*







Ghi chú trong ngày


Đọc toàn bài phỏng vấn nhà thơ Ngu Yên, trên Da Màu, GGC nhận ra, ông rất rành về thơ, nhưng không thể nào làm được thứ thơ, thực, đếch cần hay, chỉ cần đọc 1 cú, là biết ngay thơ của 1 tên Mít lưu vong.

Ý của GCC muốn nói là, trong thơ Mít phải có cái gì đó thật Mít, nhưng cũng thật nhập vô thế giới, cái thời Sau Lò Thiêu, hay Lò Cải Tạo, thí dụ.

Ở đây, câu của Adorno quả là tiên tri ra những nhà thơ như Ngu Yên: Sau 30 Tháng Tư 1975 mà còn làm thơ thì đại dã man, cả ở trong lẫn ngoài nước
Ông không thể làm được hai câu, của Charles Simic, mà GCC thực sự tin là, ông Simic này làm, để tặng… Gấu:

"The Wind":
Touching me, you touch
The country that has exiled you.

Thơ của Mít sau này, là thứ thơ mà nhà báo VC, Nguyễn Việt Chiến phán, về thơ của Bằng Việt, dưới đây:

"Thơ mà anh còn liếm được, nữa là em"
Thơ Mít hải ngoại sạch quá. Thơ quá. Thơm quá.
Có lẽ Mít chúng ta đang cần một thứ "thơ không thơ"?
Chúng ta thiếu hẳn 1 cái ‘vision’ về thơ!
Về thơ Mít.


Nhật Tuấn viết về

NHÀ THƠ BẰNG VIỆT

Tôi không quen ông Bằng Việt, cũng chưa một lần “diện kiến”, bởi lẽ tôi và ông là hai giai tầng khác nhau.
Ông là con gia đình cách mạng, từ Huế sau khi ra Bắc, cụ thân sinh thoát ly lên Việt Bắc tham gia kháng chiến, mẹ tham gia hội phụ nữ, bởi vậy sau ngày Đảng, chính phủ về Hà nội, ông được đi Liên xô học luật. Còn tôi là học sinh “Hà Nội tạm chiếm”, những năm 60 khó vào đại học, phải đi lao động Tây Bắc, phấn đấu thành “thanh niên tích cực lao động XHCN”. Nếu ông là công dân hạng nhất thì tôi hạng ba, bởi vậy khó gặp nhau.
Tuy nhiên cũng có lần tôi vinh dự được ông nói tới. Đó là vào năm 1979, nhà thơ Nông Quốc Chấn về làm GĐ NXB Văn học thay nhà phê bình Như Phong.
Sếp cũ vừa đi, sếp mới chưa về tôi đã “vạ miệng”, làm sếp mới nổi trận lôi đình ký quyết định chuyển tôi lên Cao Bằng công tác. Vì tính chất “trù úm” quá rõ, tôi cương quyết chống lệnh không nhận quyết định.
Lúc đó nhà văn Nguyên Ngọc mới về làm Bí thư Đảng đoàn Hội. Nhà văn lóc cóc đạp xe lên Vụ tổ chức Bộ văn hóa xin chuyển tôi về tổ sáng tác, nhà văn Đào Vũ cũng xin tôi về báo Văn Nghệ… Thật hiếm khi nào Hội nhà văn “bênh vực” hội viên mình tích cực như vậy. Tuy nhiên mọi can thiệp đó chỉ làm sếp mới nổi giận đùng đùng : “Vận động… anh Nhật Tuấn vận động, lôi kéo Hội nhà văn…” và khăng khăng không rút lại quyết định.
 Những ngày đó chuyện này thành cửa miệng tại các cơ quan xuất bản, báo chí. Tại NXB Tác phẩm mới, vào một buổi sáng nhà văn Nguyễn Khải kể chuyện này, nghe xong nhà thơ Bằng Việt buông một câu lạnh tanh:
” Đi Cao Bằng thì có gì phải làm rối chuyện lên thế ?”.
Lập tức Nguyễn Khải trỏ mặt Bằng Việt mắng :
” Vậy mai anh đi nhá ! “
Tất nhiên nhà thơ cười hề hề. 

Nhà thơ Bằng Việt hồi trẻ rất đẹp trai, nho nhã như nhà giáo, nói chuyện nhỏ nhẹ, có duyên làm nhiều cô chết mệt nên “tình sử” cũng phong phú có khi còn hơn Vũ Quần Phương. Tuy nhiên, chuyện đó cứ để trong dân gian, chưa nói tới. Thường thường, bác sĩ bỏ nghề y sang làm thơ thì chỉ được lộc thơ, riêng Bằng Việt bỏ nghề luật vẫn ăn lộc cả “lộc thơ” lẫn “lộc quan” là thứ “nghề luật” góp phần. Ông đã từng giữ chức Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân TP Hà Nội, một chức to ở cái thành phố oai nhất nước. Nghe nói khi hay tin nhà thơ làm Phó Chủ tịch HĐND TP, dân oan kéo đến xin gặp ông nhiều lắm khiến tan sở ông phải “chuồn” cửa sau. Chuyện đó thời nay là chuyện thường ngày ở cửa quan, ngày xưa cha ông nói “quan thấy kiện như kiến thấy mỡ”, chắc nay phải đổi thành “quan thấy …dân kiện như lươn thấy rắn”. Câu này chỉ có nghĩa quan giống như lươn tiết chất nhờn lủi mất mỗi khi gặp dân oan chứ tuyệt nhiên không dám ví dân là…rắn.
Ngoài chức bên chính quyền, nhà thơ Bằng Việt còn làm Chủ tịch Hội đồng thơ Hội nhà văn VN, Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội, Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam.
Cùng với nhà thơ Hữu Thỉnh, ông là một trong hai hạt giống đỏ của Đảng trên mặt trận quản lý và lãnh đạo giới nhà văn, nhà thơ vốn là thành phần phức tạp nhất trong giới trí thức. Chẳng thế mà bất kỳ cuộc hội thảo thơ nào ở xứ ta, hai ông đều tới cầm càng hội nghị.
Mang trọng trách Đảng tin cậy vậy, Bằng Việt phải “mẫu mực” cho giới cầm bút noi theo, nghĩa là suốt từ thủa cho ra lò “Bếp lửa”, ông đã làm không biết bao nhiêu thơ :
Những gương mặt - Những khoảng trời (Some faces and pieces of sky; 1973) - Đất sau mưa (1977)- Khoảng cách giữa lời (1984) - Cát sáng (1985) –Bếp lửa - Khoảng trời (Tập thơ) (1986) - Phía nửa mặt trăng chìm (1995) -Ném câu thơ vào gió (Tập thơ; Flying a verse with the wind; 2001)- Thơ trữ tình (2002) - Thơ Bằng Việt (Tập thơ), (2003)…
Làm nhiều vậy nhưng thơ ông tuyệt nhiên không một chút “tà khí” tức “bàng thống”, “phi chính thống” như nhà văn Huy Phương đã tổng kết : “tuyệt nhiên không nghe một tiếng thở dài”. Ngược lại, đôi khi thơ ông còn quá đà “mácxit hơn cả Đảng”.
 Trong bài thơ “ Rượu của Nguyễn Cao Kỳ “ có một chai rượu ông này gửi tới. Tất cả mọi người đều uống kể cả một ông tướng công an, trừ một anh lính phòng không :
“Đám đông ồn ào của chúng tôi cứ uống
Anh bạn chỉ ngồi im, cũng chẳng nói thêm gì,
Và bữa rượu bỗng dưng thành đắng đót” 

Khơi ra chuyện này, người ta thấy nhà thơ có thông cảm với anh lính “ thù Mỹ ngụy muôn đời muôn kiếp không tan” , cứng ngắc hơn cả chủ trương  hòa hợp dân tộc của Đảng.
Chính vì “phò chính thống” , nhà thơ phải”tỉnh táo” như Y Nguyên phỏng vấn Bằng Việt trên báo Thanh Niên .
“Thường thì người sáng tác ít khi “tỉnh” để có thể phân tích một cách rành rẽ về quá trình sáng tạo của mình, nhưng ông thì ngược lại, tỉnh táo, thận trọng, khôn ngoan...”
Kết luận vậy thì đau cho nhà thơ biết bao. Tuy nhiên chính vậy nên ông nhận được khá nhiều giải thưởng :
“Giải nhất về thơ của Hội Văn học nghệ thuật Hà Nội (1968)
“Giải thưởng dịch thuật văn học quốc tế và giao lưu văn hóa quốc tế do Quỹ Hòa bình Liên Xô trao tặng năm 1982.”
“Giải thưởng Nhà nước về văn học (do Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam trao tặng, 2001)”
“Giải thưởng thơ của Hội nhà văn Việt Nam (2002)
“Giải thưởng văn học ASEAN 2003 cho tập thơ "Ném câu thơ vào gió"
"Giải thành tựu trọn đời" của Hội Nhà văn Hà Nội (2005) cho Thơ trữ tình thế giới thế kỷ XX”
Tuy làm “ thơ cung đình” nhưng không phải Bằng Việt không có thơ hay. Từ “Bếp lửa” còn tỏa nóng đến tận bây giờ tới những bài thơ tình lãng mạn một thời được chép trong sổ tay nhiều cô cậu sinh viên tổng hợp và sư phạm văn, được sử dụng nhuần nhuyễn các kỹ thuật điệp ngữ, ẩn dụ và nhân cách hóa : 

“Sương nơi ấy như triền mây trắng đặc
anh vẫn chờ em trắng một bến sương.
(Nơi Một Thủa Mùa Xuân Còn Ở Ðó)

”Anh vẫn đợi một buổi em về thay áo,
đợi một niềm vui sắc nhọn như mũi kim.”
(Tình Em Ðẹp Mãi Một Bài Thơ)

Nói anh nghe cuộc tình nào đã lỡ
con đường nào nức nở tiếng mưa rơi!
(Nét Buồn Mang Dấu Vết Thời Gian) 

Tuy nhiên tính lãng mạn “kiểu Pautopski”  nhạt dần theo tuổi tác, thơ Bằng Việt ngày càng đậm tính “suy tưởng triết học” , có thể do con người “luật học” trong ông đã lên tiếng.                 

                   “Ngày sống vội, tuần sống vội, năm sống vội
                    Tuổi hoa niên, trung niên, kế tiếp tuổi già
                   Chong chóng quay, rút cuộc được gì?
                     Được chuyển động – làm bù nhìn của gió…”
                                                                     (Nhớ Trịnh)

 Các nhà văn ta,về cuối đời như Nguyễn Khải, Nguyễn Đăng Mạnh…hoặc cuối chức như Nguyễn Khoa Điềm…thường “tái nhận thức” tức “nhận thức lại” để xí xóa đi phần nào “tính Đảng” quá đà trước đây. Trong Hội thảo thơ ở Hải Phòng, Bằng Việt nhắc các nhà thơ không thể thoát ly xã hội :
“ Tôi nghĩ, đã là một thành viên, đồng cam cộng khổ với cộng đồng loài người, thì nhà thơ không thể thoát ra khỏi xã hội, vì vậy, khó có thể tuyệt đối hóa thiên chức của thơ mà chỉ nói đến thiên nhiên thôi sao?”
Tuy nhiên cái yếu tố “xã hội” trong thơ ông không mang những trăn trở, vấn nạn lớn của dân tộc  mà lại  lại giống như Y Nguyên đã phỏng vấn

” Người ta vẫn nghĩ thi sĩ thường lãng đãng, vẩn vơ trên mây trên gió, nhưng ông lại rất cập nhật thời sự. Cập nhật đến độ có thể biến những cái tưởng như không thơ thành thơ, như chuyện ô nhiễm môi trường khu du lịch sinh thái, chuyện xây cầu vượt, chuyện cấm đăng ký xe máy, chuyện làm phim kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long...?”

Mới đây hồi tháng 8- 2011, ông phát biểu trên mạng một câu động trời :
“Nếu không tha bổng cho Cù Huy Hà Vũ thì đấy là một sự ngu xuẩn”

Tất nhiên nếu cán bộ thường nói ở bàn nhậu thì chẳng sao, nhưng đây hẳn một ông “quan văn” cỡ bự. Nghe nói sau đó cán bộ an ninh đã gặp ông. Tất nhiên nhà thơ sẽ giải thích cho nhà an ninh vì sao phát biểu vậy. Chắc đồng chí an ninh đã quán triệt tình thế của nhà thơ đứng giữa Đảng và dân không thể không thông cảm với lời phát biểu của ông Chủ tịch Hội LH VHNT Hà Nội . Có thể thấy Bằng Việt cũng như thơ ông luôn bị kéo co giữa một bên là nàng thơ và một bên là đồng chí chính trị viên.

Trên blog của mình, nhà thơ Thủy Hướng Dương có kể lại cuộc nhậu sau ngày bầu Bằng Việt làm Chủ tịch Hội LHVHNT Hànội, nhà thơ có ứng tác :

“Anh biết anh là người đến muộn
Bia uống vừa xong, bưởi vẫn còn thèm
Em đừng nghĩ là anh thất bại
Bia anh còn liếm được nữa là em!”

Nhà thơ Nguyễn Việt Chiến có mặt lúc đó đề nghị đổi chữ” bia” thành chữ “thơ” : 

“Thơ anh còn liếm được nữa là em…”
Vậy là “thơ anh” quá…sạch…, sạch đến nỗi có thể …liếm được. Tới đây chợt nhớ bài “ Mùa sạch” của thi sĩ Trần Dần :
“Anh vẫn tìm em qua phòng triển lãm sạch
Qua khu sứ quán sạch
Qua sớm mai trường Đảng sạch
Qua Bộ Công nghiệp nặng sạch…” 

Nay thì xin thêm : “thơ sạch”. 

Nhà thơ Xuân Sách đã dựng chân dung Bằng Việt : 

“Nhen lên một bếp lửa
Mong soi gương mặt người
Bỗng cơn giông nổi đến
Mây che một khung trời
Đất sau mưa sụt lở
Mầu mỡ trôi đi đâu
Còn trơ chiếc guốc vàng
Trăng mài mòn canh thâu.” 

16-2-2012 

Note: Bài viết có nhiều lỗi typo. GCC đã sửa 1 số. Đúng ra, không nên có lỗi typo, vì nó cho thấy chính tác giả không tôn trọng bài viết của mình, và tất nhiên, không tôn trọng người đọc.


LTT:
Anh nghĩ sao về thơ thật và thơ giả?

NY:
Thơ là sản phẩm của người. Người giả thơ giả. Người thật thơ thật. Thơ thật chưa hẳn đã hay nhưng thơ giả thì không có giá trị gì. Biết bao những bài thơ, câu thơ vay mượn tình ý đã có trong thư viện tâm tư. Hễ yêu là phải như vầy…..Hễ thất bại là phải như kia….Chữ rầm rộ mà vô ý. Hình tứ vì quen thuộc mà vô tâm. Nhai lại Đường thi. Nhai lại Du thi. Nhai lại Nhật thi. Nhai lại Tây thi. Nhai lại những thơ nổi tiếng. Rồi phun ra chưa kịp nuốt.

Source

Note: Thú thực, GCC đọc bài phỏng vấn không làm sao hiểu nổi, cả câu hỏi, lẫn câu trả lời. Thí dụ, hai câu trên. Bởi vì câu hỏi...  căng quá. Người hỏi không đưa ra 1 thí dụ nào để cho GCC vỡ cái "ngu" ra, câu thơ này là câu thơ giả, câu thơ này là câu thơ thật.

Hỏi "thật" một câu, thơ của ông Ngu Yên là thật hay giả? Ông Ngu Yên là người thật thơ thật, hay người giả thơ giả?

Vừa vừa thôi chứ. Nổ còn hơn cả thằng cha Gấu Cà Chớn.
Diễn tuồng thì cũng khiêm tốn một chút.

Thơ, ngay thứ thật, như "Đười Ươi Chân Kinh" mà còn bị những đấng tăm tiếng trong chốn giang hồ, là Trần Hữu Thục, là Nữ Đại Phê Bình Gia Hải Ngoại, Thụy Khê vứt vô thùng rác.

Không phải cả hai không có lý, vì trong thơ của Bùi Giáng có rất nhiều thơ giả.
Thế mới khó, mới thơ.

Thơ TTT lúc mới xuất hiện, muôn người như một, coi là thơ giả. Trừ 1 người, là…  TTT.
Chỉ mãi sau này, cái lũ muôn người kia mới chịu nổi thơ TTT.

Đâu có dễ.

Thơ thật chưa hẳn đã hay nhưng thơ giả thì không có giá trị gì.
Ngu Yên

Căng thật.
GCC thử đi 1 đường “ứng tác”, “mô phỏng” giả hoá câu phán thực của thi sĩ thực NY:

Thơ thật chưa hẳn đã hay, nhưng thơ giả thì hay thật, nhưng đếch có giá trị gì!

Thơ giả, hay, đếch có giá trị, đúng là thứ thơ Mít hiện thời, theo Gấu.
Thử hỏi, có bài thơ nào như “Vietnam” của Szymborksa, thí dụ?



The poet is a faker

Who's so good at his act
He even fakes the pain
Of pain he feels in fact
And those who read his words 

Will feel in what he wrote
Neither of the pains he has
But just the one they don't

Fernando Pessoa
[From: Autopsychography]

Nhà thơ là một kẻ ngụy tạo

Hành vi tài tình đến nỗi
Ngụy tạo cả cái đau của nỗi đau
Mà nhà thơ thực tình cảm nhận.
Và những ai đọc nhà thơ

Sẽ cảm thấy ở trong những gì mà nhà thơ đã viết
Chẳng phải những nỗi đau mà nhà thơ có
Mà chính là những nỗi đau mà họ không có

Nguyễn Du đâu có làm cái nghề của Cô Kiều
Khi ông ta tả nỗi đau của Kiều ở nhà lầu, là ông ta ngụy tạo.
Người đời đọc ND, nhờ vậy mà được đau nỗi đau của Cô Kiều
Trước đó, họ đâu có, nỗi đau của Cô Kiều.






    bac_ho

Uncle Ho, stand discarded. Ông Hồ...  liệng cống [discarded], thay vì... lộng kiếng!

Ghi chú trong ngày

Sự thật về cái chết của Nhất Linh (Kỳ 1)
NTT

Note: Loạt bài này quá dở, theo GCC. Những nhận xét nhảm nhí, về Nhất Linh, thì để ý làm gì, mà giả như cần phải đá cho chúng 1 cú, vào đít, vào đâu cũng được, thì đi một đường thật ngắn, là dí cái di chúc của NL vào mặt chúng.

Đâu có thể mang những kỷ niệm thân thương của bố mình, còn là nhà văn số 1 của xứ mình, ra, để cạnh những dòng dơ dáy của chúng.
NL mà bịnh tâm thần đến phải tự tử, hay sợ thuộc hạ hỏi tội, phải trốn, bằng cái chết?

Gấu Cái trước đây, đôi khi lèm bèm, mi mà viết về đời của hai đứa chúng ta, và lũ Gấu con, Gấu cháu, thì dư sức “đại tác phẩm”, và Gấu lắc đầu, không đáng, là cũng theo nghĩa này.
Những kỷ niệm đau thương, tủi nhục, hay tận cùng của vui sướng, hân hoan của riêng hai đứa, hai cá nhân đực cái, may mắn được Thượng Đế cho có mặt trên cõi đời này, là "của riêng", nhân loại chưa xứng đáng đọc!

Hà, hà!

Một trong những vị độc giả TV, rất ư là bực vì cái loạt bài Dọn, vì theo vị này, những sự kiện như thế, cứ để tự chúng nói về chúng, và, một khi viết về chúng, 1 cách nào đó, là coi thường độc giả của trang TV.
Lần qua Cali, cũng có 1 đấng bạn đặt vấn đề như thế, tại làm sao mà mất thì giờ với....  Thầy Kuốc?
Ui chao, đừng có trọng Gấu quá đến mức như thế chứ!

Hà, hà!

Của riêng, nhưng lâu lâu có hứng thì cũng xì ra 1 tí, 1 chút, để nhân loại cùng... ngậm ngùi!
Thí dụ, nếu như, với Gấu Cái, cái kỷ niệm nhớ đời, là lần ngồi con thuyền Noé, trong trận Đại Hồng Thủy - trên thuyền có đủ đau thương, không phải cho cả hai, mà cả ba đứa, trong có cô phù dâu, lần lấy chồng, từ giã Hưng Long Mỹ Tho về Sài Gòn - thì với Gấu, là cái lần Gấu Cái xách giỏ đi thăm nuôi ở Trại Tù Đỗ Hòa, Gấu do vượt trại bị tống vô Tổ Trừng Giới, ăn cơm hẩm, nhai thịt cọp [muối trắng] nhiều quá, thành phù thũng: Vừa thoáng thấy Gấu, thấy mập mạp, bả mừng quá, nở nụ cuời, nhưng liền hiểu ra, cái miệng méo hẳn đi, bả bật khóc thật tự nhiên, chẳng thèm để ý đến mấy tên quản giáo….


Robert Conquest định nghĩa: “Chuyên chế là một hệ thống chính trị mà nhà nước khẳng định không giới hạn quyền lực của nó và cố gắng điều chỉnh mọi khía cạnh đời sống công cộng và riêng tư ở những chỗ khả thi”
[ “Totalitarianism (or totalitarian rule) is a political system where the state recognizes no limits to its authority and strives to regulate every aspect of public and private life wherever feasible”.]

Thái Dúi dịch

Tay này dịch không nổi cái từ “wherever” [feasible]

Câu trên đúng ra phải dịch như vầy:

Chủ nghĩa toàn trị là một chế độ chính trị, theo đó chính quyền nhà nước tự ban cho mình một quyền lực vô biên và tìm cách quy định hết thảy sinh hoạt, công cũng như tư, ở bất cứ nơi nào có thể .

Câu của Robert Conquest không khủng bằng câu của Hannah Arendt, dù cũng cùng ý nghĩa:

Để chống lại chủ nghĩa toàn trị, bạn chỉ cần nhớ, có mỗi một điều này: Chủ nghĩa toàn trị nhất quyết không thí cho bạn một tí tự do nào.
Hannah Arendt: Về bản chất của chủ nghĩa toàn trị 

In order to fight totalitarianism, one need understand only one thing: Totalitarianism is the most radical denial of freedom.

*

Theo tôi, tay VC nào làm thầy dùi, đưa ra yêu cầu mấy nước Đông Nam Á xưa kia có trại tị nạn đập bia tưởng niệm thuyền nhân mới đích thị là một tay phản động hạng gộc, theo đúng nghĩa của chữ phản động của "nhà nước ta".
Tay VC này phải được coi là tổ sư của đám "chống Cộng điên cuồng" ở hải ngoại.

Nhưng Hannah Arendt nghĩ khác. Theo bà, một trong những nguyên lý cốt tuỷ của chủ nghĩa toàn trị, là tiêu huỷ hồi nhớ, tẩy sạch dĩ vãng, qua đó nhà nước VC đã áp dụng trong việc đập bia tuởng niệm:
Phải làm sao cho lũ Việt Kiều yêu nước kia chẳng còn nhớ một mảy may những ngày bỏ chạy quê hương, mà chỉ còn nhớ cảnh xênh xang áo gấm về làng.

Chế độ phong kiến rất rành nguyên lý này. Nhà tù ngày xưa được gọi là những nơi chốn của lãng quên. Thân nhân, bà con bị cấm ngặt không được nhắc tới tên kẻ phạm tội. Có khi cả một dòng họ phải bị đổi họ qua họ khác.
Mít, họ Nguyễn nhiều nhất, là do nhiều họ khác chuyển qua.

Source

Bài viết của anh Thái Dúi này, chủ yếu là để nâng bi tay thủ tướng VC & y tá dạo & giao liên… ngày nào.
“Chuyên chính” là 1 từ đẹp đẽ nhằm thay thế cho từ  khốn kiếp “độc tài”, dictature. Chẳng lẽ tên thày dùi Thái Dúi này không biết, nếu vinh danh độc tài, chuyên chính, toàn trị…  thì làm gì có dân chủ, công lý, phản biện, mà đòi hỏi?

Cái họa đất đai cũng là 1 trong những điều mà Liu Xiaobo quan tâm khi viết “Không Kẻ Thù, Không Hận Thù”, với lời giới thiệu của Vaclav Havel, theo như bài viết của Simon Leys về ông, với cái tít ở trang bìa: Câu chuyện bi thảm [The Tragic Story of] Liu Xiaobo.

Một bài viết quan trọng. TV sẽ scan và chuyển ngữ hầu bạn đọc.


"Thày... yếu xìu. Thua cả... thày... tổng giám thị nữa!"

Source

Note: Cái truyện ngắn này, nó còn dơ hơn một câu chuyện tiếu lâm tục tĩu mà chắc cũng nhiều người biết, về một bà chủ đá đít anh tài xế, và anh này, trước khi bỏ đi, đưa ra nhận xét, ngủ với bà còn tệ hơn là ngủ với cô con gái của bà, và chủ hỏi lại, ai nói như vậy, anh ta trả lời, tên bồi; GCC nhớ đại khái...

Ông nhà văn này, cũng dân xứ lạnh, viết cũng nhiều chẳng thua chuyên gia Phén, thú thực, GCC không ngửi được, dù chỉ 1 dòng của anh ta viết ra. Vậy mà cả đám áo thụng vái nhau, hết vái nhau thì vái đến vợ của nhau.
Khủng thật là khủng. NQT




Tin Văn gặp trục trặc mấy ngày qua, không post bài được. Sorry.
10.2.2012
1:10 PM local time
NQT

Mấy ngày qua, TV không đọc được mail, thấy có mail, nhưng không làm sao đọc được, hoặc download được.
Đề nghị mấy bạn gửi lại mail & files [NTMN, NgtaV..]
Tks
NQT



A necessary example of tolerance
Feb 1st 2012, 10:39 by A.L.B. | BUDAPEST

*

THE last time Raoul Wallenberg was seen alive by his friends and colleagues was on January 17th 1945. He left his safe house in Budapest to meet the commanders of the Red Army, which was besieging the city. Wallenberg and his driver, Vilmos Langfelder, were arrested and then they disappeared into the maw of the Gulag.

A Swedish diplomat posted to Budapest, Wallenberg saved tens of thousands of Jews during final months of the second world war. He managed this without weapons but armed with a giant bluff. He extended Swedish protection across dozens of apartment blocks throughout the city and issued so-called "safe passes" to their residents. Carl Lutz, a Swiss diplomat, cooked up the idea, but Wallenberg ran with it. The pieces of paper, with their official-looking stamps, soon meant the difference between life and death.

According to legend, when Rodion Malinovsky finally liberated Budapest from the Nazis in February 1945 there were so many Swiss and Swedish flags flying that he had to ask someone if he was really in Hungary.


Ghi chú trong ngày

2/4/12

nghịch dại

Đọc bài viết của NL, thì GCC lại nghĩ đến 1 trong những ẩn dụ, ở đầu cuốn dạy tiếng Anh, mà cái tít của nó, là từ bài thơ của Frost, "Dừng ngựa bên rừng chiều tuyết phủ", trong có câu, tôi còn những lời hứa, trước khi lăn ra ngủ, Promises To Keep.

Một trong những lời hứa phải giữ, là 1 ẩn dụ, mà GCC tóm tắt sau đây.
Ẩn dụ này khiến GCC tự hỏi, nếu Cái Ác Bắc Kít gây họa, thì liệu, Cái Đói Bắc Kít, thay vì Cái Đẹp của Dos, sẽ cứu chuộc… thế giới?

Có 1 anh chàng khi còn nghèo khổ, được ăn 1 trái chuối, nhớ hoài, đến khi giầu có, tha hồ ăn chuối, thì không làm sao thấy ngon như lần đầu.

Cái trái chuối đó, với GCC là con ốc nhồi, vớt được ở cái ao, ở bên ngoài cổng nhà cô Hồng Con, cô con gái địa chủ, sau này bị cả làng của GCC bỏ cho chết đói, và trong đêm, đói, bịnh, khát nước [do sốt thương hàn], bò ra khỏi nhà, tới ao, bò lết xuống, chết ngay ở bờ ao.

GGC nhớ hoài, con ốc nhồi nằm dưới 1 đám bèo. Gấu gạt đám bèo, con ốc lộ ra, chưa kịp lặn, là thằng cu Gấu hớt  liền. Bèn nổi lửa ngay bên bờ ao, chơi liền.

Sau này, vào Nam, Gấu quá mê món bún ốc, nhất là của cái bà có cái sạp ở Passage Eden, 1 phần là vậy.
Cũng là cái trái chuối trong ẩn dụ kể trên. Và từ đó, là vấn nạn, cái đói BK cứu chuộc thế giới.
Còn 1 quán bún ốc, ở trong 1 cái hẻm, kế bên rạp chiếu bóng ngay đường Lê Lợi, quán Ba Ba Bủng, hình như vậy, cũng ngon, nhưng không bằng.


Letter from China
Working Titles
What do the most industrious people on earth read for fun?


Note: Bài viết này thật tuyệt. Người Tầu đọc cái gì, chỉ để vui chơi cuộc đời.

In a nation that so worships material success, even the heretics are high achievers. Zhao Xing is a twenty-six-year-old executive at an American public-relations firm in Beijing who also writes a blog aimed at office workers in their twenties. But Zhao Xing does not offer tips on becoming a manager or a millionaire. Instead, she advises readers on how to fulfill their dreams while surviving the workplace-an explicit rejection of the work-obsessed society she lives in. 'We disagree with Du Lala," she told me. "All she does is fight. It is very tiring. I keep telling my readers that we don't have to be like that. If we're just like our elders, society will never develop."
Zhao Xing's first book, which comes out in China this spring, is not about work. It's about an eleven-day trip that she made to Taiwan in 2010, sleeping on the couches of families she met online. Chinese tourists are not allowed to travel to Taiwan except in organized groups, so the book, which sold well in Taiwan, is getting a lot of attention. '1t's been my dream to visit Taiwan since I was seventeen," she told me. A second book, combining essays and fiction about the workplace, is due out later this year.
Zhao Xing is part of what the Chinese call bawuhou, the post-1985 generation. Accustomed to a life of material comfort and choice, they don't define success in the standard ways. 'We grew up along with China's reforms," she said. ''You can't motivate us with money-you have to appeal to our dreams. For example, a post-'85 may quit a job so he can take a trip. This is unimaginable to the older generation." Readers often write her about their aspirations: to be a good teacher, to buy Louis Vuitton, to direct films, to take their parents on a plane trip for the first time.
Zhao Xing would like to visit "the places other people cannot go, like Iceland, Fiji, and the Vatican." She wants to improve her piano-playing. She was the only workplace writer I met who offered her own definition of success. "Success means that you can live the way you want, that you can be yourself and not the person others want you to be," she told me. 'I can't say I've achieved this, but I'm pursuing it."
"Don't get wrapped up in your title and the words on your business card," she tells readers in one blog post. "Life is not lived for the sake of those few words .... You can change the company, you can change the profession, but your own youth comes only once, and of your own inner being you have only one. Don't sacrifice your soul and your ideas for anything. You must have diligent behavior and a brave heart."
Though Zhao Xing represents something new in contemporary fiction, she is also a throwback to an earlier generation of Chinese writers: those who were concerned not with how to work but with how to live .+

Thành công có nghĩa là bạn có thể sống đời bạn muốn sống, bạn là chính bạn, chứ không phải người mà những người khác muốn bạn phải như thế… Tôi không thể nói tôi có cái đời đó, nhưng tôi đang theo đuổi.


The curious memoirs of the Vietnamese composer
Phạm Duy

John C. Schafer
Hồi ký kỳ kỳ của PD

Phạm Duy, a noted Vietnamese composer, has published his memoirs in four volumes.1 These memoirs have not, to my knowledge, received much attention, which is surprising because he is one of Vietnams most famous song composers and has led a colorful life, marked by some remarkable transformations. In the late 1940s, for example, he was composing songs for the anti-French, communist-led Resistance; in the 1960s he was attending hootenannies with the legendary American CIA agent Edward Lansdale and writing songs for the anticommunist Rural Reconstruction Program.

Người đã từng làm nhạc chống Tây xâm lược nước Mít với những bài ca như bà Mẹ Gio Linh, ca ngợi mấy bà mẹ Mít đẻ đứa con nào ra là biếu VC đứa đó… và cũng đã từng làm bạn với Trùm Xịa, Edward Lansdale, và sáng tác nhạc chống VC.

The lack of critical attention to Phạm Duy’s memoirs is not, however, the only thing that is curious about them. I will consider other curious aspects, including: Phạm Duy’s insistence that he had to have lovers to create, which becomes his justification for committing adultery; his love affair, while he was married and in his late 30s and early 40s, with a young woman just entering puberty — a relationship which inspired his most famous love songs; his failure to reveal any awareness that his glorification of Vietnamese womanhood could be seen as self-serving; and his remarkable outspokenness about his love affairs and other matters.

Cái sự lơ là, đếch ai thèm đọc hồi ký PD có thể là do quá tởm ông, do những khía cạnh kỳ kỳ, thí dụ:
PD lèm bèm hoài, rằng thì là ông phải ngoại tình thì mới có hứng sáng tác. Cuộc tình ngoài luồng vào thập niên 30 đầu 40 với em nhí vừa mới dậy thì, là nguồn hứng khởi của rất nhiều tình ca tuyệt tác của nhà nhạc sĩ vĩ đại của xứ Mít…

Điểm Hồi Ký của Phạm Duy: The curious memoirs of the Vietnamese composer Pham Duy (Journal of Southeast Asian Studies February 2012)

Bài điểm tuyệt hay Hồi Ký của Phạm Duy. (THD có phần thiên vị bài này vì là một trong những người được tạp chí JSEAS nhờ làm thẩm định viên và đã nhiệt liệt ủng hộ xuất bản nó!) ◄◄





*

Mới tậu, sách cũ. Bài Intro cho thấy bằng cách nào Bolano khai tử cả 1 thế hệ văn chương Boom, của những đấng như Garcia Marquez, Vargas Llosa...

Góp một cái bìa

(Ủng hộ hai bác TV và NL:)


Tks Both [Hai Bac] of U. NQT


The curious memoirs of the Vietnamese composer
Phạm Duy

John C. Schafer
Hồi ký kỳ kỳ của PD

Phạm Duy, a noted Vietnamese composer, has published his memoirs in four volumes.1 These memoirs have not, to my knowledge, received much attention, which is surprising because he is one of Vietnams most famous song composers and has led a colorful life, marked by some remarkable transformations. In the late 1940s, for example, he was composing songs for the anti-French, communist-led Resistance; in the 1960s he was attending hootenannies with the legendary American CIA agent Edward Lansdale and writing songs for the anticommunist Rural Reconstruction Program.

Người đã từng làm nhạc chống Tây xâm lược nước Mít với những bài ca như bà Mẹ Gio Linh, ca ngợi mấy bà mẹ Mít đẻ đứa con nào ra là biếu VC đứa đó… và cũng đã từng làm bạn với Trùm Xịa, Edward Lansdale, và sáng tác nhạc chống VC.

The lack of critical attention to Phạm Duy’s memoirs is not, however, the only thing that is curious about them. I will consider other curious aspects, including: Phạm Duy’s insistence that he had to have lovers to create, which becomes his justification for committing adultery; his love affair, while he was married and in his late 30s and early 40s, with a young woman just entering puberty — a relationship which inspired his most famous love songs; his failure to reveal any awareness that his glorification of Vietnamese womanhood could be seen as self-serving; and his remarkable outspokenness about his love affairs and other matters.

Cái sự lơ là, đếch ai thèm đọc hồi ký PD có thể là do quá tởm ông, do những khía cạnh kỳ kỳ, thí dụ:
PD lèm bèm hoài, rằng thì là ông phải ngoại tình thì mới có hứng sáng tác. Cuộc tình ngoài luồng vào thập niên 30 đầu 40 với em nhí vừa mới dậy thì, là nguồn hứng khởi của rất nhiều tình ca tuyệt tác của nhà nhạc sĩ vĩ đại của xứ Mít…

Điểm Hồi Ký của Phạm Duy: The curious memoirs of the Vietnamese composer Pham Duy (Journal of Southeast Asian Studies February 2012)

Bài điểm tuyệt hay Hồi Ký của Phạm Duy. (THD có phần thiên vị bài này vì là một trong những người được tạp chí JSEAS nhờ làm thẩm định viên và đã nhiệt liệt ủng hộ xuất bản nó!) ◄◄




*

*

Tuyệt cú mèo!

*

“Tuyết dơ”, La neige était sale, GCC đọc hồi mới lớn, thần sầu! Bi giờ đám Ăng Lê mới biết “mùi” tuyết dơ nó ra làm sao!

Bài điểm sách thật ngắn, mà thật thần sầu. Đúng là của những bậc Thầy, suốt đời ăn ngủ với sách. Bạn đọc để ý đến câu này, trong bài điểm: Thằng khốn đối xử với em bướm cực kỳ tàn nhẫn, khiến, so với “Tuyết Dơ”, thì cuốn “Brighton Rock” của Graham Greene biến thành cục đường phèn!
TV sẽ dịch đoạn ngắn trên, và sẽ bù lại, cho “độc giả thân thương”, bằng 1 bài dài, của Coetzee, viết về “Brighton Rock”.
Ui chao, bài này cũng cực tuyệt!
Nhưng để mà thấy nó tuyệt, thì đám vô thần như chúng ta khó cảm hơn, so với những tín hữu Ky Tô:
Nên nhớ Greene, "dù thế nào", thì vẫn là 1 nhà văn tôn giáo. Nhà văn Ky Tô. Xừ luỷ nói, đại khái như GCC còn nhớ được, tôi phải tìm ra cho được 1 thứ tôn giáo, để cho nó [Thượng Đế ở trong đó] đối đầu với con quỉ ở trong tôi!
Hà, hà!


Ghi chú trong ngày

Tin Văn quả đúng là cuốn sách gồm toàn trích dẫn mà Walter Benjamin mơ tưởng, đề tài của nó là Lò Thiêu, là Cái Ác Bắt Kít.
Tất cả những gì của riêng Gấu ở trong đó, thì chỉ giống như 1 bông hồng đen, tô điểm cho nó, làm cho nó đỡ u ám đi một chút.

Hà, hà!

Đúng vào dịp hết năm 2011 thì bất thình lình Gấu ngộ ra điều trên, thế rồi lại được bạn NL đi 1 đường chúc mừng năm mới, mỗi thời có cái mùi của nó, mùi của thời của Mr TV là mùi của Malaparte [chiết tự, đọc ngược, thì ra cái "password" của thời của GCC: la part du Mal, phần của Cái Ác… Bắc Kít!].

Ý bạn NL muốn nhắc tới cái thời Gấu dịch « Thượng Đế Đã Chết Trong Thành Phố », từ « La Peau », bản dịch tiếng Tây của Malaparte, nhà văn Ý.

Ui chao cái thời đó khủng khiếp lắm, với riêng Gấu.
1974, cầy 3 job, Bưu Điện, UPI, dịch sách cho ông Nhàn, nhà xb Vàng Son, vậy mà không đủ sở hụi cung phụng Cô Ba.

Cuốn « La Peau » [Làn Da] cũng thật là ly kỳ. Không phải GCC phát giác ra nó, mà là ông Nhàn, chủ nhà xb Vàng Son. Cái tít tiếng Việt cũng của ông, và làm nhớ tới 1 tác phẩm, như tiên đoán số phận Mít sau 1975: Dieu est né en exile, Thượng đế sinh ra ở chốn lưu vong, nổi tiếng vào cái thời GCC mới lớn. Nhờ Google, vừa mới gõ, GCC mới biết, [hay mới nhớ ra ?] cuốn này đã từng xém đợp Goncourt, may quá, vào giờ chót, thì khám phá ra tác giả gốc phát xít!

Dieu est né en exil sous-titré Journal d'Ovide à Tomes est un roman de Vintila Horia paru le ? 1960 aux éditions Fayard. Ce livre s'est vu attribuer dans un premier temps le Prix Goncourt la même année, mais, suite à la révélation de l'ancien militantisme fasciste de l'auteur par certains journaux français (L'Humanité et Les Lettres françaises), l'Académie Goncourt décida de ne pas le lui décerner1. Ce livre suscita notamment des critiques de la part de Jean-Paul Sartre.

Source

Cái cuốn “Dieu est né… ” GCC cũng có 1 kỷ niệm rất ư là thú vị....

*

Về già, đọc lại, thì ngộ ra là, em bé 11 tuổi, Lolita, nếu như thế, thì chính là một nước Nga đã mất của Nabokov, cũng như BHD và một Miền Bắc đã mất của GCC

*

"Trong một bài viết ở phía sau tác phẩm, Nabokov kể lại, phút hạnh ngộ giữa ông và cô bé kiều diễm, thời gian ông bị những cơn đau đầu thường trực hành hạ."

