Lý thuyết phê bình | Tác giả Việt | Tác giả ngoại | Tác giả & Tác phẩm | Tạp ghi | Text  Scan | Tin văn vắn | Thời sự văn học |
Thư tín | Phỏng vấn | Phỏng vấn dởm | Phỏng vấn ngắn
Giai thoại | Potin | Linh tinh | Thống kê | Viết ngắn | Tiểu thuyết | Lướt Tin Văn Cũ |  Kỷ niệm | Thời Sự Hình | Gọi Người Đã Chết
  Ghi chú trong ngày | Thơ Mỗi Ngày | Nhật Ký | Chân Dung | Jennifer Video 

*

  Daily TV
Old

1 2 3 4 5

















 



*

Nov 13, 2015. Under Construction

*

Last year, 2014

*

Một trang TV cũ
Thu, cũ

 Thu 2011

*

Ðường Lippincott, Toronto. Căn nhà bên kia đường, phía trước mặt, kế bên sân chơi của 1 ngôi trường, là nơi tạm trú đầu tiên của vợ chồng Gấu.

Gặp lại cô bạn ở đó. Cô tháo bao tay, bắt tay Gấu tự nhiên như người Hà Lội, nhưng Gấu lại nhớ đến cái lần cầm tay đầu tiên, trong 1 rạp chớp bóng Xề Gòn, khi “sắp sửa” đi lính, [trình diện Trung Tâm Ba tuyển mộ nhập ngũ Quang Trung], được cô thương tình nhận lời đi ciné…

Thế là run lên như…  con thằn lằn đứt đuôi [hình ảnh này chôm của Kiệt, trong Một Chủ Nhật Khác, của TTT, khi chàng lên cơn sốt, chạy dưới mưa, vô Bưu Ðiện Ðà Lạt, đánh cái điện cầu cứu cô học trò Oanh, SOS, SOS!...].

Gấu Cái giận run lên…

Hà, hà!

*

Căn nhà thuộc 1 cơ sở từ thiện, chuyên lo tiếp nhận người tị nạn. Có lần, cũng đã lâu lắm, Gấu có ghé, đứng bên ngoài nhìn vô, thấy thấp thoáng mấy người tị nạn vùng Ðông Âu có thể, tính vô gạ chuyện tào lao, hoặc nếu có thể đi lên lầu, vô căn phòng ngày nào chứa vợ chồng Gấu, đúng vào 1 đêm cực lạnh, sờ vô cái ống sưởi rất xưa, nhưng ngại sao đó, bèn bỏ đi.
Con phố nhỏ, ăn ra, phía trước mặt người đàn bà trong hình, con phố College, một phố chính của downtown Toronto. Có tiệm sách cũ mà Gấu vẫn thường ghé, từ những ngày đầu tới thành phố, 1994.
Lần này, ghé, chủ yếu là để kiếm cuốn này. Sách mới xb, chỉ ở đây mới có, của những người cần tiền, mua xong, đọc xong, là phát mại liền, để lấy lại vốn.
Cuốn này tác giả của nó, cũng là 1 cư dân của Toronto.


1 YEAR AGO TODAY
Thu, Nov 13, 2014

Kinh nghiệm Nguyễn Đình Thi
Hãy để chủ nghĩa duy vật lịch sử hiện ra trước mắt anh, như một cột lửa trong đêm trường tư bản....
George Steiner: Tuyệt Bi (Absolute Tragedy) 

Tôi đọc Nguyễn Đình Thi cùng với Henri Lefèbvre tại nhà thương hải quân Pháp tại Sài Gòn (nhà thương Grall), vào năm 1965, thời gian tôi được hưởng cả hai trái mìn claymore tại nhà hàng nổi Mỹ Cảnh, để chào mừng người Mỹ vừa đổ bộ xuống bãi biển Đà Nẵng.
Một cách nào đó, ông là một trong những ông thầy củ...

Continue Reading

Xô sữa, với con chuột chết ở dưới đáy
Ý tưởng viết "To the Finland Station", ("Tới Ga Phần Lan", một cuốn sách về chủ nghĩa CS), đến với Edmund Wilson, khi ông đang trên đường xuống phố, vào đúng lúc Cơn Suy Thoái lớn về kinh tế đang ở đỉnh cao. Ông khi đó đang ở cuối tuổi "tam thập nhi lập", đã có được tí tên tuổi, như phê bình gia và phóng viên nhà báo, đã cho ra lò hai tác phẩm, một, về mấy ông nhà văn hiện đại (Axel’s Castle, 1931), và một, những chuyến đi thực tế vùng xư...

