*

Album


*

Hàm & Quyên & Văn & GCC & Lãng & Hà. Trừ Văn, tất cả quen nhau những ngày đầu di cư, vì cùng học trường Văn Hóa của Thầy Nguyễn Khắc Kham, chỉ là 1 căn hộ trong 1 con hẻm, đường Ngô Tùng Châu, Ngã Sáu, Sài Gòn.

Thủ Thiêm

Gấu có những kỷ niệm khủng khiếp về cái đói, khi còn là 1 thằng bé nhà quê Bắc Kít. Có những kỷ niệm, là của ông bố của Gấu. Thí dụ cái chuyện bà nội của Gấu, chồng chết sớm, nuôi đàn con, có nồi thịt, bắt con ăn dè ăn xẻn thế nào không biết, nồi thịt biến thành nồi ròi.

Vô Nam, phải đến sau 30 Tháng Tư, Gấu mới được tái ngộ với cái đói, những ngày đi tù VC.
Thê lương nhất, và cũng tiếu lâm nhất, có lẽ là lần Gấu Cái đi thăm nuôi, lần đầu, sau mấy tháng mất tiêu mọi liên lạc với gia đình.
Cái tật viết tí tí, không bao giờ dám viết ra hết, kỷ niệm, hồi nhớ, tình cảm… nhất là thứ kỷ niệm tuyệt vời, nhức nhối.... là do cái đói gây nên!

*

Vợ chồng con cái nhà Gấu, liền sau 30 Tháng Tư 1975:

Đói tàn khốc!

Câu chuyện tiếu lâm về Bác, do Gấu phịa, và kể cho mấy anh quản giáo Đồ Hoà nghe, là vào thời gian Gấu vừa thoát “khổ nạn trong khổ nạn”, ra khỏi tổ trừng giới, được trả về đội, và được đi lao động, và do có tí tiền gia đình gửi cho, bèn mua chức Y tế Đội, tối tà tà đi từng lán, ghi tên trại viên khai bịnh, sáng hôm sau, sau khi chào cờ, đọc tên, dẫn qua khu bệnh xá.

Nhờ lần thăm nuôi đầu tiên, nhờ tiền gia đình gửi cho, cuộc đời tù của Gấu thay đổi hẳn. Buổi tối, Gấu thường la cà mấy lán, dự tiệc trà, thường là do mấy trại viên ban ngày có gia đình thăm nuôi mời. Để đáp lại, Gấu bèn trổ nghề kể chuyện tiếu lâm, quay phim chưởng. Danh tiếng vượt khỏi đội, tới mấy đội khác, rồi tới tai mấy ảnh. Và được mấy ảnh mời, cho ngồi nhậu chung, kể chuyện tiếu lâm.
Câu chuyện về Bác, có thể là còn đầy dư âm những ngày “tù trong tù”, tức những ngày ở tổ trừng giới. Thế là bèn xổ ra, cứ nhè Bác mà thọi! Vì Bác mà nên nông nỗi này!

So với câu chuyện về Bác, của NQL, cùng một một dòng, "hậu quả của hậu quả”, nhưng chuyện của Gấu, thì quá thường, so với của NQL.

Nay xin kể ra đây, cho rảnh nợ!

Trước khi kể Gấu cũng rào đón với mấy Quan quản giáo, đúng hơn, mấy Đấng TNXP, đừng có bắt tội thằng kể, và được OK.

Theo như truyền kỳ, thuở đó, thuở đó, Miền Bắc có một đội banh vô địch, đánh đâu thắng đó, và lần đó, qua Âu Châu dự World Cup, mang được Cup về cho xứ Mít. Trong bữa tiệc chia tay, ông bầu, bị đám báo chí Tây Phương phục rượu, xỉn quá, bèn phụt ra bí quyết:

-Mỗi khi ra trận, tui kêu cả đám cầu thủ tới, dặn một câu... thế là tụi nó đá như điên.

-Câu gì mà ghê thế ?
-Thì biểu tụi nó, tưởng tượng trái banh là đầu Bác H!
*
Bảnh nhất, là mấy anh quản giáo Đỗ Hoà.
Tha cho anh già!
*
Chuyện của NQL, Đóng vai Bác Hồ! (1), theo Gấu, phải những tay mê viết văn, mê tạo ra những nhân vật, tức những mặt nạ, những thế thân... đọc, mới sướng. Bí quyết của nó, là nằm trong giai thoại Trang Tử nằm ngủ hóa Bướm, tỉnh dậy, không biết Bướm là Trang Tử, hay Trang Tử là Bướm.
Về ba thứ này, Borges là bậc thầy!
Như là một độc giả, rồi, như là một tác giả.

