Lý thuyết phê bình | Tác giả Việt | Tác giả ngoại | Tác giả & Tác phẩm | Tạp ghi | Text  Scan | Tin văn vắn | Thời sự văn học |
Thư tín | Phỏng vấn | Phỏng vấn dởm | Phỏng vấn ngắn
Giai thoại | Potin | Linh tinh | Thống kê | Viết ngắn | Tiểu thuyết | Lướt Tin Văn Cũ |  Kỷ niệm | Thời Sự Hình | Gọi Người Đã Chết
  Ghi chú trong ngày | Thơ Mỗi Ngày | Nhật Ký | Chân Dung | Jennifer Video 

*

  Daily TV
Old

1 2

















 


*

Nov 6 2015




*


Bỉển của ai đây?

Lướt Tin Văn

Trang Vila-Matas

Vila-Matas trả lời The Paris Review

Thú chôm chĩa

*

Giấc Mơ BHD

Tuổi thơ là một cơn mộng không biết là cơn mộng.

Trong nhiều năm nhiều năm, một giấc mơ trở đi trở lại hoài trong đầu tôi, giấc mơ này đưa tôi tới một cái sân lớn của con phố Rosellon, thành phố Barcelone, ở đó, đứa trẻ là tôi chơi đá banh một mình sau ngày học dài, trở về nhà, và trong khi chờ cơm, tôi bịa ra những trận banh. Cái sân đó, bao bọc chung quanh là những nhà cửa xám xịt, buồn thỉu buồn thiu, nét đặc biệt của thời kỳ đó, những năm dài cực nhọc tại Tây Ban Nha thời hậu chiến. Trong trí tưởng tượng của tôi, tôi là cả hai muơi hai cầu thủ cùng một lúc, một phần thân thể của tôi - gồm mười một cầu thủ - nhập vai tấn công, cứ như thể nó là Brésil tại Cúp Thế Giới ở Thụy Điển, trong khi phần còn lại, lo phản công. Tôi quên không tưởng tượng ra trọng tài, và mỗi một đội như thế - mỗi một phần của cơ thể của tôi như thế đó – có thể thắng, hay bại, tuỳ thuộc vào thiên tài mà mỗi đội phô ra, Được hỗ trợ bởi thiên tài tuổi thơ, tôi bịa ra những cú mơ mộng thần sầu, làm dựng tóc gáy cầu trường tưởng tượng, mà những khán giả của nó, là những cư dân ở trong những căn nhà xám xịt xỉn xìn xin, thỉnh thoảng họ còn thò đầu ra khỏi cửa sổ, chăm chú theo dõi một cách buồn bã, thằng nhỏ khốn khổ khốn nạn, một mình chơi với quả banh tồi tàn kết bằng rơm.
Trong giấc mơ trở đi trở lại đó, mọi chuyện y như nhau, tôi chơi đá banh một mình, cái sân vẫn cái sân, vẫn cái cảnh hoang tàn sau chiến tranh. Có một thay đổi: trong giấc mơ của tôi, những nhà cửa bao quanh tôi, là những ngôi nhà chọc trời ở Nữu Ước, và điều này cho tôi cảm tưởng, mình là trung tâm của thế giới, và lạ lùng thay, tuyệt vời thay, thần sầu thay, đại gia thay [cái này thì thuổng me-xừ TL], tôi cảm thấy thật là hạnh phúc, vô cùng hạnh phúc. Một thứ cảm giác thanh thản, viên mãn, tuyệt vời, siêu nhiên, như chưa từng có trên cõi đời này.
Ui chao, mơ mãi như thế, thì cũng có ngày tỉnh ra, ngộ ra được rằng, giá mà có ngày được đặt trên lên Nữu Ước, thì còn gì thú cho bằng, nhỉ!
Cứ nghĩ đến cái ngày mình tới Nữu Ước, giữa những tòa nhà chọc trời, giữa cuộc sống thực, cuộc đời thực, và đồng thời, giữa giấc đại mộng, thì cái cảm giác lúc đó mới ‘đại gia’ làm sao!
Một ngày, khi đó 41 tuổi, tôi được mời tới Nữu Ước để đọc diễn văn tại một cuộc họp. Tắc xi đưa tôi đến một khách sạn, và trong căn phòng tại Mã Nhật Tân, sau khi lấy đồ đạc ra khỏi va li, tôi bèn đi ra cửa sổ ngắm thành phố. Xung quanh tôi là những tòa nhà chọc trời tuyệt vời. Tôi điện thoại cho mấy vị giáo sư mời tôi, và hai bên ấn định sẽ gặp gỡ vào ngày hôm sau. Xong xuôi, tôi lại mò ra cửa sổ. Mình đang ở giữa giấc mơ của mình, tôi bảo tôi như vậy. Nhưng tôi nhận ra, mọi chuyện vưỡn vậy, vưỡn thế, vưỡn như cẩn, chẳng có gì khác xẩy ra. Tôi đang ở trong giấc mơ của tôi, và giấc mơ là thực. Nhưng, chỉ  có vậy. Chấm hết! Trong một khoảnh khắc tuyệt vời tôi thả mình vào trong không gian, vào trong khung cảnh, vào trong bức tranh, cố cảm thấy rằng là mình đang sướng mê tơi, nhưng vưỡn chẳng có gì xẩy ra, chẳng có gì đặc biệt xuất hiện. Tôi nhoài ra bên ngoài cửa sổ, nhìn thật gần những tòa nhà chọc trời của khu Manhattan… vưỡn thế là vưỡn thế!
Thấm mệt, tôi tự nhủ thầm, thôi để ngày mai, biết đâu phép lạ xẩy ra. Tôi lên giường, và chẳng mấy chốc đi vào giấc ngủ. Tôi nằm mơ mình là đứa trẻ ngày nào ở Barcelone, chơi đá banh tại một cái sân ở Nữu Ước. Tôi phải nói ngay tút xuỵt, đó là giấc mơ đẹp nhất trong đời tôi, hoàn hảo, tràn đầy, viên mãn, ấn tượng nhất. Và tôi khám phá ra rằng, ma thuật, huyền thuật, hay thiên tài của giấc mơ, thì không phải là Nữu Ước. Huyền thuật, hay thiên tài của giấc mơ chính là cái cơ sự, luôn luôn là một đứa trẻ chơi đá banh một mình, và kệ mẹ cho trí tưởng tượng bay bổng bát ngát chin phương trời mười phương đất, dẫn dắt nó. Và tôi nhớ ra rằng thì là Giorgio Agamben đã từng giải thích, với mỗi một thằng cu Gấu ở trong chúng ta, sẽ xẩy ra một cái ngày, mà vào ngày đó, Bông Hồng Đen từ bỏ nó.

