nqt

Nguyễn Quốc Trụ

Sinh 16 tháng Tám, 1937
Kinh Môn, Hải Dương
[Bắc Việt]
Quê Sơn Tây [Bắc Việt]
Vào Nam 1954
Học Nguyễn Trãi [Hà-nội]
Chu Văn An, Văn Khoa
[Sài-gòn]
Trước 1975 công chức
Bưu Điện [Sài-gòn]
Tái định cư năm 1994
Canada


I
1


https://www.facebook.com/quoc.t.nguyen.1
Last Page 


*


*

QUATRAIN

Others died, but that happened in the past,
Which is the season (no one doesn't know this) most
propitious for death.
Is it possible that I, a subject of Yaqub Almansur,
Must die the way the roses and Aristotle had to die?

From the Diván de Almotásim
el Magrebí (12th century)

[Alan Dugan]

J.L. Borges: Selected Poems 1923-1967

QUATRAIN

D'autres moururent, mais cela arriva dans le passé,
Qui est la saison (personne ne l’ignore) la plus propice à la mort.
Est-il possible que moi, sujet de Yacoub El-Mansour,
Je meure comme durent mourir les roses et Aristote ?

Dans le Divan d'Almotasim El-Maghrebi
(XII siècle),

J.L. Borges: Oeuvre poétique 1925-1965 [éd Gallimard]

Tứ Tuyệt

Những người khác chết, nhưng đó là chuyện xẩy ra trong quá khứ.
Đó là mùa chết: Cuộc chiến Mít
[Chẳng ai biết/nhớ cả, thế mới tếu!]
Liệu chăng, Gấu…  đếch chết?
Và nếu có chết
Thì cũng theo kiểu của những bông hồng
Tàn hôn lên môi
Vùi quên trong tay
Hay như Aristotle, đã từng phải chết? 

Boundaries

There is a line by Verlaine that I will not remember again.
There is a street nearby that is off limits to my feet.
There is a mirror that has seen me for the last time.
There is a door I have closed until the end of the world.
Among the books in my library (I'm looking at them now)
            are some I will never open.
This summer I will be fifty years old.
Death is using me up, relentlessly.
-from Inscriptions (Montevideo, 1923) by Julio Platero Haedo

-K.K.

 

LIMITES

II y a une ligne de Verlaine don’t je ne dois plus me ressouvenir,
II y a une rue toute proche qui est défendue à mes pas,
II y a un miroir qui m'a vu pour la dernière fois,
II y a une porte que j'ai fermée jusqu'à la fin du monde.
Parmi les livres de ma bibliothèque (je les ai devant mes yeux)
II doit y en avoir un que je n'ouvrirai jamais plus.
Cet éte j'aurai cinquante ans ;
La mort me rogne, incessante

JULIO PLATERO HAEDO,
Inscripciones
(Montevideo, 1923).

Giới hạn

Có 1 dòng thơ của TTT, Gấu sẽ không nhớ lại nữa
Có 1 con phố ngay gần nhà, Gấu không được đặt chân tới.
Có 1 cái gương nhìn thấy Gấu lần chót
Có 1 cái cửa Gấu đóng lại cho đến Tận Thế
Trong số sách thư viện của Gấu (đang hiển hiện ra trước mắt Gấu)
Phải có 1 cuốn mà Gấu sẽ chẳng bao giờ mở ra nữa
Mùa Thu này Gấu tám bó
Cái chết gặm Gấu suốt ngày đêm

ELEGY 

Three very ancient faces stay with me:
one is the Ocean, which would talk with Claudius,
another the North, with its unfeeling temper,
savage both at sunrise and at sunset;
the third is Death, that other name we give
to passing time, which wears us all away.
The secular burden of those yesterdays
from history which happened or was dreamed,
oppresses me as personally as guilt.
I think of the proud ship, carrying back
to sea the body of Scyld Sceaving,
who ruled in Denmark underneath the sky;
I think of the great wolf, whose reins were serpents,
who lent the burning boat the purity
and whiteness of the beautiful dead god;
I think of pirates too, whose human flesh
is scattered through the slime beneath the weight
of waters which were ground for their adventures;
I think of mausoleums which the sailors
saw in the course of Northern odysseys.
I think of my own death, my perfect death,
without a funeral urn, without a tear.
-A.R.

