nqt

Nguyễn Quốc Trụ

Sinh 16 tháng Tám, 1937
Kinh Môn, Hải Dương
[Bắc Việt]
Quê Sơn Tây [Bắc Việt]
Vào Nam 1954
Học Nguyễn Trãi [Hà-nội]
Chu Văn An, Văn Khoa
[Sài-gòn]
Trước 1975 công chức
Bưu Điện [Sài-gòn]
Tái định cư năm 1994
Canada


I
1 2 3 4 5 6 7 8
9
August_15_2017
10 11 12
13 14
15
16
17





Mai Sau Dù Có Bao Giờ

Aleph


Theo Jean-Yves Pouilloux, tác giả cuốn Borges, Fictions, trong những bài viết về Borges, bài của Maurice Blanchot "rõ ràng, trầm trọng, sắc sảo" nhất. Bài viết nhan đề Vô cùng của văn chương: L'Aleph, trong Cuốn sách sẽ tới (Le livre à venir). Sau đây là trích đoạn:

Tôi nghi rằng, Borges đã nhận được cái vô cùng của văn chương. Nói như vậy không có nghĩa là ông có được sự hiểu biết trầm lắng chiết ra từ những tác phẩm văn học, nhưng để khẳng định một điều, kinh nghiệm văn chương có thể gần gụi một cách thật sâu thẳm với những nghịch lý, những trò ngược ngạo mà Hegel, để tránh né nó, đã gọi là vô tận xấu (le mauvais infini).
    Sự thực văn chương nằm trong sự lầm lạc về cái vô cùng. Thế giới mà chúng ta "sống" nó, may mắn thay, nông cạn. Chỉ cần vài bước là chúng ta ra khỏi căn phòng, cần vài năm là ra khỏi "đời mình, đời nhau" (notre vie). Nhưng giả dụ rằng, trong cõi 'nhân gian bé tí' đó, tự nhiên tối tăm, bỗng nhiên mù lòa, chúng ta lạc mất nhau. Giả dụ rằng, chốn sa mạc địa lý kia bỗng trở thành sa mạc thánh kinh: không phải bốn bước, không phải mười một ngày chúng ta vượt được, mà là thời gian của hai thế hệ, mà là cả lịch sử nhân loại, có thể hơn thế nữa. Đối với con người cân đo đong đếm, và được đánh giá như vậy, căn phòng, sa mạc, thế giới là những nơi chốn được xác định hết sức rõ ràng. Đối với con người "sa mạc, mê cung", những con người chỉ cầu mong một bước đi nhỉnh hơn cuộc đời mình một chút xíu, vậy là chính cõi không gian vừa kể trên kia, bỗng biến thành vô cùng. Borges hiểu rằng phẩm giá nguy nàn của văn chương không phải vì nó khiến cho chúng ta giả dụ rằng, có một tác giả lớn lao, đắm đuối trong những trò mộng mị, huyền hoặc, nhưng nó cho chúng ta cảm nhận một điều, gần gụi đâu đây là một sức mạnh kỳ lạ, vô tính, vô ngã. Ông thích người ta nói như vầy về Shakespeare: "ông ta giống như mọi người, trừ điều này: ông ta giống như mọi người"

Note: Bài viết của Blanchot quả là thần sầu.
Blanchot là sư phụ của bạn quí của GCC, là Huỳnh Phan Anh. Cuốn Le Livre à venir, mua ở Paris, khi anh được tụi Tẩy mời qua chơi, "Mua tại Paris nhân gặp HPA, Nov/99".
Về già - vào lúc này – đang đọc lại, thì lại nhận ra, GCC đã từng lâm tình trạng như Blanchot mô tả, không chỉ 1, mà là 2 lần, và, chúng bổ túc cho nhau, và, "ngược ngạo" nhau.
Một "vô tận xấu vs vô tận tốt", có thể nói như thế.

“Vô tận xấu” là lần "hai đứa chúng tớ lạc mất nhau", và MCNK không xẩy ra, ở PLT.
Tức lần GCC tính tự mình làm thịt mình khi Seagull bỏ đi.

“Vô tận tốt”, thì như Szymborska mô tả, trong Viễn Tượng



They passed like strangers,
without a word or gesture,
her off to the store,
him heading for the car.

Perhaps startled
or distracted,
or forgetting
that for a short while
they'd been in love forever.
Still, there's no guarantee
that it was them.
Maybe yes from a distance,
but not close up.

I watched them from the window,
and those who observe from above
are often mistaken.

She vanished beyond the glass door.
He got in behind the wheel
and took off.
As if nothing had happened,
if it had.

And I, sure for just a moment
that I'd seen it,
strive to convince you, O Readers,
with this accidental little poem
that it was sad.

-Wistawa Szymborka
*

Viễn tượng

Họ đi ngang nhau như hai kẻ xa lạ,
Chẳng một lời, một cử chỉ
Nàng tới tiệm
Chàng hướng xe

Có lẽ nhói một cái,
Hay lơ là một tí
Hoặc lãng quên một tẹo
Và thế là trong một thoáng,
Họ yêu nhau
Thiên thu bất tận

Tuy nhiên chẳng có chi bảo đảm
Đó là Gấu và CM
Có lẽ đúng là hai đứa đó
Nếu nhìn từ xa
Đừng dí mắt thật gần

Tôi nhìn hai đứa từ trên cửa sổ
Và nhìn từ xa, từ phía bên trên như thế
Thường hú họa

CM biến mất quá cánh cửa kiếng
Gấu ngồi vô xe
Và tếch

Như chẳng có gì xẩy ra
Giả như có gì
Và tôi, chắc chắn vào lúc đó
Nhìn thấy như vậy
Và cố gắng thuyết phục bạn,
Ôi nnhững độc giả của tôi
Bằng bài thơ nho nhỏ tình cờ này
Rằng, buồn, buồn thật đấy

Trong Liêu Trai, có chuyện, một em chồn, tu luyện tới đỉnh rồi, lỡ gặp 1 em, bèn mê, thế là đi theo em về, bầu bạn.
Em này, bị chồng chê, mê tớ gái. Thế là em chồn bầy cách làm cho em này đẹp trở lại, và lấy lại được chồng.
Em trả ơn, bằng cách bầy cho em chồn uống rượu say, để cho ông chồng làm thịt.
Tỉnh dậy, em chồn than, ta tu thành tiên, chỉ vì mê….  gái mà lại trở lại kiếp chồn!

