*



















*

Minh Ngọc @ Rừng Sau Nhà

Welcome!

Lâu lắm, kể từ cái lần gặp nơi Ðại Hội Phim Ảnh, Minh Ngọc và tụi này mới có dịp gặp lại, nhân ông chồng ở Mỹ do công chuyện ghé Toronto.

**


Nếu có những “hard facts”, sự kiện nhức nhối, ở trong truyện thần tiên dành cho con nít,
thì cũng có những “hard facts”, như thế, trong những truyện tình trong Chờ Duyên
FACT AND FANTASY
The Art of Reading Fairy Tales
The fairy tales of my childhood have a meaning
deeper than the truths taught by life. -SCHILLER, Wallenstein

Storytelling is always the art of repeating stories, and this art is lost when the stories are no longer retained.
It is lost because there is no more weaving and spinning to go on while they are being told.

-WALTER BENJAMIN, ''The Storyteller"

*

*

Minh họa của bậc thầy Gustave Doré, cho truyện con nít “Yêu Râu Xanh” bị chửi là đầy chất "Sợi Xích"!

*

Hai bức minh họa truyện con nít, “Yêu Râu Xanh”, sử dụng cho Chờ Duyên, thật tuyệt!

Gặp lại MN

MN hỏi, thời gian ở Ðỗ Hòa, đã có cây dừa nào chưa. Gấu nói, khi Gấu ở đó, chưa có gì hết, chỉ cuốc đất, cuốc đất, như vậy là MN cũng rành DH quá hả?

Hồ Tôn Hiến, trong đời gây ra hai cú phá sản tầm cỡ quốc gia là Ðỗ Hòa trồng dừa, và Dung Quất đào… dầu hôi.
Ui chao một đấng chăn trâu, học lớp 1 mà cũng kế hoạch lớn, kế hoạch nhỏ, phải chết thôi.

Thời gian Gấu ở Ðỗ Hòa quả là tuyệt vời. Nếu TTT vào trại tù, làm lại được thơ, thì Gấu ở Ðỗ Hòa tìm lại được tất cả cuộc đời đã mất đi của Gấu.

*
 
Nhà văn Nguyễn Đông Thức (giữa) trong lần cùng ông Võ Văn Kiệt (phải) ra thăm nông trường dừa Đỗ Hòa của TNXP TP.HCM ở Cần Giờ, năm 1982. Bên trái là chị Võ Thị Bạch Tuyết, giám đốc nông trường, nhân vật chính trong truyện ký Hạnh phúc

Note: GNV đã từng ở đây, hai niên, thời gian 1982-1984, cỡ đó, vì sau khi về đời, ra Bưu Ðiện viết đơn mướn, gặp Châu Văn Nam, bạn UPI cũ, anh cho tháp tùng đi chuyến 1985, tại bãi Vàm Láng, Gấu nhớ rõ, là vì chuyến đi này trùng với lễ kỷ niệm Mười Năm Ðại Thắng Mùa Xuân của VC.

CVN mang theo hình ảnh, tài liệu, bài viết về 10 năm Miền Nam sống dưới chế độ Bắc Kít. Gấu không có dính vô vụ này, được CVN cho đi theo để làm thông ngôn, nếu thoát, lo vụ MIA, cũng do tổ chức của anh đảm trách!

Sau đó Gấu mới biết, toàn đồ dởm, nào là danh sách Mẽo đã chết [CVN gọi là "khô mực"], chôn ở đâu, nào là danh sách Mẽo bị VC bắt giữ, còn sống nhăn,["mực sống, mực tươi"] giam ở đâu...

Thời gian Gấu ở đây, đám TNXP làm quản giáo, đội trưởng các đội lao động sản xuất, nhân viên văn phòng, kế toán, chỉ có đám tù khổ sai lao động thôi.

Sở dĩ Gấu bám trụ được tới hai năm, là nhờ một tay TNXP làm chức kiểm soát đồ thăm nuôi, đã từng là độc giả của "Gấu, nhà dịch thuật”, thương tình, vờ, không bỏ túi mấy trăm bạc Gấu Cái giấu trong trong túi cói đựng gạo, và anh biểu Gấu dùng tiền đó mua chức Y Tế Ðội, cho “Gấu nhà văn”.

Ðúng là GNV, bởi vì công việc quan trọng của Gấu, là lo tờ báo của Ðội. Vào thời kỳ đó, trưởng trại tù là một Chú Tư, hay Chú Mười, VC nằm vùng, sau được điều về Thương Binh Xã Hội coi trại tù gồm tù xã hội, phục hồi nhân phẩm…  không phải tù chính trị, không phải em trong hình, đứng kế Nguyễn Ðông Thức.

Chuyện này kể sơ sơ cũng vài lần rồi.

