Mừng gặp bạn cũ đầu năm

*

Sống và Chết trong bốn câu thơ
Tác phẩm mới nhất của nhà văn Do Thái, Amos Oz, là một cuốn tiểu thuyết.
Bốn câu thơ, sống và chết ở trong nó, là:
Một hiền giả không có đầu
Một thằng đần có trái tim lớn
Niềm vui có thể kết thúc ở trong nước mắt
Nhưng làm sao chọc thủng ẩn ngữ?
Un sage sans tête
Un sot au grand coeur
La joie peut finir dans les larmes
Mais comment percer l'énigme?

*
Ngưòi cuối cùng nói tiếng Eyak, mất ngày 21 Tháng Giêng thọ 89 tuổi.

Tôi khởi đầu chậm như rùa. Nếu có một ý tưởng cho một cuốn tiểu thuyết, tôi phịa đủ mọi cớ để đừng phải loay hoay với nó. Nếu một tập truyện ngắn, mỗi truyện lại có cú khởi đầu của nó. Ngay những bài báo cũng rứa, cứ mỗi lần tính viết, không có cũng phải phịa ra trục trặc này nọ để trì hoãn. Nhưng được cái, hễ đã bập vào rồi, là cứ ro ro như máy mới đổ dầu nhớt!
Nói ngắn gọn, tôi lẹ lắm, nhưng trước khi lẹ, là những lỗ trắng lớn. Chuyện viết lách của tôi hơi giống một câu chuyện Tầu, về một họa sĩ, được nhà vua yêu cầu, hãy vẽ cho ta một con cua. Nhà nghệ sĩ bèn trả lời, Thưa Hoàng Thượng, hạ thần cần mười niên, một căn nhà tổ bự, và hai mươi nàng hầu. Mười năm qua đi, "Thưa Hoàng Thượng, hạ thần cần thêm hai niên nữa". Rồi thêm một tuần. Sau cùng, ông nhặt cây cọ lên, múa một đường, là xong con cua.
Italo Calvino
*
Gấu đã từng nói đến những câu chuyện trứ danh nhất của Gấu, đều giống như cục thịt, miếng cá, giấu tận đáy bát cơm, khi nào hết xương thì mới vạc đến nạc.

Trên đây, là một 'ấn bản' khác nữa, của tay I tà lồ Càn vì nồ, về cái tật cứ viện đủ lý do này nọ, để mà đừng viết.
*
Nhưng bảnh nhất, vẫn là... Gấu.

Bỏi vì, như có lần Gấu Cái xuýt xoa, giá mà anh chịu ngồi xuống, kể cuộc tình sóng gió, của....chúng mình,  những cay đắng ngọt bùi chở trên cái thuyền cuới ngày nào, nhiều đến nỗi hai người mang không xuể, phải san sẻ cho cô phù dâu..., và  nhiều 'thánh nữ' khác nữa, và cái cuộc đời tù tội sau 1975, làm sao không giật Nobel, và Gấu bèn gật gù hỏi lại, có đáng không, có đáng không, và Gấu Cái bèn ngộ ra, và lắc đầu lia lịa, không bõ, chẳng bõ...
*
Đang lèm bèm, phân trần về cái chuyện để dành, đến kiếp sau, kiếp sau nữa, sẽ viết, thì, như thần giao cách cảm, ông sư phụ Steiner cũng bắt chước đệ tử, bốc phét về những cuốn sách 'người' không viết:

Les Livres que je n’ai pas écrits
de George Steiner
[Philosophie]

Nhưng, hỡi ơi, sư phụ không hỗn láo như là đệ tử.
Người thú nhận:
"Tạng của tôi chưa xứng tới cái nhiệm vụ đó"
"Mon entendement, mon cerveau ne sont absolument pas à la hauteur de la tâche »
*

« Ce que j'en suis venu à ressentir avec une impérieuse intensité, c'est l'absence de Dieu. »: Đọc mà buồn. Buồn quá, không có Vua của Vua: Thượng Đế.
Nguồn
*
Ông sư phụ này, hách thì thật hách, nhưng hiểu rõ cái tạng của mình, chỉ làm nghề dậy học, làm giáo sư, [đừng ban cho ông chức viện sĩ ưu tú của nhân dân], và không thể là một nhà sáng tạo. Trong một phỏng vấn trên tờ Le Magazine Littéraire, ông tự thú trước bàn thờ:
Ngay cả tay giáo sư bảnh nhất, thì cũng đếch phải một nhà sáng tạo. Hắn chỉ là một postino, un facteur.
*
"Facteur", tiếng Tây, một trong những nghĩa đen của nó, là "thằng đưa thư". (1)