J.L. Borges: Poems of the Night



Tị Nạn: Đừng đẩy họ tới tình trạng vô phương chống đỡ (1)

Trở thành 1 người tị nạn ở Âu Châu là trở thành 1 kẻ phải vượt được không biết bao nhiêu là tình trạng thù nghịch, trắc trở, nghịch cảnh.
Trước hết, sống sót những hiểm nguy ở nơi "quê hương mỗi người chỉ có một, nếu đéo có, là đéo sống nổi thành 1 con người", hà, hà!
Rồi sống sót cuộc hành trình, tới được nơi tới. Mới tuần lễ vừa rồi, Unicef cảnh báo, đàn bà và trẻ em bị hãm hiếp, đánh đập và bỏ đói tại những trung tâm giam giữ Libyan.
Năm rồi, hơn 5 ngàn người chết khi toan tính vượt vùng đất Địa Trung Hải, và những xứ sở vùng Balkan đóng cửa biên giới, đóng lại hy vọng của những con người mong tới được Âu Châu qua ngõ này.
Được đoái hoài tới, nhưng được coi là 1 người tị nạn thì vẫn còn rất căng.
Vì bạn còn phải “thương lượng, đàm phán” với cả 1 hệ thống rắc rối mà thường thường là, cái hệ thống này, vờ bạn.
Bởi vậy, qui chế tị nạn là 1 dấu ấn của, không chỉ khổ đau, mà còn của khả năng, "có cứng thì mới đứng được ở nơi đầu gió"!

(1)
https://en.wikipedia.org/wiki/Set_up_to_fail
Being set up to fail is a phrase denoting a no-win situation...

Tôi ra đi được là một may mắn. Tôi đã ra đi quá muộn, bởi vì tôi đã bị bầm dập quá lâu. Điều đó mới là vấn đề, chứ không phải chuyện tôi ra đi. Ơn trời là còn có một nước khác, nơi người ta có thể đến và tôi có thể hòa được cùng ngôn ngữ. May mắn này không phải người ra đi nào cũng có được.
Muller

Ui chao, đúng là nói giùm Gấu!
Tuyệt thật.

Khi Gấu mới tới trại tị nạn, gửi thư cầu cứu ma đàm TD, nhờ bà, và nhiều người khác nữa sau đó, lên tiếng [viết thư cho ông chủ tịch PEN MIT HAI NGOAI...], Gấu "đi" được.
Cái thư đầu tiên Gấu nhận từ bà, là, sao đi muộn thế, hết mùa vượt biển từ lâu rồi.
Nhớ, khi đó, đọc, nản vô cùng, không lẽ lại quay về? NQT
*

Thời gian là chiến thắng vượt quá sự thất trận, và chiến thắng này là một điều mà những kẻ thắng trận không thể nào tiên đoán, hay hiểu được. Một chốn tới, một bãi biển lánh nạn ở bờ bên kia của sự bại trận, những cái tên trên những nấm mồ chỉ đường, được nâng niu, gìn giữ không phải bởi vinh quang chiến thắng, bởi vị nữ thần chiến tranh với cành cọ vàng và lưỡi gươm, nhưng mà là bởi một con hầu, một đầy tớ gái, của chính sự thất vọng chán chường. Và cô bé đứng trầm ngâm, bất động.
Con người thực ra đâu cần sự thành đạt, cho lắm. Điều này lại càng đúng, ít ra là, đối với cả một quốc gia, một dân tộc. Về cái chuyện này, thất bại có khi lại là một điều tốt, cho nó.

William Faulkner đọc Con Đường Trở Lại, The Road Back, của Erich Maria Remarque, trong W. Faulkner: Tiểu luận, Diễn văn, Công Thư [Public Letters], nhà xb The Modern Library, NY, ấn bản 2004.

Quãng đời của Gấu, thời gian sau này, khi đã ra được ngoài này, quả đúng như sư phụ Faulkner phán ở trên, một chiến thắng vượt quá sự thất trận, và chiến thắng này VC không thể tiên đoán được!
Sau hai lần về, thoát nhục, và thoát chết, Gấu càng ngộ ra điều này.
Thoát nhục, thoát chết, là chuyện có thiệt.
Thoát nhục, thì như Gấu đã lèm bèm nhiều lần, nhờ một ông bạn nhà văn VC báo động.
Thoát chết, như sau này Gấu được biết, qua lời nhắn của một người bà con, qua một người bà con: Nói với nó, đừng bao giờ có ý nghĩ trở về nữa. Hai lần về mà thoát chết, là may lắm rồi. Không có lần thứ ba đâu.
Đừng có ngu mà len lén về!

