Lý thuyết phê bình | Tác giả Việt | Tác giả ngoại | Tác giả & Tác phẩm | Tạp ghi | Text  Scan | Tin văn vắn | Thời sự | Thư tín | Phỏng vấn | Phỏng vấn dởm | Phỏng vấn ngắn
Giai thoại | Potin | Linh tinh | Thống kê | Viết ngắn | Tiểu thuyết | Lướt Tin Văn Cũ Kỷ niệm | Thời Sự Hình | Gọi Người Đã Chết
 Thơ Mỗi Ngày | Chân Dung | Jennifer Video
Nhật Ký Tin Văn / Viết mỗi ngày



*  

* *

*

Vĩnh Long, đầu Tháng Hai 1968


1 YEAR AGO TODAY
Tue, Feb 3, 2015

Bài thơ này, trong “Now & Then”, một "Tạp Ghi về Thơ" của nhà thơ Mẽo, Robert Hass, [The Poet's Choice Columns 1997-2000].
Một bài thơ xứ Hàn, về Năm Mới, và GCC nghĩ, mấy dòng thơ này, tặng xứ Mít hiện nay, thật là tuyệt:
Thằng nhỏ đến bên cửa sổ la lớn, Năm Mới rồi
Gấu ngái ngù, ngó ra ngoài trời, qua màng cửa sổ mắt cáo
Vưỡn mặt trời hàng ngày đang mọc...

See More
Quoc Tru Nguyen's photo.

Tiễn DC

*

Madame Thuần, Nhã Hương par DC

 *

Màu gọi màu như anh gọi em
Tường hoang rịn nắng nhớ lưng mềm
Một đêm hư vắng chìm sương khói
Gió thoảng hiên ngoài hư vắng thêm

[Thuần & Hương @ Tiểu Sài Gòn] 
Note: Thơ NLV, chắc thế.

Bức họa này, 2012, là lần DC ghé Tiểu Sài Gòn, ở nhà DC cùng với đấng bạn quí, đại thi sĩ gì gì đó, cũng tới Tiểu Sài Gòn để ra mắt thơ cái con mẹ gì đó, Gấu bị NDT mời qua nhà ông bà Bạn, nhường chỗ cho khách quí. Cũng là lần đầu tiên Gấu được gặp Sad Seagull.
Đúng là sự sắp đặt của ông Trời…  cà chớn, nhưng quả là chu đáo.

Về già, nhớ lại, Gấu mơ hồ hiểu ra, ý nghĩa cái truyện ngắn “K”, của Buzzati, mi hãy sống đời của mi cho thật đàng hoàng, thì thể nào cũng có ngày mi gặp con K, và tới lúc đó, mi chẳng cần đến nó nữa!
Ngụ ngôn về tháp Babel của Kafka, cũng hàm ý này. Xây tháp Babel ư, OK, nhưng chớ có trèo lên nhe.

Lũ Bắc Kít tìm đủ mọi cách ăn cướp Miền Nam, và trong những cách đó, là nhử Mẽo vô, rồi vận động cả nước chống Mẽo kíu nước, với giấc mơ thống nhất, Nam Bắc 1 nhà, Xuân này xum họp Xuân nào vui hơn cái con mẹ gì đó; Kafka phán, OK, nhưng chớ có trèo lên.
Nhưng làm sao không trèo?
Cái Ác Bắc Kít xúi chúng trèo, nhà Ngụy chúng cướp, Ngụy, chúng tống đi cải tạo mút mùa lệ thuỷ, vợ Ngụy, chúng hiếp, con Ngụy, cấm đi học, nếu có học, cấm vô Đại Học.
Đã cảnh cáo rồi, đừng có trèo mà cứ trèo, thế là ô hô ai tai cả nước Mít!

Thằng Tẫu, kẻ thù muôn đời của Mít, lũ Bắc Kít thèm Miền Nam quá, thế là mời Tẫu vô... giường, nhường cả vợ con cho chúng, cốt sao lấy được Miền Nam, thoát Trung cái con khỉ Tầu!

