nqt
 
Nguyễn Quốc Trụ
Album

Trịnh Kim Tiến is with Pham Doan Trang.
10 hrs

NHÀ BÁO PHẠM ĐOAN TRANG BỊ AN NINH “MỜI ĐI” VÌ “CHÍNH TRỊ BÌNH DÂN”

PHẠM ĐOAN TRANG TẠM ĐƯỢC “THA” VỀ, CÔNG AN BAO VÂY CHUNG CƯ LÊ ĐỨC THỌ

Nhà báo Đoan Trang vừa về đến nhà riêng. Chị gọi điện thoại cho tôi trong bóng tối, điện và Internet trong nhà đều đã bị cắt hết. Trang nói họ tạm để chị về, sẽ tiếp tục lên làm việc trong những ngày tới. Phía an ninh nói với Trang rằng chị đừng mong ra khỏi nhà dù chỉ một bước chân, hiện người của họ đã bao vây khắp chung cư chị ở.

Trang nói với tôi có lẽ họ chuẩn bị bắt giam chị. Hôm nay chị bị đưa đến A92, số 3 phố Nguyễn Gia Thiều, trụ sở tiếp dân của cơ quan an ninh Bộ công an. Họ ép chị phải ký nhận những bài phỏng vấn từ năm 2015, những thứ chị không còn chút ấn tượng. An ninh muốn biết chị in sách Chính Trị Bình Dân ở đâu, in ra sao. Một bên ép, một bên không có gì để nói, cứ như vậy từ trưa cho đến bây giờ.

Nhà báo kể lại việc bị đưa đi vào trưa nay, chị nói an ninh lừa mẹ chị họ là người của EU đến thăm. Khi mẹ chị vừa mở cửa thì họ xông vào nhà. Chị nói “nếu mà mẹ chị không mở, có khi hôm nay cả chục người sẵn sàng phá cửa để lôi chị đi. Họ đang rất muốn bắt chị rồi”. “Đây là bao vây, triệu tập liên tục, gây sức ép trước khi muốn bắt người” Trang cho biết.

Chị bảo ngồi trong đó lạnh với đau buốt chân, đầu gối của chị nhức lắm. Vết thương mà họ đánh chị, có lẽ cả đời cũng không thể lành.

Để chị lên nhà, họ không quên đe dọa, muốn lớn chuyện thì sẽ cho lớn chuyện, đừng mong sẽ đi đâu được, ở yên đấy đi và sắp tới ngoan ngoãn mà lên làm việc.

nguồn Trịnh Kim Tiến

Về vị này, có 1 entry của Timothy Snyder, trong "On Tyranny, 20 bài học của thế kỷ", thật xứng đáng:
Chưa bao giờ vị này sử dụng từ ngữ thô tục, đối với những kẻ làm nhục bà.

9
Be kind to our language.

Avoid pronouncing the phrases everyone else does. Think up your own way of speaking, even if only to convey that thing you think everyone is saying. Make an effort to separate yourself from the internet. Read books. 


Victor Klemperer, a literary scholar of Jewish origin, turned his philological training against Nazi propaganda. He noticed how Hitler's language rejected legitimate opposition: The people always meant some people and not others (the president uses the word in this way), encounters were always struggles (the president says winning), and any attempt by free people to understand the world in a different way was defamation of the leader (or, as the president puts it, libel).
    Politicians in our times feed their clichés to television, where even those who wish to disagree repeat them. Television purports to challenge political language by conveying images, but the succession from one frame to another can hinder a sense of resolution. Everything happens fast, but nothing actually happens. Each story on televised news is "breaking" until it is displaced by the next one. So we are hit by wave upon wave but never see the ocean.
    The effort to define the shape and significance of events requires words and concepts that elude us when we are entranced by visual stimuli. Watching televised news is sometimes little more than looking at someone who is also looking at a picture. We take this collective trance to be normal. We have slowly fallen into it.
    More than half a century ago, the classic novels of totalitarianism warned of the domination of screens, the suppression of books, the narrowing of vocabularies, and the associated difficulties of thought. In Ray Bradbury's Fahrenheit 451, published in 1953, firemen find and burn books while most citizens watch interactive television. In George Orwell's 1984, published in 1949, books are banned and television is two-way, allowing the government to observe citizens at all times. In 1984, the language of visual media is highly constrained, to starve the public of the concepts needed to think about the present, remember the past, and consider the future. One of the regime's projects is to limit the language further by eliminating ever more words with each edition of the official dictionary.
    Staring at screens is perhaps unavoidable, but the two-dimensional world makes little sense unless we can draw upon a mental armory that we have developed somewhere else. When we repeat the same words and phrases that appear in the daily media, we accept the absence of a larger framework. To have such a framework requires more concepts, and having more concepts requires reading. So get the screens out of your room and surround yourself with books. The characters in Orwell's and Bradbury's books could not do this-but we still can.
    What to read? Any good novel enlivens our ability to think about ambiguous situations and judge the intentions of others. Fyodor Dostoevsky's The Brothers Karamazov and Milan Kundera's The Unbearable Lightness of Being might suit our moment. Sinclair Lewis's novel It Can't Happen Here is perhaps not a great work of art; Philip Roth's The Plot Against America is better. One novel known by millions of young Americans that offers an account of tyranny and resistance is J. K. Rowling's Harry Potter and the Deathly Hallows. If you or your friends or your children did not read it that way the first time, then it bears reading again.
    Some of the political and historical texts that inform the arguments made here are "Politics and the English Language" by George Orwell (1946); The Language of the Third Reich by Victor Klemperer (1947); The Origins of Totalitarianism by Hannah Arendt (1951); The Rebel by Albert Camus (1951); The Captive Mind by Czeslaw Milosz (1953); "The Power of the Powerless" by Vaclav Havel (1978); "How to Be a Conservative-Liberal-Socialist" by Leszek Kolakowski (1978); The Uses of Adversity by Timothy Garton Ash (1989); The Burden of Responsibility by Tony Judt (1998); Ordinary Men by Christopher Browning (1992); and Nothing Is True and Everything Is Possible by Peter Pomerantsev (2014).
    Christians might return to the foundational book, which as ever is very timely. Jesus preached that it "is easier for a camel to go through the eye of a needle than for a rich man to enter into the kingdom of God." We should be modest, for "whosoever shall exalt himself shall be abased; and he that shall humble himself shall be exalted." And of course we must be concerned with what is true and what is false: "And ye shall know the truth, and the truth shall make you free."

No automatic alt text available.




Trang Simone Weil

Đầu năm khai bút bằng 1 bài dịch Milosz, Sự quan trọng của Simone Weil, trong To Begin Where I Am, Selected essays. Trên Tin Văn đã có bài Bad Friday, giờ thêm bài này.

