nqt

 
Nguyễn Quốc Trụ
I
  

1 2 3 4 5 6 7 8 9
August_15_2017
10 11 12 13 14
15 16 17 18 19
20











 

Quoc Tru Nguyen
February 8, 2016

Chúc Mừng Năm Mới

No automatic alt text available.


EMPIRES

My grandmother prophesied the end
Of your empires, O fools!
She was ironing. The radio was on.
The earth trembled beneath our feet.

One of your heroes was giving a speech.
"Monster," she called him.
There were cheers and gun salutes for the monster.
"I could kill him with my bare hands,"
She announced to me.

There was no need to. They were all
Going to the devil any day now
"Don't go blabbering about this to anyone."
She warned me.
And pulled my ear to make sure 1 understood.

Charles Simic

Đế Quốc [Đỏ]

Bà tôi tiên đoán ngày tàn của đế quốc [VC].
Ôi, lũ khùng, điên, vô lại, bất nhân…
Bà đang ủi đồ. Đài phát thanh thì đang ra rả, "Nối Vòng Tay Nhớn".
Mặt đất rung chuyển dưới chân chúng tôi.

Một trong những anh hùng, Sáu Dân, đang diễn thuyết.
“Tên Quỉ Đỏ,” bà tôi la lên.
Có những tiếng vỗ tay, tiếng súng hoan hô chào mừng Sáu Dân.
"Ta có thể giết nó, bằng đôi tay trần của ta".
Bà tôi tuyên bố với thằng cháu của bà.

Bà ui, đâu cần làm dzậy.
Tất cả bọn chúng thành Quỉ thành Ma thành Bọ liền tức thì mà Bà.
“Đừng có mà rỉ tai cho bất cứ ai nghe Tin Mừng đó!”
Bà tui cảnh cáo.
Và kéo tai tôi đến đỏ ửng, để tin chắc thằng cháu của bà đã hiểu.


Thơ Tháng Tư

CHARLES SIMIC
1938- 

A dream may transform a moment lived once, at one time, and change it into part of a nightmare. Charles Simic, an American poet born in Serbia, remembers the time of the German occupation in his country. This scene from childhood is put in relief as the present which is no more, but which now, when the poet writes, constantly returns in dreams. In other words, it has its own present, of a new kind, on the first page of a diary of dreams. 

Milosz

Một giấc mơ có thể biến 1 khoảnh khắc mà bạn đã từng có lần sống, ở một thời, và chuyển nó thành 1 phần của 1 cơn ác mộng. Charles Simic, nhà thơ Mẽo sinh ở Serbia, nhớ thời kỳ Đức đô hộ xứ của ông. Cảnh sau đây, từ thời thơ ấu được dùng làm bệ cho 1 hiện tại không còn, nhưng vào lúc này, khi nhà thơ viết, liên luỷ trở lại trong những giấc mơ.
Nói 1 cách khác, nó có cái hiện tại của riêng nó, theo một kiểu mới, ở trang đầu của 1 cuốn nhật ký của những giấc mơ.

EMPIRE OF DREAMS

On the first page of my dream book
It's always evening
In an occupied country.
Hour before the curfew.
A small provincial city.
The houses all dark.
The store-fronts gutted. 

I am on a street corner
Where I shouldn't be.
Alone and coatless
I have gone out to look
For a black dog who answers to my whistle.
I have a kind of Halloween mask
Which I am afraid to put on. 

CHARLES SIMIC 

Đế quốc của những giấc mơ 

Ở trang đầu cuốn sách mơ của tôi
Thì luôn luôn là 1 buổi chiều tối
Trong 1 xứ sở bị chiếm đóng.
Giờ, trước giới nghiêm.
Một thành phố tỉnh lẻ.
Nhà cửa tối thui
Mặt tiền cửa tiệm trông chán ngấy. 

Tôi ở 1 góc phố
Đúng ra tôi không nên có mặt ở đó.
Co ro một mình, không áo choàng
Tôi đi ra ngoài phố để kiếm
Một con chó đen đã đáp lại tiếng huýt gió của tôi.
Tôi mang theo 1 cái mặt nạ Halloween
Nhưng lại ngại không dám đeo vô.

 *

These few lines of poetry perfectly capture a nightmare, a disturbing and recurring sleep dream. First Simic gives us the setting, muted violence and destruction, isolation. Then he lays out the plot. The dreamer gone out to find a dog on the streets, holding a Halloween mask that he is afraid to put on.
This poem is a powerful recording of a nightmare. It acts upon us, the readers, as discomfittingly as would a nightmare of our own. It leaves us uncomfortable and unsure.
While this nightmare comes from Mr. Simic, as a work of art, and as the sharing of a dream, it belongs to each of us to interact with as we will. The significance of any dream is what we make of it.
What does this dream evoke in each of us? What uncomfortable questions come up for us? Are we faced with wearing the mask of “normalcy” in order to survive a dangerous situation? Do we need to put it on, or throw it away? Where in our lives are we unable to, or unwilling to, put on the mask of conformity to violence? Where do we feel isolated on a dangerous street corner? What do we need to do to find safety?
The key to creating meaning is to interact with the dream (or work of art, or any life event) and fearlessly become aware of what its message is for us, one that can be different for each of us.
Then comes the hard part – to manifest the change in our lives that the nightmare indicates is needed.

Source

Note: Bình loạn trên, tình cờ vớ được trên net.

Cái tay này có vẻ không đọc ra bài thơ, mà chỉ có những kẻ nào đã sống cuộc sống chiến tranh, giới nghiêm, hoả tiễn VC.... mới hình dung ra được. 
Bạn đọc phải đọc bài thơ, song song với Cõi Khác của GNV thì mới thấy đã!

Đâu phải ‘vô tư’ mà Milosz chọn bài này đưa vô Thơ Tuyển Thế Giới!
Ông cũng kinh qua kinh nghiệm... VC này rồi!
Bởi thế, thay vì Cõi Mơ, Cõi Khác, thì Simic gọi là Đế Quốc Của Những Giấc Mơ!
Đế Quốc Đỏ, Vương Quốc Ma Quỉ, và bây giờ là Đế Quốc Của Những Giấc Mơ, Những Ác Mộng.

Hai dòng thơ chót mới tuyệt cú mèo:
Cầm cái mặt nạ Ma trong tay mà không dám đeo vô, vì sợ biến thành Quỉ. (1)

*


Tu Fu
713-770

The situation of amassed adversity-winter, evening, solitude, old age-can sometimes so depress that even a poet sure of himself feels the uselessness of writing. Those of us who have experienced such evening will recognize ourselves in that voice.
Milosz: The Book of Luminous Things

SNOW STORM

Tumult, weeping, many new ghosts.
Heartbroken, aging, alone, I sing
To myself. Ragged mist settles
In the spreading dusk. Snow scurries
In the coiling wind. The wineglass
Is spilled. The bottle is empty.
The fire has gone out in the stove.
Everywhere men speak in whispers.
I brood on the uselessness of letters. 

Translated from the Chinese by Kenneth Rexroth

This poem may be considered as a last testament of Rexroth's.

Milosz

A LONG LIFETIME

A long lifetime
Peoples and places
And the crisis of mankind-
What survives is the crystal-
Infinitely small-
Infinitely large-

KENNETH REXROTH
1905-1982

Kenneth Rexroth, who used to live in Japan, wrote toward the end of his life a parable on Buddha, a poem of far-reaching nonattachment.


FROM "THE CITY OF THE MOON"

Buddha took some Autumn leaves
In his hand and asked
Ananda if these were all
The red leaves there were.
Ananda answered that it
Was Autumn and leaves
Were falling all about them,
More than could ever
Be numbered. So Buddha said,
"I have given you
A handful of truths. Besides
These there are many
Thousands of other truths, more
Than can ever be numbered."

Từ “Thành Phố Trăng"

Phật lấy 1 dúm lá thu cầm trong tay
Và hỏi Gấu Cà Chớn
Thu như thế, là ở hết trong tay ta, đúng không?
Gấu Cà Chớn lắc đầu,
Thu đầy trời Canada vào lúc này
Phật gật gù,
"Ta ban cho mi chỉ 1 dúm sự thực
Còn đầy ở ngoài kia, thì tự mi kiếm lấy"

SOUTHERN BUSHMEN

In this Bushmen's song, there is a note of concern and lament, but probably it's more expressive of a serene acceptance of the immutable order of the world.
Milosz

THE DAY WE DIE

The day we die
the wind comes down
to take away
our footprints.

The wind makes dust
to cover up
the marks we left
while walking.

For otherwise
the thing would seem
as if we were
still living.

Therefore the wind
is he who comes
to blow away
our footprints.

Ngày Gấu ngỏm
Ngày Gấu  ngỏm
Gió bèn xà xuống
Xóa sạch những vết chân của Gấu

Gió khuân bụi
Rải lên những vết chân
Khi Gấu tản bộ

Như thể Gấu vưỡn còn sống!
Bèn cám ơn gió 1 phát!

Thơ Mỗi Ngày

Image may contain: 2 people




GERARD DE NERVAL

Vers dorés
Eh quoi! tout est sensible!
PYTHAGORE
Homme, libre penseur! te crois-tu seul pensant
Dans ce monde où la vie éclate en toute chose?
Des forces que tu tiens ta liberté dispose,
Mais de tous tes conseils l'univers est absent.

Respecte dans la bête un esprit agissant:
Chaque fleur est une âme à la nature éclose;
Un myst ère d'amour dans le métal repose;
'Tout est sensible!' Et tout sur ton être" est puissant.

Gilded Verses

What! All is sentient!
Pythagoras (1)
Man, free thinker! do you imagine you think alone in this
world where life bursts forth in all things? Your freedom has at
its service the strength which you possess, but the universe is
absent from all your councils. (2)

Respect in the animal an active spirit: each flower is a soul
opened up to Nature; a mystery of love is at rest within metal;
'All is sentient!' And' everything has power over your being.

(1)
Probably derived from Delisle de Sales' De la philosophie de la nature (1777) rather than from Pythagoras himself.
(2) Conseils' could also be translated as 'counsels'.