Không phải bị đau đầu, mà là đau dây thần kinh vùng xương sườn (intercostal neuralgia: liên quan đến một thứ hay được gọi là "ribs" :d), hồi đó là cuối 1939, đầu 1940, khi Nabokov còn ở Paris.

Blog NL
 

GCC tìm đọc lại bản viết sau tác phẩm “A Propos de ‘Lolita’” của Nabokov.
Quả đúng, không phải là những cơn đau đầu, nhưng mà là chứng đau thần kinh sườn, “névralgie intercostale”, hành hạ.
Tuy nhiên, cùng lúc GGC hiểu ra được cái sự lầm lẫn của Gấu, và từ đó, là sự khác biệt giữa BHD và Lolita.
GCC cũng bị chứng đau thần kinh tọa, hông, sườn, như Nabokov, sau này, khi lớn tuổi, mỗi lần nghĩ đến 1 vụ làm thịt hụt 1 em nào đó, khi còn trẻ!
Uổng quá, tiếc hùi hụi và thế là đau đánh nhói 1 cái!
Y chang Nabokov, khi ở Paris, và cái mà ông gọi là “ce frission avant-coureur”!
"Nhói 1 cái", khi nhớ đến kỷ niệm về 1 lần làm thịt hụt, để sổng mất một em, thì đúng là cái xen tiền-Lolita ở bờ biển!

Khi còn trẻ, khi mới lấy nhau, Gấu Cái rất ư là bực, nực, và đau lòng nữa, tất nhiên, về những mối tình thánh nữ của Gấu, nhất là, cung cách mà Gấu đối xử với chính của cô bạn của GC, tức cô phù dâu.
Mi coi đứa nào cũng hơn ta, mi không dám… đụng vô chúng, tại sao vậy?

Chỉ đến khi về già, nhìn lại, thì mới hài lòng, đúng rồi, thằng khốn nó chọn ta, để cùng vui nhục, sướng khổ trong cõi trần tục này, mấy chuyện kia chỉ là đồ dởm. Cái cuốn tiểu thuyết thực sự chưa được viết ra, những thứ ba lăng nhăng kia chỉ là bản nháp!

*

2/2/12

Malaparte, Thượng đế etc.

Đây Malaparte:


Trên là “Thượng đế đã chết trong thành phố”, bản dịch Nguyễn Quốc Trụ, không còn bìa nhưng trông vẫn Vàng Son lắm :p

*

Có vẻ như bạn NL cũng mê mùi Mal… Tặng bạn cái truyện ngắn của Malaparte trên tờ Điểm Sách London.

*

TV sẽ scan và dịch sau.

Tên Phản Bội

Note: Truyện ngắn này, thì vừa bi thương, vừa tiếu lâm.



*

Houellebecq's misogyny is related to the cynical brutality and cheerless lucidity with which he writes about sex. His fiction seems motivated by a need to expose all that is mechanical, alienated, onanistic, and disembodied about male desire.

Trên tờ Người Nữu Ước, Jan 23, 2012, James Wood điểm cuốn mới nhất của Houellebecq, “Bản đồ và Vùng đất” [đã được dịch sang tiếng Việt]. Chê thấu trời. Chẳng có gì ngoài sex, thí dụ:
Tính ghét hôn nhân của H. mắc mớ tới sự tàn bạo đểu giả và sự sáng suốt ủ rũ, qua đó, ông ta viết về sex. Tiểu thuyết của ông như được thúc đẩy bởi sự cần thiết phải phơi bày cái ham muốn nhục dục của giống đực, qua các “trạng thái, đặc tính” của nó, như: máy móc, phóng thể, chỉ khoái may tay không thích may máy, và hồn lìa khỏi xác…
Ông H nổi tiếng về cả hai mặt, tính con heo nọc, (porno fervor: sôi nổi, nhiệt tình heo) của văn xuôi của ông, và cái thú lèm bèm trong những xen sex.
Thành thực mà nói, GCC không làm sao đọc nổi Houellebecq.

Không hiểu tại sao bạn NL lại ưa dịch tay này? (1)
Kundera, Màn, chắc là Le Rideau? Cuốn này, theo GGC cũng… dở.
Oách, là Gặp Gỡ, Encounter. Trên  TV có chôm & dịch vài đoạn.
Đã tính đi trọn cuốn!



Mr Tin Văn: mỗi thời một "mùi" :p Bác từng ngửi ra mùi Malaparte (la part du mal, ngược chiều Bonaparte) thì tôi ngửi ra mùi Houellebecq (le bec du trou :p) cái tôi thấy dở lại là bài "Off the map" của James Wood.
*

Chắc là già rồi, không chịu nổi.
Chúc mừng năm mới
NQT

*

Ngửi ra mùi “la part du Mal”.
Tks.
Many Tks.
NQT

Tết này, đúng Giao Thừa, GCC ngộ ra 1 điều, trang TV chính là hai giấc đại mộng của Walter Benjamin cùng được thực hiện [Viết lịch sử từ đáy, viết 1 đại tác phẩm chỉ gồm toàn trích dẫn].
Bây giờ được bạn NL ban cho câu trên.
“Thế lày” thì đi xa được rồi!
NQT


Ghi chú trong ngày


Đọc toàn bài phỏng vấn nhà thơ Ngu Yên, trên Da Màu, GGC nhận ra, ông rất rành về thơ, nhưng không thể nào làm được thứ thơ, thực, đếch cần hay, chỉ cần đọc 1 cú, là biết ngay thơ của 1 tên Mít lưu vong.

Ý của GCC muốn nói là, trong thơ Mít phải có cái gì đó thật Mít, nhưng cũng thật nhập vô thế giới, cái thời Sau Lò Thiêu, hay Lò Cải Tạo, thí dụ.

Ở đây, câu của Adorno quả là tiên tri ra những nhà thơ như Ngu Yên: Sau 30 Tháng Tư 1975 mà còn làm thơ thì đại dã man, cả ở trong lẫn ngoài nước
Ông không thể làm được hai câu, của Charles Simic, mà GCC thực sự tin là, ông Simic này làm, để tặng… Gấu:

"The Wind":
Touching me, you touch
The country that has exiled you.

Thơ của Mít sau này, là thứ thơ mà nhà báo VC, Nguyễn Việt Chiến phán, về thơ của Bằng Việt, dưới đây:

"Thơ mà anh còn liếm được, nữa là em"
Thơ Mít hải ngoại sạch quá. Thơ quá. Thơm quá.
Có lẽ Mít chúng ta đang cần một thứ "thơ không thơ"?
Chúng ta thiếu hẳn 1 cái ‘vision’ về thơ!
Về thơ Mít.


Nhật Tuấn viết về

NHÀ THƠ BẰNG VIỆT

Tôi không quen ông Bằng Việt, cũng chưa một lần “diện kiến”, bởi lẽ tôi và ông là hai giai tầng khác nhau.
Ông là con gia đình cách mạng, từ Huế sau khi ra Bắc, cụ thân sinh thoát ly lên Việt Bắc tham gia kháng chiến, mẹ tham gia hội phụ nữ, bởi vậy sau ngày Đảng, chính phủ về Hà nội, ông được đi Liên xô học luật. Còn tôi là học sinh “Hà Nội tạm chiếm”, những năm 60 khó vào đại học, phải đi lao động Tây Bắc, phấn đấu thành “thanh niên tích cực lao động XHCN”. Nếu ông là công dân hạng nhất thì tôi hạng ba, bởi vậy khó gặp nhau.
Tuy nhiên cũng có lần tôi vinh dự được ông nói tới. Đó là vào năm 1979, nhà thơ Nông Quốc Chấn về làm GĐ NXB Văn học thay nhà phê bình Như Phong.
Sếp cũ vừa đi, sếp mới chưa về tôi đã “vạ miệng”, làm sếp mới nổi trận lôi đình ký quyết định chuyển tôi lên Cao Bằng công tác. Vì tính chất “trù úm” quá rõ, tôi cương quyết chống lệnh không nhận quyết định.
Lúc đó nhà văn Nguyên Ngọc mới về làm Bí thư Đảng đoàn Hội. Nhà văn lóc cóc đạp xe lên Vụ tổ chức Bộ văn hóa xin chuyển tôi về tổ sáng tác, nhà văn Đào Vũ cũng xin tôi về báo Văn Nghệ… Thật hiếm khi nào Hội nhà văn “bênh vực” hội viên mình tích cực như vậy. Tuy nhiên mọi can thiệp đó chỉ làm sếp mới nổi giận đùng đùng : “Vận động… anh Nhật Tuấn vận động, lôi kéo Hội nhà văn…” và khăng khăng không rút lại quyết định.
 Những ngày đó chuyện này thành cửa miệng tại các cơ quan xuất bản, báo chí. Tại NXB Tác phẩm mới, vào một buổi sáng nhà văn Nguyễn Khải kể chuyện này, nghe xong nhà thơ Bằng Việt buông một câu lạnh tanh:
” Đi Cao Bằng thì có gì phải làm rối chuyện lên thế ?”.
Lập tức Nguyễn Khải trỏ mặt Bằng Việt mắng :
” Vậy mai anh đi nhá ! “
Tất nhiên nhà thơ cười hề hề. 

Nhà thơ Bằng Việt hồi trẻ rất đẹp trai, nho nhã như nhà giáo, nói chuyện nhỏ nhẹ, có duyên làm nhiều cô chết mệt nên “tình sử” cũng phong phú có khi còn hơn Vũ Quần Phương. Tuy nhiên, chuyện đó cứ để trong dân gian, chưa nói tới. Thường thường, bác sĩ bỏ nghề y sang làm thơ thì chỉ được lộc thơ, riêng Bằng Việt bỏ nghề luật vẫn ăn lộc cả “lộc thơ” lẫn “lộc quan” là thứ “nghề luật” góp phần. Ông đã từng giữ chức Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân TP Hà Nội, một chức to ở cái thành phố oai nhất nước. Nghe nói khi hay tin nhà thơ làm Phó Chủ tịch HĐND TP, dân oan kéo đến xin gặp ông nhiều lắm khiến tan sở ông phải “chuồn” cửa sau. Chuyện đó thời nay là chuyện thường ngày ở cửa quan, ngày xưa cha ông nói “quan thấy kiện như kiến thấy mỡ”, chắc nay phải đổi thành “quan thấy …dân kiện như lươn thấy rắn”. Câu này chỉ có nghĩa quan giống như lươn tiết chất nhờn lủi mất mỗi khi gặp dân oan chứ tuyệt nhiên không dám ví dân là…rắn.
Ngoài chức bên chính quyền, nhà thơ Bằng Việt còn làm Chủ tịch Hội đồng thơ Hội nhà văn VN, Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội, Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam.
Cùng với nhà thơ Hữu Thỉnh, ông là một trong hai hạt giống đỏ của Đảng trên mặt trận quản lý và lãnh đạo giới nhà văn, nhà thơ vốn là thành phần phức tạp nhất trong giới trí thức. Chẳng thế mà bất kỳ cuộc hội thảo thơ nào ở xứ ta, hai ông đều tới cầm càng hội nghị.
Mang trọng trách Đảng tin cậy vậy, Bằng Việt phải “mẫu mực” cho giới cầm bút noi theo, nghĩa là suốt từ thủa cho ra lò “Bếp lửa”, ông đã làm không biết bao nhiêu thơ :
Những gương mặt - Những khoảng trời (Some faces and pieces of sky; 1973) - Đất sau mưa (1977)- Khoảng cách giữa lời (1984) - Cát sáng (1985) –Bếp lửa - Khoảng trời (Tập thơ) (1986) - Phía nửa mặt trăng chìm (1995) -Ném câu thơ vào gió (Tập thơ; Flying a verse with the wind; 2001)- Thơ trữ tình (2002) - Thơ Bằng Việt (Tập thơ), (2003)…
Làm nhiều vậy nhưng thơ ông tuyệt nhiên không một chút “tà khí” tức “bàng thống”, “phi chính thống” như nhà văn Huy Phương đã tổng kết : “tuyệt nhiên không nghe một tiếng thở dài”. Ngược lại, đôi khi thơ ông còn quá đà “mácxit hơn cả Đảng”.
 Trong bài thơ “ Rượu của Nguyễn Cao Kỳ “ có một chai rượu ông này gửi tới. Tất cả mọi người đều uống kể cả một ông tướng công an, trừ một anh lính phòng không :
“Đám đông ồn ào của chúng tôi cứ uống
Anh bạn chỉ ngồi im, cũng chẳng nói thêm gì,
Và bữa rượu bỗng dưng thành đắng đót” 

Khơi ra chuyện này, người ta thấy nhà thơ có thông cảm với anh lính “ thù Mỹ ngụy muôn đời muôn kiếp không tan” , cứng ngắc hơn cả chủ trương  hòa hợp dân tộc của Đảng.
Chính vì “phò chính thống” , nhà thơ phải”tỉnh táo” như Y Nguyên phỏng vấn Bằng Việt trên báo Thanh Niên .
“Thường thì người sáng tác ít khi “tỉnh” để có thể phân tích một cách rành rẽ về quá trình sáng tạo của mình, nhưng ông thì ngược lại, tỉnh táo, thận trọng, khôn ngoan...”
Kết luận vậy thì đau cho nhà thơ biết bao. Tuy nhiên chính vậy nên ông nhận được khá nhiều giải thưởng :
“Giải nhất về thơ của Hội Văn học nghệ thuật Hà Nội (1968)
“Giải thưởng dịch thuật văn học quốc tế và giao lưu văn hóa quốc tế do Quỹ Hòa bình Liên Xô trao tặng năm 1982.”
“Giải thưởng Nhà nước về văn học (do Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam trao tặng, 2001)”
“Giải thưởng thơ của Hội nhà văn Việt Nam (2002)
“Giải thưởng văn học ASEAN 2003 cho tập thơ "Ném câu thơ vào gió"
"Giải thành tựu trọn đời" của Hội Nhà văn Hà Nội (2005) cho Thơ trữ tình thế giới thế kỷ XX”
Tuy làm “ thơ cung đình” nhưng không phải Bằng Việt không có thơ hay. Từ “Bếp lửa” còn tỏa nóng đến tận bây giờ tới những bài thơ tình lãng mạn một thời được chép trong sổ tay nhiều cô cậu sinh viên tổng hợp và sư phạm văn, được sử dụng nhuần nhuyễn các kỹ thuật điệp ngữ, ẩn dụ và nhân cách hóa : 

“Sương nơi ấy như triền mây trắng đặc
anh vẫn chờ em trắng một bến sương.
(Nơi Một Thủa Mùa Xuân Còn Ở Ðó)

”Anh vẫn đợi một buổi em về thay áo,
đợi một niềm vui sắc nhọn như mũi kim.”
(Tình Em Ðẹp Mãi Một Bài Thơ)

Nói anh nghe cuộc tình nào đã lỡ
con đường nào nức nở tiếng mưa rơi!
(Nét Buồn Mang Dấu Vết Thời Gian) 

Tuy nhiên tính lãng mạn “kiểu Pautopski”  nhạt dần theo tuổi tác, thơ Bằng Việt ngày càng đậm tính “suy tưởng triết học” , có thể do con người “luật học” trong ông đã lên tiếng.                 

                   “Ngày sống vội, tuần sống vội, năm sống vội
                    Tuổi hoa niên, trung niên, kế tiếp tuổi già
                   Chong chóng quay, rút cuộc được gì?
                     Được chuyển động – làm bù nhìn của gió…”
                                                                     (Nhớ Trịnh)

 Các nhà văn ta,về cuối đời như Nguyễn Khải, Nguyễn Đăng Mạnh…hoặc cuối chức như Nguyễn Khoa Điềm…thường “tái nhận thức” tức “nhận thức lại” để xí xóa đi phần nào “tính Đảng” quá đà trước đây. Trong Hội thảo thơ ở Hải Phòng, Bằng Việt nhắc các nhà thơ không thể thoát ly xã hội :
“ Tôi nghĩ, đã là một thành viên, đồng cam cộng khổ với cộng đồng loài người, thì nhà thơ không thể thoát ra khỏi xã hội, vì vậy, khó có thể tuyệt đối hóa thiên chức của thơ mà chỉ nói đến thiên nhiên thôi sao?”
Tuy nhiên cái yếu tố “xã hội” trong thơ ông không mang những trăn trở, vấn nạn lớn của dân tộc  mà lại  lại giống như Y Nguyên đã phỏng vấn

” Người ta vẫn nghĩ thi sĩ thường lãng đãng, vẩn vơ trên mây trên gió, nhưng ông lại rất cập nhật thời sự. Cập nhật đến độ có thể biến những cái tưởng như không thơ thành thơ, như chuyện ô nhiễm môi trường khu du lịch sinh thái, chuyện xây cầu vượt, chuyện cấm đăng ký xe máy, chuyện làm phim kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long...?”

Mới đây hồi tháng 8- 2011, ông phát biểu trên mạng một câu động trời :
“Nếu không tha bổng cho Cù Huy Hà Vũ thì đấy là một sự ngu xuẩn”

Tất nhiên nếu cán bộ thường nói ở bàn nhậu thì chẳng sao, nhưng đây hẳn một ông “quan văn” cỡ bự. Nghe nói sau đó cán bộ an ninh đã gặp ông. Tất nhiên nhà thơ sẽ giải thích cho nhà an ninh vì sao phát biểu vậy. Chắc đồng chí an ninh đã quán triệt tình thế của nhà thơ đứng giữa Đảng và dân không thể không thông cảm với lời phát biểu của ông Chủ tịch Hội LH VHNT Hà Nội . Có thể thấy Bằng Việt cũng như thơ ông luôn bị kéo co giữa một bên là nàng thơ và một bên là đồng chí chính trị viên.

Trên blog của mình, nhà thơ Thủy Hướng Dương có kể lại cuộc nhậu sau ngày bầu Bằng Việt làm Chủ tịch Hội LHVHNT Hànội, nhà thơ có ứng tác :

“Anh biết anh là người đến muộn
Bia uống vừa xong, bưởi vẫn còn thèm
Em đừng nghĩ là anh thất bại
Bia anh còn liếm được nữa là em!”

Nhà thơ Nguyễn Việt Chiến có mặt lúc đó đề nghị đổi chữ” bia” thành chữ “thơ” : 

“Thơ anh còn liếm được nữa là em…”
Vậy là “thơ anh” quá…sạch…, sạch đến nỗi có thể …liếm được. Tới đây chợt nhớ bài “ Mùa sạch” của thi sĩ Trần Dần :
“Anh vẫn tìm em qua phòng triển lãm sạch
Qua khu sứ quán sạch
Qua sớm mai trường Đảng sạch
Qua Bộ Công nghiệp nặng sạch…” 

Nay thì xin thêm : “thơ sạch”. 

Nhà thơ Xuân Sách đã dựng chân dung Bằng Việt : 

“Nhen lên một bếp lửa
Mong soi gương mặt người
Bỗng cơn giông nổi đến
Mây che một khung trời
Đất sau mưa sụt lở
Mầu mỡ trôi đi đâu
Còn trơ chiếc guốc vàng
Trăng mài mòn canh thâu.” 

16-2-2012 

Note: Bài viết có nhiều lỗi typo. GCC đã sửa 1 số. Đúng ra, không nên có lỗi typo, vì nó cho thấy chính tác giả không tôn trọng bài viết của mình, và tất nhiên, không tôn trọng người đọc.


LTT:
Anh nghĩ sao về thơ thật và thơ giả?

NY:
Thơ là sản phẩm của người. Người giả thơ giả. Người thật thơ thật. Thơ thật chưa hẳn đã hay nhưng thơ giả thì không có giá trị gì. Biết bao những bài thơ, câu thơ vay mượn tình ý đã có trong thư viện tâm tư. Hễ yêu là phải như vầy…..Hễ thất bại là phải như kia….Chữ rầm rộ mà vô ý. Hình tứ vì quen thuộc mà vô tâm. Nhai lại Đường thi. Nhai lại Du thi. Nhai lại Nhật thi. Nhai lại Tây thi. Nhai lại những thơ nổi tiếng. Rồi phun ra chưa kịp nuốt.

Source

Note: Thú thực, GCC đọc bài phỏng vấn không làm sao hiểu nổi, cả câu hỏi, lẫn câu trả lời. Thí dụ, hai câu trên. Bởi vì câu hỏi...  căng quá. Người hỏi không đưa ra 1 thí dụ nào để cho GCC vỡ cái "ngu" ra, câu thơ này là câu thơ giả, câu thơ này là câu thơ thật.

Hỏi "thật" một câu, thơ của ông Ngu Yên là thật hay giả? Ông Ngu Yên là người thật thơ thật, hay người giả thơ giả?

Vừa vừa thôi chứ. Nổ còn hơn cả thằng cha Gấu Cà Chớn.
Diễn tuồng thì cũng khiêm tốn một chút.

Thơ, ngay thứ thật, như "Đười Ươi Chân Kinh" mà còn bị những đấng tăm tiếng trong chốn giang hồ, là Trần Hữu Thục, là Nữ Đại Phê Bình Gia Hải Ngoại, Thụy Khê vứt vô thùng rác.

Không phải cả hai không có lý, vì trong thơ của Bùi Giáng có rất nhiều thơ giả.
Thế mới khó, mới thơ.

Thơ TTT lúc mới xuất hiện, muôn người như một, coi là thơ giả. Trừ 1 người, là…  TTT.
Chỉ mãi sau này, cái lũ muôn người kia mới chịu nổi thơ TTT.

Đâu có dễ.

Thơ thật chưa hẳn đã hay nhưng thơ giả thì không có giá trị gì.
Ngu Yên

Căng thật.
GCC thử đi 1 đường “ứng tác”, “mô phỏng” giả hoá câu phán thực của thi sĩ thực NY:

Thơ thật chưa hẳn đã hay, nhưng thơ giả thì hay thật, nhưng đếch có giá trị gì!

Thơ giả, hay, đếch có giá trị, đúng là thứ thơ Mít hiện thời, theo Gấu.
Thử hỏi, có bài thơ nào như “Vietnam” của Szymborksa, thí dụ?



The poet is a faker

Who's so good at his act
He even fakes the pain
Of pain he feels in fact
And those who read his words 

Will feel in what he wrote
Neither of the pains he has
But just the one they don't

Fernando Pessoa
[From: Autopsychography]

Nhà thơ là một kẻ ngụy tạo

Hành vi tài tình đến nỗi
Ngụy tạo cả cái đau của nỗi đau
Mà nhà thơ thực tình cảm nhận.
Và những ai đọc nhà thơ

Sẽ cảm thấy ở trong những gì mà nhà thơ đã viết
Chẳng phải những nỗi đau mà nhà thơ có
Mà chính là những nỗi đau mà họ không có

Nguyễn Du đâu có làm cái nghề của Cô Kiều
Khi ông ta tả nỗi đau của Kiều ở nhà lầu, là ông ta ngụy tạo.
Người đời đọc ND, nhờ vậy mà được đau nỗi đau của Cô Kiều
Trước đó, họ đâu có, nỗi đau của Cô Kiều.






    bac_ho

Uncle Ho, stand discarded. Ông Hồ...  liệng cống [discarded], thay vì... lộng kiếng!

Ghi chú trong ngày

Sự thật về cái chết của Nhất Linh (Kỳ 1)
NTT

Note: Loạt bài này quá dở, theo GCC. Những nhận xét nhảm nhí, về Nhất Linh, thì để ý làm gì, mà giả như cần phải đá cho chúng 1 cú, vào đít, vào đâu cũng được, thì đi một đường thật ngắn, là dí cái di chúc của NL vào mặt chúng.

Đâu có thể mang những kỷ niệm thân thương của bố mình, còn là nhà văn số 1 của xứ mình, ra, để cạnh những dòng dơ dáy của chúng.
NL mà bịnh tâm thần đến phải tự tử, hay sợ thuộc hạ hỏi tội, phải trốn, bằng cái chết?

Gấu Cái trước đây, đôi khi lèm bèm, mi mà viết về đời của hai đứa chúng ta, và lũ Gấu con, Gấu cháu, thì dư sức “đại tác phẩm”, và Gấu lắc đầu, không đáng, là cũng theo nghĩa này.
Những kỷ niệm đau thương, tủi nhục, hay tận cùng của vui sướng, hân hoan của riêng hai đứa, hai cá nhân đực cái, may mắn được Thượng Đế cho có mặt trên cõi đời này, là "của riêng", nhân loại chưa xứng đáng đọc!

Hà, hà!

Một trong những vị độc giả TV, rất ư là bực vì cái loạt bài Dọn, vì theo vị này, những sự kiện như thế, cứ để tự chúng nói về chúng, và, một khi viết về chúng, 1 cách nào đó, là coi thường độc giả của trang TV.
Lần qua Cali, cũng có 1 đấng bạn đặt vấn đề như thế, tại làm sao mà mất thì giờ với....  Thầy Kuốc?
Ui chao, đừng có trọng Gấu quá đến mức như thế chứ!

Hà, hà!

Của riêng, nhưng lâu lâu có hứng thì cũng xì ra 1 tí, 1 chút, để nhân loại cùng... ngậm ngùi!
Thí dụ, nếu như, với Gấu Cái, cái kỷ niệm nhớ đời, là lần ngồi con thuyền Noé, trong trận Đại Hồng Thủy - trên thuyền có đủ đau thương, không phải cho cả hai, mà cả ba đứa, trong có cô phù dâu, lần lấy chồng, từ giã Hưng Long Mỹ Tho về Sài Gòn - thì với Gấu, là cái lần Gấu Cái xách giỏ đi thăm nuôi ở Trại Tù Đỗ Hòa, Gấu do vượt trại bị tống vô Tổ Trừng Giới, ăn cơm hẩm, nhai thịt cọp [muối trắng] nhiều quá, thành phù thũng: Vừa thoáng thấy Gấu, thấy mập mạp, bả mừng quá, nở nụ cuời, nhưng liền hiểu ra, cái miệng méo hẳn đi, bả bật khóc thật tự nhiên, chẳng thèm để ý đến mấy tên quản giáo….


Robert Conquest định nghĩa: “Chuyên chế là một hệ thống chính trị mà nhà nước khẳng định không giới hạn quyền lực của nó và cố gắng điều chỉnh mọi khía cạnh đời sống công cộng và riêng tư ở những chỗ khả thi”
[ “Totalitarianism (or totalitarian rule) is a political system where the state recognizes no limits to its authority and strives to regulate every aspect of public and private life wherever feasible”.]

Thái Dúi dịch

Tay này dịch không nổi cái từ “wherever” [feasible]

Câu trên đúng ra phải dịch như vầy:

Chủ nghĩa toàn trị là một chế độ chính trị, theo đó chính quyền nhà nước tự ban cho mình một quyền lực vô biên và tìm cách quy định hết thảy sinh hoạt, công cũng như tư, ở bất cứ nơi nào có thể .

Câu của Robert Conquest không khủng bằng câu của Hannah Arendt, dù cũng cùng ý nghĩa:

Để chống lại chủ nghĩa toàn trị, bạn chỉ cần nhớ, có mỗi một điều này: Chủ nghĩa toàn trị nhất quyết không thí cho bạn một tí tự do nào.
Hannah Arendt: Về bản chất của chủ nghĩa toàn trị 

In order to fight totalitarianism, one need understand only one thing: Totalitarianism is the most radical denial of freedom.

*

Theo tôi, tay VC nào làm thầy dùi, đưa ra yêu cầu mấy nước Đông Nam Á xưa kia có trại tị nạn đập bia tưởng niệm thuyền nhân mới đích thị là một tay phản động hạng gộc, theo đúng nghĩa của chữ phản động của "nhà nước ta".
Tay VC này phải được coi là tổ sư của đám "chống Cộng điên cuồng" ở hải ngoại.

Nhưng Hannah Arendt nghĩ khác. Theo bà, một trong những nguyên lý cốt tuỷ của chủ nghĩa toàn trị, là tiêu huỷ hồi nhớ, tẩy sạch dĩ vãng, qua đó nhà nước VC đã áp dụng trong việc đập bia tuởng niệm:
Phải làm sao cho lũ Việt Kiều yêu nước kia chẳng còn nhớ một mảy may những ngày bỏ chạy quê hương, mà chỉ còn nhớ cảnh xênh xang áo gấm về làng.

Chế độ phong kiến rất rành nguyên lý này. Nhà tù ngày xưa được gọi là những nơi chốn của lãng quên. Thân nhân, bà con bị cấm ngặt không được nhắc tới tên kẻ phạm tội. Có khi cả một dòng họ phải bị đổi họ qua họ khác.
Mít, họ Nguyễn nhiều nhất, là do nhiều họ khác chuyển qua.

Source

Bài viết của anh Thái Dúi này, chủ yếu là để nâng bi tay thủ tướng VC & y tá dạo & giao liên… ngày nào.
“Chuyên chính” là 1 từ đẹp đẽ nhằm thay thế cho từ  khốn kiếp “độc tài”, dictature. Chẳng lẽ tên thày dùi Thái Dúi này không biết, nếu vinh danh độc tài, chuyên chính, toàn trị…  thì làm gì có dân chủ, công lý, phản biện, mà đòi hỏi?

Cái họa đất đai cũng là 1 trong những điều mà Liu Xiaobo quan tâm khi viết “Không Kẻ Thù, Không Hận Thù”, với lời giới thiệu của Vaclav Havel, theo như bài viết của Simon Leys về ông, với cái tít ở trang bìa: Câu chuyện bi thảm [The Tragic Story of] Liu Xiaobo.

Một bài viết quan trọng. TV sẽ scan và chuyển ngữ hầu bạn đọc.


"Thày... yếu xìu. Thua cả... thày... tổng giám thị nữa!"

Source

Note: Cái truyện ngắn này, nó còn dơ hơn một câu chuyện tiếu lâm tục tĩu mà chắc cũng nhiều người biết, về một bà chủ đá đít anh tài xế, và anh này, trước khi bỏ đi, đưa ra nhận xét, ngủ với bà còn tệ hơn là ngủ với cô con gái của bà, và chủ hỏi lại, ai nói như vậy, anh ta trả lời, tên bồi; GCC nhớ đại khái...

Ông nhà văn này, cũng dân xứ lạnh, viết cũng nhiều chẳng thua chuyên gia Phén, thú thực, GCC không ngửi được, dù chỉ 1 dòng của anh ta viết ra. Vậy mà cả đám áo thụng vái nhau, hết vái nhau thì vái đến vợ của nhau.
Khủng thật là khủng. NQT




Tin Văn gặp trục trặc mấy ngày qua, không post bài được. Sorry.
10.2.2012
1:10 PM local time
NQT

Mấy ngày qua, TV không đọc được mail, thấy có mail, nhưng không làm sao đọc được, hoặc download được.
Đề nghị mấy bạn gửi lại mail & files [NTMN, NgtaV..]
Tks
NQT



A necessary example of tolerance
Feb 1st 2012, 10:39 by A.L.B. | BUDAPEST

*

THE last time Raoul Wallenberg was seen alive by his friends and colleagues was on January 17th 1945. He left his safe house in Budapest to meet the commanders of the Red Army, which was besieging the city. Wallenberg and his driver, Vilmos Langfelder, were arrested and then they disappeared into the maw of the Gulag.

A Swedish diplomat posted to Budapest, Wallenberg saved tens of thousands of Jews during final months of the second world war. He managed this without weapons but armed with a giant bluff. He extended Swedish protection across dozens of apartment blocks throughout the city and issued so-called "safe passes" to their residents. Carl Lutz, a Swiss diplomat, cooked up the idea, but Wallenberg ran with it. The pieces of paper, with their official-looking stamps, soon meant the difference between life and death.

According to legend, when Rodion Malinovsky finally liberated Budapest from the Nazis in February 1945 there were so many Swiss and Swedish flags flying that he had to ask someone if he was really in Hungary.


Ghi chú trong ngày

2/4/12

nghịch dại

Đọc bài viết của NL, thì GCC lại nghĩ đến 1 trong những ẩn dụ, ở đầu cuốn dạy tiếng Anh, mà cái tít của nó, là từ bài thơ của Frost, "Dừng ngựa bên rừng chiều tuyết phủ", trong có câu, tôi còn những lời hứa, trước khi lăn ra ngủ, Promises To Keep.

Một trong những lời hứa phải giữ, là 1 ẩn dụ, mà GCC tóm tắt sau đây.
Ẩn dụ này khiến GCC tự hỏi, nếu Cái Ác Bắc Kít gây họa, thì liệu, Cái Đói Bắc Kít, thay vì Cái Đẹp của Dos, sẽ cứu chuộc… thế giới?

Có 1 anh chàng khi còn nghèo khổ, được ăn 1 trái chuối, nhớ hoài, đến khi giầu có, tha hồ ăn chuối, thì không làm sao thấy ngon như lần đầu.

Cái trái chuối đó, với GCC là con ốc nhồi, vớt được ở cái ao, ở bên ngoài cổng nhà cô Hồng Con, cô con gái địa chủ, sau này bị cả làng của GCC bỏ cho chết đói, và trong đêm, đói, bịnh, khát nước [do sốt thương hàn], bò ra khỏi nhà, tới ao, bò lết xuống, chết ngay ở bờ ao.

GGC nhớ hoài, con ốc nhồi nằm dưới 1 đám bèo. Gấu gạt đám bèo, con ốc lộ ra, chưa kịp lặn, là thằng cu Gấu hớt  liền. Bèn nổi lửa ngay bên bờ ao, chơi liền.

Sau này, vào Nam, Gấu quá mê món bún ốc, nhất là của cái bà có cái sạp ở Passage Eden, 1 phần là vậy.
Cũng là cái trái chuối trong ẩn dụ kể trên. Và từ đó, là vấn nạn, cái đói BK cứu chuộc thế giới.
Còn 1 quán bún ốc, ở trong 1 cái hẻm, kế bên rạp chiếu bóng ngay đường Lê Lợi, quán Ba Ba Bủng, hình như vậy, cũng ngon, nhưng không bằng.


Letter from China
Working Titles
What do the most industrious people on earth read for fun?


Note: Bài viết này thật tuyệt. Người Tầu đọc cái gì, chỉ để vui chơi cuộc đời.

In a nation that so worships material success, even the heretics are high achievers. Zhao Xing is a twenty-six-year-old executive at an American public-relations firm in Beijing who also writes a blog aimed at office workers in their twenties. But Zhao Xing does not offer tips on becoming a manager or a millionaire. Instead, she advises readers on how to fulfill their dreams while surviving the workplace-an explicit rejection of the work-obsessed society she lives in. 'We disagree with Du Lala," she told me. "All she does is fight. It is very tiring. I keep telling my readers that we don't have to be like that. If we're just like our elders, society will never develop."
Zhao Xing's first book, which comes out in China this spring, is not about work. It's about an eleven-day trip that she made to Taiwan in 2010, sleeping on the couches of families she met online. Chinese tourists are not allowed to travel to Taiwan except in organized groups, so the book, which sold well in Taiwan, is getting a lot of attention. '1t's been my dream to visit Taiwan since I was seventeen," she told me. A second book, combining essays and fiction about the workplace, is due out later this year.
Zhao Xing is part of what the Chinese call bawuhou, the post-1985 generation. Accustomed to a life of material comfort and choice, they don't define success in the standard ways. 'We grew up along with China's reforms," she said. ''You can't motivate us with money-you have to appeal to our dreams. For example, a post-'85 may quit a job so he can take a trip. This is unimaginable to the older generation." Readers often write her about their aspirations: to be a good teacher, to buy Louis Vuitton, to direct films, to take their parents on a plane trip for the first time.
Zhao Xing would like to visit "the places other people cannot go, like Iceland, Fiji, and the Vatican." She wants to improve her piano-playing. She was the only workplace writer I met who offered her own definition of success. "Success means that you can live the way you want, that you can be yourself and not the person others want you to be," she told me. 'I can't say I've achieved this, but I'm pursuing it."
"Don't get wrapped up in your title and the words on your business card," she tells readers in one blog post. "Life is not lived for the sake of those few words .... You can change the company, you can change the profession, but your own youth comes only once, and of your own inner being you have only one. Don't sacrifice your soul and your ideas for anything. You must have diligent behavior and a brave heart."
Though Zhao Xing represents something new in contemporary fiction, she is also a throwback to an earlier generation of Chinese writers: those who were concerned not with how to work but with how to live .+

Thành công có nghĩa là bạn có thể sống đời bạn muốn sống, bạn là chính bạn, chứ không phải người mà những người khác muốn bạn phải như thế… Tôi không thể nói tôi có cái đời đó, nhưng tôi đang theo đuổi.


The curious memoirs of the Vietnamese composer
Phạm Duy

John C. Schafer
Hồi ký kỳ kỳ của PD

Phạm Duy, a noted Vietnamese composer, has published his memoirs in four volumes.1 These memoirs have not, to my knowledge, received much attention, which is surprising because he is one of Vietnams most famous song composers and has led a colorful life, marked by some remarkable transformations. In the late 1940s, for example, he was composing songs for the anti-French, communist-led Resistance; in the 1960s he was attending hootenannies with the legendary American CIA agent Edward Lansdale and writing songs for the anticommunist Rural Reconstruction Program.

Người đã từng làm nhạc chống Tây xâm lược nước Mít với những bài ca như bà Mẹ Gio Linh, ca ngợi mấy bà mẹ Mít đẻ đứa con nào ra là biếu VC đứa đó… và cũng đã từng làm bạn với Trùm Xịa, Edward Lansdale, và sáng tác nhạc chống VC.

The lack of critical attention to Phạm Duy’s memoirs is not, however, the only thing that is curious about them. I will consider other curious aspects, including: Phạm Duy’s insistence that he had to have lovers to create, which becomes his justification for committing adultery; his love affair, while he was married and in his late 30s and early 40s, with a young woman just entering puberty — a relationship which inspired his most famous love songs; his failure to reveal any awareness that his glorification of Vietnamese womanhood could be seen as self-serving; and his remarkable outspokenness about his love affairs and other matters.

Cái sự lơ là, đếch ai thèm đọc hồi ký PD có thể là do quá tởm ông, do những khía cạnh kỳ kỳ, thí dụ:
PD lèm bèm hoài, rằng thì là ông phải ngoại tình thì mới có hứng sáng tác. Cuộc tình ngoài luồng vào thập niên 30 đầu 40 với em nhí vừa mới dậy thì, là nguồn hứng khởi của rất nhiều tình ca tuyệt tác của nhà nhạc sĩ vĩ đại của xứ Mít…

Điểm Hồi Ký của Phạm Duy: The curious memoirs of the Vietnamese composer Pham Duy (Journal of Southeast Asian Studies February 2012)

Bài điểm tuyệt hay Hồi Ký của Phạm Duy. (THD có phần thiên vị bài này vì là một trong những người được tạp chí JSEAS nhờ làm thẩm định viên và đã nhiệt liệt ủng hộ xuất bản nó!) ◄◄





*

Mới tậu, sách cũ. Bài Intro cho thấy bằng cách nào Bolano khai tử cả 1 thế hệ văn chương Boom, của những đấng như Garcia Marquez, Vargas Llosa...

Góp một cái bìa

(Ủng hộ hai bác TV và NL:)


Tks Both [Hai Bac] of U. NQT


The curious memoirs of the Vietnamese composer
Phạm Duy

John C. Schafer
Hồi ký kỳ kỳ của PD

Phạm Duy, a noted Vietnamese composer, has published his memoirs in four volumes.1 These memoirs have not, to my knowledge, received much attention, which is surprising because he is one of Vietnams most famous song composers and has led a colorful life, marked by some remarkable transformations. In the late 1940s, for example, he was composing songs for the anti-French, communist-led Resistance; in the 1960s he was attending hootenannies with the legendary American CIA agent Edward Lansdale and writing songs for the anticommunist Rural Reconstruction Program.

Người đã từng làm nhạc chống Tây xâm lược nước Mít với những bài ca như bà Mẹ Gio Linh, ca ngợi mấy bà mẹ Mít đẻ đứa con nào ra là biếu VC đứa đó… và cũng đã từng làm bạn với Trùm Xịa, Edward Lansdale, và sáng tác nhạc chống VC.

The lack of critical attention to Phạm Duy’s memoirs is not, however, the only thing that is curious about them. I will consider other curious aspects, including: Phạm Duy’s insistence that he had to have lovers to create, which becomes his justification for committing adultery; his love affair, while he was married and in his late 30s and early 40s, with a young woman just entering puberty — a relationship which inspired his most famous love songs; his failure to reveal any awareness that his glorification of Vietnamese womanhood could be seen as self-serving; and his remarkable outspokenness about his love affairs and other matters.

Cái sự lơ là, đếch ai thèm đọc hồi ký PD có thể là do quá tởm ông, do những khía cạnh kỳ kỳ, thí dụ:
PD lèm bèm hoài, rằng thì là ông phải ngoại tình thì mới có hứng sáng tác. Cuộc tình ngoài luồng vào thập niên 30 đầu 40 với em nhí vừa mới dậy thì, là nguồn hứng khởi của rất nhiều tình ca tuyệt tác của nhà nhạc sĩ vĩ đại của xứ Mít…

Điểm Hồi Ký của Phạm Duy: The curious memoirs of the Vietnamese composer Pham Duy (Journal of Southeast Asian Studies February 2012)

Bài điểm tuyệt hay Hồi Ký của Phạm Duy. (THD có phần thiên vị bài này vì là một trong những người được tạp chí JSEAS nhờ làm thẩm định viên và đã nhiệt liệt ủng hộ xuất bản nó!) ◄◄




*

*

Tuyệt cú mèo!

