làm công nhân, bị bắt vì là "kẻ thù của nhân dân", và bị xử tử tháng Giêng năm 1938. Bà mẹ mất năm 1992.
Orlando Figes kể theo kiểu từng phần một, in piecemeal fashion, những câu chuyện của hàng trăm gia đình như thế, trải dài 700 trang sách của ông. Những Kẻ Thì Thầm  đặt nước Nga vào trong "thời của người chứng", như nữ sử gia người Pháp đã đặt tên cho nó. Thời của người chứng, như thế, chủ yếu dựa vào hồi ức của những người sống sót.
*

To the End of Hell: One Woman's Struggle to Survive Cambodia's Khmer Rouge. By Denise Affonco. Reportage Press; 165 pages; £15.99
Tới tận cùng địa ngục: Cuộc chiến đấu của một người đàn bà để sống sót Khờ Me Đỏ.

Đã ba thập kỷ kể từ khi cuộc điều tra bắt đầu, và đầu tháng này, tòa án do Liên Hiệp Quốc bảo trợ, xử tội phạm chiến tranh tại Cambodia mới có quyết định đầu tiên, không cho đóng tiền tại ngoại, nghi can số 1, Duch, trùm trung tâm tra tấn ghê rợn Tuol Sleng, dưới thời Khờ Me Đỏ, từ Tháng Tư 1975 tới 1979.
Duch, 67, ít tuổi nhất, so với các bậc đàn anh, Khieu Samphan, chủ tịch nước, 73, chết vì bịnh tim năm ngoái, Ieng Sary, bộ trưởng ngoại giao, 82, tay anh em rể, Saloth Sar, nổi danh với cái tên Pol Pot, chết năm 1998, như là một con người tự do.
Được xuất bản bởi "The Extraordinary Chambers in the Courts of Cambodia", đây là một cuốn hồi ký của Denise Affonso. Những gì xẩy ra, và được tác giả kể lại trong đó, là một bằng chứng cho thấy, một trong những tội ác ghê rợn nhất của thế kỷ cần được tính tới, và đưa ra ánh sáng.
Nửa Pháp, nửa Việt Nam, một sản phẩm xịn của chủ nghĩa thực dân thuộc địa, tác giả cuốn hồi ký có thể đúng thứ người chịu đựng những đau khổ, do cơn điên khùng của Pol Pot gây nên. Bà đã không chụp lấy cơ hội, khi là nhân viên của tòa đại sứ Pháp, để mà bỏ chạy. Ông chồng của bà, một tay Cộng Sản, đã chào mừng ông chủ mới bằng những chai bia Trung Quốc.
Ông bị xử tử liền sau đó, nhưng phải hơn ba năm sau, bà vợ mới biết. Vào thời gian đó, bà cũng đã mất cô con gái, và tất cả những người thân trong gia đình.
Bà sống sót, và kể lại những gì đã xẩy ra. Chế độ Khờ Me Đỏ nổi tiếng vì những tội ác ghê rợn và sự ngu xuẩn, phi lý của nó. Nhưng trong tất cả, là cái ác xấu xa ghê tởm này: Tạo ra nạn đói, tại một vùng đất mầu mỡ. Bà tin rằng, họ muốn "nhìn thấy tất cả chúng tôi chết, người nọ tiếp người kia, do kiệt sức, đói, và bịnh tật".
Câu hỏi không thể nào trả lời, lẽ tự nhiên, là: "Tại sao?"
Từ chủ nghĩa Stalin tới Taliban, sự điên khùng quái thai của chủ nghĩa toàn trị là con đẻ quặt quẹo của những chủ nghĩa lý tưởng ngây ngô, và Khờ Me Đỏ có gốc rễ của nó trong Cuộc Cách Mạng Văn Hóa của Mao tại Trung Hoa.
*
Có một sự đối xứng, khi cuốn sách xuất hiện vào lúc này. “Tới Tận Cùng Địa Ngục”, khởi đầu bằng đời sống, và nó như một chứng tích dành cho tòa án, mở ra với khiếm diện của Pol Pot, và Ieng Sary, vào năm 1979, sau sự xâm lăng của Việt Nam lật đổ chế độ Khờ Me Đỏ.
Nguồn gốc của những phiên tòa, chỉ có một nửa, nếu chỉ nói đến cơn ác mộng mà chế độ này gây ra, thí dụ như qua cuốn hồi ký, mà còn phải kể ra cuộc xâm lăng giải phóng của Việt Nam: rằng, trong số những kẻ đang cầm đầu đất nước này, có những tên Khờ Me Đỏ đã được “tái tạo” [reformed], như thủ tướng Hun Sen [the demagogic prime minister Hun Sen, chữ của Người Kinh Tế].
*
Câu hỏi trên, không thể trả lời, "Tại sao?", cũng phải đặt ra cho toàn thể xứ Mít sau 30 Tháng Tư 1975: Tại sao, đúng vào lúc bước ngoặt lịch sử như thế, thảnh thơi xây căn nhà bằng năm bằng mười, lại xẩy ra hiện tượng con bọ?
*
Còn sự đồng thuận nào hơn sự đồng thuận: Nếu cần đốt sạch dẫy Trường Sơn, cũng phải đốt.
Nhưng sau đó, cái gì xẩy ra?
Nhật Ký