nqt

Nguyễn Quốc Trụ

Sinh 16 tháng Tám, 1937
Kinh Môn, Hải Dương
[Bắc Việt]
Quê Sơn Tây [Bắc Việt]
Vào Nam 1954
Học Nguyễn Trãi [Hà-nội]
Chu Văn An, Văn Khoa
[Sài-gòn]
Trước 1975 công chức
Bưu Điện [Sài-gòn]
Tái định cư năm 1994
Canada


I
1 2 3 4 5 6
7


https://www.facebook.com/quoc.t.nguyen.1
Last Page 

SN_GCC_2017

https://literaryreview.co.uk/tender-is-the-writer

Dịu dàng như…  [nhà văn] GCC!

Cái gì gì nhân hậu và cảm động!
Ôi, chưa được hôn em mà đã nhớ em những ngày ở bên kia nấm mồ rồi!

Note: Tờ Điểm Sách của đám Hồng Mao, đọc Scott Fitz nhân xb một số truyện ngắn mới kiếm thấy.
Cái tít vinh danh “Dịu Dàng Như Đêm” của chàng, và tất nhiên, như 1 phản ứng dây chuyền, vinh danh MCNK của TTT.

Bài này tuyệt quá. Cho đọc free nữa mới tuyệt làm sao.
Tin Văn còn nợ độc giả bài điểm cuốn tiểu sử Czeslaw Milosz của tờ này!
Hà, hà!

Satisfaction doesn’t come with things, however beautiful and plentiful. Tender Is the Night (1934) is, perhaps, unequal to the poetic ferocity and compression of The Great Gatsby (1925), but its sensitive hero, Dick Diver, is the most heartbreaking of Fitzgerald’s characters, a man with everything and nothing.
Dịch theo kiểu lộng dịch:
Hài lòng thì chẳng mắc mớ chi với đời, dù đời có đẹp có đầy cỡ nào. “Dịu dàng như đêm”, thì có lẽ không thể nào so với sự dữ dằn thi ca và độ nén của “Gastby vĩ đại”, nhưng nhân vật Kiệt của nó, thì mới mẫn cảm và nhức nhối làm sao, số 1 trong những nhân vật của Fitz, một kẻ với tất cả và với chẳng có cái chó gì!

https://literaryreview.co.uk/witness-to-a-century

  TUỔI THIÊN ĐƯỜNG

 

 

          Nhà văn Nam Phi J. M. Coetzee, trong bài điểm cuốn tiểu sử nhà văn Ba Lan, Bruno Schulz (Regions of Great Heresy: Bruno Schulz, A Biographical Portrait, nguyên tác tiếng Balan của Jerzy Ficowski; Theodosia Robertson dịch qua tiếng Anh, nhà xb Norton, 255 trang, $25.95), đã kể ra, một trong những đam mê từ những ngày còn con nít của Bruno Schulz, là ngồi lê la trên sàn nhà, mải mê vẽ, hết bức họa này tới bức họa khác, trên những tờ báo cũ. Sau này, trong những chuyến di chuyển vào thế giới sáng tạo, chỉ là một đứa trẻ vẫn sống cái "tuổi thiên tài" (the age of genius), vẫn cố – một cách vô thức - tìm cách tiếp cận cõi huyền đó (the realm of myth). Và hình như, đây là người đàn ông mà đứa trẻ ngày xưa đã trở thành. Và tất cả những gì mà người đàn ông này hăm hở đòi cho được, chỉ là tái sở hữu những quyền năng đầu đời của mình, hay nói một cách khác, là để "trưởng thành ở trong tuổi thơ" ("mature into childhood").