Đau thương nhất, là người dân Miền Bắc bây giờ chịu đúng cái nhục của Miền Nam. Lũ Bắc Bộ Phủ, những Trọng Lú, tân thủ tướng Bắc Kít, Fuck Fuck gì đó, chúng đâu có tha đám Bắc Kít nghèo khổ. Chúng cũng ăn cướp, bóc lột họ, y chang đã từng với Miền Nam.
GCC tự hỏi, những tên Bắc Kít cực kỳ thông minh, não bị thiến một mẩu, chúng đâu hết rồi?
Bỏ chạy hết ra nước ngoài rồi.
Hay thế!
Sến, ở Đức, Nobel Toán, Mẽo, “Hồng Béo” gì đó, Mẽo…

Ui chao, đây đúng là đề tài của thế kỷ, như 1 bài báo trên tờ Guardian Weekly, số 29 Jan & 4 Feb 2016 Tin Văn scan sau đây, qua đó, đám tinh anh Bắc Kít này, được tờ báo gọi là những vị thần, bán thần!
Và “tếu” hơn nữa, tác giả bài viết kết luận, nhân loại vô phương, trước cái sự bất bình đẳng này:
Vào năm 1999, nếu có 200 Sến, Nobel Toán, những Đại Đế Pha a ông, thì có 5 tỉ nô lệ.
Bây giờ, con số có thể khác chút đỉnh.
Nói tóm lại ba triệu Mít chết, để cho mấy tên Bắc Kít cực kỳ thông minh "kia", não thiếu 1 mẩu, đúng mẩu có "cái gọi là" lương tri, sống sót!

*

Top Ten đầu tháng:
Của Bọ và Người

Baal

Vào mùa hè năm 1862, Dostoevsky làm một chuyến ngao du Pháp và Anh, và sau đó đẻ ra bài viết, Ghi chú Mùa Đông Ấn tượng Mùa Hè, Winter Notes on Summer Impressions.
Chương 5, viết về London, có tên là Baal, bởi vì có vẻ như con người ở đây chỉ là mồi ngon cho vị thần của Syria và Canaan, mà tên tiếng Anh, có nghĩa là "Lord".
Không ai, kể cả Dickens, trong những trang đen tối nhất của ông, viết ra những điều thê thảm, dữ dằn đến như thế - như là Dost viết - về thủ đô của chủ nghĩa tư bản, vào thời kỳ đó.
Chắc chắn rồi, là người Nga, ông không ưa Tây Phương, nhưng sự căm phẫn về mặt đạo đức của Dost. thì thật là khủng khiếp, và những miêu tả của ông, thì hiện thực đến nỗi, thật khó mà không tin ông. Nghèo đói, sự kinh ngạc đến thẫn thờ trước lao động nặng nhọc, tệ nạn say sưa, đĩ điếm, rất nhiều người dưới tuổi vị thành niên, chứng tỏ một điều là, giai cấp ngồi trên đầu nhân dân, đã hy sinh nhân dân của họ, cho ông Thần Tiền, the Baal of money.
Thành thử chẳng có gì là ngạc nhiên, khi, cũng chính từ thành phố đó, Marx đưa ra những lời tiên tri của ông, và những lời tiên tri đó, tức chủ nghĩa Cộng Sản, hận thù đằng đằng đến như vậy!
Milosz's ABC's