Thơ Dzàng

Ê Qua! Tất cả thì mẫn cảm!
PYTHAGORE

Kon Người Kia Ơi!
Mi tưởng mi là 1 kẻ suy tư tự do đơn độc,
Trong thế giới mà cuộc đời nổ tung ra - như tình yêu như trái phá con tim mù lòa - ư?
Tự do của mi, có tên tà lọt của nó, là sức mạnh mà mi sở hữu
Nhưng, trong tất cả những lời khuyến cáo của mi, vũ trụ vắng mặt

Hãy kính trọng tinh thần sống động ở nơi con thú;
Mỗi bông hoa là 1 linh hồn mở ra với Thiên Nhiên;
Một bí mật tình yêu thì nằm ngơi ở trong kim loại;
“Tất cả thì mẫn cảm!”
Và mọi thứ thì đều có quyền uy, trên sự hiện hữu của mi.
Gérard de Nerval
(1808-55)


Nerval was a popular if unstable and tormented member of the Romantic group. His exotic behavior (walking a lobster on a blue silk lead, for example, in the Palais Royal gardens) later deepened into insanity and culminated in his suicide, hanged from a Paris streetlamp. His replacement of his real surname, Labrunie, by the name of a country property he had known and loved in childhood was characteristic of a man who sought to give all his experience the value of myth.
    His fame rests chiefly on a short but highly influential series of densely allusive sonnets, published in 1853 as Les Chimères. Before this volume, he had written more recognizably Romantic verse (represented by the first two examples here), and had translated Heine, Hoffmann and Goethe.
    In Les Chimères this traveler and scholar of the occult, of pagan metaphysics, of mythology and anthropology, condensed his erudition into sonnets of unusually compressed emotional power. They are endowed with a subjective and mystical unity that escapes rational formulation, even though most of the individual allusions can be decoded (to do so here would require a vast number of footnotes, and exegeses of Nerval exist in plenty).
    Obsessed with reincarnation and the Tarot pack, Nerval lived a life in which reality and dream were fused in a mythical world. The present is here inhabited by talismanic images from the past, many of them connected with an unrequited love. He stands on the threshold of an ancient Golden Age, awaiting its imminent rebirth.
    The Alexandrine sonnet as Nerval exploits it produces a fascinating tension between classicism of form and visionary originality of content. Each poem, with its echoing musicality and its evocative proper names in combinations following dream-logic, is an infinite hallucination contained within a jewel. It is easy to understand why he is often seen as a source of Surrealism, a poet far ahead of his time. Some caution is needed here, however, for : his composition was formal and lucid rather than 'automatic', and another school of thought places him firmly in his own time as a Romantic.

Major works: Les Odelettes 1852, Les Chimères 1853

Note: Tuy thuộc trường phái lãng mạn, nhưng qua lời giới thiệu trên đây, Nerval là nguồn gốc của chủ nghĩa siêu thực. Ông đi trước thời của mình. Nhà thơ sống cuộc đời, thực và mộng trộn lẫn trong 1 thế giới huyền hoặc.

The Horror, the Horror
http://www.nybooks.com/…/…/08/isaac-babel-horror-the-horror/

Bài mới trên số mới của tờ NYRB, về Babel. Cho đọc free. Tin Văn sẽ có bản tiếng Mít

Image may contain: 2 people, text

*

Kỵ Binh Đỏ

Cuốn này, mới có bản dịch tiếng Anh, mới, theo tờ TLS. Trên Tin Văn có giới thiệu Babel. Đọc bài điểm sách của TLS, thì lại thèm dịch 1 truyện ngắn của ông: “Babel viết, cùng 1 giọng [tone] về những ngôi sao và bịnh lậu”, 1 nhà phê bình nhận xét. Hay như chính Babel phán: Cái dấu chấm câu, thì đúng như 1 cái dùi lửa, chọc thủng tim bạn, nếu đặt đúng chỗ!
Style, Isaak Babel claimed, is "an army of words, an army in which all types of weapon are on the move. No iron spike can pierce the human heart as icily as a full stop deployed at the right moment".


Cười Vỡ Đêm Đen

Cuối thế kỷ, chúng ta hãy thử tưởng tượng một chuyến tháp tùng Thánh Peter, giả dụ như ông thánh này kiếm được chiếc chìa khóa nhà tù Lubyanka, và thả hết những nhà văn bị giết hại ở đây: bóng dáng oan hồn độc nhất vẫn còn giữ được nụ cười ở trên môi, hẳn là Isaac Emmanuilovich Babel. Như bà vợ thứ nhì của ông, Antonina Piozhkova, cho chúng ta biết, tiếng cười rất quan trọng đối với Babel.

Biết cười, chịu được sự bỡn cợt là một đòi hỏi, khi đọc văn chương Nga, nhưng nó còn một sắc thái văn hóa vốn nín lại những dấu hiệu mở ra niềm hoan lạc. Có tất cả, thần thái nghiêm nghị, niềm âu lo, nỗi đau khổ chịu đựng, nhưng thiếu hẳn sự rạng rỡ. Ngay Gogol cũng gạt mọi nét hoan hỉ, trong những bức chân dung. Nabokov hình như chỉ được hưởng "tiếng cười vui", khi đã vượt biên giới tới Berlin, Paris, và Ithaca.

Piozhkova giấu giếm viết về chồng từ bao thập kỷ trước, nhưng hồi ký chỉ được in ra đầy đủ tại Moscow, vào năm 1989, cao điểm mùa glasnost. Bản tiếng Anh, At His Side: The Last Years of Isaac Babel, (nhà xb Steerforth Press, 1997), cho thấy một Babel với tiếng cười vui, ngay những ngày đen tối. Một trong những bức hình, chụp vào năm 1938: một ông Phật Do-thái dưới cặp mắt kính. Giấu kín đằng sau nụ cười, chúng ta hãy thử tưởng tượng, biết bao trò khôi hài, bỡn cợt, và định mệnh cay đắng.

Tháng Năm 1939, Babel bị bắt, theo lệnh của trùm mật vụ Beria. Ông có biết, và nghĩ, sau cùng chuyện phải tới. Bạn bè thường bình phẩm thái độ ngây thơ về chính trị của ông. Không phải vậy. Ngay đầu những năm 1920, là một phóng viên chiến tranh bên cạnh Bolshevik, trong cuộc nội chiến, trong nhật ký, ông đã minh bạch, về một điều: cuộc cách mạng đã bị chà đạp, do những tội ác được thực hiện, nhân danh nó: "Họ đều nói, họ chiến đấu vì công lý, nhưng toàn một lũ ăn cướp, giết người", Babel viết, trong khi rong ruổi cùng đội kỵ binh của Semyon Budyonny qua những thành phố hoang tàn, những làng mạc Do-thái vùng đông Ba-lan, tây Ukraine - Dubno, Chelm, Belz, Zamosc - cảnh làm cỏ người Do-thái, và hai mươi năm sau, cảnh nhổ sạch cỏ Do-thái. Ít nhà văn thời kỳ đầu Xô-viết được tận mắt chứng kiến sự độc ác đó. Đằng sau nụ cười của ông Phật Do-thái là nỗi đau không đáy, cùng khả năng thấu thị: nhìn, rồi tiên đoán. (Phải chăng đây là thế kỷ của chúng ta, thế kỷ người Do- thái bị huỷ diệt, ông tự hỏi, trong nhật ký, năm 1920). Bởi vậy, không có chuyện ngây thơ. Vào năm 1936, khi Gorky, bạn, và cũng là người che chở, chết, Babel nói với vợ: Bây giờ, tụi nó sẽ không cho tôi sống đâu.

Babel sở trường về đoản văn, viết với một nỗi ám ảnh nóng bỏng, đến nỗi, khi câu chuyện được hoàn thành, nó đã trải qua, chừng trên chục lần, viết đi viết lại. Có khi cả trăm, những lần ông cố gắng đẩy câu chuyện vào hồi ức. "Viết thật khó khăn đối với tôi", có lần ông nói với bạn, Konstantin Paustovsky. "Đâu đó, hình như có lần tôi viết rằng, nhờ căn bệnh suyễn mà tôi đã nhanh chóng già dặn, nhưng không giản dị như vậy. Khi viết một cái truyện ngắn nhất, tôi vẫn phải làm việc như thể phải đào lên ngọn núi Everest, chỉ một mình tôi thôi, với cây cuốc và cái xẻng... Tim tôi như bị thắt nghẹn, mỗi lần không thể viết xong một câu văn". Thời gian hoàn thành Những câu chuyện về Odessa và tác phẩm lớn lao nhất của ông, Kỵ binh Đỏ, vào đầu thập niên 1920, hàng tuần, hàng tháng, ông đã phải "đánh vật" với năm trăm hoặc một ngàn từ, cho mỗi câu chuyện. Babel nghĩ, nó phải chính xác như một thông báo hành quân, hay tờ ngân phiếu, "chính xác như thước đo loga, và tự nhiên như mùi rau thìa là". Phản ứng của giới phê bình văn học Nga đối với Kỵ binh Đỏ - hình ảnh sống động, ngôn từ chính xác - sôi nổi chẳng kém chi đối với những truyện ngắn đầu tay của Hemingway, ở Mỹ. Sau khi đọc những bản dịch đầu tiên qua Anh ngữ, vào cuối những năm 20, Hemingway đã nói với Ilya Ehrenburg, "Tôi nhận thấy văn phong của Babel súc tích hơn của tôi. Nó chỉ cho thấy, điều có thể làm được, đã được làm. Ngay cả khi bạn đã vắt hết nước, vẫn còn những cục đặc quánh ở trong đó." Để thư giãn, Babel tự chiều mình, bằng "tiếng cười vui", và những lần tụ tập bạn bè. Không gì làm ông hạnh phúc hơn, những lần thăm viếng bạn, nhà làm phim nổi tiếng, Sergei Eisenstein.

Babel sinh năm 1894 tại cảng Odessa, trên bờ Hắc hải. Không chỉ là một trung tâm trường ốc, thương mại, và còn của băng đảng Do-thái. Điều sau cùng làm Babel thích thú, và nó không có nghĩa là những con người của Babel tránh khỏi chủ nghĩa bài Do-thái. Họ đã là nạn nhân, vào cuối thế kỷ 19, và Babel không thể nào quên được những vụ giết hại cư dân Do-thái tại Odessa, vào năm 1905.

Khi còn là một đứa trẻ, Babel học tiếng Talmud, Yddish, Hebrew, và Pháp ngữ. Cậu chỉ thất bại, khi muốn trở thành một tay vĩ cầm; và đành nhường âm nhạc cho những tài năng đương thời như Jascha Heifetz. Bởi vì quota của Nga hoàng, vốn hạn chế sinh viên Do- thái, Babel không thể len chân vào nổi đại học Odessa, và học tại Kev Institude of Financial and Business Studies, từ 1911 tới 1915. Sau đó ông dời tới St. Petersburg, và sống một cuộc đời "nửa dưới hầm". Do Thái không được phép sống bên ngoài khu Pale of Settlement, nếu không có giấy tờ cư trú, Babel phải ngủ basements hoặc nhà bạn bè, để tránh cảnh sát. Hai mươi tuổi vào năm 1916, ông in những truyện ngắn đầu tay, trên tờ báo của Gorky, Letopis, và viết cho báo chống-Bolshevik, cũng của Gorky, Novaya Zhizn (Đời Mới), nhưng báo này sau bị Lênin ra lệnh đóng cửa.

