*

1



Memo

*

*

“L'Express”, 15 & Avril 2015

Nhân vật Lara, một cách nào đó, là bản gốc, “đẻ” ra những nhân vật như Phương, trong Nỗi Buồn Chiến Tranh, của Bảo Ninh; Hà, trong Sau Cơn Mưa của Lý Hoàng Phong; Thanh trong Bếp Lửa, của TTT.
Nếu không có bàn tay lông lá của Xịa, Pạt chưa chắc đã được Nobel, và cuốn tiểu thuyết của Pạt có thể cũng không nổi đình nổi đám đến như thế, đúng như tờ báo Tẩy phán, XỊA là “agent littéraire” của Pạt.

Bắc Kít không có thứ "traitre" như Pạt:
Cái sự quảng bá cuốn sách, ký bản án tử, cho Pạt, tên phản bội, sự ô nhục của Niên Xô chúng ta. Nhưng chính Xịa làm cho nó trở thành bất tử.
Và ở trung tâm của nó là Mắt Bão, của trận bão có tên là Chiến Tranh Lạnh.

Cái thứ văn học, tác phẩm VC được quảng bá ở Mẽo, do ổ VC ở Mẽo xb, những gì gì, Nếu Đi Hết Biển, thí dụ, chỉ là kít. Ngay cả những cuốn sách được lũ lâu la, bộ lạc Cờ Lăng, xb thì cũng là kít.
Phải có 1 cái gì như Xịa trong vụ này, mới được, và đấy là “khía cạnh mới mẻ nhất" của cuốn sách ["Bác sĩ Zhivago"], trong lịch sử tình báo.... như tờ báo Tẩy viết.


*

Note: Bài nói chuyện về thơ sau cùng của TTT, trước 1975, có lẽ là bài đọc trong ĐÊM THƠ VHC

Thơ là lời và hơn lời

Tuyệt!

ĐÊM * THƠ * VŨ HOÀNG CHƯƠNG
TUESDAY, SEPTEMBER 21, 2010

Đoạn văn dưới đây là phần chính bài nói chuyện của nhà thơ Thanh Tâm Tuyền trong Đêm Thơ Vũ Hoàng Chương ngày 16-1-1975 tại phòng trà Khánh Ly, đường Tự Do, Sàigòn.
Thanh Tâm Tuyền

Sự hiện diện của các bạn cùng chúng tôi hôm nay là một cuộc tôn vinh cho thi sĩ Vũ Hoàng Chương. Chẳng những cho riêng thi sĩ, người suốt đời chỉ biết làm thơ - không biết, không thể làm gì khác - mà còn cho tất cả mọi thi sĩ và qua các thi sĩ là một cuộc tôn vinh cho Thơ.
Tôn vinh Thơ? Tại sao tôn vinh Thơ? Thơ quan hệ chi đến đời sống chúng ta? Sướng ích chi mà có những người để một đời như Vũ Hoàng Chương để theo đuổi thơ?
Thi sĩ có thể không biết - thật chăng? Có lẽ cũng chỉ là một cách nói riêng của thi sĩ. Riêng chúng ta có biết, chúng ta biết tận trong thâm tâm chúng ta, biết qua động cơ thúc đẩy cuộc hội họp tối nay được chính chúng ta dấu diếm bằng những lý lẽ rất tầm thường hằng ngày. Chúng ta biết rằng chúng ta muốn gặp mặt nhau, nhìn mặt nhau đêm nay: “Lũ chúng ta lạc loài năm bảy đứa - Bị quê hương ruồng bỏ giống nòi khinh.” Chúng ta biết rằng khi mọi giá trị thiêng liêng đều chẳng còn đáng gì, đều bị liệng bỏ dần dọc theo đời người thì thơ vẫn còn lại. Phải thế chăng? Dù cho thơ có thể chẳng thay thế được các giá trị thiêng liêng. Không là giá trị thiêng liêng - có bao giờ thơ như thế? - thì nó vẫn ở cùng trong đời sống chúng ta - như lúc này, giây phút này đây - và nó đủ năng lực để cuốn đời sống chúng ta đến chân trời viễn vọng. Thơ nhắc rằng chúng ta đang sống, sống lạ lùng, sống với ta và sống với người.
Chúng ta còn có thể nói đến những điều ghê gớm hơn nữa về thơ nhưng rồi thơ lại còn có thể vượt ra ngoài mọi điều ghê gớm ấy. Tuy nhiên nói cho đến cùng (biết đâu là cùng?) Thơ vẫn chỉ là lẽ thường của đời người, là sự thường của kiếp sống - ngắn ngủi và vô hạn như một tiếng hát.

Ta còn để lại gì không?
Kìa non đá lở, này sông cát bồi.

Và lẽ thường của đời người, sự thường của kiếp sống là Thơ trong nỗ lực sống với ta và sống với mọi người rốt cuộc - cho đến bao giờ? - vẫn là sống với một số người nào đó, một bộ lạc nào nhất định. Nói như Đinh Hùng Thơ là “tiếng ca bộ lạc.” Đêm nay chúng ta quây quần nơi đây nào khác, như giữa đám rừng dầy hung bạo có ngọn lửa kia đốt lên và tiếng trống kêu gọi ta đến. Ngọn lửa Thơ, lời gọi cùng thẳm của Thơ mời chúng ta đến tôn vinh cho Thơ. Thơ như nhịp trống bập bùng gọi ta về tụ hội, tiễn ta đi tản mạn, cầm chân ta ở lại vui chơi, giục ta đi săn đuổi mịt mùng.
Nhưng tôn vinh cho Thơ cũng là tôn vinh qua các thi sĩ - kẻ làm thơ, suốt đời chỉ làm thơ, không biết và cũng không thể làm gì khác. Giữa chúng ta có một vài người, như Vũ Hoàng Chương, Bùi Giáng.
Làm thơ. Làm thơ hành động tối thậm phi lý, mở mọi ngõ ngách phi lý, đẩy đưa đời người vào cõi phi lý. Ngõ ngách phi lý ấy là chính chúng ta, cõi phi lý ấy chính là đời chúng ta. Như đêm nay không giống mọi đêm đã qua và sẽ chẳng bao giờ giống một đêm nào ở mai kia. Làm thơ như rong chơi, quên lãng, hay làm thơ như tận tụy với một mối duyên tình hay làm thơ như đốn ngộ hốt hoảng thì vẫn là cái “không thể làm” được ở đời người, ở kiếp sống. Tri kỷ khả nhi vi chi, biết không làm được mà lại cứ làm. Tại sao? Tại sao vậy?
Trầm trọng phải không? Tự nhiên cái sự thể nó như thế. Trầm trọng cũng là tự nhiên của thơ và của việc làm thơ.
Thi sĩ đêm nay của chúng ta Vũ Hoàng Chương - làm thơ suốt một đời. Một đời để ra làm thơ. Thơ Vũ Hoàng Chương đi từ “Đêm Hoa Đăng đèn xanh bóng trăng” từ “Phách ngọt đàn say đêm khói êm” từ “Áo vải mộng phong hầu” đến “Ngồi quán” đến Isabel Baes đến nhị thập bát tú và không gian “bốn bề vẫn chỉ một phương,” đến Ngày lớn. Chúng ta không thể nào hiểu Vũ Hoàng Chương còn đi đến đâu - hỏi thực cũng như chúng ta đây chúng ta trong giây phút này có biết chúng ta đi đến đâu - nhưng hiện thời chúng ta cũng đang biết - biết gì? - biết Vũ Hoàng Chương đang ăn nằm với Thơ như đang ăn nằm với cái chết. Chết cũng là một cách nói thôi. Như Trang nói chết là tỉnh giấc chiêm bao. Và có “tỉnh lớn” thì mới biết được “chiêm bao lớn.” Ta có một đời để sống, để chết hay có vô vàn đời? Ai biết? Mà nói chi những điều ấy. Nhưng người làm thơ cứ nói. Nói miết. Thay nhau nói. Tranh nhau nói. Để làm gì?
Thôi nói chi những chuyện ấy. Thơ là lời và hơn lời. Đã đến lúc chúng ta cần nghe thơ. Thơ đọc trong đêm nay dành cho Vũ Hoàng Chương.
16-1-1975

(Văn, giai phẩm, 14-2-75)


Một bữa, vào thời kỳ đó, giữa thập niên 1950, Olga Ivinskaya nhận cú điện thoại từ người yêu, Pasternak. Giọng ông nức nở, đứt đoạn, đầy nước mắt.
Bà hoảng quá, hỏi dồn, "Chuyện gì, chuyện gì?"
"Ông ta chết, chết, chết", ông lập đi lập lại.
Ông ta nói về Yuri Zhivago. Đó là đoạn vị bác sĩ bị bịnh tim quật sụm trên xe điện Moscow, (cũng không xa nơi sau này con trai của Pasternak bị chết)...

Nghệ thuật, Pasternak viết, luôn luôn là suy tư về cái chết từ đó đẻ ra đời sống.

Gấu bỗng nhớ đến cái chết của nhân vật Kiệt trong Một Chủ Nhật Khác, của Thanh Tâm Tuyền.
Anh chàng này, may mắn được du học, nhưng ngu si, bỏ về, và chết lãng nhách tại Đà Lạt...
Chương Zhivago bị quất sụm coi như chấm dứt "thời kỳ đó".
Như cái chết của Kiệt.
Không ai có thể ngờ, đời sống lại được bắt đầu từ những trại tù.
Từ biển cả.


30.4.2015

Đêm chong đèn nhớ Trịnh.

Đọc bài này, thì bất giác nhớ bài thơ của Brodsky, “Gửi Con Gái Tôi”, và cái ước mong, nếu Ông Giời cho tớ một đời nữa, thì tớ sẽ hát ở 1 phòng trà.  
Và tất nhiên, nhớ bài viết của Gấu về TCS, có lẽ bài viết sớm nhất về chuyện ông đi xa, và, bảnh nhất, theo Đặng Tiến.
Tuy nhiên, sau này, GCC khui ra, có hai hình ảnh tuyệt vời nhất, về ông, một, từ nhạc của ông, và một là từ thơ của Anna Akhmatova, cũng là để nói về ông.
Một hình ảnh do Le Huu Khoa khui ra khi viết về ông, trong Mảng Lưu Vong: Chim Thiêng hát lời Mệnh Bạc.

To My Daughter

Give me another life, and I’ll be singing
in Caffè Rafaella. Or simply sitting
there. Or standing there, as furniture in the corner,
in case that life is a bit less generous than the former.
 