Con Bọ, nói cho cùng, chính là hậu quả, lật ngược, của giấc đại mộng, "giấc mơ siêu phàm", chữ của Blok, của Miền Bắc.
Cái đồng bằng Bắc Bộ, nhiều bờ hơn ruộng, cái con đê ngăn chặn lũ lụt sông Hồng, ngăn chặn, không chỉ mầu mỡ, phù sa cho mảnh đất, mà luôn cả mầu mỡ phù sa cho tầm hồn con người. Những làng xóm, sau lũy tre xanh, xưa vốn là những đơn vị chiến đấu, kibbutz, chống phương bắc, sau biến thành nhà tù, với những luật lệ khắc nghiệt, những ông lý, ông tiên chỉ, ông trưởng họ, ông bố khắc nghiệt, những ông con trai coi gái làng như của riêng, trai làng bên đụng vô, là đánh cho tới chết...   Trong tình cảnh khốn khổ khốn nạn như thế, người và đất nhìn về Miền Nam như là vị cứu tinh của nó, và chủ nghĩa Cộng Sản chính là "thiên sứ", kẻ đem tin mừng đến cho họ.  (1)
Trong một bài viết về bài thơ Điện Biên, của Tố Hữu, Gấu này đã muờng tượng ra điều trên: Cảnh Tố Hữu mô tả, nhà nhà đỏ đèn đỏ lửa, là có thật, không phải nhà thơ phịa ra, như chính ông tự thú khi về già.
Là thi sĩ, là một tay CS thứ thiệt, khi còn trẻ, ông nhìn ra ngày hội, " trong tương lai," ["chỉ có điều mình phịa như thực", qua trí óc non nớt của ông], do chủ nghĩa CS, bắt đầu bằng chiến thắng Điện Biên, mang lại.
Nhưng, không ai nhìn ra được con bọ. Không ai nhìn ra được giấc mơ tiên tri của Akhmatova.
Nữ thi sĩ người Nga này, được coi là một nàng Cassandra, Bà Đồng, người 'đọc ra điều dữ', mà chẳng ai thèm tin.

(1) Cassandra. In Greek mythology, Cassandra ("she who entangles men") (also known as Alexandra) was a daughter of King Priam of Troy and his queen Hecuba, who captured the eye of Apollo and was granted the gift of prophecy. However, when she did not return his love, Apollo placed a curse on her so that no one would ever believe her predictions.


The Dream

Is it sweet to have unearthly dream?
[Có giấc mơ siêu phàm có ngọt ngào chăng?] A. Blok (1)
Was mine a prophetic dream or wasn't it?
[Còn của tôi, thì là tiên tri, hay không phải, hay ngược lại?]
Akhmatova

(1) Năm 1918, Blok xuất bản trường thi 12 Vệ Binh Đỏ,  thô bạo và hung dữ, chỉ với một ước muốn trả thù tụi trưởng giả, đi giữa cơn bão tuyết trên đường phố Petrograd, cướp và giết, được dẫn dắt bởi một sức mạnh vô hình. Ở đoạn thơ cuối, bóng dáng Jesus Christ xuất hiện trong bộ đồ trắng dẫn đầu đám người hung bạo. Blok coi việc Bôn-sê-vích nắm quyền, được "chúc phúc" bởi Chúa. Nhưng ông là người đầu tiên gục ngã vì thất vọng, chết năm 1921, vì "cơn suyễn tinh thần", chữ của Andrei Bely.
Nơi Người Chết Mỉm Cười

(1)

"Balzac mô tả cái nón, là bởi vì có người đang đội nó".
Đằng sau những loa dậy đất, đèn đuốc đỏ rực bản làng, có một giấc mơ - cái thật trong tương lai - mà cả một miền đất muốn vươn tới, muốn sở hữu.
Chúng ta phải hiểu như vậy, thì mới giải thích được, dù chỉ một người ngã xuống ở mảnh đất Điện Biên.

Như chúng ta đều biết, giấc mơ đã không trở thành hiện thực, và đó là những cay đắng giấu kín đằng sau nụ cười hiền như Phật

Best Love Story Movie ever besides Splendor in the Grass. My baby sis and I saw this back in 1971 and sat thru it 3 times. I was 17 and she was 16. We went to the movie theater that use to be on the corner of May ave and Britton rd in Okc that was in the shopping center there.

18 hrs

This is the romantic Love Story reunion we've been waiting for.



The iconic stars reunited at Harvard more than 45 years after Love Story hit the screen and will star in a traveling play called Love Letters.
instyle.io
Iêu có nghĩa là đếch bao giờ phải nói, rất tiếc!
Love- love means never having to say you're sorry!
Cuốn Love Story này, Phan Lệ Thanh, bồ nhí của bạn Nguyễn Đông Ngạc dịch, best-seller, bạn Ngạc nhờ món tiền này, làm nhà xb Sóng, ra được cuốn sách để đời 20 năm VNMN, còn có cái tên là “Những truyện ngắn hay nhất của quê hương chúng ta.”
Lần gặp lại ở hải ngoại cc 1997, ở Montreal, Gấu hỏi, sao không lấy nhau, anh nói, em muốn tao bỏ vợ, làm sao bỏ, vợ?