Như hầu hết người Do-thái, Babel thoạt kỳ thuỷ hân hoan đón nhận cuộc cách mạng, tin tưởng rằng những người Bolshevik sẽ "cải thiện" số phần của họ, vốn đã bị đối xử tàn tệ bởi Nga hoàng. Tuy nhiên, trong những bài viết trên tờ Đời Mới, ông đã thường xuyên chỉ trích họ, và những tổn thất do cách mạng gây ra. Khi Đời Mới bị đóng cửa tiệm vào năm 1918, Gorky khuyên đệ tử hãy làm dơ tay của mình, bằng cuộc sống, hãy "đi thực tế", ở những vùng tỉnh nhỏ, thâu lượm kinh nghiệm làm chất liệu cho sáng tác. Babel làm theo. Trước tiên, ông phục vụ tại tiền phương Romania, theo đoàn thu gom lúa mì chống đói tại những thành phố dọc sông Volga, và rồi, năm 1920, ông nhập vào đoàn quân Cô-zắc theo-Bolshevik của Budyonny, với tư cách là phóng viên chiến trường, viết bài cho ROSTA, thông tấn xã nhà nước, và cho nhật báo quân đội, Kỵ binh Đỏ. Cuộc xung đột Xô viết-Ba lan ba năm đầu là cuộc nội chiến mở rộng, và sau đó, là do những thái độ thù nghịch giữa hai quốc gia, vốn bắt rễ từ năm 1772, khi Ba-lan bị xâu xé, giữa Nga, Phổ, và đế quốc Hung-Áo. Sau Đệ Nhất Thế Chiến, và cùng với sự vươn lên của một nước Ba-lan độc lập, chính quyền quốc gia Warsaw, cầm đầu bởi Jozef Pilsudski, đã tìm cách mở rộng bờ cõi về phía đông tới Ukraine, toan tính chuyện cứu vớt nhân loại khỏi chủ nghĩa CS. Lênin, vốn tin tưởng vào việc xuất cảng cách mạng vô sản tới Âu châu, đã biến vùng tây Ukraine, và đông Ba-lan thành chiến trường đầu tiên, hy vọng tạo nên một cuộc nổi dậy tại Ba-lan, và sau cùng là ở Đức.

Hầu hết dân Cô-zắc theo Bạch vệ, nhưng Budyonni, dưới quyền chỉ huy của chính uỷ mặt trận phía nam, Josef Stalin, là một Bolshevik chính cống. Ý tưởng làm một phóng viên Do-thái cưỡi ngựa rong ruổi cùng quân Cô-zắc cũng là một trong những tiếng cười vui của Babel. Ngày đầu tiên ông trèo lên lưng ngựa là ngày thứ nhất cùng với đơn vị Đệ nhất Kỵ binh. Chẳng bao lâu, ông nhận ra, nếu Budyonni là một Bolshevik, lính của ông ta thì không. Nói chung, họ đều thất học, và chẳng thèm để ý đến ý thức hệ, hay cách mạng CS. Họ hãm hiếp, cướp phá, giết tù binh, và trên hết, họ chỉ khoái ăn trộm. Cho dù Babel, trong bài viết hay trong nhật ký đã tỏ ra xúc động về cảnh "hoang sơ" của một đoàn quân Cô-zắc cưỡi ngựa suốt vùng Galicia, cuối cùng ông phải phán đoán: đây là một đám người vô đạo đức, tàn nhẫn, và chống Do-thái đến cùng cực. "Quân đội của chúng ta xuất quân là để nhét đầy túi, đây không phải là một cuộc cách mạng, chỉ là sự nổi loạn của những người Cô-zắc hung bạo."

Kinh nghiệm phóng viên chiến trường của Babel chấm dứt khi đội Đệ nhất Kỵ binh phải rút lui khỏi Ba-lan. Nga và Ba-lan đi đến một thỏa ước về đất đai, được duy trì đến khi Hitler lên cầm quyền. Cuối năm 1920, Babel trở lại Odessa, làm xuất bản một thời gian rồi sống tại vùng Caucasus với vợ là Yevgenia Gronfein, con một chủ xưởng giầu có tại Odessa đã mất hết tài sản vì cách mạng. Thời gian 1921-1925, ông bắt đầu xuất bản bốn truyện ngắn, về thời thơ ấu tại Odessa, và 35 truyện, sau gom thành Kỵ Binh Đỏ. "Tưởng tượng của tôi kể như không có", ông nói với Paustovsky. "Tôi rất nghiêm trang về chuyện này. Tôi không biết bịa đặt. Tôi phải biết mọi chuyện đến tận đáy của nó, nếu không tôi không thể viết bất cứ điều gì. Chân thực, authenticity, là phương châm của tôi...". Chuyện của ông là những gì được thu nhỏ lại, những mẩu giai thoại, những chân dung; dòng kể luôn luôn tận cùng bằng một pha hoặc ghê rợn, hoặc khôi hài. Một anh nhà quê viết thư cho mẹ; không một chút xúc động, ông con tả cảnh mấy anh em đã thịt ông bố như thế nào. Một anh chàng trí thức Do-thái, vì muốn được sự kính nể giữa đám đồng chí Cô-zắc, đã ăn trộm một con ngỗng của dân, và giết nó, sau cùng ngủ lăn lộn với 6 tên bạn, chân gác lên nhau, dưới mái nhà thủng lỗ để cho những ngôi sao lọt vào; nằm mơ, thấy những người đàn bà trong giấc mơ, và chỉ trái tim, một khối đỏ vốn đã thành sẹo với những vụ sát nhân, chỉ có nó bật ra niềm hân hoan tràn đầy". Trong một chuyện khác, anh ta trải qua lễ Shabat với một gia đình Hasidic, rồi trở về viết truyền đơn CS. Babel, qua nhân vật kể trong truyện, luôn mâu thuẫn về bản thân, chẳng bao giờ chắc chắn, anh ta bà con với người Do-thái, hay với những đồng chí trên lưng ngựa.

Bà vợ thứ nhất rời bỏ Babel, rời bỏ Nga khi ông vừa kết thúc Kỵ binh Đỏ. Bà tuyên bố, như một nghệ sĩ, bà bị nghẹt thở dưới chế độ mới. Nhưng bà cũng quá suy sụp, vì chồng bà có một người đàn bà khác, một nữ nghệ sĩ đẹp. Không phải một mà nhiều người, tuy nhiên, Babel có thể vì cách xa nên mới hiểu được lòng vợ, và đã ba lần đến Brussels, kết quả là họ có được một cô con gái, Nathalie. Cô sống nhiều năm gần Washington. Trong bài giới thiệu những lá thư mà cô còn giữ được, in thành tập mang tựa đề Những năm cô đơn, cô viết: "Tôi lớn lên với niềm mong ước, một ngày nào, một nơi chốn nào, cửa bỗng mở, và cha tôi bước vô... Cha con nhận ra nhau, và hình như cũng không có sự ngạc nhiên. Chẳng để cha tôi có dịp thở, tôi sẽ nói, nào, cuối cùng cha con ta cũng gặp nhau. Gia đình đã quá lâu chẳng biết gì về cha. Cha để lại phía sau quá nhiều yêu thương và tận tuỵ, nhưng cũng quá ít ỏi, những sự kiện. Cha hãy ngồi xuống và kể hết cho gia đình nghe."

Những băn khoăn của cô con gái cũng là của những người ái mộ ông, và của giới phê bình: Ông là một Do-thái tốt, hay xấu? Một người CS tự trái tim hay giản dị là một dân chủ tự bản chất? Ông có chút cảm tình cá nhân nào dành cho Stalin, như một thứ quỷ mê hoặc, hay ông sau cùng đã bị cuốn hút bởi sự tò mò tai hại của người nghệ sĩ?

Nhưng có một điều chắc chắn, ông không chịu rời bỏ Nga. Ông muốn nhìn cuộc sống cho đến phút chót, dù với tư cách là một nhà văn có đặc quyền, ông có thể bỏ đi nước ngoài; dù ông biết rõ tình trạng văn học tại xứ sở của ông. Ông tin tưởng rằng, một nhà văn sẽ tự băm vằm chính anh ta cũng như những gì anh ta viết ra được, một khi rời bỏ quê hương. Nhưng trên hết, những điều làm người khác kinh tởm, sợ sệt lại dấy lên ở nơi ông ý thức về bổn phận, và một điều gì giống như định mệnh, với một chút mùi vị anh hùng. Điều ông lo nhất, không phải chuyện bị bắt, bị tra tấn và sau đó, bị xử tử, mà là số phận tác phẩm của ông. Một lần ở Paris, khi một người bạn hỏi: "Anh có nghĩ rằng, ở Nga, rất nhiều tác phẩm có giá trị không được xuất bản vì điều kiện chính trị?" Chắc chắn như vậy. Những tác phẩm đó hiện ở trong tay mật vụ GPU. "Ông nói sao?" Bất cứ một người có ăn học bị bắt là anh ta được trao cho mẩu giấy và cây viết. "Hãy viết đi".

Những điều ngạc nhiên về nhà tù Loubianka: những khám phá mới mẻ từ những hồ sơ văn học của KGB, tác giả Vitaly Shentalinsky, (bản tiếng Pháp của nhà xb Laffont, 1997), cho thấy một câu chuyện "thú vị": Vào đêm Giáng sinh 1918, trong lúc Lênin đang ngồi xe Rolls-Royce, chạy trong vùng ngoại vi Moscow, ông bị bốn kẻ lạ mặt kéo ra khỏi xe, dí súng vào đầu, và lục soát tiền bạc. "Tụi mi có biết ta là ai không?" "Tao đếch cần biết", tên cầm đầu, Jacov Kochelko, còn có biệt danh là The Wallet (Cái Bóp), trả lời. "Tao là ông vua của Moscow". Lấy hết giấy tờ, cây súng lục browning của Lênin, ông vua và đồng bọn nhẩy lên xe phóng đi, vị lãnh tụ cách mạng, cận vệ và viên tài xế đành lặn lội giữa trời tuyết đến trung tâm đảng bộ, kiếm xe về Kremlin. Phải mất 6 tháng mật vụ Xô-viết mới hạ được The Wallet. Trong túi ông vua có một lá thư tình, mớ giấy bạc lủng lỗ đạn, và khẩu súng của Lênin. Tay mật vụ hạ sát The Wallet tính xào nấu thành quả của mình thành một câu chuyện trinh thám cho một tờ báo địa phương, nhưng lại không hài lòng với kết quả, và cuối cùng đã giao hết cho Babel, để ông viết lại. Trao đúng thầy, bởi vì Babel vốn có tài trong vụ sử dụng tiếng lóng của dân tội phạm. Bọn cướp, The Bandits, được hoàn thành, nhưng số phận cũng như tác giả của nó, nằm trong hồ sơ nhà tù Lubyanka, cho đến khi được Shentalinsky lôi ra ánh sáng. Tác giả cũng cho thấy, vài ông nhà văn-nạn nhân lại thích chơi với trùm mật vụ-đao phủ. Babel quen hai ông trùm dưới thời Stalin, ngoài ra nghe nói, còn "có liên hệ mật thiết" với vợ của một ông, Genrikh Yagoda, khách thường xuyên tại villa của Gorky.