“Y hệt như là, bất thình lình, trong đêm khuya, do tiếng động của một băng con nít đi qua cửa sổ của căn phòng của bạn, và bạn cảm thấy, chẳng hiểu tại ra làm sao, vì nguyên cớ nào, vị nữ thần, người nữ muôn đời của bạn, từ bỏ bạn”.

Và nàng nói, “Bây giờ H. hết lãng mạn rồi!”

Hình như, luôn luôn là, đối với Gấu tôi, khi đến cõi đời này, là để tìm kiếm trong giây lát, vị nữ thần của riêng Gấu tôi, vị nữ thần của một đứa con nít, một thằng bé nhà quê Bắc Kỳ, thằng bé đó chơi trò chơi phù thuỷ thứ thiệt của giấc mơ.

Theo Enrique Vila-Matas

Trang Vila-Matas
Ui chao, mò ra được bài viết trên, sướng mê tơi.
Của Người Phước Ta.
Cám ơn ông Vila-Matas một phát!



Mít vs Lò Thiêu Người
Sách Báo

*

Số Mùa Thu, năm ngoái. Fate. Số mệnh. Cầm lên, đọc loáng thoáng, vớ đúng bài Joseph Roth viết về “nơi cuộc chiến bắt đầu”, Sarajevo, 1923.
Bài intro cũng tuyệt. Cả 1 thế kỷ đã qua, Roth thì cũng chết từ đời tám hoánh. Ông chết, và bài essay thuộc thứ, nhìn lại. Chúng ta nhìn tới, cuộc chiến thứ nhì, cuộc chiến Bosnia, cuộc chiến chấm dứt mọi cuộc chiến…

I wanted from Chicago what I had got from Sarajevo: a geography of the soul


“Vẫn là nó. Nhưng không phải là nó!”

Câu trên là của ông Tổng Giám Đốc Bưu Điện - và còn là một trong những ông Thầy dạy Gấu, khi học trường Quốc Gia Bưu Điện - phán về sếp trực tiếp của GCC, sau khi ông ra khỏi bịnh viện và trở về Bưu Điện làm việc lại.
Ông bị mất khẩu súng, trong vụ mìn Mỹ Cảnh, GCC đã lèm bèm nhiều lần rồi.

Sở dĩ nhắc lại, là vì trong cái “memoir” viết về cuộc vây hãm Sarajevo, có 1 anh chàng phóng viên, trở về lại Berlin, trở về lại căn phòng của mình, và, xỏ vô quần, và, cái quần tuột ra khỏi anh ta.

Thoạt đầu, anh ta nghĩ, đếch phải quần của mình, nhưng nhìn lại thì đúng là quần của mình. Và anh ngộ ra, mình thì vẫn là mình, đếch mất cái chó gì cả - tất nhiên, súng vưỡn còn – nhưng, một cách nào đó, về thể chất lẫn tinh thần, anh ta đếch còn như xưa!

Đúng là tình cảnh của Gấu. Sau cú Mỹ Cảnh, tuy súng ống còn nguyên, nhưng có 1 cái gì đã mất đi, theo nó.

*

Chôn thường dân chết trong trận vây hãm, Jan 1993

MEMOIR

LIFE DURING WARTIME

Remembering the siege of Sarajevo

By Janine di Giovanni

There was spring rain and pale fog in Sarajevo as my plane approached the city last April, veering over the green foothills of Mount Igman. Through the frosted window I could see the outline of the road we used to call Snipers' Alley, above which Serbian sharpshooters would perch and fire at anyone below. Twenty years had passed since I'd arrived in Sarajevo as a war reporter. During the siege of the city, most foreign journalists had lived in the Holiday Inn, and it was in that grotty hotel that the man who was to become my husband and the father of my child professed undying love. I met some of my best friends in Sarajevo and lost several others-to alcoholism, drugs, insanity, and suicide. My own sense of compassion and integrity, I think, was shaped during those years. 

Janine di Giovanni has won four major awards for her war reporting and is a member of the Council on Foreign Relations. She is currently writing a book about Syria, to be published by Norton. She lives in Paris.

Janine di Giovanni đợp bốn giải thưởng bự nhờ phóng sự chiến trường và là thành viên của "Council on Foreign Relations" [Hội Đồng Những Liên Hệ Ngoại]. Hiện đang viết 1 cuốn sách, sẽ do Norton xb. Sống ở Paris.

HARPER'S MAGAZINE / APRIL 2013

Tin Văn sẽ post bài này, và dịch lai rai, song song với bài Novel, của Fuentes

Why was it that Sarajevo, and not Rwanda or Congo or Sierra Leone or Chechnya-wars that all of us went on to report-captured us the way this war did? One of us, I think it was Christiane Amanpour, called it "our generation's Vietnam." We were often accused of falling in love with Sarajevo because it was a European conflict-a war whose victims looked like us, who sat in cafes and loved Philip Roth and Susan Sontag. As reporters, we lived among the people of Sarajevo. We saw the West turn its back and felt helpless.

Đây là "Việt Nam của thế hệ chúng tôi". Chúng tôi thường bị buộc tội tương tư Sarajevo, bởi vì đây là cuộc xung đột Âu Châu - một cuộc chiến mà nạn nhân trông giống chúng tôi, những kẻ ngồi trong những tiệm cà phê, mê Philip Roth và Susan Sontag

Khe Sanh,1968

MICHAEL HERR IN A BLOODSWARM

I looked and there was a pale green horse! Its rider's name was Death, and Hades followed with him.   
 
-Book of Revelations, c. 90

Tôi nhìn và thấy 1 con ngựa xanh nhợt nhạt! Tên kỵ sĩ là Thần Chết, và Diêm Vương, đằng sau anh ta.

Khe Sanh 1968, Sarajevo 1992, Cõi Khác 1969... là cùng dạng “memoir”, kể cả "Nỗi Buồn Chiến Tranh" của Bảo Ninh. Chúng có chung cái air "độc thoại". Đoạn mở ra Sarajevo, đọc 1 phát là nhập vô liền:

There was spring rain and pale fog in Sarajevo as my plane approached the city last April, veering over the green foothills of Mount Igman.