Trong những tuyển tập thơ tình, chưa có ai để vô đó, thứ tình tuyệt vời này, nhỉ?
Cái phim đang được báo chí khen rầm trời là 1 phim tình “lesbian”, Carol, hai em mê nhau, phỏng theo tiểu thuyết của Pạt, Patricia Highsmith, 1 vì nữ hoàng trinh thám, Gấu cực mê, từ hồi mới lớn.

Ui chao, lại nhớ đến cô bạn, đúng hơn, cô học trò, thời gian ở trại cấm Skiew, Thái Lan.
Em than, giá thầy là....  đàn bà, thì thầy trò mình tha hồ mà bầu bạn, mà thủ thỉ!  
Em có không biết bao nhiêu chuyện, để mà kể, mà chẳng làm sao biết thủ thỉ cùng ai!

L'INFINI LITTÉRAIRE : L'ALEPH

Parlant de l'infini, Borges dit que cette idée corrompt les autres. Michaux évoque l'infini, ennemi de l'homme, et dit de la mescaline qui « refuse le mouvement du fini»: « Infinivertie, elle détranquillise. »
    Je soupconne Borges d'avoir recu l'infini de la littérature. Ce n'est pas pour faire entendre qu'il n'en a qu'une calme connaissance tirée d'oeuvres littéraires, mais pour affirmer que l'expérience de la littérature est peut-etre fondamentalement proche des paradoxes et des sophismes de ce que Hegel, pour l'écarter, appelait le mauvais infini.
    La vérité de la littérature serait dans l'erreur de l'infini. Le monde où nous vivons et tel que nous le vivons est heureusement borné. II nous suffit de quelques pas pour sortir de notre chambre, de quelques années pour sortir de notre vie. Mais supposons que, dans cet étroit espace, soudain obscur, soudain aveugles, nous nous égarions.
Supposons que le désert géographique devienne le désert biblique: ce n'est plus quatre pas, ce n'est plus onze jours qu'il nous faut pour le traverser, mais le temps de deux génerations, mais toute l'histoire de toute l'humanité, et peut-être davantage. Pour l'homme mesuré et de mesure, la chambre, le désert et le monde sont des lieux strictement déterminés. Pour l'homme désertique et labyrinthique, voué à l'erreur d'une démarche nécessairement un peu plus longue que sa vie, le même espace sera vraiment infini, même s'il sait qu'il ne l'est pas et d'autant plus qu'il le saura.
Maurice Blanchot: Le livre à venir


Image may contain: text



Thơ Mỗi Ngày

Image may contain: text

Lecons de ténèbres

But are they lessons, all these things I learn
Through being so far gone in my decline?
The wages of experience I earn
Would service well a younger life than mine.
I should have been more kind. It is my fate
To find this out, but find it out too late. 

The mirror holds the ruins of my face
Roughly together, thus reminding me
I should have played it straight in every case,
Not just when forced to. Far too casually
I broke faith when it suited me, and here
I am alone, and now the end is near. 

All of my life I put my labour first.
I made my mark, but left no time between
The things achieved, so, at my heedless worst,
With no life, there was nothing I could mean.
But now I have slowed down. I breathe the air
As if there were not much more of it there 

And write these poems, which are funeral songs
That have been taught to me by vanished time:
Not only to enumerate my wrongs
But to pay homage to the late sublime
That comes with seeing how the years have brought
A fitting end, if not the one I sought.

Những bài học của Bóng Tối

Chúng là những bài học 
Tôi trải qua khi xuống chó
Tiền xương máu mà tôi có được đó
Sẽ giúp rất nhiều cho 1 tên đàn em của tôi, giả như có.
Tôi sẽ trở nên dịu dàng, khả ái hơn
Đúng là số mệnh của tôi, biết điều này,
Nhưng quá trễ

Cái gương giữ những điêu tàn của bộ mặt của tôi
Nhìn chung thì là như thế này:
Nó nhắc nhở tôi
Trong mỗi trường hợp, đúng ra
Tôi phải xử sự thật là bảnh
Chứ không phải, chỉ khi nào bó buộc lắm, thì mới bảnh 1 tí, 1 lát, rồi thôi!
Tôi vờ niềm tin, làm nó bể nát, khi nó cần tôi
Và bây giờ tôi trơ cu lơ một mình, ở đây
Và cạn láng đời

[suite]

Winter Plums

Two winter plum trees grow beside my door.
Throughout the cold months they had little pink
Flowers all over them as if they wore
Nightdresses, and their branches, black as ink
By sunset, looked as if a Japanese
Painter, while painting air, had painted these 

Two winter plum trees. Summer now at last
Has warmed their leaves and all the blooms are gone.
A year that I might not have had has passed.
Bare branches are my signal to go on,
But soon the brave flowers of the winter plums
Will flare again, and I must take what comes: 

Two winter plum trees that will outlive me.
Thriving with colour even in the snow,
They'll snatch a triumph from adversity.
All right for them, but can the same be so
For someone who, seeing their buds remade
From nothing, will be less pleased than afraid? 

Clive James: Sentenced to Life

ALEXANDER AT THEBES

Surely the young king must have been blind to pity
As he spoke the order: 'Destroy Thebes utterly.'
The old general gazed, and knew this place to be ...


