*

*

Thành quả của Cái Ác, qua sức mạnh và trí tưởng tượng của những Đại Ác Nhân của Shakespeare cùng lắm thì cũng chỉ đếm được trên chục xác chết. Bởi vì đám khốn kiếp này không có ý thức hệ, như là một "nghĩa cả" để mà phục vụ... Nhờ có "ý thức hệ", thế kỷ 20 đã có được cái số phận khốn nạn của nó: kinh qua Cái Ác ở mức độ hàng triệu triệu tử thi."
("The imagination and inner strength of Shakespeare’s vilains stopped short at a dozen cadavers. Because they had no idology... Thanks to "ideology" the 20th century was fated to experience evil calculated on a scale of millions.").
Solzhenitsyn.
Koestler, trong Gót chân Achilles, cho rằng, chính cái nhu cầu tự huỷ diệt, the Urge to Self-Destruction, qua những hành động, thí dụ, trích máu ngón tay viết huyết thư tình nguyện vô Nam chiến đấu, mới đích danh thủ phạm!
*
Vòng tròn ma thuật? Không biết có liên can tới cái gọi là sự chúc dữ, sự nguyền rủa, trù ẻo, của cái vòng tròn, la malédiction du cercle, là đề tài trọng tâm của cuốn Những Kẻ Mộng Du?
Koestler cho rằng, những nhà khoa học, bác học... đều là những kẻ mộng du, và trong khi mộng du như thế, họ vớ được chân lý! Cuốn sách của ông chứng minh điều này, và có thể coi, là câu chuyện của mấy nhà thiên văn học, trong có Kepler. Điều mà Kepler khám phá ra, là quĩ đạo của mặt trăng, và cũng là nhờ khi đó nhân loại làm ra được viễn vọng kính. Khi quan sát quĩ đạo của mặt trăng, và nhận ra, nó là hình bầu dục, ông hoảng hồn, là vì điều này đã được Pythagore khám phá ra trước đó hai ngàn năm rồi!
Khám phá ra, bị gạt bỏ, ấy là vì thời đó mê cái vòng tròn: Hình đẹp nhất, tròn trịa nhất.
Y chang chân lý Mác Xít!
*
"Những Kẻ Mộng Du" của Koestler, như tiểu đề của nó cho thấy, là một câu chuyện về cái nhìn thay đổi của con người về vũ trụ, A History of Man's Changing Vision of the Universe, thuật cuộc đời mấy nhà thiên văn học như Copernicus, Tycho Brahe, Kepler, Galileo và những nghiên cứu của họ. Tác giả cho thấy, vào thời đại Pythagore, nhân loại đã muờng tượng ra quĩ đạo các hành tinh là hình bầu dục, nhưng sau đó, do quá mê cái vòng tròn - hoàn hảo hơn, đẹp hơn, so với bầu dục - cho nên vứt bỏ cái nhìn này.
Kepler, khi khám phá ra quĩ đạo hình bầu dục, ông vẫn không tin! (1).
Theo Koestler,
con đường văn minh của nhân loại không phải là một cái dốc dựng đứng, mà là một con đường zic- zac. Có khi nhân loại lên đến đỉnh cao, rồi lại tụt xuống hố thẳm. Bị "lời nguyền của cái vòng tròn" [la malédiction du cercle], nhân loại mất tiêu hai ngàn năm!
(2)
Cái sự say mê chủ nghĩa Cộng Sản của nhân loại, xem ra có vẻ tương tự say mê cái vòng tròn.
Phải nói là, sự thờ phụng, the cult.
Cái vòng tròn của con bọ, là đồng đô la.
Của Bọ và Người
*
Gấu này sợ rằng,
một ngàn năm nô lệ thằng Tầu,
một trăm năm nô lệ thằng Tây,
không thê thảm bằng
mấy chục năm nô lệ anh Yankee mũi tẹt!
Nhưng liệu mấy chục năm này, [1975-2008, đối với Miền Nam], và sự chúc dữ của chủ nghĩa Mác, có ngang tầm thời đại với hai ngàn năm nhân loại bị cái vòng tròn trù ẻo?
*
Bi kịch của chúng ta
Tiêu Dao Bảo Cự [talawas]
Đọc TDBC và thư độc giả talawas, Bảo Trâm, về thư TDBC, Gấu này có nhận xét:
Nhìn theo kiểu này, về cuộc chiến Việt Nam, là chỉ thấy mặt nổi [sự thực biểu kiến] (1) của nó. Gấu cũng nhìn như vậy, cho đến khi đọc Steiner, và sau đó, đọc thêm về Lò Thiêu, về Cái Đại Ác. Và suy bụng ta ra bụng người, bụng ta là bụng một tên Yankee mũi tẹt là Gấu, Gấu suy ra, Cái Đại Ác Bắc Kít, nó chính là con quỉ chuồng heo trong truyện ngắn Y Sĩ Đồng Quê của Kafka. Thành ra, cái khế ước trong truyện của Kafka, cũng là cái khế ước của cuộc chiến, mà TDBC gọi là bi kịch của chúng ta:
Tao biếu mày cặp ngựa, thì mày phải cho tao con bé Rose.
Con Quỉ nói với ông y sĩ đồng quê như vậy!

