*

Poland's Anne Frank

Cali_08

30.4.2008: Người xa vắng biết đâu nấm nhà buồn?

*
by Ngọc Dũng
*
Bốn bài thơ mới

ĐÊM NGỦ BỤI Ở NHÀ THỜ ĐỨC BÀ 

Bốn mươi năm tôi trở về đây
Đứa bé ngày xưa ngủ dưới chân Người
Maria, trái tim Người còn đọng lại
Một thời thơ dại của riêng tôi 

Đứa bé qua đêm với bầy se sẻ
Bầy chim không ngủ sớm bao giờ
Thao thức từ đầu hôm tới sáng
Vỗ hoài không thấy một cơn mơ 

Đứa bé nằm trên tờ báo cũ
Như nằm trên tấm thảm bay xa
Ngày lang thang đêm xuống không nhà
Sự sống tự nhiên thành phép lạ 

Từng ấy năm kẻ ở xa về
Ngủ bụi trong căn nhà Đức Mẹ
Vòm mái cuốn cong như vòng nghiệt ngã
Thuở xưa buồn tôi tự dắt tôi đi 

Lại thức sớm theo người đi lễ sớm
Ngọn đèn nhà Chúa thật cô đơn
Nhớ da diết tiếng xe thổ mộ
Đêm đã buồn lóc cóc lại buồn hơn 

Từng ấy năm chớp bể mưa nguồn
Cuốn theo tiếng ngựa thồ mất hút
Tôi trở về đây đầu đã bạc
Sự yên bình đừng hỏi có hay không
Cao Thoại Châu
Cảnh ngủ bụi ở Nhà Thờ Đức Bà thì Gấu quá quen, nhưng là ngủ ngày, thời gian viết mướn tại Bưu Điện.
Ngủ bụi ở Nhà Thờ Đức Bà, ngay lối đi phía trước, thường là những giấc ngắn, thực ra là ngả lưng, và thiếp đi, trong khi vắng, và chờ khách, có thể xuất hiện bất cứ lúc nào. Khi có thì giờ phê, thì qua khu nhà của Cha, Cố, đối diện với Bưu Điện, bên kia vườn hoa, quảng trường Kennedy.
Nơi đây, sau 1975, có một quán cà phê, đám văn nghệ sĩ thường ngồi, thay vì ngồi bên lề đường Nguyễn Du, có tòa soạn báo Công Nhân.


Change and Decay: Đổi thay và Suy tàn

Vũ Thư Hiên vs Koestler
Nhân đọc bài Nhân Cách

 Đậu bằng qua giá vũ như ti
Notes on Writing and the Nation

A  DECLARATION OF INDEPENDENCE
TCS vs LS

Lèm bèm về dòng văn học "Lạc Đường"

Gấu vs Hồ Nam
Gấu này cứ trở đi trở lại với kỷ niệm, cái lần vô một thư viện Bắc Mỹ, tình cờ cầm cuốn Ngôn ngữ và Câm lặng của Steiner lên, và nhìn ra cái trang Tin Văn sau này.
Nhân ngày 30 Tháng Tư năm nay, 2008, Gấu tự hỏi chính mình, "huyễn hoặc nào đưa đến huyền thoại Tin Văn", mô phỏng bạn hiền DT.
Và, làm sao "giải hoặc"?

Chỉ đến những ngày cuối đời, như ngày này, Gấu mới hiểu ra ngọn ngành.
Huyễn hoặc khủng khiếp mà cuốn sách gây ra ở nơi Gấu, chính là hình ảnh nhà văn Tam Ích, tà tà xếp những cuốn sách của ông thành một chồng, rồi tà tà leo lên, tròng cái thòng lọng vô cổ, rồi bye bye cuộc đời, sau khi đưa chân đá đổ chồng sách.
Trong cái chấn động mà những trang sách, những dòng chữ của Steiner gây nên ở nơi Gấu, có  hình ảnh của Tam Ích, như trên!
Cùng với hình ảnh đó, là lời than của ông: Tuổi trẻ của tôi đúng là thật tuyệt vời, nếu tôi không vớ phải những cuốn sách viết về Lò Thiêu.
Nếu như thế, Tam Ích đi theo Cộng Sản, là cũng giống như Koestler, khi gia nhập Đảng Cộng Sản Đức: Hitler ante portas? (1)
(1) Mấy chục binh đoàn VC đang chờ ở cửa ngõ Sài Gòn!
*
Marx lật ngược triết học Hegel, ra chủ nghĩa Marx.
Nếu như thế, Gấu lật ngược kinh nghiệm Tam Ích, ra trang Tin Văn, mà ở dưới nền của nó, là 'huyễn hoặc': Giả như dân Mít chúng ta, nhất là đám Yankee mũi tẹt biết đến Lò Thiêu, liệu có để xẩy ra Lò Cải Tạo?
*
Note: Một độc giả Tin Văn, mail, đưa ra một 'huyễn hoặc' thật là hắc ám:
Giả như dân Mít biết đến Lò Thiêu, và bèn hành xử y chang ông "Ba X" nào đó, thì mất mẹ giống Mít ư?