Ngủ đi, thung lũng

Ngủ đi, thung lũng
mau lấy mây mù xanh che khung trời
che con mắt bông huệ tây xanh xao
Ngủ đi, thung lũngmau lấy nhịp chân mưa đuổi theo ngọn gió
đuổi theo tiếng hót thấp thỏm của chim cu

Ngủ đi, thung lũng
chúng tôi nấp ở đây
cứ như nấp vào giấc mộng ngàn năm
thời gian thôi chẳng còn trượt qua lá cỏ
đồng hồ mặt trời ngưng sau tầng mây
cũng thôi không lay rụng ráng chiều với hừng đông

Cây rừng vặn mình
thả rơi vô số quả thông cứng
bảo vệ hai hàng dấu chân
tuổi thơ chúng tôi cùng rảo bước
với mùa màng  quanh co đường nhỏ
phấn hoa dính đầy những bụi tầm gai

Ôi, vắng lặng sao
phiến đá ném đi không vọng tiếng
có lẽ, bạn đang tìm kiếm điều chi
-từ tim đến tim
một cầu vồng lặng lẽ dâng cao
-từ mắt đến mắt

Ngủ đi, thung lũng
gió, ngủ đi
thung lũng ngủ say trong mây mù xanh
gió, trong lòng bàn tay chúng tôi say ngủ.

Bei Dao: The Rose of Time, p12

Ps: Bác có thấy bài thơ này có cái khí hậu Tứ Tấu Khúc của bác không:)

Tks. NQT

SLEEP, VALLEY

Sleep, valley
with blue mist quickly cover the sky
and the wild lilies' pale eyes
Sleep, valley
with rainsteps quickly chase away the wind
and the anxious cries of the cuckoo

Sleep, valley
here we hide
as if in a thousand-year dream
time no longer glides past blades of grass
stopped behind layers of clouds, the sun's clock
no longer swings down evening glow or dawn

Spinning trees
toss down countless hard pine cones
protecting two lines of footprints
our childhoods walked with the seasons
along this winding path
and pollen drenched the brambles

Ah, it's so quiet and still
the cast stone has no echo
perhaps you are searching for something
-from heart to heart
a rainbow rises in silence
- from eye to eye

Sleep, valley
sleep, wind
valley, asleep in blue mist
wind, asleep in our hands

Bei Dao

Quả đúng là khí hậu Tứ Tấu Khúc, như K. có lần phán, dẹp cả cuộc đời qua 1 bên, lấy cả thiên thu cho... quá khứ!
Hà, hà!

Tks All of U
NQT

*

Toi dang viet ve bai tho Bien
H.A cho phep dung may cai mail dau
Hw?
Gui kem,
Tks

Wed, 10 Feb 2010 13:05:28 -0800

"Biển" cuả ông đang quạnh quẽ, buồn thăm thẳm và lạnh băng...
Đẹp như vậy mà sao không để cho nó được yên hở Gấu Nhà Văn?
H.A


THE GIFT

In a page of Pliny we read
that in all the world no two faces are alike.
A woman gave a blind man
the image of her face,
without a doubt unique.
She chose the photo among many;
rejected all but one and got it right.
The act had meaning for her
as it does for him.
She knew he could not see her gift
and knew it was a present.
An invisible gift is an act of magic.
To give a blind man an image
is to give something so tenuous it can be infinite
something so vague it can be the universe.
The useless hand touches
and does not recognize
the unreachable face.

J. L. Borges: Poems of the Night

Quà tặng
Trong một trang của Pliny, chúng ta đọc thấy điều này,
Trong cả 1 lũ người như thế đó, không làm sao có hai khuôn mặt giống nhau y chang
Một người đàn bà cho 1 anh mù bức hình khuôn mặt bà.
Bà chọn tấm hình trong rất nhiều;
vứt đi tất cả, chỉ giữ lại một, và chọn đúng tấm cần chọn.
Cái hành động đó, thì thật có nghĩa, đối với bà
Và luôn cả với người đàn ông mù.
Bà biết anh mù không thể nhìn thấy quà tặng của bà
Và biết, đó là 1 quà tặng
Một món quà vô hình là 1 hành động huyền diệu
Cho 1 người mù một hình ảnh
Thì cũng như cho một điều gì tinh tế, giản dị, như “cúi xuống là đất”, như Cô Tư phán.
Chính vì thế mà nó trở thành vô cùng
Một điều gì đó mơ hồ như là vũ trụ
Bàn tay vô dụng, sờ
Và không nhận ra
Khuôn mặt không làm sao với tới được.

BURGIN: I also love that poem "The Gifts," which takes place in a library.

