*

Album


Happy Christmas


Noel 09 Shopping
Snow Man
Tết Canh Dần

*

*

*

Happy Christmas
*
Best Wishes To All
Merry Chrismas and Happy New Year
NQT

Nghe Nhạc GIÁNH SINH (44 bài)

A MERRY DICKENS CHRISTMAS

Everyone loves Charles Dickens during the holidays, yet no one seems to read him.
Daniel Arizona ponders the man's literary genius


*

*

Noel 09 Shopping
Snow Man
[Last Winter, 2009]

*

*

&

Nghe Nhạc GIÁNH SINH (44 bài)

*

*

*

có những lúc

vì sao vỡ. và tôi ngồi. khóc
thành phố. không còn. ai
tiếng động. được giữ lại. phía sau
và được ném. về phía trước
không. ở lại. với tôi
bầu trời. đã rách. toang
chiều buồn. ngồi. trên dãy nham thạch
vỡ vụn. những tư duy. nhớ. thật nhiều
những bàn tay. nước thả. trôi
về nhiều phía. và tôi ngồi. khóc
tiếng nói. không. còn âm thanh
những suy nghĩ. đi trốn. biệt
đôi môi. gió cuốn xa. mùi hương. dị biệt
ôm chặt. lấy những dấu chấm
mà khởi đầu. là những nghi vấn
và tôi. là cái còn lại. của sự khó 

biểu tượng

giáng sinh. những cây thông
gói gọn. trong nhà
không khí. ấm với. những bóng đèn con
nhiều màu. ôm. vòng quanh
những gói quà. đẹp. xếp gọn. dưới gốc
cây thông. đứng rũ. chết
thiên thần. ngôi sao. cánh tuyết
những trang sức. cho cái chết
nhớ đất. và cái lạnh. mùa đông

Đài Sử


Jennifer @ Indigo

*

Richie: Chân Dung Tự Họa

*

*


*

Mưa & Tuyết & Rừng sau nhà

*

Mưa & Tuyết & Cây Noel trước nhà

*


*

Happy Christmas



*

Richie & Jennifer 's Noel Tree

Happy Christmas

*


&

*

*

Richie & Jennifer 's Noel Tree

7.12.2010


*

6.12.2010

Giáng Sinh 2010

Nghe Nhạc GIÁNH SINH (44 bài)


