Lý thuyết phê bình | Tác giả Việt | Tác giả ngoại | Tác giả & Tác phẩm | Tạp ghi | Text  Scan | Tin văn vắn | Thời sự | Thư tín | Phỏng vấn | Phỏng vấn dởm | Phỏng vấn ngắn
Giai thoại | Potin | Linh tinh | Thống kê | Viết ngắn | Tiểu thuyết | Lướt Tin Văn Cũ Kỷ niệm | Thời Sự Hình | Gọi Người Đã Chết
 Thơ Mỗi Ngày | Chân Dung | Jennifer Video
Nhật Ký Tin Văn / Viết mỗi ngày/Sách & Báo Mới

https://www.facebook.com/quoc.t.nguyen.1



Last Page


  *
Cu An @ Vientiane, April 2016

30.4.2016

And, in books, I always liked
The last page best,
When the heroine and hero are no longer
Of any interest whatsoever, and so many years
Have passed that you don't pity anyone,
And it seems the author himself
Has forgotten the start of his story,
And even "eternity's turned gray,"
As it says in a wonderful book,
But at this instant, right now,
Everything will end, the author will again
Be irrevocably alone, but he still
Tries to be witty,
Or catty-forgive him, oh Lord!
As he fits a splendid ending,
This one, for example:
. . . And only in two houses
In that town (name blotted out)
There remained a profile (traced by someone
On the snowy whitewash of one wall),
Not a woman's nor a man's, but full of mystery.
And it's said that when the rays of the moon,
Green, low, middle-Asiatic,
Strike these walls at midnight,
Particularly if it's New Year's Eve,
A gentle sound is heard-
Some think it's only crying,
Others make out words in it,
But with this wonder everyone's grown slightly bored,
Tourists are few, the locals are used to it,
And I've heard it said that in one of these houses
They've taken a carpet and covered up the damned
profile.
1943

Anna Akhmatova

Lyn Coffin

Sách vở ư, tôi mê nhất trang chót
Khi nàng và chàng chẳng còn gây 1 chút quan tâm
Và những năm tháng qua đi, chẳng còn ai nhỏ
Một giọt nước mắt thương hại
Và có vẻ như tác giả cũng chẳng còn nhớ
Ông ta bắt đầu câu chuyện như thế nào
Và, ngay cả “thiên thu cũng làm xàm”
Như trong cuốn tiểu thuyết tuyệt vời MCNK
Một cô Oanh nào đó lập lại lời nhạc
Nhưng đúng vào khoảnh khắc này, ngay bây giờ,
Mọi chuyện sẽ chấm dứt, và tác giả sẽ lại
Trơ cu lơ một mình, không có cách chi thay đổi,
Nhưng ông ta vưỡn cố dí dỏm,
Hay nham hiểm,
Ôi Chúa ơi, hãy tha thứ cho ông ta
Và ông ta sẽ đi 1 đường kết thúc cuốn sách
Một đường, thí dụ như vầy:
… Và chỉ trong hai tiếng đồng hồ
Trong thành phố đó (cái tên của nó bị VC lấy mẹ nó rồi)
Chỉ còn lại một vóc dáng
Được ai đó vẽ lên tường
Không phải Oanh, không phải Hiền
Không phải Kiệt
Đây là 1 niềm bí ẩn về ngày 30 Tháng Tư năm đó
thiên thu làm xàm (1)
Là câu chuyện về những ánh trăng
Xanh, chìm khuất, đặc biệt của Xề Gòn
Hắt những tia sáng của nó lên tường vào lúc nửa đêm cuối năm
Môt âm thanh dịu dàng vang lên
Một vài người nghĩ là tiếng khóc
Những người khác tạo cho nó một từ, từ này hoặc từ nọ
Nhưng sự kinh ngạc, niềm bí ẩn, sau cùng cũng biến thành làm xàm
Làm mọi người chán ngấy
Du khách đâu có nhiều
Còn cư dân dần dần trở nên quen thuộc với nó
Và tôi nghe nói
Có ai đó,
Lấy tấm thảm
Phủ lên cái vóc dáng đó
Vừ
a phủ vừa lẩm lẩm
Xề Gòn ơi
Ta đã mất mi trong cuộc đời….

(1)

Vẫn như hai đêm trước, trăng ngời xanh ngoài trời. Các con đường mờ bạc hiện những bóng cây và vệ cỏ đen thẫm. Kiệt đợi Oanh quyết định chương trình tiếp sau bữa ăn nhưng Oanh đều bước như thuận đà dốc. Rồi bất chợt nàng cất tiếng hát nho nhỏ:

… C’est la flamme qui s’enflamme sans bruler
C’est le rêve qu’on rêve sans dormir

Un grand arbre qui se dresse

Plein de force et de tendresse

Vers le jour qui va venir

C’est l’histoire d’un amour
Eternelle et banale…

Kiệt dìu Oanh. Nàng nhẹ nhàng như tiếng hát mỏng manh tưởng không phải của nàng. Nàng như ngọn lửa lạnh mát của con trăng đang chiếu ngời trên vùng đồi núi. Nàng quả là giấc mộng lang thang cùng chàng. Và Kiệt kết tụ, lơ lửng như trái lửa cô đơn đêm nào.

