Lý thuyết phê bình | Tác giả Việt | Tác giả ngoại | Tác giả & Tác phẩm | Tạp ghi | Text  Scan | Tin văn vắn | Thời sự văn học | Thư tín | Phỏng vấn | Phỏng vấn dởm | Phỏng vấn ngắn
Giai thoại | Potin | Nhật ký | Linh tinh | Thống kê | Viết ngắn | Tưởng niệm | Tiểu thuyết | Sáng tác | Sách mới xuất bản | Lướt Tin Văn Cũ | Kỷ niệm, kỷ niệm
Thời Sự Hình | Gọi Người Đã Chết |Ghi chú trong ngày|  Thơ Mỗi Ngày| Nhật Ký Cũ
*


Nguyễn Quốc Trụ
Sinh 16 tháng Tám, 1937
Kinh Môn, Hải Dương
[Bắc Việt]
Quê Sơn Tây [Bắc Việt]
Vào Nam 1954
Học Nguyễn Trãi [Hà-nội]
Chu Văn An, Văn Khoa
[Sài-gòn]
Trước 1975 công chức
Bưu Điện [Sài-gòn]
Tái định cư năm 1994
Canada


Đã xuất bản
Những ngày ở Sài-gòn
Tập Truyện
[1970, Sài Gòn,
nhà xb Đêm Trắng
 Huỳnh Phan Anh chủ trương]
Lần cuối, Sài-gòn
Thơ, Truyện, Tạp luận
[Văn Mới, Cali. 1998]
Nơi Người Chết Mỉm Cười
Tạp Ghi
[Văn Mới, 1999]
Nơi dòng sông
chảy về phiá Nam

[Sài Gòn Nhỏ, Cali, 2004]
Viết chung
với Thảo Trần
Chân Dung Văn Học
[Văn Mới, 2005]

Trang Tin Văn, front page, khi quá đầy, được chuyển qua Nhật Ký Tin Văn, và chuyển về những bài viết liên quan.
*
Một khi kiếm, không thấy trên Nhật Ký, index:
Kiếm theo trang có đánh số.
Theo bài viết.
Theo từng mục, ở đầu trang Tin Văn.

Email

Nhìn lại những trang
Tin Văn cũ
  5

Bản quyền Tin Văn
*
Tất cả bài vở trên Tin Văn, ngoại trừ những bài có tính giới thiệu, chỉ để sử dụng cho cá nhân [for personal use], xài thoải mái [free]
















 



Noel 2011

Nunc Dimittis

*

*

Cây Noel Nhà, năm ngoái, năm nay.

*

@ Espresso

"Sẽ phải có điều tra. Rất có thể khó gạt đám báo chí ra ngoài. Chắc chắn việc đầu tiên tôi phải làm ngày mai là gặp ông Bộ Trưởng Nội vụ ( Hù dọa ta đây...Thử lần nữa...Mình luống tuổi rồi ....Phải nghĩ đến hưu trí ...Thất nghiệp cũng nên ... Nhưng ta không chia sẻ sự dối trá của ngươi đâu, Maston ạ.) "Tôi phải nắm toàn bộ sự kiện, Simley. Tôi phải làm bổn phận của tôi. Nếu có bất cứ chuyện gì anh cảm thấy nên cho tôi biết về cuộc phỏng vấn, bất cứ chuyện gì anh chưa ghi lại trong hồ sơ chẳng hạn, bây giờ cho tôi biết để tôi thẩm định ý nghĩa của nó."
 "Thật sự, chẳng còn điều gì để thêm vô hồ sơ, và những gì tôi vừa nói với ông hồi hôm . Có lẽ ông cũng nên biết, ( Tiếng "Ông " có vẻ hơi gằn một chút), có lẽ ông cũng nên biết tôi tiến hành cuộc phỏng vấn trong bầu không khí hết sức thoải mái. Lời cáo buộc Fennan khá mỏng manh - Sinh viên vào Đảng thập niên 1930, tiếng đồn mơ hồ hiện nay vẫn là cảm tình viên. Phân nửa Nội các những năm 30 đều vào Đảng".
Maston nhíu mày.
"Khi tôi tới văn phòng anh ta tại bộ Ngoại giao, lúc đó hóa ra khá đông người ra vào, nên tôi đề nghị cả hai ra công viên đi dạo " .
"Tiếp tục đi".
"Vậy là chúng tôi đi dạo. Bữa đó trời nắng, lạnh, và khá dễ chịu. Chúng tôi ngắm bầy vịt ".
Maston tỏ dấu nóng nảy.
"Chúng tôi ở công viên chừng nủa giờ. Toàn là anh ta nói. Thông minh, lưu loát, lôi cuốn. Nhưng bồn chồn, cũng đúng thôi. Những người như vậy ưa nói về họ, và tôi nghĩ anh ta mừng vì có dịp được nói một lần cho xong. Anh ta kể toàn bộ câu chuyện - có vẻ khoái nêu tên từng nhân vật trong cuộc - và rồi chúng tôi tới một quán cà phê espresso mà anh ta quen ở gần Millbank ".
"Tới đâu ?".
"Quán cà phê hơi espresso. — đó họ bán loại cà phê đặc biệt một hào một ly. Chúng tôi làm vài ly . "

Gọi Người Đã Chết 

GCC tính dịch cuốn này mà cứ bận bịu hoài.
 I wish U will have another book...
Joyeux Noel.
NQT


The collapse of the Soviet Union
Russia’s imperial agony
The cost of the Soviet collapse has been huge and ongoing

“THE dying process has begun”, wrote Alexander Kugel, a journalist and theatre critic, a few months after the bloody Bolshevik revolution of 1917. “Everything that we see now is just part of the agony. Bolshevism is the death of Russia. And a body the size of Russia cannot die in one hour. It groans.” The agony lasted over 70 years. On December 25th 1991 Mikhail Gorbachev, on television, relinquished his duties as the last president of the USSR. The hammer and sickle flag was lowered from the Kremlin without fanfare. The empire expired with a sigh.

Liên Xô dẫy chết.
Bài điểm này tuyệt quá. Chỉ vài tháng sau khi Cách Mạng Bôn Xê Vích bắt đầu, mà đã ngửi ra cái chết, 70 năm sau đó.


Thơ Mỗi Ngày

LATE-NIGHT CHAT

Of memory, the unhappy man's home.

How to guess time of night by listening to one's own heartbeat

Why we can't see the end of our nose.

On the obscurity of words and clarity of things.

Why songbirds shit while they sing.

The truth about sneezing in church.

A few tips on how to make bad wine taste good.

What tunes to whistle while walking past a graveyard at night.

What to say to a mirror at four in the morning.

Plus a few thoughts regarding the little dolls she made that all looked like me.

How she stuck them with pins and hung them in a tree.

Charles Simic

Chát Khuya

Về hồi nhớ, cái nhà của 1 thằng đàn ông bất hạnh.

Làm sao biết mấy giờ đêm, khi nghe tiếng đập của tim mình.

Tại làm sao chúng ta không thể nhìn thấy cái chỏm mũi của mình.

Về sự tối tăm của từ ngữ và sự sáng sủa của sự vật.

Tại làm sao mấy con chim lại hót khi ị.

Sự thực về những cú hắt hơi trong nhà thờ.

Vài cái mánh về làm thế nào cho rượu vang dở thành thứ xịn.

Những điệu nhạc nào bạn huýt sáo khi đi ngang nghĩa địa vào ban đêm.

Bạn nói với cái gương điều gì khi ngó cái bộ mặt của bạn ở trong đó, vào lúc 4 giờ sáng.