Yet partly because no century
from now on will ever manage
without caffeine or jazz, I’ll sustain this damage,
and through my cracks and pores,
varnish and dust all over,
observe you, in twenty years, in your full flower.

On the whole, bear in mind that I’ll be around.
Or rather,
that an inanimate object might be your father,
especially if the objects are older than you, or larger.
So keep an eye on them always,
for they no doubt will judge you.

Love those things anyway, encounter or no encounter.
Besides, you may still remember a silhouette, a contour,
while I’ll lose even that, along with the other luggage.
Hence, these somewhat wooden lines
in our common language.

1994

Gửi Con Gái Tôi

Cho tôi một đời khác, và tôi sẽ đang hát
ở Caflè Rafaella. Hay giản dị ngồi
ở đó. Hay đứng ở đó, như cái bàn cái ghế ở góc phòng,
trong trường hợp cuộc đời sau không rộng lượng bằng cuộc đời trước. 

Mà có lẽ, một phần, là còn do điều này:
không một thế kỷ nào kể từ nay, mà lại có thể xoay sở, nếu thiếu cà-phê-in và nhạc jazz,
bố sẽ cố chịu chuyện đó, như cái bàn cái ghế, với những vết nứt, nẻ, véc ni, mớ bụi bặm trên mình,
ngắm con gái của bố, trong hai mươi năm, nở hết những cánh hoa, và trở thành một đóa hoa rạng rỡ. 

Thôi thì thôi, cũng thế thôi, nhưng hãy nhớ điều này,
rằng bố vẫn quanh quẩn bên con,
cái bàn cái ghế vô hồn, bất động,
có thể là bố đó
nhất là khi chúng già nua, cồng kềnh, kịch cợm hơn con
Vậy thì hãy để mắt tới chúng
bởi vì, không nghi ngờ chi, chúng sẽ cân nhắc mọi chuyện giùm cho con,
[hoặc cau mày nhắc nhở con, một điều gì đó]. 

Yêu mọi điều, mọi chuyện ở trên đời, dù gì đi chăng nữa, dù gặp hay không gặp.
Ngoài ra còn điều này:
Con vẫn còn nhớ một hình bóng, một dáng vẻ,
Trong khi bố mất tất cả, cùng với cả một hành lý khác.
Thí dụ như là những dòng đời khô héo,
của cái tiếng nói chung,
của cha con ta...

Gởi con gái tôi (Joseph Brodsky)

Cái tít bài viết của Bọ Lập, là cũng từ 1 bản nhạc của TCS, Huyền Thoại Mẹ.
Về những cuộc tình của TCS, nhiều thì nhiều thực, nhưng theo ý riêng của GCC, đều không thực.
Thực, là khi xa nhau, họ đều cảm ơn Ông Trời, đã cho gặp nhau, dù chẳng để làm 1 chuyện gì.
Và, 1 khi như thế, thì chỉ 1 cuộc tình, là đủ cho 1 con người. Một khi nó sống thực cuộc tình, thì những cuộc tình sau đó, nếu có, là để lập lại – theo 1 nghĩa thật đẹp - cuộc tình thứ nhất, vưỡn theo GCC, khi ngộ ra 1 lời phán về GCC, của 1 độc giả/thân hữu/bạn văn.
TCS không có cuộc tình nào thực cả. Đó là nỗi đau của ông, và nỗi mừng của những người tình của ông, đau thế.
Em nào cũng khoe, đã từng yêu và được Trịnh yêu, và đều mừng, vì...  an toàn sau cuộc tình.
Quá đau cho họ Trịnh!
Khác hẳn nhạc sĩ VTA. Hay PD. Cuộc tình nào của những đấng này đều có cú làm ăn tới chỉ cả.

Trong Một Chủ Nhật Khác, khi Oanh từ chối cái hôn của Kiệt, - em yêu ông thầy của mình, bèn gặp, để nói ra điều đó, rồi bỏ đi - và Kiệt bèn quê, đếch thèm làm gì cả, và khi Oanh đi rồi, em mới hiểu ra “chân ní”, bèn đánh điện, “ới” 1 tiếng, là em lên liền, thầy muốn “biên tập” - từ này của 1 em nữ thi sĩ ở trong lước – thầy muốn làm gì thì… làm!
Thê lương nhất, là sau đó, khi nghe 1 cô bạn học, kể lại cuộc tình của Kiệt với Hiền, em thấy đời mình thừa thãi, bỏ đi, mơ màng đã thành đàn bà, đếch cần 1 thằng đàn ông nào…. biên tập!
Thê lương hơn nữa, là lần gặp gỡ sau cùng của họ, ở 1 tiệm ăn, hình như thế, ở phiá bên  ngoài, hay hành lang rạp Rex. Oanh mua tặng Kiệt cái kèn, và chàng mang về Đà Lạt, để chết. Bạn còn nhớ cái xen Kiệt thổi kèn cho bạn là Duy nghe, trước khi “bị” ngỏm?
Quái là GCC cũng có 1 cú gặp gỡ sau cùng với BHD, ở 1 quán, ở đâu đó, gần Chợ Bến Thành.
Cuộc gặp gỡ của Gấu cảm động hơn nhiều, thực hơn nhiều.
GCC cũng kể đâu đó, vài lần rồi...

-C’est ridicule, c’est formidable, c’est merveilleux… c’est toi. Oanh. Pleure pas. Pleure pas.
Thật kỳ cục, thật kinh khủng, thật tuyệt vời, thật em. Oanh. Đừng khóc, đừng khóc. 

Đúng buổi sáng ngày Kiệt bị quật ngã, chàng mới có quyết định đánh bức điện tín cho Oanh. Chàng đội mưa chạy đến Bưu Điện. Cơn sốt đã bập bùng bên lỗ tai như tiếng sấm. Chàng viết bức điện tín, tay run như đuôi con thằn lằn đứt. Chàng viết, chàng nhớ đúng như in chàng đã nói: S.O.S. Au secours. Bớ người ta cứu tôi với. Kiệt. Kiệt nghĩa là hết sạch, chẳng còn gì, chẳng còn tí tẹo nào. Cô nhân viên Bưu Điện vốn quen vì gặp hàng tuần, trợn mắt: Ông không điên chứ ông Kiệt? -Tôi điên chớ, rõ ràng là tôi điên đây thôi. –Ông nhất quyết gửi bức điện này?  -Chớ sao nữa, còn gì nữa. Tôi đang cần tiền, hết tiền tiêu rồi, phải kêu kiểu đó mới có tiền. Kiệt cười hộc. Chàng ra khỏi Ty Bưu Điện chạy xuống hồ lại vòng lên xin rút bức điện lại. Chàng ướt còn hơn buổi sáng đưa Oanh đi. Mưa nhòa hết cảnh vật, nhòa hết cảm xúc, ý nghĩ, và quyết định. Oanh cũng bó tay mà thôi.
-Anh coi thường em quá. Oanh ngăn xúc động, dịu dàng nói.
-Rồi em sẽ hiểu, nên để người ta coi thường mình. Kiệt trở giọng giận dữ. – Mình là cái quái gì. Anh chỉ mong mọi người coi thường anh. Được coi thường, thường hết, dễ sống. Không có ai là ghê gớm, là thiết yếu đối với ai ở đời này. Rỡn chơi vậy. Em hiểu không, nói rỡn vậy mà chơi thôi. Chẳng đáng một đồng bạc cắc. Anh đâu có thiết yếu cho em, mà em đâu có thiết yếu cho anh.
Oanh như bị cái tát trái, tá hỏa, cứng đơ. Nàng run rẩy lắp bắp không thành lời.
-Em nghe cho thật kỹ đây. Kiệt như thể được đà. -Với mọi người đàn bà anh đều nói: đàn bà là đàn bà, muôn đời vẫn chỉ là đàn bà không hơn không kém. Anh… (1)

Trịnh Công Sơn vs Lịch Sử

Milosz, trong một bài trả lời phỏng vấn, cho biết, ông đào thoát, xin tị nạn tại Pháp tháng Hai năm 1951. Viết Cầm Tưởng, [Cái Đầu Bị Cùm], mùa xuân cùng năm, hoàn tất vào mùa thu cũng trong năm. Trong lời tựa, ông cho biết, viết để thanh toán một lần cho xong. Và hy vọng chẳng bao giờ phải đụng lại với vấn đề này nữa.

Trong ý nghĩ đó, theo tôi, những bản nhạc phản chiến, những ca khúc da vàng của TCS đã được "thanh toán".
Milosz cho rằng, cuốn sách không thuộc dòng của ông [that isn't my line]. Ông viết nó, như kẻ lưng đụng vô tường, hết đường lui.

Cũng trong bài viết, ông nhắc đến cảm giác hết sức bối rối, khó chịu, của Pasternak, khi được trao giải thưởng Nobel văn học, do cuốn tiểu thuyết Bác sĩ Zhivago, chứ không phải do thơ.
Bản thân Milosz cũng được nổi tiếng, là nhờ Cầm Tưởng.

Tôi nghĩ, Trịnh Công Sơn có gì tương tự với hai trường hợp trên. Ông nổi tiếng cả thế giới, là nhờ nhạc phản chiến. Nhưng thứ đó, thực sự "không thuộc dòng của ông".
Như Milosz, ông đụng lưng vô tường, khi viết nó.
Nhưng tình ca, mới là nhạc phản chiến đời đời của ông.
Và của loài người.

Hãy hát tình ca của ông, theo nghĩa mà Brodsky định nghĩa:

Nếu có gì có thể thay thế cho tình yêu, thì đó là hồi ức.
Tình ca của TCS, là hồi ức, là tưởng nhớ, là kinh cầu cho một miền nam hòa bình đã mất.

“Cái từ, giải phóng chúng ta khỏi gánh nặng và nỗi đau làm người, là hai chữ: Tình Yêu.”

*

Tôi thu tôi lại...
Hạt bụi nào...

He has turned into the life-giving ear of grain
Or into the gentlest rain of which he sang

Akhmatova

Người thi sĩ ấy biến thành mầm sống
Thành hạt mưa dịu dàng nhất mà chàng hát về nó

D.M. Thomas trích dẫn, cho chương Death of a Poet, [trong Solzhenitsyn: Thế kỷ ở trong ta], nói về cái chết của Pasternak.
 