Tình yêu, tình yêu, có phải những cử chỉ của người yêu đã khuấy động phần vô thức, anh yêu em bởi vì có những phần tối tăm ở nơi anh mà anh không thể hiểu nổi, đôi mắt long lanh của em, nụ cười của em mỗi khi gặp đã soi sáng tất cả, mọi chuyện đều trở nên dễ hiểu, đều có thể cắt nghĩa được, yêu em, yêu dáng đi cô đơn của em dẫn dắt chúng ta tới khu rừng thông đầy ắp tiếng thì thầm, đến khoảng trời nước im lặng, mặt hồ run rẩy trong gió, còn em run rẩy trong tay anh, những giọt mưa đọng trên chiếc áo lạnh của em, mưa, mưa, khuôn mặt em và hạnh phúc của chúng ta... Dáng đi cô đơn dẫn tới vùng trời cao nguyên mơ mộng, thiên nhiên im lặng đồng tình, những con đường dẫn sâu vào bóng tối, bông hoa nước róc rách trong đêm, em bảo nó cũng đang kể lể tâm sự, tâm sự của nó là những giọt nước mát lạnh đổ xuống hoài như không bao giờ hết, em là cô bé con với chiếc mũ bằng lá, dáng đi tất tả vội vã đến nơi hò hẹn lần đầu tiên trong đời, trong thành phố lạnh lẽo, xa lạ đột nhiên trở thành Hà Nội, chiếc mũ nhỏ bé không đủ che lấp nụ cười bất chợt hiện ra, dần dần nở rộng... yêu như nắm chặt tay đập mạnh vào mặt một chiếc trống lớn, càng đập mạnh, tiếng động càng lớn, không khí càng thêm nhiễu loạn, tất cả trở thành niềm hân hoan, tiếng reo hò đắc thắng của tình yêu, yêu tức là phân chia thế giới làm hai, một có anh và em, và tình yêu vạch định ranh giới, chúng ta sẽ sống hòa bình với phía bên kia, chúng ta không còn cảm thấy cô đơn, và sợ hãi đời sống, không còn nhìn phần thế giới còn lại đó bằng con mắt thán phục hoặc khiếp đảm, tình yêu nhập một hai chúng ta, xóa bỏ sự xa lạ giữa chúng ta và những người chung quanh, đập vỡ vỏ cô đơn và đồng thời cũng tạo nên một đồn lũy để ngăn cấm những người khác không được quyền xâm phạm tới phần đất thần thánh, riêng biệt của chúng ta đó... "il est vrai que nous aimons la vie non que nous soyons accoutumés à la vie mais que nous sommes habitués à l’amour.." (a)


Pulitzer winner Viet Thanh Nguyen: 'My book has something to offend everyone'
Cuốn sách của tôi có điều làm mọi người bực mình.

But in an interview, the artist tells the Guardian he is under no illusions about how books get sold.
Và tôi không có tí ảo tưởng nào về chuyện nó sẽ bán chạy


The Sympathizer won despite Nguyen feeling he was writing against the tastes of most publishers, who insist that writers of color pander to white audiences
Viet Thanh Nguyen: ‘If I had written the book for a white audience, many more publishers would have been bidding for it.’ Photograph: PR Image
Viet Thanh Nguyen’s The Sympathizer took home the Pulitzer prize for fiction this week. This will make him an author newly in demand. But in an interview, the artist tells the Guardian he is under no illusions about how books get sold.
“The literary industry and the entire social and cultural system of the United States work to tempt writers of color into writing for white people,” says Nguyen. “‘If I had written the book for a white audience, I would have sold it for a lot more money and many more publishers would have been bidding for it.”
The Sympathizer tells the story of an unnamed half-Vietnamese, half-French communist spy who lives a double life in Los Angeles. Nguyen, a Vietnamese refugee who grew up in California’s Bay Area, has always been fond of spy novels. The life of the spy, who makes his way by duality and subterfuge, resonated with someone who grew up as an immigrant in America. “There’s that experience of feeling between two worlds, seeing things from two sides, being the lone minority in an environment,” he says. “It was very liberating to write about someone who is completely unlike me in his biography, even though he is like me emotionally.”
The Sympathizer by Viet Thanh Nguyen review – a bold, artful debut
This hot and sprawling tale captures the horror and absurdity of the Vietnam war and its aftermath

Nguyen was adamant from the beginning that his novel would not fall into the “typical maneuvers of minority literature written for a majority audience”. He refused to translate his culture – for example, writing “Vietnamese New Year” instead of “Tet” – or have the book’s themes affirm American ideals and American exceptionalism. Had The Sympathizer been written for a white audience, the “ending would be radically different”. His narrator never rejects communism, for example. “I wrote as if I had all the privilege of a majority writer, and majority writers never have to translate or pander,” Nguyen said.
By day, Nguyen is a professor of American and ethnic studies at the University of Southern California. He says he found it lonely to try to be both a scholar and a novelist. Seen by both sides as an interloper or a dilettante, he spent 20 years trying to bring together his academic scholarship and literary ambitions. “They operate in such different worlds and languages and assumptions.”
Though the novel can simply be read as fiction, those who know where to look will see that it is deeply informed by the literary history and theory that Nguyen has studied. Its opening sentence – “I am a spy, a sleeper, a man of two faces – is a homage to Ralph Ellison’s Invisible Man. Nguyen said the book is meant to be a critique with “something to offend everyone” and is, he hopes, a work that brings him closer to his ideal of writing criticism as fiction and fiction as criticism.
One plotline has the unnamed narrator serving as a movie consultant for an Apocalypse Now-style Vietnam war epic. Those scenes are meant to be funny, yet also draw heavily from a body of scholarship on representation and race “about how Asians have been misrepresented on American screens”.
Growing up in both the Vietnamese community and the larger American one, Nguyen was affected by how Vietnamese refugee history was defined by the loss of country and the sense of being a victim. Yet, he says, Americans, citizens of the most powerful country in the world, also saw themselves as victims because they remember that 50,000 Americans died while forgetting that three million Vietnamese civilians were also killed. “People do have the right to feel victimized, but they don’t have the right to feel as if their victimization and suffering is the only thing that matters, as if it’s unique,” adds Nguyen.
This attitude can be seen in the recent protests over Peter Liang, the Chinese American police officer who in 2014 shot and killed Akai Gurley, an unarmed African American man. The case – first, a conviction for Liang and then a sentencing that gave him only five years of probation – has galvanized the Asian American community. Here again, said Nguyen, is a situation presenting a “false choice”. He does not think that people are forced to choose justice for Peter Liang or justice for Akai Gurley when “the real issue of justice is all these larger structural problems that then have led to this one moment of human disaster in the stairway”.
As it happened the Pulitzer arrived just as Nguyen publishes a new book, a work of nonfiction called Nothing Ever Dies: Vietnam and the Memory of War. The book began 13 years ago as a very narrow academic study but has since expanded into a broad cultural history for a general audience. “I took everything from writing fiction in terms of narrative, emotion, rhythm, theme, and so on and put it into the writing of that book, which contains what I know as an academic – it’s criticism that has shades of narrative,” he said.
Nguyen is also at work on a sequel to The Sympathizer. He’s found there’s more to learn about his narrator. “I realized [the narrator is] a misogynist and I’m enjoying writing from the viewpoint of a misogynist, so what does it mean about him and what does it mean about me?” he said. “The sequel will still be very much about revolution, politics, ideology and commitment, but also about sexuality and masculinity – his, but also mine too, and that’s not something that I’ve thought about too extensively in my life and I need to grapple with these issues much more explicitly in the sequel.”

