*






Six Years Later
Autumn in Norenskaya


Ban đồng ca thần kỳ tan rã. Ngay cả Rein và Naiman sau cùng cũng gấu ó lẫn nhau. Trong 1, trong rất nhiều hồi ký, Naiman buộc tội Rein, một lần tham dự 1 bữa tiệc cùng bạn bè, mang theo lon trái cây [trái mơ], và chơi một mình, cả lon.
Cuối tháng Giêng 1996, Brodsky lên chuyến tầu suốt, vì bịnh tim, sau 1 đời đếch thèm để ý đến chuyện gìn giữ sức khoẻ của mình. “Sáng ngủ dậy, uống cà phê, mà thiếu điếu thuốc, là kể như mất toi một ngày, ấy là chưa nói đến chuyện, làm sao dậy nổi”, ông có lần nói. David Remnick, ký giả Mẽo của tờ The New Yorker viết về ông và về cái lần tới phỏng vấn:

Có nhiều nhà thơ có tài, có thể ở vào chỗ anh ta khi đó, Efim Etkind viết. Nhưng số phận đã chọn đúng anh ta, và ngay lập tức anh hiểu trách nhiệm về địa vị của anh - không còn là một con người riêng tư, nhưng trở thành một biểu tượng, như Akhmatova đã trở thành một biểu tượng quốc gia của người thi sĩ Nga, khi bà bị số phận lọc ra giữa hàng trăm nhà thơ, năm 1946. Thật quá nặng cho Brodsky. Ông có một bộ não tệ, một trái tim tệ. Nhưng ông đã đóng vai ông tại tòa án một cách tuyệt vời.
 Brodsky không được may mắn với sức khỏe của ông. Tim ông bị mổ hai lần. Ông hút thuốc còn nhiều hơn Bogart, uống cà phê hơn cả Balzac. Khi tôi (David Remnick) tới gặp ông thực hiện cuộc phỏng vấn cho tờ Washington Post, một nhiếp ảnh viên tới. "Ông có thuốc lá không?", Brodsky hỏi thay cho câu chào. "Tôi đang chết vì thèm thuốc."
Ông từ chối vai trò kẻ tuẫn nạn nổi tiếng và chỉ làm công việc của ông: làm thơ, nhưng khi bị đòi hỏi, ông tiến lên, ở tòa án, ở lưu đầy xứ người, ông làm việc này một cách tuyệt hảo. Y. Rein, là bạn của Brodsky và cũng là một nhà thơ lớn, đã từng tuyên bố tại Moscow: Nước Mỹ hãy nhớ lấy lời này. Brodsky là một tiếng nói Nga lớn lao nhất của thời đại anh ta. Anh ta đến từ một thời đại tiếp theo những trại tù, những cấm ngăn, một thời đại tự nuôi nó bằng văn chương trong khi chẳng còn chi, nếu có chăng, chỉ là trống rỗng. Và anh luôn luôn là số một của chúng tôi. 

Bobyshev sau cùng qua Mẽo, định cư ở Illinois, ở đó, ông dậy văn chương. Sau khi Brodsky mất, ông có viết về những năm tháng đầu tiên của đời ông, và về cuộc tình tay ba. Trong có 1 xen thật bảnh, là cái lần ông tới thăm bà cô ở Moscow. Lúc đó, Akhmatova cũng đang ghé thành phố, và bà gọi cho ông, nhằm lúc ông không có nhà. Khi ông về, bà cô ngỡ ngàng đến nghẹt thở:
-“Akhmatova ư, gọi điện thooại cho mi ư? Ối giời ơi là giời, sướng đến thế cơ hả? Bảnh đến thế ư, thiệt sao?”
-“Thì thiệt chứ sao, thưa cô”.
-“Bà nói gì vậy?”

Cuốn sách chấm dứt với xen Bobyshev, ở Mẽo, gọi cho Brodsky ở New York. Cả hai cả chục năm đếch thèm nói chuyện với nhau, nhưng Bobyshev có chuyện quan trọng cần nói, và chuyện này liên quan tới Akhmatova, cả hai đành để lòng ghen tuông thù hận qua 1 bên.
Câu chuyện quan trọng xong, Brodsky bèn hỏi bạn/kẻ thù:
-“Sao, thấy Mẽo thế nào?”
-“Cũng hơi bị căng, những đúng là 1 nơi chốn thú vị”
-“Thú vị là.. sao?”
-“Thì thú vị chứ, rất thú vị, mầu sắc, mặt mũi, không gian, con người, tất cả những thứ đó”.
-“Hừm,” Bodsky trả lời bạn, và cúp máy.


Mặc dù sức khoẻ tồi tệ (bị tim quật lần đầu vào năm 1976), ông tránh được cái chuyện phải quan tâm đến vật chất, như nhiều người sau ông.
Nhưng ông không làm sao tránh được sự ghẻ lạnh, xa lánh, ngộ nhận. Ông thất bại, không nhận ra 1 điều là, những thay đổi xã hội làm cho thơ của ông rộn ràng ở Nga, đã ngăn chặn cũng thứ thơ đó, tại Mẽo. Viết về thế hệ của ông, những người Nga lý tưởng, ông đẩy đến đỉnh cao tuyệt hảo, bằng lời như sau đây:
May mắn bị cắt hẳn ra khỏi thế giới còn lại, họ nghĩ, ít lắm, thì thế giới cũng “cẩm” như họ; bây giờ họ biết, thế giới có khác họ, chỉ ở điều này: họ ăn mặc bảnh hơn nhiều!
Trong thập niên sau cùng, Brodsky vươn tới đỉnh cao tuyệt hảo: Ông được trao Nobel văn chương vào năm 1987. Sau đó ông trải qua phần lớn đời của ông  ở Ý, lấy 1 em gốc Nga và Ý, trở thành nhà thơ nhà nước Mẽo, dời về Brooklyn. Năm 1993, bà xã sinh cho ông một bé gái, họ đặt tên là Anna.
Như thường xuyên xẩy ra, vào những năm sau cùng của đời mình, Brodsky được nhìn rõ hơn, ở những khía cạnh: một tiểu luận gia, một nhà quảng bá, tuyên truyền hơn là một nhà thơ. Những tư tưởng của ông, về sự quan trọng đạo đức của thơ - được thừa hưởng từ những nhà thơ Thời kỳ Bạc, bao gồm Mandelstam. người chết vì thơ của mình – sau cùng trở thành cứng ngắc, biến thành giáo điều. Bài diễn văn Nobel của ông rao giảng, “mĩ là mẹ của đạo hạnh”, vân vân, và vân vân. Thơ thì bất tử, ông phán: “Rằng những gì được sáng tạo ra hôm nay, ở trong tiếng Nga, hay tiếng Anh, thí dụ, bảo đảm sự hiện hữu của những ngôn ngữ này trên dòng thời gian, tới thiên niên kỷ kế tiếp”. Nhưng điều này không đúng,
như Brodsky sau cùng thừa nhận, trong một bài thơ muộn màng, lớn lao, và giận dữ, “Về Ngày Độc Lập Ukraina”, trong đó, ông chê bai những người Ukrainians được độc lập đã từ bỏ tiếng Nga, “Vậy thì hãy đi với Chúa, những tên Cô Dắc mau lẹ, những viên sĩ quan, những tên cai tù,” bài thơ viết, và kết luận:

Hãy nhớ, cũng thế, khi thời gian của mi tới
Để chết, những tên có trái tim can đảm
Như khi mi cào cào tấm nệm giường, và rõ ràng là mi đang đau đớn,
Mi sẽ quên tiếng rắm của Taras và tiếng thì thầm những vần thơ Alexander

Alexander Pushkin, nhà thơ muốn nói.
Mặc dù tự nó, bài thơ là 1 sự thừa nhận nhức nhối rằng nước Nga, và những con người nói tiếng Nga thì vẫn là 1 đề tài sống động của thơ Brodsky.

Brodsky chẳng bao giờ trở lại Nga. Ông cũng chẳng gặp lại Marina Basmanova, mặc dù ông con trai của họ, Andrei có tới thăm ông ở New York một lần, nhưng hai cha con coi bộ không hợp. Một ông bạn cho biết, ông có gọi người cũ 1 lần, hỏi coi ông có thể mua cho đấng con trai của cả hai 1 cái VCR, ngay cả thế, thì Brodsky đã từng cằn nhằn, ông con bỏ học ngang, đếch chịu kiếm việc làm.
Vào năm 1989, Brodsky viết bài thơ cuối cùng cho Thánh Nữ Thơ ngày nào của ông, to “M.B.”, miêu tả cảnh ông lang thang tản bộ, ngửi trời mát lạnh, và nhớ Leningrad.
“Đừng lộn xộn, Don’t get me wrong”, bài thơ tiếp tục:

Tiếng nói của em, thân thể của em, tên của em
Chẳng là gì đối với anh bây giờ.
Chẳng ai huỷ diệt chúng.
Chỉ là chuyện, để quên một đời,
người ta cần một đời khác để sống
Ít ra một đời khác.
Và anh đã thử phép màu đó rồi.


Tiếng Anh của ông có thể đảm bảo cho bố mẹ một chừng mức tự do, nhưng có 1 điều nó không làm được: chuyển thơ tiếng Nga của ông thành thơ tiếng Anh. Tất nhiên, ông cố gắng, và không hổ thẹn về cái chuyện thử, mà không được. Ngay khi mà tiếng Anh trở nên khơ khớ, đủ xài, là ông bèn “cộng tác” với những dịch giả của ông, sau cùng, ông lắp ghép, thay thế, supplant, họ. Kết quả thì không quá tệ, như, rất ư là thất thường. Với mọi đoạn thơ, thì thường là từ ba cho đến bốn lỗi – văn phạm, thành ngữ, hay, nghe chối tai. Tệ hơn hết, với những độc giả quen với thơ Anglo-Saxon hậu chiến, những bài thơ dịch của Brodsky biến thành vè, ăn vần với nhau, rhymed, bất cần trở ngại nào chúng gặp phải.
Ngay từ thoạt kỳ thuỷ, số phận tóm lấy ông, để mà bắt phải kinh qua đủ thứ chiến đấu, của thế hệ của ông, số phận cứ đè ông ra để mà cạo da, như thành ngữ của Nga nói. Ngay cả cái chuyện di tản, di dân, lưu vong, bị tống xuất ra khỏi Đất Mẹ thì cũng không tránh khỏi, và chẳng phải một ngoại lệ. Ông tránh được cái chuyện mất địa vị, tư cách xã hội, nó hành hạ những di dân khác, sau đó (sự thực, những hồi ký của đám di dân sau ông, những người đã từng biết ông ở Leningrad thì đầy những chuyện, như thế nào Brodsky đã không giới thiệu họ với những bậc danh giá, tiếng tăm, hay vờ họ, làm ra vẻ đếch nhìn thấy họ, trong những lần ông đọc thơ, đâu đó). Mặc dù sức khoẻ tồi tệ (bị tim quật lần đầu vào năm 1976), ông tránh được cái chuyện phải quan tâm đến vật chất, như nhiều người sau ông.
Nhưng ông không làm sao tránh được sự ghẻ lạnh, xa lánh, ngộ nhận.

Ui chao hóa ra Brodsky cũng gặp khá nhiều chuyện Gấu gặp.
Hà, hà!
Nhưng có tí khác, ông là người đầu tiên đau vết thương di tản, còn Gấu, 1 trong những kẻ sau cùng!
Người ta trách ông vờ họ. Còn Gấu, thì bị chúng vờ. Bạn quí vờ. Nữ văn sĩ đã từng có thời quen biết còn chửi, qua làm chó gì nữa, hết mùa biển động từ đời nào đời nào rồi, sao không ở luôn với VC?
May, thật may, bạn không quí, hay bạn chưa từng quen, không vờ.

V/v những bài tiểu luận viết bằng tiếng Anh & trình độ tiếng Anh của Brodsky.
Coetzee đã từng viết 1 bài về chúng, trong Những Bến Bờ Xa Lạ Hơn,
Stranger Shores.
Nabokov thì chê thấu trời, và điều này dễ hiểu. Tiếng Anh của Brodsky là thứ tự học.
Bản thân Gấu đọc tiểu luận của ông, ngắc ngứ hoài, rất nhiều khi không luận ra được cấu trúc câu.
Gấu biết Brodsky, là do đọc ông, qua bài viết của Coetzee trên tờ NYRB, sau được đưa vô Stranger Shores, và bài của David Remnick, trên tờ Người Nữu Ước.
Bài của Remnick, dịch liền, đăng trên Văn Học của NMG. 
Bài của Coetzee, chôm 1 vài ý, thí dụ, “thi sĩ không bao giờ là nạn nhân” (J. Brodsky), đưa vô bài viết, về VP cũng đăng trên Văn Học.
"At all cost try to avoid granting yourself the status of the victim" Bằng mọi cách, hãy tránh ban cho mình cái ‘thế giá’  là 1 nạn nhân.” (on Grief).
Brodsky trong một lần nói chuyện với sinh viên, đã khuyên họ như vậy.
Coetzee khen nức nở thi sĩ, phải như Brodsky, không bao giờ khoe vết thương của mình: a refusal to exhibit his wounds was always one of his admirable traits.

А что до слезы из глаза—нет на нее указа, ждать до дргого раза.

Meaning, roughly: “As for the tears in my eyes/ I’ve received no orders to keep them for another time.”
Về những giọt nước mắt trong mắt tôi/Tôi không nhận được mệnh lệnh nào để giữ chúng cho một lần khác.

Tôi ngồi chờ nàng thật lâu. Cơn mưa vẫn tiếp tục. Cuối cùng, tôi chạy vào bên trong trường tìm nàng. Tôi gặp nàng đứng nói chuyện cùng mấy người bạn học. Nàng rời đám bạn, và hai đứa chúng tôi vừa đứng đợi ngớt mưa, vừa nói chuyện, những câu nói nhạt thếch. Khi mưa ngớt, chúng tôi thản nhiên chào nhau ra về, mỗi người đi một ngả đường. Khi nàng đi được một quãng khá xa, đột nhiên tôi quay lại, và chạy theo, chạy thật nhanh. Tôi bắt kịp nàng, và hỏi, nàng còn yêu tôi hay là không. Nàng lắc đầu. Tôi bảo nàng nói. Nàng nói. Nàng nói thêm, nàng chưa hiểu tình yêu là gì. Tôi mệt và giận, muốn đánh nàng, bất chợt, tôi nhìn thấy tôi, trong tấm kiếng chiếc xe hơi đậu kế bên đường: đầu tóc rũ rượi, thở hổn hển, cánh tay trái lòng khòng, nước mưa rỏ trên khuôn mặt hốc hác, tôi đột nhiên nhận ra khuôn mặt thảm hại của tình yêu, tôi đột nhiên có cảm tưởng đã sống hết đời tôi, đã sống hết mối tình. Tôi bảo nàng đi về, tôi bảo tôi đi về. Tôi hiểu rằng tình yêu của tôi đối với nàng đã hết.
Tứ tấu khúc

Mở giùm tôi cánh cửa này, tôi đập, và khóc ròng.
Ouvrez-moi cette porte où je frappe en pleurant.
Apollinaire

Vào năm 1976, Brodsky tái ngộ bạn cũ Loseff ở Mẽo. Loseff trở thành người đọc bảnh nhất, và người quan sát gần gụi nhất, cuộc sống Mẽo của ông. Khi còn ở Leningrad, Loseff, người mê sách, làm biên tập thể thao cho một tạp chí dành cho con nít. Qua Mẽo, lúc đầu, như Brodsky ở Ann Arbor làm việc cho nhà xb Ardis của Proffer, sau dời đi New England, còn với Loseff, là Dartmouth, ở đó, ông dạy văn học Nga cho tới mất vào năm 2009.
Như là 1 nhà viết tiểu sử, Loseff đáng nể trọng, thông minh, và được thông tri, phải nói là thần kỳ, siêu tự nhiên. Ông chỉ cho chúng ta thấy, bằng cách nào những kinh nghiệm quan trọng trong cuộc đời của Brodsky xuất hiện ở trong thơ của ông - sự thực, cuốn sách được viết như là một “đồ án, kế hoạch phụ”, trong khi Loseff sửa soạn cho ra lò 1 bộ gồm hai cuốn thơ của Brodsky, với ghi chú, tiểu chú thật là bảnh tỏng. Tác phẩm này sẽ được xb ở Nga, vào mùa hè năm nay. Ông chỉ ngó vào cuộc đời riêng tư của Brodsy, khi cảm thấy cực kỳ cần thiết. “Cuốn sách sẽ theo cái kiểu ‘mọi điều bạn muốn biết về Brodsky, nhưng ngại hỏi’, nếu cái điều bạn ngại hỏi đó, thì là về siêu hình học chứ không phải về vợ của Brodsky”, một nhà điểm sách đã phán như thế, khi cuốn sách ra lò ở Nga xô.
Nhưng Loseff còn để lại 1 cuốn sách gồm những tiểu luận có tính tự thuật, “Meander,” xb sau khi ông mất, tại Nga xô, vào năm 2010, biên tập viên là nhà thơ Sergei Gandlevsky. Vẫn trung thành, và thân thương với bạn, những tiểu luận ngắn ở trong đó cho chúng ta thấy một Brodsky riêng tư hơn, rất người hơn, và trong đó, Brodsky xuất hiện có vẻ khác một chút. Loseff tới thăm Brodsky tại New York, ăn đồ ăn Tầu, và đọc thơ. Và cũng còn nhận quần áo: Theo Loseff, Brodsky mua rất nhiều quần áo cũ ở Manhattan, và sau đó, cho bạn, vì  cả hai cùng 1 khổ quần áo. Một bài tiểu luận mở ra với cái cảnh Loseff làm chân giữ nhà cho bạn ở Morton Street, và bất thình lình điện thoại reo vào lúc nửa đêm, và một giọng nữ ở bên kia đầu dây, nói tiếng Anh, lầm Loseff với Brodsky, hỏi, anh ơi anh đang làm gì đấy. “Thật ngu đần, tôi nói, ‘Ngủ,’”, Loseff viết, và “Điều xẩy ra ở phía bên kia đầu dây khiến tôi bối rối, và thế là tôi đặt máy vào chỗ cũ.” Bài tiểu luận tiếp tục, trong phong thái bào chữa cho Brodsky, về cái chuyện ông bị coi như là 1 tay sát gái.