Thêm vài ý nghĩ nho nhỏ về những con búp bế mà em làm ra, tất cả đều giống tớ.

Bằng cách nào em đính chúng, và treo lên 1 cái cây.


GCC vừa phán ẩu, thi sĩ Mít tuyệt giống, thì hân hạnh đọc cuộc thảo luận của các nhà thơ Việt trên trang litviet của PNH, mở ra bằng câu của Simic, trên.

“Poetry is an orphan of silence. The words never quite equal the experience behind them.”

Vì không hiểu Simic phán như trên trong trường hợp nào, và thế nào là đứa trẻ mồ côi của im lặng, và nó liên quan gì tới thơ, và nhất là, tới thơ Mít [Nhà thơ Việt còn rắc rối hơn, y bị đặt trước nhiều vấn nạn…], GCC tò mò lần net, ra bài tiểu luận sau đây, qua đó cho thấy, đứa trẻ mồ côi của im lặng liên quan tới “maternal silence”…

Poetry is understood by the poet to be a child that has lost its mother. A connection between the experience of the "maternal silence" and language cannot, it seems, be established. The relation of experience and language is tragic like the relation of an orphan to his mother.

Orphan  of  Silence : An Introduction

Đọc loáng thoáng bài tiểu luận, thì có vẻ như đây là kinh nghiệm của riêng Simic, ít ra là như vậy. Ông là nhà thơ mất mẹ nó tiếng mẹ đẻ, và phải dùng tiếng Anh để làm thơ.

GCC vs Mít Poets

Trên Gió O, GCC mới đọc bài của NY, viết về thơ, và những người bình thơ. Thấy cũng nhột nhột, đành đi 1 đường.

Nói rõ ra thì là như thế này, GCC chưa từng đọc thơ của mấy đấng như NY, TQ, PNH... không phải thơ của họ không hay, mà vì không hợp tạng. Thơ NXT thì chỉ đọc được tập thơ tù. Sau thấy lạt quá, không đọc nữa.
GCC nhắc tới mấy đấng này, là về vấn đề họ sử dụng tiếng Việt tệ quá chứ không phải làm thơ tệ quá. 

Cẩn bạch. NQT


Hát Sau Lò Cải Tạo

Miền Nam mất vì chúng ta vưỡn nghĩ, VC Bắc Kít cũng 1 thứ Mít, như chúng ta. Chúng ta vẫn hy vọng, chiến tranh chấm dứt, và nước Mít độc lập thống nhất, không còn chiến tranh chắc chắn phải hơn hai nước Mít thù nghịch nhau. Làm sao Miền Nam "tiên đoán" ra được Lò Cải Tạo, khi chắc mẩm, 10 ngày cơm nắm mang theo, ăn hết thì lại về nhà hú hí với vợ con? Nếu không có vụ anh Tẫu đánh Miền Bắc Bắc Việt, và Bắc Bộ Phủ tống hết cả Miền Nam lên đó, làm thịt sạch, thì hoặc để họ tự tiêu diệt lẫn nhau... Bạn có thể tưởng tượng ra một... “sự thực” như thế? Miền Nam mất vì chúng ta thiếu sự tưởng tượng, hoặc không thể nào tưởng tượng ra được những “chân lý” như trên.

Czeslaw Milosz cũng đã từng phán như vậy về Tây Phương, khi họ nghĩ rằng, ông phịa ra những tội ác của CS.
Brodsky đã từng sửa lưng em Susan Sontag, khi em chê Solz chẳng biết 1 tí chó gì về Tây Phương. Ông biểu em, đúng như thế, nhưng những gì Solz phán về Liên Xô, thì đều đúng, và không có gì ngây thơ cả, thí dụ, con số người bị Stalin giết.

Câu chuyện Chế Linh dường như còn ẩn chứa những vấn đề “ khó nói” trên văn bản. Khó nói đến nỗi văn bản chính thức của Sở văn hóa – thông tin Thành phố chỉ ghi: “Chưa phù hợp với điều kiện của thành phố”.
Ðỗ thi sĩ

Ẩn tàng, khó nói…  cái con khỉ.

Liệu chúng ta có thể tưởng tượng ra, 1 anh Linh Chê, về, để hát, và để chết trên Đất Mẹ, bị từ chối, vì tình hình chưa phù hợp? 

Ở cái tuổi 70, cổ lai hy, Bác H viết di chúc, vậy mà bác Lính Chê, về nước, sau khi phủ phục trước Bắc Bộ Phủ, sau khi ra Lăng Bác khấn bái xin phù hộ, và xin phép "hát cho đồng bào tôi" nghe, vậy mà "Lô nà Lô", [Nô, nói ngọng, bởi vì lệnh này, chắc là từ Bắc Bộ Phủ, tao cho, nhưng mày không cho, chẳng có chuyện trống đánh xuôi ở đây], 30 năm sau khi cuộc chiến chấm dứt?


La Peau [Làn Da]: Một cuốn tiểu thuyết-Trùm: Un Archi-Roman


LA MORT DE L'AUTEUR


Essai de roman
Enrique Vila-Matas

Luận về tiểu thuyết

Lời kêu gọi gửi tới tất cả những nhà văn, những người đầy tiềm lực sẽ trở thành nhà văn, những người mới tập sự, hay những người đã được công nhận: Nếu các bạn muốn biết văn chương bi giờ ở đâu, và nếu có thể, lại làm mới nó, làm cho nó nóng hổi vừa thổi vừa đọc, hãy đọc Chet Baket nghĩ về nghệ thuật của anh ta, của Enrique Vila-Matas. Bạn sẽ chẳng tìm thấy bước để đi theo, chẳng lý thuyết; chẳng “ơ ra kìa”, kiếm thấy rồi, cũng không bất cứ 1 phương tiện nào để thoát ra khỏi thất bại, nhưng mà là những điều chỉnh quí hóa, những dọ dẫm phì nhiêu, những mâu thuẫn không giải toả mà gợi hứng, mặc khải, những lối đi mời gọi, nhưng lại chẳng dẫn tới đâu, như chúng có thể mở ra văn học của tương lai (thì cứ giả dụ như có văn học tương lai, và tương lai dám dành cho văn học một chỗ). Và bạn sẽ ngộ ra 1 điều là, nếu một cuộc cách mạng mới mà người ta có thể bàn về nó, thì nó sẽ xẩy ra, nếu như xẩy ra, khác hẳn những cuộc cách mạng đi trước nó, nghĩa là đếch có ồn ào, đạp đổ, đao to búa lớn [thí dụ như của mấy đấng Sáng Tạo], không tuyên ngôn, không xuống đường, không xì căng đan, mà rất ư là nhẹ nhàng, giấm giúi, chỉ mong chẳng ai nhận ra.
Chẳng phải tiểu thuyết, chẳng phải tự thuật, chẳng phải tiểu luận phê bình văn học, cuốn sách được Vila-Matas, chính ông ban cho nó 1 cái tên, một “giả tưởng phê bình”. Tác giả rút về 1 căn phòng khách sạn, ở Turin, một nơi chốn Xavier de Maistre đã từng viết Cuộc du lịch chung quanh căn phòng của tôi. Ông nghe nhiều giọng điệu khác nhau của bản nhạc « Bela Lugosi's Dead », thú nhận, công việc của ông là của “một kẻ tưởng mình là… Thầy Cuốc”, lập đi lập lại rằng, nếu anh ta là 1 kẻ kể chuyện, thì sẽ là một kẻ “kể chuyện ngần ngại, lo âu”, đi tìm cái cảm xúc giấu kín Céline, nghệ thuật Kafka của sự chối từ, cái còn zin của từng khoảnh khắc. Nhưng trên hết, anh ta phán – nói khác đi, anh ta lao vào 1 cuộc du ngoạn ở bên trong chính anh ta, của cái thư viện của anh ta, của văn chương. Một cuộc du ngoạn bất động qua đó, anh ta sẽ gặp gỡ, trong số những người khác, Sergio Chejfec, Gombrowicz, Borges, Le Faucon maltais, John Lennon, Dorothy Hewett, Nabokov. Với điểm xuất phát, và cũng coi như leitmotiv [cách viết khác], điều thường hằng sau đây: trong văn chương cuộc chiến được tuyên bố giữa chủ nghĩa hiện thực và sự từ chối chủ nghĩa hiện thực, giữa hai quan điểm cơ bản mâu thuẫn nhau về chủ nghĩa hiện thực, đúng hơn, một, toan tính tái tạo dựng thực tại “man rợ, tàn nhẫn, câm nín, và không ý nghĩa của sự vật” mà Ortega y Gasset đã nói tới, và một, muốn đem đến 1 cái nghĩa cho thực tại trong những câu chuyện kể truyền thống, đơn giản, và dễ chịu; giữa cái gọi là không-có tính kể lể, và tính kể lể; giữa sự “thờ phụng cái không đọc được”, và cái đọc được, an tâm và qui ước: giữa Finnegans WakeLes Fiançailles de M. Hire; giữa James Joyce, “Kẻ Đầy Tham Vọng, Kiêu Căng, Tự Phụ”, và thằng “anh/em sinh đôi ngu si đần độn của nó”, Georges Simenon.