Lần trở về Hà Nội, thằng bé ngày xưa và là tui ngày nay, một ông già, cũng cố đòi cho được, không phải tuổi thiên tài như me-xừ Schulz, nhưng mà là... tuổi thiên đường, sau bao phen dọ dẫm về nó.
Trong một lần dọ dẫm, tôi đã kể qua, về lòng biết ơn của một đứa bé nhà quê may mắn được ra Hà Nội học, nhờ có một bà cô làm me Tây, ông Tây này là kỹ sư sở hoả xa Đông Dương.
Tôi viết, làm me Tây, vì thực sự như vậy. Hai người sống với nhau đã lâu. Khi Nhật chiếm Đông Dương, họ phải chạy qua bên Trung Quốc. Tôi nhớ có lần nghe bà cô tôi nói, cái ông Tây trẻ ở cùng chung villa ngay bên hồ Hallais rất thương bà, nhưng tình nghĩa những ngày hoạn nạn khiến bà không thể bỏ ông Tây già, lớn hơn bà tệ lắm cũng hơn chục tuổi. Chỉ tới khi hiệp định Genève ký kết, họ mới làm giá thú, để hoàn tất thủ tục nhập nước Pháp.
Cái villa mà hai ông Tây ở đó, nằm trên đường Nguyễn Du, Hà Nội. Ông cậu tôi lắc đầu khi nghe tôi hỏi thăm về con phố ngày xưa, nói, bây giờ nó có một cái tên khác, và rồi ông ghé sát tận tai tôi nói nhỏ, đường Hàng Lờ.
Ngày xưa, đứng trên đường Hàng Lờ nhìn vào, bên cạnh villa về phía bên phải, là một viện bảo sanh, bên trái, một tòa nhà chỉ có bốn bức tường cao, nghe nói bị ma ám, cứ ngày xây, đêm đổ, và là nơi cư ngụ của một hai gia đình nghèo. Cả hai bên, tôi đều gây chuyện, và đều làm cho bà cô của tôi bực mình. Với những gia đình nghèo, là một chuyện giữa tôi và đám con nít nhỏ tuổi hơn. Chúng gây sự trước, và khi xẩy chuyện, tôi bị buộc tội bắt nạt con nít.
Còn bên trái, là vào những ngày Hà Nội nhốn nháo, kẻ ở, người đi vào nam, cả một khu phố quanh hồ Hallais, ban ngày biến thành Chợ Trời, và ban đêm, Chợ Trộm. Đêm nào cũng nghe tiếng người la, Cướp, Cướp. Đêm, thay vì ngủ trong nhà, tôi kiếm một góc khuất khuất ở sân trước, để săn trộm. Luôn thủ sẵn một cây gậy.
Đi đêm mãi có ngày gặp ma. Một bữa trộm vào nhà thiệt. Chúng lựa đúng chỗ tường thấp, nơi tôi thường leo vô, mỗi lần trốn nhà đi xem xi nê về muộn. Nhưng hóa ra là chúng chỉ mượn đường, để viếng nhà bảo sanh kế bên. Nửa đêm, nghe tiếng mấy bà đẻ la, tôi giật mình chồm dậy, thấy mấy tên trộm đang leo tường ra ngoài đường. Đuổi theo, chúng làm rớt một chiếc bàn ủi, như để chia phần cho tôi.
Đúng là để gieo họa, bởi vì sáng hôm sau, mấy bà đẻ xúm nhau đứng trên ban công nhìn sang thằng bé bằng những cặp mắt nghi kỵ. Thế là bà cô tôi tế cho một trận. Bà chửi cháu thì ít, nhưng hàng xóm thì nhiều. Sau thằng con ông chủ viện bảo sanh, hình như cũng học trường Nguyễn Trãi với tôi, nói cho ông bố biết, và ông sang tận nhà xin lỗi.
Bài học đầu tiên trong đời, do bà cô dậy, chớ ôm lấy chuyện thiên hạ mà có khi mang họa, tôi đã không học được, bởi vì, mãi sau này, khi vào Sài Gòn, tôi lập lại y chang sự ngu ngốc kể trên. Chuyện này, tôi đã kể trong truyện ngắn Lần Cuối, Sài Gòn. Nay xin trích đăng ở đây, để độc giả cười thêm một trận.
*
"Ôi, ôm Em trong tay mà đã nhớ Em ngày sắp tới" (Thơ Thanh Tâm Tuyền).
Hãy cho tôi thăm lại con phố Bonnard, nơi có bót Hàng Ken (1), chú bé di cư ngày nào ngơ ngác rụt rè làm quen, tự mình khám phá Sài Gòn. Gần gốc cây kia, chỉ còn trong cậu bé ngày xưa, một người đàn ông đánh đập dã man một người đàn bà. Không quên bài học Công Dân, chú bé chạy vào bót Hàng Ken, méc mấy ông cảnh sát. Chú bị ăn bạt tai, cùng những lời sỉ vả, người ta đánh "dzợ" người ta, mắc mớ gì tới mày, hả thằng con nít? Đồ Bắc Kỳ di cư vô đây làm tàng! Ôi bài học đầu tiên khi tìm cách làm quen thành phố, được thời gian gọt rũa trở thành một nốt ruồi son đáng yêu biết là chừng nào, trên khuôn mặt "cô bé". (2)
Trên khuôn mặt Sài Gòn.
Nguyễn Quốc Trụ

Chú thích:
(1) Bót Lê Văn Ken, như bạn Thảo Trường còn nhớ, và cho biết. Tks. NQT
(2) BHD. Em không có nốt ruồi son mà là cái răng khểnh!