Nhận xét và cảm phục của Nguyễn Thanh Việt, với Sebald, thuần có tính văn học. Cách anh đọc Sebald, nếu chỉ như thế, khác hẳn GCC.
Với GCC, Sebald là lương tâm của nước Đức thời hậu chiến, ông không ở về phía nước mắt, mà
ở vào cái phần hồi ức mà nước Đức, do tủi hổ nhục nhã, cố tình quên đi, và nhân tưởng niệm 30 Tháng Tư năm nay, Gấu muốn đọc ông, như là 1 cách tưởng niệm Miền Nam đã mất của GCC, như thế.

Đọc trên net, FB, có vẻ như Mít rất buồn, khi những nhà văn như Linda Lê, Nguyễn Thanh Việt không còn coi họ là Mít nữa. Làm sao Mít được, họ đâu có muốn không viết, không đọc được tiếng Mít, thành ra họ đâu có thể coi họ là Mít đặc?

Vả chăng, cái việc viết bằng tiếng nước ngoài, với những người như họ, khác hẳn dân bản địa. Trên Tin Văn đã giới thiệu hai bài viết mới đây về vấn đề này:


http://www.nybooks.com/daily/2016/04/18/why-not-write-in-foreign-language/


Sebald

… Weiss to attend the Auschwitz trial in Frankfurt. He may also have been motivated before the event by the hope, never quite extinguished, "that every injury has its equivalent somewhere and can be truly compensated for, even if it be through the pain of whoever inflicted the injury." This idea, which Nietzsche thought was the basis of our sense of justice and which, he said, "rests on a contractual relationship between creditor and debtor as old as the concept of law itself”…
W.G. Sebald: The Remorse of the Heart.
On Memory and Cruelty in the Work of Peter Weiss

Weiss tham dự tòa án xử vụ Lò Thiêu ở Frankfurt. Có thể là do ông vẫn còn hy vọng, một niềm hy vọng chẳng hề tàn lụi, rằng, “mọi tổn thương thì có cái phần tương đương của nó, ở đâu đó, và có thể thực sự được đền bù, bù trừ, bồi hoàn, ngay cả, sự bồi hoàn này thông qua nỗi đau của bất cứ kẻ nào gây ra sự tổn thương”. Tư tưởng này Nietzsche nghĩ, nó là cơ sở của cảm quan của chúng ta về công lý, và nó, như ông nói, “nằm trong liên hệ có tính khế ước, giữa chủ nợ và con nợ, và nó cũng cổ xưa, lâu đời như là quan niệm về luật pháp, chính nó”

W.G. Sebald:  Sự hối hận của con tim.

 even if it be through the pain of whoever inflicted the injury.

Moi, je traine le fardeau de la faute collective, dis-je, pas eux.
Jean Améry viết, trong Vượt quá tội ác và hình phạt, Par-delà le crime et le châtiment.

Gấu cũng có thể nói như thế:
Ta mang cái gánh nặng của Cái Ác Bắc Kít, đâu phải
lũ Bắc Kít?


Lê Công Định liked this.
Follow

Một bài phỏng vấn quá hay đến nỗi tôi phải đọc đi đọc lại. Cảm ơn Tiến sỹ Nguyễn Thị Từ Huy và BBC!

[TS Nguyễn Thị Từ Huy] ...Thật ngạc nhiên khi thấy hàng triệu, hàng triệu người bị chế ngự, cam chịu cúi đầu phục tùng một người duy nhất. Tại sao có thể xảy ra một chuyện như vậy ?

Câu trả lời mà La Boétie tìm ra nằm ở trong mấy chữ này: "sự nô lệ tự nguyện". Ông chỉ ra rằng sức mạnh của kẻ bạo chúa được thiết lập trên sự hèn yếu và khiếp nhược của những người tự ng...

Continue Reading
Nhà nghiên cứu triết học chính trị từ Paris bình luận về thể chế một đảng, chế độ chuyên chính và vấn đề đạo đức khi độc quyền quyền lực.
bbc.com

Note: Cách nhìn như vầy, đúng và không đúng, vì nó quá hiển nhiên - đúng - nhưng không thể áp dụng vào Việt Nam - không đúng.
Nên nhớ, Miền Nam đã từng được hưởng, đúng thứ tự do dân chủ như ở Tây Phương, nhưng bị hạn chế, do chiến tranh và do lũ nằm vùng, làm tan nát tất cả.
Cái gọi là độc quyền cai trị, phải nói là từ bốn ngàn năm, với Miền Bắc, chứ không phải mới đây.
Còn mới đây, tức sau 30 Tháng Tư, có, là do cái gọi là hồi ức bị thiến, hay nói rõ hơn, Miền Bắc ai cũng được hưởng 1 cái gì đó do rước thằng Tẫu vô giuờng, cho nên sau 30 Tháng Tư 1975, há miệng mắc quai, không lẽ thú nhận, tớ đã dâng vợ con cho Tẫu, để ăn cướp cho được Miền Nam. 
Như Sebald nêu ra với nước Đức, không thể tưởng niệm, do là nỗi nhục trong gia đình, và GCC đang tính sử dụng nó, vào trường hợp xứ Mít, nhân 30 Tháng Tư năm nay.

Nhưng sử dụng ý niệm “tủi hổ," vết chàm”, ở đúng vào vị trí nhạy cảm trên cơ thể, để giải thích địa ngục Mít sau 30 Tháng Tư 1975, theo GCC, là cũng đơn giản hóa vấn đề.
Thu gọn bốn ngàn năm vào bốn chục năm, là bỏ qua nhiều yếu tố.
Tại làm sao mà bà Từ Huy này giải thích cái sự thần phục VC 1 cách đơn giản, như trên, là còn do sư ngây thơ, và sự ngây thơ thì lại mắc mớ đến tội lỗi, và đây cũng là 1 đề tài của cuộc chiến Mít, và là động cơ khiến Mỹ nhẩy vô Việt Nam. Monica Ali, trong bài viết "Đọc Graham Greene ở Thế Kỷ 21", cho rằng, có sự đồng lõa của người đọc, ở đây, ở chúng ta, tất cả lũ Mít, khi mổ xẻ chính cái cơ thể của nó.