THE IMPORTANCE OF SIMONE WElL

FRANCE offered a rare gift to the contemporary world in the person of Simone Weil, The appearance of such a writer in the twentieth century was against all the rules of probability, yet improbable things do happen.
    The life of Simone Weil was short. Born in 1909 in Paris, she died in England in 1943 at the age of thirty-four. None of her books appeared during her own lifetime. Since the end of the war her scattered articles and her manuscripts-diaries, essays-have been published and translated into many languages. Her work has found admirers all over the world, yet because of its austerity it attracts only a limited number of readers in every country. I hope my presentation will be useful to those who have never heard of her.
    Perhaps we live in an age that is atheological only in appearance. Millions were killed during the First World War, millions killed or tortured to death in Russia during and after the revolution: and countless victims of Nazism and the Second World War. All this had to have a strong impact upon European thinking. And it seems to me that European thinking has been circling around one problem so old that many people are ashamed to name it. It happens sometimes that old enigmas of mankind are kept dormant or veiled for several generations, then recover their vitality and are formulated in a new language. And the problem is: Who can justify the suffering of the innocent? Albert Camus, in The Plague, took up the subject already treated in the Book of Job. Should we return our ticket like Ivan Karamazov because the tear of a child is enough to tip the scale? Should we rebel? Against whom? Can God exist if He is responsible, if He allows what our values condemn as a monstrosity? Camus said no. We are alone in the universe; our human fate is to hurl an eternal defiance at blind inhuman forces, without the comfort of having an ally somewhere, without any metaphysical foundation.
    But perhaps if not God, there is a goddess who walks through battlefields and concentration camps, penetrates prisons, gathers every drop of blood, every curse? She knows that those who complain simply do not understand. Everything is counted, everything is an unavoidable part of the pangs of birth and will be recompensed. Man will become a God for man. On the road toward that accomplishment he has to pass through Calvary. The goddess's name is pronounced with trembling in our age: she is History.
    Leszek Kolakowski, a Marxist professor of philosophy in Warsaw,* states bluntly that all the structures of modern philosophy, including Marxist philosophy, have been elaborated in the Middle Ages by theologians and that an attentive observer can distinguish old quarrels under new formulations. He points out that History, for instance, is being discussed by Marxists in the terms of theodicy-justification of God.
Irony would be out of place here. The question of Providence, or of lack of Providence, can also be presented in another way. Is there any immanent force located in le devenir, in what is in the state of becoming, a force that pulls mankind up toward perfec-

• At the time of this writing

Nhân Ngày Tình Nhân

Cô bé của Vermeer

http://tanvien.net/Dayly_Poems/3.html

Cô bé của Vermeer, bây giờ nổi tiếng,
ngắm tôi. Viên ngọc trai ngắm tôi.
Ðôi môi của cô,
đỏ, mọng, long lanh

Ôi cô bé Vermeer, ôi viên ngọc trai,
cái khăn xếp: tất cả là ánh sáng
còn tôi thì làm bằng bóng tối.
Ánh sáng nhìn xuống bóng tối
với sự ẩn nhẫn, không, có lẽ, sự thương hại.

Adam Zagajewski: Mysticism for Beginner

Vermeer's Little Girl

Vermeer's little girl, now famous,
watches me. A pearl watches me.
The lips of Vermeer's little girl
are red, moist, and shining.

Oh Vermeer's little girl, oh pearl,
blue turban: you are all light
and I am made of shadow.
Light looks down on shadow
with forbearance, perhaps pity.


Image may contain: 1 person, closeup

Ôi cô bé Vermeer, ôi viên ngọc trai,
cái khăn xếp: tất cả là ánh sáng
còn tôi thì làm bằng bóng tối.
Ánh sáng nhìn xuống bóng tối
với sự ẩn nhẫn, không, có lẽ, sự thương hại.

Note:  Đọc 1 phát thì lại nhớ đến 1 nửa linh hồn Bắc Kít của GCC: 

Đài gương soi đến dấu bèo

http://tanvien.net/Ghi/dai_guong.html

Ẩn dụ thơ “Đài gương soi đến dấu bèo” - không phải của Gấu, tất nhiên - lần đầu Gấu thật ‘cay đắng dã man’ được thưởng thức, là trong một lá thư tỏ tình, của một cô gái mà Gấu tưởng là cô ‘thuơn’ Gấu, nhưng hóa ra ‘thươn’ đệ tử của Gấu!
Gấu đã nói sơ qua về vụ này một lần rồi. Nay nhắc lại, một phần để đáp lại tí ‘tri tình’ của một độc giả Tin Văn, khi đọc câu chuyện tình mắc cỡ của Gấu, bèn ‘mail’, khen, ui chao ẩn dụ thơ mới đẹp làm sao, lần đầu tiên tui được nghe, và cuộc tình của ông Gấu mới tội làm sao!
*
Thời gian trường Bưu Điện đang xây cất đó, Gấu làm việc bên này, nhìn qua, thấy trong đám thợ hồ có một em xinh thật là xinh. Thế là cứ rảnh việc một tí, là thò đầu ra cửa sổ để ngắm em. Rảnh hơn thì ra hẳn bên ngoài, ngó cho đã con mắt.
Thế rồi, một bữa, được em ngó lại. Ôi chao, hạnh phúc nào bằng.
Cho đến một ngày đẹp trời, em vẫy tay cho phép gặp.
Gặp, em thẹn thùng đưa cho một lá thư mầu xanh, thẹn thùng nói, xin nhờ anh làm con chim xanh, [mấy từ con chim xanh này là của em, không phải của Gấu], đưa lá  thư xanh này cho cái anh nho nhỏ đẹp trai, hay đứng kế anh, giùm em.
Trong thư, có câu, “đài gương soi đến dấu bèo này chăng”?
Đài gương, là ông nhóc đệ tử Gấu. Dấu bèo là thánh nữ của Gấu.
Ông già làm chung, ông Lân, còn phạng thêm cho một câu, nó là thợ hồ, làm sao dám ngó lên tới đài gương, là ông cán sự Bưu Điện!
*
Nhưng thú vị nhất, là cái lần talawas bị tường lửa, và bà chủ quán lên BBC than phiền, cái vụ Gấu này nhanh hẩu đoảng, ăn mừng chiến thắng.

Sến nguẩy 1 phát, chìa đôi môi dầy, bĩu, cũng 1 phát:

Tôi đâu có muốn được điểm của hải ngoại!

Và Gấu lại phải lên tiếng thanh minh, hải ngoại đâu cần điểm, mà cần một "nửa linh hồn" của nó, bị thất lạc, từ thuở Tây mũi lõ đánh chiếm Nam Kỳ!

*
“Còn những người, trong những ngày qua, có lời chúc mừng talawas đã đạt được cái thành tích là trở thành món hàng cấm và vì thế có hương vị ngọt ngào hơn, thậm chí cả những người cho rằng talawas cố tình bị tường lửa để kiếm điểm tại nước ngoài, những người ấy sẽ thấy mình đã kết luận vô lối và vội vàng như thế nào. Nếu phải thành một huyền thoại thì đó là bất hạnh lớn cho chúng tôi”.

Phạm Thị Hoài, trả lời BBC, đăng lại trên talawas.

Trên tờ Gió Đông ngày nào - mà đa số cộng tác viên là những cây viết ra đi từ miền bắc - người chủ trương, Lê Trọng Phương, trong một bài viết, đã mượn một ẩn dụ của Borges, khi nói về một bức bản đồ Việt Nam, tỉ lệ xích là 1/1, bị rách nát, mà những người Việt hải ngoại cố mang ra ngoài này để khâu vá lại, cho nó được như xưa.
Một tấm bản đồ "văn học" như thế, chỉ có một nửa, nếu thiếu những người như Lê Trọng Phương, những diễn đàn như talawas.
Trong tinh thần đó, Tin Văn viết, "... và như vậy văn học hải ngoại sẽ không còn ở trong tình trạng chông chênh, thiếu tới một nửa 'cuộc đời, linh hồn'... của nó."
*
Bài post lên, NTV đọc, phôn khen: Hình ảnh một "nửa linh hồn", mày dùng, đắt lắm !
Gấu, vừa mừng lại vừa lo, hỏi:
-Nhưng liệu bà chủ quán có biết, có 'đài gương soi đến dấu bèo'... ?
NTV:
-Làm sao không biết !

Sến ở đâu Marie Sến ở đó

http://damau.org/archives/35722

Đọc mấy cuộc phỏng vấn những nhà văn Mít vĩ đại do Trần Vũ thực hiện thì GCC có ý nghĩ, ông có cái gì t...

