Lý thuyết phê bình | Tác giả Việt | Tác giả ngoại | Tác giả & Tác phẩm | Tạp ghi | Text  Scan | Tin văn vắn | Thời sự văn học | Thư tín | Phỏng vấn | Phỏng vấn dởm | Phỏng vấn ngắn
Giai thoại | Potin | Nhật ký | Linh tinh | Thống kê | Viết ngắn | Tưởng niệm | Tiểu thuyết | Sáng tác | Sách mới xuất bản | Lướt Tin Văn Cũ | Kỷ niệm, kỷ niệm
Thời Sự Hình | Gọi Người Đã Chết |Ghi chú trong ngày|  Thơ Mỗi Ngày| Nhật Ký Cũ
*


Nguyễn Quốc Trụ
Sinh 16 tháng Tám, 1937
Kinh Môn, Hải Dương
[Bắc Việt]
Quê Sơn Tây [Bắc Việt]
Vào Nam 1954
Học Nguyễn Trãi [Hà-nội]
Chu Văn An, Văn Khoa
[Sài-gòn]
Trước 1975 công chức
Bưu Điện [Sài-gòn]
Tái định cư năm 1994
Canada


Đã xuất bản
Những ngày ở Sài-gòn
Tập Truyện
[1970, Sài Gòn,
nhà xb Đêm Trắng
 Huỳnh Phan Anh chủ trương]
Lần cuối, Sài-gòn
Thơ, Truyện, Tạp luận
[Văn Mới, Cali. 1998]
Nơi Người Chết Mỉm Cười
Tạp Ghi
[Văn Mới, 1999]
Nơi dòng sông
chảy về phiá Nam

[Sài Gòn Nhỏ, Cali, 2004]
Viết chung
với Thảo Trần
Chân Dung Văn Học
[Văn Mới, 2005]

Trang Tin Văn, front page, khi quá đầy, được chuyển qua Nhật Ký Tin Văn, và chuyển về những bài viết liên quan.
*
Một khi kiếm, không thấy trên Nhật Ký, index:
Kiếm theo trang có đánh số.
Theo bài viết.
Theo từng mục, ở đầu trang Tin Văn.

Email

Nhìn lại những trang
Tin Văn cũ
  5

Bản quyền Tin Văn
*
Tất cả bài vở trên Tin Văn, ngoại trừ những bài có tính giới thiệu, chỉ để sử dụng cho cá nhân [for personal use], xài thoải mái [free]
















 




*

Ðúng trưa ngày 19/5/1989, (1), chiếc xe taxi chở vợ chồng Gấu tới đây. Ở cái sân có cái xe van nhỏ chở đồ cứu trợ, với hàng chữ UNHCR.
Gấu tạ ơn Trời Phật, và nghĩ thầm, tới nơi rồi!
Ðúng bữa Thứ Bảy. Ngày 19 tháng 5 là sinh nhật Bác H.
Sau này, trước khi đi xa, thật xa, nghĩ lại, thì mới ngộ ra là, cái thông điệp của chuyến đi, là cái phim coi trên chiếc xe buýt chở vợ chồng Gấu, chạy suốt đêm từ thành phố biên giới Lào Thái, Ubon, phía bên kia sông Cửu Long, bên này là Parksé. Có 1 cái gì đó trong phim liên quan đến cuộc đời sắp tới của Gấu, và nó còn liên quan đến những lần mò xuống sông Mekong tắm, sau giấc ngủ trưa nằm bên dưới tượng Quan Công, ở hành lang phía sau chùa Long Vân, Parksé.
Có cái gì đó liên quan đến câu của Heraclitus.
Có cái gì đó liên quan tới dòng sông cuối cùng Ðường Tam Tạng phải vượt qua trước khi vô Ðất Phật!