BORGES: That's a very strange thing-I found out that I was the third director of the library who was blind. Because first there was the novelist Jose Marrnol, who was a contemporary of Rosas. Then there was Groussac who was blind. But when I wrote that, I didn't know anything about Marrnol, and that made it easier. Because I think it was better to have only two, no? And then I thought that perhaps Groussac would have liked it, because I was expressing him also. Of course, Groussac was a very proud man, a very lonely one too. He was a Frenchman who was quite famous in the Argentine because he once wrote that "Being famous in South America does not make one less well-known." I suppose he must have felt that way. And yet, somehow, I hope he feels, somewhere, that I was expressing what he must have felt too. Because it's rather obvious, the irony of having so many books at your beck and call and being unable to read them, no?

Borges: The Last Interview

Tôi cũng mê bài thơ "Những Quà Tặng", xẩy ra ở 1 thư viện
Borges: Thật quái. Tôi là tên giám đốc thư viện thứ ba, mù. Tên mù đầu tiên là Jose Marrnol, một tiểu thuyết gia. Rồi tới Groussac. Tay này kiêu ngạo lắm. May là tôi không biết tới tên mù đầu. Groussac rất nổi tiếng ở Á Căn Đình, ấy là vì ông ta đã từng viết, nổi tiếng ở xứ Mít thì có gì là ghê gớm!

*

POEM OF THE GIFTS

To Maria Esther Vazquez
No one should read self-pity or reproach
Into this statement of the majesty
Of God; who with such splendid irony
Granted me books and blindness at one touch.

Care of this city of books he handed over
To sightless eyes, which now can do no more
Than read in libraries of dream the poor
And senseless paragraphs that dawns deliver

To wishful scrutiny. In vain the day
Squanders on these same eyes its infinite tomes,
As distant as the inaccessible volumes
Which perished in Alexandria.

From hunger and from thirst (in the Greek story),
A king lies dying among gardens and fountains.
Aimlessly, endlessly, I trace the confines,
High and profound, of this blind library.

Cultures of East and West, the entire atlas,
Encyclopedias, centuries, dynasties,
Symbols, the cosmos, and cosmogonies
Are offered from the walls, all to no purpose.

In shadow, with a tentative stick, I try
The hollow twilight, slow and imprecise-
I, who had always thought of Paradise
In form and image as a library.

Something, which certainly is not defined
By the word fate, arranges all these things;
Another man was given, on other evenings
Now gone, these many books. He too was blind.

Wandering through the gradual galleries,
I often feel with vague and holy dread
I am that other dead one, who attempted
The same uncertain steps on similar days.

Which of the two is setting down this poem-
A single sightless self, a plural I?
What can it matter, then, the name that names me,
Given our curse is common and the same?

Groussac or Borges, now I look upon
This dear world losing shape, fading away
Into a pale uncertain ashy-gray
That feels like sleep, or else oblivion.
(Alastair Reid)

J.L. Borges

Paul Groussac (1845-1929), Argentine critic and man of letters, and a predecessor of Borges as director of the National Library, also suffered from the accompanying irony of blindness.


Quà


Đừng tỏ ra thương thân hay trách phận giùm, khi biết, Chúa ban quà cho tớ,
Những cuốn sách, và, kèm theo sách, là sự
mù lòa.
Mít, chúng nói, con tạo đành hanh, cực kỳ tếu táo, là như thế đó!

Mi hãy chăm nom thành phố sách, với cặp mắt mù tịt của mi,
Vốn chỉ còn đọc được thứ sách ở trong thư viện của giấc mơ,
Những mẩu đoạn nghèo nàn, vô nghĩa, mà bình minh đem tới sự săm soi mong ước

Vô phương, vô ích, ngày hoang phí,
Cũng bằng cặp mắt mù lòa đó,
Những cuốn sách miên man,vô cùng của nó
Thật xa xưa
Như những cuốn, không thể nào tiếp cận được
Đã từng tiêu ma ở Alexandria

Trong đói, khát ( trong câu chuyện Hy Lạp)
Nhà vua nằm chết giữa suối vườn

Vu vơ, hoài hoài, tớ vạch những thành quách
Cao thăm thẳm
Sâu vời vợi
Vây hãm thư viện mù lòa này

Văn hóa Đông Tây, trọn bản đồ,
Bách khoa, thế kỷ, triều đại
biểu tượng, vũ trụ, vũ trụ học
Những bức tường bèn dâng hiến
Tất cả để, chẳng để làm gì.