Continue Reading

Về câu nói của Nabokov, và hình ảnh, "xô sữa với một con chuột chết ở dưới đáy".

Theo như người viết được nghe kể lại, Nguyễn Đức Quỳnh, tác giả Thằng Kình, thuộc nhóm Hàn Thuyên, [với những thành viên như Trương Tửu, Đặng Thai Mai], theo Đệ Tứ, khi chạy trốn Đệ Tam (bỏ đất bắc vào nam, từ trước 1954), cũng đã từng so sánh Quốc Gia và Cộng Sản, bằng một hình ảnh khá tương tự, [tôi tin rằng ông chưa hề đọc câu của Nabokov]: Cộng Sản giống như một bát cơm gạo tám thơm, nhưng trộn thuốc độc, còn Quốc Gia, một bát cơm gạo hẩm, mốc, mà còn có vị thum thủm, vì trộn phẩn ở trỏng! Sở dĩ miền nam có được sự cởi mở, so với miền bắc, ngay cả ở những người theo CS, là do ảnh hưởng Đệ Tứ, với hai lãnh tụ nổi cộm là Hồ Hữu Tường và Nguyễn Đức Quỳnh (những người đã mất không nói tới, thí dụ như Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm. Nguyễn An Ninh không theo nhưng có cảm tình với Đệ Tứ). Ngoài ra còn những người nổi tiếng khác, như Trần Văn Ân, Tam Ích chẳng hạn. Nên nhớ, cái chất văn nghệ tự do của miền nam, không phải đợi tới Ngô Đình Diệm hoặc chính thể Cộng Hòa, mới có, mà là có công lao của những người Cộng Sản Đệ Tứ. Chúng ta hiểu tại sao người Cộng Sản ở trong nước thù ngụy thì một, mà thù Đệ Tứ, thì mười, là vậy.

Trotsky bị điệp viên của Stalin làm thịt ngày 20 tháng 8 năm 1940. Trong một bài viết tuyệt vời về ông, "Trotsky và cơn tưởng bi thương" (Trotsky and the tragic imagination, in trong Lời và Câm, Language and Silence), George Steiner mô tả cảnh tượng hùm thiêng khi đã sa cơ vẫn... bảnh như thường:

"Sọ vỡ, mặt bạnh, hùm nhẩy lên, ném bất cứ thứ gì vớ được vào tên giết người, sách, lọ mực, luôn máy ghi âm, và sau cùng ném luôn thân hình hùm vào hắn. Chỉ chừng ba hoặc bốn phút... Cuộc chiến đấu cuối cùng của Trotsky. Ông chiến đấu như một con hùm. Ông vật lộn với tên sát nhân, cắn tay hắn, cố giật lấy hung khí, là cái rìu phá băng."
"Sách, lọ mực, cái máy ghi âm trở thành kho vũ khí của nhà văn"...

Đọc tới đây, tôi chợt nhớ đến cái chết của Tam Ích, một "Trốt-kít": ông dùng kho vũ khí của chính mình, là những cuốn sách, làm bậc thang, trèo lên tới cái thòng lọng, và sau khi thò đầu vào trong, ông đạp đổ đống sách....

Tình Yêu Và Những Quỷ Dữ Khác
Trong một bài viết về tác giả Trăm Năm Cô Đơn (được in lại trong Quê Hương Tưởng Tượng), S. Rushdie cho rằng, sức tưởng tượng của Garcia Marquez phần lớn là từ kỷ niệm về bà nội ông. Ngoài ra còn những nguồn khác nữa. Tác giả đã từng xác nhận, ông ảnh hưởng Faulkner, và thế giới kỳ ảo Macondo là một phần bất động sản Yoknapatawpha của Faulkner được dời tới một khu rừng ở Colombia. Ngoài ra còn có Borges, và sau lưng vị khổng lồ này, nhiều người ...

Continue Reading

Happy 100th birthday, Roland Barthes

Little did the great demythologiser know that after his death he would become famous, commodified and mythic himself
http://www.theguardian.com/books/booksblog/2015/nov/12/roland-barthes-happy-100th-birthday-centenary-birth

Chúc mừng SN thứ 100, Roland Barthes

The real Barthes legacy, then, is not the literary criticism or theory, but the journalism he wrote offhandedly back in the 50s and later, related projects that, like Mythologies, are about looking and decoding: Empire of Signs (1970), on Japan, Camera Lucida (1980), on photography, and The Fashion System (1967) - the latter recently both invoked and crisply summarized by the Guardian’s Jess Cartner-Morley in noting that “the fashion system chews up and spits out trends on an almost hourly basis”.