Note: Schulz là sư phụ của David Grossman, người vừa được Man Booker. Ông khám phá ra Thầy, khi đã là nhà văn nhớn rồi, như Tin Văn đã từng kể. Ông cũng là người khuyên lũ nhà văn Mít, nhất là đám nhà văn Bắc Kít, mỗi tên nên thủ sẵn vài câu hỏi về Lò Thiêu, hoặc tệ lắm, thì Trại Cải Tạo, thì mới viết văn cho ra hồn được!

*****

Trong bài Tuổi Thiên Đường, anh có nhắc về Schulz, và có dịch một đoạn nhỏ của bài Age of Genius . K xin tách bài này làm hai : Tuổi Thiên Đường và Tuổi Thiên Tài . Tuổi thiên đường chỉ nói về NQT thôi, và Tuổi Thiên Tài sẽ nói về Schulz . Bài trong NY hay quá, K sẽ gắng dành chút thì giờ ra dịch hết ( 22 trang!) để bổ túc cho bài Age of Genius anh dịch dở dang .

Nhân nói về bài của Grossman, cái giai thoại về cái chết của Schulz rất thê lương, không phải vì một trong hai tên sĩ quan xua tay bảo chuyện lẻ tẻ, để tao kiếm thằng khác thay thế , mà nó trả lời : Mày giết một thằng Do Thái của tao thì tao sẽ giết một thằng Do Thái của mày! Câu nói này liên quan tới chuyện kể về sau của những nhân chứng về cái chết của ông trong thời kỳ dân Do Thái bị giết, bất kỳ ở đâu chứ không còn bị tập trung (Aktion) như trước . Schulz bị bắn, chẳng vì lý do gì, chỉ tại đi ngang qua nơi có tụi lính Đức đang có súng, vậy thôi . Và thê lương hơn nữa là chính học trò của ông đã nhận ra xác ông khi cúi xuống, tính lượm cái gì trông giống như mẩu bánh mì rơi ra từ cái túi áo khoác của ông . Họ đói khủng khiếp . (1)
K

(1)
[From where Fleischer stood during the shooting he likely wouldn’t have seen exactly what was happening, and he himself says that he was not paying special attention at the moment of the killing. There is no reason to doubt his word about what he went through when he found himself crouching over the dead body of his teacher.
Fleischer’s testimony provides us with the story of one more human contact with Bruno Schulz, after his death and before his body was buried. Contact that for a moment redeemed him from the anonymity of the murder, and also from that vile “statistic,” and gave him back his name, his face, and his uniqueness. This brief contact echoed everything that had been good and nourishing and generous in him toward his young student. This contact “allowed” Bruno Schulz to perform one more act of grace, even after his death]

Độc giả Tin Văn & art2all chờ đọc bài trên NY về Schulz.
GCC đọc bài đó, mê quá, tính dịch, rồi quên luôn.

David Grossman : Nghệ thuật giả tưởng

Mọi người, bất cứ một người, ai cũng nên đặt ra cho chính mình, một vài câu hỏi liên quan tới Lò Thiêu.
DG

Câu này, nhà văn Mít phải thuộc nằm lòng, và Lò Thiêu đối với chúng, là Trại Cải Tạo.
Chưa từng có đến 1 tên, đau cái đau, làm thịt cả 1 miền đất ruột thịt, và sau đó, như cục ung thư, làm thịt cả nước.

Tranh Schulz

Painting Under Coercion - The New York Times > Arts > Slide Show > Slide 1 of 10

An exhibition, in Jerusalem, of works by Bruno Schulz includes wall paintings he created under Nazi duress short...




 Thơ Mỗi Ngày
   
Trieu Duong
June 26 at 11:00pm
 
Shorter poems: Đây là những bài thơ ngắn đăng trong tập thơ Hải đảo, trở lại do NXB Ajar Press tại Hà Nội ấn hành hồi cuối năm ngoái, 2016 (Ajar Press - Publisher: Nhã Thuyên & Kaitlin Rees; Biên tập: Nhã Thuyên).

