*
*
@ Vườn Hoa Tao Đàn, 2-2-2008
[
www.zencomp.com/greatwisdom * www.buddhanet.net/budsaswww.budsas.org]
-
Chúc Mừng Năm Mới
Gấu có một câu chuyện tuyệt vời, Gấu lập lại, tuyệt vời, về chuột, và những ngày ở nông trường cải tạo Đỗ Hải, Nhà Bè.
Cứ để dành mãi, nay nhân năm Chuột, xin kể hầu quí vị, thay cho những lời chúc quen thuộc.
*
Để dành. Hồi nhỏ, nhà nghèo, bố mất sớm, chuyên môn ăn chực bà con họ hàng, cái món thịt, cá, ít khi thằng cu Gấu được thưởng thức. Mỗi khi ăn cơm, được người lớn gắp cho miếng thịt, không dám ăn liền, cứ để dành, bằng cách giấu dưới đáy bát cơm, đến cuối bữa ăn, mới bắt đầu nhâm nhi, thưởng thức cái mùi thịt. Bởi thế, khi phải lôi chuyện chuột ra kể, là Gấu biết, những giờ phút của Gấu cũng đang hết được để dành.

Ngày Tết đọc Thạch Lam

Mấy ông nhà văn VC mới được đọc Thạch Lam, sau khi nhà nước "công bằng" với ông, nghĩa là tha cho ông, không còn là Việt Gian nữa.
Mới đọc đây thôi, nên không biết nhiều về văn Thạch Lam.
*
Thạch Lam có mấy truyện ngắn thật là tuyệt vời, không chỉ nhà văn, mà đa số học sinh Miền Nam đều biết.
Một, truyện Sợi Tóc, nói về cái sát na giữa tốt và xấu.
Một, là chuyện mấy cô gái bán hoa, ngày Tết, thắp hương cúng ông bà, không có bát huơng, đành lấy cái chén hàng ngày dùng vào công việc ô uế, làm cái bát hương.
Cả hai truyện đều là thuộc loại thần sầu.
*
Có thể nhờ đọc những truyện như vậy, nên học sinh và nhà văn Miền Nam ít cầm nhầm đồ của người khác, và lỡ dại có cầm, thì cũng xin lỗi đàng hoàng, chứ không mặt dầy, chuyện đâu có gì mà ầm ĩ?
*
Nhưng, giả như học sinh Miền Bắc, thay vì, ngay từ tiểu học, đã được dậy thi đua cắm cờ, bắn máy bay, giết Mỹ Ngụy..., đọc Thạch Lam, liệu có xẩy ra vụ ăn cướp?


Kurtz des ténèbres
*
Joseph Conrad
Vila-Malta viết về Conrad:
Ông gia nhập truyền thống rất xa xưa, theo đó, cái gọi là kỷ luật, sự tu luyện phải đến từ bên trong, bởi vì đây chính là sức mạnh tâm thần bật ra từ thiên tài về nơi chốn của chính bạn, le genius loci, nói một cách  khác, từ chính chúng ta.
[Joseph Conrad adhérait à la tradition la plus ancienne, selon laquelle la discipline doit venir de l'intérieur, puisqu'il s'agit d'une force mentale émise par notre propre génie du lieu, le genius loci, autrement dit nous-mêmes. L'homme ne se libère pas en donnant libre cours à ses impulsions et en se montrant changeant et incapable de se contrôler, mais en soumettant la force de sa nature à un projet prédominant, à un code mental d'acier qui sache éliminer sa liberté la plus sauvage et le situer dans le cadre d'une vie disciplinée, en faisant appel aux desseins intérieurs du génie du lieu.]

*
Những trò chơi gương
The Mirror Games
Khi bạn nói, bạn thiếu một nửa linh hồn, có nghĩa là, bạn chấp nhận định nghĩa của Aristophanes, theo đó, nguồn gốc của tình yêu nằm trong sự tìm kiếm sự đối xứng.