Thơ Mỗi Ngày


Lướt Tin Văn


Ghi chú trong ngày


Đọc toàn bài phỏng vấn nhà thơ Ngu Yên, trên Da Màu, GGC nhận ra, ông rất rành về thơ, nhưng không thể nào làm được thứ thơ, thực, đếch cần hay, chỉ cần đọc 1 cú, là biết ngay thơ của 1 tên Mít lưu vong.

Ý của GCC muốn nói là, trong thơ Mít phải có cái gì đó thật Mít, nhưng cũng thật nhập vô thế giới, cái thời Sau Lò Thiêu, hay Lò Cải Tạo, thí dụ.

Ở đây, câu của Adorno quả là tiên tri ra những nhà thơ như Ngu Yên: Sau 30 Tháng Tư 1975 mà còn làm thơ thì đại dã man, cả ở trong lẫn ngoài nước
Ông không thể làm được hai câu, của Charles Simic, mà GCC thực sự tin là, ông Simic này làm, để tặng… Gấu:

"The Wind":
Touching me, you touch
The country that has exiled you.

Thơ của Mít sau này, là thứ thơ mà nhà báo VC, Nguyễn Việt Chiến phán, về thơ của Bằng Việt, dưới đây:

"Thơ mà anh còn liếm được, nữa là em"
Thơ Mít hải ngoại sạch quá. Thơ quá. Thơm quá.
Có lẽ Mít chúng ta đang cần một thứ "thơ không thơ"?
Chúng ta thiếu hẳn 1 cái ‘vision’ về thơ!
Về thơ Mít.


Nhật Tuấn viết về

NHÀ THƠ BẰNG VIỆT

Tôi không quen ông Bằng Việt, cũng chưa một lần “diện kiến”, bởi lẽ tôi và ông là hai giai tầng khác nhau.
Ông là con gia đình cách mạng, từ Huế sau khi ra Bắc, cụ thân sinh thoát ly lên Việt Bắc tham gia kháng chiến, mẹ tham gia hội phụ nữ, bởi vậy sau ngày Đảng, chính phủ về Hà nội, ông được đi Liên xô học luật. Còn tôi là học sinh “Hà Nội tạm chiếm”, những năm 60 khó vào đại học, phải đi lao động Tây Bắc, phấn đấu thành “thanh niên tích cực lao động XHCN”. Nếu ông là công dân hạng nhất thì tôi hạng ba, bởi vậy khó gặp nhau.
Tuy nhiên cũng có lần tôi vinh dự được ông nói tới. Đó là vào năm 1979, nhà thơ Nông Quốc Chấn về làm GĐ NXB Văn học thay nhà phê bình Như Phong.
Sếp cũ vừa đi, sếp mới chưa về tôi đã “vạ miệng”, làm sếp mới nổi trận lôi đình ký quyết định chuyển tôi lên Cao Bằng công tác. Vì tính chất “trù úm” quá rõ, tôi cương quyết chống lệnh không nhận quyết định.
Lúc đó nhà văn Nguyên Ngọc mới về làm Bí thư Đảng đoàn Hội. Nhà văn lóc cóc đạp xe lên Vụ tổ chức Bộ văn hóa xin chuyển tôi về tổ sáng tác, nhà văn Đào Vũ cũng xin tôi về báo Văn Nghệ… Thật hiếm khi nào Hội nhà văn “bênh vực” hội viên mình tích cực như vậy. Tuy nhiên mọi can thiệp đó chỉ làm sếp mới nổi giận đùng đùng : “Vận động… anh Nhật Tuấn vận động, lôi kéo Hội nhà văn…” và khăng khăng không rút lại quyết định.
 Những ngày đó chuyện này thành cửa miệng tại các cơ quan xuất bản, báo chí. Tại NXB Tác phẩm mới, vào một buổi sáng nhà văn Nguyễn Khải kể chuyện này, nghe xong nhà thơ Bằng Việt buông một câu lạnh tanh:
” Đi Cao Bằng thì có gì phải làm rối chuyện lên thế ?”.
Lập tức Nguyễn Khải trỏ mặt Bằng Việt mắng :
” Vậy mai anh đi nhá ! “
Tất nhiên nhà thơ cười hề hề. 

