*

Trong bài Gánh nặng tuổi thơ, Graham Greene viết:
 "Có vài nhà văn, khác nhau, như Dickens khác Kipling, chẳng ai giống ai, nhưng đều có chung nỗi bất hạnh, chẳng làm sao hất đi được: gánh nặng tuổi thơ. Đứa con nít bị tống vô một xưởng máy đen thui, trong trường hợp Dickens, còn với Kipling, là những ngày tháng ăn cơm thừa canh cặn nhà bà cô Aunt Rosa, bên một con đường cát bụi vùng ngoại ô, cả hai đều chẳng bao giờ quên được. Tất cả những kinh nghiệm sau đó của họ, đều như dính mắc tới những tháng, những năm bất hạnh đó.

Thường thì cuộc đời tàn nhẫn nhe bộ nanh hung hãn của nó ra khi chúng ta đã có tí ti kinh nghiệm, để mà tự vệ. Thê thảm nhất, là bị nó cắn vào những năm tháng còn thơ dại như trên." 

Giả như phải tìm một lời giải thích cho sự hiện hữu của một cái xuồng chứa toàn những cay đắng ngày nào, thì có lẽ những lời phán của Greene xem ra cũng đặng.

Hai cái tuổi thơ bất hạnh của Gấu, đực và cái, đã tìm cách nương tựa vào nhau, đâu lưng tự vệ, trước nanh vuốt của cuộc đời, "sống sót hai chế độ, trốn thoát một cuộc chiến, trốn thoát hai quê hương, một Nam, một Bắc, tìm ra được quê hương đích thực cho dòng Gấu, và sau cùng, trốn thoát cả một lô những ông bạn quí hoá."
*

Hai ông nhà văn nhớn trên, bị cuộc đời cắn, bất thình lình, đúng vào lúc chưa biết thế nào là tự vệ. Khác thường làm sao, là cách họ phản ứng, sau khi bị cắn. Dickens học được sự thân ái, sympathy. Kipling, sự độc ác. Dickens phát hiện và khai triển một văn phong dễ dãi, tự nhiên, easy and natural, đến có thể ôm trọn cả nhân loại vào trong sự hiểu biết của nó. Kipling chế tạo ra cỗ máy đi du lịch, dã ngoại, rất ư là hợp thời, vào thời đó.
*
Câu này, Bonaparte viết cho người yêu Joséphine, Gấu mượn để tặng Gấu Cái:
Sự nghèo khổ, bị tước đoạt, và sự cùng cực làm nên vợ nhà văn nhớn.

La pauvreté, les privations et la misère sont l'école du bon soldat. Napoléon Bonaparte
Extrait d'une Lettre à Joséphine de Beauharnais.
Note: Tks. Gấu


Mừng gặp bạn cũ đầu năm

CHUYỆN VUI HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG

tường&tạoHPNT &NTT, quán cóc Huế, 1986

NGUYỄN TRỌNG TẠO: Người nhiều giai thoại cũng có nghĩa là người nổi tiếng. Không nổi tiếng thì ai chú ý mà thành giai thoại. Cho nên, khi người ta thêu dệt những giai thoại về mình dù xấu hay tốt, hay hay dở thì cũng là chuyện đáng vui. Hồi tôi phụ trách chuyên mục “Hộp thư Văn Nghệ” của báo Tiền Phong, mỗi tuần một Hộp, mà 2 năm cũng được hơn trăm Hộp. Biết thì thưa thốt, không biết thì hỏi, thì tìm tư liệu để trả lời bạn đọc. Với phương châm ấy, hóa ra nhiều chuyện vui đáo để. Bây giờ xem lại kể cũng khá thú vị. Xin mời bạn xem mấy Hộp về nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường.

Nguồn: Hội ngộ văn chương

Tôi sợ sự tình không đơn giản như vậy, ấy là nói về những giai thoại liên quan tới những con người nổi tiếng, nhất là HPNT.
*
*
Anna Akhmatova

Khi một người chết,
Những bức chân dung của người đó thay đổi
Mắt của người đó nhìn khác đi
Cười khác đi
Tôi nhận ra điều này
Khi đi đám một nhà thơ trở về
Và từ đó.
Tôi kiểm tra cái tầm thấu thị của tôi nhiều lần.