Ừ nhỉ, vợ bỏ thì được, chứ làm sao bỏ vợ?


*

Cali 2012 With HA


*


*


Chuyện đời thật khó mà biết được. Lần Gấu qua Cali vừa rồi, thì cứ yên chí là sẽ ở nhà ông bạn họa sĩ NDT như mọi lần. Trước khi đi cũng đã mail. Rồi chuyến đi bị hoãn, rồi đi, nhưng không check lại. 
Vào giờ chót NDT cho biết, chuyến này ông qua, phải tạm lánh qua ông bạn NDB, vì phòng của ông, phải nhường cho ông NXT!

Nếu không khăn gói quả mướp qua nhà NDB, thì Gấu quả là “tự mình làm thịt mình” ở bên ngoài khu Phước Lộc Thọ rồi, trong lúc quá nhớ Hải Âu Buồn và quá đau lòng vì cú giã từ đột ngột.
Nhờ qua, nhờ bà xã NDB, đang ngồi xe hơi cùng chồng, thấy xa xa, cách đâu hai ngã ba ngã tư gì đó, thằng khùng đang có những cử chỉ khùng khùng– đang tính đi xuống đường cho xe cán - bèn chỉ ông chồng, ông bèn phóng xe hơi tới, kịp.
Giờ nghĩ lại mới thấy thực khủng khiếp.
Trong đời Gấu, đã hơn 1 lần đụng cú này rồi.  Đúng vào lúc sắp tự cho phép mình đi xa, là có kỳ đà cản mũi!

-Em tìm để từ biệt anh. Oanh ngừng đợi phản ứng của Kiệt - Trước khi không còn được gặp anh, em muốn...
Kiệt lặng người....
TTT: MCNK

There is among all your memories one which has now been lost beyond recall.
J.L. Borges: Limits
Trong tất cả hồi ức của mi, có một, mất tăm, tích, không làm sao nhớ lại được.

Gấu không làm sao nhớ lại được khuôn mặt của Sad Seagull, sáng bữa đó, ở quán cà phê Starbucks, hay ở 1 quán ăn ở Quận Cam, buổi chiều hôm đó.
Tính ghé tiệm sách, nhưng em đổi ý.
Khi ăn xong, anh cũng không còn nhớ, ăn món gì, em nhìn trời, nhìn đồng hồ, nói trễ quá, phải trả xe cho người bạn….

To love a scene so much and yet to miss someone so essential to it was doubly heartbreaking
Damned to Fame, the Life of Samuel Beckett

Bây giờ thì GNV hiểu ra tình cảnh đưa đến ý định chấm dứt đời mình ở bên ngoài Phước Lộc Thọ, buổi chiều hôm đó.

Đó là do yêu quá yêu cái cảnh buổi sáng ngồi cà phê Starbucks với Sad Seagull, và nhớ đến phát khùng Sad Seagull mà hình ảnh của cô đóng chặt vĩnh viễn vào cái buổi sáng lần đầu tiên gặp mặt đó, và như câu phán ở trên, nỗi đau như được nhân gấp đôi lên, và càng thêm chán chường những ngày còn lại, quá vô vị, nhàm chán…

Buổi sáng hôm đó, em lo hết. Tất tả đi kiếm chỗ ngồi, sau cùng kiếm được 1 cái bàn ở ngoài trời, thật gió, thật lạnh [Cali mấy bữa đó, lạnh sợ còn hơn cả Canada!], rồi tất tả xếp hàng mua cà phê, tất tả bưng ra, Gấu già ngồi 1 chỗ, chẳng làm gì hết, ngắm em tất tả…. Em chừa cái ghế có cái cột che gió cho Gấu già, ngồi kể chuyện tuổi thơ của em, Gấu lắng nghe, thật cảm động, đến quên cả cái chuyện em rét run, anh chàng Mít, cũng đứng tuổi, ngồi bàn kế, thừa cơ em đứng dậy, bèn kéo cái ghế của em vào 1 chỗ khuất gió, rồi gật gù nhìn Gấu thông cảm, ra ý, đúng ra mi phải làm việc đó, nhưng thôi già rồi, ta làm giùm!