(1)

1990 mới đúng, vì 1989 là năm xẩy ra cú Thiên An Môn, trong lúc gia đình Gấu đang trên đường bỏ chạy quê hương, tới Vientiane đọc báo thì mới biết.
Khi ở Trại tị nạn, viết Lần Cuối Sài Gòn, bèn đưa sự kiện này vô, cho cho có tí mùi lịch sử:

Koestler, enfin, retrouvé, cuốn "Le Zéro et l'Infini", tôi lục lọi cách chuyến đi không xa, trong mớ sách "ký gởi" - một hình thức mới của sách vỉa hè- tại một tiệm phía bên kia cầu Thị Nghè. Cái thiểu số hỗn độn may mắn sống sót sau những ngày tháng Tư, trở thành những nạn nhân đầu tiên thay con người Sài-gòn dãi dầu mưa nắng Trong số những người đang lục lọi quanh tôi, có kẻ chỉ tò mò lật vài trang đầu, tìm tên chủ nhân, có thể kèm theo đó là một lời đề tặng của chính tác giả cuốn sách. Cả hai đều đã đi xa, vợ con ở nhà mang mớ sách kỷ niệm đổi lấy một vài mớ rau, một hai lon gạo.
 Gặp lại những nhân vật của Koestler, những nhân vật văn chương còn mang nặng những nét đặc thù của nguyên mẫu ngoài đời, những Roubachof suốt đời tắm bằng máu của kẻ khác, kể cả của người yêu, bạn bè, đến khi chết lại mong trở thành những Thánh Tử Đạo, đọc lại nhhững câu văn mang sự thực khủng khiếp còn hơn cả những lời nguyền rủa: "Bằng roi vọt chúng ta quất lên đám đông đang rên rỉ, bắt họ hướng về hạnh phúc chỉ có tính tương lai và hoàn toàn lý thuyết...", tôi bỗng nhận ra một điều thật giản dị: Nếu những tác phẩm lớn đều cưu mang trong nó bóng dáng của những tác phẩm lớn khác - một cách nào đó Hemingway chú giải Joyce, Camus mô phỏng Kafka, rõ ràng Garcia Marquez viết lại Faulkner... - Cũng vậy, những bạo chúa chỉ là những bản sao của những bạo chúa khác. Staline bắt chước Néron, cả hai đều có tham vọng văn chương, một muốn làm thi sĩ, một muốn ngự sử văn đàn, kẻ ban phát giải thưởng văn học. Mao diễn lại tuồng đốt sách, chôn học trò. Molotov chỉ mong người đời coi là một Robespierre của Cách Mạng Nga. Người ra lệnh bắn vào sinh viên biểu tình tại Thiên An Môn là một học trò đắc ý của Chu Ân Lai, ông này lại là một học trò đắc ý nhất của Cách Mạng Pháp. Polpot đã từng du học ở Paris. Tất cả đều tâm đắc một điều: Không có một cuộc cách mạng nào mà không có quá độ. Một cuộc cách mạng không đổ máu thì rất đáng ngờ.


Thời Sự Hình

*

Bức ảnh này cũng sẽ đi vào lịch sử … chống ngoại xâm của Nhân dân Việt Nam 

Tôi đang ở xa, rất tiếc không thể có mặt hôm nay ở Hà Nội hay Thành phố Hồ Chí Minh để tham gia biểu tình chống Trung Quốc cùng các bạn tôi và đồng bào. Nhưng tôi vẫn theo rõi sát tình hình và biết cuộc biểu tình sáng nay ở cả hai nơi đều bị đàn áp nặng nề. Tôi xin đặt câu hỏi: Giữa việc Thứ trưởng Hồ Xuân Sơn đi gặp phía Trung Quốc, thỏa thuận bí mật những gì để đi đến chỗ phía Trung Quốc đưa ra bản “Thông tin báo chí chung” rất xấu và Bộ Ngoại giao Việt Nam sau đó hoàn toàn im hơi lặng tiếng cho đến nay; việc Bộ Ngoại giao tìm mọi các tránh gặp và trả lời 18 nhân sĩ, trí thức kiến nghị yêu cầu Bộ cung cấp thông tin minh bạch về cuộc gặp Việt Nam-Trung Quốc và Thông tin báo chí chung nói trên; với hành động đàn áp, bắt bớ, giải tán những người biểu tình yêu nước chống Trung Quốc hôm nay có phải là một chuỗi tất yếu không? Có phải thỏa thuận bí mật của ông Hồ Xuân Sơn trong chuyến đi Trung Quốc vừa rồi (bí mật vì đến nay vẫn không hề được công khai giải thích mặc dầu được ráo riết yêu cầu) là nguyên nhân trực tiếp đưa đến đàn áp biểu tình yêu nước của nhân dân hôm nay không? Có sự ám muội được che dấu nào ở đây?