Source

Thư tín 1
Saturday, August 23, 2008 1:05 PM 

NQL tả chân quá siêu. Liên minh các chế độ hà khắc tạo ra những con người ẩn ức, để mặc bản năng hướng dẫn, đọc thấy thương, không thấy tục.
*
NQL theo Gấu, cũng một thứ đệ tử Freud, coi libio là lực sáng tạo, thúc đẩy bánh xe lịch sử.
Tuy nhiên, phải nhìn ở tầng cao hơn, và đọc NQL song song với "Ba thằng lăng nhăng" của Tô Hoài, thí dụ, thì mới nhìn ra cái toàn thể. Đây là cuộc chiến giữa vai rớt Mác Xít và vai rớt Libido!
Và đọc đối chiếu với Võ Phiến, chẳng hạn.
Nhân vật VP, sở dĩ theo CS, là muốn huỷ diệt virus libio bằng vai rớt Mác Xít. Khi biết thất bại, ông về thành, từ bỏ con người tập thể, tìm lại con người như một cá thể, viết những truyện ngắn, tìm cách đào sâu cái phần libio như lực đẩy…
Đọc ông khi còn trẻ, Gấu lần ra Zweig, thầy của ông.
VP có những xen thật là khủng khiếp, thí dụ, hai cha con đóng vai Lã Bố, Điêu Thuyền, hay anh chàng cù lần ra đồng, đào miếng đất có bàn chân của bà vợ bỏ đi theo trai, về thờ...
Mailer, mới đây thôi, cũng toan tính giải thích virus Nazi bằng... libido, khi tưởng tượng ra một thời thơ ấu loạn luân của Hitler, trong Lâu Đài ở trong Rừng.


*

*

Có Gấu nhà văn, trong số nạn nhân!

[Coi Blog TV]

*

Gấu đó ư?
Không phải, vì còn ba người nữa, trong có hai chuyên viên Phi Luật Tân

Thủ Thiêm, Hàm và Gấu.

