Mừng gặp bạn cũ đầu năm

... Mãi đến năm 1990, ở trên trời rớt xuống một người bạn chưa hề quen, tìm đến khuyến khích ta in thơ, cho ta mọi chi phí, nên dù áo quần cũ nát ta vẫn in tập "Bản thảo một đời" và trở lại làm thơ, nhưng với bọn ta, không ai trải chiếu hoa nên phải trần ai lắm mới có ngày thơ CTC được giải nhất ĐBSCL và vừa rồi là giải của UB VHNT VN.
Ta đi dạy lại từ năm 1979 cho đến 20 năm sau thì về hưu. Lúc con cái đã có nghề, ta lên SG làm biên tập cho mấy tờ báo, đủ sống nhưng bơ vơ lắm. Ta có thằng con làm bác sĩ, hai đứa gái là GV Anh văn chúng nó vừa có gia đình hết, một đứa lấy chồng người Áo. Ta vẫn khoẻ nhưng sống tẻ nhạt, chỉ mong được cùng thằng V. "đến femme d’écrivain [vợ nhà văn] xin tiền đi mày" như ngày xưa.
Ta biết H giỏi giang chèo chống gia đình, thằng Trụ giỏi theo cách khác.
Bao giờ về VN nhớ gặp ta, nhưng ta sợ mình không còn để gặp nữa. Ta làm thủ tục hiến xác cho khoa học rồi.
H làm gì, mấy nhỏ ra sao? Ta vẫn giữ hai người trong lòng mình.
*

Cao Thoại Châu             CHIỀU SÔNG Ô

                              Tám năm biệt xứ Giang Đông

                      Chiều nay vỗ ngựa vung gươm trở về

                           Đường gươm loang loáng sao khuya

                      Đường gươm nổi sóng trên bờ Ô giang

                           Tám năm vạch đất phong vương

                      Một thời  thiên hạ , xô nghiêng một người

                            Bao nhiêu thân đổ đầu rơi

                      Ngẩng lên vẫn thẹn với người Giang Đông

                            Tịch ơi, lỡ một đường gươm

                      Bá vương xuống đất thịt xương rối bời

                            Giang sơn còn chiếc đò này

                      Anh hùng thiếu rượu vẫn hay kẹt đường

                            Đi cho đất lở trời long

                      Về đây khép lại một vòng tử sinh

                            Trời chiều ngút tỏa Ô giang

                      Chiếc yên vắng chủ ngựa sang một mình

                            Trên con thuyền bé lênh đênh

                      Bốn chân xếp lại buồn tênh ngựa hồng

                                                     ( BẢN THẢO MỘT ĐỜI, xuất bản 1991 tại VN)

Đêm mưa ngủ ngoài phố
Nhớ bạn chiều cuối năm
Phơi trải thu sang
*
Đọc thơ Cao Thoại Châu

Trang thơ Cao Thoại Châu

Cao Thoại Châu
Hình như tôi vừa tiễn một người
có điều gì mất đi trong tôi
lúc qua đèo tôi nhủ mình như thế
lệ có bào mòn núi cũng không nguôi...

Pleiku 11-05-1969
Ba câu đầu thì cũng... thường thôi.
Nhưng câu cuối mới khủng khiếp làm sao: Lệ có bào mòn núi cũng không nguôi
Cứ nghĩ đến lúc BHĐ đi xa, đập cửa khóc ròng, [Ouvrez-moi cette porte où je frappe en pleurant. Apollinaire], núi thương tình thằng Gấu, khóc theo, đến mòn tịt xuống, rồi thành hồ, thành ao, thành sông, thành biển, thì em vưỡn cứ xa.
Giọt Mưa Trời Khóc 1
*
Sẽ đợi người trên một bờ sông
giữa đôi bờ là dòng nước chảy
chiếc đèn chài giữa trời sao rơi vãi
đêm nay về có lưới được hồn tôi

đêm nay về có lưới được hồn tôi làm nhớ đến thơ của Gấu:

Cô bạn thân ơi, nẻo về tuyệt lối,
Hồn tôi điên cuồng réo gọi.

Bạn ta may mắn hơn, lưới khư khư chờ vớt hồn mình!