Apricot Jam and Other Stories
by Aleksandr Solzhenitsyn


**

Un « écrit non écrit », l'ombre de l'inconscient

Si Duras a toujours revendiqué son indépendance face à la psychanalyse, elle peut décrire le processus d'écriture en des termes évoquant les pensées freudienne ou lacanienne.
Par Florence de Chalonge

Viết như không viết.

Khi sử dụng cụm từ này, để miêu tả cách viết của Thảo Trần, qua cảm nhận của Thảo Trường và Nhật Tiến, khi đọc Nơi Dòng Sông Chảy Về Phía Nam; một vị độc giả của TV còn khen TT viết tự nhiên hơn Cô Tư, và Tara của TT mới đúng là Tara, của Cô Tư có mùi Cách Mạng, [nhân tiện đây, xin cám ơn], GCC không nghĩ là lại có người chôm của Gấu, để gọi cách viết của em Đầm thực dân đã từng sống ở Sa Đéc.
Nhưng với Florence de Chalonge, tác giả bài viết, "viết không viết" của Duras là viết dưới bóng của vô thức. Còn với TT, là sự tự nhiên của đời sống thực chuyển vào ngòi viết.
Khác nhau.

*

Ngày, tháng, năm

Má,

Má, xin má hãy tha thứ cho con. Khi còn nhỏ dại con đã nhiều lần xúc phạm đến má. Tuổi trẻ vô tri tàn nhẫn, thậm chí con còn trả lời bạn bè: tao mồ côi cả cha lẫn mẹ, bà đó khùng, tao đâu phải con bà. Con còn làm nhiều điều đại nghịch, bất hiếu bất nghĩa với má mà giờ đây mỗi khi nghĩ lại con đau khổ vô cùng.

Ngay từ khi bắt đầu bước chân ra đời, con đã nhận ra ngay lầm lỗi của con đối với má, nhưng bản tánh ngoan cố con đã ngụy biện đổ thừa cho hoàn cảnh này, hoàn cảnh nọ. Điều con nhận ra trước hết là khi sanh con ra, má mới 21 tuổi đời, chồng thì chết, nhà ngoại lại nằm trong vùng Việt Minh kiểm soát, Tây ruồng bố mỗi ngày lại thêm bọn cường hào ác bá dựa hơi tác oai tác phúc, mà má lại trẻ đẹp thì làm sao có thể ở vậy nuôi con. Lầm lỗi thứ hai của con là oán trách má đã không nhìn nhận con khi ngoại dẫn con đi thăm má sau 12 năm con sống với ba má nuôi, với người dưng nước lã, dù ba má nuôi con rất thương yêu con, nhưng những kẻ ác mồm ác miệng họ gọi con là đồ trôi sông lạc chợ. Lúc đó mọi chuyện đã an bài. Má không thể nhìn con để bỗng chốc đổ vỡ cái hạnh phúc mong manh của má và của mấy đứa em cùng mẹ khác cha với con. Lúc đó con nghĩ là má hạnh phúc trong cảnh nhà cao cửa rộng, lắm bạc nhiều tiền nên đã không ngó ngàng gì đến đứa con côi cút mà chính mình đã rứt ruột đẻ ra rồi bỏ rơi nó từ khi hai tuổi. Con nào hiểu được là ngoại đã đưa con đi thăm má không đúng lúc, ngoại cũng đâu biết gì, thấy con vừa thi đậu trung học đệ nhứt cấp, ngoại mừng quá nên muốn chia sẻ với má.

Người chồng sau của má, con trai thừa tự của một gia đình thế gia vọng tộc, đã có một người đàn bà khác, và sẵn sàng kiếm cớ để bỏ má. Vì phải bảo vệ quyền lợi của mấy đứa con, nên má đã ngậm đắng cay sống nhịn nhục, khổ đau và buộc lòng từ chối không nhìn nhận đứa con tội nghiệp mà mình đã bỏ nó hơn 12 năm trời.

Khi má ly dị xong xuôi, được hưởng phân nửa gia tài, lúc này má mới yên lòng và tìm cách đi thăm con, con còn nhớ năm đó con đã học xong trung học và đang học sư phạm, con đã từ chối không gặp má, không nhận bất cứ thứ gì má mua cho con dù con rất cần, vì ba má nuôi con nghèo, không thể cho con đủ những thứ cần thiết, mà một thiếu nữ ở tuổi con thời đó cần, con không thể quên được lần cuối cùng má đến trường thăm, con đã giận dữ đuổi má ra khỏi cổng trường, ném theo sau quà bánh vật dụng mà má đã mang cho con. Má bước đi chan hòa nước mắt, con đã làm cho má hết sức bẽ bàng với bạn bè con…  Má ơi mỗi lần nhớ đến đoạn này là con nghe tim mình đau buốt.

Ngày cưới con má cũng không về, năm đó nước lụt ngập tràn quốc lộ, phải rước dâu bằng thuyền, con sắp bước vào cuộc đời làm vợ, làm mẹ mà không hề nghe được một lời dặn dò thân thiết nào của ngay chính người đã sanh đẻ ra mình. Sau này con mới biết là ba má nuôi con không cho má hay, khi má hay thì con đã theo chồng. Ba má nuôi con đã yêu thương con như ruột thịt đã nuôi nấng cho con ăn học nên người, họ cũng không muốn mất con và cũng có nói xấu má, những điều đó đã ăn sâu vào tiềm thức con, rồi khi lớn lên thêm ba mớ chữ nghĩa lại làm cho con hợm mình và tưởng đâu chính mình mới là người có quyền tha thứ cho đấng sanh thành.


Lại nói về “viết lách nhẹ không”.

