gau
Nguyễn Quốc Trụ
phụ trách

CHUYỂN NGỮ



Susan Sontag
DQ 

Ông ta “tự chôn mình vào trong sách, đọc, hàng đêm, từ chập tối tới sáng sớm, hàng ngày, từ sáng sớm tới chập tối, và vì ngủ ít quá, đọc nhiều quá, não của ông khô kiệt, và ông trở nên khùng”.

 Don Quixote, giống như Madame Bovary, là bi kịch của sự đọc (the tragedy of reading). Nhưng cuốn tiểu thuyết của Flaubert là một mẩu của chủ nghĩa hiện thực: trí tưởng tượng của Emma bị hư ruỗng bởi thứ sách mà bà đọc, những câu chuyện bá láp, tầm phào nhằm thoả mãn một đầu óc lãng mạn. Với Don Quixote, một người hùng của sự thái quá, vấn đề không nặng ở chỗ những cuốn sách thì dở, mà hoàn toàn do số lượng đọc. Đọc không chỉ làm méo mó, mà, bắt cóc, trí tưởng tượng của anh ta. Anh ta nghĩ, cả thế giới nằm ở bên trong một cuốn sách. [Theo Cervantes, mọi thứ, mọi điều Don Quixote nghĩ, nhìn, hay tưởng tượng đều đẻ ra từ việc đọc của anh ta]. Ngược hẳn với Emma, tính sinh sự sự sinh của sách, hay thói ham đọc sách quá độ,  khiến anh ta chới với, bứt ra khỏi sự chừng mực, và hư ruỗng. Nó làm anh ta khùng; nó làm cho anh ta trở nên sâu thẳm, hào hùng, phong nhã nhất mực.

 Không chỉ nhân vật chính của cuốn tiểu thuyết, mà cả người kể chuyện cũng mê mẩn đọc. Người kể chuyện trong Don Quixote cho biết, anh ta thèm đọc đến nỗi không tha mấy mẩu giấy nằm lăn lóc trên đường phố. Tuy nhiên, nếu hậu quả của việc đọc thái quá của Don Quixote là khùng điên, việc đọc thái quá của người kể chuyện đưa đến cái gọi là sáng tác, làm tác giả một bản văn [authorship].

 Đúng là bản “hùng ca” đầu tiên, vĩ đại nhất về… ghiền. Don Quixote  vừa tố cáo định chế văn chương, vừa réo rắt mời gọi nó. Một cuốn sách còn hoài, chẳng bao giờ cạn kiệt. Đề tài của nó là tất cả (trọn thế giới) và chẳng gì cả (cái nằm bên trong đầu của một con người, tức là sự khùng điên). Cứ thế tiến tới, cứ kéo mãi ra, cứ ăn thịt mình, nhìn lại mình, đốt đuốc chơi đêm, bất cần mọi chuyện, bồi thêm mãi, tự nhân mình ra mãi: Cuốn tiểu thuyết của Cervantes đúng là hình ảnh thứ thiệt, thật tuyệt vời, về "truyện ở trong truyện", [mise-en-abime, tiếng Pháp trong nguyên bản], (1), tức đích thị văn chương, và cơn lung linh rồ dại của việc sáng tác, với sự khoáng trương cuồng điên của nó.

Một nhà văn trước tiên là một độc giả - một độc giả phát rồ, một độc giả đạo tặc, một độc giả hỗn xược cứ rao to lên rằng, ta có thể làm hay hơn cái ta đọc. Tuy nhiên, sự tình thực sự là, khi vị tác giả còn sống vĩ đại nhất soạn câu chuyện ngụ ngôn chung quyết của mình về thiên chức nhà văn, ông ta bịa ra một nhà văn đầu thế kỷ 20, ông này chọn cho mình, như là tác phẩm tham vọng nhất, là viết (những chương hồi của) Don Quixote. Lại một lần nữa. Y hệt như chính nó (đã từng). Bởi vì, Don Quixote, hơn hết thảy bất cứ một cuốn sách nào đã từng được viết ra, là  văn chương. (2)

 Nguyễn Quốc Trụ dịch

[Nguyên bản, tiếng Anh, trong Where the Stress Falls, tiuểu luận, nhà xb Picador USA, Farrar, Strauss, and Giroux, New York].

(1): "Mise-en-abime" không có gì liên quan đến vực thẳm hết. Nó là một "figure de style", lần đầu tiên do Gide dùng, sau đó được sử dụng lại để chỉ hiện tượng trong truyện có truyện, trong tiểu thuyết có tiểu thuyết, có những suy tư về bản thân tác phẩm, hay thể loại tác phẩm.
Trân trọng cám ơn bạn Cao Việt Dũng đã mail cho biết ý nghĩa của cụm từ này.