Gấu đọc, mà cứ thương hại cho mấy ông khoa bảng của Mít.
Mất mẹ cả đất nước, bỏ chạy, mà vẫn không quên mảnh bằng cử nhân triết, mà khi hăm hở học, là cũng chỉ để trốn lính. Có bằng rồi, thì cũng tìm đủ mọi cách để khỏi vướng vào cái vụ Tổng Động Viên.

(1) "Même le plus grand des professeurs n'est pas un créateur. Il est un simple postino, un facteur".
Steiner: Le bonheur d'enseigner. Le Magazine Littéraire, số đặc biệt về Homère, Tháng Giêng 2004.
Facteur, sự thực, cũng có cái nghĩa, créateur, auteur, nhưng theo gốc faire, fabricant, người thợ, người sản xuất ra, làm ra... (Từ điển Robert)
*
Sự thực, cái ý tưởng tưởng là hỗn láo "có đáng không", "không bõ, chẳng bõ viết", sau này, khi ngồi bờ sông, nhìn xác bạn quí trôi qua, Gấu ngộ ra được, không phải như vậy, mà là do sự khiêm tốn mà có được!
Hãy nói cho tao biết bạn mày là ai, thì tao nói cho mày biết, mày là ai.
Có bạn hữu quí, hách như thế, bảnh như thế, cần gì viết?
*
Nhưng đúng ra, "thuổng" của Ozick. Trong bài viết Ai sở hữu Anne Frank, bà đưa ra giả dụ, Anne Frank, sau khi đi vô Lò Thiêu, để lại cho đời cuốn nhật ký, bà thiên thần hộ mệnh của cô tìm thấy, đúng ra là nên đốt đi theo cùng với cô, để cô có bầu có bạn
Nên nhớ, Anne Frank buồn quá, chẳng có một đấng bạn quí nào cả, nên đành phịa ra họ, bằng cách viết nhật ký.