Trịnh Công Sơn:

Chim Thiêng Hót Lời Mệnh Bạc

L'oiseau sacré chante le destin tragique

*

Un jour se noyer et flotter
[Cũng sẽ chìm trôi]

Ah ! la lune en haut
Assis je suis en bas
La course de l'eau la limpidité
Mon âme l’eau trouble
Les hérons s'envolent crient le calme absolu
Les chemins de la vie proches
Mais les pas ralentissent de fatigue
Ah ! la lune en haut
Assis je suis en bas
Les chemins tordus
La lumière soudaine
Depuis l'oiseau sacré chante le destin tragique
Chaque goutte de l'infini
Se noie disparaît sans appel de retour

Lời Việt::

Nhật nguyệt í-a trên cao, ta ngồi ôi-à dưới thấp
Một dòng í-a trong veo, sao lòng ối-a còn đục
Bầy vạc í-a bay qua, kêu mòn ối-a tịch lặng
Đường đời í-a không xa, sao chồn ôi-à gối chân
Nhật nguyệt í-a trên cao, ta ngồi ôi-à dưới thấp
Một đường í-a cong queo, nắng vàng ối-a đột ngột
Từ độ í-a chim thiêng, hót lời ối-a mệnh bạc
Từng giọt í-a vô biên, trôi chìm ôi-à tiếng tăm

Partir et revenir
[Một cõi đi về]

Les années écoulées les départs
Partir tourner la vie les fatigues
Les épaules aux deux bouts de la lune
Le reflet transversal de cent ans partir et revenir
Quelle sera la parole des arbres
Quelle sera la parole de l'herbe étrangère
Un seul coucher du soleil dans l'ivresse
Quelle vie légère appartient déjà au passé
Ruine du printemps ruine de l'été
Un jour d'automne l'écho du galop au loin
Nuage couvre la tête soleil sur les épaules
Les pas s'en vont les rivières savent rester
\Soudain l'otage de l'amour m'appelle
A l’intérieur apparaît l'ombre de l’être
Le détour de la pluie dans l'âme
Une pluie fine
Cent ans l'infini la chance de rencontre sera nulle
Quel lieu sera chez moi
Les chemins les détours les cercles en ruine
Le côté a' herbe le côté de rêve
Chaque parole du crépuscule
Chaque parole de la terre des tombes
Voix de la mer des fleuves de leurs sources.
Alors qu'on rentre on se souvient déjà qu'on partira
Partir vers les monts
Revenir vers le large
Les bras de la vie n’offrent jamais l'indulgence
Seul un vent impossible souffle tout au long de la
jeunesse

Trinh Cong Son

Traduit par Le Huu Khoa

Connu avec Pham Duy comme l'un des deux plus grands compositeurs du Vietnam actuel, Trinh Cong Son se veut avant tout poète et chante « les rêves en ruines de ses êtres ». Son œuvre raconte l'exil collectif de son peuple mais aussi l'éphémère de l'amour et de la beauté. Trinh Cong Son réussit pas à pas sa méditation sur la souffrance, ses textes construits autour d'un lieu de fractures né du passage des guerres offrent un fond de réinterprétations extrêmement riches du bouddhisme, du taoïsme.L'évidence esthétique du texte fait corps avec l'inexistence de l'être.

Được biết đến cùng với Phạm Duy như là một trong hai nhà soạn nhạc lớn lao nhất của Việt Nam hiện nay, Trịnh Công Sơn tự muốn mình, trước hết, như là một nhà thơ và hát "những giấc mơ điêu tàn của đồng loại". Tác phẩm của ông kể cuộc lưu vong tập thể của dân tộc ông, và về sự phù du của tình yêu và cái đẹp. Từng bước, Trịnh Công Sơn hoàn tất cơn trầm tư của mình về sự khổ đau, những bài ca của ông xoay quanh một nơi chốn tang thương đổ nát do chiến tranh cầy đi cầy lại, và chúng tạo nên một cái nền của những tái diễn giải cực kỳ giầu có, tư tưởng Phật giáo và Đạo giáo. Cái đẹp hiển nhiên của bài ca làm bật ra nỗi vô thường của kiếp người.

Le Huu Khoa: Mảng lưu vong [La Part d'Exil]

*

Note: Tks K. Gấu

Conversations with the Dead

Reading has always been for me a sort of practical cartography. Like other readers, I have an absolute trust in the capability that reading has to map my world. I know that on a page somewhere on my shelves, staring down at me now, is the question I’m struggling with today, put into words long ago, perhaps, by someone who could not have known of my existence. The relationship between a reader and a book is one that eliminates the barriers of time and space and allows for what Francisco de Quevedo, in the sixteenth century, called “conversations with the dead.” In those conversations I’m revealed. They shape me and lend me a certain magical power.

Trò chuyện với người chết

Đọc đối với tôi là 1 cách vẽ bản đồ. Như những độc giả khác, tôi có sự tin vậy tuyệt đối vào khả năng, đọc phải vẽ ra thế giới của tôi. Tôi biết, trong 1 trang sách đâu đó, trên những kệ sách của tôi, ngó xuống tôi, thì là 1 câu hỏi mà tôi đang đánh vật với nó, bữa nay, được đặt thành những từ ngữ từ lâu lắm rồi, bởi 1 người nào đó, có thể chưa từng biết đến có tôi ở trên đời. Liên hệ giữa 1 độc giả với cuốn sách, là 1 liên hệ triệt tiêu những biên cương của thời gian, không gian, và cho phép điều mà Francisco de Quevedo, thế kỷ thứ 16, gọi là “những cuộc trò chuyện với người đã chết”.
Trong những cuộc trò chuyện như thế, tôi lộ ra, bật mí. Chúng tạo hình dáng tôi và cho tôi 1 quyền năng thần kỳ.

Những nhận xét, như trên, quá đúng, nhưng chỉ với từ ngữ. Với âm thanh, lời nhạc, GCC nghĩ, sai, như có lần GCC phán, bạn phải sống cùng thời với TCS, cùng 1 Miền Nam với ông, thì mới cảm hết nhạc của ông.

Thí dụ, cái lần GCC vô Trung Tâm Ba Tuyển Mộ Nhập Ngũ, lần đầu, đúng thời gian gần Tết, thời tiết lạnh lạnh, TCS thì mới cho ra lò bản Tình Nhớ, và trong đêm khuya, 1 tay tân binh như Gấu cứ huýt sáo hoài bản nhạc đó. Gấu đau quá, vì cùng với nó, còn là nỗi đau thằng em vừa mới tử trận - cô bạn vừa mới từ giã, và cùng với cô, là Sài Gòn - có thể, từng nằm, đúng cái giường sắt Gấu đang nằm.

Khủng khiếp lắm. Một Bắc Kít, sinh ở Bắc Kít, sau 1975, mê nhạc Trịnh, không thể nào hiểu được nỗi đau này. Một đấng Nam Kít, bỏ chạy, như Đặng Tiến, thì cũng đếch cảm ra nỗi đau này, nên ông phán Tình Nhớ mà mắc mớ gì tới cuộc chiến, phản chiến!

Những ngày Trịnh Công Sơn

Tôi biết Trịnh Công Sơn khi anh chưa nổi tiếng, và qua Nguyễn Đình Toàn, tại một bàn cà phê ở quán Cái Chùa, đường Tự Do, Sài Gòn. Nói chưa nổi tiếng, là đối với đa số công chúng thưởng ngoạn. Cùng với đà cuộc chiến leo thang, người dân miền nam ngày càng thấm nhạc của anh.
Anh ngồi chung bàn với Toàn và tôi, nhưng cứ chốc chốc lại có một anh bạn trẻ nào đó, từ một bàn nào đó, tạt qua bàn, chỉ để nói chuyện hoặc hỏi thăm anh, và thường là về Huế, và cứ mỗi lần như vậy, anh đổi giọng nói. Khi nói với hai đứa chúng tôi, anh dùng giọng bắc.
Toàn lúc đó phụ trách chương trình nhạc chủ đề trên đài phát thanh Sài Gòn, và hai người hình như có hẹn gặp nhau tại quán, ấy là tôi suy đoán ra như vậy.
Thời gian này, tôi chưa để ý đến nhạc Trịnh Công Sơn. Nói rõ hơn, nó chưa thấm vào tôi.

Phải tới khi đứa em trai mất, tới lượt tôi vào Trung Tâm Ba Quang Trung, trong những đêm cận Tết, nằm trên chiếc giường sắt lạnh lẽo, một anh chàng nào đó, chắc là quá nhớ bồ, cứ thế huýt sáo bài Tình Nhớ gần như suốt đêm, thế là tiếng nhạc bám riết lấy tôi, rứt không ra… Lúc này, tiếng nhạc của anh, đối với riêng tôi, qua lần gặp gỡ trên, như trút hết những âm tiết địa phương, và trở thành tiếng nói chung của cả miền nam, tức là của cả thế giới, vào thời điểm đó, khi cùng nói: hãy yêu nhau thay vì giết nhau. Bởi vì chưa bao giờ, và chẳng bao giờ miền nam chấp nhận cuộc chiến đó. Chính vì vậy, họ lãnh đạm với chính quyền, ưu ái với miền bắc, vì họ đều tin một điều, miền bắc sẽ kết thúc cuộc chiến, và người Mỹ sẽ ra đi.
Như cả nhân loại tiến bộ, họ chỉ có thể tiên đoán đến đó. Nhạc Trịnh Công Sơn nói lên tiếng nói đó. Tính phản chiến của nhạc của anh, chính là tính phản chiến của cả một miền đất.
Và cũng như cả nhân loại tiến bộ, chỉ tới sau vòng tay lớn rã ra, Trịnh Công Sơn mới hiểu.
Một bạn văn của người viết, còn ở lại Sài Gòn, nhân lần gặp gỡ tại xứ người, đã kể chuyện, sau "giải phóng", có thời gian Trịnh Công Sơn bị Cộng Sản địa phương làm khó dễ, anh phải vô Sài Gòn, và có than thở với anh bạn văn kể trên. Anh nói, thì cứ dzô đây, gì thì gì, chắc cũng dễ thở hơn.
Sài Gòn cưu mang Trịnh Công Sơn không phải chỉ lần đó. Theo như tôi được biết, những ngày cuộc chiến dữ dội, trong khi chúng tôi cứ thế theo nhau lên Trung Tâm Ba, Trịnh Công Sơn may mắn đã được đại tá không quân Lưu Kim Cương che chở.
Trong số những quân cảnh tại thành phố, có người chỉ mong cơ hội "chộp" được Trịnh Công Sơn!
Đại tá Lưu Kim Cương tử trận trong biến cố Mậu Thân, khi bảo vệ vòng đai phi trường Tân Sơn Nhất.
Riêng tôi, tôi mong được như anh: được chết tại Sài Gòn.

Xin vĩnh biệt.