Nhưng, kể như là chưa kể, vì hai năm Ðỗ Hòa quả là quãng đời hạnh phúc nhất đời của Gấu! Còn biết bao kỷ niệm mà cứ khư khư ôm trong bụng, chưa chịu kể ra, bởi vì thay vì kể, thì lại đi lo chửi thiên hạ!

Gấu nhớ có gặp Nguyễn Ðông Thức, con trai bà Tùng Long thì phải, hình như 1 lần, khi ghé tờ Tuổi Trẻ, thời gian Gấu viết mấy bài điểm sách, Thám Tử Buồn, của 1 nhà văn Liên Xô, Ngôi Nhà Của Những Hồn Ma, của em Isabel Allende … cho báo này.


Bài này, viết, liền sau khi gặp MN, 2004. Sau này, khi đám gọi là bạn của HNT, trên DM, đi 1 đường tưởng niệm ông, và do GNV này ngứa miệng đi 1 đường còm, thì chúng mới biết tới, và cảm thấy như bị xúc phạm, vì dám coi thường bạn của chúng.
Một đấng bèn đi ‘mấy lời’ dậy dỗ Gấu!

Bởi là vì MN đã yên phận rồi, thành ra GNV không dám lôi chuyện cũ từ ngày xửa ngày xưa ra để làm bà bực mình, nhưng cả đám này, thực sự mà nói, không đọc nổi bạn của chúng, cho nên không làm sao phân biệt ra được sự khác biệt giữa Thư Về DSC với toàn thể những tác phẩm còn lại của HNT, và từ đó, do phản ứng ngược, chúng cũng không làm sao đọc được toàn thể tác phẩm còn lại, "và từ đó",  như 1 hệ luận, chúng không làm sao nhận ra con người thực của HNT.

Anh khác hẳn những nhà văn viết truyện trẻ thơ, và truyện cho tuổi mới lớn như Duyên Anh, Lê Tất Ðiều, thí dụ, là ở điều này:

Ngoài Duyên Anh viết cho tuổi thơ, còn Thương Sinh, cũng vẫn xừ luỷ, viết biếm văn, cực độc, cực ác.

Cũng thế, ngoài Lê Tất Ðiều, tác giả Những Giọt Mực, còn Kiều Phong, với những bài biếm văn độc chẳng thua gì Thương Sinh.

Chúng ta tự hỏi, tại làm sao Hoàng Ngọc Tuấn không có thêm một Ông Ác ở nơi ông?

Hỏi, là trả lời vậy.

Kỳ tới, Gấu sẽ bàn tiếp, tại làm sao MN, sau này hết viết văn được, và nếu có viết, thì cũng khác hẳn những gì ở những tác phẩm đầu tay…

Ðây không phải vấn đề đạo văn, mà là, tác phẩm được viết dưới sự bùa chú của 1 tác phẩm khác, tác giả khác. Như trường hợp Fowles, thí dụ. (1)

Nhưng để hiểu cas của HNT, và sự kiện ông không thể nào viết “biếm văn”, không phịa cho mình 1 thứ nick, như Ðạo Cấy [chắc cũng giống “đạo (tr)(ch)ích”], Sinh Tử Phù… chúng ta cần viện đến nhưng câu như, cái ác là thức ăn của thiên tài, hay, trong bất cứ đại tác phẩm, thì đều có sự tham dự của quỉ…

(1)

Fowles died at his home in Lyme Regis on November 5, 2005, after a long illness.
[From Wikipedia, the free encyclopedia].

Nhà văn Hồng Mao này có cả một câu lạc bộ riêng, gồm những độc giả mê ông. Với ông này, "Anh Môn" có tên là Miền Đã Mất, The Lost Domaine, như một tiểu luận của ông, mở ra bằng một câu trong một lá thư vào năm 1911 của Alain-Fournier:

"Tôi mê điều huyền diệu chỉ khi nó bị thực tại ôm chặt không sao rứt ra nổi, chứ không phải cái thứ huyền diệu làm thực tại bực mình, hoặc tính chơi cha nó”.
 [I like the marvelous only when it is strictly enveloped in reality, not when it usepts or exceeds it].
Fowler viết: Tôi ngờ rằng, Miền Đã Mất (Anh Môn) là một cuốn sách hiếm, lạ, mà một độc giả sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn nhiều, nếu chỉ đọc, mà chẳng bao giờ tìm hiểu nó.

Fowles đọc "Anh Môn" hồi còn trẻ, và sau này, ông viết cuốn tiểu thuyết đầu tay của riêng mình, Magus, dưới bùa chú của Anh Môn [“ảnh hưởng rất nhiều bởi Anh Môn”: very much under its influence, như ông viết trong tiểu luận nói trên]. Hơn thế nữa, ông hành hương tới những thánh địa, của cả hai, cuốn sách và tác giả của nó. “Nói gắn gọn, tôi trở thành một cây si, lúc nào cũng cảm thấy mình gần gụi với Fournier hơn bất kỳ một tiểu thuyết gia nào khác.”