*

Chucmunggiangsinhvanammoi 2004

Trước 1975, tôi là một cán sự kỹ thuật Bưu Điện, ra trường khóa đầu tiên, [hình như là năm 1960], làm việc tại Ty Trung Ương Cơ Xưởng Vô Tuyến Điện,  số 11 đường Phan Đình Phùng, Sài Gòn, chuyên lo việc sửa chữa máy móc vô tuyến điện từ các đài địa phương gửi về. Lâu lâu, được phái đi các đài để sửa máy tại chỗ, do không thể chuyển về Sài Gòn. Sau hai năm, do biết tiếng Anh tiếng Pháp, tôi được chuyển qua bên quốc tế, làm việc cũng kế bên Ty Trung Ương Cơ Xưởng Vô Tuyến Điện, building số 7 Phan Đình Phùng. Đài Phát Thanh Sài Gòn, tòa nhà số 5. Tôi đã có lần kể về những ngày Mậu Thân, đám biệt động thành chiếm Đài Phát Thanh Sài Gòn, lính Dù được trực thăng đưa tới, từ trên đánh xuống, chung quanh Đài, xe tăng, thiết giáp vây chặt. Đài Vô Tuyến Điện Thoại Quốc Tế, nơi tôi làm việc cũng lọt vào trong vòng đai. Thời gian đó, tôi có làm part time cho một cơ quan thống tấn quốc tế. Thế là tử thủ luôn tại Đài, chuyển hình chiến tranh đi khắp thế giới, cho tới khi trận đánh kết thúc. Khi tiếng súng im hẳn, buổi sáng hôm đó, tôi lò mò hạ sơn [Đài VTĐ ở lầu trên cùng building năm tầng này], xuống tiệm phở 44 Phan Đình Phùng ở phiá bên kia đường, làm một tô điểm tâm, hình ảnh còn đọng lại mãi cho đến bây giờ, là một chiếc rép râu, trên mặt đường phía bên ngoài tiệm phở. Chủ nhân của nó, là một xác người nằm trong nhà để xe, nơi lính Dù kéo vô chất thành đống chờ dọn dẹp, chuyển đi nơi khác, trả nhà để xe lại cho những chiếc xe đạp, xe gắn máy, của nhân viên Đài Phát Thanh Sài Gòn. Nói là nhà để xe, nhưng thực sự chỉ là một khúc lề đường được lợp tôn, chăng kẽm gai, theo kiểu dã chiến.
Vào những năm sau cùng của miền nam cộng hòa, tôi xin chuyển về làm ngay tại Bưu Điện chính Sài Gòn, phía bên cạnh Vương Cung Thánh Đường. Chuyên lo về kiểm tra tần số vô tuyến điện , và liên lạc  với Cơ Quan Viễn Thông Quốc Tế, trụ sở chính tại Genève.
Dài dòng như vậy, để xin thưa một điều, là những phòng ốc, hành lang bên trong Bưu Điện, tôi rất rành rẽ. Văn phòng Tổng Giám Đốc Bưu Điện nằm ở lầu hai, kế ngay bên chiếc đồng hồ lớn. Thời gian ngay sau khi ông Diệm đổ, ông Tổng Giám Đốc Bưu Điện cũ đi theo, ông Điều, thầy dậy Bưu Điện của tôi, lên làm tổng giám đốc, học trò cũ của ông là lũ chúng tôi vẫn thường lên gặp thầy tại đây. Đứa mè nheo xin nhà, đứa xin đi nước ngoài tu nghiệp. Từ đó, theo hành lang có thể đi ra phía sau, và đi ra cổng sau Bưu Điện, nằm trên đường Hai Bà Trưng. Đây là con đường ra vô hàng ngày của nhân viên Bưu Điện.
Sau 1975, tôi đã có lần phải “thoát ra” ra phía cổng sau, bằng con đường này.
Nói rõ hơn, trước 1975, văn phòng của tôi, là ở bên trong Bưu Điện. Sau 1975, văn phòng của tôi, là vỉa hè phía đằng trước Bưu Điện. Cái duyên nợ của tôi với Bưu Điện quả là tuyệt vời. Không có thời gian làm Đài Vô Tuyến Điện Quốc Tế, và nhân đó làm thêm cho hãng tin UPI, tôi không có cơ hội làm quen Châu Văn Nam, một nhiếp ảnh viên của hãng này. Sau 1975, nếu không làm chuyên viên vỉa hè Bưu Điện, tôi không làm sao có cơ hội gặp lại anh, và từ đó, mới có chuyến vượt biên bằng đường bộ, qua Lào, băng qua sông Mekong, tới Thái Lan, vô nhà tù quốc tế Bangkok, vô trại tị nạn, và sau đó, tái định cư Canada, miền “đất lạnh tình nồng”, “miền đất hứa”, miền đất thiên đàng”… như một ông nhà văn Việt Nam cũng tái định cư tại đây đã từng ca ngợi, với một chuỗi tác phẩm có tên như trên.