Nhà thơ Bằng Việt hồi trẻ rất đẹp trai, nho nhã như nhà giáo, nói chuyện nhỏ nhẹ, có duyên làm nhiều cô chết mệt nên “tình sử” cũng phong phú có khi còn hơn Vũ Quần Phương. Tuy nhiên, chuyện đó cứ để trong dân gian, chưa nói tới. Thường thường, bác sĩ bỏ nghề y sang làm thơ thì chỉ được lộc thơ, riêng Bằng Việt bỏ nghề luật vẫn ăn lộc cả “lộc thơ” lẫn “lộc quan” là thứ “nghề luật” góp phần. Ông đã từng giữ chức Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân TP Hà Nội, một chức to ở cái thành phố oai nhất nước. Nghe nói khi hay tin nhà thơ làm Phó Chủ tịch HĐND TP, dân oan kéo đến xin gặp ông nhiều lắm khiến tan sở ông phải “chuồn” cửa sau. Chuyện đó thời nay là chuyện thường ngày ở cửa quan, ngày xưa cha ông nói “quan thấy kiện như kiến thấy mỡ”, chắc nay phải đổi thành “quan thấy …dân kiện như lươn thấy rắn”. Câu này chỉ có nghĩa quan giống như lươn tiết chất nhờn lủi mất mỗi khi gặp dân oan chứ tuyệt nhiên không dám ví dân là…rắn.
Ngoài chức bên chính quyền, nhà thơ Bằng Việt còn làm Chủ tịch Hội đồng thơ Hội nhà văn VN, Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội, Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam.
Cùng với nhà thơ Hữu Thỉnh, ông là một trong hai hạt giống đỏ của Đảng trên mặt trận quản lý và lãnh đạo giới nhà văn, nhà thơ vốn là thành phần phức tạp nhất trong giới trí thức. Chẳng thế mà bất kỳ cuộc hội thảo thơ nào ở xứ ta, hai ông đều tới cầm càng hội nghị.
Mang trọng trách Đảng tin cậy vậy, Bằng Việt phải “mẫu mực” cho giới cầm bút noi theo, nghĩa là suốt từ thủa cho ra lò “Bếp lửa”, ông đã làm không biết bao nhiêu thơ :
Những gương mặt - Những khoảng trời (Some faces and pieces of sky; 1973) - Đất sau mưa (1977)- Khoảng cách giữa lời (1984) - Cát sáng (1985) –Bếp lửa - Khoảng trời (Tập thơ) (1986) - Phía nửa mặt trăng chìm (1995) -Ném câu thơ vào gió (Tập thơ; Flying a verse with the wind; 2001)- Thơ trữ tình (2002) - Thơ Bằng Việt (Tập thơ), (2003)…
Làm nhiều vậy nhưng thơ ông tuyệt nhiên không một chút “tà khí” tức “bàng thống”, “phi chính thống” như nhà văn Huy Phương đã tổng kết : “tuyệt nhiên không nghe một tiếng thở dài”. Ngược lại, đôi khi thơ ông còn quá đà “mácxit hơn cả Đảng”.
 Trong bài thơ “ Rượu của Nguyễn Cao Kỳ “ có một chai rượu ông này gửi tới. Tất cả mọi người đều uống kể cả một ông tướng công an, trừ một anh lính phòng không :
“Đám đông ồn ào của chúng tôi cứ uống
Anh bạn chỉ ngồi im, cũng chẳng nói thêm gì,
Và bữa rượu bỗng dưng thành đắng đót” 

Khơi ra chuyện này, người ta thấy nhà thơ có thông cảm với anh lính “ thù Mỹ ngụy muôn đời muôn kiếp không tan” , cứng ngắc hơn cả chủ trương  hòa hợp dân tộc của Đảng.
Chính vì “phò chính thống” , nhà thơ phải”tỉnh táo” như Y Nguyên phỏng vấn Bằng Việt trên báo Thanh Niên .
“Thường thì người sáng tác ít khi “tỉnh” để có thể phân tích một cách rành rẽ về quá trình sáng tạo của mình, nhưng ông thì ngược lại, tỉnh táo, thận trọng, khôn ngoan...”
Kết luận vậy thì đau cho nhà thơ biết bao. Tuy nhiên chính vậy nên ông nhận được khá nhiều giải thưởng :
“Giải nhất về thơ của Hội Văn học nghệ thuật Hà Nội (1968)
“Giải thưởng dịch thuật văn học quốc tế và giao lưu văn hóa quốc tế do Quỹ Hòa bình Liên Xô trao tặng năm 1982.”
“Giải thưởng Nhà nước về văn học (do Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam trao tặng, 2001)”
“Giải thưởng thơ của Hội nhà văn Việt Nam (2002)
“Giải thưởng văn học ASEAN 2003 cho tập thơ "Ném câu thơ vào gió"
"Giải thành tựu trọn đời" của Hội Nhà văn Hà Nội (2005) cho Thơ trữ tình thế giới thế kỷ XX”
Tuy làm “ thơ cung đình” nhưng không phải Bằng Việt không có thơ hay. Từ “Bếp lửa” còn tỏa nóng đến tận bây giờ tới những bài thơ tình lãng mạn một thời được chép trong sổ tay nhiều cô cậu sinh viên tổng hợp và sư phạm văn, được sử dụng nhuần nhuyễn các kỹ thuật điệp ngữ, ẩn dụ và nhân cách hóa : 

