nqt
 





 "Perhaps", writes Nietzsche in the Genealogie der Moral, "there is nothing more terrible and mysterious in the whole prehistory of mankind than our mnemonic technique. We burn something into the mind so that it will remain in the memory; only what still hurts will be retained"
Kỹ thuật tạo dấu ấn khủng khiếp nhất, bí ẩn nhất, từ thời tiền sử để lại: Chúng ta đánh dấu trái tim của con người bằng lửa, làm sao cho, chỉ cái đau được giữ lại, cái sướng bỏ đi.

*

Notes

Mnemonic?: Thuộc về trí nhớ. Qui a rapport à la mémoire. Art mnémonique.
Figures mnémoniques. S. f. La mnémonique, l'art de faciliter les opérations de la mémoire. En grec, qui se souvient, dérivé du grec, mémoire (comparez MÉMOIRE).
Bây giờ có từ điển online rất tốt:
http://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/Dict/index.html.
http://www.tudientiengviet.net.

*

Bên Ky Tô giáo có bà thánh St-Catherine de Sienne xin: "Xin cho con có trí nhớ"
Có trí nhớ để nhớ những chuyện tốt con nhận được.
Génie của thánh Ignace de Loyola, là đưa ra khái niệm: Consolation [An ủi] và Désolation [Thất vọng]
Khi Consolation thì nhớ là mình đã từng Désolation để đừng kiêu ngạo.
Khi Désolation thì nhớ là mình đã từng Consolation để đừng nản chí.
Mémoire của mình là mémoire sélective, và, vì con người là con người của trọng lực - gravité - nên nó hướng mémoire về gravité, không hướng thượng được. Định luật Newton mà.
Vì thế mà G. Steiner và S. Weil.. mới nhắc con người phải biết đến Thượng Đế để kéo mình lên.
Phải không bác Gấu?
Văn hoá Á Đông có câu chuyện hay nào về những khái niệm này vậy?

*

Tks. Take care. Gấu

Re: Lời chúc tết của K.
Đang loay hoay đi 1 đường về nó, và nó mắc mớ đến cách đọc THNM: 

Liệu có 1 cách đọc nào, khác? 

Có, và có 1 cách viết khác, làm thơ khác, và là trường hợp của nhà thơ Zbigniew Herbert, nhân đọc Coetzee, Late Essays
Trong ba nhà thơ Ba Lan, Ba Lan Tam Kiệt, Milosz, Szymborska, Herbert bảnh nhất, vậ
y mà không được Nobel. 

Cái gì làm ông thoát...  Nobel?

Văn học Việt Nam đang... đi ngang (ĐĐK 18-2-18) Hồng Thanh Quang p/v Nguyễn Hòa (có nói đến Thụy Khuê, Đoàn Cầm Thi) 

Cái chuyện khen chê giải Nobel, thì cũng thường tình, nhưng, trong khi Mít - thường là chê - như Sến, như Thầy Kuốc, và rất nhiều vị ở trong nước, thì Mẽo lại là 1 nước gần như phát điên lên, và chửi um lên, khi bị Nobel vờ.

Tuy nhiên, nhận xét về giải Nobel -  của riêng Gấu, nhân đọc Walter Benjamin mà ngộ ra được - chỉ mấy năm gần đây mới bảnh tỏng, nhờ lật ngược cách cho, tức là cho - không thành tựu mà là thất bại, không cho thứ lịch sử viết từ đỉnh, mà từ đáy, không cho toàn bộ tác phẩm, chỉ cần 1 cuốn… những sự kiện này mới đáng nói. 

Sến chê Nobel cho Mặc Ngôn, trong khi Prospero phán, chúng tôi cần vài đấng Mặc Ngôn nữa. Nhà phê bình ở trong nước, cũng 1 tay cực kỳ sừng sỏ, theo 1 số người, Nguyễn Hòa, chê Ishiguro, trong khi ông này, với GCC lại quá xứng đáng với cuốn Tàn Ngày, The Remains of the Day, không phải Never Let Me Go.
Tuy nhiên, vưỡn tuy nhiên, có những tác giả vượt quá nấc thang Nobel, và trong số đó, có Zbigniew Herbert. Và cái sự kiện tại sao "quá Nobel" này, quá quan trọng, khiến chúng ta phải lèm bèm ở đây.

Về cuốn Tàn Ngày, GCC có đi 1 đường "thần sầu" về nó, không biết sao, lỡ tay, hẳn thế, delete mất tiêu, chán thế.
Nhớ đại khái, đọc theo kiểu THNM, thì đây đúng là 1 cuốn tiểu thuyết viết về xứ Bắc Kít.

Khi viết về Sartoris của Faulkner, Sartre cho rằng tác phẩm lớn, tới một lúc nào đó, giống như sỏi đá, cây cỏ. Người đọc chấp nhận, và quên luôn nó đã từng có một tác giả.
Trường hợp Herbert, quả đúng là như thế, qua cách đọc của Coetzee.
Vị này, sư phụ là Dos, ông đã từng viết lại Dos, và "nếu như thế", với ông, Cái Đẹp sẽ cứu chuộc thế giới...

Cuốn Late Essays, gồm những bài tương đối ngắn, nhưng đọc quá OK, nhất là mấy bài về Beckett. Từ từ Gấu khoe hàng tiếp....

Image may contain: text



http://www.tanvien.net/Viet/A_Place_In_The_Country.html


The Genius of Robert Walser
http://www.nybooks.com/articles/archives/2000/nov/02/the-genius-of-robert-walser/
J.M. Coetzee
November 2, 2000 Issue

Was Walser a great writer? If one is reluctant to call him great, said Canetti, that is only because nothing could be more alien to him than greatness. In a late poem Walser wrote:

I would wish it on no one to be me.
Only I am capable of bearing myself.
To know so much, to have seen so much, and
To say nothing, just about nothing.

Walser, nhà văn nhớn?
Nếu có người nào đó, gọi ông ta là nhà văn nhớn, 1 cách ngần ngại, thì đó là vì cái từ “nhớn” rất ư là xa lạ với Walser, như Canetti viết.
Như trong 1 bài thơ muộn của mình, Walser viết:

Tớ đếch muốn thằng chó nào như tớ, hoặc nhớ đến tớ, hoặc lèm bèm về tớ, hoặc mong muốn là tớ
Nhất là khi thằng khốn đó ngồi bên ly cà phê!
Một mình tớ, chỉ độc nhất tớ, chịu khốn khổ vì tớ là đủ rồi
Biết thật nhiều, nhòm đủ thứ, và
Đếch nói gì, về bất cứ cái gì

[Dịch hơi bị THNM. Nhưng quái làm sao, lại nhớ tới lời chúc SN/GCC của K!]

Walser được hiểu như là 1 cái link thiếu, giữa Kleist và Kafka. “Tuy nhiên,” Susan Sontag viết, “Vào lúc Walser viết, thì đúng là Kafka [như được hậu thế hiểu], qua lăng kính của Walser. Musil, 1 đấng ái mộ khác giữa những người đương thời của Walser, lần đầu đọc Kafka, phán, ông này thuổng Walser [một trường hợp đặc dị của Walser]."
Walser được ái mộ sớm sủa bởi những đấng cự phách như là Musil, Hesse, Zweig. Benjamin, và Kafka;  đúng ra, Walser, trong đời của mình, được biết nhiều hơn, so với Kafka, hay Benjamin.

W. G. Sebald, in his essay “Le Promeneur Solitaire,” offers the following biographical information concerning the Swiss writer Robert Walser: “Nowhere was he able to settle, never did he acquire the least thing by way of possessions. He had neither a house, nor any fixed abode, nor a single piece of furniture, and as far as clothes are concerned, at most one good suit and one less so…. He did not, I believe, even own the books that he had written.” Sebald goes on to ask, “How is one to understand an author who was so beset by shadows … who created humorous sketches from pure despair, who almost always wrote the same thing and yet never repeated himself, whose prose has the tendency to dissolve upon reading, so that only a few hours later one can barely remember the ephemeral figures, events and things of which it spoke.”

*

Bài viết của Coetzee về Walser, sau đưa vô “Inner Workings, essays 2000-2005”, Gấu đọc rồi, mà chẳng nhớ gì, ấy thế lại còn lầm ông với Kazin, tay này cũng bảnh lắm. Từ từ làm thịt cả hai, hà hà!