Babel bị bắt ngày 15 tháng Năm, 1939. Mật vụ lục soát và khui ra một đống bản thảo khổng lồ đói với một nhà văn nổi tiếng vì sự im lặng: 15 tập bản thảo, 18 sổ ghi và phụ đính, 517 lá thư... Babel biết rõ số phận của ông, nhưng cố cứu mớ bản thảo, trong có nhiều cuốn đã được hoàn tất, và đã từng năn nỉ đám mật vụ, trao cho ông để ông "sắp xếp lại", và "hứa hẹn" sẽ viết một cuốn tiểu thuyết ghi lại con đường "sa đọa" vào những tội ác chống lại Xô-viết. "Cuốn sách đang nóng bỏng trong đầu tôi. Tôi cảm thấy đầy hứng khởi và sức mạnh, để viết nó ra...". Mấy ông chủ ngục làm sao tin nổi chuyện đó, Babel thì khỏi nói. Mớ bản thảo mất tiêu luôn, Shentalinsky tin rằng chúng đã bị tiêu huỷ.

Cuộc hỏi cung thứ nhất kéo dài ba ngày, đúng "tinh thần Kafka". Mọi tội đều có sẵn, cấm hỏi. Anh bị bắt vì những hành động chống Xô-viết. Nhận tội hay không? Không, tôi không nhận. Làm sao anh vô tội, một khi bị bắt? Mấy năm gần đây, tôi không viết được gì hết. Như vậy có thể bị coi là phá hoại, không muốn viết dưới điều kiện do Xô-viết ấn định. Anh muốn nói, anh bị bắt vì anh là nhà văn? Các ông nói đúng, lẽ dĩ nhiên. Tác giả không thể bị bắt, vì không còn viết được. Vậy thì lý do thực sự của việc bắt anh là gì? Tôi thường ra nước ngoài, và thường giao du với những phần tử Trotskists... Hãy giải thích tại sao một nhà văn Xô-viết như anh lại để kẻ thù ở hải ngoại lôi cuốn... Anh phải thú nhận tội ác, hành động phản quốc... Đừng đợi chúng tôi bắt buộc anh. Hãy thú tội đi.

Cuối cùng, Babel thừa nhận đủ những thứ tội, dù vô lý cỡ nào. Ông nói với họ, ông là điệp viên Pháp, và ông đã từng chuyển cho A. Malraux những tài liệu về trại tập trung và mật vụ. Ông đã từng nhỏ to với đám nghệ sĩ, và đã từng cắt nghĩa nguyên nhân tự tử của Maiakovsky là do không thể nào viết, dưới điều kiện Xô-viết; đã từng liên can tới âm mưu ám sát Staline, Chính Uỷ Quốc Phòng. Thê thảm nhất, nhục nhã nhất, ông đã tố cáo một số bạn bè như Eisenstein, Mikhoels, Yuri Olesha...

Vsevolod Meyerhold, đạo diễn sân khấu, bạn của Babel, đã từng viết thư cho bạn, nhà ngoại giao Molotov: "Nếu anh không viết, họ sẽ đánh đập anh, sao cho mỗi thứ rời một nơi, trừ cái đầu và hai tay là họ không đụng tới".

Phiên tòa Babel diễn ra tại một trong những văn phòng của Beria. Chỉ kéo dài 20 phút. Những lời nói chót của ông: Tôi vô tội. Tôi không hề là một điệp viên. Không bao giờ cho phép mình chống lại Xô-viết. Tôi tự buộc tôi một cách sai lạc. Bị bắt buộc phải tố cáo bậy bạ chống lại chính tôi và bạn bè... Tôi chỉ xin một điều: hãy cho tôi hoàn thành tác phẩm của tôi...".

Ông bị bắn vào lúc một giờ rưỡi, sáng hôm sau. Bà vợ chỉ biết vào năm 1954. Trong bao năm trời, bà đã năn nỉ xin được biết tin tức về chồng, và chỉ nhận được những lời hứa hẹn. Bà vẫn nuôi hy vọng chồng ở một nhà tù nào đó, tại Siberia, hay Kolyma, và sẽ có một ngày, ông trở về. Năm 1947, bà còn nhận được điện tín của nhà nước Xô-viết, chồng bà vẫn còn sống, khoẻ mạnh, và sẽ được tha vào năm 1948. Để tiện bề lo lắng cho thân nhân người bị bắt, nhà nước cho một mật vụ đến ở luôn trong nhà bà. Năm 1996, bà di cư qua Hoa-kỳ, hiện sống với Lida, cô con gái của họ, và đứa cháu trai, tại Maryland.

Hồ sơ KGB cho biết, xác của Babel được thiêu tro, gom chung thành Ngôi Mộ Tập Thể Số Một, và được đánh dấu, hình như vào năm 1991 bởi những dòng chữ: "Nơi đây an nghỉ, tro cốt của những con người vô tội, nạn nhân bị tra tấn, hành quyết do những vụ đàn áp chính trị. Hãy cầu xin chẳng bao giờ nhân loại quên họ".

Và đây là một trong những tiếng cười vui của ông, sau khi từ biệt vợ, trên đường tới nhà tù Lubyanka, Babel quay qua một mật vụ: "Hình như tối qua đồng chí không ngủ được nhiều?"

Cái hình Babel và đứa bé, trang TV thì ghi là Babel and Nathalie, his oldest daughter trong khi tờ NYB thì ghi là Babel with his grandson. Cái nào đúng ?

http://www.nybooks.com/articles/2018/02/08/isaac-babel-horror-the-horror/

K

Tôi nghĩ, hình – của tờ Paris Review, mà theo như tờ này cho biết, thuộc loại hiếm quí, và người viết bài là người kiếm thấy bức hình, như vậy, đây là hình cô con gái của ông.
Tks
*

Winter 1995: Một trong những số báo đầu tiên của GCC, April, 98. Trong có bài phỏng vấn Steiner. Bèn chơi liền!
Ba bài thơ của Simic, là tìm đọc sau đó. Đã post & dịch trên Tin Văn,
Và "Chân Dung Nga".
Looking on a Russian Photograph, 1928/1995
Chân Dung Nga


*

Isaac Babel and his Daughter

I was filled with regret when I first discovered Isaac Babel's stories in 1975 or thereabouts. I had already written four books as well as stories of my own. Babel's stories were overwhelming. The regret I felt was that I had not read them earlier and been influenced by him.
    It was Robert Phelps, a writer whose judgment of literature was unerring, who introduced me to Babel, even prescribing the stories I should read before making up my mind, My First Goose, Dante Street, Guy de Maupassant and The King.
    I read them in a small, book-lined study that Phelps kept, separate from his apartment, on East Twelfth Street, and immediately fell under the spell of a writer I liked as much as any I had ever known.
    Babel's reputation was originally based on Red Cavalry- stories drawn closely from his experience as a correspondent attached to Budenny's forces during the bloody civil conflict that followed the revolution of 1917-1918. The writing is brilliant, original and utterly unsentimental, marked by that telltale sign of greatness, keen observation. Every sentence is like an arrow thudding into the target, and Babel is stunningly succinct. His famous dictum states that no iron can pierce the human heart so chillingly as a period put in exactly the right place.
    I have reread the stories, some published long after his death in The Atlantic, Commentary and The New Yorker, many times. They are of an unquenchable freshness and somehow have - this is Babel's genius - despite their barbarity, an immense kindness of heart. Beyond the harshness they are filled with a perverse human nobility. They have the power to console. It is a quality one finds in Turgenev, Chekhov and Tolstoy.
    Born in 1894, the son of a tractor salesman, Babel was raised in Odessa and later lived in Moscow and for brief periods in the 1920s and 1930s in Paris. He had two daughters, Nathalie and Lidya, by different wives. The photograph is of Babel and Nathalie, his oldest child, who was raised in France by her Russian mother and came to America where she taught and later edited her father's work. In Babel's kind face and high forehead, his wire-rimmed glasses, one can sense his personality: cheerful, shrewd and somewhat mischievous. There is a hint of his great wisdom. We cannot hear his voice, which was high-pitched and with a slight lisp, but from his letters and the recollections of his friends, IIya Ehrenburg and Konstantin Paustovsky among others, one gains the picture of a wonderful man. I think of him agonizing over his work, "composing" as he liked to say, writing and rewriting. Half a page a day was a huge amount for him. I think of him living in Paris on a street called Villa Chauvelot, along the sea in the mountains section of Odessa, and in meager lodgings in Moscow.
    Like Pasternak, Mandelstam, Shalom Aleichem and it's not far-fetched to include Isaac Singer, Babel was Jewish. Strangely, he seems the least known though he may be the greatest of them. Fame is a vapor. Babel's compatriot, Bunin, a generation older, won the Nobel Prize but is little read today.
    Babel was perhaps forty-six when he died. His exact fate remains unknown. Crushed by censorship and official disapproval, he was arrested in May 1939, towards the end of the terror, and disappeared into the prison camps. His trunk, which contained countless pages of unpublished work - he was famously long in revising and slow to submit stories- disappeared with him and has never been found. It, too, vanished in the pyre.
    Stalin, who was responsible for the imprisonment or death of tens of millions of his countrymen, sometimes made unexpected telephone calls from his Kremlin office at night, to Pasternak and Ilya Ehrenburg among others. Ehrenburg received such a call after Babel had been arrested. Was Babel a good writer, Stalin asked him?
    “A wonderful writer," Ehrenburg said.
    Stalin's reply was a single word,
   
"Zhalko," he said-pity-and hung up. That was the death knell.

James Salter

Note: Bài viết này, Gấu hăm he giới thiệu với độc giả TV mà quên hoài. Nó chửi bố đám nhà văn Mít. Tác giả bài viết, thú nhận, ông xb vài cuốn sách, thì mới khám phá ra Isaac Babel.
Giả như biết sớm thì đã thờ làm sư phụ, và viết bảnh hơn nhiều rồi!
Đó là về phần đệ tử…  hụt.
Về phần sư phụ…  hụt, cũng có điều dậy lũ...  Mít chúng ta, về cái sự viết, “chỉ 1 câu văn”:
Cái dấu chấm câu, thì đúng như 1 cái dùi lửa, chọc thủng tim bạn, nếu đặt đúng chỗ!

Cười Vỡ Đêm Đen

Cuối thế kỷ, chúng ta hãy thử tưởng tượng một chuyến tháp tùng Thánh Peter, giả dụ như ông thánh này kiếm được chiếc chìa khóa nhà tù Lubyanka, và thả hết những nhà văn bị giết hại ở đây: bóng dáng oan hồn độc nhất vẫn còn giữ được nụ cười ở trên môi, hẳn là Isaac Emmanuilovich Babel.
Như bà vợ thứ nhì của ông, Antonina Piozhkova, cho chúng ta biết, tiếng cười rất quan trọng đối với Babel.
Biết cười, chịu được sự bỡn cợt là một đòi hỏi, khi đọc văn chương Nga, nhưng nó còn một sắc thái văn hóa vốn nín lại những dấu hiệu mở ra niềm hoan lạc. Có tất cả, thần thái nghiêm nghị, niềm âu lo, nỗi đau khổ chịu đựng, nhưng thiếu hẳn sự rạng rỡ.
Ngay Gogol cũng gạt mọi nét hoan hỉ, trong những bức chân dung. Nabokov hình như chỉ được hưởng "tiếng cười vui", khi đã vượt biên giới tới Berlin, Paris, và Ithaca.

