Lý thuyết phê bình | Tác giả Việt | Tác giả ngoại | Tác giả & Tác phẩm | Tạp ghi | Text  Scan | Tin văn vắn | Thời sự văn học |
Thư tín | Phỏng vấn | Phỏng vấn dởm | Phỏng vấn ngắn
Giai thoại | Potin | Linh tinh | Thống kê | Viết ngắn | Tiểu thuyết | Lướt Tin Văn Cũ |  Kỷ niệm | Thời Sự Hình | Gọi Người Đã Chết
  Ghi chú trong ngày | Thơ Mỗi Ngày | Nhật Ký | Chân Dung | Jennifer Video 

*

  Daily TV
Old

1 2 3 4 5 6 7

















 


Last Page

*


Bỉển của ai đây?

*

Nha Trang. Tôi ở trên bãi biển này khi Mui Ne trở về sau 1 ngày đi biển thu hoạch ít ỏi. Trông ông ta thật là thân thiện, friendly. Tôi nhận ra là càng đi về phía Nam, con người càng tỏ ra hiền hòa, cởi mở hơn so với những người ở phía Bắc, nhắc tôi tới người Tẫu, who reminded me of the Chinese.
Loạt hình bờ biển xứ Mít thần sầu trên tờ Intel.


1 YEAR AGO TODAY
Thu, Nov 20, 2014

đặng lệ khánh

ÔI CHAO GIỌNG HUẾ !

Ôi chao giọng Huế !!...

Continue Reading



1 Year Ago Today

*

Kiệt và Thuỳ gặp nhau ở Âu Châu trong năm học cuối cùng của Thùy. Thùy bị gia đình gọi về khi bà mẹ ngã bệnh nặng hấp hối. Bà cụ qua khỏi nhưng lại bị bán thân bất toại và giữ Thùy ở nhà. Thùy gọi Kiệt về. Kiệt chần chừ: về để làm gì? Làm gì ở đấy? Em nhìn chung quanh em xem? Sang với anh. Thùy đáp: Em không thể bỏ má; anh không thể bỏ em; không phải anh chọn lý tưởng hay tổ quốc hay bất cứ thứ gì, anh chỉ chọn em, một mình em và đứa con sắp chào đời của chúng ta. Anh không nghe tiếng kêu xốn xang của em sao?

Kiệt nghe tiếng kêu xốn xang của Thùy. Chàng trở về.

Ban đầu Kiệt làm việc tại An Hoà Nông Sơn. Sau đó Kiệt bỏ Sàigòn làm cho một công ty ngoại quốc và rồi bị gọi vô Thủ Đức. Từ ngày ấy, đã sáu năm, Thùy thế chỗ Kiệt ở sở cũng như ở nhà. Ra trường Thủ Đức, Kiệt về quân nhu, làm trong phòng thí nghiệm tại một kho dầu. Ở trong quân đội, Kiệt thấy mình hao mòn sa sút, vô công rồi nghề, Kiệt quyết định với sự đồng thuận và khuyến khích của Thùy xin một học bổng du học của quân đội. Chàng được thuyên chuyển lên quân trường đợi ngày đi. Nhưng năm ngoái, phút chót đến ngày làm thủ tục xuất ngoại, Kiệt đổi ý. Khi có lệnh biệt phái, Kiệt được Bộ Kinh Tế xin, bị nhà trường ngăn chặn, trừng phạt tội cãi lệnh khước từ du học.
Bây giờ Kiệt chỉ thấy con đường duy nhất của ngày về với gia đình: giải ngũ. Nhưng đến bao giờ?


“Bếp Lửa,” là từ biến động 1954 mà ra, và cùng với nó, là định nghĩa: Nhà văn là kẻ đến sau biến động.
MCNK, không.