[Cái chi tiết Brodsky chuyên đi sắm quần áo cũ rồi cho bạn, thật thú vị, vì nó làm Gấu đến vợ chồng Gấu, tới xứ lạnh, đúng vào những ngày bão, một trận bão tuyết 40 độ âm, từ mấy chục năm mới lại xẩy ra. Khi ở nhà tạm trú, một ông bạn văn đem đến biếu 1 cái áo lạnh cũ, y chang anh bạn quí biếu cái áo cộc tay cũ, cái hồi còn ở Sài Gòn, sau 1975, làm đệ tử Cô Ba.
Ông bạn văn này sợ Gấu bị lạnh, và cũng có thể nghĩ Gấu cần 1 cái áo vét, lỡ đi đâu trình diện với đời!
Nhưng, thú nhất là cái nhà thờ ở gần ngay trung tâm tạm trú mở ngay ra 1 cửa hàng cho quần áo lạnh cũ. Gấu Cái mò tới, dinh về một đống, Gấu ngạc nhiên quá, làm sao mà lấy nhiều như thế, làm sao mặc cho hết. Bà thở phào, sau khi thở được, phán, bỏ cái nào cũng tiếc. Lấy, để gửi về cho mấy đứa nhỏ, hoặc gửi về Việt Nam!]

Trong những tiểu luận, Loseff có thể nói một số điều mà Brodsky không thể. Ngay cả khi dời Nga đi New York, Brodsky vẫn  không nghĩ đây là 1 cuộc đổi đời, vẫn có chút dửng dưng, khi nói về nó.

Cũng thường thôi, chẳng ghê gớm chi đâu, khi trả lời bất cứ 1 phỏng vấn viên, America is merely “a continuation of space”, Mẽo chỉ là tiếp nối không gian.

Hay là, như trong “Khúc Ru Mỏm Cá Thu”, “Lullaby of Cape Cod” (1) qua bản dịch của Anthony Hecht:

Viết từ một Đế Quốc mà những sườn vách khổng lồ của nó lấn dưới biển
Đã nếm trải hai đại dương cũng như hai lục địa
Tôi cảm thấy rằng, tôi biết được, chính trái đất này phải cảm nhận như thế nào:
Không có nơi nào để mà thoát cả.
Bất kỳ đâu đâu, có khác gì một chùm sao xa xăm tắt lịm dần

(1)

 
Trong bài thơ, Khúc Ru Mỏm Cá Thu, “Lullaby of Cape Cod" (1975)  Brodsky miêu tả cuộc “dời” [his “move”] đi Mẽo của ông, như là “thay đổi Đế quốc”. Cho dù ra đi, rời đổi, là mất mát, là gì gì đi chăng nữa, với ông, về bản chất, chẳng có gì là đổi thay, nghĩa là ông vẫn vậy. Nếu không chi ly từng chi tiết - nghĩa là, lẽ đương nhiên, một đế quốc này có thể tởm hơn đế quốc kia - đế quốc luôn luôn hiện hữu, và ‘mắm sốt’ [même chose] như nhau [empires have always existed and resemble one another], mặc dù thi sĩ bị đế quốc Xô Viết làm tình làm tội, nhưng ông không tin rằng, có một hệ chính trị đem đến cho con người một xã hội hoàn toàn. Kẻ Thù Lớn không phải là Không Gian, nhưng mà là Thời Gian.

Source

[Cách nhìn của Bengt Jangfeldt về thái độ đối với quê hương thứ nhì, Mẽo, của Brodsky, bảnh hơn, và thống nhất hơn, [trên cái nền, “đi là đi một lèo, không nhìn lại”, của Brodsky], so với tác giả bài viết trên Người Nữu Ước. Nhưng bài mới này lại cho chúng ta  nhiều chi tiết mới mẻ về Brodsky, thí dụ cái vụ ông bị bắt, giai thoại của Akhmatova về ông em, đã mướn nhà nước VC Liên Xô viết tiểu sử của mình…]

Ở mức độ cá nhân, cách nhìn đời của nhà thơ là: “đường một chiều”. Một sự trở lại với cái gì đã qua, - một đời sớm sủa trước đó, một người đàn bà – là chuyện không thể. Trong Tháng Chạp ở "December in Florence" (1976), viết về thi sĩ Dante và thành phố quê hương, về nhà thơ và số phận lưu vong của ông, Florence nhập vào với Leningrad, thành phố quê hương của Brodsky [nguyên văn: thành phố Florence bung đôi ra, double-exposed, với một thành phố khác – Leningrad]:
There are, writes Brodsky,

    … cities one won't see again. The sun
    throws its gold at their frozen windows. But all the same
    there is no entry, no proper sum.
    There are always six bridges spanning the sluggish river.
    There are places where lips touched lips for the first time ever,
    or pen pressed paper with real fervor.
    There are arcades, colonnades, iron idols that blur your lens.
    There the streetcar's multitudes, jostling, dense,
    speak in the tongue of a man who's departed thence.

[Có những thành phố mà ta sẽ chẳng nhìn thấy nữa. Mặt trời dát vàng lên những khung cửa sổ gía lạnh. Nhưng cũng vậy thôi,
không lối vào, không có một tổng kết nào thỏa đáng.
Luôn luôn vẫn là sáu cây cầu bắc qua con sông lững lờ.
Có những chốn, nơi môi chạm môi lần đầu trong đời,
hay bút hằn lên giấy.
Có những vòm cung, những hàng cột, những tượng sắt làm mờ kiếng bạn.
Nhộn nhịp, chen chúc, dầy đặc là những chuyến xe điện,
Nói tiếng nói của người sẽ ra đi, từ đấy. 

[Từ đấy trong tôi bừng nắng hạ], nhưng thôi, kệ mẹ mọi cái thứ rác rưởi, kệ mẹ cả lò chủ nghĩa Cộng Sản, [In spite of all Communism], St. Petersburg của nhà thơ vẫn luôn luôn là “thành phố đẹp nhất trên thế giới”. Sự trở về, là không thể, trước tiên là vì chế độ chính trị khốn kiếp đó, lẽ tất nhiên, nhưng sâu thẳm hơn, là yếu tố tâm lý này: “Con người chỉ dời đổi theo một chiều. Và chỉ từ. And only from. Từ một nơi chốn, từ một ý nghĩ đã đóng rễ ở trong đầu, từ chính hắn ta hay là y thị… nghĩa là, hoài hoài dời xa cái điều mà con người đã kinh nghiệm, đã từng trải.
Cuộc lữ của con người, như là một cá thể, trong thời gian và không gian, chỉ là để biệt tích, lọt vào cõi không, the non-existence, trong chuyến bay lịch sử. Không hẳn là bởi vì loài người rồi sẽ bị tiêu diệt bởi chiến tranh, bởi bom nguyên tử, nhưng những xã hội, những nền văn minh, như từng cá thể, đều bị chi phối bởi cuộc chiến thời gian, the time war. Với Brodsky, đe dọa lớn do những thay đổi về dân số sẽ là hiểm họa cho văn minh Tây Phương vốn dựa trên cá nhân [individual-based civilization]. Một đề tài cứ trở đi trở lại đối với cả hai nhà thơ Nga,  Brodsky và Osip Mandelstam, là vai trò của một thế giới Ky Tô ngày một giảm dần, nhuờng chỗ cho cảm tính bài-cá nhân của một thế giới ngày một thêm đông người. Bởi vì đối với cả hai, Ky Tô giáo trước tiên, và trên hết, là vấn đề của văn minh, do đó, tương lai của cá nhân nhập với tương lai của thế giới: Cái chết của cá nhân là cái chết của chủ nghĩa cá thể. 

Ngôn Ngữ Lớn Hơn Thời Gian

Chống lại con đỉa đói Thời gian, ngấu nghiến tất cả, dẫn tới sự thiếu vắng của cả hai, cá nhân và thế giới, Brodsky động viên tới Từ (the word). Ít nhà thơ hiện đại nào như ông, nhấn mạnh đến như thế, vào khả năng của từ, nhằm dứt nó ra khỏi con đỉa đói thời gian sẽ ngấu nghiến tất cả (all-devouring Time). Niềm tin tưởng này luôn luôn trở đi trở lại trong thơ ông, nhất là ở những dòng thơ chót:
 
I don't know anymore what earth will nurse my carcass.
   Scratch on, my pen: let's mark the white the way it marks us.
    ("The Fifth Anniversary", 1977)
[Tôi không còn biết nữa, mảnh đất nào sẽ bú mớm cho cái thân xác này.
Cây viết của tôi ơi: Hãy tiếp tục vạch lên nền trắng, cách mà nó vạch nên chúng ta]
[“Kỷ niệm năm thứ năm xa quê hương”, 1977] 

    That's the birth of an eclogue. Instead of the shepherd's signal,
    A lamp's flaring up. Cyrillic, while running witless
    on the pad as though to escape the captor,
    knows more of the future than the famous sibyl:
    of how to darken against the whiteness,
    as long as the whiteness lasts. And after
    ("Eclogue IV: Winter")

[Đó là sự ra đời của một khúc đồng dao. Thay vì tên chăn cừu dơ tay, hay phất cờ
[ Hãy tiến lên vì sự nghiệp cách mạng của chúng ta, thì],
Một ngọn đèn sáng lên. Văn tự Nga, chạy mù, trốn tên bắt giữ nó,
Biết về tương lai, nhiều hơn là tên tiên tri nổi tiếng kia,
Về cách bôi đen lên nền trắng,
Chừng nào nền trắng còn. Và sau đó.

Niềm tin của Brodsky vào quyền năng của từ phải được hiểu theo quan điểm chống thời gian và không gian của ông. Văn chương hơn [superior) xã hội – và hơn nhà văn, chính hắn.  Ý tưởng không phải ngôn ngữ, nhưng chính nhà văn, là dụng cụ, ý tưởng này là cốt lõi thơ Brodsky. Ngôn ngữ già hơn xã hội, và lẽ dĩ nhiên, già hơn nhà thơ, và chính ngôn ngữ sẽ nối kết những quốc gia, một khi mà trung tâm không còn giữ nổi, “the centre cannot hold” (chữ của Yeats).

Con người chết, nhà văn, không. Cùng phát biểu như vậy, là nhà thơ Anh, W.H. Auden, trong bài thơ tưởng niệm nhà thơ W.B. Yeats, “In Memory of W.B. Yeats (1939). Chính đoạn thứ ba và cũng là đoạn chót của bài tưởng niệm đã gây ấn tượng mạnh ở nơi Brodsky, như ông kể lại trong Less Than One, khi ông đọc bài thơ lần đầu, trong khi lưu đầy nơi mạn bắc nước Nga:

    Time that is intolerant
    Of the brave and innocent,
    And indifferent in a week
    To a beautiful physique,
    Worships language and forgives
    Everyone by whom it lives …
 

[Thời gian không khoan dung
những kẻ can đảm và ngây thơ
Và dửng dưng trong một tuần lễ
Trước cõi trần xinh đẹp
Thờ phượng ngôn ngữ và tha thứ
Tất cả ai kia, nhờ họ mà nó sống]

Nói một cách khác, ngôn ngữ hơn, không chỉ xã hội và nhà thơ, mà còn hơn cả thời gian, chính nó. Thời gian “thờ phụng ngôn ngữ”, và như thế “không bằng, kém, thua” ngôn ngữ. Có một nét bi thương, lãng mạn, như là định mệnh của ngôn ngữ, qua một khẳng định như thế, nhưng ở Nga xô, nơi con người, như Puskhin diễn tả, thường “câm” [mute],  và nhà văn có một vị thế độc nhất. Sự nhấn mạnh vào tính trấn ngự của ngôn ngữ do đó, không phải là một biểu hiện của chủ nghĩa mỹ học; trong một xã hội, nơi ngôn ngữ được quốc gia hóa, nơi ngôn ngữ mang mùi chính trị ngay cả khi không nói chính trị, trong một xã hội như thế, từ ngữ có một sức mạnh bộc phá lớn lao, khủng khiếp.

Khác hẳn Brodsky, Loseff nhìn đế quốc Mẽo: “Bây giờ, đã sống ở đó 30 năm, tôi đôi khi vẫn cảm thấy một sự phấn kích lạ kỳ, mình đó ư, nhìn đất lạ này, với cặp mắt của chính mìmh, ngửi cái mùi lạ như là mùi của mình, nói tiếng lạ như là tiếng của mình”.

Ui chao, trong khi đó, đây là cảm tưởng của một nhà văn Mít, khi phải nhìn cái đất nước đã nhận ông và gia đình ông, và khi phải nhìn lại Đất Mẹ của ông:

LTT:
Cũng qua các bài phỏng vấn vừa nhắc, được biết anh đã viết Phiếm luận từ trước 1975 ở Sài Gòn, lúc bấy giờ anh thường viết về những đề tài nào?  Chẳng hạn như “Tuổi trẻ và chiến tranh”, “Chiến tranh và đời sống nơi thành thị”, “Chiến tranh và hòa bình” hoặc “Nông thôn và chiến tranh” vân…vân..Sau này, anh có còn lưu giữ lại được vài ba bài nào để làm kỷ niệm không? Ngoài ra, so với những bài phiếm luận trước năm 1975 và những bài phiếm hiện nay, thì thời nào anh viết hứng thú nhất? Vì sao? 

ST:
Trước 1975, tôi có viết những bài gọi là “phim” cho các báo hàng ngày, hàng tuần và mỗi nửa tháng như Dân Ý, Tìm Hiểu, Thời Nay, Thời Việt…Đó là những tờ mà tôi viết thường xuyên mỗi kỳ báo ra. Thực ra những bài viết của tôi thời đó không hẳn là phiếm như những bài tôi viết tại hải ngoại bây giờ. Bây giờ viết tương đối thoải mái hơn. Mình sống kiểu sống nhờ tại một quốc gia mà mình bắt buộc phải nhận mình là công dân của quốc gia đó. Nó không là máu mủ của mình nên mình cũng không nợ nhiều như mình nợ đất nước mình. Ngày xưa những bài viết của tôi nặng về phần chỉ trích, chế giễu, đòi hỏi và có ý hướng cải thiện xã hội hơn. Chúng có cái vẻ…trâu đánh hơn. Ngày nay viết là viết lấy vui, cười với nhau, ngẫm nghĩ với nhau một cách chung chung, ba lơn ba cợt. Như vậy anh thấy cái tinh thần và mục đích của bài viết ngày trước và bây giờ đã khác nhau, khác xa lắm. Ngày xưa tôi viết khi còn đang đi làm, bận tíu tít. Có nhiều lần ông tùy phái của tòa báo phải tới sở làm của tôi đợi bài để mang về cho thợ sắp chữ gấp kẻo báo ra trễ. Ngày nay, hưu rồi, tiền sinh sống đã có chính phủ lo, tâm trí mình thảnh thơi hơn nhiều. Viết như một cái thú, thích thì viết, hứng thì viết, chẳng ai bắt, chẳng vội vàng chi. Cứ như rong chơi vậy anh ạ.
[Ngưng trích]

Thú thực, trước 1975, Gấu Cà Chớn chưa từng đọc ST. Thành thử không có ý kiến về những gì ông viết cho những tờ báo được ông liệt kê. Sau 1975, ra hải ngoại, đọc ông trên tờ Nắng Mới, của nhóm của ông, mà Gấu cũng có bài đóng góp. Khi đó, ông viết ba cái tạp nhạp, theo kiểu tạp ghi, ghi nhận 1 số tin văn học, thời sự địa phương… Cũng chưa ngửi ra mùi văn của ông.
Chỉ đến khi báo NM chết, ông bắt đầu viết truyện ngắn, và được ông HNH từ trong nước lăng xê, trong 1 bài viết mà chính Gấu là người về trong nước, được ông trao tặng, và nể tình “tri ngộ” Gấu bèn mất công ngồi gõ, đưa lên net. Ông ST mừng quá, khoe um lên, nhưng chưa từng cám ơn cái thằng gõ bài [cũng là thổi ông, vậy]. Ông nhắc tới bài viết của HNH, khi Gấu cho đăng trên Việt Báo online, nhưng không hề nhắc đến NQT, là thằng gõ bài.
Có 1 cái gì đó, thật khó hiểu ở những ông nhà văn Mít như ST. Thí dụ.
Cũng 1 trường hợp như thế, đối với Sến Cô Nương. Em post bài của Gấu viết về nhà thơ Joseph Huỳnh Văn, từ trang Việt Báo online, chứ không thèm post, cũng bài đó, đăng trên Tin Văn.
Như thể TV, tức cái gốc của bài viết, không hề có, không hề hiện hữu.
Bởi vì thường ra, là người ta tìm đến cái gốc của bài viết.
GCC đâu có muốn họ nhắc tới Gấu, tuy cả hai ông bà ST/SCN, đều đã từng quen biết thằng cha Gấu, và Gấu cũng đã từng cộng tác với báo/diễn đàn của họ.