*

“Tuyết dơ”, La neige était sale, GCC đọc hồi mới lớn, thần sầu! Bi giờ đám Ăng Lê mới biết “mùi” tuyết dơ nó ra làm sao!

Bài điểm sách thật ngắn, mà thật thần sầu. Đúng là của những bậc Thầy, suốt đời ăn ngủ với sách. Bạn đọc để ý đến câu này, trong bài điểm: Thằng khốn đối xử với em bướm cực kỳ tàn nhẫn, khiến, so với “Tuyết Dơ”, thì cuốn “Brighton Rock” của Graham Greene biến thành cục đường phèn!
TV sẽ dịch đoạn ngắn trên, và sẽ bù lại, cho “độc giả thân thương”, bằng 1 bài dài, của Coetzee, viết về “Brighton Rock”.
Ui chao, bài này cũng cực tuyệt!
Nhưng để mà thấy nó tuyệt, thì đám vô thần như chúng ta khó cảm hơn, so với những tín hữu Ky Tô:
Nên nhớ Greene, "dù thế nào", thì vẫn là 1 nhà văn tôn giáo. Nhà văn Ky Tô. Xừ luỷ nói, đại khái như GCC còn nhớ được, tôi phải tìm ra cho được 1 thứ tôn giáo, để cho nó [Thượng Đế ở trong đó] đối đầu với con quỉ ở trong tôi!
Hà, hà!


Ghi chú trong ngày

Tin Văn quả đúng là cuốn sách gồm toàn trích dẫn mà Walter Benjamin mơ tưởng, đề tài của nó là Lò Thiêu, là Cái Ác Bắt Kít.
Tất cả những gì của riêng Gấu ở trong đó, thì chỉ giống như 1 bông hồng đen, tô điểm cho nó, làm cho nó đỡ u ám đi một chút.

Hà, hà!

Đúng vào dịp hết năm 2011 thì bất thình lình Gấu ngộ ra điều trên, thế rồi lại được bạn NL đi 1 đường chúc mừng năm mới, mỗi thời có cái mùi của nó, mùi của thời của Mr TV là mùi của Malaparte [chiết tự, đọc ngược, thì ra cái "password" của thời của GCC: la part du Mal, phần của Cái Ác… Bắc Kít!].

Ý bạn NL muốn nhắc tới cái thời Gấu dịch « Thượng Đế Đã Chết Trong Thành Phố », từ « La Peau », bản dịch tiếng Tây của Malaparte, nhà văn Ý.

Ui chao cái thời đó khủng khiếp lắm, với riêng Gấu.
1974, cầy 3 job, Bưu Điện, UPI, dịch sách cho ông Nhàn, nhà xb Vàng Son, vậy mà không đủ sở hụi cung phụng Cô Ba.

Cuốn « La Peau » [Làn Da] cũng thật là ly kỳ. Không phải GCC phát giác ra nó, mà là ông Nhàn, chủ nhà xb Vàng Son. Cái tít tiếng Việt cũng của ông, và làm nhớ tới 1 tác phẩm, như tiên đoán số phận Mít sau 1975: Dieu est né en exile, Thượng đế sinh ra ở chốn lưu vong, nổi tiếng vào cái thời GCC mới lớn. Nhờ Google, vừa mới gõ, GCC mới biết, [hay mới nhớ ra ?] cuốn này đã từng xém đợp Goncourt, may quá, vào giờ chót, thì khám phá ra tác giả gốc phát xít!

Dieu est né en exil sous-titré Journal d'Ovide à Tomes est un roman de Vintila Horia paru le ? 1960 aux éditions Fayard. Ce livre s'est vu attribuer dans un premier temps le Prix Goncourt la même année, mais, suite à la révélation de l'ancien militantisme fasciste de l'auteur par certains journaux français (L'Humanité et Les Lettres françaises), l'Académie Goncourt décida de ne pas le lui décerner1. Ce livre suscita notamment des critiques de la part de Jean-Paul Sartre.

Source

Cái cuốn “Dieu est né… ” GCC cũng có 1 kỷ niệm rất ư là thú vị....

*

Về già, đọc lại, thì ngộ ra là, em bé 11 tuổi, Lolita, nếu như thế, thì chính là một nước Nga đã mất của Nabokov, cũng như BHD và một Miền Bắc đã mất của GCC

*

"Trong một bài viết ở phía sau tác phẩm, Nabokov kể lại, phút hạnh ngộ giữa ông và cô bé kiều diễm, thời gian ông bị những cơn đau đầu thường trực hành hạ."

Không phải bị đau đầu, mà là đau dây thần kinh vùng xương sườn (intercostal neuralgia: liên quan đến một thứ hay được gọi là "ribs" :d), hồi đó là cuối 1939, đầu 1940, khi Nabokov còn ở Paris.

Blog NL
 

GCC tìm đọc lại bản viết sau tác phẩm “A Propos de ‘Lolita’” của Nabokov.
Quả đúng, không phải là những cơn đau đầu, nhưng mà là chứng đau thần kinh sườn, “névralgie intercostale”, hành hạ.
Tuy nhiên, cùng lúc GGC hiểu ra được cái sự lầm lẫn của Gấu, và từ đó, là sự khác biệt giữa BHD và Lolita.
GCC cũng bị chứng đau thần kinh tọa, hông, sườn, như Nabokov, sau này, khi lớn tuổi, mỗi lần nghĩ đến 1 vụ làm thịt hụt 1 em nào đó, khi còn trẻ!
Uổng quá, tiếc hùi hụi và thế là đau đánh nhói 1 cái!
Y chang Nabokov, khi ở Paris, và cái mà ông gọi là “ce frission avant-coureur”!
"Nhói 1 cái", khi nhớ đến kỷ niệm về 1 lần làm thịt hụt, để sổng mất một em, thì đúng là cái xen tiền-Lolita ở bờ biển!

Khi còn trẻ, khi mới lấy nhau, Gấu Cái rất ư là bực, nực, và đau lòng nữa, tất nhiên, về những mối tình thánh nữ của Gấu, nhất là, cung cách mà Gấu đối xử với chính của cô bạn của GC, tức cô phù dâu.
Mi coi đứa nào cũng hơn ta, mi không dám… đụng vô chúng, tại sao vậy?

Chỉ đến khi về già, nhìn lại, thì mới hài lòng, đúng rồi, thằng khốn nó chọn ta, để cùng vui nhục, sướng khổ trong cõi trần tục này, mấy chuyện kia chỉ là đồ dởm. Cái cuốn tiểu thuyết thực sự chưa được viết ra, những thứ ba lăng nhăng kia chỉ là bản nháp!

*

2/2/12

Malaparte, Thượng đế etc.

Đây Malaparte:


Trên là “Thượng đế đã chết trong thành phố”, bản dịch Nguyễn Quốc Trụ, không còn bìa nhưng trông vẫn Vàng Son lắm :p

*

Có vẻ như bạn NL cũng mê mùi Mal… Tặng bạn cái truyện ngắn của Malaparte trên tờ Điểm Sách London.

*

TV sẽ scan và dịch sau.

Tên Phản Bội

Note: Truyện ngắn này, thì vừa bi thương, vừa tiếu lâm.



*

Houellebecq's misogyny is related to the cynical brutality and cheerless lucidity with which he writes about sex. His fiction seems motivated by a need to expose all that is mechanical, alienated, onanistic, and disembodied about male desire.

Trên tờ Người Nữu Ước, Jan 23, 2012, James Wood điểm cuốn mới nhất của Houellebecq, “Bản đồ và Vùng đất” [đã được dịch sang tiếng Việt]. Chê thấu trời. Chẳng có gì ngoài sex, thí dụ:
Tính ghét hôn nhân của H. mắc mớ tới sự tàn bạo đểu giả và sự sáng suốt ủ rũ, qua đó, ông ta viết về sex. Tiểu thuyết của ông như được thúc đẩy bởi sự cần thiết phải phơi bày cái ham muốn nhục dục của giống đực, qua các “trạng thái, đặc tính” của nó, như: máy móc, phóng thể, chỉ khoái may tay không thích may máy, và hồn lìa khỏi xác…
Ông H nổi tiếng về cả hai mặt, tính con heo nọc, (porno fervor: sôi nổi, nhiệt tình heo) của văn xuôi của ông, và cái thú lèm bèm trong những xen sex.
Thành thực mà nói, GCC không làm sao đọc nổi Houellebecq.

Không hiểu tại sao bạn NL lại ưa dịch tay này? (1)
Kundera, Màn, chắc là Le Rideau? Cuốn này, theo GGC cũng… dở.
Oách, là Gặp Gỡ, Encounter. Trên  TV có chôm & dịch vài đoạn.
Đã tính đi trọn cuốn!



Mr Tin Văn: mỗi thời một "mùi" :p Bác từng ngửi ra mùi Malaparte (la part du mal, ngược chiều Bonaparte) thì tôi ngửi ra mùi Houellebecq (le bec du trou :p) cái tôi thấy dở lại là bài "Off the map" của James Wood.
*

Chắc là già rồi, không chịu nổi.
Chúc mừng năm mới
NQT

*

Ngửi ra mùi “la part du Mal”.
Tks.
Many Tks.
NQT

Tết này, đúng Giao Thừa, GCC ngộ ra 1 điều, trang TV chính là hai giấc đại mộng của Walter Benjamin cùng được thực hiện [Viết lịch sử từ đáy, viết 1 đại tác phẩm chỉ gồm toàn trích dẫn].
Bây giờ được bạn NL ban cho câu trên.
“Thế lày” thì đi xa được rồi!
NQT

 






Gấu luận về GS Châu

Gấu này không phải GNV, GCC, Gấu Tin Văn.

Gọi mình là Gấu, Gấu Chó, vậy mà cũng còn có ông BK giành.
Ăn cướp cả Miền Nam mà cũng không thỏa lòng tham.

Gấu đã từng viết về ông Nobel rồi. Ông được Nobel Toán, để đứng ở giữa Ba Đình, cầm bửu bối của lũ mũi lõ đó, chỉ vào lăng Bác, và hô: Biến!

Dư luận đang dấy lên, nhân câu phán của ông, trí thức thì chỉ nên lo việc của trí thức, tức là ngành nghề riêng của mình, đừng có nghĩ, cứ lèm bèm nhiều là người đời coi mình là [hàm] trí thức.

Mi đã có Nobel chưa mà cũng đòi làm trí thức?
Y chang giáo sư triết gia Mít, DTD, mi có bằng cử nhân triết chưa mà dám viết, bàn loạn cào cào về triết, mi đâu phải dân khoa bảng?

Tuy nhiên, để tránh làm vị độc giả thân của TV bực mình, mi mới hứa xong đã vội quên ư, Gấu sẽ bàn về thế nào là trí thức, khác hẳn mọi người bàn, khởi từ câu của Cao Bá Quát, trời sinh ra ta đâu phải để cho hư đi, [cái gì gì, thiên sinh hào kiệt bất ưng hư], nhưng đẩy câu đó "lệch pha", thành: Trí thức hay không trí thức, con người, bất cứ ai, được ông trời cho sinh ra, là để làm 1 cái việc gì đó.

Việc của Thầy Nobel Toán theo Gấu là cái việc cầm bửu bối, giống như 1 anh cu Tí, phóng thẳng về phía Lăng, và “phán” 1 phát.
Cái Nobel chỉ là phương tiện, không phải cứu cánh.

Brodsky khi bị lịch sử lọc ra, bèn rút súng, như 1 anh cu Tí, phán 1 phát: Trời sinh ra ta để làm thi sĩ, và, và nhờ thế, có cơ hội đứng ở đây, trước toà án của VC Nga, và phán, dẹp!

Cái việc mà "lịch sử" gọi đến Gấu, vì là 1 cá nhân tẹp nhẹp, nên chỉ liên quan tới có mỗi Gấu và Gấu Cái thôi.
Nhờ Gấu làm được việc đó, mà Gấu Cái OK, nói, mi xứng đáng là Gấu của ta.

Hà, hà!

Brodsky thì cũng đã từng nói, mi là trí thức, một khi mi cảm thấy, phải làm như thế. Nếu mi, vì 1 lý do nào đó, không làm như thế, thì đếch phải là trí thức.

[Câu của B: Khi bạn bắt đầu biên tập đạo hạnh của bạn, đạo đức của bạn – theo cái kiểu cái này nên, cái này không nên, như bây giờ - thì là bạn đang đùa với thảm họa. When you start editing your ethics, your morality – according to what is or isn’t allowed today – there you’re already courting disaster. “Chuyện trò với Joseph Brodsky”. Volkov]

Nói ra thì xấu hổ, nhưng có thể, do GCC phạng ông Nobel nặng quá, nên ông mới có thái độ như hiện nay:
Mi là thằng thợ máy Bưu Điện, biết cái gì mà dám chê ta?

Hà hà.

Ui chao, lại nhớ đến vị độc giả của Blog NL: Thằng cha Gấu mát nặng rồi. Cái gì cĩng tưởng là người ta chôm của TV! Vô duyên lạ!

Brodsky rất ghét phải đóng vai trí thức. Nhưng khi bị lịch sử lọc ra, thì đành tiến lên, ở tòa án, ở nơi lưu vong xứ người. Ông anh nhà thơ của Gấu, chắc cũng thế, chẳng hề muốn đóng vai nhà văn, nhà trí thức, nhưng bị lịch sử lọc ra, làm "kẻ còn lại cuối cùng của bộ lạc Ngụy", thế là “cũng đành".

Nhưng, để trả thù, ông nhập vào nhân vật của mình, trung uý VNCH, trung uý Kiệt, khi được em Oanh nhỏ nhẻ, anh coi thường em quá, bèn xửng cồ lên, vặc um lên, phán tới:
Đôi khi phải coi thường mình, thì mới sống được.
Ngoài đời, ông không làm được cái việc Gấu làm cả đời, là, coi thường mình.
Mình là cái đếch gì?

Theo Gấu nghĩ, đám trí thức VC, Miền Bắc, tất cả đều kẹt ở 1 điều, ai cũng đã có 1 lần gặp được cái may như NBC, nghĩa là đều có dịp để ‘phản biện’, nhưng đều bỏ qua, và hậu quả của nó là ngày 30 Tháng Tư, 1975.
[Xin ai đó, nếu nói đó là ngày vinh quang của dân tộc Mít, thì đừng đọc tiếp]

Sở dĩ cả Miền Bắc chịu nhục, chịu hèn, là để có ngày 30 Tháng Tư, 1975, theo cái nghĩa đẹp nhất của nó.
Sau ngày 30 Tháng Tư, họ chịu nhục, chịu hèn, theo cái nghĩa xấu nhất của ngày 30 Tháng Tư, 1975.

Đố bạn hiểu được cái "ẩn dụ" của nó!
Hà, hà!

*

11. GS [NBC] ghét nhất điều gì?
Sự hèn nhát.

16. Cuốn sách mà GS đang đọc là…?
"Sauf-conduit" của Pasternak.

Source

Note: Theo GCC, hai câu trả lời trên chửi bố lẫn nhau.
Vẫn theo GCC, sở dĩ NBC đọc Pasternak, là vì có cái gì lấn cấn, như… P.
Và nó liên quan đến sự hèn nhát. (1)

(1)

Y chang HC. Khi bị "lọc ra" bèn viết Tự Kiểm, để "cứu" thơ, và cùng với thơ, là "lá diêu bông" [thực sự cứu… mình, kẻ làm ra thơ! Nói theo BK, người còn thì của vẫn còn!]
Chứng cớ:

*

*

Hélène Henry: “Pasternak toàn tập” [tủ sách Quarto, nhà xb Gallimard]

Tin Văn quả đúng là cuốn sách gồm toàn trích dẫn mà Walter Benjamin mơ tưởng, đề tài của nó là Lò Thiêu, là Cái Ác Bắt Kít.
Tất cả những gì của riêng Gấu ở trong đó, thì chỉ giống như 1 bông hồng đen, tô điểm cho nó, làm cho nó đỡ u ám đi một chút.
Hà, hà!
*

"Writing is the most difficult thing in the world and takes great courage."
Viết là điều cực khó trên đời và đòi can đảm lớn

John Fowles

1926-2005

Đúng như thế. Nhưng một khi mà bạn ị ra được rồi, thì mới cực suớng, tuyệt sướng. Gấu nhớ hồi còn trẻ, những lần viết xong 1 câu văn cực sướng, thường là quăng bút, bỏ đi ngay lên xóm, tự thưởng cho mình 1 cú.

Cái lần viết câu dưới đây, đúng là vào những ngày lạnh, vừa nhớ Hà Nội vừa nhớ BHD:

Niên học cuối của Lan Hương ở bậc trung học bắt đầu bằng những buổi sáng sớm giá lạnh xô đẩy trí nhớ tôi tìm lại Hà Nội, tôi thức giấc sớm, thân thể rét run, bàng hoàng tưởng như đang run rẩy trong một buổi sáng nào đó trong Hà Nội, tưởng như chiến tranh đã hết.

Cái phần đóng góp của GNV cho TV, tuy ít ỏi, nhưng cũng thật là tuyệt vời.

Nhỉ?

Viết, nếu bạn phải, bởi vì bạn cảm thấy thích viết; chớ khi nào, bởi vì bạn cảm thấy phải viết [never because you feel you ought to write].
Đừng bao giờ viết vì bị bản năng nóng, hot instinct, cắn vào đít, vào tay, vào chỗ ấy..., gây ngứa, bắt phải viết. Bạn chỉ có thể viết do kinh nghiệm lạnh, by cold experience. Đó là lý do nhiều tiểu thuyết gia phải đợi qua bốn bó, [after the age of forty], mới gãi bật ra được tất cả những tác phẩm bảnh của họ [do all their best work].
John Fowles:
Ghi chú về một cuốn tiểu thuyết dở dang.

Portrait of an artist

John Fowles, who died this week, was one of Britain's most successful novelists. But he found his success repellent, loathed many of his fellow writers and sought refuge from 'litbiz' in the countryside, putting a strain on his marriage. Our exclusive extracts from the final volume of his diaries, to be published in January, reveal the brutal candour and extraordinary lyricism of a man at war with himself and the world
Saturday November 12, 2005
The Guardian

Chân dung một nghệ sĩ

John Fowles, vừa mất tuần này, là nhà văn thành công nhất của Anh, nhưng ông thấy thành công làm phiền ông, làm ông tởm bạn văn, bèn chuồn về nhà quê, và như thế, đến lượt bà vợ phiền. Tờ Guardian online mới xì mấy đoạn trong nhật ký của ông, Phần Hai, sẽ phát hành vào Tháng Giêng năm 2006.

Fowles on Rushdie
February 14 1989
Rushdie fuss. Eliz in a paranoiac state, that I might support him. This is a clear moral choice.
Thằng chả Rushdie làm ồn quá. Eliz gần như phát khùng, về chuyện thằng chồng mình bênh ông ta. Nhưng đây là một chọn lựa đạo đức, hiển nhiên phải như vậy.
 
Why have I not turned to poetry? What keeps me in exile?
Tại sao mình không quay qua làm thơ, nhỉ? Cái gì khiến mình lưu vong?

Tôi ớn nhất cái ngày gửi bản thảo cho nhà xuất bản, bởi vì đó là ngày mà những con người mà tôi yêu thương, chết; họ biến thành, thảm thương thay, những bộ phận, những xương cốt cho loài người nghiên cứu, tìm tòi, nhặt nhạnh. Nhân loại còn làm phiền tới mức tra hỏi tôi, khúc xương này nghĩa là gì, cái sọ kia của ai. Nhưng cái gì mà tôi viết ra, nó là thế nào thì nó là thế ấy. Nếu nó không rõ ràng ở trong sách, nếu như thế, nó cũng chẳng nên rõ ràng, vào lúc này.
John Fowles: Ghi chú về một cuốn tiểu thuyết dở dang.

Pasternak đã từng gọi điện thoại cho bồ, khóc nức nở.
- Chuyện gì vậy, cưng?
- Ông ta chết rồi, chết rồi!
- Ai chết?
- Zhivago!
*
Nhóm Tiểu Thuyết Mới làm tôi xẩu hổ, vì cũng bầy đặt ti toe tí tiếng Tây. Cả đám không làm được điều mà Sartre đã làm, qua vài đoạn trong Buồn Nôn. Theo tôi, sau-1918, có bốn cuốn tiểu thuyết Tây nổi cộm, đó là Đi Tận Đêm Đen, Voyage au bout de la nuit, của Céline, Phận Người của Malraux, Buồn Nôn, của Sartre, và Dịch Hạch của Camus. Chúng đều là những cuốn tiểu thuyết trực diện với cuộc đời, mỗi cuốn theo một cách nào đó, cho dù theo kiểu của Voyage: Tẩn cho cuộc đời một trận!
Fowles

Nhật Ký Tin Văn

Nhận xét của Fowles về La Nausée quá tuyệt. Từ trước tới giờ Gấu cứ nghĩ, chỉ có mình Gấu nhận ra, đây là tác phẩm hách nhất của Sartre. Phải đến cuối đời, Sartre, chính ông ta, mới nhận ra điều này, tếu thế.




*

Chiến Thuật Tầu Suốt!

Đúng mùng 1 Tết xuất hành, vớ được số báo trên!

Đã tính không mua, nhưng đọc sơ, thì lại thấy được quá.
Thôi kệ nó. Số thì làm sao tránh. Tầu suốt thì cũng đáng đời lắm rồi.
Đầu năm chúc Tết TV, 1 vị độc giả thân cấm không được bới rác nữa.
OK. Tks
Chúc Tết tất cả độc giả TV.

Gấu viết được 1 đoạn tuyệt cú mèo về Gấu Cái, nhưng lại sợ bị chửi, thành ra chưa dám trình làng!

Note: Trên Blog NT có 1 đoạn viết về HNNT được lắm.
Có 1 câu đau lắm, nhưng không phải về HPNT, mà là về 1 bà vợ sĩ quan, phải nhờ cậy 1 anh VC để đi thăm chồng cải tạo.

 NHÀ VĂN HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG

Hồi năm 1978, ông bạn họa sĩ Trịnh Tú, lúc đó là thư ký bác sĩ Tôn Thất Tùng, GĐ bệnh viện Phủ Doãn một hôm rủ tôi :
“ Tới thăm vợ chồng Hoàng Phủ Ngọc Tường đi !”
Tôi ngần ngại :
“ Có việc gì cần không ? Nếu không thì ngồi quán bà Dậu làm chén rượu chẳng hơn à ?’
Hồi đó tôi ở phố Ấu Triệu sát ngay bệnh viện Phủ Doãn nên Trịnh Tú thưởng lẻn sang rủ tôi uống rượu ở quán bà Dậu ngay đầu phố tôi. Nguyên là ông bạn vàng này mới nhờ tôi đưa bồ hắn từ Sàigòn ra đi thăm nuôi chồng vốn là sĩ quan quân đội cộng hòa đang cải tạo mãi tại vùng rừng núi heo hút Thanh Hóa. Vì không phải thân nhân nên tôi không được vào trại, phải ngủ rừng một đêm muỗi cắn gần chết. Sợ ông bạn lại “sai” việc nữa, tôi giao hẹn trước :
“ Tới chơi thôi, còn có việc thì thôi nhé !”
Trịnh Tú cười cười :
“ Tới giúp bà Mỹ Dạ, vợ ông Tường đi khám bệnh…”
Tôi gật gật:
“ Vậy thì được…”
Tôi tưởng vợ chồng nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường phải ở một căn hộ nào đó ở khu hồ Tây hoặc khu nghỉ dưỡng Quảng Bá, không ngờ Trịnh Tú đưa tôi lên đường đê La Thành vào trường viết văn Nguyễn Du tới một căn buồng mái tranh, vách đất, trống huếch trống hoác, giữa nhà trải chiếc chiếu, một người đàn ông gày guộc, ngồi xệp, hai đầu gối quá tai. Chắc đã hẹn trước, nhà văn vồn vã mời ngồi, còn chị vợ  - nhà thơ Lâm thị Mỹ Dạ thì xin phép vào bếp rang…lạc đãi khách. Trịnh Tú vội xua tay :
“ Thôi thôi…tôi tới coi sức khỏe chị sao ? Liệu có giúp được gì rồi phải  về ngay…”
Trong lúc Trịnh Tú hỏi chuyện chị vợ thì tôi ngắm nhà văn. Ôi chao ôi, người đàn ông gày gò, ốm đói kìa lại là người viết ra bút ký “ Rất nhiều ánh lửa “đăng trang nhất báo Văn Nghệ ư ? Điều kiện sống tối tăm và ẩm thấp thế này ông lấy đâu ra lửa ?
Trên đường về tôi la oai oái. Thật không thể tưởng tượng được, một “nhà văn viết bút ký hay nhất của văn học ta hiện nay” ( Nguyên Ngọc), hồi Tổng tấn công Tết Mậu Thân 1968 ở Huế là tổng thư ký Liên minh các Lực lượng Dân tộc Dân chủ và Hoà bình Thành phố Huế, soạn “Lời hiệu triệu” kêu gọi quần chúng nổi dậy, thu băng phát đi khắp các nẻo đường, phố phường Huế Tết Mậu Thân, có thành tich lớn trong phong trào “diệt ác, trừ gian”, theo đồn đại đã từng ngồi ghế Chủ tọa Tòa án Nhân dân tại trường Gia Hội. Năm 1972 được điều ra làm Trưởng ty Văn hoá tỉnh Quảng Trị ở Đông Hà  (vùng mới giải phóng của Mặt trận Giải phóng), 17 năm kiên trì làm “đối tượng Đảng” rồi được kết nạp…
Một người đã bỏ đô thị “lên xanh” theo cách mạng với thành tích lớn thế sao ra Bắc lại bị “đãi ngộ” nghèo nàn đến vậy.
Ra khỏi nhà Hoàng Phủ Ngọc Tường, tôi lo lắng hỏi bệnh tật chị Mỹ Dạ, Trịnh Tú gạt đí :
“Bệnh tật gì đâu…bệnh thiếu… protide ấy mà… ăn uống thiếu thốn, kham khổ nên sinh bệnh thế thôi.”
Tôi nổi cáu :
“Một cặp nhà văn –nhà thơ có nhiều đóng góp cho cách mạng sao giờ lại đối xử vậy?”
Trịnh Tú cười hề hề :
“Cậu đi hỏi mấy ông trên, sao hỏi tớ? Thôi, ghé quán bà Dậu làm chén “cuốc lủi”, mặc mẹ sự đời .”
Sau này vợ chồng Hoàng Phủ Ngọc Tường rời Hà Nội trở về Huế và nghe nói được “đãi ngộ” khá hơn. Ở Đại hội Nhà văn lần thứ V (1995), văn phòng Tổng Bí thư Đỗ Mười đưa xe đến mời nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường tới gặp riêng Tổng bí thư. Dịp Tết Ất Dậu, ông Đinh La Thăng, giờ là Bộ trưởng Bộ Giao Thông Vận Tải  nổi tiếng vụ “trảm tướng” sân bay Đà Nẵng, đòi đánh thuế cả xe máy dân nghèo, lúc đó là Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy đến tận nhà, tặng vợ chồng nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường một dàn máy tính xịn.
Năm 1980-1981, được Giải thưởng Văn học Hội Nhà văn Việt Nam với tập “Rất nhiều ánh lửa” (1979).
Năm 2007, được Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật, cùng đợt với vợ là nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ.
Ông từng làm Tổng biên tập Tạp chí Sông Hương và Tạp chí Cửa Việt.
Tháng 7-1997, Hoàng Phủ Ngọc Tường sang thăm Paris. Khi được bà Thụy Khuê (RFI) hỏi :
“Nhìn từ phía những dữ kiện lịch sử mà anh nắm bắt được, diễn biến Mậu Thân đã xẩy ra trong một trình tự như thế nào"
Ông đã trả lời :
“Điều quan trọng còn lại tôi xin ngỏ bầy ở đây, với tư cách là một đứa con của Huế, đã ra đi và trở về, ấy là nỗi thống thiết tận đáy lòng mỗi khi tôi nghĩ về những tang tóc thê thảm mà nhiều gia đình người Huế đã phải gánh chịu, do hành động giết oan của quân nổi dậy trên mặt trận Huế năm Mậu Thân. Đó là một sai lầm không thể nào biện bác được, nhìn từ lương tâm dân tộc, và nhìn trên quan điểm chiến tranh cách mạng…”
Phải chăng vì những oan hồn đó, sau này trên giường bệnh, ông làm những câu thơ đậm chất “tâm linh” :

Những chiều Bến Ngự dâng mưa
Chừng như ai đó mơ hồ gọi tôi
Tôi ra mở cửa đón người
Chỉ nghe tiếng gió thổi ngoài hành lang.

Hoặc :

        “Nợ người một khối u sầu
        Tìm người tôi trả ngày sau luân hồi ……”

Cũng trên giường bệnh, trả lời nhà báo, Hoàng Phủ Ngọc Tường thành thực :

“Nhà văn phải nói lên sự thật…”

Quá đúng, với ông, có lẽ trước hết là sự thật về cuộc Tổng tiến công nổi dậy năm Mậu Thân ở Huế.
Nhà thơ Xuân Sách có lẽ hiểu khá thấu đáo Hoàng Phủ Ngọc Tường nên đã hạ bút :

“Trăm năm ông phủ... Ngọc Tường ơi
Cái nợ lên xanh giũ sạch rồi
Cửa Việt tung hoành con sóng vỗ
Sông Hương lặng lẽ chiếc thuyền trôi
Sử thi Thành Cổ buồn nao dạ
Chuyện mới Đông Hà tái nhợt môi
Từ biệt chốn xưa nhiều ánh lửa
Trăm năm ông phủ... Ngọc Tường ơi!”

(còn tiếp)

V/v Dọn, bới rác này, sự thực, Gấu muốn noi gương Walter Benjamin, khi ông đề nghị viết lại lịch sử, từ đáy của nó, từ những rác rưới, tủi nhục thay vì từ đỉnh cao chói lọi.
Ông này có hai tham vọng, một, như trên, và một, viết một đại tác phẩm, chỉ bằng những trích dẫn.
Tin Văn đúng là cái tác phẩm mà Walter Benjamin muốn thực hiện!
Bởi thế, nó mới có tên là Tin Văn, nghĩa là toàn đồ của người, của lũ mũi lõ. Gấu không hề có ước muốn viết ra cái mới, cái còn trinh, cái của mình [“của” nhe!], mà chỉ đi chôm cái cũ của thiên hạ, làm cái mới của xứ Mít.

Mấy vị độc giả không hiểu ý của Gấu, nghĩ thằng này chỉ muốn bới kít ra để ngửi!
Giải thưởng Nobel, những năm gần đây, là đúng theo tinh thần của Walter Benjamin, phát cho thứ lịch sử viết từ đáy, lịch sử 1 cá nhân chống lại lịch sử nhân loại, tác phẩm của những tác giả sám hối Lò Thiêu.

Những cái vụ nhắm vô Gấu, xẩy ra lâu rồi. Chỉ đến khi rảnh rang, Gấu mới nhìn lại, và viết về chúng, theo tinh thần trên. Bởi vì, Gấu nghĩ, chỉ có cách đó, mới đổi mới văn học Mít.

Nhưng thôi, lỡ hứa rồi. Nhất quyết bỏ Rác, không lượm nữa! (1)
Hà, hà!

Vụ Khờ Me Đỏ thì cũng đã 30 năm rồi, vẫn phải bới ra, như… cái mới, cái còn trinh!

(1)
Vị độc giả mail, chê Gấu “hiểu lầm”, “đọc không ra” cái mail; “tui” nói ông đừng viết ba cái lẻ tẻ, Thầy Cuốc, Thầy Kiếc…  viết như thế là coi thường... tui!
Hà, hà!
Đa tạ. Xin lãnh ý!
NQT


“Bữa sáng ở Tiffany’s”
Blog NL

Cái tít, chỉ Bắc Kít hiểu. Nam Kít nói, ăn sáng ở [tiệm] Tiffany, không có “phảy ét” [‘s] cà chớn như vậy, như nói ăn sáng ở Quán Chùa, ở Brodard, ở Thanh Mai, ở Nguyễn Huệ…

 

*

Camus: Triết gia chưa bao giờ lầm
Sartre toan tính làm thịt Camus như thế nào

*

"Notre" Camus
[Người Quan sát Mới, Obs, 12 Jan 2012]

« J'ai toujours condamné la terreur. Je dois condamner aussi un terrorisme qui s'exerce aveuglément dans les rue d’Alger, par exemple, et qui, un jour, peut frapper ma mère ou ma famille. Je crois à la justice mais je défendra ma mère avant la justice. »
Nguyên văn câu của Camus, thường được trích sai đi, hay thiến bớt đi, và hiểu trật.

"A partir du moment où un opprimé prend les armes au nom de la justice, il met un pied dans le camp de l'injustice."

ALBERT CAMUS

Camus joue son rôle de philosophe qui est d'éviter les guerres, le sang versé, le terrorisme, la justification des victimes innocentes, le meurtre des enfants, des femmes et des vieillards - Sartre pensait quant à lui qu'on pouvait légitimer la mort des autres au nom de ses idées à partir de son bureau à Saint Germain-des-Prés ... Camus a œuvré pour la paix, ouvertement en écrivant pour elle…..

Những gì ông Camus viết chắc gì đã thích hợp cho một tâm hồn Á Châu mất hướng, chắc gì đã thích hợp cho một người Phi Châu khác động lực.

LTH: Gió O

Mấy câu trên, VC nằm vùng như...  DH đọc được chứ?

“Tôi luôn luôn kết án bạo động, khủng bố. Tôi cũng kết án một chủ nghĩa khủng bố mù quáng trên đường phố Alger, thí dụ, và một ngày, có thể chẳng tha mẹ tôi hay gia đình tôi. Tôi tin ở công lý nhưng tôi bảo vệ mẹ tôi trước công lý”.

“Vào cái lúc mà 1 kẻ bị áp bức cầm khí giới nhân danh công lý, thì một chân của anh ta đã dính kít bất công rồi”

Muốn "chắc", thay vì "chắc gì" thì phải đọc ông ta.
NQT

Đọc truyện  Kenzaburō Ōe thấy hay nhưng thấy ông ta bị "trắng hóa" mất rồi. Kenzaburō Ōe xử dụng món Hiện Sinh và lối viết của Tây nên Tây mới đưa lên lãnh giải Nobel.

LTH

Truyện của Oe là thảm kịch cá nhân, gia đình lồng trong thảm kịch của nước Nhật sau khi ăn bom nguyên tử, lồng trong cái chất Quỉ Ma ở nơi con người. Ba thảm kịch thành một thảm kịch, gọi bằng cái tên “vấn đề của Quỉ Ma”, The Devil Problem, như David Remnick viết về ông mà TV đã từng giới thiệu. (1) Còn cái chủ nghĩa hiện sinh là 1 trào lưu tư tuởng phát sinh từ Pháp thời hậu chiến nhưng ảnh hưởng lên toàn nhân loại, tới đa số những nhà văn vào thời kỳ đó, đâu chỉ riêng Oe. Thí dụ Vargas Llosa, khi còn trẻ cũng thờ Sartre vậy. Việt Nam thì cũng thế, con hoang của Sartre thiếu gì!
Hai tư tuởng trấn ngự thời kỳ đó là hiện sinh, Mác xít. Chọn Mác Xít mà thờ cũng đâu có thiếu?  Hỏi Diễn Đàn Forum thì biết.
Nobel đâu phải của Tây? Giải thưởng Nobel thực sự là 1 giải thưởng tư nhân, của ông Nobel; ông này phát minh ra thuốc nổ, giết hại nhiều người quá, kiếm được nhiều tiền quá, chết, hối hận, mới đặt ra cái giải thưởng Nobel mang tên ông, và như thế, tinh thần của nó là tinh thần sám hối, đúng như di chúc của ông, trao cho đứa nào biết sám hối. Có dính dáng gì tới cả lũ da trắng mà chửi chúng hoài, rồi đổ cho cả mafia Do Thái lũng đoạn Nobel? Đồng ý là lũ da trắng nhiều đứa ăn giải Nobel hơn lũ da màu, nhưng nếu như thế, thì là do lũ da màu viết ẹ quá, hay chẳng biết sám hối là cái gì cả [thử hỏi VC coi chúng có biết sám hối là cái gì không?]
Phán về Oe như trên chứng tỏ chẳng biết tí gì về Oe. Đầu óc thiên kiến như thế, lại thiếu lòng bao dung, thừa lòng đố kỵ, đọc ai thì cũng vậy, chẳng làm sao khá được.

Có vẻ như ngoài “gà” của Gió O, bà Huệ chưa từng khen một ai. Camus “chắc gì”, trong khi YB lẫy lừng trong nước, Oe bị “trắng hoá”, làm sao so được với KM vượt trội, VD đầu đàn. Transtromer, chẳng ai biết tới.
Gà nhất thì chủ trại gà phải hơn cả gà nữa, hẳn nhiên. “Là chữ của tôi”. Chữ của bà Huệ, thực sự không phải của bà, thí dụ, ngay trong cái tít bài viết, “cầm chữ đến giữa đời”, thuổng Mai Thảo, “ôm đàn đến giữa đời”. Ai bà cũng chê bắt chuớc, bị tha hoá, còn bà thì không?

« Tôi chỉ muốn đưa ra ví dụ để dẫn chứng rằng, bắt chước – trong lĩnh vực sáng tác – là một hành vi bị tha hóa thê thảm, chẳng bao giờ đạt được một giá trị cao. Thế tại sao các tác giả Việt Nam cứ ngưỡng vọng về Tây Tàu Mỹ để nhập cảng các mốt trí thức và gán cho nó “mới lạ” của Tây Tàu Mỹ những giá trị đích đến trong sáng tác. »
LTH

Cái vấn đề này, GCC đã nhiều lần nói rồi, và lấy kinh nghiệm gần như cả đời viết lách để làm 1 ví dụ để chứng minh rằng, không có bắt chước là không có sáng tạo. Và cái vụ bắt chước này chẳng phải là 1 hành vi bị tha hóa thê thảm, mà là bước khởi đầu bắt buộc. Yêu ai thì dịch người đó. Ông thầy Alain khuyên học trò André Maurois như vậy. Một bà Mít nhân đó, bèn khuyên con gái, yêu ai thì f. người đó, ghét cũng f., không yêu không ghét, thì tùy. Mấy ông họa sĩ chẳng bắt đầu bằng việc chép, vẽ, tô, bắt chước…. tranh của những bực đi trước ư?

Bởi vì bà Huệ khăng khăng không chịu bắt chước, nên cái gọi “là chữ của tôi”, của bà Huệ, có gì đâu, nếu không muốn nói, là con số không?

Bà Huệ chê Mít bắt chước, nhưng theo Gấu, vấn đề phải đặt ngược lại. Sở dĩ cõi văn thơ Mít dở như hạch, ngoài cái chuyện, do viết dưới ánh sáng của Đảng và trong bóng tối của Bướm, còn là do không chịu bắt chước, không chịu “yêu ai thì dịch người đó”, không chịu coi ai là thầy, chỉ 1 mực “là chữ của tôi”, đếch cần học ai, đếch nhận 1 tên mũi lõ nào là thầy.

Khi bị chê khéo, truyện của bà có mùi Kafka, “Sến cô nương” trả lời, Kafka là người Mít. Độc giả của Bolano hỏi sư phụ, tại làm sao chúng ta phải đọc những vị thần của chúng ta, [đám mũi lõ] bằng tiếng nước “dịch” [qua bản dịch]? Liệu tiếng nước dịch thì cũng ngang hàng với tiếng của “những vị thần”, là đám mũi lõ?

Varga Llosa viết về Faulkner, thầy của mình, thầy tôi viết bằng tiếng Anh, nhưng đúng là cùng 1 màu da, cùng nói tiếng nước tôi!

Bà Huệ chỉ nhìn thấy cái mũi lõ của Camus, nhưng không nhìn ra ông là 1 con người dám chết vì đám thuộc địa da đen, da vàng. Gấu sợ bà Huệ không hiểu đám da vàng da đen bằng ông. Camus chẳng đã từng cảnh cáo những tên khốn kiếp đi xe Honda tà tà thẩy bom vô trạm gác lính Nguỵ, như tên VC nằm vùng DH: Một khi mà mi nhân danh công lý giết người cùng màu da với mi, thì mi còn khốn nạn hơn lũ mũi lõ. Chứng cớ là nước Mít hiện nay, khốn nạn, sa đọa tới cỡ như thế, là do da vàng mũi tẹt cùng máu mủ, ruột thịt chứ đâu phải do lũ mũi lõ?