Không ai có thể hiểu nổi, bằng cách nào, vào những ngày sôi động như thế, TTT đã hình dung ra được 1 kẻ bỏ chạy, thoát cuộc chiến, để rồi bò về, để chết, cái chết của tên sĩ quan Ngụy, bị chính đồng đội của mình, bắn chết, vì lầm là VC

Đà Lạt

Lần hẹn nhau trong thành phố lạnh và xa, Đà Lạt, nàng thi đậu Tú Tài phần thứ nhất, và đã lên đó trước, chàng là công chức nên còn ở Sài Gòn làm việc, chiều thứ bẩy, chàng ra bến xe đò, vượt khoảng đường mấy trăm cây số, chàng bỗng nhiên có cảm tưởng, nàng đang ở trong Hà Nội, nàng đã trở về Hà Nội trước chàng, và chiến tranh đã hết, chàng đang trở về thành phố thời ấu thơ, nay đang gìn giữ hạnh phúc của đời chàng. Khi nhìn thấy bóng dáng nàng từ đầu phố tất tả vội vã chạy lại (nàng dến trễ, vì còn phải tìm cách nói dối Vi, Vi nhất định đòi đi cùng), chàng bỗng run lên vì sợ. Chàng run lên vì sợ hãi, vì sung sướng, vì hạnh phúc, chàng sợ thực sự, sợ nàng, sợ hạnh phúc, sợ khổ sở, sợ cô đơn, sợ tất cả...

Thời Gian
*

Ba thành phố làm thành "tam giác tình" của Gấu, là Hà Nội - Sài Gòn - Đà Lạt.

Có lần, ông anh nhà thơ, do nghe lải nhải không biết là bao nhiêu mối tình lẩm cẩm một chiều của Gấu, đột nhiên hỏi:
-Ơ kìa, thế ra cậu chuyên môn sưu tầm mấy cô bắt đầu bằng chữ H?
Gấu giật mình.
Quả đúng thế thật. Nào Hương, Hồng, Hà, Hiền, Hằng...

Riêng Hồng, tới ba cô.
Thoạt đầu, Gấu tưởng Bông Hồng Đen là tình đầu. Sau truy ra một tiền thân của Hồng Đen, là Hồng Con. Hay Trương Thị Hồng, con ông Cửu Chính [?], người làng Gấu. Cái nôi của cách mạng.
Cô này, như Gấu đã viết, bị Cách Mạng bao vây đến chết, trong căn nhà của bố mẹ, sau khi đấu chết hai người thân của cô.

Câu hỏi của ông anh, sau này, Gấu nghĩ lại, đâm nghi: Có thể ông anh được "gợi hứng" từ nhân vật Autodidacte [Tự Học]  trong Buồn Nôn của Sartre. Anh chàng này vô thư viện, đọc sách theo vần ABC tên tác giả. Sau bị tay quản thủ thư viện, dân đảo Corse, đánh cho hộc máu mũi, và cấm cửa, vì nghi vô thư viện để mò mẫm con nít.

Nhớ, khi được hỏi, khi về già, giữ lại cuốn nào, Sartre chọn Les Mots.
Nhưng cuốn bảnh nhất của Sartre, phải là Buồn Nôn. Và tếu thật, không chỉ Sartre, hay Vargas Llosa, hay đa số độc giả, nhà phê bình, nhận ra điều này, mà là Susan Sontag và... GCC!
Chứng cớ: Ngay từ 1972, khi đọc Bếp Lửa, GCC đã viết về điều này:

Bếp Lửa trong Văn chương
trên Tập San Văn Chương, 1972

  *

Còn Susan Sontag, trong 1 bài viết về Roland Barthes, đã nhận ra, Độ Không Của Cách Viết, là 1 phản bác những câu hỏi của Sartre, “Văn chương là gì”, “Viết cho ai...” tức thứ văn chương dấn thân của dòng hiện sinh, và từ đó, mở ra Tiểu Thuyết Mới. TTM, như thế, không đơn giản, chỉ là “trường phái của cái nhìn”, mà rộng hơn nhiều.
Trên blog của Huy Vespas mới post những bài viết “Âm Bản” của TTT, trên Thời Tập, ông có nhắc tới những định nghĩa, “viết là để hiểu tại sao viết”, và “những chữ chẳng làm chết 1 ai”, của TTM.

Nathalie Sarraute, cũng thưộc nhóm TTM, nhưng cách viết của bà có mắc mớ gì tới "école du regard"?
Nathalie Sarraute was eighty-three when she published her first best-seller, Childhood. Unlike her previous books, it was an autobiographical work. Memories from her Russian and French childhood emerge from a word or a gesture recalled, burn brightly for a moment, and fade. Quietly the mosaic takes shape, in her compassionate regard for the parents whose early divorce divided her love.