“Sương nơi ấy như triền mây trắng đặc
anh vẫn chờ em trắng một bến sương.
(Nơi Một Thủa Mùa Xuân Còn Ở Ðó)

”Anh vẫn đợi một buổi em về thay áo,
đợi một niềm vui sắc nhọn như mũi kim.”
(Tình Em Ðẹp Mãi Một Bài Thơ)

Nói anh nghe cuộc tình nào đã lỡ
con đường nào nức nở tiếng mưa rơi!
(Nét Buồn Mang Dấu Vết Thời Gian) 

Tuy nhiên tính lãng mạn “kiểu Pautopski”  nhạt dần theo tuổi tác, thơ Bằng Việt ngày càng đậm tính “suy tưởng triết học” , có thể do con người “luật học” trong ông đã lên tiếng.                 

                   “Ngày sống vội, tuần sống vội, năm sống vội
                    Tuổi hoa niên, trung niên, kế tiếp tuổi già
                   Chong chóng quay, rút cuộc được gì?
                     Được chuyển động – làm bù nhìn của gió…”
                                                                     (Nhớ Trịnh)

 Các nhà văn ta,về cuối đời như Nguyễn Khải, Nguyễn Đăng Mạnh…hoặc cuối chức như Nguyễn Khoa Điềm…thường “tái nhận thức” tức “nhận thức lại” để xí xóa đi phần nào “tính Đảng” quá đà trước đây. Trong Hội thảo thơ ở Hải Phòng, Bằng Việt nhắc các nhà thơ không thể thoát ly xã hội :
“ Tôi nghĩ, đã là một thành viên, đồng cam cộng khổ với cộng đồng loài người, thì nhà thơ không thể thoát ra khỏi xã hội, vì vậy, khó có thể tuyệt đối hóa thiên chức của thơ mà chỉ nói đến thiên nhiên thôi sao?”
Tuy nhiên cái yếu tố “xã hội” trong thơ ông không mang những trăn trở, vấn nạn lớn của dân tộc  mà lại  lại giống như Y Nguyên đã phỏng vấn

” Người ta vẫn nghĩ thi sĩ thường lãng đãng, vẩn vơ trên mây trên gió, nhưng ông lại rất cập nhật thời sự. Cập nhật đến độ có thể biến những cái tưởng như không thơ thành thơ, như chuyện ô nhiễm môi trường khu du lịch sinh thái, chuyện xây cầu vượt, chuyện cấm đăng ký xe máy, chuyện làm phim kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long...?”

Mới đây hồi tháng 8- 2011, ông phát biểu trên mạng một câu động trời :
“Nếu không tha bổng cho Cù Huy Hà Vũ thì đấy là một sự ngu xuẩn”

Tất nhiên nếu cán bộ thường nói ở bàn nhậu thì chẳng sao, nhưng đây hẳn một ông “quan văn” cỡ bự. Nghe nói sau đó cán bộ an ninh đã gặp ông. Tất nhiên nhà thơ sẽ giải thích cho nhà an ninh vì sao phát biểu vậy. Chắc đồng chí an ninh đã quán triệt tình thế của nhà thơ đứng giữa Đảng và dân không thể không thông cảm với lời phát biểu của ông Chủ tịch Hội LH VHNT Hà Nội . Có thể thấy Bằng Việt cũng như thơ ông luôn bị kéo co giữa một bên là nàng thơ và một bên là đồng chí chính trị viên.

Trên blog của mình, nhà thơ Thủy Hướng Dương có kể lại cuộc nhậu sau ngày bầu Bằng Việt làm Chủ tịch Hội LHVHNT Hànội, nhà thơ có ứng tác :

“Anh biết anh là người đến muộn
Bia uống vừa xong, bưởi vẫn còn thèm
Em đừng nghĩ là anh thất bại
Bia anh còn liếm được nữa là em!”