*

Tiếng Anh của riêng Brodsky tiến bộ rất nhanh. Gần như ngay lập tức khi tới Mẽo, ông bắt đầu cho in những bài tiểu luận, dịch từ tiếng Nga, bởi những bạn bè của ông, trong giới báo chí Mẽo. Vào năm 1977, ông mua 1 cái máy đánh chữ cũ ở Manhattan, và bắt đầu viết tiểu luận bằng 1 thứ tiếng Anh của riêng ông, 1 thứ tiếng Anh mềm mỏng, dễ uốn, giọng điệu chơi chơi, tếu tếu, qua đó, bạn đôi khi nhận ra giọng thơ gốc Nga của ông. Trong những tiểu luận đó, rất nhiều bài xuất hiện trên NYRB, Brodsky viết với tất cả sự chân thành, thân ái của ông về những nhà thơ mà ông ngưỡng mộ nhất: Marina Tsvetaeva, Osip Mandelstam, Anna Akhmatova, và ở bờ bên kia, Robert Frost, và nhất là, Auden. Bằng cách này, ông trả những món nợ của ông. Ông còn có thể, trong vài bài tiểu luận có tính tự thuật, nhớ lại những kinh nghiệm đau thương của mình trong 1 một hình thức mới [tiếng Anh]. Như ông viết về ông cụ bà cụ của mình, mất vào giữa thập niên 1980, không thể nhìn thấy mặt con, kể từ khi ông bị tống xuất khỏi Liên Xô:

Tôi viết thư nhà này bằng tiếng Anh, bởi vì tôi mong cha mẹ tôi được hưởng một chút tự do, một chút tự do này, rộng hẹp ra sao, là còn tuỳ thuộc vào con số những người muốn, hoặc thích đọc thư nhà này. Tôi muốn ba má tôi, Maria Volpet và Alexander Brodsky, có được thực tại dưới “qui tắc ngoại về lương tâm”  [a “foreign code of conscience”]. Tôi muốn, những động từ tiếng Anh, về sự chuyển động, diễn tả những chuyển động của hai cụ. Điều này không làm cho hai cụ sống lại, nhưng văn phạm tiếng Anh ít ra cũng chứng tỏ được một điều, đó là con đường giải thoát tốt đẹp hơn, từ những ống khói lò hỏa táng của nhà nước, so với văn phạm tiếng Nga. Viết về họ bằng tiếng Nga chỉ có nghĩa kéo dài thêm sự giam cầm của họ, đẩy họ vào sự vô nghĩa, vô lý, do cái việc hư vô hóa một cách máy móc kia. Tôi biết, không nên đánh đồng nhà nước với ngôn ngữ, nhưng chính là xuất phát từ thứ tiếng Nga đó, mà hai người già cả, đã mò mẫm hết cơ quan này tới cơ quan kia, hết ông cán này tới ông cán khác, với hy vọng có được tờ giấy phép đi ra nước ngoài để thăm đứa con trai độc nhất của họ, trước khi họ chết, và liên tiếp được trả lời, trong mười hai năm trời ròng rã, là nhà nước coi một tờ giấy phép như thế, là “không thích hợp, không có mục đích” [“unpurposeful”]. Chỉ nội chuyện đó không thôi, sự lập đi  lập lại một “lời phán” khốn nạn như thế, nó chứng tỏ một sự quen thuộc nào đó, của nhà nước, với tiếng Nga. Ngoài ra, ngay cả chuyện, nếu tôi viết tất cả, bằng tiếng Nga, những từ này cũng chẳng mong chi có một ngày đẹp trời của nó, nhìn thấy ánh sáng mặt trời, dưới bầu trời Nga. Ai sẽ đọc chúng? Một dúm di dân Nga mà cha mẹ của họ, đã chết, hoặc sẽ chết, dưới những hoàn cảnh tương tự? Họ, chính họ, hiểu rõ chuyện này hơn ai hết. Họ hiểu, cái cảm tưởng đó là như thế nào, khi không được phép nhìn mẹ cha của họ, khi ông hay bà nằm trên giường chờ chết; sự im lặng tiếp theo yêu cầu của họ, về một giấy nhập cảnh khẩn cấp, để dự đám tang của người thân. Và rồi thì, mọi chuyện đều quá trễ, và người đàn ông, hoặc đàn bà đặt chiếc ống nghe điện thoại xuống, bước ra khỏi một cánh cửa, bước vào một buổi chiều ở nước ngoài, cảm thấy một điều mà chẳng ngôn ngữ nào có từ ngữ để diễn tả, và dù có la, rú, hét, khóc than cỡ nào cũng vô ích… Tôi sẽ phải nói với những người đó điều gì? Bằng cách chi, tôi có thể an ủi họ? Chẳng có một xứ sở nào đã luyện được cái tay nghề tài tình trong việc huỷ diệt linh hồn của dân mình như nước Nga. Và chẳng có một nhà văn nào lại có thể làm lành lặn linh hồn đó; không, chỉ có Trời, Phật, Thần Thánh mới có thể làm được điều này. Chính là vì lý do đó, mà Đấng Thiêng Liêng kia mới có mặt trong suốt Thời Gian Của Người. Xin cho tiếng Anh làm cái nhà cho những người thân quá cố của tôi. Trong tiếng Nga, tôi được sửa soạn để đọc, viết những dòng thơ, hay lá thư. Tuy nhiên, với mẹ cha tôi, bà Maria Volpert và ông Alexander Brodsky, tiếng Anh mới chính là thứ ngôn ngữ dâng cho họ một cõi sau xem ra tươm tất hơn và có thể đó là cõi duy nhất mà họ có được ngoài cái trí nhớ của bản thân tôi về họ ra. Còn về bản thân tôi, khi viết bằng tiếng này, thì cũng chỉ như là rửa chén dĩa mà thôi, rất tốt cho sức khỏe, như mẹ tôi đã mừng rỡ khi biết thằng con của bà vừa rửa một mớ chén dĩa xong, là bèn gọi điện thoại cho mẹ liền!

Bạn đọc TV để ý, chính là bằng cái từ “không thích hợp, không có mục đích” [“unpurposeful”], đám khốn kiếp Sài Gòn sử dụng, theo lệnh Bắc Bộ Phủ, để cấm sô hát tái ngộ của anh chàng ca sĩ Miền Nam gốc Chăm, Lính Chê.
Tất cả đoạn viết của Brodsky, chúng ta có thể áp dụng "sáng tạo, thông minh, và thiên tài" vào xứ Mít:

Chẳng có một xứ sở nào đã luyện được cái tay nghề tài tình trong việc huỷ diệt linh hồn của dân mình như nước Nga. Và chẳng có một nhà văn nào lại có thể làm lành lặn linh hồn đó; không, chỉ có Trời, Phật, Thần Thánh mới có thể làm được điều này. Chính là vì lý do đó, mà Đấng Thiêng Liêng kia mới có mặt trong suốt Thời Gian Của Người. Xin cho tiếng Anh làm cái nhà cho những người thân quá cố của tôi. Trong tiếng Nga, tôi được sửa soạn để đọc, viết những dòng thơ, hay lá thư. Tuy nhiên, với mẹ cha tôi, bà Maria Volpert và ông Alexander Brodsky, tiếng Anh mới chính là thứ ngôn ngữ dâng cho họ một cõi sau xem ra tươm tất hơn và có thể đó là cõi duy nhất mà họ có được ngoài cái trí nhớ của bản thân tôi về họ ra. Còn về bản thân tôi, khi viết bằng tiếng này, thì cũng chỉ như là rửa chén dĩa mà thôi, rất tốt cho sức khỏe, như mẹ tôi đã mừng rỡ khi biết thằng con của bà vừa rửa một mớ chén dĩa xong, là bèn gọi điện thoại cho mẹ liền!


Ở Vienna, Brodsky gặp Carl Proffer, một giáo sư văn chương Nga tại Đại học Michigan, ông này vừa mới mở 1 cái nhà xb nhỏ, Ardis. Biết Auden, người hùng của Brodsky, đang nghỉ hè cận đó, ông bèn quyết định kéo Brodsky làm 1 cú viếng thăm. Mặc dù đếch có báo trước cái con mẹ gì cả, nhưng Auden, tỉnh như Ăng Lê, mở rộng cửa đón mừng nhà thơ lưu vong, và vài tháng sau, Brodsky bèn “thư nhà” [chắc giống ông tiên chỉ VP], cho ông bạn của mình, Loseff, sử dụng tiếng Anh búa xua, mới kiếm thấy, gặp chữ nào chơi chữ đó:

W. H. Auden uống ly đầu tiên martini dry vào lúc 7.30 sáng. Sau đó, ông đi 1 đường mở hộp thư ra coi, đọc giấy tờ và đánh dấu dịp trọng đại này bằng 1 ly hỗn hợp sherryscotch. Sau đó, ông chơi breakfast, điểm tâm, kèm với 1 món địa phương dry pink and white. Tôi không nhớ cái nào trước, cái nào sau. Sau đó, ông bắt đầu làm việc. Có thể là do ông dùng bút ballpoint, cho nên bàn làm việc kế ngay bên, và thay vì một lọ mực, thì là 1 chai, hay lon Guinness, một thứ bia đen Ái nhĩ lan, nó từ từ biến mất theo công việc sáng tạo. Tùy theo thực đơn, bữa ăn trưa thì được trang điểm bằng cái đuôi này, hay cái đuôi kia, của một con gà trống, hay cocktail. Sau bữa trưa, thì ngủ trưa 1 phát, và tôi nghĩ, đây là 1 điểm khô độc nhất của ngày.

Và như thế đấy, cuộc đời quyến rũ, ngạc nhiên, thích thú của Brodsky ở Tây Phương bắt đầu

Brodsky xuất hiện như là 1 món đồ trang sức, kế bên em Susan Sontag, trong cuốn hồi ký về em của tiểu thuyết gia Sigrid Nunez, “Sempre Susan”. Đó là năm 1976, và Brodsky mới bắt đầu hẹn hò mí em. Chàng thì lãng mạn, ủ ê, hói. “Chẳng có gì chó gì hết”, một bữa chàng tuyên bố. “Không đau khổ. Không hạnh phúc. Không đau ốm. Không nhà tù. Không là không.” (Bây giờ, đó là Âu Châu, Nunez viết, khi moi móc về phiá Sontag. [Trong Water Mark, Thuỷ Ấn, Brodsky có viết về lần hẹn hò ở Venise, không biết có phải là cú này không. GCC]) Một lần khác, Brodsky đưa mọi người đi ăn đồ Tầu, món khoái khẩu của ông ở New York. Ngồi quanh bàn, là Sontag với ông con trai, Nunez trẻ, Brodsky trông như 1 cha già La mã lang bạt. Anh miêu tả cái cảnh Brodsky bước vào bộ lạc nho nhỏ của mình, “Chúng mình hạnh phúc phải không?”
Đó là hình ảnh mà người ta có, về Brodsky ở Mẽo: một thành công lạc loài nơi xứ người. Chỉ nhìn từ phía Đất Mẹ Niên Xô thì mới nhận ra nó khó khăn cay đắng làm sao, và nó có nghĩa như thế nào, tới mức nào. Với những thành viên của thế hệ Xô Viết thời đó, Mẽo là mọi thứ, là tất cả. Họ nghe nhạc Mẽo, đọc tiểu thuyết Mẽo. [Thảo nào mấy anh Mít trong nước mê Paul Austin, hà hà! GCC], dịch thơ Mẽo. Họ tóm mẩu vụn Mẽo, chỗ này, chỗ nọ, bất cứ chỗ nào nếu có thể, mỗi lần có dịp ra khỏi nhà, kể cả những chuyến viếng thăm Ba Lan. “Mẽo thì giống như một quê nhà trừ bị đối với chúng tôi”, Sergeev (đã từng dịch, trong số những tác giả, Robert Frost) sau đó viết. Khi, vào thập niên 1970, cơ hội tự nó bò tới, thế là rất nhiều anh chuồn. Chỉ khi tới quê nhà trừ bị, thì mới khám phá ra cái mà họ mất.
Brodsky là “1 của 1” đó, nghĩa là người đầu tiên trong số những người đầu tiên. Những năm sau đó, nhiều người mò tới, và những cộng đồng Nga mọc lên ở Boston, New York, Pittsburgh, nhưng vào năm 1972, Mẽo thì cô đơn trơ trọi y chang cái làng Norenskaya, và có thể còn tệ hơn: Chẳng có lấy 1 mống Nga để mà trò chuyện, Brodsky than thở trong những thư nhà, [y chang VP, khi than thở, chạy vội quá, không mang theo được 1 đấng độc giả], và ông viết về cái đám giáo sư văn học Nga, “Họ, với những đề tài của họ, thì cũng như chủ với chó của họ”. Những bài thơ đầu tiên nơi xứ Mẽo của Brodsky thì đẫm mùi cô đơn trần trụi. “Một buổi chiều mùa thu trong một thành phố nhỏ khiêm tốn/hãnh diện vì cái sự có mặt của nó trên bản đồ”, một bài thơ của ông bắt đầu, và chấm dứt bằng hình ảnh một người mà hình phản chiếu ở trong gương biến mất, từng tí từng tí, như ngọn đèn đường trong 1 vũng nước đang cạn kiệt dần, đang chết [NT đã từng soi bóng mình trên 1 vũng nước đái, để chải đầu, chắc cũng cô đơn cỡ đó, tại xứ Bắc Kít?].
Cơ sở Proffer thuyết phục Đại học Michigan xin cho Brodsky được là “thi sĩ thường trú”; Brodsky làm 1 bài thơ về một thày giáo của trường. “Trong 1 xứ sở của những nha sĩ,” bài thơ bắt đầu, “những đứa con gái của họ thì order quần áo, vải vóc/từ những cuốn mẫu hàng London,… /Tôi, miệng ăn sông băng núi chảy, tiêu huỷ/hơn tất cả ngôi đền Parthenon/một tên điệp viên, một kẻ chuyến dí mũi vào chuyện của những người khác/đội quân thứ năm của 1 nền văn chương tàn rữa/” dạy văn chương. Người kể chuyện đến đêm trở về nhà lăn ra giường, còn nguyên quần áo, và khóc đến thiếp đi. Cũng năm đó, ông viết 1 bài thơ cho biết, do bị ép rời bỏ Nga Xô, ông mất đứa con trai. “My dear Telemachus, Thằng cu Tý yêu quí của ta ơi,” bài thơ bắt đầu, “Cuộc chiến Mít thì đã xong rồi”, và tiếp tục:

Bố chẳng biết bố ở đâu, và chỗ này có thể là chỗ nào.
Hình như là 1 hòn đảo dơ bẩn, với những bụi cây, những tòa nhà, và những con heo bự ủn ỉn

Một khu vườn cỏ dại tràn lan, một vị nữ hoàng nào đó, hay 1 vị khác
Cỏ và đá tảng… Cu Tý, con trai của ta ơi!
Với 1 kẻ lang thang, những bộ mặt của tất cả các hòn đảo thì thì đều như nhau.
Và những chuyến đi của cái đầu, đếm những con sóng; ứa nước mắt mải theo dõi những đường chân trời cuối biển cả, nước biển đầy tai.
Ta không nhớ cuộc chiến chấm dứt như thế nào; con bao nhiêu tuổi ta cũng không nhớ.