Phan Tấn Hải, chủ bút Việt Báo, giới thiệu trên Vietbao hồi đầu năm. Bài giới thiệu của anh Văn Việt nay đang đi lại trong mục Lý Luận Phê Bình của trang mạng văn học này:

http://vanviet.info/nghien-cuu-phe-binh/nh-tho-thuong-qun-v-thi-tap-hai-dao-tro-lai/

*

Giờ hẹn
- Gởi anh Mai Thảo

Giờ hẹn với biển tối
kẻ nào quên đội nón ra đi buổi chiều
Hàng bạch dương gió đã dọn hết lá
đâm rễ ngược


*

Dưới Đáy

Dưới đáy hồ những thân rùa trăm năm
và lịch sử
Dưới đáy hồ những cánh tay rễ đâm trồi ra từ đất mục
sống sót
tôi đi tìm một viền mây sáng
và nhớ
một đáy biển
những bạn hữu
an nghỉ

*


Dọc bìa một cánh đồng

Tiếng chó sủa trong đêm buồn bã
Đêm tối không tiếng chó sủa còn buốt lạnh hơn
Dọc bìa một cánh đồng những chiếc quán làm tôi run rẩy
Sờ vào cổ


*

Petrarch

Đá Mặt trời Những cánh đồi khô của Ngày
Vết thương một móng ngựa hở miệng
Bầu trời xanh khô cơn khát một biển muối
Dấu tích những sông lạch lưu ngấn

Cát Chạy mãi kẽ chân về vắng mặt
Trận Dịch Đen Tất cả trong miệng ngoác của gió
Và lửa Chiếc đuôi sao chổi

còn cháy Sau những cánh đồi khô Laura
Đá Đôi mắt còn
Như tên gọi cứu rỗi Đá không thể né tránh
Như nước tối

*


Narcissus

tôi sợ hãi những màu hoa không để lại bóng
những nét đẹp chứa mầm hủy phá
trong những người đàn bà

tôi sợ hãi những con thú tật nguyền
trong những người đàn ông

bây giờ, trong khoảnh khắc ngưng nghỉ
nước, hãy cho tôi mở mắt:
vào một thể dạng

*

Icarus

Bay
lên không
nhờ một đôi cánh
sáp mà bằng bầu không
trong thân thể và sức kéo
dọc một mặt trời đứng
rễ xanh lùng kiếm
mái gió đắng sự
buông thả tới
cháy vong
tán

//*

Ghi ở Nha Trang tháng mười một, 1991

Hải Đức

tôi ngồi chỗ của anh nhìn ra căn vườn
những đốm nắng
một lần
những khoảng hoa
một lần
khúc dạo dương cầm
cột bụi rực cháy
và gió
và tóc
của người tới
đứng đấy
một lần
( , như
đã quyết)


*

Chân chùa


nghiêng một lầu chuông
sương muối, thu bay
lòng để trắng, được hơn trang giấy muối
em đi xuống, hương chanh làm sáng biển
biển một giờ, thành phố bụi phủ dầy

*


Chợ Đầm, viếng nhà thi sĩ Quách Tấn


nắng đọng trũng mắt chiều đã đi xa
con mắt còn lại cười hiền từ bóng tối huy hoắc
tịch dương
ngôi sao chiều bên kia đang ửng trăng
những cánh quạ đen mùa thu trôi cùng những giọt nước


//*

Liên lạc với NXB qua:

http://ajarpress.com/Work-Detail.aspx?WorkId=41




Wait for an Autumn day  (Đợi một ngày thu)

  

WAIT FOR AN AUTUMN DAY

(FROM EKELOF)

Wait for an autumn day, for a slightly
weary sun, for dusty air,
a pale day's weather.

Wait for the maple's rough, brown leaves,
etched like an old man's hands,
for chestnuts and acorns,

for an evening when you sit in the garden
with a notebook and the bonfire's smoke contains
the heady taste of ungettable wisdom.

Wait for afternoons shorter than an athlete's breath,
for a truce among the clouds,
for the silence of trees,

for the moment when you reach absolute peace
and accept the thought that what you've lost
is gone for good.

Wait for the moment when you might not
even miss those you loved
who are no more.

Wait for a bright, high day,
for an hour without doubt or pain.
Wait for an autumn day.

