*

Tạp Ghi

2



















30.4.2008: Người xa vắng biết đâu nấm nhà buồn?

*

*

Gấu & NTK
Thời gian dịch La Peau



*

Note: Mới nhận được, từ bạn văn trong nước. Lần trước, cũng 1 bạn văn gửi cho, nhưng server troubles, bị mất.
Tks. NQT.
TV sẽ giới thiệu bài viết của Kundera về cuốn này, và tác giả của nó, Malaparte.
Nguyên tác tiếng Ý, không phải tiếng Pháp.



*\


Note: Anh bạn mail, cho biết, có hai bản, một còn bìa, nhưng rách bươm, một, mới mua, còn tốt, nhưng mất bìa.
Tks again. Đúng là quà quá quí nhân ngày 30 Tháng Tư. NQT

Giải hoặc
C
ảm ơn anh Hòa Nguyễn đã quan tâm đến những bài viết của tôi, đã đọc kỹ bài về Đỗ Kh. Tôi trả lời với tất cả sự nghiêm chỉnh.
Chữ "giải hoặc", tôi dùng theo nghĩa: giải thoát tư duy ra khỏi huyễn hoặc của huyền thoại.
Từ này thông dụng ở miền Nam trước 1975. Nguyễn Văn Trung ưa dùng, có lẽ do chính ông đặt ra để dịch chữ démystification, cũng như ông dùng từ "giải thực" để dịch décolonisation. Từ "giải hoặc", ngoài ý nghĩa nghiêm chỉnh như trên, còn có khi đuợc dùng để đùa vui: "giải hoặc rồi" có nghĩa "sáng mắt ra rồi"; dường như trong kịch vui  Ngộ nhận, mà tác giả Vũ Khắc Khoan gọi là "lộng ngôn", ông có dùng theo nghĩa đùa vui này. Gặp dịp, tình cờ thôi, tôi hồn nhiên dùng lại. Nay anh Hòa Nguyễn hỏi, tôi mới được "giải hoặc": mở các từ điển tiếng Việt hiện hành, không có "giải hoặc", "giải thực" gì ráo! Chuyện nhỏ thôi, nhưng cũng là kinh nghiệm cho người viết văn: những chữ mình cho là đơn giản, vì quen dùng, chưa chắc gì mọi người đã biết.
Về một vài thắc mắc khác: tình yêu là thực chất, có lúc xen vào huyền thoại; bản năng sinh lý, tình dục, dĩ nhiên là thực chất, cũng có lúc xen vào hoang tưởng, nghĩa là thuyền thoại. Đề tài này sâu xa và phức tạp, khó lý giải ở đây – và cả nơi khác.
Về trường hợp Nguyễn Huy Thiệp đã phá huyền thoại này lại rơi vào huyền thoại khác, như tôi gợi ý, là vì ông ấy nghiêm trang. Còn Đỗ Kh. thì tếu. Ông Đỗ Kh. không phải là "bậc siêu xuất" hoặc "bậc giác ngộ", mà chỉ quan sát con người, có lẽ chủ yếu là cộng đồng di dân, rồi đưa ra một vài nhận xét phúng thế.
Tập truyện Đỗ Kh. xuất bản 1993 tại hải ngoại, bài điểm sách của tôi đăng trên một tạp chí hải ngoại 1994: vào thời điểm ấy, bài ấy, sách ấy là cần thiết. Mục đích của tôi không phải là đề cao Đỗ Kh., nhất là "đề cao hơi quá" về mặt nội dung giải hoặc; mà để đáp ứng lại môt nhu cầu tâm lý lúc ấy.
Anh Hòa Nguyễn có thể trách tôi: đưa ra tiêu đề "Đỗ Kh., kẻ giải hoặc", là đã vô hình trung tạo một huyền thoại Đỗ Kh. Nói vậy thì tôi chịu, không cãi vào đâu được.
Nhưng cũng sẽ vui thôi.
Đặng Tiến
Nguồn talawas
*
Bạn hiền nhận xét như thế này, thì hơi bị nhảm, và có tí thiên vị. Đỗ Kh. và NHT là hai trường hợp hoàn toàn khác biệt. Một hơi bị hề, một quá nghiêm trọng, vì động tới mồ tới mả của một miền đất, đụng tới cái gọi là tội tổ tông.
Không phải tự nhiên mà NHT cho NH ra Bắc nhét cái gì đó vào miệng tụi nó cho tao.
Nhét cái gì đó, mà không giải hoặc được, thì lại nhét tiếp!
Có thể, sau này NHT không còn là NHT. Nhưng đâu cần!
Đúng, ông Đỗ Kh không phải là bậc siêu xuất, hoặc bậc giác ngộ. Ông là Đỗ Kh.
Những nhận xét phúng thế? Chưa chắc. Bạn ta, đúng như bạn ĐT nói, chỉ vui thôi mà!
Lạ, trên bạn viết "với tất cả sự nghiêm chỉnh", dưới, bạn "vui thôi mà".
Suy ra, "vui thôi mà" là "nghiêm chỉnh"? NQT
*
Huyễn hoặc của huyền thoại?
Huyền thoại nào? Huyền thoại theo nghĩa của Lévi-Strauss hay Roland Barthes, thí dụ hai ông này?
Khó hiểu quá, thú thực.
Chắc DT muốn nói, những huyễn hoặc về một huyền thoại, do huyền thoại gây nên?
Nhưng những vấn đề lớn như thế, đâu có thể giản dị đưa vào một khung cửa nhỏ?
*
Cái tít "kẻ giải hoặc" đúng ra là phải để cho NHT mới phải. Ông ta “giải hoặc” huyền thoại Bác Hồ, cha già dân tộc, huyền thoại Nguyễn Huệ [ăn tục nói phét, hành động cục cằn, thô lỗ, côn đồ, nhét cứt vào miệng sĩ phu Bắc Hà, thấy gái Bắc là mắt sáng rỡ lên... ], đồng thời tạo ra huyền thoại Tướng Về Hưu, sau khi chiến thắng Miền Nam về sống nhờ lợn vỗ béo bằng thai nhi, thay vì biến thành ruồi, thành bọ....

