Khi được hỏi, tại sao mi không viết hồi ký, tự thuật, chẳng lẽ chính cuộc đời của riêng mi, trong có ta, và cả một lũ Gấu con Gấu cháu, với những cay đắng ngọt bùi, lên voi xuống chó, sống sót cả hai chế độ, trốn thoát một cuộc chiến, trốn thoát cả một lô bạn bè quí hóa như thế đó, nếu được viết ra, không xứng đáng giật Nobel văn chương hay sao, Gấu gật gù trả lời:
-"Lẽ tất nhiên", nhưng thử hỏi, ai là độc giả xứng đáng, để đọc nó?
Đúng hơn, khiêm nhường hơn, cái gọi là the “domestic background” đó, liệu bõ công viết ra, và viết ra, liệu “nhàm mắt” độc giả?
*
"The domestic background" là tên một bài viết của Greene, điểm cuốn hồi ký của bà vợ, Jessie Conrad, viết về chồng, [Joseph Conrad and his Circle].
Đọc, Gấu bỗng nhớ đến lần phỏng vấn của tờ Sóng Văn, không phải những ông chồng nhà văn, mà bà xã của họ.
Lần đó, trả lời câu hỏi, kỷ niệm đẹp nhất, đáng nhớ nhất, và biết đâu, buồn nhất, trong đời làm vợ Gấu nhà văn, Gấu Cái cho biết, đó là lần rời Cai Lậy, Mỹ Tho, về nhà mới ở Sài Gòn.
Đúng vào năm có trận lụt lớn nhất, 1966. Quốc lộ số 1 bị lũ lụt, có quãng, phải đi xuồng.
Và Gấu Cái ngậm ngùi, trên xuồng có đủ cay đắng ngọt bùi cho cả hai.
Dư dả đến nỗi, giá có thêm một đời nữa, vẫn chưa cạn!
*
Theo nghĩa đó, kiếp sau ta cũng chưa tha cho mi đâu!


Mừng gặp bạn cũ đầu năm


CHUYỆN VUI HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG

tường&tạoHPNT &NTT, quán cóc Huế, 1986

NGUYỄN TRỌNG TẠO: Người nhiều giai thoại cũng có nghĩa là người nổi tiếng. Không nổi tiếng thì ai chú ý mà thành giai thoại. Cho nên, khi người ta thêu dệt những giai thoại về mình dù xấu hay tốt, hay hay dở thì cũng là chuyện đáng vui. Hồi tôi phụ trách chuyên mục “Hộp thư Văn Nghệ” của báo Tiền Phong, mỗi tuần một Hộp, mà 2 năm cũng được hơn trăm Hộp. Biết thì thưa thốt, không biết thì hỏi, thì tìm tư liệu để trả lời bạn đọc. Với phương châm ấy, hóa ra nhiều chuyện vui đáo để. Bây giờ xem lại kể cũng khá thú vị. Xin mời bạn xem mấy Hộp về nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường.

Nguồn: Hội ngộ văn chương


+ Tôi là nhà văn Nguyễn Đình Chính, hiện sống ở Hà Nội, Việt Nam. Không có nhu cầu dấu tên.
Nguồn: Hội Luận
*
"Giấu tên" mới đúng.
*
Ông này, là con Nguyễn Đình Thi. Gấu có theo dõi những bài viết của ông. Điều thê thảm nhất, ở đám hậu duệ của những nhà văn nhà thơ có tài đi theo VC, như Nguyễn Đình Thi, Chế Lan Viên, là đám này không vượt nổi, không sống sót được cái sự thất bại của mấy ông bố.
Gấu nhắc lại, cái sự thất bại.
Nếu có người vượt qua được, thì đó là trường hợp Phan Thị Vàng Anh.
Trường hợp Nguyễn Đình Chính, thật dễ nhận ra, nếu đọc bài ông viết về ông bố, đăng lại trên Tin Văn, mà Gấu đặt lại cái tít là "Nhà Sàn Của Chú Thi", để phân biệt với "Nhà Sàn Của Bác Hồ".
Cái giọng cà khịa của ông con, những nhận xét của ông con, về ông bố, chứng tỏ, ông con không hiểu nổi ông bố, và không vượt được cái sự cố đấm ăn xôi của ông bố.
Ông con không có được cái cay đắng, "Chỉ có thế thôi à ?", khi PTVA nhìn hũ tro cốt của Bố, và thốt lên như vậy.
Phải đau như thế, thì mới sống sót được, cái họa của thiên tài, của ông bố, và cái sự đa đọa, cũng của thiên tài của ông bố.
Đây cũng là vấn nạn lớn, từ Kafka mà ra. Hãy đọc lại cú xung đột giữa hai cha con, và cái chân lý:
Chỉ ở trong nhà mình mà Samsa biến thành bọ, chứ không ở một nơi chốn nào khác.