Cuối cùng, Brodsky chạy trốn xứ sở của những nha sĩ để đổi lấy 1 căn phòng nhỏ có vườn ở Morton Street, West Village, mà ông mướn của 1 vị giáo sư N.Y.U, và có 1 chân dạy học ở Mount Holyoke, Westen Massachusetts. Ông thấy địa vị của mình, có tính xã hội, nghĩa là cũng không đến nỗi cô đơn, một mình, và giọng điệu thư nhà chuyển qua 1 giai điệu kỳ kỳ, “Tuần lễ vừa rồi, tôi có cuộc trò chuyện đầu tiên, trong thời hạn ba năm, về Dante,” một lá thư phàn nàn, “và rồi thì với Robert Lowell”




Chẳng có chỗ cho cả hai, Brodsky và chủ nghĩa CS, trong cái xứ sở thật rộng lớn đó. Bè lũ VC Nga bực bội với tất cả những gì Brodsky làm, [cả đến chuyện đi ị, như nhà thơ NCT đã từng, đúng vào ngày sinh nhật Bác]. Andrei Sergeev, bạn của Brodsky, sau đó viết: Nhà chức trách không thể làm bất cứ điều chi ngoài chuyện bực, với tất cả những gì Brodsky làm, không làm, đi tản bộ loanh quanh, đứng, ngồi ở bàn, nằm xuống giường, và ngủ. Brodsky vẫn cố tìm đủ cách xb thơ của ông, vô ích. Tới mức, hai ông cớm KGB gật đầu, chúng tao sẽ in thơ của mày, trên loại giấy đặc biệt, bản quí, dành cho "bạn quí" của mày, nếu mày đi một đường báo cáo về những ông giáo sư, bạn của mi, chỉ là báo cáo xuông, những chuyện làm xàm ba láp thôi.
Cũng chẳng có chỗ cho Brodsky ở trong cái phong trào ly khai nhân quyền nhân kiếc, rân kủ rân kiếc, nhờ vụ án của ông mà trở thành om xòm, nổi đình nổi đám. Trường hợp của Brodsky giống của Bob Dylan đối với phong trào sinh viên ở Mẽo: rất có cảm tình nhưng, chỉ vậy, kính nhi viễn chi.
Vào đầu thập niên 1970, bánh xe địa lý chính trị lại quay, và tóm Brodsky cùng với nó. Trước đòi hỏi của Tây Phương, hãy thả những tù nhân Do Thái, Brezhnev bèn “dọn dẹp sạch sẽ nhà cửa”, nhờ vậy, Brodsky cũng được ăn theo, ông được nhà nước cho phép đúng 3 tuần sắp xếp hành lý, và đáp chuyến máy bay đi Vienna vào mùa Xuân 1972.
Không giống như đi… Củ Chi [Norenskaya], chuyến này là lưu vong thực sự, và kéo dài suốt quãng đời còn lại của ông.

*

Cuốn này, nghe nói, xb không có sự đồng ý của Brodsky, và có nhiều chi tiết, sự kiện không được chính xác. Tuy nhiên, đọc, thú vô cùng. Cái đoạn KGB bắt Brodsky trình diện, năn nỉ ông nạp đơn xin visa xuất ngoại, kiếm bà con dởm cho ông có lý do để đoàn tụ, thật… tếu. 

Six Years Later

Autumn in Norenskaya

*

The Gift

Your voice, your body, your name
mean nothing to me now. No one destroyed them.
It’s just that, in order to forget one life, a person needs to live
at least one other life. And I have served that portion.

Tiếng nói của em, thân thể của em, tên của em
chẳng nghĩa gì với anh bây giờ.
Chẳng ai tiêu huỷ nó.
Ðúng ra là như vầy:
Ðể quên 1 đời thì ít nhất cần 1 đời khác.
Anh thử cú đó rồi.

Brodsky viết về người yêu cũ của chàng.
Thua xa Gấu.
Gấu chỉ 1 đời.


Có nhiều nhà thơ có tài, có thể ở vào chỗ anh ta khi đó, Efim Etkind viết. Nhưng số phận đã chọn đúng anh ta, và ngay lập tức anh hiểu trách nhiệm về địa vị của anh - không còn là một con người riêng tư, nhưng trở thành một biểu tượng, như Akhmatova đã trở thành một biểu tượng quốc gia của người thi sĩ Nga, khi bà bị số phận lọc ra giữa hàng trăm nhà thơ, năm 1946. Thật quá nặng cho Brodsky. Ông có một bộ não tệ, một trái tim tệ. Nhưng ông đã đóng vai ông tại tòa án một cách tuyệt vời.

Thế đấy. Theo nghĩa thế đấy, cái vai tuyệt vời mà Ông Giời dành cho thi sĩ mê gái HC, là, khi bị Tố Hữu bắt viết tự kiểm, thì bèn phán, ông đếch viết, được không.
Của ông Nobel Toán, là cầm cái bửu bối dí vào Lăng Bác, hô, biến!

Cái gì gì, "Thiên sinh hào kiệt bất ưng hư", Cao Bá Quát phán, là cũng theo nghĩa đó: Trời sinh ra hào kiệt không phải để thối nát ra, như ông HC, như ông NBC.

Trời sinh ra GCC là để mê…  BHD, nhưng khi rảnh rang thì lèm bèm về Cái Ác Bắc Kít!
Việc nào ra việc đó!

Hà, hà!

*

Trong cuốn này, GCC chôm hai bài, 1 về Brodsky, đọc khi đăng trên The New Yorker, và, về Oe, "Cha và Con".
Cái tít Vấn đề Quỉ, The Devil Problem, là của bài viết về Elaine Pagels, một nữ học giả, tác giả cuốn The Gnostic Gospels, về nguồn gốc Ky Tô giáo. Có thể là do đụng vô đề tài cấm kỵ mà bà gặp toàn tai kiếp. TV, khi nào rảnh sẽ đi đường về bài viết này, và cái ngụ ý của cái tít của Remnick, đừng nhắc đến quỷ thần, và nhất là đừng đụng đến sân sau Nhà của Chúa!
*

Sau cùng, Ông Tòa bèn ban cho "cái gọi là" thi sĩ, the so-called poet, 5 năm tù lưu vong nội xứ, lao động cải tạo tại Biển Bắc, để phục hồi nhân phẩm, không còn là kẻ ăn bám, ăn hại xã hội chủ nghĩa.

Về cái chuyện lưu vong của Brodsky, Loseff, lại một lần nữa không hài lòng với quan điểm của đa số độc giả, vốn quen nghĩ về nhà thơ, như 1 người tù Gulag. Cái vụ ông bị đưa vô nhà thương điên giữa hai lần ra tòa thì thật là thê thảm, nhưng 18 tháng ông trải qua tại 1 nông trường cải tạo, đúng ra làng Norenskaya, quả đúng là quãng đời đẹp nhất của cuộc đời của ông.

[Ui chao, quả đúng như thế thật. Lần đầu Gấu đọc cuốn Chuyện trò với Brodsky của Volkov, chương viết về thời gian lưu đầy nội xứ của Brodsky, GCC cứ nghĩ đến những ngày cải tạo của Gấu, tại nông trường Phạm Văn Cội Củ Chi. Tuyệt vời].

Norenskaya cách Leningrad 350 dặm, và Brodsky có thể gặp những người tới thăm ông. Mẹ của ông, hai ông bạn Rein và Naiman đến thăm; người yêu Basmanova tới, và, ngay cả tình địch và bạn, là Bobyshev, cũng tới! (Ông bạn này đến thăm với hy vọng gặp Basmanova). Brodsky mướn 1 cái lều nhỏ ở trong làng, và tự biên tự diễn, bằng phương tiện của chính ông, biến cái lều thành 1 nhà máy điện, và 1 giếng nước, của riêng ông, khi trong làng không có. “Trong bốn thế hệ thì đây đúng là 1 sự sang trọng, luxury, không thể nghĩ, không thể tin được”, một vị khách thăm đã trầm trồ. Brosdky thì tất nhiên rất ư hãnh diện “khoe hàng”, mỗi lần có khách thăm viếng. Ông có 1 cái máy đánh chữ, và đọc, rất nhiều, Auden. Nói chung thì là, không phải Gulag.
Và giai thoại, [a dark joke, một câu chuyện khôi hài u ám] của bà chị và cũng là nữ thần thi ca Akhmatova, “Câu chuyện tự thuật mà chúng viết về thằng em của tôi mới bảnh làm sao”, thì cũng chỉ có một nửa câu chuyện. Sau án tòa, Brodsky gặp cơ hội, “trúng mắn”, như Mít nói, và ông xây dựng tiểu sử của chính ông.

Vụ án của ông, được 1 ký giả can đảm, Frida Vigrodova ghi lại, và liền lập tức trở thành hàng chui, samizdat, và được gửi ra nước ngoài, và được dịch ra nhiều ngôn ngữ [ở Mẽo, xuất hiện trên tờ The New Leader.] Một chiến dịch hợp xướng, do Akhmatova và Jean-Paul Sartre chủ xị, cuối cùng đưa đến sự trả lại tự do cho ông. Vào thời gian trở lại Leningrad, cuối năm 1965, Brodsky đã là 1 nhân vật nổi tiếng toàn thế giới. Như vậy vẫn chưa đã: Ông phát triển sâu đậm thơ, "như là nhà thơ". Ông bạn nhà thơ, chôm bạn tình của ông, thì sau đó chìm vào quên lãng.

Vào năm 1967, Basmanova sinh cho Brodsky một đấng con trai, và sau đó, hai người, anh đi đường anh, tôi đường tôi. Akmatova mất một năm trước đó, để lại “ban đồng ca thần kỳ”, đã rã đám, tự nó lo cho nó. Bobyshev đổi thành những “đứa trẻ mồ côi của Akhmatova”. Brodsky tiếp tục làm thơ, đi lòng vòng Liên Xô. Khi đám hàn lâm Tây phương tới Leningrad, họ tới thăm ông. Thơ của ông bước vào giai đoạn trưởng thành, đúng thứ thơ của 1 bậc thầy, a total mastery.

Many waves have passed since then.
Ashore my friend was drowned
in his own shallow but still bitter lies; and I set off
on wanderings.

Bao nhiêu con sóng đã qua đi kể từ đó.
Tràn vô bờ, bạn tôi chết đuối ở 1 chỗ cạn,
Thê lương nằm 1 đống; và tôi bỏ đi
Lang thang

Và Brodsky vẫn tiếp tực mơ tả [describe] và nhớ hoài tình của mình dành cho Basmanova.

So long had life together been that once
the snow began to fall, it seemed unending;
that, lest the flakes should make her eyelids wince,
I’d shield them with my hand, and they, pretending
not to believe that cherishing of eyes,
would beat against my palm like butterflies.

“Six Years Later,” Sáu năm sau, [bản dịch của Richard Wilbur]

Dịch “phóng bút”, và, “ăn theo”:

Cứ mỗi lần tuyết rơi, là anh lại nhớ em,
và quãng đời hai đứa mình bên nhau
Nó có vẻ như chẳng bao giờ chấm dứt.
Hãy để những bông tuyết vương mãi trên mi mắt em
[Những bông nước trên mi mắt BHD,
ở cái vòi nước ở đường PDP,
ngày nào còn Xề Gòn, hà, hà!]
Anh sẽ ôm quơ lấy chúng
Những con bướm nước
Lung linh trong lòng bàn tay của anh

Chẳng có chỗ cho cả hai, Brodsky và chủ nghĩa CS, trong cái xứ sở thật rộng lớn đó. Bè lũ VC Nga bực bội với tất cả những gì Brodsky làm, [cả đến chuyện đi ị, như nhà thơ NCT đã từng bực, đúng vào ngày sinh nhật Bác]. Andrei Sergeev, bạn của Brodsky, sau đó viết: Nhà chức trách không thể làm bất cứ điều chi ngoài chuyện bực, với tất cả những gì Brodsky làm, không làm, đi tản bộ loanh quanh, đứng, ngồi ở bàn, nằm xuống giường, và ngủ. Brodsky vẫn cố tìm đủ cách xb thơ của ông, vô ích. Tới mức, hai ông cớm KGB gật đầu, chúng tao sẽ in thơ của mày, trên loại giấy đặc biệt, bản quí, dành cho "bạn quí" của mày, nếu mày đi một đường báo cáo về những ông giáo sư, bạn của mi, chỉ là báo cáo xuông, những chuyện làm xàm ba láp thôi.
Cũng chẳng có chỗ cho Brodsky ở trong cái phong trào ly khai nhân quyền nhân kiếc, rân chủ rân kiếc, nhờ vụ án của ông mà trở thành om xòm, nổi đình nổi đám. Trường hợp của Brodsky giống của Bob Dylan đối với phong trào sinh viên ở Mẽo: rất có cảm tình nhưng, chỉ vậy, kính nhi viễn chi.
Vào đầu thập niên 1970, bánh xe địa lý chính trị lại quay, và tóm Brodsky cùng với nó. Trước đòi hỏi của Tây Phương, hãy thả những tù nhân Do Thái,
Brezhnev bèn “dọn dẹp sạch sẽ nhà cửa”, nhờ vậy, Brodsky cũng được ăn theo, ông được nhà nước cho phép đúng 3 tuần sắp xếp hành lý, và đáp chuyến máy bay đi Vienna vào mùa Xuân 1972.
Không giống như đi… Củ Chi [Norenskaya], chuyến này là lưu vong thực sự, và kéo dài suốt quãng đời còn lại của ông.

*

Cuốn này, nghe nói, xb không có sự đồng ý của Brodsky, và có nhiều chi tiết, sự kiện không được chính xác. Tuy nhiên, đọc, thú vô cùng. Cái đoạn KGB bắt Brodsky trình diện, năn nỉ ông nạp đơn xin visa xuất ngoại, kiếm bà con dởm cho ông có lý do để đoàn tụ, thật… tếu.


The Gift

Trong một tiểu sử trung thực, thận trọng, quyền uy, Joseph Brodsky: Một đời văn, “Joseph Brodsky: A Literary Life” (Yale; $35; Jane Ann Miller dịch từ tiếng Nga), tác giả, Lev Loseff, bạn cũ của Brodsky đã nhấn mạnh tới cái sự bỏ học “đi hoang” của nhà thơ, với lập luận là, chính cái sự bỏ học này đã khiến nhà thơ không lâm vào tình trạng tẩu hoả nhập ma, khi bị nhồi nhét ba cái thứ, thí dụ, làm toán thì hôm nay làm thịt được mấy tên Mỹ Ngụy, làm thơ thì đường ra trận mùa này đẹp lắm, nói tóm lại, nhờ bỏ học đi làm, Brodsky đã thoát không bị tiêu ma, ruined, bởi sự “bội thực học”.
Brodsky cũng nghĩ như thế. “Sau đó, tôi lấy làm tiếc cho cái sự bỏ học sớm, nhất là khi thấy mấy đấng bạn quí leo cao trên những bậc thang xã hội, lặn sâu vào trong chính quyền,” ông viết, “Nhưng, tôi hiểu ra một điều mà họ không hiểu được. Sự thực, tôi cũng đi tới, đi lên, nhưng ngược chiều với họ, và có vẻ như, vừa đi ngược chiều, tôi vừa đi xa hơn họ”.
Cái chiều ngược này có thể gọi bằng nhiều tên: dưới hầm, chui, samizdat, hay tự do, hay Tây Phương.

Loseff mô tả lần đầu anh nghe Brodsky đọc thơ. Ðó là vào năm 1961. Trước đó ít lâu, một người nào đó đưa cho anh một xấp thơ của Brodsky, nhưng đánh máy thật khó đọc [bản thảo thơ dưới hầm, thơ chui thường được đánh máy hai ba tờ cùng 1 lượt], và Loseff không khoái những dòng thơ lộn xộn như thế. Tôi tìm cách chuồn, anh nhớ lại. Nhưng lần đó, cả đám chọn ngay căn phòng của vợ chồng ở để mà đọc thơ, thế là thua. Anh bắt dầu đọc bài ballad dài của anh, “Hills,” và Loseff sững sờ: “Tôi nhận ra chúng là những bài thơ mà tôi mơ tưởng mình sẽ viết ra được, ngay cả chưa từng bao giờ biết đến chúng…. Như thể 1 cánh cửa được mở bung ra một không gian mở rộng, một không gian chúng tôi chưa từng biết, hay nghe nói đến. Chúng tôi chẳng hề có 1 ý nghĩ, hay tư tưởng, về thơ Nga, ngôn ngữ Nga, ý thức Nga lại có thể chứa đụng những không gian như thế.”
Nhiều người cũng cảm thấy như vậy, khi đọc thơ Brodsky. Một người bạn bị KGB tóm, nhớ lại là khi bị chúng hỏi về Brodsky, đã thành khẩn cung khai, trong số tất cả những nhà thơ mà anh ta biết, thì Brosky thể nào cũng có ngày ẵm Nobel văn chương!
Ðó là 1 thời mà dân Nga đẫm mình trong hào quang ngày mai tươi sáng, chúng ta thể nào cũng xây dựng được cái nhà Nga to bằng năm bằng mười khi đánh chết cha lũ Mỹ Ngụy, hà hà, và một người nào đó phải ôm lấy tất cả những nghị lực, những hy vọng lớn lao, và một người nào đó, là… Brodsky! 