Có mưa Xuân và sương mù lợt tạt ở Sarajevo, Tháng Tư vừa rồi, khi chiếc phi cơ của tôi loay hoay chọn hướng đáp xuống thành phố, bên trên những ngọn đồi thấp, màu xanh, của núi Mount Igman.

Câu văn còn làm nhớ câu thơ phổ nhạc của Phạm Duy, “Ngày mai đi nhận xác chồng”, cái gì gì, “phi cơ đáp xuống một chiều...” (1)
Thê lương thật. Sống thêm vài kiếp nữa, chắc vẫn chưa quên nổi cuộc chiến.
Mà quên làm khỉ gì không biết!

(1)

Tưởng như còn người yêu

Ngày mai đi nhận xác chồng
Say đi để thấy mình không là mình
Ngày mai đi nhận xác anh
Cuồng si thuở ấy, hiển linh bây giờ
Cao nguyên hoang lạnh ơ hờ
Như môi góa phụ nhạt mờ vết son
Tình ta không thể vuông tròn
Say đi mà tưởng như còn người yêu

Phi cơ đáp xuống một chiều
Khung mây bàng bạc mang nhiều xót xa
Dài hơi hát khúc thương ca
Thân côi khép kín trong tà áo đen
Chao ôi ! Thèm nụ hôn quen
Chong đèn, hẹn sẽ đêm đêm đợi chờ

Bây giờ anh phủ mầu cờ
Bây giờ anh phủ mầu cờ 

Em không nhìn được xác chàng
Anh lên lon giữa hai hàng nến trong
Mùi hương cứ tưởng hơi chàng
Ôm mồ cứ tưởng ôm vòng người yêu !

Lê Thị Ý
[net]

Lần đầu tiên Gấu nghe, 1 buổi sáng Chủ Nhật không phải đi lao động, tại nông trường cải tạo Đỗ Hòa, Nhà Bè, đặc khu Rừng Sát cũ. Nghe 1 phát là rùng hết cả mình, nhớ lần đi lấy xác đứa em trai tử trận tại Sóc Trăng.
Đó cũng là lần đầu Gấu biết được mùi thịt chuột, và nó ngon đến cỡ nào, và phải cơ may [“máy trời” xoay chuyển] như thế nào mới được thưởng thức!

Germany and Europe
The indispensable European
http://www.economist.com/news/leaders/21677643-angela-merkel-faces-her-most-serious-political-challenge-yet-europe-needs-her-more?spc=scode&spv=xm&ah=9d7f7ab945510a56fa6d37c30b6f1709
Angela Merkel faces her most serious political challenge yet. But Europe needs her more than ever

*

Do you really think that hundreds of thousands leave their home and embark on this difficult journey only because of a selfie with the chancellor?" she asked Anne Will, a television talk-show host, on October 7th. Since then, however, Mrs Merkel has turned defiant and bold, as though inspired by a clear moral purpose.
Không lẽ hàng trăm ngàn người bỏ nhà bỏ cửa lao vào cuộc hành trình đầy gian nan, để chơi 1 cú "xeo phi" với... tui?

... on the writer as a witness?

Where are we going in the twenty-first century? We should be going to a place where we can observe reality with clarity. We need to see the problems of people's lives, and the complicatedness of people and their weakness. We are all mere witnesses, and the best thing we can do is see things as they are.
You are not the creator, you can't overcome the world, but you can bear witness. And when it comes to art, to talk about a country is meaningless. A writer is a witness to humankind, a witness to humanity.

ASIA LITERARY REVIEW

 Về nhà văn như 1 chứng nhân

Thế kỷ 21 chúng ta đi đâu? Chúng ta đi tới một nơi chốn mà chúng ta có thể quan sát thực tại với sự rõ ràng. Chúng ta cần nhìn những vấn đề của những cuộc sống của dân chúng, và sự rắc rối nhiêu khê của họ, sự yếu đuối của họ. Tất cả chúng ta chỉ là những người chứng, và điều tốt nhất chúng ta có thể làm là nhìn những sự vật như chúng là. Bạn đây phải ông trời, đấng sáng tạo, bạn không thể vượt thế giới, nhưng bạn có thể vô vai người chứng. Và khi nói đến nghệ thuật, lèm bèm về 1 xứ sở là vô nghĩa. Nhà văn là chứng nhân của nhân loại.

The Man Who Flew

Svetlana Alexievich, translated by Jamey Gambrell
http://www.nybooks.com/articles/archives/2015/nov/19/man-who-flew/

Over the course of several decades and numerous books, Alexievich has pursued a distinctive kind of narrative based on journalistic research and the distillation of thousands of firsthand interviews with people directly affected by all the major events of the Soviet and post-Soviet period. She has uncovered the unknown but crucial work that Soviet women did in World War II, recounted the memories of children caught up in the “Great Patriotic War,” documented the realities facing soldiers in the Soviet-Afghan war, which were kept from the Soviet public, and recorded the experiences of those who lived through the Chernobyl nuclear disaster.

In her most recent book, she deftly orchestrates a great chorus of diverse voices to chronicle the human toll—emotional, physical, economic, and political—of the collapse of the USSR, a country that once made up a sixth of the world’s land mass.1 Alexievich’s oeuvre comprises nothing less than a history of epic proportions, which she has called “Voices of Utopia.” This undertaking has brought the writer many awards and accolades from Western European countries in particular, and from Russia, where her books have been printed and reprinted many times; she is a well-known critic of the Putin regime. In her home, Belarus, however, under the dictatorship of Aleksandr Lukashenko, she has been subject to the same political censorship and pressure as many of her colleagues (as Timothy Snyder pointed out in the NYR Daily 2). For over a decade she lived in various European cities, because it was not safe to return to Minsk (though she did in 2011), and her books have not been published in Belarus since 1994.