Những nhận xét trên, áp dụng cho xứ Bắc Kít, được chăng?
Nhân nhắc đến xứ Bắc Kít, và nhân 1 trong những vị sư phụ của nó, vừa mất, bèn post lại bài viết về Nguyễn Đăng Mạnh. Ông này là bạn học của ông cậu của Gấu, Cậu Toàn, em bà cụ Gấu

Phải đọc cái này, mới càng thấm hiện tượng Chúa Sẩy Thai, Anus Mundi!

Nguyễn Đăng Mạnh viết về Nguyễn Khải

Note: Bài này đã được delete khỏi Diễn Đàn Forum
*
Ngay sau khi Nguyễn Khải mất, tôi có anh bạn (Hoàng Dũng) trong Nam ra Hà Nội, nói Nguyễn Khải chết không có đất chôn. Đúng ra là không được chôn ở nghĩa địa Sài Gòn (tại Thủ Đức), phải đưa lên nghĩa địa Củ Chi rất xa. Tiêu chuẩn được chôn ở Thủ Đức, ngoài những ông thành uỷ viên hay trung ương uỷ viên không kể, phải có 65 năm tuổi đảng. Trần Duy Châu, nguyên hiệu phó Đại học Sư phạm Sài Gòn, khi chết mới có 58 tuổi đảng, không đủ tiêu chuẩn, phải đưa đi Củ Chi. Nguyễn Khải tất nhiên cũng phải đưa đi Củ Chi.
Võ Văn Kiệt thấy thế chắc lấy làm xấu hổ, nên can thiệp. Ông tuyên bố nhường suất chôn ở Thủ Đức của ông cho Nguyễn Khải.
*
Khó hiểu thực. Tại sao Víp Va Ka lại xấu hổ?
Không có đất mà chôn? Ăn cướp cả Miền Nam vậy mà vẫn không có đất để mà chôn?
Càng viết càng nhục. Chết vẫn chưa hết nhục! NQT

Hồi Ký Nguyễn Đăng Mạnh
Quoc Tru Nguyen shared a memory.

Những con thú ăn mồi sống

Nhà văn Bắc Mỹ Paul Theroux, tác giả “The Mosquito Coast”, một cuốn tiểu thuyết thú vị, và nhiều cuốn sách du lịch rất ăn khách, một...

See More

Những con thú ăn mồi sống

Nhà văn Bắc Mỹ Paul Theroux, tác giả “The Mosquito Coast”, một cuốn tiểu thuyết thú vị, và nhiều cuốn sách du lịch rất ăn khách, một bữa khám phá ra là, một tiệm sách ở Anh rao bán một số tác phẩm của ông, cuốn nào cũng có chữ ký, và thủ bút của tác giả, là những dòng đề tặng Ngài Sir Vidia S. Naipaul. Tức điên lên, ông bèn viết thư cho nhà văn Nobel, và ông này, thay vì phúc đáp, thì để cho vợ ra đầu ngõ, vén váy, đi vài đường bồm bộp [nguyên văn, thay vì đích thân trả lời, Naipaul trao trách nhiệm này cho bà vợ mới, một ký giả Pakistani, “đần độn như là nhan sắc đẹp đẽ” của bà, nhưng cho dù đần độn, mớ chữ ít ỏi của bà cũng đủ để đi vài dòng chế nhạo.

Sự trả thù của ông Theroux mới khủng khiếp làm sao: Chẳng thua gì giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh!
[Ông này cũng đem sách văn hữu tặng, bán ve chai, lấy tí tiền còm!]

Llosa, tác giả bài viết “The Predators” mà Gấu đang đi một đường giới thiệu độc giả Tin Văn, khuyên độc giả chớ có mua cuốn sách vừa tai tiếng vừa rất ư cụp lạc, “Sir Vidia’s Shadow: A Friendship across Five Continents” [Cái bóng của Naipaul: Một tình bạn xuyên qua năm lục địa].
Bởi vì vừa đọc vài dòng, là bạn không thể nào rứt ra nổi!

Theroux, đệ tử, nhỏ hơn Naipaul chừng 10 tuổi, gặp sư phụ ba chục năm trước đây tại Keynia, Đại Học Makerere, nơi cả hai cùng làm việc. Đệ tử bị sư phụ hớp hồn, cả về tài năng lẫn nhân cách, vào lúc đó, Naipaul đã nổi như cồn với những tác phẩm như A Bend in the River, hay A House for Mr. Biswas. Theroux trở thành đệ tử, tài xế, và tà lọt, và để tưởng thưởng, Naipaul thỉnh thoảng cũng đưa ra vài ngón nghề, của một thiên tài văn chương, và, lâu lâu, giống như quẳng cho một người ăn xin vài đồng lẻ, Naipaul cũng lèm bèm cùng đệ tử, về quan niệm của ông về thế giới, về con người, về Phi Châu, về lịch sử.

Những bài học này thật bảnh, thật sáng chói, chắc hẳn, bởi vì đệ tử ghim vào ruột, chẳng bỏ qua một chi tiết nào, để rồi bao nhiêu năm sau, gậy ông đập lưng ông, đem ra xài, và [vẽ rắn] thêm chân cho chúng.

Đương nhiên là, những quan điểm của Naipaul, trong những lúc phởn phơ như thế, không thể nào in ra được. Lúc đó chưa có net, và, như trường hợp hồi ký Nguyễn Đăng Mạnh, không có một thằng phải gió nào, không hiểu sao vớ được, và “hê” ầm lên. Gấu nghi, chính me-xừ Nguyễn Đăng Mạnh cố tình làm ra như vậy! Bởi vì một khi viết ra được một câu sướng đến phát điên lên, thí dụ, tả cảnh Nguyễn Đình Thi run như cầy sấy trước Tố Hữu, như con ếch nhìn thấy con cua, mà lại không công bố cho mọi người cùng thưởng thức sao?

Cũng thế, với Naipaul. Khi những nhà thơ trẻ Phi Châu tới đọc thơ cho ông nghe và xin ý kiến, ông phán, vứt ngay vô thùng rác cho ta! [Có thể Sến cô nương đã từng nghe chuyện này, và… mô phỏng chăng, khi phán về nhà thơ Nguyễn Đăng Thường, khi anh gửi tác phẩm, “Tiếng Nói”, dịch Linda Lê, xin ý kiến bà chị, không ngửi được!(1)] Có khi ông nức nở khen, chữ ai viết mà đẹp thế! Khi được hỏi về giải thưởng thơ của Hội Nhà Văn Mít, ông nhỏ nhẹ khuyên, chỉ nên phát giải ba, giải nhất giải nhì kể như không có! Được hỏi về văn chương Phi châu, ông thuổng ngay câu của nhà văn nhớn ra đi từ Miền Bắc, Vũ Thư Hiên, khi ông này được hỏi về văn học hải ngoại: “Này có thứ đó thiệt hả”? [But does it exist?]

Naipaul chẳng hề hổ thẹn, khi phán về văn chương Phi châu, một khi đám trắng bỏ đi, nó sẽ trở về thời dã man. Và để chọc quê người bản xứ, ông gọi xứ sở của họ bằng những cái tên thời còn thực dân.

Llosa thú nhận, ông thừa sức viết vài cuốn sách như thế, về những văn hữu của ông, những người mà ông quen biết, bởi vì lúc này, lúc nọ, ông nghe được cả lố những điều khủng khiếp từ miệng của họ thốt ra, thường là vào đêm khuya, khi rượu vào lời ra, khi mầy tao chi tớ với nhau, và văng ra đủ thứ. Và gặp một tay có tài như Theroux [số một, trong số những nhà văn hạng nhì], bạn vô tình đọc phải, là không thể nào rứt ra được, chuyện đương nhiên: nhân vật Vidia S. Naipaul mà ông ta sáng tạo ra, ở trong cuốn sách của ông, thì cũng độc địa chẳng kém chi người kể chuyện, tức chính ngài Theroux, đích thị Ngài.

Bất cứ một cá nhân con người nào, thì cũng có lúc, hoặc thậm xưng, hoặc cường điệu, hoặc bốc phét, hoặc lỡ lời, đưa ra một nhận định cay nghiệt, dã man, hoặc một câu khôi hài đen, về một ai đó. Ông bạn của tôi [Llosa], Carlos Barral, một thiện nhân quân tử, một tay phong nhã có hạng, vậy mà chỉ chơi thêm một ly gin thứ nhì, là như ma quỉ được xổ lồng, xổ ra những lời quỉ ma nhất mà tôi chưa từng được nghe. Mặc dù độc giả đã được cảnh giác ngay từ đầu, đây là một cuộc "Thanh Toán tại OK Corral" giữa sư phụ và đệ tử, nhất là khi đệ tử bị chính ông thầy, là người mà mình tôn thờ, chơi mình, gặp thứ đệ tử số 1 trong những nhà văn hạng nhì, cỡ như tay Nguyễn Trọng Văn, với thầy Nguyễn Văn Trung, chẳng hạn, làm sao mà trò tha thầy cho được cơ chứ! Có thể, trong khi mê mải kể xấu Thầy, trò đã rớt trúng cái bẫy do mình đặt ra, bị ma thuật, là cái trò kể chuyện đó hớp mất hồn vía, theo kiểu, chúng nhân thường mê “hóng chuyện”, “buôn chuyện”? Cũng có thể, nhưng nguyên uỷ ở đây, theo tôi, là, cuốn sách, dù muốn dù không, rớt vào loại ‘testament’, di chúc, giữa thầy và trò, đúng như Nguyễn Trọng Văn đã từng bật mí, bởi vì chỉ có ông mới biết, thầy của ông đã từng năn nỉ nhà nước mới như thế nào. Cũng vậy, ở đây trò Theroux tự cho mình có bổn phận phải bật mí tất cả những gì xấu xa đê tiện nhất của sư phụ Naipaul.

Khủng khiếp nhất, là, cuốn sách cho chúng ta thấy, không chỉ một Theroux, mà bất cứ ai trong chúng ta, nói chung, cả nhân loại đều có một lúc nào đó, không tránh khỏi bị sa đọa như vậy!

Đọc cuốn sách, Llosa bỗng nhớ đến một tiểu luận của Ortega, thật tuyệt vời, được viết như là một lời bạt cho một cuốn sách về săn bắn của bá tước Yebes. Thoạt đọc, thì tưởng như một thứ tạp ghi, một thứ áo thụng vái nhau, dành cho bạn, là một nhà quí tộc, nhưng đây đúng là một trầm tư trầm trọng về một cái hang động thời tiền sử nằm ở trong tim trong hồn con người hiện đại. Và ở trong cái hang động đó vẫn còn nguyên cái bản năng nguyên thuỷ, và cái ước muốn, đòi hỏi, cái nhu cầu không có không được: xé xác, ăn tươi nuốt sống con mồi.