Trong bóng tối, với cây gậy, tớ lò mò, dọ dẫm
Hoàng hôn chập choạng, chậm chạp, bề thế -
Tớ, kẻ hằng phán, Thiên Đàng,
Vóc dáng, hình ảnh của nó ư?
Một cái thư viện.

Một điều gì đó, hẳn nhiên không thể nào định nghĩa
Bằng cái từ vớ vẩn, nhảm nhí, “số mệnh”
Đã sắp xếp mọi điều này
Một tên đàn ông khác,
Đã được ban cho, vào những buổi chiều khác,
Tên này bây giờ đã đi xa,
Những cuốn sách nhiều ơi là nhiều này.
Ông ta thì cũng mù.

Lang thang giữa những hành lang, những phòng ốc
Tớ thường cảm thấy, một cách mơ hồ, và sợ, một nỗi sợ hãi thần thánh
Tớ chính là gã đàn ông đã chết kia
Kẻ đã toan tính y chang tớ vào lúc này, với những bước
chân quờ quạng
Những ngày y như là bi giờ

Trong hai tên mù, tên nào bày đặt ra những dòng thơ này
Chỉ 1 tên mù, hay nhiều tên mù, cùng tự nhận
Tao mới đúng là thằng Gấu Cà Chớn?
[Có mấy NQT?]

Gấu Cà Chớn, hay Hai Lúa, hay Thằng Củ Xê [cái này của Duyên Anh ban cho]
Vào lúc này
Bèn nhìn về cái thế giới thân yêu đang mất dần hình bóng của nó, nhạt nhoà mãi đi
Như chìm vào giấc ngủ, hay quên lãng.


NTST

Thơ của vị bằng hữu NTST có tới tam tuyệt, cực kỳ cao ngạo, cực kỳ cao sang, và cũng cực kỳ tâm sự, riêng tư - đúng như thế, GCC chưa từng khen ai theo cái kiểu đãi bôi, hay, phán loạn cào cào, không có chứng từ dẫn chứng, nhưng quả có 1 sự rắc rối, khó hiểu, ở đây.
Vị này, Nam Kít, và, dân Nam, họ rất ưa xuề xòa.
Tâm sự, riêng tư, OK, nhưng cao ngạo, cao sang, vô lý quá, hà, hà!
Đàn bà ba miền, theo GCC, cái gọi là cao sang, thường là thuộc dân Huế.
Tinh tế, tế nhị, Bắc Kít.
Nam Kít, kể như chẳng có gì hết.
Vậy mà bà này, ôm "tam tuyệt" vào thơ của bà, quái dị thực!

Ngồi một lát cho ấm ghế đá
Một lát thôi lệ ấm bàn tay


Ui chao, chỉ cần hai câu thơ thôi, là đã ôm hết cả cõi thơ, cả cõi đàn bà, vô mình rồi!
NQT

V/v
Đàn bà ba miền, theo GCC, cái gọi là cao sang, thường là thuộc dân Huế.

Về già, ngẫm nghĩ lại, ngẫm nghĩ mãi, và, bởi vì những vị bằng hữu cuối cùng còn lại của GCC, thì đều là dân Huế, cho nên Gấu ngộ ra, đây là đất của nhà vua.
Đâu có phải là tự nhiên mà nhà Nguyễn chọn Huế là kinh đô!
Chữ của vua, thường dân vô tình dùng, là chạm huý, là mất đầu!

Gấu biết tới cái sự cao ngạo của dân Huế, lần gặp Trịnh Công Sơn, ở Quán Chùa.
Về già, nghĩ lại, thì mới hiểu ra là, Lão Tặc Thiên chọc quê Gấu, trước khi ban cho Gấu ba người bạn cùng là dân Huế vào lúc sắp lên chuyến tầu suốt.

