Lý thuyết phê bình | Tác giả Việt | Tác giả ngoại | Tác giả & Tác phẩm | Tạp ghi | Text  Scan | Tin văn vắn | Thời sự | Thư tín | Phỏng vấn | Phỏng vấn dởm | Phỏng vấn ngắn
Giai thoại | Potin | Linh tinh | Thống kê | Viết ngắn | Tiểu thuyết | Lướt Tin Văn Cũ Kỷ niệm | Thời Sự Hình | Gọi Người Đã Chết
 Thơ Mỗi Ngày | Chân Dung | Jennifer Video
Nhật Ký Tin Văn / Viết mỗi ngày


Last Page
Một thoáng Saigon

Tks VBT. NQT

alt

La Pagode

Đêm, vẫn đêm đêm, như hồn ma cố tìm cách nhập xác, như tên trộm muốn đánh cắp thời gian đã mất, mi một mình trở lại Sài-gòn, quán Cái Chùa.

Phỏng vấn Ray Bradbury

http://tanvien.net/Dayly_Poems/6_poems_simic.html

Một trong những truyện phổ thông nhất của ông trong cuốn Ký sự Martian [The Martian Chronicles], là “Rồi cơn mưa nhẹ tới”, viết về 1 căn nhà cơ khí hoá [a mechanized house], vẫn tiếp tục hoạt động sau khi ăn bom nguyên tử. Không có người ở trong đó. Ông lấy đâu ra ý tưởng này?

Sau khi Hiroshima ăn bom, tôi nhìn thấy 1 tấm hình 1 căn nhà, với bóng của những người đã từng sống trong đó in lên tường, do sức nóng, và sức đẩy của trái bom. Người thì đi rồi nhưng bóng còn ở lại. Tôi khủng quá, và viết truyện này.

Ui chao đúng là THNM! Bởi vì, bỗng dưng Gấu lại nhớ đến xứ Mít!

Có 1 "ẩn dụ" nào đó, liên quan đến 1 trái bom gì gì đó, và căn nhà Mít đầy người, nhưng "có thể", bóng của họ thì không còn, hiểu theo một nghĩa biểu tượng nào đó, thí dụ, cái bóng đó tượng trưng cái phần tốt đẹp của Mít chăng?

Phạm Cao Củng, ông vua viết truyện trinh thám Mít, Gấu hồi nhỏ mê ông như điên, có 1 truyện tương tự ẩn dụ trên, nhưng may mắn làm sao, ngược lại. Nhân vật trong truyện là 1 sát thủ giống y chang sát thủ KGB trong From Russia With Love, Từ Nga về với tình yêu, mỗi lần làm thịt ai, là chỉ bắn 1 phát, ngay tim.
Nhân vật của PCC cũng vậy, và lần đó, anh ta được thuê làm thịt 1 đại gia Ðỏ cực độc, chắc chắn gốc Bắc Kít.
Khi tay này vừa ló ra, là anh chơi một phút, đúng tim, nhưng đạn lép!

Và viên đạn lép đã giết sạch cái ác ở trong người tên VC cực ác này!
Sau hai người thành bạn!

Ui chao Gấu cứ tưởng tượng mình đúng là đại sát thủ kể trên!
Tưởng tượng không thôi mà đã sướng mê tơi rồi!


1 Year Ago Today

Áo tiểu thư
http://www.tanvien.net/ds/Qiu.html

Khi Qiu còn là một đứa trẻ ở Thượng Hải, Hồng Vệ Binh trung thành với Mao đã lục soát nhà cha mẹ ông. Chúng lấy đi nữ trang, sách vở, và bất cứ một thứ gì liên quan tới cuộc sống trưởng giả, nhưng vứt lại vài tờ báo hình. Trong một tờ, Qiu nhìn thấy bức hình một người đàn bà bận áo xẩm đỏ, thứ áo đặc biệt của người TQ, sau trở thành biểu tượng của sự sa đọa thoái hoá của tư bản trong thời kỳ Cách Mạng Văn Hóa.
“Lần đầu nhìn thấy bức hình, tôi sững sờ vì vẻ đẹp,” Qiu nói, lúc này ông 54 tuổi, trông thư sinh nho nhã như một giáo sư trung học. “Cũng là tự nhiên khi tôi nghĩ rằng, những con người ở trong những bức hình như thế này từ một gia đình có gốc rễ trưởng giả, và như thế, chắc là họ đã chịu đựng rất nhiều đau khổ trong thời kỳ Cách Mạng Văn Hóa. Chuyện gì đã xẩy ra cho họ.
Nhiều chục năm sau, kỷ niệm về bức hình vẫn khuấy động trí tưởng của ông, và là nguồn hứng khởi khiến ông viết “Áo đỏ tiểu thư” [tạm dịch Red Mandarin Dress]
Mẹ tôi sụm xuống, khi Cuộc Cách Mạng Văn Hoá nổ ra, và chẳng bao giờ hồi phục. Nhưng tôi có bạn bè còn khốn đốn hơn nhiều. Tôi không nói, họ chết. Nhưng họ hoàn toàn tiêu ma, điêu tàn, huỷ diệt. Đời của họ, mộng của họ, nghề nghiệp của họ. Đi hết.
Một nhà văn nữ, ra đi từ Miền Bắc, có một loạt bài về một miền đất, khi nó chưa đi cả, đi hết. Thay vì cái áo dài tiểu thư của một cô xẩm, như của Qiu, thì là một cái bát cổ.
Thứ dễ vỡ nhất.