Khi ông giáo chủ tân hình thức vinh danh thơ THT, chê TTT, hết thời rồi, nhà thơ Phan Nhiên Hạo, nếu Gấu nhớ không lầm, phán, giả như cõi thơ THT có 1 ông như TTT thì cõi thơ đó đã được định hình, với thơ ca Mít.

Đúng như thế. Chúng ta có thơ THT, nhưng chưa có những nhà thơ, những bài thơ THT hay, tới chỉ, và như thế, lỗi đâu phải của lối thơ THT?

Có hai cái cửa tử đối với cõi thơ văn Mít, là thơ lục bát, và thứ truyện cổ mang tính ám dụ, mà NHT và khá nhiều người đã từng thành công với nó, thí dụ, Dương Nghiễm Mậu của Miền Nam, nhưng chỉ là những trường hợp ngoại lệ. Cũng thế, ngoại lệ là những Cung Trầm Tưởng, với lục bát. THT là một cách thế mà thơ Mít muốn vượt lục bát, theo GCC. Rảnh rảnh Gấu sẽ lèm bèm thêm về chuyện này, ở đây, chỉ muốn đặt ngược vấn đề của bà Huệ nêu ra thôi.


 Tuần trước, nhân đi Canberra, thủ đô nước Úc, để dự một cuộc hội nghị, tôi đã làm một việc bất ngờ và đầy ý nghĩa: đi thăm Đài tưởng niệm chiến tranh của Úc (Australian War Memorial).

Blog NHQ/VOA

Hoành tráng thật!
Cứ như Bác Hát.
Có khi hơn!

Giả dụ GCC, giang hồ vặt, ghé Canberra, thì sẽ làm việc gì "không bất ngờ", thật trọng đại và đầy ý nghĩa?

Có ngay:

Nhân mới đọc bài viết, khám phá vĩ đại nhất của nhân loại là cái bồn cầu, và không dưng bỗng nhớ đến nhà thơ NCT, và giai thoại, ông phải nhịn ị cả 1 tuần lễ, để lấy hứng làm bài thơ chào mừng sinh nhật Bác Hát, GCC bèn “tự hứa”, nếu có dịp đi xuống miệt dưới ấy, thì sẽ đi thăm nhà cầu của Canberra, hay Men Buốc, coi có hơn của xứ lạnh của GCC không.

Hà, hà!

WRITING IS THE GREATEST INVENTION

Viết là phát minh vĩ đại nhất

THE FLUSH TOILET IS THE GREATEST INVENTION

Cái bồn cầu mới số dách!
Phán xong, giựt 1 phát, là sạch bong!

Hơn cả phép lạ kháng sinh, cái bồn cầu xả nước “đã làm hết sức mình”, để giúp con người thoát khỏi những thứ bịnh truyền nhiễm. Không có nó, là nhân loại vẫn còn khốn khổ dài dài với những dịch tả, dịch hạch....

Nghe thì có vẻ tục tĩu, nhưng chỉ ở nơi đó, nhìn lên vách tường, cánh cửa nhà cầu, là thấy ngay cái phần up side down, down under, gì gì đó, của văn hóa nhân loại.
Bởi thế mà những nhà ngôn ngữ học, mỗi khi đi thăm 1 đất lạ, là ghé nhà cầu.

Lần Gấu này về Hà Nội, nhân chuyện vặt, hỏi ông cậu, Cậu Toàn, có hay về làng Vân Xa, quê hương ngày nào, cậu lắc đầu, ít lắm, và bà vợ giải thích, sợ nhất khi về làng, là không kiếm ra nhà cầu. Nếu kiếm ra thì cũng bẩn lắm, không dám ngồi ỉa.
Ui chao nói ra xấu hổ, đây cũng là 1 kinh nghiệm khủng khiếp lần Gấu trở lại Đất Bắc, lên quê hương nhà chồng của bà chị, và buổi sáng thức dậy, đi cầu…
Không dám kể ra.
*

Thời chiến tranh Việt Nam, tôi còn nhỏ, chưa hề đóng vai một người tham dự, dù ở bất cứ bên nào. Tôi chỉ là chứng nhân, và phần nào nạn nhân

NHQ

Từ “phần nào” “đắt” thật.
Phần nào nạn nhân?

Của chiến tranh?
Của VC?
Hay của… Ngụy?

Đọc cả bài viết, thì không làm sao hiểu được lý do NHQ bỏ nước ra đi.
Nhưng hiểu ra 1 điều, về sự hiểu biết "phần nào" có hạn, của người viết, cả về chán ghét chiến tranh, lẫn chán ghét cuộc chiến Mít.
Hai cái chán đó khác nhau rất nhiều!

GCC nhớ, đại khái, trong 1 bài viết, NHQ cho biết lý do vượt biên chợt tới với ông, khi nhìn đám viên chức nhà giáo chia phần thịt, và ông thấy 1 vị đáng là Thầy của ông giành phần to nhất, thế là ông chán quá, bỏ nước ra đi!
Chán thật
Chán quá!


**

Từ ly khai chuyển sang độc tài: Orban không thích dân chủ
Viktor Orban. L’homme qui n’aime pas la démocratie
Sự phản bội của Viktor Orban

Độc tài, giống như áo dài của bướm, thay đổi theo mùa, theo mốt.
Thập niên 30, là mốt đảo chánh. Xưa rồi Diễm ơi, cái thuở gợi hứng từ "Kỹ Thuật Đảo Chánh" của Malapartre. Hậu chiến, là mốt « cách mạng ». Máo ít, Cát kít, Hồ Mít…
Rồi cũng hết thời, cái thời Paul Thành, của Mít chúng ta, đêm nằm Paris, ôm cục gạch mềm và ấm, khóc ròng vì khám phá ra Lênin!
Những ứng viên cho nghề độc tài bi giờ phải thật mưu mẹo.
Cái mẹo mới nhất, hợp thời nhất, là giả dạng « rân chủ » [thuổng chữ của đệ tử Bác Hát]…


*

Divine levity: Khinh suất thánh

Tiếng tăm của Na Bô Kộp thì cao vời vợi, và còn cao hơn nữa, và sẽ còn nhiều tác phẩm sắp ra lò viết về ông.
Martin Amis phán.
Trước mắt, thì có Lolita của Mít, và bài viết của NL, và trang web của Nhã Nam, và Mr. TV nữa chứ!
Nhưng người đầu tiên dịch Nabokov, là TTT, sau khi ra tù VC, nghe nói, do đói quá!

*


January 14, 2012
Myanmar’s Gorbachev?
Góc Ba Chóp của Miến Điện?

Quả bói sớm quá. Nhưng những thay đổi quá kinh ngạc.

Gorbachev của Miến Điện?

Khi Thein Sein kế tiếp chế độ độc tài quân sự Miến, sau một cuộc bầu cử được chi ly dàn dựng vào tháng Hai 2011, ít người nghĩ ông bước qua lề trái, nghĩa là đi ngược lại cái vận trình "vũ như cẩn" của tiền nhiệm. Đứa con trai, thằng bé nhà quê của đồng bằng Irrawaddy Delta, vô lính, tất nhiên, và từ từ bò lên, chỉ huy 1 lực lượng tinh nhuệ trong cuộc đàn áp đẫm máu sinh viên nổi dậy vào năm 1988, vị tân tổng thống này không được đám sư sãi OK, chỉ là 1 tên mới nhất, trong 1 cái danh sách dài nhất của những tên cai trị mờ đục, cô lập. Thay vì vậy, sau chỉ vài tháng hỗn loạn, chao đảo, một vài người đã so sánh ông với Mikhail Gorbachev và F.W. De Klerk: người ở trong đảng, sau cùng sử dụng quyền hiến pháp để dẫn dắt xứ sở theo hướng tiến bộ, có tính cách mạng tiềm ẩn.
Bói trước như thế coi bộ khí sớm. Nhưng làn sóng thay đổi quả được quá. Đảng Quốc Gia Dân Chủ, của Bà Aung San Suu Kyi, Nobel Hòa Bình đăng ký hoạt động trở lại. Huỷ bỏ dự án xây đập Myitsone do anh Tẫu bỏ tiền, ký hòa ước với sắc dân nổi dậy Karen, thả 600 tù chính trị, trong có bloggers, thầy chùa, lãnh đạo cuộc nổi dậy 1988, và cuộc cách mạng Saffron Revolution 2007, đều bị quân đội tàn bạo dẹp tan. Mẽo theo đà tiến triển, tái lập ngoại giao, bị cắt đứt từ 1990, tiếp sau vụ dẹp bỏ kết quả bầu cử, và bắt bỏ tù bà Nobel Hòa Bình lần thứ nhất.
Khi tôi - người viết bài này -  phỏng vấn bà Nobel Hòa Bình tại Rangoon vào Tháng Chạp 2010, liền sau khi bà được bỏ án giam giữ tại gia, bà nói hội đồng quân nhân muốn đáp ứng với cuộc cách mạng thông tin, đã phá vỡ bức tường cô lập xã hội Miến. Trang web đối lập, TV vệ tinh, Facebook, blogs, DVD lậu… làm công cuộc tuyên truyền của hội đồng quân nhân bị hỏng giò, và càng dấy lên bức xức của nhân dân [từ này thuổng VC], về sự lạm dụng nhân quyền, và đòi hỏi dân chủ. Bị kẹt giữa hai ông khổng lồ, Ấn và Tẫu, làm bạn biên giới với một “sức mạnh cứng” [chữ này mô phỏng "ông vua ăn cắp"], là Thái Lan, người dân Miến chỉ cần nghía quá biên giới là thấy ngay họ bị nhà nước ghim lại quá xa so với họ - một điều mà đám nhà binh vô phương giấu diếm. Dòng tin tức quá thực, và bởi vì thế mà có những sự mở ra mới, và dân chúng thay đổi, và tôi nghĩ giới cầm quyền cũng phải thay đổi”.
Nhưng thay đổi, đổi mới của Sein có thể là còn để tránh 1 cuộc nổi dậy đòi dân chủ có thể xẩy ra, đáp ứng Mùa Xuân Ả Rập. Nhưng có thể, điều này còn là do nhân cách, cá tính của Sein.
Tân tổng thống Miến, như nhiều mối quen biết cho biết, là 1 khuôn mặt mềm dẻo hơn so với người tiền nhiệm. Ông là người khuyên Than Shwe thả bà Aung San Suu Kyi ra khỏi tù vào năm 2010. Ông cũng tỏ ra “bức xức” [lại chôm chữ VC], khi đám nhà bình từ chối viện trợ của thế giới sau trận bão tàn phá suốt đồng bằng Irrawaddy Delta vào tháng Năm 2008.

Ngay cả như thế, những thập niên đàn áp, cô lập và kinh tế ù lì không thể một sớm một chiều tan biến. Mặc dù về hưu, nhưng Than Shwe vẫn ngồi trong hậu trường giật dây, và Thein Sein vẫn phải trả lời bè lũ hắc búa, cứng cựa, diều hâu thuộc Bắc Bộ Phủ, 11 người trong Uỷ ban An ninh, Quốc phòng, và ở đây, con bài có vết: cuộc đời riêng tư của ông, như là 1 nhân vật chủ chốt của một trong những chế độ tàn bạo nhất thế giới.

Trông người nghĩ đến Mít. Liệu có thay đổi. GCC nghĩ là không. Cái chết của Mít chính là chiến thắng 30 Tháng Tư, không thể nào đảo ngược được nữa. Đây là biện chứng no/đói, và kết quả của nó là 30 Tháng Tư, Cái Đói, Cái Ác Bắc Kít thắng thế, gây họa.
Một giai thoại nho nhỏ.
Gấu cũng lâu rồi, quen 1 ông Bắc Kít, ở Canada. Còn trẻ, cũng khá thân. Một bữa, anh kể, suốt thời gian ở Miền Bắc, không bao giờ anh ta biết ăn no nghĩa là gì.
Y chang Gấu.

Khó lắm. Khó lắm. Ăn bao nhiêu cũng không thể nào quên được ám ảnh đói.

Và, tất nhiên, nói theo biện chứng Mác Xịt, Mafia Đỏ ăn bao nhiêu cũng không biết no nghĩa là gì.

Khủng kiếp thật.

Tuần trước mục này đã viết về “Sức Mạnh Mềm” (Soft Power) của Trung Quốc, nhắc đến ý kiến của một giáo sư ở Bắc Kinh.
NND

Tuần trước, Người viết là, Sức Mạnh Mềm (Made In China).
Bị gõ cho 1 cú, (1) bèn sửa, như trên, tuy không cám ơn, nhưng cũng được.
GCC đếch cần mấy đại gia này cám ơn!

Hà, hà! 

(1)

Sức Mạnh Mềm (Made In China)

Note:
Tay này, suốt một đời làm thơ, làm giáo sư, làm báo, làm trùm báo, vậy mà viết 1 cái tít không nên thân, [nếu “nên thân”, thì là chôm của người!]

Viết cái tít như trên, người không biết tiếng Anh sẽ nghĩ “Sức Mạnh Mềm”, được dịch qua tiếng Anh là “Made In China”.
Ít ra, phải viết Sức Mạnh Mềm “Made in China”, sức mạnh mềm được làm, sản xuất…  tại Tẫu.



WRITING IS THE GREATEST INVENTION
Viết là phát minh vĩ đại nhất

THE FLUSH TOILET IS THE GREATEST INVENTION
Cái bồn cầu mới số dách!
Phán xong, giựt 1 phát, là sạch bong!

“Gốc của vấn đề là tôi chưa từng muốn viết một cuốn sách nào giống ở đâu cả.
Nếu tất cả đều cách tân thì chắc rằng tôi sẽ viết kiểu cổ đại”.
Đặng Thân

Nghe ông này phán, là thấy nhảm rồi. Chẳng cần đọc "tỉu thiết" của ông làm gì!
Giả như tất cả đều vừa có cách tân, vừa có cổ đại, ông viết kiểu gì?
Tân cổ giao duyên nhe!

Ấy là bởi vì, bạn phải “viết như thế nào”, rồi, sẽ ra làm sao, thì kệ mẹ nó.
Bởi thế đám "tiểu thuyết mới" mới phán, tôi viết để hiểu tại sao tôi viết.
Cái [viết] "thế nào" sẽ lòi ra cái "tại sao" [thế giới].
Đây là vấn đề được Barthes giải quyết từ khuya rồi [nếu không tin, làm ơn hỏi Thầy Cuốc].
Gấu đọc Barthes từ khi còn trẻ măng, nhờ vậy viết được một, hai cái truyện ngắn thuộc loại "không giống ở đâu cả"! (1)
Nhưng chi tiết thú nhất trong vụ này, là NHT đếch được mở miệng. Thế mới đểu.
Từ tượng đài NHT đẻ ra văn chương Mít, vậy mà NHT bị bịt miệng, phải bỏ ra về!

Gốc của vấn đề là, tớ viết để biến mất!

*

Enrique Vila-Matas

Luận về tiểu thuyết

Comment réconcilier la réalité et la fiction en faisant en sorte en plus que celle-ci, en devenant aussi sauvage et indéchiffrable que la réalité, devienne tout à coup sous nos yeux émerveillés pleinement lisible?
Autrement dit, comment réconcilier les écrivains prétentieux et leurs jumeaux idiots?

Làm thế nào [tái] hòa giải những nhà văn tham vọng cùng mình, thí dụ như DT, và 1 thằng… ngu, tức đứa anh/em song sinh của nó?

Hà, hà!



Từ nỗi nhớ ấy của người bạn, tôi liên tưởng tới một trào lưu trong văn học phương Tây ở một thế kỷ trước: đấy là nỗi nhớ về nguồn gốc, gọi là “nỗi nhớ bùn - nostalgie de la boue.”

Nguyễn Đạt

Bài viết tuyệt, nhưng “nỗi nhớ bùn” thì chẳng có trào lưu văn học nào liên can đến nó.
Đây là chữ Gấu chôm của D.H. Lawrence, trong 1 tác phẩm nào bây giờ chẳng làm sao nhớ, (1) để viết khúc tuyệt vời sau đây, về BHD và Sài Gòn.

Nhưng ND biết, với riêng Gấu, nỗi "nhớ bùn" có nghĩa là gì.

Hà, hà!

Gấu đã đòi phen viết về ND. Lần ông anh mất, anh đi 1 đường tưởng nhớ, nhưng lại nhân đó chửi TCS, Gấu đã phải lên tiếng, không được, việc nào ra việc đó.

Nhưng phải nói ngay điều này, trong số bạn hữu, ND quý Gấu lắm, chỉ sau nhà thơ Joseph Huỳnh Văn một tị thôi.
Và Joseph cũng đối với BD bằng 1 biệt nhãn.

Với cả hai đứa chúng tôi, thì ND là đàn em, vì anh là em của Nguyễn Nhật Duật.
Và ND khi gặp Gấu thì cũng phải thưa anh, xưng em đàng hoàng.
Joseph coi ND là ngang vai, vì không chơi với NDD, nhưng 1 cách nào đó, thì vẫn là… đàn em.

Người mà ND bực nhất ở trong đám bạn, là 1 "tay khác". Có lần "tay khác" này mượn 1 cuốn sách của ND, đưa cho TTT đọc, vì ông muốn đọc.
Không chỉ đưa, mà "tay khác" này bèn biếu luôn TTT, ra ý, của tôi, tôi biếu anh!
Khi ND hỏi, "tay khác" không những nói, đánh mất rồi, mà còn thòng 1 câu, “cậu” đọc sao nổi cuốn đó!

Hà, hà!

Có lần, thấy Gấu rách quá, ND dẫn vô gặp nhà thơ lớn, Xếp của anh, và còn là chủ 1 nhà xb, để xin 1 chân dịch cho Gấu, nhưng chẳng đi đến đâu.

Nhân đó, Gấu chứng kiến cái cảnh 1 nhà thơ sĩ quan xài xể 1 nhà thơ lính dưới quyền.
Tởm lắm, phải nói thẳng ra như thế.
ND hình như cũng viết đôi ba lần về cái tình cảnh của anh, thời kỳ lính tráng đó.

Lần ND ra Hà Nội, gặp “Em” của Gấu, hai người đưa nhau ra Rendez-Vous, uống vodka, và cùng nhắc đến Gấu.
Sau Em mail cho Gấu, kể lại cái xen đó, và viết thêm, "hắn" quí anh lắm! (1)

Tks both of U
NQT

[Kỳ tới, viết về “Nỗi Nhớ Bùn”]

(1)

Saturday, April 12, 2003 12:57 AM

Tks for your sweet. Last night, I drank Vodka with Nguyen Dat at Render Vouz. He came From Sai Gon. After 50 year, this 's the first time to return Hanoi . We talk many things and alot of U. He loved U so much!
Some poems for U...

Note: Có mấy cái lỗi, nhưng sửa (2) làm gì nhỉ?

Happy New Year To U.

NQT

10.1.2012

(2)

Còn cái body của Em nè, anh có muốn "edit" không?

Lại nói chuyện Vodka.

Đọc trên Blog NL cái còm sau đây. (1)

Cái đoạn văn được trích dẫn này, nói ra xấu hổ, một anh bạn “cũng” nhà văn, của Gấu, mê lắm. Anh biểu, hơn cả Meursault của Camus, vì Meursault đâu có ho lao, mà nhân vật của NQT, ho lao, tức là, là Meursault + Camus!
Còn cái xen em ngồi đu, thì anh ta phán, sex quá, tuyệt quá. Cứ tưởng tượng cái đu lao tới cái nhân vật đang húng hắng ho vào buổi chiều là thấy nóng hết cả người lên!

Tks all of U

NQT
(1)

Gio Chuong said...

"Chúng tôi đứng ở cuối vườn. Bấy giờ gió thổi mạnh, cành lá xào xạc ở phía trên đầu. Đám phi lao ngập ngừng chuyển mình, nửa muốn phụ họa gió, nửa muốn kéo dài giấc ngủ im lìm buổi trưa. H. cùng đứa em đánh đu ở phía trước. Hàng cây che khuất tầm nhìn của tôi. Mỗi lần chiếc đu trở lui về phía sau, thân hình người con gái lại hiện ra giữa hai thân cây phi lao, rồi lại mất đi một cách đều đặn. Tiếng cười giòn, nhẹ và ấm vọng tới chỗ chúng tôi. Rồi gió thổi mạnh làm át đi tất cả; trong gió có những con vật bé li ti, những chiếc lá cây, và những hạt cát. Tôi dựa lưng vào thân cây phi lao, và bỗng nhận ra đời sống vô vị, buồn nản của mình, một đời sống không có gì để nhớ, hoặc để chờ: tôi chờ những lần chiếc đu trở lui về phía sau và cố nén cơn ho thường lệ buổi chiều. Tôi nghĩ tới những lần tự nhiên thức giấc trong đêm khuya, mọi người đều yên ngủ, tôi lặng lẽ nghe tôi nặng nề thở và mệt nhọc sống."
http://www.tanvien.net/sangtac/st_da_trang.html
Over half century later, we still feel "đời sống vô vị, buồn nản của mình, một đời sống không có gì để nhớ, hoặc để chờ..."?
We can't find in Nabokov's Lolita this bitter note. He needs some Vodka while Mr. TinVan got it ;-)

Từ nỗi nhớ ấy của người bạn, tôi liên tưởng tới một trào lưu trong văn học phương Tây ở một thế kỷ trước: đấy là nỗi nhớ về nguồn gốc, gọi là “nỗi nhớ bùn - nostalgie de la boue.”

Nguyễn Đạt

Bài viết tuyệt, nhưng “nỗi nhớ bùn” thì chẳng có trào lưu văn học nào liên can đến nó.
Đây là chữ Gấu chôm của D.H. Lawrence, trong 1 tác phẩm nào bây giờ chẳng làm sao nhớ, (1) để viết khúc tuyệt vời sau đây, về BHD và Sài Gòn:

Đã có một thời, tôi không sao chịu nổi. Chúng rũ rượi, mệt lả. Đầy sũng nước mưa, nước mắt. Chúng gọi tên thảm kịch. Thảm kịch của những cái vô ích. Của cuộc chiến điêu đứng, rồ dại. Chúng gợi tâm trạng nhớ. Nhớ bùn. Nhớ đời sống thảm hại, nhàm chán. Nhớ những kỷ niệm chẳng đáng nhớ. Nhớ ngã tư đường Lê Văn Duyệt-Phan Đình Phùng gần nhà cô bé, khi chưa có tượng Thích Quảng Đức. Cô bé hớt hải chạy ra, hớt hải lắc đầu, rồi lại hớt hải chạy về. Nhớ những ngày nhà cô bé dời lên đường Gia Long. Buổi sáng, cô đưa em đi học trường Kiến Thiết gần khu Chợ Đũi, đưa mắt nhìn người yêu đang chờ đợi trong quán cà phê Tầu ở ngay đầu đường. Khi về, cô tha thẩn giữa những hàng cây nơi vườn Tao Đàn. Mùa Thu theo chiếc lá nhẹ nhàng đậu trên vai cô bé đang mơ mộng, đang trở thành người lớn.
Nhớ, nhớ..."Nếu mai không nở, anh đâu biết Xuân về hay chưa...", em tôi vẫn thường nghêu ngao một mình trước khi bỏ đi.
Như những lời chúc dữ, chúng báo trước một Miền Nam mòn mỏi, suy sụp, trước một Miền Bắc lì lợm, dai dẳng.
Trong mỗi chúng ta đều có một Sài-gòn âm ỉ cháy. Tôi đốt lên ngọn nến của tôi, để cho Sài-gòn của bạn sáng ngời.
Lần Cuối Sài Gòn

Chán thật. Mới bị 1 vị độc giả của Blog NL mắng cho là “mát nặng”, bi giờ lại lôi 1 ông bạn xưa ra để mà xài xể!
Nhưng, cái gì của Xi Đa [Cesar] thì phải trả cho Xi Đa, biết sao giờ!
NQT

(1) Vô Google, gõ 1 phát, lòi ra liền: Trong "Người Tình Của Bá Tước Phu Nhân":

Lady Chatterley's Lover - Google Books Result

books.google.ca/books?isbn=142093161X...D. H. Lawrence - 2008 - Fiction - 196 pages
D. H. Lawrence. At length he sat ... You're one of those half-insane, perverted women who must run after depravity, the nostalgie de la boue.' Suddenly he had


Mưa.

Những hàng cây run rẩy rất khẽ, bóng của chúng dường như tăm tối hơn thì phải. Em nhớ người, và nhớ mưa. Mỗi ngày đều mưa, nhưng mưa mỗi ngày mỗi khác. Và mưa của một lần khác thì rất khác.
Người em yêu, ngoài đôi tay to và ấm hay nắm lấy tay em những khi cùng lang thang và chỉ lái xe bằng 1 tay mặc kệ đường đông còn có 1 bờ vai vững vàng để em tì cằm vào những khi muốn rủ rỉ rù rì gì đó. Rồi những khi trời mưa, em thỉnh thoảng kéo áo honey để lộ 1 khoảng vai trần, đặt lên làn da mát lạnh ướt đẫm ấy một nụ hôn vội vàng. Em biết, tiếng cười của cả hai khi đó đều rất trong, như mưa. Ngay cả mưa rơi giữa vùng tối của đêm cũng vẫn long lanh. Và, có phải môi em rất ấm?
"Vai em tròn dưới mưa
Ướt bao nhiêu cũng vừa"
Em hay lẩm nhẩm hát bài này khi bất chợt gặp mưa.
*
Ui chao sến ơi là sến, nhưng càng sến bao nhiêu càng người, càng Sài Gòn bấy nhiêu.
Gấu này chẳng đã từng phán, cái hồn của văn chương Miền Nam, là ở trong nhạc vàng, nhạc sến, sao?
*
Have you ever seen the rain?
Em có bao giờ nhìn thấy mưa rơi?
*

Cháu đọc entry của bác từ lúc nó chưa đổi tên cơ, khi còn là "SG mùa này thì cứ triền miên buổi chiều và rả rích đêm khuya" ấy. Nhưng mà quả thực là không biết nói gì thêm, hihi :D.

Hôm nào cháu viết tặng bác 1 entry nhé, vì cháu rất thích cái nhận xét của bác "cái hồn của văn chương Miền Nam, là ở trong nhạc vàng, nhạc sến".

Tks. I am looking forward to reading your "To_Gau entry".

Cái hồn của văn chương Việt Nam... D.H Lawrence diễn tả bảnh hơn Gấu nhiều. Ông gọi là "Nỗi Nhớ Bùn" [La nostalgie de la boue]. Gấu thuổng chữ của ông, viết được một đoạn thật là tuyệt vời về Sài Gòn…
Nguồn

Ui chao, cái thưở ban đầu...

Hồn Ốc

Tin Văn, như cái tên của nó, là những tin văn học GCC này mua sách báo của tụi mũi lõ, về đọc, rồi thấy cái nào hay hay, hay tác giả nào Mít cần, là hì hục dịch, giới thiệu.
Một mình Gấu giới thiệu không biết bao nhiêu là tác giả, không phải kể công, nhưng đây là sự kiện, người thực việc thực.
Sở dĩ Gấu dám chôm chĩa như thế, là vì Mít rất cần những tin đó, những tác giả đó.
Gấu một mình mang tiếng chôm chĩa, tên biệt kích văn hóa, thì cũng đành chịu, chứ biết sao giờ?
Non-profit thì nó phải như thế.

Nhưng mấy đấng “viết từ bàn viết Hút Tông”, thí dụ, chôm TV, đi 1 đường Tạp Ghi, Phén, Phiến… rồi gửi cho báo của bằng hữu của mấy đấng đó, vừa được tiền nhuận bút, vừa được dịp khen tặng lẫn nhau [ông viết Phến số 1, Viết Từ Mặt Trăng số dách…], không lẽ bỏ qua?
Cả 1 nền văn học hải ngoại, thơ thì tán bạn, tán vợ già, văn thì Phến1, Phến 2, Viết Từ Bàn Viết Khốn Kiếp… toàn là đồ đi chôm, xào đi xào lại, dòng dã bao nhiêu năm trời, không lẽ cứ Vũ Như Cẩn thiên thu, miên viễn?
Một ông chủ báo, bằng cấp đầy mình, danh vọng, tiền bạc…  chùm thiên hạ, đi chôm 1 câu thơ của 1 thi sĩ, không lẽ “kệ cha" ông ta ư?
Một ông phê bình, trưng đủ thứ tác giả, tác phẩm, toàn để bịp, vì đâu có đủ chữ, đủ nội lực để đọc, không lẽ “kệ mẹ” ông ấy?

Phải có 1 thằng cà chớn như Gấu này khui ra, may ra vận mệnh văn học Mít hải ngoại khác đi.
Vậy mà “mát, mát nặng, vô duyên”?


Sức Mạnh Mềm (Made In China)

Note:
Tay này, suốt một đời làm thơ, làm giáo sư, làm báo, làm trùm báo, vậy mà viết 1 cái tít không nên thân, [nếu “nên thân”, thì là chôm của người!]
Chán thế!

Viết cái tít như trên, người không biết tiếng Anh sẽ nghĩ “Sức Mạnh Mềm”, được dịch qua tiếng Anh là “Made In China”.
Ít ra, phải viết Sức Mạnh Mềm “Made in China”, sức mạnh mềm được làm, sản xuất…  tại Tẫu.

Thi sĩ mà đặt nick cho mình là “dùng người”.
Ý hẳn Người muốn nói, “dụng nhân như dụng mộc”?
Đúng là Trùm, chuyên môn sử dụng người, coi người khác như đồ dùng, hẳn thế.

Tiếng Việt đâu có dễ. Văn sao người đó: Mi cứ viết ra, chỉ 1 câu thôi, là ta biết ngay bụng & đầu của người chứa cái gì!

 

NTV đã từng là bạn quí của Gấu, và là “luơng tâm” của “bạn quí của Gấu”, nhà văn "đi trên mây", như chính anh đã từng thú nhận. GCC cũng có vài kỷ niệm thật đáng quí với NTV, để từ từ “vực dậy” nhân dịp năm mới!

Để hiểu cái “cas” của ông bạn quí của Gấu, NTV, và phát giác cuối đời của Gấu, khi ra được hải ngoại, về "bạn quí của bạn quí", "lương tâm của bạn quí" "của Gấu"... phiền độc giả cùng đi vòng vo Tam Quốc với Gấu “một tăng” [tăng: time, temps : thời gian].

Trước hết, là đoạn sau đây, liên quan tới Bác H.

Ông Hồ Chí Minh là một người đàn ông, chuyện vợ con của ông tôi không quan tâm. Nhưng trong câu chuyện bi thảm này, những người có lương tri đều lên án ông, ngay cả trong trường hợp ông không trực tiếp ra lệnh giết người phụ nữ bất hạnh, người đã “đầu gối tay ấp”, có con bồng con mang với mình. Ông biết, ông tất nhiên phải biết, nhưng ông đã im lặng, đã quay mặt đi trước tội ác. Người không nhân hậu với người thân của chính mình thì nhân hậu được với ai?
Vũ Thư Hiên trả lời diễn đàn X-Cà-fe.

Nhận xét trên về ông Hồ, của ông con trai của cánh tay phải của ông Hồ, xem ra quá hữu lý, nhưng theo Gấu, không đúng. Ông Hồ không giống như một người bình thường. Ông ra đời là để đóng vai cứu vớt dân Mít. Có thể thoạt đầu ông không tin, nhưng riết phải tin, vì dân Mít muốn như thế. Dân Mít, ở đây, là những người CS, và luôn cả đại đa số nhân dân bị thuốc hàng ngày từ những năm Pháp thuộc, cho mãi mãi đến bây giờ, và muôn đời về sau.

Đây là trường hợp lộng giả thành chân. Trong đời Gấu, đã chứng kiến một trường hợp y chang ông Hồ. Sau này biết thêm một trường hợp, do tay nhà văn W(illiam) Somerset Maugham (1874-1965) kể, nhưng ghê gớm nhất là trường hợp nhà văn Romain Gary.

Ông này, sinh ra đời, là để đóng vai Chúa Nhập Thế Lần Thứ Nhì. Chính ông cũng tin như thế, y hệt ông Hồ, cũng tin, ông sinh ra là để đánh thắng hai thằng đế quốc thực dân cũ và mới, và để xây cái nhà Mít to lớn bằng mười bằng trăm lần so với trước đó.
Bởi thế, dù ông Hồ có muốn làm người bình thường, cũng không được!

Theo nghĩa đó, Dos phán, giả dụ Chúa Giê Su có trở lại thế gian, thì đệ tử cũng làm thịt Người để bảo vệ Thiên Chúa Giáo!
Chúng ta cứ thử tưởng tượng, Bác Hồ, một bữa tuyên bố, tớ đếch muốn làm Cha Già Dân Tộc nữa, đám đệ tử chịu nổi không?
Kim Hạnh, Bà Trùm báo Tuổi Trẻ ngày nào, chẳng đã bay chức vì cho ông Hồ làm người trở lại, cũng có bồ, cũng đưa bồ đi coi Sở Thú!
*
Maugham có mấy truyện thật xịn, nhưng suốt đời đau, vì bị giới phê bình coi là nhà văn hạng nhì, đến khi chết, nhắn lại với hậu thế, cớ sao nhà văn hạng nhì như tớ mà có nhiều độc giả quá như thế. Cuốn "Lưỡi Dao Cạo" của ông mà chẳng bảnh sao. Ông còn một cái truyện Gấu rất mê, Up at the Villa, chuyện một em, khi còn là con nít, được một ông bạn của bố nhắm, lớn lên, mê một anh, lấy làm chồng, anh này tối ngày say xỉn, lại còn máu mê cờ bạc, sau chết vì thượng mã phong, đại khái như vậy, còn ông bạn của bố, sắp được phong chức Phó vương Ấn độ, nghe tin em rảnh rang [available], bèn về Anh cầu hôn. Em tính sáng hôm sau gật đầu, nhưng tối hôm đó đi ăn, để mắt thương hại tay nhạc sĩ vĩ cầm ốm đói, một anh sinh viên phải bỏ chạy quê hương do chống đối nhà nước, và khi về lại villa, thì gặp anh này lết tới đó, bèn cho vô nhà, cho ăn, cho làm tình, cho hưởng thú nhất dạ đế vương, và khi anh sinh viên hỏi, tại sao mà đối xử với anh ta quá tốt như thế, em ngu quá nói thật, ấy là vì tôi thương hại anh, muốn cho anh hưởng lạc thú mà suốt đời anh không tin là anh có thể được hưởng!
Tay sinh viên phát điên lên, chửi, sao lại có thứ đàn bà khốn kiếp như mi, mi tưởng mi là thứ gì, ta là thứ gì, và bèn rút súng ra, đòm chính anh ta một phát, đi luôn.
Người đẹp cuống lên, bèn phôn cho một tay quen, một lãng tử, anh này tới, cho cái xác vô hòm xe rồi kiếm chỗ vắng thẩy xuống biển, và dặn, nè, đừng có kể cho ông Phó Vương nghe đấy nhé.
Bữa sau, em lại ngu quá, kể hết, Phó Vương đau như hoạn, nhưng vẫn tỏ ra là người quân tử, vẫn ngỏ lời cầu hôn, nhưng tuyên bố, sẽ gặp Nữ Hoàng từ chối vinh dự Phó Vương, vì sợ sau này có người khui ra thì bỏ mẹ. Em chán quá, bèn lắc đầu, tưởng ông làm Phó Vương thì tôi mới lấy, chứ già khú đế đại vương như ông, tôi lấy để làm gì!
Tuyệt!
Sự thực, em chẳng ham gì chức vợ Phó Vương, nhưng, theo bạn, có cách nào hay hơn thế, để tống anh già ra khỏi nhà, đi một mạch qua Ấn làm Phó Vương?
Anh lãng tử biết trước, chuyện sẽ xẩy ra như vậy, và phán, người như em, chỉ hợp với anh thôi!
Lần đầu đọc truyện, Gấu cứ khen hoài, cô gái hay thiệt, nghĩ ra cái mưu nói Không với ông Phó Vương thật tuyệt, nhung sau ngộ ra, chính cái chết của anh sinh viên làm cô bớt ngu đi.

Nhưng cái truyện ngắn của Maugham mắc mớ đến ông Hồ, là như thế này.
Nhân vật kể chuyện trong truyện ngắn của M. mà Gấu quên tên, kể là, ông có biết một tay làm bồi bàn cho một nhà hàng nọ. Thế rồi bẵng đi một thời gian, tình cờ gặp lại, anh bồi bàn lúc này có vợ, và được giới thiệu là bá tước gì gì đó. Hỏi, còn nhớ tui không, ông bá tước lắc đầu.
Thế rồi, sau đó, một lần, gặp bà bá tước, không thấy ông chồng, hỏi thăm, bả nói, thằng khùng đó ngỏm rồi. Hỏi, ngỏm ra sao, bả nói, vì tôi lấy anh ta, nên anh ta được mọi người kêu là ngài bá tước, như ông chồng đã mất của tôi. Thế rồi anh ta cứ nghĩ mình là bá tước thiệt. Đi đứng, ăn nói như ngài bá tước. Bữa đó, cháy nhà, cả hai đã chạy ra thoát, kẹt con chó, anh ta quay vô cứu con chó, nói sao cũng không được, vì bậc bá tước, bậc vương giả phải xử sự như vậy.
Cái lý do ông Hồ không thể nào làm con người bình thường được nữa thì cũng y chang. Cục đất thành thần rồi không thể nào trở lại làm cục đất được nữa.
*
Chúng ta đều biết câu chuyện hai ông tượng, một gỗ, một đất, trời nổi cơn lụt lội, trôi lềnh bềnh trên mặt nước, tượng gỗ cám cảnh cho tượng đất, tôi tuy lềnh bềnh, nhưng vưỡn còn, ông chỉ tí nữa, là tan ra thành đất; ông kia cười phán, tớ là đất, thì lại về với đất, còn cậu mới cơ khổ, đang được con người xì xụp quì lạy, cúng bái, bây giờ như cục kít trôi sông; con người, cái túi thịt hôi thối, như Phật nói, một bữa thức giấc thấy mình biến thành thần, là không thể trở lại làm cái túi thịt hôi thối được nữa. Bảnh như Solzhenitsyn kia mà còn bị cái vinh quang đốt cho điêu đứng, như Steiner phán về ông:

Cùng với sự xuất hiện của "Một ngày", chỉ trong "một đêm", Solzhenitsyn trở thành nổi tiếng. Ông tới gặp Anna Akhmatova, nhà thơ vĩ đại nhất khi đó hiện còn sống của nước Nga. Bà hỏi: "Liệu anh chịu được lâu, vinh quang?... Pasternak chịu, thua. Thật khó kéo dài vinh quang, nhất là thứ đến muộn." Một lời cảnh cáo nóng bỏng.
Đúng ra là Solzhenitsyn đã không bị nó đốt cháy: Ông vẫn sống như trước, một ẩn sĩ nhà quê, ăn món ăn nhà quê. Nhưng than ôi, ông mất đi, phần nào tính bao dung; dấn mình, như chưa khi nào dấn mình như thế, vào chức năng Thượng Đế ban cho, hoặc tự mình ban cho: tố cáo, lột trần Cái Ác. Hy sinh tất cả gia đình, bản thân... cho "cuộc điều tra mang tính lịch sử-văn chương": Quần đảo Gulag.
"Nếu ông ta đừng quá bám chặt vào tư tưởng cố định, idée fixe, nếu ông ta cho phép mình, một chút nghỉ ngơi, cho dù vui chơi cho dù sầu muộn, cũng được đi, như Puskhin chẳng hạn...", Tây-phương không thể hiểu, nhưng những bạn tù đã cho ông sự hỗ trợ cần thiết, đã ban thưởng cho ông, còn giá trị hơn cả Nobel văn chương. Thật dễ dàng khi chỉ trích ông, về cách đối xử với vợ con, nhưng không ai có thể trách cứ ông, về chuyện một lòng một dạ với những bạn tù... Với hàng triệu tù gulag, một nhận định nhân vô thập toàn không phải là một lời an ủi, mà là một sự được phép, bởi vì, không một thói hư tật xấu nào có thể lấy đi sức mạnh "thép đã tôi thế đấy", ở con người này: một nhà văn, một công dân.
Một linh hồn lưu vong

Chúng ta cứ thử tưởng tượng, Bác Hồ, chính ông, đã từng thổi ông lên thành vị thần, tự đút cái ống đu đủ vào đít mình thổi mình, rằng thì là suốt đời hy sinh cho đất nước dân tộc đến không màng cái thân, đếch còn thì giờ nghĩ đến vợ con, [ui chao Gấu bỗng nhớ đến DTH, hiện đang ở Tây, cũng chẳng còn thì giờ để sống nữa, vì còn lo viết, lo đại sự, lo tóm cho được sự thực về một đỉnh cao chói lọi…], thế mà đùng một cái, thê nhi tử trọc, cục gạch gói trong tờ báo chẳng thấy đâu, giờ lòi ra cục gạch mềm mại ấm áp thơm như múi mít, thì ăn nói làm sao với nhân dân?