See More
damau.org online literary magazine, tạp chí văn chương Da Màu, văn chương không biên giới, văn…
damau.org
LikeShow more reactions
Comment
Comments
Ngô Nhật Đăng Còn sung lắm,tám bó chưa là gì.Tks anh.
Manage
LikeShow more reactions
Reply1d

Tks

Bộ Borges Tám Bó, có hai cuốn, khi đó, ông 85 tuổi.
Cuốn 1 thần sầu, nhưng cuốn 2 nghe nói, Người loạng quạng rồi, không biết cho xb hay không nữa. Tuy nhiên, Borges ở trong đó, là 1 Borges của Trò Chuyện, Conversations.
Gấu, hung hăng hơn sư phụ nhiều, vưỡn hăm he đụng ổ kiến lửa!


Viết mỗi ngày

*

http://www.nybooks.com/articles/2018/02/22/istanbul-blues/

Re: Pamuk

Trên tờ NYRB số Feb 22, 2018, có bài về Istanbul, nhân cuốn sách tái bản, bản deluxe. Giả như có 1 “hội chứng Pamuk”, như Trần Vũ tưởng tượng ra, rồi khoác vào tác phẩm của Sến, thì cũng không thể. Vì Pamuk không phải là 1 nhà văn của đi và viết, ông cứ ngồi ở 1 chỗ, và viết về chỗ đó, là Istanbul, như GCC, có 1 cú Mậu thân Sài Gòn, có thằng em tử trận 1 năm trước đó, viết hoài còn hoài… Đây là lý do GCC dịch Istanbul, và lạ làm sao, cái tay DTH, ông chủ nhà xb NN, ở phía Nam, không hiểu làm sao lại ‘đoán” ra được, và tự động viết mail, đề nghị dịch. Khi nhận được mail, Gấu quá đỗi ngạc nhiên phải nhờ em CM của Gấu, khi đó còn ở trong nước, bạn thân của NL, check giùm, tếu thế!
Đây cũng là 1 dịp để tác giả nhìn lại Istanbul của mình, như đoạn sau đây cho thấy [GCC phải mua tờ báo, vì không cho đọc free] tóm tắt, đại khái, Pamuk viết về 1 Pamuk, bị nhìn bởi lũ mũi lõ, hơn là được nhìn bởi 1 cư dân của nó, là ông.
Và Istanbul của ông u ám quá.
Khác Sài Gòn của Gấu rất nhiều.

Both Pamuk's book and a new history, Istanbul: A Tale of Three Cities by Bettany Hughes, make it clear that part of the reason for this distortion is that the country is so rarely described from within. Hughes, like many who have written about Istanbul, is a foreigner, and thus prone to the familiar hyperbole about the glories of the premodern city. Pamuk, meanwhile, devotes much of his book to addressing foreigners' perceptions of his native city, and admits he is obsessed with how Westerners see it. These discussions can have the effect of keeping one very far from the actual streets of Istanbul.
But much of Pamuk's book is also dark and intimate, and not at all like foreigners' accounts, which so often wallow in the city's exotic beauty. In 2017, his memoir of love does not read like urban hagiography but instead like a story of disintegration. When we remove our fantasy-inflected perceptions, what is left of historic Istanbul? What was this great civilization that Pamuk would say the modern-day Turks were "unfit or unprepared to inherit," and what did they do to it?

Re: PTH

http://damau.org/archives/48826


Trần Vũ: Vẫn Orhan Pamuk, đã kể một kinh nghiệm cá nhân: Sinh ra ở Istanbul nằm vắt lên hai miền Âu-Á, Pamuk bị dằn xé giữa Đông và Tây, giữa truyền thống và hiện đại, giữa bảo thủ và cấp tiến, giữa thế tục và phạm thánh. Trong mình Pamuk thường xuyên phát vang những đồng cảm với dân tộc bị thất lạc phải quay về cội nguồn tìm cứu rỗi, cùng lúc là những trỗi dậy của lý trí giận dữ tệ u mê sùng bái. Xâu xé tinh thần của Pamuk dữ dội, vì càng đến gần các giá trị nhân bản bác ái của Tây phương, Pamuk càng đến gần Thiên Chúa giáo, trong lúc bản thân là một tín đồ Hồi giáo. Tuy nhiên, Pamuk đã tranh đấu duy trì một nhà nước thế tục và là nhà văn chống tử lệnh Fatwa của Ayatollah Khomeini xử tử khiếm diện Salman Rushdie. Pamuk còn công nhận thảm sát dân Kurdes dưới đế chế Ottoman, khiến bị kết án "sỉ nhục căn cước Thổ", phải lưu vong sang Hoa Kỳ. Pamuk, cũng là nhà văn thú nhận: "Những quyển sách của tôi là những ý tưởng ăn cắp không xấu hổ từ thử nghiệm tiểu thuyết của Tây phương, rồi pha với cổ tích và truyền thống Hồi giáo. Sự trộn lẫn nguy hiểm của hai khuynh hướng tương khắc, làm nên ánh lửa mạnh mẽ." Còn Phạm Thị Hoài? Sống lâu ở Đức, nhà văn có bị "hội chứng Pamuk"? Những khi nhìn đồng hương bị lôi ra tòa Bá Linh vì phạm pháp, làm thông ngôn, Phạm Thị Hoài có trắc ẩn?

Phạm Thị Hoài: Giữa Việt Nam và Đức không chỉ là một khoảng cách về không gian mà trước hết về thời gian. Đa số người Đức đang sống ở thế kỷ 21, trong khi đa số người Việt còn ở thế kỷ 20, thậm chí thế kỷ 19, riêng Bộ Chính trị là đã vọt lên trước, ở thế kỷ 29, là thời đại thiên đường cộng sản. Hai xã hội đó vận hành khác nhau căn bản. Ở Việt Nam, đó là một đám đông vừa tán loạn vừa dính chặt vào nhau, vừa bịt mồm nhau vừa chửi nhau, vừa mất tiền vừa làm tiền nhau, vừa giành nhau từng centimet vừa nhích từng centimet về phía trước, trên những phương tiện lạc hậu nguy hiểm và bóp còi inh ỏi. Ở Đức, đó là một tập hợp lỏng lẻo của những cá nhân tự do nhưng có hình khối kết nối rõ ràng, rất kềnh càng tốn chỗ, nhưng trật tự di chuyển trên những phương tiện hiện đại an toàn và khá yên tĩnh. Tôi thấy mình rất may mắn được quan sát cùng một lúc cả hai thế giới đó, cộng đồng Việt ở Đông Berlin là một xã hội Việt Nam thu nhỏ. Nhưng người Việt phạm pháp ở Đức không thấm vào đâu so với ở chính trong nước. Tôi không hiểu vì sao người ta thấy nhục cho quốc thể khi đồng bào mình lừa đảo, ăn cắp hay buôn lậu ở nước ngoài bị phát hiện. Việt Nam đang là đất nước của lừa đảo, ăn cắp và buôn lậu. Nếu người Việt ra nước ngoài cũng lừa đảo, ăn cắp và buôn lậu thì đó chỉ là thể hiện đúng diện mạo dân tộc, không hơn không kém, họ chỉ trung thành với bản sắc và căn cước Việt Nam hiện tại.

Note:

Thú thực, viết như thế, là chỉ nhìn thấy hiện tượng, không thấy cốt lõi.
Cái gọi là bản sắc và căn cước hiện đại này, chắc chỉ có ở xứ Đức của những người ra đi từ miền Bắc?