Thơ Mỗi Ngày

*

Hannah Arendt, n
ữ thi sĩ: Sung sướng thay, kẻ đếch có quê hương!

Đừng lèm bèm chuyện về Hà Nội không còn nhà.
Tôi đâu có nhớ Hà Nội, mà Sài Gòn.

Tôi thì Sài Gòn không, mà Huế cũng không.
Không hiểu sao chẳng thấy nhớ gì về Việt Nam hết.

Brodsky cũng nói thế:
Cám ơn Trời cho tôi sống không quê nhà.
Thank God I was left on this earth without a homeland.

Sung sướng thay, kẻ không có quê hương.
Thơ tư tưởng
Hannah Arendt. Dịch từ tiếng Đức, nhà xb Payot

Hoàn toàn hài lòng về cái chuyện vô gia đình
Cận kề ngươi dưng
Ở chốn xa xăm đó
Hai đứa tay trong tay

Tư tưởng gia nói hữu thể
Thi sĩ nói điều thiêng
*


Hors-série n°28, en kiosques le 28 janvier 2016

Hannah Arendt. La passion de comprendre


Quoc Tru Nguyen shared a memory from February 2, 2015.
1 Year Ago Today

Vinh danh thơ “bên ly cà phê nhớ bạn hiền”

Thời của những đấng thi sĩ loại B hoặc C đang tới.
Vĩnh biệt Whitman, Dickinson, Frost. Chào mừng những nhà thơ mà ...

See More
Quoc Tru Nguyen's photo.
LikeComment
Note: Ui chao, quả đúng như thế, nhưng còn là thời của những phê bình gia & nhà thơ dởm nữa chứ!


*

SIX WINTERS
1
In the black hotel a child sleeps.
And outside: the winter night
where the wide-eyed dice roll.
2
An elite of dead has been petrified
in Katarina Cemetery
where the wind shakes in its armor from Svalbard.
3
One war-winter as I lay sick
an enormous icicle grew outside my window.
Neighbor and harpoon, memory without explanation.
4
Ice hangs from the edge of the roof
Icicles: the Gothic turned upside down.
Abstract cattle, udders of glass.
5
An empty railway car on a sidetrack.
Quiet. Heraldic.
With voyages in its claws.
6
Tonight snow-haze, moonlight. Moonlight's jellyfish itself
is floating before us. Our smiles
on the way home. Enchanted avenue.

THREE STANZAS
I
The knight and his lady
were petrified but happy
on a flying coffin lid
outside of time.
II
Jesus held up a coin
with Tiberius in profile
a profile without love
the power in circulation.
III
A dripping sword
obliterates memories.
The ground is rusting
trumpets and sheaths.

Tomas Transtromer: Bright Scythe [Lưỡi hái sáng ngời]

Tomas Transtromer began publishing poetry in the 19S0s, and although the body of his work is rather small, there is a unity and uniform standard of excellence in his verse that recalls that of Elizabeth Bishop: the poems are all of a piece, and none of them are minor or self-imitative. With the poet's death this year at the age of eighty-three (just four years after he was at long last awarded the Nobel Prize in Literature), the world lost one of its greatest living poets- if not the greatest. Transtromer has of course found many readers in America. Beginning in the 1970s, his work has been translated by a number of figures, most notably May Swenson, Robert Bly, and Scotland's Robin Fulton, all poets themselves. Patty Crane makes her entree into these distinguished ranks with fresher, more spontaneous diction and a nuanced ear for Transtromer's mellifluous but astringent music. Crane's translations, many of them done in collaboration with Transtromer and his wife Monica, are tautly rendered, imagistically acute, and elegantly cadenced. They offer American readers a Transtromer befitting our new century.



Mít vs Lò Thiêu

Những điều đáng tiếc của giải thưởng Hội Nhà văn

http://news.zing.vn/Nhung-dieu-dang-tiec-cua-giai-thuong-Hoi-Nha-van-post623989.html

  • 7



Những năm trở lại đây, cứ mỗi khi Hội Nhà văn Việt Nam công bố danh sách giải thưởng, dư luận lại có sự bàn tán không mấy tích cực. Tại sao vậy?