(1) Sự thực biểu kiến: Chắc mọi người đều đã từng để ý đến trường hợp, một chiếc quạt máy để bàn, nó quay nhanh cỡ nào, vậy mà nhìn, nó quay thật chậm, có khi còn quay giật lùi, có khi đứng im!
Ai đã từng học quang học, thì biết liền, đây là hiện tượng "phách".
Hiện tượng "phách" được sử dụng trong vô tuyến truyền thông. Nhờ nó, mà tiếng nói đi theo sóng VTD, đến cái ladô, qua phần lọc phách, lấy lại tiếng nói, âm nhạc, cho vô cái loa, cho tai chúng ta nghe!
*
Gấu thực sự tin rằng cú nhà tù Phú Lợi y hệt cú Maddox. Anh Yankee mũi lõ phịa ra vụ Maddox để dội bom Bắc Việt, dội bom Hà Nội, mấy đồng chí trung ương Đảng rét quá, điệu này có khi mình "chết oan", bom đạn vô tình mà, trước giờ mình xuất cảng chiến tranh cho Miền Nam, bi giờ nguy quá, thế là bèn ngồi vào bàn hội nghị, ký đánh rẹt một cái, sau khi được ông "vua đi đêm" Kissinger nói nhỏ, với Thầy của VC, là Trung Quốc, để tao [Yankee mũi lõ] ra rồi kêu tụi nó [Yankee mũi tẹt] vô!
Cái cú Phú Lợi cũng xêm xêm, do cú đó mà phịa ra Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam!
Chekhov và Kafka
*
Vụ Diệm ra lệnh "thuốc" tù VC tại trại Phú Lợi, có một nhân chứng, là Sơn Nam, nhưng ông này là nhà văn của nhiều thời, [đây là chữ của báo trong nước tôn vinh ông], nên độ khả tín cũng hơi bị ít! NQT

Nên nhớ, khi xẩy ra vụ Chí Lợi, chỉ có mấy anh cố vấn Mẽo quèn hiện diện ở Miền Nam. Như thế, phịa ra vụ Chí Lợi, để nhân đó  thành lập MTGP, đâu phải để oánh Mẽo, mà là để nhử tụi Yanke mũi lõ, do quá lo sợ mất Miền Nam, mất thêm luôn Thái Lan, thí dụ vậy, [hiệu ứng domino], phải nhẩy vô, khác vụ Maddox, là để chạy làng trong danh dự!
Phải nhử cho Mẽo vô, từ đó, biến Miền Nam vào thế thù nghịch, rồi sau này mới ăn cướp được, mới có lý do mở ra Lò Cải Tạo, một thứ 'giải pháp chót' dành cho đám Ngụy.
Bi kịch nào của chúng ta ở đây?


Notes on Writing and the Nation
Salman Rushdie
Ghi chú về Viết và Nước
*

 TCS vs LS
Blessed is he who visited this world
In its fatal moments
Akhmatova: Third Elegy [1945]
Hạt bụi nào hoá kiếp thân tôi,
Vào đúng lúc thê thảm như thế này.