Trong cuốn “Moral Agents”, 8 nhà văn Mẽo tạo nên cái gọi là văn hóa Mẽo, Edward Mendelson gọi Lionel Trilling là nhà hiền giả (sage), Alfred Kazin, kẻ bên lề (outsider), W.H, Auden, người hàng xóm (neighbor)…

Bài của Coetzee về Walser, GCC mới đọc lại, không có tính essay nhiều, chỉ kể rông rài về đời Walser, nhưng mở ra bằng cái cảnh Walser trốn ra khỏi nhà thương, nằm chết trên hè đường, thật thê lương:

On Christmas Day, 1956, the police of the town of Herisau in eastern Switzerland were called out: children had stumbled upon the body of a man, frozen to death, in a snowy field. Arriving at the scene, the police took photographs and had the body removed.
The dead man was easily identified: Robert Walser, aged seventy-eight, missing from a local mental hospital. In his earlier years Walser had won something of a reputation, in Switzerland and even in Germany, as a writer. Some of his books were still in print; there had even been a biography of him published. During a quarter of a century in mental institutions, however, his own writing had dried up. Long country walks—like the one on which he had died—had been his main recreation.
The police photographs showed an old man in overcoat and boots lying sprawled in the snow, his eyes open, his jaw slack. These photographs have been widely (and shamelessly) reproduced in the critical literature on Walser that has burgeoned since the 1960s
Walser’s so-called madness, his lonely death, and the posthumously discovered cache of his secret writings were the pillars on which a legend of Walser as a scandalously neglected genius was erected. Even the sudden interest in Walser became part of the scandal. “I ask myself,” wrote the novelist Elias Canetti in 1973, “whether, among those who build their leisurely, secure, dead regular academic life on that of a writer who had lived in misery and despair, there is one who is ashamed of himself.”

http://tanvien.net/Poesie/Herbert_by_Zagajewski.html


& *



Coetzee

Coetzee



Dec 5 at 6:23 AM

Thưa bác Nguyễn Quốc Trụ,

Tôi là người dịch truyện ngắn "Con chó" của J. M. Coetzee, được bác dẫn lại trên blog Tin Văn.

Có điều, theo giới thiệu của bác, rằng "Vị này… hóa ra ở Nga, và có về tham dự cuộc hội ngộ văn chương trong nước & hải ngoại," thì có lẽ do trùng tên, bác đã nhầm tôi với một người khác. Tôi ở Anh và không quen nhà thơ Nguyễn Huy Hoàng ở Nga.

Vậy xin thưa để bác biết. Cảm ơn bác và kính chúc bác mạnh khỏe.

Trân trọng,

Nguyễn Huy Hoàng.

I'm so sorry.
NQT


https://www.newyorker.com/magazine/2017/12/04/the-dog


Vị này, lướt nét, hóa ra ở Nga, và có về tham dự cuộc hội ngộ văn chương trong nước & hải ngoại, do Hội Nhà Thổ của Hữu Thỉnh chủ tọa, và làm cò mồi.
Có đấng Võ Công Liêm của xứ Cờ Hoa nữa!
Bẩn thế!
Nếu như thế, có thể ông không biết đến quá khứ tủi nhục của xứ Mít, khi còn nô lệ Tẩy, của từ "Chien Méchant", và vẫn như thế, cái tiếng Anh của ông là thứ mới tinh, không có mặc cảm bồi Mẽo của lũ Ngụy.
Hồi còn Sài Gòn, làm bồi Mẽo, vì, chỉ hai tiếng Yes Sir, là đủ, nên Gấu không hề đọc sách Mẽo, văn hóa Mẽo, tự nhủ thầm, khi nào lũ mày bye bye xứ Mít học vẫn còn kịp!
Phải đến khi qua được trại tị nạn Thái Lan, mới hăm hở học, hung hăng đe dọa chính Gấu, tao sẽ viết văn tiếng Anh, ở trong cuộc đời mới này!

Nhưng có thể do thiếu tí tủi nhục làm bồi Mẽo, cho nên tiếng Anh của vị này khác của Gấu, và của cả Coetzee. Ông này, 1 cách nào đó, giống Gấu: Ông phải bỏ chạy xứ Phi Châu của ông, qua Úc sống.
Coetzee, cũng là 1 vị Thầy của GCC, đúng như thế. Nhờ đọc ông, Gấu lần ra không biết bao nhà tác giả. Biết tới Walter Benjamin, thí dụ, là nhờ ông.


*

Bài điểm cuốn mới nhất của Coetzee, “Tuổi thơ của Ky Tô”, trên TLS, 22 Tháng Ba - đúng ngày mất của TTT – 2013.

Tuyệt.

J.M. Coetzee thì thật hiếm trong số những tiểu thuyết gia cự phách mà có thể nói, đếch làm sao trích dẫn nổi. Những câu văn của ông – “Tháng Chạp, trời trở nên buốt giá”, hay “Ở trên giường, Soraya trơ ra” - chẳng có tí hoành tráng! Có người phán, văn không có máu, có người khác, văn kìm kẹp. Thật khó mà đọc một hai câu mà không vứt vô thùng rác, đúng như Sến, xin lỗi, không phải Sến, mà là Martin Amis, cách đây vài năm, phán, Nobel và Booker kép “không có tài năng”. Tuy nhiên, văn phong thì cũng năm bẩy đường… Với Coetzee, chúng ta có 1 thứ chủ nghĩa tàn nhẫn văn học, it's a sort of literary brutalism!

Coetzee @ ML

Notes on a Voice

THE SAVAGE THRIFT OF J.M. COETZEE

TYPICAL SENTENCE
"There seems to be no limit to the shame a human being can feel" ("Age of Iron", 1990).

Câu văn bảnh:
Hình như không có giới hạn cho nỗi tủi hổ nhục nhã mà con người có thể cảm nhận (“Thời Sắt”, 1990).

Ở cuối Vụ Án, Kafka cho K. chết, "như 1 con chó": Tên “Mít” K nhìn hai ông cớm VC [l'accusé regardait "les deux messieurs"] đâm lưỡi dao vô tim, như thể nỗi tủi hổ sẽ sống dai hơn anh ta, “comme si la honte devait lui survivre”.

Như trong Kafka, “cộng đồng người và vật”, là "vụ án" độc nhất, cần phải chỉ mặt đặt tên [Comme chez Kafka, la “communauté des hommes et des bêtes” est le seul “tribunal” à reconnaitre.]

Như Graham [trong bài viết  “Coetzee, sắc dân và hiếp dâm” trên tờ TLS số 8 Tháng Hai, 2013] chỉ ra, sức mạnh khủng khiếp gây sốc, the great shocking power, của Coetzee ở trong Ô Nhục, Disgrace, 1990, nằm đúng ở sự kiện, cô con gái của nhân vật chính, Lucy Lurie, sau khi bị cả một băng da đen hãm hiếp, đã lặng lẽ chọn quyết định, sẽ giữ lại đứa con, hậu quả của vụ hãm hiếp, mà cô coi đó là biểu tượng của cái giá mà cô phải trả để tiếp tục sống thời hậu phân biệt chủng tộc tại Nam Phi.

Cú hiếp này là nặng nhất, nói về "giới hạn" của ghê rợn, tủi nhục, đỉnh cao chói lọi, “hiếp đàn bà da trắng” của da đen. Coetzee là người đầu tiên dám đi tới giới hạn và chính vì thế, mặc dù ông được Booker, được Nobel, nhờ nó, nhưng Nam Phi không chịu nổi ông, và ông phải bỏ qua Úc sống.

FAVOURITE TRICK

Using doubles. Animals were the subject of Coetzee’s Tanner Lectures at Princeton in 1997. Except he didn’t give his opinions. He told stories about a writer giving hers. The most provocative of them compared industrial meat production with the Holocaust. Some critics thought he was being evasive; others that he was thinking about how ideas are embodied and lived.

Mánh viết

Sử dụng những kẻ thế thân,“tớ đấy, nhưng không phải tớ”. Loài vật là đề tài của Coetzee trong những lần diễn thuyết "Tanner Lectures", ở Princeton, vào năm 1997. Nhưng ông đếch coi đó là quan điểm, vị thế của mình, và “bật mí”, của một nhà văn, một nữ văn sỡi.
Căng nhất, gây tranh cãi nhất, là chúng được so sánh với kỹ nghệ sản xuất thịt [người] ở Lò Thiêu.
Một vài nhà phê bình thì nghĩ rằng thì là Coetzee chơi trò ẩn hiện, evasive: lẩn tránh, thoái thác; một số khác, ông ta đang suy nghĩ về, như thế nào, làm sao, những tư tưởng đó được cưu mang, và sống, với nhau.

ROLE MODELS

Not hard to spot: Coetzee writes novels about them. "Foe" (1986) is a reworking of "Robinson Crusoe", "The Master of Petersburg" (1994) is about the life of Dostoyevsky. The influence of Kafka is felt in Michael K’s name, which evokes "The Trial", as do his run-ins with obscure and violent authority.

Hàng Mẫu

Dễ ợt, nhận ra liền tù tì: Coetzee “đi” những cuốn tiểu thuyết về họ. “Foe” (1986), là nhái lại, làm lại "Lỗ Bình Sơn phiêu lưu ký" [Thảo nào, TTT “viết lại” Một Chủ Nhật Khác, dành riêng cho Đảo Xa!] “Sư Phụ ở Petersburg” (1994), là về cuộc đời của Dos. Ảnh hưởng của Kafka thì ngửi ra liền, qua cái tên Michael K, làm bật ra “Vụ Án”, cùng với chúng, là những cuộc uýnh lộn của ông với quyền uy tối tăm và hung bạo.