Cà mèng như Gấu, mà cũng có lúc phởn, tự thổi chính mình, tớ sinh ra đời là để tố cáo Cái Ác Bắc Kít. Thượng Đế ban cho tớ nhiệm vụ cao cả đó!

Ui chao, bất giác Gấu lại nhớ đến Trung Uý Kiệt VNCH ở trong Một Chủ Nhật Khác. Sau khi em Oanh về Sài Gòn, Kiệt rơi vào khủng hoảng, chạy ra Bưu Điện chơi cái điện tín, SOS. Rồi chạy ra. Rồi lại chạy dzô, lấy lại cái điện. Em cũng vô phương, tình vĩ đại cỡ nào thì cũng vô ích... Khi gặp lại Oanh, kể cho Em nghe, Em cảm động lắm, đi một đường nhẹ nhàng:
-Thầy coi thường Em quá.
Thầy vặc:
-Em là cái quái gí. Mình là cái quái gì! Đôi khi cũng phải coi mình như là đống kít, thì mới sống được!
*
Đọc DTH trả lời phỏng vấn BBC, Gấu mới tá hoả ra rằng thì là, bà cũng bị hoang tưởng về cái nhiệm vụ trời trao phó cho bà, y chang Solzhenitsyn. Nhưng Solz, đến cuối đời ngộ ra, ông trở về Nga, đúng như mình tiên đoán cho chính mình, về một ngày về vinh quang, nhưng bảnh hơn thế nữa, ông nhận giải thưởng của Putin ban cho ông, cho phép Putin tới nhà uống trà với ông!
Thế mới ghê.
Đa số chửi ông là phản bội lý tưởng, phản bội đủ thứ, nhưng không phải như vậy. Mới đây, trên TLS, một độc giả trả lời bài viết của một tay trên TLS, và giải ra cái chuyện tại sao ông nhận giải thưởng, thì Gấu mới hiểu ra, mấy tay Nhân Văn nhận giải thưởng của VC, là cũng như vậy.
Chẳng có gì gọi là phản bội ở đây hết.

Source

Chỉ đến khi BHD bỏ đi xa, những lúc đau quá, nhớ quá, thế rồi một bữa, đọc lại “Up at the Villa”, thì bèn ngộ ra rằng thì là, BHD đã áp dụng đúng cái đòn của cô gái trong đó, để gạt Gấu ra khỏi cuộc đời của cô.
Mi ngu lắm, mi bướng lắm, mi tự ái đầy mình…. Ta chỉ cần nói, đi chỗ khác chơi, ta hết thương mi rồi, “bi giờ ta hết lãng nạn rồi”, là mi bỏ đi một mách đếch thèm nhìn lại!
Quả đúng như thế!
Đau thật!



vực dậy từ tro than – đi qua những cánh đồng chết

Note: “Vực dậy từ điêu tàn” thì còn ngửi được.
Tro than làm sao.... vực?
*
Cái tựa đề bài du hành ký của Ngô Thế Vinh "vực dậy từ tro than" là lấy biểu tượng con Phoenix chết trong lửa, biến thành lửa để chết, và sống lại từ tro tàn đó bác.
H.H

Phúc đáp:

Trên TV có "hơn cả 1" bài viết về Phượng Hoàng từ tro than sống lại. (1)
Gấu Ngu này làm sao không biết.

Nhưng NTV không thể áp dụng ở đây, là vì lý do “ngữ nghĩa”: không thể “vực dậy” từ tro than được, mà là, “sống lại” từ tro than, hay, thò mỏ ra khỏi Lò Thiêu, hay "mầm sống" nẩy lên từ cánh đồng chết....

Nhà văn dởm, bạn GNV ngày nào này, không rành tiếng Việt.
Kính

NQT

(1)

PHOENIX
Phượng Hoàng
 
Es-tu prêt à être effacé, nul, anéanti,
             à n’être rien?
            Perdu dans l’oubli?
Sinon, jamais vraiement tu ne changeras 

Le phénix ne retrouve que sa jeunesse
que s’il est brulé, brulé vif, jusqu’à se faire
chaude et floconneuse cendre.

Alors le frêle remuement d’un frêle être nouveau dans le nid
au duvet léger comme cendre qui vole
montrer qu’il a retrouvé pareil à l’aigle sa jeunesse,
Immortel oiseau

(D.H. Lawrence, Derniers Poèmes, bản dịch tiếng Pháp của Roger Munier, trong Cahier de L’Herne, 1988).

(Tạm dịch:
Mi đã sẵn sàng chưa, để xóa nhòa, thành không, tiêu tùng,
để chẳng là chi?
Chìm vào quên lãng?
Nếu không, mi đừng mong chi thay đổi. 

Phượng Hoàng chỉ tìm lại tuổi thanh xuân
khi cháy rực như cây đuốc sống
chút tro than còn, nóng, nhẹ như bông, 

Rồi lung linh ở ngay tổ,
Là lông tơ, nhẹ, tựa tro bay:
nó đã tìm lại được mình,
Con chim bất tử).

Cám ơn Ông, Mr Grass

Trong "Trăng Goá", nhân vật nữ đã phải đi bước nữa sau khi người chồng mất đi vì hậu quả của chất độc hóa học khi chiến đấu tại biên giới phía Bắc. Bà tự nhủ lần này lấy chồng là tìm cha cho đứa nhỏ: đây là giọng nói của một người đàn bà Miền Bắc Việt Nam, tuy hết hy vọng về mình nhưng vẫn còn hy vọng về con, tuy mệt mỏi nhưng không chịu bị bẻ gẫy. Thứ tiếng nói đó, ngôn ngữ đó, là ngôn ngữ của cả một miền đất đang chuẩn bị thoát ra khỏi bóng đen, như ngôn ngữ Đức sau chiến tranh, bông sen trong biển lửa, hay là giọng con phượng hoàng đưa mỏ ra khỏi Lò Thiêu, như Salman Rushdie nhận định về ngôn ngữ văn chương của Heinrich Boll và của ông.

Trong bài viết về “Bếp Lửa” của TTT, đăng trên báo Văn, 1973, Gấu đã sử dụng hình ảnh con Phượng Hoàng, để viết về cái cảnh cuốn sách BL được ông NDV đem bán xon, ở lề đường Sài Gòn, và nó đã sống lại từ đó, và sau đó, ở hải ngoại, và qua nó, là cả 1 nền văn học nhân bản của Miền Nam...

Dùng thì dùng, nhưng phải đúng chữ, đúng nơi. Tiếng Việt đâu có dễ.
Bạn viết xuống, chỉ 1 câu thôi, dân nhà nghề biết ngay, bạn là đồ thật hay đồ dởm. 

Chi tiết là Thượng Đế trong văn chương. Nabokov khuyên độc giả "caresser", ve vuốt, những chi tiết, là cũng theo nghĩa đó.
Với 1 độc giả sành điệu, người đó nhận ra ngay, 1 chi tiết thần trong 1 câu văn.
Và tất nhiên, người đó bèn vội bịt mũi, trước chi tiết thâm "thuý".

Gấu lấy thí dụ, đoạn văn của chính Nabokov, đã trích dẫn trên TV, những chi tiết thần sầu, là anh chàng “rậm râu”, “từ biển” bò lên, và cặp kiếng mát

Under the flimsiest of pretexts (this was our very last chance, and nothing really mattered) we escaped from the cafe to the beach, and found a desolate stretch of sand, and there, in the violet shadow of some red rocks forming a kind of cave, had a brief session of avid caresses, with somebody's lost pair of sunglasses for only witness. I was on my knees, and on the point of possessing my darling, when two bearded bathers, the old man of the sea and his brother, came out of the sea with exclamations of ribald encouragement, and four months later she died of typhus in Corfu.

Cái diễn đàn DM, toàn BBT, thì đều không rành tiếng Việt, "cần" thì cũng giống như "đủ", thí dụ, hay diễn đàn Hậu Vệ, ‘vấp ngã” thay vì “thất bại, không thành công”; cả hai cho thấy sự sa sút của tiếng Mít, thật khó mà "vực dậy" được.

Hình ảnh, ẩn dụ... “phượng hoàng”, như những thí dụ trên cho thấy, thường dùng để chỉ sáng tạo trong văn học, sống lại từ.... lửa.
Phần thư chính là số phần của nó.
Ông nhà văn dởm này sử dụng ẩn dụ hơi bị nhảm, là vậy.

NTV đã từng là bạn quí của Gấu, và là “luơng tâm” của “bạn quí của Gấu”, nhà văn "đi trên mây", như chính anh đã từng thú nhận. GCC cũng có vài kỷ niệm thật đáng quí với NTV, để từ từ “vực dậy” nhân dịp năm mới!

*

Cánh đồng chết.
Nếu dịch "killing field", thì là cánh đồng giết người.


Chi tiết về những cơn đau đầu hành hạ, Gấu đọc từ hồi còn Sài Gòn, còn BHD, còn tất cả, chỉ thiếu tí tiếng Tây, vốn dân ăn đong, rồi cũng chẳng bao giờ coi lại.
Còn cái chi tiết ném vào lửa, thì có đọc, rồi quên, nhớ mài mại, và quả có thật, như 1 cái còm trên Blog NL cho biết. Tuy Gấu, sau này, có mua thêm vài cuốn Lolita, là cũng chỉ để cho vui thêm tủ sách, và cũng là 1 cách nhớ BHD!

Sự thực là, cuộc tình của Gấu với BHD không hề có tí sex nào, cũng như với cô bạn sau này. Gấu Cái cũng nhận ra sự thực cay đắng [mày coi mấy con mén đó hơn tao], nhưng về già, lại gật gù hài lòng. Tình thực, đời thực, là phải có đủ cay đắng ngọt bùi của đời thường, có người khác nữa, và có khi còn có cả nhân loại, tất cả nhân loại.
Nabokov là 1 đứa trẻ con nhà giầu từ trứng nước, không hề biết đến cái đói, cái rét, cái nhục, chính vì thế ông đọc không nổi Dos, Camus, Faulkner, và nhất là Don Quixote của Cervantes, đến nỗi mất mẹ nó chức giáo sư, là vậy:

Một trong những phê bình gia bị dội, khi đọc Cervantes, đó là Nabokov. Thoạt đầu, khi phải soạn cours, ông tính dựa vào hồi ức khi còn trẻ, ông rất mê cuốn sách. Nhưng ông thấy cần phải trở lại với bản văn. Và ông hết sức phẫn nộ, về những sự độc ác, tàn nhẫn, dã man của cách kể chuyện. Ông so sánh sự độc ác dã man với sự sỉ nhục Christ, với những trò tra tấn bách hại của những mật vụ nhà thờ người Tây-ban-nha (Spanish Inquisition), với trò đấu bò hiện đại. Ông tỏ vẻ hết sức thích thú, khi kể tội Cervantes, làm thịt cuốn sách, trước thính giả là những sinh viên của ông; khiến đồng nghiệp bực mình, và cảnh cáo: Harvard nghĩ khác. Vài năm sau, ông xin chân giảng dậy, bị bác đơn, ông cảm thấy thật cay đắng, chua chát vì cái tát gió này. Chắc còn nhiều nguyên nhân, nhưng không thể loại trừ thái độ của ông đối với Cervantes.
Source

Khi Pasternak được Nobel, Nabokov đau lắm, ca cẩm hoài, cũng do đố kỵ, như ông đã từng chê Dos.
Ông coi “Pạt” là nhà văn "pro" CS, và tự coi, ông mới là nhà văn Nga đầu tiên Chống Cộng, không phải Pasternak.

Cuộc tình BHD. Về già, Gấu ngộ ra, là cuộc tình với xứ Bắc Kít, với 1 cô Hồng Con, con địa chủ, sau bị cả làng Gấu bỏ chết đói, Gấu đã kể chuyện này vài lần rồi. Thời gian đó, ông cụ Gấu bị Cách Mạng thủ tiêu, bà nội Gấu lúc nào cũng ra rả vào tai thằng cháu, mẹ mày rồi cũng bỏ chúng mày, thành thử Gấu bèn kiếm cô Hồng Con, để thay thế… mẹ. khi mẹ bỏ đi.

Còn cuộc tình với cô bạn xẩy ra, khi thằng em trai tử trận, nhờ có cô mà trải qua được quãng đời thê lương, những ngày Mậu Thân.

Cả hai đều hơn cả 1 người tình. Làm sao dám sàm sỡ?
Chỉ nội nhớ thôi, cũng đủ ấm hết đời, cần gì sex?
Nabokov thua xa Gấu, là vậy.
Hà, hà!





*

Một đoạn về Annabel, tức nhân vật "tiền-Lolita":
"Ngay lập tức, chúng tôi mê nhau điên cuồng, vụng về, đau đớn, không còn biết xấu hổ….
Blog NL

 
Lolita. GCC có vài cuốn Lolita, cả bản tiếng Tây lẫn bản tiếng Anh. Tiếng Tây, thì đọc từ hồi còn Sài Gòn, và tất nhiên, còn BHD. Mang theo nó, như mang theo BHD, khi bỏ chạy quê hương, và trong truyện ngắn đầu tay, đầu đời thứ nhì, có nhắc tới nó:

1989. Trong một bài viết ở phía sau tác phẩm, Nabokov kể lại, phút hạnh ngộ giữa ông và cô bé kiều diễm, thời gian ông bị những cơn đau đầu thường trực hành hạ. Và một thoáng nàng - la palpitation de Lolita - đã lung linh xuất hiện, khi ông đang đọc mẩu báo, thuật câu chuyện về một nhà bác học đã thành công trong việc dậy vẽ cho một chú khỉ ở một vườn thú. "Tác phẩm đầu tay" của "con vật đáng thương" là hình ảnh mấy chấn song của cái chuồng giam giữ nó.

Trong chuyến đi dài chạy trốn quê hương, trong mớ sách vở vội vã mang theo, tôi thấy hai cuốn, một của Nabokov, và một của Koestler. Tôi đã đọc Darkness at Noon" qua bản dịch "Đêm hay Ngày" do Phòng Thông Tin Hoa Kỳ xuất bản cùng một thời với những cuốn như "Tôi chọn Tự do"... Chúng vô tình đánh dấu cuộc di cư vĩ đại với gần một triệu người, trong có một chú nhỏ không làm sao quên nổi chiếc chuồng giam giữ thời ấu thơ của mình: Miền Bắc, Hà-nội. 

Lần thứ nhì bỏ chạy quê hương, cùng nỗi nhớ Sài-gòn là sự thật đắng cay mà tuổi già càng làm thêm cay đắng: Một giấc mộng, dù lớn lao dù lý tưởng cỡ nào, cũng không làm sống lại, chỉ một sợi nắng Sài-gòn: Trong những đêm chập chờn mất ngủ, hồn thiêng của thành phố thức giấc ở trong tôi, tôi tưởng hồn ma của chính mình đang lang thang trên những nẻo đường xưa cũ, sống lại cái phần đời đã chết theo cùng với Sài Gòn, bởi cái phần đời đó mới đáng kể. Tôi đọc lại Nabokov và lần ra sợi dây máu mủ, ruột thịt giữa tác giả-nhà văn lưu vong-con vật đáng thương-nàng nymphette tinh quái. Đọc Koestler để hiểu rằng, tuổi trẻ của tôi và của bao lớp trẻ sau này, đều bị trù yểm, bởi một ngày mai có riêng một con quỷ của chính nó: Miền Bắc, Hà-nội.

Lần Cuối Sài Gòn

Về già, đọc lại, thì ngộ ra là, em bé 11 tuổi, Lolita, nếu như thế, thì chính là một nước Nga đã mất của Nabokov, cũng như BHD và một Miền Bắc đã mất của GNV.

Còn cái đoạn liên quan đến tiền-Lolita, thì chỉ nhớ đoạn “anh già” tính làm thịt em ở ngoài bãi biển, dưới sự chứng kiến của cặp kính mát một du khách bỏ quên:

Under the flimsiest of pretexts (this was our very last chance, and nothing really mattered) we escaped from the cafe to the beach, and found a desolate stretch of sand, and there, in the violet shadow of some red rocks forming a kind of cave, had a brief session of avid caresses, with somebody's lost pair of sunglasses for only witness. I was on my knees, and on the point of possessing my darling, when two bearded bathers, the old man of the sea and his brother, came out of the sea with exclamations of ribald encouragement, and four months later she died of typhus in Corfu.

Nhớ, cả câu trả lời của Nabokov với tờ The Paris Review, và cám cảnh thân Gấu:
[Cuốn] Lolita nổi tiếng, không phải tôi. Tôi là 1 tên tiểu thuyết gia u tối, thập phần u tối, với 1 cái tên thật khó đọc.

Cái chuyện xứ Mít bây giờ cho dịch và xb Lolita, thì mới… “nổi tiếng”.

Bởi là vì cũng trong cuộc phỏng vấn, nhà văn u tối khi được hỏi, cảm quan vô đạo đức của ông về sự liên hệ khốn nạn giữa Humbert Humbert và Lolita quá mạnh… đã trả lời, không phải cảm quan của tôi, mà của thằng già khốn nạn.
Hắn ta cares, không phải tôi. 

Nên nhớ Nabokov đã từng than thở, nếu không có cuộc cách mạng Nga, thì sẽ chỉ mong lớn lên, là 1 chuyên gia về bướm, và chẳng phải viết "tỉu thiết" làm chi cho...  mệt bướm.

[Mấy em Bắc Kít nói tục hơn Nabokov: "Mệt l."!]

Đâu có phải "vô tư", Lolita bị cấm dài dài.
Đàn bà chớ kể Thuý Vân Thuý Kiều, là cũng nghĩa đó.

Nabokov có dám vỗ ngực xưng tên là nhà văn sáng suốt đâu, ông biết rõ hơn ai hết, Lolita nhảm, cực nhảm.
Hình như có lần ông tính ném bản thảo vô bếp lửa?
Nhân loại nhơ bẩn đọc Lolita, tha hồ, nhưng Nhật Ký của Anne Frank chúng thật không đáng đọc, Cynthia Ozick đã suy nghĩ như thế, khi kết án cái bà che chở cho gia đình Anne Frank, và cất giữ bản thảo Nhật Ký. 

Mr Tin Văn nói về "Lolita":

"Trong một bài viết ở phía sau tác phẩm, Nabokov kể lại, phút hạnh ngộ giữa ông và cô bé kiều diễm, thời gian ông bị những cơn đau đầu thường trực hành hạ."

Không phải bị đau đầu, mà là đau dây thần kinh vùng xương sườn (intercostal neuralgia: liên quan đến một thứ hay được gọi là "ribs" :d), hồi đó là cuối 1939, đầu 1940, khi Nabokov còn ở Paris.

"Hình như có lần ông tính ném bản thảo vô bếp lửa?"

Không phải Nabokov định ném bản thảo "Lolita" vào lửa, mà định (thậm chí còn tuyên bố là đã) hủy (trong "hậu từ" của "Lolita") bản thảo một truyện vừa có đề tài gần tương đương viết trước đó, nhân vật nam là người Trung Âu, "tiểu nữ thần" (nymphet/nymphette) không có tên, người Pháp, và bối cảnh truyện ở Paris và Provence. Cuối cùng, nhân vật nam nhảy vào đầu xe tải tự tử sau một toan tính "rape" bất thành. Cuối cùng, bản thảo này lại không bị hủy, sau này đã được Dmitri Nabokov dịch và in bên Mỹ, nhan đề "The Enchanter".

Blog NL

Tks.

NQT 

Chi tiết về những cơn đau đầu hành hạ, Gấu đọc từ hồi còn Sài Gòn, còn BHD, còn tất cả, chỉ thiếu tí tiếng Tây, vốn dân ăn đong, rồi cũng chẳng bao giờ coi lại.
Còn cái chi tiết ném vào lửa, thì có đọc, rồi quên, nhớ mài mại, và quả có thật, như 1 cái còm trên Blog NL cho biết. Tuy Gấu, sau này, có mua thêm vài cuốn Lolita, là cũng chỉ để cho vui thêm tủ sách, sự thực là vậy, và cũng là 1 cách nhớ BHD!

Sự thực là, cuộc tình của Gấu với BHD không hề có tí sex nào, cũng như với cô bạn sau này. Gấu Cái cũng nhận ra sự thực cay đắng này, và gật gù hài lòng. Tình thực, đời thực, là phải có đủ cay đắng ngọt bùi của đời thường, có người khác nữa, và có khi còn có cả nhân loại, tất cả nhân loại.
Nabokov là 1 đứa trẻ con nhà giầu từ trứng nước, không hề biết đến cái đói, cái rét, cái nhục, chính vì thế ông đọc không nổi Dos, Camus, Faulkner, và nhất là Don Quixote của Cervantes, đến nỗi mất mẹ nó chức giáo sư, là vậy:

Một trong những phê bình gia bị dội, khi đọc Cervantes, đó là Nabokov. Thoạt đầu, khi phải soạn cours, ông tính dựa vào hồi ức khi còn trẻ, ông rất mê cuốn sách. Nhưng ông thấy cần phải trở lại với bản văn. Và ông hết sức phẫn nộ, về những sự độc ác, tàn nhẫn, dã man của cách kể chuyện. Ông so sánh sự độc ác dã man với sự sỉ nhục Christ, với những trò tra tấn bách hại của những mật vụ nhà thờ người Tây-ban-nha (Spanish Inquisition), với trò đấu bò hiện đại. Ông tỏ vẻ hết sức thích thú, khi kể tội Cervantes, làm thịt cuốn sách, trước thính giả là những sinh viên của ông; khiến đồng nghiệp bực mình, và cảnh cáo: Harvard nghĩ khác. Vài năm sau, ông xin chân giảng dậy, bị bác đơn, ông cảm thấy thật cay đắng, chua chát vì cái tát gió này. Chắc còn nhiều nguyên nhân, nhưng không thể loại trừ thái độ của ông đối với Cervantes.
Source

Khi Pasternak được Nobel, Nabokov đau lắm, ca cẩm hoài, cũng do đố kỵ, như ông đã từng chê Dos.
Ông coi “Pạt” là nhà văn "pro" CS, và tự coi, ông mới là nhà văn Nga đầu tiên Chống Cộng, không phải Pasternak.

Cuộc tình BHD. Về già, Gấu ngộ ra, là cuộc tình với xứ Bắc Kít, với 1 cô Hồng Con, con địa chủ, sau bị cả làng Gấu bỏ chết đói, Gấu đã kể chuyện này vài lần rồi. Thời gian đó, ông cụ Gấu bị Cách Mạng thủ tiêu, bà nội Gấu lúc nào cũng ra rả vào tai thằng cháu, mẹ mày rồi cũng bỏ chúng mày, thành thử Gấu bèn kiếm cô Hồng Con, để thay thế… mẹ. khi mẹ bỏ đi.

Còn cuộc tình với cô bạn xẩy ra, khi thằng em trai tử trận, nhờ có cô mà trải qua được quãng đời thê lương, những ngày Mậu Thân.

Cả hai đều hơn cả 1 người tình. Làm sao dám xàm xỡ?
Chỉ nội nhớ thôi, là cũng đủ ấm áp hết cả cuộc đời rồi, cần gì sex?

Nabokov thua xa Gấu, là vậy.

Hà, hà!



Chân dung hay chân tướng nhà văn
Saturday, December 31, 2011
Nhật Tuấn

Note: Bài viết chỉ lập lại những gì mọi người đã viết về NHT.

Nhận xét của NT, trích sau đây, về truyện ngắn NHT, yếu quá, vì không nhìn ra được vị trí của truyện ngắn, như của NHT, xuất hiện vào những thời điểm lịch sử quan trọng. Phải là Lukacs, ông Trùm phê bình gia Mác Xít phán, thì mới tới đỉnh.
Gấu đã từng chôm ý của ông, khi viết về NHT, để trả lời Dương Tường, khi ông này chê NHT… dốt.

Tuyệt nhất, là, Hannah Arendt cũng sử dụng đúng cái ý của Lukacs, về “No Longer and Not Yet” khi viết về The Death of Virgil của Herman Broch. Khi viết về NHT, viện dẫn Lukacs, Gấu chưa được đọc bài của Arendt.
Thế mới đáng nói, chứ không thì cũng chỉ là chôm thôi.
Lần viết về LMH, Gấu lấy 1 ý của Sartre, viết về hiện tượng luận.
Sau đọc Steiner, ông cũng lấy đúng câu mà Gấu thích lắm đó, viết về Sartre (1)

(1)

Sartre (Situations, I) nhắc tới "ý hướng tính", coi đây là tư tưởng cơ bản của hiện tượng luận: "Husserl đã tái tạo dựng (réinstaller) sự ghê rợn và sự quyến rũ vào trong những sự vật. Ông tái tạo thế giới của những nghệ sĩ và của những nhà tiên tri: Ghê sợ, thù nghịch, nguy hiểm trùng trùng, với những bến cảng, nơi trú ẩn của ân sủng và tình yêu."
Vẫn Sartre, trong bài viết đã dẫn, "Hiểu, là vỡ òa về...", (Connaitre, c'est "s'éclater vers"), và đó là ý nghĩa câu nói nổi tiếng của Husserl: Ý thức chỉ là ý thức về một điều gì (Toute conscience est conscience de quelque chose): y hệt như vết bom ngưng lại, vì biết rằng, có một người, sau này sẽ viết ra, điều này.
Trong một truyện ngắn khác, của cùng tác giả, "bãi dâu xanh mênh mông, hoa muồng muồng vàng rực, đình tám mái sân đầy cứt chim..." như phô hết sự quyến rũ của chúng dưới bầu trời: máy bay Mỹ đánh phá khắp nơi.

Dẫu sao, Nguyễn Huy Thiệp vẫn xuất sắc trong một số truyện ngắn khiến một thời ông đáng mặt là “tiên chỉ trong làng văn”. Nhưng lộc trời chỉ có vậy, sang lĩnh vực tiểu thuyết, cái phần chính yếu làm nên cốt cách một nhà văn lớn thì ông lại… không có.
Nhật Tuấn

Theo Gấu, NHT hỏng, như Bọ Lập, sau này, hỏng, cả hai đều loé lên như ánh lửa ma trơi, đa phần là do rét, và bằng lòng với tí vinh danh mang lại đủ bả danh lợi cần thiết.
Quá chút nữa, là đụng đến cái chết, mấy ông này không dám.

Nhưng khó nhất, là do tâm thức quá hạn hẹp, không nhận ra vai trò nhà văn nhà thơ khi bị [được] lịch sử lọc ra, như Brodsky, Mandelstam, Akhmatova…

Hơn nữa, phải mẫn cảm lắm, mới nhận ra lịch sử cần tới mình, và có thể...  qua mình, lịch sử sang mùa, như Brodsky: Dù mới 24 tuổi, khi lịch sử gọi tới tên, bèn dõng dạc trả lời, có tớ!

Can đảm không thôi, chưa đủ.
Bởi thế mà chỉ 1 Solz, đủ để đánh sập Đế Quốc Xô Viết.

Phải mẫn cảm lắm, mới nhận ra thời tiết sang mùa. (1)

(1)

Phải nhạy cảm lắm mới nhận ra chút dấu hiệu thật mơ hồ, mong manh của sự chuyển mùa: Mối tình lúc đầu giống như chớm thay đổi thời tiết. Tự nhủ thầm cô bạn chắc không nhận ra, và sẽ chẳng bao giờ dám thú nhận. Sau này nhớ lại, đã thực sự yêu thương, không phải lần vì quá cô đơn, lén viết lên trang tiểu thuyết Tô Hoài cô đang đọc, trong lúc cô lui vào trong, Je vous aime, nhưng khi tới báo tin đứa em trai tử trận, không gặp, đành nhờ một cô bạn ở chung nhà nói giùm, tin chắc cô sẽ hiểu.
*

Trong khi chờ đợi, đám bạn bè Brodsky kéo nhau đi ăn nhậu, rồi kéo nhau ra tòa chờ chế độ tuyên án, và chờ Brodsky "vấp ngã" để "cám ơn", thì Brodsky, chính anh chàng thanh niên chưa đầy 24 tuổi ngửi ra liền tù tì, lịch sử cần tới mình, và dù chẳng hề muốn đóng vai nhà văn, nhà thơ, kẻ tuẫn nạn, nhưng anh cũng đành tiến ra, giơ tay chấp nhận cái số phận của mình (2)

Thế mới thú chứ. Đâu có phải như lũ Mít, đứa thì bỏ chạy, đứa thì hô lớn, có tớ, có tớ, nhưng lịch sử chửi, tao đâu có cần mi, thơ văn của mi như kít, ai cần tới mi, hà, hà!

[Gấu biết 1 ông, ngay từ thời còn đi học, đã đóng vai "chờ" lịch sử lọc ra, và chờ hoài đến già, lịch sử cứ vờ... Tính viết hoài về ổng, nhưng quên hoài!
Đây là 1 đề tài rất "hot", được Ozik lôi ra, trong 1 cuộc phỏng vấn “Cuốn sách thay đổi đời tôi”, và bà chọn cuốn của Henry James, Washington Square (1880), Gấu đã từng tính dịch, trước 1975, và đã được bạn NDN, chủ nhà xb Sóng a-văng 5 ngàn…]

(2)

Rein, bạn của Brodsky nhớ lại, đợt ra tòa lần thứ nhì rơi đúng vào dịp lễ Maslenitsa, hay Butter Week, lễ truyền thống đợp bánh pancake, và hậu quả là, vào đúng ngày tòa xử, Rein cùng đám bạn rủ nhau tới khách sạn làm 1 chầu, và tới 4 giờ cả bọn kéo tới tòa án. Chẳng đấng bạn nào ngửi ra cái mùi trầm trọng của sự kiện.

Nhưng Brodsky thì lại ngửi ra. Suốt thời gian của vụ án ngắn ngủi, ông tỏ ra nghiêm trọng, serious, trầm lặng, kính nể, respectful, và chắc chắn, vững như bàn thạch, về cái điều, ông được sinh ra là để “deal” với 1 trường hợp như thế…

Source



Gấu Cái chửi, ta chưa thấy mi khen 1 ông nào viết văn hay cả, tại sao vậy?

Thời mà Gấu khen bạn quí nhà văn qua rồi.

Đó là cái thời ngồi Quán Chùa, sáng ngủ dậy, là nghĩ ngay đến bạn, và đây cũng là 1 trong những nguyên do khiến cuộc sống vợ chồng bắt đầu sứt mẻ, và đi đến tan rã, chỉ đến khi Gấu đi tù VC, ở nhà Gấu Cái một mình nuôi mấy đứa nhỏ, vẫn tháng tháng nhờ mẹ chồng đi thăm nuôi chồng, dần dần Gấu nhận ra lỗi của Gấu, và gia đình lại có ngày đoàn tụ, về mặt tinh thần.

Về già, không phải là Gấu không có bạn văn hơn cả Gấu, để mà khen, nhưng khó khen quá, cái tình bạn quí hơn nhiều, so với bất cứ 1 lời khen tặng nào.

Bạn không tin ư?
Hãy thử đọc Một chuyến đi, Gấu viết về hai ông bạn Gấu chỉ gặp 1 lần coi?

Một vị độc giả, nhân thấy Gấu viết về ông anh nhà thơ, bèn mail hỏi, không lẽ phải có một nhà văn đàn anh bảnh như thế, được quí đến như thế, thì mới có thể viết văn, làm thơ được ư?
Lần đó, Gấu có trả lời, ông anh nhà thơ là 1 ông anh thực sự ở ngoài đời, tuy không ruột thịt. Cái nhà văn sư phụ mà bắt buộc mỗi nhà văn phải tìm cho ra cho bằng được của Gấu, là Faulkner, Gấu đã thưa nhiều lần rồi.

Mới đây, đọc 1 bài viết về Auden, trên TLS, thì lại hiểu thêm ra được 1 điều nữa, về tình bạn trong văn chương.
Thủng thẳng Gấu sẽ viết thêm về đề tài này.

V/v Lại nói về đi.

Gấu mới đọc 1 bài viết trên trang của giáo sư kinh tế, "bạn của Tư", đăng “bản của Tư gửi” [sao mà nhà quê đến thế không biết], của 1 em Bắc Kít, viết về "đi".

Em này viết nhảm quá, nhất là về Nguyễn Tuân.
Thí dụ đoạn sau đây:

Song, Nguyễn Tuân lại là một trường hợp khác Thế Lữ. Các cuộc phiêu lưu trên đường thiên lý xảy ra khá muộn trên đường đời của ông. Ông đã chỉ thực sự bắt đầu hành trình lãng mạn cùng hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.

Thú lãng du kiếm tìm cái Đẹp…
Nguyễn Thị Minh Thái

Thời kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, NT chẳng đẻ ra 1 tác phẩm nào cả. Chưa nói, tác phẩm đẹp.
NT viết những tác phẩm đẹp nhất của đời mình, dưới ánh sáng của một ngọn đèn dầu lạc. “Chiếc Lư Đồng Mắt Cua” là số 1 của ông. "Vang Bóng Một Thời" cũng không tới được đỉnh cao tuyệt vời này!
*

07.07.2010

Nguyễn Tuân nổi tiếng với tùy bút, và tùy bút Nguyễn Tuân, nổi đình nổi đám vì chất khinh bạc của nó. Những người viết sau này, không thể nào tới được cái chất khinh bạc "ròng" như vậy, đành phải thay bằng giọng thầy đời, giọng uyên bác, giọng có đi Tây, đi Tầu, có ở Paris, có biết khu "dân sinh" Saint-Germain-des-Prés... Ra cái điều đi hơn Nguyễn Tuân! Trúc Chi có thể "hơn" Nguyễn Tuân ở cái khoản đi, nhưng "may thay", chân truyền Nguyễn Tuân ở cái khoản khinh bạc: khinh bạc như là cực điểm của lòng nhân hậu. Lòng nhân hậu, hay hồn nhân hậu này, theo tôi nên "dịch ra tiếng Tây" bằng chữ la nostalgie, vốn thường được hiểu là hoài hương."

"Mot chuyen di" cua GNV hay qua. Nguoi trong nuoc cung dang viet hang loat ve Nguyen Tuan, nhung khong hieu sao, doc ho cu co cam giac nhu dang nghe mot nhom nguoi noi chuyen voi nhau trong mot... dam gio^~.

Toi khong noi dieu nay vi do-ky gi dau, that long thoi.

H.A

Tks.

Chúc Mừng Năm Mới.

NQT

Thú xê dịch chưa chắc đã liên quan đến tìm kiếm cái đẹp, mà đến tính tình của con người.

Lawrence Durrell phán:
Journeys, like artists, are born and not made.
(L. Durrell. Chanh Chát, Bitter Lemon)
(Lãng Du, như nghệ sĩ, có ở trong máu, chứ không làm ra được).
Source

Như thế, đi thì cứ đi, nhưng viết được hay không chưa chắc. Tìm được cái đẹp hay không lại càng chưa chắc. Chuyến lãng du khủng khiếp nhất, làm chết 3 triệu Mít, là cuộc xẻ dọc Trường Sơn, đẹp nhất không thấy, mà lại lòi ra cái xấu nhất!

Viết thế, thì lại bị "sư phụ" của Gấu chửi là nhìn đâu cũng thấy VC, nhưng quả thực đi không liên quan đến đẹp. Đến viết.

Dos, đâu cần đi, chỉ ngồi ở St. Petersburg và viết về nó.
Kafka, Prague
Pamuk, Istanbul.
GCC: Hà Lội! (1)

Hà Nội là một chiếc bóng đằng sau Sài Gòn. Sài Gòn là một chiếc bóng đằng sau hiện tại. Chữ gợi lại chập chùng những bóng. Những người đã từng có mặt. Những chỗ ngồi. Những góc đường. Những tàng cây.
Source

Tks.
Chúc Mừng Năm Mới.
NQT

Đi chẳng liên quan gì đến cái đẹp cả. Đó là sự thực.

Nhưng bài ký của Nguyễn Tuân sau này không đạt tới cái đẹp được, có thể là ông đã ngửi ra Cái Ác Bắc Kít và cơn băng hoại do nó gây ra, nào “Cải cách ruộng đất”, nào “Đánh Cho Mẽo Cút Ngụy Nhào”, và, do “thiếu thông tin”, do lòng thù hận, căm thù chiến tranh…  mới đẻ ra “Hà Nội Ta Đánh Mỹ Giỏi” và cái hình ảnh chính NT cầm điếu thuốc lá nhét vô miệng giặc lái Mẽo.

Ký, một dạng ”đi và viết”, ở tình trạng thô thiển nhất của nó, “hiện thực chủ nghĩa”, chỉ làm bẩn văn học. Nếu còn thêm lòng căm thù, thì lại càng lòi ra cái chất độc, ác BK. Đọc Nguyễn Khải thời gian viết về Bùi Chu, Phát Diệm, những chuyến đi vô cái nôi của Ky Tô giáo Miền Bắc, hay thời cải cách ruộng đất, và những chuyến đi về từng làng của các nhà văn BK, thì biết. Phải đến cuối đời, Tô Hoài mới dám xì ra những chuyến đi hoan lạc của ông trong "Ba Người Khác".
*

Bài viết "Pleiku một chút gì để nhớ", nếu ở 1 đấng nhà văn hiện thực chủ nghĩa, thì cùng lắm, chỉ là 1 cái ký nhảm nhí. Nhưng “thổi vào đó”, [sến ơi là sến, nhân mới đọc bài viết của cô Ngọc Lan trên Blog Người Việt], là trí tưởng tượng của người viết, viết về 1 thành phố mà mình chưa từng tới, bằng cách cho nó “trở thành hiện thực”, qua hiện thực [đã qua, ở trại tị nạn], và hiện thực đang sống, là chuyến đi đang xẩy ra, và hiện thực ở dạng cao cấp, ngôn ngữ, tiếng Mít.

Chắc là nhiều người, đọc bài viết, không nghĩ là nó hay, và đây chính là cái hay của nó.
Viết hay mà biết giấu cái hay mới là viết hay!
Đâu phải thứ văn chương vãi linh hồn!
Hà, hà!

Bởi vì Nabokov phán: (1)

Có ba sức mạnh tạo nên, và uốn nắn vóc dáng một con người: dòng dõi, môi trường sống, và yếu tố X chưa biết. Trong ba sức mạnh trên, nhìn xa, cái thứ nhì, môi trường sống, ít quan trọng, trong khi cái thứ ba có ảnh hưởng mạnh nhất. Trong trường hợp nhân vật sống ở bên trong một cuốn tiểu thuyết, lẽ dĩ nhiên, tác giả là người kiểm tra, chỉ đạo, điều động ba sức mạnh trên.
Cái xã hội bao quanh Bà Bovary, là do Flaubert sản xuất ra, Bà Bovary thì cũng rứa. Thành thử cái xã hội "mang tính Flaubert" (flaubertienne) tác động lên nhân vật "flaubertien", là chuyện tất nhiên. Tất cả những gì xẩy ra ở trong cuốn tiểu thuyết là xẩy ra ở trong đầu của Flaubert, mặc dù khởi điểm (lý do ra làm sao ông ngồi xuống, khởi sự viết), mặc dù cái xã hội đương thời có ông ở trong đó. Chính vì vậy mà Nabokov tỏ ra nghi ngờ những người cố tình nhấn mạnh ảnh hưởng những điều kiện xã hội mang tính khách quan đối với nữ nhân vật Emma Bovary. Và theo tôi, những nhà văn hiện thực xã hội chủ nghĩa ở trong nước cần phải để ý tới nhận xét này của ông: Tiểu thuyết của Flaubert chi li, chi tiết về về phận người, chứ không phải chuyện cân đo đong đếm về điều kiện xã hội (nguyên văn: Le roman de Flaubert s’attache au cacul infinitésimal de la destinée humaine, pas à l’arithmétique du conditionnement social: tiểu thuyết của Flaubert gắn bó tới tính vi phân của số mệnh con người chứ không phải tính số học của điều kiện xã hội).

GCC lập lại ý của Nabokov:

Tất cả những gì xẩy ra ở trong bài viết Pleiku này, là xẩy ra ở trong cái đầu của tác giả, và cái gì xẩy ra ở đây, là gắn bó tới tính vi phân của số mệnh con người [ở đây là cô gái Mít bỏ chạy nước Mít CS, tới 1 hòn đảo tị nạn….]

Nhưng điều này mới quan trọng, vẫn theo Nabokov:

…. Bất cứ một tác phẩm nghệ thuật, khi xuất hiện, là mở ra một thế giới mới; thành thử việc đầu tiên cần làm, đối với một độc giả, là quan sát thật kỹ thế giới mới đó, cố nắm bắt một vài tia sáng lạ, một vài chi tiết mới, chẳng liên quan với cái thế giới quá quen biết, quá nhàm chán mà chúng ta đã biết. Chỉ một khi quan sát thật kỹ, chúng ta mới nhận ra mối liên hệ của nó với những thế giới khác, với những miền tri thức khác.