Có 1 nước Mít, người Mít khác hẳn, trước 1975, ở cả hai miền đất nước. Người Miền Nam trước 1975, chưa từng bị thế giới coi là những tên lừa đảo, ăn cắp, và buôn lậu.
Miền Bắc còn bảnh hơn nữa, qua nhận xét của Brodsky và của Milosz, khi họ viết về đất nước của họ, và về những người dân của chúng, mà họ là những đại diện đích thực.
Có 1 xứ Bắc Kít cực kỳ tuyệt vời, như 1 cái bát cổ mà một nhà văn của nó [LMH, qua 1 truyện ngắn đăng trên tờ Văn Học của NMG] cố gìn giữ, chỉ sợ bể vỡ.

Những dòng sau đây, là viết về xứ Bắc, người Bắc, khác hẳn nhận xét tàn nhẫn của Sến.
Gấu bị chửi là chửi Bắc Kít cực kỳ dã man.
Không đúng.


Coetzee dẫn lời nhà thơ cổ điển vĩ đại nhất của thời của riêng chúng ta, nhà thơ Ba Lan Zbigniew Herbert.
Ông này phán: đối nghịch của cổ điển thì không phải là hiện đại, mà là man rợ.
Cú đụng độ “cổ điển vs man rợ” không hẳn một đối nghịch, mà là một đối đầu [not so much an opposition as a confrontation].

Với Herbert, đối nghịch Cổ Điển không phải Lãng Mạn, mà là Man Rợ. Với nhà thơ Ba Lan, viết từ mảnh đất văn hóa Tây Phương không ngừng quần thảo với những láng giềng man rợ, không phải cứ có được một vài tính cách quí báu nào đó, là làm cho cổ điển sống sót man rợ.
Nhưng đúng hơn là như thế này: Cái sống sót những xấu xa tồi tệ nhất của chủ nghĩa man rợ, và cứ thế sống sót, đời này qua đời khác, bởi những con người nhất quyết không chịu buông xuôi, nhất quyết bám chặt lấy, với bất cứ mọi tổn thất, (at all costs), cái mà con người quyết giữ đó, được gọi là Cổ Điển


Miền Bắc, sở dĩ tồn tại được là nhờ cuộc chiến chống man rợ, kể trên, mà Brodsky diễn tả qua những dòng được Milosz vinh danh:

Trong một tiểu luận, Brodsky gọi Mandelstam là nhà thơ văn hóa. Brodsky, chính ông, cũng là một nhà thơ văn hóa, và có thể chính vì thế mà ông trước tác hài hòa với dòng sâu thẳm của thế kỷ, trong đó con người, bị de dọa bởi sự tuyệt giống người, đã khám phá ra quá khứ của nó, như là một mê cung chẳng hề tận cùng. Nhập vào lòng mê cung, chúng ta khám phá ra một điều, là, bất cứ cái chi, nếu mà sống sót từ quá khứ, thì đều là hệ quả của nguyên lý ‘mày khác tao, tao khác nó, nó khác mày’, tức nguyên lý dựa trên đẳng cấp, tôn ti trật tự, không phải cứ xoa đầu hay nâng bi ông tiên chỉ, ông Trùm văn nghệ, thì là bằng vai vế với họ, thí dụ vậy.

Mandelstam, khi ở trong Gulag, điên khùng, và tìm kiếm đồ ăn trong đống rác, là thực tại về bạo tàn, thoái hoá đưa đến huỷ diệt. Nhà thơ đọc thơ của mình cho bạn tù, là một khoảnh khắc thăng hoa hoài hoài.
Cái xứ Bắc Kít đẹp đẽ đó, giống như 1 cái bát cổ dễ vỡ, sống sót man rợ, có ở trong những dòng văn chương của những người như Nguyễn Tuân [Chữ Người Tử Tù, thí dụ], đúng là xứ sờ quê hương của Milosz, khi ông vinh danh nó:

It is good to be born in a small country where nature is on a human scale, where various languages and religions have coexisted for centuries. I am thinking here of Lithuania, a land of myth and poetry.
Thật lốt lành khi sinh ra tại một xứ nhỏ, nơi thiên nhiên không so le với con người, nơi ngôn ngữ và tôn giáo cùng rong ruổi bên nhau qua nhiều đời. Tôi đang nghĩ về Lithuania, miền đất của huyền thoại và thi ca.
Milosz, Diễn văn Nobel văn chương.

Cái gì, làm cho 1 xứ sở đẹp đẽ như thế biến mất?

Theo GCC, cái chết của Bắc Kít, là do nền học vấn dậy con nít hận thù, trăm năm trồng cây.
Y hệt Nazi.


NOTES GERMANY & ON THE WAR
A Pedagogy of Hatred

Displays of hatred are even more obscene and denigrating than exhibitionism. I defy pornographers to show me a picture more vile than any of the twenty-two illustrations that comprise the children's book Trau keinem Fuchs auf gruener Heid und keinem Jud bei seinem Bid [Don't Trust Any Fox from a Heath or Any Jew on his Oath] whose fourth edition now infests Bavaria. It was first published a year ago, in 1936, and has already sold 51,000 copies. Its goal is to instill in the children of the Third Reich a distrust and animosity toward Jews. Verse (we know the mnemonic virtues of rhyme) and color engravings (we know how effective images are) collaborate in this veritable textbook of hatred.
Take any page: for example, page 5. Here I find, not without justifiable bewilderment, this didactic poem-"The German is a proud man who knows how to work and struggle. Jews detest him because he is so handsome and enterprising" -followed by an equally informative and explicit quatrain: "Here's the Jew, recognizable to all, the biggest scoundrel in the whole kingdom. He thinks he's wonderful, and he's horrible." The engravings are more astute: the German is a Scandinavian, eighteen-year-old athlete, plainly portrayed as a worker; the Jew is a dark Turk, obese and middle-aged. Another sophistic feature is that the German is clean-shaven and the Jew, while bald, is very hairy. (It is well known that German Jews are Ashkenazim, copper-haired Slavs. In this book they are presented as dark half-breeds so that they'll appear to be the exact opposite of the blond beasts. Their attributes also include the permanent use of a fez, a rolled cigar, and ruby rings.)
Another engraving shows a lecherous dwarf trying to seduce a young German lady with a necklace. In another, the father reprimands his daughter for accepting the gifts and promises of Solly Rosenfeld, who certainly will not make her his wife. Another depicts the foul body odor and shoddy negligence of Jewish butchers. (How could this be, with all the precautions they take to make meat kosher?) Another, the disadvantages of being swindled by a lawyer, who solicits from his clients a constant flow of flour, fresh eggs, and veal cutlets. After a year of this, the clients have lost their case but the Jewish lawyer "weighs two hundred and forty pounds." Yet another depicts the opportune expulsion of Jewish professors as a relief for the children: "We want a German teacher;' shout the enthusiastic pupils, "a joyful teacher who knows how to play with us and maintain order and discipline. We want a German teacher who will teach us common sense." It is difficult not to share such aspirations.
What can one say about such a book? Personally I am outraged, less for Israel's sake than for Germany's, less for the offended community than for the offensive nation. I don't know if the world can do without German civilization, but I do know that its corruption by the teachings of hatred is a crime.
[1937]

Jorge Luis Borges: Selected Non-Fictions, Penguin Books
Người dịch: Suzanne Jill Levine
*

Note: Tình cờ vớ được bài trên, Sư Phạm của Hận Thù, đọc, Gấu bỗng nhớ đến bài viết Còn Lại Gì? của PTH, thí dụ, những đoạn dậy toán bằng đếm xác Mỹ Ngụy...
I don't know if the world can do without German civilization, but I do know that its corruption by the teachings of hatred is a crime.
Cái việc dậy con nít hận thù là một tội ác. Cái sự thắng trận và băng hoại sau đó, chính là cái tội ác vì dậy con nít thù hận.