Image may contain: text

ALEXANDER AT THEBES

Surely the young king must have been blind to pity
As he spoke the order: 'Destroy Thebes utterly.'
The old general gazed, and knew this place to be
No better than he remembered it, a haughty city.
Put it all to the fire! There were wonders - gate
And tower and temple - everywhere the king searched,
But suddenly his face brightened with a thought:
'Be sure that the house of the Poet is not touched.'

Leningrad, October 1961

NATIVE SOIL

There's
Nobody simpler than us, or with
More pride, or fewer tears.

( 1922)
Our hearts don't wear it as an amulet,
It doesn't sob beneath the poet's hand,
Nor irritate the wounds we can't forget
In our bitter sleep. It's not the Promised Land.
Our sbuls don't calculate its worth
As a commodity to be sold and bought;
Sick, and poor, and silent on this earth,
Often we don't give it a thought.
Yes, for us it's the dirt on our galoshes,
Yes, for us it's the grit between our teeth.
Dust, and we grind and crumble and crush it,
The gentle and unimplicated earth.
But we'll lie in it, become its weeds and flowers,
So unembarrassedly we call it - ours.

1961, Leningrad

Note: Ấn bản phổ thông everyman's library. Đa số đã post trên Tin Văn, nhưng bản dịch tiếng Anh khác nhau. Đi hai bài, mới tinh.

ON THE ROAD

This land isn't native to me and still
It's given me memories time can't erase,
In its sea, water is tenderly chill,
Of salt it bears not a single trace.
The air intoxicates like wine,
Under the sea is sand, chalk-white.
And the rosy body of every pine
Is denuded as sunset beckons night.
And the sunset itself in waves of ether
Is such that I can't say with certainty
Whether day is ending, or the world, or whether
The secret of secrets is again in me.
1964-1965

Anna Akhmatova

Trên lộ

Đất này không phải là quê hương của tôi
Nhưng nó vẫn cho tôi những hồi ức thời gian không thể xóa nhòa
Trong biển của nó, nước lành lạnh
Không 1 tì vết của muối
Khí trời làm say, như rượu vang
Biển, cát, trắng như phấn
Và mỗi cây thông
Thì hồng hồng
Như một em cởi truồng, và nắng bèn ngoạm em một vài phát
Khi buổi chiều
gật gù, nhường chỗ cho màn đêm.
Và hoàng hôn, chính nó, thì như những đợt ê te
Chính vì thế mà tớ không sao
phán chính xác
Về ngày đang hết,
Hay thế giới,
Hay,
Niềm bí ẩn của những bí ẩn
Lại ngoạm luôn cả tớ


The loss of true feelings and words renders us
Actors gone deaf or painters gone blind,
It's the same loss when women find
Time has made them no longer gorgeous.

But do not try to keep or protect
That which was given to you from heaven:

We know we're supposed to be like leaven-
We're condemned to squander, not to collect.

So walk alone, and heal the blind,
That in the difficult hour of doubt

You may see your disciples mock and gloat,
And note the indifference of the crowd.

1915

Mất tình cảm thực và lời thực
Khiến chúng ta,
Kịch sĩ trở thành điếc và họa sĩ, mù.
Cũng 1 thứ mất mát như thế
Khi đờn bà nhận ra
Thời gian khiến
họ không còn lộng lẫy như xưa

Nhưng đừng cố gắng gìn giữ, hay bảo vệ
Cái mà Thượng Đế ban cho từ Thiên Đàng:
 
Chúng ta biết, chúng ta phải giống như là men cay/say
Chúng ta bị kết án phải ban phát, và rất cần hoang phí
[Đờn bà rộng miệng thời…  sang, như lũ Mít thường nói]
Đừng thu gom, lượm lặt

Vậy thì, hãy bước một mình, và hãy chữa lành người mù
Rằng, vào cái giờ khó khăn của hồ nghi

Bạn có thể nhìn thấy lũ đệ tử chế nhạo và hể hả
Và nhận ra sự dửng dung của thế nhân
.

Prayer

Give me illness for years on end,
Shortness of breath, insomnia, fever.
Take away my child and friend,
The gift of song, my last believer.
I pray according to Your rite,
After many wearisome days,-
That the storm cloud over Russia might
Turn white and bask in a glory of rays.
1915
 Anna Akhmatova

Cầu nguyện

Hãy cho ta bịnh tật dài dài cho tới chết
Hơi thở đứt đoạn, cụt lủn, mất ngủ, nóng sốt
Lấy đi con của ta, bạn của ta
Tài ca hát, tín đồ cuối cùng của ta.
Ta cầu nguyện, theo như luật của Ngài
Sau nhiều ngày ngán ngẩm, mệt mỏi
Một trận mây bão phủ lên nền trời Nga Xô
Trở thành trắng và sưởi ấm
Trong cái huy hoàng của những sợi nắng


Instead of an afterword

When they invented dreams and made them flower,
They didn’t have enough to go around,
We saw the same one, but it had power
In it, as spring first hits the ground

1965

Anna Akhmatova

Thay vì lời bạt

Khi họ phịa ra những giấc mộng, và biến chúng thành hoa, thành bông
Họ phịa không đủ
Có thể vì thế mà GCC nhìn thấy, chỉ có một
Đúng như thế
Nhưng bông hồng đen có đủ quyền uy ở trong nó
Như cú đánh đầu tiên của Mùa Xuân
Giáng xuống mặt đất
Adam Zagajewski: January 27 (Tết 27)


JANUARY 27

Frosty day. A winter sun. White breath.
 But on this Friday we didn't know
what to celebrate and what to mourn -
it was Holocaust Memorial Day
and Mozart's birthday.
Our memory was perplexed.
Our imagination lost its way.
The candle on the windowsill wept
(we'd been asked to light candles),
but the gentle music of young Mozart
reached us from the speakers, rococo,
the age of silver wigs and not the gray hair
we knew from Auschwitz,
the age of costumes, not of nakedness,
hope and not despair.
Our memory was perplexed,
our imagination grew lost in thought.