Adam Zagajewski: Eternal Enemies

 

 

 

 

ĐỢI MỘT NGÀY THU

(TỪ EKELOF)

Đợi một ngày thu, trời mền mệt, oai oải,
không gian có tí bụi và tiết trời thì nhợt nhạt

Đợi những chiếc lá phong mầu nâu, cộc cằn, khắc khổ,
giống như những bàn tay của một người già,
đợi hạt rẻ, hạt sồi, quả đấu

ngóng một buổi chiều, bạn ngồi ngoài vuờn
với một cuốn sổ tay và khói từ đống lửa bay lên
chứa trong nó những lời thánh hiền bạn không thể nào với lại kịp.

Đợi những buổi chiều cụt thun lủn,
cụt hơn cả hơi thở của một gã điền kinh,
đợi tí hưu chiến giữa những đám mây,
sự im lặng của cây cối,

đợi khoảnh khắc khi bạn đạt tới sự bình an tuyệt tối,
và khi đó, bạn đành chấp nhận,
điều bạn mất đi thì đã mất, một cách tốt đẹp.

Đợi giây phút một khi mà bạn chẳng thèm nhớ nhung
ngay cả những người thân yêu ,
đã chẳng còn nữa.

Đợi một ngày sáng, cao
đợi một giờ đồng hồ chẳng hồ nghi, chẳng đau đớn.
Đợi một ngày thu

 

Nguyễn Quốc Trụ dịch


GATE

TO BARBARA TORUNCZYK

Do you love words as a shy magician loves the moment of quiet
after he's left the stage, alone in a dressing room where
a yellow candle burns with its greasy, pitch-black flame?

What yearning will encourage you to push the heavy gate, to sense
once more the odor of that wood and the rusty taste of water from an
        ancient well,
to see again the tall pear tree, the proud matron who presented us
aristocratically with its perfectly formed fruit each fall,
and then fell into mute anticipation of the winter's ills?

Next door a factory's stolid chimney smoked and the ugly town kept still,
but the indefatigable earth worked on beneath the bricks in gardens,
our black memory and the vast pantry of the dead, the good earth.

What courage does it take to budge the heavy gate,
what courage to catch sight of us again,
gathered in the little room beneath a Gothic lamp-
mother skims the paper, moths bump the windowpanes,
nothing happens, nothing, only evening, prayer; we wait.

We lived only once.

Adam Zagajewski: Eternal Enemies

Rade Drainac: Leaf ( Lá )

RADE DRAINAC

[1899-1943]

 


Drainac was a famous Belgrade bohemian who spent his life in the taverns of the city, often playing the violin. He served in the Serbian army in the First World War. His first book, Purple Laughter, was published in 1920. He wrote three more collections of poetry, plus a novel and a war diary. He was influenced by Apollinaire, Cendrars, and Esenin. He died of consumption.



LEAF

 
I've changed stations: autumn remained behind and my bags.
The sky now is doubtful like an awkward lie.
In the first tavern I'll need to forget
the melancholy letter that woke me from my sleep.
Idle, I stagger down the street past offices.
The swallows have flown and the typewriters have stayed.
One the horizon there is a huge trumpet of smoke.
A plane has just been invented as small as a butterfly.
Bravo! That's a good Sign.
The first autumn leaf falls on my hat.

Charles Simic: The Horse has six legs
Serbian Poetry ed by Simic
 

 




Tôi đổi ga, mùa thu ở lại cùng hành lý
Bầu trời hồ nghi như lời dối trá vụng về
Trong quán hầm thứ nhất tôi sẽ cần quên đi
Lá thư buồn đánh thức tôi khỏi giấc ngủ
Lừ đừ xuống phố, qua những văn phòng
Chim sẻ bay đi, cái máy chữ ở lại
Ở nơi chân trời 1 cột khói khổng lồ giống như cái kèn đồng
Một cái máy bay vừa được phát minh, nhỏ như 1 con bướm
Bravo! Một dấu hiệu tốt
Cái lá thu đầu tiên rớt xuống nón tôi.
 

Poems June 22, 2015 Issue

Nguyễn Quốc Trụ dịch


Quả có cái air Apollinaire, sư phụ của nhà thơ bô hê miêng, nổi tiếng, trải đời mình trong những quán hầm với cây vĩ cầm.
Đã từng là sĩ quan Ngụy trong Đệ Nhị Chiến!

Simic: Scribbled in the Dark


IN THE GREEK CHURCH

The holy icon of the Mother of God
With moonlight at its feet
Like a saucer of milk
Set out for a cat to find
As it sneaks in at dawn.
The flames on her candles
Growing unsteady
As its steps draw close,
The saints over the altar
With their eyes open wide
Like children seeing a ghost.