Phạm Thị Hoài

Còn lại gì

 Như mây đã sẵn ở trên trời, lúc tôi sinh ra chiến tranh cũng đã sẵn. Tôi không phải làm quen với nó, nó phải làm quen với sự xuất hiện của tôi. Mười lăm năm, ngày ngày ngửa mặt ngắm chiến tranh chầm chậm trôi, tôi không là một đứa bé bất hạnh. Những đám mây ấy phần lớn đều mầu hồng. Thỉnh thoảng có đám mây giông, nhưng chỉ để mầu hồng sau đó càng rực rỡ. Ngay cả khi chiến tranh ở nơi sơ tán là chùm bom lao vùn vụt, nhanh hơn mọi vật biết chuyển động mà tôi từng biết cho đến lúc ấy; ngay cả khi chiến tranh là những cánh tay và khúc chân rơi rải rác mà lúc đi nhặt tôi cố đoán chúng từng thuộc về bạn nào, lớp nào..., thì với tôi, sinh ra và lớn lên tại miền Bắc Việt Nam những năm sáu mươi và bảy mươi, chiến tranh tự nhiên thuộc về cuộc sống, là phần tươi hồng của cuộc sống. Gắn với cuộc chiến ấy, cái chết cũng lấp lánh, cũng nháy mắt hẹn ngày mai gặp lại. Nếu không có thay đổi gì đặc biệt, lúc tôi ra khỏi cuộc đời thì chiến tranh hẳn vẫn bình thản trôi tiếp, như mãi mãi là thế, như mây trên trời.

Mùa xuân năm 1975, từ giữa tháng Ba với Buôn Ma Thuột, mỗi buổi sáng trước giờ khai giảng một học sinh tiên tiến được vinh dự cầm cây cờ đỏ sao vàng bé xíu lên cắm trên tấm bản đồ đất nước, đúng ở điểm vừa được giải phóng, vừa “hoàn toàn thuộc về ta“. Huế 26.3, Đà Nẵng 29.3, Phan Rang 16.4, Xuân Lộc 21.4... Mầu đỏ san sát, tiến ào ạt xuống phiá Nam tới mức tôi sợ đến lượt mình thì không còn đất cắm. Ngày 27.4, cầm lá cờ làm bằng giấy mầu và tăm tre tiến vào Bà Rịa, tôi cũng khóc như bao người, nhưng không phải nước mắt của chiến thắng. Tôi có biết gì đâu về cái giá của chiến thắng. Đó là nước mắt của chia tay. Chiến tranh đã làm quen với tôi, nay tôi phải làm quen với sự ra đi của nó. Ai sẽ thay nó, nháy mắt chào? Còn lại gì, sau chiến tranh?

Một thập kỉ hậu chiến với chế độ phân phối thời chiến, nếp sống hà khắc thời chiến, tư duy sắt đá thời chiến, xung đột quân sự ở biên giới phiá Tây với Cambodia, xung đột quân sự ở biên giới phía bắc với Trung Quốc và sự tiếp diễn của chiến tranh lạnh đã biến nền độc lập dân tộc vừa giành được thành sự cô lập quốc tế, biến đất nước vừa thống nhất thành một lãnh thổ toàn vẹn của nghèo đói, lạc hậu và đàn áp từ Bắc chí Nam. Sống ở Hà Nội đầu những năm tám mươi, tôi đã hình dung mình sẽ sinh một đứa con, và nó sẽ mở đầu lí lịch bằng câu: Như mây đã sẵn ở trên trời, khi tôi sinh ra hậu chiến cũng đã sẵn. Ngày ngày cúi mặt cho những đám mây hậu chiến mầu chì chầm chậm trôi... Nhưng giữa thập niên tám mươi, chính sách Đổi mới bắt đầu. Những người chiến thắng phải mất mười năm để nhận ra rằng vinh quang không phải là thứ nhai được thay cơm. Năm 1994, lệnh cấm vận thương mại với Việt Nam được bãi bỏ, tiến trình bình thường hoá quan hệ Việt-Mĩ bắt đầu. Nước Mĩ mất hai mươi năm để kí giao kèo hoà thuận với quá khứ của chính mình. Với Mĩ, chiến tranh Việt Nam đã hoàn toàn thuộc về lịch sử. Nó chỉ còn được dùng bốn năm một lần làm phép thử không mấy hiệu nghiệm cho lòng ái quốc và tư cách đạo đức của các ứng viên tổng thống, hoặc để đối chiếu với những cuộc chiến khác mà Mĩ đã và có thể sẽ bận bịu tiến hành. Ba mươi năm sau, người ta nói ngắn gọn: Lịch sử đã lên sẹo, hãy cho nó được nghỉ yên, không có lí do gì để khai quật những chứng tích chẳng còn liên quan đến hiện tại. Hãy nhìn về tương lai.

Tôi thuộc về số - có lẽ là thiểu số - những người không dễ dàng tuyên bố như thế. Ba mươi năm sau, lá cờ nhỏ bằng nửa bao diêm gắn trên đầu tăm mà tôi cắm vào Bà Rịa trở nên trĩu nặng trong tay tôi hơn bao giờ. Vâng, 4 triệu dân thường, 1 triệu binh sĩ tử vong, hàng triệu trẻ em mồ côi và phụ nữ goá bụa, hàng chục triệu người chịu thương tích thể xác và tâm hồn, 76 triệu lít chất độc hoá học và 13 triệu tấn bom đạn... là những con số đã thuộc về lịch sử, tôi không khai quật những con số. Nhưng các hậu quả trầm trọng nhất của cuộc chiến tranh đạt những kỉ lục không thể vượt qua của sự phi nhân tính ấy vẫn còn nguyên, đơn giản vì chúng chưa bao giờ được đưa vào danh sách các hậu quả cần khắc phục.

Kết cục của chiến tranh Việt Nam là sự toàn thắng của những người cộng sản. Cuộc chiến ấy là nguồn sữa, trường học và hòn đá thử của chủ nghĩa cộng sản Việt Nam, là lời biện minh của lịch sử cho quyền lãnh đạo tất yếu của Đảng Cộng sản, là bằng chứng của sự hoàn thành một Thiên mệnh. Chủ nghĩa cộng sản đã tìm được con đường đặc biệt của nó tại Việt Nam để lên ngôi: thông qua một Thiên mệnh đặc biệt đẫm máu. Song chiến tranh thì đã qua, Thiên mệnh vẫn còn lại. Từ ấy đến nay, tính chính đáng của ba mươi năm trước được ôn lại ráo riết, được khẳng định bền bỉ, được chân lí hoá và thần thánh hoá; những anh hùng thời chiến tiếp tục giành độc quyền chỉ huy thời bình; chế độ chỉ đạo quân sự trong chiến tranh thăng hoa trọn vẹn vào chế độ lãnh đạo toàn trị trong hoà bình. Hơn ai hết, Đảng Cộng sản Việt Nam hiểu rõ rằng mọi thứ đều có thể đối mới, nhưng huyền thoại về Thiên mệnh ấy không được phép suy suyển, bởi mọi lí tưởng của chủ nghĩa cộng sản hoặc đã bị bản thân những người cộng sản đang cầm quyền phản bội mà không một lời tự xin lỗi, ít nhất trước chính mình, hoặc đã hoàn toàn phá sản. [1] Chẳng lẽ có thể xếp cuộc chiến tranh ấy vào hồ sơ của một giai đoạn lịch sử, nhưng giấy ủy nhiệm của giai đoạn lịch sử ấy thì giữ vô thời hạn cho riêng mình? Tại Việt Nam ba mươi năm sau chiến tranh, những giá trị nền tảng của văn hoá Việt truyền thống đều đã mất hiệu lực, những giá trị cao cả nhất của lí tưởng cộng sản đã trở thành trò hề, những giá trị căn bản nhất của mô hình dân chủ xuất phát từ phương Tây chưa tìm được chỗ đứng, và những giá trị tích cực nhất của một thế giới toàn cầu hiện đại chưa thành hình. Nạn tham nhũng, tình trạng phạm pháp, sự băng hoại đạo đức và nhân cách, sự sụp đổ của hệ thống y tế và giáo dục, đà tăng tiến chóng mặt của bất bình đẳng xã hội, quả bom nổ chậm của xung đột sắc tộc và tôn giáo, nguy cơ hỗn loạn từ một nông thôn khổng lồ hoàn toàn bị bỏ rơi, sự tàn phá và ô nhiễm môi trường, sự nghèo nàn thảm hại của đời sống tinh thần, sự tê liệt của tầng lớp trí thức, sự vô hiệu hoá khả năng liên kết của các tầng lớp xã hội, sự khủng hoảng niềm tin và thiếu vắng hi vọng..., trước tất cả những vấn nạn đó của thời hậu cộng sản, chế độ toàn trị tại Việt Nam đã có đủ thời gian và cơ hội để chứng minh xuất sắc rằng mình không còn thẩm quyền, và nhất là không còn độc quyền đưa ra giải pháp. Chẳng lẽ có thể tiễn cuộc chiến tranh Việt Nam vào bảo tàng, nhưng đi theo chế độ toàn trị Việt Nam vào tương lai? Chẳng lẽ cái giá xứng đáng cho hoà bình là một nền độc tài?