*

Theo nhà văn Bảo Ninh, cuốn Ký ức vụn "viết lách nhẹ không, như chơi, mà cuốn hút người đọc ngay lập tức.. Đây là một tác phẩm sâu nặng buồn vui. Buồn nhiều hơn vui". Dù trang bìa quyển sách ghi đây là tạp văn chọn lọc, Bảo Ninh cho rằng, tác phẩm này gần với thể loại truyện ngắn hay tiểu thuyết hơn, dù nó không mang tính hư cấu. "Sự thực thì tôi thấy Ký ức vụn là một cuốn tiểu thuyết. Cuốn ấy viết cho những người cùng thời cùng kiểu với tôi. Bởi tiểu thuyết là thế. Không có đời mình trong đó, nhưng đọc thấy đời mình, đời bạn bè mình, thấy lại trước mắt năm tháng đã qua, những năm tháng hiện hữu trong các câu chuyện và cả ở khoảng trống giữa các câu chuyện. Thời thơ ấu, tuổi học trò, mối tình đầu, tang thương chiến tranh, đời văn, quê nhà và tha hương lang bạt. Trần Vàng Sao. Hoàng Phủ Ngọc Tường. Đoàn Anh Thắng. Phùng Quán. Bạn bè ở Huế…", Bảo Ninh bày tỏ.
Bảo Ninh cũng chia sẻ, không chỉ ông mà nhiều độc giả, nhất là độc giả trẻ thích thú tìm đến với cuốn Ký ức vụn và đó là điều đáng mừng cho văn học.
eVăn

Gấu đọc NQL, khi ông vừa xuất hiện trên VHNT của PCL, trong bài viết về Quảng Trị. Nổi Chìm Một Thị Xã.
Thấy được quá.
Rồi khi mới viết Blog. Quá được.
Nhưng sau đó thì không được nữa.
Nói 1 cách gọn ghẽ, thì như thế này:
NQL khi mới viết, có nhiều lửa lắm, và viết, là muốn đốt cháy, muốn đả phá, muốn chống lại, [đốt cháy, đả phá, chống lại… cái gì thì tùy bạn thêm vô], sau đó, ông viết để nịnh bợ cuộc đời.
Có lần Gấu nhận xét, ông xuất hiện như ánh lửa ma trơi, rồi vụt tắt.
Làm nhà văn ở trong 1 thế giới toàn trị, khó lắm, cũng phải thông cảm cho ông.
Được như vậy cũng là tốt rồi.
Nên nhớ, Bảo Ninh nhận xét “viết lách nhẹ như không”.
Ông không viết, “viết nhẹ như không”.
Đây là lời chê nặng nhất, còn nặng hơn cả những dòng của GCC.
Được, được!
NQT

Trang NQL

Chín Khúc

Cục Uất

Người ở Đông Dương
Trang NQL trên Tin Văn

Me-xừ tác giả, NQL, đang bị CA đánh tơi bời trên net. Sợ mất mấy bài viết, thuộc loại hiếm quí, thí dụ như những dòng trên, Gấu bèn noi gương mấy ông bà thành lập trang net, vì tương lai của văn học VN, bệ về Tin Văn, và sẽ nhẩn nha đi vài đường lèo nhèo, khi nào có hứng!
Đọc, về anh Đ. [Tên đầy đủ: Đụ ?], trên, lạ làm sao, làm Gấu lại nhớ đến Rasputin, Đại Ác Tăng làm sập chế độ Nga Hoàng.
Đại Ác Tăng chắc cũng một thứ Lao Ái, hay anh Đ.
Anh Đ thì làm thịt [nựng] vợ liệt sĩ, bộ đội làng Đông Dương, Rasputin làm thịt hầu như tất cả các bà mệnh phụ phu nhân, bà hoàng, bà chúa, kể cả Hoàng Hậu nước Nga, sau bị nhân dân giết chết. Cái chết của ông mở ra Cuộc Cách Mạng Tháng Mười, theo một KGB, qua D.M. Thomas, người viết tiểu sử Solzhenitsyn.

Cái sự nổi tiếng như hiện nay của NQL làm GCC nhớ đến trường hợp của Harold Robbins, một nhà văn Mẽo, (1) và bài viết về tay này trên tờ Người Nữu Ước, trong 1 số đã lâu, hồi Gấu mới ra ngoài này. Tác giả bài viết trên Người Nữu Ước phán, thật chí lý, HR dư sức đoạt Nobel, nhưng ông ta bán rẻ đời văn của mình, khi chọn làm nhà văn best-seller.
Quá đúng nếu áp dụng vào trường hợp NQL. Ngày trước ông là nhà văn đầy tiềm năng, triển vọng. Bây giờ ông là nhà văn best-seller, đầy "tiền năng", và đầy độc giả, không phải thứ đúng ra là độc giả của ông.
Lần chạy trốn quê hương, 1 trong những cuốn sách mà Gấu mang theo, lấy từ cái sạp báo nhà, là cuốn Người lữ hành kỳ dị của tay HR. Thật tuyệt vời. Chính vì đọc cuốn này, mà sau đó, Gấu tò mò theo dõi đường văn của ông.
Tiếc.
Y chang tiếc NQL bây giờ.

NQT

(1)

Harold Robbins (May 21, 1916 – October 14, 1997) was one of the best-selling American authors of all time. During his career, he wrote over 25 best-sellers, selling over 750 million copies in 32 languages.
Born as Harold Rubin in New York City, he later claimed to be a Jewish orphan who had been raised in a Catholic boys home.[citation needed] In reality he was the son of well-educated Russian and Polish immigrants.[1] He was reared by his pharmacist father and stepmother in Brooklyn. His first wife was his high school sweetheart[2]
Wiki

HR là 1 trong những nhà văn Mẽo sách bán chạy nhất mọi thời. Trong nghiệp văn ông viết trên 25 cuốn best-seller, bán ra trên 750 triệu ấn bản, trong 32 ngôn ngữ.
Ông phịa ra gốc gác của ông, một đứa trẻ mồ côi Do Thái. Sự thực, ông dòng dõi di dân Ba Lan-Nga.

Nhân vô Wiki, đọc về HR, mới biết ông phịa gốc gác Do Thái. Trong văn học, có mấy trường hợp phịa gốc gác Do Thái, và đều khủng cả. Một, trường hợp Jerzy Kosiński tác giả The Painted Birds, và một, Binjamin Wilkomirski, người đàn ông có hai cái đầu, TV đã giới thiệu, tóm tắt bài viết trên 1 số Granta về “Sự Thực & Dối Trá”.

GCC biết đến Jerzy Kosiński rất sớm từ những ngày còn Sài Gòn, khi cuốn sách của ông nổi đình nổi đám, và được tờ Văn nhắc tới, và dịch cái tít theo bản tiếng Tây là Loài Chim Dị Chủng, L'Oiseau bariolé, và liền sau đó, nghĩa là, liền sau khi cày thêm 1 job cho UPI, Gấu bèn ghé Xuân Thu tậu 1 cuốn của ông, cũng thật là bảnh, Les Pas, bản tiếng Tây của Steps.

Đúng là thần sầu.