Coetzee: Notes on a Voice

*



Notes on a Voice: Simon Willis unpicks a lean and menacing prose style
From INTELLIGENT LIFE magazine, March/April 2013
Reading J.M. Coetzee is like swimming in a sea with a calm surface and a savage undertow. His sentences are lean, his subjects menacing: power, race, animal rights and confession. In his later work there’s a thread of religion and salvation. His new novel is called "The Childhood of Jesus".
Born in South Africa in 1940, he spent his 20s suffering "the nausea of facing the empty page". The sickness abated in 1974, when he published his first novel "Dusklands". Since then he has written penetrating works of the apartheid and post-apartheid eras—including "Life and Times of Michael K" (1983) and "Disgrace" (1999), both Booker-winners—as well as novels that are more like essays, and memoirs that are more like novels. He won the Nobel prize in 2003.
Before becoming a novelist he was a mathematician and academic, and his sentences gleam with rigour and clarity. Some critics have found them too hard, too barren. But it’s a style, as Michael Wood has written, which takes you "through stunted country but arrives at a region of desperate feeling".
KEY DECISION
Going to Austin, Texas. In 1965, Coetzee went there to do a doctorate. In the university library he found the early manuscripts for Samuel Beckett’s novel "Watt". Beckett gave Coetzee a sound. You can hear it most strongly in the faltering monologues of "Dusklands" and "In the Heart of the Country" (1977). The most important lesson of all was restraint. "The thought was like a ravening dog", Coetzee wrote, "the prose was like a taut leash."
GOLDEN RULE
Keep it spare. The leash became a choke-chain, and he drew it tightest in "Disgrace", setting his protagonist, Professor David Lurie, on fire with a single sentence: "The scrape of a match, and at once he is bathed in a cool blue flame." But the leash quivers with the power of Coetzee’s themes. "I am sunk into a state of disgrace from which it will not be easy to lift myself," Lurie says later.
STRONG POINTS
(1) Pronouns. "I" or "he" are simple words, unless Coetzee writes them. "Boyhood" (1997), "Youth" (2002) and "Summertime" (2009) are all autobiographical works. The first two are written in the third person present tense. In the third, Coetzee is dead. The game poses serious questions. How much can we know about ourselves? What does it mean to tell the truth? (2) Form. As well as oblique memoirs, Coetzee has written allegories and epistles. In "Diary of a Bad Year" (2007) he divided each page into three, one for each strand of the narrative. The result is a beautiful counterpoint, a fugue for three voices. (3) Animals. They give Coetzee many of his most piercing images of human degradation. Michael K drinks "like a guilty dog". The magistrate in "Waiting for the Barbarians" (1980) hangs from a tree "like a great old moth with its wings pinched together, roaring, shouting".
FAVOURITE TRICK
Using doubles. Animals were the subject of Coetzee’s Tanner Lectures at Princeton in 1997. Except he didn’t give his opinions. He told stories about a writer giving hers. The most provocative of them compared industrial meat production with the Holocaust. Some critics thought he was being evasive; others that he was thinking about how ideas are embodied and lived.
ROLE MODELS
Not hard to spot: Coetzee writes novels about them. "Foe" (1986) is a reworking of "Robinson Crusoe", "The Master of Petersburg" (1994) is about the life of Dostoyevsky. The influence of Kafka is felt in Michael K’s name, which evokes "The Trial", as do his run-ins with obscure and violent authority.
TYPICAL SENTENCE
"There seems to be no limit to the shame a human being can feel" ("Age of Iron", 1990).
The Childhood of Jesus Harvill Secker, March 7th
Simon Willis is apps editor of Intelligent Life and a former associate editor of Granta.
Illustration Kathryn Rathke 

THE SAVAGE THRIFT OF J.M. COETZEE

Tính tằn tiện dã man của J.M. Coetzee

Ghi chú về 1 giọng văn: Simon Willis khui ra 1 giọng văn gầy còm, không có tí mỡ, và đe dọa.

Đọc Coetzee thì như bơi trong 1 biển, mặt biển phẳng lặng, và sóng dội từ bờ, mới hung bạo làm sao. Những câu văn của ông thì còm cõi, những đề tài, đe dọa [Trên tờ TLS Gấu mới đọc, kiếm hoài không thấy trong mớ sách báo, 1 bài viết về ông, theo đó, hai đề tài chủ yếu của ông là race and rape, sắc dân và hiếp dâm]: quyền lực, sắc dân, quyền của thú vật, và thú tội. Trong những tác phẩm sau này, có sợi chỉ tôn giáo và cứu chuộc. Cuốn tiểu thuyết mới có tên “Tuổi thơ của Chúa Ky Tô”.
    Sinh tại Nam Phi, 1940, ông trải qua tuổi đôi mươi đau nỗi đau nôn mửa, khi đối diện trang sách trống rỗng – Mít kêu là trang giấy trắng tinh – Cơn bịnh bớt đi, khi, vào năm 1974, ông cho ra đời cuốn tiểu thuyết đầu tay, “Dusklands”. Kể từ đó, ông viết những tác phẩm thấm thiá về thời kỳ phân biệt, và hậu phân biệt chủng tộc – bao gồm “Đời và Thời của Michael K” (1983) và Ô Nhục, Disgrace (1999), cả hai đều đợp Booker Prize, cũng như là những tiểu thuyết quá tiểu thuyết đến trở thành những tiểu luận, và những hồi ức, memoirs, quá memoir đến trở thành tiểu thuyết. Ông đợp Nobel năm 2003.
    Trước khi là tiểu thuyết gia, thì là 1 nhà toán học, nhà khoa bảng, và câu văn của ông sáng lên nhờ cái vẻ khắc khổ, và, trong sáng. Vài chuyên gia phê là cứng quá, cằn cỗi quá. Nhưng, như là 1 văn phong, như Michael Wood chỉ ra, nó đưa bạn “qua 1 xứ sở còi cọc, nhưng tới một miền của nỗi chán chường, tuyệt vọng”.

Quyết định Chìa Khóa

Đi Mẽo [Austin, Texas]. Vào năm 1965, Coetzee tới đó, làm cái luận án Tiến sĩ. Ở thư viện đại học, ông vớ được những bản thảo đầu của cuốn tiểu thuyết “Watt” của Samuel Beckett. Ông la lên, “ơ rơ ka”, kiếm thấy rồi! Beckett đem đến cho Coetzee một “sound” [âm, vọng, tiếng, giọng…] Bạn có thể nghe thấy nó, rõ ràng nhất, mạnh mẽ nhất, khỏe nhất, ở trong những độc thoại "xa rồi, xưa rồi, diễm ơi, nhạt nhòa như mưa", của “Dusklands”, và “Ở Trái Tim của Xứ Xở” (1977). Bài học quan trọng nhất của tất cả, là, sự kiềm chế, cố nén. “Tư tưởng thì như con chó thèm cục kít," [Em như cục kít trôi sông/Anh như con chó chạy rông ven bờ], Coetzee viết, “văn xuôi thì như sợi dây [kìm con chó]

Luật Vàng

Keep it spare [Giữ riêng ra, thật chặt]. Sợi dây dẫn chó trở thành cái thòng lọng, và ông bèn xiết thật chặt, trong Ô Nhục, đẩy nhân vật của ông, giáo sư David Lurie, vào đống lửa, bằng, chỉ 1 câu văn: “Quẹt cây diêm đánh dzẹt 1 phát, và thế là ông bèn ngập trong một biển lửa, xanh, lạnh”. Nhưng sợi thòng lọng rung lên, như người đọc run lên, theo từng trang sách, cùng với những đề tài khủng khiếp và quyền lực của chúng: “Tôi ngập ngụa trong ô nhục đến không làm sao cất mình ra khỏi”, Lucy sau đó nói.

Điểm mạnh

1. Đại từ.

“Tôi”, hay “anh ấy” thì là những từ đơn giản, ngoại trừ dưới tay Coetzee, khi ông sử dụng tới chúng. Tuổi thơ, "Boyhood" (1997), Tuổi Trẻ, "Youth" (2002), Hạ Thì, "Summertime" (2009), thì đều là những tác phẩm tự thuật. Hai cuốn đầu, viết bằng ngôi thứ ba, thời hiện tại. Trong cuốn thứ ba, Coetzee ngỏm.
Trò chơi đặt ra những câu hỏi nghiêm trọng:
Chúng ta biết, nhiều như thế nào, về chúng ta? 
Nghĩa là gì, nói... sự thực?