Hồi đó đó, Hàm dân Hố Nai. Học Sài Gòn. Trọ học bên Thủ Thiêm cho đỡ tốn. Bữa tha hương ngộ cố tri nơi thủ đô người Việt tị nạn, tức Quận Cam, Tiểu Sài Gòn, Gấu quên không hỏi, anh còn nhớ cảm giác buổi sáng đứng chờ phà, ngó sang bên Sài Gòn, khi đó chưa có tượng Đức Thánh Trần; hay những buổi tắm sông, bơi ra tận mấy cái phao nổi lềnh bềnh ở giữa sông, người đầy dầu dơ, từ mấy con tầu mặc tình xả xuống lòng sông Sài Gòn.
Với Gấu, đó là thời gian thần tiên trong đời, được thực thụ đóng vai một anh học trò trọ học. Tiền ăn, tiền học, bà cô từ bên Tây gửi về.
Ấy a, sự tình nó như vầy, sau khi thằng cháu báo tin đậu trung học, bà cô mừng quá, bèn ra lệnh, tháng tháng tới địa chỉ “đó đó” lấy tiền. Ngoài ra, Gấu còn kiếm thêm, trước, làm bồi bàn cho tiệm chả cá Thăng Long, sau, làm trợ giáo, tức kèm trẻ tại gia, khi có được cái bùa lỗ ban là tấm bằng trung học đệ nhất cấp.
[Mảnh bằng này cũng có riêng một huyền thoại ly kỳ về nó, thời gian trọ học ở Thủ Thiêm, và cái địa chỉ đó đó, nơi Gấu tháng tháng đến lãnh lương, cũng là cả một thiên tình sử của Gấu, xin phép để riêng ra, kể sau].
Gấu thi trung học đậu kỳ 2, trong khi bạn bè may mắn hơn, ba tháng hè theo thầy Đoàn Viết Lưu học đệ tam, tới năm học mới, nhảy lên đệ nhị. Gấu theo bạn, không lẽ học một mình, bèn ngày đệ nhị, tối tự học chương trình đệ tam. Cuối năm Gấu đậu ngay kỳ đầu trong khi bạn bè đa số rớt lại, trong có Hàm.
Đậu năm đó, là nhờ Hàm một phần, trong khi anh lại rớt.
Lần đó, Hàm có cuốn bài tập vật lý của tay Georges Ève (?), một trong những bửu bối của đám học trò chúng tôi. Gần như cả năm anh quần quật với nó. Khi còn độ chừng một tuần tới ngày thi, Gấu nói, mày cho tao mượn coi thử.
Gấu lật qua, chú ý đến cách giải của từng trường hợp, từng loại. Vào thi, bài toán quang học y chang một bài trong cuốn bài tập, nghĩa là cách đặt để thấu kính hội tụ, phân kỳ, gương phẳng... y chang, chỉ khác những con số. Gấu giải như máy. Ra khỏi lớp thi sớm nhất, vội đi tìm bạn Hàm để cùng sướng cái sướng trúng tủ!
Gặp, anh lắc đầu, nói ngồi suốt giờ cắn bút, tới hết giờ nộp giấy trắng! Gấu lấy cuốn sách từ trong cặp của anh, lật ra, chỉ đúng bài toán. Anh đứng coi chừng mươi phút, đột nhiên xé nát cuốn sách, ngửa mặt lên trời than, cả năm trời, tao làm đến nát cuốn sách, tại làm sao chỉ trong một tuần mà mày lại có thể làm hết, mà còn nhớ hết mấy trăm bài toán?
Tôi nói với anh, tôi không hề giải một bài tập nào trong đó, mà chỉ coi phương pháp giải, của từng loại.
Sau này, tôi gặp một trường hợp tương tự, xẩy ra với một anh bạn học Toán Đại Cương.
Những ai đã từng học Toán Đại Cương, Đại Học Khoa Học Sài Gòn thập niên 1950, chắc chắn là còn nhớ ông thầy người Pháp Monavon. Ông có bà vợ, nghe nói hai vợ chồng rất mê văn chương Việt Nam, và đã lấy mấy cái bằng tại đại học văn khoa Sài Gòn.
Giáo sư Monavon này có một cái lạ, là, khi vào lớp, nếu ồn quá, là ông không giảng bài. Trong khi giảng, nếu ồn quá, thay vì nói lớn, ông nói thật nhỏ, hay ngưng nói, cho tới khi lớp yên lặng trở lại.
Tôi học ông được một năm. Tới kỳ thi, ông ra bài toán, tôi không biết làm sao mà đặt cây bút lên trên tờ giấy thi, vì không hiểu một tí gì về nó.
Đã có lần tôi viết về nỗi đau này. Do nhà nghèo, không có tiền mua sách bài tập, thành ra không hiểu, thế nào là một bài toán ở Toán Đại Cương, và làm thế nào để giải nó. Suốt năm học, tôi chỉ có tập cours quay ronéo của giáo sư Monavon, trong khi bạn bè có những cuốn như bài tập tiếng Pháp của những giáo sư nổi tiếng như Bouligand chẳng hạn.
Năm sau, Gấu đổi qua học Toán Lý Hoá, trong khi cùng lúc thi đậu vô trường Quốc Gia Bưu Điện. Cũng học song song, hai chương trình một lúc. Nhưng vẫn thèm học Toán Đại Cương.
Bữa đó, gặp anh bạn cũ, vừa xong chứng chỉ Toán Đại Cương. Tôi hỏi, làm hết bài toán hả. Anh lắc đầu, nói, tao không làm được một câu nào hết.
Tôi trố mắt, hỏi lại, vậy sao đậu?
Anh cười, giải thích, tới giờ chót mà tao vẫn chưa giải được câu đầu. Bí quá, tao ghi vô giấy, thưa thầy Monavon, đây là cách giải bài toán của con.
Thế là anh ghi ra, cách thức, phương pháp anh tính giải bài toán.
Vậy mà đậu.
Ông thầy đâu cần anh giải bài toán. Mà là cần, anh biết cách giải nó.
Còn một anh nữa, cũng khoá đó, làm được đủ muời bài, vậy mà  rớt
Ông thầy phê, chó ngáp được đủ mười con ruồi. Không biết mẹ gì về Toán Đại Cương hết. Về học lại năm nữa! 