TTT 10 years Tribute

Thơ Mỗi Ngày

Marina Tsvetaeva 

Penguin Russian Poetry

Akhmatova: Nửa Thế Kỷ Của Tôi

*

PAGES FROM A DIARY

The Hut

I WAS BORN IN THE same year as Charlie Chaplin, Tolstoy's Kreutzer Sonata, the Eiffel Tower, and, it seems, T. S. Eliot.' That summer Paris celebrated the one-hundredth anniversary of the fall of the Bastille-1889. The ancient festival of St. John's Eve (Midsummer Night) was-and is still-celebrated on the night of my birth, June 23rd. I was named Anna in honor of my grandmother, Anna Yegorovna Motovilova.? Her mother, a descendant of Genghis Khan, was the Tatar princess Akhmatova, whose name I took for my literary name, not realizing that I was about to become a Russian poet. I was born in Sara kina's dacha (Bolshoi Fontan, the 11th railroad stop) near Odessa. This little dacha (more like a hut) was situated at the bottom of a very narrow and steep tract of land next to the post office. The seashore there is steep and the railroad tracks went along the very brink. When I was fifteen years old and we were living in the dacha at Lustdorf, we were traveling through this area for some reason, and my mother suggested that we go and see Sarakina's dacha, which I had never seen. At the hut's entrance I said, "Some day they'll put up a memorial plaque here." I wasn't being vain. It was just a silly joke. My mother was distressed. "My God," she said, "how badly I've brought you up."

1957
    Túp Lều

Tôi sinh cùng năm với hề Charlot, “Kreutzer Sonata” của Tolstoy Tháp Eiffel, và có thể, T.S. Eliot.
Mùa Hè năm
đó Paris kỷ niệm lần thứ 100 phá ngục Bastille – 1889.
Lễ hội cổ xưa St. John’s Eve thì vào đêm tôi sinh ra đời, và vẫn là như thế, 23 Tháng Sáu.
Tên tôi, là để vinh danh bà ngoại tôi
, Anna Yegorovna Motovilova. Mẹ của bà, dòng dõi Hốt Tất Liệt, công chúa Hung Nô, Akhmatova. Tên của bà, tôi lấy làm bút hiệu, không biết rằng thì là mình sẽ trở thành thi sĩ Nga [bà  khiêm tốn, đúng ra, trở thành nữ thần thi ca Nga, một nữ thần sầu muộn, như Brodsky vinh danh bà.]
Tôi sinh ra tại dacha Sarakina, gần Odessa. Cái dacha này thì cũng chẳng khác chi một túp lều ở cuối 1 dải đất hẹp chạm biển. Bãi biển có bực đi xuống. 
Khi tôi 15 tuổi, có lần dạo chơi, tới túp lều. Tới lối vô, tôi nói bâng quơ, sau này người ta sẽ khắc 1 tấm biển, ghi lại cái ngày mà tôi tới đây.
Mẹ tôi, nhìn tôi, lắc đầu, không biết tao nuôi nấng mi tệ hại ra sao, mà nên nông nỗi này!


PRAYER

Give me illness for years on end,
Shortness of breath, insomnia, fever.
Take away my child and friend,
The gift of song, my last believer.
I pray according to Your rite,
After many wearisome days,-
That the storm cloud over Russia might
Turn white and bask in a glory of rays.

1915

Translated by Lyn Coffin

SONG ABOUT SONGS

It will burn you at the start,
As if to breezes you were bare,
Then drop deep into your heart
Like a single salty tear.

And a heart full of spite
Will come to know regret.
And this sorrow, although light,
It will not forget.

Others will reap. I only sow.
Of course! When the triumphant horde
Of scythers lays the grain low,
Bless them, O Lord!

And so that I may lift
My eyes in thanks to You above,
Let me give the world a gift
More incorruptible than love.
                                  

1916

Akhmatova

Bài Ca về Những Bài Ca

Nó sẽ đốt cháy bạn lúc thoạt đầu
Như thể bạn trần truồng trước những làn gió
Rồi thọi 1 cú thật sâu, ngay tim bạn
Như 1 giọt nước, mặn, cực mặn, chỉ 1 giọt

Và trái tim đầy thù oán
Sẽ biết như thế nào là, chưa đi mưa chưa biết lạnh
Chưa thấy quan tài chưa đổ lệ,
Nghĩa là, biết, ân hận
Và nỗi ân hận, mặc dù nhẹ nhàng
Sẽ chẳng thể nào quên

Những kẻ khác, thu hoạch
Tôi, chỉ gieo.
Lẽ tất nhiên! Khi bầy người cầm hái chiến thắng
Để hạt xuống
Hãy chúc phúc cho họ, ôi Chúa

Và như thế, tôi có thể ngước mắt
Cám ơn Người ở trên cao
Hãy để cho tôi ban cho đời
Một món quà
Không thối rữa, hơn nhiều
So với tình yêu.


It seems that the voice we humans own
Will never sound, never celebrate,
Only a wind from the age of stone
Keeps on knocking at the black gate.
And it seems to me that under the sun
I alone remain-this honor's mine,
Simply because I was the first
Who wanted to drink the deadly wine.

1917

Có vẻ như cái thứ tiếng người mà chúng ta có đó
Nó sẽ chẳng bao giờ kêu lên
Chẳng bao giờ ăn mừng
Chỉ là tiếng gió từ thời kỳ đồ đá
Liên tục gõ lên chiếc cổng đen
Và hình như chỉ còn tôi, đơn độc dưới ánh mặt trời
Và đây là niềm vinh quang của tôi
Giản dị, ấy là vì tôi là người đầu tiên
Muốn uống ly rượu độc


Sách Báo
Viết

http://vanviet.info/nghien-cuu-phe-binh/nhn-nhan-nhanh-ph-bnh-tho-viet-hau-doi-moi-ky-2/
• Phê bình tự phát:

Bùi Giáng, Trần Dần, Nguyễn Quốc Trụ, Nguyễn Đăng Thường, Ngô Văn Tao, Nhật Tuấn, Nguyễn Nguyên Bảy, Đỗ Hoàng, Võ Công Liêm, Võ Chân Cửu, Nguyễn Hồng Nhung, v.v.

Note: Tự phát là nghĩa...  sao?

