*


Trang TMT
1, 2

Giọt Mưa Trời Khóc
 1 2 3 4 5



Giọt mưa trời khóc ngàn năm trước
Sao còn ướt trên lưng bàn tay


**

BÀI THƠ THÁNG 12

 

Tôi ở đâu mà tôi tới đây

Ngày xưa ai đứng ở nơi này

Giọt mưa trời khóc ngàn năm trước

Sao còn ướt trên lưng bàn tay

 

Tôi ra đời đã được bao lâu

Sao trái tim tôi nếp gấp nhầu

Mặt đất tôi đi bao ngàn dặm

Sao vẫn chông chênh những bước đầu

 

Tôi kết tinh từ mảnh vân hà

Từ báo cọp xưa hay đóa hoa

Bụi phấn tôi mang trên thân thể

Từ tảng đá nào đã vỡ ra

 

Tôi yêu người yêu thật là xa

Tình trong tiền kiếp tình không già

Giòng sông trăng chẩy vào trái đất

Chẩy lâu rồi hay mới đêm qua

tháng 12


Chờ Noel, chờ Tuyết bằng bài thơ trên, há chẳng sướng sao?
Khổ thơ đầu và chót thật là thần sầu.
Có vẻ như bài thơ chỉ cần vậy?
Oct 1, 2006
NQT
Phê bình gia thứ thiệt, Nabokov có lần đưa ra nhận xét, là người đọc, không phải với cái đầu, mà bằng xương sống lưng của anh ta.
Hắn ta, giống như Gấu, đọc, đến giây phút diệu kỳ, giọt lệ trời biến thành giọt lệ người, bỗng thấy một làn hơi hạnh phúc từ huyệt bách hội ở trên đỉnh đầu, theo xương sống lưng chạy xuống, rồi tỏa ra khắp cơ thể, tới từng lỗ chân lông, và cứ thế tê lịm người đi, và thế là biết liền tù tì, đây là thơ thần.
*
-Phách lối vừa vừa thôi, cha nội. Bộ mi nghĩ, mi là phê bình gia thứ thiệt?
-Phê bình gia thứ thiệt hay không, chưa cần biết. Nhưng giây phút tê lịm người thì có thiệt.
Date: Sun, 23 Jan 2005 11:41:44 -0800 (PST)
From:
Subject:   hey
To: 
Hey ong Gau, ong la cai gi tren doi nay ma viet van phach loi , hay tu kiem diem lai xem minh co xung dang khong?
Mot doc gia

Cao Thoại Châu
Hình như tôi vừa tiễn một người
có điều gì mất đi trong tôi
lúc qua đèo tôi nhủ mình như thế
lệ có bào mòn núi cũng không nguôi...

Chuyện người đi đã là có thật
thôi cũng đành to nhỏ với hư không
tôi là núi sao người bỏ núi
tôi là thuyền sao người không qua sông