Volkov khi viết về Brodsky, đã nhớ lại bài thơ của Anna Akhmatova, mà, thoạt đầu, ông không hiểu, cho tới khi Brodsky mất đi, thì ông mới ngộ ra.
Ấy là vì, theo ông, những bức chân dung nhà thơ không thay đổi, sau khi mất đi: Mọi giai thoại về ông - đều là những điều đúng, đẹp, tốt, và đều đáng vui cả - chúng nhập vào chân dung của nhà thơ, trở thành một với nhà thơ.

Trường hợp HPNT, ông chưa mất, mà những giai thoại về ông đã làm nhòe hình ảnh người hùng Mậu Thân rồi. Thí dụ, hình ảnh hai ông tiên ngồi uống rượu rắn nơi quán cóc kia mà chẳng làm cho hình ảnh một ông Tường, ở ngoài đời cũng như ở trong tiểu thuyết, trở thành... hề?
Gấu còn đọc được, hình như trên Hợp Lưu thì phải, khi ông ngã bịnh, một nữ độc giả, học trò, người yêu cũ.... ở hải ngoại gửi thuốc men, tiền bạc giúp ông, kèm câu hỏi vấn an: Vưỡn vác thánh giá, hỉ?
Nhè thầy tu hỏi lược, nhè một tay vô thần hỏi thăm vác thánh giá cực hay vui thì... vui thật!
*
Và từ đó, Gấu kiểm tra cái nhìn của Gấu nhiều lần, về  những bức chân dung ngày nào của các đấng bạn quí của Gấu, sau khi Gấu từ trại tù VC trở về!

Ực đi và ói hết ra những lời trắc ẩn
Nghiệp chướng trùng trùng
Xứ sở sặc mùi gió rắn
Mẹ ơi con lạy Mẹ đừng buồn
Hãy ráo hoảnh mắt nhìn phường tuồng giả trá
Chúng nó chẳng yêu Mẹ đâu!!!
Chúng nó xướng danh chủ nghĩa
Chúng nó xướng danh chân lý
Chỉ mình con điên bí tỉ
Mần thơ xướng quỷ rú ma
Mẹ ơi con lạy Mẹ đừng buồn
Hãy đưa võng gọi mưa nguồn chớp biển

Độc ẩm cuối năm

Nhân đang lèm bèm về HPNT, một độc giả gửi cho một bài viết của ông vác thánh giá, viết về một ông vác hai cây đàn, kèm ghi chú, không làm sao đọc được nửa bài viết, vì cứ nghĩ đến vụ Mậu Thân Huế.
Gấu đọc, và thực sự mà nói, không thể tưởng tượng được, sự sa sút của HPNT, nhất là ở cái đoạn kết bài viết, ông để ông nhạc sĩ vác hai cây đàn nói về bà mẹ Gio Linh:
-Mẹ đẹp như một vị Thánh.
*
Tôi tin rằng, ông ghi lại đúng như sự thực, như đã xẩy ra, lúc đó.
Thế mới đau. Thế mới sa sút.
Một tay viết nhà nghề, sẽ "hy sinh" sự thực!
Tôi lấy một thí dụ, do Vũ Thư Hiên kể, để minh chứng, có những khi, nghệ sĩ phải biết tôn trọng người đọc, và thiến mẹ sự thực.
Ông họ Vũ tác giả Đêm Giữa Ban Ngày, kể, có lần phải vác camera đi bên Bác Hồ, trong một chuyến đi thăm nhân dân.
Bác Hồ lúc đó mới tậu được một đôi dép mới. Khi đi qua một vũng nước bùn, Bác bèn cởi dép, ôm khư khư vào ngực, vén quần bước qua chỗ lội. Thế là họ Vũ bèn ngưng quay. Bác quay qua tính chửi, nhưng, vì thông minh thiên tài, nên hiểu liền, và gật gù cám ơn họ Vũ.
*
Nhưng, suy đi nghĩ lại, mạt cưa mướp đắng gặp nhau, khác chăng? (1)
Một độc giả Tin Văn mail cho biết, đây chỉ là sự khác biệt giữa hai ấn bản, version, "cut", và "uncut" [để nguyên, không thiến]
*
Vậy mà đã có thời, Gấu nghĩ HPNT đã sống sót cuộc chiến, theo nghĩa, tiếp tục viết, và viết những bài ra hồn, thí dụ bài Vườn thú tuổi thơ!
Phạm Duy qua Hoàng Phủ Ngọc Tường
PV: Với nhà văn Nguyễn Đình Thi anh là một người con, một người bạn, một đồng nghiệp, có khi lại là nhà phê bình, vậy theo anh trong sự nghiệp của Nguyễn Đình Thi cái gì thành công nhất?