Nhà thơ Nguyễn Việt Chiến có mặt lúc đó đề nghị đổi chữ” bia” thành chữ “thơ” : 

“Thơ anh còn liếm được nữa là em…”
Vậy là “thơ anh” quá…sạch…, sạch đến nỗi có thể …liếm được. Tới đây chợt nhớ bài “ Mùa sạch” của thi sĩ Trần Dần :

“Anh vẫn tìm em qua phòng triển lãm sạch
Qua khu sứ quán sạch
Qua sớm mai trường Đảng sạch
Qua Bộ Công nghiệp nặng sạch…” 

Nay thì xin thêm : “thơ sạch”. 

Nhà thơ Xuân Sách đã dựng chân dung Bằng Việt : 

“Nhen lên một bếp lửa
Mong soi gương mặt người
Bỗng cơn giông nổi đến
Mây che một khung trời
Đất sau mưa sụt lở
Mầu mỡ trôi đi đâu
Còn trơ chiếc guốc vàng
Trăng mài mòn canh thâu.” 

16-2-2012 


Pico Iyer


Graham Greene Dangerous Edge


Sách Báo

* *

SUBMISSION, A NOVEL BY FRENCH  author Michel Houellebecq that is newly available in English, tells the story of an Islamic political party overtaking France's government at the ballot box and fundamentally changing society. It became an instant best seller in Europe when it was released on Jan. 7, the same day Muslim extremists murdered 12 people at the Paris offices of Charlie Hebdo. In the months since, an already tense Europe has dealt with a wave of migrants and refugees from Syria against a backdrop of fear of historic transformation. In the U.S., presidential candidate Ben Carson stated that no Muslim should be elected to the White House. Houellebecq is never easy reading, but on those grounds alone, Submission may be the most relevant book of the year.
    Over the course of the novel, a fictional Muslim Brotherhood consolidates power in France by joining with the neutered Socialists in the 2022 elections, narrowly wresting control from Marine Le Pen (the right-wing politician, here rendered by Houellebecq as impassioned but ineffectual). The changes the new political party enacts seem to make life only more difficult in a nation that, in Houellebecq's imagining, had already been teetering on the verge of collapse. Change occurs at a bizarre remove: from the forced veiling of women to the defunding of education to the encouragement of Jewish immigration to Israel, everyone more or less goes along.
Before the election, the book's central character, a literature professor, reflects that his long-held hope of a calm life is now impossible, no matter which side wins: "There was no reason that I should be spared from grief, illness, or suffering. But until now I had always hoped to leave this world without undue violence:' It's the sort of dream only someone raised in an industrialized nation in the latter half of the zoth century might have had. So much for that.
    But Houellebecq stops short of portraying violence or even resistance; the book ends with the professor's conversion to Islam, about which he feels little but a nihilistic comfort at having behaved in the socially correct manner. The lack of narrative fireworks is particularly jarring given Houellebecq's resume, which contains more instances of provocation than it does fiction. He was acquitted in 2002 after being charged with inciting racial hatred for calling Islam "the stupidest religion" and has referred to himself as "probably" Islamophobic.
    Houellebecq's restraint on the page, though, his schematic logic and bland refusal to indulge panic, seems somehow realer than real life. And Submission has less to do with religion than you might think. It examines rapid political change in general: How much of it are we meant to live through? And does it move inevitably toward extremes? If it weren't the Muslim Brotherhood ruling France, after all, it would be Le Pen. She too is animated by beliefs that, if given purchase, would change the face of Europe.
    Even those with concerns about Houellebecq's subject can acknowledge the present moment's potential for radical change, in one direction or another. At a moment in which American novelists seem wary of delving into politics, Houellebecq has clomped onto the world stage and delivered a book whose brash conceit is getting far more attention than its frightened heart. It's not Muslims whom Houellebecq is scared of. It's the future. -DANIEL D'ADDARIO

Note: Thời Báo điểm cuốn Thần Phục, Submission, của Houellebecq

Nhân cú Paris bị khủng bố, tưởng niệm nạn nhân, và, bèn đi 1 đường lèm bèm, về cuộc cách mạng Pháp thế kỷ 21, và cái câu kết, “không phải tác giả sợ Hồi Giáo, mà là tương lai”.

*

Houellebecq's misogyny is related to the cynical brutality and cheerless lucidity with which he writes about sex. His fiction seems motivated by a need to expose all that is mechanical, alienated, onanistic, and disembodied about male desire.