Tôi nghĩ mọi người dân Việt Nam đều có quyền nghi ngờ chính đáng và đặt những câu hỏi đó, vì đây là chuyện liên quan đến vận mệnh đất nước.

Nguyên Ngọc

Mẽo, phải đợi mấy chục năm sau, mới khui hồ sơ mật, cho biết cú Maddox là ngụy tạo.
Nhưng dân Mít chẳng bao giờ biết được bí mật cái cú đầu độc tù Phú Lợi, từ đó đưa đến việc thành lập MTGP, ra ý đây là vấn đề nội bộ Miền Nam, không có Miền Bắc.
Liệu có bao giờ người dân Việt Nam “có quyền nghi ngờ” chuyện Diễm Xưa đó không?
Giả như NN có đi biểu tình, thì [nếu bị cảnh sát Ngụy tó], có rút điện thoại gọi HU như DMT không? 

Dưới chế độ toàn trị, làm sao có chuyện minh bạch? Ðến thằng Mẽo mà nó cũng không minh bạch liền tức thì nữa là.
Toàn trò hề! NQT

Tôi nghĩ mọi người dân Việt Nam đều có quyền nghi ngờ chính đáng và đặt những câu hỏi đó, vì đây là chuyện liên quan đến vận mệnh đất nước.
NN

Như vậy, Bắc Kít có “nghi ngờ chính đáng” gì không, khi anh Tẫu trang bị cho anh “bộ đọi” cụ Hồ, đến cái lông chim cũng “made in China”?
Rồi trước đó, khi Bác H. nương náu ở Tầu, Bác Mao cung cấp cả gái cho Bác H, để đỡ nhớ nhà?
Nếu không có bác Mao làm sao thắng Ðiện Biên, làm sao Võ tướng quân trở thành vị anh hùng dân tộc?
Khi PVD ký "sơ ước" "bán" đảo, có xin ý kiến của… NN không?

"J'ai perdu mes certitudes, j'ai gardé mes illusions." (1)
Entretien avec Jorge Semprun

Tôi mất những xác tín, tôi giữ lại những ảo tưởng.
Ông cựu CS, cựu tù Nazi phán.

Quá tuyệt!

Những ông như NN, có lẽ chẳng bao giờ hiểu được chính cái chủ nghĩa mà suốt đời họ cúc cung phục vụ nó.
Ðể hiểu nó, thì cũng dễ thôi, vì có câu của Arendt, để hiểu chủ nghĩa toàn trị, bạn chỉ cần nhớ có 1 câu này, nó không thí cho bạn bất cứ 1 cái gì.

Vậy mà còn đòi hỏi minh bạch lịch sử.

GNV này thực sự quá chán đám VC rồi. Chẳng bao giờ chúng dám nhận cái lỗi tày trời của chúng, như đám tinh anh thế giới đã từng vướng vào. Thí dụ như tay J.S. trên. Ðấy là chưa kể cái phần tạo ác của họ, với những anh hùng diệt Mỹ Ngụy như anh hùng Núp chẳng hạn. Truyện ngắn Tướng Về Hưu của NHT, nghe nói, là do NN khui ra.
NN cũng là 1 thứ tướng về hưu, vậy mà đọc không ra.

(1)

Câu này, Gấu đã từng nghe 1 tay cầu thủ bóng đá, Brazil thì phải, than, khi thua trận chung kết: Ôi giấc mộng đã tan, sao ảo tưởng vẫn còn!
GNV đã chôm để viết về BHD. Ôi em đã đi ra khỏi đời Gấu từ đời nảo đời nào, và bây giờ, em có lẽ cũng đã đầu thai kiếp khác, vậy mà cả giấc mộng lẫn ảo tưởng vẫn còn nguyên!


*

Cu An @ Vientiane, 17.7.2011

*

Chúc mừng sinh nhật Ông Nội!
Cu Tý An

*

Ngư ông và Biển cả!