Vua cờ ra đi

Thiệp và giải thưởng rượu nho
Nguồn
Đúng như Gấu bói mu rùa, Thiệp được giải vì ba tập truyện ngắn. Xứng đáng quá. Đây là Thiệp vinh danh giải thưởng, chứ không phải giải thưởng vinh danh Thiệp!
*
Rồi tôi trở lại làm việc, còn anh, sau một lúc, bất ngờ đưa cho tôi một bức chân dung mà anh vẽ tôi theo lối carricature.
Tôi cảm ơn anh và trong đầu lẩm nhẩm môt điều thừa: người này tài hoa thật và tôi thấy bức chân dung thật giống mình, nhưng đó không là tiêu chí quan trọng nhất, tôi chỉ thấy nó đẹp, anh vẽ mái tóc xoăn của tôi rối bù.
Nguồn
"Caricature", [một rờ ] có nghĩa là biếm họa. (1) Ở đây, phác thảo, phác họa,"esquisse", đúng hơn.
Thiệp rất cừ về vụ này. Bức dưới đây, Gấu thực tình, không biết anh vẽ lúc nào. Vẽ ngay trong cuốn sổ tay của anh. Lần về thứ nhì, [2002], anh đưa ra, Gấu mới biết.
*
(1) Từ điển Robert giải thích: Caricature: Bức vẽ, bức họa, mà, bằng nét vẽ, sự lựa chọn những chi tiết, làm mạnh [accentuer] hay làm bật ra [relever] một vài khía cạnh dị hợm, chán, ghét.
*
Về câu chuyện làm quà của Thiệp, trong khi đi lãnh quà, một độc giả Tin Văn cho biết, nguồn của nó.

Đặng Tiến đọc
Nguyễn Xuân Thiệp

Nhật Ký Anne Frank

Dòng sông và tất cả những tình trạng của nó

Fugue de mort
Tẩu khúc của thần chết (1)
par Linda Lê
(1) Nhan đề một bài thơ của Paul Celan. Coi:
Mẹ có đau khổ không như Mẹ đã từng đau khổ?

Cuốn phim của Marc Rothemund, Sophie Scholl, Những ngày cuối cùng, đã thành công trong việc làm tái sinh một nàng Antigone, cùng với người anh của nàng, thành lập nhóm Hồng Trắng, La Rose Blanche, người tin tưởng vào sức mạnh của chữ viết, khí giới bí mật chống lại sự man rợ của chủ nghĩa Hitler. Chính trong tác phẩm của Ernst Wiechert, một du kích đã chọn lựa ở lại Đức, trong thời kỳ Nazi, mà nàng [Antigone] đã dấn thân hết mình vào công cuộc chống lại "những bộ máy đè bẹp nhân loại" ["les machines à écraser l'humanité"], (chữ của Simone Weil, một khuôn mặt sáng ngời khác nữa, của lực lượng Kháng Chiến).
Missa sine nomine, di chúc tâm linh của Ernst Wiechert, xuất bản năm 1950 - tác giả trốn thoát Buchenwald, qua Thuỵ sĩ sống từ năm 1948, vừa mới mất, thọ 63 tuổi - là một cuốn tiểu thuyết của một nhà nhân bản, người, đã đứng ở "cửa Địa Ngục", tự hỏi, liệu LỜI [le Verbe] có còn là khởi đầu của tất cả....


Nhân trong nước viết về Fallaci, trong dịp ăn mừng Mậu Thân.

Bất kể là thằng cha nào, cho dù Tổng Bí Thư hay Tổng Thống do dân bầu, cho dù Tướng Sát Nhân hay Nhà Lãnh Đạo Đáng Yêu, Người Cầm Lái Vĩ Đại, Cha Già Dân Tộc.... tôi đều tởm, như tởm quyền lực, một thứ bất nhân đáng ghét. Tôi luôn nhìn kẻ áp bức, thằng có quyền, bằng cái nhìn không thân thiện, như thế đó, và coi đây là cách độc nhất để sử dụng tới phép lạ, là được sinh ra ở trên cõi đời này.”

Nguồn