THE MASQUE

A bit of light from the setting sun,
Lingered on in your wineglass,
As you sat on your front steps
After the last guest had departed,
Watching the darkness come,
The first firefly set out tipsily
Over the lawn carrying a lantern
Like a player in a masque miming
Some scene of madness or despair,
The other players still in hiding,
The wind and the leaves providing
The sole musical accompaniment.


Viết mỗi ngày


Cái văn học của lũ mũi lõ, theo GCC, khác hẳn văn học của lũ Á Châu mũi tẹt, và nếu như thế, cái chuyện sống chết của chúng cũng khác nhau.
Steiner tin rằng văn học Âu Châu có mùi thần học, khác hẳn Á Châu.
Đúng như thế. 

Kitô giáo và chủ nghĩa Mác-xít: Đó là hai chuyện lạc đạo lớn nhất của Do thái giáo, nói theo Freud, đó là con quay lại giết cha. Chủ nghĩa Mác-xít gần như biến mất, tôi nói “gần như” vì chúng ta sẽ có thể ngạc nhiên với nó trong tương lai. Còn về Kitô giáo, đạo này đang qua một cơn khủng hoảng ở Âu châu. Riêng ở nước Anh, sẽ có cả ngàn nhà thờ được dùng vào việc khác vì không còn tín hữu và ơn gọi. Không phải là tôi không biết thế nào là trại tập trung Goulag nhưng tôi ngửi không nổi những người bây giờ từ chối cái quá khứ đi theo Stalin của họ, hồi đó Cộng sản là niềm hy vọng vô biên. Trong chủ thuyết Mác-xít có tầm đánh giá con người rất cao, rất ngông mà đó cũng là một tính chất rất Do thái. Nó làm cho chúng ta tin chúng ta là những con người có khả năng đem đến công bằng cho xã hội. Một sai lầm khủng khiếp đã giết hại mười mấy triệu người, nhưng đó là một tư tưởng rất quảng đại và một lời khen ngợi rất lớn cho con người. Kitô giáo thì bị lấm vết nhơ hận thù do thái quá sớm, huyền nhiệm của Kitô giáo quá thô sơ nhưng nền nghệ thuật phương Tây của chúng ta không thể có được mà không có Kitô giáo.

Những gì mà Steiner viết, về Do Thái, có thể áp dụng cho xứ Bắc Kít, nơi khởi thuỷ của giống Mít. Chúng được Thượng Đế cho ra đời, là để hoàn thành giấc mơ hoành tráng, ngông cuồng, là thực hiện cuộc chiến vừa qua, biến mảnh đất hình chữ S thành liền 1 dải. Có điều, chúng không nghĩ đến Cái Ác Bắc Kít sẽ huỷ hoại tất cả.
Vẫn áp dụng câu phán của Steiner vào giống Mít, cái gì có thể chống lại được Cái Ác Bắc Kít: một niềm tin tôn giáo, theo GCC. Ky Tô giáo đã cứu Âu Châu ra khỏi thảm họa Đỏ. Cái chết của Bắc Kít, là chúng không có một niềm tin tôn giáo. Bốn ngàn năm văn hiến của xứ Mít dậy chúng, đời cha ăn mặn, đời con khát nước. Đến thời Cái Ác Bắc Kít lên ngôi, với chiến thắng 30 Tháng Tư, biến thành: Hi sinh đời bố củng cố đời con!
Đời con của chúng, là 1 tương lai ở nước ngoài, ở hải ngoại.

Trên tờ NYRB số mới nhất, có bài viết của Charles Simic, điểm mấy cuốn thơ của 1 nhà thơ mới mất. Bài này cho đọc free. Post ở đây.

Tiếng nói cho người không có tiếng nói. Cái thứ văn chương được Nobel những năm gần đây, đúng là thứ này.
Văn học Mít đã chết, đúng là như vậy.