Đỗ Kh, kẻ giải hoặc? Hoặc gì cơ chứ?
Ông Đỗ Kh. không phải là "bậc siêu xuất" hoặc "bậc giác ngộ", mà chỉ quan sát con người, có lẽ chủ yếu là cộng đồng di dân, rồi đưa ra một vài nhận xét phúng thế.
Một vài nhận xét phúng thế làm sao giải hoặc được?
Tập truyện Đỗ Kh. xuất bản 1993 tại hải ngoại, bài điểm sách của tôi đăng trên một tạp chí hải ngoại 1994: vào thời điểm ấy, bài ấy, sách ấy là cần thiết. Mục đích của tôi không phải là đề cao Đỗ Kh., nhất là "đề cao hơi quá" về mặt nội dung giải hoặc; mà để đáp ứng lại một nhu cầu tâm lý lúc ấy.
Nếu như vậy, khi cho đăng lại, phải bệ câu này lên đầu bài viết, để tránh hiểu lầm.
Vả chăng, liệu có thứ điểm sách có tính giai đoạn?
Và nếu thế, trong cuộc chiến Miền Nam, thơ Miền Bắc phải có thép, bi giờ hòa bường rồi, tha hồ tán gái, tha hồ rong chơi, "Nay ở trong thơ nên có dzú", như một bạn văn trong nước mới cho biết?
*
Nhân nói chuyện vui thôi mà.

Sontag, trong bài đọc, lecture, về Nadine Gordimer, mở ra bằng một câu của Doctor Johnson, từ thế kỷ 18:
Vinh quang số một của bất cứ một người dân nào, là từ những tác giả của đất nước đó.
Nhân đó, bà đưa ra lời phán của bà về văn chương, khi được hỏi, nhà văn nên  làm gì:
"Một vài điều. Yêu những từ. Quằn quại, agonize, với những câu văn. Và hãy để ý đến cuộc đời". [Một vài điều], thí dụ như: "Hãy nghiêm trọng". Bằng điều này, tôi [Sontag]  muốn nói: "Chớ có bao giờ xì ních. Và điều này không có nghĩa  là cấm cản làm hề."
[Never be cynical. And which doesn't preclude being funny]
*
Văn Đỗ Kh. chắc chắn chẳng hề xì ních. Nhưng hề, thì sure rồi! NQT
*
Nhưng câu này mới thú:
"Và... nếu các bạn cho phép tôi lèm bèm thêm một tí nữa: 'Hãy để ý đến chuyện, bạn sinh ra đời đúng vào thời chắc chắn là bạn sẽ được sướng điên lên, bị ảnh hưởng bởi Dostoevsky, và Tolstoy, và Turgenev, và Chekhov'"
*

ĐÊM NGỦ BỤI Ở NHÀ THỜ ĐỨC BÀ 

Bốn mươi năm tôi trở về đây
Đứa bé ngày xưa ngủ dưới chân Người
Maria, trái tim Người còn đọng lại
Một thời thơ dại của riêng tôi 