Ortega xem xét những liên hệ của con người với Thiên nhiên, sự quyến rũ u ám, có từ thời cổ đại của cái chết, ở nơi con người, những từ ngữ, những tiếng la rú, của con người và loài vật khi chứng kiến hoặc kinh nghiệm sự hung bạo. Đúng như Huizingua nhìn thấy sự trình bầy mang tính biểu tượng, the symbolic presentation, của tiến hoá lịch sử ở trong những trò chơi, Ortega, trong bản văn phức tạp, bí ẩn, nhìn ra những nhập thân khác nhau của trò săn bắn, như tổng số của phận người. Trong cuộc phát triển của con người, từ hang tiền sử tới nhà chọc trời, hình ảnh trung tâm là cuộc săn đuổi mang tính huỷ diệt, máu me, chết chóc, mà không một nền văn minh, tôn giáo, triết học nào giải thoát chúng ta ra khỏi. Con người cần giết, nó là một loài ăn sống nuốt tươi con mồi. Man needs to kill; he is a predatory being. Nó làm như vậy từ bao nhiêu ngàn năm, bởi vì đó là cách độc nhất để sống còn đối với nó, để có thịt mà ăn, để khỏi bị ăn thịt. Nó làm điều này kể từ khi có nó, hoặc tàn nhẫn, hoặc nhẩn nha, thanh lịch, hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp qua uỷ quyền, bằng dao, bằng súng, bằng những nghi lễ, bằng những biểu tượng; nếu nó không làm, thì sẽ bị nghẹt thở, giống như một con cá bị lấy ra khỏi nước. Chính vì vậy mà hình ảnh một con thú hai chân, đi giầy bốt, mặc áo da thú, cầm khẩu súng lắp đạn, nhắm vào con một nai vàng ngơ ngác dạo trên lá vàng khô, (mà một số người coi là một bức tranh dũng cảm hào hiệp, ‘gallant’), gây gai gai nơi mấy đầu ngón tay, như là một hình ảnh ám ảnh, nhức nhối về phận người.

Văn chương là một nghệ thuật ‘thề phanh thây uống máu quân thù’, thề ăn sống nuốt tươi địch thủ. Literature is a predatory art.

Bạn đọc dư sức tưởng tượng ra được, nỗi hả hê của Nguyễn Đăng Mạnh sau khi viết xong câu văn, tả cảnh ông ta đích mắt chứng kiến con mồi Nguyễn Đình Thi run như cầy sấy, trước con vật ăn mồi sống, là Tố Hữu!

Văn chương là một thứ nghệ thuật xé xác, ăn sống nuốt tươi con mồi. Nó huỷ diệt cõi thực với những biểu tượng, xây dựng một thế giới giả, a mock world, và mang nó vào cuộc đời giả, fictitious life, với sự kỳ quái, fantasy, và những chữ, một kỷ xảo được xây dựng bằng những vật liệu chôm chĩa từ đời sống. Nhưng tiến trình xây dựng thường kín đáo, thường xuyên vô thức, kể từ khi nhà văn chôm chĩa – và nhào nặn, làm biến dạng, cái gì đã được sống, cái gì là thực, what is lived and what is real, bằng bản năng, và bằng trực giác nhiều hơn là bằng sự vô tư thoải mái, luôn luôn ý thức đuợc cái việc mà mình đang chôm chĩa đó, và sau đó, nghệ thuật, ma thuật, trò khéo tay về ngôn từ của anh ta phủ một tấm màn không thể nào lọt qua được, lên những gì đã được chôm chĩa từ đời sống. Và nếu anh ta có tài, tội ác của anh ta không bị phát hiện.

Trong trường hợp cuốn sách của Theroux, không phải như vậy. Tác giả chẳng hề cố gắng giấu diếm hay biện minh: Ông ta có một cú cần phải thanh toán với một người bạn cũ, một người mà ông rất kính mến. Người này đã chơi ông một cú thật đau. Vì vậy, ông giết ông ta, viết một cuốn sách đáp lễ, thật dữ dằn, hòn đất ném đi, hòn chì ném lại là vậy.

May mắn thay, những người bị giết kiểu này, thì thường sống sót, và mạnh khoẻ. Tôi, Llosa, hy vọng, ông Naipaul sống sót liều độc dược. Ông ta là nhà văn bảnh nhất hiện đang còn sống của dòng văn chương viết bằng tiếng Anh, một trong những nhà văn vĩ đại mà thời đại chúng ta đã sản xuất ra được. Trong những tiểu thuyết, tiểu luận, sách du lịch, hồi ký được xuất bản trên toàn thế giới, độc giả thưởng thức một thứ văn xuôi cực kỳ chính xác và thông minh, tác giả sẵn sàng gạt bỏ không tiếc thương những chi tiết rườm rà, vô bổ. Tính châm biếm của chúng thì thực là tế nhị, đôi khi đểu giả, cay độc, thường xuyên làm toé máu, và từ đó, sự thực lộ ra, những sự thực phản bác hay chọc quê những ý nghĩ, tư tuởng đã được đóng hộp của thời đại chúng ta. Không ai đập phá tan tành những ngụy biện, những dối trá của trò ngoan đạo của Thế Giới Thứ Ba, không ai phạng một cách chi li, tới nơi tới chốn, và thật là diệu vợi, thái độ khệnh khạng, tầm phào, lãng nhách của đám trí thức hãnh tiến Ấu Châu, như Naipaul đã làm, trong những cuốn tiểu thuyết của ông, hay là với một sức mạnh trí thức, mà ông đem lại cho những bài tiểu luận của mình, hay chứng minh một cách đầy dẫn dụ tính ma mị, xảo quyệt, và tính cơ hội thường được ẩn giấu ở bên dưới những lý thuyết hay những thái độ như vậy. Chính vì thế mà ông muốn trở thành hơi bị ghét một cách phổ cập, đại chúng, that is why he tends to be universally detested, mặc dù bất cứ một nhà phê bình cũng phải cúi chào tài năng của ông.

Note: Bài viết này, được 1 bạn văn đăng lại, trên blog của anh, thành thử Gấu phải “bạch hóa” mấy cái tên viết tắt, cho dễ hiểu, và nhân tiện, đi thêm 1 đường về Naipaul.
Ông này cũng thuộc thứ cực độc, nhưng quả là 1 đại sư phụ. TV sẽ đi bài của Bolano viết về ông, đã giới thiệu trên TV, nhưng chưa có bản dịch.
Bài viết này, theo GCC, đến lượt nó, qua khứu giác của Bolano, làm bật ra con thú ăn thịt người nằm sâu trong 1 tên…. Bắc Kít!


Note:
NL không chịu nổi cả Nguyễn Khải lẫn Tô Hoài, như trong 1 entry Gấu nhớ đại khái.
Cái cú nổi loạn sau cùng của sĩ phu Bắc Kít, là vào năm 1954, sau khi rời hang Pác Bó, về được Hà Nội, và đòi quyền được viết – cái gì gì, Đảng biết gì về văn chương mà đòi dậy chúng ta viết văn. Nhưng sau khi bị đánh tan nát, là hết.
Nhân tiện, đang đọc 1 thi sĩ Ba Lan, sinh năm 1943 ở trại tù Nazi. Bèn giới thiệu, và đi 1 đường nhận xét.

Cái, xứ Bắc Kít cực thiếu, là 1 niềm tin về tôn giáo. [Đặt cục gạch, rồi tính sau]

...Continue Reading

Bài thơ mở ra tập thơ:

I Believe 

for Stanislaw and Anna Baranczak

The truth is: at times I believe
in the existence of the other world, I believe in ghosts,
in vampires sucking your brain and blood,
perhaps in the end I fear even more than believe
(which comes to the same thing in our time: to fear-to
    believe).
At those times I try not to sit with my back to the door,
a door has a life of its own, and what's more,
I've become superstitious, I don't talk about my dreams
or hopes aloud anymore, so I don't scare them off, I avoid
uttering words that could come back to haunt me,
I cross them out of old poems (and for that matter
not only I), but I won't hide the fact
that I sometimes forget these measures of security,
drink vodka, love a woman, go on a trip, think
telepathic thoughts, turn my back
to the door-which has its own life
and sooner or later will open,
and sooner or later I'll feel the touch
of that icy hand, which may only give me a sign
or may without warning tighten around my heart,
the truth is: I don't believe this is the hand
of Osip Mandelstam or Georg Trakl,
or of any other poet who, independently of the human
or inhuman death he met, 

still speaks to us with his living words.

Bài thơ thứ ba:

Buddha, Christ 

Buddha, Christ,
in vain you hide
in so many incarnations

Phật ư, Chúa ư?
Mấy người ẩn náu, nhập thân
Trong cái chó gì
Thì ta cũng nhận ra!


Image may contain: text


Viết mỗi ngày

Kafka vs Beckett

"He's lost but he's not spiritually precarious, he's not falling to bits. My people seem to be falling to bits."

Samuel Beckett on Kafka
"I've only read Kafka in German -- serious reading -- except for a few things in French and English -- only The Castle in German. I must say it was difficult to get to the end. The Kafka hero has a coherence of purpose. He's lost but he's not spiritually precarious, he's not falling to bits. My people seem to be falling to bits. Another difference. You notice how Kafka's form is classic, it goes on like a steamroller -- almost serene. It seems to be threatened the whole time -- but the consternation is in the form. In my work there is consternation behind the form, not in the form."
-- SAMUEL BECKETT, interviewed by Israel Shenker in the New York Times, 5 May 1956, Section II, 1, 3.

Note: Theo GCC Beckett không chịu nổi Kafka.

Chứng cớ?

http://www.tanvien.net/tg/tg_tin_van_01.html


6. "Ít ra ông ta có thể chăm sóc vườn tược."
                 ("At least he could garden")

 Trên đây là câu phẩm bình Kafka, của Samuel Beckett. Nghe có vẻ chua chát, nhưng làm sao mà ra nông nỗi như vậy?

Thời điểm một Paris hậu chiến. Beckett lúc này đang cố vượt ra khỏi cái bóng của James Joyce. Bất hạnh thay, Kafka đang ở trên đỉnh, còn cao hơn cả James Joyce. Ngay ở Dublin, quê hương Joyce, Beckett "buồn phiền" báo cáo với "sư phụ": đám trí thức đang bận rộn đọc Kafka để tìm coi trong đó có cái gì giông giống với Ulysses hay không. Thế là Beckett bắt đầu "tự khẳng định mình": rằng tôi không phải là một kẻ theo gót Kafka. Những phẩm bình Kafka trên tờ New York Times cho thấy nỗi bực bội của Beckett:

"Tôi chỉ đọc Kafka bằng tiếng Đức – đọc nghiêm túc… chỉ Toà Lâu Đài bằng tiếng Đức. Tôi phải nói thế này: thật khó mà đọc cho hết cuốn sách. Nhân vật của Kafka biết anh ta muốn gì. Anh ta bị tiêu tùng, nhưng anh ta không bấp ba bấp bênh, nói về mặt tinh thần (He’s lost but he’s not spiritually precarious), anh ta không rã ra thành từng mảnh. Những con người của tôi hình như rã vụn ra. Một khác biệt khác nữa. Bạn để ý, hình thức của Kafka là cổ điển. Nó cứ thế mà đi, giống như một cái xe lăn (steamroller) – hầu như thật bình thản. Nó "có vẻ" bị hăm dọa trọn thời gian – nhưng sự khiếp đảm là ở hình thức. Trong tác phẩm của tôi, sự khiếp đảm ở phía sau hình thức, không phải ở trong hình thức. (In my work there is consternation behind the form, not in the form).

