*
Vườn sau nhà 27.12.07

Năm 2007 được coi là năm có nhiều "scandal" nhất trong VHVN?
Điều này phần nào phản ánh thực trạng kinh tế và xã hội. Trong bối cảnh vụ sập cầu dẫn cầu Cần Thơ, hay lở núi ở Bản Vẽ, rồi lũ lụt, rồi học sinh bỏ học đến mức đáng báo động, thì VH-VN có nhiều scandal là đều dễ hiểu và là xu thế chung. Sau một thời gian phát triển, nhiều mặt của đời sống đang bộc lộ những ung nhọt, mà mổ xẻ ra thì ai cũng ngại.
Nguồn
Con đường đi, từ "bối cảnh" - toàn là những thảm họa - đi đến "scandal" thật cũng khó tưởng tượng ra được!
Liệu cái cú ông đếch thèm nói chuyện với tụi bay nữa, của nhà phê bình với một tờ báo lớn số 1, là đến từ bối cảnh nào?
Và cái cú đó có thể coi là một scandal VH-VH?


TalaCu "not made in China".
Ghi vào"cà vạt đít”

Trần Minh khố chuối học ngoài hè hết xiết, vì muỗi cắn quá, bèn xin vô nhà trọ. Chủ nhà trọ hỏi, "Tiền đâu?" Trần Minh gãi đầu, "Không có!". Chủ nhà trọ chỉ lên Quan, "Nghe nói có ông Quan trọng nhân, ngươi đến đó xin giúp đỡ."
Đến Quan, Quan bảo, "Thấy nhà ngươi nghèo mà ham học nên xuất ngân khố cho vay. Học xong thành tài thì trả!".
Trần Minh cảm tạ lễ phép hỏi, "Con nghèo quá, làm bài còn không có giấy, biết ghi nợ vào đâu?"
Quan bảo, "Ghi vào...khố chuối!” (1)
(1)  Đồng bào dân tộc nay gọi là “cà vạt đít”
Nguồn


Độc ẩm cuối năm
Xứ sở sặc mùi gió rắn
Mẹ ơi con lạy Mẹ đừng buồn
Nguyễn Lương Vỵ

To destroy a culture you have to destroy its memory.
Người ta không thể tính được con số những người phía bắc tràn lên cao nguyên, tràn về phía nam sau "giải phóng".
Cái memory về một Miền Nam, ở những nhà văn như Kiệt Tấn, chắc là không còn nhiều người giữ được. Và nó cũng khác cái memory, của một người Miền Nam, thuộc lớp sau, như một Nguyễn Ngọc Tư.
Cái sự kiện, đám bỏ chạy mê Nguyễn Ngọc Tư, là do chúng chẳng có một thứ memory nào, cũng nên!
*
Mỏ vàng ở Renmai, gần Kham. Tây Tạng giầu mỏ, Trung Quốc tha hồ khai thác, tận dụng
*
Khi Đức thống nhất, Đông Đức nghèo thành giầu, ngang với Tây Đức. Vậy mà Grass còn chửi Tây Đức, đồ thực dân, quân ăn cướp.
Việt Nam "thống nhất", Miền Bắc chẳng cho gì Miền Nam, dù cái khố chuối!
*
Isabel Hilton trên tờ Granta, viết về cái sự ăn cướp Tây Tạng của Trung Quốc.

“Tôi hy vọng rằng một ngày kia tất cả những người ra đi sẽ về lại bên nhau đầy đủ, ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn, mang theo cả những người không bao giờ còn có thể về lại được nữa. Chia sẻ và thấu hiểu, kính trọng và tha thứ. Trên chiếc chiếu của tình tự dân tộc và của thơ ca Việt Nam”.


Thú thực Gấu không thể hiểu nổi, cái tay tác giả viết ra câu văn trên đây, khi sử dụng từ tha thứ, là muốn nói cái gì? Ai tha thứ cho ai?
Một nhà văn VC, mà phán tha thứ thì dễ hiểu rồi. Nhưng nhà văn nhà thơ Ngụy, Việt gian, bán nước, phản bội tổ quốc, như chính ông này... làm sao dám nói đến chuyện tha thứ?

Ai cho phép anh... tha thứ?
Ai cho phép anh làm...  thi sĩ?