Viện Hàn lâm Thụy Điển thì đã làm gì? Từ khi sang thiên niên kỷ mới họ không còn trao Nobel văn học cho những nhà văn xịn và những tác phẩm văn học hư cấu đỉnh cao (theo tiêu chí của giới văn chương “thượng thặng”). Đã lâu, văn giới khắp nơi thường chờ họ liếc mắt tới những là Philip Roth, Haruki Murakami, Milan Kundera, Thomas Pynchon, Ko Un, Javier Marías, Umberto Eco (vừa chết), Don DeLillo… Nhưng không, họ chả hạp với tâm tính Bắc Âu. Không phải là ý chính bài này, nhưng trong những chủ nhân Nobel vừa mới được trao ít năm ngay trong thế kỷ này thôi thì không biết bạn có còn nhớ tên họ hay cuốn sách nào của họ, như là Elfriede Jalinek, Harold Pinter, Jean-Marie Gustave Le Clézio, Herta Müller… chứ chưa thèm nói đến thế kỷ trước (Có điều nghe chừng khốn nạn, ấy là trường hợp khi trao Nobel 2014 cho Patrick Modiano, Thư ký Thường trực Viện Hàn lâm Thụy Điển lúc đó là Peter Englund nhận định: “Patrick Modiano có thể được coi là Marcel Proust của thời đại chúng ta.” Chà, Marcel Proust chính là “kẻ kinh tởm” mà Thụy Điển trước đây cương quyết không trao Nobel!!) Và gần đây, bằng việc trao giải cho một nhà báo (Svetlana Alexandrovna Alexievich) vào năm 2015, và một ca-nhạc sỹ (Bob Dylan) vào năm 2016, ý đồ khai tử văn học của họ dường như đã trở nên lộ liễu. Có người đùa rằng, đó là những giải Nobel “vắn học”. Rất có thể, sắp tới “giải Nobel văn học” sẽ được trao cho bất cứ tác giả nào sản sinh ra những gì có “tính thơ”: nhà thiết kế thời trang, nghệ sỹ thị giác, nhà hoạt động môi trường… Phải chăng, văn học đã từ “kinh điển”  chuyển sang “kinh hãi”?
ĐT

Cái gì làm cho đấng này dõng dạc phán, về thế giá xứng đáng Nobel, của những Philip Roth, Haruki Murakami, Milan Kundera... ?
Theo GCC, họ là những tác giả ăn khách, nhất là ở xứ Mít.
Cái gì làm cho họ ăn khách ở xứ Mít?
Tất cả đều "thờ ơ, vô cảm" trước cái tình hình chính trị, “nhạy cảm cái con mẹ gì đó" của xứ Mít.
Có thể, tất nhiên, dúng hơn, họ không hề thờ ơ vô cảm với thời của họ, nhưng những tác phẩm mà được xứ Mít của Vẹm chọn dịch không có cái khúc xương khó gậm này. Chúng đều vô hại, đối với Vẹm.
Họ không chỉ ăn khách ở trong nước, mà còn trên thế giới, thí dụ [nhất là] Murakami, trong khi những tác giả được Nobel đều rất ít độc giả. Ngay chính họ, cũng ngỡ ngàng, khi biết tin được Nobel.
Đây cũng là 1 sắc thái đặc biệt của Nobel những năm gần đây.

V/v thờ ơ, vô cảm. Trường hợp tuyệt tác của Paul Valéry, "La Jeune Parque".

Paul Valery spent the First World War chiefly in Paris, although he occasionally left for the provinces with his employer at the time, the wealthy Monsieur Lebey; Valery served as a kind of secretary with ill-defined duties (he mainly spent his time preparing something along the lines of refined press briefings for his employer). And he wrote and published his poem "La jeune Parque," which was well received by the critics so well that his position as a writer changed completely from one day to the next: he suddenly became a well-known poet. It never occurred to him that the sufferings of war might form the subject of his work. The thought never crossed his mind. It can't even be said that he rejected it; it simply didn't "register," it was completely foreign. The very act of writing "La jeune Parque" constituted a kind of challenge to the drama of war, but only by contrast, through the creation of pure, crystalline beauty, the work of a free intellect. I suspect he would have been shocked to find that later poetry might approximate historical reflection, that the pain of history could saturate a line of verse, that a certain dry theoretician would openly question the status and sense of poetry after Auschwitz. He would have been even more startled to learn that the nature of Rilke's poetry could be questioned: How might his poems have look
ed if he'd actually reckoned with the horrors of trench warfare? The two great poets seemingly viewed the World War simply as the next act in an age-old drama, the eternal clash of battle, which might spare a generation or two, but inevitably returned in full force; it was not a new, slow-acting, and deadly poison injected into European civilization. Paris was bombarded, the boundary between military action on the front and the civilian population grew ever slimmer, but for all that, the scholar's or poet's tranquil study remained worlds apart from the trenches’ muck. But Valery did in fact write a piece called “Une conquête méthodique," which dealt precisely with a new element in history-the widespread militarization of German life. And of course just after the war, he published an even better-known essay, "La crise de l'esprit," which contained the famous phrase "Nous autres, civilisations, nous savons maintenant que nous sommes mortelles."
    In other essays he traced the impact of modernity on the human mind. One splendid sentence reads, "Adieu, travaux infiniment lents," "Farewell, infinitely slow works, cathedrals, whose endlessly slow growth lent itself astonishingly well to whatever changes and variations might occur-and which they them-selves seemed to create on high." In such essays, Valery proved to be a remarkably astute critic of the changes that had scarred the face of European civilization, as he thought. But poetry was another matter: here he sought to prove that time could have no impact on a poem's lines, imagery, and subject.