GCC viết về ai, nhắc câu nào, đều có dẫn nguồn.
Những trường phái mà Gấu có đọc, vì sống cái thời của chúng, là cơ cấu luận, hiện sinh, Mác Xít, thí dụ.
Những vị Thầy ảnh hưởng lên Gấu là Roland Barthes, Genette, Lukacs, thí dụ
, khi mới bắt đầu viết, và sau này, là những Steiner, Simone Weil, và.... Lò Thiêu ...
m sao mà gọi là tự phát?
Phải nói là Gấu được học, có học, về cái gọi là phê bình!
Về mặt sáng tác, thì là Faulkner, tất nhiên,
"sao cứ nhắc mãi về ông ta"!
Có thể nói, Gấu là tên Mít độc nhất viết văn, viết phê bình có Thầy dậy.
Còn dư đều là tự phát!

[Đừng nghĩ là Gấu phách lối ở đây. Nhà văn Mít, không tên nào có Thầy cả. Giả như có, chúng cũng không nói ra. Có chăng, là TTT, khi ông nói về Nguyên Hồng, Nguyễn Đức Quỳnh, như Đặng Tiến viết: Trong một bài viết tưởng mộ Nguyễn Đức Quỳnh, tác giả Thằng Kình, Thanh Tâm Tuyền 1974 đã viết: «Cùng với Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng, Thằng Kình là quyển tiểu thuyết quan trọng đối với tôi. Đó là quyển sách đã vỡ lòng, đã mở mắt (…) Tôi không phải là người của một vài quyển sách. Trước và sau khi đọc Thằng Kình, Những ngày thơ ấu, tôi đã đọc hầu hết tiểu thuyết Việt Nam, tôi hiểu được giá trị, tôi cảm được cái hay của nhiều tác giả khác nhưng chỉ có hai tác giả Nguyễn Đức Quỳnh và Nguyên Hồng gây được ở tôi lòng ngưỡng mộ. Văn chương phát sinh từ lòng ngưỡng mộ. Nên tôi không bao giờ quên ơn người đã khơi dậy lòng ngưỡng mộ nơi tôi». ]

Đấng này, cũng 1 thứ dốt đặc, thành quả của 40 năm ăn cướp, chẳng có tí thơ ở trong người mà hết trường thi tới sử thi, bây giờ lại tham luận ngắn, dài.
Chán!
[Thuổng văn phong Thầy Kuốc. Thầy, thuổng từ thơ "Yết Hậu
"]

Vào cái lúc Gấu vừa lớn, Miền Nam tương đối thanh bình, Gấu được học đàng hoàng, bằng Tú Tài của Gấu không phải thứ chạy giặc, thành ra cái kiến thức phổ thông của Gấu OK, thế rồi khi mon men vào thế giới văn chương, được ông anh ban cho bài học ba búa của Trình Giảo Kim, trong có 1, hãy đọc, đọc, đọc rồi thể nào mày cũng vớ được ông Thầy của mày.
Và quả thế thật.
Kiếm được ông Faulkner, hay đúng hơn, ông kiếm thấy Gấu.
Đấy là về mặt văn phong. Về mặt tri thức, hiểu biết, cái đọc của Gấu, chủ yếu là để cắt nghĩa cuộc chiến, nếu sống sót.
Ra được hải ngoại, tất cả cái đọc của Gấu là xoáy vào Lò Thiêu, vào anus mundi, như Czeslaw Milosz gọi nó.

Đấng DQ, tác giả bài tham luận dành cho cuộc tham luận kêu như chuông, đâu có đọc cái gì, mà dám viết?
Nhét đủ thứ tác giả, ban phát đủ thứ mũ nón. Tự phát?

Cái đọc, theo Gấu, nó liên quan rất nhiều đến chuyện đạo hạnh. Viết, tất nhiên, nhưng đọc cũng tất nhiên. Bạn càng đọc nhiều bạn càng trở nên khiêm tốn, và càng bớt đi cái đố kỵ, ghen ghét.
Nhà văn LMH, ra đi từ Miền Bắc, khi vừa mới viết, Gấu là thằng Nam Kít, đã khen tưng bừng, trong khi đấng DQ này biểu Gấu, cái Hà mà viết lách cái gì mà ông khen quá như thế!
Tâm địa như thế mà viết cái gì được.

Đâu phải mình anh ta. Sến cũng y chang.
Gấu chưa từng thấy 1 tên Bắc Kít nào khen 1 bạn văn của nó cả!
Nếu có, thì bằng giọng kẻ cả.

II. Tiếng nói, từ miền lạnh 

Tôi rời Hà-nội vừa lúc mới lớn, chớm yêu thành phố. Chớm nhận ra những vẻ đẹp của nó. Khi viết Những Ngày Ở Sài Gòn (1965), trí tưởng tôi vẫn còn tràn ngập những kỷ niệm về Hà-nội.
Rồi tới những tác phẩm của Miền Bắc, đọc sau 1975. Tôi cố tìm một Hà-nội của tôi ở trong đó. Cố tìm một Hà-nội đẹp như mơ bỏ lại. Những bè bạn bỏ lại.
Không thấy.
Cho tới khi đọc Lê Minh Hà.
Phải nói, tôi đã chờ hoài một tác phẩm như vậy. 

Trong bài viết Nhà văn và chủ nghĩa Cộng sản (3), khi điểm cuốn Văn chương và Cách mạng (Literatur und Revolution) của Jurgen Ruhle - một trong những nhà văn, trí thức đã chủ trì, và kinh nghiệm mùi vị chủ nghĩa Cộng-sản và sau đó từ bỏ thực tại Stalinist, rồi chọn Đức quốc làm nơi trú ẩn - George Steiner coi Văn chương và Cách mạng có tầm vóc một cuốn lịch sử về nhà văn và chủ nghĩa Cộng-sản trên toàn thế giới. Về định mệnh văn chương Nga duới thời Lenin, và về bộ ba cách mạng Blok, Yessenin, Mayakovsky: Bên dưới những câu chuyện kể về người và việc, vọng lên thanh âm rền rĩ, về căn do của (những hành động) lưu đầy, hành quyết và tự sát (4).