*

Lee & Eco Obituary by The Economist



Harper Lee and Umberto Eco both died on February 19th, aged 89 and 84

Two unexpected literary celebrities who reacted to fame in startlingly different ways
Feb 24th 2016

SHE was a plain, chubby, chain-smoking southern girl, living in a cold-water flat in New York and working as an airline-reservation clerk. He was a paunchy, balding, chain-smoking teacher of semiotics, the study of signs, codes and meanings in language, at various Italian universities. Both enjoyed producing small articles and pastiches, she for the college magazine, he for avant-garde publications, and it was only challenges from friends that induced either to embark on a novel. His first, “The Name of the Rose”, published in 1980, sold 10m copies worldwide. Her first, “To Kill a Mockingbird” (1960), sold more than 40m, and was proclaimed by some to be the best American novel of the 20th century. Umberto Eco rode literary stardom like a plump surfer on a giant laughing wave. Harper Lee was drowned by it.
“Mockingbird”, set in fictional Maycomb, Alabama, was a story of racial injustice seen through the clear but innocent eye of a small tomboy, Scout, whose father, Atticus Finch, was given the hopeless task of defending a black man accused of raping a white woman. On the eve of the civil-rights era the novel pricked America’s conscience, and reporters raced to photograph Miss Lee in her home town of Monroeville, Alabama, on the porch and in the courthouse, nervously smiling. The book was assumed to be her life in thin disguise. But in a rare interview in 1961 she said it was all fiction, nothing to do with her “dull” real childhood, and (unspoken but implied) would they please now go away.

Mr Eco would have queried that wished-for divide between fact and fiction. It wasn’t as clear-cut as that. The urge to tell stories, weave myths and simply lie lay deep in the possibilities of human language. But if facts could become fables, fables could lead to facts, just as wild medieval tales of lost kingdoms had inspired Europe’s exploration of America. Besides, any novel pretended to be true, and a good “open” text would spur the reader to judge and interpret that truth for himself. “Mockingbird” and “The Name of the Rose” were both essentially whodunnits, and “Who done it?” Mr Eco said, was the fundamental question of all philosophy.
His own journey through the labyrinth described an investigation by William of Baskerville and his sidekick, the novice Adso, into a series of gruesome murders in an unnamed abbey in the year 1327. He began with a pleasing idea, that a monk might be poisoned by reading a book, and took it from there, lovingly channelling the Middle Ages and pouring forth everything he knew. Again, though this was fiction, pages covered the theological, philosophical and scientific debates of the time, well-dosed (for those who knew) with his own semiotics in medieval dress.
Both he and Miss Lee dealt in sealed-off worlds: Maycomb isolated in cotton fields and quiet red dust; the abbey perched on precipices behind high walls. These were worlds in which rumours festered and conspiracy theories proliferated, fed by the feverish interpretation of signs. Both featured places (in the abbey, the library; in Maycomb, the tumbledown Boo Radley house) peopled by shadows and littered with symbols. In the abbey, painted phrases from the Apocalypse beckoned towards horror. In Maycomb, Indian-head pennies left in a tree seemed to do the same.
Despite her protests, Miss Lee’s minute evocation of Maycomb—the talcum scent of white women in the humid afternoons, the smell of Hoyt’s Cologne in the blacks’ church—was evidently drawn from childhood. And she had honed her skills of observation afterwards when Truman Capote, a childhood friend, took her along in 1959 to help with the exhaustive forensic interviews in Holcomb, Kansas that became “In Cold Blood”. Mr Eco, who worked from notebooks, index cards, obscure codices and hand-drawn maps, was seldom autobiographical, save for musing on the seductive symbols and myths of fascism with which he had grown up; and save for reflecting that his omnivorous curiosity, his love of lists and lunatic science (“Ptolemy, not Galileo”) and his analysis of every conceivable cultural artefact, from Thomas Mann to Mickey Mouse, from Snoopy to Avicenna, from TV quiz shows to the “Poetics” of Aristotle, had been fed in boyhood by reading Jules Verne.

*

Umberto Eco: Cái Giả sẽ cứu chuộc thế giới

"Quê tôi, Bắc Kỳ, những ngày tôi còn nhỏ, ở làng, vẫn thường được ăn, một thứ nước mắm, gọi là nước mắm lá chuối. Người lớn lấy nước muối đun sôi, bỏ vào trong đó một ít lá chuối khô, cho nó ra mầu, giả làm nước mắm.

Sau này vào Nam, những lần được ăn một thứ nước mắm thượng hảo hạng nào đó, là tôi lại cảm thấy, mình đang nhâm nhi cái thứ nước mắm lá chuối ngày nào.

Nhưng phải là thứ hảo hạng cơ. Chính mùi nước mắm thơm lừng, thượng hảo hạng đó làm bật cái mùi lá chuối khô kia ra khỏi "tiềm thức" của bạn!