Sau này, mê văn chương, Gấu ít khi tin ở những bài phê bình đọc sách giới thiệu sách. Cũng đọc, nhưng nếu quan tâm tới một cuốn sách nào đó, một tác giả nào đó, là đích thân tìm đọc, cố tìm cho riêng mình, một cách giải thích.

Gấu áp dụng những bài học toán của ông vào văn chương.
Bài học thứ nhất: Mi phải tìm cho mi, một cách giải, cho dù là sai, về một bài toán.
Đừng bao giờ học toán bằng những bài giải có sẵn.
Bài học thứ nhì: Khi ồn quá, thì nói nhỏ lại [viết ít đi]. Hoặc đừng viết gì hết!
Bài học thứ ba: Học Toán không thôi, là không đủ. Phải mê thêm một, hay vài, thứ khác. Bất cứ thứ gì.
Bài học thứ ba, của giáo sư Monavon, sau này, tôi gặp lại khi đọc Calvino. Ông này nói, tủ sách của bạn, nếu toàn sách văn chương, là... vứt đi!

NQT

Một bạn văn gợi ý:
Về bài học thứ nhất, anh đọc thêm câu của Bacon: Trong khoa học, sai lầm còn tốt hơn là hoang mang.
Về bài học thứ hai, phải đọc ra cõi thâm sâu của lối sống của ông thầy Monavon: Nếu đời loạn, là "Ta Về", theo  kiểu loạn đọc thư của ông Khổng Tử.
Về bài thứ ba: Văn chương, giống như phần lý thuyết, khoa học, là phần thực hành của nó. Lý thuyết không thôi, là không tưởng. Thực hành không thôi, là thằng ngu. Phải hai thằng cộng lại mới được.
Đây cũng là quan niệm về con người hoàn toàn của Marx, mà Bác Hồ thuổng, và sáng tạo thêm ra, là, muốn có xã hội chủ nghĩa, thì phải có con người chủ nghĩa xã hội.
Source

Hồi đó đó, từ Sài Gòn qua Thủ Thiêm, có 1 cái “bac”, tức phà, ở phiá bên trên cột cờ Thủ Ngữ, quá khách sạn Majestic. Ở cột cờ Thủ Ngữ, là bến đò, với những chiếc đò nhỏ, chở vài người khách, khi phà đóng cửa tiệm, hoặc khi quá đông khách… Gấu trọ học ở phía phà, không phải ở phía xóm.


Cái tay TNXP, chuyên lo việc kiểm soát đồ thăm nuôi của tù cải tạo, và không thèm bỏ túi mấy trăm bạc Gấu Cái dím trong bị gạo, lần thăm nuôi Gấu đầu tiên sau mấy tháng bặt tin nhà, và biểu Gấu, hãy dùng số tiền đó mua chức nhân viên y tế Đội Ba, nông trường cải tạo Đỗ Hoà, vốn là một độc giả của Gấu, cũng rất mê nhà văn y sĩ Hồng Mao Cronin, chính tay này biểu Gấu, chức y tế đó chỉ là kế hoạch chữa lửa thôi. Anh phải sử dụng đúng cái tài của anh, thì mới là kế hoạch đường dài.
Gấu nghe nói, ngớ người, anh nói sao, ở đây mà dịch dọt cái chó gì cơ chứ?
Anh bật cười. Tôi đâu có order anh dịch, mà order anh làm báo Đảng!
*
Thời gian xẩy ra sự cố, một đội lao động cải tạo, sáng sớm qua sông, thi công cho một đơn vị địa phương, kiếm tiền cho nông trường [cái này gọi là nằm ngoài kế hoạch], đò lật, chết muời mấy mạng, Gấu khi đó đã hết còn phải đi lao động, bây giờ, về già, thỉnh thoảng nhớ lại, vẫn còn bồi hồi, và tưởng tượng ra cái cảnh bà cụ Gấu mỗi tháng đi đò Sài Gòn - Cần Giờ, lên nông trường Đỗ Hòa thăm nuôi thằng con.
Bởi vì nông trường giống như một hòn đảo nhỏ, nằm bờ bên kia, đò Cần Giờ đổ khách bên này sông, bà cụ Gấu từ đó, đi đò của nông trường, qua sông. Đò nhỏ, Gấu cứ tưởng tượng cái cảnh một bà già lóp ngóp bò xuống thuyền, ôi chao, cái khổ của người ở trong trại tù thì chắc chắn rồi, nhưng cái khổ của người thân ở bên ngoài cũng đâu có thua gì.
Vậy mà lặn lội từ Nam ra Bắc, thảm cỡ nào.
*
One final legend, and my chronicle
Is finished: the task ordained by God...
Pushkin, Boris Godunov