Trở lại với những năm tháng sống bên vỉa hè phía bên ngoài toà nhà Bưu Điện Sài Gòn. Đây đúng là nhà của cả nhà chúng tôi. Cả hai vợ chồng đều ra đây kiếm sống, nuôi bốn đứa nhỏ; hai đứa lớn, những lúc không tới lớp, thường ra đây phụ bố mẹ, nhất là trong những dịp lễ hội, Giáng Sinh, Tết… Có khi còn đem công việc về nhà làm, thí dụ như những ngày hội, cần hoa giấy, confetti, thế là cả nhà xúm nhau làm, có khi thức suốt đêm. Hay những ngày hè nắng gắt, đứa cháu lớn mở ngay bàn bán nước giải khát kế bên bà mẹ đang cặm cụi viết một bức thư cho khách hàng.
Người khám phá ra vỉa hè Bưu Điện, là bà xã, tức nhà văn Thảo Trần, tác giả một vài truyện ngắn đã từng được bà chủ báo Sài Gòn Nhỏthương tình cho đăng. Đó là thời gian sau khi tôi đi cải tạo về, không biết làm gì, bà xã một bữa đi đâu về, hớn hở nói, kiếm ra việc làm rồi. Tôi hỏi việc gì. Bà nói, viết điện tín, viết đơn mướn. Nhất là viết điện tín. Tôi trợn ngược con mắt,  đã lé lại càng thêm lé, và hỏi lại:
-Viết điện tín? Làm sao cái có cái nghề gì kỳ cục vậy?
 Hóa ra là có cái nghề viết điện tín thiệt, ở ngay vỉa hè Bưu Điện.
Thời gian này, đã có nhiều người vượt biển. Con số những người chết trên biển cả chắc là nhiều, nhưng người may mắn tới trại tị nạn, tái định cư đệ tam quốc gia cũng tăng lên. Thư từ, điện tín, rồi thùng quà theo nhau mà về. Gia đình thân nhân nhận xong thùng quà vội vàng chạy ra Bưu Điện, nhờ một ông viết mướn đánh giùm cho một cái điện tín, đã nhận đồ. Với ông viết mướn, ba chữ “đã nhận đồ” đó biến thành một chữ, tính tiền cũng chỉ một chữ, đó là “danhando”.
Bởi vì tiếng Việt đơn vận, nên Bưu Điện cho ghép như vậy. Tôi không nhớ, con số tối đa những mẫu tự được ghép. Nhưng quả là thật tuyệt vời, cái nghề tuyệt vời, nghề ghép chữ, những năm tháng đói khổ như thế đó, nhưng bây giờ nhớ lại, thật là tuyệt vời.
Quả là tuyệt vời, theo cả nghĩa tiếu lâm, tức cười của nó. Do không có dấu, cho dù nếu viết riêng ra, vẫn có thể hiểu theo nhiều cách. Đã có lần, trong phòng tranh của một họa sĩ, đám chúng tôi, khi đó còn là học sinh trung học, đã làm mấy cô gái đỏ mặt trước một bức tranh, vẽ ba người đàn ông, với lời chú không bỏ dấu, và nếu bỏ dấu, thì một trong những nghĩa của nó là như vầy: “Ba Người Nhóm Cãi Lộn”. Bởi vậy, có lần, tôi bị khách hàng mang bức điện đã gửi đi, được bà con của khách hàng ở nước ngoài gửi trả về, với lời chú: Đọc không hiểu gì cả.
 Chính vì làm cái nghề ghép chữ đó, mà đám chúng tôi bị nhân viên bảo vệ Bưu Điện làm khó dễ. Có lần tôi bị bắt, dẫn vô chính văn phòng ông giám đốc Bưu Điện thuở nào, bắt ngồi đó, chờ mấy ông công an đến làm việc. Tôi đã men theo hành lang, chuồn ra cổng sau, ra trở lại phiá trước, và tiếp tục hành nghề. Đám bảo vệ không làm sao hiểu nổi, tại làm sao mà cái thằng mắt lé đó lại ra thoát được!
Tổng cộng tôi bị bắt hình như ba lần, đi cải tạo ba lần, về lại làm nghề viết mướn tiếp, cho tới ngày gặp Châu Văn Nam thì mới bỏ được Nghề Tổ Đãi đó.
NQT