Bà này, phải đợi đến năm 83 tuổi mới viết được cuốn bảnh nhất, của đời mình, “Enfance”, và đọc 1 phát, thì GCC bèn phát giác ra rằng thì là đây là tuổi thơ bị đánh cắp của….  GCC và BHD, những đứa con tư sinh - chữ của TTT - của Đất Bắc!
Khi gặp BHD, Gấu nhận ra liền, tuổi thơ của thằng cu Bắc Kỳ, nhà quê, thấp thoáng ở trong dáng đi, nụ cuời ánh lên mầu da đen nhẻm cùng với chiếc răng khểnh của Em, là vậy.
Ngoài ra, còn là nỗi ước mong, BHD cầm giữ suốt cuộc đời còn lại của Gấu!
Hà, hà!
Nhưng, bằng cách nào mà BHD lại ‘thấu thị’ ra tất cả, và, bèn bỏ Gấu, và vừa đi vừa ngoái lại, lắc đầu:
Mi đâu có thương yêu gì ta! Mi thương một đứa con nít 11 tuổi, là ta đời thuở nào, và Hà Nội của mi ở trong con bé con đó!
Khủng khiếp nhất, là, kể từ khi Gấu lấy một em miệt vườn làm vợ, cái xứ Bắc Kít trả thù mới tàn bạo làm sao: Ta nguyền rủa đời mi, hễ cứ gặp bất kỳ một em Bắc Kít, là khốn khổ khốn nạn, là bấn xúc xích, là đều nhìn thấy một BHD của mi ở trong em đó!
*
Un Exil Fondateur
Một Lưu vong, Trùm.
Dans toute l'œuvre de Nathalie Sarraute résonne sa jeunesse russe qui lui fut volée.
Trong tất cả tác phẩm của Nathalie Sarraute vang vọng lên tuổi trẻ Nga của bà, bị chôm mất!

Ui chao, không lẽ đây là BHD?
Alors, cette petite fille a un réflexe très étrange: elle tue sa mémoire. On lui a volé son pays, eh bien, elle tue les souvenirs de son pays. C'est fini pour elle. Elle est morte, haute comme trois pommes.
Và nàng có một phản ứng thật lạ: nàng làm thịt hồi ức của nàng. Người ta chôm mất của nàng một xứ sở, vậy thì nàng làm thịt tất cả những kỷ niệm về miền đất đó!
*
Un Exil Fondateur
Dans toute l'œuvre de Nathalie Sarraute résonne sa jeunesse russe qui lui fut volée.