Những ngày TCS

Tôi biết Trịnh Công Sơn khi anh chưa nổi tiếng, và qua Nguyễn Đình Toàn, tại một bàn cà phê ở quán Cái Chùa, đường Tự Do, Sài Gòn. Nói chưa nổi tiếng, là đối với đa số công chúng thưởng ngoạn. Cùng với đà cuộc chiến leo thang, người dân miền nam ngày càng thấm nhạc của anh.
Anh ngồi chung bàn với Toàn và tôi, nhưng cứ chốc chốc lại có một anh bạn trẻ nào đó, từ một bàn nào đó, tạt qua bàn, chỉ để nói chuyện hoặc hỏi thăm anh, và thường là về Huế, và cứ mỗi lần như vậy, anh đổi giọng nói. Khi nói với hai đứa chúng tôi, anh dùng giọng bắc.
Toàn lúc đó phụ trách chương trình nhạc chủ đề trên đài phát thanh Sài Gòn, và hai người hình như có hẹn gặp nhau tại quán, ấy là tôi suy đoán ra như vậy. Thời gian này, tôi chưa để ý đến nhạc Trịnh Công Sơn. Nói rõ hơn, nó chưa thấm vào tôi.
Phải tới khi đứa em trai mất, tới lượt tôi vào Trung Tâm Ba Quang Trung, trong những đêm cận Tết, nằm trên chiếc giường sắt lạnh lẽo, một anh chàng nào đó, chắc là quá nhớ bồ, cứ thế huýt sáo bài Tình Nhớ gần như suốt đêm, thế là tiếng nhạc bám riết lấy tôi, rứt không ra… Lúc này, tiếng nhạc của anh, đối với riêng tôi, qua lần gặp gỡ trên, như trút hết những âm tiết địa phương, và trở thành tiếng nói chung của cả miền nam, tức là của cả thế giới, vào thời điểm đó, khi cùng nói: hãy yêu nhau thay vì giết nhau. Bởi vì chưa bao giờ, và chẳng bao giờ miền nam chấp nhận cuộc chiến đó. Chính vì vậy, họ lãnh đạm với chính quyền, ưu ái với miền bắc, vì họ đều tin một điều, miền bắc sẽ kết thúc cuộc chiến, và người Mỹ sẽ ra đi. Như cả nhân loại tiến bộ, họ chỉ có thể tiên đoán đến đó. Nhạc Trịnh Công Sơn nói lên tiếng nói đó. Tính phản chiến của nhạc của anh, chính là tính phản chiến của cả một miền đất.
Và cũng như cả nhân loại tiến bộ, chỉ tới sau vòng tay lớn rã ra, Trịnh Công Sơn mới hiểu. Một bạn văn của người viết, còn ở lại Sài Gòn, nhân lần gặp gỡ tại xứ người, đã kể chuyện, sau "giải phóng", có thời gian Trịnh Công Sơn bị Cộng Sản địa phương làm khó dễ, anh phải vô Sài Gòn, và có than thở với anh bạn văn kể trên. Anh nói, thì cứ dzô đây, gì thì gì, chắc cũng dễ thở hơn.
Sài Gòn cưu mang Trịnh Công Sơn không phải chỉ lần đó. Theo như tôi được biết, những ngày cuộc chiến dữ dội, trong khi chúng tôi cứ thế theo nhau lên Trung Tâm Ba, Trịnh Công Sơn may mắn đã được đại tá không quân Lưu Kim Cương che chở. Trong số những quân cảnh tại thành phố, có người chỉ mong cơ hội "chộp" được Trịnh Công Sơn!
Đại tá Lưu Kim Cương tử trận trong biến cố Mậu Thân, khi bảo vệ vòng đai phi trường Tân Sơn Nhất.
Riêng tôi, tôi mong được như anh: được chết tại Sài Gòn.
Xin vĩnh biệt.

Note: Bài ai điếu này, cũng “đầm đìa” những giai thoại, kỷ niệm.
TCS vừa nằm xuống bàn dân thiên hạ còn "chưa kịp bàng hoàng", có thể như vẫn cay đắng vì cái sự cao ngạo của 1 giọng Huế, Gấu ra đòn liền, và cũng liền lập tức, có hai ông vồ ngay lấy bài viết.
Lý Kiến Cắn, tức Lý Kiến Trúc, đưa ngay vào 1 số báo Văn Hóa còn nóng hổi của chàng, để tưởng niệm TCS
Và Đặng Tiến.
Rồi tới báo Văn của NXH
DT đi 1 đường thật là trang trọng/trân trọng
Thêm một liên văn bản khác: Nguyễn Quốc Trụ trong bài viết tưởng niệm Trịnh Công Sơn, kể lại rằng cho đến khoảng 1966 :

"Chưa để ý đến nhạc Trịnh Công Sơn, nói rõ hơn, nó chưa thấm vào tôi. Phải khi đứa em tôi mất, tới lượt tôi vào Trung Tâm Ba Quang Trung, trong những đêm cận Tết, nằm trên chiếc giường sắt lạnh lẽo, một anh chàng nào đó, chắc quá nhớ bồ, cứ huýt sáo bài ỏTình Nhớ, gần như suốt đêm, thế là tiếng nhạc bám riết lấy tôi, rứt không ra. Lúc này tiếng nhạc của anh, đối với riêng tôi, qua lần gặp gỡ trên, như trút hết những âm tiết địa phương, và trở thành tiếng nói chung của Miền Nam, tức là của cả thế giới, vào thời điểm đó, khi cùng nói : hãy yêu nhau thay vì giết nhau. Bởi vì chưa bao giờ và chẳng bao giờ Miền Nam chấp nhận cuộc chiến đó. Chính vì vậy, họ lãnh đạm với chính quyền, ưu ái với Miền Bắc, vì họ đều tin một điều : Miền Bắc sẽ kết thúc cuộc chiến, và người Mỹ sẽ ra đi. Nhạc Trịnh Công Sơn nói lên tiếng nói đó.
Tính phản chiến của nhạc anh, chính là tính phản chiến của cả một miền đất".

