*




  
*
Ông này thiêng thật.
Vừa nhắc tới, trong vụ góp ý với một tác giả trên talawas,
sáng nay, 21.2.2006, gặp ông liền, tại một tiệm sách Tây ở Toronto.


Gấu đọc ông, ngay sau khi thoát chết, tuy xơi cả hai trái mìn claymore của VC tại nhà hàng nổi Mỹ Cảnh, chào mừng Mẽo đổ bộ bãi biển Đà Nẵng, năm 1965.

Khoảng 1970, có sách Marx bầy bán tại Sài Gòn. Gấu thấy cuốn Misère de la philosophie, Sự khốn cùng của triết học, của Marx, tủ sách 10/18, in kèm luôn cả bản văn của Proudhon,Triết học của sự khốn cùng, tại một tiệm sách trên đường Lê Lợi, nằm khoảng giữa Khai Trí và một tiệm thuốc Tây khá nổi tiếng nhưng bây giờ chẳng thể nhớ tên.
1965, Gấu, trong khi nằm chờ mổ lần thứ nhì, tại nhà thương Grall, không biết làm gì, bèn đọc Lefebvre. Nhờ ông anh vợ hụt mua giùm, tận bên Tây.
Một lần, cô em, Bông Hồng Đen, thương tình, ghé thăm, trên đường từ nhà, đường Gia Long, Ngã Sáu Sài Gòn, em đi ngang Chợ Bến Thành, qua Lê Lợi, ghé tiệm sách nói trên, mua cho Gấu cuốn Un Beau Matin d'Été, của James Hadley Chase, tiểu thuyết đen, série noire, hay thriller, hay polar như bây giờ thường gọi.
Cô hỏi, đọc chưa, Gấu ngu quá, nói, đọc rồi.
Cô nói, em cũng đoán là anh đọc rồi.

Lần này, mua, là mong gặp lại cuốn kia.
Gặp lại, một buổi sáng đẹp, mùa hè.

Nhưng "thành thật mà nói", Gấu chưa đọc, của Marx.
Chỉ đọc, về Marx.

Và bỗng nhớ một trong những nhà "Mác học" sừng sỏ, lúc hấp hối, bèn thành thật than: Tội nghiệp đám mình: Phịa ra cả một triết học ảo cho Marx!

Nhưng đã có một thời, những triết gia như Henri Lefèbvre, Aron, Merleau-Ponty... đã mơ tưởng một thứ tiếng nói phổ thông, duy nhất, cho toàn thể nhân loại: Chủ nghĩa Cộng Sản. Thứ tiếng nói phi chính trị, phi triết học, phi vong thân. Trước sự sụp đổ của chủ nghĩa Cộng Sản, Louis Althusser - trước thềm cái chết - đã ngậm ngùi than thở, chúng ta đã sản xuất ra một triết học "ảo" cho Marx, một thứ triết học không có trong tác phẩm của ông.
Hôm nay nhân loại nói chung một thứ tiếng