Il était une fois Nathalie Sarraute. Il était cette petite fille, le front droit, les yeux attentifs, Nathalie, quelque part en Russie.
Le début du siècle. Sa Russie est là, de tous les côtés, autour d'elle. Par-dessus la barrière de bois peinte en vert et les gros soleils aux pétales jaunes et aux graines noires, il y a, dans la maison de bois découpé comme une dentelle, derrière la fenêtre aux rideaux très blancs, un chat noir qui ne dort pas, mais qui fait semblant, et, dans une grosse bonbonne sombre transparente, la confiture de fraises, les fraises ronndes ou pointues nagent, aussi netttes que des billes, dans le sirop rouuge. Sous les rayons penchés du soir, la couche de neige bleu et rose est l'édredon qui garde au chaud l'herrbe de la route, parce que la route, à Ivanovo, n'est pas de pavés ni de terre, mais tout en herbe.
Dans la maison, aux murs faits de troncs d'arbre tout ronds et gris posés les uns sur les autres, plane un silence d'une qualité inoubliable, un silence poudreux, céleste, et sur ce silence, les paroles se posent en douceur, comme en secret: «Mam, gdié ? .. », «Vot, tak ... », « Potchimou ... » ...
Et, d'un coup d'un seul, la petite fille se retrouve dans la chambre sans vie, sans couleur, d'un appartement, dans une rue qui n'a pas le moindre caractère, à Paris. Les sons y cassent les oreilles.
Alors, cette petite fille a un réflexe très étrange: elle tue sa mémoire. On lui a volé son pays, eh bien, elle tue les souvenirs de son pays. C'est fini pour elle. Elle est morte, haute comme trois pommes.
Mais elle est là, encore, avec son front droit et ses yeux attentifs, assise par terre, jambes repliées, dans un coin de la chambre noire et, comme rappelle Nathalie Sarraute qui aime bien les phrases toutes faites parce qu'elles sont plus humbles, «petit poisson deviendra grand ».
A partir de ce jour-là, la petite fille dépaysée, dépossédée, l'enfant déportée, se ferme presque une fois pour toutes à plusieurs franges d'ondes, plusieurs franges de sensations. Elle ne perçoit plus les gens, les choses de la vie que dans un vide de limbes, fantomatique. Et, désormais, un seul «phénomène» va lui parvenir, va l'atteindre, la toucher, la blesser, la surprendre: c'est les mots qu'elle entend. Les mots qui sont dits près d'elle.
Tout se passe comme si ces paroles « précipitaient» en elles-mêmes, agglutinaient en elles-mêmes, phagocytaient l'ensemble des autres sensations visuelles, tactiles, gustatives, et même auditives, que Nathalie Sarraute s'interdit, dont elle se prive volontairement puisqu'on l'a privée de ses confituures de fraises et du chat noir dans la fenêtre, de sa neige rose et bleu et du silence de son isba.
Ce ne sont pas les mêmes paroles. Ce n'est pas du russe, c'est du français. Ce sont des mots plus secs, aux arêtes plus coupantes, et lui chantent moins. Et ces paroles tombent de partout, montent de partout, comme si les gens, ici, ne savaient vivre que par elles, aller et venir que par elles, se sentir être que par elles. Nathalie est révulsée et aimantée par ces paroles, qui occupent le champ entier de ses facultés perceptives.
Il faut bien reconnaître que l'une des choses les plus étonnantes de la vie, c'est lorsque vous surprenez, dans la rue, dans un autobus, dans un café, deux personnes qui parrlent, qui parlent d'affilée, sans pause, de n'importe quoi, comme des machines, sans presque s'écouter l'une l'autre, comme si le nœud crucial, le nerf central du corps humain, et de la conscience, c'était ça : produire à tout prix des mots, et avoir à portée de la main quelqu'un pour les écouter. Comme si les paroles, même creuses, même inutiles et nulles, existaient plus que les personnes, avaient pris leur place, ici bas.
Et il y a, partout, sans cesse, mille autres situations, mille autres emplois, des paroles: les paroles de piège, de tentative d'investissement, de blessure maligne, de farfouillage indiscret ...
A lire Nathalie Sarraute, oui, nous saisissons mieux qui nous sommes, et comment nous nous y prenons pour nous débrouiller dans nos jours. Mais, avant tout, nous tombons sous l'emprise de la voix unique de Nathalie Sarraute, une voix plutôt lente, plutôt calme, d'un rythme assez régulier, comme si elle «parlait pieds nus» dans un chemin de campagne, épousant les formes vivantes du sol.
Il semble pourtant que l'emprise de la voix de Nathalie Sarraute, il semble, disons carrément les choses, que notre amour de Nathalie Sarraute, tienne à une autre raison: c'est que dans chaque page, dans la plus petite page qu'elle écrit, se serrent, blottis, muets, tremblants, bruissants, souriants ou en larmes, tous les souvenirs qu'elle a tués, toute cette enfance qui lui fut volée, et que, même dans son livre nommé Enfance, elle n'a pas dite. Chaque fois que Nathalie Sarraute aura desserré les lèvres, elle les aura gardées fermées sur un secret, sur la plus grande souffrannce. Chaque fois qu'elle a parlé, elle s'est tue.
MICHEL COURNOT (23 juillet 1986)

Source

Gấu già, sắp xuống lỗ, sau khi BHD đã bỏ đi xa, không chỉ một, mà tới hai lần, vào một lúc thất thần, [xuất thần thì cũng rứa], bỗng giải ra được cái nghi án, tại làm sao mà vào phút cuối cùng bỏ chạy quê hương [Sài Gòn], lại cố mang theo cuốn Lolita của Nabokov.

Il était une fois Nathalie Sarraute. Il était cette petite fille, le front droit, les yeux attentifs, Nathalie, quelque part en Russie.

Ngày xưa có cô bé BHD, có vầng trán thông minh, có làn da đen nhẻm, có chiếc răng khểnh, có cặp mắt nhìn tra hỏi, tại làm sao mà mi yêu ta, mà đúng là mi yêu ta, nhìn cặp mắt lé của mi là ta biết liền…

Hà, hà!