D.M. Thomas viết "Solzhenitsyn, thế kỷ ở trong tao", "mê" nhất đoạn, trong lời tựa, Solz  mở ra "ẩn dụ" LCT [Lò Cải Tạo], hay Gulag:

Vào năm 1949 tôi và vài người bạn vớ được một ghi chú thật đáng tiền, trong tạp chí Nature, của Viện Hàn Lâm Khoa Học, về một vụ khai quật một vùng băng nằm dưới những tầng đáy ngầm của sông Kolyma River. Trong tầng băng ngầm đó, có một con suối, và trong con suối, họ khám phá ra một thứ sinh vật tiền sử [a prehistoric fauna] cách chúng ta chừng hàng chục ngàn năm. Chúng được bảo quản tuyệt vời đến nỗi, còn tươi rói. Thế là cả đám người bèn đập bể mảng băng ra, và cứ thế nhai sống nuốt tươi sinh vật tiền sử đó!
Solz tiếp tục tưởng tượng ra sự kinh ngạc của độc giả tờ tạp chí, về một thứ sinh vật từ bao nhiêu ngàn năm trước còn tươi rói, nhưng đồng thời, dúm bạn bè của ông cùng hiểu ngầm với nhau, về cái ý nghĩa đích thực và hùng tráng của một "mẩu tin vô ý vô tứ như thế", ["thiếu cẩn trọng", chữ của Solz.], ấy là nói, về phiá nhà nước ta.
Solz. viết, chúng tôi hiểu, liền lập tức, sự thực của câu chuyện, bởi vì chính chúng tôi, đã từng là đám người đó. "Chúng tôi, cũng như thế, cũng thuộc về cái bộ lạc zeks, độc nhất trên mặt trái đất này, những con người có thể ăn sống nuốt tươi, sinh vật tiền sử, với sự hứng thú, with relish".
*
Hai Lúa cũng đã từng trải qua kinh nghiệm trên đây rồi. Những ngày cải tạo. Và cái sinh vật tiền sử kia, thực sự chỉ là một con tép, tình cờ quơ được trong khi trầm mình dưới lòng kinh.
Đó là lần đầu, Hai Lúa biết cái ngon, cái ngọt, cái tươi, cái mát, của một con tép rẫy  lách nhách ở kẽ răng.
Di cư vào Nam, sống ở Sài Gòn, học hành, tốt nghiệp, làm việc ngay tại Sài Gòn, chỉ tới một ngày trầm mình trong một con kinh ta đào đã có nước chảy qua đó, Hai Lúa mới được thưởng thức một con tép tươi rói, quẫy ở giữa những cơn đói triền miên...
Bao nhiêu năm trời, Hai Lúa vẫn còn nhớ y nguyên những mắt thèm thuồng của chúng bạn, và một thằng trong đó, hét lên:
-Đợp liền nó đi, thằng ngu!
*
Kỷ niệm trên, là từ những ngày Phạm Văn Cội, Củ Chi. Đúng thời kỳ cả nước đói khủng khiếp.
"Tổ quốc ơi, ăn khoai mì chán quá", là thời kỳ này. Khoai mì, bo bo....  Bột mì cứ thế luộc lên, thành từng lát, chấm muối ăn ngon lành. Dân đói còn hơn cả tù. Gấu nhớ là, do có gia đình thăm nuôi, nên nhiều lần nhường phần ăn bo bo cho mấy người dân địa phương, bù lại chút thoải mái tắm rửa, giặt rũ.
Sau này đọc Brodsky tả những ngày ông lưu đầy nội xứ vùng Bắc Nga, là lại nhớ những ngày tù của Gấu. Ông viết giùm Gấu những dòng này, khi Volkov hỏi, ở đó, có mần thơ không?
Cũng có, kha khá. [Gấu thì không bao giờ nghĩ đến văn chương, khi đi tù VC]. Nói chung, chẳng có gì để mà làm ở đó. Nói chung, chung nói, [all in all], bây giờ, nghĩ lại, đó là thời kỳ đẹp nhất trong đời tôi. Chẳng có gì có thể tệ hơn, mà cũng chẳng có gì có thể khá hơn.
[Đẹp nhất mà!].
*
Cái con tép nhỏ xíu đó, Gấu nhớ lại, khi đọc Gulag.
Và cùng với nó, những chú chuột.
Cũng phải sau khi Gấu Cái thăm nuôi lần đầu, Gấu mới được thưởng thức mùi vị thịt chuột.