Gấu đi biển, kiếm con K của Gấu.
Trên tờ Bách Khoa ngày nào còn Sài Gòn có đăng truyện ngắn K của Buzatti. Đây là câu chuyện một anh chàng, sinh ra là bị lời nguyền, đừng đi biển, đi biển là sẽ gặp con quái vật K, nó chỉ chờ gặp mày để ăn thịt. Thế là anh chàng chẳng bao giờ dám đi biển, cho đến khi già cằn, sắp đi, bèn tự bảo mình, giờ này mà còn sợ gì nữa.
Thế là bèn ra Vũng Tầu, thuê thuyền đi một tua, và quả là gặp con K thật. Con quái vật cũng già khòm, sắp đi, nó thều thào bảo, tao có viên ngọc ước quí, chờ gặp mày để trao, nó đây này... 



Precocity Exhibition

Bruce Duffy fictionalizes the extravagant, unlikely life of Arthur Rimbaud

ALBERT MOBILIO

Patti Smith shoplifted a volume of his poems and found revelation. Jim Morrison earnestly corresponded with his English translator. On first reading the work, Bob Dylan reports that “bells went off.” Throw in Salinger, Dylan Thomas, and most of the Beats, and you’ve got a good idea of Arthur Rimbaud’s enduring fan base: rebels besotted with language. That all of these rockers and writers fell in love with the author when they were adolescents or just a little older is no surprise—the French Symbolist wrote all of his legendary poems before turning twenty-one. But Rimbaud’s heroic stature has always posed a problem to the young and the restless. While he revolutionized poetry—if not an entire cultural sensibility—at a tender age, he then retreated from the bohemian barricades to spend the rest of his life as colonialist merchant, indeed something of a gun runner, whose pen only found work in a ledger book of accounts received. In short, the Orphic blasphemer and sexual renegade became the worst kind of businessman.

Cuộc đời Rimbaud được tiểu thuyết hóa: Disaster Was My God: [Thảm họa là Chúa của tôi]
Chàng được miêu tả như là 1 con quỉ thiêng: Rimbaud is described as a monstre sacré
Thơ, đối với R, gồm ba chữ "Ðù":
“About poetry he was consumed by the three D’s—doubt, dread, and disgust. He had his integrity, and he was increasingly horrified by the cynicism, the selfishness, and the rampant irresponsibility of writing, of creating these vain word creatures.”


ON PASTERNAK SOBERLY

Về Pạt, thật nhã

Với những ai quen thuộc với thơ của ông, trước khi ông nổi tiếng thế giới, thì giải Nobel ban cho ông vào năm 1958 quả là có 1 cái gì tiếu lâm ở trong đó. Một nhà thơ mà thế giá ở Nga, người ngang hàng với ông chỉ có 1, là nữ thần thi ca Akhmatova; một đại gia về dịch thuật, nếu không muốn nói, "thiên tài dịch dọt", [hai từ đều thuổng cả!], thì mới dám đụng vô Shakespeare, vậy mà phải viết một cuốn tiểu thuyết to tổ bố, và cuốn tiểu thuyết to tổ bố này phải gây chấn động giang hồ, cả Ðông lẫn Tây, cả Tà lẫn Chính, và trở thành một best-seller, [có lẽ phải thêm vô, phải có bàn tay lông lá của Xịa nữa] tới lúc đó, những thi sĩ của những xứ sở Slavic, mà ông ta nhân danh, mới được Uỷ Ban Nobel ở Stockholm, thương tình để mắt tới.
Giá như mà ông được Nobel trước đó vài năm, thì lại chẳng sao. Chính vì thế mà mùi vị Nobel mới cay đắng làm sao, và thật khó coi đây là một bằng chứng về một sự quan tâm thực sự của giới độc giả Tây Phương với những nền văn học Ðông Âu, và điều này nằm ngoài những thiện ý của Hàn Lâm Thụy Ðiển.

Sau khi được Nobel, Pạt mới hiểu ra được, và thấy mình, ở trong một đại ác mộng! Một đại ác mộng về sự hồ nghi, chính tài năng của mình! Trong khi ông khăng khăng khẳng định với chính mình, tác phẩm của ta là một toàn thể, thì cái toàn thể bị bẻ gẫy vì những hoàn cảnh.
Nhân dân Nga, chắc là có cả nhà nước VC Nga khốn kiếp, hè nhau bịt mũi, mi được Nobel vì 1 cuốn tiểu thuyết chẳng ai biết tới, đếch ai thèm đọc….