Thần sầu hơn nữa, là, 1 cái truyện ở trong đó, rất giống trường hợp đã xẩy ra với bạn Phạm Năng Cẩn, 1 trong Thất Hiền của Gấu.
Bạn còn nhớ ông bạn Cẩn này, hồi đi học, sống nhờ ông anh, có bà chị dâu tàn khốc, và do đó, thường là quên đóng học phí, và được 1 em học cùng lớp thương, cứ nhét tiền vào trong vở bạn Cẩn, trả học phí giùm.
Sau em đi lấy chồng, và trước khi đi lấy chồng hẹn gặp bạn Cẩn ở.... khách sạn.
Ui chao bạn Cẩn tới, sợ run, mừng run, và em ra lệnh, anh quay mặt đi chỗ khác.
Cẩn không chỉ quay mặt đi chỗ khác, mà còn nhắm kín cả hai mắt. Khi em ra lệnh, quay mặt lại, và mở mắt ra, thì Cẩn nhìn thấy cái lưng trần của em và hai trái táo bự ơi là bự, ở trong gương!
Cẩn chỉ được hưởng hương, hưởng hoa, trước khi em đi lấy chồng.
Trong Les Pas có 1 truyện tương tự, nhưng khủng hơn nhiều, bịnh hơn nhiều, chứ không thanh cao, trong trắng như trong trường hợp của bạn Cẩn.

Gấu Cà Chớn cũng gặp 1 trường hợp tương tự bạn Cẩn. Trước khi lấy Gấu Cái, cũng 1 em đến gặp, tự động phơi hến ra, như cái em trong bài thơ của Sebald, cho anh đấy, hàng "zin", anh nhìn hai cái núm vú đỏ hỏn của em thì biết, nhưng chỉ với điều kiện, phải lấy em, phải bỏ cái cô có bầu với anh.
Gấu không thể bỏ Gấu Cái, thế là đành lắc đầu, dù rất thèm!
Hà, hà!

Cô này, lần Gấu về lại Sài Gòn, gặp lại. Có chồng, nhưng bỏ nhau đã nhiều năm, 1 mình lo cho đàn con. Gấu rủ đi chơi, OK, nhưng tới khi đề nghị kiếm… khách sạn thì cô lắc đầu, ngày trước, còn zin, cho không anh, anh chê, bây giờ nát bấy như quê hương mỗi người chỉ có một, có đáng gì nữa, nhưng chỉ sợ anh già rồi, chẳng làm gì được, hến của tôi lại thẹn thêm một lần nữa.

Dã man thật.

Mà có thể thế thật!

*

Cả hai cuốn đều tuyệt cú mèo. Gấu nhớ, hồi đó đó, đọc tờ Paris Match, kể về Kosinski, học tiếng Anh bằng cách gọi cho mấy cô ở Tổng Đài, và, cùng lúc, viết tiểu thuyết bằng tiếng Anh.
Sau vỡ ra là ông phịa.
Cuốn tiểu thuyết khủng khiếp số 1 của ông, cũng là phịa, trong khi ông cứ khăng khăng chuyện thực.
Và sau tự tử để chứng minh, nó là thực.
Vưỡn chẳng ai tin.
Ngu thế. Giả mới bảnh chứ thực thì…. chán chết.
Gấu coi sách, coi phim, mà thấy câu 'dựa trên chuyện thực' là vứt vô thùng rác.


+ Đọc blog của Nguyễn Quang Lập (cái này chắc ai cũng biết rồi chẳng cần quảng cáo thêm): ngày xưa tôi đọc Những mảnh đời đen trắng thấy chán, xem mấy cái phim thấy sến, giờ đọc kiểu viết blog thấy nhiều cái hay, đầy tài năng, nhưng là tài năng của cái nhìn phía dưới đầu gối, thỉnh thoảng cũng nâng lên trên, cách được khoảng hai gang tay.

Nhị Linh's Blog.

Đọc NQL mà hiểu như vậy, thì hơi khí nặng tay với tác giả.

Phải đọc, như những truyền kỳ, về một thế giới hồ ma của Liêu Trai, hay như những "cửa sổ" nhìn ra thế giới bên ngoài, như cách Kundera đọc Kafka, trong Những di chúc bị phản bội, hay đọc song song với "Ba thằng lăng nhăng" của Tô Hoài...

Biến thái của nó, sau 30 Tháng Tư, là dòng văn Bóng Đè, dòng thơ Mở Miệng, dòng thơ đóng đinh thập tự của Nguyễn Viện...
Đây cũng là cách Mishra đọc Ma Jian, Tiananmen's wake, coi sexual love là antidote chống lại sự kiểm soát của Đảng!

(1) Nên nhớ NQL là thuộc thế hệ Chống Mỹ Cứu Nước, khác hẳn thế hệ... Nhị Linh. Thay vì chọn cách viết của mấy ông kia, hay những ông như Đào Hiếu, Lữ Phương, ông chọn cách viết "truyền kỳ".
Cũng là một cách nhìn lại thời của ông! (1)

(1)
Không có đời mình trong đó, nhưng đọc thấy đời mình, đời bạn bè mình, thấy lại trước mắt năm tháng đã qua, những năm tháng hiện hữu trong các câu chuyện và cả ở khoảng trống giữa các câu chuyện. Thời thơ ấu, tuổi học trò, mối tình đầu, tang thương chiến tranh, đời văn, quê nhà và tha hương lang bạt. Trần Vàng Sao. Hoàng Phủ Ngọc Tường. Đoàn Anh Thắng. Phùng Quán. Bạn bè ở Huế…", Bảo Ninh bày tỏ.


Ghi chú trong ngày

Khi khảo về hiện tượng từ vay mượn, học giả Đào Duy Anh đã chỉ ra đặc điểm ưa nói trại của người Việt Nam, từ đó mà các từ lúc sang đến nước ta thường xuyên có những biến đổi khá đặc biệt, chẳng hạn như từ cahier [quyển vở] thường được học sinh thời của ông đọc chệch đi một chút thành caidê.
yên sĩ phi lý thuần
(từ inspiration)

Blog NL

yên sĩ phi lý thuần (từ inspiration): Phiên âm này của Tầu, không phải của Mít.
Giống như công môn tả lão phù [Comment allez-vous?].
Trong cuốn Trước Đèn của Lãng Nhân, hình như có nhắc đến mấy từ này

Mít có từ của Mít: Inspiration dịch qua tiếng Mít là:
Phiện thú lắm”!

Mấy từ tiếng Tây đọc trại, thường là do cách đọc của người Miền Nam, gần Tây hơn [tự trị], so với Bắc Kỳ, đọc sao cho Tây hiểu.
Bởi thế mới có những từ như trái ô-buy, trái phá, cặp rằng, từ caporal, phạm nhe, từ infirmier...

Thi sĩ TTT hồi nhỏ sống ở trong Nam, Sài Gòn. Chắc là ông biết nhiều tiếng Miền Nam, từ tiếng Tây qua, như trong 1 bài thơ viết về Hà Nội, ông dùng “ô buy”, đâu có phải mưa ô buy…”, và đám bạn bè của em ông, có đứa lầm với mưa thu của Hà Nội, như GCC đã có lần viết về cái kỷ niệm tuyệt vời của 1 thời tuyệt vời.

Vào năm 1954, khi mới vô Sài Gòn, Gấu còn được nghe 1 số tiếng Miền Nam từ tiếng Tây qua, và nhớ hoài cái cảnh, ông bố chủ nhà bảo thằng con trai, sĩ quan Bình Xuyên, lột cái "galon", lon sĩ quan, ném bỏ, làm dân thường, những ngày Diệm tiêu diệt Bình Xuyên, và đến 30 Tháng Tư lại nhìn thấy cảnh này....

Ðâu phải mưa ô buy vào thành phố"...