2. Hình thức. Thể dạng.
Xiêu vẹo tới đây hay tới đó, đó là hồi ký, đó là Coetzee viết những ẩn dụ, và thư từ. Trong Nhật Ký Năm Xấu, "Diary of a Bad Year" (2007), ông chia 1 trang ra thành 3, mỗi trang nhỏ như thế treo 1 dòng kể. Kết quả, 1 tẩu khúc cho ba giọng.

Re: Tiếng Anh mới tinh [còn trinh] của những đấng Bắc Kít vs Tiếng Anh có mùi bồi Mẽo của lũ Ngụy

Chúng rất khác nhau. Đừng nghĩ là thằng Gấu khốn nạn, khi viết như thế, cố tình gieo thêm hận thù giữa hai miền. Đây là 1 đề tài rất ư nghiêm chỉnh, Gấu mới ngộ ra, nhân đọc cuốn “Phịa ra kẻ thù”, “Inventing the enemy” của Eco. Từ từ trình tiếp.




Coetzee




 https://www.newyorker.com/magazine/2017/12/04/the-dog

Note: GCC mua số báo, tính đi dường về Coetzee, nhưng về nhà, lướt net, thì thấy đã được 1 vị dịch rồi.

https://hoanghannom.com/2017/11/27/the-dog/

Con chó

Tấm biển trên cánh cổng đề “Chien méchant,” và con chó nhất định là méchant. Mỗi lần cô đi qua nó lại xồ mình lên cổng, tru lên với mong muốn tóm được cô và xé cô thành từng mảnh. Nó là một con chó lớn, một con chó dữ, thuộc dạng chó chăn cừu Đức hay Rottweiler gì đó (cô không biết mấy về các giống chó). Từ đôi mắt vàng của nó cô cảm nhận được sự thù hằn thuộc dạng thuần túy nhất đang chiếu lên mình.

Sau đó, khi ngôi nhà có con chien méchant đã ở đằng sau, cô ngẫm lại sự thù hằn ấy. Cô biết đó không phải là chuyện cá nhân: bất cứ ai đến gần cánh cổng, bất cứ ai đi bộ hay đạp xe qua, đều sẽ nhận được nó. Nhưng sự thù hằn ấy cảm giác sâu sắc thế nào? Nó có như một dòng điện, bật lên khi đối tượng lọt vào tầm mắt và tắt đi khi đối tượng rút lui vào góc quanh? Những cơn co giật thù hằn sẽ tiếp tục xốc con chó khi nó chỉ còn một mình, hay là cơn cuồng nộ bỗng dưng dịu xuống, và nó trở lại trạng thái yên ổn?

Cô đạp xe qua ngôi nhà ấy hai lần mỗi ngày trong tuần, một lần trên đường đến bệnh viện nơi cô làm việc, một lần sau khi tan ca. Chuyện đi lại của cô đã quá quen nên con chó biết phải chờ cô khi nào: trước cả khi cô đi vào tầm mắt của nó ở cổng, hừng hực vì rạo rực. Vì căn nhà nằm trên dốc nên buổi sáng, lên dốc, cô đi qua chậm; buổi chiều, ơn trời, cô có thể đạp qua nhanh.

Có thể cô không biết gì về các giống chó, nhưng cô hiểu rõ sự thỏa mãn mà con chó có được từ những lần gặp mình. Đó là sự thỏa mãn vì thống trị được cô, sự thỏa mãn vì được người ta sợ.

Nó là chó đực, không tỉa lông theo như cô thấy. Nó có biết cô là phụ nữ, trong mắt nó con người có nhất định phải thuộc về một trong hai giới tính, tương ứng với hai giới tính của loài chó, và do đó nó có cảm thấy hai kiểu thỏa mãn cùng lúc—sự thỏa mãn của một con thú thống trị một con thú khác, sự thỏa mãn của một con đực thống trị một con cái—hay không thì cô không biết.

Làm sao con chó biết, bất chấp vẻ ngoài thờ ơ, rằng cô sợ nó? Câu trả lời: vì cô toát ra mùi của sự sợ hãi, vì cô không giấu được nó. Mỗi lần con chó xông về phía cô, một cơn ớn lạnh chạy dọc sống lưng cô và một nhịp mùi thoát khỏi da, một cái mùi mà con chó lập tức nhận ra. Nó đưa con chó vào những cơn cực phẫn, cái luồng sợ hãi phát ra từ sinh vật bên kia cánh cổng này.

Cô sợ nó, và nó biết thế. Hai lần một ngày nó có thể mong chờ điều đó: sinh vật này đi qua, trong nỗi sợ nó, toát ra mùi của sự sợ hãi như một cô gái điếm toát ra mùi của tình dục.

Cô đã đọc Augustine. Augustine nói rằng bằng chứng rõ ràng nhất cho thấy chúng ta là những sinh vật sa ngã nằm ở thực tế là chúng ta không kiểm soát được chuyển động của cơ thể mình. Cụ thể, đàn ông không thể kiểm soát những cử động ở bộ phận đàn ông của mình. Nó hành xử như thể có một ý chí riêng; có lẽ thậm chí còn hành xử như bị chiếm hữu bởi một ý chí bên ngoài.

Cô nghĩ về Augustine khi đến chân con dốc có ngôi nhà, ngôi nhà có con chó. Cô có kiểm soát được mình lần này không? Cô có sức mạnh ý chí cần thiết để cứu mình khỏi toát ra cái mùi sợ hãi đầy ô nhục này không? Và mỗi lần nghe thấy tiếng gầm sâu trong cổ họng con chó, tiếng gầm thịnh nộ mà cũng có thể là tiếng gầm ham muốn, mỗi lần cảm thấy người con chó xô vào cổng, cô nhận được câu trả lời: Không phải hôm nay.

*

Con chien méchant bị nhốt trong một mảnh vườn chẳng có gì mọc ngoài cỏ dại. Một hôm cô xuống xe, dựng nó vào tường nhà, gõ cửa, đợi và đợi, trong khi cách cô vài mét con chó lùi lại rồi lao vào hàng rào. Mới tám giờ sáng, không phải giờ người ta thường đến gõ cửa nhà người khác. Nhưng cuối cùng cánh cửa cũng hé. Trong ánh sáng mờ cô nhìn ra một gương mặt, gương mặt của một người đàn bà lớn tuổi với những nét gầy hốc hác và mái tóc bạc thưa. “Cháu chào cô,” cô nói bằng thứ tiếng Pháp không tệ của mình. “Cháu có thể nói chuyện với cô một lúc không?”

Cửa mở rộng hơn. Cô bước vào, một căn phòng đồ đạc thưa thớt nơi lúc này một người đàn ông già mặc cardigan đỏ đang ngồi ở bàn với một cái bát trước mặt. Cô chào ông; ông gật đầu nhưng không đứng dậy.

“Cháu xin lỗi phải làm phiền cô chú sớm thế này,” cô nói. “Cháu đạp xe qua nhà mình hai lần mỗi ngày, và lần nào—chắc cô chú cũng nghe thấy—con chó cũng muốn chào hỏi cháu.”

Tất cả im lặng.

“Chuyện diễn ra đến nay đã vài tháng. Cháu tự hỏi có phải đã đến lúc cần có sự thay đổi. Không biết cô chú có thể chuẩn bị giới thiệu cháu với con chó nhà mình, để nó có thể quen cháu, để cho nó thấy cháu không phải là kẻ thù, cháu không có ý định gì xấu?”

Đôi vợ chồng nhìn nhau. Không khí trong phòng lặng yên, như thể cửa sổ chưa mở nhiều năm.

“Nó là con chó ngoan,” người đàn bà nói. “Un chien de garde,” một con chó canh.

Qua đó cô hiểu sẽ không có chuyện giới thiệu, không có chuyện làm quen với con chien de garde, rằng coi cô như kẻ thù thì tiện hơn với người đàn bà này nên cô sẽ tiếp tục làm kẻ thù.

“Mỗi lần cháu đi qua nhà cô chú, con chó lại đâm ra dữ dằn,” cô nói. “Cháu không nghi ngờ gì chuyện nó thấy ghét cháu là trách nhiệm của nó, nhưng mức độ thù hằn của nó với cháu làm cháu thấy sốc, sốc và sợ. Mỗi lần đi qua nhà mình là một trải nghiệm nhục nhã đối với cháu. Sợ đến thế thì thật nhục nhã. Không sao cưỡng lại được. Không sao chấm dứt được nỗi sợ.”

Đôi vợ chồng nhìn cô lạnh tanh.

“Đây là đường công,” cô nói. “Cháu có quyền, trên đường công, quyền không phải sợ hãi, quyền không bị làm nhục. Cô chú là người có khả năng khắc phục chuyện này.”

“Đây là đường nhà tôi,” người đàn bà nói. “Chúng tôi không mời cô vào đây. Cô có thể đi đường khác.”

Người đàn ông cất tiếng lần đầu. “Cô là ai? Cô có quyền gì mà vào đây bảo chúng tôi phải đối xử thế nào?”

Cô dợm đáp lại, nhưng ông ta không quan tâm. “Đi,” ông ta nói. “Đi, đi, đi!”