Adam Zagajewski: Unseen Hand

27 TẾT

Ngày lạnh giá. Mặt trời mùa đông. Hơi thở trắng
Nhưng vào Thứ Sáu này chúng ta không biết
Ăn mừng cái gì, và than khóc cái gì –
Đó là ngày Tưởng Niệm Lò Thiêu
Và sinh nhật Mozart.
Trí nhớ của chúng ta lúng túng.
Trí tưởng tượng trật đường rầy.
Ngọn nến nơi cửa sổ khóc
(chúng ta được yêu cầu thắp nến)
Nhưng nhạc êm dịu của Mozart khi còn trẻ
tới lỗ tai chúng ta từ mấy cái loa, cổ lỗ sĩ,
thời tóc giả màu bạc, không phải tóc xám
mà chúng ta biết từ Lò Thiêu,
thời quần áo, không phải khoả thân
Hy vọng, không phải thất vọng.
Trí nhớ của chúng ta lộn tùng phèo,
Trí tưởng tượng của chúng ta lạc lối về.


Note: Trong Slight Exaggeration, AZ viết về Jan 27

January 27. Very cold, snow. Winter now reveals all its vulgar, predictable tricks; the city's life grows slower, pedestrians flounder in superfluous snowdrifts. Intellectual life also decelerates. Winter is a provincial prestidigitator who's only really mastered one trick: transforming water into ice and snow, and then turning it back into dirty water again. For some time now-ever since recognized the potent symbols the date contains-this day has fascinated me, combining as it does two dimensions of our historical moment. January 27 marks the anniversary of what is called the "liberation" of Auschwitz, and thus it is Holocaust Remembrance Day. It's also Mozart's birthday. There's no mistake here. And no coincidence. Wolfgang Amadeus Mozart was born on January 27,1756, in Salzburg, and the Russians entered Auschwitz on January 27, 1945. The soldiers of the Sixtieth Army of the First Ukrainian Front, as the press release wrote, "opened the gates of KL Auschwitz," where only seven thousand prisoners remained. I prefer the phrase "opened the gates": liberation suggests energy, the meeting of two forces, but there, within the barbed wire, only sick, utterly depleted, dying inmates could
[suite]


Note: Đây là cái truyện ngắn đầu tiên của Borges, mà Gấu được đọc, khi ra được hải ngoại, và khi đầu quân cho tờ Văn Học, làm tên viết mướn – nên nhớ trong số những người cộng tác cho tờ báo, Gấu là 1 người được trả tiền, những người khác, sợ không được trả tiền mà còn phải đóng tiền để nuôi tờ báo - Gấu bèn dịch liền tù tì, và còn đi 1 đường vinh danh ông anh nhà thơ của mình:

Vào một buổi sáng tháng Tư, có một người, khi nhìn những đoàn quân tiến vào thành phố, đã vui mừng thốt lên, như vậy là ta sẽ chẳng bao giờ phải viết nữa. Trước đó có một người, thay vì đếm những giờ phút cuối cùng của đời mình, mơ Đức Phật trở lại với thế gian này.
Đọc Borges, tôi bỗng nhớ đến họ. Và xin tặng bản chuyển ngữ cho những ai đã từng được Thượng Đế ban cho một phép lạ bí ẩn, như nhân vật trong truyện...
NQT

Nền văn học hải ngoại, của lũ Ngụy, chẳng đã thoát thai từ cái khoảnh khắc tên trưởng toán hành quyết VC ra lệnh bắn, và 1 năm qua đi, giữa cánh tay giơ lên và tên nhà văn Ngụy té xuống, trong Phép Lạ Bí Ần, của Borges, và không chỉ 1 năm qua đi mà "hoài hoài còn hoài", khi VC, Cái Ác Bắc Kít vẫn hoành hành ở nơi xứ Mít.

Trong Phỏng vấn chót, The Last Interview, khi được hỏi về truyện ngắn Phép Lạ Bí Ẩn, Borges cho biết, ông viết thời gian Đệ Nhị Thế Chiến, và [khi viết nó] ông quan tâm chủ yếu là tới hai điều. Thứ nhất, thứ phép lạ “dưng không”, [tạm dịch từ “unassuming”, trong câu của Borges, “First, in an unassuming miracle”, và trong ý của TTT, khi ông viết, “dưng không trồi lên sự thực. Và điều thứ nhì, là 1 ý tưởng về tôn giáo - về 1 con người tự xác minh mình với Thượng Đế, về 1 điều gì chỉ Thượng Đế biết. Thượng Đế cho anh ta cái cơ hội đó.

BORGES: Yes; I think I wrote that during the Second World War. What chiefly interested me-or rather, I was interested in two things. First, in an unassuming miracle, no? For the miracle is wrought for one man only. And then in the idea- this is, I suppose, a religious idea-of a man justifying himself to God by something known only to God, no? God giving him his chance.
BURGIN: A very personal pact between the two.
BORGES: Yes. A personal pact between God and the man, And also, of course, the idea of, well, this is a common idea among the mystics, the idea of something lasting a very short while on earth and a long time in heaven, or in a man's mind, no? I suppose those ideas were behind the tale. Now maybe there are others. And then, as I had also thought out the idea of drama in two acts, and in the first act you would have something very noble and rather pompous, and then in the second act you would find that the real thing was rather tawdry, I thought, "Well, I'll never write that play, but I'll work that idea of the play into a tale of mine." Of course, I couldn't say that Hladik had thought out a drama or a work of art' and say nothing whatever about it. Because then, of course, that would fall flat, I had to make it convincing. So, I wove. I interwove those two ideas ... Now that story has been one of my lucky ones. I'm not especially fond of it, but many people are. And it has even been published in popular magazines in Buenos Aires.
BURGIN: Maybe they think of it as a more optimistic story of yours, in a way ... It ties in with your ideas on time, your "New Refutation of Time."
BORGES: Yes, yes, and the idea of different times, no? Of different time schemes. Psychological time.