*

Richie & Jennifer 's Noel Tree
Under Construction


*

Tuyết xuống vườn sau nhà, sáng 27.11.2010

*

Star of
the Nativity 

In the cold season, in a locality accustomed to heat more than
to cold, to horizontality more than to a mountain,
a child was born in a cave in order to save the world;
it blew as only in deserts in winter it blows, athwart. 

To Him, all things seemed enormous: His mother's breast, the steam
out of the ox's nostrils, Caspar, Balthazar, Melchior-the team
of Magi, their presents heaped by the door, ajar.
He was but a dot, and a dot was the star. 

Keenly, without blinking, through pallid, stray
clouds, upon the child in the manger, from far away-
from the depth of the universe, from its opposite end-
the star was looking into the cave. And that was the Father's stare.

                                                                                December 1987

Joseph Brodsky: So Forth

Đêm Thánh Vô Cùng

Vào một mùa lạnh, tại một miền đất quen với nóng nhiều hơn là lạnh
quen với đồng bằng hơn là núi non,
một đứa bé sinh ra trong một hang cỏ, để cứu vớt thế giới ;
gió thổi như nó chỉ thổi ở trong những sa mạc vào mùa đông, từ bên này qua tới bên kia.

Với Cậu Bé, mọi thứ, mọi vật có vẻ như thật lớn lao: vú mẹ, làn hơi từ
mũi con bò, Caspar, Caspar, Balthazar, Melchior – toán Magi, những quà tặng của họ thì chồng ở bên cửa, hé mở.
Cậu Bé chỉ như một điểm. và một điểm là ngôi sao.

Hào hứng, không chớp mắt, qua những
đám mây xanh xao, lạc lõng, ở phía bên trên đứa bé ở trong máng cỏ, xa thật xa -
từ chốn sâu thẳm của vũ trụ, từ phía tận cùng đối nghịch -
ngôi sao chăm chú nhìn vào trong hang. Và đó là cái nhìn của Vì Cha 


*

Jennifer @ Indigo
 25.11.2010
J. biểu diễn dương cầm gây quỹ cho nhà trường

*

*

Giáng Sinh 2010
26.11

GNV rời Subway, băng ngang Passage trên đây, quẹo phải, là tới tiệm sách báo Tây, kể như độc nhất tại Toronto. Còn 1 tiệm nữa chuyên bán sách Tây, nhưng không thuộc khu trung tâm thành phố.
Kỳ quặc, mỗi lần đi qua con hẻm này, lại nhớ Passage Eden, Sài Gòn.

Có thể vì Passage Eden làm nhớ tiệm sách Xuân Thu, Quán Chùa, chăng?

Giáng Sinh 2009



RICARDO REIS

Not you, Christ, do I hate or reject.
In you as in the other, older gods I believe.
But for me you are not more
Or less than they, just younger.
I do hate and calmly abhor those who want
To place you above the other gods, your equals.
I want you where you are, not higher
Nor lower than they-just yourself.
A sad god, perhaps necessary since there was none
Like you, now yet another in the Pantheon
And our faith, no higher or purer,
Since for all things there were gods, except you.
Take care, exclusive idolater of Christ, for life
Is multiple, all days differ from all others,
And only if we're multiple like them
Will we be with the truth, and alone.