Gấu lại nhớ đến những mẩu chuyện khôi hài đen, mà một phê bình gia phán, nó tương đương với những vần thơ của Celan:
Người Đức sẽ chẳng bao giờ tha thứ cho người Do Thái, vì cái vụ Lò Thiêu.
*
Yankee mũi tẹt sẽ chẳng bao giờ tha thứ cho cái phồn vinh giả tạo của Miền Nam!
Chỉ vì ba món hàng có gân, đồng hồ một cửa sổ, hai cửa sổ, không người lái.. mà tụi tao biến thành bọ!
Một nhà văn ra đi từ Hà Nội, kể chuyện, cái kỳ quan đầu tiên mà bà được thưởng thức, chiêm ngưỡng, của Miền Nam, là cái máy Akai của một nhà hàng xóm.
Khủng khiếp quá, ông ạ, nó cứ ngày ngày ra rả, Thi ơi Thi Thi biết không Thi...
Vậy mà át được tiếng cái loa ở ngay đầu ngõ.
Quái dị thật!
Bà Dương Thu Hương thì tan vỡ thiên đường mù, ngay ngày đầu giải phóng Miền Nam, ngay cái giây phút đầu tiên thần tiên, ngàn năm lưu luyến, khi nghe dân Miền Nam chửi Thiệu như điên!
Phản động đến mức này, thì chết rồi!
Cứ giả dụ như cái tinh thần đó thấm vào xương, vào tuỷ người Miền Bắc, rồi bất cứ một ông Yankee mũi tẹt nào cũng lôi Bác, lôi Đảng ra mà xát xà bông, thì nguy quá!
Ui chao, ngay cái ngày đầu tiên, lần đầu tiên Gấu nghe, cháu ngoan Bác Hồ Miền Nam mừng "Ba muơi năm mới có ngày này", là:
Như có Bác Hồ trong Nhà Thương Chợ Quán!
*
Cái sự thần kỳ, của câu hát sếnThi ơi Thi và của cái Akai kỳ quan thế giới, đối với Yankee mũi tẹt, nhà văn Brodsky cũng đã từng suýt soa, khi Tây Phương tới với chú bé nhà thơ Nobel sau này, qua cái hộp thịt bò, cái hộp sắt đựng nó, và cái kỳ quan thế giới, là cái chìa khóa mở hộp thịt bò.

Về cái món hàng có gân, ông cũng nói tới, trong bài tưởng niệm bố mẹ của ông, thế mới thú, trong Thư Nhà, viết về căn phòng rưỡi, nơi ông sống cùng bố mẹ. Nghe đánh tủm một tiếng, là biết ngay, ông bạn nhà kế bên bữa tối hôm qua ăn món gì. Nhìn cái xì, (1), phơi trên cái giây bên ngoài nhà cầu, là biết ngay cô con gái của bà bạn đang có tháng, và còn biết, cô có mấy cái!
(1) Mấy anh VC bi giờ gọi là "nội y"! Gấu thì cứ quần lót, cái xì, cái ví mà gọi.

*
Tuy nhiên với phụ nữ Bắc Kỳ, cái món hàng có gân quả là thần kỳ !

Gấu bỏ đất Bắc, năm 1954. Trong gia tài của Mẹ mang theo, có một hình ảnh, từ cái làng ven Sông Hồng: Mấy bà mặc váy, mót đái, là bước xế qua một bên đường, nhéo cái váy lên cao một tý, nhắc một cái chân bên trái, hoặc bên phải, tùy ven đường, lên một tý, rồi sau đó, là, xè xè tưới cỏ!
Tuyệt vời thật.
Sau này lớn, vô Miền Nam rồi, tất nhiên, nghe Bà Trẻ của Gấu kể chuyện thả cỏ, là nhớ ngay ra cái cảnh trên, và tưởng tượng ra, mấy cô thợ gặt Miền Bắc, sau một ngày gặt, ngủ một đàn, váy viếc tốc ngược, tha hồ mà chiêm ngưỡng, những món hàng không có gân!
Thành thử những cái video clip, như của Vàng Anh chẳng hạn, là cũng nằm trong hoài nhớ, về một thời đã mất, nói theo Brodsky, khi ông coi hoài nhớ, là để thay thế cái đuôi của con người, đã mất, cùng với đà tiến hóa.