Giữa một rừng than khóc ki khu, thì bài Nguyễn Quốc Trụ, nhanh, ngắn nhưng giá trị. Vì chính xác và dũng cảm. Ai đó nói: hình học là nghệ thuật lý luận đúng trên một hình vẽ ... sai. Nguyễn Quốc Trụ khởi đi từ một bản nhạc tình ... ngoài đề. Tình Nhớ thì can dự gì đến phản chiến? Bài hát đại khái :

Người ngỡ đã xa xăm
Bỗng về quá thênh thang
Ôi áo xưa lồng lộng
Đã xô dạt trời chiều ...

Nói về nhạc phản chiến , cứ gì phải dựa vào Đại Bác Ru Đêm ?

Nhân đây, GCC/NQT xin lỗi DT, vì đã đọc sai câu chót của bản văn trích dẫn, trong 1 bài viết đã cũ, không còn nhớ ở đâu nữa, trên Tin Văn.
Cái sự đọc sai, là do câu trên, DT viết:

Tình Nhớ thì can dự gì đến phản chiến?


Nhạc tình của TCS quá can dự vào "phản chiến".
Đại Bác Ru Đêm làm sao so với nó được.
Đám Ngụy đi tù VC không bao giờ hát nhạc Trịnh, là vậy.

Cái sự kiện VC bây giờ mê nhạc sến, quả đúng là 1 cú trả thù ngọt ngào của 1 miền đất. Sau 30 Tháng Tư, chúng cướp sạch, trừ nhạc sến, mà chúng gọi là nhạc vàng, nhạc đồi trụy…  và đám Ngụy, khi đi tù, đâu có gì mang theo, ngoài 1 dúm nhạc sến.
Còn lý do nữa, Brodsky nói.
Với Brodsky thì là thơ, thứ thơ dưới hầm, thơ samizdat, không dám viết ra giấy, chỉ rỉ tai nhau, mà cũng phải lựa người.
Với Ngụy, đúng là nhạc sến.
Bởi thế mà GCC dám phán, cái hồn của văn chương Miền Nam là ở trong 1 dúm nhạc sến.

The degree of compassion with which the various voices of this "Requiem" are rendered can be explained only by the author's Orthodox faith; the degree of understanding and forgiveness which accounts for this work's piercing, almost unbearable lyricism, only by the uniqueness of her heart, her self and this self's sense of Time. No creed would help to understand, much less forgive, let alone survive this double widowhood at the hands of the regime, this fate of her son, these forty years of being silenced and ostracized. No Anna Gorenko would be able to take it. Anna Akhmatova did, and it's as though she knew what there was in store when she took this pen name.

Mức độ cảm thông được ban cho một số giọng nói ở trong Kinh Cầu có thể giải thích bằng niềm tin Chính Thống Giáo của tác giả; mức độ hiểu biết và tha thứ ở trong Kinh Cầu, sự nhức nhối, giọng trữ tình không thể nào chịu đựng nổi của nó, có được, là do sự độc nhất vô nhị của trái tim của bà, của cái ngã của bà, và cảm quan về Thời Gian của cái ngã này. Chẳng có cái rùng mình nào có thể giúp hiểu biết, chưa nói đến tha thứ, đừng nói chuyện, sống sót tình trạng ở goá kép dưới bàn tay của chế độ, số phần của đứa con trai, bốn chục năm bị bịt miệng và phát vãng. Không một Anna Gorenko nào có thể chịu nổi. Nhưng Anna Akhmatova thì lại được.
Khi chọn lựa cái bút hiệu đó từ trong kho dự trữ, bà biết điều này.


At certain periods of history it is only poetry that is capable of dealing with reality by condensing it into something graspable, something that otherwise couldn't be retained by the mind. In that sense, the whole nation took up the pen name of Akhmatova-which explains her popularity and which, more importantly enabled her to speak for the nation as well as to tell it something it didn't know. She was, essentially, a poet of human ties: cherished, strained, severed. She showed these evolutions first through the prism of the individual heart, then through the prism of history, such as it was. This is about as much as one gets in the way of optics anyway.