1954, vào Nam, thi sĩ Thanh Tâm Tuyền có lẽ là một trong những người đầu tiên có những dòng thơ văn về Hà Nội, bên cạnh những dòng nhạc của một "Mưa Sài Gòn, Mưa Hà Nội", hay "Hướng Về Hà Nội". Câu thơ trên, tôi chỉ nhớ loáng thoáng, trong tập "Tôi không còn cô độc", đã một thời làm ngơ ngẩn cả đám bạn bè hồi cùng học trung học. Ngớ ngẩn, đúng hơn.
Số là Phạm Năng Cẩn rất mê câu thơ đó. Anh cứ ngâm đi ngâm lại khiến Nguyễn Quốc Sủng đâm ra thắc mắc, hỏi, mưa ô buy là mưa gì? Tôi nhớ là, bạn Cẩn ngớ ra, và... cương đại: mưa ô buy là một thứ mưa bụi (buy biến thành bụi), hạt lấm tấm như nhũ kim cương trên những chiếc áo Mùa Thu, Hà Nội!
Sủng coi bộ không hài lòng với một lời giải thích rất thơ như vậy. Một bữa, trong lúc cả đám vây quanh nhà thơ, anh hỏi. Thi sĩ trả lời: ô buy là một từ tiếng Pháp, obus. Mưa ô buy là mưa đại bác, mưa trái phá!

Sau này tôi được biết, người miền nam gọi trái phá là trái ô buy. Họ gọi phạm nhe là người y tá, và hồi mới vào Sài Gòn, tôi đã từng khổ sở vì không hiểu nghĩa của nó, sau cùng truy ra, là do từ tiếng Pháp, infirmier.

Nước Pháp, “hóa thân” vào miền nam, qua từ obus; rồi miền nam “hóa thân” vào từ ô buy, và được một nhà thơ miền bắc âu yếm sử dụng cho... Hà Nội, ôi chao số phận của “trái đại bác” Tây, nhờ một miền đất, rồi nhờ một nhà thơ, biến thành cơn mưa bụi ở một miền đất khác, trong cùng một quê nhà, sao mà may mắn hơn cái từ chiên hẩm hiu thế!
Bởi vì không phải ngẫu nhiên mà nhà thơ sử dụng từ “mưa ô-buy”: ông vẫn bị những cơn mưa từ cái thành phố mà ông từ bỏ ám ảnh, cũng như không phải ngẫu nhiên mà ông bạn ngày xưa của tôi tán ẩu, ông cũng bị ám ảnh....
Nhân chữ chuẩn hóa lâu đời tôi lại nhớ đến Lévi-Strauss; ông cho rằng từ ngữ vốn không phải là của chung, mà là của riêng, giống như ngày xưa, khi đi thi, mà dùng một chữ của vua dùng, là phạm húy, có khi mất luôn cái chỗ đội nón; nhưng, như một vòng tròn luẩn quẩn, khi những chữ được những nhà quyền quí dùng chán chê, vứt bỏ, lúc đó thứ dân lại mang ra xài, và ngược lại.
Chiên được người dân cả hai miền sử dụng, biết đâu đấy, chính nó đang mang thông điệp thống nhất, và người dân miền bắc có vẻ đã đến lúc quá chán cái gọi là chuẩn hóa lâu đời rồi cũng nên...



A black cat, two moons and a host of nocturnal little people populate Haruki Murakami’s new novel.
But has he become more conventional?

Người Kinh Tế đọc tác phẩm mới nhất của Haruki Murakimi
Liệu ông ta trở thành quá qui ước?
Tuyệt.

Chỉ cần 1 cú đánh thôi.
Phê bình là như thế đấy! 

GCC “lâu lâu” được bạn văn khen, rất kiệm lời!
Ðánh cú nào ra cú đó.
Với nhà thơ NS, chỉ cần hai từ "dễ dãi và sung sướng".
Với bạn quí, thì “đi tìm 1 cái mũ đã mất”
Hoặc “Thật Lạt”, thay vì “Thất Lạc”!
...
Hà, hà!
Thảo nào NS gọi là tên sa đích văn nghệ! 

[Lại tự thổi!
Why not?] 

HARUKI MURAKAMI filches from George Orwell’s “Nineteen Eighty-Four” for the title of his new novel, “1Q84”, making a play on kyu, the Japanese word for nine, by transposing the letter “Q” for the number “9”. Significantly, the action also takes place over the last nine months of 1984. But it would be a mistake to conclude from this that Japan’s magical postmodernist has spent nearly 1,000 pages writing about a dystopian world where couples make love in an ash glade, hardly daring to speak because of the all-listening microphones in the trees. Mr Murakami’s main influence here is not so much Orwell as Philip Pullman; his “1Q84” less a stairway to another world than a heave-ho into a whole new universe.

Chàng tưởng chàng thuổng Orwell, nhưng thực ra, Philip Pullman; cuốn sách của chàng không hẳn là 1 cái thang đưa tới 1 thế giới khác [thế giới toàn trị mà Orwell tiên đoán, và sau trở thành hiện thực], nhưng một “heave-ho” [dimissal: từ chối] vào trọn 1 vũ trụ mới

Tuyệt! Quá tuyệt! 

Tờ TLS Nov 18, 2011, đọc tác phẩm mới ra lò của Murakami, cũng chê thấu trời, dưới cái tít, Mộng mị Orwell, Orwellian Reveries, Đếch phải thế giới này, Not of this World, thứ rẻ tiền, [cheap]. Tờ báo nhắc lại lời Kenzaburo Oe, khi đọc Murakami: Chỉ là những lèm bèm về văn hóa ăn nhậu đớp hít của Tokyo [mere reflections of the vast consumer culture of Tokyo], và những thứ văn hóa chìm của thế giới nói rộng ra [subcultures of the world at large]


Malraux, còn lại gì?

*

Thơ Ở Đâu Xa

Malraux mất năm 1976, nếu tính theo biên niên thì cũng đâu có quá xa xôi, vậy mà nghe như ông cách xa thời đại của chúng ta hàng thế kỷ. Như Sartre, và Camus, họ là những kiện tướng của văn học trường lớp của chúng ta. Nhưng vào giờ này, tôi nhận thấy sinh viên hết còn thích thú với Phận Người của Malraux.
Nói thực ra, tôi nhận thấy văn của Malraux hơi bụi. Ở Malraux có sự ám ảnh của vinh quang, của tượng đài, và sự thờ phụng vĩ nhân. Tiểu thuyết của ông luôn rao giảng những thông điệp phổ cập. Theo nghĩa này thì ông luôn cùng pha [ngược với “lệch pha” của Thầy Cuốc] với thời của ông, thập niên 1930, khi mà những ý tưởng lớn đang được mùa với đám đông. Nhưng chính vì thế, mà ngày nay, ông trở thành lỗi thời, cùng với thứ tiểu thuyết luận đề. Chúng, tất cả đều tuân theo 1 cấu tạo hai mặt (xen hành động, xen tranh luận), và cuốn tiểu thuyết chỉ được sử dụng như là 1 cái xe chuyên chở tư tưởng siêu hình – Cái Thiện, Cái Ác, Cái Số Mệnh…. Ở đó, có 1 thứ chủ nghĩa nhân bản cằn cỗi, quá đát.

Note: Trang thơ trên, trong bài thơ Vài khúc dạo tặng tri âm, không thấy có trong bản trên talawas.
"Trắng xóa bão giông" chắc đúng hơn.
TV sẽ post toàn bài thơ.
NQT

*

*

Trang Thơ VHC

*


Sebald

Ðặt chữ

Qua Ðất Ðai Qua Sông Nước
Tuyển tập Thơ 1964-2001
Tác giả W.G. Sebald

Kể từ khi mất bất thình lình do tai nạn xe hơi vào năm 2001, sự sùng bái W.G. Sebald ngày một tăng.
Ông gốc Ðức nhưng chọn Anh là nơi sinh sống. Ðược biết nhiều qua những tác phẩm văn xuôi tinh tế, kết hợp cái thực với giả tưởng, đẩy tới mức giới hạn, điều tiểu thuyết có thể làm được, ông được coi như là một trong những nhà văn lỗi lạc nhất của thế hệ của ông. Ông còn là 1 nhà thơ.