[Ui chao, lại nghĩ đến cái thời kỳ huy hoàng tương tự của cả Miền Nam ngay sau 30 Tháng Tư 1975. GCC khi đó ở trong tù VC, nghe “Con Kinh Ta Ðào” mà nước mắt dàn dụa vì hạnh phúc, “thúi” đến như thế, ”sướng” đến như thế!]

Ðiều quan trọng là thơ của Brodsky thì đương thời và địa phương [contemporary and local]. Và cũng còn quan trọng, là, như món nợ đối với chủ nghĩa hiện đại Anh - Mỹ, chúng [những bài thơ của Brodsky] nối kết một nhóm nhỏ của những nhà thơ Leningrad với thế giới lớn lao.
Nhưng trên tất cả, tối quan trọng, cực kỳ quan trọng, là, trong cái sự trung thành sáng tạo đối với truyền thống hình thức cổ xưa, lỗi thời, chúng kết nối thế hệ của ông với những nhà thơ lớn của quá khứ Nga. Nadezhda Mandelstam, bà vợ góa của thi sĩ, tuyên bố Brodsky là một Mandelstam thứ nhì.

Và rồi vào Tháng Mười 1962, Khrushchev đối đầu với Tông Tông Mẽo Kennedy về vụ hoả tiễn Nga ở Cuba, nhắm vô xứ Cờ Huê, và, đụng tên cao bồi hung hãn quá, Khrushchev ôm đầu máu bỏ chạy về Liên Xô cùng với giàn hoả tiễn, Người nhè đám nghệ sĩ quạt cho đỡ quê: Trong 1 cuộc trưng bày nghệ thuật của đám nghệ sĩ trẻ ở Moscow, Người gọi họ là lũ “pê đê”. Thời kỳ Băng Tan chấm dứt. Một năm sau, Brodsky bị bắt, bị buộc tội tên ăn bám, ăn hại xã hội, nhà nước nhân dân Nga.

*

Trong giới trí thức, sau đó, nhiều người tin rằng, do niềm tin [a point of faith], nếu không muốn nói, niềm tự hào, nhà nước Liên Xô phát giát ra thiên tài Brodsky, “sớm” hơn tất cả, khi bắt ông. Trong một bài viết về Brodsky, ký giả Mẽo của tờ The New Yorker, David Remnick [Gấu biết đến Brodsky là qua bài viết này, vừa đọc xong là đi 1 đường giới thiệu liền trên tờ Văn Học của NMG] viết, ngay cả bây giờ, một vài sử gia vẫn còn tự hỏi tại sao chính quyền Cộng-sản bắt đầu cuộc thanh trừng bằng cách bắt giữ một nhà thơ 23 tuổi chưa được nhiều người biết tới. Nhưng đó chỉ là một bí mật đối với người nào còn nghi ngờ bản năng của thú dữ khi nhận ra đâu là nguy cơ lớn lao nhất đối với chế độ. Và bắt lầm còn hơn bỏ sót.
Tuy nhiên, trong cuốn tiểu sử về bạn, Loseff đả phá mọi luận cứ như thế. Thực sự, theo anh, sự khui ra và đưa đến bắt giữ Brodsky, là từ tay trưởng khóm, hoặc trưởng phố, hay công an khu vực [the head of a community-watch group], tay này biết đến tiếng tăm của Brodsky ở trong khu vực hắn, dưới quyền uy của hắn.
Chỉ có vậy!
Chỉ là 1 tai nạn mà chính quyền Liên Xô đã tóm được 1 trong những thiên tài thi ca lớn lao nhất của đất nước Nga, của ngôn ngữ Nga!

Vụ án, ra toà của Brodsky gồm hai đợt, cách nhau vài tuần lễ, vào Tháng Hai và Tháng Ba 1964, và giữa hai lần, Brodsky nằm nhà thương tâm thần, ở đó, ông được giới y sĩ nhà nước chứng nhận, chẳng bịnh tật gì hết, dư sức ra tòa, nhận án. Vụ án là trò hề, án tòa thì đã có sẵn, trước khi có vụ án, và có cái tên là “Vụ án tên ăn hại, ăn bám Brodsky”, như cái biển gắn bên ngoài phòng luận tội.
Bên trong, tất cả đám nhà nước, ông tòa, những người đại diện nhân dân Nga, chẳng ai quan tâm, hoặc có tí hiểu biết, hay đã từng đọc thơ của ông. Brodsky khi đó chưa in thơ, và sống bằng việc dịch dọt, đám người buộc tội muốn biết, làm sao ông có tiền, và liệu ông có lợi dụng những người cộng sự của ông. Họ muốn biết dịch có phải là  1 nghề không, nếu nó đem đến tí ti, hoặc chẳng 1 tí ti tiền:

Nhân dân buộc tội số 1:
Chúng tôi đã kiểm tra, Brodsky nói, hắn ta có được 150 rúp từ 1 công việc làm, nhưng thực sự chỉ có 37 rúp.
Brodsky:
Ðó là tiền a-văng, tiền đưa trước, tiền đặt cọc [hiểu chưa thằng ngu!]

Ông khi đó chưa được 24 tuổi đầu, hà, hà!

Rein, bạn của Brodsky nhớ lại, đợt ra tòa lần thứ nhì rơi đúng vào dịp lễ Maslenitsa, hay Butter Week, lễ truyền thống đợp bánh pancake, và hậu quả là, vào đúng ngày tòa xử, Rein cùng đám bạn rủ nhau tới khách sạn làm 1 chầu, và tới 4 giờ cả bọn kéo tới tòa án. Chẳng đấng bạn nào ngửi ra cái mùi trầm trọng của sự kiện.
Nhưng Brodsky thì lại ngửi ra. Suốt thời gian của vụ án ngắn ngủi, ông tỏ ra nghiêm trọng, serious, trầm lặng, kính nể, respectful, và chắc chắn, vững như bàn thạch, về cái điều, ông được sinh ra là để “deal” với 1 trường hợp như thế:
Ông Tòa: Hãy trả lời trước Tòa, tại làm sao giữa những cái jobs, anh không làm việc mà lại dông dài sống như 1 tên ăn hại?
Brodsky: Tôi làm việc giữa những cái jobs chứ. Tôi làm cái điều mà tôi làm: Tôi làm thơ.
Anh viết “cái mà” anh gọi là thơ? Thế thì anh có làm cái gì tỏ ra có ích giữa những lần thay đổi liên tục những cái jobs của anh?
Brodsky: Tôi bắt đầu làm việc khi 15 tuổi. Cái gì thì cũng thích thú đối với tôi, nghĩa là, tôi quan tâm đến mọi cái gì. Tôi thay đổi việc làm là vì tôi biết, muốn học nhiều về cuộc đời, về mọi người.
Anh làm cái gì cho Ðất Mẹ?
Tôi làm thơ. Ðó là công việc của tôi. Tôi tin tưởng… Tôi tin rằng cái mà tôi viết thì có ích cho mọi người không chỉ bây giờ mà còn cho thế hệ tương lai.
Như vậy là theo anh, cái mà anh gọi là thơ đó thì có ích cho mọi người?
Tại làm sao mà ông gọi thơ của tôi là “cái gọi là”?
Tòa gọi như thế, vì Tòa đếch biết cái mà anh làm đó là cái chó gì!

Cái đoạn David Remnick, ký giả Mẽo của tờ Người Nữu Ước viết về Brodsky ra tòa mới thật là tuyệt vời, và nhìn ra được vai trò của ông, sinh ra là để đóng cái vai của mình, dù đếch có muốn.
Nên nhớ, Brodsky rất tởm đóng vai nhà văn, nhà thơ, tuẫn nạn, tuẫn niếc, [Đối với ông, chỉ là thi ca, không phải anh hùng ca. Remnick], nhưng nếu Ông Giời khốn kiếp bắt ta đóng, thì ta sẽ đóng, và đóng 1 cách tuyệt hảo.
Bởi thế mà bài viết của Remick mới có cái tít Ðỉnh Cao Tuyệt Hảo, Perfect Pitch, và khi được in vô sách, cuốn sách có tiểu tít là “vấn đề cái ác” của thế kỷ. Ông viết:

Có nhiều nhà thơ có tài, có thể ở vào chỗ anh ta khi đó, Efim Etkind viết. Nhưng số phận đã chọn đúng anh ta, và ngay lập tức anh hiểu trách nhiệm về địa vị của anh - không còn là một con người riêng tư, nhưng trở thành một biểu tượng, như Akhmatova đã trở thành một biểu tượng quốc gia của người thi sĩ Nga, khi bà bị số phận lọc ra giữa hàng trăm nhà thơ, năm 1946. Thật quá nặng cho Brodsky. Ông có một bộ não tệ, một trái tim tệ. Nhưng ông đã đóng vai ông tại tòa án một cách tuyệt vời.

Thế đấy. Theo nghĩa thế đấy, cái vai tuyệt vời mà Ông Giời dành cho thi sĩ mê gái HC, là, khi bị Tố Hữu bắt viết tự kiểm, thì bèn phán, ông đếch viết, được không.
Của ông Nobel Toán, là cầm cái bửu bối dí vào Lăng Bác, hô, biến!

Cái gì gì, "Thiên sinh hào kiệt bất ưng hư", Cao Bá Quát phán, là cũng theo nghĩa đó: Trời sinh ra hào kiệt không phải để thối nát ra, như ông HC, như ông NBC.

Trời sinh ra GCC là để mê…  BHD, nhưng khi rảnh rang thì lèm bèm về Cái Ác Bắc Kít!
Việc nào ra việc đó!
Hà, hà!

The Gift

Không ngừng cựa quậy, làm thợ được 6 tháng, nghỉ. Trong vòng 7 năm tiếp theo cho tới khi bị nhà nước tóm, ông làm việc ở 1 hải đăng [light-house], một phòng thí nghiệm crystallography, 1 nhà xác. Ông cũng đi lêu bêu, hút thuốc, và đọc sách. Du lịch lòng vòng Liên Xô, tham dự những cuộc thám hiểm địa chất, đào bới đất nước tìm dầu hôi, khoáng sản. Ðêm đêm, giữa những nhà địa chất ngồi quanh một đống lửa, họ hát hỏng, đọc thơ, gẩy ghi ta. Ðọc 1 tập thơ về đề tài địa chất, Brodsky tự nhủ thầm, nếu mình làm, chắc chắn sẽ khá hơn. Một trong những bài thơ đầu đời của ông, “Pilgrims” [những kẻ hành hương], chẳng mấy chốc trở thành “top hit” của lửa trại.
Trọn 1 đất nước trở nên khùng vì thơ; nó trở thành trung tâm của 1 không khí của một nước Nga, thời Băng Tan dưới sự trị vì của Khrushchev. Vào năm 1959, như một nhắc nhở quá khứ oai hùng, một bức tượng của Vladimir Mayakovsky được dựng lên ở trung tâm Moscow, và chẳng mấy chốc, đám trẻ tuổi quây quần quanh bức tượng, đọc thơ của chính họ. Vào đầu thập niên 1960 một nhóm nhà thơ khởi xướng cái trò đọc thơ, và có nhiều thính giả tham dự, tại Viện Bảo Tàng Polytechnic ở Moscow, tọa lạc chéo góc với Tổng Hành Dinh của KGB. Có 1 cuốn phim về 1 trong những buổi tụ tập như thế, và, chỉ là đọc thơ thôi, và toàn thứ thơ tự phát, bán chính thức, tất nhiên dở òm, nhưng không khí như bị điện giật!
Một đám đông tụ tập, và trước đám đông, là 1 ông tướng cà chớn nào đó, đang lèm bèm về mình: đó là cái mới [đúng ý Thầy Cuốc nhe!]

Ðường phố Leningrad cà mèng, nhưng Brodsky và mấy đấng bạn thân - Bobyshev, Anatoly Naiman, và Evgeny Rein, “dàn đồng ca thần kỳ” – tóm lấy chúng mỗi khi dịp. Bobyshev, trong hồi ký của mình nhớ lại, Brodsky kéo anh tới mép bờ của thành phố để anh ta có thể đọc thơ cho vài nhóm sinh viên. Bobyshev bỏ cuộc vui sớm nhất.
Nếu nói về thơ ca “mà thôi”, thì, như Loseff phán, 1 cách tin tưởng, những bài thơ hồi đầu - trước khi Brodsky bị bắt – không đều, thất thường, đôi khi đi trật đường rầy, chạy hoang, theo cái kiểu, thơ “phát sinh ra” từ thơ, chứ không phải đích thị là thơ [derivative]. Nhưng ngay từ khởi đầu, Brodsky là 1 trong số họ, viết một cách tâm sự, vậy mà đọc thì lại có cảm tưởng, nhà thơ đang miêu tả một hiện tượng toàn xã hội. Những bài thơ thì lãng mạn, mỉa mai, đương thời [nhưng không cố tình miêu tả]. Có sự kéo dài dòng thơ Eliot, và có cảm giác ngạc nhiên khi nhịp thơ, thể thơ được gìn giữ, rõ ràng có ảnh hưởng của những nhà thơ siêu hình Anh, khi họ lồng tình yêu thơ ca với những băn khoăn siêu hình, triết học – trong trường hợp Brodsky, luôn lèm bèm về thời gian và không gian. Tìm những kẻ tương đương, đồng hạng trong tiếng Anh,  Robert Hass viết, thơ Brodsky nghe “như Robert Lowell khi mà
Lowell thì nghe như Byron.” Như là 1 hình tượng văn hóa Nga, thì Brodsky có thể so sánh với Allen Ginsberg (với ông này, sau này Brodsky đã từng kéo nhau đi shopping, mua sắm quần áo cũ, ở New York. “Allen mua 1 cái tuxedo jacket 5 đô", Brodky kể cho Loseff, và ông này ngạc nhiên tại sao 1 tay beatnik mà lại cần 1 bộ đồ vía]. Với Ginsberg và bạn bè của ông, tự do có nghĩa phá vỡ biên cương, lề luật của dòng thơ truyền thống; với Brodsky và bạn bè thì lại là tái lập truyền thống bị Xì Ta Lỉn cố gắng huỷ diệt, biến thành hư vô. Brodsdy có thể kiếm ra những cách gây ngạc nhiên để làm điều trên, mà chẳng có tí cố gắng cực nhọc nào cả, và luôn luôn giữ được vẻ dửng dưng, nhẹ nhàng. Những bài thơ đầu đời của ông miêu tả một tay kể chuyện đi bộ về nhà từ ga xe lửa, đi lòng vòng những nơi chốn của một thành phố Leningrad cổ vẫn ám ảnh anh ta, hay là kẻ thứ ba của 1 cặp đang cãi lộn, gầm gừ lẫn nhau, và nghĩ về mình, chắc là đừng dính vào em nào, độc thân là hay nhất; bài thơ này nhan đề “Dear D. B.,” Dmitry Bobyshev, khi đó đang lục đục với bà vợ.
Loseff mô tả lần đầu anh nghe Brodsky đọc thơ. Ðó là vào năm 1961. Trước đó ít lâu, một người nào đó đưa cho anh một xấp thơ của Brodsky, nhưng đánh máy thật khó đọc [bản thảo thơ dưới hầm, thơ chui thường được đánh máy hai ba tờ cùng 1 lượt], và Loseff không khoái những dòng thơ lộn xộn như thế. Tôi tìm cách chuồn, anh nhớ lại. Nhưng lần đó, cả đám chọn ngay căn phòng của vợ chồng ở để mà đọc thơ, thế là thua. Anh bắt dầu đọc bài ballad dài của anh, “Hills,” và Loseff sững sờ: “Tôi nhận ra chúng là những bài thơ mà tôi mơ tưởng mình sẽ viết ra được, ngay cả chưa từng bao giờ biết đến chúng…. Như thể 1 cánh cửa được mở bung ra một không gian mở rộng, một không gian chúng tôi chưa từng biết, hay nghe nói đến. Chúng tôi chẳng hề có 1 ý nghĩ, hay tư tưởng, về thơ Nga, ngôn ngữ Nga, ý thức Nga lại có thể chứa đụng những không gian như thế.”
Nhiều người cũng cảm thấy như vậy, khi đọc thơ Brodsky. Một người bạn bị KGB tóm, nhớ lại là khi bị chúng hỏi về Brodsky, đã thành khẩn cung khai, trong số tất cả những nhà thơ mà anh ta biết, thì Brosky thể nào cũng có ngày ẵm Nobel văn chương!
Ðó là 1 thời mà dân Nga đẫm mình trong hào quang ngày mai tươi sáng, chúng ta thể nào cũng xây dựng được cái nhà Nga to bằng năm bằng mười khi đánh chết cha lũ Mỹ Ngụy, hà hà, và một người nào đó phải ôm lấy tất cả những nghị lực, những hy vọng lớn lao, và một người nào đó, là… Brodsky!