Bài viết của TS. Phạm Xuân Thạch, Chủ nhiệm khoa Văn học, Trường ĐH KHXH&NV, ĐH Quốc gia Hà Nội gửi riêng Zing.vn:

Có một điều mặc định hiện diện như một định mệnh, Giải thưởng Hội Nhà văn (HNV) nào cũng sẽ bị so sánh với giải thưởng năm 1991 trao cho Nỗi buồn chiến tranh. Đó là năm mà 3 cuốn tiểu thuyết rất quan trọng của thời kỳ Đổi mới cùng được giải nhưng trong số đó, Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh) vẫn là cuốn xuất sắc hơn cả. Cuốn sách đã làm nên danh tiếng cho giải thưởng.

Những điều đáng tiếc của giải thưởng Hội Nhà văn
Tác phẩm "Nỗi buồn chiến tranh" tạo nên một thách thức khó vượt qua của giải thưởng văn

Note: Bài viết dởm, nhưng vấn nạn, thực: Tại sao, sau Nỗi Buồn Chiến Tranh Bảo Ninh tịt ngòi?
Đây là câu hỏi của tờ Observer

Thấy gì ở mùa giải 2015?

Cần phải nói ngay rằng, tôi không quan tâm đến giải thưởng dành cho thơ. Thứ nhất, đơn giản bởi tôi không phải là chuyên gia. Thứ hai, trong đời sống văn chương hiện thời, ở Việt Nam cũng như trên thế giới, thơ trữ tình không còn là thể loại mang tính đại diện cho đời sống văn chương.
Thơ vẫn cứ sống, người ta vẫn cứ làm thơ và vẫn có nhóm đọc thơ nhưng hãy thử hỏi, công chúng của thơ chiếm bao nhiêu phần công chúng văn học? Thơ sẽ thành thú vui của một thiểu số. Hãy nhìn vào giải Nobel văn chương. Bao năm rồi không có nhà thơ? Tôi cũng không quá quan tâm đến truyện ngắn. Nó sẽ mãi mãi là những mảnh vụn ở lưng chừng của một sự nghiệp văn học. Cái đáng quan tâm là tiểu thuyết, lý luận, phê bình, nghiên cứu văn học.

Nhảm. Tomas Transtromer, thi sĩ, Munro chuyên về
truyện ngắn, được Nobel cũng mới đây thôi. Mỗi lần Nobel về tay 1 nhà thơ là 1 biến cố trọng đại.
Truyện ngắn mà được giải Nobel mà không.... "viết
nhỏ" sao?

Viết nhỏ

Tháng 10 15, 2013 

Phạm Thị Hoài 

Có hai nhà văn nữ mà tôi đọc dồn dập trong một đoạn đời đọc và đời sống của mình. Người thứ nhất là Patricia Highsmith. Người thứ hai là Alice Munro. 

Gần chục tác phẩm của Patricia Highsmith tôi đọc trong hai năm, từ sáu giờ rưỡi đến bảy giờ rưỡi sáng. Hàng ngày con trai tôi tập võ buổi sáng từ sáu giờ đến bảy giờ ở sân vận động gần nhà. Tôi đánh thức con, đưa đi, về chuẩn bị bữa sáng và trong khi chờ chàng võ sĩ hoàn thành nghi thức mở đầu một ngày rồi tắm rửa, ăn sáng và nhảy chân sáo đến trường, tôi có thời gian cho vài chục trang tiểu thuyết. Tôi thường kể lại những tình tiết vừa đọc và nêu thắc mắc. Chàng thường bình luận, mẹ đừng lo, sáng mai vào giờ này chúng ta sẽ khôn hơn. Cuối tuần và những ngày dưới 5 độ âm, thầy trò nhà Thiếu Lâm nghỉ, sách của Patricia Highsmith dừng theo. Rồi dừng hẳn, khi chàng trai vẫn quá bé bỏng của tôi nhất định thấy mình đủ lớn để không cần mẹ tháp tùng. 

