*


Trang TMT
1, 2
Giọt Mưa Trời Khóc
 1 2 3 4 5



Giọt mưa trời khóc ngàn năm trước
Sao còn ướt trên lưng bàn tay

Bởi vì làm thơ, in thơ, đọc thơ, đều là những gì liên quan đến hạnh phúc.
Cho dù là thứ hạnh phúc vào lúc xế chiều.
Như nến muộn.

Gấu quên một thứ hạnh phúc: viết về thơ.
Nhất là lúc về già, còn vài ngày rảnh rỗi, chờ ới một tiếng là đi.

Borges phán một câu thật là tuyệt vời: "Thơ là để trao cho thi sĩ."
Bạn chỉ cần đọc, "Giọt mưa trời khóc ngàn năm trước/ Sao còn ướt trên lưng bàn tay", là biết ngay tút xuýt, chỉ 'nữ' thi sĩ mới làm được.

Thành thử Gấu này tin rằng tân hình thức là thơ dởm, là vậy. Cả một trường phái thơ như thế, chẳng được "trao cho", dù chỉ hai câu thơ, thí dụ như trên!

Lần về Hà Nội, đọc hai câu thơ, Gấu toát hết mồ hôi. Hai câu này đúng là được "trao cho Gấu", cái thằng mắt lác bỏ đất Bắc, hơn nửa thế kỷ mới bò về.
Về để làm gì? Ngựa Hồ hí gió Bắc hả? Chim Việt Cành Nam?
Không phải.

*
buồn tập tễnh
về ăn giỗ mình.
PHT
Nếu thực sự có một thứ thơ tân hình thức, thì nó phải làm được điều này:
Stylistically it is prose doing what poetry is supposed to do: Đây đúng là văn xuôi, nhưng lại làm được cái điều đúng ra là dành cho thơ làm.
Đó là nhận định của Nabokov về Madame Bovary của Flaubert.
*
Đoá hoa hồng vùi luôn trong tim
Tưởng niệm nhà thơ TTT, Đặng Tiến, cùng lúc, tưởng niệm thơ tự do, khi ông phán: TTT không có truyền nhân.
Chúng ta tự hỏi tại sao dòng thơ này chấm dứt cùng với người khai sinh ra nó?

Câu hỏi này, Gấu này đã từng hỏi, và chỉ đến khi đọc Milosz, và cùng lúc, đọc một bài viết về Milosz, mới ngộ ra, cái đẹp, hoặc, mùi hương tỏa ra từ thơ TTT, không phải là mùi hương của bông hồng, mà là của trí tuệ.
Trí Tuệ và Những Bông Hồng
Adam Zagajewski
Chất viril, chất đàn ông, trong thơ TTT, còn là chất trí tuệ.
*
Có gì đó, tương tự, với thơ TMT.
Hồi mới qua, đọc, rồi viết về TMT, trên một số Hợp Lưu, chung với một số tác giả khác nữa, cũng ra đi từ thành phố đó, một ông bạn văn bực lắm, phán, thơ văn của bà này là thứ văn chương giáo khoa thư, có gì ghê gớm, NQT mà khen bà này, là không còn NQT nữa !
Đây là nguyên văn ý của ông bạn văn. Vì vấn đề mà Tây mũi lõ nó gọi là 'noblesse oblige', hoặc Ta gọi là 'đạo viết văn' - thì cứ gọi đại như vậy, cho bảnh hơn Tây - Gấu không thể khui tên ông ta.

Quả đúng như thế, nhưng có một cái gì đó, 'không' quả đúng như thế, với thơ TMT.

Ngay cả văn cũng vậy, có những bài văn tự khẳng định nó, bằng cách vượt lên khỏi cái khung đánh giá trên, cùng với nó, là kiểu khen cho phải 'đạo', cũng như trên.
Thí dụ như tuyệt tác kịch trong kịch, rượu trong rượu, mà Gấu này đã khen um cả lên, dưới đây.

