*





*
Camus tại báo Chiến Đấu

Bảnh thật, bảnh thật!
Độc thật, độc thật! 

Để phản ứng lại trận "Dịch Hạch" Địa Trung Hải đang hoành hành tại Tây, Người đứng đầu nước Tây phán:
May quá, tớ không sinh ra tại Bắc Phi, nhưng nhờ Camus mà có được nỗi hoài nhớ cái xứ sở [khốn kiếp] này, mỗi lần ghé Algérie. (1)

Ui chao, giá có một ông bạn văn của Gấu, sinh ra tại xứ miệt vườn Nam Kỳ, nói giùm Gấu câu trên, về cái xứ sở có những người của nó, là giống Yankee mũi tẹt!

(1) «Grâce à Albert Camus, j'ai la nostalgie, chaque fois que je vais en Algérie, de ne pas être né en Afrique du Nord», a notamment déclaré le président de la République (selon son porte-parole).
Sarkozy, Camus: Même combat
Tổng thống Tây Sarkozy, Camus: Cùng trận đánh.
Cùng trận Dịch Hạch!
*
Có cái mùi ["Dịch Hạch" của] Camus bàng bạc trong không gian. Vào thời điểm kỷ niệm 50 năm ông được Nobel văn chương, không có gì dễ tẩm độc, và dễ gây "bệnh Camus", bằng lúc này.
Chính là ông ta đấy, người đầu tiên, viết toa thuốc trị bệnh Dịch Hạch cho bạn. Này, hình như cũng mới đây thôi, thứ năm tuần rồi, tại điện Elysée, Nicolas Sarkozy mời một số văn sĩ gốc Pháp và gốc Algérie (Jean Daniel, Amin Maalouf, Olivier Todd, Richard Millet et Yasmina Khadra) đến ăn điểm tâm, bên cạnh Antoine Gallimard và Catherine Camus, con gái tác giả “Huyền Thoại Sisyphe.”  Theo phát ngôn viên của ông ta, tổng thống Pháp đã từng đặc biệt nói: “May quá, tôi không sinh ra tại Bắc Phi, nhưng nhờ Camus mà mỗi lần đến Algérie, tôi lại mang một nỗi buồn man mác về miền đất này.”

Nadine Gordimer chọn Sách Trong Năm 2007: Camus @ Combat:

Non-fiction - Camus at "Combat": Writing  1944-1947 by Albert Camus, edited by Jacqueline Levi-Valensi (Princeton): editorials and other texts, letters, published at high personal risk by Camus in what began as an underground newspaper during the German of Occupation of France. Every line totally charged with extraordinary synthesis of passionate conviction and objectivity in intellecctual force that distinguishes Camus's creative talent in his novels, The Plague and The Outtsider. As editor and journalist, he writes on the premiss, good for during the Occupation and prescient for our present he did not live to see: " ... the end of ideologies is upon us, that is, the end of absolute utopias that destroy themselves owing to the heavy price they eventually exact when they seek to become part of historical reality". After the war, he wrote on Algeria what held good for other colonial empires as well: "The failure to peacefully put an end to colonialism in the aftermath of World War II ... a serious, if not the most serious, failure of French democracy itself'.

… Loại không giả tưởng, tôi chọn cuốn “Camus tại báo Combat", gồm những bài bình luận, và những bài viết khác, xuất hiện vào lúc thật nguy hiểm cho người viết, trên tờ nhật báo chui tại một nước Pháp bị Nazi chiếm đóng. Mỗi dòng viết, chứa trong nó, sự tổng hợp kỳ tuyệt, của niềm tin say mê và của tính khách quan, trong một sức mạnh trí tuệ, chính nó làm rạch ròi ra cái tài năng sáng tạo của Camus, ở trong những cuốn tiểu thuyết, Dịch Hạch Kẻ Xa Lạ.  Vừa là chủ bút vừa là ký giả, ông viết, về tiền đề, tốt cho thời kỳ [nước Pháp bị] Chiếm Đóng, và còn là một dự báo cho thời hiện tại của chúng ta mà ông chẳng còn sống để chứng nghiệm: “… sự cáo chung của những ý thức hệ đè lên chúng ta, nói rõ hơn, sự cáo chung của những không tưởng tuyệt đối, chúng tự huỷ chúng, và trong khi tự huỷ, chúng còn đòi cái giá nặng nề khi muốn có phần trong thực tại lịch sử”. Sau chiến tranh, ông viết về Algeria, điều được coi là tốt, không chỉ cho cựu xứ sở thực dân thuộc địa này mà còn cho những đế quốc thực dân thuộc địa khác: “Sự thất bại không kết thúc một cách hoà bình chủ nghĩa thực dân thuộc địa, sau khi Đệ Nhị Thế Chiến chấm dứt… là một thất bại nghiêm trọng, nếu không muốn nói, tối nghiêm trọng, cho chính nền dân chủ của nước Pháp”.