Tới Pasternak, Steiner cho rằng, Ruhle đã nhận ra ở tác giả này, tiếng nói đích thực của Nga, và cùng với nó, viễn ảnh vượt lên mọi oan khiên tàn bạo của nhất thời; và đồng ý với Edmund Wilson (5) khi tìm thấy ở trong nhân vật Lara và Zhivago một thách đố không thể trả lời, đối với chủ nghĩa duy lịch sử, và định mệnh thuyết chối từ cuộc đời của ý thức hệ Cộng-sản. Thật hiển nhiên, nếu Pasternak có thể giữ riêng cho mình một tình yêu nổi loạn, riêng tư ngay trong lúc ăn nằm với Liên-bang Xô-viết, điều này chứng tỏ tinh thần Nga vẫn còn sống ở bên dưới lớp băng là kỷ luật Đảng.
Như một đứa con của Hà-nội, từ lâu, tôi vẫn cố tìm cho được cái tình yêu riêng tư, nổi loạn, ngay trong lúc ăn nằm với chế độ toàn trị, của cái gọi là "tinh thần Hà-nội."

Sau này tôi thấy ở hai người, Vũ Thư Hiên, và Lê Minh Hà.

G. Steiner nhận xét về tác phẩm đã một thời làm say mê cả một Miền Nam Việt Nam - như một tác phẩm chống Cộng: Do ở xa nước Nga, Ruhle đã "không nhận ra, thế giới, hình ảnh, cảm nghĩ của đôi tình nhân Lara-Zhivago đối với thế hệ trẻ hơn họ. Chính đám cầm quyền, đám già đã sợ hãi cuốn sách, và tìm đủ mọi cách để cho nó im luôn." Và ông "tự hỏi, không biết những người trẻ tuổi có tìm ra được một điều gì trong Bác sĩ Zhivago (6), nhưng chắc họ chỉ coi đây là một câu chuyện thần tiên làm mủi lòng độc giả hay một mẩu giả tưởng về lịch sử, xa xưa như Anna Karerina."
Nhưng quan trọng hơn hết, Steiner cho rằng, "người ta không thể nào nhìn ra tác phẩm (Bác sĩ Zhivago) thường xuyên tự mâu thuẫn, mang tính suy tư và tản mạn này, nếu không nhận ra một điều: tác giả của nó đã đắm đuối chết chìm trong những đau thương và hoài vọng về cách mạng Nga. Trong nhiều chiều hướng, cuốn tiểu thuyết là một biện minh, một cái cớ cho cách mạng: một cuộc cách mạng hướng nội, toàn diện hơn cả cuộc cách mạng đưa đến xã hội Xô-viết."
Đọc những nhà văn thuộc dòng "phản kháng" ("ly khai" đúng hơn, theo tôi) ở trong nước như Dương Thu Hương chẳng hạn (7), họ cố vẽ ra một cuộc cách mạng tưởng tượng như thế, khi chống Đảng, nhưng vẫn tin vào chủ nghĩa Cộng-sản.
Ở Vũ Thư Hiên, trong Đêm Giữa Ban Ngày, có vẻ như ông vẫn đắm đuối trong những đau thương và hoài vọng như vậy.
Ở Lê Minh Hà, không.
Bà như muốn một điều khác. Trong tập truyện đầu tay, Trăng Góa (nhà xuất bản Thanh Văn, 1998), người ta đã nhận ra một giọng nói, tuy mệt mỏi, chán chường - thí dụ giọng nói của vầng trăng goá, tự nhủ lòng mình, lần này lấy chồng, sự thực là kiếm cha cho đứa nhỏ - nhưng không thể bị bẻ gẫy.

Vả chăng có sự khác biệt giữa hai người viết, về tuổi tác, về "gia thế" - người Cộng-sản gọi là lý lịch giai cấp. Với Lê Minh Hà, độc giả chỉ có thể mường tượng ra, qua những nhân vật nữ trong truyện. Còn với Vũ Thư Hiên, chúng ta đều biết thân phụ ông là người thân cận với Hồ Chí Minh, và vụ án chống lại Đảng gia đình ông là nạn nhân, vốn chỉ là thanh trừng lẫn nhau giữa những người Cộng-sản. Nạn nhân của Cộng-sản ở đây là những người Cộng-sản, và vì là nạn nhân, họ tin rằng họ trung thành với chủ nghĩa hơn là những kẻ thắng thế đang nắm quyền.

Hơn nữa, còn khoảng cách giữa hai thế hệ - mà Phạm Thị Hoài tin tưởng vào nó, khi viết về vị thủ lãnh trong bóng tối, Trần Dần. Chính khoảng cách này đã phân chia những người như Vũ Thư Hiên, và Lê Minh Hà. Nó cũng đã khiến Phạm Thị Hoài cay đắng chua chát, "dù có rũ bụi tôi cũng không dám làm quen" (8). Ở đây, là vấn đề tầm nhìn. Là vấn đề anh hay tôi có thiết tha với nó hay là không: chủ nghĩa Cộng sản. Hãy bỏ qua những cơ hội chủ nghĩa, với những người Cộng-sản Miền Bắc, tin vào chủ nghĩa là tin vào chiến thắng miền Nam, vào thế tất thắng của chủ nghĩa bách chiến bách thắng.

Với thế hệ đi liền theo sau đó, họ nhìn xa hơn: chiến thắng Miền Nam không biện minh gì hết.

Nếu có, thì là: thắng trận nhục nhã lắm!

Trong bài viết “Phận Lưu Vong”, Brodsky đã nhìn ra thân phận những tên như DQ, “được tự do rồi, thất bại, đừng đổ vạ cho ai”. Thử hỏi, những tên Bắc Kít, nhờ ăn cướp được Miền Nam, có cái cơ may ra khỏi hang Pác Bó, có cái cơ hội nhìn ra thế giới, có tên nào nghĩ mình được…  tự do rồi, và không…  thất bại?
Tên nào cũng thất bại, mỗi tên một kiểu, chẳng có tên nào thành công cả theo Gấu.
Thế là bò về, chui vô lại cái hang, vô Hội Nhà Thổ, Hội Văn Vịt, viết vung vít, loạn cào cào châu chấu.