Đứa bé qua đêm với bầy se sẻ
Bầy chim không ngủ sớm bao giờ
Thao thức từ đầu hôm tới sáng
Vỗ hoài không thấy một cơn mơ 

Đứa bé nằm trên tờ báo cũ
Như nằm trên tấm thảm bay xa
Ngày lang thang đêm xuống không nhà
Sự sống tự nhiên thành phép lạ 

Từng ấy năm kẻ ở xa về
Ngủ bụi trong căn nhà Đức Mẹ
Vòm mái cuốn cong như vòng nghiệt ngã
Thuở xưa buồn tôi tự dắt tôi đi 

Lại thức sớm theo người đi lễ sớm
Ngọn đèn nhà Chúa thật cô đơn
Nhớ da diết tiếng xe thổ mộ
Đêm đã buồn lóc cóc lại buồn hơn 

Từng ấy năm chớp bể mưa nguồn
Cuốn theo tiếng ngựa thồ mất hút
Tôi trở về đây đầu đã bạc
Sự yên bình đừng hỏi có hay không
Cao Thoại Châu
*

Gấu & Tư Long & cận vệ
Hình chụp ngay sau 30 Tháng Tư 1975, tại Sở Thú. Vừa giải phóng xong là ông cậu tập kết ghé nhà hỏi thăm liền.
Tư Long, Cậu Tư của Gấu Cái. Nhờ ông này, Gấu thoát nhà tù Bà Bèo.
Ngoài Bắc thì có ông cậu Toàn.
*
"After all, there is such a thing as truth"

[Nói cho cùng, có cái thứ đó, một cái gì từa tựa như là sự thực]
Victor Serge: Trường hợp Đồng chí Tulayev
Susan Sontag trích dẫn làm đề từ cho bài viết về
Victor Serge: Không bị vùi giập [Unextinguished]: Trường hợp Victor Serge
*
Sontag viết:
Làm sao giải thích sự chìm vào tối tăm quên lãng của một trong những vị anh hùng bảnh nhất, cả về đạo hạnh lẫn văn chương của thế kỷ 20: Victor Serge? Làm thế nào mà hiểu được cái sự lơ là không được biết đến của cuốn Trường hợp Đồng chí Tulayev, một cuốn tiểu thuyết tuyệt vời, đã từng được lại khám phá ra, rồi lại chìm vào quên lãng, ngay từ khi vừa được xuất bản, một năm sau khi ông mất, 1947?
Phải chăng, đó là do không có xứ sở nào nhận [claim] ông ?
*
Gấu này cứ trở đi trở lại với kỷ niệm, cái lần vô một thư viện Bắc Mỹ, tình cờ cầm cuốn Ngôn ngữ và Câm lặng của Steiner lên, và nhìn ra cái trang Tin Văn sau này.
Nhân ngày 30 Tháng Tư năm nay, 2008, Gấu tự hỏi chính mình, "huyễn hoặc nào đưa đến huyền thoại Tin Văn", mô phỏng bạn hiền DT.
Và, làm sao "giải hoặc"?

Chỉ đến những ngày cuối đời, như ngày này, Gấu mới hiểu ra ngọn ngành.
Huyễn hoặc khủng khiếp mà cuốn sách gây ra ở nơi Gấu, chính là hình ảnh nhà văn Tam Ích, tà tà xếp những cuốn sách của ông thành một chồng, rồi tà tà leo lên, tròng cái thòng lọng vô cổ, rồi bye bye cuộc đời, sau khi đưa chân đá đổ chồng sách.
Trong cái chấn động mà những trang sách, những dòng chữ của Steiner gây nên ở nơi Gấu, có  hình ảnh của Tam Ích, như trên!
Cùng với hình ảnh đó, là lời than của ông: Tuổi trẻ của tôi đúng là thật tuyệt vời, nếu tôi không vớ phải những cuốn sách viết về Lò Thiêu.
Nếu như thế, Tam Ích đi theo Cộng Sản, là cũng giống như Koestler, khi gia nhập Đảng Cộng Sản Đức: Hitler ante portas? (1)
(1) Mấy chục binh đoàn VC đang chờ ở cửa ngõ Sài Gòn!
*
Marx lật ngược triết học Hegel, ra chủ nghĩa Marx.
Nếu như thế, Gấu lật ngược kinh nghiệm Tam Ích, ra trang Tin Văn, mà ở dưới nền của nó, là 'huyễn hoặc': Giả như dân Mít chúng ta, nhất là đám Yankee mũi tẹt biết đến Lò Thiêu, liệu có để xẩy ra Lò Cải Tạo?
*
Note: Một độc giả Tin Văn, mail, đưa ra một 'huyễn hoặc' thật là hắc ám:
Giả như dân Mít biết đến Lò Thiêu, và bèn hành xử y chang ông "Ba X" [Tam Ích] nào đó, thì mất mẹ giống Mít ư?