Qua đất qua nước, một tuyển tập những bài thơ chưa từng in trước đó, nếu có thể nói như vậy. Ðược dịch bởi Iain Galbraith,  Qua đất qua nước, như cái tên cho thấy, phác ra một cuộc đời di động. Trải dài 37 năm, tuyển tập bao gồm những bài thơ mà Mr Galbraith kiếm thấy tác giả của nó viết vội, ở trong những hồ sơ, trên những mẩu giấy, trên tờ thực đơn nhà hàng, chương trình của một buổi ca nhạc, kịch nghệ, hay những tờ giấy có những tiêu đề của 1 nhà hàng, khách sạn. Chúng bật ra khi trên xe lửa, hay ở một “ga không tên/ ở Wolfennbuttel”, Sebald kín đáo quan sát những bạn đồng hành đi xe lửa bằng vé tháng, vé năm khi ông gợi ra những quang cảnh lùi về phía sau ngược với con tàu.
Khác văn xuôi của ông, có tính sử thi, gây chóng mặt, những bài thơ này thì cô đọng, lơ thơ. Tuy nhiên chúng chứa đựng rất nhiều đề tài thường ám ảnh Sebald suốt cuộc viết của ông. Nhà thơ trải qua những năm cuối đời ở Anh, làm việc tại Ðại học Manchester và Ðông Anglia. Bận bịu với hồi nhớ, ao ước, và tính ma quái của những sự vật, Sebald có thể gợi ra trong 1 bài thơ vẻ đẹp huyền bí nhạt nhòa, 1 thứ Diễm Xưa, [thì cứ phán đại như vậy] của “thời quên lãng/của núi non và đèn treo”, hay bước ngoặt của thế kỷ/ áo-thày tu và cây cung-vải mỏng, trong khi ở 1 bài thơ khác, ông nói tới một “khu tháp/xấu xí”, hay những “siêu thị hấp hối”. Sự chuyển đổi những thời khác nhau thì có vẻ ép buộc, hay giả tạo, nhưng Sebald kiềm chế một chuyển động như thế bằng 1 cú lướt nhẹ, bằng chờn vờn va chạm. Sự thực, cái sức mạnh dẫn dắt ở đằng sau tác phẩm của ông, là 1 sự tìm kiếm, xục xạo quá khứ, tìm cái bị bỏ quên, hay vờ đi, hoặc coi nhẹ: “Tôi muốn tìm hiểu/ những người đã chết thì ở đâu đó, hay ở đó đâu”.
Như trong Austerlitz, giả tưởng văn xuôi, 2001, cuộc tìm kiếm người chết, xoay quanh sự cố, ám ảnh cái viết của Sebald, và thường khiến ông viết, ở [in] nơi chốn thứ nhất – Lò Thiêu. Trong một bài thơ ngắn, Ðâu đó, “Somewhere”, thí dụ, dòng thơ mở đầu "behind, đằng sau, Turkenfeld", trở thành, với sự giúp đỡ của Mr Galbraith, trong lời giới thiệu, đặc dị hơn nhiều, về 1 nơi chốn khủng khiếp hơn rất nhiều, quá xa cái tít đơn giản mà nhà thơ đề nghị, và, lẽ tất nhiên, vượt hẳn ra khỏi trí tưởng tượng của chúng ta:
Ngoài cái việc nó đã từng là 1 thành phố, khi chú bé Sebald, 8 tuổi, trên đường đi tới Munich, vào năm 1952, Turkenfeld còn là 1 trong 94 tiểu Lò Thiêu, của Ðại Lò Thiêu, Dachau, và còn là một ga xe lửa trên tuyến đường nổi tiếng "Blutbahn" (Vệt Máu).
Giản dị, với 6 dòng thơ, vậy mà cái sức nặng lịch sử đè lên nó mới ghê rợn làm sao!
[Mấy nhà thơ Mít, có ông đã từng đi tù VC, nhớ đọc bài thơ, và bài điểm, trên tờ Người Kinh Tế, nhá!]

Tập thơ rộng rãi này cũng cho chúng ta thấy một Sebald khác, bớt buồn bã đi một chút. Ông có thể nói tới “nỗi đau/mà hồi ức hạnh phúc của tôi/ mang tới” nhưng cũng viết 1 cách vui vẻ, trong hai bài thơ, nguyên tác viết bằng tiếng Anh, về một người đàn trẻ ở New York mô tả, bà mới yêu thích làm sao, văn phòng của bà, có máy điều hòa không khí, chống lại cái nóng mùa hè: “Ở đó/bà nói, tôi thì hạnh phúc /như con hến mở ra/trên một cái giường nước đá lạnh”. Thơ của ông có thể làm nhớ tới thứ thơ nặng [như đá] của Goethe, hay của Freud, nhưng nó cũng lấy hứng khởi từ Anh em nhà Grimm, hay là từ những phim của Alain Renais.

Mr Galbraith làm được 1 việc thật là tốt, khi chuyển dịch những chuyển đổi giọng thơ, và nguồn ảnh hưởng. Tuy nhiên, đúng là 1 nhục nhã, khi tuyển tập thơ này vờ nguyên tác tiếng Đức. Làm sao mà chúng ta không hiểu, thơ của Sebald đâu có dễ dịch, nhưng chẳng lẽ bắt chước… Thầy Cuốc của xứ Mít giấu biệt nguyên tác? Hơn thế nữa, làm sao mà chúng ta không quan tâm đến tính tha thướt, hồn ma [the transitory and the ghostly], thật dễ dàng khi nghi ngờ, chẳng có dịch giả nào mà tóm được thơ Sebald. Sebald, chính ông, cũng ngửi ra điều này: “Nếu bạn biết rành mọi xó xỉnh/ của trái tim của tôi/ thì bạn hơi 'vô tri’ đấy nhé”. Tuy nhiên, như những bài thơ cho thấy, tài năng của ông, đó là làm cho kinh nghiệm về 1 thứ vô tri như thế, trở thành tuyệt vời.

“Ở đó / tôi thì hạnh phúc / như con hến mở ra / trên một cái giường nước đá lạnh”.

Thèm, nhỉ!


Thơ JHV


TTT 2011


Six Years Later
Autumn in Norenskaya

Ở Vienna, Brodsky gặp Carl Proffer, một giáo sư văn chương Nga tại Đại học Michigan, ông này vừa mới mở 1 cái nhà xb nhỏ, Ardis. Biết Auden, người hùng của Brodsky, đang nghỉ hè cận đó, ông bèn quyết định kéo Brodsky làm 1 cú viếng thăm. Mặc dù đếch có báo trước cái con mẹ gì cả, nhưng Auden, tỉnh như Ăng Lê, mở rộng cửa đón mừng nhà thơ lưu vong, và vài tháng sau, Brodsky bèn “thư nhà” [chắc giống ông tiên chỉ VP], cho ông bạn của mình, Loseff, sử dụng tiếng Anh búa xua, mới kiếm thấy, gặp chữ nào chơi chữ đó:

W. H. Auden uống ly đầu tiên martini dry vào lúc 7.30 sáng. Sau đó, ông đi 1 đường mở hộp thư ra coi, đọc giấy tờ và đánh dấu dịp trọng đại này bằng 1 ly hỗn hợp sherryscotch. Sau đó, ông chơi breakfast, điểm tâm, kèm với 1 món địa phương dry pink and white. Tôi không nhớ cái nào trước, cái nào sau. Sau đó, ông bắt đầu làm việc. Có thể là do ông dùng bút ballpoint, cho nên bàn làm việc kế ngay bên, và thay vì một lọ mực, thì là 1 chai, hay lon Guinness, một thứ bia đen Ái nhĩ lan, nó từ từ biến mất theo công việc sáng tạo. Tùy theo thực đơn, bữa ăn trưa thì được trang điểm bằng cái đuôi này, hay cái đuôi kia, của một con gà trống, hay cocktail. Sau bữa trưa, thì ngủ trưa 1 phát, và tôi nghĩ, đây là 1 điểm khô độc nhất của ngày.