Ui choa thế thì khủng khiếp quá! NQT
*
Một độc giả trả lời liền, trấn an Gấu, chuyện khủng khiếp đó không thể xẩy ra. Chứng cớ:

From:
To:
Subject: Các anh vĩ đại quá! Chiến tranh độc ác quá!
Date: Thu, 01 May 2008 16:25:27 -0400

Anh phải biết vì sao “hai thằng” đánh nhau? Bảo Ninh nhìn thấy “thằng” nào cũng chết và chẳng thằng nào được cái quái gì? Cũng như lính Ngụy thấy quần áo lót của phụ nữ cũng bỏ đi xem, cái đó rất thật. Nhưng anh phải nhìn thấy khi anh ngồi trong nhà anh, có “thằng” vào giết vợ anh, giết con anh, đốt con anh thì phải đánh lại chứ? Bảo Ninh chỉ nhìn lúc đang đánh nhau, chứ không nhìn ra nguyên nhân đánh nhau. Đã là “trọng tài bóng chuyền” thì phải công bằng.
Nói thật, mình rất quý Bảo Ninh nhưng mình khác Bảo Ninh ở chỗ này, mình rõ ràng và khoa học hơn. Có thể do mình ở lính lâu quá.

Rất nhiều sinh viên ở Mỹ hỏi tôi: Vì sao Việt Nam phải đánh nhau?
Tôi nói: Các cháu, các em không biết rằng, nếu không đánh nhau, không có sự hy sinh của hàng triệu người, ai biết tới Việt Nam ở xó nào? Ai biết Việt Nam là cái gì?
*
Cũng cùng lý luận như vậy, một ông quan VC nổ với vua Thái Lan, dân Mít chúng tôi anh hùng, đã từng đánh thắng hai tên giặc ghê gớm nhất, sừng sỏ nhất, đã từng được nhân loại mơ ngủ dậy biến thành VC... và ông vua này nói, may quá, nước chúng tôi không đánh thắng ai hết, và cũng chẳng mong có ai biết đến nước chúng tôi!
*
Cái chuyện mấy anh VC tự hào về cuộc chiến, thì cũng được đi. Nhưng nếu là một người còn chút luơng tri, thì phải tự hỏi, tại sao sau chiến tranh, dân chúng hai miền ùn ùn bỏ chạy ra biển, tại sao bây giờ đất nước lại thê thảm đến mức như thế.
Nhưng Gấu sợ rằng, mấy ông này lại gân cổ lên: Thê thảm ở chỗ nào đâu?

Cái đoạn Gấu gạch đít ở trên, chắc là ngài Lê Lựu nói lộn. Lính Ngụy chưa từng biết "hàng có gân" là cái gì, nhưng quần áo lót phụ nữ thì rất rành, và có thể đó là một trong những lý do họ thua cuộc chiến!
*

30.4.2008
Lê M. Hoà

Kịch phi lý hay kịch bi hài?


Đọc bài viết của anh Bùi Văn Phú về buổi trình diễn kịch Cánh hồng trong gió (Petals in the Wind) tại thính đường Zellerbach, tôi không biết là mình nên cười hay nên mếu sau khi đọc đoạn sau: “Sau hơn một năm bặt tin, bà Hồng được biết chồng đang bị giam ở trại cải tạo Tiên Lãnh. Bà muốn đi thăm, muốn đưa cả đứa con mới sanh được vài tháng theo để cho cha được thấy mặt con…”

Không gặp chồng hơn 1 năm nhưng lại có đứa con được vài tháng tuổi? Hay đứa bé là con của…? Vì theo ý bài viết thì vở kịch nói về sự chịu thương chịu khó và chung thủy của phụ nữ Việt Nam nên tôi gạt bỏ ngay ý trong đầu. Mong anh Phú cho biết là có điều gì trong cách anh viết hay cách anh hiểu vở kịch, hay tuồng tích vở kịch đúng là như thế? Xin đa tạ.
talawas
*
Về chuyện này, mà cũng hỏi, như trên đây, thì cũng bi hài thật.
Gấu đã từng kể chuyện, về một ông sĩ quan đi cải tạo, vợ ở nhà, một nách bốn, năm đứa con, phải làm bạn với một ông quan VC, và bố mẹ chồng bèn viết thư mét ông con. Ông con trả lời:
Chừng nào vợ con vẫn còn lo cho mấy đứa nhỏ, vẫn lâu lâu đi thăm nuôi thằng chồng đói khổ ở trong trại cải tạo, thì nó vẫn là vợ con.
Một chuyện hoàn toàn có thực. Chuyện sau đây cũng thực. Cả hai chuyện, Gấu đều rất rành, vì đều biết những người trong cuộc.
Một ông sĩ quan đi cải tạo, được vợ tới thăm, và nói, đây là lần chót, vì em lỡ có bồ rồi, không thể nào đi thăm anh được. Em cũng muốn xin ý kiến của anh. Ông chồng nói, anh ở tù, làm sao giúp gì em được. Nhưng nếu như vậy, chỉ mong em đừng có thêm con cái với người sau này.
Và quả như vậy. Sau này, họ gặp lại, tuy không đoàn tụ được, nhưng vẫn còn nhìn được nhau, giữa đám con cái, đều do người chồng, sau khi ở tù ra, nuôi dậy thành người, khi qua Mỹ theo diện HO.