Ui choa thế thì khủng khiếp quá! NQT
*
Một độc giả trả lời liền, trấn an Gấu, chuyện khủng khiếp đó không thể xẩy ra. Chứng cớ:

From:
To:
Subject: Các anh vĩ đại quá! Chiến tranh độc ác quá!
Date: Thu, 01 May 2008 16:25:27 -0400

Anh phải biết vì sao “hai thằng” đánh nhau? Bảo Ninh nhìn thấy “thằng” nào cũng chết và chẳng thằng nào được cái quái gì? Cũng như lính Ngụy thấy quần áo lót của phụ nữ cũng bỏ đi xem, cái đó rất thật. Nhưng anh phải nhìn thấy khi anh ngồi trong nhà anh, có “thằng” vào giết vợ anh, giết con anh, đốt con anh thì phải đánh lại chứ? Bảo Ninh chỉ nhìn lúc đang đánh nhau, chứ không nhìn ra nguyên nhân đánh nhau. Đã là “trọng tài bóng chuyền” thì phải công bằng.
Nói thật, mình rất quý Bảo Ninh nhưng mình khác Bảo Ninh ở chỗ này, mình rõ ràng và khoa học hơn. Có thể do mình ở lính lâu quá.
Rất nhiều sinh viên ở Mỹ hỏi tôi: Vì sao Việt Nam phải đánh nhau?
Tôi nói: Các cháu, các em không biết rằng, nếu không đánh nhau, không có sự hy sinh của hàng triệu người, ai biết tới Việt Nam ở xó nào? Ai biết Việt Nam là cái gì?
*
Cũng cùng lý luận như vậy, một ông quan VC nổ với vua Thái Lan, dân Mít chúng tôi anh hùng, đã từng đánh thắng hai tên giặc ghê gớm nhất, sừng sỏ nhất, đã từng được nhân loại mơ ngủ dậy biến thành VC... và ông vua này nói, may quá, nước chúng tôi không đánh thắng ai hết, và cũng chẳng mong có ai biết đến nước chúng tôi!
*
Cái chuyện mấy anh VC tự hào về cuộc chiến, thì cũng được đi. Nhưng nếu là một người còn chút luơng tri, thì phải tự hỏi, tại sao sau chiến tranh, dân chúng hai miền ùn ùn bỏ chạy ra biển, tại sao bây giờ đất nước lại thê thảm đến mức như thế.
Nhưng Gấu sợ rằng, mấy ông này lại gân cổ lên: Thê thảm ở chỗ nào đâu?

Cái đoạn Gấu gạch đít ở trên, chắc là ngài Lê Lựu nói lộn. Lính Ngụy chưa từng biết "hàng có gân" là cái gì, nhưng quần áo lót phụ nữ thì rất rành, và có thể đó là một trong những lý do họ thua cuộc chiến!
*

30.4.2008
Lê M. Hoà

Kịch phi lý hay kịch bi hài?


Đọc bài viết của anh Bùi Văn Phú về buổi trình diễn kịch Cánh hồng trong gió (Petals in the Wind) tại thính đường Zellerbach, tôi không biết là mình nên cười hay nên mếu sau khi đọc đoạn sau: “Sau hơn một năm bặt tin, bà Hồng được biết chồng đang bị giam ở trại cải tạo Tiên Lãnh. Bà muốn đi thăm, muốn đưa cả đứa con mới sanh được vài tháng theo để cho cha được thấy mặt con…”