Trên tờ Người Nữu Ước, Jan 23, 2012, James Wood điểm cuốn mới nhất của Houellebecq, “Bản đồ và Vùng đất” [đã được dịch sang tiếng Việt]. Chê thấu trời. Chẳng có gì ngoài sex, thí dụ:
Tính ghét hôn nhân của H. mắc mớ tới sự tàn bạo đểu giả và sự sáng suốt ủ rũ, qua đó, ông ta viết về sex. Tiểu thuyết của ông như được thúc đẩy bởi sự cần thiết phải phơi bày cái ham muốn nhục dục của giống đực, qua các “trạng thái, đặc tính” của nó, như: máy móc, phóng thể, chỉ khoái may tay không thích may máy, và hồn lìa khỏi xác…
Ông H nổi tiếng về cả hai mặt, tính con heo nọc, (porno fervor: sôi nổi, nhiệt tình heo) của văn xuôi của ông, và cái thú lèm bèm trong những xen sex.
Thành thực mà nói, GCC không làm sao đọc nổi Houellebecq.

Không hiểu tại sao bạn NL lại ưa dịch tay này? (1)
Kundera, Màn, chắc là Le Rideau? Cuốn này, theo GGC cũng… dở.
Oách, là Gặp Gỡ, Encounter. Trên  TV có chôm & dịch vài đoạn.
Đã tính đi trọn cuốn!



Mr Tin Văn: mỗi thời một "mùi" :p Bác từng ngửi ra mùi Malaparte (la part du mal, ngược chiều Bonaparte) thì tôi ngửi ra mùi Houellebecq (le bec du trou :p) cái tôi thấy dở lại là bài "Off the map" của James Wood.
*

Chắc là già rồi, không chịu nổi.
Chúc mừng năm mới
NQT

*

Ngửi ra mùi “la part du Mal”.
Tks.
Many Tks.
NQT

Tết này, đúng Giao Thừa, GCC ngộ ra 1 điều, trang TV chính là hai giấc đại mộng của Walter Benjamin cùng được thực hiện [Viết lịch sử từ đáy, viết 1 đại tác phẩm chỉ gồm toàn trích dẫn].
Bây giờ được bạn NL ban cho câu trên.
“Thế lày” thì đi xa được rồi!
NQT


Our Far-Flung Correspondents August 31, 2015 Issue

The Other France
Are the suburbs of Paris incubators of terrorism?

By George Packer
http://www.newyorker.com/magazine/2015/08/31/the-other-france


A Very Different Paris
http://www.nybooks.com/articles/archives/2015/nov/19/very-different-paris/





 30.4.2014

*

Phạm Quỳnh, vào giây phút cuối cùng của đời mình, trước khi bị Vẹm làm thịt - trong lúc đó, Bác Hồ đang bận viết cái thư gửi cho mấy chú Phạm Tuân, con Phạm Quỳnh, ngày sau lịch sử sẽ minh oan cho cha của các chú - vẫn tin rằng, phải có thằng Tẩy dìu dắt thì xứ Mít mới khá được.

Graham Greene cũng tin như thế, khi đi những dòng hoài nhớ chủ nghĩa thực dân thuộc địa của Tẩy ở xứ An Nam ta.
Nhưng những cảm khái trên đây, chỉ có tính cảm khái. Bây giờ nhìn lại, chúng mang ý nghĩa lịch sử. Vẹm đánh Tây, là để làm thịt Việt Gian. Đánh Mẽo, để tranh chân làm bồi Mẽo của Ngụy!

Greene provided surprising support for colonialism, suggesting the relativity of his political beliefs. Elsewhere he wrote: 'the writer should always be ready to change sides at the drop of a hat. He stands for the victims, and the victims change?
In an article for Paris Match he took a more Olympian view:

    It is a stern and sad outlook and, when everything is considered, it represents for France the end of an empire. The United States is exaggeratedly distrustful of empires, but we Europeans retain the memory of what we owe to Rome, just as Latin America knows what it owes to Spain. When the hour of evacuation sounds there will be many Vietnamese who will regret the loss of the language which put them in contact with the art and faith of the West. The injustices committed by     men who were harassed, exhausted and ignorant will be forgotten and the names of a good number of Frenchmen, priests, soldiers and administrators, will remain engraved in the memory of the Vietnamese: a fort, a road intersection, a dilapidated church. 'Do you remember,' someone will say, 'the days before the Legions left?'