Câu văn mà GCC trích dẫn, khen um lên, “chắc chắn” ít người nhận ra, nhất là mấy đấng có tuổi văn nặng bằng tuổi đời, nhưng trí tưởng tượng thì lại bé tí, chuyên bệ người thực việc thực vô trong tiểu thuyết, [còn "cầm nhầm" cả tên của người ta nữa chứ, nhất định không chịu xin lỗi!]

GCC đúng là 1 độc giả tốt, chưa nói chuyện, nhà văn tốt!

Cái lần GCC viết về 1 nữ tác giả ra đi từ Miền Bắc, và sau đó, vợ chồng Gấu, nhân đi Tây, có ghé thăm, bả xưng cháu, và nói, cái câu văn mà ông trích ra đó, cháu vẫn không thể tin là ông nhận ra nó, bởi vì chỉ có mình cháu là thích nó thôi. Vậy mà làm sao ông nhận ra, lạ quá!

Ui chao, đây cũng chính là điều mà một vị độc giả nhận ra, về thơ của Gấu, khi tình cờ lạc vô TV, đọc bài Biển.

Nhưng, nếu như thế, thì ngoài "người đọc tốt" ra, Gấu còn là "nhà thơ tốt" nữa.

Hà, hà!

[Sắp] đầu năm, nóng hổi, vừa “thổi” vừa đọc.


Đặc biệt cám ơn ông Gấu đã update thường xuyên cho tôi rình rập nhà ông một ngày mấy lượt xem ảnh các cháu của ông, ảnh mùa thu, ảnh giáng sinh, xem hôm nay ông mắng ai, và cầu trời ông đừng mắng mình.

Blog HH

Tks. NQT

Câu trên, chỉ đúng có 1 nửa.

Sau đây là những tác giả Gấu giới thiệu, có thể nói, khám phá ra, khi chưa ai viết về họ, dù đã có một vài truyện ngắn xuất hiện

Hồ Như: Bài viết về HN, gửi cho VHNT, PCL, như mail riêng cho biết, khi trang TV còn nằm nhờ trên VHNT: Tôi thực sự muốn đăng, nhưng BBT lắc đầu, đành phải chiều theo số đông.
Lý do: HN là 1 người trong BBT, sau tách ra. Gấu biết lý do tại sao. Sau, bài này được đăng trên báo Văn. Ông chủ báo thích bài viết lắm. Còn cho biết thêm mấy chi tiết,  HN này nhí lắm, thích hát karoké lắm.

LMH. Ngay đám Bắc Kít còn bực, khi Gấu giới thiệu. Chỉ là do đố kỵ.

Trần Thanh Hà

Bà này SCN và 1 bà nhà văn khác nữa, cũng ra đi từ Miền Bắc, chê thấu trời.
SCN phán, anh đưa thứ này cho tôi đọc ư? Thường, thứ này, tôi chỉ đọc vài dòng đầu là vứt thùng rác.
Bà kia, chê ‘sượng’.

Gấu Cái chửi, ta chưa thấy mi khen 1 ông nào viết văn hay cả, tại sao vậy?

Trần thị NgH: Bà này nổi tiếng oan từ hồi mới xuất hiện. Gấu làm 1 cú sửa sai.

Ngay cả… HH, cũng là do Gấu phát hiện ra, sau khi đọc, chỉ một dòng, phải nói là thần sầu, trong bài viết thần sầu, ba nhập một, ba có thật nhập vô một chỉ có trong trí tưởng tượng, là thành phố Pleiku, Gấu link ở đây, để độc giả nhận định:

“Khói củi ướt nhóm trong lò bốc lên màu xám trong buổi chiều đầy hơi nước biển mù mù như sương.”

Borges có nói, thơ là để trao thi sĩ.
Câu này là kim chỉ nam cho GCC khi đọc những tác giả lạ.
Chỉ cần 1, cùng lắm, 2 câu, "mà thôi", là biết có phải là nhà văn nhà thơ hay không.

Đúng như vậy.

Đọc hai câu của Simic mà không “kinh hồn bạt vía” sao:

“The Wind”:

Touching me, you touch
The country that has exiled you.

[Đụng ta, là mi đụng cái xứ sở đã lưu đày mi]

Chỉ hai câu thơ mà nói lên hết tình cảm của 1 tên ăn nhờ ở đậu, cám ơn đấy, mà cũng đau đớn như thế đấy.
Đâu có như lũ Mít vô ơn, sống ở nước người thì chê nước mưa sao chua quá, chỉ ở tạm, mai mốt về với VC....

Câu văn của HH, theo như Gấu đoán, là cảnh thực tác giả đã từng trải qua ở trại tị nạn

Những đấng nhà văn nhà thơ mà HH nói là Gấu này ‘mắng’, họ đều nổi tiếng, vì chẳng viết được dù chỉ 1 câu ra hồn.
Bạn bè tâng nhau lên.
Cả 1 cõi văn chương của họ, khi còn trẻ, thì tán gái, về già tán lẫn nhau, hoặc tán vợ.

Để kiếm ra 1, 2 câu thôi đó, bạn phải đọc, có khi, tất cả tác phẩm của 1 tác giả.


Gấu luận về GS Châu

Gấu này không phải GNV, GCC, Gấu Tin Văn.

Gọi mình là Gấu, Gấu Chó, vậy mà cũng còn có ông BK giành.
Ăn cướp cả Miền Nam mà cũng không thỏa lòng tham.

Gấu đã từng viết về ông Nobel rồi. Ông được Nobel Toán, để đứng ở giữa Ba Đình, cầm bửu bối của lũ mũi lõ đó, chỉ vào lăng Bác, và hô: Biến!

Dư luận đang dấy lên, nhân câu phán của ông, trí thức thì chỉ nên lo việc của trí thức, tức là ngành nghề riêng của mình, đừng có nghĩ, cứ lèm bèm nhiều là người đời coi mình là [hàm] trí thức.

Mi đã có Nobel chưa mà cũng đòi làm trí thức?
Y chang giáo sư triết gia Mít, DTD, mi có bằng cử nhân triết chưa mà dám viết, bàn loạn cào cào về triết, mi đâu phải dân khoa bảng?

Tuy nhiên, để tránh làm vị độc giả thân của TV bực mình, mi mới hứa xong đã vội quên ư, Gấu sẽ bàn về thế nào là trí thức, khác hẳn mọi người bàn, khởi từ câu của Cao Bá Quát, trời sinh ra ta đâu phải để cho hư đi, [cái gì gì, thiên sinh hào kiệt bất ưng hư], nhưng đẩy câu đó "lệch pha", thành: Trí thức hay không trí thức, con người, bất cứ ai, được ông trời cho sinh ra, là để làm 1 cái việc gì đó.

Việc của Thầy Nobel Toán theo Gấu là cái việc cầm bửu bối, giống như 1 anh cu Tí, phóng thẳng về phía Lăng, và “phán” 1 phát.
Cái Nobel chỉ là phương tiện, không phải cứu cánh.

Brodsky khi bị lịch sử lọc ra, bèn rút súng, như 1 anh cu Tí, phán 1 phát: Trời sinh ra ta để làm thi sĩ, và, và nhờ thế, có cơ hội đứng ở đây, trước toà án của VC Nga, và phán, dẹp!

Cái việc mà "lịch sử" gọi đến Gấu, vì là 1 cá nhân tẹp nhẹp, nên chỉ liên quan tới có mỗi Gấu và Gấu Cái thôi.
Nhờ Gấu làm được việc đó, mà Gấu Cái OK, nói, mi xứng đáng là Gấu của ta.

Hà, hà!

Brodsky thì cũng đã từng nói, mi là trí thức, một khi mi cảm thấy, phải làm như thế. Nếu mi, vì 1 lý do nào đó, không làm như thế, thì đếch phải là trí thức.

[Câu của B: Khi bạn bắt đầu biên tập đạo hạnh của bạn, đạo đức của bạn – theo cái kiểu cái này nên, cái này không nên, như bây giờ - thì là bạn đang đùa với thảm họa. When you start editing your ethics, your morality – according to what is or isn’t allowed today – there you’re already courting disaster. “Chuyện trò với Joseph Brodsky”. Volkov]

Nói ra thì xấu hổ, nhưng có thể, do GCC phạng ông Nobel nặng quá, nên ông mới có thái độ như hiện nay:
Mi là thằng thợ máy Bưu Điện, biết cái gì mà dám chê ta?

Hà hà.

Ui chao, lại nhớ đến vị độc giả của Blog NL: Thằng cha Gấu mát nặng rồi. Cái gì cĩng tưởng là người ta chôm của TV! Vô duyên lạ!

Brodsky rất ghét phải đóng vai trí thức. Nhưng khi bị lịch sử lọc ra, thì đành tiến lên, ở tòa án, ở nơi lưu vong xứ người. Ông anh nhà thơ của Gấu, chắc cũng thế, chẳng hề muốn đóng vai nhà văn, nhà trí thức, nhưng bị lịch sử lọc ra, làm "kẻ còn lại cuối cùng của bộ lạc Ngụy", thế là “cũng đành".

Nhưng, để trả thù, ông nhập vào nhân vật của mình, trung uý VNCH, trung uý Kiệt, khi được em Oanh nhỏ nhẻ, anh coi thường em quá, bèn xửng cồ lên, vặc um lên, phán tới:
Đôi khi phải coi thường mình, thì mới sống được.
Ngoài đời, ông không làm được cái việc Gấu làm cả đời, là, coi thường mình.
Mình là cái đếch gì?

Theo Gấu nghĩ, đám trí thức VC, Miền Bắc, tất cả đều kẹt ở 1 điều, ai cũng đã có 1 lần gặp được cái may như NBC, nghĩa là đều có dịp để ‘phản biện’, nhưng đều bỏ qua, và hậu quả của nó là ngày 30 Tháng Tư, 1975.
[Xin ai đó, nếu nói đó là ngày vinh quang của dân tộc Mít, thì đừng đọc tiếp]

Sở dĩ cả Miền Bắc chịu nhục, chịu hèn, là để có ngày 30 Tháng Tư, 1975, theo cái nghĩa đẹp nhất của nó.
Sau ngày 30 Tháng Tư, họ chịu nhục, chịu hèn, theo cái nghĩa xấu nhất của ngày 30 Tháng Tư, 1975.

Đố bạn hiểu được cái "ẩn dụ" của nó!
Hà, hà!

*

11. GS [NBC] ghét nhất điều gì?
Sự hèn nhát.

16. Cuốn sách mà GS đang đọc là…?
"Sauf-conduit" của Pasternak.

Source

Note: Theo GCC, hai câu trả lời trên chửi bố lẫn nhau.
Vẫn theo GCC, sở dĩ NBC đọc Pasternak, là vì có cái gì lấn cấn, như… P.
Và nó liên quan đến sự hèn nhát. (1)

(1)

Y chang HC. Khi bị "lọc ra" bèn viết Tự Kiểm, để "cứu" thơ, và cùng với thơ, là "lá diêu bông" [thực sự cứu… mình, kẻ làm ra thơ! Nói theo BK, người còn thì của vẫn còn!]
Chứng cớ:

*

*

Hélène Henry: “Pasternak toàn tập” [tủ sách Quarto, nhà xb Gallimard]

Tin Văn quả đúng là cuốn sách gồm toàn trích dẫn mà Walter Benjamin mơ tưởng, đề tài của nó là Lò Thiêu, là Cái Ác Bắt Kít.
Tất cả những gì của riêng Gấu ở trong đó, thì chỉ giống như 1 bông hồng đen, tô điểm cho nó, làm cho nó đỡ u ám đi một chút.
Hà, hà!
*

"Writing is the most difficult thing in the world and takes great courage."
Viết là điều cực khó trên đời và đòi can đảm lớn

John Fowles

1926-2005

Đúng như thế. Nhưng một khi mà bạn ị ra được rồi, thì mới cực suớng, tuyệt sướng. Gấu nhớ hồi còn trẻ, những lần viết xong 1 câu văn cực sướng, thường là quăng bút, bỏ đi ngay lên xóm, tự thưởng cho mình 1 cú.

Cái lần viết câu dưới đây, đúng là vào những ngày lạnh, vừa nhớ Hà Nội vừa nhớ BHD:

Niên học cuối của Lan Hương ở bậc trung học bắt đầu bằng những buổi sáng sớm giá lạnh xô đẩy trí nhớ tôi tìm lại Hà Nội, tôi thức giấc sớm, thân thể rét run, bàng hoàng tưởng như đang run rẩy trong một buổi sáng nào đó trong Hà Nội, tưởng như chiến tranh đã hết.

Cái phần đóng góp của GNV cho TV, tuy ít ỏi, nhưng cũng thật là tuyệt vời.

Nhỉ?

Viết, nếu bạn phải, bởi vì bạn cảm thấy thích viết; chớ khi nào, bởi vì bạn cảm thấy phải viết [never because you feel you ought to write].
Đừng bao giờ viết vì bị bản năng nóng, hot instinct, cắn vào đít, vào tay, vào chỗ ấy..., gây ngứa, bắt phải viết. Bạn chỉ có thể viết do kinh nghiệm lạnh, by cold experience. Đó là lý do nhiều tiểu thuyết gia phải đợi qua bốn bó, [after the age of forty], mới gãi bật ra được tất cả những tác phẩm bảnh của họ [do all their best work].
John Fowles:
Ghi chú về một cuốn tiểu thuyết dở dang.

Portrait of an artist

John Fowles, who died this week, was one of Britain's most successful novelists. But he found his success repellent, loathed many of his fellow writers and sought refuge from 'litbiz' in the countryside, putting a strain on his marriage. Our exclusive extracts from the final volume of his diaries, to be published in January, reveal the brutal candour and extraordinary lyricism of a man at war with himself and the world
Saturday November 12, 2005
The Guardian

Chân dung một nghệ sĩ

John Fowles, vừa mất tuần này, là nhà văn thành công nhất của Anh, nhưng ông thấy thành công làm phiền ông, làm ông tởm bạn văn, bèn chuồn về nhà quê, và như thế, đến lượt bà vợ phiền. Tờ Guardian online mới xì mấy đoạn trong nhật ký của ông, Phần Hai, sẽ phát hành vào Tháng Giêng năm 2006.

Fowles on Rushdie
February 14 1989
Rushdie fuss. Eliz in a paranoiac state, that I might support him. This is a clear moral choice.
Thằng chả Rushdie làm ồn quá. Eliz gần như phát khùng, về chuyện thằng chồng mình bênh ông ta. Nhưng đây là một chọn lựa đạo đức, hiển nhiên phải như vậy.
 
Why have I not turned to poetry? What keeps me in exile?
Tại sao mình không quay qua làm thơ, nhỉ? Cái gì khiến mình lưu vong?

Tôi ớn nhất cái ngày gửi bản thảo cho nhà xuất bản, bởi vì đó là ngày mà những con người mà tôi yêu thương, chết; họ biến thành, thảm thương thay, những bộ phận, những xương cốt cho loài người nghiên cứu, tìm tòi, nhặt nhạnh. Nhân loại còn làm phiền tới mức tra hỏi tôi, khúc xương này nghĩa là gì, cái sọ kia của ai. Nhưng cái gì mà tôi viết ra, nó là thế nào thì nó là thế ấy. Nếu nó không rõ ràng ở trong sách, nếu như thế, nó cũng chẳng nên rõ ràng, vào lúc này.
John Fowles: Ghi chú về một cuốn tiểu thuyết dở dang.

Pasternak đã từng gọi điện thoại cho bồ, khóc nức nở.
- Chuyện gì vậy, cưng?
- Ông ta chết rồi, chết rồi!
- Ai chết?
- Zhivago!
*
Nhóm Tiểu Thuyết Mới làm tôi xẩu hổ, vì cũng bầy đặt ti toe tí tiếng Tây. Cả đám không làm được điều mà Sartre đã làm, qua vài đoạn trong Buồn Nôn. Theo tôi, sau-1918, có bốn cuốn tiểu thuyết Tây nổi cộm, đó là Đi Tận Đêm Đen, Voyage au bout de la nuit, của Céline, Phận Người của Malraux, Buồn Nôn, của Sartre, và Dịch Hạch của Camus. Chúng đều là những cuốn tiểu thuyết trực diện với cuộc đời, mỗi cuốn theo một cách nào đó, cho dù theo kiểu của Voyage: Tẩn cho cuộc đời một trận!
Fowles

Nhật Ký Tin Văn

Nhận xét của Fowles về La Nausée quá tuyệt. Từ trước tới giờ Gấu cứ nghĩ, chỉ có mình Gấu nhận ra, đây là tác phẩm hách nhất của Sartre. Phải đến cuối đời, Sartre, chính ông ta, mới nhận ra điều này, tếu thế.




*

Chiến Thuật Tầu Suốt!

Đúng mùng 1 Tết xuất hành, vớ được số báo trên!

Đã tính không mua, nhưng đọc sơ, thì lại thấy được quá.
Thôi kệ nó. Số thì làm sao tránh. Tầu suốt thì cũng đáng đời lắm rồi.
Đầu năm chúc Tết TV, 1 vị độc giả thân cấm không được bới rác nữa.
OK. Tks
Chúc Tết tất cả độc giả TV.

Gấu viết được 1 đoạn tuyệt cú mèo về Gấu Cái, nhưng lại sợ bị chửi, thành ra chưa dám trình làng!

Note: Trên Blog NT có 1 đoạn viết về HNNT được lắm.
Có 1 câu đau lắm, nhưng không phải về HPNT, mà là về 1 bà vợ sĩ quan, phải nhờ cậy 1 anh VC để đi thăm chồng cải tạo.

 NHÀ VĂN HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG

Hồi năm 1978, ông bạn họa sĩ Trịnh Tú, lúc đó là thư ký bác sĩ Tôn Thất Tùng, GĐ bệnh viện Phủ Doãn một hôm rủ tôi :
“ Tới thăm vợ chồng Hoàng Phủ Ngọc Tường đi !”
Tôi ngần ngại :
“ Có việc gì cần không ? Nếu không thì ngồi quán bà Dậu làm chén rượu chẳng hơn à ?’
Hồi đó tôi ở phố Ấu Triệu sát ngay bệnh viện Phủ Doãn nên Trịnh Tú thưởng lẻn sang rủ tôi uống rượu ở quán bà Dậu ngay đầu phố tôi. Nguyên là ông bạn vàng này mới nhờ tôi đưa bồ hắn từ Sàigòn ra đi thăm nuôi chồng vốn là sĩ quan quân đội cộng hòa đang cải tạo mãi tại vùng rừng núi heo hút Thanh Hóa. Vì không phải thân nhân nên tôi không được vào trại, phải ngủ rừng một đêm muỗi cắn gần chết. Sợ ông bạn lại “sai” việc nữa, tôi giao hẹn trước :
“ Tới chơi thôi, còn có việc thì thôi nhé !”
Trịnh Tú cười cười :
“ Tới giúp bà Mỹ Dạ, vợ ông Tường đi khám bệnh…”
Tôi gật gật:
“ Vậy thì được…”
Tôi tưởng vợ chồng nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường phải ở một căn hộ nào đó ở khu hồ Tây hoặc khu nghỉ dưỡng Quảng Bá, không ngờ Trịnh Tú đưa tôi lên đường đê La Thành vào trường viết văn Nguyễn Du tới một căn buồng mái tranh, vách đất, trống huếch trống hoác, giữa nhà trải chiếc chiếu, một người đàn ông gày guộc, ngồi xệp, hai đầu gối quá tai. Chắc đã hẹn trước, nhà văn vồn vã mời ngồi, còn chị vợ  - nhà thơ Lâm thị Mỹ Dạ thì xin phép vào bếp rang…lạc đãi khách. Trịnh Tú vội xua tay :
“ Thôi thôi…tôi tới coi sức khỏe chị sao ? Liệu có giúp được gì rồi phải  về ngay…”
Trong lúc Trịnh Tú hỏi chuyện chị vợ thì tôi ngắm nhà văn. Ôi chao ôi, người đàn ông gày gò, ốm đói kìa lại là người viết ra bút ký “ Rất nhiều ánh lửa “đăng trang nhất báo Văn Nghệ ư ? Điều kiện sống tối tăm và ẩm thấp thế này ông lấy đâu ra lửa ?
Trên đường về tôi la oai oái. Thật không thể tưởng tượng được, một “nhà văn viết bút ký hay nhất của văn học ta hiện nay” ( Nguyên Ngọc), hồi Tổng tấn công Tết Mậu Thân 1968 ở Huế là tổng thư ký Liên minh các Lực lượng Dân tộc Dân chủ và Hoà bình Thành phố Huế, soạn “Lời hiệu triệu” kêu gọi quần chúng nổi dậy, thu băng phát đi khắp các nẻo đường, phố phường Huế Tết Mậu Thân, có thành tich lớn trong phong trào “diệt ác, trừ gian”, theo đồn đại đã từng ngồi ghế Chủ tọa Tòa án Nhân dân tại trường Gia Hội. Năm 1972 được điều ra làm Trưởng ty Văn hoá tỉnh Quảng Trị ở Đông Hà  (vùng mới giải phóng của Mặt trận Giải phóng), 17 năm kiên trì làm “đối tượng Đảng” rồi được kết nạp…
Một người đã bỏ đô thị “lên xanh” theo cách mạng với thành tích lớn thế sao ra Bắc lại bị “đãi ngộ” nghèo nàn đến vậy.
Ra khỏi nhà Hoàng Phủ Ngọc Tường, tôi lo lắng hỏi bệnh tật chị Mỹ Dạ, Trịnh Tú gạt đí :
“Bệnh tật gì đâu…bệnh thiếu… protide ấy mà… ăn uống thiếu thốn, kham khổ nên sinh bệnh thế thôi.”
Tôi nổi cáu :
“Một cặp nhà văn –nhà thơ có nhiều đóng góp cho cách mạng sao giờ lại đối xử vậy?”
Trịnh Tú cười hề hề :
“Cậu đi hỏi mấy ông trên, sao hỏi tớ? Thôi, ghé quán bà Dậu làm chén “cuốc lủi”, mặc mẹ sự đời .”
Sau này vợ chồng Hoàng Phủ Ngọc Tường rời Hà Nội trở về Huế và nghe nói được “đãi ngộ” khá hơn. Ở Đại hội Nhà văn lần thứ V (1995), văn phòng Tổng Bí thư Đỗ Mười đưa xe đến mời nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường tới gặp riêng Tổng bí thư. Dịp Tết Ất Dậu, ông Đinh La Thăng, giờ là Bộ trưởng Bộ Giao Thông Vận Tải  nổi tiếng vụ “trảm tướng” sân bay Đà Nẵng, đòi đánh thuế cả xe máy dân nghèo, lúc đó là Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy đến tận nhà, tặng vợ chồng nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường một dàn máy tính xịn.
Năm 1980-1981, được Giải thưởng Văn học Hội Nhà văn Việt Nam với tập “Rất nhiều ánh lửa” (1979).
Năm 2007, được Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật, cùng đợt với vợ là nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ.
Ông từng làm Tổng biên tập Tạp chí Sông Hương và Tạp chí Cửa Việt.
Tháng 7-1997, Hoàng Phủ Ngọc Tường sang thăm Paris. Khi được bà Thụy Khuê (RFI) hỏi :
“Nhìn từ phía những dữ kiện lịch sử mà anh nắm bắt được, diễn biến Mậu Thân đã xẩy ra trong một trình tự như thế nào"
Ông đã trả lời :
“Điều quan trọng còn lại tôi xin ngỏ bầy ở đây, với tư cách là một đứa con của Huế, đã ra đi và trở về, ấy là nỗi thống thiết tận đáy lòng mỗi khi tôi nghĩ về những tang tóc thê thảm mà nhiều gia đình người Huế đã phải gánh chịu, do hành động giết oan của quân nổi dậy trên mặt trận Huế năm Mậu Thân. Đó là một sai lầm không thể nào biện bác được, nhìn từ lương tâm dân tộc, và nhìn trên quan điểm chiến tranh cách mạng…”
Phải chăng vì những oan hồn đó, sau này trên giường bệnh, ông làm những câu thơ đậm chất “tâm linh” :

Những chiều Bến Ngự dâng mưa
Chừng như ai đó mơ hồ gọi tôi
Tôi ra mở cửa đón người
Chỉ nghe tiếng gió thổi ngoài hành lang.

Hoặc :

        “Nợ người một khối u sầu
        Tìm người tôi trả ngày sau luân hồi ……”

Cũng trên giường bệnh, trả lời nhà báo, Hoàng Phủ Ngọc Tường thành thực :

“Nhà văn phải nói lên sự thật…”

Quá đúng, với ông, có lẽ trước hết là sự thật về cuộc Tổng tiến công nổi dậy năm Mậu Thân ở Huế.
Nhà thơ Xuân Sách có lẽ hiểu khá thấu đáo Hoàng Phủ Ngọc Tường nên đã hạ bút :

“Trăm năm ông phủ... Ngọc Tường ơi
Cái nợ lên xanh giũ sạch rồi
Cửa Việt tung hoành con sóng vỗ
Sông Hương lặng lẽ chiếc thuyền trôi
Sử thi Thành Cổ buồn nao dạ
Chuyện mới Đông Hà tái nhợt môi
Từ biệt chốn xưa nhiều ánh lửa
Trăm năm ông phủ... Ngọc Tường ơi!”

(còn tiếp)

V/v Dọn, bới rác này, sự thực, Gấu muốn noi gương Walter Benjamin, khi ông đề nghị viết lại lịch sử, từ đáy của nó, từ những rác rưới, tủi nhục thay vì từ đỉnh cao chói lọi.
Ông này có hai tham vọng, một, như trên, và một, viết một đại tác phẩm, chỉ bằng những trích dẫn.
Tin Văn đúng là cái tác phẩm mà Walter Benjamin muốn thực hiện!
Bởi thế, nó mới có tên là Tin Văn, nghĩa là toàn đồ của người, của lũ mũi lõ. Gấu không hề có ước muốn viết ra cái mới, cái còn trinh, cái của mình [“của” nhe!], mà chỉ đi chôm cái cũ của thiên hạ, làm cái mới của xứ Mít.

Mấy vị độc giả không hiểu ý của Gấu, nghĩ thằng này chỉ muốn bới kít ra để ngửi!
Giải thưởng Nobel, những năm gần đây, là đúng theo tinh thần của Walter Benjamin, phát cho thứ lịch sử viết từ đáy, lịch sử 1 cá nhân chống lại lịch sử nhân loại, tác phẩm của những tác giả sám hối Lò Thiêu.

Những cái vụ nhắm vô Gấu, xẩy ra lâu rồi. Chỉ đến khi rảnh rang, Gấu mới nhìn lại, và viết về chúng, theo tinh thần trên. Bởi vì, Gấu nghĩ, chỉ có cách đó, mới đổi mới văn học Mít.

Nhưng thôi, lỡ hứa rồi. Nhất quyết bỏ Rác, không lượm nữa! (1)
Hà, hà!

Vụ Khờ Me Đỏ thì cũng đã 30 năm rồi, vẫn phải bới ra, như… cái mới, cái còn trinh!

(1)
Vị độc giả mail, chê Gấu “hiểu lầm”, “đọc không ra” cái mail; “tui” nói ông đừng viết ba cái lẻ tẻ, Thầy Cuốc, Thầy Kiếc…  viết như thế là coi thường... tui!
Hà, hà!
Đa tạ. Xin lãnh ý!
NQT


“Bữa sáng ở Tiffany’s”
Blog NL

Cái tít, chỉ Bắc Kít hiểu. Nam Kít nói, ăn sáng ở [tiệm] Tiffany, không có “phảy ét” [‘s] cà chớn như vậy, như nói ăn sáng ở Quán Chùa, ở Brodard, ở Thanh Mai, ở Nguyễn Huệ…

 

*

Camus: Triết gia chưa bao giờ lầm
Sartre toan tính làm thịt Camus như thế nào

*

"Notre" Camus
[Người Quan sát Mới, Obs, 12 Jan 2012]

« J'ai toujours condamné la terreur. Je dois condamner aussi un terrorisme qui s'exerce aveuglément dans les rue d’Alger, par exemple, et qui, un jour, peut frapper ma mère ou ma famille. Je crois à la justice mais je défendra ma mère avant la justice. »
Nguyên văn câu của Camus, thường được trích sai đi, hay thiến bớt đi, và hiểu trật.

"A partir du moment où un opprimé prend les armes au nom de la justice, il met un pied dans le camp de l'injustice."

ALBERT CAMUS

Camus joue son rôle de philosophe qui est d'éviter les guerres, le sang versé, le terrorisme, la justification des victimes innocentes, le meurtre des enfants, des femmes et des vieillards - Sartre pensait quant à lui qu'on pouvait légitimer la mort des autres au nom de ses idées à partir de son bureau à Saint Germain-des-Prés ... Camus a œuvré pour la paix, ouvertement en écrivant pour elle…..

Những gì ông Camus viết chắc gì đã thích hợp cho một tâm hồn Á Châu mất hướng, chắc gì đã thích hợp cho một người Phi Châu khác động lực.

LTH: Gió O

Mấy câu trên, VC nằm vùng như...  DH đọc được chứ?

“Tôi luôn luôn kết án bạo động, khủng bố. Tôi cũng kết án một chủ nghĩa khủng bố mù quáng trên đường phố Alger, thí dụ, và một ngày, có thể chẳng tha mẹ tôi hay gia đình tôi. Tôi tin ở công lý nhưng tôi bảo vệ mẹ tôi trước công lý”.

“Vào cái lúc mà 1 kẻ bị áp bức cầm khí giới nhân danh công lý, thì một chân của anh ta đã dính kít bất công rồi”

Muốn "chắc", thay vì "chắc gì" thì phải đọc ông ta.
NQT

Đọc truyện  Kenzaburō Ōe thấy hay nhưng thấy ông ta bị "trắng hóa" mất rồi. Kenzaburō Ōe xử dụng món Hiện Sinh và lối viết của Tây nên Tây mới đưa lên lãnh giải Nobel.

LTH

Truyện của Oe là thảm kịch cá nhân, gia đình lồng trong thảm kịch của nước Nhật sau khi ăn bom nguyên tử, lồng trong cái chất Quỉ Ma ở nơi con người. Ba thảm kịch thành một thảm kịch, gọi bằng cái tên “vấn đề của Quỉ Ma”, The Devil Problem, như David Remnick viết về ông mà TV đã từng giới thiệu. (1) Còn cái chủ nghĩa hiện sinh là 1 trào lưu tư tuởng phát sinh từ Pháp thời hậu chiến nhưng ảnh hưởng lên toàn nhân loại, tới đa số những nhà văn vào thời kỳ đó, đâu chỉ riêng Oe. Thí dụ Vargas Llosa, khi còn trẻ cũng thờ Sartre vậy. Việt Nam thì cũng thế, con hoang của Sartre thiếu gì!
Hai tư tuởng trấn ngự thời kỳ đó là hiện sinh, Mác xít. Chọn Mác Xít mà thờ cũng đâu có thiếu?  Hỏi Diễn Đàn Forum thì biết.
Nobel đâu phải của Tây? Giải thưởng Nobel thực sự là 1 giải thưởng tư nhân, của ông Nobel; ông này phát minh ra thuốc nổ, giết hại nhiều người quá, kiếm được nhiều tiền quá, chết, hối hận, mới đặt ra cái giải thưởng Nobel mang tên ông, và như thế, tinh thần của nó là tinh thần sám hối, đúng như di chúc của ông, trao cho đứa nào biết sám hối. Có dính dáng gì tới cả lũ da trắng mà chửi chúng hoài, rồi đổ cho cả mafia Do Thái lũng đoạn Nobel? Đồng ý là lũ da trắng nhiều đứa ăn giải Nobel hơn lũ da màu, nhưng nếu như thế, thì là do lũ da màu viết ẹ quá, hay chẳng biết sám hối là cái gì cả [thử hỏi VC coi chúng có biết sám hối là cái gì không?]
Phán về Oe như trên chứng tỏ chẳng biết tí gì về Oe. Đầu óc thiên kiến như thế, lại thiếu lòng bao dung, thừa lòng đố kỵ, đọc ai thì cũng vậy, chẳng làm sao khá được.

Có vẻ như ngoài “gà” của Gió O, bà Huệ chưa từng khen một ai. Camus “chắc gì”, trong khi YB lẫy lừng trong nước, Oe bị “trắng hoá”, làm sao so được với KM vượt trội, VD đầu đàn. Transtromer, chẳng ai biết tới.
Gà nhất thì chủ trại gà phải hơn cả gà nữa, hẳn nhiên. “Là chữ của tôi”. Chữ của bà Huệ, thực sự không phải của bà, thí dụ, ngay trong cái tít bài viết, “cầm chữ đến giữa đời”, thuổng Mai Thảo, “ôm đàn đến giữa đời”. Ai bà cũng chê bắt chuớc, bị tha hoá, còn bà thì không?

« Tôi chỉ muốn đưa ra ví dụ để dẫn chứng rằng, bắt chước – trong lĩnh vực sáng tác – là một hành vi bị tha hóa thê thảm, chẳng bao giờ đạt được một giá trị cao. Thế tại sao các tác giả Việt Nam cứ ngưỡng vọng về Tây Tàu Mỹ để nhập cảng các mốt trí thức và gán cho nó “mới lạ” của Tây Tàu Mỹ những giá trị đích đến trong sáng tác. »
LTH

Cái vấn đề này, GCC đã nhiều lần nói rồi, và lấy kinh nghiệm gần như cả đời viết lách để làm 1 ví dụ để chứng minh rằng, không có bắt chước là không có sáng tạo. Và cái vụ bắt chước này chẳng phải là 1 hành vi bị tha hóa thê thảm, mà là bước khởi đầu bắt buộc. Yêu ai thì dịch người đó. Ông thầy Alain khuyên học trò André Maurois như vậy. Một bà Mít nhân đó, bèn khuyên con gái, yêu ai thì f. người đó, ghét cũng f., không yêu không ghét, thì tùy. Mấy ông họa sĩ chẳng bắt đầu bằng việc chép, vẽ, tô, bắt chước…. tranh của những bực đi trước ư?

Bởi vì bà Huệ khăng khăng không chịu bắt chước, nên cái gọi “là chữ của tôi”, của bà Huệ, có gì đâu, nếu không muốn nói, là con số không?

Bà Huệ chê Mít bắt chước, nhưng theo Gấu, vấn đề phải đặt ngược lại. Sở dĩ cõi văn thơ Mít dở như hạch, ngoài cái chuyện, do viết dưới ánh sáng của Đảng và trong bóng tối của Bướm, còn là do không chịu bắt chước, không chịu “yêu ai thì dịch người đó”, không chịu coi ai là thầy, chỉ 1 mực “là chữ của tôi”, đếch cần học ai, đếch nhận 1 tên mũi lõ nào là thầy.

Khi bị chê khéo, truyện của bà có mùi Kafka, “Sến cô nương” trả lời, Kafka là người Mít. Độc giả của Bolano hỏi sư phụ, tại làm sao chúng ta phải đọc những vị thần của chúng ta, [đám mũi lõ] bằng tiếng nước “dịch” [qua bản dịch]? Liệu tiếng nước dịch thì cũng ngang hàng với tiếng của “những vị thần”, là đám mũi lõ?

Varga Llosa viết về Faulkner, thầy của mình, thầy tôi viết bằng tiếng Anh, nhưng đúng là cùng 1 màu da, cùng nói tiếng nước tôi!

Bà Huệ chỉ nhìn thấy cái mũi lõ của Camus, nhưng không nhìn ra ông là 1 con người dám chết vì đám thuộc địa da đen, da vàng. Gấu sợ bà Huệ không hiểu đám da vàng da đen bằng ông. Camus chẳng đã từng cảnh cáo những tên khốn kiếp đi xe Honda tà tà thẩy bom vô trạm gác lính Nguỵ, như tên VC nằm vùng DH: Một khi mà mi nhân danh công lý giết người cùng màu da với mi, thì mi còn khốn nạn hơn lũ mũi lõ. Chứng cớ là nước Mít hiện nay, khốn nạn, sa đọa tới cỡ như thế, là do da vàng mũi tẹt cùng máu mủ, ruột thịt chứ đâu phải do lũ mũi lõ?

Khi ông giáo chủ tân hình thức vinh danh thơ THT, chê TTT, hết thời rồi, nhà thơ Phan Nhiên Hạo, nếu Gấu nhớ không lầm, phán, giả như cõi thơ THT có 1 ông như TTT thì cõi thơ đó đã được định hình, với thơ ca Mít.

Đúng như thế. Chúng ta có thơ THT, nhưng chưa có những nhà thơ, những bài thơ THT hay, tới chỉ, và như thế, lỗi đâu phải của lối thơ THT?

Có hai cái cửa tử đối với cõi thơ văn Mít, là thơ lục bát, và thứ truyện cổ mang tính ám dụ, mà NHT và khá nhiều người đã từng thành công với nó, thí dụ, Dương Nghiễm Mậu của Miền Nam, nhưng chỉ là những trường hợp ngoại lệ. Cũng thế, ngoại lệ là những Cung Trầm Tưởng, với lục bát. THT là một cách thế mà thơ Mít muốn vượt lục bát, theo GCC. Rảnh rảnh Gấu sẽ lèm bèm thêm về chuyện này, ở đây, chỉ muốn đặt ngược vấn đề của bà Huệ nêu ra thôi.


 Tuần trước, nhân đi Canberra, thủ đô nước Úc, để dự một cuộc hội nghị, tôi đã làm một việc bất ngờ và đầy ý nghĩa: đi thăm Đài tưởng niệm chiến tranh của Úc (Australian War Memorial).

Blog NHQ/VOA

Hoành tráng thật!
Cứ như Bác Hát.
Có khi hơn!

Giả dụ GCC, giang hồ vặt, ghé Canberra, thì sẽ làm việc gì "không bất ngờ", thật trọng đại và đầy ý nghĩa?

Có ngay:

Nhân mới đọc bài viết, khám phá vĩ đại nhất của nhân loại là cái bồn cầu, và không dưng bỗng nhớ đến nhà thơ NCT, và giai thoại, ông phải nhịn ị cả 1 tuần lễ, để lấy hứng làm bài thơ chào mừng sinh nhật Bác Hát, GCC bèn “tự hứa”, nếu có dịp đi xuống miệt dưới ấy, thì sẽ đi thăm nhà cầu của Canberra, hay Men Buốc, coi có hơn của xứ lạnh của GCC không.

Hà, hà!

WRITING IS THE GREATEST INVENTION

Viết là phát minh vĩ đại nhất

THE FLUSH TOILET IS THE GREATEST INVENTION

Cái bồn cầu mới số dách!
Phán xong, giựt 1 phát, là sạch bong!

Hơn cả phép lạ kháng sinh, cái bồn cầu xả nước “đã làm hết sức mình”, để giúp con người thoát khỏi những thứ bịnh truyền nhiễm. Không có nó, là nhân loại vẫn còn khốn khổ dài dài với những dịch tả, dịch hạch....

Nghe thì có vẻ tục tĩu, nhưng chỉ ở nơi đó, nhìn lên vách tường, cánh cửa nhà cầu, là thấy ngay cái phần up side down, down under, gì gì đó, của văn hóa nhân loại.
Bởi thế mà những nhà ngôn ngữ học, mỗi khi đi thăm 1 đất lạ, là ghé nhà cầu.

Lần Gấu này về Hà Nội, nhân chuyện vặt, hỏi ông cậu, Cậu Toàn, có hay về làng Vân Xa, quê hương ngày nào, cậu lắc đầu, ít lắm, và bà vợ giải thích, sợ nhất khi về làng, là không kiếm ra nhà cầu. Nếu kiếm ra thì cũng bẩn lắm, không dám ngồi ỉa.
Ui chao nói ra xấu hổ, đây cũng là 1 kinh nghiệm khủng khiếp lần Gấu trở lại Đất Bắc, lên quê hương nhà chồng của bà chị, và buổi sáng thức dậy, đi cầu…
Không dám kể ra.
*

Thời chiến tranh Việt Nam, tôi còn nhỏ, chưa hề đóng vai một người tham dự, dù ở bất cứ bên nào. Tôi chỉ là chứng nhân, và phần nào nạn nhân

NHQ

Từ “phần nào” “đắt” thật.
Phần nào nạn nhân?

Của chiến tranh?
Của VC?
Hay của… Ngụy?

Đọc cả bài viết, thì không làm sao hiểu được lý do NHQ bỏ nước ra đi.
Nhưng hiểu ra 1 điều, về sự hiểu biết "phần nào" có hạn, của người viết, cả về chán ghét chiến tranh, lẫn chán ghét cuộc chiến Mít.
Hai cái chán đó khác nhau rất nhiều!

GCC nhớ, đại khái, trong 1 bài viết, NHQ cho biết lý do vượt biên chợt tới với ông, khi nhìn đám viên chức nhà giáo chia phần thịt, và ông thấy 1 vị đáng là Thầy của ông giành phần to nhất, thế là ông chán quá, bỏ nước ra đi!
Chán thật
Chán quá!