[Ui chao, lại nghĩ đến cái thời kỳ huy hoàng tương tự của cả Miền Nam ngay sau 30 Tháng Tư 1975. GCC khi đó ở trong tù VC, nghe “Con Kinh Ta Ðào” mà nước mắt dàn dụa vì hạnh phúc, “thúi” đến như thế, ”sướng” đến như thế!]

Ðiều quan trọng là thơ của Brodsky thì đương thời và địa phương [contemporary and local]. Và cũng còn quan trọng, là, như món nợ đối với chủ nghĩa hiện đại Anh - Mỹ, chúng [những bài thơ của Brodsky] nối kết một nhóm nhỏ của những nhà thơ Leningrad với thế giới lớn lao.

Brodsky sinh Tháng Năm 1940, một năm trước khi Nazi xâm lăng Nga. Bà mẹ làm kế toán, cha, nhiếp ảnh viên cho Viện Bảo Tàng Hải Quân ở Leningrad khi Brodsky còn nhỏ, và là đứa con độc nhất của hai vợ chồng thực yêu thương nhau, và được đứa con thực thương yêu.
Leningrad chịu đựng đau thương tổn thất nặng nề trong thời kỳ chiến tranh, không thực phẩm, không khí đốt, hơi nóng. Một bà cô, hay bà thím gì đó, an aunt, của họ, chết đói. Những năm liền sau khi chiến tranh chấm dứt, ngay cả khi Stalin tổng động viên cả nước cho Cuộc Chiến Lạnh, vết thương chiến tranh thì vẫn sờ sờ trước mắt. “Chúng tôi vô lớp, và mặc dù ba cái thứ rác rưởi, Hà Nội ta ngửng đầu cao tới Giời, thì những đau thương, nghèo khổ, tang tóc vẫn dày đặc chung quanh chúng tôi,” Brodsky viết. “Bạn không thể che chắn đổ nát, điêu tàn bằng 1 tờ báo Quân Ðội Nhân Dân” [Pravda: Sự Thật].
Ông là 1 học trò không hứng khởi, bị ở lại, năm học lớp 7. Khi ông bô bà bô bắt đầu cuộc khủng khoảng tài chính, nghĩa là đếch cho tiền mua gạo – ông bô mất việc tại Viện Bảo Tàng khi xẩy ra chiến dịch của Stalin, chiến dịch sau cùng trước khi đi tầu suốt, nhắm vào người Do Thái – Iosif, 15 tuổi, bèn bye bye lớp học, kiếm 1 chân thợ, tại một nhà máy.
Trong một tiểu sử trung thực, thận trọng, quyền uy, Joseph Brodsky: Một đời văn, “Joseph Brodsky: A Literary Life” (Yale; $35; Jane Ann Miller dịch từ tiếng Nga), tác giả, Lev Loseff, bạn cũ của Brodsky đã nhấn mạnh tới cái sự bỏ học “đi hoang” của nhà thơ, với lập luận là, chính cái sự bỏ học này đã khiến nhà thơ không lâm vào tình trạng tẩu hoả nhập ma, khi bị nhồi nhét ba cái thứ, thí dụ, làm toán thì hôm nay làm thịt được mấy tên Mỹ Ngụy, làm thơ thì đường ra trận mùa này đẹp lắm, nói tóm lại, nhờ bỏ học đi làm, Brodsky đã thoát không bị tiêu ma, ruined, bởi sự “bội thực học”.

Brodsky cũng nghĩ như thế. “Sau đó, tôi lấy làm tiếc cho cái sự bỏ học sớm, nhất là khi thấy mấy đấng bạn quí leo cao trên những bậc thang xã hội, lặn sâu vào trong chính quyền,” ông viết, “Nhưng, tôi hiểu ra một điều mà họ không hiểu được. Sự thực, tôi cũng đi tới, đi lên, nhưng ngược chiều với họ, và có vẻ như, vừa đi ngược chiều, tôi vừa đi xa hơn họ”.

Cái chiều ngược này có thể gọi bằng nhiều tên: dưới hầm, chui, samizdat, hay tự do, hay Tây Phương.
[Thiếu từ “di tản” của NN & NMG & NXH!]





Your voice, your body, your name
mean nothing to me now. No one destroyed them.
It’s just that, in order to forget one life, a person needs to live
at least one other life. And I have served that portion.

Tiếng nói của em, thân thể của em, tên của em
chẳng nghĩa gì với anh bây giờ.
Chẳng ai tiêu huỷ nó.
Ðúng ra là như vầy:
Ðể quên 1 đời thì ít nhất cần 1 đời khác.
Anh thử cú đó rồi. 

Brodsky sinh tháng Năm 1940, trước khi Nazi xâm lăng Nga. Bà mẹ làm kế toán viên, cha nhiếp ảnh viên làm cho Bảo Tàng Viện Hải Quân Leningrad khi Brodsky còn nhỏ. Bố mẹ rất thương yêu nhau và được ông con trai độc nhất, Iosif Brodsky, rất thương.
Leningrad chịu mất mát, thương đau khủng khiếp trong thời gian chiến tranh - bị vây hãm hơn hai năm trời bởi quân dội Nazi, thiếu hụt thực phẩm, hơi đốt. Một bà cô của họ chết đói. Liền những năm sau chiến tranh, và, ngay cả khi Stalin động viên toàn đất nước cho Cuộc Chiến Lạnh, vết thương chiến tranh thì vẫn bày ra trước mắt. "Bạn không thể lấy trang báo Sự Thực che lên được”, Brodsky viết. Ông là 1 học sinh “không hứng khởi”, bị giữ lại ở lớp bẩy. Và khi cha mẹ gặp khó khăn về tiền bạc – ông bố mất job ở Bảo Tàng Viện Hải Quân trong chiến dịch bài Do Thái của Stalin vào lúc chót đời - Iosif, lúc đó 15, bèn bye bye trường lớp, và kiếm 1 chân làm ở 1 xưởng thợ.

Note: The Gift: Món quà tặng, Thiên bẩm, Thiên phú...

Vào mùa đông năm 1963, ở Leningrad, ở cái xứ còn có tên là Liên Bang Xô Viết, nhà thơ trẻ Dmitry Bobyshev chôm cô bạn gái của bạn mình, cũng nhà thơ trẻ, Joseph Brodsky.
Đếch ra cái chó gì cả, nhỉ.
Hai đấng thi sĩ trẻ lại rất thân.
Họ thường xuất hiện theo vần abc, ở những buổi đọc thơ công cộng lòng vòng trong thành phố. Bobyshev khi đó, hăm bảy, mới tan tác với bà vợ; Brodsky hăm ba, lúc có việc làm, lúc không. Cùng với hai nhà thơ trẻ khác, cũng tràn trề hứa hẹn, họ tạo thành ban “đồng ca huyền ảo”, như cái nick bè bạn và bà chị, nhà thơ đỡ đầu Akhmatova ban cho. Nữ thần thi ca Nga, hiện đang còn sống vào lúc đó, tin tưởng, họ đại diện cho cái sự trẻ măng, và làm mới truyền thống thi ca Nga, sau những năm tháng đen tối dưới thời Stalin. Khi được hỏi, ai trong số những nhà thơ đó được ái mộ nhất, bà nêu tên đúng hai mạng: Bobyshev và Brodsky.
Ðám trẻ Xô Viết cảm nhận thập niên 1960 nặng nề hơn, sâu thẳm hơn, so với đám trẻ cùng tuổi với họ, ở Mẽo, hay ở Tây, bởi vì, trong khi Suy Thoái và Ðô Hộ thì tệ hại, nhưng làm sao tệ hại bằng chủ nghĩa Stalin. Sau khi Stalin chết, Liên Xô lại ngáp ngáp về phía thế giới. Lệnh cấm nhạc Jazz được bãi bỏ. Ernest Hemingway được xb, Bảo tàng viện Pushkin ở Moscow chủ trì cuộc trưng bày tranh Picasso. Vào năm 1959, Moscow cho mở hội chợ trưng bày thực phẩm, hàng hoá Mẽo, và, cha tôi, cũng 1 thành viên của thế hệ đó, lần đầu tiên được biết mùi Pepsi thơm như thế nào.
Mùi bướm được giải phóng, nhưng kiếm ở đâu ra bi giờ?
Giả như kiếm ra thì biết đưa đi đâu để mà hú hí?

Y chang xứ Bắc Kít, nhân dân Nga sống với bố mẹ, và bố mẹ, đến lượt họ, sống với những đấng bố mẹ khác ở trong những căn phòng chung. “Chúng tôi chẳng bao giờ có 1 căn phòng riêng để mà lùa gái, dụ gái, và ghệ, thì cũng thế, cũng chẳng có phòng riêng,” Brodsky viết, khi đã may mắn lưu vong xứ người, tức là ở Mẽo. Ông có 1 nửa căn phòng, ngăn cách với căn phòng của bố mẹ bằng những kệ sách, [độc giả TV biết điều này rồi, qua bài viết, căn phòng rưỡi]. “Những cuộc tình của chúng tôi thì hầu hết là đi bộ, tán bộ, nếu tính ra, thì có thể đi bộ tới mặt trăng, rồi lại trở về, ai về nhà người đó.”
Người đàn bà mà Brodsky đi bộ cùng em tới mặt trăng, rồi ai về nhà người đó, trong hai năm trời, người đàn bà làm tan tác ban đồng ca thần kỳ, là Marina Basmanova, một nữ họa sĩ trẻ. Người cùng thời với em, miêu tả em, im lặng “thần kỳ”, và đẹp. Brodsky dâng tặng em những vần thơ Nga, mãnh liệt nhất, của mình. “Anh chỉ là anh khi lòng bàn tay của em đụng vô, trên cái thân thể trần tục của anh đó, em đặt đầu của em lên, trong đêm đen, điếc, anh thực sự mù lòa, Em, hiện ra, rồi lấp ló đâu đó, dạy anh nhìn.”
Liền lập tức, tập thể, nghĩa là toàn băng nhóm, lên án Bobyshev. Không phải vì vụ chôm này – ai mà không chôm, ngu sao mà không chôm? – nhưng bởi là vì khi Bobyshe săn đuổi bồ của bạn thì nhà nước VC Nga, cùng lúc, săn đưổi Brodsky.
Tháng 11, 1963, một bài viết xuất hiện trên 1 tờ báo địa phương nhục mạ Brodsky, bộ đồ anh mặc, mái tóc đỏ anh mang, ý tưởng văn học, những bài thơ của anh, mặc dù 7 trích dẫn thơ của Brodsky, thì 3 là của Bobyshev. Ai thì cũng ngửi ra, bài viết là khúc dạo đầu cho cú bắt sau đó, và bạn bè năn nỉ Brodsky chuồn đi Moscow, đợi cho tình hình lắng dịu hãy mò về. Họ còn đề xuất, hay là lặn vô 1 nhà thương tâm thần, như là 1 bệnh nhân, cái này coi bộ được đấy, hà, hà!
Thế là Brodsky trải qua Tân Niên trong nhà thương, và sau đó, năn nỉ xin được trả về đời. Vừa mới về đời, thì Brodsky nghe được tin khủng, cô bạn thân thương của mình mừng Tân Niên với bạn thân cũng của mình, tại túp lều tranh của một người bạn. Brodsky mượn được 12 rúp, mua vé xe lửa tới Leningrad. Chàng đối mặt tình địch. Chàng đối mặt người yêu, và chưa kịp thoi cho một cú thì đã bị VC Nga tóm, tống vô tù. Vụ án sau đó biến chàng thành khuôn mặt nổi cộm thế giới, và án tòa, lưu đầy nội xứ tại Bắc Hải.

In his autobiographical journeying Brodsky never reached the 1960s, the time of his notorious trial on charges of social parasitism and his sentencing to corrective labor in the Russian far north. This silence was, in all likelihood, deliberate: a refusal to exhibit his wounds was always one of his more admirable traits ("At all costs try to avoid granting yourself the status of the victim," he advises an audience of students; On Grief, p. 144).

Coetzee: Joseph Brodsky

Như Coetzee viết, một trong những nét đẹp nhất của Brodsky “mình ên”, là không bao giờ khoe khoang những vết thương của mình. Ông gần như chẳng bao giờ nhắc tới thời gian đi tù. Nhưng đây là quãng đời đẹp nhất của chàng, qua bài viết cho thấy.
Y chang GCC, và những ngày ở tù VC ở nông trường Ðỗ Hòa!

Your voice, your body, your name
mean nothing to me now. No one destroyed them.
It’s just that, in order to forget one life, a person needs to live
at least one other life. And I have served that portion.

Tiếng nói của em, thân thể của em, tên của em
chẳng nghĩa gì với anh bây giờ.
Chẳng ai tiêu huỷ nó.
Ðúng ra là như vầy:
Ðể quên 1 đời thì ít nhất phải cần 1 đời khác.
Anh thử cú đó rồi. 

Brodsky viết về người yêu cũ của chàng.
Thua xa Gấu.
Gấu chỉ 1 đời.

In his autobiographical journeying Brodsky never reached the 1960s, the time of his notorious trial on charges of social parasitism and his sentencing to corrective labor in the Russian far north. This silence was, in all likelihood, deliberate: a refusal to exhibit his wounds was always one of his more admirable traits ("At all costs try to avoid granting yourself the status of the victim," he advises an audience of students; On Grief, p. 144).

Coetzee: Joseph Brodsky

Vào mùa đông năm 1963, ở Leningrad, ở cái xứ còn có tên là Liên Bang Xô Viết, nhà thơ trẻ Dmitry Bobyshev chôm cô bạn gái của bạn mình, cũng nhà thơ trẻ, Joseph Brodsky.
Đếch ra cái chó gì cả, nhỉ.
Hai đấng thi sĩ trẻ lại rất thân.

Họ thường xuất hiện theo vần abc, ở những buổi đọc thơ công cộng lòng vòng trong thành phố. Bobyshev khi đó, hăm bảy, mới tan tác với bà vợ; Brodsky hăm ba, lúc có việc làm, lúc không. Cùng với hai nhà thơ trẻ khác, cũng tràn trề hứa hẹn, họ tạo thành ban “đồng ca huyền ảo”, như cái nick bè bạn và bà chị, nhà thơ đỡ đầu Akhmatova ban cho. Nữ thần thi ca Nga, hiện đang còn sống vào lúc đó, tin tưởng, họ đại diện cho cái sự trẻ măng, và làm mới truyền thống thi ca Nga, sau những năm tháng đen tối dưới thời Stalin. Khi được hỏi, ai trong số những nhà thơ đó được ái mộ nhất, bà nêu tên đúng hai mạng: Bobyshev và Brodsky.
Ðám trẻ Xô Viết cảm nhận thập niên 1960 nặng nề hơn, sâu thẳm hơn, so với đám trẻ cùng tuổi với họ, ở Mẽo, hay ở Tây, bởi vì, trong khi Suy Thoái và Ðô Hộ thì tệ hại, nhưng làm sao tệ hại bằng chủ nghĩa Stalin. Sau khi Stalin chết, Liên Xô lại ngáp ngáp về phía thế giới. Lệnh cấm nhạc Jazz được bãi bỏ. Ernest Hemingway được xb, Bảo tàng viện Pushkin ở Moscow chủ trì cuộc trưng bày tranh Picasso. Vào năm 1959, Moscow cho mở hội chợ trưng bày thực phẩm, hàng hoá Mẽo, và, cha tôi, cũng 1 thành viên của thế hệ đó, lần đầu tiên được biết mùi Pepsi thơm như thế nào.
Mùi bướm được giải phóng, nhưng kiếm ở đâu ra bi giờ?
Giả như kiếm ra thì biết đưa đi đâu để mà hú hí?

Y chang xứ Bắc Kít, nhân dân Nga sống với bố mẹ, và bố mẹ, đến lượt họ, sống với những đấng bố mẹ khác ở trong những căn phòng chung. “Chúng tôi chẳng bao giờ có 1 căn phòng riêng để mà lùa gái, dụ gái, và ghệ, thì cũng thế, cũng chẳng có phòng riêng,” Brodsky viết, khi đã may mắn lưu vong xứ người, tức là ở Mẽo. Ông có 1 nửa căn phòng, ngăn cách với căn phòng của bố mẹ bằng những kệ sách, [độc giả TV biết điều này rồi, qua bài viết, căn phòng rưỡi
]. “Những cuộc tình của chúng tôi thì hầu hết là đi bộ, tán bộ, nếu tính ra, thì có thể đi bộ tới mặt trăng, rồi lại trở về, ai về nhà người đó.”
Người đàn bà mà Brodsky đi bộ cùng em tới mặt trăng, rồi ai về nhà người đó, trong hai năm trời, người đàn bà làm tan tác ban đồng ca thần kỳ, là Marina Basmanova, một nữ họa sĩ trẻ. Người cùng thời với em, miêu tả em, im lặng “thần kỳ”, và đẹp. Brodsky dâng tặng em những vần thơ Nga, mãnh liệt nhất, của mình. “Anh chỉ là anh khi lòng bàn tay của em đụng vô, trên cái thân thể trần tục của anh đó, em đặt đầu của em lên, trong đêm đen, điếc, anh thực sự mù lòa, Em, hiện ra, rồi lấp ló đâu đó, dạy anh nhìn.”
Liền lập tức, tập thể, nghĩa là toàn băng nhóm, lên án Bobyshev. Không phải vì vụ chôm này – ai mà không chôm, ngu sao mà không chôm? – nhưng bởi là vì khi
Bobyshe săn đuổi bồ của bạn thì nhà nước VC Nga, cùng lúc, săn đưổi Brodsky.