Kết cục của chiến tranh Việt Nam không phải là sự sụp đổ của Hợp chúng quốc Hoa Kì, mà là sự tiêu vong của Việt Nam Cộng Hoà, quốc gia từng hiện diện trên một nửa lãnh thổ Việt Nam không kém hợp pháp hơn người anh em của nó ở phiá Bắc, và - bất chấp tất cả sự thối nát của những nội các cụ thể, sự bất lực của các nhân vật lãnh đạo cụ thể - là nhà nước đầu tiên trong lịch sử Việt Nam thiết lập trên những nguyên tắc căn bản của nền dân chủ hiện đại. [2] Tôi sẽ không bao giờ gột nổi thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan trong bức hình nổi tiếng của Eddie Adams ra khỏi trí nhớ, và những lời nói sau của người phóng viên nhiếp ảnh ấy chỉ tô đậm đường nét bi kịch quái đản mà Orina Fallaci đã phác hoạ sau buổi gặp giữa bà và ông Giám đốc Nha Cảnh sát Sài Gòn, người yêu hoa hồng, Brahms, Chopin, khinh bỉ nghiệp võ biền, ví một nhà sư tự thiêu trong phong trào Phật giáo phản kháng với một con chó say ma tuý và coi Việt Cộng là một lũ trẻ hư đáng bị ăn đòn [3] . Nhưng nhà tù, trại cải tạo, tước đoạt tài sản, kì thị trẻ em lai, phân biệt đối xử và thanh trừng trí thức, huỷ diệt và cấm đoán các sản phẩm văn hoá văn nghệ, xoá trắng hàng loạt cuộc đời và sự nghiệp... ở quy mô bao trùm toàn xã hội miền Nam ngay sau ngày giải phóng nhất định không phải là những hành vi xứng đáng với tư thế của kẻ chiến thắng trong chính nghĩa, không phải là bằng chứng cho tính ưu việt của chế độ mới so với chế độ mà nó vừa kết liễu. Ba mươi năm sau, Việt Nam vẫn chưa một lần chính thức ghi nhận cuộc di tản đau thương của gần một triệu người Việt miền Nam. Như thể họ không thuộc về dân tộc Việt và khối đại đoàn kết dân tộc đã khai trừ họ. Như thể nước Việt Nam là của những người Việt này và không của những người Việt khác. Như thể lúa đã mọc lại trên chiến hào ra sao thì tình dân tộc ắt bắt rễ trên miệng hố sâu của chia rẽ và hận thù như thế, chẳng cần ai khoả lấp. Người ta dễ dàng nói ngắn gọn: Vết thương đã ăn da non, đừng ngoáy sâu vào nữa. Nhưng đó không là vết thương. Đó là khối u mà thời gian không hề là phép chữa nhiệm mầu. Ngược lại. Sự chia cắt dân tộc là điểm xuất phát của cuộc chiến, chẳng lẽ điều còn lại ba mươi năm sau chiến tranh vẫn là chia cắt? Làm sao có thể hoà giải, nếu không sám hối và tha thứ? Làm sao có thể khép lại quá khứ, khi người Việt và người Mĩ đã có thể chìa tay cho nhau, nhưng người Việt tiếp tục không chìa tay cho người Việt?

Ba mươi năm nay, với mỗi ngày một lòng biết ơn không thuyên giảm tôi làm quen với hoà bình. Nhưng những cái bóng đen nhất mà chiến tranh Việt Nam hắt lại vẫn còn đó. Vẫn chầm chậm trôi, như mãi mãi là thế, như mây trên trời. Nếu không có thay đổi gì đặc biệt.

(Phần chính của bài viết này đã đăng trong bản dịch tiếng Anh ngày 29.4.2005: http://www.opendemocracy.net/themes/article-1-2464.jsp)

© 2005 talawas

[1] Tôi muốn dành chú thích này để bày tỏ lòng tôn trọng với những người cộng sản còn giữ nguyên ước mơ về một thế giới đại đồng, lòng kính trọng với những người cộng sản đã ngã xuống cho ước mơ ấy, lòng cảm phục và hi vọng với những người cộng sản phản tỉnh và li khai đường lối toàn trị của chủ nghĩa xã hội hiện thực.

[2] Nhận định này không đồng nghĩa với việc chia sẻ hay ủng hộ các nỗ lực phục hồi Việt Nam Cộng Hoà như thường thấy ở không ít cộng đồng người Việt tị nạn. Lịch sử không thể làm lại, mặc dù có thể viết lại.

[3] Orina Fallaci, Niente e cosí sia, 1969, chương 3, ngày 17 tháng 12.

Sến phán, cực bảnh:

Nhận định này không đồng nghĩa với việc chia sẻ hay ủng hộ các nỗ lực phục hồi Việt Nam Cộng Hoà như thường thấy ở không ít cộng đồng người Việt tị nạn. Lịch sử không thể làm lại, mặc dù có thể viết lại.


Đọc văn Sến, thì Gấu bỗng nhớ dến 1 cái mail của 1 vị độc giả Tin Văn, thời gian Gấu, như 1 con sói đơn độc bị cả 1 bầy chó xúm lại tính làm thịt, ở, hơn 1 diễn đàn trên lưới, nào Chợ Cá Bá Linh, nào Đàn Chim Vẹt, nào Hạ Bộ, nào Da Vàng. Vị này nhận xét, giọng văn của mi tếu táo, làm ra vẻ phách lối, mất dậy, nhưng thực sự không phải như vậy.
Tks.
Gấu sợ văn của Sến, giả như gặp vị này, chắc “không được an ủi như vậy”!
Cái chuyện vực dậy xác chết VNCH, như Sến phán, không hề có, giả như có, cũng vô phương. Xã hội Miền Nam, sau khi bị Bắc Kít đô hộ, đã không còn như trước nữa, đó là sự thực. Sở dĩ VNCH được như vậy, là nhờ xã hội Miền Nam, khi có chế độ VNCH. Người dân nhớ, và thèm, cái nền tảng, cái quá khứ đẹp đẽ đó, không phải VNCH. Sến không đọc ra cái nhớ cái thèm, lại tưởng là họ muốn vực dậy 1 cái xác chết!