Và tôi nghiệm ra rằng, Cái Giả cũng cứu rỗi thế giới!"
-NQT

Xuyên suốt tập tiểu luận "Travels in Hyperreality" (Du hành chốn siêu thực) là để đi tìm những khoảnh khắc, mà trí tưởng tượng Mỹ đòi hỏi cái Thật, mà để đạt được cái Thật, lại phải tạo ra cái Giả tuyệt đối (in search of instances where the American imagination demands the real thing and, to attain it, must fabricate the absolute fake)

Để tưởng niệm Eco, thì không gì tốt hơn là điểm lại chuyến du hành của ông ở nước Mỹ.

Đồng Nhơn's photo. *

Trong cuốn sách trên, Eco cũng đi 1 đường, không phải Cái Giả cứu chuộc cái con mẹ gì, như Anh Cu Gấu khốn khổ khốn nạn với Cái Đói & Cái Ác Bắc Kít, mà là, Quyền Năng của Cái Giả, The Power of Falsehood.
Đọc cũng thú, nhưng Gấu mê bài viết về Borges hơn.
Bạn đọc TV còn nhớ Buzzati, bị chê ảnh hưởng Kafka, bèn đếch thèm đọc Kafka nữa. Eco cũng bị cái ám ảnh Borges, như vậy, bèn đi 1 đường tự chữa bịnh, qua bài viết Borges and My Anxiety of Influence

Buzzati notes that, from the very beginning of his writing career, people heard Kafka's echoes in his work. As a consequence, he said, he felt not an inferiority complex but "an annoyance complex." And as a result, he lost any desire to read Kafka's work

Gấu đọc Sa mạc Tác Ta [Tartar là một giống dân], bản tiếng Pháp, và không hiểu làm sao, bị nó ám ảnh hoài, câu chuyện một anh sĩ quan, ra trường, được phái tới một đồn biên xa lắc, phòng ngừa sự tấn công của dân Tác Ta từ phía sa mạc phía trước. Chờ hoài chờ huỷ, tới khi già khụ, ốm yếu, hom hem, sắp đi, thì nghe tin cuộc tấn công sắp sửa xẩy ra....

Đúng cái air Kafka!

Trên tờ Bách Khoa ngày nào còn Sài Gòn có đăng truyện ngắn K. của Buzatti. Đây là câu chuyện một anh chàng, sinh ra là bị lời nguyền, đừng đi biển, đi biển là sẽ gặp con quái vật K, nó chỉ chờ gặp mày để ăn thịt. Thế là anh chàng chẳng bao giờ dám đi biển, cho đến khi già cằn, sắp đi, bèn tự bảo mình, giờ này mà còn sợ gì nữa.

Thế là bèn ra Vũng Tầu, thuê thuyền đi một tua, và quả là gặp con K thật. Con quái vật cũng già khòm, sắp đi, nó thều thào bảo, tao có viên ngọc ước quí, chờ gặp mày để trao, nó đây này... 

Ui chao Gấu lại nhớ đến Big Minh, thều thào, tao chờ chúng mày để bàn giao viên ngọc quí Miền Nam, và con K bèn biểu, tao lấy rồi, cám ơn lòng tốt của mày! 

Doãn Quốc Sĩ, có chuyện Sợ Lửa, tương tự. Đây là câu chuyện một anh chàng sinh ra đời là bị thầy bói nguyền chớ có đến gần lửa. Thế rồi, một ngày đẹp trời, thèm lửa quá, bèn đến gần nó, và ngộ ra một điều, sao mà nó đẹp đến như thế. 

Thế là về, và chết! 

Gấu cũng thấy lửa rồi. Và đang sửa soạn về... 

Sự thực, Gấu không gặp lửa, mà gặp… xác của Gấu, trôi lều bều trên dòng Mékong, lần tá túc chùa Long Vân, Parksé, chờ vuợt sông qua trại tị nạn Thái Lan. Gấu đã kể chuyện này nhiều lần rồi.

Thơ Mỗi Ngày

* *
 
IN MEMORY OF JOHN KEATS

Should anyone call my dedication of Chatterton affected,
I answer as followeth:
'Were I dead, sir, I should like a Book dedicated to me.'
- Keats to his publisher,
with the original preface to Endymion

Tưởng niệm TTT, ông anh nhà thơ năm nay, Tin Văn sẽ đi 1 đường về Langston Hugh, và về Dickinson, qua cái nhìn khoa bảng của nhà nữ phê bình gia khoa bảng Thụy Khê mũi lõ, Helen Vendler.
Langston Hugh và Jazz da đen là cái nền của Liên Đêm.
Emily Dickinson, ông anh đã từng dịch thơ của bà.
Cả hai Gấu đều không rành, nên đành mượn hoa tiến Phật!
Cũng là 1 cách xâm nhập thơ cả hai