Cổ tay chiếc cardigan ông ta mặc đang xổ ra; khi ông xua tay đuổi cô đi nó quét vào bát cà phê. Cô định chỉ cho ông, nhưng rồi lại thôi. Không một lời, cô rút lui; cánh cửa đóng lại sau lưng cô.

Con chó lao vào hàng rào. Một ngày, con chó nói, hàng rào này sẽ sập. Một ngày, con chó nói, tao sẽ xé mày thành từng mảnh.

Bình tĩnh hết mức có thể, dù đang run rẩy, dù có thể cảm thấy những đợt sóng sợ hãi đập từ người mình vào không khí, cô đối mặt với con chó và nói, bằng những từ ngữ của con người. “Chết mẹ mày đi!” cô nói. Rồi cô trèo lên xe và bắt đầu đạp lên dốc.

J. M. Coetzee, “The Dog,” The New Yorker (December 4, 2017 Issue).

Copyright © 2017 by J. M. Coetzee | Bản dịch © 2017 Nguyễn Huy Hoàng.


Còm của GCC: Sở dĩ Coetzee dùng tiếng Tây, ở đây, là vì cái quá khứ của nó, đối với lũ mũi tẹt.
Ông này coi tội tổ tông của loài người là coi chó là giống hạ đẳng.
Thứ nữa, Thầy của ông ta là Dos.
Thứ nữa, tay này hà tiện chảy máu mắt. Khi viết.

http://tanvien.net/Tac_gia_ngoai/Coetzee_by_Intel.html

"There seems to be no limit to the shame a human being can feel" ("Age of Iron", 1990).

http://www.tanvien.net/Day_Notes/5.html

*

Le Magazine Littéraire Nov 2004

La chronique d'Enrique Vila-Matas

SURPRENANT DOSTOIEVSKI
Dos thần sầu

La question du bien et du mal jette un pont entre Dostoievski et J.M. Coetzee
Vấn đề thiện ác ném 1 cây cầu nối Dos và Coetzee 

Quand, dans ma plus tendre adolescence, j'ai lu Crime et chatiment, je l’ai trouvé très chaotique; aussi, pendant des années, ne me suis-je plus approché de Dostoievski. Toutefois, dans les années quatre-vingt-dix, j'ai lu certains de ses livres, et son roman prophétique, Les Demons, est incontestablement celui qui m'a le plus intéressé. Ces ternps-ci, je me suis de nouveau rapproché de lui après avoir lu Le Maitre de Pétersbourg  J. M. Coetzee, où est racontée l'histoire d'un écrivain russe exilé, sorte de double de Dostoievski, qui retourne en Russie et se retrouve plongé dans la violence révolutionnaire de 1869. Le roman de Coetzee s'apparente directement aux Démons, qui aborde le thème si contemporain du terrorisme. Cependant, quand Dostoievski a écrit ce livre, ce n'était pas encore un problème brulant. Le roman recrée dans la fiction 1'histoire réelle de l'assassinat d'Ivanov, jeune homme tué à Moscou en 1869 par ses propres camarades de la cellule révolutionnaire que dirigeait Netchaiev depuis son retour de Geneve, L'écrivain a abordé, avant tout le monde, le thème de la violence et des nouveaux problèmes moraux posés par l'assassinat d'autrui au nom d'une idéologie politique. Pour Dostoievski, il s'agissait d'idées étrangères parce qu'elles provenaient de la froide Europe et de-je ne sais si on peut l'appeler ainsi - son théatre de la révolution récemment inauguré.  
    Après avoir, pendant des années, lu Dostoievski, puis m'être éloigne de lui pour ensuite recommencer à le lire et m'éloigner de nouveau de lui, je me retrouve parfois dans une confusion qui me conduit à me demander si je suis d'accord avec Nabokov (“Dans tous les romans de Dostoievski il y a une avalanche de mots avec d'interminables répétitions, sans compter les balbutiements”) ou si je préfère le point de vue de Cioran quand il dit que Dostoievski est peut-être l'écrivain le plus profond, le plus complexe de tous les temps: «Je le mets au-dessus de tout le monde, avec des défauts énormes, mais aussi des éclats de sainteté […]. Il aborda avec la plus grande profondeur le mal comme essence de l'homme. Pour moi, Dostoievski est le grand écrivain, » II est vrai que ces défaults énormes sautent aux yeux, y compris dans Les Demons; pourtant son meilleur roman qui, par conséquent, devrait en avoir moins que les autres. Mais il se pourrait aussi, comme le signale Sergio Pitol (1), que tous ces défauts (ceux de la structure, par exemple) viennent du fait qu'il était absorbé par la création d'un roman nouveau, différent de ceux de Balzac, de Stendhal et de Dickens (encore qu'il y ait entre ce dernier et lui une certaine proximité), parce que sa manière de les construire était différente. Peut-etre ne devrions-nous pas oublier, par exemple, que Dostoievski a créé le roman polyphonique, un genre romanesque fondamentalement nouveau.
Aussi, ceux qui le traitent d'auteur au style pesant comme ceux qui font l'éloge de sa brillante aptitude à pénétrer l'âme humaine ont peut-être également raison. Ballottage technique entre Nabokov et Cioran ? Insistons sur un éventuel rapprochement entre les deux points de vue. Il s'agit peut-être d'un auteur chaotique qui n'a ni le sens de l'harmonie ni celui de l'économie verbale. Mais, en me me temps, il a aborde avec une détermination admirable des questions qui n'étaient guère courantes à son epoque, comme celle de la distinction, approfondie, loin du regard divin, du bien et du mal. Un probème qui, par les temps qui courent, se pose de facon scandaleuse, au sens propre du terme. Ceux qui, par exemple, ont lu Coetzee, ce prodigieux écrivain contemporain, savent que, de nos jours, l'aptitude à distinguer le bien du mal n'est plus considérée comme essentielle. C'est précisément de l'alarmante marginalité de ce problème dont parle aujourd'hui Coetzee (notamment dans son dernier livre Elizabeth Costello) ; ce que, il y a un siècle et demi, en avance sur les horreurs à venir, le surprenant Dostoievski faisait déjà. +
Traduit de l'espagnol par André Gabastou
(1) Du même auteur, vient de paraitre, Mater la divine garce, ed, Gallimard, 242 p., 19,50 €.
 



*

Trong số báo ML đã dẫn, 10 giọng nói lớn của văn chương ngoài nước Tẩy, riêng Coetzee có tới 4 bài viết. Và đều rất bổ ích cho xứ Mít. Nên nhớ, tác phẩm đầu tay của ông, đề tài Mít. Và có 1 cái gì đó rất ư là… Mít, khi đọc ông, gợi ra, và làm nhớ tới Kafka, thí dụ, sự tủi hổ, như 1 con chó, con bọ VC, Cái Ác Bắc Kít….
Và tất nhiên, Ô Nhục.

Ô Nhục, Disgrace

David Lurie, 52 tuổi, hai lần ly dị, giáo sư văn chương ở đại học Cap, sống thoải mái giữa những cours dậy học và những lần ghé thăm hàng tuần một “escort girl”. Nhưng mối liên hệ phù du với 1 em sinh viên đã phá vỡ sự êm ả thoải mái này. Bị buộc tội quấy nhiễu tình dục, ông mất sở làm, và phải lưu vong, về sống với cô con gái Lucy, tại một trang trại, và nơi này cũng chẳng an toàn gì so với thành phố.
Chuyện tồi tệ đã xẩy ra. Một bữa ba thanh niên da đen xuất hiện, tấn công David, làm thịt mấy con chó, và bề hội đồng cô con gái.

Làm thế nào sống dưới một xứ Nam Phi mới, dưới chế độ apartheid?

[Xém 1 tí là GCC viết lộn thành… VC! Mít chúng ta cứ thử hình dung, Lucy, là cái em gì gì đó, trong Cánh Đồng Bất Tận, hay quá hơn nữa, cả xứ Nam Kít, bị đám Bắc Kít bề hội đồng!]

Cô con gái Lucy có câu trả lời: “Như 1 con chó”. Và chối từ tất cả.
Người bố rút ra 1 bài học cay đắng khiến ông nhìn lại tất cả những suy nghĩ, và hơn thế nữa, tìm cách thay đổi đời mình.
Một cuốn tiểu thuyết hiện thực lớn, thấm đẫm Kafka, và Dostoievski, đưa ông tới Nobel.

Jean-Paul Engélibert.