Không gặp chồng hơn 1 năm nhưng lại có đứa con được vài tháng tuổi? Hay đứa bé là con của…? Vì theo ý bài viết thì vở kịch nói về sự chịu thương chịu khó và chung thủy của phụ nữ Việt Nam nên tôi gạt bỏ ngay ý trong đầu. Mong anh Phú cho biết là có điều gì trong cách anh viết hay cách anh hiểu vở kịch, hay tuồng tích vở kịch đúng là như thế? Xin đa tạ.
talawas
*
Về chuyện này, mà cũng hỏi, như trên đây, thì cũng bi hài thật.
Gấu đã từng kể chuyện, về một ông sĩ quan đi cải tạo, vợ ở nhà, một nách bốn, năm đứa con, phải làm bạn với một ông quan VC, và bố mẹ chồng bèn viết thư mét ông con. Ông con trả lời:
Chừng nào vợ con vẫn còn lo cho mấy đứa nhỏ, vẫn lâu lâu đi thăm nuôi thằng chồng đói khổ ở trong trại cải tạo, thì nó vẫn là vợ con.
Một chuyện hoàn toàn có thực. Chuyện sau đây cũng thực. Cả hai chuyện, Gấu đều rất rành, vì đều biết những người trong cuộc.
Một ông sĩ quan đi cải tạo, được vợ tới thăm, và nói, đây là lần chót, vì em lỡ có bồ rồi, không thể nào đi thăm anh được. Em cũng muốn xin ý kiến của anh. Ông chồng nói, anh ở tù, làm sao giúp gì em được. Nhưng nếu như vậy, chỉ mong em đừng có thêm con cái với người sau này.
Và quả như vậy. Sau này, họ gặp lại, tuy không đoàn tụ được, nhưng vẫn còn nhìn được nhau, giữa đám con cái, đều do người chồng, sau khi ở tù ra, nuôi dậy thành người, khi qua Mỹ theo diện HO.
*
Nhưng anh phải nhìn thấy khi anh ngồi trong nhà anh, có “thằng” vào giết vợ anh, giết con anh, đốt con anh thì phải đánh lại chứ?
Lê Lựu
*
Cuộc chiến đã qua mấy chục năm. Đã có thêm một số dữ kiện, và cùng với nó, một số vấn đề mới được đặt ra.
Thí dụ, vụ Maddox, hoàn toàn là do Mẽo phịa ra, để có cớ dội bom Miền Bắc, không phải để leo thang chiến tranh, nhưng mà là để chấm dứt nó. Không có dội bom Bắc Việt, là không thể nào thúc vô đít mấy đồng chí Bắc Bộ Phủ, bắt ngồi vô bàn hội nghị.
Mẽo tìm mọi cách để rút ra, và Maddox là cách của họ.
Cũng thế, VC cũng có cách của họ, để nhử Mỹ vô.
Gấu thực sự tin rằng, chính Bắc Việt tìm đủ mọi cách để nhử Mỹ vô Miền Nam Việt Nam. Cái sự kiện,"có 'thằng' vào giết vợ anh, giết con anh, đốt con anh thì phải đánh lại chứ?", là do Bắc Việt gây ra, ngư ông hưởng lợi đủ đường là vậy.
Và cái cú nhử Mỹ vô, là phịa ra vụ đầu độc tù VC trong nhà tù Phú Lợi.
Đầu độc tù, rồi la lên, mới có cớ thành lập MTGP, coi đây là nội bộ Miền Nam. Mẽo sợ mất Miền Nam, đang chỉ có mấy anh cố vấn quèn, bèn đưa thêm quân vô, thế là Miền Bắc có cớ, động viên cả nước, phát động cuộc chiến thần thánh, muôn đời có một.
Cứ giả thử có đầu độc tù, thì cũng vẫn do VC tạo ra. Chết vài ba đồng chí mà nhử được Mẽo vô, rồi phát động cuộc chiến "thống nhất đất nước", thực hiện giấc mơ muôn đời của Miền Bắc, còn gì sướng hơn!
Cuộc chiến Việt Nam bắt buộc phải xẩy ra, theo cả hai nghĩa, tốt nhất và khốn nạn nhất, là như vậy!

Có thể, Miền Bắc chỉ nghĩ ra cái vụ Phú Lợi, sau khi biết, không có hiệp thương, theo như hiệp định Genève. Nhưng giả như có hiệp thương, thì Miền Nam vẫn là Miền Nam, không bị biến thành Ngụy.
Miền Bắc phải cám ơn Mẽo, là vậy. Không có mày vô, là không có vụ ăn cướp!
*
Nên nhớ, cái tâm ăn cướp là có thực, đừng nghĩ Gấu đổ tội oan.
Không phải tự nhiên mà Bùi Tín phán, chúng ông lấy sạch rồi, chúng mày còn cái gì mà đòi bàn giao. Tự trong thâm tâm của ông, bật ra câu này. Cũng thế, là câu phán của Võ Nguyên Giáp, đánh một trăm năm cũng phải đánh. Tự thâm tâm, ông biết, phải như vậy. Đây là cơ may ngàn đời có một. Đốt sạch Trường Sơn cũng phải đốt, là cũng theo nghĩa đó.

Người ta chê Giáp, tướng mà sao tàn nhẫn. Không, ông ta nói câu đó không phải với tư cách một ông tướng, mà là một tên Yankee mũi tẹt, có thể con cháu của một tay họ Trịnh nào đó!