Trong vài thập niên, với vài cuốn sách, Alexievich theo đuổi một loại tự sự riêng biệt, đặc biệt, dựa vào nghiên cứu mang tính ký giả, và sự chắt lọc, từ hàng ngàn những cuộc phỏng vấn đầu tiên, mới tinh, nóng hổi, thứ nhất, firsthand, với những người trực tiếp trúng đạn, trúng miểng, do tham dự vào những biến động lớn, thời kỳ Xô Viết và Hậu Xô Viết. Bà đã vén lộ, trình ra, những gì mà người phụ nữ Xô đã thực hiện, từ trước đến giờ kể như chưa được biết, nhưng thật chủ yếu, trong Đệ Nhị Chiến; thu gom, nhặt nhạnh hồi ức của những đứa trẻ bị mắc nạn, dính trấu, của cái gọi là Cuộc Chiến Vệ Quốc Lớn; thu thập tài liệu Hồng Quân xâm lăng A Phú Hãn, những sự thực được giấu nhẹm không cho dân chúng biết tới, và ghi nhận, ghi âm những kinh nghiệm của những con người trải qua tai ương lò hạt nhân ở Chernobyl
Trong cuốn sách mới nhất, bà đi 1 đường đồng ca lớn, gồm nhiều giọng khác nhau, nhằm ký sự, biên niên hồi chuông báo tử - cảm xúc, vật chất, kinh tế  và chính trị - của sự sụp đổ của Liên Xô, một xứ sở đã có thời bao gồm 1/6 đất đai thế giới. Tác phẩm của bà, được bà gọi là “Những tiếng/giọng nói của Không Tưởng”.

In announcing the award, the Swedish Academy called Alexievich’s “polyphonic writings…a monument to suffering and courage in our time.” “By means of her extraordinary method—a carefully composed collage of human voices,” the Academy went on to say, “Alexievich deepens our comprehension of an entire era.” As she writes:
I don’t just record a dry history of events and facts, I’m writing a history of human feelings. What people thought, understood and remembered during the event. What they believed in or mistrusted, what illusions, hopes and fears they experienced. This is impossible to imagine or invent, at any rate in such multitude of real details. We quickly forget what we were like ten or twenty or fifty years ago….
I’m searching life for observations, nuances, details. Because my interest in life is not the event as such, not war as such, not Chernobyl as such, not suicide as such. What I am interested in is what happens to the human being….
Svetlana Alexievich’s interest in what happens to the human being is evident on every page of her writing. Among other things, her work testifies to the immense power of compassion to create understanding of our fellow human beings.
The text below is from a collection of more than a dozen tales of suicide that Alexievich published in Russia in 1994 under the title Zacharovannye smert’iu (Enchanted by Death). In the introduction she wrote that she sought to “distinguish…the lonely human voice. They all sound different. Each one has its own secret.”
—Jamey Gambrell
30.4.2014


Let the Past Collapse on Time!

“Dzhugashvili [Stalin] is there, preserved in a jar,” as the poet Joseph Brodsky wrote in 1968. This jar is the people’s memory, its collective unconscious.
“Stalin ở trong đó, được gìn giữ ở trong 1 lọ sành”, như Brodsky viết, vào năm 1968. Cái lọ sành là hồi ức của dân tộc, cái vô thức tập thể của nó.

“Tẫu Cút Đi”: Trong cái lọ sành đựng hồi ức của Bắc Kít, hình như đếch có chỗ dành cho Tẫu, trong cả hai cuộc chiến thần kỳ, chống thực dân cũ, Pháp, và mới, Mẽo.

“You were not who you were, but what you were rationed to be”:
Mi không phải là mi, mà là kẻ được cái chế độ tem phiếu đó nắn khuôn.


Yiyun Li


Cái chuyện Miền Nam, tức Ngụy, chống Tẫu, thì rõ như ban ngày.
Còn cái chuyện Bắc Kít chống Tẫu, thì có cái gì đó cực kỳ vô ơn ở trong đó
Không có Tẫu, là cả hai cuộc chiến không có.
Nhìn rộng ra, nhìn suốt 1 cõi 4 ngàn năm văn hiến của.. Bắc Kít, có hai yếu tố không có, lòng nhân từ và lòng biết ơn.
Hai yếu tố làm nên con người "hoàn toàn" [từ này của Mạc Xịt, l'homme total]
Vương Đại Gia, đại phê bình gia Bắc Kít phán, may mà có [văn học] Ngụy, sau khi...  phần thư nó.

Trên tờ Guardian số cuối tuần, có 1 bài viết về lòng biết ơn, khi nó xẩy ra đúng vào thời kỳ Lò Thiêu, thật tuyệt. TV post ở đây, và chuyển ngữ sau.

*

Di chúc Bác Hồ có câu, ta thà ngửi cứt Tây 5 năm, còn hơn là ngửi cứt Tầu cả đời. Cái tay viết tiểu sử Graham Greene trích dẫn, nhưng anh ta thòng thêm 1 câu, Bác nói thì Bác nói, gái Tẫu, Tẫu dâng, Bác không tha, khí giới Tẫu cung cấp để giết Ngụy, Bác cũng nhận, gạo Tẫu viện trợ cho Bắc Kít khỏi chết đói, OK hết.

Don't you realize what it means if the Chinese stay? ... The last time the Chinese came, they stayed one thousand years!
The French are foreigners . . . Colonialism is dying out. Nothing will be able to withstand world pressure for independence. They may stay for a while, but they will have to go because the white man is finished in Asia. But if the Chinese stay now, they will never leave.
As for me, I prefer to smell French shit for five years, rather than Chinese shit for the rest of my life.

Tháng Ba, 1946, năm năm trước khi Greene tới Việt Nam, Ho [HCM] ký hòa ước với Tây, thừa nhận, sự ra đi của họ để lại một khoảng trống. Viễn ảnh một Việt Nam độc lập trong khối Liên Hiệp Pháp, do Tây nhử, làm Ho khoái.
Ông chửi đám bộ hạ phò Tầu:

Mấy bồ có hiểu nghĩa là gì, chuyện đám Tầu ở lại? Lần chót tụi nó ở một ngàn năm! Tây dù sao cũng mũi lõ, họ có thể ở một thời gian, và rồi sẽ cút, vì tụi da trắng hết thời ở Á Châu rồi. Ta thà ngửi cứt Tây năm năm còn hơn ngửi cứt Tầu cả đời!
Norman Sherry: Tiểu sử Greene, chương 24: Bonjour Vietnam [Sherry trích câu này từ Hồ Sơ Ngũ Giác Đài, The Pentagon Papers, Senator Gravel Edition, vol 1, Beacon Press, 1979, trang 49-50]

*

Tẫu tiến vô Cao Bằng

(

Cái cú đưa sĩ quan Ngụy đi cải tạo tại vùng Cực Bắc Bắc Việt không giống giải pháp chót [final solution] của Nazi, mà mô phỏng Gulag của Xì.
Cuối cùng, lũ Ngụy chỉ còn 1 quê hương là Trại Tù, Lò Cải Tạo. Dù có thả chúng ra, thì chúng cũng không có nơi nào để mà trở về.
Trên TV có dành 1 trang để viết về cú độc này, tất nhiên của Thầy của VC, là Xì.
Cuộc chiến VC Bắc Kít vs Tẫu làm hỏng chương trình tàn độc này.