*

The Scene of the Crime

Chuyến đi Mỹ Lai của 1 phóng viên và những bí mật của quá khứ

Seymour M. Hersh

Nguyen Qui Duc, a fifty-seven-year-old writer and journalist who runs a popular bar and restaurant in Hanoi, fled to America in 1975 when he was seventeen. Thirty-one years later, he returned. In San Francisco, he was a prize-winning journalist and documentary filmmaker, but, as he told me, ''I'd always wanted to come back and live in Vietnam. I felt unfinished leaving home at seventeen and living as someone else in the United States. I was grateful for the opportunities in America, but I needed a sense of community. I came to Hanoi for the first time as a reporter for National Public Radio, and fell in love with it."

The New Yorker, My Lai Revisited, Mar 30 2015

NQD nhà văn Mít 57 tuổi, chủ nhân 1 nhà hàng tại Hà Nội, chạy qua Mẽo năm 1975 khi 17 tuổi. Tớ luôn muốn về sống ở xứ Mít. Tớ thấy tớ chưa xong, không đầy đủ, bỏ nhà ra đi khi 17 tuổi, và sống như 1 ai đó ở Mẽo. Tớ biết ơn Mẽo với những cơ may mà nó ban cho tớ. Nhưng cái tớ cần là 1 cảm quan, ý nghĩa cộng đồng. Gặp Hà Nội, là tớ mê liền.

Born Red

Nga Hoàng Đỏ xây dựng Đế Quốc Xô Viết quyền lực thứ nhì thế giới bằng cách làm thịt dân của mình, chừng 20 triệu, cỡ đó. Từ tên trộm cướp cách mạng, le bandit révolutionaire, biến thành 1 tên bạo chúa khùng. Đại Khủng Bố mỗi ngày làm thịt 16 ngàn người.

Đế quốc VC như hiện giờ, "cũng" đã được xây dựng lên, bằng cách làm thịt dân Mít của nó.
Cuộc chiến chống Pháp đúng ra không xẩy ra. Nó xẩy ra là vì VC muốn như thế, nếu không thế không sao làm thịt lũ Việt gian được. Việt gian là những kẻ không theo VC, những đảng phái quốc gia như VNQD, thí dụ. Cuộc chiến chống Mỹ cũng không thể xẩy ra, và nó xẩy ra vì Bắc Kít muốn như thế. Bởi thế, chúng mới nhử Mẽo vô Miền Nam, khi thành lập MTGP, bằng cách vu cho Diệm đầu độc tù VC tại trại tù Phú Lợi.
Tuy nhiên, điều chúng ta không biết, là liên minh ma quỉ giữa Bắc Kinh và Bắc Bộ Phủ. Không có sự giúp đỡ của Tẫu, cả hai cuộc chiến vô phương xẩy ra với kết quả như bây giờ. Bởi thế, vào thời điểm 1975, khi Solzhenitsyn nhận định, Bắc Kít sẽ thôn tính Nam Kít, và đây là cuộc chiến tranh giành ảnh hưởng giữa những đế quốc, Paz chỉnh Solz, đây là cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc; chỉ đến bây giờ chúng ra mới thấy Solz có lý, khi yếu tố Tẫu lộ ra. Bởi là vì với dân Mít, Tẫu là kẻ thù ngàn đời của chúng.

Bi giờ, thì Mít mới biết, Bắc Kít dâng cả vợ con cho Tẫu, để làm thịt cho bằng được thằng em Nam Kít của nó.
Trước, cũng biết, nhưng giả đò, không.
Gấu về lại đất Bắc, đọc gia phả dòng họ Nguyễn, đấng nào đấng đó đóng khung những chi tiết, sự kiện lịch sử, đã từng học tại trường West Point Tẫu!

Bởi thế, Gấu mới phục ông già của Gấu, đếch theo VC, chỉ là “cảm tình viên” của Đảng, như cô cháu gái của 1 ông chú, Chú Cầm, Huyện Uỷ Bạch Hạc, Việt Trì, giải thích lý do tại sao mấy đứa anh chị em của Gấu ở lại đất Bắc, không được công nhận là con của liệt sĩ!
Bố của Gấu cực bảnh!

Hà, hà!



Note: Bài viết, theo GCC, nhảm. Bài thơ này, khủng nhất là câu “đường ra trận mùa này đẹp lắm”. Còn cái chất trữ tình của nó, như bài viết ca ngợi – ca ngợi Phạm Tiến Duật luôn thể– thì Kundera đã phán, thời VC là thời của Văn Cao, họa sĩ, thi sĩ, đao phủ- tức là thời thi sĩ cùng ngồi với tên giết người, cùng cai trị thế giới.

Un piège tendu à la poésie

http://www.tanvien.net/gioi_thieu_3/piege_poesie.html

... See More
Image may contain: cloud, sky, outdoor and nature
Son Lyngoc

QUA RỒI HÌNH ẢNH CÙNG NGƯỜI YÊU ĐỒNG HÀNH RA TRẬN
Mặc Lâm

Phạm Tiến Duật sinh năm 1941 tại Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ. Ông tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Hà Nội ...

See More


Hồ sơ K trên Tin Văn
Gấu kể như là người đầu tiên giới thiệu Kundera với dân Mít ở hải ngoại, qua mục Tạp Ghi trên báo Văn Học của NMG.
Nhờ đọc Kundera, Gấu mới viết được bài Mùa Thu những di dân, và liên kết được hình ảnh nhà thơ Văn Cao - đóng hai vai cùng một lúc, vừa là thi sĩ vừa là đao phủ thủ - với hình ảnh nhà thơ Mayakovsky ngồi ké né bên trùm mật vụ Nga Dzherzhinsky.
Mít,Yankee mũi tẹt đúng hơn, quả là bảnh thật!

*
Với tôi, hay nhất ở Phạm Duy, vẫn là những bản nhạc tình. Ông không thể, và chẳng bao giờ muốn đến cõi tiên, không đẩy nhạc của ông tới tột đỉnh như Văn Cao, để rồi đòi hỏi "thực hiện" nó, bằng cách giết người. Một cách nào đó, "tinh thần" Văn Cao là không thể thiếu, bắt buộc phải có, đối với "Mùa Thu", khi mà nhà thơ ngự trị cùng với đao phủ. Kundera đã nhìn thấy điều đó ở thiên tài Mayakovsky, cũng cần thiết cho Cách mạng Nga như trùm cảnh sát, mật vụ Dzherzhinsky. (Những Di chúc bị Phản bội). Nhạc không lời, ai cũng đều biết, mấy tướng lãnh Hitler vừa giết người, vừa ngắm danh họa, vừa nghe nhạc cổ điển. Cái đẹp bắt buộc phải "sắt máu", phải "tyranique", (Valéry). Phạm Duy không nuôi những bi kịch lớn. Ông tự nhận, chỉ là "thằng mất dậy" (trong bài phỏng vấn kể trên). Với kháng chiến, Phạm Duy cảm nhận ngay "nỗi đau, cảnh điêu tàn, phía tối, phía khuất", của nó và đành phải từ chối vinh quang, niềm hãnh diện "cũng được chính quyền và nhân dân yêu lắm". Những bài kháng chiến hay nhất của Phạm Duy: khi người thương binh trở về. Ở đây, ngoài nỗi đau còn có sự tủi hổ. Bản chất của văn chương "lưu vong, hải ngoại", và cũng là bản chất của văn chương hiện đại, khởi từ Kafka, là niềm tủi hổ, là sự cảm nhận về thất bại khi muốn đồng nhất với đám đông, với lịch sử, với Mùa Thu đầu tiên của định mệnh lưu vong.
Phạm Duy muốn làm một người tự do tuyệt đối nên đã bỏ vào thành. Nhưng Văn Cao, chỉ vì muốn đồng nhất với tự do tuyệt đối, nên đã cầm súng giết người. Thiên tài Mayakovski cần thiết cho Cách Mạng Nga cũng như trùm công an mật vụ, là vậy.







  Memo

Chân Dung

Portraits

(To the memory of Akhmatova)

Nothing visits the silence,
No apparition of lilac,
But an inexplicable lightness
I sense when I breathe your name.
It's not All Souls'. The planet
Spins on without you, Anna.
You're now the Modigliani
Abstract. No candles flame
To amass shadows. Light elected
You. Annenkov's portrait ... erect head
That tilts with a swan's curve
Towards the Neva, towards the living
Surge of the iced river
That will not stop nor swerve
But plunge, if need be, within you ...
Till room and time started spinning,
I've gazed, I've tried to splinter
With love that smiles at stone
This photo of nineteen-twenty,
The only one where your tender
Pure and gamine face, grown
One with the page you've entered,
Blurs at the lips, half-surrenders
A smile ... And your lips open
To me, or familiar Chopin ...
It must have been a dream.
But dreams are something substantial,
The Blue Bird, the soft embalmer.
It doesn't smell of catacombs
There, and your black fringe is no nimbus.
A cathedral bell tolls dimly.
The unmoving stylus hums.
So deep has been this trance,
Surely its trace fell once,
Caught your eyes and startled you,
Between the legendary embankment
And your House on the Fontanka?

I, like the woman who
Had touched the healer's soul,
Find everything made whole
In your poetry's white night,
Envy the poor you kept watch
With, outside the prison; the touch
Of a carriage-driver, your slight
Hands bearing down with a spring, one
Moment in the tense of his fingers.
Poems outlive a Ming case,
But your ageing portraits bring me
The rights of a relative
To grieve. Tonight alone I could spare
All that is written here
To restore the chaos where
The Neva deranges your hair,
You laugh, weep, burn notes, live.

Note: D.M. Thomas, nhà văn, nhà thơ, dịch giả, tác giả cuốn tiểu sử Solzhenitsyn. Chuyên gia về văn học Nga. Ông nhận viết tiểu sử Solz, như 1 thách đố với chính ông.
Gần như chưa ai dám đụng vô tiểu sử của Solz. Cuốn tiểu sử của Solz, cách viết, lập đi lập lại những chương hồi, là theo cấu trúc những trại tù, cứ thế lập đi lập lại, nhân thêm lên mãi, cùng sự hoán đổi hai hình tượng, Thiên Sứ và Quỉ Đỏ.
GCC chôm, làm trang Tin Văn, mở ra là hình ảnh Thiên Sứ của Sến, khép lại bằng Con Quỉ Chuồng Heo trong Y Sĩ Đồng Quê của Kafka.
Cuốn này, là sách gối đầu giường của GCC. Cô Út, nhân bố đi chơi với cháu trong dịp hè, bèn chở cả kho sách, cho bịnh viện, để họ bán xon lấy tiền cho bịnh nhân.
Bố đừng đọc sách nữa. Chơi với cháu, không khoẻ hơn sao?