Khi bước ngoặt trong cuộc sống riêng của tôi bắt đầu hiện rõ, tôi khuân về tất cả Alice Munro tìm thấy trong thư viện, đặt lên chiếc gối ở phần giường bỏ trống bên trái cho nó đỡ phồng. Mỗi đêm một câu chuyện, toàn chuyện về đàn bà, rồi không có ai xoa lưng giấc ngủ cũng đến. Truyện cuối cùng của bà, tôi đọc gần sáu năm trước, tên trong nguyên bản là Runaway. Chiếc gối bên trái đã có chủ. 

Cả hai là những người kể chuyện. Một người kể về những hành vi đàn ông khác thường, một người kể về những mảnh đời đàn bà bình thường nhất. Một người tường thuật sự thản nhiên của tội phạm, một người diễn tả sự ám ảnh của lỗi lầm. Một người nhìn sâu vào những đường nứt trong nhân cách, một người chú mục vào những ngả rẽ chập chờn của số phận. Một người thăng hoa thể loại truyện hình sự, một người đội lại cho truyện ngắn chiếc vương miện đã nhiều lần rơi.
 

Nếu có thể đơn giản chia các nhà văn thành hai trường phái, một bên dùng ngôn ngữ để miêu tả thế giới, một bên dùng ngôn ngữ để dựng nên thế giới, thì Alice Munro, chủ nhân giải Nobel năm nay, thuộc trường phái thứ nhất. Tôi nghiêng về trường phái thứ hai. Bà không biết phải làm gì với William Faulkner, một trong những tác giả tôi ngưỡng mộ. Tôi không biết phải làm gì với Carson McCullers, một trong những tác giả bà cảm phục. Tôi sẽ không chọn Alice Munro nếu bị lưu đày ra một hòn đảo vắng mà chỉ được đem theo một cuốn sách. Nhưng tôi mừng và biết ơn là đã đọc bà. Thế giới văn chương mênh mông, gặp được một người như bà là may mắn. 

Bà là bậc thầy của một phong cách: phong cách phi phong cách, phong cách tác giả giấu mặt. Không có gì tiết lộ người kể chuyện, người vừa biết hết vừa không can dự và tự phi tang. Mô hình đối lập hoàn hảo với bà là William Gass, cũng một nhà văn Bắc Mỹ, năm nay 89, hơn bà 7 tuổi, người chủ trương sự hiện diện triệt để của tác giả như yếu tố thiêng liêng nhất của văn bản văn học. Ông coi sự giải thể tác giả như tín hiệu suy tàn của một uy quyền, một thế lực thần học, chẳng khác gì Thần Zeus bỗng bị lột sạch vũ khí sấm chớp, tuy còn ngự trên đỉnh Olympus nhưng ngủ trong xe thùng và đun nấu bằng bếp ga. 

Tôi phải thú nhận, tác phẩm để đời, viết ròng rã 30 năm của William Gass, tiểu thuyết ngàn trang Đường hầm (The Tunnel), hai năm nay tôi đọc dở và hứng thú đọc tiếp ngày càng ít đi, mặc dù có một số điều ở đó – nói ra thì thật không công bằng – có thể khiến tôi đánh đổi rất nhiều trang Alice Munro cộng lại. Bà không có một magnum opus nào hết. Mọi truyện của bà đều không quá 40-50 trang, viết khi con ngủ, nghĩ khi gọt khoai tây. Bà viết nhỏ.
 

Văn chương, theo Paul Valéry, là nghệ thuật đùa với tâm hồn người khác. Có người đùa bằng sức mạnh của ngôn ngữ. Có người đùa bằng trí tuệ siêu phàm. Bằng kiến văn bao la. Bằng trí tưởng tượng rực rỡ. Bằng năng lực đi trước hoặc năng khiếu đi cùng thời đại. Bằng cảm xúc và cảm hứng. Bằng thủ pháp hay thủ đoạn. Bằng thử nghiệm hay những mớ thần kinh cách điệu… Tất cả những thứ ấy không có chỗ trên những trang viết nhỏ của Alice Munro. Chúng lùi hẳn ra xa, rất xa, để toàn bộ tâm trí chúng ta, người đọc, được tập trung vào phần cốt lõi không trang sức, được cuốn vào những câu chuyện mà bà kể bằng một giọng văn truyền thống và một ngôn ngữ hết sức giản dị. Nhiều lần đọc xong một truyện của bà, tôi thầm ghen tị. Phải bền bỉ, tinh tế quan sát cuộc đời và tôn trọng mọi khả năng hiện hữu của nó tới mức nào, phải từng trải và biết kiểm soát mình tới mức nào, phải tôi luyện tay nghề tới mức nào mới có thể kể được một câu chuyện như thế. 