Milosz 



POEMS ON POLAND

I read poems on Poland written
by foreign poets. Germans and Russians
have not only guns, but also
ink, pens, some heart, and a lot
of imagination. Poland in their poems
reminds me of an audacious unicorn
which feeds on the wool of tapestries, it is
beautiful, weak, and imprudent. I don't know
what the mechanism of illusion is based on,
but even I, a sober reader,
am enraptured by that fairy-tale defenseless land
on which feed black eagles, hungry
emperors, the Third Reich, and the Third Rome.

Adam Zagajewski

Thơ về Ba Lan

Tôi đọc những bài thơ về Ba Lan,
được viết bởi những nhà thơ nước ngoài. Người Ðức, người Nga
không chỉ có súng, mà còn có
mực, cây viết, một dúm tim, và rất nhiều
trí tưởng tượng. Ba Lan trong thơ của họ
làm tôi nhớ đến 1 con kỳ lân một sừng táo bạo sống trên mấy tấm thảm len, nó thì
đẹp, yếu ớt, và bất cẩn. Tôi không biết
cơ chế ảo tưởng nào đã được dựa trên đó,
nhưng ngay tôi, một độc giả khiêm tốn
mà còn mê mẩn bởi mảnh đất thần tiên hiền hòa, cưu mang
những bầy diều hâu đen, những vì hoàng đế đói khát,
Ðệ Tam Reich, và Ðệ Tam La Mã.

Adam Zagajewski

1969

Gombrowicz died; Americans walked on the Moon,
hopping cautiously, as though it might break.
Erbarme dich, mein Gott, one black woman sang
in a certain church.
Summer scorched us, the lake water was warm and sweet.
The cold war dragged on, the Russians occupied Prague.
We met for the first time that year.
Only the grass, worn and yellow, was immortal.
Gombrowicz died. Americans walked on the Moon.
Have mercy, time. Have mercy, destruction.

Adam Zagajewski

1969

Gombrowicz chết; người Mẽo đi bộ trên mặt trăng,
thật cẩn trọng, như sợ bể cái bánh bèo.
Erbarme dich, mein Gott
một bà đen hát
ở nhà thờ nào đó.
Mùa hạ đốt chúng tớ cháy xém, nước hồ thì ấm và ngọt.
Cuộc chiến lạnh cứ thế rề rề, người Nga chiếm đóng Prague.
Chúng mình gặp nhau lần đầu tiên năm đó.
Chỉ có lũ cỏ, khô đi, vàng đi, thì bất tử.
Gombrowicz
chết. Người Mẽo đi bộ trên mặt trăng.
Hãy cứu chuộc, hãy thời gian. Hãy cứu chuộc, huỷ diệt. 