*

*

Emily Dickinson: An Introduction

Bây giờ Emily Dickinson được nhìn nhận, không chỉ như 1 nhà thơ lớn của Mẽo, thế kỷ 19, nhưng còn là nhà thơ quái dị, gợi tò mò, intriguing, nhất, ở bất cứ thời nào, hay nơi nào, cả ở cuộc đời lẫn nghệ thuật của bà. Tiểu sử ngắn gọn về đời bà thì cũng có nhiều người biết. Bà sinh ở Amherst, Mass, vào năm 1830, và, ngoại trừ vài chuyến đi xa tới Philadelphia, Washington, Boston, bà trải qua trọn đời mình, quanh quẩn nơi căn nhà của người cha. “Tôi không vượt quá mảnh đất của Cha Tôi – cross my Father’s ground - tới bất cứ một Nhà, hay Thành Phố”, bà viết về cái sự thụt lùi, ở ẩn, her personal reclusiveness, khiến ngay cả những người cùng thời của bà cũng để ý, noticeable. Tại căn phòng ngủ ở một góc phía trước căn nhà, ở đường Main Street, Dickinson viết 1,700 bài thơ, thường là trên những mẩu giấy, hay ở phía sau một tờ hóa đơn mua thực phẩm, chỉ một dúm được xuất bản khi bà con sống, và như thế, kể như vô danh. Theo như kể lại, thì bà thường tặng, give, thơ, cho bạn bè và láng giềng thường là kèm với những cái bánh, những thỏi kẹo, do bà nướng, đôi khi thả chúng xuống từ 1 cửa sổ phòng, trong 1 cái giỏ. Cái thói quen gói những bài  thơ thành 1 tập nho nhỏ, fasciles, cho thấy, có thể bà cho rằng thơ thì trình ra được, presentable, nhưng hầu hết thơ của bà thì đều không đi quá xa cái bàn viết, ở trong những ngăn kéo, và chúng được người chị/hay em, khám phá ra, sau khi bà mất vào năm 1886, do “kidney failure”.
Billy Collins

Here is another poem with parallel structure in which a childlike fancy is finally buried under the macabre:

I died for beauty; but was scarce
Adjusted in the tomb,
When one who died for truth was lain
In an adjoining room.
He questioned softly why I failed?
"For beauty," I replied.
"And I for truth-the two are one;
We brethren are," he said.
And so, as kinsmen met a night,
We talked between the rooms,
Until the moss had reached our lips,
And covered up our names.

The first two stanzas share the interests of beauty and truth in equal measure, then in the final one, the image of a good-night conversation-one thinks of children in their beds-is suddenly replaced by the grim reality of uffocation and oblivion. The feeling of ratio and balance contrasts starkly with the horror of the final lines.

XIX

Pain has an element of blank;
It cannot recollect
When it began, or if there were
A day when it was not.
It has no future but itself,
Its infinite realms contain
Its past, enlightened to perceive
New periods of pain.

XIX

Nỗi đau thường để ra 1 khoảng trống,
Nó không thể nhặt nhạnh, thâu gom, hay... lượm.
Khi nó bắt đầu
Hay có 1 ngày, nó không còn
Không tương lai, chỉ là chính nó
Cõi vô cùng chứa quá khứ của nó
Được làm sáng lên để cảm nhận
Những hồi, chương đau mới.

*  

There are four of us

On paths of air I seem to overhear
two friends, two voices, talking in their turn,

Did I say two? ... There by the eastern wall,
where criss-cross shoots of brambles trail,
-O look!- that fresh dark elderberry branch
is like a letter from Marina in the mail.

-ANNA AKHMATOVA
NOVEMBER 1961 (IN DELIRIUM)

from Poems of Akhmatova, tr. Stanley Kunitz and Max Hayward.
Boston: Little Brown and Company, 1973.

Marina Tsvetaeva


from
Poems for Blok
Your name is a-bird in my hand,
a piece of ice on my tongue.
The lips' quick opening.
Your name-four letters.
A ball caught in flight,
a silver bell in my mouth.

A stone thrown into a silent lake
is-the sound of your name.
The light click of hooves at night
-your name.
Your name at my temple
-sharp click of a cocked gun.

Your name-impossible-
kiss on my eyes,
the chill of closed eyelids.
Your name-a kiss of snow.
Blue gulp of icy spring water.
With your name-sleep deepens.

APRIL 15 1916
[Từ] Thơ cho Blok
Tên của mi – con chim trong tay ta
Lát băng trên lưỡi
Hé môi thật lẹ
Tên mi - bốn chữ
Trái banh bị tóm trên đường bay
Chuông bạc trong miệng

Hòn đá ném xuống hồ lặng
Là tên mi dội vào tai ta
Tiếng ợ nhẹ trong đêm
Tên mi trong miếu đền của ta
Tiếng click nhọn hoắt của cây súng hếch lên 1 phát
Thèm nhả đạn

Tên mi – không thể
Nụ hôn lên mắt
Cú rùng mình khép mi
Tên mi, nụ hôn của tuyết
Ngụm nước mùa xuân giá lạnh, xanh xanh
Với tên mi
Ta chìm sâu vào giấc ngủ

Tháng Tư, 15, 1916



from Poem of the End
Outside of town! Understand? Out!
We're outside the walls. Outside life-
where life shambles to lepers.
The Jew-ish quarter.

It's a hundred times an honor
to stand with the Jews-
for anyone not scum.

Outside the walls, we stand. Outside life-
the Jew-ish quarter.