A Note on Brodsky and Ukraine

The Gift

Joseph Brodsky and the fortunes of misfortune.

by Keith Gessen

May 23, 2011 .

Note: Bài này, cái tít ở trang bìa, báo giấy, thú hơn nhiều: Bạn và người yêu của Joseph Brodsky.
Câu mở ra bài viết cũng thú:

Vào mùa đông năm 1963, ở Leningrad, ở cái xứ còn có tên là Liên Bang Xô Viết, nhà thơ trẻ Dmitry Bobyshev chôm cô bạn gái của bạn mình, cũng nhà thơ trẻ, Joseph Brodsky.
Đếch ra cái chó gì cả, nhỉ.
Hai đấng thi sĩ trẻ lại rất thân.

*

 Brodsky experienced all the struggles of his generation on his own hide, as the Russians say. His exile was no exception. Photographed, in 1980, by Irving Penn.


In the fall of 1963, in Leningrad, in what was then the Union of Soviet Socialist Republics, the young poet Dmitry Bobyshev stole the young poet Joseph Brodsky’s girlfriend. This was not cool. Bobyshev and Brodsky were close friends. They often appeared, in alphabetical order, at public readings around Leningrad. Bobyshev was twenty-seven and recently separated from his wife; Brodsky was twenty-three and intermittently employed. Along with two other promising young poets, they’d been dubbed “the magical chorus” by their friend and mentor Anna Akhmatova, who believed that they represented a rejuvenation of the Russian poetic tradition after the years of darkness under Stalin. When Akhmatova was asked which of the young poets she most admired, she named just two: Bobyshev and Brodsky.

The young Soviets felt the sixties even more deeply than their American and French counterparts, for, while the Depression and the Occupation were bad, Stalinism was worse. After Stalin died, the Soviet Union began inching toward the world again. The ban on jazz was lifted. Ernest Hemingway was published; the Pushkin Museum in Moscow hosted an exhibit of the works of Picasso. In 1959, Moscow gave space to an exhibition of American consumer goods, and my father, also a member of this generation, tasted Pepsi for the first time.

The libido had been liberated, but where was it supposed to go? People lived with their parents. Their parents, in turn, lived with other parents, in what were known as communal apartments. “We never had a room of our own to lure our girls into, nor did our girls have rooms,” Brodsky later wrote from his American exile. He had half a room, separated from his parents’ room by bookshelves and some curtains. “Our love affairs were mostly walking and talking affairs; it would make an astronomical sum if we were charged for mileage.” The woman with whom Brodsky had been walking and talking for two years, the woman who broke up the magical chorus, was Marina Basmanova, a young painter. Contemporaries describe her as enchantingly silent and beautiful. Brodsky dedicated some of the Russian language’s most powerful love poetry to her. “I was only that which / you touched with your palm,” he wrote, “over which, in the deaf, raven-black / night, you bent your head. . . . / I was practically blind. / You, appearing, then hiding, / taught me to see.” 

Almost unanimously, people in their circle condemned Bobyshev. Not because of the affair—who didn’t have affairs?—but because, as soon as Bobyshev began to pursue Basmanova, Brodsky began to be pursued by the authorities. In November, 1963, an article appeared in the local paper insulting Brodsky, his trousers, his red hair, his literary pretensions, and his poems, although of the seven quotations offered as examples of Brodsky’s poetry, three were by Bobyshev. Everyone recognized this sort of article as a prelude to an arrest, and Brodsky’s friends insisted that he go to Moscow to wait things out. They further insisted that he check himself into a mental hospital, in case a determination of some form of psychosis could help him plead his case. Brodsky met the New Year in the hospital, then begged to be released. Upon getting out, he learned that Bobyshev and Basmanova had been together on New Year’s at a friend’s dacha. Brodsky borrowed twelve rubles for train fare and raced up to Leningrad. He confronted Bobyshev. He confronted Basmanova. Before he could get much further, he was thrown in jail. The subsequent trial launched the Soviet human-rights movement, turned Brodsky into a world-famous figure, and resulted in his eventual exile from the U.S.S.R.

Brodsky was born in May, 1940, a year before the German invasion. His mother worked as an accountant; his father was a photographer and worked for the Navy Museum in Leningrad when Brodsky was young. They were doting parents and much beloved by Iosif Brodsky, who was their only child.

Leningrad suffered terribly during the war—it was blockaded for more than two years by the Germans, deprived of food and heat. An aunt starved to death. In the immediate postwar years, even as Stalin mobilized the country for the Cold War, the damage was plain to see. “We entered schools, and whatever elevated rubbish we were taught there, the suffering and poverty were visible all around,” Brodsky wrote. “You cannot cover a ruin with a page of Pravda.” He was an uninspired student, held back in the seventh grade. When his parents started having financial trouble—his father lost his Navy job during Stalin’s late-life campaign against the Jews—Iosif, fifteen, dropped out and went to work in a factory.

In a loyal, scrupulous, and authoritative biography, “Joseph Brodsky: A Literary Life” (Yale; $35; translated from the Russian by Jane Ann Miller), Brodsky’s old friend Lev Loseff puts a great deal of emphasis on his subject’s decision to drop out of school, arguing that it prevented Brodsky from being ruined by over schooling. Brodsky thought so, too. “Afterward I often regretted that move, especially when I saw my former classmates getting on so well inside the system,” he wrote. “And yet I knew something that they didn’t. In fact, I was getting on too, but in the opposite direction, going somewhat further.” The direction he was going could be called, variously, underground, or samizdat, or freedom, or the West.

He was restless. He left the factory job after six months. Over the next seven years, until his arrest, he worked at a lighthouse, a crystallography lab, and a morgue; he also hung about, smoking cigarettes and reading books. He travelled around the Soviet Union, taking part in “geological” expeditions, helping the rapidly industrializing Soviet government comb the vast country for mineral wealth and oil. At night, the geologists would gather around the campfire and play songs on their guitars—often poetry set to music—and read their own poems. Upon reading a book of poems on the “geological” theme, in 1958, Brodsky decided that he could do better himself. One of his earliest poems, “Pilgrims,” was soon a campfire hit.

The whole country was going crazy for poetry; it had become central to the atmosphere of Khrushchev’s Thaw. In 1959, as part of a return of sorts to the Bolshevik past, a statue of Vladimir Mayakovsky was unveiled in central Moscow, and soon young people began to gather around it to read their own poetry. In the early sixties, a group of poets started a series of well-attended readings at the Polytechnical Museum in Moscow, catercorner from the headquarters of the K.G.B. There is a film of one of these evenings, and, though it’s just a poetry reading (rather than a Beatles concert, say), and though the poems of these semi-official poets weren’t especially good, the atmosphere is electric. A crowd had gathered and before it stood a young man talking about his feelings: this was new.

The venues in Leningrad were more humble, but Brodsky and his closest poet-friends—Bobyshev, Anatoly Naiman, and Evgeny Rein, the “magical chorus”—took advantage of them whenever they could. Bobyshev in his memoir recalls Brodsky dragging him to the edge of town so Brodsky could read some poems to a group of students. Bobyshev left early.

As for the poetry itself, Loseff argues convincingly that the early work—before Brodsky’s arrest—is uneven, sometimes derivative. But from the start Brodsky was one of those poets who can write confessionally and make it sound as if they were describing an entire social phenomenon. The poems are romantic, sarcastic, and effortlessly contemporary. There is an Eliot-like elongation of the poetic line, and a sense of surprise when the rhyme and meter are maintained; there is also the clear influence of the English Metaphysical poets, who laced their love poetry with philosophical speculations—in Brodsky’s case, always relating to time and space. Searching for English-language equivalents, Robert Hass wrote that Brodsky sounded “like Robert Lowell when Lowell is sounding like Byron.” As a cultural figure in Russia, though, Brodsky was more akin to Allen Ginsberg (with whom he later went shopping for used clothes in New York—“Allen bought a tuxedo jacket for five dollars!” he told Loseff, who wondered why a beatnik needed formal wear). For Ginsberg and his friends, freedom lay in breaking the bounds of traditional prosody; for Brodsky and his friends, freedom came from reëstablishing a tradition that Stalin had tried to annihilate. Brodsky was able to find surprising ways of doing this, seemingly with no effort, and always remaining cool and nonchalant. His early poems describe the narrator walking home from the train station; the narrator touring his old Leningrad haunts; the narrator watching a married couple argue, wondering whether he himself will always be alone. That last one, incidentally, is called “Dear D. B.,” that is to say, Dmitry Bobyshev, who was in an unhappy marriage at the time.

Loseff describes the first time he heard Brodsky read. It was 1961. Some time before, a friend had given him a sheaf of Brodsky’s poems, but the type was faint (samizdat manuscripts were often typed three or four sheets at a time), and Loseff didn’t like the look of the lines, which, especially in Brodsky’s early poetry, stretched on and on. “I managed to get out of reading them somehow,” Loseff recalls. But now a group of friends had gathered in the communal apartment where Loseff and his wife lived, and there was no getting away from Brodsky. He started reading his long ballad “Hills,” and Loseff was amazed: “I realized that here at last were the poems I had always dreamed of, without even knowing it. . . . It was as if a door had opened into a wide-open space that we hadn’t known about or heard of. We simply had no idea that Russian poetry, that the Russian language, that Russian consciousness, could contain these spaces.”

Many people felt this way when they first encountered Brodsky’s poems. One friend who got hauled in for a talk with the K.G.B. around this time recalls telling his interrogator that, of all the people he knew, Brodsky was the likeliest to win the Nobel Prize. It was a period of tremendous generational energy and hope; someone had to embody it. It was important that Brodsky’s poems were contemporary and local. It was also important that, in their debt to Anglo-American modernism, they connected the small group of Leningrad poets and readers to the great world. And most important of all was that, in their creative fealty to an old-fashioned formal tradition, they connected this generation to the great poets of the Russian past; Nadezhda Mandelstam, the poet’s widow, declared Brodsky a second Mandelstam.

Then, in October, 1962, Khrushchev was confronted by President Kennedy over a shipment of missiles sent by the Soviets to Cuba. After a tense standoff, the Soviets withdrew in humiliation, and Khrushchev lashed out at home. Just a few weeks after the Cuban missile crisis, he lambasted a group of young artists at an exhibit in Moscow, calling them “faggots.” The Thaw was finished. A year later, Brodsky was charged with “freeloading” on the back of the great Soviet people.

Among the intelligentsia, it later be came a point of faith, if not exactly of pride, that the Soviet regime had intuited Brodsky’s greatness earlier than just about anyone. Loseff deflates this notion; in fact, he explains, the initiative for the arrest came from the head of a community-watch group; he had heard of Brodsky’s local fame and Brodsky happened to live within his jurisdiction in Leningrad. That was all. The Soviet regime stumbled onto one of the great prodigies in the history of the Russian language pretty much by accident.

Brodsky’s trial took place in two sessions, several weeks apart, in February and March of 1964; in between, Brodsky was confined to a mental hospital, where it was determined that he was psychologically fit to work. The trial was a farce, its outcome predetermined. “Trial of the freeloader Brodsky,” a sign outside the courtroom read, a little prejudicially. Inside, neither the judge nor the people testifying against Brodsky had any interest in his poetry. Brodsky, who remained unpublished, made what money he could doing translations, sometimes working from literal translations when he didn’t know the source language; his accusers wanted to know, among other things, how this was possible, and whether Brodsky wasn’t exploiting his collaborators on such projects. Much of the case turned on whether writing was a real job if it brought little or no income:


CITIZEN ACCUSER: We checked. Brodsky says he got 150 rubles from a job, but actually it was 37.
BRODSKY: That’s the advance! That’s just the advance! It’s only part of what I’ll get later.

Brodsky at the time was not yet twenty-four. His friend Rein recalls how the second session of the trial fell on Maslenitsa, or Butter Week, the traditional pancake-eating holiday in advance of Lent. Consequently, on the day of the trial, Rein and some other friends went to the restaurant at the Hotel European to eat pancakes. Then, at four o’clock, they went to the courthouse. Not everyone, in other words, had a sense of the gravity of the occasion.

Brodsky did. Throughout the short trial, he appears to have been serious, quiet, respectful, and firm in his conviction about what he was put on earth to do:


JUDGE: Tell the court why in between jobs you didn’t work and led a parasitic life style?
BRODSKY: I worked in between jobs. I did what I do now: I wrote poems.
JUDGE: You wrote your so-called poems? And what was useful about your frequent job changes?
BRODSKY: I began working when I was 15 years old. Everything was interesting to me. I changed jobs because I wanted to learn more about life, about people.
JUDGE: What did you do for your motherland?
BRODSKY: I wrote poems. That is my work. I am convinced. . . . I believe that what I wrote will be useful to people not only now but in future generations.
JUDGE: So you think your so-called poems are good for people?
BRODSKY: Why do you say of the poems that they are “so-called”?
JUDGE: We say that because we don’t have any other idea about them.

In the end, the judge sentenced the so-called poet to five years of exile and labor up north, to straighten him out.

On the subject of Brodsky’s exile, Loseff is once again forced to disappoint readers who have grown accustomed to thinking of the poet as someone who spent time in the Gulag. His confinement to a mental hospital in between sessions of the trial was miserable. His eighteen months in the village of Norenskaya were among the best times of his life.

Norenskaya was three hundred and fifty miles from Leningrad, and Brodsky could receive visitors. His mother visited him; his friends Rein and Naiman visited; his lover Basmanova visited. Even Bobyshev came to visit! (He was looking for Basmanova.) Brodsky rented a little cottage in the village and, while it didn’t have central heating or plumbing, it was, as one visitor marvelled, his very own. “For our generation this was an unthinkable luxury,” the visitor recalled. “Iosif proudly showed off his domain.” Brodsky had a typewriter and was reading a lot of W. H. Auden. On the whole, this was more Yaddo than Gulag.

But there is nothing to be done about a legend once it’s created. Akhmatova’s famous dark joke at the time of his arrest—“What a biography they’re writing for our redhead”—told only half the story. After his arrest, Brodsky met the occasion; he built his own biography. The transcript of the trial, made by a brave journalist named Frida Vigrodova, quickly appeared in samizdat and was sent abroad, where it was published in many languages (in the United States it appeared in The New Leader). A concerted campaign led by Akhmatova and joined by Jean-Paul Sartre resulted in Brodsky’s early release. By the time he returned to Leningrad, in late 1965, Brodsky was world famous, and had developed profoundly as a poet. Bobyshev no longer stood a chance.

In 1967, Basmanova gave birth to Brodsky’s son, and then broke things off with him again. Akhmatova had died the year before, leaving the already splintering magical chorus to fend for themselves. (Bobyshev rechristened them “Akhmatova’s orphans.”) Brodsky kept writing poetry and travelling around the Soviet Union. When Western academics came to Leningrad, they visited him. His poetry entered a phase of maturity and total mastery.

Brodsky continued to describe his life. One poem recalls a seaside meeting between two friends, and then goes on:


Many waves have passed since then.
Ashore my friend was drowned
in his own shallow but still bitter lies; and I set off
on wanderings.

And he also continued to describe and memorialize his love for Basmanova. From “Six Years Later,” in Richard Wilbur’s translation:


So long had life together been that once
the snow began to fall, it seemed unending;
that, lest the flakes should make her eyelids wince,
I’d shield them with my hand, and they, pretending
not to believe that cherishing of eyes,
would beat against my palm like butterflies.

There was not room enough in the U.S.S.R. for both Brodsky and the Communists. “The authorities couldn’t help but be offended by everything he did,” his friend Andrei Sergeev later wrote. “By his working, by his not working, by his walking around, standing, sitting at a table, or lying down and sleeping.” Brodsky kept trying to get his poems published, to no avail. At one point, two K.G.B. agents promised to publish a book of his poems on high-quality Finnish paper if he would only write the occasional report about his foreign-professor friends. Nor was there a place for Brodsky in the growing dissident human-rights movement that his own trial had helped catalyze. His relation to the dissidents somewhat resembled Bob Dylan’s to the American student movements of that era: sympathetic but aloof.

In the early nineteen-seventies, the geopolitical wheel turned again, and took Brodsky with it. Brezhnev’s desire to clear house dovetailed nicely with pressure from the West to release Soviet Jews, and in the spring of 1972 Brodsky was given three weeks to pack his bags and board a plane to Vienna. Unlike Norenskaya, this would be true exile, and it lasted the rest of his life.