Cuốn trên, cũng sách xon, thư viện thải ra.
Mua thêm được cuốn Milosz giới thiệu thơ Ba Lan hậu chiến.
Cũng OK lắm.

Image may contain: text


Dân khí suy đồi và trách nhiệm con người

Nhà văn Võ Thị Hảo
Gửi cho BBC Việt ngữ từ Hà Nội

Đây cũng 1 thứ cực kỳ tinh anh, của Bắc Kít, theo GCC. Bà này can đảm hơn mấy tên kia nhiều, nhưng óc vẫn bị thiến mất 1 khúc, hay một mẩu, vẫn theo GCC.
 Hoặc cũng đã từng nhận hàng, miệng cũng có mùi chiến lợi phẩm cho nên không thể nói khác đi được.

Christ and the Devil have changed places.
Chúa Ky Tô và Quỉ đổi chỗ cho nhau.

D.M. Thomas Tiểu sử Solzhenitsyn, chương 2: Demons

D.M nhắc tới bài thơ “The Twelve” của Blok, 12 tên Vệ Binh Đỏ, Red Guards, trong đêm tối St Petersburg, gặp ai giết người đó, tàn phá, hủy diệt tất cả cái gì vướng chân chúng trên đường đi: They lust to drink, have pleasure, and uphold the Revolution, chúng ăn nhậu, chơi đồ chơi thỏa thích, dâng cao ngọn cờ Cách Mạng. Đằng sau chúng, là 1 con chó đói – cái thế giới cũ, the old world, chúng tính đâm cho con chó 1 một mũi bayonet, nhưng quay nhìn về phía xa, về phía trước, một hình ảnh như đang dẫn dắt chúng: Trong tuyết dầy, đặc, là 1 ngọn cờ đỏ, và hình bóng chúa Ky Tô: Bearing the flag, leading the cutthroats, walking lightly above the storm- is Jesus Christ.  

Chúa và Quỉ đổi chỗ cho nhau là vậy.

Cuộc chiến Mít, thay vì Chúa Ky Tô, chính là giấc mơ thoát ra khỏi cái kiếp người thê lương ở nơi “Quê Người”, là xứ Bắc Kít.
Hơn cả hình bóng Chúa Giê Su cầm cờ dẫn đường bọn giết người Vệ Binh Đỏ, trong bài thơ của Blok - là hình ảnh về một thiên đàng ở bên ngoài, ở quá lũy tre làng, ở đâu đó ở một Đàng Trong...

Chính Cái Ác Bắc Kít, nằm nơi trái tim mọi tên Bắc Kít, đã đổi giấc mơ của giống Mít – Chúa cho chúng làm người để thực hiện giấc mơ đó - thành đại ác mộng, là một nước Mít như hiện nay.

What has That to Do with Me?
Số phận của họ mắc mớ gì đến tôi?

Yiyun Li, đã tự hỏi mình như vậy, khi viết văn, kể ra những câu chuyện về những con người mà bà chẳng thể nào quên nổi, “You were not who you were, but what you were rationed to be” [Yiyun Li, Hope in a thin shell, Hy vọng ở trong 1 cõi nhân gian bé tí: Xứ Bắc Kít], Mi không phải là mi, mà là kẻ được cái chế độ tem phiếu đó nắn khuôn. Có thể, đất nước Mít, nhất là xứ Bắc Kít, suy đồi đến như hiện nay, là vì họ đã quên đi thời tem phiếu. The day you were lucky enough to get a basin of eggs, you also watched a long line of strangers eyeing you with jealousy, even hatred. Ngày mà bạn nhận hàng Miền Nam, bạn vẫn nhìn thấy cả một dẫy người sắp hàng, nhìn bạn với con mắt ghen tuông và thù hận.

*


*

Note: Đây cũng là 1 cuốn sách gối đầu của GCC [em NT gọi là sách gối mông, và mông của em thì đang bị VC lột ra, để đánh đòn! Take care, please! NQT]. Đọc đến quăn tít mấy góc sách. Có những chương thật thần sầu. D.M. Thomas là 1 nhà văn, thứ bảnh nhất, tôi là tiểu thuyết gia, thi sĩ, không phải nhà viết tiểu sử. Ông nhận viết tiểu sử Solz, như là 1 thách đố, với chính mình. Tin Văn sẽ giới thiệu 1, 2 chương, thí dụ, chương III: Quỉ [Demons]; chương về Pasternak, cái chết của 1 thi sĩ.
Prologue, Lời mở đầu.

*

Người lén đem tác phẩm của Solz qua Tây phương

Khi DT chê NHT, thứ nhà văn vô học như ông ta, có cả đống, ở nước ngoài, để bênh vực bạn văn VC, Gấu bèn lôi tổ sư phê bình Mác xít ra.
*
Trong bài viết trước, khi viết về sự xuất hiện của những truyện ngắn, thay vì truyện dài, của một NHT, Gấu có nhắc tới trường hợp Solzhenitsyn và sự xuất hiện "Một Ngày trong Đời Ivan Denisovich", như một xuất hiện ở vào cuối một giai đoạn. Đây là sự cần thiết của chính văn học, khi nó bị đẩy vào đường cùng, và cùng tắc... biến.
Nên nhớ, Nước Nga Đỏ chưa hề vơ Một Ngày vào dòng chính, chưa từng hợp thức hoá cho nó. Nhà nước cần nó, không có nghĩa, nó thuộc vào dòng chính.
Nói rõ hơn, với NHT, không có "đổi mới", mà có sự lại làm mới văn học, renouveau, như là một thử thách, một rủi ro bắt buộc, nếu muốn thoát ra khỏi bế tắc, nếu nhà văn không muốn chết ngạt.
G. Steiner, khi điểm cuốn "Alexander Solzhenitsyn: A Century in His Life", của D. M. Thomas, (583 trang, New York, nhà xb St. Martin's Press 1998)  trên NY Times Book Review, March 1, 1998, cũng đã nhấn mạnh đến sự kiện này:
"Khi Khrushchev bật đèn xanh cho "Một Ngày trong Đời Ivan Denisovich", với ông ta, đây là một hành động mang tính chính trị giai đoạn: Anh tù Ivan là một nông dân, không phải một trí thức. (Khruschev cho rằng khẩu phần nhà tù như trong cuốn sách mô tả là vượt định mức). Nếu ông ta tiếp tục làm cho xong, việc tẩy uế chủ nghĩa Stalin, cuốn sách cũng chẳng thể kéo dài, và nhân lên mãi, niềm vinh quang ngây ngất của nó. Cùng với sự xuất hiện của "Một ngày", chỉ trong "một đêm", Solzhenitsyn trở thành nổi tiếng. Ông tới gặp Anna Akhmatova, nhà thơ vĩ đại nhất khi đó hiện còn sống của nước Nga. Bà hỏi: "Liệu anh chịu được lâu, vinh quang?... Pasternak chịu, thua. Thật khó kéo dài vinh quang, nhất là thứ đến muộn." Một lời cảnh cáo nóng bỏng"
[Một linh hồn lưu vong]
Bây giờ với Tuổi Bụi, NHT cũng làm một toan tính như vậy.
Không phải ăn theo, không phải kiệt cạn, như Đoàn Cầm Thi nhận định, như ông Tây trích dẫn trong bài viết.
Ở đây, chúng ta cần phân biệt  một số thuật ngữ như "lại làm mới", "đổi mới", "cởi trói" và hoàn cảnh lịch sử khi chúng xuất hiện, và chúng ta nhận ra, có gì tương tự, giữa câu cảnh cáo của Akhmatova, và lời cầu chúc đừng thuận buồm xuôi gió của Hoàng Ngọc Hiến.
Sự xuất hiện của truyện ngắn NHT đúng là một cách ăn theo hiện tượng cởi trói trong văn học. Lợi dụng nhà nước ra lệnh, hãy cởi trói... sơ sơ cho tụi nó, nhờ đó xuất hiện những Cù Lao Tràm, Đứng Trước Biển, Ly Thân... , Nguyên Ngọc bèn nhét kèm thêm, cho ăn theo, một hai truyện ngắn của NHT.
Gấu tôi bỗng nhớ tới vị sư già ở Tàng Kinh Các, trong Lục Mạch Thần Kiếm của Kim Dung, thấy mấy thằng ngu chỉ say mê giết người, toàn lựa những sách dậy giết người để mà đọc, để mà học, bèn nhét xen vô những cuốn kinh Phật...
Một cách nào đó, phải đọc NHT theo tinh thần đó, tinh thần giải độc.
Câu cảnh cáo NHT, của HNH là phải hiểu theo cách đó:
Này đừng có thuận buồm xuôi gió, rồi lại trở thành một thứ Trần Mạnh Hảo, một thứ...
*
Khi phải so sánh giữa hai ông khổng lồ, một về văn, và một về thơ, ở thời tận cùng của chủ nghĩa cộng sản ở Liên xô, thiên hạ nói, sự xuất hiện của Solzhenitsyn, là để tố cáo Lò Cải Tạo Nga, và đồng thời chấm dứt nó. Còn Brodsky, như Coetzee nhận xét, là người đánh cái dấu chấm hết to tổ chảng, cho cái gọi là văn học Xô Viết.

Gấu tôi nghĩ, với Việt Nam, có vẻ như cả hai, Bảo Ninh thì tố cáo và chấm dứt huyền thoại cuộc chiến và cùng với nó, huyền thoại Phù Đổng về người lính cụ Hồ, còn Nguyễn Huy Thiệp, chính là người đánh dấu chấm hết cho văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa, của miền Bắc, thứ văn học đến liền sau thất bại của Tự Lực Văn Đoàn, chính nó mới là cái nền đẻ ra cuộc chiến, đẻ ra anh bộ đội cụ Hồ. Thiệp bị nhập nhằng, bị gán bậy vào đổi mới là vậy, theo nghĩa, văn học hiện thực miền bắc đưa đến chiến thắng miền nam, còn Thiệp là người, khi cái văn học hiện thực đó bị "lão hoá", bèn "đổi mới" nó!