Nguyễn Đình Chính: Cái này có nhiều người cũng đánh giá. Theo tôi đó là Thơ của anh còn nhiều điều mà chúng ta chưa khám phá ra hết. Thơ của Nguyễn Đình Thi có sự nhuần nhuyễn của triết học phương Đông và phương Tây. Nguyễn Đình Thi có học vấn cao. Điều đó thể hiện trong sáng tác thơ của Nguyễn Đình Thi (nhất là những bài thơ sau này vừa phương Đông vừa phương Tây). Tôi cho rằng nên nghiên cứu sâu về cái đó, khả năng các nhà phê bình của mình chưa khám phá được cái đó. Đó là thành tựu. Còn hai bản nhạc chỉ là vui. Lý luận phê bình thì cũ, nó cũng là lí luận của phương Tây từ thế kỉ 19.
Con người có định mệnh (đã được lập trình sẵn). Anh có sống kiếp sau anh sẽ vẫn mắc phải sai lầm như thế, chứ anh đừng tưởng rút kinh nghiệm. Không bao giờ có việc rút kinh nghiệm trong cuộc sống, cái bản chất anh như vậy, bố mẹ anh đẻ ra dòng máu nó di truyền như vậy. Nếu lặp lại một kiếp khác thì như anh nói thì tất cả nó vẫn diễn ra đúng như thế. Người ta đều rất tự nguyện làm theo ý người ta như thế. Vừa rồi có dư luận, Nguyễn Khải nói Nguyễn Đình Thi nếu không làm quan có lẽ sẽ viết hay hơn, nhiều hơn. Tôi nói ông Khải nhầm. Mỗi người có một cái tạng. Thực ra cái đáng tiếc nhất của Nguyễn Đình Thi là anh đã mất quá nhiều thời gian vào viết tiểu thuyết. Con người của Nguyễn Đình Thi không phải là con nguời của tiểu thuyết. Văn xuôi Nguyễn Đình Thi đi đến “Vỡ bờ” là cố gắng hết sức rồi
Nguồn
Gấu đã từng giơ cả hai tay lên trời than, ông con không hiểu ông bố.
Đó là lần, ông nhận định về khả năng triết của bố, chê, cũng đại khái như trên, chưa đưa ra một tư tưởng mới mẻ nào. Trong khi ông bố, với riêng Gấu, đúng là một bậc thầy về Mác Xít, với cuốn Triết Học Nhập Môn: Chẳng thua gì cuốn hách xì xằng nhất  một trong những lý thuyết gia tổ sư của chủ nghĩa Marx, Henri Lefèbvre: Duy vật biện chứng