Không nghi ngờ chi, Beckett đọc Toà Lâu Đài, và bị ảnh hưởng. Dấu vết có thể nhận ra trong tiểu thuyết sau cùng viết bằng tiếng Anh của ông: Watt. Nhân vật Klamm trong Toà Lâu Đài đã gợi hứng cho Beckett đẻ ra nhân vật Knott, và luôn cả Godot. Một trùng hợp ‘nhức nhối" nữa: một trong những chương sách của Kafka, có tên là: Das Warten auf Klamm, hay "Waiting for Klamm" (chương này đã bị Max Brod, bạn của Kafka, bỏ đi).

Tình trạng hàng thịt nguýt hàng cá, đối với Beckett, dai dẳng cho tới gần chót đời. Trong một lá thư gửi cho bạn vào năm 1983, Beckett vẫn còn ca cẩm. Nhớ lại một câu trong nhật ký của Kafka: "Làm vườn. Chẳng hy vọng chi cho tương lai. (Gardening. No hope for the future)", Beckett "hóm hỉnh" thêm vô: "Ít ra ông ta còn có thể làm vườn".

Daniil Kharms, pseudonym of Daniil Yuvachov
(1905-42)

Daniil Ivanovich Yuvachov was born in St Petersburg. He adopted the pseudonym 'Kharms' (partly, at least, in homage to Sherlock Holmes) while still at school. Of its several possible transliterations, he himself preferred 'Charms', punning on the English 'harm' and 'charm'. An admirer of Edward Lear and Lewis Carroll, he cultivated the manner of a pipe-smoking English eccentric even during the 1930s.
    His father, a member of the terrorist organization the People's Will, was arrested as a young man; after four years in solitary confinement and eight years of penal servitude, he returned to St Petersburg in 1895 and became a devout member of the Orthodox Church. His son seems to have inherited both his courage and his spiritual concerns. Kharms was interested in mystic literature, including the Kabbalah, and his favorite books included Hoffmann's stories and Knut Hamsun's Mysteries. Among his friends were Vladimir Propp, author of an influential analysis of the structure of the magic tale, and Maria Yudina, a pianist who made no secret of her devotion to Orthodoxy. Kharms drew and painted throughout his life and was close to several important artists, some of whose work is only now being rediscovered.
    In his early twenties Kharms studied at a technical college but never graduated; later he enrolled on a film course, which he also failed to complete. In 1928 he helped found the avant-garde OBERIU. In early 1930 this was disbanded, and in December 1931 Kharms and his friend Vvedensky were arrested. Though sentenced to 'internal exile' for three years, they were allowed to return to Leningrad in early 1933.
    Kharms earned his living by writing for children, publishing twelve books of stories during the last twelve years of his life. But after publishing the poem beginning 'A man once walked' in a children's magazine in 1937, Kharms was unable to publish anything for a year; the poem was evidently read as an allegory of the purges. Rearrested in 1941, after the German invasion, Kharms died in a Leningrad prison hospital. Only in 1988 was his work for adults first published in book form in the Soviet Union.
    Kharms wrote poems, stories and plays. We include examples of his prose as well as his poetry, which is more personal. The difference between his poetry and his prose has been well described by Nakhimovsky: 'The world of Kharms's personal works [i.e., his poetry] is an ordinary one, illuminated from time to time by a desire for faith or the flash of a grotesque imagination. In Kharms's fiction, the grotesque takes leave of the narrator's thoughts and becomes reality itself.

Prayer before Sleep 28 March 1931 at
Seven O’clock in the Evening

'Lord, in broad daylight
apathy overcame me.
Allow me to lie down and fall asleep Lord,
and while I sleep fill me Lord
with your strength.
There is much I want to know,
but neither books nor people
will tell me this.
May You alone Lord enlighten me
by means of my verses.
Wake me strong for the battle with meanings,
swift in the arrangement of words
and zealous to praise the name of God
for ever and ever.'

Robert Chandler

Old Women Falling Out

Excessive curiosity made one old woman fall out of a window,
plummet to the ground and break into pieces.
    Another old woman poked her head out of a window to
look at the one who had broken into pieces, but excessive curi-
osity made her too fall out of the window, plummet to the
ground and break into pieces.
    Then a third old woman fell out of a window, then a fourth,
then a fifth.
    When a sixth old woman fell out, I felt I'd had enough of
watching them and I went off to the Maltsev Market where I
heard that a blind man had been given a knitted shawl.

(1937)
Robert Chandler

*

Here's the rain crashing down,
time has stopped.
The clocks go on helplessly knocking.
Grow, grass, you don't need time.
Speak, Holy Spirit, you don't need words.

(1937)
Robert Chandler

This is how hunger begins:
first you wake in good cheer,
then weakness begins,
and then boredom,
and then comes the loss
of the power of swift reason
and then comes calm -
and then the horror.

(1937)
Robert Chandler

A man once walked out of his house
with a walking stick and a sack,
        and on he went,
        and on he went:
he never did turn back.

He walked as far as he could see:
he saw what lay ahead.
        He never drank,
        he never slept,
nor slept nor drank nor ate.

Then once upon a morning
he entered a dark wood
        and on that day,
        and on that day
he disappeared for good.

If anywhere by any chance
you meet him in his travels,
        then hurry please,
        then hurry please,
then hurry please and tell us.

(1937)
Matvei Yankelevich and Eugene Ostashevsky

The Penguin Book of Russian Poetry

 *

Daniil Kharms

Among the millions killed by Stalin was one of the funniest and most original writers of the century, Daniil Kharms. After his death in prison in 1942 at the age of thirty-seven, his name and his work almost disappeared, kept alive in typescript texts circulated among small groups of people in the then Soviet Union. Practically no English-speaking readers knew of him. I didn't, until I went to Russia and came back and read books about it and tried to learn the language. My teacher, a young woman who had been in the U.S. only a few months, asked me to translate a short piece by Daniil Kharms as a homework assignment. The piece, "Anecdotes from the Life of Pushkin," appears in CTAPYXA (Old Woman), a short collection of Kharms's work published in Moscow in 1991. Due to my newness to the language and the two dictionaries and grammar text I had to use, my first reading of Kharms proceeded in extreme slow motion. As I wondered over the meaning of each word, each sentence; as the meaning gradually emerged, my delight grew. Every sentence was, funnier than I could have guessed. A paragraph began: "Pushkin loved to throw rocks." Openings like that made me breathless to find out what would come next. The well-known difficulty of taking humor from one language into another has a lesser-known correlate: when, as sometimes happens, the translation succeeds, the joke can seem even funnier than it was to begin with. As I translated, I thought Kharms the funniest writer I had ever read.
His photograph facing the title page only confirmed this. At first glance he appeared crazy or fierce, but on closer inspection I could see the weirdness of a deeply funny guy. I wanted to know all I could about him. My teacher told me that he was a founding member of an artistic movement called OBERIU that the name came from the first letters of the Russian words for Association for Real Art, that he and other members of the group fell into disfavor and were killed, that when she was little she knew him as the author of poems and stories for children. We read some of his writing for children, work as blithe and whimsical and heedless as the stories in GTAPYXA were dark. In Russia's Lost Literature of the Absurd, a selection edited and translated by George Gibian (1971), I learned that Kharms was born Daniil Ivanovich Yuvachev in Petersburg in 1905; that his father, an intellectual and revolutionary, had been imprisoned and exiled to Siberia; that with his father he shared an interest in stories of fantasy; that he suffered from melancholy; that he admired Gogol, Knut Hamsun and Bach. A colleague said of him, "Kharms is art." Much of his work consisted of public readings, pranks, performances and daring gestures. With the Bolsheviks in power and the nobility vanished or in prison, Kharms assumed the guise of an aristocrat, complete with false mustache and a briefcase containing his own personal silver drinking cups. To attract people to a reading performance of the OBERIU group, Kharms strolled on a fifth-floor ledge in Saint Petersburg smoking a pipe and loudly announcing the event to passersby.
In short, he was a cool guy, too funny for communism, or at any rate for Stalin's version of it. After the successful production of his play, Elizabeth Bam, a comedy about a woman who is waiting to be arrested and killed, the press attacked the OBERIU, later accusing them of "reactionary jugglerism" and "nonsense poetry . . . against the dictatorship of the proletariat." Police arrest d him on the street in 1941; when his wife went to take him a package at the prison hospital in February, 1942, she was told that he had died two days before. Fourteen years after his death he was officially "rehabilitated." Bibliographies listed him only as an author of children's books. More recently, the larger outline of his work has begun to emerge; perhaps soon there will be a complete collection by which we can get to know him better. So far I have only scratched the surface on Kharms. 

-Ian Frazier

Trong số hàng triệu con người bị Stalin sát hại, có một nhà văn tức cười nhất, uyên nguyên nhất, của thế kỷ: Daniil Kharms. Sau khi ông chết ở trong tù, vào năm 1942, khi 37 tuổi, tên và tác phẩm của ông hầu như biến mất, và chỉ còn sống dưới dạng chép tay, lưu truyền giữa những nhóm nhỏ, ở một nơi có tên là Liên Bang Xô Viết.
Thực tình là, không có một độc giả Anh ngữ nào biết về ông. Tôi (Ian Frazier) cũng vậy, cho tới khi đi Nga, trở về, đọc những cuốn sách về nó, và cố gắng học tiếng Nga. Cô giáo của tôi, một người đàn bà trẻ chỉ ở Mỹ được vài tháng, đã ra bài làm ở nhà cho tôi như sau: hãy dịch một đoản văn của Daniil Kharms ra tiếng Anh. Đoản văn "Những mẩu chuyện từ Cuộc Đời Puskhin", (Anecdotes from the Life of Puskhin) là ở trong CTAPYXA (Bà Già), một tuyển tập nhỏ tác phẩm của Kharms, đã được xuất bản ở Moscow vào năm 1991. Tiếng Nga, hai cuốn từ điển, và một cuốn sách văn phạm, tất cả đều quá mới, lần đọc Kharms đầu tiên của tôi thật là chậm như sên. Cùng với sự mầy mò từng từ, từng câu, niềm hân hoan của tôi gia tăng, khi ý nghĩa của chúng lộ dần ra. Mỗi câu là một tức cười, hơn cả dự đoán của tôi về nó. Một đoạn văn bắt đầu như thế này: "Puskhin mê ném đá". Những mở đầu như vậy làm cho tôi nghẹt thở: làm sao đoán ra nổi cái gì sẽ tới liền sau đó.
Giữ được chất tiếu lâm, khi chuyển dịch ngôn ngữ, là một điều khó khăn vô cùng, ai nấy đều biết. Nhưng có một hệ quả, ít được biết: đôi khi, trong tiến trình dịch thuật, câu chuyện có vẻ tếu hơn là lúc thoạt đầu chúng ta nghĩ về nó. Trong khi dịch, tôi nghĩ Kharms là một nhà văn tức cười nhất mà tôi đã từng đọc.
Ian Frazier, qua cuốn Văn Chương Phi Lý Đã Mất của Nga (Russia’s Lost Literature of the Absurd), được biết, Kharms ra đời với tên Daniil Ivanovich Yuvachev, tại Petersburg vào năm 1905. Cha ông, một nhà trí thức cách mạng bị cầm tù và đầy đi Siberia. Ông thừa hưởng từ người cha, đam mê chuyện kỳ quái. Ông đau khổ vì "buồn" (that he suffered from melancholy). Mê Gogol, Knut Hamsun và Bach. Một bạn đồng học nói về ông: "Kharms là nghệ thuật" (Kharms is art). Cùng với sự lên ngôi của "nhà vô sản", và sự vào tù của "nhà quí tộc", Kharms cảm thấy thích thú trong bộ dạng một nhà quí phái, cộng thêm hàng ria mép giả thỉnh thoảng lại nhinh nhích, hinh hỉnh, cộng thêm chiếc cặp da kè kè bên mình, trong là những… chiếc ly uống rượu bằng bạc! Để lôi kéo khán thính giả cho một buổi trình diễn kịch của nhóm OBERIU, ông di dạo ở chót vót phía bên trên thành phố Saint Petersburg, miệng ngậm ống vố, và la lớn, thông báo cho những bộ hành qua lại phía bên dưới, về "biến cố quan trọng" kể trên!
Nói tóm lại, một gã vui nhộn, quá vui nhộn đối với chủ nghĩa Cộng Sản. Đối với bất cứ một ấn bản nào của Stalin, về chủ nghĩa Cộng Sản. Sau thành công của vở kịch "Elizabeth Bam", một hài kịch về một người đàn bà chờ… "được bắt và được giết", báo chí nhà nước kết án nhóm kịch của ông là… "trò múa may phản động, thơ ca vô nghĩa… chống lại nền chuyên chính vô sản". Ông bị bắt ở ngay trên đường phố, vào năm 1941. Khi vợ ông đi thăm nuôi, vào năm 1942, bà được thông báo, ông chết hai ngày trước đó. Mười bốn năm sau khi mất, tên tuổi của ông được phục hồi. Những nhà chuyên viết tiểu sử xếp ông vào danh sách: viết chuyện cho nhi đồng.