Hầu hết là chuyện của những người đàn bà trong những khoảnh khắc quyết định bước đi này hay bước đi kia của số phận. Hạnh phúc thì ngắn ngủi và vô định. Bất hạnh dài gấp đôi. Song với tất cả sự không khoan nhượng, người kể chuyện lão luyện Alice Munro không bỏ mặc người đọc cho bi quan. Tôi vốn rất dè chừng với cái gọi là chức năng nâng đỡ tâm hồn của văn chương. Nhưng thuở ấy, sau mỗi đêm đọc Alice Munro, sáng dậy hình như tôi đã nhìn cuộc đời đang khá vô định của mình điềm tĩnh hơn một chút.

 PTH

Tay tiến sĩ này, có giọng viết y chang Thầy Kuốc, tao đếch quan tâm đến Nobel.  
Và cũng như Thầy Kuốc, mù tịt về văn học thế giới.

Fifteen years after Bao Ninh's admired war novel, he explains his fears about publishing a sequel
Suzanne Goldenberg in Hanoi
Sunday November 19, 2006

Viết/Đọc mỗi ngày


*

manhhai
Saigon 1968 - Photo by John F. Cordova - Saigon 1968 - ngã tư Bà Huyện Thanh Quan - Ngô Thời Nhiệm.
Dãy phòng học phía sau trường TH Gia Long - Photo by John F. Cordova

https://www.flickr.com/photos/13476480@N07/24139497425/in/album-72157662989536676/

Niên học cuối của Lan Hương ở bậc trung học, bắt đầu bằng những buổi sáng sớm giá lạnh xô đẩy trí nhớ tôi tìm lại Hà Nội, tôi thức giấc sớm, thân thể rét run, bàng hoàng tưởng như đang run rẩy trong một buổi sáng nào đó trong Hà Nội, tưởng như chiến tranh đã hết.

Ông con trai thứ nhì của GCC. 

Thằng lớn, đầu lòng, tới cô con gái, rồi tới nó. Cô Út, sinh đúng vào dịp 30 tháng Tư, 1975, vì vậy mà đành ở lại. GCC đã viết về nỗi đau thống nhất này trong Tự Truyện.
Sau 1975, có thời kỳ Gấu Cái bồng bế lũ con về Hưng Long, xây cái lều trên miếng đất của Bả, sau cùng sống không nổi lại trở lại Sài Gòn.
Nhìn thấy Gấu thằng con trai tới tát cho bố vài phát, ra ý, tại làm sao mà bố lại làm khổ chúng con như thế?
Lần đó, có Nguyễn Tân Văn, bạn cùng học, chứng kiến. Anh cười, nói, thằng bé này trách ông bố ghiền.
Còn thằng lớn, đi học, bị 1 thằng cùng lớp, cũng dân trong xóm, do đánh lộn, chửi, bố mày là thằng ghiền. Thế là xông lại, do nhỏ con hơn, bị đánh gần như mù hẳn 1 con mắt, suốt đời.

Quoc Tru Nguyen's photo.

Vargas LLosa có 1 bài viết, cũng ngắn thôi, về cuốn Ngư Ông và Biển Cả của Hemingway, GCC bèn post sau đây.

Cả cuốn truyện, cũng mỏng thôi, là để "hoành dương" cái ý tưởng mà GCC, và độc giả của Heminway,
gọi là, triết lý người hùng Lê Văn Trương & Hemingway, con người có thể bị huỷ diệt, nhưng không thể bị đánh bại. A man can be destroyed but never defeated.

Bạn có thể coi cuộc đời của Gấu, nếu có
nói lên 1 cái chó gì đó, thì đó là cái chó đó! (1)
Câu này, cũng của Hemingway, tếu thế.
Và câu này
mới là câu thần sầu của cuốn truyện, đúng như Vargas Llosa nhận ra!

(1) But I will show him what a man can do and what a man can endure