Lèm bèm về dòng văn học "Lạc Đường"
Era of the Witness: Thời của chứng nhân
Phép lạ dành cho bọ.
Do Garcia Marquez kể, trong 'Sống để kể chuyện'.
Một bà vợ, chồng bọ nhậu. Đã thế, mỗi lần say xỉn, về gắt nhặng cả lên.
Bữa đó, bà vợ lo nấu bếp, con gà nhẩy lên bàn ăn, bĩnh một bãi. Đúng lúc đó, bọ về. Bà vội lo xếp dọn, nhìn bãi cứt gà, biết không kịp, bèn đặt cái dĩa lên, giả lả hỏi bọ:
-Ông tính ăn gì để tui dọn?
Bọ hét:
-Cứt!
-Có ngay!
Bà vợ giở cái dĩa lên. Bọ toát mồ hôi, tỉnh rượu liền. Và bữa sau, đi nhà thờ, xin rửa tội.
Sự cứu rỗi cuối cùng hoá ra nhờ bãi cứt gà ! (1)
(1) Gấu coi lại, Garcia Marquez viết:
...  that he had returned home one night maddened by alcohol, a minute after a hen left her droppings on the dining-room table. Without time to clean the immaculate tablecloth, the wife managed to cover the waste with a plate so that her husband would not see it, and hastened to distract him with the obligatory question:
"What would you like to eat?"
The man growled:
"Shit."
Then his wife lifted the plate and said with saintly sweetness:
"Here you are."
The story says that the husband then became convinced of his wife's holiness and converted to the faith of Christ.
Như thế, chính bà vợ, sự thánh thiện của bà, đã 'cứu rỗi' bọ.
Gấu cứ tưởng tượng ra rằng thì là, một buổi tối đẹp trời, con gà mái của gia đình vị Đảng Trưởng, hoặc Chủ Tịch Nước, tà tà đi vô nhà bếp... và thế là vận nước thay đổi, ôi sướng làm sao, vui làm sao!
Thảo nào, Nguyễn Huệ của NHT, ra Bắc, lại hành động thô bạo đến như thế:  Ấy là cũng chỉ mong một sự cứu rỗi!
-Quân đâu, hãy nhét "cái món đó" vô miệng thằng chả cho ta!

Gấu vs Hồ Nam
Ra nước ngoài con người NQT tu tỉnh làm ăn khá, có trang Web Tản Viên và tung ra bút hiệu mới Gấu viết có vẻ vung vít hơn HPA nhiều.
Hồ Nam.
Đa tạ. Hai chữ "tu tỉnh" tới lắm! Nói ít hiểu nhiều. Kiệm lời mà chân tình. NQT
*
Về bản chất NQT là người cầm bút có đọc nhiều, nhưng phải cái tật thích khoe chữ, thích ta đây, thành ra càng viết càng lộ vẻ "làm dáng", càng lộ những cái yếu của người có đọc nhưng chưa tiêu hóa được những cái đã đọc.
Hồ Nam.
Câu phán của Hồ Nam, thoạt đọc, bực lắm. Có thằng cha nào bị chê, mà khoái đâu.
Nhưng nghĩ kỹ, quá đúng!

Bởi vì Tin Văn được viết, khởi đi từ những ý tưởng của Steiner về Cái Ác, về Lò Thiêu, về Lò Cải Tạo...
Làm sao dám "tự hào", tiêu hóa những món đó?
*
V/v thích khoe chữ, thích ta đây... Quả là có, nhưng đó là hồi mới viết, hung hăng con bọ xít, phạng cả triết gia kiêm nhà thơ Nguyên Sa, bây giờ về già, sau những cú kinh hồn như thế, làm sao còn?


Nhắc tới Steiner, là có ngay Steiner!
Sau mấy thập kỷ bị  mấy anh Hồ Nam Hồng Mao chửi, đồ khụng khiệng, thích làm dáng, ra cái điều ta đây trí thức, uyên bác, cuối cùng, thấy sắp ngỏm củ tỏi, nhà học giả đa ngôn ngữ Steiner bèn tha cho, và làm hoà với đám ngu si ở đảo!

A life in writing

Il postino


Multilingual scholar George Steiner has for decades aroused suspicions for being 'a touch dazzling'. He has now made his peace with British anti-intellectualism.