*

«Le héros de Sartre n'a peut-être pas fourni le vrai sens de son angoisse lorsqu'il insiste sur ce qui lui répugne dans l'homme, au lieu de fonder sur certaines de ses grandeurs des raisons d'espérer.
Constater l'absurdité de la vie ne peut être une fin, mais seulement un commencement.. »
(Albert Camus, Sur La Nausée, Alger républicain, 20 octobre 1938)
[Le Monde. Dossiers & Documents Littéraires. Avril 2001]
Nhìn ra cái sự phi lý của kiếp người không phải tận cùng mà chỉ là khởi đầu...


Thứ Sáu, 13, 2015, Paris

*

Paris Match 12 & 18 Nov 2015
Kids Exodus. L'Exode des Enfants

*


*

NQT @ Paris 1999
C'est à Paris, à la fin de 1939 ou au début de 1940, alors que j'étais terrassé par une attaque de névralgie intercostale, que je sentis la première petite palpitation de Lolita. Autant qu'il m'en souvienne, ce frisson avant-coureur fut déclenché, je ne sais trop comment, par la lecture d'un article de journal relatant qu'un savant avait réussi, après des mois d'efforts, à faire esquisser un dessin par un grand singe du Jardin des Plantes; ce fusain, le premier qui eût été exécuté par un animal, représentait les barreaux de la cage de la pauvre bête.

Nabokov: A PROPOS DE « LOLITA »
*
1989. Trong một bài viết ở phía sau tác phẩm, Nabokov kể lại, phút hạnh ngộ giữa ông và cô bé kiều diễm, thời gian ông bị những cơn đau đầu thường trực hành hạ. Và một thoáng nàng - la palpitation de Lolita - đã lung linh xuất hiện, khi ông đang đọc mẩu báo, thuật câu chuyện về một nhà bác học đã thành công trong việc dậy vẽ cho một chú khỉ ở một vườn thú. "Tác phẩm đầu tay" của "con vật đáng thương" là hình ảnh mấy chấn song của cái chuồng giam giữ nó.
Trong chuyến đi dài chạy trốn quê hương, trong mớ sách vở vội vã mang theo, tôi thấy hai cuốn, một của Nabokov, và một của Koestler. Tôi đã đọc Darkness at Noon" qua bản dịch "Đêm hay Ngày" do Phòng Thông Tin Hoa Kỳ xuất bản cùng một thời với những cuốn như "Tôi chọn Tự do"... Chúng vô tình đánh dấu cuộc di cư vĩ đại với gần một triệu người, trong có một chú nhỏ không làm sao quên nổi chiếc chuồng giam giữ thời ấu thơ của mình: Miền Bắc, Hà-nội.
Lần thứ nhì bỏ chạy quê hương, cùng nỗi nhớ Sài-gòn là sự thật đắng cay mà tuổi già càng làm thêm cay đắng: Một giấc mộng, dù lớn lao dù lý tưởng cỡ nào, cũng không làm sống lại, chỉ một sợi nắng Sài-gòn: Trong những đêm chập chờn mất ngủ, hồn thiêng của thành phố thức giấc ở trong tôi, tôi tưởng hồn ma của chính mình đang lang thang trên những nẻo đường xưa cũ, sống lại cái phần đời đã chết theo cùng với Sài Gòn, bởi cái phần đời đó mới đáng kể. Tôi đọc lại Nabokov và lần ra sợi dây máu mủ, ruột thịt giữa tác giả-nhà văn lưu vong-con vật đáng thương-nàng nymphette tinh quái. Đọc Koestler để hiểu rằng, tuổi trẻ của tôi và của bao lớp trẻ sau này, đều bị trù yểm, bởi một ngày mai có riêng một con quỷ của chính nó: Miền Bắc, Hà-nội.
Lần Cuối Sài Gòn

Như vậy, BHD thoát ra từ cái bóng của Lolita, và cả hai thoát ra từ bóng của một con khỉ ở nơi chuồng thú, đằng sau tất cả, là cái chuồng giam giữ tuổi thơ của cả hai [của Gấu và BHD]: Miền Bắc. Hà Nội.

