*

Nguyễn Quốc Trụ
Sinh 16 tháng Tám, 1937
tại Kinh Môn, Hải Dương.
Quê Sơn Tây (Bắc Việt).
Vào Nam 1954.
Học Nguyễn Trãi (Hà-nội),
Chu Văn An, Văn Khoa
(Sài-gòn).
Trước 1975 công chức
Bưu Điện (Sài-gòn).
Tái định cư năm 1994 tại Canada.

jen

Tác phẩm đã xuất bản:
Những ngày ở Sài-gòn
Tập Truyện
[1970, Đêm Trắng,
 Huỳnh Phan Anh chủ trương]
Lần cuối, Sài-gòn
Thơ, Truyện, Tạp luận
[Văn Mới, Cali. 1998]
Nơi Người Chết Mỉm Cười
Tạp Ghi
[Văn Mới, 1999]

Bản quyền thuộc
Tin Văn và tác giả.
Trích đăng, vô vụ lợi,
liên lạc
email
Cần ghi rõ xuất xứ
[nguồn] khi sử dụng.


Trang TMT 1







Giới Thiệu Thơ
*
*
Nến Muộn
Nhà xb Thu Hương
Giá 12 Mỹ Kim
Liên lạc:
tran_mong_tu@hotmail.com

Diện bích lòng không đoạn
Bụi vẫn mờ gương soi
Rũ áo bước khỏi đời
Hoá thân thành thi sĩ
Hoá Thân
*

BÀI THƠ THÁNG 12

Tôi ở đâu mà tôi tới đây
Ngày xưa ai đứng ở nơi này
Giọt mưa trời khóc ngàn năm trước
Sao còn ướt trên lưng bàn tay 

Tôi ra đời đã được bao lâu
Sao trái tim tôi nếp gấp nhầu
Mặt đất tôi đi bao ngàn dặm
Sao vẫn chông chênh những bước đầu

 Tôi kết tinh từ mảnh vân hà
Từ báo cọp xưa hay đóa hoa
Bụi phấn tôi mang trên thân thể
Từ tảng đá nào đã vỡ ra

Tôi yêu người yêu thật là xa
Tình trong tiền kiếp tình không già
Giòng sông trăng chẩy vào trái đất
Chẩy lâu rồi hay mới đêm qua
tháng 12
Nguồn

Chờ Noel, chờ Tuyết bằng bài thơ trên, há chẳng sướng sao?
Khổ thơ đầu và chót thật là thần sầu.
Có vẻ như bài thơ chỉ cần vậy? Oct 1, 2006
NQT

Cao Thoại Châu
Hình như tôi vừa tiễn một người
có điều gì mất đi trong tôi
lúc qua đèo tôi nhủ mình như thế
lệ có bào mòn núi cũng không nguôi...

Chuyện người đi đã là có thật
thôi cũng đành to nhỏ với hư không
tôi là núi sao người bỏ núi
tôi là thuyền sao người không qua sông

Pleiku 11-05-1969
*
Ba câu đầu thì cũng... thường thôi.
Nhưng câu cuối của khổ thơ mới khủng khiếp làm sao: Lệ có bào mòn núi cũng không nguôi.
Cứ nghĩ đến lúc BHĐ đi xa, đập cửa khóc ròng, Ouvrez-moi cette porte où je frappe en pleurant. Apollinaire, núi thương tình thằng Gấu, khóc theo, đến mòn tịt xuống, rồi thành hồ, thành ao, thành sông, thành biển, thì em vưỡn cứ xa.
*
"giọt mưa trời khóc ngàn năm trước", "lệ có bào mòn", "rớt xuống đời làm sóng lênh đênh": chuỗi hình ảnh, chuỗi thơ, chuỗi nhạc mới đẹp làm sao.
*
Thơ bắt buộc phải vần điệu?
Câu hỏi khó nghe này, nhất là với những cái tai thẩm âm, thẩm thơ của trường phái tân hình thức, bật ra từ câu hỏi của Coetzee, khi ông này nghe nhà thơ Brodsky phán:
"Verse meters in themselves are kinds of spiritual magnitudes for which nothing can be substituted," Brodsky writes. [Thơ vần, tự thân là giọt lệ trời, từ hàng ngàn năm trước, bây giờ mới rớt tới bàn tay của nữ thi sĩ, (1) và nếu như thế, làm sao có thể thay thế được?].
Chúng là một cách tái cấu trúc thời gian - ngàn năm trước nối lại với phút giây này, giây phút thần kỳ giọt lệ trời biến thành giọt lệ người: They are "a means of restructuring time".
Và Coetzee bèn hỏi lại:
Cái gọi là tái cấu trúc thời gian của thơ, thực sự nghĩa là gì?
"What precisely does it mean to restructure time?".
Theo ông, Brodsky chẳng bao giờ giải thích, hoặc, giải thích chưa đầy đủ.
Cái kiểu móc nối, cái nọ xọ cái kia, của Gấu, như trên, liệu có thể coi, một toan tính tái cấu trúc thời gian?
(1) Ca dao, "làm thân con gái giống như giọt mưa sa", là được gợi hứng từ ý tưởng này? Và nếu như thế, thời gian vẫn có thể nghịch đảo, ngược hẳn lại "chân lý" bất phục hồi, bất phục phản?
"Bạn chẳng thấy nước sông Hoàng hà tự trời... bôn lưu đáo hải bất phục hồi?
"Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản."
Hạc vàng một đi, không thèm trở lại.
Gấu già, một lần lưu vong, đếch thèm trở về!
Ôi chao, đúng là vãi linh hồn!
Già rồi, vãi linh hồn hoài, con nít nó cười cho! NQT
*
Ngó lại thời gian làm bài thơ: Pờ Lê Cu, 1969. À đúng rồi.
Phải là Pleiku, phải là thời điểm đó, thì mới làm nổi câu thơ thần đó. NQT
*