In Vienna, Brodsky was met by Carl Proffer, a Russian-literature professor at the University of Michigan, who was just starting Ardis, a small publishing house. Proffer happened to know that Brodsky’s hero, Auden, was vacationing nearby, and they decided to pay him a visit. Despite receiving no advance warning, Auden welcomed the exiled poet, and a few months later Brodsky wrote home to Loseff, using newfound English words wherever possible:


W. H. Auden drinks his first martini dry at 7:30 in the morning, after which he sorts his mail and reads the paper, marking the occasion with a mix of sherry and scotch. After this he has breakfast, which can consist of anything so long as it’s accompanied by the local dry pink and white, I don’t remember in which order. At this point he sets to work. Probably because he uses a ballpoint pen, he keeps on the desk next to him, instead of an inkwell, a bottle or can of Guinness, which is a black Irish beer that disappears in the course of the creative process. At around 1 o’clock he has lunch. Depending on the menu, this lunch is decorated by this or that rooster’s tail, or cocktail. After lunch, a nap, which is, I think, the only dry point of the day.

And thus Brodsky’s charmed life in the West began.

Brodsky makes a cameo appearance in the novelist Sigrid Nunez’s new memoir about Susan Sontag, “Sempre Susan.” It is 1976 and Brodsky has recently started dating Sontag. He is romantic, brooding, mostly bald. “None of it matters,” he announces one day. “Not suffering. Not happiness or unhappiness. Not illness. Not prison. Nothing.” (“Now, that’s European,” Nunez writes, a dig at Sontag.) Another time, he takes everyone out for Chinese, his favorite New York meal. Sitting around the table with Sontag, her son, and the young Nunez, Brodsky is the bohemian paterfamilias. Nunez describes him purring to this small, unlikely clan, “Aren’t we happy?”

This is the image one has of Brodsky in America: a runaway success. Only from the Russian side can one see how difficult it was, and also just how much it meant. For members of that Soviet generation, America was everything. They listened to its music, read its novels, translated its poetry. They caught bits and pieces of America wherever they could (including on trips to Poland). America “was like a homeland in reserve for us,” Sergeev (who translated, among others, Robert Frost) later wrote. When, in the nineteen-seventies, the opportunity presented itself, many went. It was only upon arriving here that they discovered what they’d lost.

Brodsky was one of the first. In later years, enough people came over so that Russian communities formed in Boston, New York, Pittsburgh, but in 1972 America was as lonely as the village of Norenskaya. There weren’t any Russians to talk to, Brodsky complained in letters home, and, as for the local Russian-literature professors, “They had come to resemble their subjects like masters their dogs.” So that was out.

Brodsky’s poems during his first years in the States are filled with the most naked loneliness. “An autumn evening in a humble little town / proud of its appearance on the map,” one begins, and concludes with an image of a person whose reflection in the mirror disappears, bit by bit, like that of a street lamp in a drying puddle. The enterprising Proffer had persuaded the University of Michigan to make Brodsky a poet in residence; Brodsky wrote a poem about a college teacher. “In the country of dentists,” it begins, “whose daughters order clothes / from London catalogues, . . . / I, whose mouth houses ruins / more total than the Parthenon’s, / a spy, an interloper, / the fifth column of a rotten civilization,” teach literature. The narrator comes home at night, falls into bed with his clothes still on, and cries himself to sleep. That year, Brodsky wrote a poem indicating that, in being forced to leave Russia, he lost a son. “My dear Telemachus,” it begins, “The Trojan war is over,” and continues (in George L. Kline’s rendering):


I don’t know where I am or what this place
can be. It would appear some filthy island,
with bushes, buildings, and great grunting pigs.
A garden choked with weeds; some queen or other.
Grass and huge stones . . . Telemachus, my son!
To a wanderer the faces of all islands
resemble one another. And the mind
trips, numbering waves; eyes, sore from sea horizons,
run; and the flesh of water stuffs the ears.
I can’t remember how the war came out;
even how old you are—I can’t remember.

Eventually, Brodsky escaped the country of dentists for a small garden apartment on Morton Street, in the West Village, which he rented from a professor at N.Y.U., and took a teaching post at Mount Holyoke, in western Massachusetts. He found his level, socially, and his complaining letters home took a curious turn. “Last week, I had the first conversation in three years about Dante,” one went, “and it was with Robert Lowell.”

In 1976, Brodsky was joined in the U.S. by his old friend Loseff, who became his best reader and a close observer of his American life. In Leningrad, the bookish Loseff had worked as the sports editor of a magazine for kids. In the U.S., he initially settled, like Brodsky, in Ann Arbor, working for Proffer’s Ardis, before moving to New England, in Loseff’s case Dartmouth, where he taught Russian literature until his death, in 2009.

As a biographer, Loseff is honorable, supremely intelligent, and almost supernaturally well informed. He shows how the important experiences in Brodsky’s life appear in his poems—in fact, the book was written as a side project while Loseff was preparing a two-volume annotated edition of Brodsky’s poetry, which will appear in Russia later this summer. He never strays more than is absolutely necessary into Brodsky’s personal life. “The book is in the style of ‘everything you always wanted to know about Brodsky but were afraid to ask,’ if the thing you were afraid to ask about was his metaphysics rather than his wife,” a reviewer wrote of the book when it came out in Russia.

But Loseff has also left a book of autobiographical essays, “Meander,” published posthumously, in Russian, in 2010, under the editorship of the poet Sergei Gandlevsky. No less loyal and affectionate toward Brodsky, the short essays in this book are much more personal and personable, and Brodsky appears in them in a slightly different light. Loseff comes to visit him in New York to eat Chinese food and read poetry. Also to receive clothes: according to Loseff, Brodsky was always buying huge amounts of clothing at the secondhand clothing shops of Manhattan, then giving them to Loseff, who was about the same size. One essay opens with Loseff house-sitting for Brodsky on Morton Street; suddenly the phone rings in the middle of the night, and a female voice on the other end of the line, speaking English and mistaking Loseff for Brodsky, demands to know what he is doing. “Stupidly I said, ‘Sleeping,’ ” Loseff writes. “What then began to happen on the other end of the line caused me some embarrassment, so I replaced the receiver, with unnecessary tact.” The essay goes on to defend Brodsky from accusations of womanizing.

In these essays, Loseff is able to say some of the things that Brodsky could not. Even after moving to New York, Brodsky continued to play it cool. To any interviewer who asked, he would say that America is merely “a continuation of space.” Or in “Lullaby of Cape Cod” (in Anthony Hecht’s translation):


I write from an Empire whose enormous flanks
extend beneath the sea. Having sampled two
oceans as well as continents, I feel that I know
what the globe itself must feel: there’s nowhere to go.

Loseff could never be so cool. He was taken with America. “Even now, having lived here thirty years,” he writes, “I sometimes feel a strange elation: is this really me, seeing this foreign land with my own eyes, taking in these other smells, speaking to the local people in their language?”

Brodsky’s own English improved rapidly. Almost immediately upon his arrival in the U.S., he began publishing essays, translated from the Russian by his friends, in the American intellectual press. In 1977, he bought a secondhand typewriter in Manhattan and soon was writing the essays directly in a supple, playful, ironic English, through which you could sometimes hear the poetic voice of his Russian. In these essays, many of which appeared in The New York Review of Books, Brodsky wrote with great sympathy of the poets he most admired: Marina Tsvetaeva, Osip Mandelstam, Anna Akhmatova, and, on the other shore, Robert Frost and, especially, Auden. In this way he was able to repay his debts. He was also able, in several autobiographical essays, to recast his painful experiences in a new form. As he wrote in one essay about his parents, who died in the mid-eighties, unable to see their son after his expulsion from the U.S.S.R.:


To write about them in Russian would only further their captivity, their reduction to insignificance, resulting in mechanical annihilation. I know that one shouldn’t equate the state with language but it was in Russian that two old people, shuffling through numerous state chancelleries and ministries in the hope of obtaining a permit to go abroad for a visit to see their only son before they died, were told repeatedly, for twelve years in a row, that the state considers such a visit “unpurposeful.” To say the least, the repetition of this utterance proves some familiarity of the state with the Russian language. Besides, even if I had written all this in Russian, these words wouldn’t see the light of day under the Russian sky. Who would read them then? A handful of émigrés whose parents either have died or will die under similar circumstances? They know this story only too well.

His English was able to grant his parents a measure of freedom. But there was one thing it could not do: transform his Russian poetry into English poetry. Inevitably, Brodsky tried, and he wasn’t shy about it. Almost as soon as his English was up to snuff he began to “collaborate” with his translators; eventually he supplanted them. The results were not so much bad as badly uneven. For every successful stanza, there were three or four gaffes—grammatical, or idiomatic, or just generally tin-eared. Worst of all, to readers accustomed to postwar Anglo-American poetry, Brodsky’s translations rhymed, no matter what obstacles stood in their way.

From the very first, it had fallen to Brodsky to experience all the struggles of his generation on his own hide, as the Russians say. His immigration was no exception. He was spared the loss of social status that tormented other immigrants (indeed, the memoirs of later immigrants who had known him in Leningrad are filled with tales of how Brodsky didn’t introduce them to another luminary, or pretended not to see them while doing a reading somewhere). Although his health was poor (he had his first heart attack in 1976), he was spared the material concerns many immigrants had. But he was not spared the dislocation, the misunderstanding. He failed to see that the social changes that made his poetry resonant in Russian had obviated just this kind of poetry in the States. Writing about his generation of idealistic Russians, he put it best: “Hopelessly cut off from the rest of the world, they thought that at least that world was like themselves; now they know that it is like the others, only better dressed.”

In his last decade, Brodsky achieved an unprecedented level of success. He was awarded the 1987 Nobel Prize for Literature. Afterward, he spent a lot of time in Italy, got married to a young student of Russian and Italian descent, became the Poet Laureate of the United States, moved to Brooklyn. In 1993, his wife gave birth to a daughter, whom they named Anna.

As often happens, Brodsky was more visible in his last years as an essayist and a propagandist for poetry than as an actual poet. His ideas about the moral importance of poetry—inherited from the poets of the Silver Age, including Mandelstam, who had died for his poetry—eventually hardened into dogma; his Nobel Prize address stressed that “aesthetics is the mother of ethics,” and so on. Poetry was immortal, he argued: “That which is being created today in Russian or English, for example, secures the existence of these languages over the course of the next millennium.” But this wasn’t true, as Brodsky eventually acknowledged in a great and furious late poem, “On Ukrainian Independence,” in which he berated the independence-minded Ukrainians for casting aside the Russian tongue. “So go with God, you swift cossacks, you hetmans, you prison guards,” it says, and concludes:


Just remember, when it’s time for you, too, to die, you bravehearts,
as you scratch at your mattress and visibly suffer, you’ll forget
the flatus of Taras, and whisper the verses of Alexander.

Alexander Pushkin, that is. Despite itself, the poem is an anguished admission that a Russian state and Russian-speaking subjects are still vital to the project of Russian poetry.

Brodsky never returned to Russia. Nor did he see Marina Basmanova again, though their son, Andrei, came to visit New York once, and the two did not get along. A friend recalls Brodsky calling her in Boston to ask if he should buy the young man a VCR, even though, Brodsky complained, he’d dropped out of college and refused to work. In 1989, Brodsky wrote his last poem to “M.B.,” his old muse, describing himself out for a walk and breathing the fresh air and remembering Leningrad. “Don’t get me wrong,” it goes on:


Your voice, your body, your name
mean nothing to me now. No one destroyed them.
It’s just that, in order to forget one life, a person needs to live
at least one other life. And I have served that portion.

The magical chorus had fallen apart. Even Rein and Naiman eventually quarrelled, with Naiman, in one of his many memoirs, accusing Rein of bringing a can of apricot compote to a dinner party and then eating all of it himself. In late January, 1996, Brodsky died, of his third heart attack, after a life of not taking very good care of himself. “If you can’t have a cigarette with your morning coffee,” he once said, “there’s no point getting up.”

Bobyshev eventually emigrated to the States. He settled in Illinois, where he, too, taught literature. After Brodsky’s death, he published his account of his early years, including the Basmanova affair. There is a great scene in which he visits his aunt in Moscow. Akhmatova is in town at the same time and gives him a call while he’s out. When he gets back, his aunt is flabbergasted. “Is it possible that Anna Akhmatova called for you?” she asks. “Yes, of course,” young Bobyshev replies airily. “What did she say?”

The book ends with Bobyshev, now in America, calling Brodsky in New York. They haven’t spoken in two decades, but Bobyshev has an important matter relating to Akhmatova to discuss with him, and they briefly put their differences aside. They settle the matter, and then Brodsky asks, “So how do you like America?” It’s not easy, Bobyshev says, but still it’s an interesting place. “What about it is interesting?” Brodsky asks. Bobyshev says it’s all very interesting, the colors, the faces, all of it. “Hmm,” Brodsky says. And they hang up. ♦


The Gift

A Note on Brodsky and Ukraine

Posted by Keith Gessen

A few months ago, I published an essay in the magazine about the poet Joseph Brodsky; the essay was partly a review of a new biography of Brodsky by his great friend and fellow émigré Lev Loseff. In Loseff’s book, I learned about a poem Brodsky had written in the early nineteen-nineties lamenting the splitting-off of Ukraine from Russia. Part of the reason I’d never heard of the poem is that it had never been published; Brodsky read it aloud once, at Queens College in New York in 1994, but never again circulated the poem. Loseff describes it as “the lone act in his life of self-censorship.”

I’ve since received a note from Brodsky’s literary executor, Ann Kjellberg, mildly rebuking me for not pointing out the complex circumstances of the poem, both political and bibliographic. “A poem known only from private manuscripts and other unauthorized sources should perhaps not be taken as representing an author’s settled views,” she writes. “Dating and historical circumstances might also be borne in mind when considering an archival source. In the summer of 1992, for example, newly independent Ukraine declared administrative control over former Soviet nuclear capability on its territory, including 176 ICBMs. Perhaps somewhat inflaming circumstances, later reconsidered.”

This is entirely fair and true. Kjellberg also points out that the poem first received wide circulation, after Brodsky’s death, when it was republished by Ukrainian nationalists and cited as an instance of Brodsky’s extreme pro-Russian views.

The imputation to Brodsky of Russian nationalist views is of course paradoxical, and worth considering. Brodsky was Jewish, a fact of which his countrymen occasionally, aggressively reminded him (and still do, as a matter of fact, in the comment threads on Russian Web sites); Russia had imprisoned him and then sent him packing; and the government had refused his parents’ requests to visit their only child. A close and dear friend of Brodsky’s was Tomas Venclova, considered the greatest of Lithuanian poets, and no doubt Brodsky thrilled to see Lithuania stand up to the Soviet behemoth in 1990 and 1991 and fight for its independence (and achieve it).

But, like so many of the developments in the post-Soviet space, it was complicated. Brodsky was a strongly anti-Soviet Soviet poet, but a Soviet poet nonetheless. His poems required a complex understanding of Russian. Soviet schools—the ones Brodsky hated so viscerally that he dropped out of them at an early age—taught people Russian. They taught them Russian in Almaty, and Tashkent, and Samarkand; in Tallinn, Riga, Vilnius; in Sevastopol, Lvov, and Kiev. Most of these places had been part of the Russian Empire, which the Soviets inherited; but the Soviets defended it (as the inheritors of the Austro-Hungarian and Ottoman Empires were unable to do), and they even expanded it. More people were learning Russian when Brodsky was writing his poems than had ever learned Russian before. How, as a Russian poet whose poems would famously resist translation, could one not be happy about that?

In the past few years, I’ve travelled to some of the places where Russian language and Russian culture were made part of the fabric of life long before Lenin arrived at Finland Station, and where Russian is now being rolled back, post-1991. Even though there is a strong argument to be made for federation; even though the local élites who are the most fervid proponents of independence do not always have most people’s best interests at heart; and even though there are many places whose quality of life has demonstrably worsened since the fall of the Soviet Union, it’s hard not to root for nations, and cultures, and languages that have long been subordinate to Moscow and Russian. At the same time, for a speaker of Russian and admirer of Russian culture, it is also hard not to be a little sad about it, too. These processes will take time, but in thirty years it’s possible that very few people will speak Russian on the streets of Almaty; the same may be true in fifty or a hundred years in Kiev, birthplace of Mikhail Bulgakov, and Odessa, hometown of Isaac Babel. Well, too bad for the Russians, you say, and I agree. People who can’t speak Russian will be less susceptible to Russian propaganda. But they will also be less susceptible to the poetry of Joseph Brodsky. “On Ukrainian Independence” was, in a serious sense, politically incorrect, and this is why Brodsky never published it. But it expressed a real and legitimate anguish, and it happens to be a great poem. As Brodsky writes toward the end:

А что до слезы из глаза—нет на нее указа, ждать до дргого раза.

Meaning, roughly: “As for the tears in my eyes/ I’ve received no orders to keep them for another time.”