Và điều thứ nhì, là 1 ý tưởng về tôn giáo - về 1 con người tự xác minh mình với Thượng Đế, về 1 điều gì chỉ Thượng Đế biết. Thượng Đế cho hắn ta cơ hội đó.

Đúng như thế. Thượng Đế, sau khi thử thách GCC bằng đủ thứ địa ngục, và, khi GCC đã qua được cái Test của Kafka, “anh Trời già” bèn cho Gấu cái cơ hội làm trang Tin Văn!

Chúc vui, khỏe, và thanh thản trong mùa lễ cuối năm . (1)
Và gởi bài thơ cho GNV :

Đọc giữa hai hàng chữ

Hình như lúc em được tượng hình
Thượng Đế đang ngồi nhìn mông mênh
Lỡ tay đánh vỡ đôi mắt ngọc
Đành nhặt sương đôi hạt rơi quanh

Mắt em từ đó chẳng bao giờ
Nhìn cho thật rõ với người ta
Trần gian bỗng trở thành thi vị
Những hình, những bóng nhẹ nhàng qua

Thuở bé mẹ dắt tay cổ tích
Trong vườn đâu thấy những gai đâm
Đâu thấy sâu nằm trong tơ kén
Chỉ thấy hoa và bướm bâng khuâng

Anh cứ viết mực màu đen mướt
Chữ kẽm gai trên giấy đỏ tươi
Cứ việc nhắc những ngày lạnh buốt
Qua mắt em chỉ thấy mặt trời.

K

Tks. NQT

(1)

Note: Giáng Sinh 2011

Bác «lãng mạn» quá, cứ mong chờ có một cú ngoạn mục của các nhân tài.

O.

Cú ngoạn mục đó, a very personal pact between the two., chính là cái cơ may của con người, để tự xác minh, chính nó, vói Thượng Đế, về 1 điều, chỉ nó và Thượng Đết biết.



Lời cảm tạ khi được vô Hàn Lâm Viện Đức
 W.G. Sebald [1944-2001]

Tôi ra đời vào năm 1944, tại Allgau, thành thử có lúc tôi đã không cảm nhận, hoặc hiểu được thế nào là huỷ diệt, vào lúc bắt đầu cuộc đời của mình. Lúc này, lúc nọ, khi còn là một đứa trẻ, tôi nghe người lớn nói tới một cú, a coup, tôi chẳng có bất cứ một ý nghĩ, cú là cái gì. Lần đầu tiên, như ánh lửa ma trơi, cái quá khứ của chúng tôi đó bất chợt tóm lấy tôi, theo tôi nghĩ, đó là vào một đêm, vào cuối thập niên 1960, khi nhà máy cưa ở Platt cháy rụi, mọi người ở ven thành phố đều túa ra khỏi nhà để nhìn bó lửa cuồn cuộn tuá lên nền trời đêm. Sau đó, khi đi học, phần lớn huỷ diệt mà chúng tôi được biết, là từ những cuộc viễn chinh của Alexander Đại Đế và Nã Phá Luân, chứ chẳng phải từ, vỏn vẹn chỉ, muời lăm năm quá khứ của chúng tôi đó. Ngay cả ở đại học, tôi hầu như chẳng học được gì, về lịch sử vừa mới qua của Đức. Những nghiên cứu Đức vào những năm đó, là một ngành học - mù lòa như dã được dự tính, chỉ đạo từ trước, và, như Hebel sẽ nói - cưỡi một con ngựa nhợt nhạt (1). Trọn một khoá học mùa đông, chúng tôi trải qua bằng cách mân mê Cái Bô Vàng [The Golden Pot] (1), mà chẳng hề một lần băn khoăn, về sự liên hệ ở trong đó, rằng, tại làm sao mà một câu chuyện lạ thường như vậy lại có thể được viết ra, với tất cả những cấu trúc dàn dựng của nó như thế, liền ngay sau một thời kỳ mà xác chết còn ngập những cánh đồng bên ngoài Dresden, và trong thành phố ở bên con sông Elbe đó thì đang xẩy ra nạn đói, và bệnh dịch. Chỉ tới khi tới Thụy Sĩ, vào năm 1965, và một năm sau, tới Anh, những ý nghĩa của tôi về quê nhà mới bắt đầu được nhen nhúm, từ một khoảng cách xa, ở trong đầu của tôi, và những ý nghĩ này, trong vòng 30 năm hơn, ngày một lớn rộng, nẩy nở mãi ra. Với tôi trọn một thể chế Cộng Hoà có một điều không thực, kỳ cục chi chi về nó, như thể một cái gì biết rồi chẳng hề chấm dứt, a never-ending déjà vu. Chỉ là một người khách ở đất nước Anh Cát Lợi, và ở đó thì cũng vậy, tôi như luôn luôn cảm thấy mình lơ lửng, giữa những ý nghĩ, những tình cảm của sự quen thuộc và của dời đổi, bật rễ, không bám trụ được vào đâu. Một lần tôi nằm mơ, và cũng như Hebel, tôi có giấc mơ của mình ở trong thành phố Paris, ở đó, tôi bị lột mặt nạ, và trơ ra, là một tên phản bội quê nhà, và một tên lừa đảo. Đặc biệt là, chính vì những nghi hoặc như thế đó, mà việc nhận tôi vô Hàn Lâm Viện thật rất là đáng mừng, nó có vẻ như một nghi thức sửa sai, phục hồi mà tôi chưa từng hy vọng.
W.G. Sebald

Nguyễn Quốc Trụ dịch [từ bản tiếng Anh, của Anthea Bell, trong Campo Santo, do Sven Meyer biên tập, nhà xb Hamish Hamilton, Penguin Books, 2005]

(1) Pale Rider: Kỵ sĩ Nhợt Nhạt, Ám chỉ Thần Chết
(2) Tác phẩm của E.T.A Hoffmann (1814)

Vụ TXT làm nhớ tới Sebald.