Tôi khởi đầu chậm như rùa. Nếu có một ý tưởng cho một cuốn tiểu thuyết, tôi phịa đủ mọi cớ để đừng phải loay hoay với nó. Nếu một tập truyện ngắn, mỗi truyện lại có cú khởi đầu của nó. Ngay những bài báo cũng rứa, cứ mỗi lần tính viết, không có cũng phải phịa ra trục trặc này nọ để trì hoãn. Nhưng được cái, hễ đã bập vào rồi, là cứ ro ro như máy mới đổ dầu nhớt!
Nói ngắn gọn, tôi lẹ lắm, nhưng trước khi lẹ, là những lỗ trắng lớn. Chuyện viết lách của tôi hơi giống một câu chuyện Tầu, về một họa sĩ, được nhà vua yêu cầu, hãy vẽ cho ta một con cua. Nhà nghệ sĩ bèn trả lời, Thưa Hoàng Thượng, hạ thần cần mười niên, một căn nhà tổ bự, và hai mươi nàng hầu. Mười năm qua đi, "Thưa Hoàng Thượng, hạ thần cần thêm hai niên nữa". Rồi thêm một tuần. Sau cùng, ông nhặt cây cọ lên, múa một đường, là xong con cua.
Italo Calvino
*
Gấu đã từng nói đến những câu chuyện trứ danh nhất của Gấu, đều giống như cục thịt, miếng cá, giấu tận đáy bát cơm, khi nào hết xương thì mới vạc đến nạc.

Trên đây, là một 'ấn bản' khác nữa, của tay I tà lồ Càn vì nồ, về cái tật cứ viện đủ lý do này nọ, để mà đừng viết.
*
Nhưng bảnh nhất, vẫn là... Gấu.

Bỏi vì, như có lần Gấu Cái xuýt xoa, giá mà anh chịu ngồi xuống, kể cuộc tình sóng gió, của....chúng mình,  những cay đắng ngọt bùi chở trên cái thuyền cuới ngày nào, nhiều đến nỗi hai người mang không xuể, phải san sẻ cho cô phù dâu..., và  nhiều 'thánh nữ' khác nữa, và cái cuộc đời tù tội sau 1975, làm sao không giật Nobel, và Gấu bèn gật gù hỏi lại, có đáng không, có đáng không, và Gấu Cái bèn ngộ ra, và lắc đầu lia lịa, không bõ, chẳng bõ...
*
Đang lèm bèm, phân trần về cái chuyện để dành, đến kiếp sau, kiếp sau nữa, sẽ viết, thì, như thần giao cách cảm, ông sư phụ Steiner cũng bắt chước đệ tử, bốc phét về những cuốn sách 'người' không viết:

Les Livres que je n’ai pas écrits
de George Steiner
[Philosophie]

Nhưng, hỡi ơi, sư phụ không hỗn láo như là đệ tử.
Người thú nhận:
"Tạng của tôi chưa xứng tới cái nhiệm vụ đó"
"Mon entendement, mon cerveau ne sont absolument pas à la hauteur de la tâche »
&

Đọc mà buồn:
« Ce que j'en suis venu à ressentir avec une impérieuse intensité, c'est l'absence de Dieu. »: Buồn quá, không có Vua của Vua: Thượng Đế.
Độc giả Tin Văn
*

Sept projets, sept absences, sept « ombres actives » : soit, tels que les désigne George Steiner, sept livres qu'il n'a pas écrits. De ces échecs suppo­sés dont le nombre n'est pas sans évoquer le purgatoire de Dante,­ auteur cher à Steiner, celui-ci fait un livre, une suite de confessions où s'enchâssent réflexions, références, développements savants, regrets et des colères qui côtoient la provocation. Ainsi, George Steiner n'a pas écrit sur l'oeuvre de Joseph Needham (1900-1995), prolifique scientifique britannique dont les travaux sur la Chine furent empreints d'une « poétique de la technicité » et qu'il classe aux côtés de Proust - deux « archéologues de la conscience » et du temps. Et Francesco Stabili, cet astrologue italien du XIIIe siècle brûlé par l'Inquisition ? Et la judéité, la place du Juif éternellement stigmatisé, les dangers du sionisme, l'enseignement qui périclite, la place des animaux ? Et la politique ?

Dans ce livre, où l'on retrouve les thèmes des précédents (la culture ne sauve pas de la barbarie, le devenir des rapports entre maître et disciple, etc.), George Steiner fait état de ses vertiges. L'érudition, la culture, si elles permettent l'épanouissement, sont aussi des abîmes où l'individu peut sombrer. Les motifs de pessimisme sont nombreux pour Steiner qui confesse de façon inattendue : « J'ai eu le privilège de parler et de faire l'amour en quatre langues. » La langue et Eros ont toujours fait bon ménage, les mots et les sonorités apportant de multiples variations dans l'acte de chair. Mais aujourd'hui, une sorte d'espéranto, produit par un capitalisme d'argent aux réseaux de communication envahissant, aboutit à « un appauvrissement drastique de l'écologie du psychisme humain » et ­hisse au rang de vertu un profond dédain de la vie intellectuelle. Par voie de conséquence, la hiérarchie des valeurs en est subvertie : le SMS subvertit le vocabulaire et Ma­donna supplante Keats.