ADAM ZAGAJEWSKI: SLIGHT EXAGGERATION

http://damau.org/archives/46728

V/v "Secondhand time". Từ này có thể gọi là từ chìa khoá của Nobel 2015.

Không thể dịch là thời đại cũ, mà là, thời xài rồi, thời qua tay 1 thời khác. Cái xứ Mít đang bị Bắc Kít đô hộ, với người dân Bắc Kít, là thời xài rồi, như nước Nga dưới thời Putin.
Trong diễn từ Nobel bà giải thích rất rõ cái từ này. Cái thứ văn học của xứ Mít bây giờ là lập lại thời Bắc Kít trước 1975, kể từ 1954, khi lũ Vẹm ra khỏi hang Pác Bó, và sau đó về Hà Nội, làm chủ 1 nửa đất nước, áp dụng thứ văn học này, như GCC đã từng giải thích trong bài viết về Võ Phiến, nhà văn Bình Định.
Khi cướp được cả đất nước, chúng bèn lập lại cái thời văn học chỉ có 1 cửa tử, viết dưới ánh sáng của Đảng, viết & dịch & đọc thứ văn chương vô hại, cấm đụng vô những vấn đề nóng bỏng của đất nước...

*

Nobel laureate Svetlana Alexievich at the Swedish Academy in Stockholm. Photograph: Fredrik Sandberg/TT Photography/EPA

The Belarusian journalist said in her Nobel lecture that former Soviet countries were ‘again living in an era of power’, and recounted her time reporting the Chernobyl disaster from the radiation zone.
The 2015 Nobel literature laureate Svetlana Alexievich has said that Russia “missed the chance” it had in the 1990s to become a country “where people can live decently”, choosing instead to become “a strong country”.
During her Nobel lecture on Monday, the Belarusian journalist said “a time full of hope has been replaced by a time of fear”. Alexievich, whose oral histories tell the stories of thousands of individuals from the Soviet Union, said that “the era has turned around and headed back in time. The time we live in is secondhand.”

Thời mà chúng ta đang sống là thứ thời xài rồi, khi mà thay vì tràn trề hy vọng, thì là tràn trề sợ h
ãi.

Từ cũ, có nghĩa là xài rồi, cũ người mới ta, nhưng secondhand, ở đây, với bà Nobel, mạnh hơn nhiều, thời qua tay một thời, y chang thòi kỳ văn học hiện nay ở trong nước.
Thê thảm thực.
Vậy mà có thứ văn học "siêu văn học" được ư?
Metalitterature?
Viết ra 1 phát, là phải trình Đảng, phải qua kiểm duyệt, làm sao là thứ tiếng nói cho những người không có tiếng nói?

May mà có Ngụy: Sở dĩ Vương Đại Gia tức nhà phê bình nhớn xứ Bắc Kít Vương Trí Nhàn, phán như thế, là vì văn chương Ngụy chưa từng bị lũ Ngụy quản lý, như sau 1975, được Bắc Kít quản lý!
Vậy mà lũ Mít lưu vong mang tác phẩm về trong nước in, rồi khoe loạn cả lên, được Vẹm chiếu cố!
Chúng không biết nhục là gì hết.

GCC thực sự không tin, văn học Mít lại có được 1 thời hiển hách như thời có GCC, tức, cái gì gì, Hai Mươi Năm Văn Học Miền Nam!
Đừng có nghĩ là GCC tự sướng, như 1 tên Lang Băm khốn nạn nghĩ.

Note: Có vẻ như bài thơ "Gate" của AZ, trên, viết về thời kỳ đó, nếu cái liên tưởng của bạn, mách bảo bạn:

What courage to catch sight of us again?
Mi có dám lại nắm bắt mi?

We lived only once.
Chúng ta sống, chỉ 1 lần