Ông chửi nước Đức của ông, vờ cái vụ máy bay Đồng Minh tàn phá những thành phố Đức, và tự hỏi tại sao, và bèn tự trả lời, người Đức coi đây là nỗi nhục nhã trong gia đình, đừng mang ra khoe với thiên hạ, y chang cái vụ Bắc Kít mời Tẫu vô giường, nhường vợ cho chúng, đổi lấy súng đạn làm thịt thằng em Nam Bộ!
Làm sao Đức bỏ qua cho Vẹm cho được!
Sở dĩ không có 1 tên Bắc Kít nào dám nhỏ 1 giọt nưóc mắt cá sấu cho lũ Ngụy, có thể là do chúng vẫn còn đau cái nỗi đau nhường giường cho Tẫu, trong khi xẻ dọc Trường Sơn!


But barbarism doesn't care if we are cultivated or not.
Lũ Vẹm đếch "care", chúng ta có học hay không có học.

Quả thế. Cho đến thời điểm này, chúng vẫn không làm sao hiểu được, tại làm sao mà Đức lại quá quan tâm đến 1 tên mafia đỏ, bị đồng bọn hăm he làm thịt, bỏ chạy
Nhưng, nhìn 1 cách nào đó, trường hợp TXT là cơ may độc nhất, có thể nói như vậy, cho tới nay, để cho người Đức, thắp lên nén hương tưởng niệm nạn nhân Lò Thiêu.
Sebald chẳng đã từng than, "không làm sao tưởng niệm, nỗi nhục trong gia đình…. "...
Đọc bài của Sến, trên net, viết về cas TXT, thì thấy rõ, cái đọc, cái độc, cái ác của Bắc Kít.
Chúng chỉ có thể sản xuất ra 1 thứ văn chương làm nhục thêm cho Mít.
Cái nén hương mà Đức thắp lên cho Lò Thiêu, lũ Ngụy cũng được ngửi ké, theo cái kiểu suy nghĩ của Sến, ngửi khói bếp hàng xóm cũng đủ no.
Cũng trên tờ báo Trẻ [hải ngoại, đọc trên net] có bài của Sến, còn có bài, Đức đâu cần TXT.
Cần quá chứ làm sao nói không cần?
Chính lũ Vẹm cho Đức cơ hội để nhìn lại vụ Lò Thiêu, và quá đó, lũ Ngụy, nhìn lại Trại Tù Cải Tạo.
Nghe có vẻ lớn lối nhưng quả đúng như thế, nếu đọc Sebald viết về 1 nước Đức thời hậu chiến, cái thành quả kinh tế hậu chiến, vẫn có mùi tủi nhục, từ Lò Thiêu.

Chúng chỉ có thể sản xuất ra 1 thứ văn chương làm nhục thêm cho Mít.

http://tanvien.net/TG_TP/Jean_Amery.html

Torture, writes Améry, has "an indelible character". Whoever was tortured, stays tortured.
Sebald: Chống Lại Sự Không Thể Đảo Ngược: Về Jean Améry, trong Lịch sử tự nhiên về huỷ diệt
[Against the Irreversible. On Jean Améry. On the natural history of destruction, nhà xb Vintage Canada].
Améry viết, tra tấn có cái tính quái dị, không thể tẩy xoá đi được, là: Ai đã từng bị tra tấn, là suốt đời bị tra tấn.

Câu này, theo Gấu tôi, đọc [đảo] ngược lại, vẫn có nghĩa.
Rằng, kẻ tra tấn, là cứ thèm tra tấn suốt đời!

Jean Améry viết về Sầu Xa Xứ:

Cái sầu xa xứ thứ thiệt, le vrai mal du pays, le Hauptwehe, “nỗi nhức nhối số 1", “la douleur capitale”, nếu tôi được phép mượn từ của Thomas Mann, thì khác, cực khác về bản chất, so với những gì tôi viết ở trên, và nó chỉ ngưng, khi bạn chỉ còn bạn với bạn. Vào lúc đó, đếch có hát hỏng Thuyền Viễn Xứ cái con mẹ gì nữa, cũng chẳng có gợi nhớ những đồng ruộng Mít đã mất, và bạn cũng không vãi ra những giọt nước mắt đồng lõa. Sầu Xa Xứ thứ thiệt không phải là tự an ủi, mà là tự huỷ.
Le vrai mal du pays ce n’était pas l’autocompassion, mais l’autodestruction.

"Perhaps", writes Nietzsche in the Genealogie der Moral, "there is nothing more terrible and mysterious in the whole prehistory of mankind than our mnemonic technique. We burn something into the mind so that it will remain in the memory; only what still hurts will be retained".
Trong trọn thời kỳ tiền sử, có lẽ không có chi khủng khiếp và bí ẩn hơn, so với kỹ thuật tạo dấu ấn của con người, Nietzsche viết trong Genealogie der Moral:  Chúng ta đánh dấu trái tim của chúng ta bằng lửa, sao cho, chỉ cái đau được giữ lại, [cái sướng bỏ đi].

.. Weiss learned in exile to understand the fate he escaped...... so vital to him, of whether he himself was on the side of the creditors or the debtors. He finds the answer to the question in the course of his own study, as it becomes increasingly clear to him that rulers and ruled, exploiters and exploited, are in fact the same species, so that he, the potential victim, must also range himself with the perpetrators of the crime or at least theirs accomplices
Chỉ tới khi lưu vong thì Weiss mới hiểu ra phần số của mình, ở về phía kẻ ăn cướp hay bị ăn cướp. Ông tìm thấy câu hỏi cho câu trả lời theo dòng nghiên cứu của chính ông, và mọi chuyện càng ngày càng trở nên rõ ràng, đối với ông, là, cai trị hay bị trị, bóc lộc hay bị bóc lột, thì cũng rứa, và, bởi vì ông ta sinh ra là có tướng bị ăn đòn rồi, thành thử bắt buộc phải tự xếp hàng cùng với những kẻ tạo ác, hay chí ít, cũng đồng phạm.