Lạ, là không chỉ não bị sứt một mẩu, mà hồi ức VC cũng thủng 1 hố to tổ bố. Chúng chửi Tẫu ra rả, mà không hề nhớ, cái lông chim ngày nào của chúng, cũng “made in China”!
Primo Levi Page
Viết mỗi ngày

*

Time, Nov 2015

*

GCC mua số báo, vì hai bài điểm sách, một, đọc tiểu sử Le Carré, và 1, điểm cuốn Thần Phục, “Submission”, của Michel Houellebecq, “Cách Mạng Pháp thế 21|. Bài này OK. Sẽ giới thiệu.
Và cái hình bìa, làm nhớ “cô gái ở trong đầu của GCC”!
Cái hình này, chụp trên xe buýt, cũng là do nhớ cô gái ở trong đầu, cái gì gì đen, cao, như đêm đen, tựa hồn những năm xưa. Cô bé biết, như có vẻ gật đầu, GCC bèn chụp 1phát, bằng cái ipod

Lolita vs BHD

*

 Tựa Hồn Những Năm Xưa

ngồi ở quán, nhạc réo "em đứng lên gọi mưa vào hạ"
với tôi đây chính là câu buồn cười nhất trong lịch sử thơ ca nhạc hoạ Việt Nam

Blog NL

Lời nhạc là hình ảnh miền đất chỉ có hai mùa mưa nắng. “Đứng lên”, có thể là để thực hiện ‘phép lạ’ gọi mưa vào hạ, ngồi làm sao "làm"?

Lời nhạc TCS có những hình ảnh “trời buồn gió cao”, “hàng cây đứng xen vào nhau”, “đèn buồn trong mưa”… nhiều “buồn cười” lắm, GCC nghĩ bạn NL nghèo tưởng tượng, thiếu liên tưởng, chăng?

Hà, hà!

Tựa hồn những năm xưa

"Entends, la douce Nuit qui marche" [Hear, my darling, hear, the sweet Night who walks]. The silent walking of the night should not be heard.
Baudelaire 

She walks in beauty, like the night
Byron: Hebrew Melodies (1815):

 

She walks in beauty, like the night
Byron: Hebrew Melodies (1815):
Nàng bước trong cái đẹp, như đêm 

Borges phán:
Để chấp nhận dòng trên, người đọc phải tưởng tượng ra một em, cao, tối, tall, dark, bước đi như Đêm, và Đêm, đến lượt nó, là 1 người đàn bà cao, tối, và cứ thế, cứ thế.

Tưởng tượng đẩy tưởng tượng, câu "hót" BHD, thần sầu, "không phải của GNV", làm nhớ đến lời nhạc thần sầu của TCS, trong Phôi Pha:

Từ vườn khuya bước về
Bàn chân ai rất nhẹ
Tựa hồn những năm xưa. 

BHD ở ngoài đời, cao, đen, nhập vào với đêm, y chang lời nhạc của TCS mô tả, những lần "bàn chân ai rất nhẹ, tựa hồn những năm xưa!"


Người Kinh Tế đọc cuốn tiểu sử le Carré



John Le Carré's Page


Gửi những cư dân của một thành phố có tên là Sài Gòn.
Gửi Huỳnh Phan Anh, Nguyễn Xuân Hoàng, Nguyễn Đình Toàn.
Gửi theo Nguyễn Nhật Duật, Sĩ Phú, Joseph Huỳnh Văn

(NQT)