Life is for converts only!
Judases of all faiths.
Go find a leper colony!
Or hell! Anywhere-just not

life-life loves only liars,
lifts its sheep to blades.
I stomp on my birth certificate,
rub out my name!

Go find a leper colony! With David's star, I stand-
I spit on my passport.
And back in the town they're saying, It's only right-
the Jews don't want to live!

Ghetto of the chosen! The wall and ditch.
No mercy. In this most Christian of worlds
all poets-are Jews.

PRAGUE, 1924

For complete concurrence of souls there needs to be a concurrence of breath, for what is breath, if not the rhythm of the soul? So, for humans to understand one another, they must walk or lie side by side.

ON LOVE, 1917

AFTERWORD

"There cannot be too much of lyric because lyric itself is too much."

-TSVETAEVA

1.

As a child, Marina Tsvetaeva had "a frenzied wish to become lost" in the city of Moscow. As a girl, she dreamed of being adopted by the devil in Moscow streets, of being the devil's little orphan. But Russian poetry began in St. Petersburg-the new capital was founded in the early eighteenth century. Moscow was the old capital, devoid of literature. No literature existed in Russia before St. Petersburg's cosmopolitan streets.
    But St. Petersburg was also, for two hundred years, the least free city in Russia. It was dominated by the secret police, watched by the Tsar, and full of soldiers and civil servants-the city of loneliness Dostoevsky and Gogol shared with us.
    Moscow was for a long time the seat of the old Russia that considered St. Petersburg blasphemous. Moscow was the center of Russia without professors, without foreigners; it was the Russia where the Tsar was still thought to be divine. Peter the Great's unloved first wife, speaking from Moscow, put a curse on St. Petersburg, saying that it would "stand empty." In the middle of this Moscow, Marina Tsvetaeva wanted a desk.

Khi còn bé, Tsvetaeva có một ước muốn khùng điên ba trợn, là biến mất, thất lạc, mất mát, tuyệt tích giang hồ, bị mẹ mìn bắt, trở thành bỏ đi: to become lost, ở trong thành phố Moscow. Khi là 1 thiếu nữ, cô mơ được quỉ nhận trong đường phố Moscow, là một đứa trẻ mồ côi của quỉ. Nhưng thơ ca Nga bắt đầu ở St. Petersburg – “tân thủ đô” được xây dựng vào đầu thế kỷ 18. Moscow là “cựu thủ đô”, đếch có văn chương [THNM, bèn nghĩ đến Hà Lội, nhưng đây chính là ý của Brodsky về trung tâm và ngoại vi]. Văn chương Nga không có, trước khi có những con phố bốn phương trời mười phương đất - tạm dịch cụm từ “cosmopolitan streets” - của St. Petersburg.  

2.

For her, a desk was the first and only musical instrument.' Tsvetaeva said her first language was not Russian speech; it was music. Her first word, spoken at the age of one, was "ganuna" or "scale?" But music was difficult. "You press on a key on a piano," she said remembering her childhood. "A key is right there, here, black or white, but a note? ... But one day I saw instead of notes sitting on the staff, there were-sparrows! Then I realized that musical notes live on branches, each one on its own, and from there they jump onto the keys, each one onto its own. And then-it sounds. When I stop playing music the notes return on the branches-as birds go to sleep."
Marina Tsvetaeva's mother was a talented musician. But when Marina was still very young, her mother was already ill. The illness made them travel from one city to another, from one country to the next. On the road, Marina Tsvetaeva learned German, Italian, then French. She wrote poems in French as well as German; her grandfather recited German poetry by heart. Her mother's illness was a carriage which took her, for years, across Europe. But her mother wanted to die at home, in Russia. So in 1906, mother and daughter Tsvetaeva started for Moscow. Her mother died on the road, not reaching the city. Tsvetaeva was 14.

6.

A few years after her mother's death, Marina Tsvetaeva, still a young schoolgirl, published her first book. Critics praised the book's uncommon "intimacy of tone" and its structure, called it a lyric diary, a daybook, a sequence;" they praised the "bravery" of this "intimacy." There was also criticism. Brusov, the venerable older poet, encouraged her poems' "sense of intimacy" but noted that this lyric intimacy was, sometimes-of ten-too much.
But there cannot be "too much" of lyric because lyric itself is "too much." Tsvetaeva: "A lyric poem is a created and instantly destroyed world. How many poems are in the book-that many explosions, fires, eruptions: EMPTY spaces. The lyric poem-is a catastrophe. It barely began-and already ended.?"

Vài năm sau, khi bà mẹ mất, còn là 1 nữ sinh, Marina Tsvetaeva đã cho xb cuốn sách đầu tay. Phê bình gia khen, giọng riêng tư chẳng giống ai, đây là 1 thứ nhật ký vãi lệ, sự can đảm của cái riêng tư thầm kín.
Bruso, một nhà thơ đáng kính, già, khuyến khích thơ của cô bé, ở "cảm quan tâm tư thầm kín riêng tư" của nó, và ghi nhận, hình như hơi bị quá riêng tư, thầm kín, đôi lúc.