Pleiku 11-05-1969
*
Ba câu đầu thì cũng... thường thôi.
Nhưng câu cuối của khổ thơ mới khủng khiếp làm sao: Lệ có bào mòn núi cũng không nguôi.
Cứ nghĩ đến lúc BHĐ đi xa, đập cửa khóc ròng, Ouvrez-moi cette porte où je frappe en pleurant. Apollinaire, núi thương tình thằng Gấu, khóc theo, đến mòn tịt xuống, rồi thành hồ, thành ao, thành sông, thành biển, thì em vưỡn cứ xa.
*
"giọt mưa trời khóc ngàn năm trước", "lệ có bào mòn", "rớt xuống đời làm sóng lênh đênh": chuỗi hình ảnh, chuỗi thơ, chuỗi nhạc mới đẹp làm sao.
*
Thơ bắt buộc phải vần điệu?
Câu hỏi khó nghe này, nhất là với những cái tai thẩm âm, thẩm thơ của trường phái tân hình thức, bật ra từ câu hỏi của Coetzee, khi ông này nghe nhà thơ Brodsky phán:
"Verse meters in themselves are kinds of spiritual magnitudes for which nothing can be substituted," Brodsky writes. [Thơ vần, tự thân là giọt lệ trời, từ hàng ngàn năm trước, bây giờ mới rớt tới bàn tay của nữ thi sĩ, (1) và nếu như thế, làm sao có thể thay thế được?].
Chúng là một cách tái cấu trúc thời gian - ngàn năm trước nối lại với phút giây này, giây phút thần kỳ giọt lệ trời biến thành giọt lệ người: They are "a means of restructuring time".
Và Coetzee bèn hỏi lại:
Cái gọi là tái cấu trúc thời gian của thơ, thực sự nghĩa là gì?
"What precisely does it mean to restructure time?".
Theo ông, Brodsky chẳng bao giờ giải thích, hoặc, giải thích chưa đầy đủ.
Cái kiểu móc nối, cái nọ xọ cái kia, của Gấu, như trên, liệu có thể coi, một toan tính tái cấu trúc thời gian?
(1) Ca dao, "làm thân con gái giống như giọt mưa sa", là được gợi hứng từ ý tưởng này? Và nếu như thế, thời gian vẫn có thể nghịch đảo, ngược hẳn lại "chân lý" bất phục hồi, bất phục phản?
"Bạn chẳng thấy nước sông Hoàng hà tự trời... bôn lưu đáo hải bất phục hồi?
"Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản."
Hạc vàng một đi, không thèm trở lại.
Gấu già, một lần lưu vong, đếch thèm trở về!
Ôi chao, đúng là vãi linh hồn!
Già rồi, vãi linh hồn hoài, con nít nó cười cho! NQT
*
Ngó lại thời gian làm bài thơ: Pờ Lê Cu, 1969. À đúng rồi.
Phải là Pleiku, phải là thời điểm đó, thì mới làm nổi câu thơ thần đó. NQT
*
cảm xúc trên đường phố Huế
Thương cả hai người, em với bóng,
chiều vàng nghiêng nón lá qua sông.
Nguồn: Đồng bằng SCL

Bởi vì làm thơ, in thơ, đọc thơ, đều là những gì liên quan đến hạnh phúc.
Cho dù là thứ hạnh phúc vào lúc xế chiều.
Như nến muộn.
*
Gấu quên một thứ hạnh phúc: viết về thơ.
Nhất là lúc về già, còn vài ngày rảnh rỗi, chờ ới một tiếng là đi.

Không phải để khen để chê, mà để học.
Giống như một triết gia, Gấu quên tên, bị kết án tử, chờ hành quyết, xin được học thổi sáo.
Gấu cũng muốn được như vậy, viết về thơ, viết được chữ nào cười khoái trá chữ đó, để những giây phút cuối, không bị hồn ma bóng quế, không bị cái cô đơn hành hạ, như một lời 'cầu chúc' của một bạn đọc.
Hôm trước, viết đến cái giây phút diệu kỳ, giọt lệ trời biến thành giọt lệ người, Gấu sướng tê người, bồi hồi nhớ lại những giọt nước mắt ngày nào của Bông Hồng Đen, nhỏ xuống vì Gấu, khi Gấu được mấy anh VC thưởng cho hai trái mìn claymore ở nhà hàng Mỹ Cảnh, ngay bến đò Thủ Thiêm, Cột Cờ Thủ Ngữ, bến tầu Sài Gòn.
Đang nói chuyện thơ, vớ được bài trên Người KInh Tế, điểm cuốn viết về hai ông thi sĩ nổi cộm nhất ở Anh, đã từng đi học chung, từng là bạn thân, và là hai trong số những người mở ta trường phái Lãng Mạn, coi tình cảm cá nhân mới là số 1, vượt lên khỏi luật lệ của lý trí: The Friendship: Wordsworth and Coleridge, của Adam Sisman, nhà xb Harprrs Press.