1969 

Những đêm trực ở Đài, hoặc ngủ ngay sau khi đọc vớ vẩn một mẩu báo, một trang tiểu thuyết, nghe lơ đãng một điệu nhạc, một giọng hát, chập chờn theo khói thuốc rồi ngủ lúc nào không hay. Có khi ngủ luôn tới sáng. Đó là những đêm thành phố may mắn không bị pháo kích, tình hình chiến sự tương đối yên tĩnh. Nhưng hầu như đêm nào cũng bị dựng dậy. Khi thì nhân viên viễn ký hai hãng AP, UPI yêu cầu chỉnh lại tín hiệu. Hoặc đồng nghiệp trực Đài phát tín Phú Thọ nhắc đến giờ thay đổi tần số liên lạc. Có khi một đồng nghiệp Phi Luật Tân ở mãi Manila réo chuông máy viễn ký liên hồi, chỉ để hỏi thăm thời tiết Sài-gòn, tình trạng vợ con gia đình, hay nhờ dịch giùm một message bằng tiếng Pháp của hãng SITA than phiền nhân viên RCA Manila làm ăn cẩu thả. Một lần ngủ quá say dù đã cẩn thận để điện thoại ngay kế bên, và chỉ giật mình thức giấc khi nghe tiếng đập cửa ầm ầm: Anh chàng Mẽo trưởng phòng tin tức AP và nhân viên viễn ký, cũng đồng nghiệp Bưu Điện làm ngoài giờ cho hãng thông tấn ngoại quốc, một đỏ gay tức giận, một lắc đầu ái ngại, hình như vào lúc đó hai ông Thiệu Kỳ đang gặp tổng thống Johnson tại đảo Midway. Hôm sau bị ông Tổng Giám Đốc, cũng may còn là thầy dậy cũ khi học trường Quốc Gia Bưu Điện, gọi lên văn phòng giũa cho một trận. Bị nặng nhất là trong Mậu Thân đợt hai. Khoảng gần nửa đêm, UPI vớ được hình đặc biệt, bằng mọi giá phải chuyển ngay đi Tokyo: Chừng trên dưới một chục ký giả, phóng viên ngoại quốc, ngồi xe díp lùn có gắn bảng báo chí, Press, ở kính trước, không may bị Việt Cộng tóm được tại khu chợ Thiếc. Sau cùng là thảm sát. Người gục chết trên vô lăng, kẻ vắt nửa khúc đầu trên sàn xe, nửa khúc đuôi trên mặt lộ. Sau này, khi cuộc chiến nghiêng về phía Miền Bắc, dư luận thế giới hình như chỉ còn nhớ cảnh tướng Loan xử bắn tù binh ngay trên đường phố. Hôm sau, Horst Fass, trưởng phòng hình ảnh AP, thay vì gọi điện thoại than phiền với Trưởng Đài Vô Tuyến Điện Thoại, anh viết văn thư tố cáo gã chuyên viên trẻ, Jeune Technicien, nhân viên Bưu Điện làm cho UPI, đã gửi hình trong giờ giới nghiêm. Sau cùng mọi chuyện cũng ổn thỏa, vì ngay những ngày đầu biến cố Mậu Thân, khi hai bên đang tranh giành từng viên gạch, hoặc đánh cuộc xem tao Dù hay mày Biệt Động Thành, ai chết trước tại Đài Phát Thanh Sài-gòn ngay kế bên, khi đám quân cảnh Mỹ đang vật lộn tay đôi với Việt Cộng tại Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ cách đó cũng không xa, gã chuyên viên trẻ do nhà ở cạnh Đài, lại đúng đêm trực nên đã một mình "tử thủ", sau thêm tay phóng viên AP được đám lính Dù, lính chiến xa mở vòng kẽm gai cho vào bên trong phòng tuyến. Gã chuyên viên trẻ đã chuyển hình cho AP, giùm ông bạn già trước cũng nhân viên Bưu Điện nhưng bị An Ninh Quân Đội cho đi nằm ấp một thời gian dài, khi được thả bị Bưu Điện cho về hưu non, do có kẻ tố cáo ông là Việt Cộng nằm vùng ngay từ hồi còn ông Diệm. Sự thực ông bị một đồng nghiệp mưu hại chỉ vì nhất định không vào đảng Cần Lao hay tham gia phong trào Cách Mạng Quốc Gia. Những ngày đầu tháng Tư, AP đề nghị cho cả gia đình ông đi Mỹ, nhưng ông từ chối.
Cõi  Khác

 NQT


"Un homme est passé

"FADING LIGHTS IN MUMBAI

Diễm Xưa @ Mumbai

Note: Ðọc bài viết này, thì lại nhớ những ngày mới vô Sài Gòn, và những rạp ciné của nó

Rushdie's Mumbai


Biệt Kích Văn Hóa

Nén nhang muộn cho Nguyễn Khải

Sau này anh đọc thơ tôi nên nhớ
Có phải tôi viết đâu? Một nửa
Cái cần đưa vào thơ, tôi đã giết rồi
Giết một tiếng đau, giết một tiếng cười
Giết một kỷ niệm, giết một ước mơ
Tôi giết cái cánh sắp bay… trước khi tôi viết
Tôi giết bão táp ngoài khơi cho được yên ổn trên bờ
Và giết luôn Mặt trời lên trên biển
Giết mưa và giết cả cỏ mọc trong mưa luôn thể
Cho nên câu thơ tôi gầy còm như thế
Tôi viết bằng xương thôi, không có thịt của mình
Và thơ này rơi đến tay anh
Anh bảo đấy là tôi
Không phải!
Nhưng cũng chính là tôi – người có lỗi
Đã giết đi bao nhiêu cái
Có khi không có tội như mình.