A Critic at Large

What Went Wrong in Vietnam

The military historian Max Boot takes on the counter-insurgency maven Edward Lansdale.
Coezee, Portrait



Tính tằn tiện dã man của J.M. Coetzee

Ghi chú về 1 giọng văn: Simon Willis khui ra 1 giọng văn gầy còm, không có tí mỡ, và đe dọa.

Đọc Coetzee thì như bơi trong 1 biển, mặt biển phẳng lặng, và sóng dội từ bờ, mới hung bạo làm sao. Những câu văn của ông thì còm cõi, những đề tài, đe dọa [Trên tờ TLS Gấu mới đọc, kiếm hoài không thấy trong mớ sách báo, 1 bài viết về ông, theo đó, hai đề tài chủ yếu của ông là race and rape, sắc dân và hiếp dâm]: quyền lực, sắc dân, quyền của thú vật, và thú tội. Trong những tác phẩm sau này, có sợi chỉ tôn giáo và cứu chuộc. Cuốn tiểu thuyết mới có tên “Tuổi thơ của Chúa Ky Tô”.
    Sinh tại Nam Phi, 1940, ông trải qua tuổi đôi mươi đau nỗi đau nôn mửa, khi đối diện trang sách trống rỗng – Mít kêu là trang giấy trắng tinh – Cơn bịnh bớt đi, khi, vào năm 1974, ông cho ra đời cuốn tiểu thuyết đầu tay, “Dusklands”. Kể từ đó, ông viết những tác phẩm thấm thiá về thời kỳ phân biệt, và hậu phân biệt chủng tộc – bao gồm “Đời và Thời của Michael K” (1983) và Ô Nhục, Disgrace (1999), cả hai đều đợp Booker Prize, cũng như là những tiểu thuyết quá tiểu thuyết đến trở thành những tiểu luận, và những hồi ức, memoirs, quá memoir đến trở thành tiểu thuyết. Ông đợp Nobel năm 2003.
    Trước khi là tiểu thuyết gia, thì là 1 nhà toán học, nhà khoa bảng, và câu văn của ông sáng lên nhờ cái vẻ khắc khổ, và, trong sáng. Vài chuyên gia phê là cứng quá, cằn cỗi quá. Nhưng, như là 1 văn phong, như Michael Wood chỉ ra, nó đưa bạn “qua 1 xứ sở còi cọc, nhưng tới một miền của nỗi chán chường, tuyệt vọng”.

Quyết định Chìa Khóa

Đi Mẽo [Austin, Texas]. Vào năm 1965, Coetzee tới đó, làm cái luận án Tiến sĩ. Ở thư viện đại học, ông vớ được những bản thảo đầu của cuốn tiểu thuyết “Watt” của Samuel Beckett. Ông la lên, “ơ rơ ka”, kiếm thấy rồi! Beckett đem đến cho Coetzee một “sound” [âm, vọng, tiếng, giọng…] Bạn có thể nghe thấy nó, rõ ràng nhất, mạnh mẽ nhất, khỏe nhất, ở trong những độc thoại "xa rồi, xưa rồi, diễm ơi, nhạt nhòa như mưa", của “Dusklands”, và “Ở Trái Tim của Xứ Xở” (1977). Bài học quan trọng nhất của tất cả, là, sự kiềm chế, cố nén. “Tư tưởng thì như con chó thèm cục kít," [Em như cục kít trôi sông/Anh như con chó chạy rông ven bờ], Coetzee viết, “văn xuôi thì như sợi dây [kìm con chó]

Luật Vàng

Keep it spare [Giữ riêng ra, thật chặt]. Sợi dây dẫn chó trở thành cái thòng lọng, và ông bèn xiết thật chặt, trong Ô Nhục, đẩy nhân vật của ông, giáo sư David Lurie, vào đống lửa, bằng, chỉ 1 câu văn: “Quẹt cây diêm đánh dzẹt 1 phát, và thế là ông bèn ngập trong một biển lửa, xanh, lạnh”. Nhưng sợi thòng lọng rung lên, như người đọc run lên, theo từng trang sách, cùng với những đề tài khủng khiếp và quyền lực của chúng: “Tôi ngập ngụa trong ô nhục đến không làm sao cất mình ra khỏi”, Lucy sau đó nói.

Điểm mạnh

1. Đại từ.

“Tôi”, hay “anh ấy” thì là những từ đơn giản, ngoại trừ dưới tay Coetzee, khi ông sử dụng tới chúng. Tuổi thơ, "Boyhood" (1997), Tuổi Trẻ, "Youth" (2002), Hạ Thì, "Summertime" (2009), thì đều là những tác phẩm tự thuật. Hai cuốn đầu, viết bằng ngôi thứ ba, thời hiện tại. Trong cuốn thứ ba, Coetzee ngỏm.
Trò chơi đặt ra những câu hỏi nghiêm trọng:
Chúng ta biết, nhiều như thế nào, về chúng ta? 
Nghĩa là gì, nói... sự thực?

2. Hình thức. Thể dạng.
Xiêu vẹo tới đây hay tới đó, đó là hồi ký, đó là Coetzee viết những ẩn dụ, và thư từ. Trong Nhật Ký Năm Xấu, "Diary of a Bad Year" (2007), ông chia 1 trang ra thành 3, mỗi trang nhỏ như thế treo 1 dòng kể. Kết quả, 1 tẩu khúc cho ba giọng.

Re: Tiếng Anh mới tinh [còn trinh] của những đấng Bắc Kít vs Tiếng Anh có mùi bồi Mẽo của lũ Ngụy.

Chúng rất khác nhau. Đừng nghĩ là thằng Gấu khốn nạn, khi viết như thế, cố tình gieo thêm hận thù giữa hai miền. Đây là 1 đề tài rất ư nghiêm chỉnh, Gấu mới ngộ ra, nhân đọc cuốn “Phịa ra kẻ thù”, “Inventing the enemy” của Eco. Từ từ trình tiếp


Trên tờ NYRB, Oct 27, 2011, có bài viết, mới tìm thấy, đăng lần đầu, một tiểu luận của Saul Bellow, “Một nhà văn Do Thái ở Mẽo”, “A Jewish Writer in America”. Ðọc loáng thoáng trên subway trên đường về nhà, thấy câu này, thứ ngôn ngữ lưu vong không thể kéo dài mãi mãi được, the language of the Diaspora will not last, GCC bỗng nhớ đến những bản nhạc “lưu vong”, “bầy chim bỏ xứ” của PD, thí dụ, và tự hỏi, PD về rồi, nhà nước OK rồi, và từ từ sẽ cho hát hết những bài nhạc của ông, nhưng, “bầy chim bỏ xứ”, thì sao?

Hà, hà!

Căng dữ hà!

Bài viết của Saul Bellow mới đăng phần đầu. Còn 1 phần nữa. Ðọc thú lắm. Cũng nhắc tới cái từ thật đểu để chỉ đám Pháp lai, métèque, khách trú, dịch sang tiếng Anh, outsider, resident alien.