**

Từ ly khai chuyển sang độc tài: Orban không thích dân chủ
Viktor Orban. L’homme qui n’aime pas la démocratie
Sự phản bội của Viktor Orban

Độc tài, giống như áo dài của bướm, thay đổi theo mùa, theo mốt.
Thập niên 30, là mốt đảo chánh. Xưa rồi Diễm ơi, cái thuở gợi hứng từ "Kỹ Thuật Đảo Chánh" của Malapartre. Hậu chiến, là mốt « cách mạng ». Máo ít, Cát kít, Hồ Mít…
Rồi cũng hết thời, cái thời Paul Thành, của Mít chúng ta, đêm nằm Paris, ôm cục gạch mềm và ấm, khóc ròng vì khám phá ra Lênin!
Những ứng viên cho nghề độc tài bi giờ phải thật mưu mẹo.
Cái mẹo mới nhất, hợp thời nhất, là giả dạng « rân chủ » [thuổng chữ của đệ tử Bác Hát]…


*

Divine levity: Khinh suất thánh

Tiếng tăm của Na Bô Kộp thì cao vời vợi, và còn cao hơn nữa, và sẽ còn nhiều tác phẩm sắp ra lò viết về ông.
Martin Amis phán.
Trước mắt, thì có Lolita của Mít, và bài viết của NL, và trang web của Nhã Nam, và Mr. TV nữa chứ!
Nhưng người đầu tiên dịch Nabokov, là TTT, sau khi ra tù VC, nghe nói, do đói quá!

*


January 14, 2012
Myanmar’s Gorbachev?
Góc Ba Chóp của Miến Điện?

Quả bói sớm quá. Nhưng những thay đổi quá kinh ngạc.

Gorbachev của Miến Điện?

Khi Thein Sein kế tiếp chế độ độc tài quân sự Miến, sau một cuộc bầu cử được chi ly dàn dựng vào tháng Hai 2011, ít người nghĩ ông bước qua lề trái, nghĩa là đi ngược lại cái vận trình "vũ như cẩn" của tiền nhiệm. Đứa con trai, thằng bé nhà quê của đồng bằng Irrawaddy Delta, vô lính, tất nhiên, và từ từ bò lên, chỉ huy 1 lực lượng tinh nhuệ trong cuộc đàn áp đẫm máu sinh viên nổi dậy vào năm 1988, vị tân tổng thống này không được đám sư sãi OK, chỉ là 1 tên mới nhất, trong 1 cái danh sách dài nhất của những tên cai trị mờ đục, cô lập. Thay vì vậy, sau chỉ vài tháng hỗn loạn, chao đảo, một vài người đã so sánh ông với Mikhail Gorbachev và F.W. De Klerk: người ở trong đảng, sau cùng sử dụng quyền hiến pháp để dẫn dắt xứ sở theo hướng tiến bộ, có tính cách mạng tiềm ẩn.
Bói trước như thế coi bộ khí sớm. Nhưng làn sóng thay đổi quả được quá. Đảng Quốc Gia Dân Chủ, của Bà Aung San Suu Kyi, Nobel Hòa Bình đăng ký hoạt động trở lại. Huỷ bỏ dự án xây đập Myitsone do anh Tẫu bỏ tiền, ký hòa ước với sắc dân nổi dậy Karen, thả 600 tù chính trị, trong có bloggers, thầy chùa, lãnh đạo cuộc nổi dậy 1988, và cuộc cách mạng Saffron Revolution 2007, đều bị quân đội tàn bạo dẹp tan. Mẽo theo đà tiến triển, tái lập ngoại giao, bị cắt đứt từ 1990, tiếp sau vụ dẹp bỏ kết quả bầu cử, và bắt bỏ tù bà Nobel Hòa Bình lần thứ nhất.
Khi tôi - người viết bài này -  phỏng vấn bà Nobel Hòa Bình tại Rangoon vào Tháng Chạp 2010, liền sau khi bà được bỏ án giam giữ tại gia, bà nói hội đồng quân nhân muốn đáp ứng với cuộc cách mạng thông tin, đã phá vỡ bức tường cô lập xã hội Miến. Trang web đối lập, TV vệ tinh, Facebook, blogs, DVD lậu… làm công cuộc tuyên truyền của hội đồng quân nhân bị hỏng giò, và càng dấy lên bức xức của nhân dân [từ này thuổng VC], về sự lạm dụng nhân quyền, và đòi hỏi dân chủ. Bị kẹt giữa hai ông khổng lồ, Ấn và Tẫu, làm bạn biên giới với một “sức mạnh cứng” [chữ này mô phỏng "ông vua ăn cắp"], là Thái Lan, người dân Miến chỉ cần nghía quá biên giới là thấy ngay họ bị nhà nước ghim lại quá xa so với họ - một điều mà đám nhà binh vô phương giấu diếm. Dòng tin tức quá thực, và bởi vì thế mà có những sự mở ra mới, và dân chúng thay đổi, và tôi nghĩ giới cầm quyền cũng phải thay đổi”.
Nhưng thay đổi, đổi mới của Sein có thể là còn để tránh 1 cuộc nổi dậy đòi dân chủ có thể xẩy ra, đáp ứng Mùa Xuân Ả Rập. Nhưng có thể, điều này còn là do nhân cách, cá tính của Sein.
Tân tổng thống Miến, như nhiều mối quen biết cho biết, là 1 khuôn mặt mềm dẻo hơn so với người tiền nhiệm. Ông là người khuyên Than Shwe thả bà Aung San Suu Kyi ra khỏi tù vào năm 2010. Ông cũng tỏ ra “bức xức” [lại chôm chữ VC], khi đám nhà bình từ chối viện trợ của thế giới sau trận bão tàn phá suốt đồng bằng Irrawaddy Delta vào tháng Năm 2008.

Ngay cả như thế, những thập niên đàn áp, cô lập và kinh tế ù lì không thể một sớm một chiều tan biến. Mặc dù về hưu, nhưng Than Shwe vẫn ngồi trong hậu trường giật dây, và Thein Sein vẫn phải trả lời bè lũ hắc búa, cứng cựa, diều hâu thuộc Bắc Bộ Phủ, 11 người trong Uỷ ban An ninh, Quốc phòng, và ở đây, con bài có vết: cuộc đời riêng tư của ông, như là 1 nhân vật chủ chốt của một trong những chế độ tàn bạo nhất thế giới.

Trông người nghĩ đến Mít. Liệu có thay đổi. GCC nghĩ là không. Cái chết của Mít chính là chiến thắng 30 Tháng Tư, không thể nào đảo ngược được nữa. Đây là biện chứng no/đói, và kết quả của nó là 30 Tháng Tư, Cái Đói, Cái Ác Bắc Kít thắng thế, gây họa.
Một giai thoại nho nhỏ.
Gấu cũng lâu rồi, quen 1 ông Bắc Kít, ở Canada. Còn trẻ, cũng khá thân. Một bữa, anh kể, suốt thời gian ở Miền Bắc, không bao giờ anh ta biết ăn no nghĩa là gì.
Y chang Gấu.

Khó lắm. Khó lắm. Ăn bao nhiêu cũng không thể nào quên được ám ảnh đói.

Và, tất nhiên, nói theo biện chứng Mác Xịt, Mafia Đỏ ăn bao nhiêu cũng không biết no nghĩa là gì.

Khủng kiếp thật.

Tuần trước mục này đã viết về “Sức Mạnh Mềm” (Soft Power) của Trung Quốc, nhắc đến ý kiến của một giáo sư ở Bắc Kinh.
NND

Tuần trước, Người viết là, Sức Mạnh Mềm (Made In China).
Bị gõ cho 1 cú, (1) bèn sửa, như trên, tuy không cám ơn, nhưng cũng được.
GCC đếch cần mấy đại gia này cám ơn!

Hà, hà! 

(1)

Sức Mạnh Mềm (Made In China)

Note:
Tay này, suốt một đời làm thơ, làm giáo sư, làm báo, làm trùm báo, vậy mà viết 1 cái tít không nên thân, [nếu “nên thân”, thì là chôm của người!]

Viết cái tít như trên, người không biết tiếng Anh sẽ nghĩ “Sức Mạnh Mềm”, được dịch qua tiếng Anh là “Made In China”.
Ít ra, phải viết Sức Mạnh Mềm “Made in China”, sức mạnh mềm được làm, sản xuất…  tại Tẫu.



WRITING IS THE GREATEST INVENTION
Viết là phát minh vĩ đại nhất

THE FLUSH TOILET IS THE GREATEST INVENTION
Cái bồn cầu mới số dách!
Phán xong, giựt 1 phát, là sạch bong!

“Gốc của vấn đề là tôi chưa từng muốn viết một cuốn sách nào giống ở đâu cả.
Nếu tất cả đều cách tân thì chắc rằng tôi sẽ viết kiểu cổ đại”.
Đặng Thân

Nghe ông này phán, là thấy nhảm rồi. Chẳng cần đọc "tỉu thiết" của ông làm gì!
Giả như tất cả đều vừa có cách tân, vừa có cổ đại, ông viết kiểu gì?
Tân cổ giao duyên nhe!

Ấy là bởi vì, bạn phải “viết như thế nào”, rồi, sẽ ra làm sao, thì kệ mẹ nó.
Bởi thế đám "tiểu thuyết mới" mới phán, tôi viết để hiểu tại sao tôi viết.
Cái [viết] "thế nào" sẽ lòi ra cái "tại sao" [thế giới].
Đây là vấn đề được Barthes giải quyết từ khuya rồi [nếu không tin, làm ơn hỏi Thầy Cuốc].
Gấu đọc Barthes từ khi còn trẻ măng, nhờ vậy viết được một, hai cái truyện ngắn thuộc loại "không giống ở đâu cả"! (1)
Nhưng chi tiết thú nhất trong vụ này, là NHT đếch được mở miệng. Thế mới đểu.
Từ tượng đài NHT đẻ ra văn chương Mít, vậy mà NHT bị bịt miệng, phải bỏ ra về!

Gốc của vấn đề là, tớ viết để biến mất!

*

Enrique Vila-Matas

Luận về tiểu thuyết

Comment réconcilier la réalité et la fiction en faisant en sorte en plus que celle-ci, en devenant aussi sauvage et indéchiffrable que la réalité, devienne tout à coup sous nos yeux émerveillés pleinement lisible?
Autrement dit, comment réconcilier les écrivains prétentieux et leurs jumeaux idiots?

Làm thế nào [tái] hòa giải những nhà văn tham vọng cùng mình, thí dụ như DT, và 1 thằng… ngu, tức đứa anh/em song sinh của nó?

Hà, hà!



Từ nỗi nhớ ấy của người bạn, tôi liên tưởng tới một trào lưu trong văn học phương Tây ở một thế kỷ trước: đấy là nỗi nhớ về nguồn gốc, gọi là “nỗi nhớ bùn - nostalgie de la boue.”

Nguyễn Đạt

Bài viết tuyệt, nhưng “nỗi nhớ bùn” thì chẳng có trào lưu văn học nào liên can đến nó.
Đây là chữ Gấu chôm của D.H. Lawrence, trong 1 tác phẩm nào bây giờ chẳng làm sao nhớ, (1) để viết khúc tuyệt vời sau đây, về BHD và Sài Gòn.

Nhưng ND biết, với riêng Gấu, nỗi "nhớ bùn" có nghĩa là gì.

Hà, hà!

Gấu đã đòi phen viết về ND. Lần ông anh mất, anh đi 1 đường tưởng nhớ, nhưng lại nhân đó chửi TCS, Gấu đã phải lên tiếng, không được, việc nào ra việc đó.

Nhưng phải nói ngay điều này, trong số bạn hữu, ND quý Gấu lắm, chỉ sau nhà thơ Joseph Huỳnh Văn một tị thôi.
Và Joseph cũng đối với BD bằng 1 biệt nhãn.

Với cả hai đứa chúng tôi, thì ND là đàn em, vì anh là em của Nguyễn Nhật Duật.
Và ND khi gặp Gấu thì cũng phải thưa anh, xưng em đàng hoàng.
Joseph coi ND là ngang vai, vì không chơi với NDD, nhưng 1 cách nào đó, thì vẫn là… đàn em.

Người mà ND bực nhất ở trong đám bạn, là 1 "tay khác". Có lần "tay khác" này mượn 1 cuốn sách của ND, đưa cho TTT đọc, vì ông muốn đọc.
Không chỉ đưa, mà "tay khác" này bèn biếu luôn TTT, ra ý, của tôi, tôi biếu anh!
Khi ND hỏi, "tay khác" không những nói, đánh mất rồi, mà còn thòng 1 câu, “cậu” đọc sao nổi cuốn đó!

Hà, hà!

Có lần, thấy Gấu rách quá, ND dẫn vô gặp nhà thơ lớn, Xếp của anh, và còn là chủ 1 nhà xb, để xin 1 chân dịch cho Gấu, nhưng chẳng đi đến đâu.

Nhân đó, Gấu chứng kiến cái cảnh 1 nhà thơ sĩ quan xài xể 1 nhà thơ lính dưới quyền.
Tởm lắm, phải nói thẳng ra như thế.
ND hình như cũng viết đôi ba lần về cái tình cảnh của anh, thời kỳ lính tráng đó.

Lần ND ra Hà Nội, gặp “Em” của Gấu, hai người đưa nhau ra Rendez-Vous, uống vodka, và cùng nhắc đến Gấu.
Sau Em mail cho Gấu, kể lại cái xen đó, và viết thêm, "hắn" quí anh lắm! (1)

Tks both of U
NQT

[Kỳ tới, viết về “Nỗi Nhớ Bùn”]

(1)

Saturday, April 12, 2003 12:57 AM

Tks for your sweet. Last night, I drank Vodka with Nguyen Dat at Render Vouz. He came From Sai Gon. After 50 year, this 's the first time to return Hanoi . We talk many things and alot of U. He loved U so much!
Some poems for U...

Note: Có mấy cái lỗi, nhưng sửa (2) làm gì nhỉ?

Happy New Year To U.

NQT

10.1.2012

(2)

Còn cái body của Em nè, anh có muốn "edit" không?

Lại nói chuyện Vodka.

Đọc trên Blog NL cái còm sau đây. (1)

Cái đoạn văn được trích dẫn này, nói ra xấu hổ, một anh bạn “cũng” nhà văn, của Gấu, mê lắm. Anh biểu, hơn cả Meursault của Camus, vì Meursault đâu có ho lao, mà nhân vật của NQT, ho lao, tức là, là Meursault + Camus!
Còn cái xen em ngồi đu, thì anh ta phán, sex quá, tuyệt quá. Cứ tưởng tượng cái đu lao tới cái nhân vật đang húng hắng ho vào buổi chiều là thấy nóng hết cả người lên!

Tks all of U

NQT
(1)

Gio Chuong said...

"Chúng tôi đứng ở cuối vườn. Bấy giờ gió thổi mạnh, cành lá xào xạc ở phía trên đầu. Đám phi lao ngập ngừng chuyển mình, nửa muốn phụ họa gió, nửa muốn kéo dài giấc ngủ im lìm buổi trưa. H. cùng đứa em đánh đu ở phía trước. Hàng cây che khuất tầm nhìn của tôi. Mỗi lần chiếc đu trở lui về phía sau, thân hình người con gái lại hiện ra giữa hai thân cây phi lao, rồi lại mất đi một cách đều đặn. Tiếng cười giòn, nhẹ và ấm vọng tới chỗ chúng tôi. Rồi gió thổi mạnh làm át đi tất cả; trong gió có những con vật bé li ti, những chiếc lá cây, và những hạt cát. Tôi dựa lưng vào thân cây phi lao, và bỗng nhận ra đời sống vô vị, buồn nản của mình, một đời sống không có gì để nhớ, hoặc để chờ: tôi chờ những lần chiếc đu trở lui về phía sau và cố nén cơn ho thường lệ buổi chiều. Tôi nghĩ tới những lần tự nhiên thức giấc trong đêm khuya, mọi người đều yên ngủ, tôi lặng lẽ nghe tôi nặng nề thở và mệt nhọc sống."
http://www.tanvien.net/sangtac/st_da_trang.html
Over half century later, we still feel "đời sống vô vị, buồn nản của mình, một đời sống không có gì để nhớ, hoặc để chờ..."?
We can't find in Nabokov's Lolita this bitter note. He needs some Vodka while Mr. TinVan got it ;-)

Từ nỗi nhớ ấy của người bạn, tôi liên tưởng tới một trào lưu trong văn học phương Tây ở một thế kỷ trước: đấy là nỗi nhớ về nguồn gốc, gọi là “nỗi nhớ bùn - nostalgie de la boue.”

Nguyễn Đạt

Bài viết tuyệt, nhưng “nỗi nhớ bùn” thì chẳng có trào lưu văn học nào liên can đến nó.
Đây là chữ Gấu chôm của D.H. Lawrence, trong 1 tác phẩm nào bây giờ chẳng làm sao nhớ, (1) để viết khúc tuyệt vời sau đây, về BHD và Sài Gòn:

Đã có một thời, tôi không sao chịu nổi. Chúng rũ rượi, mệt lả. Đầy sũng nước mưa, nước mắt. Chúng gọi tên thảm kịch. Thảm kịch của những cái vô ích. Của cuộc chiến điêu đứng, rồ dại. Chúng gợi tâm trạng nhớ. Nhớ bùn. Nhớ đời sống thảm hại, nhàm chán. Nhớ những kỷ niệm chẳng đáng nhớ. Nhớ ngã tư đường Lê Văn Duyệt-Phan Đình Phùng gần nhà cô bé, khi chưa có tượng Thích Quảng Đức. Cô bé hớt hải chạy ra, hớt hải lắc đầu, rồi lại hớt hải chạy về. Nhớ những ngày nhà cô bé dời lên đường Gia Long. Buổi sáng, cô đưa em đi học trường Kiến Thiết gần khu Chợ Đũi, đưa mắt nhìn người yêu đang chờ đợi trong quán cà phê Tầu ở ngay đầu đường. Khi về, cô tha thẩn giữa những hàng cây nơi vườn Tao Đàn. Mùa Thu theo chiếc lá nhẹ nhàng đậu trên vai cô bé đang mơ mộng, đang trở thành người lớn.
Nhớ, nhớ..."Nếu mai không nở, anh đâu biết Xuân về hay chưa...", em tôi vẫn thường nghêu ngao một mình trước khi bỏ đi.
Như những lời chúc dữ, chúng báo trước một Miền Nam mòn mỏi, suy sụp, trước một Miền Bắc lì lợm, dai dẳng.
Trong mỗi chúng ta đều có một Sài-gòn âm ỉ cháy. Tôi đốt lên ngọn nến của tôi, để cho Sài-gòn của bạn sáng ngời.
Lần Cuối Sài Gòn

Chán thật. Mới bị 1 vị độc giả của Blog NL mắng cho là “mát nặng”, bi giờ lại lôi 1 ông bạn xưa ra để mà xài xể!
Nhưng, cái gì của Xi Đa [Cesar] thì phải trả cho Xi Đa, biết sao giờ!
NQT

(1) Vô Google, gõ 1 phát, lòi ra liền: Trong "Người Tình Của Bá Tước Phu Nhân":

Lady Chatterley's Lover - Google Books Result

books.google.ca/books?isbn=142093161X...D. H. Lawrence - 2008 - Fiction - 196 pages
D. H. Lawrence. At length he sat ... You're one of those half-insane, perverted women who must run after depravity, the nostalgie de la boue.' Suddenly he had


Mưa.

Những hàng cây run rẩy rất khẽ, bóng của chúng dường như tăm tối hơn thì phải. Em nhớ người, và nhớ mưa. Mỗi ngày đều mưa, nhưng mưa mỗi ngày mỗi khác. Và mưa của một lần khác thì rất khác.
Người em yêu, ngoài đôi tay to và ấm hay nắm lấy tay em những khi cùng lang thang và chỉ lái xe bằng 1 tay mặc kệ đường đông còn có 1 bờ vai vững vàng để em tì cằm vào những khi muốn rủ rỉ rù rì gì đó. Rồi những khi trời mưa, em thỉnh thoảng kéo áo honey để lộ 1 khoảng vai trần, đặt lên làn da mát lạnh ướt đẫm ấy một nụ hôn vội vàng. Em biết, tiếng cười của cả hai khi đó đều rất trong, như mưa. Ngay cả mưa rơi giữa vùng tối của đêm cũng vẫn long lanh. Và, có phải môi em rất ấm?
"Vai em tròn dưới mưa
Ướt bao nhiêu cũng vừa"
Em hay lẩm nhẩm hát bài này khi bất chợt gặp mưa.
*
Ui chao sến ơi là sến, nhưng càng sến bao nhiêu càng người, càng Sài Gòn bấy nhiêu.
Gấu này chẳng đã từng phán, cái hồn của văn chương Miền Nam, là ở trong nhạc vàng, nhạc sến, sao?
*
Have you ever seen the rain?
Em có bao giờ nhìn thấy mưa rơi?
*

Cháu đọc entry của bác từ lúc nó chưa đổi tên cơ, khi còn là "SG mùa này thì cứ triền miên buổi chiều và rả rích đêm khuya" ấy. Nhưng mà quả thực là không biết nói gì thêm, hihi :D.

Hôm nào cháu viết tặng bác 1 entry nhé, vì cháu rất thích cái nhận xét của bác "cái hồn của văn chương Miền Nam, là ở trong nhạc vàng, nhạc sến".

Tks. I am looking forward to reading your "To_Gau entry".

Cái hồn của văn chương Việt Nam... D.H Lawrence diễn tả bảnh hơn Gấu nhiều. Ông gọi là "Nỗi Nhớ Bùn" [La nostalgie de la boue]. Gấu thuổng chữ của ông, viết được một đoạn thật là tuyệt vời về Sài Gòn…
Nguồn

Ui chao, cái thưở ban đầu...

Hồn Ốc

Tin Văn, như cái tên của nó, là những tin văn học GCC này mua sách báo của tụi mũi lõ, về đọc, rồi thấy cái nào hay hay, hay tác giả nào Mít cần, là hì hục dịch, giới thiệu.
Một mình Gấu giới thiệu không biết bao nhiêu là tác giả, không phải kể công, nhưng đây là sự kiện, người thực việc thực.
Sở dĩ Gấu dám chôm chĩa như thế, là vì Mít rất cần những tin đó, những tác giả đó.
Gấu một mình mang tiếng chôm chĩa, tên biệt kích văn hóa, thì cũng đành chịu, chứ biết sao giờ?
Non-profit thì nó phải như thế.

Nhưng mấy đấng “viết từ bàn viết Hút Tông”, thí dụ, chôm TV, đi 1 đường Tạp Ghi, Phén, Phiến… rồi gửi cho báo của bằng hữu của mấy đấng đó, vừa được tiền nhuận bút, vừa được dịp khen tặng lẫn nhau [ông viết Phến số 1, Viết Từ Mặt Trăng số dách…], không lẽ bỏ qua?
Cả 1 nền văn học hải ngoại, thơ thì tán bạn, tán vợ già, văn thì Phến1, Phến 2, Viết Từ Bàn Viết Khốn Kiếp… toàn là đồ đi chôm, xào đi xào lại, dòng dã bao nhiêu năm trời, không lẽ cứ Vũ Như Cẩn thiên thu, miên viễn?
Một ông chủ báo, bằng cấp đầy mình, danh vọng, tiền bạc…  chùm thiên hạ, đi chôm 1 câu thơ của 1 thi sĩ, không lẽ “kệ cha" ông ta ư?
Một ông phê bình, trưng đủ thứ tác giả, tác phẩm, toàn để bịp, vì đâu có đủ chữ, đủ nội lực để đọc, không lẽ “kệ mẹ” ông ấy?

Phải có 1 thằng cà chớn như Gấu này khui ra, may ra vận mệnh văn học Mít hải ngoại khác đi.
Vậy mà “mát, mát nặng, vô duyên”?


Sức Mạnh Mềm (Made In China)

Note:
Tay này, suốt một đời làm thơ, làm giáo sư, làm báo, làm trùm báo, vậy mà viết 1 cái tít không nên thân, [nếu “nên thân”, thì là chôm của người!]
Chán thế!

Viết cái tít như trên, người không biết tiếng Anh sẽ nghĩ “Sức Mạnh Mềm”, được dịch qua tiếng Anh là “Made In China”.
Ít ra, phải viết Sức Mạnh Mềm “Made in China”, sức mạnh mềm được làm, sản xuất…  tại Tẫu.

Thi sĩ mà đặt nick cho mình là “dùng người”.
Ý hẳn Người muốn nói, “dụng nhân như dụng mộc”?
Đúng là Trùm, chuyên môn sử dụng người, coi người khác như đồ dùng, hẳn thế.

Tiếng Việt đâu có dễ. Văn sao người đó: Mi cứ viết ra, chỉ 1 câu thôi, là ta biết ngay bụng & đầu của người chứa cái gì!

 

NTV đã từng là bạn quí của Gấu, và là “luơng tâm” của “bạn quí của Gấu”, nhà văn "đi trên mây", như chính anh đã từng thú nhận. GCC cũng có vài kỷ niệm thật đáng quí với NTV, để từ từ “vực dậy” nhân dịp năm mới!

Để hiểu cái “cas” của ông bạn quí của Gấu, NTV, và phát giác cuối đời của Gấu, khi ra được hải ngoại, về "bạn quí của bạn quí", "lương tâm của bạn quí" "của Gấu"... phiền độc giả cùng đi vòng vo Tam Quốc với Gấu “một tăng” [tăng: time, temps : thời gian].

Trước hết, là đoạn sau đây, liên quan tới Bác H.

Ông Hồ Chí Minh là một người đàn ông, chuyện vợ con của ông tôi không quan tâm. Nhưng trong câu chuyện bi thảm này, những người có lương tri đều lên án ông, ngay cả trong trường hợp ông không trực tiếp ra lệnh giết người phụ nữ bất hạnh, người đã “đầu gối tay ấp”, có con bồng con mang với mình. Ông biết, ông tất nhiên phải biết, nhưng ông đã im lặng, đã quay mặt đi trước tội ác. Người không nhân hậu với người thân của chính mình thì nhân hậu được với ai?
Vũ Thư Hiên trả lời diễn đàn X-Cà-fe.

Nhận xét trên về ông Hồ, của ông con trai của cánh tay phải của ông Hồ, xem ra quá hữu lý, nhưng theo Gấu, không đúng. Ông Hồ không giống như một người bình thường. Ông ra đời là để đóng vai cứu vớt dân Mít. Có thể thoạt đầu ông không tin, nhưng riết phải tin, vì dân Mít muốn như thế. Dân Mít, ở đây, là những người CS, và luôn cả đại đa số nhân dân bị thuốc hàng ngày từ những năm Pháp thuộc, cho mãi mãi đến bây giờ, và muôn đời về sau.

Đây là trường hợp lộng giả thành chân. Trong đời Gấu, đã chứng kiến một trường hợp y chang ông Hồ. Sau này biết thêm một trường hợp, do tay nhà văn W(illiam) Somerset Maugham (1874-1965) kể, nhưng ghê gớm nhất là trường hợp nhà văn Romain Gary.

Ông này, sinh ra đời, là để đóng vai Chúa Nhập Thế Lần Thứ Nhì. Chính ông cũng tin như thế, y hệt ông Hồ, cũng tin, ông sinh ra là để đánh thắng hai thằng đế quốc thực dân cũ và mới, và để xây cái nhà Mít to lớn bằng mười bằng trăm lần so với trước đó.
Bởi thế, dù ông Hồ có muốn làm người bình thường, cũng không được!

Theo nghĩa đó, Dos phán, giả dụ Chúa Giê Su có trở lại thế gian, thì đệ tử cũng làm thịt Người để bảo vệ Thiên Chúa Giáo!
Chúng ta cứ thử tưởng tượng, Bác Hồ, một bữa tuyên bố, tớ đếch muốn làm Cha Già Dân Tộc nữa, đám đệ tử chịu nổi không?
Kim Hạnh, Bà Trùm báo Tuổi Trẻ ngày nào, chẳng đã bay chức vì cho ông Hồ làm người trở lại, cũng có bồ, cũng đưa bồ đi coi Sở Thú!
*
Maugham có mấy truyện thật xịn, nhưng suốt đời đau, vì bị giới phê bình coi là nhà văn hạng nhì, đến khi chết, nhắn lại với hậu thế, cớ sao nhà văn hạng nhì như tớ mà có nhiều độc giả quá như thế. Cuốn "Lưỡi Dao Cạo" của ông mà chẳng bảnh sao. Ông còn một cái truyện Gấu rất mê, Up at the Villa, chuyện một em, khi còn là con nít, được một ông bạn của bố nhắm, lớn lên, mê một anh, lấy làm chồng, anh này tối ngày say xỉn, lại còn máu mê cờ bạc, sau chết vì thượng mã phong, đại khái như vậy, còn ông bạn của bố, sắp được phong chức Phó vương Ấn độ, nghe tin em rảnh rang [available], bèn về Anh cầu hôn. Em tính sáng hôm sau gật đầu, nhưng tối hôm đó đi ăn, để mắt thương hại tay nhạc sĩ vĩ cầm ốm đói, một anh sinh viên phải bỏ chạy quê hương do chống đối nhà nước, và khi về lại villa, thì gặp anh này lết tới đó, bèn cho vô nhà, cho ăn, cho làm tình, cho hưởng thú nhất dạ đế vương, và khi anh sinh viên hỏi, tại sao mà đối xử với anh ta quá tốt như thế, em ngu quá nói thật, ấy là vì tôi thương hại anh, muốn cho anh hưởng lạc thú mà suốt đời anh không tin là anh có thể được hưởng!
Tay sinh viên phát điên lên, chửi, sao lại có thứ đàn bà khốn kiếp như mi, mi tưởng mi là thứ gì, ta là thứ gì, và bèn rút súng ra, đòm chính anh ta một phát, đi luôn.
Người đẹp cuống lên, bèn phôn cho một tay quen, một lãng tử, anh này tới, cho cái xác vô hòm xe rồi kiếm chỗ vắng thẩy xuống biển, và dặn, nè, đừng có kể cho ông Phó Vương nghe đấy nhé.
Bữa sau, em lại ngu quá, kể hết, Phó Vương đau như hoạn, nhưng vẫn tỏ ra là người quân tử, vẫn ngỏ lời cầu hôn, nhưng tuyên bố, sẽ gặp Nữ Hoàng từ chối vinh dự Phó Vương, vì sợ sau này có người khui ra thì bỏ mẹ. Em chán quá, bèn lắc đầu, tưởng ông làm Phó Vương thì tôi mới lấy, chứ già khú đế đại vương như ông, tôi lấy để làm gì!
Tuyệt!
Sự thực, em chẳng ham gì chức vợ Phó Vương, nhưng, theo bạn, có cách nào hay hơn thế, để tống anh già ra khỏi nhà, đi một mạch qua Ấn làm Phó Vương?
Anh lãng tử biết trước, chuyện sẽ xẩy ra như vậy, và phán, người như em, chỉ hợp với anh thôi!
Lần đầu đọc truyện, Gấu cứ khen hoài, cô gái hay thiệt, nghĩ ra cái mưu nói Không với ông Phó Vương thật tuyệt, nhung sau ngộ ra, chính cái chết của anh sinh viên làm cô bớt ngu đi.

Nhưng cái truyện ngắn của Maugham mắc mớ đến ông Hồ, là như thế này.
Nhân vật kể chuyện trong truyện ngắn của M. mà Gấu quên tên, kể là, ông có biết một tay làm bồi bàn cho một nhà hàng nọ. Thế rồi bẵng đi một thời gian, tình cờ gặp lại, anh bồi bàn lúc này có vợ, và được giới thiệu là bá tước gì gì đó. Hỏi, còn nhớ tui không, ông bá tước lắc đầu.
Thế rồi, sau đó, một lần, gặp bà bá tước, không thấy ông chồng, hỏi thăm, bả nói, thằng khùng đó ngỏm rồi. Hỏi, ngỏm ra sao, bả nói, vì tôi lấy anh ta, nên anh ta được mọi người kêu là ngài bá tước, như ông chồng đã mất của tôi. Thế rồi anh ta cứ nghĩ mình là bá tước thiệt. Đi đứng, ăn nói như ngài bá tước. Bữa đó, cháy nhà, cả hai đã chạy ra thoát, kẹt con chó, anh ta quay vô cứu con chó, nói sao cũng không được, vì bậc bá tước, bậc vương giả phải xử sự như vậy.
Cái lý do ông Hồ không thể nào làm con người bình thường được nữa thì cũng y chang. Cục đất thành thần rồi không thể nào trở lại làm cục đất được nữa.
*
Chúng ta đều biết câu chuyện hai ông tượng, một gỗ, một đất, trời nổi cơn lụt lội, trôi lềnh bềnh trên mặt nước, tượng gỗ cám cảnh cho tượng đất, tôi tuy lềnh bềnh, nhưng vưỡn còn, ông chỉ tí nữa, là tan ra thành đất; ông kia cười phán, tớ là đất, thì lại về với đất, còn cậu mới cơ khổ, đang được con người xì xụp quì lạy, cúng bái, bây giờ như cục kít trôi sông; con người, cái túi thịt hôi thối, như Phật nói, một bữa thức giấc thấy mình biến thành thần, là không thể trở lại làm cái túi thịt hôi thối được nữa. Bảnh như Solzhenitsyn kia mà còn bị cái vinh quang đốt cho điêu đứng, như Steiner phán về ông:

Cùng với sự xuất hiện của "Một ngày", chỉ trong "một đêm", Solzhenitsyn trở thành nổi tiếng. Ông tới gặp Anna Akhmatova, nhà thơ vĩ đại nhất khi đó hiện còn sống của nước Nga. Bà hỏi: "Liệu anh chịu được lâu, vinh quang?... Pasternak chịu, thua. Thật khó kéo dài vinh quang, nhất là thứ đến muộn." Một lời cảnh cáo nóng bỏng.
Đúng ra là Solzhenitsyn đã không bị nó đốt cháy: Ông vẫn sống như trước, một ẩn sĩ nhà quê, ăn món ăn nhà quê. Nhưng than ôi, ông mất đi, phần nào tính bao dung; dấn mình, như chưa khi nào dấn mình như thế, vào chức năng Thượng Đế ban cho, hoặc tự mình ban cho: tố cáo, lột trần Cái Ác. Hy sinh tất cả gia đình, bản thân... cho "cuộc điều tra mang tính lịch sử-văn chương": Quần đảo Gulag.
"Nếu ông ta đừng quá bám chặt vào tư tưởng cố định, idée fixe, nếu ông ta cho phép mình, một chút nghỉ ngơi, cho dù vui chơi cho dù sầu muộn, cũng được đi, như Puskhin chẳng hạn...", Tây-phương không thể hiểu, nhưng những bạn tù đã cho ông sự hỗ trợ cần thiết, đã ban thưởng cho ông, còn giá trị hơn cả Nobel văn chương. Thật dễ dàng khi chỉ trích ông, về cách đối xử với vợ con, nhưng không ai có thể trách cứ ông, về chuyện một lòng một dạ với những bạn tù... Với hàng triệu tù gulag, một nhận định nhân vô thập toàn không phải là một lời an ủi, mà là một sự được phép, bởi vì, không một thói hư tật xấu nào có thể lấy đi sức mạnh "thép đã tôi thế đấy", ở con người này: một nhà văn, một công dân.
Một linh hồn lưu vong

Chúng ta cứ thử tưởng tượng, Bác Hồ, chính ông, đã từng thổi ông lên thành vị thần, tự đút cái ống đu đủ vào đít mình thổi mình, rằng thì là suốt đời hy sinh cho đất nước dân tộc đến không màng cái thân, đếch còn thì giờ nghĩ đến vợ con, [ui chao Gấu bỗng nhớ đến DTH, hiện đang ở Tây, cũng chẳng còn thì giờ để sống nữa, vì còn lo viết, lo đại sự, lo tóm cho được sự thực về một đỉnh cao chói lọi…], thế mà đùng một cái, thê nhi tử trọc, cục gạch gói trong tờ báo chẳng thấy đâu, giờ lòi ra cục gạch mềm mại ấm áp thơm như múi mít, thì ăn nói làm sao với nhân dân?

Cà mèng như Gấu, mà cũng có lúc phởn, tự thổi chính mình, tớ sinh ra đời là để tố cáo Cái Ác Bắc Kít. Thượng Đế ban cho tớ nhiệm vụ cao cả đó!

Ui chao, bất giác Gấu lại nhớ đến Trung Uý Kiệt VNCH ở trong Một Chủ Nhật Khác. Sau khi em Oanh về Sài Gòn, Kiệt rơi vào khủng hoảng, chạy ra Bưu Điện chơi cái điện tín, SOS. Rồi chạy ra. Rồi lại chạy dzô, lấy lại cái điện. Em cũng vô phương, tình vĩ đại cỡ nào thì cũng vô ích... Khi gặp lại Oanh, kể cho Em nghe, Em cảm động lắm, đi một đường nhẹ nhàng:
-Thầy coi thường Em quá.
Thầy vặc:
-Em là cái quái gí. Mình là cái quái gì! Đôi khi cũng phải coi mình như là đống kít, thì mới sống được!
*
Đọc DTH trả lời phỏng vấn BBC, Gấu mới tá hoả ra rằng thì là, bà cũng bị hoang tưởng về cái nhiệm vụ trời trao phó cho bà, y chang Solzhenitsyn. Nhưng Solz, đến cuối đời ngộ ra, ông trở về Nga, đúng như mình tiên đoán cho chính mình, về một ngày về vinh quang, nhưng bảnh hơn thế nữa, ông nhận giải thưởng của Putin ban cho ông, cho phép Putin tới nhà uống trà với ông!
Thế mới ghê.
Đa số chửi ông là phản bội lý tưởng, phản bội đủ thứ, nhưng không phải như vậy. Mới đây, trên TLS, một độc giả trả lời bài viết của một tay trên TLS, và giải ra cái chuyện tại sao ông nhận giải thưởng, thì Gấu mới hiểu ra, mấy tay Nhân Văn nhận giải thưởng của VC, là cũng như vậy.
Chẳng có gì gọi là phản bội ở đây hết.

Source

Chỉ đến khi BHD bỏ đi xa, những lúc đau quá, nhớ quá, thế rồi một bữa, đọc lại “Up at the Villa”, thì bèn ngộ ra rằng thì là, BHD đã áp dụng đúng cái đòn của cô gái trong đó, để gạt Gấu ra khỏi cuộc đời của cô.
Mi ngu lắm, mi bướng lắm, mi tự ái đầy mình…. Ta chỉ cần nói, đi chỗ khác chơi, ta hết thương mi rồi, “bi giờ ta hết lãng nạn rồi”, là mi bỏ đi một mách đếch thèm nhìn lại!
Quả đúng như thế!
Đau thật!



vực dậy từ tro than – đi qua những cánh đồng chết

Note: “Vực dậy từ điêu tàn” thì còn ngửi được.
Tro than làm sao.... vực?
*
Cái tựa đề bài du hành ký của Ngô Thế Vinh "vực dậy từ tro than" là lấy biểu tượng con Phoenix chết trong lửa, biến thành lửa để chết, và sống lại từ tro tàn đó bác.
H.H

Phúc đáp:

Trên TV có "hơn cả 1" bài viết về Phượng Hoàng từ tro than sống lại. (1)
Gấu Ngu này làm sao không biết.

Nhưng NTV không thể áp dụng ở đây, là vì lý do “ngữ nghĩa”: không thể “vực dậy” từ tro than được, mà là, “sống lại” từ tro than, hay, thò mỏ ra khỏi Lò Thiêu, hay "mầm sống" nẩy lên từ cánh đồng chết....

Nhà văn dởm, bạn GNV ngày nào này, không rành tiếng Việt.
Kính

NQT

(1)

PHOENIX
Phượng Hoàng
 
Es-tu prêt à être effacé, nul, anéanti,
             à n’être rien?
            Perdu dans l’oubli?
Sinon, jamais vraiement tu ne changeras 

Le phénix ne retrouve que sa jeunesse
que s’il est brulé, brulé vif, jusqu’à se faire
chaude et floconneuse cendre.

Alors le frêle remuement d’un frêle être nouveau dans le nid
au duvet léger comme cendre qui vole
montrer qu’il a retrouvé pareil à l’aigle sa jeunesse,
Immortel oiseau

(D.H. Lawrence, Derniers Poèmes, bản dịch tiếng Pháp của Roger Munier, trong Cahier de L’Herne, 1988).

(Tạm dịch:
Mi đã sẵn sàng chưa, để xóa nhòa, thành không, tiêu tùng,
để chẳng là chi?
Chìm vào quên lãng?
Nếu không, mi đừng mong chi thay đổi. 

Phượng Hoàng chỉ tìm lại tuổi thanh xuân
khi cháy rực như cây đuốc sống
chút tro than còn, nóng, nhẹ như bông, 

Rồi lung linh ở ngay tổ,
Là lông tơ, nhẹ, tựa tro bay:
nó đã tìm lại được mình,
Con chim bất tử).