Khi trong nước dịch Ô Nhục, thích quá, GCC bèn gửi liền bài điểm của Rushdie, cho e Văn, khi đó còn do băng đảng của Trần Tiễn Cao Đăng trông coi

Salman Rushdie đọc Ô Nhục, Disgrace. (1)
 Tháng Năm, 2000: J.M. Coetzee
 [Nhân trong nước dịch Disgrace]

Đôi khi, tác phẩm văn chương làm người đọc có được một sự hiểu biết rõ ràng, sâu sắc hơn về những sự kiện được trình bầy trên mặt báo, trên màn hình TV, qua đó, thứ ánh sáng nửa vời của báo chí chẳng thể nào làm sáng lên được những sự thực vốn đã mờ mờ ảo ảo. Tác phẩm Đường Tới Ấn Độ [Passage to India] của nhà văn E.M. Forster đã dậy cho chúng ta, rằng, những cuộc cãi cọ lớn lao về lịch sử khiến những con người cá nhân không có được một sự bình an riêng tư. Lịch sử ngăn cấm tình bạn giữa ông người Anh Fielding, và ông bác sĩ người Ấn Aziz. “Chưa được đâu, chưa được đâu”, ông bác sĩ ngần ngại, xen lẫn hoài nghi. Chưa được đâu, một khi mà sự bất công lớn lao của chủ nghĩa đế quốc còn cản lối giữa hai chúng ta. Chưa được đâu, đợi khi nào Ấn độ được tự do, nhé!
Sau Đệ Nhị Thế Chiến, rất nhiều nhà thơ, tiểu thuyết gia Đức cảm thấy, do chủ nghĩa Nazi, ngôn ngữ của họ chỉ còn là một mớ gạch ngói vụn nát, chẳng khác chi những thành phố hoang tàn vì bom đạn [của Đồng minh] của họ. “Văn học gạch vụn” mà họ sáng tạo ra đó, là để tìm cách xây dựng lại, từng viên gạch một, từng mảnh vụn một, cái gọi là một cách viết Đức.
Bây giờ, vào thời “hậu sự” của Đế quốc đang diễn ra tại một trang trại do người da trắng làm chủ ở Zimbabwe, trong khi Kenya và Nam Phi lo lắng theo dõi, cuốn tiểu thuyết Ô Nhục, được nhiều người ca ngợi, của J.M. Coetzee, là  tác-phẩm-xác-định-thời-đại khác nữa, nó giống như một thứ thấu kính, qua đó, chúng ta có thể nhìn rõ hơn nhiều, những gì trước đó còn tối tăm, u ám.
Ô Nhục là câu chuyện của David Lurie, một giáo sư da trắng bị mất việc sau khi một nữ sinh viên tố cáo ông quấy nhiễu tình dục cô ta. [Của đáng tội], với cô này, ông chỉ có được một chuỗi những lần ăn nằm mà chẳng hứng thú gì. Lurie sau đó đến ở cùng với cô con gái Lucy, tại một trang trại nhỏ, tại đây, hai cha con đã bị một nhóm người da đen tấn công. Hậu quả của vụ tấn công này gây chấn động khủng khiếp ở nơi ông giáo sư, làm cho cái nhìn của ông về thế giới trở nên đen ngòm.
Có một cái gì đó, ở trong Ô Nhục, khiến người đọc nhớ lại cái nhìn của nhà văn Forster, về cuộc chiến  đấu dành độc lập của xứ Ấn độ, và nhớ lại thứ văn chương gạch vụn của những nhà văn Đức. Đó là bề ngoài ra vẻ sẵn sàng của cô gái con ông giáo sư, rằng tụi đen kia, chúng mày hãy hiếp tao đi, như một cách sử dụng cái tấm thân đàn bà da trắng của mình, là một nơi cần thiết, cho lịch sử “trả thù” [chắc là theo kiểu “trả thù dân tộc” của đám da vàng mít, là chúng ta!]. Chúng ta nghe thấy tiếng nói, trước đây ngần ngại xen lẫn lo âu, của ông bác sĩ Ấn độ Aziz, chưa được đâu, chưa tới lúc, nhưng lần này, cay cú hơn, chát chúa hơn. Và Lurire kết luận [và như người đọc kết luận, rằng đây cũng là kết luận của nhà văn Coetzee], rằng, tiếng Anh không còn khả năng diễn đạt thực tại của miền đất Nam Phi.
Thứ ngôn ngữ cứng cựa mà Coetzee tìm thấy cho cuốn sách của ông thật đáng khâm phục, và cũng thật dũng cảm, là tầm nhìn của ông. Chẳng nghi ngờ chi, cuốn sách đáp ứng đòi hỏi số một của một cuốn tiểu thuyết: một cách thật quyết liệt, và cũng thật dũng mãnh, nó lấy đi sự không tưởng, và luôn cả ảo tưởng vốn đầy ứ ở trong thế giới tưởng tượng của chúng ta, và một khi làm như thế, nó tăng thêm điều khả thể, giúp chúng ta suy nghĩ. Đọc về Lurie, và Lucy, trong mảnh đất hung hiểm, và thật trơ trọi của họ, chúng ta có thể sẵn sàng hơn trong việc nhận thức hoàn cảnh những chủ trại da trắng ở Zimbabwe, một khi mà lịch sử lên tiếng, hãy trả thù cho ta! Như Lucifer của Byron – mà cả hai, Lurie và Lucy, đều thấy tên của  mình ở trong đó - nhân vật của Coetzee “hành động theo xung động, và nguồn gốc của xung động này thì tối đen đối với anh ta". Có lẽ, anh ta có một “trái tim khùng” và tin tưởng ở điều mà anh ta gọi là “dục quyền”, hay “quyền sướng”. Điều này làm cho anh ta có vẻ đam mê, trong khi sự thực, anh ta lạnh lùng, và gần như ở trong tình trạng của một kẻ mộng du.
 Và chính cái tình cảm lạnh lùng, ‘người dưng’ của anh ta, tẩm thấm vào ngõ ngách của từng câu văn, tạo nên dòng văn xuôi của cuốn tiểu thuyết, chính nó, là vấn đề. “Văn chương gạch vụn” đã không chỉ nạo đến xương đến tuỷ ngôn ngữ, nhưng còn đem đến cho mớ xương tuỷ đó một lớp da thịt mới. Làm sao nó làm được điều thần kỳ như vậy? Có lẽ là bởi vì những người thực tập thứ văn học gạch vụn đó cố nắm víu lấy một niềm tin, và hơn thế nữa, một tình yêu dành cho ngôn ngữ. Và cho cái thứ văn hóa đơm hoa kết trái từ những nấm mồ. Thiếu niềm tin yêu đó, cuộc chuyện trò [the discourse] ở trong Ô Nhục có vẻ như trơ ra, và tất cả thông minh, thông thái của nó không thể nào lấp nổi lỗ hổng này.
Hành động theo xung động mà nguồn gốc của xung này không ai dám tự cho mình là hiểu nổi, biện minh cho việc nhẩy xổ vào người đàn bà chỉ vì quyền sướng, làm như vậy là ném đạo hạnh vào thùng rác, là khiến cho đạo đức và tâm lý của một con người trở thành một lổ hổng toác hoác. Bởi vì, nếu với một nhân vật, anh ta có quyền vỗ ngực nói rằng, tôi không hiểu được những động cơ nào đã xui khiến tôi làm những điều sằng bậy như thế, là một chuyện, nhưng đối với tiểu thuyết gia, là người đẻ ra nhân vật đó, khi ông ta cố tình nhập nhằng [collude: âm mưu, thông đồng], trong cái việc biện minh, là một chuyện khác.
Chẳng ai hiểu ai, trong Ô Nhục. Lurie không hiểu Melanie, người sinh viên mà ông ta quyến rũ. Cô sinh viên cũng không hiểu ông thầy ở trong vòng tay học trò của mình. Vị giáo sư không hiểu Lucy, cô con gái của chính ông ta, còn cô con gái thì cho rằng những hành động và ‘trường hợp” của ông bố vượt quá cô. Ông giáo sư không hiểu mình, lúc thoạt đầu, ông cũng không có được một tí khôn ngoan [wisdom] nào, ở vào cuối cuốn tiểu thuyết.
Những liên hệ liên chủng tộc đuợc dàn dựng cùng ở một mức độ vô tri như vậy. Những người da trắng không hiểu những người da đen, và những người da đen chẳng quan tâm tới chuyện hiểu những người da trắng làm gì cho mệt. Những nhân vật da đen ở trong cuốn tiểu thuyết - anh chàng Petrus, ‘người làm vườn và dog-man’ làm việc cho Lucy, và lẽ dĩ nhiên, đám da đen tấn công họ - chẳng anh chị nào có nổi được cái gọi là tí người, theo nghĩa, chẳng nhân vật nào được phát triển, nẩy nở ra [ở trong cuốn tiểu thuyết, theo đà với câu chuyện] để trở thành những nhân vật có đời sống, có hơi thở. Petrus là tay tới cận nhất với dáng vóc một nhân vật- như là một người da đen ở trong cuốn truyện, nhưng những động cơ của anh thì thật là bí hiểm [enigmatic], và sự có mặt của anh ta ngày càng trở nên đe dọa [menacing] cùng với tiến trình của câu chuyện. Với những người da trắng của cuốn tiểu thuyết, những người da đen thiết yếu, [bắt buộc phải], là một đe dọa [threat]: một đe dọa được biện minh bởi lịch sử. Bởi vì theo như tính cách của lịch sử, da đen luôn luôn bị da trắng hành hạ, áp bức, và từ đó, suy ra một điều, một giả dụ, rằng, đã đến lúc gió đổi chiều, những người da đen sẽ áp bức, hành hạ những người da trắng. Mạng đổi mạng, và nếu như thế, thế giới trở thành mù!
Và rồi nếu như vậy thì, đây chính là cái viễn ảnh mang tính mặc khải được ca ngợi của cuốn tiểu thuyết: một viễn ảnh về một xã hội của những không thể hiểu, không thể cảm thông, xung đột lẫn nhau, và được dẫn dắt [driven] bởi những tuyệt đối [the absolutes] của lịch sử. Hiển nhiên là điều này khá hài hòa – hài hoà trong tính đặc quyền của sự không hài hòa của nó - khiến cho sự mù lòa trên trở thành một tia sáng ẩn dụ.
Khi mà những nhân vật sáng tạo của nhà văn, chúng không có được sự hiểu biết , khi đó, nhà văn phải có trách nhiệm cung cấp cho người đọc cái tia sáng [insight] mà những nhân vật của ông ta không có đó. Nếu nhà văn không làm như vậy, thì tác phẩm của ông ta sẽ không thể nào chiếu rọi lên, và trở thành một phần của bóng đen mà nó miêu tả. Điều này, than ôi, chính là cái yếu kém của Ô Nhục. Sau cùng, nó không ban cho người đọc đầy đủ thứ ánh sáng mới mẻ làm sáng ra tin tức như ở phần đầu bài viết đã nói tới. Nhưng tin tức lại thêm được tí hiểu biết cho chúng ta, về cuốn sách.