Sebald
 

… Weiss to attend the Auschwitz trial in Frankfurt. He may also have been motivated before the event by the hope, never quite extinguished, "that every injury has its equivalent somewhere and can be truly compensated for, even if it be through the pain of whoever inflicted the injury." This idea, which Nietzsche thought was the basis of our sense of justice and which, he said, "rests on a contractual relationship between creditor and debtor as old as the concept of law itself”…
W.G. Sebald: The Remorse of the Heart.
On Memory and Cruelty in the Work of Peter Weiss

Weiss tham dự tòa án xử vụ Lò Thiêu ở Frankfurt. Có thể là do ông vẫn còn hy vọng, một niềm hy vọng chẳng hề tàn lụi, rằng, “mọi tổn thương thì có cái phần tương đương của nó, ở đâu đó, và có thể thực sự được đền bù, bù trừ, bồi hoàn, ngay cả, sự bồi hoàn này thông qua nỗi đau của bất cứ kẻ nào gây ra sự tổn thương”. Tư tưởng này Nietzsche nghĩ, nó là cơ sở của cảm quan của chúng ta về công lý, và nó, như ông nói, “nằm trong liên hệ có tính khế ước, giữa chủ nợ và con nợ, và nó cũng cổ xưa, lâu đời như là quan niệm về luật pháp, chính nó”

W.G. Sebald:  Sự hối hận của con tim. 

  even if it be through the pain of whoever inflicted the injury.

Moi, je traine le fardeau de la faute collective, dis-je, pas eux.
Jean Améry viết, trong Vượt quá tội ác và hình phạt, Par-delà le crime et le châtiment.

Gấu cũng có thể nói như thế:
Ta mang cái gánh nặng của Cái Ác Bắc Kít, đâu phải lũ Bắc Kít?

Con chim ousen [chim két] hót ở trong rừng Cilgwri.
Hót hoài hót hoài như một dòng suối dội lên những hòn đá rêu xanh
Nhưng cũng chưa xa xưa bằng con nhái Cors Fochno
Cảm thấy làn da lạnh chũng vào tới tận xương tận tuỷ.

Rushdie viết, rất ít nhà thơ kết hôn sâu xa đằm thắm với đất mẹ như nhà thơ R.S. Thomas, một nhà thơ dân tộc Welsh [a Welsh nationalist], những vần thơ của ông tìm kiếm, bằng cách nhận ra, để ý [noticing], khẳng định [arguing], làm thành vần điệu, huyền hoặc hóa, biến đất nước thành một sinh vật rất ư là nồng nàn, rất ư là trữ tình.

Tuy nhiên, cũng chính ông này, cũng viết:

Sự hận thù mất nhiều thời gian
Để mà đâm chồi nẩy lộc, và lòng hận thù của tôi
Kể từ khi sinh ra, cứ thế mà tăng trưởng..

Không phải tôi thù cái mảnh đất tàn nhẫn thô bạo dã man mà tôi ra đời...
Tôi nhận ra một điều:
Cái lòng hận thù đó, là thù cái làn da khốn kiếp của tôi,
Cái thứ khốn kiếp, là chính tôi!

Hate takes a long time
To grow in, and mine
Has increased from birth;
Not for the brute earth...
I find
This hate's for my own kind.
*

Thảo nào, thằng cha Gấu thù chính nó, thù cái chất Yankee mũi tẹt của chính nó! (1)

http://www.tanvien.net/Souvenir/19.html

Primo Levi trả lời tờ Partisan Review, 1987

Không biết đám quản giáo VC, khi cần chùi tay, có chùi vô áo tên sĩ quan tù VNCH không, nhỉ?
*
Partisan Review:
Tôi bị chấn động bởi những lá thư mà những độc giả Đức gửi cho ông, sau khi cuốn Đây có phải 1 người, bản tiếng Đức được xb. Đa số nhắc tới giai đoạn xẩy ra sự kiện 1 người lính Đức đã chùi tay của anh ta lên chiếc áo sơ mi của ông. Tại sao, theo ông, sự kiện trên lại khiến cho họ để ý tới?

Primo Levi:
Cử chỉ đó mang tính biểu tượng đặc thù, và vì lý do đó, nó làm nhiều người chấn động, tôi là người đầu tiên. Không phải là 1 cú thượng cẳng chân hạ cẳng tay: đấm vô mặt làm tôi đau hơn. Sự kiện là, anh lính Đức coi tôi như là một cái khăn để chùi tay. Những ngày tiếp theo sau, và ngay cả đến tận bây giờ, tôi vẫn tôi cảm thấy, đây là cú sỉ nhục nặng nề nhất mà tôi đã từng bị.

Những cú sỉ nhục như thế đè nặng lên nhân phẩm của ông tới cỡ nào?

Lúc thoạt đầu, quả là đau, nhưng điều tệ hại là những gì xẩy ra sau đó, nó là cú mở đầu. Chúng tôi trở nên quen. Thì cũng 1 thứ chuyện thường ngày ở huyện.

"Quen", là thế nào, về mặt đạo hạnh, về mặt tinh thần?

Thì nói mẹ ra như thế này: nó làm mất cái gọi là tính người ở nơi bạn. Cách độc nhất để sống sót, là làm quen với cuộc sống trong trại tù, và làm quen như thế, là một phần con người ở nơi bạn mất đi. Điều này xẩy ra cho cả quản giáo và tù nhân. Chẳng có nhóm nào người hơn nhóm nào.Trừ 1 số ngoại lệ, cái gọi là vô nhân tính làm nhiễm độc luôn cả tù nhân, làm sao không!