Chế Lan Viên

Bài thơ trên, nếu biểu là thơ, thì không hẳn đúng, vì nó là 1 thứ sám hối, mà cũng nhảm. Nó làm Gấu nhớ đến Milosz, và bài thơ ông trích dẫn Szymborska, chửi bố cái thứ thơ “sám hối 1 nửa” này:

The chasm doesn’t split us.
A chasm surrounds us
Lỗ nẻ không phân đôi chúng ta
Một cái lỗ nẻ bao quanh chúng ta.

Nhà thơ TDT khi trả lời độc giả trên DTL.com [đọc mục “thơ mỗi ngày”], đã vinh danh "thơ muộn" của Chế Lan Viên, hẳn là ông nghĩ tới những bài thơ như trên.
Milosz, trong cuốn Chứng từ Thơ, khi viện tới bài thơ của Szymborska, là cũng nhắm tới những cas như thế này.

Chỉ là trò giả đò mà thôi.

Nên nhớ, những nhà thơ như Szymborska, Milosz có chung những kinh nghiệm như Chế, như Khải.

Autonomy

In danger the holothurian splits itself in two:
it offers one self to be devoured by the world
and in its second self escapes. 

Violently it divides itself into a doom and a salvation,
into a penalty and a recompense, into what was and what will be. 

In the middle of the holothurian’s body a chasm opens
and its edges immediately become alien to each other. 

On the one edge, death, on the other, life.
Here despair, there, hope.

If there is a balance, the scales do not move.
If there is justice, here it is.

To die as much as necessary, without overstepping the bounds.
To grow again from a salvaged remnant.

We, too, know how to split ourselves
but only into the flesh and a broken whisper.
Into the flesh and poetry. 

On one side the throat, on the other, laughter,
slight, quickly calming down. 

Here a heavy heart, there non omnis moriar,
three little words only, like three little plumes ascending. 

The chasm doesn’t split us.
A chasm surrounds us.

       To the memory of Halina Poswiatowska

Tự Trị

Gặp nguy hiểm dưa biển tự phân đôi,
Thí một nửa cho thế giới xâu xé,
Nửa kia, chuồn,
Thật hung bạo, nó xé đôi nó ra, một nửa là tận thế, một nửa là cứu chuộc
một nửa là trừng phạt, một nửa là ban thưởng
một nửa là hôm qua, một nửa là ngày mai
Ở giữa dưa biển, một lỗ nẻ nẻ ra
Và hai rìa lập tức trở thành xa lạ với nhau.
Một rìa, cái chết, một rìa, đời sống.
Ðây, chán chường; kia, hy vọng
Nếu có 1 sự thăng bằng, thì OK.
Nếu có công lý, thì là như vậy đó.
Chết như là có thể, trong hạn vi, không vượt quá lằn ranh.
Sống trở lại, từ chút cứu chuộc còn lại.
Chúng ta, cũng biết cách phân thân
Nhưng chỉ để trở thành, một bên là thịt, một bên là lời thì thầm bị bẻ gãy.
Một bên là thịt, và một bên là thơ ca.
Một bên là cổ họng, một bên là tiếng cười,
yếu ớt, tắt ngấm liền tức thì.
Ðây, trái tim nặng nề, kia, non omnis moriar,
chỉ ba từ nho nhỏ, như ba cái lông chim bay lên.
Lỗ nẻ không chia chúng ta
Một lỗ nẻ bao quanh chúng ta.

Auden phán, thật hách, Thơ làm cho chẳng cái gì xẩy ra, “Poetry makes nothing happen”.  

Với Kundera, qua bài viết của Alain Schaffer, khi đọc cuốn “Ðời ở đâu đó” của K, thì thơ là 1 trò đại ma đầu, siêu lừa, siêu gian trá, « La poésie, toute poésie, toute pensée poétique est supercherie. Ou plutôt: un piège, et l'un des plus redoutables qui soit", [thơ, mọi thơ, mọi tư duy về thơ là 1 siêu lừa, siêu gian trá. Hay 1 cái bẫy, 1 trong những bẫy đáng sợ nhất], và đây đúng là cái thứ thơ Bắc Kít nhờ nó mà ăn cướp được Miền Nam, « ce n'était pas seulement le temps de l'horreur, c'était aussi le temps du lyrisme! Le poète régnait avec le bourreau" [đâu phải chỉ là thời của ghê rợn, mà còn là thời của trữ tình, nhà thơ trị vì cùng với đao phủ”], « La révolution et la jeunesse forment un couple”, [cách mạng và tuổi trẻ tạo thành một cặp].