9 OCTOBER 1916
Fernando Pessoa [RICARDO REIS] 

Chúa Ky Tô, không phải người mà tôi thù ghét hay chối bỏ.
Ông hay người khác, những vị thần già hơn ông, tôi tin tưởng.
Nhưng với tôi, ông không hơn hay kém họ, chỉ trẻ hơn họ.
Tôi chỉ ghét và thản nhiên ghê tởm mấy kẻ
muốn để ông lên trên những vị thần khác, bằng vai vế với ông.
Tôi muốn ông ở nơi ông ở,
Không cao hơn, mà cũng không thấp hơn những vị thần kia – chỉ là ông.
Một vị thần buồn, và có lẽ thật cần thiết, kể từ khi chẳng còn ai.
Như ông, vào lúc này, chưa bị đưa vô Viện Chư Thần
Và niềm tin của chúng tôi, thì cũng không cao hơn, hay tinh khiết hơn.
Kể từ khi mà mọi sự vật thì đều là thần cả, ngoại trừ ông ra.
Hãy coi chừng, kẻ quá thần tượng, đặc biệt thờ phụng Chúa Ky
Bởi vì đời thì đa dạng, mọi ngày thì khác mọi ngày khác.
Và chỉ một khi nếu chúng ta cũng đa đa như vậy,
Thì chúng ta mới ở với sự thực, và một mình.

9 OCTOBER 1916
Fernando Pessoa [RICARDO REIS]

Hiệp Sĩ Mặt Buồn là nick của Chúa Ky Tô! 

Phượng Hoàng 

Trong một bài viết trên một tờ báo địa phương, tôi tình cờ lượm được một chi tiết thật thú vị. Tác giả bài viết cho rằng, có thể vì không còn bám vào đất nữa, cho nên những nhà văn hải ngoại của chúng ta ngày càng sử dụng bừa bãi những con chữ. Ông nêu thí dụ, Mai Thảo, một lần chắc là quá nhớ Sài Gòn, bèn ghé thư viện Cornell, mân mê ba con chữ trước 1975, hiện lưu trữ tại đây. Sau khi đã cơn ghiền, ông rời “phần thư” trở về … đời thường, tức là cuộc đời lang thang vô định nơi xứ người.
Tác giả bài báo chê Mai Thảo dùng sai từ. Tại sao lại phần thư? Phòng đọc sách, hay văn vẻ hơn, thì phải là… “thư phòng” chứ!
Mai Thảo rời Việt Nam năm 1978 thì phải. Lần chót tôi nhìn thấy ông, là một buổi sáng ngay sau ngày 30/4. Ông ngồi một mình trong một quán cà phê, hình như quán Sing Sing, một cái tên từ hồi “mồ ma” quân đội Mỹ, ở đường Phan Đình Phùng. Quán chẳng có ai ngoài ông. Tôi gặp lại hình ảnh này, trên bìa số báo Văn tưởng niệm ông: một Mai Thảo ngồi trên băng ghế bên đường chờ xe buýt tại thủ đô Sài Gòn của người tị nạn. Chi tiết về những ngày rong chơi của ông trước mũi súng, trước cuộc săn người của Cộng Sản, đã được Nhã Ca ghi lại, trong Hồi Ký Mất Ngày Tháng. Như vậy là ông có chứng kiến những ngọn lửa đầu tiên của cuộc phần thư 1975. Tôi tin rằng, khi lênh đênh trên một con tầu giữa biển khơi, trong số những hình ảnh ông còn giữ được của quê hương, chắc chắn có hình ảnh ngọn lửa thiêu đốt sách, những cuốn của ông, và của bè bạn. Ông biết rằng, chúng đều đã bị huỷ diệt. Bởi vậy, khi ông vào thư viện Cornell, là để đọc tro than của chúng.
Cũng theo nghĩa đó, một khi những cuốn sách của Miền Nam, sau này được chính nhà nước Cộng Sản cho in lại ở trong nước, điều này chứng tỏ: chúng đã sống lại từ lớp tro than, từ cuộc phần thư 1975.
Khi phải nhìn lại 25 năm văn học của người Việt lưu vong, tôi nghĩ nó phải như một loài phượng hoàng, cứ mỗi lần muốn tái sinh, là phải lao vào lửa.