Khi Gunter Grass mất, Tin Văn có đi 1 đường tưởng niệm, và cám ơn, vì ông đã từng lên tiếng cho 1 gia đình Mít thuộc giới viết lách, xin tị nạn tại Đức.
Và có nhắc tới bài viết của Rusdhie, link sau đây; trong bài viết, Rushdie kể là trong 1 lần tới Đức, ông tính đi thăm Grass và đám phóng viên "lề chính" bèn xì 1 phát, thằng cha đó, mà có ra cái đếch gì mà thăm mới hỏi!
Nhìn theo cách đó, thì Sebald cũng thuộc loại
Đức đếch chịu được, và chính ông, cũng đếch chịu được nước Đức của ông. Cái giấc mơ thấy mình đang rong chơi 1 phát ở Paris, mà bị chặn hỏi, mi có phải là 1 tên Bắc Kít khốn kiếp, GCC cũng đã từng bị, nhiều lần. Sến chẳng đã từng mắng yêu, sao mi cứ cay đắng mãi như thế!

http://www.newyorker.com/books/page-turner/the-greatness-of-gunter-grass

Page-Turner
The Greatness of Günter Grass

By Salman Rushdie

April 13, 2015
Photograph by Rene Burri / Magnum

In 1982, when I was in Hamburg for the publication of the German translation of “Midnight’s Children,” I was asked by my publishers if I would like to meet Günter Grass. Well, obviously I wanted to, and so I was driven out to the village of Wewelsfleth, outside Hamburg, where Grass then lived. He had two houses in the village; he wrote and lived in one and used the other as an art studio. After a certain amount of early fencing—I was expected, as the younger writer, to make my genuflections, which, as it happened, I was happy to perform—he decided, all of a sudden, that I was acceptable, led me to a cabinet in which he stored his collection of antique glasses, and asked me to choose one. Then he got out a bottle of schnapps, and by the bottom of the bottle we were friends. At some later point, we lurched over to the art studio, and I was enchanted by the objects I saw there, all of which I recognized from the novels: bronze eels, terracotta flounders, dry-point etchings of a boy beating a tin drum. I envied him his artistic gift almost more than I admired him for his literary genius. How wonderful, at the end of a day’s writing, to walk down the street and become a different sort of artist! He designed his own book covers, too: dogs, rats, toads moved from his pen onto his dust jackets.

After that meeting, every German journalist I met wanted to ask me what I thought of him, and when I said that I believed him to be one of the two or three greatest living writers in the world some of these journalists looked disappointed, and said, “Well, ‘The Tin Drum,’ yes, but wasn’t that a long time ago?” To which I tried to reply that if Grass had never written that novel, his other books were enough to earn him the accolades I was giving him, and the fact that he had written “The Tin Drum” as well placed him among the immortals. The skeptical journalists looked disappointed. They would have preferred something cattier, but I had nothing catty to say.

I loved him for his writing, of course—for his love of the Grimm tales, which he remade in modern dress, for the black comedy he brought to the examination of history, for the playfulness of his seriousness, for the unforgettable courage with which he looked the great evil of his time in the face and rendered the unspeakable into great art. (Later, when people threw slurs at him—Nazi, anti-Semite—I thought: let the books speak for him, the greatest anti-Nazi masterpieces ever written, containing passages about Germans’ chosen blindness toward the Holocaust that no anti-Semite could ever write.)

On his seventieth birthday, many writers—Nadine Gordimer, John Irving, and the whole of German literature—assembled to sing his praises at the Thalia Theatre in Hamburg, but what I remember best is that when the praise songs were done music began to play, the theatre’s stage became a dance floor, and Grass was revealed as a master of what I call joined-up dancing. He could waltz, polka, foxtrot, tango, and gavotte, and it seemed that all the most beautiful girls in Germany were lining up to dance with him. As he delightedly swung and twirled and dipped, I understood that this was who he was: the great dancer of German literature, dancing across history’s horrors toward literature’s beauty, surviving evil because of his personal grace, and his comedian’s sense of the ridiculous as well.

To those journalists who wanted me to diss him in 1982, I said, “Maybe he has to die before you understand what a great man you have lost.” That time has now arrived. I hope they do.


Trở lại chuyện TXT. Lũ Vẹm quả đúng là chui ra từ hang Pác Bó, vô học, và cực kỳ man rợ, khi sử sự như 1 tên trộm cướp, bắt cóc người, ngay tại cái nơi là người đó được coi là khách, bị chúng săn/xua đuổi, phải chạy tới đó, xin dung thân.
Một cách nào đó, thì lũ Vẹm ở Đức, thì cũng là khách của Đức, như TXT.
Chủ nhà cho hai thằng khách, trú ở trong nhà mình, 1 thằng, lừa đêm tối, bắt cóc thằng kia, làm sao chủ nhà chịu nổi!

Thành thử, chẳng cần Lò Thiêu, chẳng cần "không thể tưởng niệm, chẳng cần nỗi nhục trong gia đình", Đức không thể nào bỏ qua cho Vẹm được.


My Old Saigon

https://www.facebook.com/notes/quoc-tru-nguyen/t%C6%B0%E1%BB%9Fng-nh%E1%BB%9B-nguy%E1%BB%85n-t%C3%B4n-nhan/10203841959205861/

Tưởng nhớ Nguyễn Tôn Nhan


Remove
Thuan Nguyen Hinh O. Tru voi ai vay? dau phai NTNhan?
Remove
Nguyễn Trọng Khôi Quán Hương Xưa 1972. Sau khi nhậu ở Nhà Bè về.
Remove
Quoc Tru Nguyen Tks. Nhớ ra rồi. Bữa đó trình din ông Trùm, chủ nhà sách Sống Mới, ông Nhàn, chủ nhà sách Vàng Son là 1 đàn em của SM. Thảo nào thắt cà vạt.
Manage











































Trang NQT

art2all.net


&

Lô cốt trên đê làng
Thanh Trì, Sơn Tây