LMH Case

Brodsky by Tolstaya

Trong bài viết này, Tolstaya có kể về 1 lần trở lại Nga, tới 1 diễn đàn của đám Trẻ, chắc cũng giống như … LMH tham dự buổi nói chuyện với Hà Nội, về Phố vẫn Gió, và bà [Tolstaya] quá sợ hãi, vì cái sự tiếp đón bà, nhưng sau đó, bà hiểu, Moscow dành cho bà sự đón tiếp…  Brodsky, vì bà là... Brodsky với họ, và bởi là vì, bà đã từng gặp Brodsky.
Thú nhất là Tolstaya kể lại lần “tản mạn bên ly cà phê với nhà thơ”, cà phê không có đường, và cả Moscow bực quá, la lên, tại sao lũ Mẽo lại đối xừ tàn tệ với nhà thơ của chúng ta như thế, cả nước Mẽo tư bản mà không có cục đường cho Brodsky của "chúng ông" ư?

Hà, hà!

Người ta, trong có cả Solzhenitsyn, đã từng chê Kinh Cầu, “Một bài thơ hay, lẽ dĩ nhiên Đẹp. Rổn rảng. Nhưng nói cho cùng, cả nước đau khổ, hàng chục triệu con người, và bài thơ thì là về một trường hợp cá nhân, về 1 bà mẹ và đứa con trai… Tôi nói với bà, bổn phận của 1 nhà thơ Nga là viết về những đau khổ của nước Nga, vượt lên khỏi nỗi đau cá nhân, và nói về nỗi đau của cả nước…Bà im lặng, suy nghĩ. Có thể bà không thích tôi nói như thế. Bà quen được thổi. Nhưng, đúng là 1 nhà thơ lớn.”
Trong cuốn Anna Akhmatova, Nhà thơ, nhà tiên tri, 600 trang, “Best Reading of 1994”, theo tờ London Thời Báo, “Best Book of 1994”, theo Publishers Weekly, chương "Khủng Bố Lớn, The Great Terror: 1930-1939", có 1 đoạn viết về cú hồi sinh, lại làm được thơ, tiếp liền sau thời gian câm lặng, vì…  sắp hàng chờ gửi thùng quà cho đứa con trai bị bắt. Anatoly Naiman, thư ký văn học, thời kỳ chót đời của bà, viết về Kinh Cầu:       

The hero of this poetry is the people. Not a larger or smaller plurality of individuals called "the people" for political, nationalist, or other ideological reasons, but the whole people, every single one of whom participates in what is happening on one side or the other. ... What differentiates it from, and thus contrasts it to, even ideal Soviet poetry is the fact that it is personal, thus as profoundly personal. ... The personal attitude is not the rejection of anything; it is an affirmation which is manifest in every word of Requiem. This is what makes Requiem not Soviet poetry, but simply poetry: it could be personal only if it dealt with individuals, their loves, their moods, and their selves in accordance with the officially sanctioned formula of "joys and sorrows.”

Nhân vật của bài thơ này là nhân dân. Không phải lớn hay nhỏ, những nhóm cá nhân được gọi là “nhân dân” vì những lý do chính trị, quốc gia, hay những lý do ý thức hệ khác, mà là trọn nhân dân, mọi cá nhân đơn độc tham dự vô chuyện gì đang xẩy ra ở bên này hoặc ở bên kia… Điều làm cho nó khác đi, hoặc tương phản với nó, ngay cả với cái thứ thơ lý tưởng của nhà nước Xô Viết, là sự kiện này, nó thì riêng tư, rất đỗi riêng tư, một cách rất đỗi sâu đậm.
Một thái độ riêng tư cá nhân như thế không có nghĩa là vứt bỏ bất cứ cái chi chi, nó là xác quyết bật ra từ mọi con chữ của Kinh Cầu. Đó là điều làm cho nó là 1 bài thơ, giản dị như thế, đếch phải thứ thơ nhà nước Xô Viết. Nó chỉ có thể riêng tư như thế, vì nó “deal” với những cá nhân con người, tình yêu, cung cách sống, bản ngã của họ, “niềm vui và nỗi buồn” của họ, bị nhà nước cấm đoán.

Gió Hà Nội trong hồn người xa xứ

Note: LMH có thể nói, là do GCC khám phá ra, trong khi chính những kẻ ra đi từ Miền Bắc, thì lại dè bỉu, “cái Hà mà viết cái gì”, như 1 tay viết mail riêng cho GCC nhận xét, hay như em Y Bọt gì đó, 1 nhà văn trong nước được dịp ra hải ngoại, “viết thua cả học trò của tui”, hình như bà này đã từng phát biểu (1)

Tuy nhiên, khi GCC nhận xét LMH, hồi mới đọc bà, là từ 1 viễn ảnh của tương lai, của 1 miền đất, cùng với nó là thứ văn chương, như con phượng hoàng tái sinh từ tro than, như của lũ Ngụy, sau 1975, không phải thứ văn chương hoài niệm - như cách đọc LMH ở đây - cũng như cách mà đám VC đọc văn chương trước 1975 của Miền Nam, khi cho in lại một số tác phẩm của họ, bằng cách cắt xén, sao cho vừa cái nhìn kiểm duyệt của chúng.
Đây là 1 cách đọc thất bại, với cả hai, những tác phẩm như của LMH, và của Miền Nam trước 1975, theo GCC.
Nhưng, tác giả thất bại, hay tác phẩm, như Phố Vẫn Gió, thất bại?

NQT

Cái sự hồi nhớ quá khứ của 1 xứ Bắc Kít, như trong văn LMH, có gì đó làm nhớ đến hoàn cảnh của Miền Nam, nhớ 1 Miền Nam trước khi bị VC Bắc Kít ăn cướp và sau đó đô hộ.
“Gió từ thời khuất mặt”, rồi “Phố Vẫn Gió”, hai cái tít nói cùng 1 điều.
Khí hậu ẩm ướt trong thế giới tiểu thuyết Nguyễn Đình Toàn