 Trước 1975, tôi làm ở… bên trong Bưu Điện. Sau 1975, tôi làm ở… bên ngoài, ở vỉa hè tòa nhà Bưu Điện, kế bên Nhà Thờ Đức Bà. Viết mướn. Điện tín, thư từ tiếng Anh, tiếng Pháp, và tiếng Việt. Thân chủ đa số là những người có bà con, thân nhân vượt biển, đang ở trại tị nạn, hoặc đã định cư nơi nước ngoài.
Thời gian này cả Sài Gòn, nói rộng ra, cả nước đang đói. Đám ngụy, lại càng đói. Một lần, một thân chủ tốt bụng cho tôi địa chỉ một nữ tu viện Thiên chúa giáo ở Thái Lan. Ôi, quí giá biết là chừng nào. Viết thư cầu cứu, mấy bà sơ gửi cho một thùng đồ, trị giá gần một cây vàng. Đám viết mướn vỉa hè Bưu Điện chúng tôi cứ thế trao đổi, chuyền cho nhau những địa chỉ tương tự. Tới tai nhà nước. Chúng tôi được đặc biệt để ý, một phần là vậy: làm nhục nhà nước. Ngoài ra còn nhiều tội khác nữa. Thành phần ăn bám xã hội. Trốn tránh đi vùng Kinh Tế Mới. Khuyến khích nhân dân bỏ nước ra đi.
Chả là, trong số những thân chủ, có những người trước đi lính hoặc làm việc cho Pháp, nay làm đơn xin tiền cấp dưỡng, tiền truy lãnh những năm chiến tranh bị gián đoạn, hoặc xin bảo lãnh qua Pháp.
Sau tới chương trình ODP.
Lần chót tụi tôi nhận được thư của mấy bà sơ, là những lời ân hận, vì không thể tiếp tục gửi quà cứu trợ. Nhà nước Việt Nam đã gửi thư cho mấy bà, yêu cầu đừng gửi đồ cho từng cá nhân. Hãy gửi tới cơ quan nhà nước. Hãy gửi tới Hội Chữ Thập Đỏ.
Không thể gửi, nhưng chắc chắn mấy bà sơ vẫn không quên cầu nguyện cho gia đình chúng tôi.
Chứng cớ là…
 Nhờ viết muớn ở Bưu Điện, tôi gặp lại một anh bạn, trước 1975 làm nhiếp ảnh viên cho một hãng thông tấn Mỹ. Tôi là người gửi những tấm hình chiến trường của anh, và của những nhiếp ảnh viên khác trong hãng, bằng phương pháp vô tuyến viễn ảnh.
Anh tới Bưu Điện, tính gửi hồ sơ ODP qua Bangkok. Thời gian đó, tụi tôi móc nối được với một vài nhân viên Bưu Điện, chỉ để chuyển hồ sơ ODP. Tốn thêm tiền cho thân chủ, lẽ dĩ nhiên, nhưng chắc chắn tới nơi. Những ngày tháng lê la bên vỉa hè, những địa chỉ như văn phòng ODP ở Bangkok, văn phòng Hội Cựu Chiến Binh Pháp ở Paris… là những cần câu cơm của tụi này. Còn những địa danh như Galand, Songkhla (?), Panat Nikhom, hoặc quá xa hơn, những Wesminster CA, Santa Ana… là những khung trời mơ ước của mấy tên viết mướn tụi tôi!
Khung trời mơ ước, ôi chao, xa vời quá! Chuyện trước mắt, mì ăn liền: những thân nhân sau khi lãnh thùng đồ, ghé vội mấy ông viết mướn, đánh giùm tôi cái điện tín: đã nhận đồ. Tôi nhớ một lần, có hai anh chị hớn hở tới "order": viết giùm cái thư, nói kheo khéo giùm: ở bên này em nhớ anh lắm, mau mau bảo lãnh em qua! Tôi cứ nhìn hiện tại, để nói về quá khứ: những ngày anh còn ở bên em; và cứ nhìn tương lai, khi anh và em tái ngộ nơi quê người, theo kiểu hiện tại, của đôi nhân tình.
Bởi vì "nhiệm sở" ngay bên Vương Cung Thánh Đường, những buổi sáng sớm "chợ chưa họp", chúng tôi thường vô hẳn bên trong nhà thờ quỳ cầu nguyện. Buổi trưa, thay vì quì, chúng tôi nằm "ngơi" ngay lối đi phía trước, dưới vòm cung, phía sau tượng Đức Mẹ, hay chạy qua phía bên kia đường, khu nhà ở của mấy ông cha, có bữa ngủ quên tới tận chiều, mấy ông cha lại phải cho người giúp việc ra đánh thức! Đêm Giáng Sinh, làm sao Chúa bỏ quên lũ chúng tôi! Người cũng không quên mấy đứa nhỏ: tụi nó đã sửa soạn lễ Giáng Sinh cùng với mẹ, ngay từ đầu tháng, bằng cách cặm cụi làm côngfetti, không phải để ném lên đầu nhau, mà là để bán cho người dân Sài Gòn, đông nghẹt quảng trường Kennedy, đêm Chúa ra đời. Nếu khát nước, bạn có thể vừa mua côngfetti, vừa uống ly nước trà của bà mẹ chúng, trên chiếc bàn dã chiến, di động chung quanh tượng Đức Mẹ, có khi tới tận Nhà Hát Lớn trên đường Tự Do.
Trong không khí hân hoan "cả nước đang sửa soạn làm lễ kỷ niệm Mười Năm Đại Thắng Mùa Xuân 1985", tôi gặp lại anh bạn Ng.
Trong chiến tranh Việt Nam, thời gian làm cho cơ quan báo chí Nhật (Asahi Shinbum), anh đã từng vào chiến khu chứng kiến cảnh Việt Cộng thả ba tù binh Mỹ, trong có một Mỹ đen, tại Bến Kéo, Trà Xim (Củ Chi). Đây là lần thả tù binh đầu tiên. Chuyện xẩy ra trước ngày thành lập Mặt Trận Giải Phóng, vì vậy anh bị rút thẻ báo chí Mỹ, MACVI. Anh cũng là người đầu tiên theo người Mỹ đổ quân tại Quảng Trị, từ chiến hạm Okinawa thuộc Đệ Thất Hạm Đội, vào năm 1967. Phóng viên đầu tiên về Châu Đốc, tham gia chiến dịch đổ quân Trà Keo, giải cứu thường dân ở Kampuchia. Đã từng phỏng vấn tướng Đỗ Cao Trí tại Sawy Riêng. Tất cả những sự kiện trên, là do anh kể cho tôi nghe. Quan trọng nhất, anh nhấn mạnh với tôi, là hai chữ "đầu tiên".
Tôi quen anh những ngày anh bỏ tờ báo Nhật, qua làm cho thông tấn xã UPI. Gốc "chệt", người nhỏ thó, tóc xoắn tít. Có lần trong lúc hơi ngà ngà, anh tỏ ra tự hào, về mấy ‘quí tướng’ của anh. Anh chỉ ân hận, là đã bỏ cuộc quá sớm. Sau Mậu Thân, bà vợ rét quá, bắt ông chồng ở nhà bế con, không cho vác máy hình nữa.
Anh nghĩ rằng, anh vẫn còn nợ chiến tranh một điều gì đó. (Món nợ này, độc giả cho phép tôi nợ lại, vào một dịp khác sẽ nói rõ hơn.)
 Nhờ vậy, mà có chuyến vượt biển tại bãi biển Vàm Láng, Gò Công vào đúng đêm ông Táo cưỡi cá chép lên chầu Trời.
Trên một số báo Văn, tôi đã viết về chuyến đi này, và cái cảnh tượng bi hài: trong đêm tối, ghe gặp bão ngay bên ngoài cửa biển Vũng Tầu; một anh chàng thanh niên đã lầm tôi với người yêu của anh, và cứ thế vò đầu vò tóc "người yêu", lảm nhảm những lời cuối cho cuộc tình, cho một tương lai tươi sáng ở nơi xứ người…
Sau khi ra tù, anh bạn tôi lại tìm cách đi nữa. Nhờ vậy, có chuyến du lịch Bangkok.
Hai vợ chồng tôi tới Bangkok ngày 19 tháng Năm, năm 1990. Đúng ngày sinh của ông Hồ. Sau này, tôi tăng thêm một ngày, trong lý lịch Cao Uỷ.
Đó là một bữa thứ bẩy. Sau khi đi lang thang trong thành phố tới rã người, trước viễn ảnh một buổi tối thật đen tối, chợt nhớ tới cái địa chỉ đã từng là cứu tinh những ngày đói rã họng ở quê nhà, tụi này bèn kêu tắc xi, nói "Vạt, vạt" (Vạt, tiếng Thái, có nghĩa là chùa chiền, tu viện). Anh chàng tắc xi người Thái đưa, không phải tới cái địa chỉ mà chẳng ai còn biết đó, mà là nhà thờ St. Francis, tại một khu sang trọng thuộc trung tâm thành phố. Tới sân nhà thờ, nhìn thấy một chiếc xe hơi với hàng chữ tiếng Anh, Cơ quan Cứu Trợ Cao Uỷ Tị Nạn, tôi la thầm trong bụng: Chúa cứu ta rồi!
Vị cha già trụ trì nhà thờ là người Pháp. Ông không dấu vẻ ngạc nhiên, khi nghe gã đàn ông ốm đói, mệt lả, nhưng "thao thao bất tuyệt" xổ ra hàng tràng tiếng Tây, (sau này, nghĩ lại, tôi cũng không thể hiểu nổi tại sao bữa đó, mình lưu loát đến như thế! Nhất là đây là lần đầu tiên, kể từ tháng Tư 1975, tôi mới có dịp "thực tập" tiếng Tây!)
Sau đó, Cha cho trú ngụ tại một căn phòng ở bên trường học, kế ngay bên nhà thờ, do nhà thờ quản lý, bỏ qua tất cả những lời khuyên nên báo cảnh sát để cho nhà thờ khỏi bị liên lụy.
Chúng tôi ở đây hết ngày thứ bẩy và chủ nhật. Sáng thứ hai, Cha đưa tụi này tới cơ quan ODP, nằm bên trong tòa nhà khổng lồ City Bank. Ông trình giấy tờ, yêu cầu được coi hồ sơ ODP của tụi này. Chỉ tới khi đó, Cha mới thực sự tin tưởng, và có thể, hài lòng, vì đã làm đúng ý Chúa!
Cha yêu cầu cho gặp một vị luật sư của ODP. Vị này khuyên, chỉ có mỗi một cách: đưa mấy người này vào đồn cảnh sát. Sau khi hết hạn tù, ông sẽ báo bên Cao Uỷ cho xe "rước’ về trại tị nạn.
Cha đưa tụi này tới một đồn cảnh sát Thái.
Trước khi từ biệt, Cha đã dịch cho tôi nghe những lời cảnh cáo của viên cảnh sát: Tôi có thể bắt Cha, vì tội chứa chấp những người nhập cảnh bất hợp pháp.
Sau đó, Cha còn tới nhà tù thăm tụi này, cho tiền, đưa lại mớ "bản thảo", là mấy cuốn tập ghi vắn tắt một số sự kiện về những ngày ở Đất Phật, và chuyến vượt sông Mekong vào đất Thái của tôi.
Tôi gặp lại Le Carré ở nhà tù Bangkok.
Trong cuộc chiến Việt Nam, vì quá sợ nó, tôi tìm đủ mọi cách để chạy trốn. Một trong những chỗ ẩn núp "tương đối" an toàn, là sách vở. (Ngoài sách vở ra, còn một mê cung khác, an toàn hơn, bởi vì thê thảm hơn, tôi đã tưởng hết lối ra, may nhờ… nhưng thôi để dịp khác…)
Trong sách vở, có truyện trinh thám. Những cuốn tiểu thuyết đen, série noire, với những tác giả như James Hadley Chase, Georges Simenon… và John Le Carré, được coi là "ông vua" của tiểu thuyết gián điệp, với bối cảnh là Cuộc Chiến Lạnh.
Tôi tình cờ khám phá ra ông, nhân bữa ghé tiệm sách Xuân Thu, ở đường Tự Do Sài Gòn, thấy cuốn Gián Điệp Từ Miền Lạnh, bản tiếng Pháp (L’Espion qui venait du froid). Mấy chữ "venait du froid" đập ngay vào mắt. Như thể sợ, mà vẫn tò mò muốn biết, muốn thử! Y hệt nỗi sợ cuộc chiến! Biết chắc chạy trời không khỏi nắng, nhưng vẫn tìm đủ mọi cách để kéo dài thời gian "hoãn dịch". Một cái sợ tiềm ẩn, ma quái, đâu đó từ góc sâu quá khứ… Trong một thoáng, giữa không khí ấm áp của Sài Gòn, tôi như sống lại nỗi buốt giá của một miền đất, của một tuổi thơ, trong khi cuộc chiến đang rình rập, ngay… bên ngoài lề đường!
Chả là, tôi người Bắc, bố mất sớm, mẹ còn trẻ, một nách bốn con, cứ phải gửi hết đứa này đứa nọ ăn nhờ ở đậu nơi bà con bên nội bên ngoại… những chi tiết chẳng liên quan gì tới Gián Điệp Từ Miền Lạnh, nhưng chính là cánh cửa mở vào tiểu thuyết của Le Carré.
Trong ba tháng nằm tại nhà tù quốc tế Bangkok, giữa đủ thứ thành phần (trộm cướp, buôn lậu ma túy, giấy thông hành hết hạn, kháng chiến quân chống nhà cầm quyền Miến Điện, chống nhà nước Cộng Sản Việt Nam…); đủ thứ sắc dân (Anh, Pháp, Ấn Độ, Miến, Mã Lai, Campuchia…), tôi gặp lại Call For The Dead của Le Carré trong mớ đồ lỉnh kỉnh của một anh bạn Mã Lai nằm kế bên. Cuốn sách mỏng, chỉ trên trăm trang, ghi chú tùm lum, nào số điện thoại, nào những con chữ lằng ngoằng…
Tôi đã đọc bản tiếng Pháp, L’appel du mort, nhưng không bắt được cái mạch của nó.
Lần này, cuốn sách bắt được mạch của tôi.
Đúng hơn, lần này thành phố đã…