*

Không có Nguyễn Đình Thi là Gấu không làm sao bước qua được cánh cửa Triết học, mà chẳng cần phải làm một nhà khoa bảng!
Nghĩa là đếch cần cái mảnh bằng Cử Nhân Triết của Đại học Văn Khoa Xề Goòng, vẫn đọc triết như điên, khiến mấy anh khoa bảng phát điên lên!
*
Nguyễn Đình Thi, qua ông con của ông, có một sự khiêm nhường quá mức: Bởi vì, chỉ với cuốn Triết Học Nhập Môn của ông thôi, cũng đủ để coi ông, là một “triết gia” Mác xít theo nghĩa, một người quá thấu đáo duy vật biện chứng pháp, và duy vật lịch sử, và đã diễn giải nó, bằng một tinh thần Đông Phương, qua ý niệm tĩnh động, một thứ ‘dịch cân kinh”, [đọc ‘trại’, đọc lệch, từ ngữ Kinh Dịch], của riêng NĐT, nhằm giải thích tiến trình lịch sử của con người. Chính từ ý niệm này, ông là một người Mác xít, tin tưởng vào chủ nghĩa đó, và tin tưởng chủ nghĩa Mác xít sẽ làm được điều phi thường: xóa sạch vong thân, “làm ra” [create], con người hoàn toàn, l’homme total, theo quan niệm của Marx Trong mớ sách Miiền Nam bị phần thư, và đang được thu vén tro than, và giải mã, bắt buộc phải có cuốn Triết Học Nhập Môn của ông.

Cuốn này, đối với riêng Gấu tui, nó còn có giá trị của một thứ thuốc giảm đau, do hai trái mìn claymore của mấy ông biệt động thành ban cho, trong vụ nổ Mỹ Cảnh. Gấu đã kể ra vụ này, lai rai vài lần rồi, trong những bài tạp ghi. Nếu Henri Lefèbvre được coi là một ông tổ sư của môn phái Mác Xít, thì NĐT thật xứng đáng được coi là một Mác Học, như Lefèbvre, có phần thực tập kèm theo, không chỉ lý thuyết xuông.
Gấu, trong những ngày nằm bệnh viện Grall, sau vụ nổ, đã say sưa đọc, cùng lúc, ba tác giả, Kim Dung, Henri Lefèbvre, và Nguyễn Đình Thi, để cho quên cái đau, và để chờ tới giờ BHĐ đến thăm, và, khi em xuất hiện, là quẳng cả ba ông, giả đò nhăn nhó, đi bên em giữa những luống hoa trong khuôn viên nhà thương.
Cái ông bác sĩ Daney, người sau đó thực hiện ca mổ, đã hơi sững người, khi nhìn thấy cuốn của Henri Lefèbvre. Ông cầm lên, đọc vài hàng rồi bỏ xuống, ngó thằng Gấu, tò mò thì nhiều, và tự hỏi, tại sao.
Tại sao đọc nó? Vào lúc này? Chắc vậy.
Nhật Ký Tin Văn
Tưởng niệm Nguyễn Đình Thi
Cái vụ ông con khen thơ của ông bố, sợ thuổng Gấu trong bài tưởng niệm NĐT, chăng?

Hơn nữa, những đề xuất về thơ của ông bố, của ông con, hay những kỳ vọng của ông về thơ của NĐT, đã được Thanh Tâm Tuyền "kế thừa" rồi.
Nhận định về thơ NĐT, của ông con [có sự nhuần nhuyễn... ] đúng ra là nên áp dụng cho triết của NĐT, như Gấu đã hiểu được, và viết về cuốn Triết học nhập môn của NĐT, cuốn sách vỡ lòng của  sinh viên ban Triết Đại Học Văn Khoa Sài Gòn.
Thơ của NĐT đã mở ra dòng thơ tự do mà sau này, khi vô Nam, TTT đã làm rạng rỡ nó.
Ở đây, còn một vấn nạn: Liệu, TTT vô Nam, một phần, là do ấp ủ hoài vọng, khai phái dòng thơ tự do, một khi ông biết rõ, "thổ ngơi" Miền Bắc không chịu nổi thứ thơ này?
Chứng cớ: NĐT đã bị đánh tơi bời, và đành phải từ bỏ thơ của mình?
Ngoài thơ, còn văn: Bếp Lửa. Liệu ông ở lại đất Bắc, vẫn có Bếp Lửa?