Và như thế đấy, cuộc đời quyến rũ, ngạc nhiên, thích thú của Brodsky ở Tây Phương bắt đầu

Brodsky xuất hiện như là 1 món đồ trang sức, kế bên em Susan Sontag, trong cuốn hồi ký về em của tiểu thuyết gia Sigrid Nunez, “Sempre Susan”. Đó là năm 1976, và Brodsky mới bắt đầu hẹn hò mí em. Chàng thì lãng mạn, ủ ê, hói. “Chẳng có gì chó gì hết”, một bữa chàng tuyên bố. “Không đau khổ. Không hạnh phúc. Không đau ốm. Không nhà tù. Không là không.” (Bây giờ, đó là Âu Châu, Nunez viết, khi moi móc về phiá Sontag. [Trong Water Mark, Thuỷ Ấn, Brodsky có viết về lần hẹn hò ở Venise, không biết có phải là cú này không. GCC]) Một lần khác, Brodsky đưa mọi người đi ăn đồ Tầu, món khoái khẩu của ông ở New York. Ngồi quanh bàn, là Sontag với ông con trai, Nunez trẻ, Brodsky trông như 1 cha già La mã lang bạt. Anh miêu tả cái cảnh Brodsky bước vào bộ lạc nho nhỏ của mình, “Chúng mình hạnh phúc phải không?”
Đó là hình ảnh mà người ta có, về Brodsky ở Mẽo: một thành công lạc loài nơi xứ người. Chỉ nhìn từ phía Đất Mẹ Niên Xô thì mới nhận ra nó khó khăn cay đắng làm sao, và nó có nghĩa như thế nào, tới mức nào. Với những thành viên của thế hệ Xô Viết thời đó, Mẽo là mọi thứ, là tất cả. Họ nghe nhạc Mẽo, đọc tiểu thuyết Mẽo. [Thảo nào mấy anh Mít trong nước mê Paul Austin, hà hà! GCC], dịch thơ Mẽo. Họ tóm mẩu vụn Mẽo, chỗ này, chỗ nọ, bất cứ chỗ nào nếu có thể, mỗi lần có dịp ra khỏi nhà, kể cả những chuyến viếng thăm Ba Lan. “Mẽo thì giống như một quê nhà trừ bị đối với chúng tôi”, Sergeev (đã từng dịch, trong số những tác giả, Robert Frost) sau đó viết. Khi, vào thập niên 1970, cơ hội tự nó bò tới, thế là rất nhiều anh chuồn. Chỉ khi tới quê nhà trừ bị, thì mới khám phá ra cái mà họ mất.
Brodsky là “1 của 1” đó, nghĩa là người đầu tiên trong số những người đầu tiên. Những năm sau đó, nhiều người mò tới, và những cộng đồng Nga mọc lên ở Boston, New York, Pittsburgh, nhưng vào năm 1972, Mẽo thì cô đơn trơ trọi y chang cái làng Norenskaya, và có thể còn tệ hơn: Chẳng có lấy 1 mống Nga để mà trò chuyện, Brodsky than thở trong những thư nhà, [y chang VP, khi than thở, chạy vội quá, không mang theo được 1 đấng độc giả], và ông viết về cái đám giáo sư văn học Nga, “Họ, với những đề tài của họ, thì cũng như chủ với chó của họ”. Những bài thơ đầu tiên nơi xứ Mẽo của Brodsky thì đẫm mùi cô đơn trần trụi. “Một buổi chiều mùa thu trong một thành phố nhỏ khiêm tốn/hãnh diện vì cái sự có mặt của nó trên bản đồ”, một bài thơ của ông bắt đầu, và chấm dứt bằng hình ảnh một người mà hình phản chiếu ở trong gương biến mất, từng tí từng tí, như ngọn đèn đường trong 1 vũng nước đang cạn kiệt dần, đang chết [NT đã từng soi bóng mình trên 1 vũng nước đái, để chải đầu, chắc cũng cô đơn cỡ đó, tại xứ Bắc Kít?].
Cơ sở Proffer thuyết phục Đại học Michigan xin cho Brodsky được là “thi sĩ thường trú”; Brodsky làm 1 bài thơ về một thày giáo của trường. “Trong 1 xứ sở của những nha sĩ,” bài thơ bắt đầu, “những đứa con gái của họ thì order quần áo, vải vóc/từ những cuốn mẫu hàng London,… /Tôi, miệng ăn sông băng núi chảy, tiêu huỷ/hơn tất cả ngôi đền Parthenon/một tên điệp viên, một kẻ chuyến dí mũi vào chuyện của những người khác/đội quân thứ năm của 1 nền văn chương tàn rữa/” dạy văn chương. Người kể chuyện đến đêm trở về nhà lăn ra giường, còn nguyên quần áo, và khóc đến thiếp đi. Cũng năm đó, ông viết 1 bài thơ cho biết, do bị ép rời bỏ Nga Xô, ông mất đứa con trai. “My dear Telemachus, Thằng cu Tý yêu quí của ta ơi,” bài thơ bắt đầu, “Cuộc chiến Mít thì đã xong rồi”, và tiếp tục:

Bố chẳng biết bố ở đâu, và chỗ này có thể là chỗ nào.
Hình như là 1 hòn đảo dơ bẩn, với những bụi cây, những tòa nhà, và những con heo bự ủn ỉn

Một khu vườn cỏ dại tràn lan, một vị nữ hoàng nào đó, hay 1 vị khác
Cỏ và đá tảng… Cu Tý, con trai của ta ơi!
Với 1 kẻ lang thang, những bộ mặt của tất cả các hòn đảo thì thì đều như nhau.
Và những chuyến đi của cái đầu, đếm những con sóng; ứa nước mắt mải theo dõi những đường chân trời cuối biển cả, nước biển đầy tai.
Ta không nhớ cuộc chiến chấm dứt như thế nào; con bao nhiêu tuổi ta cũng không nhớ.

Cuối cùng, Brodsky chạy trốn xứ sở của những nha sĩ để đổi lấy 1 căn phòng nhỏ có vườn ở Morton Street, West Village, mà ông mướn của 1 vị giáo sư N.Y.U, và có 1 chân dạy học ở Mount Holyoke, Westen Massachusetts. Ông thấy địa vị của mình, có tính xã hội, nghĩa là cũng không đến nỗi cô đơn, một mình, và giọng điệu thư nhà chuyển qua 1 giai điệu kỳ kỳ, “Tuần lễ vừa rồi, tôi có cuộc trò chuyện đầu tiên, trong thời hạn ba năm, về Dante,” một lá thư phàn nàn, “và rồi thì với Robert Lowell”