Jennifer Tran chuyển ngữ

[Nguyên tác “May 2000: J. M. Coetzee", được in trong phần “Columns”, của cuốn tiểu luận “Step Across This Line: Bước Qua Đường Ranh Này”, collected non-fiction 1992-2002, Modern Library Paperback [một imprint, dấu ấn, của nhà xb Random House].

GCC biết đến Coetzee lần đầu tiên, qua bài viết của ông về Brodsky đăng trên tờ NYRB, sau được in trong tập tiểu luận The Stranger Shores, với cái tít The Essays of Joseph Brodsky [không còn nhớ cái tít trên báo], và bèn chôm 1 ý trong đó - khi Coetzee trích dẫn 1 nét thật đẹp ở nơi cá nhân con người của nhà thơ Nga: từ chối phô vết thương của mình [a refusal to exhibit his wounds was always one of his more admirable traits (“At all costs try to avoid granting yourself the status of the victim”, he advises an audience of students; On Grief, p.144)] – đưa vô 1 bài viết về đám nhà văn hơi tí là khóc mếu của Miền Nam trước 1975, nào là thân phận nhược tiểu da vàng, nào là nỗi bơ vơ của bầy ngựa non [hay hoang, không còn nhớ], nào hãy vực dậy người lính VNCH ra khỏi những vòng gai lịch sử…

Nhưng phải đến khi đọc ông viết về Walter Benjamin, (1) thì mới sướng điên lên được, và 1 phần nào, GCC đã muờng tượng ra viễn ảnh của trang Tin Văn: Làm sao viết lại lịch sử, từ đáy, thay vì từ đỉnh.

Về già, hết cả răng, thì lại nhận ra, cái tác phấm, chỉ gồm toàn trích dẫn, mà suốt đời Benjamin mơ tưởng, thì trang TV cũng đã thực hiện được 1 phần nào!

Thú thực, GCC thích đọc essay của Coetzee hơn là giả tưởng, và đây là do quá mê cách viết của Faulkner, [câu dài, câu nọ lấn lướt câu kia, câu trước chưa chấm dứt thì câu tới đã len vô… ]

*

Note: Mấy bài về Coetzee thật tuyệt. Khởi đầu của dã man của con người, là, khi nó nghĩ nó bảnh hơn loài vật. Ở cuối Vụ Án, Kafka cho K. chết, "như 1 con chó". Tên “Mít” K nhìn hai ông cớm VC [l'accusé regardait "les deux messieurs"] đâm lưỡi dao vô tim, như thể nỗi tủi hổ sẽ sống dai hơn anh ta.
Ngay từ "Những cảnh đời của 1 chú thanh niên", Scènes de la vie d'un jeune garcon, tập đầu của bộ ba có tính tự thuật, Coeztee đã nhận ra, tủi hổ là vấn đề trung tâm, la question centrale, của Nam Phi, và chỉ có chữ viết mới có thể làm cho nó sống động.
Chỉ 1 khi lũ Bắc Kít, lũ VC nằm vùng, cảm thấy xấu hổ, tủi nhục, khi ăn cướp Miền Nam, và đẩy xứ Mít vô tình trạng “đồng chí X”, thì may ra mới hé ra hy vọng.
Hà, hà!
Bài trả lời phỏng vấn của 1/10 tiếng nói lớn của văn chương ngoại [so với Tẩy], Mario Vargas Llosa, một bậc thầy kể chuyện, về cuốn mới nhất của ông, với nhân vật có thực ở ngoài đời, là Casement, cũng tuyệt.  TV sẽ đi mấy đường này, cũng là 1 cách tưởng niệm ông chủ chi địa một thời của GCC, là nhà văn NMG, và “nhân vật” của ông, là Nguyễn Huệ.

*

*

Trong cách viết, trong cái nhìn, của “một vài tên” Bắc Kít di cư 1954, sau chạy thoát ra hải ngoại, về trong nước, có cái sự "tủi hổ" khốn kiếp này.

Ngồi ở Quận Cam, nhấp ngụm Starbuck, và viết, ở Sài Gòn có người chết đói, ngay bên hông chợ Bến Thành!

Hay viết về Cái Đại Ác VC, huỷ bia tưởng niệm thuyền nhân ở những trại tị nạn Đông Nam Á, bằng 1 cái tít, chôm của Ông Số 1, mà Ông Số 2 chịu ơn:

Nguyễn Mộng Giác đã giúp tôi trở về với chuyện thơ và tiếng Việt. Sau khi tập sách in rồi, tôi còn đăng mấy bài khác cũng Nói Chuyện Thơ trên tạp chí Văn Học; đó là những bài tôi thích nhất, nhờ chúng mà tôi có dịp gặp lại, trò chuyện với Thanh Tâm Tuyền để chia nhau những cảm xúc thi ca. Tôi sẽ còn nợ Nguyễn Mộng Giác và Thanh Tâm Tuyền, sẽ phải san nhuận lại để in tập Tìm Thơ Trong Tiếng Nói để tưởng nhớ hai anh lần nữa. (1)

Chính là do không chịu nổi đám này mà TTT bỏ Cali. Ông có nói với GCC qua điện thoại, và tỏ ra rất ân hận, vì cầm hai ngàn đồng tiền nhuận bút tập Thơ Ở Đâu Xa, của tay Trầm Phục Khắc, và, nhờ số tiền đó, mà có chuyến đi.

Tao đâu có biết thơ ở hải ngoại đếch có ai đọc!

V/v sự khôn ngoan của Ông Số 2.
Có lần, GCC được hầu chuyện 1 ông Cựu Chủ Bút, hay Cựu Tổng Biên Tập cái con mẹ gì của tờ Người Vịt. Anh ta cho biết, Bác Tê, sau bao lần chỉnh lý, đảo chánh... ở băng Cờ Lăng, và ở tờ Người Vịt, "bèn" không đứt 1 sợi lông chân, và nay trở thành Thái Thượng Hoàng!

Kể cũng hơi bị lạ, khi hai vì “ơn nhơn” còn sống nhăn răng, không thấy Ông Số 2 “kám ơn”, bi giờ, chắc là tính đi 1 đường tái bản kiệt tác Tìm Thơ Trong Tiếng Nói, bèn đi 1 đường Pê E [PR], bằng cách "kám ơn" những kẻ không may chết trước Người chăng?
Tởm thật!

GCC chưa từng đọc kiệt tác Tìm Thơ Trong Tiếng Nói của Ông Số 2, nhưng cái tít thì nghe thật quen, vì có nhiều người sử dụng rồi, thí dụ Paroles của Prévert, hay Tiếng Nói Một Người, bài tựa của TTT cho tập thơ của Trần Lê Nguyễn.
Vả chăng, có thứ thơ tự nhiên như lời nói, cái thứ thơ mà Henri Lefebvre, một triết gia Tẩy đã từng nói tới, theo nghĩa, thơ là bề mặt của cuộc sống, bề mặt [lại] theo nghĩa, những thắc mắc, băn khoăn siêu hình, phải nhoi lên đó để mà thở. Ngay từ trước 1975, GCC đã từng viện hình ảnh trên, để viết về 1 đấng nhà thơ nào đó, nay cũng chẳng còn nhớ.