Ian Frazier


The Paris Review Winter 1995

Chân Dung Nga

Những bức hình sau đây là từ một lố mới kiếm thấy, từ những hồ sơ có đóng mộc ở Moscow, một vài bức có giai thoại riêng, thí dụ, đã được giấu kỹ trong ống thông hơi ở tận đáy thang máy! Năm trong số, Akhmatova, Chekhov [với con chó], Nabokov, Pasternak (với sách), và Tolstoy (cưỡi ngựa), từ một cuốn có tên là Thế Kỷ Nga, xb cuối năm ngoái [1997], bởi Random House. Bẩy trong cuộc tìm kiếm đó không được đưa vô cuốn Thế Kỷ Nga, và được in ở đây, lần thứ nhất: Bulgakov, Bunin, Eisenstein (trong một nhóm với Pasternak and Mayakovski), Gorki, Mayakovski, Nabokov (với mẹ và chị/em) Tolstoy (với Chekhov), and Yesenin. Hình Andreyev, Babel, và Kharms, do những nhà văn kiếm ra cung cấp, kèm bài viết của họ về chúng. Hình Dostoyevsky, từ hồ sơ Bettmann. Những nhà văn nghe nói có giai thoại, hay mối thân quen kỳ tuyệt về những tác giả Nga, thì bèn được chúng tôi yêu cầu, viết đi, viết đi, và chúng tôi thực sự cám ơn họ về mối thịnh tình, và món nợ lớn này.

*

Looking on a Russian Photograph, 1928/1995

It's the classic picture of doom. Three great poets stand together in 1928, the Revolution just a decade old, their hearts and brains soon to be dashed out on the rocks of Russian fascism, the flower of their achievements destined to be crushed by the new czar, Stalin.
Eisenstein, Mayakovski, Pasternak - each will die in his own tortured way. Mayakovski, rebuffed in love, imprisoned in Moscow, will kill himself in 1930, at the age of thirty-six. Eisenstein's broken heart will give out in 1948, cherished projects betrayed, the fifty-year-old filmmaker persecuted abroad and closely watched at home. Pasternak, long denied by his government, will finally survive Stalin - yet, when his magnum opus, Doctor Zhivago, earns him the Nobel Prize in 1958, he will not be permitted to accept, his book burned, his name excoriated in his homeland.
But there they stand in 1928, brave young hearts, frozen in triumph, the last symbols of a civilization about to go mad. Yet I find. myself thinking - how lucky they are, these three, able to experience lives of great crisis and choice. Were they not gifted with an energy that brought them each full-bore into what Justice Oliver Wendell Holmes called the "passion and peril of their times"?
We shall all lose, it is inevitable. The issue is how we lose, on what terms. These three men played out their lives across the dark landscape of a cursed country, each sought as a solace from a mad czar, who with quasi-Asiatic mind tortured them with the impossibility of reason.
I do not seek such death. I choose the milder climes of the USA circa the late twentieth century - although these times, less sinister certainly than Stalinist ones, may be equally dangerous-for what is in danger, in the largest sense, is the soul. And the soul that dies in its lifetime is the sterile, timid, cynical soul that is never tested by its time. Though tests too can be boredom. Luxury, television and the accelerating sameness of information can be far more ruthless than war or disease.
So I say-in death, rest. There is much time later to sleep.
Until then party - party hard, suffer hard. Live lives suffused with cycles of joy and sorrow. Participate above all in the travails of your time, as artists your shoulders equal to all working and struggling people, neither higher nor lower but equal to its spirit in its own time.
Vladimir Mayakovski, Sergei Eisenstein, Boris Pasternak - I salute you.
- Oliver Stone

The Paris Review Winter 1995: Russian Portraits

Quái đản thật. Ở cái xứ VC Niên Xô này, ngay cả những tay theo Đảng, phò Đảng thì cũng bảnh, cực bảnh, như bộ ba trên đây.
Vladimir Mayakovski, Sergei Eisenstein, Boris Pasternak - Gấu Cà Chớn chào các bạn.

Ở cái xứ Bắc Kít, toàn Kít!

Một bức hình cổ điển về đọa đầy, trầm luân, bất hạnh…Ba nhà thơ lớn chụp chung với nhau vào năm 1928, Cách Mạng thì mới được 10 tuổi, tim và óc của họ sẽ nát bấy ra trên những hòn đá của phát xít Nga, bông hoa thành tựu sẽ bị nghiền nát dưới gót giầy của sa hoàng mới của Nga – Stalin. Eisenstein, Mayakovski, Pasternak - mỗi người một cái chết, mỗi người một cuộc tra tấn riêng. Mayakovski, bị cự tuyệt trong tình yêu, bị cầm tù tại Moscow, tự sát vào năm 1930, ở tuổi đời 36. Trái tim bể của Eisenstein ngưng đập vào năm 1948, những đồ án nâng niu bị phản bội, nhà làm phim 53 tuổi bị truy đuổi bách hại khi ở hải ngoại, bị canh trừng chặt chẽ khi ở nhà.

Pasternak, đã từ lâu bị nhà cầm quyền của ông chối từ, sau cùng sống sót chế độ Stalin – tuy nhiên khi tuyệt tác của ông Bác Sĩ Zhivago được trao Nobel, ông không được phép đi nhận giải, sách bị đốt, tên bị trà đạp bôi nhọ ở quê nhà.

Nhưng, như bức hình cho thấy, ba nhà thơ đứng hiên ngang, vào năm 1928, ba trái tim trẻ, can đảm, đông lạnh trong chiến thắng, những biểu tượng sau cùng của 1 nền văn minh trước khi khùng điên, ba trợn. Tuy nhiên, riêng tôi, thì lại nhận ra 1 điều, họ mới hạnh phúc, may mắn biết bao, khi cả ba có thể kinh nghiệm những cuộc khủng hoảng lớn, và chọn lựa lớn.


 Sách & Báo Mới
Lướt TV

ĐI TÌM CÁI TÔI ĐÃ MẤT

(Tuỳ bút chính trị - 2006)
Nguyễn Khải

...Continue Reading

Ngô Nhật Đăng Cô lái tàu điện "Người đọc". NK vào SG là bỏ của chạy lấy người
Trường hợp NK theo tôi, hơi giống Võ Phiến: Phải bỏ cái nơi chôn rau cắt rốn, với VP là Bình Định, mới có cuộc đời của mình.
Với GCC thì quá đúng. Vào Nam 1 phát, là có Gấu.
Naipaul, được hỏi, nếu ông ở lại St Miguel, thì sao, trả lời, thì tôi tự tử, và cho biết bạn ông đã làm như thế.
Giả sử không có Tẩy, thì không có Miền Nam.


http://www.viet-studies.info/VuQuanPhuong_ToHoai.htm

Lại một lần, vào năm 1994 thì phải, tôi hỏi ông: Xưởng phim muốn làm một phim tài liệu về anh. Theo anh, nên mời ai viết kịch bản. Ai biết về anh hơn cả?

          Nghĩ một chút rồi Tô Hoài lại thủng thẳng:
          Chẳng ai biết về tôi bằng tôi. Tôi viết lấy là tốt nhất. Rồi ông chép miệng như nói về một người nào: Người như ma, lúc là ma, lúc là người, bố ai biết được là thế nào.

Note: Nhân mới đọc bài về Tô Hoài trên blog NL.

Bài viết về Tô Hoài hay nhất, đúng bài do ông viết, nhưng đề tên Vương Trí Nhàn.
Hay nói rõ hơn, ông để cho đệ tử của ông, viết về ông, tốt hơn là chính ông viết ra.

Cái tệ nhất của TH, theo Gấu, là không chịu nổi những người bỏ xứ Bắc mà đi, như Doãn Quốc Sĩ, Nguyễn Hoạt, và luôn cả Võ Phiến, khi bỏ kháng chiến về thành.
Cái gì làm cho ông tệ như thế?

Đây là 1 câu hỏi “lớn”, với những người như ông.
GCC có câu trả lời, nhưng thay vì nói ra, thì lấy chính câu của Tô Hoài, tiện hơn. Người như ma, lúc là ma, lúc là người, bố ai biết được thế nào.

Cái lũ bỏ đi, chúng chọn làm người, bỏ lại phần ma.
Đúng như thế.
Một khi bạn bỏ đi được, có thể chưa chắc đã thành người, nhưng không lâm vào tình trạng lúc là ma lúc là người.

Vĩnh Biệt Tô Hoài

Nhớ Walter Benjamin có phán, đâu đó, người ta thích nghe kẻ đi xa về nhà nói khoác, nhưng chính cái kẻ ngồi bên Bếp Lửa, mới rành chuyện quê nhà.
Tô Hoài là cả hai.
Nhờ Dế Mèn chở ông đi khắp thế gian, hưởng đủ thứ phần thịt nhờ nó, nhưng ông chính là ngồi bên Bếp Lửa kể chuyện Bắc Kỳ!

Memo














































Trang NQT

art2all.net

Istanbul


&

Lô cốt trên đê làng
Thanh Trì, Sơn Tây