Hà Nội của Anh Môn
Miền Đã Mất

Khi cuốn tiểu thuyết hư hư thực thực [quasi-mystical] của ông, The Magus, ra lò [1966], ông nhận được rất nhiều thư của lớp tuổi choai choai. Họ hỏi ông, có sử dụng ma túy [LSD, hay mescaline], khi viết. Khi Người Đàn Bà Của Viên Thiếu Uý Pháp ra mắt độc giả vào năm 1969, nó trở thành một cuốn sách gối đầu giường của sinh viên đại học, một phần vì cách viết tân kỳ, và cách chấm dứt tác phẩm, với nhiều kết cục, và vào thời điểm đó, quả thực đã gây chấn động, và tạo ra rất nhiều bàn cãi.

Viết, nếu bạn phải, bởi vì bạn cảm thấy thích viết; chớ khi nào, bởi vì bạn cảm thấy phải viết [never because you feel you ought to write].
Đừng bao giờ viết vì bị bản năng nóng, hot instinct, cắn vào đít, vào tay, vào chỗ ấy..., gây ngứa, bắt phải viết. Bạn chỉ có thể viết do kinh nghiệm lạnh, by cold experience. Đó là lý do nhiều tiểu thuyết gia phải đợi qua bốn bó, [after the age of forty], mới gãi bật ra được tất cả những tác phẩm bảnh của họ [do all their best work].
John Fowles:
Ghi chú về một cuốn tiểu thuyết dở dang.

Portrait of an artist

John Fowles, who died this week, was one of Britain's most successful novelists. But he found his success repellent, loathed many of his fellow writers and sought refuge from 'litbiz' in the countryside, putting a strain on his marriage. Our exclusive extracts from the final volume of his diaries, to be published in January, reveal the brutal candour and extraordinary lyricism of a man at war with himself and the world
Saturday November 12, 2005
The Guardian

Chân dung một nghệ sĩ
John Fowles, vừa mất tuần này, là nhà văn thành công nhất của Anh, nhưng ông thấy thành công làm phiền ông, làm ông tởm bạn văn, bèn chuồn về nhà quê, và như thế, đến lượt bà vợ phiền. Tờ Guardian online mới xì mấy đoạn trong nhật ký của ông, Phần Hai, sẽ phát hành vào Tháng Giêng năm 2006.

Fowles on Rushdie
February 14 1989
Rushdie fuss. Eliz in a paranoiac state, that I might support him. This is a clear moral choice.
Thằng chả Rushdie làm ồn quá. Eliz gần như phát khùng, về chuyện thằng chồng mình bênh ông ta. Nhưng đây là một chọn lựa đạo đức, hiển nhiên phải như vậy.
 
Why have I not turned to poetry? What keeps me in exile?
Tại sao mình không quay qua làm thơ, nhỉ? Cái gì khiến mình lưu vong?

Tôi ớn nhất cái ngày gửi bản thảo cho nhà xuất bản, bởi vì đó là ngày mà những con người mà tôi yêu thương, chết; họ biến thành, thảm thương thay, những bộ phận, những xương cốt cho loài người nghiên cứu, tìm tòi, nhặt nhạnh. Nhân loại còn làm phiền tới mức tra hỏi tôi, khúc xương này nghĩa là gì, cái sọ kia của ai. Nhưng cái gì mà tôi viết ra, nó là thế nào thì nó là thế ấy. Nếu nó không rõ ràng ở trong sách, nếu như thế, nó cũng chẳng nên rõ ràng, vào lúc này.
John Fowles: Ghi chú về một cuốn tiểu thuyết dở dang.

Pasternak đã từng gọi điện thoại cho bồ, khóc nức nở.
- Chuyện gì vậy, cưng?
- Ông ta chết rồi, chết rồi!
- Ai chết?
- Zhivago!
*
Nhóm Tiểu Thuyết Mới làm tôi xẩu hổ, vì cũng bầy đặt ti toe tí tiếng Tây. Cả đám không làm được điều mà Sartre đã làm, qua vài đoạn trong Buồn Nôn. Theo tôi, sau-1918, có bốn cuốn tiểu thuyết Tây nổi cộm, đó là Đi Tận Đêm Đen, Voyage au bout de la nuit, của Céline, Phận Người của Malraux, Buồn Nôn, của Sartre, và Dịch Hạch của Camus. Chúng đều là những cuốn tiểu thuyết trực diện với cuộc đời, mỗi cuốn theo một cách nào đó, cho dù theo kiểu của Voyage: Tẩn cho cuộc đời một trận!
Fowles