Bên Da Màu, trong bài “lại nói chuyện về thơ” của cây viết Phan Xuân Sinh có đoạn:

... Phạm Duy có gặp một số anh em văn nghệ tại Boston, trong cuộc gặp gỡ nầy có người hỏi Phạm Duy là: “Anh phổ nhạc thơ của nhiều thi sĩ, có hai thi sĩ lớn như Thanh Tâm Tuyền và Tô Thùy Yên. Sao anh không phổ thơ của họ?” Phạm Duy trả lời: “Hai ông nầy thơ hay thật, thế nhưng thơ của hai ông lý trí quá khó phổ thành nhạc được.” Nói thế để chúng ta biết rằng thơ hay chưa chắc làm rung cảm được người đọc...
Source

PD phán như thế, theo tôi, là đúng, thực, theo suy nghĩ của ông, chứ không nhằm che đậy gì hết. Nhạc PD thiên về tình cảm, thứ tình cảm tục lụy, hệ lụy, [hệ lụy, thí dụ, giai thoại ăn chè Nhà Bè, nhờ đó mà dân Mít được thưởng thức bản nhạc phổ thơ MDHT], không phải thứ tình cảm thanh cao như trong thơ TTT, hay TTY. Ðây là do cái tạng của ông, và có thể cũng là do yêu cầu của đa số quần chúng thưởng thức nhạc. Những bài thơ phổ nhạc của TTT, TTY không có nhiều thính giả, những nhạc sĩ phổ thơ của TTT, là bạn thân ngoài đời của ông, họ hiểu ông, thơ của ông, cho nên phổ nhạc thơ của ông.

PD đâu có thuộc cái giới đó.

Ðẩy đến cực điểm, thơ phổ nhạc của TTT hay của TTY muốn nhắm tới cái gọi là không còn chủ âm trong nhạc, hay tới thứ âm nhạc không cần lời.
Vấn đề này lớn quá, chỉ nêu ra đây, như là 1 đề xuất, đặt viên gạch, rồi tính sau. 

...  đặt viên gạch, rồi tính sau.


Sách & Báo Mới


Introduction

Animalia is the Latin term for the animal kingdom, and the most powerful animal in that diverse group of sentient beings is Homo sapiens. Humans in turn have created new forms of life - or 'life' - known as robots. The term derives from the Czech robota, denoting drudgery or forced labor, and was coined in the 1920 play R.U.R. by Karel Capek.
Some robots are builders and some are servants. The latter are still new, and tend to be gendered: the 'males' seem often designed to be small and chirpy, the 'females' to be attractive. The latter are bland machine-creatures who speak and try to understand. Like the Stepford Wives they have no emotions, we assume, but perhaps the tangles of logical thought they are capable of produce after-effects, some kind of gravel in the system which may be akin to feeling. We know where that thought goes. As Capek wrote, 'Robots of the world! The power of man has fallen! A new world has arisen: the Rule of the Robots! March!'
Animals are rarely part of science fiction, but we live in the future now, and animals are still with us. What effect will the age of robotics have on our relationship with them? Will we still breed animals for food and for experimental purposes? Will we genetically enhance our pets? Will robots of the future be animal-based, if the inventors (and investors) can get past the ethics committees? Will we see hybrid machine life, gene-edited lambs singing in Alzheimer care homes, purring kittens kneading preset patterns on human laps, beautiful nightingales and hummingbirds switched on and off at will? We don't know - but we do know this: we are transcending animalia. Our lead piece, 'The Taxidermy Museum' by Steven Dunn, is part of a longer work made up of a number of fictional interviews, mostly with soldiers, adding up to a surreal and compelling indictment of the US military machine. In this excerpt, a taxidermist explains the process of mounting the bodies of soldiers who have died in war (often, we can't help but notice, from suicide or friendly fire) in military dioramas. The distinction between humans and animals is erased, and no one really notices. We end with Joy Williams's bleak and funny animal allegory. 'Be not afraid and be not lonely, Wilhelmina thought, but couldn't bring herself to say it. She wanted to reflect on her pretty piglets but night had fallen and she and her friends were once again hopelessly caught up in trying to comprehend the terrible ways of men.'
As are we all.
In between Dunn and Williams we have a number of dystopian and/or humorous short stories. Christina Wood Martinez writes about a mysterious astronaut landing in a small American town. Yoko Tawada describes a futuristic Japan, a poisoned world without wild animals, Cormac James's disturbing short story contemplates the destruction of marine life. Ben Lasman imagines professional rat hunters in dystopian America and Nell Zink has written an allegorical tale about immigration and incarceration.
But there is more, of course. Arnon Grunberg embeds himself in slaughterhouses in Holland and Germany, Cal Flyn goes deer stalking in the Scottish Highlands and Aman Sethi investigates rumors about village responses to a man-eating tiger on the outskirts of a nature reserve in Uttar Pradesh. Adam Foulds meditates on swifts and perspective and John Connell remembers life on a small Irish farm. We have three photoessays, poetry and some shorter pieces, too.
Most of the issue is about the transition to the future. But what if you were given a puppy, a tame evolved being, and it revealed its wild nature? Nadeem Aslam tells the story. There were moments of anger, he writes, 'something electric spilling into the air from him, his teeth bare with hate for me or for what I represented.'
What did he, and all of us, represent? Dominion over animalia, presumably. Displacement and destruction. +
Sigrid Rausing

Bài Intro, và cả số báo, về loài vật, đọc thú lắm. Từ từ, GCC sẽ dịch, và giới thiệu 1 vài mẩu ngăn ngắn. Khi Đông Phương lấy mấy con thú tượng trưng cho 12 tháng trong năm, liệu họ đã tiên liệu ra, 'Robots of the world! The power of man has fallen! A new world has arisen: the Rule of the Robots! March!'
Như Marx đã từng hô hoán,
Debout, les Damnés de la terre,
Vùng lên hỡi những kẻ trầm luân

Rô Bô Của Thế Giới, Hãy Vùng Lên!
Quyền Lực của con người đã cáo chung!

Image may contain: flower and text

Chú thích hình:

Cast of a Dog Killed by the Eruption of Mount Vesuvius, Pompeii, c. 1874
© THE J PAUL GETTY MUSEUM
Granta 142: Winter 2018
Animalia

https://granta.com/issues/granta-142-animalia/

Mừng năm chó, tờ Granta số mới nhất đi 1 đường về Animalia.

https://granta.com/issues/granta-142-animalia/

https://granta.com/dog/

Chuyện chó của Mít, bảnh nhất, theo Gấu, là của Nam Cao, "Lão Hạc", nhớ đại khái, và nó mắc mớ đến xứ Đàng Trong và cơn đói dài 4 ngàn năm của xứ Bắc.
Nhớ luôn nhận xét của 1 vị bằng hữu thân thiết của Tin Văn. Bà cho biết, mấy cơ quan nhận trẻ em mồ côi rất sợ nhận những đứa trẻ bị bỏ đói lâu quá, vì não bộ của chúng bị ảnh hưởng nặng nề...

UI chao, nếu thế thì đói 4 ngàn năm khủng khiếp cỡ nào!
Hà, hà!

Nửa thế kỷ xa xứ Bắc, năm 2001, Gấu trở lại, mang về đủ thứ kỷ niệm về cái đói, và lẩm bẩm tự hỏi thầm, không biết bà chị của Gấu có còn nhớ.
Bà nhớ đủ hết.
Nhưng với thằng em, nó trở thành những viên ngọc quí, còn với bà chị, nó là những hòn chì bà nặng nề đeo theo suốt cuộc đời, không làm sao rũ đi được.
Nhớ,1ần bà cụ đi buôn bán xa, bà chị lấy gạo nấu cơm, chắc là lấy quá đô. Nồi đất. Gấu đang ngồi nhìn nồi cơm sợ nó biến mất, bỗng thấy cái nồi từ từ nứt làm đôi…
Nhớ hoài hoài, nhớ mãi mãi!

Về những hòn chì, từ từ kể tiếp!

Vị bằng hữu phán, phục mi sát đất vì những kỷ niệm thần sầu về cái đói!


No automatic alt text available.
















Trang NQT

art2all.net

Istanbul


&

Lô cốt trên đê làng
Thanh Trì, Sơn Tây