Bởi vì rõ ràng là, thiếu một ông Thiệp, thì cả một đống những nhà văn của trào lưu đổi mới đó, đều là hàng giả, đồ cuội. Một cách nào đó, chính họ mới ăn theo NHT. Điều này giải thích, cả đám ôm lấy Thiệp, coi như là thần tượng của họ, nhưng khi thần tượng không chịu a dua, cá mè một lứa với họ, khi Thiệp cố gắng đổi mới thực sự, chính mình, thì cả bọn la lên, thằng này hết thời rồi!
[Trường hợp DTH, xin để riêng ra, như một số nhà văn nhà thơ khác, đã thực sự tin vào chủ nghhĩa CS, gia nhập cuộc chiến với lòng hăng say, sau vỡ mộng, bèn chống lại nó].
Thiệp không hề tin vào văn học hiện thực, càng không tin vào đổi mới. Nông dân, thứ thiệt, của miền đất đó, nhưng ông không bị hớp hồn bởi chủ nghĩa Cộng Sản, như một quỉ, hoặc như một cứu rỗi. Khác hẳn bất cứ mọi trường hợp khác. Ngay cả Pasternak, ngay cả Solzhenitsyn, suốt cả một thời trẻ trung của họ, đều đã từng tin tưởng, và chiến đấu cho chủ nghĩa đó.
Bởi vì Demon, và Savior, chỉ là một. Trước 1975, là Savior. Sau 1975, biến thành Demon. Vẫn chỉ là một thứ.
Nên nhớ, không phải Dos là người đầu tiên nhắc tới Demon, Quỉ. Quỉ của Pushkin - viết năm 1830, một trăm năm trước cơn phẫn nộ của Stalin, giáng xuống đầu nông dân Nga - mô tả một chiếc xe ngựa bị bão tuyết làm mất phương hướng, mấy con ngựa kéo xe bị quỉ xúi giục và cứ thế lao vào địa ngục. Tới thời Dos, Những Con Quỉ [thường được dịch là Lũ Người Quỉ Ám, 1871], Quỉ biến thành Kẻ Cứu Rỗi, Vị Cứu Tinh. Hãy tưởng tượng, 1921, ông Hồ đói rét, run lẩy bẩy ở Paris, đọc Lênin, và sảng khoái la lên, cứu tinh đây rồi, đây là tri âm tri kỷ, kẻ đồng điệu, người đồng hành...
Bởi vì tầng lớp trí thức miền bắc đã đón nhận quỉ sứ như kẻ cứu rỗi, như thế đó. Họ thực sự tin rằng chủ nghĩa Cộng Sản sẽ là cơ may, cơ hội đổi đời. Chính niềm tin này là nền tảng của, thí dụ, "Đường Ra Trận Mùa Này Đẹp Lắm", của những cảnh tượng thật bi hùng, bi tráng, bi thương, trai tráng làng, người người trích máu tay, làm đơn tình nguyện xin đi chiến trường miền nam.
Nhưng 1975, tất cả đều chưng hửng. Đều vỡ mộng. Hãy tưởng tượng tâm trạng của DTH lúc đó.
Như một nhà tiên tri, Kafka đã nhìn ra từ bao lâu cảnh này, trong Y sĩ đồng quê. Độc giả Việt, đọc ông, mà cứ nghe ra giọng của DHT, vào đúng cái ngày cay đắng nhục nhã đó:
"Ta đã bị bội phản! Bội phản!"

Sài Gòn Ngày Nào Của Gấu

D. M. Thomas, trong “Solzhenitsyn, thế kỷ ở trong ta”, chương “Cái chết của một thi sĩ”, đã nhận xét, về cuốn Dr. Zhivago:
Bác sĩ  Zhivago không chính trị một cách lộ liễu, như nhiều người tại Tây Phương hô hoán, một cuốn tiểu thuyết nhằm lên án, tố cáo... Nhưng nhà cầm quyền Xô Viết nhận ra, đây đúng là một kẻ thù chết người đối với chế độ. Bất cứ một trang là một sự chơn chất, nhiệt thành, cho một điều gì hết sức lớn lao, thực hơn nhiều, so với bất cứ  một chế độ chính trị nào, đâu phải chỉ cái thứ chính quyền toàn trị, xây dựng bằng hàng triệu người chết, lao động khổ sai, và một thứ ngôn ngữ vô nghĩa.
[Every page asserted a fidelity to something infinitely greater and more truthful than any political system, let alone a creed built on millions of deaths, slave labor, and a dead and a meaningless language].

Giả như áp dụng nhận định trên cho Thơ Ở Đâu Xa, những vần thơ làm ở một nơi chốn không thể làm thơ, liệu có khiêm cưỡng chăng?
Không! Chúng còn bảnh hơn cả Dr. Zhivago, theo nghĩa, thơ bảnh hơn văn, càng bảnh hơn tiểu thuyết, thứ văn chương bình dân. Người ta chẳng kể, về một nhà văn nữ hàng đầu thế giới, vừa nhặt gạo, vừa trông ông bố nằm bệnh, vừa viết tiểu thuyết, khi được in ra, mấy dấu chấm trên mấy chữ i, toàn là sạn gạo!
Nhà văn nữ Tuý Hồng chẳng đã, vừa nấu cơm, vừa [Tôi] nhìn tôi trên vách  [bếp]?

Nên nhớ, khi Pasternak được tin, Nobel trao cho ông vì Dr. Zhivago, ông rất bực. Ông nghĩ ông phải được Nobel như là nhà thơ.
Pasternak mất ngày 30 Tháng Năm 1960 [sau 30 Tháng Tư một ngày!] Đám tang của ông là một sự kiện khác thường, và, hầu như bí ẩn: Có lẽ đây là dấu báo đầu tiên, chỉ cho thấy, cái nhà nước uy quyền tột bực, hiển hiện ở khắp mọi nơi như thế đó vậy mà không thể lấn lướt thơ ca, … simply could not overcome poetry.

Thông báo giải thưởng Nobel, tháng 10, 1958, tiếp theo sự ra mắt Dr. Zhivago tại Tây Phương đã bùng ra chiến dịch tố cáo, bôi nhọ Pasternak, bắt đầu từ tờ Sự Thật. Tiếp theo, Hội Nhà Văn trục xuất ông. Bí thư Thành Đoàn gọi Pasternak là một con heo ỉa đái vào cái máng ăn của nó. Pasternak từ chối giải thưởng, nhưng cũng không yên thân. Ông gần 70, sức khỏe tồi tệ, chiến dịch làm nhục làm ông hoàn toàn suy sụp. Người tình, Olga Ivinskaya, sợ ông bị tim quật chết, và căng hơn, có thể tự sát, bèn năn nỉ ông viết thư cho Khrushchev, xin cho ở lại nước Nga, vì nếu rời nước Nga, là chết.

Ông mất ngày 30 Tháng Năm 1960. Thông báo chính thức, nhỏ nhoi, và, cáo thị độc nhất về đám tang, là một bản viết tay, dán ở kế bên quầy bán vé đi Kiev Station, ở Moscow, từ đó đi tới Peredelkino, một 'colony' ở ngoại vi thành phố Moscow, là nơi nhà văn cư ngụ:
“Vào 4 giờ chiều ngày Thứ Năm, 2 Tháng Sáu, linh cữu Boris Leonidovich Pasternak, nhà thơ vĩ đại nhất của Liên Xô hiện nay, sẽ được đưa về lòng đất”.
Cáo thị bị bóc, lại dán tiếp, nhiều lần, bởi một bàn tay vô danh.
Nghi lễ Chính Thống giáo đã được cử hành tại nhà riêng, một cách êm ả, vào buổi chiều hôm trước đám tang.
Sáng hôm sau, bốn danh thủ dương cầm – Stanislav Neigauz, Andrei Volkosky, Marya Yudia [bà đã từng nói với Stalin, ông là một kẻ tội lỗi lớn lao, a great sinner] và Sviatoslav Richter đã chơi nhạc vài tiếng đồng hồ tại nhà.
Trong số những người khiêng quan tài, có Andrei Sinyavsky và Yuli Daniel [sau bị truy bức, bách hại vì những bài viết chống đối, ly khai của họ], và Lev Koplev [Solz đưa ông này vô, làm một nhân vật trong Tầng Đầu]. Họ nhập vô một biển cả, những khuôn mặt rầu rĩ, tiếc thương: bạn bè, sinh viên, học sinh, công nhân, và dân quê. Một viên chức Hội Nhà Văn bước ra từ một chiếc limousine lớn, mầu đen, tính ké tí vai, khiêng quan tài nhà thơ, nhưng đám sinh viên la to, đi chỗ khác chơi.

Giỗ đầu

Gấu đọc Dr. Zhivago thời mới lớn, thời gian thường qua nhà ông anh nhà thơ, đói ăn đói cả đọc. Cùng đọc với bà cụ. Hai bà cháu cùng mê đọc. Và cùng mê Dr Zhivago. Em Lara ở trong truyện đẹp hơn nhiều so với Lara khi được chuyển thể thành phim, nhưng bắt buộc phải như vậy thôi.

Trên VN thư quán có cuốn này.

Về già, sắp [sắp gì nữa] đi xa, bèn tự hỏi, hay là BHD là từ…  Lara?
Như 1 nữ thi sĩ Bắc Kít, mối tình tội nghiệp kéo dài suốt 1 thời già cằn, từ những ngày đầu tiên ra được hải ngoại?
Như 1 cô Hồng Con của làng Thanh Trì, sau bị cả 1 miền đất bỏ chết đói?
Bởi là vì “Bác sĩ Zhivago” quả là mối tình đầu của Gấu.
Italo Calvino cũng có 1 bài thật là tuyệt về Pạt: “Pạt và Cách Mạng”.
Chắc là phải đi 1 đường về.. Lara.
Về Pạt, đúng hơn.

Về Pạt, thật nhã

Viết là Khiếp

"Tôi trở nên khiếp đảm bởi nghệ thuật".

D. M. Dylan Thomas mở đầu “Hồi tưởng & Hoang tưởng”.

Với ông, khả năng thấu thị, nhìn thấy cái chết, trước khi nó xẩy ra, ở một cậu bé, chính là "phép lạ" của nghệ thuật, (ở chúng ta). Và ông trở nên khiếp đảm, bởi nó. "Nghệ thuật là những ngã ba ngã tư tàn khốc, mang tính Oedipe. Nơi mộng mị, tình yêu, và cái chết gặp gỡ. Zhivago của Pasternak chiêm nghiệm một điều, rằng nghệ thuật luôn luôn là suy tư về cái chết, từ đó sáng tạo ra sự sống.
Điều ngược lại cũng hoàn toàn đúng. Cách đây vài năm, tôi [D.M. THomas] đi thăm Lydia, người chị/em gái, của Pasternak. Một căn nhà từ hồi Victoria, ọp ẹp, tối thui. Chủ nhà, một người bà già nhỏ nhắn, rệu rạo, lưng còng, mang đôi giầy cụt lủn, lủng lẳng bị chìa khoá... Bà dẫn vào nhà bếp, mời dùng cà phê. Một cái hũ cà phê, loại uống liền, hai cái ly trắng, mẻ. Câu chuyện nhạt thếch. Tôi không làm sao liên hệ bà với Boris, người sáng tạo ra Zhivago, và Lara. Sau cùng, bà hỏi tôi có muốn đi xem mấy bức họa của ông thân sinh. Một cách biết ơn, tôi nói vâng. Tôi đi theo đôi giầy cụt ngủn, bị chìa khoá lên lầu. Bà mở cửa căn phòng.
Một luồng mầu sắc và ánh sáng làm tôi chới với, nghẹt thở. Đúng là một phòng tranh tuyệt vời. Tôi nhận ra ngay Tolstoy, ở nơi Boris trẻ. Sàn ngổn ngang những khung, giá vẽ.
"Tôi đang sửa soạn một cuộc triển lãm", bà giải thích.
Như một bóng ma, tôi đi theo, suốt căn phòng rộng, uống từng hớp thiên tài Leonid Pasternak. Có đến vài phút đồng hồ, tôi đứng ngẩn trước một bức họa. Chân dung một người đàn bà đẹp, dáng mơ mộng, đang chải tóc.