PHOENIX
Phượng Hoàng

Es-tu prêt à être effacé, nul, anéanti,
             à n’être rien?
            Perdu dans l’oubli?
Sinon, jamais vraiement tu ne changeras

Le phénix ne retrouve que sa jeunesse
que s’il est brulé, brulé vif, jusqu’à se faire
chaude et floconneuse cendre.
Alors le frêle remuement d’un frêle être nouveau dans le nid
au duvet léger comme cendre qui vole
montrer qu’il a retrouvé pareil à l’aigle sa jeunesse,
Immortel oiseau
(D.H. Lawrence, Derniers Poèmes, bản dịch tiếng Pháp của Roger Munier, trong Cahier de L’Herne, 1988).
(Tạm dịch:
Mi đã sẵn sàng chưa, để xóa nhòa, thành không, tiêu tùng,
để chẳng là chi?
Chìm vào quên lãng?
Nếu không, mi đừng mong chi thay đổi.

Phượng Hoàng chỉ tìm lại tuổi thanh xuân
khi cháy rực như cây đuốc sống
chút tro than còn, nóng, nhẹ như bông,

Rồi lung linh ở ngay tổ,
Là lông tơ, nhẹ, tựa tro bay:
nó đã tìm lại được mình,
Con chim bất tử).

Mới đây, người viết có được nguyên bản bài thơ Phượng Hoàng. Bản tiếng Việt trên, là từ bản dịch tiếng Pháp. Xin đăng nguyên bản, để độc giả tiện theo dõi:

PHOENIX

Are you willing to be sponged out, erased, cancelled,
made nothing?
Are you willing to be made nothing?
dipped into oblivion?
If not, you will never really change.
The phoenix renews her youth

only when she is burnt, burn alive, burnt down
to hot and flocculent ash.
The the small stirring of a new small bub in the nest
with strands of down like floating ash
shows that she is renewing her youth like the eagle,
immortal bird.
D.H Lawrence: The complete Poems (tủ sách The Penguin Poets) * 

Trong bài viết Nhân Văn (Humane Literacy) George Steiner khẳng định: không một chế độ chính trị nào có thể yểm bùa chú lên những tác phẩm của nhà văn, khiến cho nó vĩnh viễn chìm vào trong quên lãng, hay bóp méo nó, và cho dù những cuốn sách có thể bị tiêu huỷ, nhưng tro than sẽ được vun vén, và giải mã. Khi nhà nước CS đành phải cho xuất bản những tác phẩm văn học của Miền Nam trước 1975, điều này chứng tỏ: con chim phượng hoàng đã tái sinh. Ở hải ngoại, nếu nó được tái sinh, thì cũng không do những ông lái buôn làm giầu từ những tác phẩm vơ vét đem xuống tầu cùng với họ; cũng không phải bởi các tác giả may mắn đi từ những ngày đầu, rồi vào thư viện Mỹ sao chép lại… Chúng vẫn chỉ là tro than. Từ đó, một con phượng hoàng song sinh sẽ tái xuất hiện.

Walter Benjamin nhận xét: không hề có chuyện gì đã từng xẩy ra mà có thể bị coi là mất mát đối với lịch sử (nothing that ever happened should be regarded as lost for history. Illuminations). Nhìn theo cách đó, thời gian 25 năm là quá ngắn ngủi, đối với một dòng văn học, so với chiều dài lịch sử.