Steiner vitupère mais ne s'épargne pas. Il avoue son manque d'implication politique : « En choisissant de "rester chez lui", l'homme­ (ou, récemment, la femme) qui refuse entièrement de participer au processus politique est, par essence, un voyeur. » Ce professeur de littérature comparée se conçoit comme un « anarchiste platonicien » ; une formule qui dissimule mal la conviction de cet érudit que c'est le monde des connaissances auquel il a voué sa vie qui est appelé à ­disparaître. Derrière lui ? Shakespeare, Goethe, Wittgenstein, T.S. Eliot, Marx ou Dostoïevski. Devant lui ? L'éblouissement quotidien devant un poème ou une symphonie, mais aussi l'interrogation qui ­ronge le penseur autant que l'homme nu face aux horreurs du monde : « Ce que j'en suis venu à ressentir avec une impérieuse intensité, c'est l'absence de Dieu. » Sept oeuvres en creux et sept raisons de lire ce livre intime, voué au verbe et au travail ­intellectuel.

Nguồn
*
Ông sư phụ này, hách thì thật hách, nhưng hiểu rõ cái tạng của mình, chỉ làm nghề dậy học, làm giáo sư, [đừng ban cho ông chức viện sĩ ưu tú của nhân dân], và không thể là một nhà sáng tạo. Trong một phỏng vấn trên tờ Le Magazine Littéraire, ông tự thú trước bàn thờ:
Ngay cả tay giáo sư bảnh nhất, thì cũng đếch phải một nhà sáng tạo. Hắn chỉ là một postino, un facteur.
*
"Facteur", tiếng Tây, một trong những nghĩa đen của nó, là "thằng đưa thư". (1)

Gấu đọc, mà cứ thương hại cho mấy ông khoa bảng của Mít.
Mất mẹ cả đất nước, bỏ chạy, mà vẫn không quên mảnh bằng cử nhân triết, mà khi hăm hở học, là cũng chỉ để trốn lính. Có bằng rồi, thì cũng tìm đủ mọi cách để khỏi vướng vào cái vụ Tổng Động Viên.

(1) "Même le plus grand des professeurs n'est pas un créateur. Il est un simple postino, un facteur".
Steiner: Le bonheur d'enseigner. Le Magazine Littéraire, số đặc biệt về Homère, Tháng Giêng 2004.
Facteur, sự thực, cũng có cái nghĩa, créateur, auteur, nhưng theo gốc faire, fabricant, người thợ, người sản xuất ra, làm ra... (Từ điển Robert)
*
Sự thực, cái ý tưởng tưởng là hỗn láo "có đáng không", "không bõ, chẳng bõ viết", sau này, khi ngồi bờ sông, nhìn xác bạn quí trôi qua, Gấu ngộ ra được, không phải như vậy, mà là do sự khiêm tốn mà có được!
Hãy nói cho tao biết bạn mày là ai, thì tao nói cho mày biết, mày là ai.
Có bạn hữu quí, hách như thế, bảnh như thế, cần gì viết?
*
Nhưng đúng ra, "thuổng" của Ozick. Trong bài viết Ai sở hữu Anne Frank, bà đưa ra giả dụ, Anne Frank, sau khi đi vô Lò Thiêu, để lại cho đời cuốn nhật ký, bà thiên thần hộ mệnh của cô tìm thấy, đúng ra là nên đốt đi theo cùng với cô, để cô có bầu có bạn
Nên nhớ, Anne Frank buồn quá, chẳng có một đấng bạn quí nào cả, nên đành phịa ra họ, bằng cách viết nhật ký.

Nhưng quan trọng hơn hết, theo Ozick, cái lũ người khốn kiếp, không xứng đáng để đọc cuốn nhật ký của cô.
Biết đâu, đây cũng là lý do Kafka năn nỉ bạn, đốt hết, đốt hết?
*
Một cuộc chiến khốn kiếp, thằng anh làm thịt thằng em, hay hớm chi đâu, có gì xứng đáng, để mà viết?
*
+ Tôi là nhà văn Nguyễn Đình Chính, hiện sống ở Hà Nội, Việt Nam. Không có nhu cầu dấu tên.
Nguồn: Hội Luận
Giấu tên mới đúng.