Interview by Christopher Tayler
Saturday April 19, 2008
The Guardian


Visitors to George Steiner's house in Cambridge are likely to be greeted at the door by Ben, an enormous Old English sheepdog. Like his owners, Ben is used to dealing with the press. "Monsieur Ben, the French call him," Steiner says. "French journalists in particular are always fascinated by him." Ben has appeared, Steiner notes, on the cover of a distinguished literary journal. Is it true that he has discriminating taste in music? "Ravel's Bolero - he growls. But he is fond of Tchaikovsky." "And Duke Ellington," Steiner's wife Zara, a Cambridge historian, adds from across the kitchen.

Sex, Steiner thinks, is mediated by language in interesting ways. "I have every reason to believe," he writes, "that an individual man or woman fluent in several tongues seduces, possesses, remembers differently according to his or her use of the relevant language."
*
My Unwritten Books. "Given my age," Steiner says, "I am pretty near the end, probably, of my career as a writer, a scholar, a teacher. And I wanted to speak of things I will not be able to do." As "a kind of goodbye to what may not be",....
Nguồn
*
Les Livres que je n’ai pas écrits
de George Steiner
[Philosophie]
Nhưng, hỡi ơi, sư phụ không hỗn láo như là đệ tử.
Người thú nhận:
"Tạng của tôi chưa xứng tới cái nhiệm vụ đó"
"Mon entendement, mon cerveau ne sont absolument pas à la hauteur de la tâche »
*
Đọc mà buồn:
« Ce que j'en suis venu à ressentir avec une impérieuse intensité, c'est l'absence de Dieu. »: Buồn quá, không có Vua của Vua: Thượng Đế.
Độc giả Tin Văn
*
Sept projets, sept absences, sept « ombres actives » : soit, tels que les désigne George Steiner, sept livres qu'il n'a pas écrits. De ces échecs suppo­sés dont le nombre n'est pas sans évoquer le purgatoire de Dante,­ auteur cher à Steiner, celui-ci fait un livre, une suite de confessions où s'enchâssent réflexions, références, développements savants, regrets et des colères qui côtoient la provocation. Ainsi, George Steiner n'a pas écrit sur l'oeuvre de Joseph Needham (1900-1995), prolifique scientifique britannique dont les travaux sur la Chine furent empreints d'une « poétique de la technicité » et qu'il classe aux côtés de Proust - deux « archéologues de la conscience » et du temps. Et Francesco Stabili, cet astrologue italien du XIIIe siècle brûlé par l'Inquisition ? Et la judéité, la place du Juif éternellement stigmatisé, les dangers du sionisme, l'enseignement qui périclite, la place des animaux ? Et la politique ?
Dans ce livre, où l'on retrouve les thèmes des précédents (la culture ne sauve pas de la barbarie, le devenir des rapports entre maître et disciple, etc.), George Steiner fait état de ses vertiges. L'érudition, la culture, si elles permettent l'épanouissement, sont aussi des abîmes où l'individu peut sombrer. Les motifs de pessimisme sont nombreux pour Steiner qui confesse de façon inattendue : « J'ai eu le privilège de parler et de faire l'amour en quatre langues. » La langue et Eros ont toujours fait bon ménage, les mots et les sonorités apportant de multiples variations dans l'acte de chair. Mais aujourd'hui, une sorte d'espéranto, produit par un capitalisme d'argent aux réseaux de communication envahissant, aboutit à « un appauvrissement drastique de l'écologie du psychisme humain » et ­hisse au rang de vertu un profond dédain de la vie intellectuelle. Par voie de conséquence, la hiérarchie des valeurs en est subvertie : le SMS subvertit le vocabulaire et Ma­donna supplante Keats
Steiner vitupère mais ne s'épargne pas. Il avoue son manque d'implication politique : « En choisissant de "rester chez lui", l'homme­ (ou, récemment, la femme) qui refuse entièrement de participer au processus politique est, par essence, un voyeur. » Ce professeur de littérature comparée se conçoit comme un « anarchiste platonicien » ; une formule qui dissimule mal la conviction de cet érudit que c'est le monde des connaissances auquel il a voué sa vie qui est appelé à ­disparaître. Derrière lui ? Shakespeare, Goethe, Wittgenstein, T.S. Eliot, Marx ou Dostoïevski. Devant lui ? L'éblouissement quotidien devant un poème ou une symphonie, mais aussi l'interrogation qui ­ronge le penseur autant que l'homme nu face aux horreurs du monde : « Ce que j'en suis venu à ressentir avec une impérieuse intensité, c'est l'absence de Dieu. » Sept oeuvres en creux et sept raisons de lire ce livre intime, voué au verbe et au travail ­intellectuel.
Nguồn
*
Ông sư phụ này, hách thì thật hách, nhưng hiểu rõ cái tạng của mình, chỉ làm nghề dậy học, làm giáo sư, [đừng ban cho ông chức viện sĩ ưu tú của nhân dân], và không thể là một nhà sáng tạo. Trong một phỏng vấn trên tờ Le Magazine Littéraire, ông tự thú trước bàn thờ:
Ngay cả tay giáo sư bảnh nhất, thì cũng đếch phải một nhà sáng tạo. Hắn chỉ là một postino, un facteur.
*
"Facteur", tiếng Tây, một trong những nghĩa đen của nó, là "thằng đưa thư". (1)