Công thức của cái tít, la formule du titre, "Ðời ở đâu đó", theo Alain Schaffner, tác giả bài viết đã dẫn, thì ‘mượn’ của Rimbaud - Ðời thực thì vắng mặt. Chúng ta không có trên đời, Một mùa địa ngục – và của André Breton: Sự hiện hữu thì ở đâu đó, Tuyên ngôn của chủ nghĩa siêu thực. Tuy nhiên, cũng trong viết, tác giả đi một cái note, theo Bernard Pingaud, hiểu như thế là hiểu ngược nghĩa. Ðúng ra phải hiểu là: “Ðời thực” vắng mặt không phải là đời khác, một cuộc đời mà chúng ta hoài mong, nhưng chính là cuộc đời vừa lỡ. [La ‘vraie vie’ absente n’est pas une autre vie, à laquelle nous aspirerions, c’est cette même vie qui vient à manquer [ui chao, lại nhớ thơ của… Gấu: Không phải tiếc cuộc đời đã sống/Mà một đời bỏ lỡ/Nhớ hoài]!


Thủ Thiêm



Vợ Hổ



UNDER EASTERN EYES

Và cuộc lưu vong, phát vãng xứ người, ra khỏi khối u, hộp đau, cục uất đó, bây giờ ám ảnh Solzhnitsyn. Với con người mãnh liệt bị ám ảnh này, có một cảm quan thực, qua đó, sự nhập thân nơi Gulag đem đến vinh quang và sự miễn nhiễm ở Tây Phương. Solz ghét Tây Phương, và cái sự la làng lên của ông về điều này thì chỉ khiến người ta dửng dưng và… vô tri. Cách đọc lịch sử của ông theo lý thuyết thần học Slavophile thì cực rõ. Cuộc cách mạng Pháp 1789 thăng hoa những ảo tưởng thế tục của con người, cuộc nổi loạn hời hợt của nó chống lại Chúa Ky Tô, và mạt thế luận. Chủ nghĩa Mác là hậu quả tất nhiên không thể nào tránh được, của cái thứ tự do bất khả tri này. Và chính con vai rớt, khuẩn trí thức, “đặc mũi lõ” đó, được đám trí thức mất gốc, phần lớn là Do Thái, cấy vô máu Gấu Mẹ vĩ đại, là nước Nga Thiêng, the Holy Russia. Gấu Mẹ vĩ đại sở dĩ nhiễm độc là do những rất dễ bị tổn thương, và hỗn loạn của hoàn cảnh, điều kiện một nước Nga sau những khủng hoảng quân sự lớn 1914. Chủ nghĩa CS là một nhạo nhại của những lý tưởng thực sự về đau khổ, tình anh em đã làm cho nước Nga được Chúa chọn. Nhưng 1914 chứng kiến một nước Nga nhếch nhác, thảm hại tàn khốc, và vô phương chống lại cơn dịch của chủ nghĩa duy lý vô thần.
Từ đó, chúng ta nhận ra tầm quan trọng khủng mà Solz đánh vào năm đầu của cuộc Thế Chiến, và sự giải quyết của ông, để làm bùng nổ ra mọi khía cạnh vật chất và tinh thần của 1914 [một mùa Thu năm qua cách mạng tiến ra], và của những sự kiện đưa tới [Tôi nói đồng bào nghe rõ không] Tháng Ba, 1917, trong một dẫy những “sự kiện- giả tưởng” khổng lồ.
Nhưng trong cái khoa nghiên cứu quỉ ma này, Lenin đặt ra 1 vấn đề mà Solz cũng đã từ lâu quan tâm tới. Chủ nghĩa Mác có thể là thứ bịnh [quỉ] của Tây Phương và Hê-brơ [Do Thái], nhưng Lenin là một Trùm Nga, và chiến thắng Bôn sê vích chủ yếu là của ông ta. Rõ ràng, trong những bản viết đầu tay của Solz đã có những dấu vết chứng tỏ, một cá nhân con người, như là tác giả những bài viết, chống lại 1 hình tượng như là Lenin.