Kịch Bản
[Post lại từ Da Mầu]
Cái này, thuật ngữ phê bình gọi là kịch ở trong kịch, đời ở trong đời, ngoài kịch có kịch, ngoài trời có trời, thiên ngoại chi thiên. Hay đúng nhất: Tửu trung chi tửu: Bà vợ trong truyện này chẳng tuyệt vời sao trong nghệ thuật uống rượu?
Vả chăng, nếu không có rượu, không thể có truyện này.
Tuyệt, tuyệt!
Thủ pháp này, Tây kêu bằng "Mise-en-abime".
*
Susan Sontag đọc Don Quixote
"Mise-en-abime" nghĩa là gì?
*
Cô Rơm và những người Hà-nội khác
Cô Rơm là người Hà-nội. Theo như tôi biết, hay tưởng tượng rằng mình biết, cô có tên mộc mạc này, là do bà mẹ sinh ra cô trên một ổ rơm, khi gia đình chạy khỏi thành phố Hà-nội, những ngày đầu "Mùa Thu".
Kim Dung cho rằng thiên nhiên khi "bịa đặt" ra một tai ương, thường cũng bịa đặt ra một phương thuốc chữa trị nó, quanh quẩn đâu gần bên thảm họa. Ông kể về một thứ cỏ chỉ có ở một địa phương lạnh khủng khiếp, và người dân nghèo đã dùng làm giầy dép. Những người dân quê miền Bắc chắc không thể quên những ngày đông khắc nghiệt, và để chống lại nó, có ổ rơm. Tôi nghĩ Trần Mộng Tú tin rằng "rơm" là phương thuốc hữu hiệu, không chỉ để chống lại cái lạnh của thiên nhiên, mà còn của con người.
Ít nhất, chúng ta biết được một điều: tác giả đã mang nó tới miền Nam, rồi ra hải ngoại, tạo thành thứ tiếng nói hiền hậu chuyên chở những câu chuyện thần tiên.
"Ba mươi năm ở Mỹ làm được dăm bài thơ, viết được vài truyện ngắn. Lập gia đình vốn liếng được ba đứa con (2 trai, 1 gái: các cháu 22, 20, 19), một căn nhà để ở.... lúc nào tôi cũng nghĩ tôi là người giầu có lắm.... trong túi luôn có một bài thơ đang làm dở. Thấy Trời rộng lượng với mình quá. Mấy chục năm trước Trời có lấy đi nhà cửa người thân. Bây giờ Trời lại đền bù. Còn quê hương thì lúc nào cũng thấy ở trong tim, chắc khó mà mất được..."
Giọng nói đó khác hẳn giọng nói tuy mệt mỏi nhưng không chịu bị bẻ gẫy của một Lê Minh Hà.
"Sức khỏe" ngôn ngữ đó - thật thiết yếu, cho một xã hội đang còn sống. Văn chương là nơi ngôn ngữ luôn bị thách đố, và cần được gìn giữ nhất. The health of language is essential to the preservation of a living society. It is in literature that language is most truly challenged and guarded. G. Steiner, Chủ nghĩa Mác và Phê bình văn học - phải chăng được Cô Rơm gìn giữ, giùm cho tất cả chúng ta?
Thư Bạn

Ai là Holderlin, kẻ có thể được tạo nên, để nói, nhân danh cả hai, một, quá khứ đã mất, và một, tương lai Quốc Xã?
Coetzee viết về nhà thơ Holderlin: Thi sĩ trong Tháp Ngà.
Who was Holderlin, who could be made to speak for both a lost past and a National Socialist future?

Nếu thực sự có một thứ thơ tân hình thức, thì nó phải làm được điều này:
Stylistically it is prose doing what poetry is supposed to do: Đây đúng là văn xuôi, nhưng lại làm được cái điều đúng ra là dành cho thơ làm.
Đó là nhận định của Nabokov về Madame Bovary của Flaubert.
*
Trong đoạn viết về nhà thơ và tiểu thuyết gia, trong bài viết mới nhất của Kundera, trên tờ Người Nữu Ước, số đề ngày 9 Tháng Mười, 2006, sau khi khẳng định, muốn hiểu là phải so sánh, [to understand, we must compare], ông đặt câu hỏi, chúng ta sẽ phải so sánh ai, với tiểu thuyết gia, và ông trả lời, với nhà thơ trữ tình, the lyric poet.
Kundera ltrích dẫn Hegel, nội dung của thơ ca trữ tình, Hegel nói, là nhà thơ, đích thị anh ta. [The content of lyric poetry, Hegel says, is the poet himself]; anh ta đem tiếng nói đến cho thế giới
bên trong của mình để dẫn dụ khán thính giả của anh tới những tình cảm, những trạng thái tâm hồn mà anh ta kinh nghiệm. Và ngay cả khi nhà thơ bàn về những đề tài 'khách quan', hoàn toàn ở bên ngoài cuộc đời riêng của anh ta, 'nhà thơ trữ tình lớn lao cũng tìm đủ mọi cách để mà nhanh chóng rời xa chúng, và kết thúc bằng cách vẽ  ra chân dung của chính mình'.

Thơ tự do, theo như Gấu này hiểu được, sở dĩ vắn số, vì, bằng mọi cách, phải huỷ diệt nhà thơ trữ tình ở trong nhà thơ tự do. (1)
Tới tân hình thức, bằng mọi cách,phải huỷ diệt vần điệu, theo họ, đây mới là cái gốc của thơ trữ tình. Chính vì thế mà giáo chủ tân hình thức cho thơ tình đi theo con đường của Marx, không kinh qua chủ nghĩa tư bản, ở đây là thơ tự do, thẳng từ tiền chiến tới tân hình thức.
Theo nghĩa đó, giáo chủ phán, không có thơ tình trong thơ tự do.
Sự thực, không có [nhà] thơ trữ tình trong [nhà] thơ tự do.