Một vị độc giả, rất thân, và rất quí Gấu, ở cái gia tài cả một trời giai thoại về cái đói, và ảnh hưởng của nó lên đạo đức con người, ra lệnh, hãy trút hết cái gia tài của mẹ để lại đó, mà đi cho thảnh thơi, Gấu nghĩ cũng phải, và mở ra cái trang Thủ Thiêm này. Bởi vì có thể nói, cái khúc sông này, quả có liên quan đến cả 1 cuộc đời của không phải của Gấu, mà còn của ông cụ của Gấu.

Này nhé, ông cụ Gấu bị tên học trò thịt, thẩy xác xuống sông.

Gấu bị VC cho xơi hai trái mìn, ngay khúc sông Sài Gòn nơi cột cờ Thủ Ngữ, bên kia sông là Thủ Thiêm, nơi sau 1975, có 1 thời gian, là quê nhà của Gấu!

Gấu bị tó ở bên đó. Bà cụ Gấu mỗi tháng 1 lần lên phà, đi thăm nuôi Gấu, cũng từ khúc sông đó, dòng dã hai năm trời.

Phía xa hơn, là cầu Calmette, cũng lại là 1 quê nhà khác nữa của Gấu!

Gấu bị tó ở bên Thủ Thiêm, đúng thời gian Gấu Cái đang sửa soạn cho Gấu vượt biên bằng đường bộ, đi ngả Kampuchia.
Ngày ba buổi, tức ba cữ, vượt bến đò nơi cột cờ Thủ Ngữ, qua bên kia sông, sáng sớm hôm đó, đúng ra là Gấu đã bị tóm rồi, khi 1 tên quen làm trong ban đại diện Trường, nhìn thấy Gấu từ xa, chỉ cho Chú Mười, ông lắc đầu, tha cho nó!
Chiến dịch kéo dài suốt ngày. Trưa, Gấu qua, nghe báo động từ ngoài bến đò, Gấu bỏ đi mãi tít xa, dọc theo sông, kiếm 1 chỗ mgồi, và, chờ, chờ hoài, đến chừng 5 giờ chiều, nghĩ êm rồi, mò ngược trở lại, gặp Chú Mười. Chú biểu Gấu, thôi về Trường với ta!
Ở Trường đâu chừng 1 tháng, có chuyến đưa quân ra Ðỗ Hòa, Gấu đăng ký xin đi. Hy vọng ra đó, trốn trại, về cho kịp chuyến vượt biên.

*

Thủ Thiêm
Nguồn: Việt Nam Xưa
Tác giả bức hình về Việt Nam năm 2000, chắc bức hình được chụp thời gian này.
Trông hình vẫn thiên đường thuở ấy của Gấu .

So vị trí, chắc phiá bên này sông là khu Cột Cờ Thủ Ngữ, hoặc xế xuống chút nữa, ngang cầu Khánh Hội.
Cột Cờ Thủ Ngữ là nơi có bến đò Thủ Thiêm, nhà hàng Point des Blageurs, nhà hàng nổi Mỹ Cảnh, trước 1975.
Sau 1975, có bến đò đưa thân nhân đi thăm tù cải tạo tại trại Đỗ Hải, Cần Giờ.
Mỗi tháng, thường là bà cụ Gấu ghé đây, xuống đò, đi tới gần trưa thì tới một bến đò. Xuống, đi thuyền nhỏ, qua sông. Bên kia sông là trại cải tạo Đỗ Hải ở giữa một vùng rừng tràm đước, bao quanh là sông rạch, vô phương trốn thoát. Đám tù cải tạo, có lần buổi sáng đi lao động, chìm đò, chết mấy chục mạng.
Gấu ở đây hình như trên hai niên, về, ra Bưu Điện viết mướn trở lại, đến 1985, gặp Châu Văn Nam, nhiếp ảnh viên UPI, anh thực hiện chuyến vượt biên đúng vào năm kỷ niệm 10 năm Đại Thắng Mùa Xuân, cho Gấu cùng đi. Xuất phát đêm 23 Tháng Chạp, bãi Vàm Láng, ra cửa biển Vũng Tầu, bị bão, rạt trở lại. Bị bắt, vô nhà tù Mỹ Tho ăn Tết. Sau Tết án cải tạo tập trung hai niên, trại Bà Bèo, Mỹ Tho, may được ông Cậu Tư, phía bên vợ, xin cho về.
Châu Văn Nam ở lâu hơn. Ra tù, anh tìm đường đi Lào, có ông anh ở bên đó. Trở về Việt Nam trở lại, kéo Gấu đi nữa. Gấu qua Lào, qua Thái, vô trại tị nạn, tới 1994, được phái đoàn Canada nhận.