*
*

Mùa Thu 1943, ba mươi tuổi, vừa thoát lao phổi, Albert Camus gia nhập Kháng Chiến và bắt đầu viết cho tờ báo chui Chiến Đấu. Gần như vô danh, ở bên ngoài Algérie, trước khi viết Kẻ Xa Lạ, và Huyền Thoại Sisyphus trong một Paris bị chiếm đóng vào năm 1942, Camus làm cho Nhà xb Gaillimard, như là một người đọc, a reader, và gần như cùng một thời gian đó, ông làm chủ biên cho nhật báo Chiến Đấu. Tờ báo đại diện cho nhiều nhóm kháng chiến, và đã xb không đều đặn từ Tháng Chạp 1941.
Những bài viết này, ích lợi gì cho ngày hôm nay?
Hiển nhiên, chúng có tính lịch sử. Camus đề cập tới những sự kiện quan trọng nhất liền sau khi chiến tranh chấm dứt, và nghiên cứu những giải pháp chính trị lớn lao mà nước Pháp phải đối mặt từ khi Paris được giải phóng tới Cuộc Chiến Lạnh.


Sept 6, 1944
Tận Lời, Tận Chữ: The End of a Word
Đất nước chúng ta có một thời chỉ có hai hạng quí tộc, thứ thiệt, một, lao động chân tay, và một, cái đầu. 
Bây giờ chúng ta có một định nghĩa mới, cho từ quí tộc, aristocracy: cái phần của quốc gia từ chối bị làm nô lệ, hay, bắt người khác làm nô lệ.
Nhưng bốn năm thất trận, và cuộc kháng chiến chỉ xác nhận, điều rõ như ban ngày, đối với tất cả những người yêu nước Pháp, ngay cả những người xét đoán nó bằng sự thất bại. Cái giai cấp cầm quyền của đất nước đã đầu hàng, chịu thua.
Cái nước Pháp trưởng giả đã có thời sướng điên lên vì vinh quang, và hãnh diện, của nước Pháp. Nhưng chính niềm vinh quang này sống dai hơn chính nó. Nó chẳng còn hơi sức nào để mà ngõi dậy, để mà ôm lấy những trách nhiệm bổn phận của nó. Khi phải nhận trách nhiệm giai cấp của mình, nó bèn vờ. Có một sự thoái trào. Thảm hơn nữa, nó sợ. Nói thẳng ra, nó đếch có yêu dân của nó, và sẽ chấp nhận bất cứ một cuộc mà cả nào, để cứu chúng nó: giai cấp trưởng giả.
Chính sự sợ hãi tạo ra những tên phản bội....
*
Tôi nói đồng bào nghe rõ không?
*
Sept 15, 1944

Năm 1933, một nhân vật bắng nhắng như một tên điên, leo lên đỉnh của cái đống đổ nát của nền Cộng Hòa Weimar và hùng hổ phán, tới một quốc gia đang sướng điên và uống từng lời của tên khùng, và một thế giới sửng sốt đến ngỡ ngàng, rằng, một thời đại mới, tuyệt vời, đã bắt đầu cho xứ sở của tên khùng, và cho chính tên khùng.

11 năm sau, những đoàn quân của kẻ thù tiến vào quê cha đất mẹ Đức quốc, và bợp cho nó một cái bợp chót, cái đất nước kiệt quệ sau 10 năm ăn ngủ với súng đạn, với máu lửa, của một cuộc thế chiến do chính nó gây nên.

Kinh nghiệm trên xem ra có lý, có thể dẫn giải, có thể hiểu được.

Rất rất nhiều người tin vào thiên tài Hitler, gần như toàn thể dân chúng Đức, nhiều người Âu Châu, và một số người Pháp. Đó là do:
Thành công là một luật, và sự tàn bạo, một cám rỗ [succes is a law, and brutality, a temptation].

Hitler đánh bạc tất cả, với thành công tối hậu: Thắng trận giặc tối hậu, sau cùng sau kiệt, này, chúng ta sẽ xây cái nhà Việt Nam to lớn hơn, đàng hoàng hơn.

Cả nhân loại tin vào thiên tài của Bác. Chẳng thế mà nhân loại đã từng ao ước: sáng ngủ dậy, biến thành con cháu Bác!
*
Combat, Clandestine No. 58, July 1944
The Profession of Journalist?
"For the first time in history, the profession of journalist has become an honorable profession," M. Marcel Déat declared.
M. Marcel Déat is right.
Clandestine journalism is honorable because it is a proof of independence, because it involves a risk. It is good, it is healthy, that everything to do with current political events has become dangerous. If there is anything we don't want to see again, it is the shield of impunity behind which so much cowardly behavior and so many underhanded machinations once took refuge.
Having become honorable activities, politics and journalism will be obliged one day to judge those who dishonored them .... For example, M. Marcel Déat

Nghề ký giả?
"Lần đầu tiên trong lịch sử, nghề ký giả trở thành một nghề đáng kính". Ngài Marcel Déat tuyên bố. Ngài nói đúng.
Báo chui, hay bây giờ, blog chui, đáng kính, bởi vì nó là chứng cớ của sự độc lập, bởi vì nó dính dáng tới hiểm nguy, rủi ro. Thật tốt, khoẻ mạnh, khi mà mọi chuyện dính dáng tới những biến động chính trị hiện tại, trở nên nguy hiểm. Nếu có một cái gì đó chúng ta đếch muốn nhìn thấy nữa, đó là cái tấm khiên xử lý nội bộ, không trừng phạt, mà đám cán bộ nhà nước dùng nó để ẩn thân...
Một khi trở thành những hành xử đáng kính, chính trị và báo chí có ngày sẽ bị bắt buộc phải xét xử những kẻ ngày nào đã làm nó bị ô nhục, trong đó có Ngài Marcel Déat, thí dụ vậy.