Nhà văn, nhìn một cách nào đó, là kẻ đến sau biến động. Ngay sau 1975, văn học hải ngoại còn in hằn nét đau thương, giận dữ, và có cả hận thù. Nó mang tính “trung thành” với thời cuộc (chống Cộng ở đây mang tính công dân như “thù nhà, nợ nước”, hơn là mang chất văn chương). Vả chăng, hận thù, đối với một nhà văn, là thất bại của trí tưởng tượng. Cùng với thời gian, những con chữ ngày càng thoát ra khỏi những rằng buộc nhất thời, và đủ sức chuyển tải cuộc sống đa đoan phức tạp của những con người Việt Nam xa quê hương. Khởi từ lời khuyên của Don Quixote, “Đừng tìm những con chim ngày hôm nay, ở trong cái tổ ngày hôm qua”, văn học hải ngoại của người Việt Nam sau 25 năm bắt buộc nhìn về phía trước. Theo nghĩa đó, tôi tin rằng dịch thuật chính là cánh cửa mở ra văn học Việt Nam hải ngoại. Dịch thuật còn là cái cầu “Ô Thước”, cho hai con phượng hoàng song sinh “hội nhập”, trở thành một. So với hằng hà sa số những “sáng tác” hiện xuất hiện trên một số báo văn học, và xuất hiện đầy rẫy trên những trang nhà trong không gian ảo trên lưới thông tin toàn cầu, chúng ta mới nhận ra sự quan trọng của dịch thuật, theo nghĩa: chiếm đoạt, cầm tù cái nghĩa (meaning), làm giầu có cho tiếng nói, ngôn ngữ Việt. 

 “Đừng gọi ta là Hiệp Sĩ Mặt Buồn nữa. Hãy gọi ta là Hiệp Sĩ Sư Tử”, Don Quixote ra lệnh cho người hầu. Hiệp Sĩ Mặt Buồn ám chỉ Đấng Cứu Thế. Hiệp Sĩ Sư Tử là để chỉ con người, trong cuộc phiêu lưu tìm lại chính mình, một khi thần thánh đã bỏ đi. Cuộc phiêu lưu đó bắt đầu bằng tiểu thuyết. Với Âu Châu, tiểu thuyết là thể dạng văn học thứ ba, sau hùng ca và bi kịch (Hy Lạp). Theo G. Lukacs, tiểu thuyết là để diễn tả cõi “không nhà siêu việt”; nói nôm na, nó diễn tả thân phận lưu vong của con người, khi không còn thần thánh nữa. 

 Theo nghĩa đó, nhà văn Việt Nam hải ngoại bắt buộc phải là những vị hiệp sĩ sư tử, trong cuộc chinh phục ý nghĩa, về chính thân phận người Việt lưu vong nơi xứ người. 

 NQT

Giáng Sinh 2010

Nghe Nhạc GIÁNH SINH (44 bài)

*

December 24, 1971 

[For V.S. ] 

When it's Christmas we're all of us magi.
At the grocers' all slipping and pushing.
Where a tin of halvah, coffee-flavored,
is the cause of a human assault-wave
by a crowd heavy-laden with parcels:
each one his own king, his own camel.

Nylon bags, carrier bags, paper cones,
caps and neckties all twisted up sideways.
Reek of vodka and resin and cod,
orange mandarins, cinnamon, apples.
Floods of faces, no sign of a pathway
toward Bethlehem, shut off by blizzard. 

And the bearers of moderate gifts
leap on buses and jam all the doorways,
disappear into courtyards that gape,
though they know that there's nothing inside there:
not a beast, not a crib, nor yet her,
round whose head gleams a nimbus of gold.

Emptiness. But the mere thought of that
brings forth lights as if out of nowhere.
Herod reigns but the stronger he is,
the more sure, the more certain the wonder.
In the constancy of this relation
is the basic mechanics of Christmas. 

That's what they celebrate everywhere,
for its coming push tables together.
No demand for a star for a while,
but a sort of good will touched with grace
can be seen in all men from afar,
and the shepherds have kindled their fires. 

Snow is falling: not smoking but sounding
chimney pots on the roof, every face like a stain.
Herod drinks. Every wife hides her child.
He who comes is a mystery: features
are not known beforehand, men's hearts may
not be quick to distinguish the stranger. 

But when drafts through the doorway disperse
the thick mist of the hours of darkness
and a shape in a shawl stands revealed,
both a newborn and Spirit that's Holy
in your self you discover; you stare
skyward, and it's right there:
                                      a star.

Joseph Brodsky: A Part Of Speech

1972 / Translated by Alan Myers with the author