Thời Sự Hình

*

Cảnh này thì lại giống phía bên kia Thủ Thiêm, xa xa là cầu Calmette.
Gấu có quả nhiều kỷ niệm ở bến đò này (1)

(1)

1965, Gấu, trong khi nằm chờ mổ lần thứ nhì, tại nhà thương Grall, không biết làm gì, bèn đọc Lefèbvre. Nhờ ông anh vợ hụt mua giùm, tận bên Tây.
Một lần, cô em, Bông Hồng Đen, thương tình, ghé thăm, trên đường từ nhà, đường Gia Long, Ngã Sáu Sài Gòn, em đi ngang Chợ Bến Thành, qua Lê Lợi, ghé tiệm sách nói trên, mua cho Gấu cuốn Un Beau Matin d'Été, của James Hadley Chase, tiểu thuyết đen, série noire, hay thriller, hay polar như bây giờ thường gọi.
Cô hỏi, đọc chưa, Gấu ngu quá, nói, đọc rồi.
Cô nói, em cũng đoán là anh đọc rồi.

Lần này, mua, là mong gặp lại cuốn kia.
Gặp lại, một buổi sáng đẹp, mùa hè.

Source

Nơi có cái xà lan, là bến đò đi thăm nuôi tù cải tạo Ðỗ Hòa.
Kế bên Ngân Ðình Tửu Gia, là nhà hàng nổi Mỹ Cảnh, nơi Gấu ăn mìn VC.
Bên kia sông, Thủ Thiêm, là nơi Gấu bị tóm, tống đi Ðỗ Hòa.


*

Thủ Thiêm
Nguồn: Việt Nam Xưa

*

Y chang Bến Tầu Sài Gòn.

Chỗ có cái xà lan, là bến phà đi nông trường cải tạo Ðỗ Hòa, Cần Giờ. Mỗi tháng, bà cụ Gấu, chừng 8 giờ sáng, một bữa chủ nhật nào đó, lụi cụi xách giỏ đồ thăm nuôi xuống phà, chừng trưa thì tới, vội vàng thăm thằng con, là về, cho kịp chuyến.
Lùi về phía bên tay phải của bạn, là nhìn thấy nơi nhà thơ TTT ném mẩu thuốc xuống lòng sông, rồi phơi lòng mình lên kè đá!

Hà, hà!

Nhớ quá!