Ở vài giai đoạn nào đó của lịch sử, chỉ thơ mới có thể đương đầu với thực tại bằng cách nén nó lại, thành 1 cái gì có thể nắm bắt được, một điều gì mà cái đầu không thể làm khác, ngoài cách đó ra. Theo nghĩa đó, cả nước Nga cầm lên cái nick Akhmatova, điều này giải thích tính phổ thông của bà, và, quan trọng hơn, nó cho bà có thể nói, nhân danh đất nước, cũng như có thể nói với nó, điều nó không biết. Bà, như thế, yếu tính mà nói, là 1 nhà thơ của những gắn bó nhân bản: yêu thương, đằm thắm, kìm chế, dè dặt, nghiêm khắc, ác liệt. Bà trình ra những cung bực tiến hóa này, trước hết qua lăng kính của 1 trái tim cá nhân, và sau đó, qua lăng kính của lịch sử, chuyện là như thế đó. Thì đâu có khác gì cung cách của quang học.

Điều Brodsky nói về thơ, Gấu lại nhận ra, khi áp dụng nó vào nhạc sến, những ngày tù Phạm Văn Cội, [Củ Chi], Đỗ Hòa, [Nhà Bè], và phát giác ra một điều, cái hồn của văn chương Miền Nam là ở trong một vài câu, một vài hình ảnh của nhạc sến! 

Ngoài kia súng nổ đốt lửa đêm đen tầm đạn thay tiếng em!

Tuyệt, tuyệt! 

Khi Gấu viết được những dòng sau đây, nhờ những ngày Mậu Thân và những trái hoả tiễn của VC, đã nghĩ là "tuyệt bút", nhưng thua xa câu nhạc sến trên, vì cách viết của Gấu rõ ra là, "dụng công" quá, "cực" quá [tour de force], trong khi lời nhạc mới đơn giản làm sao.

Những ngày Mậu Thân căng thẳng, Đại Học đóng cửa, cô bạn về quê, nỗi nhớ bám riết vào da thịt thay cho cơn bàng hoàng khi cận kề cái chết theo từng cơn hấp hối của thành phố cùng với tiếng hỏa tiễn réo ngang đầu. Trong những giờ phút lặng câm nhìn bóng mình run rẩy cùng với những thảm bom B52 rải chung quanh thành phố, trong lúc cảm thấy còn sống sót, vẫn thường tự hỏi, phải yêu thương cô bạn một cách thánh thiện, nghĩa là, một cách bình thường, giản dị như thế nào cho cân xứng với cuộc sống thảm thương như vậy...

I asked a nearby cuckoo to say
How many years I had left to live.
The tops of the pine trees started to sway,
Sunbeams poured down as if through a sieve,
But in the woods, not a sound was heard.
I'm walking homeward now,
And the cool wind, self-assured,
Soothes my fevered brow.
1919
Akhmatova 

Gấu hỏi chú cu cu gần đó, mấy năm nữa thì tớ ngỏm
Những ngọn thông bắt đầu lắc lư
Nắng đổ xuống như xuyên qua một cái xàng
Nhưng trong rừng đếch nghe một tiếng động
Gấu bi giờ đi về phía nhà Mít
Và ngọn gió mát, rất tự tin về chính nó,
Phán ngay bong về cái trán sốt hừng hực của Gấu

*

Khách sạn Hilton, Hà Nội

Chẳng có ai người cười nổi, những ngày đó
Ngoại trừ những người chết, sau cùng tìm thấy sự bình an
Như 1 cánh tay thừa thãi, 1 sức nặng vô dụng
Hà Nội đong đưa quanh Hỏa Lò
Hàng theo hàng, đám Ngụy diễu [không phải diễn] hành,
Khùng vì đau, nhắm nỗi bất hạnh của họ
Bài ca vĩnh biệt, sắc, gọn
Tiếng còi tầu chở súc vật rú lên
Ngôi sao thần chết đứng sững trên nền trời Hà Nội
Và xứ Bắc Kít, ngây thơ vô tội,
Quằn quại dưới gót giầy máu
Dưới bánh xe chở tù.

Không phải tôi. Ai đó đau khổ
Tôi làm sao chịu nổi nỗi đau đó
Hãy choàng nó bằng vải liệm đen
Và mang đèn đi chỗ khác
Đêm rồi!
Akhmatova: Kinh Cầu