NQT

MISE-EN-ABIME: Literally, "placement en abîme," where "en abîme" itself refers to the habit of representing a small shield inside a larger one in traditional heralds and coats-of-arms. By extension, most any "story-within-a-story" situations can be called an example of mise-en-abîme. The device is especially common in modern literature, television and films, but it occasionally appears in art. Some of Velázquez's bodegones show religious scene tucked into the background of a genre scene with very different kinds of activity (e.g., Old Woman Cooking Eggs).

Từ điển Robert....II, cụm từ "en abyme": 1. Huy hiệu học. "Nói về một hình vẽ được đặt chìm (en abyme) trong một hình vẽ, huy hiệu khác". Từ điển Trévoux 1771: "Sự so sánh với phương thức đặt một huy hiệu chìm trong một huy hiệu khác". ("La comparaison avec le procédé du blason qui consiste, dans le premier, à en mettre un second "en abyme") (A. Gide). 2. Ký hiệu học. Một tác phẩm được trình bày ở bên trong một tác phẩm khác,  hệ thống ý nghĩa của hai tác phẩm này như nhau: một chuyện kể ở bên trong một chuyện kể, một cuốn phim trong một cuốn phim, một bức họa trình bày một bức họa khác....

(2) Cả đoạn cuối này, Susan Sontag vinh danh Cervantes, cha đẻ của văn học tiểu thuyết Tây Phương, người, nhờ đã đọc những câu chuyện võ hiệp thời trung cổ, mà sáng tác ra nhà hiệp sĩ lang thang Don Quixote.
Bà sử dụng thủ pháp "truyện ở trong truyện", qua hình ảnh nhà văn Jorge Luis  Borges (1899-1986), người đã dựng nhân vật Menard, người đã viết lại hoàn toàn Don Quixote.
 Đúng ra, không thể nói là "đã viết lại hoàn toàn" Don Quixote, mà là "viết Don Quixote", như Coetzee nhận định, trong bài viết về Tuyển Tập Giả Tưởng của Borges [trong Stranger Shores, tiểu luận văn học, 1986-1999, nhà xb Viking]: "Pierre Menard, một nhà văn thường thường cùng thời với Paul Valéry, tự mình để cuốn hút hoàn toàn vào thế giới của Cervantes, nhờ vậy có thể viết - chứ không phải viết lại,"rewrite" - Don Quixote, từng từ một, word for word."
 Nhà văn vĩ đại nhất còn sống, là chỉ Borges. Câu chuyện ngụ ngôn chung quyết, là để chỉ "Pierre Menard, Author of the Quixote", một bài viết của Borges.
 NQT


 DQ

 HE "SO BURIED HIMSELF in his books that he spent the nights reading from twilight to daybreak and the days from dawn till dark; and so from little sleep and much reading, his brain dried up and he lost his mind."

 Don Quixote, like Madame Bovary, is about the tragedy of reading. But Flaubert's novel is a piece of realism: Emma’s imagination is corrupted by the kind of books she reads, vulgar tales of romantic satisfaction. With Don Quixote, a hero of excess, the problem is not so much that the books are bad; it is the sheer quantity of his reading. Reading has not merely deformed his imagination; it has kidnapped it. He thinks the world is the inside of a book. (According to Cervantes, everything Don Quixote thought, saw, or imagined followed the pattern of his reading.) Bookishness makes him, in contrast to Emma Bovary, beyond compromise or corruption. It makes him mad; it makes him profound, heroic, genuinely noble.

 Not only the hero of the novel but also the narrator is someone besotted by reading. The narrator of Don Quixote reports that he has a taste for reading even torn papers lying in the streets. But whereas the result of Don Quixote's excessive reading is madness, the result of the narrator' s is authorship.                                     

 The first and greatest epic about addiction, Don Quixote is both a denunciation of the establishment of literature and a rhapsodic call to literature. Don Quixote  is an inexhaustible book, whose subject is everything (the whole world) and nothing (the inside of someone's head—that is, madness). Relentless, verbose, self-cannibalizing, reflexive, playful, irresponsible, accretive, self-replicating—Cervantes’s book is the very image of that glorious mise-en-abime which is literature, and of that fragile delirium which is authorship, its manic expansiveness.

 A writer is first of all a reader—a reader gone berserk; a rogue reader; an impertinent reader who claims to be able to do it better. Yet, justly, when the greatest living author composed his definitive fable about the writer's vocation, he invented an early-twentieth-century writer who had chosen as his most ambitious work to write (parts of) Don Quixote. Once again. Exactly as is (was). For Don Quixote, more than any book ever written, is  literature.

 [1985]