Như trên đã nói, tôi đọc Le Carré qua bản dịch tiếng Pháp. Lần đọc đầu, tôi chỉ để ý đến cốt truyện, đến cuộc đấu trí giữa hai phe "chính tà’ qua hai nhân vật ở trong đó.
Đây là câu chuyện một nhân viên ngoại giao tự tử, sau khi bị sở cho người điều tra, vì nghi là "thân cộng". Để lại thư tố cáo. Người lãnh đạn, là Smiley, nhân viên được sở cử đi điều tra. "Anh điều cha điều bố thế nào để cho con người ta cảm thấy nhục nhã, mất danh dự đến nỗi phải tự tử để minh oan?"
Trước mắt, ngay sáng sớm hôm sau, Smiley phải tới gặp bà vợ, để thay mặt sở chia buồn. Đang nói chuyện, có điện thoại. Tưởng của Sếp, anh nhắc nghe, nhưng của nữ điện thoại viên bưu điện, do người đã chết tối hôm qua đã dặn, "tám giờ sáng, nhớ đánh thức tôi nhé!"
Smiley tự hỏi: làm sao một người sửa soạn từ giã cõi đời, lại nhờ người đánh thức?
Hoá ra là bà vợ mới là gián điệp nằm vùng. Bồ của bà, một điệp viên Đông Đức. Trong thời gian chiến tranh, anh này là nhân viên của Smiley. Một tay cộng sản thứ thiệt, theo nghĩa, rất tin tưởng chủ nghĩa cộng sản sẽ đưa thiên hạ tới "thái bường"!
Smiley vẫn còn nhớ, cách anh này hẹn gặp nhân viên dưới quyền. Anh thử làm theo, và thành công.
Anh cho hai người gặp nhau tại một rạp hát. Khi nhân viên dưới quyền xin lệnh bắt, Smiley lắc đầu, không có chứng cớ, bắt cũng phải thả ra thôi. Nhưng anh ra lệnh: cứ để yên, sẽ có biến động. Hãy để cô cậu cuống cuồng, thất kinh… quýnh quá thể nào cũng làm một điều gì đó. (Let them bolt, panic, anything… so long as they do ‘something’). Bởi vì theo anh, Dieter, nhân viên cũ của anh, khi gặp cô bồ, khám phá ra bị lừa, sẽ nghĩ rằng phản gián Anh đã biết tất cả.
Vấn đề là: anh ta sẽ hành động như thế nào?
The Last Act, màn chót của vở hát và cũng là màn chót của cuộc đấu trí, Dieter xiết cổ cô bồ, làm như đang ngủ, và rời rạp hát cùng với khán thính giả.
Dieter và Smiley đụng độ tại một cây cầu, giữa sương mù dầy đặc, trên sông Thames. Nhớ lại những năm tháng cùng chống Quốc Xã, Dieter tha chết cho tên bạn đế quốc, và chịu chết thay vì đầu hàng.
Những đoạn đối đáp giữa bà vợ và Smiley, giữa Similey và Mendel, người bạn làm nghề cảnh sát… là những trang đẹp nhất trong truyện:
(Mendel hỏi Smiley):
-Bà ta có phải là cộng sản không?
-Tôi không tin bà ta thích những nhãn hiệu. Tôi tin rằng, bà muốn xây dựng một thế giới có thể sống mà không có tranh chấp… Hoà bình là một từ dơ dáy, hiện nay, có phải không? Tôi nghĩ, bà muốn hoà bình.
(I don’t think she liked labels. I think she wanted to help build one society which could live without conflict. Peace is a dirty word now, isn’t it? I think she wanted peace.)
-Còn Dieter?
-Trời biết Dieter muốn gì. Thanh danh, tôi nghĩ vậy. Và một thế giới xã hội chủ nghĩa. Smiley nhún vai. "Họ mơ tưởng hoà bình và tự do. Và bây giờ, họ là những tên sát nhân, những tên gián điệp."
-Trời đất!