Những ngày sau này, kể từ ngày quán cà phê La Pagode phải đóng cửa để sửa chữa, chỗ gặp mặt dễ dàng và quen thuộc của một số bè bạn quen thuộc không còn nữa. Cũng không còn trông thấy một bóng dáng gầy ốm, gầy ốm đến nỗi không thể gầy ốm hơn được nữa, lọt thỏm trong chiếc ghế bành thấp và rộng, một ly trà đá hoặc trà sữa ở trên mặt bàn, một tờ báo mở rộng che kín khuôn mặt, và có thể, một người bạn, thời gian: buổi chiều khoảng 4, 5 giờ, có thể sớm hơn, 4, 5 giờ, nếu buổi chiều hôm đó là buổi chiều thứ bẩy hoặc chủ nhật; câu chuyện trao đổi thường tầm thường, giản dị, thứ chuyện trò của những người đàn ông sau một ngày làm việc mệt nhọc, Toàn thường than phiền buổi tối hôm trước không ngủ được và phải dùng thuốc ngủ, buổi sáng lại phải dậy sớm để viết những bài chẳng dính dáng gì đến văn chương nghệ thuật, và để có thêm một chút tỉnh táo, Toàn phải dùng cà phê để đánh tan tác dụng chậm trễ của những viên thuốc ngủ… Khi những phiền nhiễu của công việc mưu sinh đã bị xua đuổi, Toàn nói, Toàn không nói về tương lai, Toàn kể chuyện lại những dòng chữ đầu tiên của cuốn tiểu thuyết thứ nhất của Toàn, cuốn Chị Em Hải đã bị ngắt quãng, bị gián đoạn, bởi những cơn xuất huyết, những bất tỉnh, vì những giây phút chới với giữa sự cố gắng sống, hoặc cố gắng chết. Tôi bảo Toàn là chính ở trong cuốn tiểu thuyết đầu tay của anh đó, tôi lại nhận ra tác giả, hay nói khác đi, những nhân vật của tác giả vẫn còn nhiều yêu thương và hy vọng, và những vụng về của người viết lại trở nên rất hợp, rất thực, đối với vụng về sống, vụng về suy nghĩ của những cô gái tên Dung, tên Hải….  Trong những cuốn tiếp theo, thứ nhân bản ngây thơ và trong sạch đó biến mất dần, và ngay cả tình yêu cũng vậy, càng ngày càng nhợt nhạt, rồi cuối cùng chỉ còn là một ám ảnh hoặc một âm vang. Nhân vật Lê trong Những kẻ đứng bên lề, nhân vật xưng tôi, bà bạn, bà khách trong Con Đường, họ đều làm ái tình nhiều hơn, nghĩ về tình yêu nhiều hơn, nhưng yêu ít hơn, hoặc là không yêu không thương nữa. Tình yêu trở nên một cái gì đã có, đã mất, hoặc chưa có, chưa xẩy ra, và trong cái dòng văn chảy dài như một nguồn ý thức, trong dòng độc thoại nội tâm, ngay cả khi những nhân vật nói với người khác, độc giả đều nghĩ là những nhân vật đó chỉ nói với chính họ, chỉ là ám ảnh về một cái gì hình như có đó, làm cho không khí trong những cuốn tiểu thuyết của Toàn tắm đẫm một vẻ đẹp érotique, một ám ảnh hay một hoài nhớ về một cái gì được Freud đặt tên là Libido, một hoài nhớ về một chiều sâu thăm thẳm của con người, một chiều sâu thăm thẳm, âm u và ẩm ướt, Miller chẳng đã nói, chính ở cái trong cái khoảng tối âm u và ầm ướt đó mà ông nhận ra bóng dáng của Thượng Đế sao? Cái nguyên nhân làm cho con người sinh ra rồi chết đi, cái cửa dẫn vào siêu hình học và tôn giáo đó chẳng liên quan đến bất cứ một quan niệm đạo đức nào cả, vấn đề hiển nhiên là mọi thiên tài thì đều đa tình, (tout génie est érotique), hoặc nói như Platon, vị thần đầu tiên, chính là Éros, ông thần tình ái (Le premier Dieu est Éros) và Viết cũng là một mốt của Eros, một khiá cạnh của dục tình vậy.
Những nhân vật của Nguyễn Đình Toàn đều thoát ra ngoài “huyền thoại” người-yêu-quê-hương-đau khổ mà hầu như tất cả những tiểu thuyết Việt Nam sau biến cố 1954 đều có, kể từ Bếp Lửa của Thanh Tâm Tuyền, nhân vật tên Tâm tượng trưng Bếp Lửa, tượng trưng quê hương v.v… và khi một Pasternak Việt Nam bắt buộc phải lìa bỏ quê hương đã cố gắng viết những câu thật bi thảm, cảm động, “Anh yêu em, anh yêu quê hương vô cùng", tiếp đến một cô gái tên Hà, trong Sau Cơn Mưa của Lý Hoàng Phong, lại một em là quê hương đau khổ, một thế hệ phải hy sinh, rồi sau nữa, nhất là gần đây, với một số nhân vật của Doãn Quốc Sỹ (Dòng Sông Định Mệnh, Khu Rừng Lau..) của Dương Nghiễm Mậu… Nếu định tìm một liên quan giữa xã hội và tiểu thuyết như một nhà xã hội học đã làm, thí dụ như Lucien Goldmann khi nghiên cứu những tác phẩm của Malraux chẳng hạn (Pour une sociologie du roman) chúng ta có thể có một nhận định tổng quát là, những nhân vật tên Thanh, tên Hà, tên Miên (DQS)… đều là những hé
roines problématiques trong một xã hội décadente, dégradée cuối cùng dẫn đến tình trạng phân hóa hoàn toàn như xã hội Việt Nam bây giờ.
Nhưng những nhân vật của Nguyễn Đình Toàn thoát ra khỏi cái không khí thời đại đó, những nhân vật đàn bà của Nguyễn Đình Toàn đều chỉ là đàn bà, và chỉ có một băn khoăn, một bận tâm, đó là được hạnh phúc trong những lần yêu đương.
Hiểu như vậy có thể nói Toàn là một kẻ không băn khoăn đến thời đại của mình. Nhưng thời đại của nhà văn thật ra chỉ có tính cách như một đoạn, intrevalle, một entre-temps, hoặc một khoảng đường hầm, một nhà văn “sượng”, “kém hiểu biết”, chính là kẻ luôn kêu gào, luôn luôn nói về thời của mình. Nói đùa quá đi một chút, thời đại cũng chỉ như những cái đinh để nhà văn treo tác phẩm của mình, (câu nói của Alexandre Dumas, khi bị một số người chê trách là đã hiếp dâm lịch sử để đẻ ra những hoang thai). Gọi thời đại chỉ là tunnel, đường hầm, chỉ là để khẳng định môtt điều là nhà văn chỉ đến sau những biến động. Khi những biến động lịch sử đã lắng xuống thì lúc đó nhà văn mới có thể viết được.