Gấu đọc những dòng trên, của Nabokov, trong trại tị nạn, cùng lúc viết Lần Cuối Sài Gòn. Lần đầu tiên xuất hiện trên báo Làng Văn, Canada. Báo về tới trại, 'gây chấn động' trong đám người tị nạn. Bây giờ, nhớ lại, vẫn còn cảm thấy bồi hồi xúc động. Nhưng phần hồn của Gấu, để lại Trại, phải là

*

Je me rappelle maintenant comment le chauffeur se pencha au-dehors pour regarder vers le fleuve, du côté de Passy. Un regard si sain, si simple, un regard approbateur, comme s'il se disait à lui-même: «Ah! le printemps arrive! » Et Dieu sait, quand le printemps arrive à Paris, le plus humble mortel a vraiment l'impression qu'il habite au paradis !
MILLER
Tôi bây giờ nhớ lại cái cảnh anh tài xế taxi nghiêng người ra ngoài xe, nhìn về hướng sông, từ phía Passy. Một cái nhìn thánh thiện, đơn giản, và mới “xoa đầu hài lòng làm sao”!
Như thể anh ta đang nói với chính mình: “Ui chao Mùa Xuân về rồi.”
Và Thượng Ðế thì cũng chẳng thể nào hiểu ra được, khi Mùa Xuân trở về lại với Paris, thì một đấng con người nhún nhường, bình thường, tầm thường, đôn hậu, nhân hậu và cảm động, cái thứ sinh vật phải đi đến cái chết đó, vào lúc đó, nó cảm thấy thực sự đang ở Thiên Ðàng!

Jennifer @ Paris 2011

GERTRUDE STEIN

On cite souvent  cette phrase minimaliste et poétique: «Une rose est une rose est une rose est une rose» (“ A Rose is a rose is a rose is a rose”)... C'est sa manière à elle d'exprimer que l'imaginaire est sans limites, que tout est possible avec les mots. (On peut retrouver, évidemment, son influence dans le style d'Hemingway et, d'une certaine manière, beaucoup plus tard, chez Marguerite Duras.)

BHD la BHD la BHD la Rose Sans Pourquoi






Saigon ngày nào của GCC

*

Ngô Khánh Lãng & Vũ Bạch Tuyến & Nguyễn Hải Hà

Trụ ơi !

Tớ còn nhớ là Hải chở tớ đến nhà Trụ khoảng hè 1972, Trụ còn rủ bọn này đi "bát phố Bonnard" như ngày nào năm xưa mà.
Hơn cả nửa năm 1956, ngày nào Trụ cũng đòi ngồi trên sườn xe đạp của tớ từ nhà anh Nguyễn Hoạt (Hiếu Chân) ở căn gác sau BV Bình Dân đến trường Thành Công của Ô. Chu Tử trên đường Lê Văn Duyệt, Trụ còn nhớ Ngô Tùng Lam, Đoàn Đức Long, Mai Ngọc Liên, Vũ Ngọc Hải ...ngày ấy không ? (tất cả đều không còn nữa!)
Hình ngồi trong tiệm phở, tay to con, Nguyễn Hà Trỵ đó. (1)

Rất tiếc là Chánh Biện Lý Phạm Văn Hàm đi Úc đến 18/9 mới về nên không gặp và hẹn Lãng sáng hôm sau gặp mặt Nguyễn Trọng Văn và Quyên Hải quân nữa....nhưng Lãng có chuyện đột xuất ....đành hẹn kỳ sau vậy.

Nghe Lãng nói có thể Trụ sẽ có dịp về nam Cali. khoảng tháng 10 này, phải không ?  Nếu nhất định được ngày gìờ thì cho Tuyến biết, có thể chúng mình sẽ gặp lại nhau sau 40 năm đó.
Giữ gìn sức khỏe để còn gặp lại nhau nhé
Thân,
Tuyến

Ngô Tùng Lam thì nhớ quá chứ, còn mấy bạn kia quên sạch.

Mai Ngọc Liên?
Có phải  anh bạn ở bên Thủ Thiêm, rớt Tú Tài I, đi Đà Lạt ngay khóa đầu?

Tớ chơi xì ke chừng vài chục năm [cc 1970-1989, cỡ đó] khi “hồi phục”, mất hẳn 1 khoảng thời gian, không làm sao nhớ lại được.
May là còn ngờ ngợ ra bạn!
Tháng tới, tớ qua Cali, sẽ gặp nhau
Gửi lời chúc tới gia đình và tất cả bè bạn

NQT

*

Đây là Phà Thủ Thiêm, nhưng trong hình, không có con phà, mà chỉ có những con đò.