cảm xúc trên đường phố Huế

Thương cả hai người, em với bóng,
chiều vàng nghiêng nón lá qua sông.
Nguồn: Đồng bằng SCL

Đọc Cô Rơm

Bình Thuỷ 1969
Còn lại gì? Cái còn lại, với "Cô Tú", hay Cô Rơm ngày nào, có lẽ những giọt mắt của 1969, nhưng phải đợi đến 1998, mới có dịp đổ xuống: Nước mắt của bao nhiêu năm tụ lại một ngày, nước mắt của những ngày đi đón xác ở Kiên Giang khô lại bây giờ nứt ra như một mạch ngầm của suối bật lên trên mặt đất nứt nẻ.
Mộ Tuyết 1967
Gấu Em mất 1967, trước Mậu Thân một năm. Khi đó, chiến tranh chưa đến nỗi khốc liệt. Nó lại thuộc tiểu đoàn bảo vệ phi trường Sóc Trăng, nên việc đưa xác về Sài Gòn cũng dễ dàng hơn so với trường hợp Cô Tú.
Nhưng những giọt nước mắt của Gấu thì đổ xuống tại một trại tị nạn Thái Lan, khi biết chắc rằng, cuộc đời của gia đình Gấu đã sang một trang khác, chắc là tốt đẹp hơn, và không một thằng VC nào nhìn thấy Gấu khóc hết.
Bây giờ thì tha hồ mà khóc, hình như lúc đó Gấu đã nghĩ như vậy.

"Ba mươi năm ở Mỹ làm được dăm bài thơ, viết được vài truyện ngắn. Lập gia đình vốn liếng được ba đứa con (2 trai, 1 gái: các cháu 22, 20, 19), một căn nhà để ở.... lúc nào tôi cũng nghĩ tôi là người giầu có lắm.... trong túi luôn có một bài thơ đang làm dở. Thấy Trời rộng lượng với mình quá. Mấy chục năm trước Trời có lấy đi nhà cửa người thân. Bây giờ Trời lại đền bù. Còn quê hương thì lúc nào cũng thấy ở trong tim, chắc khó mà mất được...".
Cô Rơm
Gấu, đúng lý ra, là đã quen Cô Tú, từ những ngày cô làm cho hãng AP.
Hồi đó, có một dạo, ngay sau khi Huỳnh Thành Mỹ mất, Gấu có thói quen, sau khi gửi vô tuyến viễn ảnh, sau khi chờ Tokyo thông báo kết quả, là theo ông Hưng, AP man, ghé hãng AP, ở phía trên lầu Passage Eden, uống một ly “cà phê tức thời”, vừa uống vừa ngắm bức hình Huỳnh Thành Mỹ to tổ bố treo trên tường, sau đó, cả hai xuống lầu, ghé cái ngõ hẹp giữa hai bức tường, nơi cho mướn những cuốn tiểu thuyết đen série noire, lục lọi một hai cuốn chưa đọc (với ông Hưng là Carter Brown, còn Gấu, Chase, hoặc Simenon), rồi chia tay ông bạn già.

Em tôi nằm xuống với một viên đạn ở trong đầu. Mấy người lính kể lại, chuẩn uý không kịp đau đớn. Lời trối trăng nghe như gió thoảng lại: "Chắc tao chết mất..." Trung đội vi hành tuần tra vòng đai phi trường Sóc Trăng. Khi nghe tiếng súng, theo phản xạ, em tôi chúi đầu về phía trước. Chiếc nón sắt quên không buộc rớt xuống và một viên đạn trong tràng AK từ bên sông bắn hú họa xuống mặt sông, dội lên, xớt qua vai rồi hết đà nằm luôn trong ót. Viên bác sĩ quân y nói với tôi, ông đã không lấy viên đạn ra vì sợ làm nát khuôn mặt. "Chuẩn ý Sĩ không kịp ghi địa chỉ cấp báo. Chúng tôi phải nhờ Bưu Điện liên lạc với Sài-gòn. Ngoài mấy bức hình chụp lúc tẩm niệm, chuẩn uý không để lại gì cả. Quần áo, đồ dùng cá nhân, poncho... đều đi theo với chuẩn uý."
Lần Cuối Sài Gòn
Cái còn lại đối với gia đình, là viên đạn nằm trong đầu Gấu Em. Trước khi chạy trốn quê hương, việc sau cùng phải làm là lên nghĩa trang quân đội, đào cái xác lên, lấy cái còn lại rồi hỏa thiêu xác, tro than đưa vô chùa. Nếu không, khi mấy ông VC phá huỷ nghĩa trang, sẽ chẳng còn lại gì.