Tôi yêu liền ngay nàng.
"Nàng là ai vậy ?"
Bà già còng nhún vai:
"Ôi dào, tôi đó mà".
Chẳng thèm để ý đến nỗi mất mát lớn lao, là tuổi trẻ, và nhan sắc, bà quay đi.

Chẳng có gì đáng kể, ngoại trừ thiên tài bất tử của người cha. Tôi có cảm giác những bức họa đã hút sạch bao nhiêu ánh sáng, bao nhiêu đời sống từ căn nhà của cô con gái.
"Tôi nghĩ chắc là bà đã có bảo hiểm những bức họa?" "Không, nếu bị đánh cắp, cái gì có thể thay thế?"
Trở lại bếp, bà cho tôi coi những bức hình gia đình, hầu hết là của Boris và con cháu của ông.
Một trong những đứa cháu trai, Lyovya, đã chết trong những tình huống thật là kỳ bí, đáng sợ; bà bảo tôi. Chưa tới 30, đang khoẻ mạnh, nó lăn quay ra chết, vì đứng tim, ngay trên đường phố Moscow, đúng chỗ Zhivago bị bịnh tim quật ngã..."
Thomas không thể không nghĩ đến một điều, cái chết của nhân vật giả tưởng, Zhivago, đã "ứng" vào người cháu trai.
Thiên tài Pasternak đã biến đứa cháu thành một cái bóng, y hệt như cô con gái Lydia đã trở thành cái bóng của nghệ thuật, của ông thân sinh.
Liền đó, ông kể lại một kinh nghiệm của riêng ông, trong một lần đi trị bịnh. Bà bác sĩ tâm thần làm ông nhớ đến mẹ, và một lần không vâng lời bà.
(Ở đây có một cái gì liên can đến mặc cảm Oedipe).
"Thay vì đi nhà thờ, cậu đã tới một sex shop".
"Đúng như vậy". "
Rồi trí tưởng của tôi đầy rẫy những hình ảnh chết chóc, của mẹ tôi, của bạn bè...
Bữa sau, bà bác sĩ gọi điện thoại:
"Tôi không thể gặp anh bữa nay. Tôi phải đi đám ma.
"Oh, I am sorry, tôi mong không phải là một người thân của bà.
"Thảm thay, đúng như vậy, ông già của tôi."
Và Thomas kết luận, đâu có gì là đáng ngạc nhiên, nếu tôi trở nên khiếp đảm vì nghệ thuật ? "Không phải cuốn sách của tôi là một tên sát nhân, nhưng đâu đó, từ những trang sách vang lên, tiếng cười sảng khoái, của quỷ...". 

Chỉ là lộng giả thành chân. Bóng ma giả tưởng Zhivago kiếm người thế mạng để đi đầu thai.
Đó cũng là cảm giác ghê rợn, khủng khiếp khi ông già gặp lại cô bạn ở xứ lạnh. Như thể cuộc chiến lập lại, khi giả tưởng "xuất hiện". 

Không phải vậy. Càng chờ...  đi xa, Gấu càng hiểu ra, thế nào là ân sủng, thế nào là cứu chuộc, dù không có 1 tí tôn giáo trong thằng bé Bắc Kít ngày nào. Cái chuyện Gấu gặp lại cô bạn, quả đúng là ân sủng, theo cái nghĩa của truyện ngắn “K” của Buzzati, Gấu đọc nó từ hồi còn Sài Gòn, và đã từng được dịch, và đăng trên tờ Bách Khoa: Mi hãy sống đời của mi cho thật đàng hoàng, tử tế, thì thể nào mi cũng sẽ gặp con K, khi mi không cần đến nó nữa. (1)

(1)

Trên tờ Bách Khoa ngày nào còn Sài Gòn có đăng truyện ngắn K. của Buzatti. Đây là câu chuyện một anh chàng, sinh ra là bị lời nguyền, đừng đi biển, đi biển là sẽ gặp con quái vật K, nó chỉ chờ gặp mày để ăn thịt. Thế là anh chàng chẳng bao giờ dám đi biển, cho đến khi già cằn, sắp đi, bèn tự bảo mình, giờ này mà còn sợ gì nữa.

Thế là bèn ra Vũng Tầu, thuê thuyền đi một tua, và quả là gặp con K thật. Con quái vật cũng già khòm, sắp đi, nó thều thào bảo, tao có viên ngọc ước quí, chờ gặp mày để trao, nó đây này...
Ui chao Gấu lại nhớ đến Big Minh, thều thào, tao chờ chúng mày để bàn giao viên ngọc quí Miền Nam, và con K bèn biểu, tao lấy rồi, cám ơn lòng tốt của mày!

   
The Penguin Poets

Erotic, horrific, eulogistic, these poems reflect many of the themes that D. M. Thomas explored in his best-selling masterwork The White Hotel-exile, sexual love, the influence of the personal and collective unconscious-as well as his love for the harsh and beautiful landscape of Cornwall. Selected by Mr. Thomas from five previous volumes, these poems confirm his reputation as a writer of ranging and fertile imagination.

Note: Cuốn bảnh nhất của D.M. Thomas, Khách Sạn Trắng, Gấu có, nhưng chưa kịp đọc, Cô Út đã đem cho bịnh viện, luôn cả cuốn tiểu sử Solz. Nhưng “Hoang Tưởng| thì có đọc, và, văn của D.M Thomas, quả là đầy chất sex, như ông viết về mình, trong bài Tựa cho cuốn thơ… ‘mọi bài thơ của tôi thì đều là về yêu và chết. “Sex and the dead”, nói như Yeats, chỉ có chúng, là hai đề tài xứng đáng trong trò chuyện nghiêm túc của lũ đực rựa. Sex, lẽ sĩ nhiên bao gồm, include, tất cả sáng tạo, và chết, bao gồm cái sự biến mất của riêng nó, its own vanquishing.’
Tuy nhiên, còn 1 đề tài bảnh nhất của ông, mà ông coi như là 1 đối trọng, counter-part, với mảnh đất quê nhà của ông – Cornwall – là Nga Xô, và trong xứ Nga xô đó, cũng có hai nhân vật đối xứng: Stalin và Pushkin…

   
Preface

Though the two powers assume many shapes and guises, all my poems take issue with love and death. 'Sex and the dead', said Yeats, were the only two subjects worthy of a serious man's conversation, and I'd go along with that. Sex, of course, includes all creativity, and death includes its own vanquishing.
Looking back over the poetry of twenty years, I can also see, very clearly, a primary and secondary emotional landscape: Cornwall, the most westerly, Celtic outcrop of England, where I was born and grew up; and Russia, which I have encountered only through its language and literature. The atmospheric contrasts of the first-wild sea-cliffs and moors, lush river-valleys-perhaps have a counterpart in the second: Stalin and Pushkin ...


Stone

The first book of a poet should be called Stone
Or Evening, expressing in a single word
The modesty of being part of the earth,
The goodness of evening and stone, beyond the poet.

The second book should have a name blushing
With a great generality, such as My Sister Life,
Shocking in its pride, even more in its modesty:
Exasperated, warm, teasing, observant, tender.

Later books should withdraw into a mysterious
Privacy such as we all make for ourselves:
The White Stag or Plantain. Or include the name
Of the place at which his book falls open.

There is also the seventh book, perhaps, the seventh,
And called The Seventh Book because it is not published,
The one that a child thinks he could have written,
Made of the firmest stone and clearest leaves,

That a people keep alive by, keep alive.

PROLOGUE

I ASKED A RETIRED KGB COLONEL, NOW GIVEN THE JOB OF IM-proving Russia's image abroad, what image he would choose to represent the beginning of the Bolshevik era. We were at a Helsinki hotel, overlooking the frozen sea. Some mutual friends had said he knew something about KGB attempts on Solzhenitsyn's life; he was disappointingly vague on that subject, but enjoyed talking with me about Russian history and art over a bottle of vodka.

"What image?" he mused, gazing out through the icy window at the Gulf of Finland. A few weeks before, a car ferry, the Estonia, had sunk in heavy seas, with a thousand deaths. It had seemed, we had agreed, an apt image for the end of Communism: a tiny crack, widening swiftly through a weight of water, capsizing the unbalanced boat. "I would choose," he replied at last, "a moment described in Nathan Milstein's autobiography. As a symbolic beginning, you understand. Milstein was a music student in Petersburg during the First World War. And he writes that, in 1916, in the winter, he was walking along the Moika Canal. In front of the Yousoupov Palace he heard agitated voices, and saw people craning to look over the parapet into the frozen river. So Milstein looked down too, and saw some of the ice was broken, and there, the water had pink swirls in it. People around him were shouting, 'Rasputin! Bastard! Serve him right!' Milstein realized the pinkish swirls were the blood of Rasputin-one of the most powerful men in the empire. Imagine it: hurrying along a frozen canal-a day in December like this one, perhaps late for a violin lesson-and you see Rasputin's blood! ... Well, I've seen lots of blood, even shed quite a lot of it. ... But anyway, if I were a writer, or maybe a filmmaker, that's how I'd start: looking down at broken ice and seeing swirls of blood. Like a dream ... "

Beginning this biography, I see the old KGB man and the swirl of Rasputin's blood. The single most important aspect of Solzhenitsyn's life is that he was born a year after the Bolshevik Revolution. He is "October's twin." Other great Russian writers who suffered intensely under Communism, but who spent their childhood and youth in normal bourgeois circumstances under tsarism, can refer to the beginning of their lives with a lucid definiteness. Anna Akhmatova: "I was born in the same year [1889] as Charlie A Chaplin, Tolstoy's Kreuzer Sonata, the Eiffel Tower, and, it seems, T. S. Eliot." (1). Boris Pasternak: "I was born in 1890 in Moscow, on the 29th of January according to the Old Calendar, in Lyzhin's house opposite the Seminary in Oruzheiny Street. Surprisingly, something has remained in my memory of my walks in autumn with my wet-nurse in the Seminary park-sodden paths heaped with fallen leaves, ponds and artificial hills, the painted Seminary railings, the noisy games and fights of the seminarists during their recreation. " (2)

The lighthearted juxtaposition of Chaplin and Eliot in the former, and the rich sensuous detail in the latter, have no counterpart in Solzhenitsyn's brief references to his childhood. No other writer has used his adult life as material to the degree Solzhenitsyn has done, yet from the very beginnings one finds a kind of Dickensian fog and murk. Perhaps one consequence of this was that, while he seemed to develop a very sure sense of identity, he continually explored different fictional self-portrayals-Nerzhin in The First Circle, Kostoglotov in Cancer Ward, Vorotyntsev in August 1914-as if the misty beginnings make him need to keep looking for himself.