Cám ơn Ông, Mr Grass

Trong "Trăng Goá", nhân vật nữ đã phải đi bước nữa sau khi người chồng mất đi vì hậu quả của chất độc hóa học khi chiến đấu tại biên giới phía Bắc. Bà tự nhủ lần này lấy chồng là tìm cha cho đứa nhỏ: đây là giọng nói của một người đàn bà Miền Bắc Việt Nam, tuy hết hy vọng về mình nhưng vẫn còn hy vọng về con, tuy mệt mỏi nhưng không chịu bị bẻ gẫy. Thứ tiếng nói đó, ngôn ngữ đó, là ngôn ngữ của cả một miền đất đang chuẩn bị thoát ra khỏi bóng đen, như ngôn ngữ Đức sau chiến tranh, bông sen trong biển lửa, hay là giọng con phượng hoàng đưa mỏ ra khỏi Lò Thiêu, như Salman Rushdie nhận định về ngôn ngữ văn chương của Heinrich Boll và của ông.

Trong bài viết về “Bếp Lửa” của TTT, đăng trên báo Văn, 1973, Gấu đã sử dụng hình ảnh con Phượng Hoàng, để viết về cái cảnh cuốn sách BL được ông NDV đem bán xon, ở lề đường Sài Gòn, và nó đã sống lại từ đó, và sau đó, ở hải ngoại, và qua nó, là cả 1 nền văn học nhân bản của Miền Nam...

Dùng thì dùng, nhưng phải đúng chữ, đúng nơi. Tiếng Việt đâu có dễ.
Bạn viết xuống, chỉ 1 câu thôi, dân nhà nghề biết ngay, bạn là đồ thật hay đồ dởm. 

Chi tiết là Thượng Đế trong văn chương. Nabokov khuyên độc giả "caresser", ve vuốt, những chi tiết, là cũng theo nghĩa đó.
Với 1 độc giả sành điệu, người đó nhận ra ngay, 1 chi tiết thần trong 1 câu văn.
Và tất nhiên, người đó bèn vội bịt mũi, trước chi tiết thâm "thuý".

Gấu lấy thí dụ, đoạn văn của chính Nabokov, đã trích dẫn trên TV, những chi tiết thần sầu, là anh chàng “rậm râu”, “từ biển” bò lên, và cặp kiếng mát

Under the flimsiest of pretexts (this was our very last chance, and nothing really mattered) we escaped from the cafe to the beach, and found a desolate stretch of sand, and there, in the violet shadow of some red rocks forming a kind of cave, had a brief session of avid caresses, with somebody's lost pair of sunglasses for only witness. I was on my knees, and on the point of possessing my darling, when two bearded bathers, the old man of the sea and his brother, came out of the sea with exclamations of ribald encouragement, and four months later she died of typhus in Corfu.

Cái diễn đàn DM, toàn BBT, thì đều không rành tiếng Việt, "cần" thì cũng giống như "đủ", thí dụ, hay diễn đàn Hậu Vệ, ‘vấp ngã” thay vì “thất bại, không thành công”; cả hai cho thấy sự sa sút của tiếng Mít, thật khó mà "vực dậy" được.

Hình ảnh, ẩn dụ... “phượng hoàng”, như những thí dụ trên cho thấy, thường dùng để chỉ sáng tạo trong văn học, sống lại từ.... lửa.
Phần thư chính là số phần của nó.
Ông nhà văn dởm này sử dụng ẩn dụ hơi bị nhảm, là vậy.

NTV đã từng là bạn quí của Gấu, và là “luơng tâm” của “bạn quí của Gấu”, nhà văn "đi trên mây", như chính anh đã từng thú nhận. GCC cũng có vài kỷ niệm thật đáng quí với NTV, để từ từ “vực dậy” nhân dịp năm mới!

*

Cánh đồng chết.
Nếu dịch "killing field", thì là cánh đồng giết người.


Chi tiết về những cơn đau đầu hành hạ, Gấu đọc từ hồi còn Sài Gòn, còn BHD, còn tất cả, chỉ thiếu tí tiếng Tây, vốn dân ăn đong, rồi cũng chẳng bao giờ coi lại.
Còn cái chi tiết ném vào lửa, thì có đọc, rồi quên, nhớ mài mại, và quả có thật, như 1 cái còm trên Blog NL cho biết. Tuy Gấu, sau này, có mua thêm vài cuốn Lolita, là cũng chỉ để cho vui thêm tủ sách, và cũng là 1 cách nhớ BHD!

Sự thực là, cuộc tình của Gấu với BHD không hề có tí sex nào, cũng như với cô bạn sau này. Gấu Cái cũng nhận ra sự thực cay đắng [mày coi mấy con mén đó hơn tao], nhưng về già, lại gật gù hài lòng. Tình thực, đời thực, là phải có đủ cay đắng ngọt bùi của đời thường, có người khác nữa, và có khi còn có cả nhân loại, tất cả nhân loại.
Nabokov là 1 đứa trẻ con nhà giầu từ trứng nước, không hề biết đến cái đói, cái rét, cái nhục, chính vì thế ông đọc không nổi Dos, Camus, Faulkner, và nhất là Don Quixote của Cervantes, đến nỗi mất mẹ nó chức giáo sư, là vậy:

Một trong những phê bình gia bị dội, khi đọc Cervantes, đó là Nabokov. Thoạt đầu, khi phải soạn cours, ông tính dựa vào hồi ức khi còn trẻ, ông rất mê cuốn sách. Nhưng ông thấy cần phải trở lại với bản văn. Và ông hết sức phẫn nộ, về những sự độc ác, tàn nhẫn, dã man của cách kể chuyện. Ông so sánh sự độc ác dã man với sự sỉ nhục Christ, với những trò tra tấn bách hại của những mật vụ nhà thờ người Tây-ban-nha (Spanish Inquisition), với trò đấu bò hiện đại. Ông tỏ vẻ hết sức thích thú, khi kể tội Cervantes, làm thịt cuốn sách, trước thính giả là những sinh viên của ông; khiến đồng nghiệp bực mình, và cảnh cáo: Harvard nghĩ khác. Vài năm sau, ông xin chân giảng dậy, bị bác đơn, ông cảm thấy thật cay đắng, chua chát vì cái tát gió này. Chắc còn nhiều nguyên nhân, nhưng không thể loại trừ thái độ của ông đối với Cervantes.
Source

Khi Pasternak được Nobel, Nabokov đau lắm, ca cẩm hoài, cũng do đố kỵ, như ông đã từng chê Dos.
Ông coi “Pạt” là nhà văn "pro" CS, và tự coi, ông mới là nhà văn Nga đầu tiên Chống Cộng, không phải Pasternak.

Cuộc tình BHD. Về già, Gấu ngộ ra, là cuộc tình với xứ Bắc Kít, với 1 cô Hồng Con, con địa chủ, sau bị cả làng Gấu bỏ chết đói, Gấu đã kể chuyện này vài lần rồi. Thời gian đó, ông cụ Gấu bị Cách Mạng thủ tiêu, bà nội Gấu lúc nào cũng ra rả vào tai thằng cháu, mẹ mày rồi cũng bỏ chúng mày, thành thử Gấu bèn kiếm cô Hồng Con, để thay thế… mẹ. khi mẹ bỏ đi.

Còn cuộc tình với cô bạn xẩy ra, khi thằng em trai tử trận, nhờ có cô mà trải qua được quãng đời thê lương, những ngày Mậu Thân.

Cả hai đều hơn cả 1 người tình. Làm sao dám sàm sỡ?
Chỉ nội nhớ thôi, cũng đủ ấm hết đời, cần gì sex?
Nabokov thua xa Gấu, là vậy.
Hà, hà!





*

Một đoạn về Annabel, tức nhân vật "tiền-Lolita":
"Ngay lập tức, chúng tôi mê nhau điên cuồng, vụng về, đau đớn, không còn biết xấu hổ….
Blog NL

 
Lolita. GCC có vài cuốn Lolita, cả bản tiếng Tây lẫn bản tiếng Anh. Tiếng Tây, thì đọc từ hồi còn Sài Gòn, và tất nhiên, còn BHD. Mang theo nó, như mang theo BHD, khi bỏ chạy quê hương, và trong truyện ngắn đầu tay, đầu đời thứ nhì, có nhắc tới nó:

1989. Trong một bài viết ở phía sau tác phẩm, Nabokov kể lại, phút hạnh ngộ giữa ông và cô bé kiều diễm, thời gian ông bị những cơn đau đầu thường trực hành hạ. Và một thoáng nàng - la palpitation de Lolita - đã lung linh xuất hiện, khi ông đang đọc mẩu báo, thuật câu chuyện về một nhà bác học đã thành công trong việc dậy vẽ cho một chú khỉ ở một vườn thú. "Tác phẩm đầu tay" của "con vật đáng thương" là hình ảnh mấy chấn song của cái chuồng giam giữ nó.

Trong chuyến đi dài chạy trốn quê hương, trong mớ sách vở vội vã mang theo, tôi thấy hai cuốn, một của Nabokov, và một của Koestler. Tôi đã đọc Darkness at Noon" qua bản dịch "Đêm hay Ngày" do Phòng Thông Tin Hoa Kỳ xuất bản cùng một thời với những cuốn như "Tôi chọn Tự do"... Chúng vô tình đánh dấu cuộc di cư vĩ đại với gần một triệu người, trong có một chú nhỏ không làm sao quên nổi chiếc chuồng giam giữ thời ấu thơ của mình: Miền Bắc, Hà-nội. 

Lần thứ nhì bỏ chạy quê hương, cùng nỗi nhớ Sài-gòn là sự thật đắng cay mà tuổi già càng làm thêm cay đắng: Một giấc mộng, dù lớn lao dù lý tưởng cỡ nào, cũng không làm sống lại, chỉ một sợi nắng Sài-gòn: Trong những đêm chập chờn mất ngủ, hồn thiêng của thành phố thức giấc ở trong tôi, tôi tưởng hồn ma của chính mình đang lang thang trên những nẻo đường xưa cũ, sống lại cái phần đời đã chết theo cùng với Sài Gòn, bởi cái phần đời đó mới đáng kể. Tôi đọc lại Nabokov và lần ra sợi dây máu mủ, ruột thịt giữa tác giả-nhà văn lưu vong-con vật đáng thương-nàng nymphette tinh quái. Đọc Koestler để hiểu rằng, tuổi trẻ của tôi và của bao lớp trẻ sau này, đều bị trù yểm, bởi một ngày mai có riêng một con quỷ của chính nó: Miền Bắc, Hà-nội.

Lần Cuối Sài Gòn

Về già, đọc lại, thì ngộ ra là, em bé 11 tuổi, Lolita, nếu như thế, thì chính là một nước Nga đã mất của Nabokov, cũng như BHD và một Miền Bắc đã mất của GNV.

Còn cái đoạn liên quan đến tiền-Lolita, thì chỉ nhớ đoạn “anh già” tính làm thịt em ở ngoài bãi biển, dưới sự chứng kiến của cặp kính mát một du khách bỏ quên:

Under the flimsiest of pretexts (this was our very last chance, and nothing really mattered) we escaped from the cafe to the beach, and found a desolate stretch of sand, and there, in the violet shadow of some red rocks forming a kind of cave, had a brief session of avid caresses, with somebody's lost pair of sunglasses for only witness. I was on my knees, and on the point of possessing my darling, when two bearded bathers, the old man of the sea and his brother, came out of the sea with exclamations of ribald encouragement, and four months later she died of typhus in Corfu.

Nhớ, cả câu trả lời của Nabokov với tờ The Paris Review, và cám cảnh thân Gấu:
[Cuốn] Lolita nổi tiếng, không phải tôi. Tôi là 1 tên tiểu thuyết gia u tối, thập phần u tối, với 1 cái tên thật khó đọc.

Cái chuyện xứ Mít bây giờ cho dịch và xb Lolita, thì mới… “nổi tiếng”.

Bởi là vì cũng trong cuộc phỏng vấn, nhà văn u tối khi được hỏi, cảm quan vô đạo đức của ông về sự liên hệ khốn nạn giữa Humbert Humbert và Lolita quá mạnh… đã trả lời, không phải cảm quan của tôi, mà của thằng già khốn nạn.
Hắn ta cares, không phải tôi. 

Nên nhớ Nabokov đã từng than thở, nếu không có cuộc cách mạng Nga, thì sẽ chỉ mong lớn lên, là 1 chuyên gia về bướm, và chẳng phải viết "tỉu thiết" làm chi cho...  mệt bướm.

[Mấy em Bắc Kít nói tục hơn Nabokov: "Mệt l."!]

Đâu có phải "vô tư", Lolita bị cấm dài dài.
Đàn bà chớ kể Thuý Vân Thuý Kiều, là cũng nghĩa đó.

Nabokov có dám vỗ ngực xưng tên là nhà văn sáng suốt đâu, ông biết rõ hơn ai hết, Lolita nhảm, cực nhảm.
Hình như có lần ông tính ném bản thảo vô bếp lửa?
Nhân loại nhơ bẩn đọc Lolita, tha hồ, nhưng Nhật Ký của Anne Frank chúng thật không đáng đọc, Cynthia Ozick đã suy nghĩ như thế, khi kết án cái bà che chở cho gia đình Anne Frank, và cất giữ bản thảo Nhật Ký. 

Mr Tin Văn nói về "Lolita":

"Trong một bài viết ở phía sau tác phẩm, Nabokov kể lại, phút hạnh ngộ giữa ông và cô bé kiều diễm, thời gian ông bị những cơn đau đầu thường trực hành hạ."

Không phải bị đau đầu, mà là đau dây thần kinh vùng xương sườn (intercostal neuralgia: liên quan đến một thứ hay được gọi là "ribs" :d), hồi đó là cuối 1939, đầu 1940, khi Nabokov còn ở Paris.

"Hình như có lần ông tính ném bản thảo vô bếp lửa?"

Không phải Nabokov định ném bản thảo "Lolita" vào lửa, mà định (thậm chí còn tuyên bố là đã) hủy (trong "hậu từ" của "Lolita") bản thảo một truyện vừa có đề tài gần tương đương viết trước đó, nhân vật nam là người Trung Âu, "tiểu nữ thần" (nymphet/nymphette) không có tên, người Pháp, và bối cảnh truyện ở Paris và Provence. Cuối cùng, nhân vật nam nhảy vào đầu xe tải tự tử sau một toan tính "rape" bất thành. Cuối cùng, bản thảo này lại không bị hủy, sau này đã được Dmitri Nabokov dịch và in bên Mỹ, nhan đề "The Enchanter".

Blog NL

Tks.

NQT 

Chi tiết về những cơn đau đầu hành hạ, Gấu đọc từ hồi còn Sài Gòn, còn BHD, còn tất cả, chỉ thiếu tí tiếng Tây, vốn dân ăn đong, rồi cũng chẳng bao giờ coi lại.
Còn cái chi tiết ném vào lửa, thì có đọc, rồi quên, nhớ mài mại, và quả có thật, như 1 cái còm trên Blog NL cho biết. Tuy Gấu, sau này, có mua thêm vài cuốn Lolita, là cũng chỉ để cho vui thêm tủ sách, sự thực là vậy, và cũng là 1 cách nhớ BHD!

Sự thực là, cuộc tình của Gấu với BHD không hề có tí sex nào, cũng như với cô bạn sau này. Gấu Cái cũng nhận ra sự thực cay đắng này, và gật gù hài lòng. Tình thực, đời thực, là phải có đủ cay đắng ngọt bùi của đời thường, có người khác nữa, và có khi còn có cả nhân loại, tất cả nhân loại.
Nabokov là 1 đứa trẻ con nhà giầu từ trứng nước, không hề biết đến cái đói, cái rét, cái nhục, chính vì thế ông đọc không nổi Dos, Camus, Faulkner, và nhất là Don Quixote của Cervantes, đến nỗi mất mẹ nó chức giáo sư, là vậy:

Một trong những phê bình gia bị dội, khi đọc Cervantes, đó là Nabokov. Thoạt đầu, khi phải soạn cours, ông tính dựa vào hồi ức khi còn trẻ, ông rất mê cuốn sách. Nhưng ông thấy cần phải trở lại với bản văn. Và ông hết sức phẫn nộ, về những sự độc ác, tàn nhẫn, dã man của cách kể chuyện. Ông so sánh sự độc ác dã man với sự sỉ nhục Christ, với những trò tra tấn bách hại của những mật vụ nhà thờ người Tây-ban-nha (Spanish Inquisition), với trò đấu bò hiện đại. Ông tỏ vẻ hết sức thích thú, khi kể tội Cervantes, làm thịt cuốn sách, trước thính giả là những sinh viên của ông; khiến đồng nghiệp bực mình, và cảnh cáo: Harvard nghĩ khác. Vài năm sau, ông xin chân giảng dậy, bị bác đơn, ông cảm thấy thật cay đắng, chua chát vì cái tát gió này. Chắc còn nhiều nguyên nhân, nhưng không thể loại trừ thái độ của ông đối với Cervantes.
Source

Khi Pasternak được Nobel, Nabokov đau lắm, ca cẩm hoài, cũng do đố kỵ, như ông đã từng chê Dos.
Ông coi “Pạt” là nhà văn "pro" CS, và tự coi, ông mới là nhà văn Nga đầu tiên Chống Cộng, không phải Pasternak.

Cuộc tình BHD. Về già, Gấu ngộ ra, là cuộc tình với xứ Bắc Kít, với 1 cô Hồng Con, con địa chủ, sau bị cả làng Gấu bỏ chết đói, Gấu đã kể chuyện này vài lần rồi. Thời gian đó, ông cụ Gấu bị Cách Mạng thủ tiêu, bà nội Gấu lúc nào cũng ra rả vào tai thằng cháu, mẹ mày rồi cũng bỏ chúng mày, thành thử Gấu bèn kiếm cô Hồng Con, để thay thế… mẹ. khi mẹ bỏ đi.

Còn cuộc tình với cô bạn xẩy ra, khi thằng em trai tử trận, nhờ có cô mà trải qua được quãng đời thê lương, những ngày Mậu Thân.

Cả hai đều hơn cả 1 người tình. Làm sao dám xàm xỡ?
Chỉ nội nhớ thôi, là cũng đủ ấm áp hết cả cuộc đời rồi, cần gì sex?

Nabokov thua xa Gấu, là vậy.

Hà, hà!



Chân dung hay chân tướng nhà văn
Saturday, December 31, 2011
Nhật Tuấn

Note: Bài viết chỉ lập lại những gì mọi người đã viết về NHT.

Nhận xét của NT, trích sau đây, về truyện ngắn NHT, yếu quá, vì không nhìn ra được vị trí của truyện ngắn, như của NHT, xuất hiện vào những thời điểm lịch sử quan trọng. Phải là Lukacs, ông Trùm phê bình gia Mác Xít phán, thì mới tới đỉnh.
Gấu đã từng chôm ý của ông, khi viết về NHT, để trả lời Dương Tường, khi ông này chê NHT… dốt.

Tuyệt nhất, là, Hannah Arendt cũng sử dụng đúng cái ý của Lukacs, về “No Longer and Not Yet” khi viết về The Death of Virgil của Herman Broch. Khi viết về NHT, viện dẫn Lukacs, Gấu chưa được đọc bài của Arendt.
Thế mới đáng nói, chứ không thì cũng chỉ là chôm thôi.
Lần viết về LMH, Gấu lấy 1 ý của Sartre, viết về hiện tượng luận.
Sau đọc Steiner, ông cũng lấy đúng câu mà Gấu thích lắm đó, viết về Sartre (1)

(1)

Sartre (Situations, I) nhắc tới "ý hướng tính", coi đây là tư tưởng cơ bản của hiện tượng luận: "Husserl đã tái tạo dựng (réinstaller) sự ghê rợn và sự quyến rũ vào trong những sự vật. Ông tái tạo thế giới của những nghệ sĩ và của những nhà tiên tri: Ghê sợ, thù nghịch, nguy hiểm trùng trùng, với những bến cảng, nơi trú ẩn của ân sủng và tình yêu."
Vẫn Sartre, trong bài viết đã dẫn, "Hiểu, là vỡ òa về...", (Connaitre, c'est "s'éclater vers"), và đó là ý nghĩa câu nói nổi tiếng của Husserl: Ý thức chỉ là ý thức về một điều gì (Toute conscience est conscience de quelque chose): y hệt như vết bom ngưng lại, vì biết rằng, có một người, sau này sẽ viết ra, điều này.
Trong một truyện ngắn khác, của cùng tác giả, "bãi dâu xanh mênh mông, hoa muồng muồng vàng rực, đình tám mái sân đầy cứt chim..." như phô hết sự quyến rũ của chúng dưới bầu trời: máy bay Mỹ đánh phá khắp nơi.

Dẫu sao, Nguyễn Huy Thiệp vẫn xuất sắc trong một số truyện ngắn khiến một thời ông đáng mặt là “tiên chỉ trong làng văn”. Nhưng lộc trời chỉ có vậy, sang lĩnh vực tiểu thuyết, cái phần chính yếu làm nên cốt cách một nhà văn lớn thì ông lại… không có.
Nhật Tuấn

Theo Gấu, NHT hỏng, như Bọ Lập, sau này, hỏng, cả hai đều loé lên như ánh lửa ma trơi, đa phần là do rét, và bằng lòng với tí vinh danh mang lại đủ bả danh lợi cần thiết.
Quá chút nữa, là đụng đến cái chết, mấy ông này không dám.

Nhưng khó nhất, là do tâm thức quá hạn hẹp, không nhận ra vai trò nhà văn nhà thơ khi bị [được] lịch sử lọc ra, như Brodsky, Mandelstam, Akhmatova…

Hơn nữa, phải mẫn cảm lắm, mới nhận ra lịch sử cần tới mình, và có thể...  qua mình, lịch sử sang mùa, như Brodsky: Dù mới 24 tuổi, khi lịch sử gọi tới tên, bèn dõng dạc trả lời, có tớ!

Can đảm không thôi, chưa đủ.
Bởi thế mà chỉ 1 Solz, đủ để đánh sập Đế Quốc Xô Viết.

Phải mẫn cảm lắm, mới nhận ra thời tiết sang mùa. (1)

(1)

Phải nhạy cảm lắm mới nhận ra chút dấu hiệu thật mơ hồ, mong manh của sự chuyển mùa: Mối tình lúc đầu giống như chớm thay đổi thời tiết. Tự nhủ thầm cô bạn chắc không nhận ra, và sẽ chẳng bao giờ dám thú nhận. Sau này nhớ lại, đã thực sự yêu thương, không phải lần vì quá cô đơn, lén viết lên trang tiểu thuyết Tô Hoài cô đang đọc, trong lúc cô lui vào trong, Je vous aime, nhưng khi tới báo tin đứa em trai tử trận, không gặp, đành nhờ một cô bạn ở chung nhà nói giùm, tin chắc cô sẽ hiểu.
*

Trong khi chờ đợi, đám bạn bè Brodsky kéo nhau đi ăn nhậu, rồi kéo nhau ra tòa chờ chế độ tuyên án, và chờ Brodsky "vấp ngã" để "cám ơn", thì Brodsky, chính anh chàng thanh niên chưa đầy 24 tuổi ngửi ra liền tù tì, lịch sử cần tới mình, và dù chẳng hề muốn đóng vai nhà văn, nhà thơ, kẻ tuẫn nạn, nhưng anh cũng đành tiến ra, giơ tay chấp nhận cái số phận của mình (2)

Thế mới thú chứ. Đâu có phải như lũ Mít, đứa thì bỏ chạy, đứa thì hô lớn, có tớ, có tớ, nhưng lịch sử chửi, tao đâu có cần mi, thơ văn của mi như kít, ai cần tới mi, hà, hà!

[Gấu biết 1 ông, ngay từ thời còn đi học, đã đóng vai "chờ" lịch sử lọc ra, và chờ hoài đến già, lịch sử cứ vờ... Tính viết hoài về ổng, nhưng quên hoài!
Đây là 1 đề tài rất "hot", được Ozik lôi ra, trong 1 cuộc phỏng vấn “Cuốn sách thay đổi đời tôi”, và bà chọn cuốn của Henry James, Washington Square (1880), Gấu đã từng tính dịch, trước 1975, và đã được bạn NDN, chủ nhà xb Sóng a-văng 5 ngàn…]

(2)

Rein, bạn của Brodsky nhớ lại, đợt ra tòa lần thứ nhì rơi đúng vào dịp lễ Maslenitsa, hay Butter Week, lễ truyền thống đợp bánh pancake, và hậu quả là, vào đúng ngày tòa xử, Rein cùng đám bạn rủ nhau tới khách sạn làm 1 chầu, và tới 4 giờ cả bọn kéo tới tòa án. Chẳng đấng bạn nào ngửi ra cái mùi trầm trọng của sự kiện.

Nhưng Brodsky thì lại ngửi ra. Suốt thời gian của vụ án ngắn ngủi, ông tỏ ra nghiêm trọng, serious, trầm lặng, kính nể, respectful, và chắc chắn, vững như bàn thạch, về cái điều, ông được sinh ra là để “deal” với 1 trường hợp như thế…

Source



Gấu Cái chửi, ta chưa thấy mi khen 1 ông nào viết văn hay cả, tại sao vậy?

Thời mà Gấu khen bạn quí nhà văn qua rồi.

Đó là cái thời ngồi Quán Chùa, sáng ngủ dậy, là nghĩ ngay đến bạn, và đây cũng là 1 trong những nguyên do khiến cuộc sống vợ chồng bắt đầu sứt mẻ, và đi đến tan rã, chỉ đến khi Gấu đi tù VC, ở nhà Gấu Cái một mình nuôi mấy đứa nhỏ, vẫn tháng tháng nhờ mẹ chồng đi thăm nuôi chồng, dần dần Gấu nhận ra lỗi của Gấu, và gia đình lại có ngày đoàn tụ, về mặt tinh thần.

Về già, không phải là Gấu không có bạn văn hơn cả Gấu, để mà khen, nhưng khó khen quá, cái tình bạn quí hơn nhiều, so với bất cứ 1 lời khen tặng nào.

Bạn không tin ư?
Hãy thử đọc Một chuyến đi, Gấu viết về hai ông bạn Gấu chỉ gặp 1 lần coi?

Một vị độc giả, nhân thấy Gấu viết về ông anh nhà thơ, bèn mail hỏi, không lẽ phải có một nhà văn đàn anh bảnh như thế, được quí đến như thế, thì mới có thể viết văn, làm thơ được ư?
Lần đó, Gấu có trả lời, ông anh nhà thơ là 1 ông anh thực sự ở ngoài đời, tuy không ruột thịt. Cái nhà văn sư phụ mà bắt buộc mỗi nhà văn phải tìm cho ra cho bằng được của Gấu, là Faulkner, Gấu đã thưa nhiều lần rồi.

Mới đây, đọc 1 bài viết về Auden, trên TLS, thì lại hiểu thêm ra được 1 điều nữa, về tình bạn trong văn chương.
Thủng thẳng Gấu sẽ viết thêm về đề tài này.

V/v Lại nói về đi.

Gấu mới đọc 1 bài viết trên trang của giáo sư kinh tế, "bạn của Tư", đăng “bản của Tư gửi” [sao mà nhà quê đến thế không biết], của 1 em Bắc Kít, viết về "đi".

Em này viết nhảm quá, nhất là về Nguyễn Tuân.
Thí dụ đoạn sau đây:

Song, Nguyễn Tuân lại là một trường hợp khác Thế Lữ. Các cuộc phiêu lưu trên đường thiên lý xảy ra khá muộn trên đường đời của ông. Ông đã chỉ thực sự bắt đầu hành trình lãng mạn cùng hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.

Thú lãng du kiếm tìm cái Đẹp…
Nguyễn Thị Minh Thái

Thời kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, NT chẳng đẻ ra 1 tác phẩm nào cả. Chưa nói, tác phẩm đẹp.
NT viết những tác phẩm đẹp nhất của đời mình, dưới ánh sáng của một ngọn đèn dầu lạc. “Chiếc Lư Đồng Mắt Cua” là số 1 của ông. "Vang Bóng Một Thời" cũng không tới được đỉnh cao tuyệt vời này!
*

07.07.2010

Nguyễn Tuân nổi tiếng với tùy bút, và tùy bút Nguyễn Tuân, nổi đình nổi đám vì chất khinh bạc của nó. Những người viết sau này, không thể nào tới được cái chất khinh bạc "ròng" như vậy, đành phải thay bằng giọng thầy đời, giọng uyên bác, giọng có đi Tây, đi Tầu, có ở Paris, có biết khu "dân sinh" Saint-Germain-des-Prés... Ra cái điều đi hơn Nguyễn Tuân! Trúc Chi có thể "hơn" Nguyễn Tuân ở cái khoản đi, nhưng "may thay", chân truyền Nguyễn Tuân ở cái khoản khinh bạc: khinh bạc như là cực điểm của lòng nhân hậu. Lòng nhân hậu, hay hồn nhân hậu này, theo tôi nên "dịch ra tiếng Tây" bằng chữ la nostalgie, vốn thường được hiểu là hoài hương."

"Mot chuyen di" cua GNV hay qua. Nguoi trong nuoc cung dang viet hang loat ve Nguyen Tuan, nhung khong hieu sao, doc ho cu co cam giac nhu dang nghe mot nhom nguoi noi chuyen voi nhau trong mot... dam gio^~.

Toi khong noi dieu nay vi do-ky gi dau, that long thoi.

H.A

Tks.

Chúc Mừng Năm Mới.

NQT

Thú xê dịch chưa chắc đã liên quan đến tìm kiếm cái đẹp, mà đến tính tình của con người.

Lawrence Durrell phán:
Journeys, like artists, are born and not made.
(L. Durrell. Chanh Chát, Bitter Lemon)
(Lãng Du, như nghệ sĩ, có ở trong máu, chứ không làm ra được).
Source

Như thế, đi thì cứ đi, nhưng viết được hay không chưa chắc. Tìm được cái đẹp hay không lại càng chưa chắc. Chuyến lãng du khủng khiếp nhất, làm chết 3 triệu Mít, là cuộc xẻ dọc Trường Sơn, đẹp nhất không thấy, mà lại lòi ra cái xấu nhất!

Viết thế, thì lại bị "sư phụ" của Gấu chửi là nhìn đâu cũng thấy VC, nhưng quả thực đi không liên quan đến đẹp. Đến viết.

Dos, đâu cần đi, chỉ ngồi ở St. Petersburg và viết về nó.
Kafka, Prague
Pamuk, Istanbul.
GCC: Hà Lội! (1)

Hà Nội là một chiếc bóng đằng sau Sài Gòn. Sài Gòn là một chiếc bóng đằng sau hiện tại. Chữ gợi lại chập chùng những bóng. Những người đã từng có mặt. Những chỗ ngồi. Những góc đường. Những tàng cây.
Source

Tks.
Chúc Mừng Năm Mới.
NQT

Đi chẳng liên quan gì đến cái đẹp cả. Đó là sự thực.

Nhưng bài ký của Nguyễn Tuân sau này không đạt tới cái đẹp được, có thể là ông đã ngửi ra Cái Ác Bắc Kít và cơn băng hoại do nó gây ra, nào “Cải cách ruộng đất”, nào “Đánh Cho Mẽo Cút Ngụy Nhào”, và, do “thiếu thông tin”, do lòng thù hận, căm thù chiến tranh…  mới đẻ ra “Hà Nội Ta Đánh Mỹ Giỏi” và cái hình ảnh chính NT cầm điếu thuốc lá nhét vô miệng giặc lái Mẽo.

Ký, một dạng ”đi và viết”, ở tình trạng thô thiển nhất của nó, “hiện thực chủ nghĩa”, chỉ làm bẩn văn học. Nếu còn thêm lòng căm thù, thì lại càng lòi ra cái chất độc, ác BK. Đọc Nguyễn Khải thời gian viết về Bùi Chu, Phát Diệm, những chuyến đi vô cái nôi của Ky Tô giáo Miền Bắc, hay thời cải cách ruộng đất, và những chuyến đi về từng làng của các nhà văn BK, thì biết. Phải đến cuối đời, Tô Hoài mới dám xì ra những chuyến đi hoan lạc của ông trong "Ba Người Khác".
*

Bài viết "Pleiku một chút gì để nhớ", nếu ở 1 đấng nhà văn hiện thực chủ nghĩa, thì cùng lắm, chỉ là 1 cái ký nhảm nhí. Nhưng “thổi vào đó”, [sến ơi là sến, nhân mới đọc bài viết của cô Ngọc Lan trên Blog Người Việt], là trí tưởng tượng của người viết, viết về 1 thành phố mà mình chưa từng tới, bằng cách cho nó “trở thành hiện thực”, qua hiện thực [đã qua, ở trại tị nạn], và hiện thực đang sống, là chuyến đi đang xẩy ra, và hiện thực ở dạng cao cấp, ngôn ngữ, tiếng Mít.

Chắc là nhiều người, đọc bài viết, không nghĩ là nó hay, và đây chính là cái hay của nó.
Viết hay mà biết giấu cái hay mới là viết hay!
Đâu phải thứ văn chương vãi linh hồn!
Hà, hà!

Bởi vì Nabokov phán: (1)

Có ba sức mạnh tạo nên, và uốn nắn vóc dáng một con người: dòng dõi, môi trường sống, và yếu tố X chưa biết. Trong ba sức mạnh trên, nhìn xa, cái thứ nhì, môi trường sống, ít quan trọng, trong khi cái thứ ba có ảnh hưởng mạnh nhất. Trong trường hợp nhân vật sống ở bên trong một cuốn tiểu thuyết, lẽ dĩ nhiên, tác giả là người kiểm tra, chỉ đạo, điều động ba sức mạnh trên.
Cái xã hội bao quanh Bà Bovary, là do Flaubert sản xuất ra, Bà Bovary thì cũng rứa. Thành thử cái xã hội "mang tính Flaubert" (flaubertienne) tác động lên nhân vật "flaubertien", là chuyện tất nhiên. Tất cả những gì xẩy ra ở trong cuốn tiểu thuyết là xẩy ra ở trong đầu của Flaubert, mặc dù khởi điểm (lý do ra làm sao ông ngồi xuống, khởi sự viết), mặc dù cái xã hội đương thời có ông ở trong đó. Chính vì vậy mà Nabokov tỏ ra nghi ngờ những người cố tình nhấn mạnh ảnh hưởng những điều kiện xã hội mang tính khách quan đối với nữ nhân vật Emma Bovary. Và theo tôi, những nhà văn hiện thực xã hội chủ nghĩa ở trong nước cần phải để ý tới nhận xét này của ông: Tiểu thuyết của Flaubert chi li, chi tiết về về phận người, chứ không phải chuyện cân đo đong đếm về điều kiện xã hội (nguyên văn: Le roman de Flaubert s’attache au cacul infinitésimal de la destinée humaine, pas à l’arithmétique du conditionnement social: tiểu thuyết của Flaubert gắn bó tới tính vi phân của số mệnh con người chứ không phải tính số học của điều kiện xã hội).

GCC lập lại ý của Nabokov:

Tất cả những gì xẩy ra ở trong bài viết Pleiku này, là xẩy ra ở trong cái đầu của tác giả, và cái gì xẩy ra ở đây, là gắn bó tới tính vi phân của số mệnh con người [ở đây là cô gái Mít bỏ chạy nước Mít CS, tới 1 hòn đảo tị nạn….]

Nhưng điều này mới quan trọng, vẫn theo Nabokov:

…. Bất cứ một tác phẩm nghệ thuật, khi xuất hiện, là mở ra một thế giới mới; thành thử việc đầu tiên cần làm, đối với một độc giả, là quan sát thật kỹ thế giới mới đó, cố nắm bắt một vài tia sáng lạ, một vài chi tiết mới, chẳng liên quan với cái thế giới quá quen biết, quá nhàm chán mà chúng ta đã biết. Chỉ một khi quan sát thật kỹ, chúng ta mới nhận ra mối liên hệ của nó với những thế giới khác, với những miền tri thức khác.

Câu văn mà GCC trích dẫn, khen um lên, “chắc chắn” ít người nhận ra, nhất là mấy đấng có tuổi văn nặng bằng tuổi đời, nhưng trí tưởng tượng thì lại bé tí, chuyên bệ người thực việc thực vô trong tiểu thuyết, [còn "cầm nhầm" cả tên của người ta nữa chứ, nhất định không chịu xin lỗi!]

GCC đúng là 1 độc giả tốt, chưa nói chuyện, nhà văn tốt!

Cái lần GCC viết về 1 nữ tác giả ra đi từ Miền Bắc, và sau đó, vợ chồng Gấu, nhân đi Tây, có ghé thăm, bả xưng cháu, và nói, cái câu văn mà ông trích ra đó, cháu vẫn không thể tin là ông nhận ra nó, bởi vì chỉ có mình cháu là thích nó thôi. Vậy mà làm sao ông nhận ra, lạ quá!

Ui chao, đây cũng chính là điều mà một vị độc giả nhận ra, về thơ của Gấu, khi tình cờ lạc vô TV, đọc bài Biển.

Nhưng, nếu như thế, thì ngoài "người đọc tốt" ra, Gấu còn là "nhà thơ tốt" nữa.

Hà, hà!

[Sắp] đầu năm, nóng hổi, vừa “thổi” vừa đọc.


Đặc biệt cám ơn ông Gấu đã update thường xuyên cho tôi rình rập nhà ông một ngày mấy lượt xem ảnh các cháu của ông, ảnh mùa thu, ảnh giáng sinh, xem hôm nay ông mắng ai, và cầu trời ông đừng mắng mình.

Blog HH

Tks. NQT

Câu trên, chỉ đúng có 1 nửa.

Sau đây là những tác giả Gấu giới thiệu, có thể nói, khám phá ra, khi chưa ai viết về họ, dù đã có một vài truyện ngắn xuất hiện

Hồ Như: Bài viết về HN, gửi cho VHNT, PCL, như mail riêng cho biết, khi trang TV còn nằm nhờ trên VHNT: Tôi thực sự muốn đăng, nhưng BBT lắc đầu, đành phải chiều theo số đông.
Lý do: HN là 1 người trong BBT, sau tách ra. Gấu biết lý do tại sao. Sau, bài này được đăng trên báo Văn. Ông chủ báo thích bài viết lắm. Còn cho biết thêm mấy chi tiết,  HN này nhí lắm, thích hát karoké lắm.

LMH. Ngay đám Bắc Kít còn bực, khi Gấu giới thiệu. Chỉ là do đố kỵ.

Trần Thanh Hà

Bà này SCN và 1 bà nhà văn khác nữa, cũng ra đi từ Miền Bắc, chê thấu trời.
SCN phán, anh đưa thứ này cho tôi đọc ư? Thường, thứ này, tôi chỉ đọc vài dòng đầu là vứt thùng rác.
Bà kia, chê ‘sượng’.

Gấu Cái chửi, ta chưa thấy mi khen 1 ông nào viết văn hay cả, tại sao vậy?

Trần thị NgH: Bà này nổi tiếng oan từ hồi mới xuất hiện. Gấu làm 1 cú sửa sai.

Ngay cả… HH, cũng là do Gấu phát hiện ra, sau khi đọc, chỉ một dòng, phải nói là thần sầu, trong bài viết thần sầu, ba nhập một, ba có thật nhập vô một chỉ có trong trí tưởng tượng, là thành phố Pleiku, Gấu link ở đây, để độc giả nhận định:

“Khói củi ướt nhóm trong lò bốc lên màu xám trong buổi chiều đầy hơi nước biển mù mù như sương.”

Borges có nói, thơ là để trao thi sĩ.
Câu này là kim chỉ nam cho GCC khi đọc những tác giả lạ.
Chỉ cần 1, cùng lắm, 2 câu, "mà thôi", là biết có phải là nhà văn nhà thơ hay không.

Đúng như vậy.

Đọc hai câu của Simic mà không “kinh hồn bạt vía” sao:

“The Wind”:

Touching me, you touch
The country that has exiled you.

[Đụng ta, là mi đụng cái xứ sở đã lưu đày mi]

Chỉ hai câu thơ mà nói lên hết tình cảm của 1 tên ăn nhờ ở đậu, cám ơn đấy, mà cũng đau đớn như thế đấy.
Đâu có như lũ Mít vô ơn, sống ở nước người thì chê nước mưa sao chua quá, chỉ ở tạm, mai mốt về với VC....

Câu văn của HH, theo như Gấu đoán, là cảnh thực tác giả đã từng trải qua ở trại tị nạn

Những đấng nhà văn nhà thơ mà HH nói là Gấu này ‘mắng’, họ đều nổi tiếng, vì chẳng viết được dù chỉ 1 câu ra hồn.
Bạn bè tâng nhau lên.
Cả 1 cõi văn chương của họ, khi còn trẻ, thì tán gái, về già tán lẫn nhau, hoặc tán vợ.

Để kiếm ra 1, 2 câu thôi đó, bạn phải đọc, có khi, tất cả tác phẩm của 1 tác giả.