Nhưng làm gì có “quá” vãi lệ, bởi vì vãi lệ, chính nó, là đã “quá quá” rồi.
Tsvetaeva phán:

Một bài thơ vãi lệ là một thế giới, được sáng tạo và liền lập tức, bị huỷ diệt. Có bao nhiêu bài thơ trong 1 cuốn sách – là bấy nhiêu nổ tung, lửa cháy, phún thạch: những không gian TRỐNG RỖNG. Thơ trữ tình là 1 thảm họa. Nó chưa kịp bắt đầu, thì đã ngỏm củ tỏi rồi.

Đúng là cú đâm trúng tử huyệt thơ Mít. Chúng, thi sĩ Mít, chỉ làm được thứ thơ này, để tán gái, và thơ ngồi bên ly cà phê nhớ bạn hiền, để tán bạn, sự thực, để tán chính chúng!

Đinh Cường Tribute 

Cali 2012 With H/A

Tribute to Robert Walser

Viết mỗi ngày

Playboy magazine publishes last issue featuring naked women
The latest issue, featuring Pamela Anderson, went on sale Friday, months after the men’s magazine announced it would switch to only ‘non-nude’ content
http://www.theguardian.com/us-news/2015/dec/11/playboy-last-nude-issue-pamela-anderson


Playboy hết còn Nu.
Gấu bèn vớ vội số đang bày bán. Còn.
Bạn nào thích, xin click 1 phát "ở đây"

Tuyệt Kú Nu!

Ngày Đẹp Trời Ðể Xem Kangaroo
http://chimvie3.free.fr/62/pvtd_MurakamiHaruki_Kangaroo_062.htm


Lò Thiêu @ France

Dear father
A haunting memoir of a young Holocaust survivor

But You Did Not Come Back.

By Marceline Loridan-Ivens. Translated by Sandra Smith. Faber; 100 pages; £12.99.

Nhưng bố tôi không trở về

Đây là 1 cuốn sách nhỏ với giọng lớn.
Tác giả mất 70 năm, trước khi có thể viết ra được.
Vào năm 15 tuổi, Tháng Tư, 1944, cô gái và ông bố bị bắt ở ngoài vườn, trong khu vực Pháp bị Nazi đô hộ, và bị tống xuất, ông bố tới Auschwitz, cô gái tới Birkenau.
Cô gái trở về.
Đây là lá thư dịu dàng, đau nhức, hối hận của tình yêu, của cô con gái, viết cho ông bố chẳng bao giờ trở về.
Hồi nhớ của cô gái xoay quanh hy vọng bất thành, làm sao nhớ ra được những từ cha mình viết trong lá thư, được lén lút đưa cho cô con gái, khi cả hai bị giam giữ trong trại tử thần.
Vào lúc đó, cô con gái được phân công đào hố, chôn xác chết từ phòng hơi ngạt.
Cô lầm bầm nói với chính mình, "những từ bố mình dùng, hình như là nói về tình yêu, hy vọng, nhưng làm gì còn nhân loại ở trong tôi…. Tôi phục vụ thần chết. Tôi là 'phù thăng' [thằng phu, người dọn dẹp], là cái cuốc, cái xẻng của nó."

Saigon ngày nào của GCC

"Những con dã tràng" trên tạp chí Chiều Hướng Mới (chỉ ra một số) của sinh viên Đà Lạt, Huỳnh Phan Anh chủ trương,
have fun,
NL
* *

Tks All There. NQT

Có Phạm Phú Minh! Không biết có phải PPM của tờ Diễn Đàn Thế Kỷ?
Dương Châu Thảo là Dương Văn Ba, sau là dân biểu, mới mất.
Anh bị Nguyễn Văn Linh chơi, nhằm dằn mặt Hồ Tôn Hiến, Sáu Dân.
Đòn này lập lại, với cú Trọng Lú đá đít y tá dạo Ba X.
Đừng hòng Bắc Kít thay đổi.
Huỳnh Thanh Tâm là Huỳnh Phan Anh. Dynamô là Đinh Ngọc Mô. Lý Minh, thi sĩ, thơ đăng Văn một thời.


Khi cả đám nhẩy lên Đà Lạt học Sư Phạm, tôi đã ra trường đi làm công chức Bưu Điện. Rồi Huỳnh Phan Anh làm đặc san văn nghệ cho trường, lấy tên là Chiều Hướng Mới. Lần gặp lại mới đây, tại Paris, anh nhắc tôi mới nhớ tên số báo đó. Anh tự hào cho biết thêm: sinh viên làm báo đặc san, mượn tiền của mấy linh mục giáo sư, vậy mà bán có lời!
Bài tiểu luận đầu tay của anh, là trên Chiều Hướng Mới: Văn Chương và Kinh Nghiệm Hư Vô. Truyện ngắn đầu tay của tôi: Những Con Dã Tràng. Đây cũng là nơi đăng truyện ngắn đầu tay của Nguyễn Nhật Duật: Huyền. Kỷ niệm tức cười về Huyền, tôi đã viết lại, trong bài Một Chuyến Đi. Tác giả truyện ngắn đã không hề thay tên riêng Huyền bằng bất kể một từ khác, và nhà in đành phải nhờ Huỳnh Phan Anh, nhân dịp về thăm gia đình ở Sài Gòn, mang lên đủ những con chữ cần thiết. Sau này đọc Kundera, khi viết về Kafka, ông đã phân tích "tai họa" mà những nhà dịch thuật Kafka qua tiếng Pháp, đã tự ý thay đổi chữ cái K (trong Joseph K) bằng những nhân vật đại danh tự khác. Theo Kundera: không thể thay thế được! Hay nói theo Steiner: "Trong bảng mẫu tự về cảm tính và tri giác của nhân loại, chữ cái K vĩnh viễn thuộc về, chỉ một người."
Tôi cũng muốn mô phỏng Steiner: Trong cái bảng abc tình ái của anh bạn Duật, mẫu mực, mô phạm ngay từ hồi "đó đó", Huyền là... Huyền. Không thể thay thế được!
Sau truyện ngắn đó, Duật nghỉ hẳn viết. Ra trường, đi dậy học, mãi đến khi Viên Linh làm tờ Khởi Hành, anh mới xuất hiện trở lại, qua những bài phê bình, biên khảo, đọc sách... Anh đoạn tuyệt với truyện ngắn, như thể: trong thể loại này, vĩnh viễn chỉ có một truyện ngắn, và nó vĩnh viễn thuộc về... Huyền!