(1) Nỗi buồn trong thơ hôm nay : «nghệ thuật phá vỡ những hình thức sẵn có hỗn loạn trong những niềm cảm xúc, một nghệ thuật của say sưa, một vẻ đẹp hãi hùng mọi rợ, nghệ thuật bắt nguồn từ một nhân sinh quan bi thảm». Như thế thì còn đâu trữ tình nữa?
*
Nhưng phán về tân hình thức, bằng câu sau đây, thì thấy hơi bị nặng quá!
Le mauvais gout mène au crime [Stendhal].
Khiếu thưởng ngoạn dở tệ đưa đến tội ác.
*
Chúng ta phải học để cùng sống với nhau như anh em,
Nếu không chúng ta cùng chết chung với nhau như những đứa ngu.
Martin Luther King
Diễn văn 31-03-1968
Anh bạn... thân mến,
Hôm nay trời khá lạnh, tôi đọc Thư Bạn, Tiếng Nói Từ Miền Lạnh, tôi cũng thuộc loại độc giả thinh lặng – nếu không muốn nói là câm như hến – biết ơn người viết mà không mở miệng ra, không đánh trên phím hai chữ Cám Ơn. Tiếng Cám Ơn đã ở trong đáy tim, lôi nó ra khó quá.
Bạn ạ, mới ban đầu tôi cũng ngạc nhiên với cái mũi khoan của bác Gấu nhưng dần dần tôi cảm nhận chẳng có mũi khoan nào đủ mạnh, đủ cứng để khoan bật cho được hết cái ác độc của chế độ toàn trị, một chế độ toàn trị nói chung chứ không cứ gì chế độ nhà mình.
Việt Nam Cộng Hòa, Mỹ Quốc, Anh Quốc, Đức Quốc, Tư Bản Quốc họ cũng có những cái xấu xa, những cái độc nhưng họ không ngu.
Dựng lên một nhân vật giả tưởng như bác Hồ, như Mao chủ tịch là siêu ngu. Họ thắng trận nhờ hình tượng đó nhưng họ làm cho tiềm thức hậu thế bị mờ đục. Không gì khổ cho hậu thế khi không rõ về gia phả, khi gia phả của mình không trong sạch.
May cho VNCH có được ông Diệm, ông Thiệu; tuy không cứu được nước nhưng cứu được cái tiềm thức.
Bạn ạ, công việc của bác Gấu là công việc của người dẫn đường. Bác lướt qua, bác không dừng lại được, bác cũng chẳng còn bao nhiêu thì giờ để dừng. Bác lướt qua để lại chút hương hoa trên đường đi, công việc của mình là ngừng lại và đào sâu, nếu có sức và có thì giờ.
Xin cám ơn bạn,
Hồng Trần
Thư Bạn
*
Thư Bạn, đăng VHNT trên net, do PCL chủ biên, và Hợp Lưu, từ đời tám hoánh nào rồi. Một bữa, lục ra, đăng lại trên Tin Văn. Một độc giả viết thêm một đoạn, đoạn trên.
Hỏi, để tên gì. Tên gì cũng được.

Bây giờ, viết về TMT, lôi ra, một độc giả gửi mail, hỏi, ủa, ai, mà sao viết giống hệt tui?
Thú vị nữa là, chính Gấu này cũng không nhớ độc giả/tác giả này là ai, vì cái tên phịa ra đó, lạ hoắc.

Phải đến nửa tiếng đồng hồ Gấu mới nhớ ra.
Và bồi hồi cảm động, cũng chừng nửa giờ đồng hồ nữa !
*
-Hong Tran la ai ma viet giong tui viet rua?

-Tui cũng không ngờ tui đọc ở đâu cái ý con người sống phải có tổ có tông, có lý lịch trong sáng đàng hoàng, không ai sống trong cảnh mập mờ được. Các trẻ em sinh với lý lịch “cha mẹ X- cha mẹ không biết” lớn lên để cả đời đi tìm cha mẹ bio của mình dù được cha mẹ nuôi yêu thương dạy dỗ. Ở bên Pháp có tổ chức giúp cho các người này truy tìm nguồn gốc đến cùng. Một lý lịch mập mờ thần tượng hư hư ảo ảo, tốt xấu không rõ ràng thì khổ thật.
*
Đúng như thế. Thời "Không Mặt", "Ẩn Mặt", "Bịt Mặt", "Khuất Mặt" (1) là Thời Bị Chúa Nguyền Rủa. Mi được tạo ra, qua hình ảnh, mặt mũi của Ta. Giờ Mi chối bỏ, thì cho Mi chết luôn !
Cả cuốn tiểu sử Solzhenitsyn, của D.M. Thomas, được viết ra theo dòng mặc khải này, khi nhìn lại thế kỷ hung bạo.
Trân trọng. NQT
(1) Gấu nhớ tới
Gió Tự Thời Khuất Mặt 1 2 3