Cái câu cảm khái của Phạm Quỳnh, "không ngờ xứ Mít khốn nạn như ngày hôm nay", thì cũng giống như quyết định, của ông cụ của Gấu, không muốn đám con cái của ông sau này, bị nỗi nhục nhã, bố mày là 1 tên Vẹm.
 
TTT cũng có ý đó, khi viết:

Chúng nó say giết người như gạch ngói
Như lòng chúng ta thèm khát tương lai


Cái tương lai của dân Mít, có vẻ như bây giờ mới ló dạng.

Hãy cho anh khóc bằng mắt em
Những cuộc tình duyên Budapest

Hãy cho anh khóc bằng mắt em
Những cuộc tình duyên Budapest

Anh một trái tim em một trái tim
Chúng kéo đầy đường chiến xa đại bác

Hãy cho anh giận bằng ngực em
Như chúng bắn lửa thép vào
Môi son họng súng
Mỗi ngã tư mặt anh là hàng rào

Hãy cho anh la bằng cổ em
Trời mai bay rực rỡ

Chúng nó say giết người như gạch ngói
Như lòng chúng ta thèm khát tương lai

Hãy cho anh run bằng má em
Khi chúng đóng mọi đường biên giới

Lùa những ngón tay vào nhau
Thân thể anh chờ đợi

Hãy cho anh ngủ bằng trán em
Ðau dấu đạn

Ðêm không bao giờ không bao giờ đêm
Chúng tấn công hoài những buổi sáng

Hãy cho anh chết bằng da em
Trong dây xích chiến xa tội nghiệp

Anh sẽ sống bằng hơi thở em
Hỡi những người kế tiếp

Hãy cho anh khóc bằng mắt em
Những cuộc tình duyên Budapest

12-56


*

Saigon_scenes 1967 by Francois Sully - Đường Yersin. Phía trước là ngã tư Hồ văn Ngà - Yersin, thẳng lên là Khu Dân Sinh.

Francois Sully, ký giả Tẩy, chết cùng Đỗ Cao Trí, khi trực thăng rớt. GCC nhớ là tờ báo Mẽo mà ông là nhân viên, sau đó, đi 1 đường điều tra, và kết luận, máy bay để dơ quá, nên rớt, không phải VC bắn hạ, hình như ở Tây Ninh. 

*

Chữ & Việc

Note: Thú thực Gấu không nhớ là đã từng giữ mục “Chữ và Việc” cho “Tập San Văn Chương”.
Tks. All of U.
NQT

Đọc, bồi hồi, muốn khóc.
Vì có địa chỉ của BHD, có số điện thoại của BHD nữa!
Hà, hà!

Già rồi, khóc hoài, con nít nó cười cho!
Người gì mà dai như đỉa thế!

Sorry, NQT

*

Một thảm kịch vô phương cứu chữa vẽ nên khuôn mặt nát tan tuyệt vời của tình yêu:
Đúng là nó vận vào anh cu Gấu thật!

Số nhà thì không quên, nhưng số điện thoại, làm sao mà nhớ nổi, nhưng không quên, cái lần đầu nhờ cô Nga, nữ điện thoại viên trên Đài gọi giùm, gặp ông bố hắc ám, tất nhiên. Tra vấn 1 hồi, mới kêu cô con gái. Nói chuyện cũng lâu lắm. Cô em họ, cô Vy, dân Đà Lạt, hỏi ai đấy, nghe nói Gấu, cô chạy qua nhà kế bên, có điện thoại, kêu đúng số trên, để cùng nghe. BHD cười quá. Hỏi về boyfriend, biết là có rồi, bạn cùng học, cũng dân y khoa, sau qua Cali, thôi nhau, có được 1 đấng con trai.
Qua đây, GCC có mấy cơ hội để có được số điện thoại, nhưng ngu quá, tự ái nữa, chỉ nhờ 1 anh bạn nhắn giùm, em trả lời qua anh bạn, để em kêu. Ui chao GCC chờ hoài, em quên, chắc là chờ đi rồi, sẽ gọi từ phía bên kia.
Đó cũng là lần em kể chuyện boyfriend nghe Sài Gòn rục rịch có biểu tình là khệ nệ vác mấy bao gạo tới nhà trình ông bố vợ, và phán, Gấu không làm nổi chuyện đó đâu. 

Đúng, không làm nổi.
Mà có làm nổi thì em cũng cấm không cho làm.
Bởi là vì, nếu Gấu làm nổi, thì em đâu cần có thêm 1 thằng vác gạo khác nữa?