Đọc lại, có khác, bản in sau này, trên Văn, Sài Gòn và sau này, ở hải ngoại, trên Tin Văn.
Số phận của nó, cũng ly kỳ. Gửi cho Sáng Tạo. Tính tin, nhưng sập tiệm. Thấy trong mục Hộp Thư của tờ Văn Nghệ, dù không gửi. Vứt sọt rác. Chắc thế. Rồi xuất hiện trên Chiều Hướng Mới.


bốn mươi năm dương nghiễm mậu và tự truyện nguyễn du

http://damau.org/archives/35745

Note: Bài viết này, với riêng GCC, rởm. 

Cái tệ nhất của bài viết là, Vũ Hạnh, mà chính đồng chí nằm vùng cùng với ông ta, Đào Hiếu, đã phải đổi tên cho đúng với ông ta, là Vô Hạnh: Một tên VC nằm vùng, quá rành văn học Miền Nam, nhơ bẩn như thế, mà lôi ra để đôi co với DNM, 1 cách nào là làm nhục anh chứ hay ho gì đâu.

Hơn nữa, và điều này thật quan trọng, là tác giả không đọc được DNM, theo nghĩa, không chỉ ra được thứ văn chương mà DNM viết, là văn chương ám dụ, với cái sở đoản của nó, phải là những bậc thầy như Borges mới trị nổi [Phép Lạ Bí Ẩn mà không ghê sao], hay Kafka, những truyện ngắn của ông đều có tính ám dụ. Viết không tới, chúng biến thành 1 thứ ám dụ cởi truồng. Có thể nói, như Rushdie nói, trong bài viết Ảnh Hưởng, mà TV đã giới thiệu bản tiếng Việt, ngụ ngôn [hay ám dụ] là 1 hình thức văn học tàn nhẫn nhất....

Một độc giả Da Mùi, nhận xét về truyện ngắn của DNM. Chính trị nhiều hơn văn chương. Hầu hết Mít lấy văn chương bày tỏ lập trường chính trị mắc phải lỗi lầm này, ngay cả đấng viết bài.
Chưa ra đời là đã sắm cho mình một vai rồi!
Những Vòng Đai Xanh, Mặt Trận Sài Gòn của ông ta có tí văn chương nào đâu, trong khi với những bậc thầy như Borges, như Kafka, cái gọi là ám dụ, là do người đọc nhận ra cho chính họ, cho thời của họ.
Trong truyện ngắn Y Sĩ Đồng Quê, câu nói của cô Rose, cô người làm, nói ông chủ chẳng đúng là của 1 em Bắc Kít, khi bị ông chủ hi sinh cho Tầu Phù, đổi lấy cặp ngựa để vượt Trường Sơn kíu nước ư?



damau.org online literary magazine, tạp chí văn chương Da Màu, văn chương không biên giới, văn học Việt Nam
damau.org

Đấng này, bài đăng trên Da Mùi chưa đủ đã, thế nào cũng phải trình chính uỷ NN, xin được góp mặt trên Văn Vịt!


*

manhhai
SAIGON, 7 May 1968 - Đại tá Lưu Kim Cương tại vành đai phía Tây Nam sân bay TSN
Location: RVN, Tan Son Nhut. Photographer: SP5 J.F. Fitzpatrick, Jr. A Vietnamese Air Force Col, and the Tan Son Nhut CO, (right), fire a 50 cal. machine gun into enemy positions in the Old French Cemetery from atop a tank on the southwestern perimeter of Tan Son Nhut Air Base.