*

C'est à Paris, à la fin de 1939 ou au début de 1940, alors que j'étais terrassé par une attaque de névralgie intercostale, que je sentis la première petite palpitation de Lolita. Autant qu'il m'en souvienne, ce frisson avant-coureur fut déclenché, je ne sais trop comment, par la lecture d'un article de journal relatant qu'un savant avait réussi, après des mois d'efforts, à faire esquisser un dessin par un grand singe du Jardin des Plantes; ce fusain, le premier qui eût été exécuté par un animal, représentait les barreaux de la cage de la pauvre bête.
Nabokov: A PROPOS DE « LOLITA »
*
1989. Trong một bài viết ở phía sau tác phẩm, Nabokov kể lại, phút hạnh ngộ giữa ông và cô bé kiều diễm, thời gian ông bị những cơn đau đầu thường trực hành hạ. Và một thoáng nàng - la palpitation de Lolita - đã lung linh xuất hiện, khi ông đang đọc mẩu báo, thuật câu chuyện về một nhà bác học đã thành công trong việc dậy vẽ cho một chú khỉ ở một vườn thú. "Tác phẩm đầu tay" của "con vật đáng thương" là hình ảnh mấy chấn song của cái chuồng giam giữ nó.
Trong chuyến đi dài chạy trốn quê hương, trong mớ sách vở vội vã mang theo, tôi thấy hai cuốn, một của Nabokov, và một của Koestler. Tôi đã đọc Darkness at Noon" qua bản dịch "Đêm hay Ngày" do Phòng Thông Tin Hoa Kỳ xuất bản cùng một thời với những cuốn như "Tôi chọn Tự do"... Chúng vô tình đánh dấu cuộc di cư vĩ đại với gần một triệu người, trong có một chú nhỏ không làm sao quên nổi chiếc chuồng giam giữ thời ấu thơ của mình: Miền Bắc, Hà-nội.
Lần thứ nhì bỏ chạy quê hương, cùng nỗi nhớ Sài-gòn là sự thật đắng cay mà tuổi già càng làm thêm cay đắng: Một giấc mộng, dù lớn lao dù lý tưởng cỡ nào, cũng không làm sống lại, chỉ một sợi nắng Sài-gòn: Trong những đêm chập chờn mất ngủ, hồn thiêng của thành phố thức giấc ở trong tôi, tôi tưởng hồn ma của chính mình đang lang thang trên những nẻo đường xưa cũ, sống lại cái phần đời đã chết theo cùng với Sài Gòn, bởi cái phần đời đó mới đáng kể. Tôi đọc lại Nabokov và lần ra sợi dây máu mủ, ruột thịt giữa tác giả-nhà văn lưu vong-con vật đáng thương-nàng nymphette tinh quái. Đọc Koestler để hiểu rằng, tuổi trẻ của tôi và của bao lớp trẻ sau này, đều bị trù yểm, bởi một ngày mai có riêng một con quỷ của chính nó: Miền Bắc, Hà-nội.
Lần Cuối Sài Gòn

Như vậy, BHD thoát ra từ cái bóng của Lolita, và cả hai thoát ra từ bóng của một con khỉ ở nơi chuồng thú, đằng sau tất cả, là cái chuồng giam giữ tuổi thơ của cả hai [của Gấu và BHD]: Miền Bắc. Hà Nội.

Gấu đọc những dòng trên, của Nabokov, trong trại tị nạn, cùng lúc viết Lần Cuối Sài Gòn. Lần đầu tiên xuất hiện trên báo Làng Văn, Canada. Báo về tới trại, 'gây chấn động' trong đám người tị nạn. Bây giờ, nhớ lại, vẫn còn cảm thấy bồi hồi xúc động. Nhưng phần hồn của Gấu, để lại Trại, phải là
Bụi.

*

CHÙA SIKIEW Khu C

"Nhưng nếu không vì dung nhan tàn tạ, chắc gì Thầy đã nhận ra em?"
Sikiew nổi tiếng trong đám người tị nạn vì bụi của nó.
Ngay những giấc mơ của họ cũng đầy bụi.
Source

Trời ở nơi nào ta ở đây
Nguyễn Ngọc Tư 

"Wherever I am, Germany is"
Thomas Mann

Gấu ở đâu Mít ở đó!

The Anger of Exile

And I step ashore in a fine rain
To a city so changed
By five years of war
I scarcely recognize
The places I grew up in,
The faces that try to explain.

But the hills are still the same
Grey-blue above Belfast.
Perhaps if I'd stayed behind
And lived it bomb by bomb
I might have grown up at last
And learnt what is meant by home.
Derek Mahon

Giận dữ lưu vong

Và tôi bước xuống bến tầu Xề Gòn
Dưới cơn mưa Xề Gòn thật mịn màng
Về với thành phố quá đỗi đổi thay
30 năm nội chiến từng ngày
Tôi không làm sao nhận ra
Những nơi chốn mà tôi đã từng lớn lên
Những khuôn mặt cố giải thích

Nhưng bến tầu thì vẫn bến tầu
Những ống khói tầu thì vẫn mệt lả
Nơi tôi ném mẩu thuốc cuối cùng xuống dòng sông thì cũng vưỡn còn
Tôi ra đi nơi này vưỡn thế!
Có lẽ nếu tôi đừng đi, và cứ lì ở lại
Và sống với Xề Gòn từng trận hỏa tiễn VC réo ngang đầu
Từng trận B52 rải thảm quanh thành phố
Sau cùng tôi sẽ trưởng thành
Và biết ‘nhà’ nghĩa là cái quái gì