Thời gian trọ học bên Thủ Thiêm, gần ngay bờ phía bên kia, hàng ngày đi học, Gấu dùng phà, vì có giá đặc biệt cho học sinh. Chỉ tới sau 1975, thì mới qua lại bằng bến đò Thủ Thiêm, nơi cột cờ Thủ Ngữ, vì phiá bên kia là khu xóm chích.
Quen Phạm Văn Hàm ở bên đó, vì cùng trọ học. Hàm dân Hố Nai, sau học Luật, ra trường làm lớn, ở Tòa Sài Gòn. Anh nhớ nhiều về thời gian trọ học, Gấu gần như quên sạch.

Đầu tiên người chủ trọ là 1 ông đàn ông, sau ông ngày nhường mối cho 1 người bà con, có chồng, nhưng chồng mất, có mấy đứa con, hình như đều là con trai.
Để căn chừng người đàn bà có con không có chồng, là ông bố chồng. Hàm còn nhớ tên tất cả, có lần qua Cali, Gấu hỏi, anh trả lời, nhưng lúc này, Gấu chẳng nhớ.
Nhưng nhớ cái kỷ niệm thật đáng nhớ về bà chủ trọ, kiêm nấu cơm trọ, cho 1 đám thanh niên mới lớn.

Gấu nhớ là, đứa con trai của bà rất thông minh, và hay quấn quýt với Gấu. Một lần, bế thằng bé, Gấu chỉ trái bầu trên giàn, hỏi trái gì, nó nói, trái bầu, hỏi tiếp trái bầu giống cái gì, nó nghĩ và trả lời, giống cái chai, hỏi nữa, nữa, sau cùng trở lại với trái bầu, và khi Gấu hỏi trái bầu giống cái gì, nó khóa họng Gấu bằng câu trả lời:
-Giống 1 trái bầu khác!

Tuyệt!

Gấu xoa đầu thằng bé khen um lên, bà mẹ cũng mừng quá, cười quá là cuời, cái cảnh Gấu bế thằng bé, tung lên trời rồi ôm vào lòng, và hình như là bắt đầu thương....  Gấu, đúng vào lúc đó!
Hà, hà!

Phải đến chót đời, thì Gấu mới hiểu được người đàn bà có chồng một mình nuôi con này thương… Gấu, khi nhớ lại một buổi trưa, nhà chẳng có ai, Gấu và thằng bé đang nô đùa, người đàn bà nói, ông cụ nhà tôi chửi tôi mê trai, Gấu ngạc nhiên, hỏi mê trai, mà mê ai chứ, người đàn bà mặt đỏ ửng, bẽn lẽn nói, mê... cậu.

Gấu khi đó, thực sự không biết ba cái chuyện này, ngu thế. 
Thành thử nghe xong, cũng…  bỏ qua, chán thế!
Về già, tiếc hùi hụi!

Thủ Thiêm

Nhìn hình, và đều già cằn, nhưng làm sao quên được kỷ niệm nhưng ngày mới vô Sài Gòn, mà, nếu không có bạn Tuyến, không làm sao đi học được tại trường Thành Công, và nếu có đi được, thì cũng trần ai, vì phải đi bộ. Suốt thời gian học Thành Công, bạn Tuyến ngày nào cũng phải chở Gấu đi học.
Cũng thế, thời gian trọ học Thủ Thiêm, bạn Hàm cho mượn chiếc xe đạp. Chỉ đến khi đậu cái bằng Tú Tài 1, được Bà Trẻ lôi về nuôi, thì mới lấy lại cái xe.
Bạn Tuyến có thể quên, nhưng Gấu gặp lại bạn 1 lần, ở 1 con hẻm, nơi Cổng Xe Lửa Số 6, nơi nhà ông Hiếu Chân, sau khi dời Chợ Vườn Chuối, mua cái nhà ở đó. Bà chị họ, vợ ông HC tiếp tục cái nghề bán bún chả, ở chợ Trương Minh Giảng. Chắc là bạn đến chơi gia đình 1 ngươi quen, kêu Gấu.
Gấu "hi" 1 phát, rồi chuồn.
Lúc đó ghiền nặng quá, ngượng, chẳng muốn gặp lại bạn cũ.


http://huyvespa.blogspot.com/2015/11/thanh-tam-tuyen-tren-khoi-hanh-series.html