His self-representations are of the fully grown man-soldier, writer, zek;* not, however, husband or lover, with rare exceptions; and for any "portrait of the artist as a young man" or as a child we look in vain. Instead of any clear statement of where and when he was born, there is a sense of confused, almost mythic, birth. It could not have been other, for a child born in the turbulence of 1918, and already fatherless.

It was, after all, the time of facelessness. In Akhmatova's horrifying image of the Revolution:

As though, in night's terrible mirror
Man, raving, denied his image
And tried to disappear. ... (3)

The human face disappeared, and also its divine image. In the classical world a slave was called aprosopos, "faceless"; literally, one who cannot be seen. The Bolsheviks gloried in facelessness.
It is inconceivable that Solzhenitsyn could have written, "I was born in the same year as Nicolae Ceausescu, Kurt Waldheim, and Ella Fitzgerald, on 11 December 1918, in Kislovodsk. ... "

Out of that violent beginning, he became the last in a great line of poets and novelists that began with Pushkin. They were more than writers; they were, since they all lived under authoritarian or tyrannical regimes, "another government," in Solzhenitsyn's phrase: cherished by their fellow Russians because they felt a special responsibility to be truthful.

Solzhenitsyn's long life is unique and extraordinary. He has embraced almost the totality of his country's terrible century. Born amid chaos; caught up, as a schoolboy, in the heavily propagandized excitement of the first Bolshevik years; then a front-line Red Army soldier; the shock of arrest, for writing imprudent letters criticizing Stalin; the horror of a Lubyanka interrogation, followed by the camps and "perpetual exile"; release from it in the milder years of Khrushchev; sudden fame as the author of One Day in the Life of Ivan Denisovich, which devastatingly brought what had only been whispered about into the open; then, losing favor, becoming a dissident of incredible fearlessness, and enterprise; publication of The Gulag Archipelago, his exposure of the whole Soviet tyranny from Lenin on; rearrest and enforced exile from his country-the first Russian to suffer this fate since Trotsky; quarrels with his hosts in the West; eventual return to a Russia where, for very different reasons, he found it necessary to be a kind of dissident still. ...

Solzhenitsyn helped to bring down the greatest tyranny the world has seen, besides educating the West as to its full horror. No other writer of the twentieth century has had sue an influence on history.

But his story is not of one century alone. When Alexander Tvardovsky, editor of the journal Novy Mir, sent for the unknown writer to discuss the manuscript of Ivan Denisovich, Solzhenitsyn paused beneath Pushkin's statue in Strastnaya Square, "partly to beg for his support, and partly to promise that I knew the path I must follow and would not stray from it. It was a sort of prayer." (4). This is much more than the respectful homage an English or American novelist might pay to a bust of Shakespeare: Solzhenitsyn saw Pushkin as his contemporary.

When I was thinking hard and long about whether to accept an invitation to write this biography, I had a dream in which I was in the small Cornish town of my childhood. Suddenly floodwaters rose, and I found myself swept along by them. At first it was quite exhilarating-even though I can't swim; I expected to round a corner and see my old school; I could cling on to a wall. But when the billows swept me round the corner, I saw, in place of the expected road and school, a flat sea of turbulent water. Fear gripped me.

Along with many other personal associations, the dream was obviously warning me I might drown .if I entered this unfamiliar territory: I am a novelist and poet, not a biographer. I might drown under the horrifying weight of a densely packed life like Solzhenitsyn's, or under his wrath, since he hates unapproved biographers as much as he hated the Soviet censors.

Bill I chose to see the dream in a more positive light. I could see the flood as pointing in the direction of one of the great seminal works of Russian literature,  Pushkin's The Bronze Horseman (1833). In that great narrative poem, a flood sweeps over St. Pertersbug and devastates the life of "my poor, poor Yevgeni”, a humble clerk. Driven mad, Yevgeni shakes his fist at the famous equestrian statue of Peter the Great, crying, “All rigid, you wonder-worker, just you wait!” Peter was the egoistical monster who had ordered the creation of a capital city on marshy Finnish ground. He thought nothing of the thousands of lives his dream would cost in the construction of it.

But the Russians still have an admiration for Peter-just as too many of them still admire Stalin and would like to see him back. Any reference in a literary work of the Bolshevik era to The Bronze Horseman can immediately be interpreted as a comment on Stalinism. Russian life and literature is a country, with limitless intercommunications-not a history. "Russian literature," wrote the scholar and translator Max: Hayward, is "a single enterprise in which no one writer can be separated from another. Each one of them is best viewed through the many-sided prism constituted by all of them taken together. A later generation consciously takes up the motifs of its predecessors, responds to them, echoes them, and sometimes consummates them in the light of the intervening historical experience.?"

This seems to me the only worthwhile kind of "writers' union"; and to write a life of Solzhenitsyn is inevitably to write about a century-or perhaps two. I have felt myself to be a visitor in the "country of Russian literature" since I first inadequately learned Russian during two years of military service in the 1950s. Being reminded by the dream of that great fellowship of Russian writers, for whom two centuries are but a single moment, helped to persuade me to yield to the flood, for good or ill. Another persuasion was that Solzhenitsyn's life has been a fantastic and inspiring story; but one so complicated by politics that it is difficult to see the wood for the plethora of trees. It challenged me to use my fictive experience to tell a story that is truly stranger than fiction.

D.M. Thomas

It was, after all, the time of facelessness. In Akhmatova's horrifying image of the Revolution:

As though, in night's terrible mirror
Man, raving, denied his image
And tried to disappear. ... (3)

The human face disappeared, and also its divine image. In the classical world a slave was called aprosopos, "faceless"; literally, one who cannot be seen. The Bolsheviks gloried in facelessness.
It is inconceivable that Solzhenitsyn could have written, "I was born in the same year as Nicolae Ceausescu, Kurt Waldheim, and Ella Fitzgerald, on 11 December 1918, in Kislovodsk. ... "

Khi đọc “Gió của 1 thời khuất mặt”, của LMH, Gấu nhớ tới “Thời Không Mặt” của Anna Akhmatova.
PXA qua nhân vật Quân, trong “Thời gian của Người”, của Nguyễn Khải, mỗi lần vô Bưng xin ý kiến Bắc Bộ Phủ, đều phải bịt mặt.
Tên già NN, cởi mặt nạ nhìn mặt Yankee mũi lõ, kẻ thù ngày nào....

Có thể nói, cuộc chiến Mít, là giữa lũ quỉ đỏ, không mặt, và lũ Ngụy, chưa từng bao giờ phải che mặt, hay đeo mặt nạ.

Thời Không Mặt

The human face disappeared and also its divine image. In the classical world a slave was called aprosopos, 'faceless'; litteraly, one who cannot to be seen. The Bolsheviks gloried in facelessness.

[Mặt người biến mất và hình ảnh thánh thiện của nó cũng mất theo. Cổ xưa, kẻ nô lệ bị gọi là aprosopos, 'không mặt'; kẻ không thể bị nhìn thấy. Người CS hãnh diện trong "không mặt".]


Gió Từ Thời Khuất Mặt




Gấu có đi 1 entry “thần sầu”, “đầy sũng nước…”  về những ngày mới tới Canada, gặp lại cô bạn, và cái lần “đóng phin”, trong 1 chương trình trên 1 kênh TV, 15 phút, tiếng Mít, về cuốn Tàn Ngày, “The Remains of the Day...” Tính viết tiếp, coi lại thấy mất tiêu, chắc vô ý delete, còn được 1 mẩu trên FB.

Ôi chao, giả như không gặp lại cô bạn, chắc chẳng thể có đời thứ nhì…
Quoc Tru Nguyen added 2 new photos.

Tiệm sách cũ đầu tiên - và có thể độc nhất, với riêng Gấu - đường College, downtown Toronto, Gấu thường ghé. Con đường Lippincott, số nhà 100, cái shelter đầu tiên vợ chồng Gấu được đưa tới, trong 1 đêm dông bão đầy trời, thời tiết lạnh nhất Canada, âm 40 độ. Tới phi trường 1 phát, ở ngay phi trường, nhân viên sở xã hội đưa liền tới 1 cơ sở xã hội ở ngay trong phi trường, để cung cấp quần áo lạnh, rồi đưa về đây. Shelter thuộc cơ quan Costi, chuyên lo về di trú, trợ giúp tị nạn.
Gặp lại cô bạn ở đây. Khúc này kể đi kể lại nhiều lần rồi, và vẫn muốn kể lại, vì vẫn không dám nói hết ra, viết hết ra. Hết, rồi làm sao... sống?
Cái tiệm ở ngay lề đường trước mặt.
Cô bạn làm đại diện cho 1 hãng mỹ phẩm Nhật, Novir, và thường đăng quảng cáo dài hạn, trên tờ Làng Văn, ở Toronto, nơi đăng cái truyện ngắn đầu tiên của Gấu, viết từ Trại. Báo này được gửi vô Trại, cùng với tờ Nắng Mới, của nhóm Khiến Chán, do băng đảng Montreal chủ trương. Khi gửi vô Trại, tờ LV gỡ bỏ những trang quảng cáo, bởi thế, phải tới được Toronto, thì Gấu mới biết cô bạn đang sống ở đó. Sau này, có lần hỏi, cô cho biết, có đọc cái truyện ngắn đó, nhưng lại nghĩ Gấu ở Sài Gòn gửi lén ra hải ngoại
Và đó là cái truyện Lần Cuối Sài Gòn!
Làm sao đọc nó, mà lại nghĩ gửi đi từ trong nước, được!

Image may contain: one or more people, people standing and outdoor