Gấu đọc, mà cứ thương hại cho mấy ông khoa bảng của Mít.
Mất mẹ cả đất nước, bỏ chạy, mà vẫn không quên mảnh bằng cử nhân triết, mà khi hăm hở học, là cũng chỉ để trốn lính. Có bằng rồi, thì cũng tìm đủ mọi cách để khỏi vướng vào cái vụ Tổng Động Viên.

(1) "Même le plus grand des professeurs n'est pas un créateur. Il est un simple postino, un facteur".
Steiner: Le bonheur d'enseigner. Le Magazine Littéraire, số đặc biệt về Homère, Tháng Giêng 2004.
Facteur, sự thực, cũng có cái nghĩa, créateur, auteur, nhưng theo gốc faire, fabricant, người thợ, người sản xuất ra, làm ra... (Từ điển Robert)
*
Sự thực, cái ý tưởng tưởng là hỗn láo "có đáng không", "không bõ, chẳng bõ viết", sau này, khi ngồi bờ sông, nhìn xác bạn quí trôi qua, Gấu ngộ ra được, không phải như vậy, mà là do sự khiêm tốn mà có được!
Hãy nói cho tao biết bạn mày là ai, thì tao nói cho mày biết, mày là ai.
Có bạn hữu quí, hách như thế, bảnh như thế, cần gì viết?
*
Nhưng đúng ra, "thuổng" của Ozick. Trong bài viết Ai sở hữu Anne Frank, bà đưa ra giả dụ, Anne Frank, sau khi đi vô Lò Thiêu, để lại cho đời cuốn nhật ký, bà thiên thần hộ mệnh của cô tìm thấy, đúng ra là nên đốt đi theo cùng với cô, để cô có bầu có bạn
Nên nhớ, Anne Frank buồn quá, chẳng có một đấng bạn quí nào cả, nên đành phịa ra họ, bằng cách viết nhật ký.
Nhưng quan trọng hơn hết, theo Ozick, cái lũ người khốn kiếp, không xứng đáng để đọc cuốn nhật ký của cô.
Biết đâu, đây cũng là lý do Kafka năn nỉ bạn, đốt hết, đốt hết?
*
Một cuộc chiến khốn kiếp, thằng anh làm thịt thằng em, hay hớm chi đâu, có gì xứng đáng, để mà viết?
Nhật Ký Tin Văn

« J'ai eu le privilège de parler et de faire l'amour en quatre langues. »
Steiner
Tớ có cái đặc quyền, là nói và làm tình bằng bốn thứ tiếng.
Đúng là sư phụ!
Gấu này, vào lúc cực khoái như thế, là cứ tiếng mẹ đẻ mà rên!
Mà toàn những tiếng thô tục nhất!

L'érudition, la culture, si elles permettent l'épanouissement, sont aussi des abîmes où l'individu peut sombrer.
Steiner
Sự uyên bác, văn hóa, nếu chúng cho phép thăng hoa, thì cũng là những vực thẳm nhận chìm con người.