Nhưng quan trọng hơn hết, theo Ozick, cái lũ người khốn kiếp, không xứng đáng để đọc cuốn nhật ký của cô.
Biết đâu, đây cũng là lý do Kafka năn nỉ bạn, đốt hết, đốt hết?
*
Một cuộc chiến khốn kiếp, thằng anh làm thịt thằng em, hay hớm chi đâu, có gì xứng đáng, để mà viết?
*
+ Tôi là nhà văn Nguyễn Đình Chính, hiện sống ở Hà Nội, Việt Nam. Không có nhu cầu dấu tên.
Nguồn: Hội Luận
*
Giấu tên mới đúng.
Nhưng biết đâu, ông có nhu cầu [tạo] dấu [ấn] tên của ông?
Bởi vậy, tiếng Việt không có dễ.
Ông này, là con Nguyễn Đình Thi. Gấu có theo dõi những bài viết của ông. Điều thê thảm nhất, ở đám hậu duệ của những nhà văn nhà thơ có tài đi theo VC, như Nguyễn Đình Thi, Chế Lan Viên, là đám này không vượt nổi, không sống sót được cái sự thất bại của mấy ông bố.
Gấu nhắc lại, cái sự thất bại.
Nếu có người vượt qua được, thì đó là trường hợp Phan Thị Vàng Anh.
Trường hợp Nguyễn Đình Chính, thật dễ nhận ra, nếu đọc bài ông viết về ông bố, đăng lại trên Tin Văn, mà Gấu đặt lại cái tít là "Nhà Sàn Của Chú Thi", để phân biệt với "Nhà Sàn Của Bác Hồ".
Cái giọng cà khịa của ông con, những nhận xét của ông con, về ông bố, chứng tỏ, ông con không hiểu nổi ông bố, và không vượt được cái sự cố đấm ăn xôi của ông bố.
Ông con không có được cái cay đắng, chỉ có thế thôi à, khi PTVA nhìn hũ tro cốt của Bố, và thốt lên như vậy.
Phải đau như thế, thì mới sống sót được, cái họa của thiên tài, của ông bố, và cái sự đa đọa, cũng của thiên tài của ông bố.
Đây cũng là vấn nạn lớn, từ Kafka mà ra. Hãy đọc lại cú xung đột giữa hai cha con, và cái chân lý:
Chỉ ở trong nhà mình mà Samsa biến thành bọ, chứ không ở một nơi chốn nào khác.
*
Lạ làm sao, bài viết của ông con như tiên tri ra được, cái vấn nạn chung của các đấng Vua & bề tôi VC.
Bác Hồ, chết muốn hoả thiêu, nhưng Đảng và Nhà Nước không cho phép.
Chú Thi, di chúc, chết để cho gia đình lo, nhưng đến phút sắp đi, lại... hối hận: Thôi để cho Nhà Nước lo.
Và hiện nay, ông Hoàng Minh Chính.
*
Người Việt mình nói, nghĩa tử là nghĩa tận.
Nhưng VC nói, sống đã ăn cơm Đảng, thì chết phải để cho Đảng lo.
Cũng nghĩa tử nghĩa tận, nhưng là tận với... Đảng.
Mấy anh Hội Luận sao không dám hội luận về cái chết của một bề tôi VC, một đời vì Đảng, chết chưa yên thân?
&
Cuốn mới nhất của Oz, thú vị thay, là bàn về trường hợp một Nguyễn Đình Thi, và vấn nạn của ông:
Làm thế nào hội luận, giao lưu hòa giải, giữa hai cuộc đời, của một con người cỡ Nguyễn Đình Thi, một cuộc đời riêng tư, thầm kín, và cuộc đời thanh thiên bạch nhật giữa công chúng, giữa bàn dân thiên hạ? (1)
(1) ... mais elle [Vie & Mort..] recèle avant tout une réflexion très mélancolique sur la difficile cohabitation de la sphère publique et de l'intime, et sur les malentendus qui menacent inévitablement l'écrivain, à plus forte raison s'il est célèbre.
*
Người Việt mình ngày xưa cũng đã băn khoăn về vấn nạn này, và đã có một câu trả lời cho bí ẩn mà Oz đặt ra rồi:
Ngày thì quan lớn như thần
Đêm thì quan lớn tần mần như ma.

Mùa Hè Miền Nam, là một toan tính khổng lồ, dù chỉ có hai đoạn ngắn, cụt thun lủn. Đặc chất Miền Nam của "văn" Faulkner, với những câu dài lê thê, cộng thêm cái chất nóng của Miền Nam Việt Nam.
Gấu đọc lại và nhận ra, đây là một hoá thân của Gấu, vào một anh chàng Miền Nam, đứa em trai của cô Thu, bạn học BHĐ. Anh chàng này, mê BHĐ, có lần đánh bạo hỏi, chị có bạn trai chưa. Nói, có rồi. Mới dán con tem lên, nhưng chưa có đóng dấu.
Anh chàng nói, gỡ ra mấy hồi.
Đọc lại, Gấu bồi hồì, không thể nghĩ, có những ngày Gấu mê... Faulkner đến như vậy, vậy mà cuối cùng, chẳng có một cuốn tiểu thuyết nào lận lưng.
Mùa Hè Miền Nam quá xứng đáng, để mở ra một cuốn truyện dài!
Hay là bi giờ, bắt đầu?
*
Đầu năm tặng người tiếc nuối cả đời không viết được một quyển tiểu thuyết ra hồn.
Nhưng theo Jules Renard thì bác đã viết rất nhiều tiểu thuyết, vậy bác có thể thoải mái nghỉ hưu.
Rất kính và xin cám ơn.

Dès qu’une vérité dépasse cinq lignes, c’est du roman.
Ngay khi một sự thật mà viết quá năm hàng thì đó là tiểu thuyết.
Jules Renard
*
Đa tạ.
Câu của Jules Renard, coi nhẹ hều, nhưng hàm ý hơi bị nặng: Sự thực vốn kiệm lời. Một khi sử dụng quá năm hàng chữ, để nói về sự thực, là có mùi láo khoét [giả tưởng] ở trong đó.