Smiley im lặng một lát:
-Tôi không hy vọng bạn hiểu. Bạn chỉ nhìn thấy tận cùng của anh ta. Tôi đã nhìn thấy khởi đầu. Anh ta là một trong những người xây dựng thế giới. Những người tưởng là xây dựng, nhưng thật ra là hủy diệt.

Lần đọc đầu, tôi chỉ để ý đến những màn giật gân, những câu đối đáp nẩy lửa như trên.
Lần thứ nhì, một chi tiết, đúng ra là một "cụm từ", trong một câu văn, đập thẳng vào mắt tôi.
Bạn không thể tưởng tượng, khi nằm tại nhà tù quốc tế Bangkok, tôi đã nhớ Sài Gòn tới mức nào. Và cái cụm từ ở trên, nó "liên quan" tới… Sài Gòn!
Câu văn ở chương hai. Chương này tả cảnh tượng Smiley đang đêm bị sếp dựng dậy, bắt phải tới sở trình diện. Ngồi trên xe tắc xi, anh cứ nghĩ, mình vẫn còn đang ngủ trên giường nệm ấm áp, đây chỉ là hồn ma của mình đang run rẩy giữa thành phố London:
"Trong tắc xi ông cảm thấy an toàn. An toàn và ấm áp. Cái ấm là món hàng chui, tuồn từ chiếc giường, được tích trữ nhằm chống lại đêm tháng Giêng ẩm ướt. An toàn, vì không thực: đây là hồn ma của mình đang lang thang trên đường phố Luân Đôn…"
(He felt safe in the taxi. Safe and warm. The warmth was contraband, smuggled from his bed and hoarded against the wet January night. Safe because unreal: it was his ghost that ranged the London streets….)
Những từ safe, unreal…như từ cuộc chạy trốn quê hương trỗi dậy, gây trạng thái chập chờn nửa thức nửa ngủ. An toàn ở trong một nhà tù, cách xa nhà tù quê hương. Không thực, vì chung quanh là cả một khối hỗn độn người ngợm lạ hoắc… cứ thế, một đoạn văn ở trong tôi lập đi lập lại, theo cùng với những con chữ: Trong những đêm chập chờn mất ngủ… hồn ma… his ghost, không, không, đây là hồn ma của chính mình đang lang thang ở Sài Gòn… không, không, không phải hồn ma của mình, mà là… hồn thiêng, hồn thiêng của thành phố đang trỗi dậy… thế là tôi ráp lại: "Trong những đêm chập chờn mất ngủ, hồn thiêng của thành phố thức giấc ở trong tôi, tôi lại tưởng hồn ma của chính mình đang lang thang trên những đường phố cũ…". Tới đó tịt luôn.

Phải tới khi ra nhà tù, vào trại tị nạn, mãi mãi sau đó, tôi mới kết thúc nổi câu văn:
 "Trong những đêm chập chờn mất ngủ, hồn thiêng của thành phố thức giấc ở trong tôi, tôi lại tưởng đây là hồn ma của chính mình đang lang thang trên những nẻo đường xưa cũ, sống lại cái phần đời đã chết theo cùng với Sài Gòn, bởi cái phần đời đó mới đáng kể."

Một thành phố mà tôi đã chết ở trong, nay sống lại, chỉ để kể về nó…

 NQT

Saigon ngày nào của GCC