Có ghê gớm chi đâu.

Nếu có, thì là lòng biết ơn trời biển của Ông Số 2 đối với đại ân nhân đã chết rồi của ông ta:

Nguyễn Mộng Giác đã giúp tôi trở về với chuyện thơ và tiếng Việt

Chúng ta cứ giả như đếch có NMG, thì Ông Số 2 thành cái giống gì, mũi lõ hay mũi tẹt, nói cái thứ tiếng gì?

Trong bài The Telling of the Tale, trong tập This Craft of Verse, Jorge Luis Borges cho rằng, người xưa, khi nói tới thi sĩ, thì không phải là 1 người nhả ngọc phun châu, the utterer of those high lyric notes, nhưng còn như là 1 người kể 1 câu chuyện, the teller of a tale. Một câu chuyện mà ở trong đó tất cả những tiếng nói của nhân loại có thể tìm được – không chỉ có tiếng nói trữ tình, the lyric, ước muốn, khao khát, the wistful, buồn rầu, the melancholy, nhưng còn những tiếng nói của can đảm, của hy vọng. Và ông tiếp, ông đang nói về cái thể cổ nhất the oldest form, của thi ca: sử thi, the epic.

Vẫn Borges: Và có lẽ người đầu tiên chúng ta nghĩ tới, thì là Andrew Lang, người đã dịch tuyệt vời Câu chuyện thành Troy, The Tale of Troy. Và ngay ở dòng rất đầu, in the very first line, chúng ta có 1 điều gì như là: “Tell me, muse, of the anger of Achilles”, hay ngắn gọn hơn, một người  giận dữ, đó là đề tài của tôi, “An angry man – that is my subject”, theo cách dịch của Professor Rouse.

Mít chúng ta, cũng có “câu chuyện thành Sài Gòn”, nhưng thiếu 1 sử thi cho cả 1 miền đất. Chúng ta không có sự giận dữ, mà chỉ có những lời chửi rủa, hận thù.

Và tất nhiên, chúng ta có thi sĩ, nhiều lắm, trong có Ông Số 2, thí dụ, quảng cáo cho tập thơ sắp tái bản, bằng cái sự biết ơn hai người ơn đã chết của ông.

Hà, hà!

*

Contrairement aux autres écrivains sud-africains, Coetzee a évité le registre de la dénonciation frontale. Il opte toujours pour un regard oblique, rétif à tout dogmatisme, et un laconisme désarmant, dans la lignée de Kafka. 

John Maxwell Coetzee:
Ni blanc, ni noir
Đếch trắng, đếch đen (1)

Les grands auteurs sud-africains des années 1980 ne se définissaient guère que par rapport à l'apartheid et à sa dénonciation : subtile chez Nadine Gordimer, lyrique chez Andre Brink, plus métaphorique chez Doris Lessing, elle était la matrice de tous leurs écrits. John Maxwell Coetzee est entré un peu plus tard en littérature et a été le premier à se dégager de cette gangue. Les livres de ses débuts (Au coeur de ce pays, En attendant les barbares, Michael K, sa vie, son temps) sont des allégories qui dépassent largement le contexte sud-africain pour mettre en scène l'éternelle et complexe relation entre le maitre et l'esclave. La honte, l'humiliation et la violence, la cruauté des rapports humains font le lit de romans très noirs, souvent étouffants et qui visent plus la quête d'une morale que l'engagement militant. Son seul livre à aborder ouvertement l'apartheid, Disgrace, préfère s'attacher à l'Afrique du Sud d'après et offre une vision extrêmement iconoclaste des traces qu'il a laissées, scindant en deux un pays où les Noirs brulent de revanche et où les Blancs sont rongés de culpabilité.

(1) GCC tính dịch, "Đếch Bắc Kít, đếch Nam Kít", như Gấu Cái nhận xét, khi đọc văn của thằng chả!
Hà, hà!

Nhưng bài này, quả có vấn nạn này, mà nguồn của nó, là... Kafka, dans la lignée de Kafka!
Ba bài viết về Coetzee trong số báo này, đều cần dịch hết!
*

Ngược hẳn những nhà văn Nam Phi khác, Coetzee tránh trực diện tố cáo chế độ. Ông luôn chọn cái nhìn nghiêng, cưỡng lại giáo điều, độc đoán, một cách diễn đạt ngắn gọn, buông xuôi, theo dòng của Kafka.

Những tác giả lớn Nam Phi của thập niên 1980, họ định nghĩa họ so với chủ nghĩa apartheid, và, bằng cách tố cáo nó: Thật tế nhị, tinh tế với Nadine Gordimer, trữ tình với André Brink, nhiều ẩn dụ với Doris Lessing, nó, chủ nghĩa apartheid, là cái ma trận của tất cả những gì họ viết.
Coetzee đến muộn so với họ, và là người đầu tiên tách ra khỏi cái vỏ bọc đó. Những cuốn đầu tay của ông, (Ở trái tim của xứ sở, Trong khi chờ bọn rợ, Michael K, đời và thời của xừ lủy) đều là những ẩn dụ, vượt quá cái nội dung Nam Phi, để vươn tới một khung cảnh muôn đời, vĩnh viễn, và đa dạng, về liên hệ chủ nô. Sự tủi hổ, nhục nhã, bạo lực, sự độc ác của những tương quan giữa con người làm thành cái nền của những cuốn tiểu thuyết cực đen tối, luôn luôn tức nghẹn, và nhắm tới, quá một sự tìm kiếm đạo đức, quá luôn cả 1 sự dấn thân có tính chiến đấu.
Cuốn sách độc nhất của ông đề cập trực tiếp tới apartheid, Ô Nhục, thì lại là về 1 thời kỳ sau 30 Tháng Tư [hà, hà!], đúng hơn, một Nam Phi sau đó, và đưa ra 1 viễn ảnh đếch giống ai, về những dấu vết mà nó để lại, cứa Nam Phi ra làm hai, một bên là lũ Ngụy [da đen], sôi sục trả thù, và một bên, lũ Bắc Kít [da trắng], day dứt vì mặc cảm phạm tội.

Bắc Kít mà "day dứt phạm tội" ư?
Làm đếch gì có thứ Bắc Kít hảo hạng này!

Chỉ nội khúc trên thôi, đủ cho thấy, cái thứ văn chương “lề trái”, hung hăng con bọ xít còn hơn cả “lề phải”, tất nhiên, của những đấng như Nguyễn Vịt, thí dụ, cần phải vứt lẹ vô thùng rác!

Chưa kể mấy đấng "ngây thơ cụ", cứ tưởng bở, cặm cụi, hì hục, ngày này qua tháng khác, đổ rác lên Hậu Vệ, lên Da Mùi, thế là thành nhà văn, nhà thơ!

Thơ là để trao cho thi sĩ. Borges phán

Hồn Đông Phương thất lạc buồn Tây Phương
TKA

Chỉ 1 câu thơ đó thôi, đủ nói lên hết nỗi buồn "viễn xứ, lưu vong, trăng đất khách..."  của người đẹp Mít ở nơi quê người! (1)

Có khi bạn chỉ cần làm một nửa câu thơ thôi:

Năm di cư thứ hai mươi [1974], khi viết bài Tử Địa, nghĩ đến những đứa con tư sinh của đất Bắc ở cả hai miền lúc ấy, tôi đã mở bài bằng câu trích đề của Anh, tuyên xưng nó là câu văn bất hủ. [Người ta có thể nghĩ tôi quá lời, sử dụng "ngoa ngôn". Nabokov còn "ngoa" hơn nhiều khi ông bảo: "Cả sự nghiệp của triều đại Sa Hoàng Đại Đế sánh không bằng nửa vần thơ của Pushkin.

*

Chủ nghĩa bi quan cho chỉ một nghĩa cả, Le scepticisme pour une seule cause. Bài viết về Coetzee, trên tờ ML được trích dẫn, cũng thật là thần sầu. Và đây cũng là 1 "thí dụ", một mẫu mực đúng hơn, đám nhà văn Mít tự coi mình thuộc "lề trái" nên đọc, và làm theo, bởi vì, 1 cách nào đó, nó liên quan đến, không chỉ đạo hạnh, mà còn một vấn nạn nhức nhối, làm thế nào chống chế độ, nếu bản thân bạn chẳng có cái chó gì để mà viết ra, chẳng cho 1 chút gì gọi là tu tập; chẳng tu thân, thì làm sao tề gia, nói chi bình VC!
Jean-Paul Engélibert viết về Coetzee: Nếu tác giả chẳng hề thoả hiệp với apartheid, ông cũng chẳng hề lên tiếng tố cáo nó, một cách công khai, hay ghi tên mình vào danh sách “bô xịt”: Cái gọi là tự chủ văn chương, theo ông, là 1 đề kháng nội tại.