Một Đại tá Không quân VN Chỉ huy trưởng căn cứ TSN (bên phải), bắn đại liên .50 vào vị trí địch tại Nghĩa trang QĐ Pháp từ trên một xe tăng tại vành đai phía tây nam Căn cứ KQ Tân Sơn Nhứt, [đó là Đại tá Lưu Kim Cương]
7 May 1968


Những ngày Mậu Thân căng thẳng, Đại Học đóng cửa, cô bạn về quê, nỗi nhớ bám riết vào da thịt thay cho cơn bàng hoàng khi cận kề cái chết theo từng cơn hấp hối của thành phố cùng với tiếng hỏa tiễn réo ngang đầu. Trong những giờ phút lặng câm nhìn bóng mình run rẩy cùng với những thảm bom B52 rải chung quanh thành phố, trong lúc cảm thấy còn sống sót, vẫn thường tự hỏi, phải yêu thương cô bạn một cách bình thường, giản dị như thế nào cho cân xứng với cuộc sống thảm thương như vậy...

Đợt trình diện đó có đủ mặt "anh hào". Thì vẫn đám bạn bè từng ngồi chung bàn ở quán Cái Chùa, cùng ngửi mùi mực in quán Văn đường Phạm Ngũ Lão. Quán có ông chủ già rất lịch lãm, và ưu ái anh em văn nghệ, chẳng bù cho ông thư ký tòa soạn Trần Phong Giao, bảo hoàng hơn vua, lúc nào cũng nhăn nhó trong cách tính trang, tính tiền nhuận bút, và nhất là trong việc giúp đỡ những người chưa thành danh muốn nhờ bảng hiệu nhà xuất bản Nguyễn Đình Vượng. Cậu thanh niên hình như chưa từng bỏ sót một số báo Văn, "văn kỳ thanh" nào Nguyễn Xuân Hoàng, nào Huỳnh Phan Anh... lần này gần như gặp đủ mặt. Sau khi cậu ta tự tử chỉ hùi hụi tiếc một điều, nếu biết trước đã kéo cả bọn tới trình diện. Bởi vì Huỳnh Phan Anh, bị ám ảnh bởi những ngày "đổ mồ hôi nơi quân trường thay vì đổ máu nơi trận địa", cộng thêm những lời hù dọa của những anh chàng ra vẻ hiểu biết những trò "huấn nhục" sắp tới, khiến căn bệnh bao tử đột nhiên lên cơn, đêm nào cũng dùng cái thùng nước lèo của mi làm chiếc gối; còn Nguyễn Xuân Hoàng vốn bô trai nên lúc nào cũng quanh quẩn bên mấy nữ tiếp viên câu lạc bộ; cuối cùng chỉ có còn mi, để quên đi nỗi nhớ, để đỡ bồn chồn chờ ngày nghỉ phép cuối tuần gặp lại Sài-gòn, gặp lại cô bạn, đã thân cận người bạn nhỏ mê văn chương và có thể còn mê làm cách mạng, còn mong mỏi cái chết của mình có thể sẽ có ích, nếu không gây một tiếng vang nào đó thì ít ra cái mạng sống này cũng do ta quyết định. Nhưng những người Quân Cảnh đã mau chóng xóa sạch dấu vết, nếu còn chăng, đối với mi, là khuôn mặt trẻ thơ không chút dấu hiệu cho biết đây là người được Thần Chết tuyển chọn, không thông qua cuộc chiến... 

Đêm, vẫn đêm đêm, như hồn ma cố tìm cách nhập xác, như tên trộm muốn đánh cắp thời gian đã mất, mi một mình trở lại Sài-gòn, quán Cái Chùa.

Cõi khác

Lưu Kim Cương, Gấu có gặp 1 lần, hình như cũng đã kể ra rồi, trong 1 bữa ăn nhà hàng, ở Khu Chợ Cũ, mà khổ chủ là LKC, khoản đãi đám nhà văn nhà thơ, mà khách mời danh dự của bữa tiệc, là Nguyễn Mạnh Côn. Gấu ăn ké, qua Nguyễn Đình Toàn. Cũng có màn giới thiệu GCC với LKC, trong 1 lúc tình cờ, chứ không phải chủ ý. Cũng 1 tay xì phé, hình như NDT nói. Ông hỏi lại, mòng hả. NDT cười, quả thế. LKC chắc là 1 tay cự phách về xì phé.
Thời gian đó, mới quen NDT. Theo anh đi la cà. Lần tới dự bữa nhậu ở nhà Cung Tiến, là nhảm nhất. Ngay bây giờ nhớ lại, vẫn thấy nhảm. Không được mời mà cũng mò tới. Thấy mặt Cung Tiến ngớ ra, là đã thấy nhói 1 phát, ở đúng chỗ nhói 1 phát. Nhưng anh lịch thiệp đổi liền bộ mặt qua vồn vã. Và còn khen Gấu viết phê bình, đúng giọng Mít. Anh thú thiệt, tôi viết có cái giọng kinh điển, không được như GCC.
Gấu nghĩ, anh nói thực lòng.
Có ông anh nhà thơ. Ông đúng là khách mời. Ông cũng bực, nhưng không nói ra.
Đó là lần đầu tiên Gấu được uống rượu, rót ra từ cái bình bằng sành, trong 1 cái ổ rơm. Ôi chao, rượu đã ngon, nhưng thần sầu sao bằng cái bình sành để trong ổ rơm, với 1 thằng Bắc Kít, nhà quê, nghèo đói, đã từng đào trộm khoai lang ở cánh đồng làng!













Trang NQT

art2all.net


&

Lô cốt trên đê làng
Thanh Trì, Sơn Tây